‘Giá thịt lợn chỉ giảm trên tivi’, bộ trưởng nói ‘không lý gì chỉ ăn thịt lợn’





Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ.

Mục Điểm tin kinh tế Chủ nhật (14/6) của Đại Kỷ Nguyên có những thông tin: Amazon đối mặt với việc bị EU khởi kiện chống độc quyền; Tập đoàn dầu khí hàng đầu Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam…

Amazon đối mặt với việc bị EU khởi kiện chống độc quyền

Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức khởi kiện Amazon với cáo buộc tập đoàn này chèn ép và cạnh tranh không bình đẳng các bên bán hàng thứ ba.

Tờ Wall Street Journal đưa tin cho biết, Văn phòng chống độc quyền của Ủy ban Châu Âu (EC), Cơ quan hành pháp của EU đang củng cố lại các lập luận chống lại Amazon, các cáo buộc độc quyền này sẽ chính thức được gửi tới Amazon sớm nhất vào tuần sau.


Các cáo buộc này hay còn gọi là “tuyên bố phản đối” xuất phát từ vai trò kép có thể gây xung đột lợi ích của Amazon: vừa điều hành nền tảng bán hàng trực tuyến vừa bán các sản phẩm riêng của Amazon, đây là bước đi mới nhất trong cuộc điều tra 2 năm qua của EC về các cáo buộc đối xử không bình đẳng của Amazon với các bên thứ ba. Một trong những cáo buộc đó là Amazon đã thu thập dữ liệu của các bên bán hàng thứ ba rồi dùng dữ liệu đó để cạnh tranh với họ, như tung ra một sản phẩm tương tự thuộc nhãn hiệu riêng của Amazon. Nhiều bên bán hàng thứ ba phàn nàn rằng ngay khi sản phẩm của họ bán chạy trên Amazon, tập đoàn ngay lập tức giới thiệu sản phẩm tương tự với giá thấp hơn và đặt ở vị trí nổi bật hơn trên trang web bán hàng của Amazon.

Cuộc điều tra do Wall Street Journal công bố hồi tháng 4 phát hiện thấy rằng các nhân viên của Amazon sử dụng dữ liệu từ các bên bán hàng thứ ba để phát triển các sản phẩm thuộc nhãn hàng riêng của Amazon. Amazon có phản hồi những nhân viên sử dụng các dữ liệu như vậy là vi phạm các chính sách của Amazon và tập đoàn này đã tiến hành cuộc điều tra nội bộ.

Dự kiến phải mất một năm, EC mới đưa ra phán quyết về việc liệu Amazon có vi phạm các luật về cạnh tranh của EU hay không. Nếu kết luận vi phạm, Amazon sẽ phải thay đổi các quy định kinh doanh và bị phạt tiền lên tới 28 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 10% doanh thu của Amazon năm 2019.

Tập đoàn dầu khí hàng đầu Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam

Chiều ngày 11/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch toàn cầu của Tập đoàn Exxon Mobil về kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Theo tờ Nhịp sống kinh tế đưa tin, Tập đoàn Exxon Mobil đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam với các lĩnh vực như khai thác khí thiên nhiên (LNG), lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định hợp tác của Exxon Mobil rất quan trọng và Việt Nam là một nước được đánh giá cao khi kiểm soát được dịch Covid-19 và đang tập trung các cơ hội để phát triển kinh tế, đặc biệt Việt Nam có nhu cầu rất lớn về năng lượng. Do vậy, việc Exxon Moibil mong muốn đầu tư vào các chuỗi cảng, kho khí LNG và các nhà máy sản xuất điện từ LNG với công nghệ hiện đại tại Hải Phòng được Việt Nam rất hoan nghênh. Với quy mô của dự án sản xuất điện từ LNG lên đến hơn 4.000 MW, dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030 sẽ có đóng góp lớn cho sự phát triển không chỉ của Hải Phòng mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Ngooài ra, Exxon Mobil có kế hoạch đầu tư phát triển chuỗi điện-khí tại có công suất khoảng 3.000 MW tại Long An. Đối với các tổ hợp này, Exxon Mobil sẽ bảo đảm cung cấp liên tục đầy đủ LNG trực tiếp từ Hoa Kỳ và từ một số nước khác. Việc nhập khẩu LNG sẽ góp phần tạo dựng cán cân thương mại hài hòa cùng có lợi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

‘Giá thịt lợn chỉ giảm trên tivi’, bộ trưởng nói ‘không lý gì chỉ ăn thịt lợn’

Trước tình hình kiểm soát giá thịt lợn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho đời sống người dân trong bối cảnh dịch bệnh và tác động đến mục tiêu kiềm chế làm phát, nhiều đại biều cho rằng cần có biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này.

Theo VnExpress, trong phiên họp Quốc hội sáng 13/6 thảo luận tại về kinh tế xã hội, quyết toán ngân sách, đại biểu tỉnh Đắk Lắk, bà Nguyễn Thị Xuân nhắc đến việc mất cân đối cung cầu thịt lợn, đẩy giá lên cao hơn một năm qua mà vẫn không thể giải quyết. Bà Xuân cho rằng, các Bộ có chức năng Công thương, Nông nghiệp phải chịu trách nhiệm.

Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, Ông Hoàng Quang Hàm cho rằng việc điều tiết giá cả không thể bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải căn cứ trên biện pháp thị trường, bằng các biện pháp cung- cầu.

Mặc dù các cấp thẩm quyền liên tục đưa ra “lệnh” giảm nhưng giá thịt lợn trong thời gian vừa qua không giảm. Ông Hàm phân tích, cần đánh giá việc tăng giá thị lợn là do trong giai đoạn sản xuất hay lưu thông. Nếu do khâu sản xuất thì kích thích các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi tái đàn và tăng đàn, còn nếu do lưu thông thì cần có các biện pháp hợp lý có thể xem xét đến giải pháp Nhà nước đứng ra thu mua và cung ứng trực tiếp trên thị trường. Ông Hàm tiếp tục nhấn mạnh “Thời gian qua dư luận cho rằng người dân chỉ được ăn thịt heo giá rẻ trên tivi, cần thiết thì kinh tế Nhà nước phải hỗ trợ”

Nếu do khâu lưu thông thì có biện pháp hợp lý, hợp pháp, cân nhắc cả việc nhà nước trực tiếp thu mua và cung ứng cho thị trường.

Theo báo Tuổi trẻ, trước ý kiến của các đại biểu, Ông Nguyễn Xuân Cường, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp chịu tổn thương lớn nhất và gay gắt hơn do tác động kép của dịch bệnh và biến đổi khí hậu diễn ra ở quy mô toàn cầu. Cuối năm 2020 thách thức còn nhiều thiên tai, khó khăn của thị trường nông, thuỷ sản, đó là điểm nghẽn của ngành.

Lý giải về việc giá thịt lợn vẫn cao, ông Cường cho biết do dịch tả châu Phi bùng phát từ tháng 8/2018 và sau đó lan rộng ra toàn cầu làm cho tổng đàn lợn ở nhiều quốc gia giảm mạnh, thực phẩm và giá lợn tăng cao, ví dụ thị trường Trung Quốc giá lên tới 130.000 đồng. Mặc dù cố gắng nhưng thiệt hại đối với đàn lợn của Việt Nam tới gần 6 triệu con, tương đương 20% đàn và lượng thịt giảm 9,6% gây nên biến động giá thịt lợn, phải tới quý IV/2020, số đàn lợn mới bằng lại thời điểm trước khi có dịch, đó đó thời điểm hiện tại cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Ông Cường cũng khuyến cáo nên đa dạng thực phẩm vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể “không có lý gì chỉ ăn thịt lợn”, vừa đỡ gây áp lực cho ngành chăn nuôi,

HSBC: Việt Nam là ứng cử viên sáng giá cho “bong bóng du lịch” châu Á

Theo Bizlive, hầu hết các quốc gia châu Á ở thời điểm hiện tại đều cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19, “bong bóng du lịch” đang là một khái niệm được sử dụng thông dụng ở khu vực này. Chiến lược “bong bóng du lịch” cho phép khách du lịch của một số quốc gia và vùng lãnh thổ có ít trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 được phép nhập cảnh mà không yêu cầu bắt buộc phải cách ly 14 ngày



DKN
.