Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Bí quyết để sống hạnh phúc là biết chờ đợi hạnh phúc của mình.
H. Riviere
Results 1 to 8 of 8

Chủ Đề: Đời Tươi Thắm

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Đời Tươi Thắm


    Đời Tươi Thắm

    Tác giả :Thẩm Thệ Hà




    Nhà Xuất Bản Lá Dâu 1956


    TỰA

    MỘT hôm, anh Thẩm Thệ Hà đến chơi, đưa cho tôi bản thảo quyển “ĐỜI TƯƠI THẮM” và nói:

    - Anh xem thử và nhớ cho giùm vài lời phê bình nghiêm khắc. Tôi cầm tập bản thảo hỏi anh:

    - Gần đây đọc mục “Tin văn nghệ” ở vài tờ báo, thấy loan tin anh đang viết quyển “lý thuyết Văn nghệ”. Có phải đây là tác phẩm biểu dương lý thuyết mới của anh không?

    - Không, quyển nầy đã viết xong cách đây hơn ba năm và đã đăng một đoạn dài ở tuần báo “Văn nghệ” do một người bạn chủ trương. Khi truyện còn đăng ở tuần báo “Văn nghệ” vài nhà soạn sách giáo khoa đã có nhã ý trích vài đoạn văn làm bài Tập đọc cho học sinh trong bộ “Quốc văn toàn thư”. Và mới đây, ở kỳ thi tú tài Pháp phần thứ nhất tại Rennes, người ta cũng có trích một đoạn văn làm đề thi dịch văn cho thí sinh môn sinh ngữ 1. Đó là một điều khích lệ vô cùng cho nhà văn, khi mà tác phẩm mình chưa được in thành sách. Nay tôi sửa chữa lại định cho xuất bản quyển nầy chỉ là một tiểu thuyết luận đề như vài truyện trước của tôi. Anh thử xem luận đề tôi trình bày có hợp với quan niệm của anh không? Về lý thuyết văn nghệ mới của tôi, tôi đang sáng tác một truyện khác, sẽ cho xuất bản sau quyển nầy.

    Đến đây anh Thẩm Thệ Hà bắt tay tôi thân mật, hẹn tôi khi đọc xong, sẽ có một cuộc thanh đàm văn nghệ khác để xác định lập trường của anh.

    Đêm hôm ấy, dưới bóng hoa đèn tôi đã chăm chú đọc hết tác phẩm của anh. Tôi đã đọc say mê hấp dẫn bởi nguồn tư tưởng triền miên biểu hiện qua động tác nhân vật. Đọc xong tác phẩm, tôi cảm thấy một nguồn vui dạt dào như xâm chiếm cả tâm hồn. Có lẽ tôi đã bị chi phối bởi tâm tình của nhân vật, bởi cuộc đời tươi thắm đang lên hương.

    Quả như lời anh lời anh Hà nói:

    - “ĐỜI TƯƠI THẮM” là một tiểu thuyết luận đề. Cái luận đề anh đưa ra không mới mẻ gì: “Ái tình và Tôn giáo” hay nói rộng ra “Đời và Đạo”. Nhiều nhà văn đã đề cập vấn đề nầy rồi: Khái Hưng với quyển “HỒN BƯỚM MƠ TIÊN”, Nguyễn Tuân với quyển “CHÙA ĐÀN”. Khơi lại một vấn đề cũ, anh Thẩm Thệ Hà cố ý phủ nhận cách giải quyết vấn đề mà anh cho là không tưởng của những nhà văn trên. Anh cho Khái Hưng “giải quyết vấn đề một cách lơ lửng, phản tâm lý và phản tôn giáo”. Về Nguyễn Tuân, anh không đá động đến. Nhưng đối chiếu cách giải quyết vấn đề của Nguyễn Tuân và của anh, ta thấy

    Nguyễn Tuân giải quyết một cách quá trừu tượng, còn anh, anh giải quyết một cách thực tế, căn cứ vào tâm lý nhân vật và bối cảnh lịch sử. Cô Tơ của Nguyễn Tuân kết cuộc vẫn là Sư Thầy Tuệ Không còn Thúy của Thẩm Thệ Hà thì từ một Thúy lãng mạn bi quan, đã trở nên một Thúy lành mạnh, yêu đời.

    Cái khác nhau giữa những tác phẩm trên là thay vì lồng sự kiện vào cửa thiền như Khái Hưng, Nguyễn Tuân và như bao nhiêu nhà văn phương Đông khác từ xưa đến nay, Thẩm Thệ Hà đã lồng nó dưới mái giáo đường để tìm ở đó những làn không khí mới mẻ. Phần khác, anh đã mượn một phần lớn ngoại cảnh để cảnh giác tâm hồn, chớ không giải quyết thuần bằng tình cảm như Khái Hưng. Do đó mà anh phải mượn một bối cảnh lịch sử đặc biệt, lúc toàn dân Việt Nam nổi dậy chống ách thực dân , để những sự kiện xảy ra đều gần với thực tế và tâm lý nhân vật cũng biến chuyển một cách hợp lý, theo đúng trật tự thời gian và không gian.

    Có một điều tôi chưa thỏa mãn là càch bố cục của anh không cân đối và Thúy nhân vật chánh, hoạt động theo đà tình cảm của mình nhiều quá, cho nên không có một phản ứng tích cực đối với lý tưởng mà nàng phụng sự.

    Vài hôm sau gặp lại tác giả “ĐỜI TƯƠI THẮM”, tôi thành thật nêu lên những nhận xét. Anh Hà cười đáp:

    - Tôi, không muốn bố cục một cách quá cổ điển như những tác phẩm xưa nay. Vả lại, trong truyện nầy, động tác tâm lý là chánh mà bối cảnh lịch sử chỉ là phụ, mặc dù cái phụ cần thiết. Tôi muốn làm nổi bật cái dụng ý ấy. Về động tác tâm lý của Thúy, tôi cho nàng hoạt động theo đà tình cảm là phải vừa hợp với cái tuổi của nàng, vừa hợp với tâm hồn lãng mạn của nàng. Diễn tả trái lại, e nó không xác thực và vì đó động tác tâm lý sẽ có tính cách giả tạo chăng.

    Đoạn anh lại hỏi tôi:

    - Còn về văn chương, anh cho nó như thế nào? Tôi thẳng thắn đáp:

    - Văn anh thì vẫn giữ cái bản sắc ngày xưa, nghĩa là vẫn thanh nhã và lưu lệ. Anh đã đạt được nghệ thuật tả cảnh vả tả tình, nhưng hình như đặc tính nhân vật không được anh chú trọng đến mấy.

    Thẩm Thệ Hà vui vẻ nói:

    - Về đặc tính nhân vật, anh nhận xét có phần đúng và tôi xin thành thật phục thiện. Thật ra không phải là tôi không chú trọng, nhưng có lẽ bởi cái đề tài quá thiên về tình cảm nó câu thúc làm cho tôi chưa đạt được cái nghệ thuật tả chân một cách tinh tế. Tôi sẽ lưu ý tới lời trách thiện này của anh và sẽ cố gắng hoàn thiện nghệ thuật mình ở tác phẩm tới.

    Trước khi ra về, anh Thẩm Thệ Hà siết chặt tay tôi:

    - Nếu cao hứng anh đề giùm tôi một bài tựa vì có lẽ anh đã hiểu tôi nhiều. Cứ đề một cách thẳng thắn vì tôi là người yêu nghệ thuật và rất biết phục thiện.

    Để làm tròn lời ủy nhiệm của người bạn văn và cũng để góp ý kiến cùng bạn đọc, tôi xin ghi lại những lời thanh đàm trên với một vài nhận xét của tôi làm “TỰA”.

    Lẽ tất nhiên tôi không dám cho ý kiến mình là đúng và rất mong những ý kiến khách quan của các bạn bốn phương.

    Hè, năm 1956

    TÔ NGUYỆT ĐÌNH



    Biết nhau từ thuở dại khờ,
    Giờ đây bụi cát đã mờ mắt trong.
    Cánh hồng em chiết bên sông,
    Đã mười xuân rụng mười bông hoa cười…
    Trần Huyền Trân

    I
    Tới ngả ba đường, Tuấn dừng bước, ngơ ngác trông quanh. Chàng cố nhớ coi phải đi con đường nào, vì lâu quá chàng mới có dịp về quê bạn.

    Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng gay gắt mùa hè chiếu sáng loáng xuống mặt đường đỏ ngầu. Những hàng cây bên vệ đường đứng im như say sưa trong một giấc mơ nồng, lấm tấm trên tàng lá những đám bụi hồng như những vết son hoen trên tà áo người kỹ nữ.

    Bỗng có tiếng ai cười khúc khích, hình như từ sau một rặng tre. Tuấn ngần ngại một lúc, rồi tiến về phía có tiếng cười.

    Vừa thấy dạng chàng, một tiếng reo lên mừng rỡ:

    - Kìa, anh Tuấn.

    - Tưởng ai, ra cô Thúy.

    Một thiếu nữ xinh xắn đang ngồi dưới bóng cây với một cậu bé trạc mười bốn tuổi. Không bảo nhau, hai chị em cùng đứng dậy, chạy về phía Tuấn. Chàng trẻ tuổi phải trải qua một phút kinh ngạc, vì Thúy ngày nay đã lớn và đẹp lạ lùng. Cô bé ngày nào còn xõa tóc luôn luôn quấn quít bên chàng đòi kể chuyện đời xưa

    - nhất là chuyện Liêu Trai - giờ đã thành một thiếu nữ mơn mởn tơ đào. Giọng

    Thúy vẫn ngây thơ và hồn nhiên:

    - Anh Trọng bảo em ra đón anh đây. Nào, em Minh không đến chào anh

    Tuấn đi, em?

    Đứa bé ngoan ngoãn đến trước Tuấn, cúi chào. Tuấn nắm lấy tay đứa bé, tươi cười:

    - Em Minh mau lớn quá nhỉ! Rồi chàng day qua Thúy:

    - Và Thúy nữa, trông Thúy ngày nay khác xưa nhiều.

    - Thắm thoát gần ba năm rồi, anh bảo không khác sao được?

    - Thời gian qua mau quá, anh cứ ngỡ đâu là mới ngày hôm qua…

    Thúy mỉm cười, có lẽ nàng cho lời Tuấn chỉ là câu khách sáo của một người bạn cũ khi gặp người xưa. Nhưng thật tình, trên bước đường giang hồ phiêu dạt, Tuấn không bao giờ dám lần tay mà đếm lại tháng ngày. Dòng đời trong đục có làm phai nhạt mái tóc xanh, nhưng những kỷ niệm đằm thắm lúc nào cũng như một làn hương thoang thoảng…

    Thúy nói:

    - Thôi ta về đi, anh.

    - Ừ, ta về đi, kẻo anh Trọng và cô Ngọc trông.

    Ba người vui vẻ lên đường. Qua một chiếc cầu nhỏ bắc ngang một dòng rạch, Tuấn nhìn xuống làn nước trong veo như còn in rõ những ảnh hình của dĩ vãng. Nơi đây, ngày xưa chàng thường cùng Ngọc và Thúy dẫn nhau đi câu cá, và thường ngồi trên bệ cầu mà xây đấp mộng tương lai. Mỗi người ôm nơi lòng một hoài bão. Ngọc tha thiết muốn sau này sẽ được du học ở các nước văn minh, nhìn thấy tận mắt sự tiến bộ của phụ nữ nước người, hầu về đây cải thiện lại đời sống của phụ nữ nước nhà. Thúy thì tình cảm tế nhị hơn, muốn tìm một đường sáng chói lọi và vĩnh viễn cho tinh thần: nàng hướng về nghệ thuật và tôn giáo. Riêng Tuấn, chàng có một chí hướng rất giản dị là sẽ trở nên một chiến sĩ tiền phong cho nền văn nghệ cấp tiến, ngòi bút của chàng sẽ hữu ích và lợi hại hơn một đạo hùng binh.

    Tuấn thầm nghĩ: “Tuổi trẻ thường có những giấc mơ đẹp, nhưng thực tế nào phải là những giấc mơ”. Và chàng bồi hồi nhìn người bạn gái đồng hành, không muốn tin rằng những hoài bão ấy một ngày kia rồi sẽ tan vỡ.

    Chàng hỏi Thúy:

    - Cô Thúy năm nay học lớp mấy rồi nhỉ?

    - Em học năm thứ ba trường Nhà Trắng. Tựu trường nầy em sẽ lên năm thứ tư.

    - Còn cô Ngọc?

    - Chị em, sau khi đỗ bằng Trung học đệ nhất cấp Pháp, đã thôi học mấy năm rồi. Chị ở nhà nuôi tằm trồng dâu, vì ba em định lập một xưởng dệt nhỏ để sản xuất hàng lụa nội hoá.

    Tuấn buồn cười:

    - Thế cô ấy không còn ôm ấp cái mộng xuất dương à?

    - Biết đâu chị ấy vẫn còn, nhưng cũng phải tùy hoàn cảnh chứ? Thời cuộc này, anh bảo đi đâu được? Thôi thì tạm thời lo việc tằm tang, cũng là một cái thú.

    - Chắc là sáng kiến của anh Trọng chứ gì?

    - Anh đoán đúng đấy. Anh Trọng bảo: “Chiến tranh làm cho sự giao dịch thương mại bế tắc, mà người Nhật thì không đủ sức cung cấp đủ hàng hoá cho ta. Đồng minh tham chiến sẽ làm cho trận chiến kéo dài, nếu ta không tự trù liệu lấy phương tiện sản xuất, một ngày kia không cần đánh giặc, dân ta cũng chết vì đói, rét…

    Tuấn trầm ngâm một lúc, thở dài:

    - Anh Trọng lo xa quá! Nhưng cuộc chiến này sẽ không kéo dài đâu, Thúy

    ạ! Dân ta có bị đói rét là vì những lẽ khác kia.

    - Những lẽ gì thế, hở anh?

    Tuấn do dự chưa biết có nên đáp câu hỏi ấy hay không, thì may quá, tiếng của Minh reo lên phá tan câu chuyện:

    - Anh Trọng kia rồi!

    Một thanh niên từ trong sân kiểng bước ra, niềm nở bắt tay Tuấn:

    - Được thư anh hẹn đến chơi, chúng tôi mừng quá. Tuấn cười đùa:

    - Hễ khi nào chồn gót giang hồ thì lại nhớ đến anh, cái đó đối với tôi đã gần như là một thông lệ, quen quá đi rồi.

    Bước vào nhà, Tuấn gặp một bà cụ và một thiếu nữ đang đứng trước hiên.

    - Chào bác, chào cô Ngọc.

    Ngọc cúi đầu, miệng nàng mỉm cười, nhưng mặt nàng có một vẻ buồn lạ! Bà cụ vui vẻ:

    - Cháu mạnh giỏi? Bác có ý mong cháu từ mấy hôm nay.

    - Thật cháu làm phiền bác quá! Bác trai đâu bác?

    - Ổng ra vườn dâu từ sớm. Cháu vào nhà chơi, nghỉ cho đở mệt rồi tắm rửa cho mát. Đường sá lóng này đi cực lắm, phải không cháu?

    - Dạ, tuy cực nhưng cũng có lắm cái thú vị. Từ Sàigòn, cháu đi xe thổ mộ đến Củ Chi, tới đây cháu phải nghỉ lại gần một giờ đợi chủ xe thay ngựa, rồi mới cà rịch cà tàng đến Trảng Bàng. Cháu có cảm giác mình sống ở thời đại cổ hủ nào, thời của những chuyến xe ngựa đi từ trạm này qua trạm khác…

    Ngọc và Thúy nhoẻn miệng cười. Trọng cũng cười thân mật:

    - Như vậy cũng chưa thú vị mấy. Sao anh không mướn một con ngựa cỡi đi, có phải thú hơn không? Anh cỡi ngựa thì giống hệt những chàng thi sĩ áo xanh ngày xưa…

    Tuấn đặt va ly xuống ván, đưa mắt trìu mến nhìn quanh, nhìn mọi người. Bầu không khí ấm cúng, thân mật làm cho lòng người khách giang hồ cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng, như vừa rũ được lớp bụi hồng bên lề thế sự.

    °

    Nhà Trọng ở cách Trảng Bàng độ hai cây số về hướng Bắc. Bao bọc quanh nhà là một khu vườn rộng, trồng nhiều thứ cây trái như nhãn, chôm chôm, vú sữa và nhiều hoa, kiểng rất đẹp.

    Chiều chiều, ba má Trọng nhắc ghế ra ngồi trước sân bàn vẩn vơ những chuyện trời đất, những cuộc xâm lễ, những việc xin tội, vì cả gia đình Trọng đều theo đạo Thiên Chúa. Trọng, Tuấn, Ngọc và Thúy thì thả rểu dưới mấy rặng cây, nhắc lại những kỷ niệm ở học đường hoặc những ký ức xa xưa.

    Mỗi lần nhắc lại những kỷ niệm ở trường, Ngọc chỉ lặng nghe không góp lời nào, đôi mắt nàng dìu dịu và đăm đăm như triền miên nghĩ ngợi. Trái với chị, Thúy như con chiên lành được trở về đồng rộng, nhìn cõi đời quang đãng thấy nó tươi tốt biết bao nhiêu. Trọng và Tuấn thì thân nhau như đôi bạn đồng chí, thảo luận hết vấn đề này đến vấn đề khác, từ chính trị, kinh tế đến văn chương, nghệ thuật. Có khi bất đồng về một vài quyết định họ đem ra tất cả tài hùng biện để thuyết phục nhau. Những lúc ấy, Ngọc và Thúy lẳng lặng nghe, cố tìm hiểu, vì những vấn đề đó ra ngoài sức hiểu biết của hai nàng.

    Trong những cuộc bàn cãi như thế, Tuấn luôn luôn thắng Trọng về những lý thuyết văn nghệ và chính trị, nhưng chàng phải phục Trọng vững vàng về lý thuyết kinh tế. Chàng thường bảo: “Anh chỉ có thể là một nhà thương mãi, kỹ nghệ có tài, chớ không thể nào thành một nhà chính trị hoặc một nhà văn hoá được”. Trọng mỉm cười, thành thật: “Tôi không thích làm chính trị, vì chính trị khắc khổ quá, tôi không làm nổi”.

    Tuy vậy, Trọng vẫn thường bảo mẹ: “Anh Tuấn là một người khác thường. Anh học giỏi lắm và tánh rất tốt”. Bà mẹ đưa mắt nhìn Ngọc và Thúy, mỉm cười:

    - Cậu Tuấn có đạo chăng? Trọng cũng cưới:

    - Thưa mẹ, có. Anh ấy bảo: “Ở đời, ai cũng phải có đạo, riêng tôi, tôi chỉ biết đạo làm người. Xã hội còn bao nhiêu sụ lầm than, mình không nên ích kỷ nghĩ riêng đến cá nhân mình”.

    Thúy hơi cau mày, trong lúc bà mẹ buột mồm:

    - Cậu ấy lạ quá nhỉ!

    Trọng không dám nói thêm gì nữa, sợ vấn đề đó sẽ làm phật lòng mẹ và hai em. Nhưng chính vì câu chuyện giữa mẹ và anh mà Thúy để ý đến tư tưởng của Tuấn. Trong thâm tâm, nàng vẫn nghĩ: “Anh ấy có gì lạ đâu, chẳng qua cũng tầm thường như muôn ngàn người khác khi mà họ chưa hiểu được chân lý”. Và nàng hơi có chút kiêu hãnh với sự nhận xét của nàng.

    Ngọc không phân vân như em, nàng thật tế hơn và hiểu Tuấn hơn. Nàng vẫn nhớ sự mong ước của Tuấn ngày xưa là sẽ trở thành một chiến sĩ tiền phong cho nền văn nghệ cấp tiến. Biết đâu trong mấy năm xa cách, người bạn trai hiền lành và cưong quyết ấy không đeo đuổi theo sự thực hiện chí hướng của mình? Càng khâm phục Tuấn bao nhiêu, Ngọc càng thấy thẹn với mình bấy nhiêu. Cũng như bạn và em, nàng cũng có một chí hướng, thế mà ngày nay nàng phải gói cái chí hướng ấy lại, thu hẹp cuộc đời viễn du rộng rãi trong một vườn dâu chật hẹp, buồn tênh.

    Ngọc cảm thấy một sự não nùng, đè nặng ở cõi lòng. Nàng trở về phòng, những hình ảnh quá khứ trở về với nàng như một giấc mộng đẹp, phút chốc tan tành như bọt nước giữa ghềnh khơi.

    Nàng đưa tay làm dấu thánh giá, rồi tĩnh tâm cầu nguyện. Than ôi! Tiếng kinh hôm nay không còn cái mãnh lực huyền diệu giúp cho nàng dịu lại cõi lòng.

    --------------------------------
    1 Bacc Rennes 1956.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    II
    Từ nhỏ sinh ra trong sự nâng niu của cha, mẹ, lớn lên được nung đúc trong lò tôn giáo, Thúy thấy cuộc đời mình phẳng lặng cũng như tâm hồn mình. Nàng nhìn cuộc đời qua ánh sáng dịu lành của Thánh thể, và tuy sống ở đây, ở cõi đời thực tế, nàng vẫn mơ tưởng đến một thế giới huyền bí nào khác, một thế giới siêu hình. Ở trường Nhà Trắng, ngoài thì giờ học tập ra, người ta đem truyền bá cho nàng những lý thuyết tôn giáo lý. Lẽ tất nhiên Thúy hấp thụ những lý thuyết ấy một cách dễ dàng. Cái tâm hồn bơ vơ của nàng cần phải cố bíu vào một cái gì để mà tin tưởng, để mà xây đắp những hoài bão.

    Một hôm, cùng Tuấn đi dạo ngoài cánh đồng xem người gieo mạ, nàng chứng kiến được sự lam lũ của đám dân quê dưới ánh nắng hè như thiêu đốt. Mô hôi nhễ nhãi, họ vẫn cắm cúi làm việc không quan tâm đến những người đang tò mò nhìn họ.

    Thúy động lòng, hỏi Tuấn:

    - Nông dân nước ta cực khổ quá, chẳng hiểu có khi nào họ thấy sung sướng không nhỉ?

    Tuấn đáp lẹ, dường như để trút sự phẫn uất:

    - Họ sung sướng thế nào được khi mà cơm chưa đủ no, áo chưa đủ mặc, lại phải luôn luôn lo sợ thời tiết bất thường.

    - Làm việc như vậy mà còn bị đói, rét à?

    - Đó là một sự đáng thương, Thúy ạ!

    Thúy hơi cau mày, nét hoa phút chốc bỗng dàu dàu:

    - Sao họ không cầu nguyện Chúa? Chúa sẽ ban phước lành cho họ.

    - Dân quê là những người hay tin tưởng nơi những quyền lực thiêng liêng. Họ vẫn cầu nguyện đấy chứ, nhưng sự cầu Trời, khẩn Phật vẫn không làm vơi được nỗi lòng của họ.

    Thúy buột mồm:

    - Ồ, tại sao họ lại khẩn Phật? Họ khẩn Phật để làm gì? Tại sao họ không đặt tất cả lòng thành vào Chúa cứu thế, đấng Cao Cả đã hy sinh cho loài người trên trụ Thánh giá? Thánh kinh dạy rằng: “Chỉ có Chúa mới là đấng Cao Cả trọn lành của loài người mà thôi”.

    Tuấn phì cười:

    - Cô làm như cô là một nhà giảng đạo!

    Hai má Thúy ửng hồng, và nàng nói, nói thật nhiều, như hấp dẫn bởi một thần lực vô hình:

    - Anh Tuấn à, anh có đọc Thánh kinh chưa? Anh là nhà văn, anh có đọc những tác phẩm của Macterlindk, của Lamartine, của Emile Zola chăng? Những tác phẩm thuần đạo lý của họ làm cho lòng ta rung động và đặt một tin tưởng vô biên vào Chúa. Anh cũng phải làm như họ, khi mà nhân loại còn lầm than, khi mà trước mắt anh đám dân lành kia còn khổ sở.

    Tuấn yên lặng nghe, mỉm cười:

    - Anh đã có đọc Phúc âm: cũng như anh đã nghiên cứu kỹ lưỡng hầu hết triết lý của các tôn giáo. Anh cũng đã đọc thật nhiều tác phẩm của những nhà văn mà em kể.

    Thúy vui mừng:

    - Phải không anh, họ đều là những thiên tài đáng cho ta kính phục. Em vẫn còn nhớ mãi truyện này của Emile Zola, một truyện làm cho lòng em xúc động vô cùng.

    - Truyện gì thế?

    - Truyện “Máu”. Câu chuyện tóm tắt như vầy: “Sau buổi chiều thắng trận, bốn người chiến sĩ đóng trại nghỉ ở một góc chiến trường hẻo lánh. Bóng tối đã về. Họ vui vẻ dùng buổi cơm chiều giữa những xác chết…”

    Kể đến đây, Thúy khẽ rùng mình. Tuấn nhìn Thúy, thương hại:

    - Cô kể tiếp đi, đây không phải là chiến trường đâu mà sợ. Thúy có vẻ thẹn, nhưng giọng nàng vẫn êm ái, thao thao:

    - “Ngồi trên cỏ, quanh ngọn lửa, họ nướng thịt trên đống lửa than, rồi ăn ngon lành những thức ăn còn đỏ máu…Ánh lửa chiếu lên người họ, rọi những bóng khổng lồ của họ xuống nền đất. Đoàn chiến sĩ cất lên những chuỗi cười ròn rã, không để ý đến cảnh vật quanh mình.

    “Thần Đêm và Thần Chết bay lơ lửng trên bãi chiến trường, rung chuyển đôi cánh trong cảnh hãi hùng và lặng lẽ. Bỗng một tiếng rú ghê rợn trong đêm tối. Một chiến sĩ run run bảo bạn: “Anh đi tìm xem có tử thi nào vừa tỉnh lại đó”. Người bạn cầm lấy một que lửa rồi lần bước ra. Mọi người nhìn theo chàng, cho đến khi dạng người và ánh lửa đều biến mất. Đợi một lát, người chiến sĩ đó lại nóng ruột, bảo người bạn thứ hai: “Hình như có chó sói đang rập rình chúng ta, anh hãy ra tìm người bạn của chúng ta đi”. Đến khi người này lại biến mất trong bóng tối. Hai người còn lại chờ đợi mệt mỏi, ngủ thiếp bên ngọn lủa tàn. Nhưng khi họ vừa chợp mắt, tiếng hú hãi hùng khi nãy lại thét lên. Họ giật mình trỗi dậy, và một người loạng choạng lần theo nẻo hai người bạn đã đi.

    “Người chiến sĩ ở lại một mình mới cảm thấy sợ. Chàng bỏ thêm vài nắm cỏ khô vào ngọn lửa, hy vọng ánh sáng sẽ làm tiêu tan sự khủng khiếp. Ngọn lửa bắt đầu lên cao, ánh sáng như chan hoà màu máu. Quanh ngọn lửa, các bụi cây thi nhau nhảy múa một cách dị kỳ và những xác chết dường như cũng lay động bởi những bàn tay vô hình. Chàng đâm sợ cả ánh sáng, liền lấy gót giày dẫm lên ngọn lửa cho tắt. Bóng tối trở về: dày đặc, nặng nề.

    “Chàng rùng mình, có cảm giác như vừa nghe đâu đây tiếng gọi của Thần Chết. Chàng ngồi xuống, rồi đứng lên, cất tiếng gọi bạn. Nhưng tiếng gọi của chàng làm cho chàng khiếp sợ, chàng sợ tiếng gọi ấy sẽ làm chú ý các thây ma.

    “Trăng lần lần lên. Người chiến sĩ nhận thấy một vầng ánh sáng tái mét bao trùm lên bãi chiến trường. Bây giờ thì đêm tối không còn giấu giếm sự kinh khủng nữa. Cánh đồng vắng vẻ, rải rác đầy xác chết. Chàng lặng im tự hỏi: “Những thây ma kia còn đợi gì mà không trỗi dậy và đến vây quanh chàng? Sự im lặng của chúng làm cho chàng lo ngại. Chàng nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi một điều gì khủng khiếp sắp xảy ra.

    “Bỗng chàng có cảm giác như có một vật gì nong nóng chảy dưới gót chân. Chàng mở bừng mắt ra, cúi xuống nhìn. Một giòng suối máu cuồn cuộn chảy dưới chân chàng. Dòng suối ấy chảy từ hòn sỏi này đến hòn sỏi khác, ro re một điệu nhạc vui tươi. Chàng lùi bước, muốn nhắm mắt lại, nhưng không thể được, đôi mắt chàng trâng tráo nhìn theo dòng máu. Chàng thấy dòng suối lớn dần rồi biến thành rạch, một con rạch lờ đờ, phẳng lặng. Rạch lớn dần rồi biến thành sông, một con sông bát ngát, bao la. Con sông máu chảy đi, mang theo tất cả những xác chết…

    “Người chiến sĩ lùi mãi trước dòng máu càng dâng cao. Chàng không còn thấy bên kia bờ, cả bãi chiến trường như biến thành bể máu. Thình lình lưng chàng đụng vào một chỏm đá, chàng đành dừng bước, không còn chạy đâu được nữa. Tức thì chàng thấy từng loạt sóng đánh tạt vào người chàng. Những xác chết bị sóng cuốn đến gần, cất lời nguyền rủa. Mỗi vết thương của chàng biến thành cái miệng, cùng nhau chế nhạo sự khiếp hãi của chàng. Mặt biển bát ngát dâng lên, dâng lên… Máu đã lên đến ngang lưng chàng. Chàng cố sức vẫy vùng, cố sức leo lên chỏm đá; chỏm đá bỗng bể ra làm hai, chàng lại rớt xuống và nước đã bao phủ ngang vai. Sóng máu vẫn dâng lên, dâng lên… Bọt sóng đỏ lòm liếm đôi môi chàng trẻ tuổi…”

    Kể đến đây, Thúy ngừng lại, rút khăn tay lau những giọt mồ hôi rướm trên trán. Đôi mắt nàng dịu dàng như chìm đắm vào cõi mộng xa xăm. Mái tóc nàng buông xoã xuống lưng, óng ả dưới ánh nắng mặt trời.

    Tuấn nhìn nàng một phút, có cảm tưởng mình đang đứng trước bức tượng một nữ đồng trinh. Và chàng bảo khẽ, giọng chan chứa cảm tình:

    - Cô Thúy kể chuyện có duyên lắm. Thôi trưa rồi, chúng ta đi về đi. Và vừa đi, cô vừa kể tiếp cho tôi nghe.

    Thúy ngoan ngoãn vâng lời. Từ từ bước dưới bóng cây, nàng cất giọng trầm trầm như chứa sẵn một u hoài, như tiếng chuông ngân từ xa, thật xa, để đánh thức những tấm lòng thuần lương, bác ái:

    - “Trời vừa hừng sáng, ba người bạn trở về. Họ thấy người chiến sĩ còn ngủ mê man, đầu gối trên một tảng đá. Họ đánh thức bạn dậy và mỗi người kể lại một giấc mộng hãi hùng mà họ vừa mơ thấy đêm qua. Trong những chuyện họ kể, em nhớ mãi một câu chuyện đã làm em xúc động và em không thể nào quên. một người trong bọn nói: “Các bạn ạ, tôi không hiểu tôi từ đâu đến. Trong hàng mấy giờ, tôi thấy những lùm cây chạy trốn sau lưng tôi. Tiếng bước chân làm cho mí mắt tôi sụp xuống, và vẫn chạy không hề mất trớn, tôi ngủ thiếp đi một giấc lạ lùng.

    “Tôi thấy tôi ở trên một triều đồi vắng vẻ. Ánh mặt trời gay gắt chiếu xuống gò nổng, chân tôi bước lên đấy như là bị đốt, bị thiêu. Tôi hối hả đi cho mau đến ngọn. Tôi chợt thấy một người chậm rãi từ dưới triền núi đi lên. Đầu gã đội một vòng gai, vai gã mang một vật nặng, một dòng máu chan hoà trên mặt. Gã đi một cách khổ sở, loạng choạng từng bước.

    “Đến ngọn đồi, tôi ngồi dưới bóng cây đợi gã. Tôi nhận ra gã đang mang trên lưng một cây Thánh giá. Nhìn cái mũ miện trên đầu gã, chiếc áo đỏ dấy bùn mà gã đang mặc, tôi ngỡ rằng gã là một nhà vua.

    “Tốp lính theo sau chĩa những mũi giáo nhọn vào lưng gã, thúc gã đi mau. Đến một chỗ thật cao, họ lột quần áo gã ra, bắt gã nằm trên trụ Thánh giá. Gã nhích môi cười, buồn bã. Hai tay gã giăng ra, hai mũi đinh đóng dính chúng vào trụ. Hai chân gã từ từ tréo lại và chỉ một mũi đinh thôi cũng đã đủ rồi.

    “Gã tựa mình vào trụ, im lặng nhìn trời. Hai dòng lệ từ từ lăn xuống má, dòng lệ mà gã không hề cảm giác, rồi tự tan đi trong nụ cười gắng gượng của gã vừa nở trên môi.

    “Trụ Thánh giá được dựng lên. Sức nặng của thân thể làm vết thương nở toàng hoạc. Kẻ bị xử hình hơi khẽ rùng mình, rồi vẫn thản nhiên lặng lẽ nhìn trời.

    “Tôi, tôi chăm chú nhìn gã. Nhận thấy vẻ cao cả của gã trong cái chết, tôi tự nói: “Người này không phải là một nhà vua” Rồi tôi thấy thương hại, tôi kêu gào bọn lính hãy đâm ngay vào tim gã.

    “Một con chim bông lau hót trên cây Thánh giá. Giọng hót của nó thật buồn và rót thánh thót vào tai tôi như tiếng thổn thức của một nàng trinh nữ. Kẻ bị xử tử hình lắng nghe chim hót. Hơi thở của Thần Chết làm cho đôi môi gã mấp máy. Gã ngước lên nhìn con chim như muốn gởi một lời trách móc dịu dàng. Nụ cười gã nở trên môi, chiếu lên, trong sáng như hy vọng. Thế rồi gã thét lên một tiếng lớn, đầu gã nghiêng xuống ngực. Con chim bông lau bay đi, mang theo một tràng thổn thức. Bầu trời trở nên đen tối; mặt đất chuyển động âm thầm.

    “Bình minh đã đến. Sườn đồi tỉnh dậy, cười trong sương sớm. Bão tố đêm qua làm cho bầu trời thêm quang đãng, cây cỏ thêm sinh lực, nhưng con đường mòn vẫn chứa đầy gai góc: vẫn những hòn sỏi cứng và bén lên dưới chân tôi khi tôi chạy, vẫn những con rắn ở trong bụi rậm như hăm dọa tôi khi tôi qua. Máu của kẻ công bình đã chảy lan trong huyết mạch của thế giới cằn cỗi, nhưng không thể nào trả lại cho nó sự chất phác của thời trẻ trung.

    “Con chim bông lau bay ngang đầu tôi và kêu nói với tôi: “Đi đi, tôi thật là buồn lắm! Tôi không thể tìm đâu ra một dòng suối sạch để tắm. Người nhìn xem quả đất vẫn hung dữ như hôm qua. Giê Su đã chết và cỏ không còn nở hoa…”

    Thuật xong câu chuyện, Thúy thở dài não nuột. Hai giọt lệ long lanh trên mi mắt.

    Tuấn thấy thương hại bạn, chàng hỏi:

    - Rồi sau ra sao nữa, hở Thúy

    Thúy đáp với giọng còn thổn thức:

    - Thế rồi bốn người chiến sĩ ấy lần xuống mé sông tắm rửa, đoạn họ quăng cả những khí giới giết người xuống nước, đồng nắm tay nhau biến mất qua nẻo đường mòn.

    Hai người về đến nhà. Trước khi bước vào, Tuấn dừng bước trước sân, dịu dàng nhìn Thúy:

    - Thúy có một tâm hồn dễ xúc cảm quá. Zola là một nhà văn có tài thật nên chỉ mới có vài tưởng tượng nghèo nàn như thế cũng làm xúc động lòng người. Đó chỉ là một truyện cổ tích mà ông viết để gởi người bạn gái của ông là Ninon, để kỷ niệm những ngày thơ mộng bên nàng, trên dãy đồi xanh xứ Provence. Mẩu chuyện này tôi cũng đã xem rồi, từ ngày còn đi học. Nay tôi muốn nghe Thúy kể lại để hiểu qua sự nhận xét của Thúy về nghệ thuật qua tình cảm chủ quan, và Zola đã đánh trúng vào yếu điểm của Thúy cũng như bao nhiêu thiếu nữ khác – như Ninon chẳng hạn. Nhận xét nghệ thuật thuần bằng tình cảm là một điều tối nguy hiểm và dễ lẫn lộn tưởng tượng với thực tiễn. Ngay hồi còn đi học, đọc truyện này, tôi đã có những nhận xét khác Thúy.

    Thúy nhìn Tuấn, kinh ngạc:

    - Nhưng nào em đã có tỏ ra sự nhận xét nào đâu?

    Tuấn cười, cái cười của một người lúc nào cũng tự tin ở mình:

    - Thúy không tỏ ra bằng lời nói, nhưng Thúy đã tỏ ra bằng cử chỉ, bằng sự xúc cảm, bằng sự tin tưởng.

    - Vậy về phần anh, anh nghĩ thế nào về câu chuyện em vừa kể.

    - Anh nghĩ rằng: “Zola là một nhà văn thuộc về phái Tự nhiên, nhưng ở đây, ông không biết áp dụng lợi khí tả thật của phái ông. Mặc dù ông có thiện chí biểu dương tinh thần phản chiến, ca ngợi gián tiếp lòng yêu chuộng hoà bình tha thiết của nhân dân, nhưng lập thuyết của ông nêu ra chỉ là sự không tưởng”.

    Thúy hỏi lẹ:

    - Không tưởng nghĩa là gì, hở anh?

    - Không tưởng nghĩa là lý tưởng không thật tế và không thành tựu được.

    - Nhưng tại sao anh cho lập thuyết của Zola là không tưởng? Tuấn cương quyết buông một câu kết luận:

    - Vì Zola giải quyết vấn đề xã hội một cách quá nông nổi. Không ai có thể đi từ cá nhân mà giải quyết vấn đề xã hội rộng lớn được.

    Dứt lời, Tuấn thong thả bước vào nhà. Thúy tư lự bước theo chàng, trong đầu nàng nẩy ra những tư tưởng lạ kỳ mà nàng không thể nào giải nổi.

    Bỗng Tuấn tươi cười day lại: “Buổi đi chơi hôm nay rất thú vị, nhất là được biết tài hoạt bát của Thúy.Vậy khi nào Thúy đọc được một truyện nào hay, Thúy vui lòng kể cho nghe, để chúng ta cùng góp ý kiến cho vui. Thúy bằng lòng nhé?”

    Thúy mỉm cười, khẽ gật. Bao nhiêu tư lự đều tan theo nụ cười trong trắng, hồn nhiên.


  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    III
    Từ ngày Tuấn về đây, chàng đã đem lại cho gia đình bạn những cảm tình êm đẹp. Mà người mang nặng cảm tình nhất là Thúy. Bấy lâu nay nàng vẫn nghe những lời khuyên nhủ này: “Hãy yêu nhân loại với lòng vị tha của Chúa, đừng để cảm tình mình đặt riêng trên một cá nhân nào”. Nàng nghe lời khuyên đó như là thanh âm một tiếng chuông vàng mà nàng có bổn phải nghe theo, như nàng đã giữ một cách kính cẩn ở lòng những tín điều căn bản của Chúa.

    Nhưng có một tiếng chuông cám dỗ hơn là tiếng chuông vàng; đó là tiếng chuông lòng. Khi tiếng chuông ấy đánh lên, tâm hồn người ta sẽ sôi nổi ồn ào như một cơn bão tố. Ở đời, làm sao tránh khỏi những phút chuyển động của lòng?

    Thúy ở trong tình cảnh đó. Có ai trách nàng đã quên đi những lời dặn bảo thiêng liêng của Chúa? Nàng bắt đầu thấy có một sự thay đổi ở lòng và nàng không còn nhìn Tuấn với cái nhìn tự nhiên nữa. Cái tâm trạng đó chẳng phải Thúy tự nhiên mà có, nó gây ra bởi một sự kích thích đột ngột do sự kính phục và cảm tình.

    Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa giáng sinh. Thúy, Ngọc, Trọng, và Tuấn rủ nhau đi xem lễ ở giáo đường Thala. Nhà thờ này cách nhà Trọng độ hai cây số, mọi người đồng ý thả bộ cho vui.

    Trên con đường đỏ quạch, từng đám dân lành lũ lượt kéo nhau đi. Ánh nắng mai lỗ đỗ rụng trên đầu. Tiếng chim ca ngợi bình minh và tiếng gió reo vui trên cành lá. Những câu chuyện thân mật vang lên hoà nhịp như một khúc thanh bình. Hai bên đường là hai dãy rừng xanh, có những bướm dại, hoa ngàn, và có tiếng ve sầu thê lương như tiếng địch.

    Tuấn bỗng nhớ những lời thơ khả ái của một thi sĩ đã ca tụng Thala:

    … Hãy về thăm xóm đạo,
    Có trái ngọt cây lành.
    Thala dâng ngàn hoa gạo.
    Và suối mát rừng xanh.
    Xem đám chiên hiền thương áo trắng.
    Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh. 1

    Trước cảnh vui tươi của tạo vật, Thúy thấy lòng rộn lên những tình cảm dạt dào. Nàng liếng thoắng kể lại cho Tuấn nghe sự tích loài người, sự tích Đại hồng thủy, những chuyện Thiên đường, cây trường sinh và cây trí tuệ. Tuấn im

    Vừa đến giáo đường, bốn người bỗng nghe một hồi chuông cầu nguyện. Thúy vội ngừng kể, đưa tay lên làm dấu thánh giá.

    Tuấn đứng yên nhìn nàng. Khi Thúy ngoảnh lại, Tuấn mỉm cười nói:

    - Trông Thúy như nàng tiên Yết Thi. 2

    Thúy đỏ mặt:

    - Anh cũng biết nàng tiên Yết Thi à?

    - Sao lại không?

    Rồi chàng quay đi, nói rất nhỏ như nói thầm lấy một mình:

    - Mình cũng giàu tưởng tượng nhỉ!

    . Thúy ngoảnh mặt đi thật lẹ để tỏ một cử chỉ khó chịu. Tuấn mỉm cười, bước theo các bạn vào giáo đường. Khi cuộc lễ tàn, Tuấn trở ra một mình, lần bước ra phía sau nhà thờ, tìm một chỗ ngồi mát mẻ dưới bóng cây.

    Tiếng đọc kinh từ trong giáo đường đưa vẳng ra một điệu buồn buồn. Vài con chim sẻ liệng nhở nhơ trước mặt chàng. Tiếng chiêm chiếp của chúng như hoà điệu cùng những câu kinh.

    Tuấn nhớ lại những câu chuyện của Thúy kể khi nãy và chàng nghĩ ngợi.

    Đang lúc thờ thẫn, một tiếng gọi làm cho chàng giật mình:

    - Anh Tuấn! Chàng ngẩng lên:

    - À, cô Thúy. Cuộc lễ mãn rồi sao, cô?

    - Vừa mãn, em nhìn lại không thấy anh, ngỡ là về rồi.

    Nói câu ấy, Thúy có cảm giác như nàng vừa thố lộ một cái gì, và mặc dầu nàng cố tỏ ra một cử chỉ hờn dỗi, nàng cũng không thể giữ lâu cái cử chỉ ấy được.

    - Anh Trọng và chị Ngọc đâu, cô?

    - Anh, chị đang kiếm anh phía trước.

    - Ta về thôi.

    Thúy không đáp, lặng lẽ theo Tuấn trở ra. Đến đường cái, Tuấn thấy Trọng và Ngọc đang đứng đợi mình bên bụi bằng lăng. Ngọc đưa tay vịn một cành hoa. Đài hoa chiếu lên tay nàng một màu tim tím. Cái màu ủ dột ấy càng làm tăng

    thêm vẻ buồn kín đáo trên mắt thiếu nữ. Tuấn thầm nghĩ: “Hình như Ngọc có tâm sự gì buồn lắm thì phải!”

    Trên đường về, Thúy không còn liếng thoắng, líu lo với những tràng cười ngặt nghẽo như lúc mới ra đi. Đến phiên Tuấn lại thao thao kể cho mọi người nghe sự tích loài người và vũ trụ theo sự khảo cứu và suy luận của các nhà bác học và triết học thế giới, từ “Chủ nghĩa tiến hoá” của Darwin, “Chủ nghĩa độc nguyên” của những nhà thần giáo, “Chủ nghĩa đa nguyên” của những nhà bác học, đến “Chủ nghĩa duy lý” của Descartes, Spinoza, “Chủ nghĩa phản lý” của Bergson, Nietzche, “Chủ nghĩa duy vật trừu tượng” của Diderot Holbach v.v…

    Chàng vừa kể, vừa giải thích, vừa chứng minh, vừa biện luận, lưu loát và mạch lạc như một giáo sư đang giảng về triết học, hùng hồn và hấp dẫn như một diễn giả đang đứng trước diễn đàn. Mọi người trầm mặc nghe chàng nói. Thỉnh thoảng, Trọng ngắt lời chàng, đưa ra một câu hỏi hoặc để biện bác, hoặc để chất vấn. Chàng ôn tồn giải thích, cho đến khi nào Trọng không còn có thể chất vấn được mới thôi. Rồi chàng lại tiếp tục nói, nói, nói… Có lẽ chàng muốn nói để trả lời những câu chuyện mà Thúy vừa kể khi nãy.

    Đêm hôm ấy, Thúy không tài nào ngủ được. Nàng thơ thẩn ra vườn. Ánh trăng thượng tuần lên rất sớm và cười lém lỉnh trên ngọn nhãn. Những vì sao đó đây lấp lánh. Vài làn mây gờn gợn kéo nhau đi như những dải lụa bạch, dồn về một hướng trời xa thẳm và tan đi trong bóng tối diệu huyền.

    Thúy hết nhìn sao lại nhìn mây. Nàng thấy lòng nàng cũng chơi vơi như làn mây, với một nỗi buồn vô căn cứ đang chìm xuống, lắng xuống tận đáy lòng. Nàng thở dài, đôi mắt nàng chớp nhanh. Bàn tay nàng vô tình vịn một cành nhãn làm cho đàn dơi đang trộm nhãn hoảng sợ vỗ cánh bay đi. Thúy bất giác mỉm cười.

    Dơi là loài rất thích nhãn và trộm nhãn rất tài tình. Vườn nhà ai có nhãn mà vô ý không ngừa trước, chỉ một đêm là bị chúng tàn phá tiêu tan. Sáng ra, chỉ còn nước ngơ ngác nhìn những cành trơ và chịu khó đi quét vỏ và hột nhãn vứt bừa bãi đầy vườn.

    Muốn ngừa dơi, người ta phải đan lưới hoặc giỏ tre bao bít cả những cành nhãn có trái. Phương pháp này cũng chưa hoàn toàn. Lũ dơi quỷ quái vẫn thường cắn đứt cả nhợ, phá toang cả giỏ để ăn trộm như thường. Nhà nào quý nhãn thì chỉ có cách là ráng thức để chăn dơi. Người ta giăng chằng chịt khắp vườn những sợi dây kẽm dài; trên mỗi sợi, người ta buộc những hộp lon sữa bò có treo sẵn ở giữa hộp vài hòn sỏi, giống như những quả chuông nhỏ. Người ta lại lấy một sợi dây khác buộc vào giữa lưới chuông, đầu dây buông thõng xuống để cho người chăn dơi giữ. Hễ thấy lũ dơi nào bén mảng đến, người chăn phải giật mạnh lia lịa sợi dây. Lưới động, chuông reo lên từng loạt, lũ dơi sợ hãi bỏ đi.

    Phương pháp này có phần hiệu nghiệm hơn. Nhưng lũ dơi thèm khát kia cũng chưa chịu thua. Thỉnh thoảng người chăn dơi mệt mỏi ngủ quên, chúng lại được một phen no nê, ăn trả bữa lại còn cắp đem đi để trả thù những đêm bị xua đuổi.

    Vườn nhà Thúy có rất ít nhãn nên không cần đến việc chăn dơi. Vì vậy bọn dơi đêm nào cũng hẹn nhau đến ăn trộm. Chúng đánh hơi biết cây nào có nhãn, cắn giỏ chui cái mỏ nhọn hoắt vào và thoả thuê lựa chọn.

    Thúy đang tức cười vì lũ trộm, bỗng nghe có tiếng vĩ cầm từ trong nhà đưa ra. Tiếng đàn dìu dặt du dương ngân dài trong đêm lạnh. Âm thanh thánh thót như tiếng gió reo, quyện trên không gian vắng lặng, bàng bạc lê thê trên ngọn cỏ, cành hoa. Thúy lẩm bẩm: “Chừng này mà còn đàn!” Vì nàng biết là tiếng đàn của Tuấn, con người kỳ dị chỉ thích đàn trong những đêm trăng.

    Thúy lắng nghe và cố nhớ bản gì. Nhưng lạ chưa, nàng không tài nào nhớ được. Nàng đoán là một bản do Tuấn đặt ra.

    Như thường lệ, Tuấn đứng tựa cửa sổ, đâu mặt ra phía trái khu vườn. Ở phía vườn nầy, ba Thúy trồng toàn kiểng như đinh lăng, trắc bá diệp và nhiều loại hoa như trúc đào, bạch cúc, hồng nhung, vân côi, dạ lý… Ở cửa sổ nhìn ra, người ta có cảm tưởng mình đang đứng trên “Ngoạn hoa lầu” và trước mặt là vườn lãng uyển với mùi hương thơm ngát và những hồn hoa hiển hiện dưới trăng mờ.

    Chẳng hiểu Tuấn có bắt gặp hồn hoa lần nào chưa hay chàng say sưa vì mùi hương dạ lý, mà chàng thích đứng một mình hàng giờ bên cửa sổ, vơ vẩn nhìn ra vườn mộng, nâng cao tiếng đàn trong đêm vắng, lạnh lùng.

    Thúy lại lẩm bẩm: “Tâm hồn thi sĩ có khác!” Rồi bỗng nhiên nàng có ý muốn Tuấn biết nàng đứng đây, biết rằng trong đêm khuya tĩnh mịch này còn có một người khác cùng thưởng thức tiếng đàn với chàng. Giá nàng chỉ kêu lên một tiếng - một tiếng khẽ thôi - chắc chắn rằng Tuấn sẽ bỏ cung đàn đang kéo giở mà bước ra với nàng. Nhưng tại sao nàng không kêu lên được? Hình như có cái gì ngăn cản không cho nàng thốt nên lời. Hình như đó là sự tự ái, sự kiêu hãnh, sự e thẹn của một nàng trinh nữ lần đầu tiên mới biết hương vị yêu đương.

    Nàng tựa mình vào cội nhãn, lắng tai nghe từng điệp khúc mà cảm thấy như tiếng lòng mình đang thổn thức chơi vơi. Bỗng cung đàn im bặt. Rồi có tiếng cửa sỗ khép nhẹ. Không gian dường như lắng xuống, như còn phảng phất âm hưởng đâu đây.

    Thúy thờ thẫn trở về phòng. Nàng ngã mình xuống giường, cố ru giấc ngủ nhưng không tài nào ngủ được. Đã nhiều lần nàng tự hỏi: “Sao lòng mình thế này?” nhưng không lần nào nàng dám trả lời. Nàng chỉ còn biết cầu nguyện, phương pháp cuối cùng của những người yếu tinh thần khi thấy rằng mình sắp bị sa ngã. Mòn mỏi, nàng ngủ thiếp đi trong giấc mộng hãi hùng.

    “Nàng thấy nàng đang ngồi trên lưng con tuấn mã với Tuấn. Con ngựa đưa đôi bạn tâm tình đến những nơi xa lạ, có những thành quách thật là cổ điển, không một bóng chim, không một bóng người. Nàng sung sướng ngồi bên Tuấn, nghêu ngao hát những bài hát trong sáng yêu đời. Tiếng lạc ngựa vang lên, hoà với tiếng dội của những toà lâu đài cao ngất nghểu. Người và ngựa đi qua một cánh đồng xanh có những làn cỏ mướt tợ nhung. Tiếng đàn vĩ cầm từ đâu vẳng lại như mơn vờn trên ngọn cỏ. Tiếng đàn nghe rất quen thuộc, Thúy nghe rõ đó là tiếng đàn du dương của Tuấn mà nàng vẫn thường nghe. Nhưng Tuấn ngồi trước nàng đây, chàng có đàn đâu? Thì ra đó chỉ là âm thanh huyền bí của không gian, bản nhạc vô cùng của trời đất. Thúy thấy tâm hồn như thoát tục, toàn thân khoẻ khoắn như vừa tắm mát ở ngọn sông Đào.

    “Chợt nàng nghe có tiếng chim, tiếng chim đầu tiến nàng nghe từ khi bắt đầu cuộc hành trình. Nàng nhận ra con chim vàng anh đậu trên cành trâm ở đầu cầu. Và chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua dòng rạch là chiếc cầu quen thuộc ở đầu làng mà xưa nay Ngọc, Tuấn và nàng thường dắt tay nhau vẩn vơ trên đó. Tuấn gò cương ngựa dừng lại trên cầu, nhìn bóng hai người lung linh trên mặt nước.

    “Thúy toan cất tiếng hát, chợt nghe tiếng con vàng anh hót lên. Tiếng của nó hót lần nầy nghe thật não nùng làm sao! Nàng rùng mình nhìn lại, không thấy Tuấn đâu. Nàng cảm thấy bơ vơ và sợ hãi. Nàng nhìn xuống nước thì bóng Tuấn không còn đâu nữa, chỉ thấy hiện lên những hình ảnh quái đản, dị kỳ. Thúy cất tiếng gọi Tuấn, tiếng gọi thất thanh của nàng chan hoà với nước mắt. Mất Tuấn, nàng thấy mất đi người bảo vệ, trong khi quanh nàng toàn những cảnh khủng khiếp, hãi hùng.

    “Nàng giật cương cho ngựa chạy đi để cố tránh những ám ảnh. Tiếng hót quái đản của con vàng anh vẫn lẽo đẽo theo nàng. Tiếng nàng gọi Tuấn bị át mất bởi tiếng vó ngựa, nhưng nàng vẫn gọi, gọi thất thanh, gọi nức nở, gọi nghẹn ngào, gọi cho đến khi mệt lả, nàng té nhào xuống ngựa…”

    Giật mình tỉnh dậy, Thúy thấy mình còn ràn rụa nước mắt. Bên giường, Ngọc, Trọng và Tuấn đang đứng nhìn nàng lo ngại. Ngọc để tay lên trán Thúy, dịu dàng bảo em:

    - Đầu em nóng lắm. Có lẽ em bị cảm nên em sốt và mớ mê man.

    Thúy mừng thầm khi biết câu chuyện vừa rồi chỉ là giấc mộng, nhưng nàng bỗng ái ngại khi nghe lời chị. Nàng vội hỏi:

    - Em mớ nhiều lắm, phải không chị? Em mớ gì thế, hở chị?

    Hỏi đến đây, Thúy bỗng thấy choáng váng, mắt nàng hoa lên. Thúy biết rằng mình bị cảm thật. Nàng chỉ nhận được có thế rồi thiếp đi, không kịp thấy nụ cười thương hại trên môi chị.

    --------------------------------
    1 Thơ Vũ Anh Khanh hồng thủy, những chuyện Thiên đường, cây trường sinh và cây trí tuệ. Tuấn im lặng nghe, không góp lời, không cười đùa, dường như xem đó là những chuyện trang nghiêm hệ trọng.
    2 La fée Estérelle.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    IV
    Tuấn và Trọng ra đến vườn dâu đã nghe tiếng cười nói nô đùa từ trong vườn vang ra. Đôi bạn liền băng qua một ngõ tắt vô vườn.

    Tiếng cười đùa bỗng nhiên im lặng. Một bọn hơn mươi thiếu nữ quê mùa đang rải rác đứng bên những khóm dâu xanh. Thấy hai chàng đến, họ bỗng dứt ngang câu chuyện đang giòn giã, trên môi mỗi người còn giữ một nụ cười hồn nhiên, tươi tắn. Mắt họ lấm lét nhìn trộm hai chàng, rồi lại láu lỉnh nhìn nhau. Tay họ vẫn nhanh nhẹn tước từng nắm lá dâu, đều đều như cái máy.

    Trọng biết họ ái ngại vì có mặt chủ nhân ở đó. Dân quê có tánh nhút nhát hay sợ chủ, vì thường thường các ông chủ hay khe khắc với những người làm công. Tuy còn trẻ, bọn họ vẫn phải chịu đựng với biết bao nhiêu sự khe khắc, phải kềm hãm sự ham muốn tự do của mình để làm vui lòng chủ. Sự phục tùng ấy lâu ngày thành một thói quen, nhưng vẫn không giết chết được bản năng tự nhiên của tuổi trẻ. Vì vậy, mỗi khi vắng mặt chủ, họ lại được dịp tự do tán gẫu và cười đùa.

    Trọng thấy khó chịu với bầu không khí đó. Chàng lại bên họ vui vẻ khơi chuyện với họ. Thấy ông chủ trẻ của mình dễ dãi và vui vẻ, không giống với những ông chủ khác, bọn họ mới dám tự nhiên cười nói, và những chuỗi cười trong trẻo cất lên biểu lộ sự xanh trẻ và yêu đời. Tuấn cũng đến bên họ, hỏi thăm cách trồng dâu, chăn tằm,cách chuốt tơ, chọn kén. Rồi chàng lại kể họ nghe sự tích “Đông trùng hạ thảo”, một truyện cổ tích truyền khẩu ở miền Bắc nhưng rất lạ với dân quê mộc mạc miền Nam; đó là sự tích cây lau đã nuôi tằm từ mùa đông, cho đến mùa hè thì tằm hoá bướm bay đi, bỏ cây lau ở lại tiều tụy võ vàng vì đã truyền hết bao nhiêu sinh lực cho con sâu bạc nghĩa…

    Tuấn kể chuyện rất có duyên làm cho mọi người đang vui bỗng thấy lòng bâng khuâng, thương thay cho cây lau và giận thay cho con sâu bạc nghĩa. Đến lúc đó thì Tuấn cười phá lên, giải nghĩa cho họ nghe về sự hoá thân của loài bướm, theo khoa học. Tuy không hiểu rõ khoa học là gì, họ cũng nhận thấy lời giảng giải của Tuấn nghe hay hay, và họ thấy cái buồn tiêu tan đâu mất.

    Mặt trời đã lên cao rồi. Ánh nắng đổ xuống vườn làm ửng lên một màu vàng lóng lánh trên nền dâu xanh. Những tà áo đen bạc màu nem nép dưới bóng lá. Những bàn tay dịu dàng rám nắng lâu ngày trở nên thô kệch, vẫn lẹ làng tước lá từ dưới lên trên từ cây này sang cây khác.

    Tuấn toan bảo bạn trở về, bỗng chàng nghe có tiếng ai hát ở cuối vườn:

    Chăn tằm hái lá dâu non.
    Chuốt tơ chọn kén cho tròn ngày xanh.
    Đêm đêm mình lại với mình.
    Dệt mau những chiếc áo lành dâng ai… 1

    Tuấn bảo bạn:

    - Tiếng ai in như là tiếng cô Ngọc!

    Trọng mỉm cười, không đáp. Vừa lúc đó, Ngọc rẽ một đám lá bước đến:

    - Hai anh nói chuyện gì mà vui vẻ thế? Tuấn làm nghiêm:

    - Chuyện con tằm, cô ạ!

    - Con tằm thì có chuyện gì mà nói. Hay anh Tuấn kể sự tích con tằm theo sự khảo cứu và suy luận của những nhà bác học, triết học nào nữa đó, chớ gì?

    Trọng cố nín cười, bảo em:

    - Cô đùa như thế, anh ấy giận không thèm nói chuyện với cô nữa thì khốn.

    - Anh ấy giận em thế nào được, phải vậy không, anh Tuấn? Tuấn vẫn làm nghiêm:

    - Tôi vẫn mong cô đùa như vậy hoài, để khỏi thấy cái vẻ mặt lúc nào cũng buồn thỉu buồn thiu của cô.

    - Vẻ mặt em buồn lắm hay sao, anh?

    - Cô thử khi nào ngắm mình trong gương thì biết. Tôi muốn tìm cái gì để ví với vẻ mặt của cô mà không tìm ra…

    Tuấn vừa nói vừa vỗ trán như cố nghĩ ra một điều gì. Ngọc phì cười:

    - Thì anh rán tìm xem. Nhà thơ ví thì phải hay lắm. Tuấn bỗng ngước lên:

    - Phải rồi, vẻ mặt của cô giống như vẻ mặt của… con tằm.

    - Trời ơi, anh ví cái gì mà kỳ vậy. Mà làm sao anh biết là con tằm buồn?

    - Ậy ví như vậy đúng đa cô. Cô không nhớ người ta nói: “Buồn như kiếp con tằm” đó sao?

    Trọng cười to:

    - Hoan nghinh câu ví của anh Tuấn. Đúng lắm, đúng lắm, tôi còn nhớ mài

    Ngọc đưa tay lên sửa lại mái tóc vừa nói:

    - Thôi, chịu phục hai anh.

    Rồi không để Tuấn đùa nữa, nàng bắt sang chuyện khác:

    - Em muốn ra đây từ sáng sớm với hai anh, nhưng còn phải bận chăm sóc cho em Thúy. Y sĩ bảo em ấy bị cảm gió độc và vì bị tim yếu nên em hay mê sảng.

    Trọng hỏi:

    - Liệu cô ấy có mệnh hệ gì không?

    - Y sĩ bảo không sao cả, chỉ vài hôm sau em mạnh lại như thường. Tuy vậy em cần phải tĩnh dưỡng và tránh những điều làm cho em xúc động thái quá, có thể nguy đến tim.

    Trong lúc Trọng và Ngọc nói chuyện, Tuấn hơi cau mày lắng nghe. Mắt chàng đăm đăm nhìn từng chiếc lá dâu non rời cành, thu mình trong bàn tay phũ phàng của những cô bé. Chàng thấy thương hại cho kiếp lá, rồi chàng liền nghĩ đến những mái tóc. Thốt nhiên, chàng ngẩng lên nhìn Ngọc. Chàng kinh ngạc thấy sắc mặt Ngọc xanh lạ thường, một màu xanh lung linh và rực rỡ như ánh trăng xanh huyền của những đêm tối trời quang. Thoạt đầu, chàng cho là nàng vì bệnh hay lo sợ cho em; nhưng rồi chàng không còn kinh ngạc nữa khi nhận ra đó là màu xanh phản chiếu của khóm lá dâu non.

    Chàng thở dài như trút được sự lo vơ vẩn không đâu. Những ý nghĩ về Thúy liên miên kéo tới. Chàng nhớ đến những lời Thúy thốt ra gọi chàng trong lúc mê sảng. Chàng nhớ đến những cử chỉ, tánh tình của Thúy những ngày gần đây. Chàng nhớ đến đôi mắt đầy cảm xúc của nàng những khi âu yếm nhìn chàng như muốn bộc lộ nỗi niềm, nhưng không bao giờ dám ngỏ. Tâm tình trong trắng của nàng, chàng đã biết, không cần phải ngỏ ra lời. Có những lúc chàng thấy lòng bồi hồi rung động, chàng có phải là sắt đá đâu mà không biết yêu đương? Huống chi tình yêu ấy lại đến một cách rất hợp lý, đi từ cảm tình, mến phục đến thông cảm nhau qua khoé mắt, đầu môi. Những luc ấy chàng phải tự chinh phục lòng mình bằng những lời thơ:

    Vì chưng ta cũng biết yêu đương,
    Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường.
    Giữa lúc non sông mờ cát bụi.
    Phải đâu là hội kết uyên ương… 2

    Để rồi chàng tự cười mình, cười những tàng tích lãng mạn còn ẩn náu ở tâm hồn mình.

    Chính thâm tâm chàng vẫn muốn cởi bỏ bao nhiêu vướng bận tinh thần lẫn vật chất để quăng mình vào cuộc đời rộng rãi, ngang tàng.

    Nghĩ đến đây, Tuấn nghe có tiếng Ngọc dặn mấy cô gái quê nghỉ việc về ăn cơm. Chàng vội theo Trọng và Ngọc băng đường tắt về nhà.

    Buổi cơm trưa hôm nay vắng Thúy. Thường ngày, nàng ngồi đâu mặt với Tuấn và nàng nói chuyện nhiều nhất. Ngọc thì lúc nào cũng lẳng lặng. Có hai con chim oanh để hót cho vui nhà, con hay hót lại vắng bóng. Bữa cơm thành ra buồn tẻ.

    Cơm xong, Tuấn vào phòng thăm Thúy. Thúy vẻ mặt đã tươi tỉnh, đang vơ vẩn nhìn lên trần nhà. Thấy Tuấn vào, nàng ngoảnh lại, sự vui mừng đột nhiên hiện đến:

    - Anh Tuấn!

    Tuấn bước đến bên giường, đặt nhẹ tay lên trán nàng, hỏi khẽ:

    - Thúy đã thấy khỏe chưa?

    - Em chỉ còn hơi bần thần thôi, anh ạ.

    - Y sĩ bảo rằng Thúy bị cảm gió độc, nhưng không sao đâu, vài hôm Thúy sẽ mạnh lại như xưa.

    Thúy nhớ đến đêm hôm qua nàng đã đứng thâu đêm ngoài vườn, quên cả sương khuya, gió lạnh. Rồi nàng nhớ đến tiếng đàn du dương của Tuấn, nhớ đến giấc mộng mê ly huyền ảo với một đoạn kết thật não nùng. Mặt nàng hơi tái lại, giọng nàng run run:

    - Anh Tuấn này!

    - Gì thế, Thúy?

    - Hình như đêm qua em mớ nhiều lắm phải không anh?

    Tuấn mỉm cười khi nghe Thúy nhắc lại câu hỏi nàng đã hỏi Ngọc hồi sớm. Chàng thản nhiên đáp:

    - Cô Ngọc bảo thế.

    - Thế anh không nghe em mớ gì à?

    - Nào tôi có nghe được gì đâu? Khi tôi vào thì Thúy cũng vừa tỉnh dậy. Thúy thở dài như trút mọi sự băn khoăn, Tuy giọng nàng vẫn có vẻ hờn dỗi:

    - Vậy mà em cứ tưởng là anh đến thăm em trước nhất!

    Biết lời trách của Thúy là ngớ ngẩn và vô lý Tuấn chỉ nhìn nàng với cái nhìn thương hại. Thúy cũng lặng im, đôi mắt nàng nhắm lại như mãi nghĩ ngợi điều gì. Một lát, nàng mở bừng mắt ra:

    - Anh Tuấn này.

    - Gì thế Thúy?

    - Đêm qua em nằm mộng thấy một việc kỳ quái, anh ạ!

    - Thúy nằm mộng thì hẳn là một giấc mộng đẹp. Nào, Thúy thuật lại cho nghe đi.

    Tim Thúy bỗng đập mạnh, đôi mi nàng chớp lia. Nàng lại thở dài:

    - Không được, anh ạ! Em không có can đảm thuật lại cho anh nghe.

    - Sao vậy, hở Thúy?

    Thúy không đáp, đưa tay vân vê chiếc gối tai bèo và kéo lại ôm vào lòng. Thấy cử chỉ ngộ nghĩnh của nàng, thấy đôi mi nàng vẫn chớp lia như hai cánh bướm, Tuấn chợt nhớ đến hai câu thơ. Chàng bất giác cười to:

    - Thôi, tôi biết rồi.

    Trong lúc Thúy ngạc nhiên trố mắt nhìn chàng, Tuấn ngâm khe khẽ:

    Đêm nay mơ thấy hai con bướm.
    Chấp cánh tình chung ở giữa trời 3

    Mặt Thúy bỗng đỏ lên, chẳng hiểu vì sung sướng hay vì thẹn. Hai người nín lặng, nhìn nhau. Thúy cảm thấy tâm hồn rạo rực khác thường, quên rằng mình đang bệnh. Nàng lập đi lập lại một câu hết sức thân mật:

    - Anh Tuấn này.

    - Gì thế, Thúy?

    Nhưng lần này Thúy không nói nốt gì nữa, đôi mắt nàng long lanh nhìn chàng. Tuấn vội ngẩng mặt nhìn lên trần nhà, giấu một sự xúc động nhẹ nhàng trước cái nhìn thân yêu của nàng trinh nữ.

    --------------------------------
    1 Thơ Hà Ân. mại câu gì mà “ruột tằm héo hon” của nhà thơ nào đó. Ruột mà buồn thì vẻ mặt vui làm sao được?
    2 Thơ Thế Lữ.
    3 Thơ Nguyễn Bính.

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    V
    Minh ngồi chăm chỉ học ở bàn viết, thỉnh thoảng đặt bút xuống, đưa mắt nhìn vơ vẩn ra sân. Chợt cậu bé có cảm giác có người đứng sau lưng, nó vội vàng ngoảnh lại:

    - Ồ! Chị Thúy, làm em tưởng ai.

    Thúy đã khỏi bệnh từ mấy hôm nay, đang đứng nhìn em, nhoẻn cười:

    - Em đang làm bài đấy à? Bài gì thế?

    - Luận văn chị ạ! Đầu đề này anh Tuấn ra khó quá, làm em suy nghĩ gần nát óc.

    - Đầu đề gì mà khó dữ vậy?

    - Tả một buổi đi chơi thú vị nhất trong những ngày nghỉ lễ.

    - Tả một buổi đi chơi mà khó nỗi gì, vậy chớ em đi chơi mỗi ngày đó có khó hay không?

    Minh ngượng nghịu nhìn chị:

    - Đi chơi thì dễ mà tả thì lại khó. Em chắc không làm được văn sĩ như anh

    Tuấn rồi.

    Vừa nói đến đó, Minh thoáng thấy có bóng người từ ngoài sân bước vào. Nó chỉ kịp kêu khẽ: “Úy, anh Tuấn kìa!” rồi vội sửa bộ lại ngay ngắn, ra vẻ như đang để hết tâm trí vào bài làm.

    Tuấn bước đến vui vẻ:

    - Hai chị em đang nói chuyện gì thế?

    Thấy bộ điệu của Minh, Thúy phá lên cười:

    - Em Minh đang khoe bài luận văn của em đấy, anh ạ. Em nhất định sau này sẽ làm văn sĩ như anh.

    Tuấn nghiêm giọng, tuy vẻ mặt chàng vẫn dịu dàng:

    - Mới tí tuổi đầu cũng đã xây những hoài bão, thật giống hệt như mấy chị nó. Nào xem nhà văn tương lai của ta viết được những gì mà dám nhất định như thế.

    Mặt Minh đỏ lên, vẻ bẽn lẽn như cô gái. Nó đưa mắt lườm chị như muốn gởi lời trách móc mà không dám thốt ra. Tuấn thương hại âu yếm bảo:

    - Em Minh thử đọc vài đoạn mà em thích nhất xem nào.

    Minh cầm bài lên tay, đưa mắt nhìn qua mấy lượt mà không biết đọc đọan nào.

    Tuấn nhắc:

    - Em đọc đoạn Nhập đề.

    Minh tằng hắng lấy giọng, cất tiếng trong trẻo đọc:

    - Trời tháng bảy, nhân buổi đêm trăng, dắt một vài anh em, bơi một chiếc thuyền nhỏ, rong chơi trong hồ…” Ngọc cất tiếng cười to:

    - Em viết văn gì mà lủng củng thế?

    - Nhưng… Tuấn ngắt lời:

    - Nhưng gì? Nhưng đó là văn em đánh cắp của cụ Phan Kế Bính phải không?

    Minh cuối đầu, hổ thẹn. Tuấn dịu dàng:

    - Cụ Phan viết câu đó thì khả dĩ, vì cụ hành văn theo lối xưa. Ngày nay văn phạm đã quy định, không ai viết một câu một câu văn lủng củng như thế bao giờ.

    Thúy góp lời:

    - À à, anh giảng như thế em mới nhớ. Ở trường, trong khi làm luận Pháp văn thỉnh thoảng em cũng đánh cắp vài câu văn trong sách những nhà văn danh tiếng, đinh ninh thế nào cũng được bà giáo khen ngợi. Chừng trả bài lại, những câu đó bị gạch nát hoặc sửa lại khác hẳn, em tức quá mà không hiểu tại sao.

    - Có gì mà không hiểu? Có hai lẽ: một là giáo sư của cô dốt, hai là giáo sư không muốn học trò mình hành văn như… nhà văn. Vì thường thường, nhà văn hành văn rất phóng túng, nhiều khi rất cầu kỳ tối nghĩa, mà học sinh thì cốt viết sao cho được sáng sủa, đúng văn phạm là khá rồi.

    Chàng day lại bảo Minh:

    - Em Minh đọc tiếp đi. Anh tin rằng hai phần sau sẽ khá hơn.

    Minh đọc tiếp, lúc đầu còn ngập ngừng, sau lần lần rõ ràng, lưu loát, dường như hấp dẫn bởi một xúc động chân thành. Đến đoạn kết luận, giọng nó nhỏ lại, có gì chan chứa trên mắt và đọng lại ở vành môi:

    - “Hôm nay, trở lại làm bạn cùng bút mực, em vẫn thấy lòng phấn khởi mỗi khi nhớ đến buổi đi chơi thú vị ấy. Những hình ảnh kỷ niệm như hãy còn phảng phất trước mắt em: nào những lúc vui đùa, nào những lúc reo ca, nào ngọn lửa bập bùng giữa màn đêm huyền bí, và nhất là khúc ca Tạm biệt như hãy còn văng vẳng bên tai.

    “Em thầm ước mong rằng khúc ca Tạm biệt ấy không phải là khúc ca Vĩnh biệt. Và một ngày gần đây, chúng em sẽ còn có dịp gặp gỡ nhau đầy đủ trong một niềm thân ái đậm đà, để cùng hoà bản nhạc lòng với bản nhạc thiên nhiên của trời đất.

    Thúy buột mồm reo lên:

    - Ồ! làm sao em viết được những câu như thế? Làm sao em diễn tả được tình cảm một cách tế nhị như thế? Hay là…

    Cậu bé đưa đôi mắt còn rười rượi buồn lên nhìn chị:

    - Chị lại nghĩ em đánh cắp một đoạn văn ở đâu đấy chứ gì? Không đâu, chị

    ạ!

    Tuấn nắm lấy tay Minh kéo lại bên mình âu yếm:

    - Anh hiểu em hơn ai hết vì em rất giống anh ngày anh còn bé. Vẫn cái bỡ ngỡ ấy trong khi viết, vẫn với tình cảm dồi dào ấy trong khi diễn tả.

    Lần này Minh không còn rụt rè nữa, đôi mắt nó sáng lên như chứa đựng cả một niềm tin tưởng, giọng nó run run vì cảm động:

    - Thật vậy không anh! Nhưng tại sao em thấy viết khó quá. Có khi em nghĩ rất nhiều mà em viết không hết ý.

    - Như vậy chứng tỏ rằng em có nhiều khả năng nhưng em thiếu nghệ thuật.

    - Em nhận thấy muốn trở thành một nhà văn danh tiếng như anh, thật khó quá. Làm thế nào mới có thể thành một nhà văn được, anh nhỉ?

    Tuấn lặng nhìn Minh một lúc lâu, chàng cảm động bồi hồi nhận thấy ở cậu bé ngây thơ nhưng thông minh ấy hình ảnh của mình ngày xưa, với bao nhiêu mơ ước thiết tha, với bao nhiêu sự thắc mắc, bâng khuâng trước một triển vọng bao la, sáng lạn. Đồng thời, một sự sung sướng truyền lan qua tâm hồn chàng, như vừa tiếp nhận một mùi hương huyền diệu, một mùi hương thông cảm ở sự chớm nở một tài năng.

    Một lần nữa, chàng nắm chặt lấy bàn tay nhỏ bé của Minh, giọng chàng trở nên trịnh trọng:

    - Em có muốn sau này sẽ được giàu sang không?

    - Chưa có lúc nào em nghĩ đến sự ấy, anh ạ.

    - Em có muốn sau này em sẽ được nhiều danh vọng không?

    - Em chưa quan tâm đến điều đó, anh ạ. đến?

    - Vậy chớ em muốn gì, khi mà giàu sang, danh vọng em đều không nghĩ

    - Em chỉ muốn trở thành một nhà văn.

    Tuấn phì cười, trong khi Thúy nhìn em với đôi mắt vô cùng ngạc nhiên.

    Tuấn ôn tồn tiếp:

    - Nhưng nếu người ta bảo rằng đời nhà văn sẽ khổ sở, kiếp nhà văn phải nghèo nàn, thì em nghĩ sao?

    - Em nghĩ rằng sự khổ sở, sự nghèo nàn càng làm cho nhà văn thêm cao quý.

    Thúy chen vào:

    - Người ta bảo như vậy là người ta nói láo. Anh há không nghe nói Emily

    Bronte đã làm giàu với tác phẩm của mình. Margaret Mitchell chỉ viết một quyển “Cuốn theo chiều gió” mà có thể sống phong lưu suốt đời, Ylya Ehrenbourg lãnh lương hơn cố thống chế Staline hay sao?

    Tuấn cười chua chát:

    - Cô nói có lý nhưng người ta cũng không phải hoàn toàn vô lý. Cô thấy nhà văn Việt Nam nào được giàu có với văn nghiệp của mình chưa? Cô có nhớ thi sĩ Tản Đà phải kiêm thêm nghề đoán quẻ và làm thơ mướn? Cô có nhớ Vũ Trọng Phụng phải ngã gục trên con đường văn nghiệp chỉ vì quá khổ sở, nghèo đói? Và còn biết bao nhiêu nhà văn thơ khác cùng chung số phận như họ.

    Thúy hơi cau mày:

    - Thế thì vô lý thật!

    Tuấn vẫn không đổi vẻ mặt, giọng chàng vẫn ôn tồn:

    - Vì có sự vô lý như vậy nên lời của em Minh tuy giản dị mà thật là chí lý. Anh còn nhớ câu này của Gorki: “Một nhà văn chân chính phải chịu lãnh những thương tích của quê hương. Cũng vì đó mà văn sĩ phải chịu dày bừa, chà đạp, rồi mang lấy những thương tích trên kia”. Thiên chức nhà văn là như vậy đó.

    Thúy thở dài chán nản:

    - Như thế thì muốn thành một nhà văn, thật khó quá!

    - Nên nói “Muốn thành một nhà văn chân chính” đúng hơn. Vì nếu muốn thành một nhà văn chuyên viết những truyện nhảm nhí để đầu độc đồng bào thì cũng không có gì là khó.

    Lời nói của chàng vừa tỏ vẻ mỉa mai, vừa như bộc lộ một sự phẩn uất. Dưới ánh nắng đào xuyên qua cửa sổ, gương mặt chàng nổi bật lên giữa ánh sáng, càng để phản chiếu rõ vẻ kiêu hãnh trước cái thiên chức tối quan trọng của mình. Chàng day lại với Minh, giọng chàng dịu dàng hơn lúc nào hết:

    - Em đã nghe rõ những lời chị Thúy và anh vừa nói chưa?

    - Thưa anh, em đã nghe rõ.

    - Vậy thì bây giờ anh có thể trả lời câu hỏi của em khi nãy được. Muốn thành một nhà văn danh tiếng em cần phải có đủ hai điều kiện: thiên tài và nghệ thuật.

    - Thiên tài là gì, hở anh?

    - Đó là một câu hỏi khó giải. Tuy nhiên, em thử đặt ba câu hỏi này: em có khiếu về văn chương hay không? Em có tinh thần sáng tạo dồi dào hay không? Em có thấy rằng sự diễn đạt tình cảm, cảm giác, ý niệm là một nhu cầu cần thiết đối với em hay không?

    - Nếu em trả lời rằng có?

    - Tức là em nhận được một phần nào cái thiên tài của em đang chớm nở đó.

    Sắc mặt của Minh bỗng lộ vẻ hân hoan khác thường. Đôi mắt nó sáng lên như chứa đựng một niềm tin tưởng vô biên. Tuy nó không biểu lộ một phần nhận xét nào, nhưng cứ nhìn vào cử chỉ của nó, vẻ mặt của nó, đôi đồng tử long lanh của nó, Tuấn cũng đã đoán được ý nghĩ của đứa bé. Chàng lo sợ sự nhận thức tài năng của mình sớm quá sẽ gây cho đứa bé một sự kiêu hãnh di hại cho nghệ thuật của nó ngày sau. Chàng thấy có bổn phận phải kéo nó về với thực tế, gieo cho nó một vài ý niệm chân chính mà tin rằng sẽ có ảnh hưởng to tát trên con đường văn nghiệp của nó sau này. Trong lúc Minh còn đang sung sướng với cái mộng của mình, Tuấn bỗng cất tiếng nói làm cho nó giật mình:

    - Em Minh đã hiểu thế nào là thiên tài chưa?

    - Hình như em đã mang máng hiểu.

    Tuấn lấy thuốc ra đốt hút, nhìn theo làn khói tản mạn trên trần nhà, vừa chẫm rãi tiếp:

    - Nhiều khi thiên tài và nghệ thuật cũng chưa đủ để tạo cho ta thành một nhà văn chân chính. Một nhà văn chân chính cần phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi: phải hoà mình vào đời sống của nhân dân, phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi, biết dùng nghệ thuật mà xây dựng những cái gì lớn lao chung cho cả loài người. Chính anh đây, suốt bao năm phụng sự cho văn nghệ, anh vẫn chưa xây dựng được cái gì có thể gọi là giá trị vượt hẳn thời gian. Anh hãy còn học hỏi, tìm tòi, tìm nguồn để khơi, đào sâu ý để xây dựng, mà chẳng biết bao giờ mình mới xây dựng nổi.

    Đang lúc hớn hở, Minh bỗng lộ vẻ băn khoăn. Tuấn mỉm cười thương hại:

    - Hiện nay, em chỉ có một điều nên làm.

    - Điều gì thế hở anh?

    - Một điều rất giản dị là: học. Em nên ghi vào tâm trí lời klhuyên chí lý này của Gia Cát Lượng: “Tài cần phải học; học cần phải tĩnh. Không học không rộng được tài; không tĩnh, không thành được học”. Em có hiểu lời khuyên ấy hay không?

    - Thưa anh, em hiểu và em nguyện sẽ rán học. Tuấn cười nói:

    - Chữ “học” ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không phải chỉ học ở sách vở mà còn phải học ở cả mọi nơi: ở người, ở xã hội, ở thiên nhiên.

    Thúy góp lời:

    - Cái gì chớ học ở thiên nhiên thì em rất thích. Hôm nào anh đưa chúng em đi học đi, anh!

    Tuấn hỏi:

    - Cô Thúy và em Minh có đi núi Bà Đen chưa? Thúy và Minh nhanh nhẹn đáp:

    - Chưa.

    Tuấn cau mày:

    - Một thắng cảnh ở quê hương mà không biết thì thật là lạ. Vậy để hôm nào anh sẽ đưa cô và em Minh đi viếng núi, luôn tiện cho em Minh học hỏi.

    Thúy nắm lấy tay em, âu yếm đùa:

    - Sau này có thành nhà văn, đừng có xem thiên hạ là mắt đục cả nhé?


  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    VI
    Người ta bảo núi Bà Đen là một thắng cảnh của miền sơn cước Tây Ninh, thật không phải là quá đáng.

    Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong quang nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng, rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

    Ngoài cảnh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao nhiêu là kỳ quan và di tích: nào gót chân Phật trên thạch bàn, nào suối vàng, hang gió, nào điện, đảnh cổ kính uy nghi. Đâu đâu cũng có thơ đề, phú vịnh của khách thập phương vãng cảnh.

    Nhưng phần đông khách thập phương viếng núi, không phải vì hâm mộ những thắng cảnh danh lam, mà chính vì họ kính phục uy linh của Đức Bà Đen. Tục truyền ngày xưa, khi Chúa Nguyễn Ánh còn bôn đào vì quân đội Tây Sơn, nên một hôm phải dừng chân lánh nạn trên núi. Đức Bà hiển linh cho nằm mộng, chỉ đường cho Chúa thoát thân. Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, Chúa liền sắc phong cho bà chức “Linh sơn thánh mẫu”.

    Chung quanh những di tích lịch sử, người xưa thường hay thêu dệt những chuyện hoang đường huyền hoặc để cho người đời sau thêm phần kính phục. Câu chuyện tục truyền trên đây cũng ở trong trường hợp đó.

    Hôm nay, núi Bà Đen thêm ba người du khách: Tuấn, Thúy và Minh. Là một khách viễn phương, Tuấn muốn tìm nơi đây một vài cảnh sắc để thoả mãn tánh hiếu kỳ. Thúy thì muốn luôn luôn được gần Tuấn, dầu có phải ra đi nơi thiên sơn vạn thủy. Theo hai người còn có Minh, cậu bé lúc nào cũng liến thoắng nhưng tiềm tàng một tâm hồn thi sĩ, sẵn sàng chiêm vọng những vẻ đẹp của trời mây.

    Tới chân núi, Thúy ngạc nhiên thấy từng đám ăn mày già có, trẻ có, tàn tật có, không tàn tật cũng có, ngồi kế tiếp bên nhau thành hai hàng dài trên đường lên núi. Người thì van xin, kẻ thì lạy lục, có người còn đùm đề thêm một đám trẻ thơ dơ dáy, bụng ỏng, mắt toét, mũi dãi lòng thòng, dường như để khêu gợi sự thương tâm của khách thập phương. Tuy vốn từ tâm, Thúy cũng thấy khó chịu. Nàng hỏi Tuấn:

    - Ăn mày đâu mà nhiều thế này? Gần như một đạo binh.

    Tuấn đáp rất tự nhiên, mặc dầu cảnh tượng ấy chàng mới mục kích lần thứ nhất:

    - Cô không nghe câu thành ngữ người ta thường nói: “Ăn mày cửa Thánh” hay sao? Câu ấy thật là đúng, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    - Ừ nhỉ! Bấy lâu nay em vẫn nghe nhiều người nói, nhưng thật tình em chưa hề nghĩ đến cảnh tượng này.

    Tuấn cười đùa:

    - Vậy mới hay: “Đi một đàng, học một sàng khôn”.

    Thúy còn đang ngơ ngẩn, bỗng nàng nghe có tiếng “rắc” phía sau mình, nàng quay lại thấy Minh lui cui bẻ một cây tre nhỏ bên đường. Bẻ xong cậu bé giơ tay lên khoe, nhoẻn miệng cười sung sướng:

    - Em có gậy rồi, chị ạ! Có chiếc gậy tiên này, dầu có lên đến tận đỉnh, em cũng không ngán.

    Vừa nói, nó vừa chống gậy nhảy lên từng bậc đá, gọn ghẽ, nhẹ nhàng. Thúy thấy vui lây với em nàng vội kéo Tuấn đi nhanh lên để theo kịp cậu bé. Nhưng được một đổi. Thúy và Minh đã mệt nhoài. Nàng không thèm đi nữa, kéo Minh ngồi xuống một bệ đá, dưới một gốc cây. Tuấn cũng dừng bước, nhìn hai chị em, thương hại:

    - Chưa chi đã mệt rồi à?

    Không đợi chị đáp, Minh vừa thở hào hễn vừa cãi:

    - Không, em thấy khoẻ lắm chứ. Rồi nó day lại phía Thúy:

    - Chị cũng thấy khoẻ lắm, phải không chị?

    Thúy không đáp, chỉ mỉm cười gật đầu. Nàng nhìn xuống núi, rồi theo từng người đang mệt nhọc tiến lên. Khi họ đi ngang qua trước mặt nàng, Thúy ngạc nhiên nghe họ bảo nhau: “Ồ! Khoẻ quá! Khoẻ quá!” mặc dầu mồ hôi họ nhỏ giọt, giọng họ như nghẹn trong hơi thở nặng nề.

    Thấy chị có vẻ ngạc nhiên, Minh cắt nghĩa:

    - Người ta bảo khi lên núi, lúc nào mình mệt thì phải bảo rằng khoẻ, lập tức mình sẽ được khoẻ ngay. Đó là sự giúp đỡ của Đức Bà.

    Thúy chau mày khó chịu:

    - Thế sao chị không thấy khoẻ chút nào?

    - Ai biết? nhưng người ta bảo thế thì em cũng bắt chước thử xem. Mà em thì em thấy khoẻ thật, chị ạ!

    Tuấn phì cười:

    - Nào, em hãy nhìn thẳng lại anh, anh sẽ biết rằng em khoẻ thật hay khoẻ như những người vừa đi qua kia.

    Minh ngoan ngoãn nhìn thẳng vào mặt Tuấn. Thấy cử chỉ thẳng thắn của cậu bé, Tuấn nói ngay:

    - Ừ, anh tin rằng em nói thật. Nhưng em có biết nhờ đâu mà khoẻ hay không?

    - Thì người ta nói đó: nhờ sự giúp đở của Đức Bà. Tuấn nghiêm giọng:

    - Em lầm rồi, cũng như bao nhiêu người chất phác cũng đã lầm như thế. Không có ai có thể giúp cho em khoẻ được cả, mà chính em đã giúp em đó thôi.

    Minh ngơ ngác:

    - Nào em có giúp em gì đâu?

    - Có chớ sao không? Có điều em tự giúp em mà em không biết. Thí dụ: ngồi lại để nghỉ mệt, đó là một cách giúp cụ thể, tin chắc rằng em sẽ được khoẻ, đó là một cách giúp trừu tượng. Khi em tin rằng nói như thế em sẽ được khoẻ, sự tin tưởng ấy gợi trong trí em động lực, và động lực ấy giúp em chống lại cái mệt. Khoa học gọi đó là Tự kỷ ám thị 1.

    Nghe lời Tuấn nói, Minh giả bộ nhăn mặt:

    - Em lại bắt đầu mệt lại rồi, anh ơi!

    Chắc cái “Tự kỷ ám thị” mà anh vừa nói đã bay bổng lên mây xanh rồi. Thúy kéo nhẹ tay em, mắng yêu:

    - Thằng quỉ, vẫn không bỏ tật liến thoắng. Có mệt thì ngồi lại đấy, để chị và anh Tuấn lên Thạch bàn xem thử chân Phật ra sao.

    Dứt lời, Thúy đứng lên đưa mắt ra hiệu cho Tuấn. Tuấn cũng đứng lên, cùng Thúy lần từ tảng đá lên núi. Thấy vậy, Minh vội vàng chống gậy nhảy theo, thoáng chốc đã qua mặt hai người. Nó cười to, vui vẻ bảo:

    - Nào, anh chị và em trèo đua thử coi ai lên đỉnh trước. Tuấn doạ:

    - Coi chừng cọp đón đường thì khổ đa, em.

    - Em không sợ, cọp ở đây hay nghe kinh và hiền như bụt.

    Nhưng vừa nhảy nhót được một khoảng, Minh đã thở dốc. Nó lại ngồi bẹp xuống hòn đá, lẩm bẩm như niệm thần chú:

    - Khoẻ quá! Khoẻ quá!

    Thúy và Tuấn vừa lên tới, dừng lại bên cạnh Minh. Tuấn hỏi:

    - Thế nào, em không trèo đua lên đỉnh trước à? Minh lắc đầu, mỉm cười như mếu:

    - Thần chú của em hết linh rồi, anh ơi! Cũng tại anh đấy nhé! Bây giờ thì em nhất định ngồi lại đây. Mệt quá và cũng đói quá rồi.

    Thúy cười đùa:

    - Sao lại mêt? Khoẻ đấy chứ, phải không em?

    - Ừ phải, khoẻ. Nhưng khoẻ điệu này em đi không nổi nữa. Tuấn đưa tay vuốt đầu Minh, khuyến khích:

    - Em rán lên một chút nữa, đến suối vàng em sẽ vớt một mớ vàng về chơi. Minh vội chổi dậy, ra vẻ hăng hái:

    - Thật thế không anh? Vậy thì chúng ta đi mau đi.

    Vượt qua khỏi vài tảng đá cheo leo, ba người đứng trước một dòng suối trong leo lẽo. Cuồn cuộn theo dòng, những hạt vàng li ti chìm, nổi theo đà nước, lóng lánh phản chiếu dưới ánh nắng mai. Thúy buộc mồm:

    - Lạ nhỉ! Vàng ở đâu ra mà nhiều thế này? Tuấn bật cười, nửa đùa nửa thật:

    - Đó là thứ cát mà tiếng nhà Phật gọi là kim sa đấy Thúy ạ!

    Minh nhanh nhẹn lần xuống tận dòng suối, hai tay nó bụm lại vớt một mớ hạt vàng. Nhưng lạ chưa! Bao nhiêu hạt vàng trong tay nó đều biến mất, khi bụm nước vừa ra khỏi mặt suối. Minh buông tay cho nước chảy xuống dòng thì những hạt vàng lại ửng lên, chờn vờn như trêu ghẹo. Minh thí nghiệm lại lần nữa, và rốt cuộc nó thất vọng hỏi Tuấn:

    - Vàng gì mà lạ thế này, hở anh Tuấn? Tuấn đùa:

    - Vàng của Đức Bà đấy, em ạ! Nếu có thể ăn cắp được vàng của nhà thánh thì bao nhiêu ngưới đã làm giàu nhờ nó rồi.

    Minh đỏ mặt, chối bai bải:

    - Anh lại trêu em rồi. Em có cố ý ăn cắp đâu!

    Thúy và Tuấn cùng cất tiếng cười, trong lúc Minh bẽn lẽn trở lên, ngồi bẹp xuống cạnh chị. Thúy lấy giỏ thức ăn đem theo ra, chia cho mỗi người một phần. Minh tiếp lấy khúc bánh mì nhét đầy thịt nguội, nhai ngổn ngoảm trông rất ngon lành. Tuấn bảo Thúy:

    - Không có ai lạ như mình! Ngưới ta đi núi ăn chay, mình đi núi ăn thịt. Phen này về phải xin tội mới được.

    Thúy đưa mắt lườm Tuấn, có ý không bằng lòng. Tuấn biết lời nói đùa của mình làm phật lòng Thúy, nhưng chàng chỉ mỉm cười, không tìm lời bào chữa như mọi lần khác.

    Giữa bầu không khí yên lặng nặng nề bỗng có tiếng chuông, mõ nhịp đều thành một điệp khúc u uẩn, như muốn cởi toả những vòng dây oan nghiệt, nhưng nghìn đời vẫn vương mắc những dục vọng của thế nhân. Thúy mơ màng nhìn hai con chim non đang đứng dáo dác trên cành cây, dường như đang lắng nghe tiếng kinh quyện buồn trong không gian. Nàng day lại phía Tuấn, giọng nàng nhỏ nhẹ như cũng muốn cởi mở theo tiếng chuông:

    - Em còn nhớ lời này của nhà văn hào Paul Claudel: “Phải tin, phải tin đi. Một người có lòng tin bao giờ cũng hơn người thường. Cái lòng tin ấy có lầm lẫn đi nữa, đó vẫn cứ là lòng tin, một sức khoẻ đem ra dùng.” Anh nghĩ thế nào về lời nói ấy?

    Tuấn cũng dịu giọng, nhưng lời chàng rắn rỏi lạ thường:

    - Paul Claudel nói sai, Thúy ạ. Không phải tất cả những lời của danh nhân đều đúng.

    Thúy ngoảnh mặt lên nhìn Tuấn, mặt nàng thoáng vẻ kinh ngạc:

    - Bằng cớ gì anh cho lời Claudel là sai?

    - Bằng cớ à? Hàng vạn sự việc hàng ngày xảy ra trước mắt ta là những bằng cớ cụ thể. Thí dụ: tin theo những tà thuyết có thể đưa ta vào con đường tàn sát sanh linh, tin theo những lý thuyết lỗi thời có thể ngăn cản đường tiến hoá của dân tộc. Đó là những đức tin nhầm lẫn và cái sức khoẻ đem ra dùng ấy sẽ gây tai hại biết bao nhiêu.

    Chàng ngừng nói, và qua phút im lặng, đôi mắt chàng sáng lên một niềm tin tưởng. Ngón tay trỏ chàng nhịp mạnh xuống tảng đá như muốn kết thúc dứt khoát một vấn đề:

    - Phải, lòng tin là một sức khoẻ, nhưng phải đặt lòng tin cho đúng chỗ thì cái sức khoẻ ấy mới hữu dụng.

    Thúy nhoẻn cười:

    - Đúng, em tán thành ý kiến của anh. Nhưng cái khó lá làm sao phân biệt được thế nào là sáng suốt và thế nào là lầm lẫn hầu đặt lòng tin cho đúng chỗ. Có phải thế không anh?

    Tuấn toan đáp thì Thúy đã vui vẻ tiếp:

    - Mà thôi, dẹp quách vấn đề đó lại, ta hãy lo giải quyết vấn đề bao tử rồi còn đi về, kẻo hết xe về chợ thì nguy.

    Hai người vừa ăn vừa nhìn theo những bóng người từ chùa trên xuống núi. Ăn xong, Tuấn, Thúy và Minh vào chùa xin nước uống, rồi họp đoàn với đám thiện nam tín nữ ra về.

    Thúy uể oải lần xuống từng bậc đá, trí miên mang nghĩ ngợi về những lời biện luận của Tuấn khi nãy. Bỗng nàng nghe bà cụ đi bên cạnh nói với bạn qua hơi thở nặng nề:

    - Khoẻ quá, bác Hai nhỉ?

    Và người bạn già của cụ đáp, cũng qua hơi thở phều phào:

    - Ừ, khoẻ quá!

    Mặc dầu đang đắm hồn trong cơn nghĩ ngợi, Thúy cũng không khỏi bật cười. Nàng nhìn hai người bạn già ấy một cách thương hại và bỗng một ý nghĩ nảy đến trong óc nàng. Nàng mỉm cười tự nhủ:

    - Dầu sao, lòng tin của họ cũng đặt đúng chỗ trong lúc này.

    --------------------------------
    1 Auto Auggestion.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    VII
    Từ hôm đi chơi núi về, Thúy càng đâm ra trầm ngâm, tư lự. Nàng có cảm giác như lạc giữa một khu rừng vạn ngõ mà nàng chưa biết ngõ nào là ngõ để thoát thân.

    Phần khác, những tình cảm ủy mị ở lòng nàng lại đặt nàng trước hai gánh nặng: tình yêu và lý tưởng. Một bên là tiếng nói của lòng giục thúc bởi tuổi xuân thì phát động, một bên là ý thức hệ được hấp thụ từ thuở ấu thơ như một của hương hoả di truyền. Nàng đang ở trong một tình trạng tương phản giữa tình cảm và lý trí, và chỉ đợi một cơn gió lốc của ngoại cảnh là có thể cuốn phăng nàng đi với cái nội tâm đang hỗn loạn.

    Một hôm, Thúy thơ thẩn ra vườn, ngồi dưới gốc nhãn nghĩ ngợi. Giữa sự lặng lẽ của buổi trưa hè oi bức, tâm hồn nàng cũng lắng dịu theo tràng tư tuởng triền miên. Trên khóm vân côi, hai con chim đang nhởn nhơ bay nhảy từ cành này sang cành khác, líu lo ríu rít như đang thổ lộ chuyện tâm tình. Hễ con chim này bay sang cành khác thì con nọ lại bay theo, đứng tựa bên nhau, có khi đôi cánh cùng xòe nhịp nhàng trong một bản ân tình đằm thắm.

    Thúy thấy thèm muốn đời sống nhàn hạ của đôi chim. Nàng muốn được như chúng, sống tự do với tình cảm thiên nhiên, hoà tâm hồn vào những cảnh nên thơ tìm sự rung cảm tế nhị trong những cảnh bao la, bát ngát. Trong phút ấy, nàng tự nhiên nhớ đến Tuấn. Nàng lại có ý nghĩ so sánh chàng trai ngang tàng ấy với một con chim đang sống một cuộc đời khoáng đạt, không phải như một con chim xanh nhởn nhơ trong một vườn hoa xinh đẹp, mà là một con chim bằng luôn luôn tìm cách vượt muôn vạn trùng dương để làm gì? Thúy lại liên quan nhớ đến hai câu thơ cổ:

    “Bán sinh phong cốt lăng tằng thậm,
    Nhất phiến nhu hoài chỉ vị khanh.” 1

    Biết đâu chàng trai ngang tàng ấy rồi cũng đến phải đắm say vì một dáng kiều! Nghĩ đến đấy Thúy cảm thấy mặt nóng bừng và tim hồi hộp lạ! Nàng ôn lại những cử chỉ của Tuấn từ bấy lâu nay, và nàng lấy làm lạ là Tuấn hay pha trò những lời nói của chàng bao giờ cũng đứng đắn. Cặp mắt của Tuấn có cái hấp lực làm cho lòng nàng rung động, nhưng cũng có cái vô tư để gieo cho nàng một mối đau buồn. Thúy thấy rằng tuy gần nhau, Tuấn và nàng hãy còn xa nhau quá…

    Giữa lúc Thúy đang nghĩ ngợi, bỗng một cơn gió làm náo động đôi chim. Chúng cất cánh bay lên, hoà mình trong những chiếc lá rụng tơi bời. Tiếp theo, những làn gió khác xô đôi chim dạt về những phương trời vô định. Thúy ngơ ngẩn nhìn theo đôi chim, vừa thương hại vừa tiếc rẻ.

    Phút chốc, trời tối sầm lại vì những đám mây vần vũ. Thúy vừa đứng lên thì một cơn mưa tuôn xuống xối xả. Thúy chạy vào nhà. Nàng vừa bước chân lên ngưỡng cửa thì một tiếng sét nổ lên vang dội làm náo động cả vạn vật quanh mình. Thúy kinh hãi nép mình vào phía trong kính cửa. Mắt nàng nhìn lên tượng Chúa, miệng nàng lâm râm cầu nguyện và tay nàng làm dấu thánh giá. Cái cử chỉ tự vệ ấy đối với nàng đã quen thuộc quá rồi, nhưng giữa lúc tâm trạng đang hoang mang này, nó dường như gieo một ấn tương mãnh liệt vào tâm hồn nàng. Đôi mắt nàng hoa lên và nàng như thấy vầng hào quang trên đầu Chúa loè ra rực rỡ, đánh tan mọi nỗi kinh hoàng.

    Vừa lúc ấy có tiếng cười bên cạnh làm cho Thúy giật mình. Nàng định thần nhìn xuống thì Tuấn đã đứng trước mặt nàng từ lúc nào, nụ cười còn điểm trên môi, đôi mắt sáng ngời như tỏa hào quang, vẻ mặt rắn rỏi, oai nghiêm như bức tượng thần. Nàng gọi nhanh như để cầu cứu:

    - Anh Tuấn!

    Tuấn dịu dàng hỏi:

    - Sao quần áo Thúy ướt mem thế kia? Thúy vào thay đồ mau đi kẻo bị cảm.

    Tiếng nói của Tuấn như có một thần lực làm cho lòng nàng dịu lại, nó còn thiêng liêng hơn là thần lực của đấng từ bi. Nàng ngoan ngoãn về phòng như một đứa em ngoan ngoãn lúc nào cũng chỉ biết có sự tin cậy và vâng lời.

    Bên ngoài, gió mưa vẫn thi nhau đùa giỡn, sấm sét vẫn đua nhau gầm thét. Và vũ trụ say cuồng trong cơn hỗn loạn như để cảm thông với tâm trạng phức tạp của loài người.

    °

    Thắm thoát ngày lễ đã gần hết.

    Một hôm, ba má Thúy và anh Trọng nàng đi chợ, Minh chạy chơi ở ngoài vườn, Tuấn ngồi đọc sách ở bàn viết còn Thúy thì lo sửa soạn quần áo đi xuống trường.

    Chẳng hiểu nghĩ sao, Tuấn bỗng đặt sách xuống bàn, ngẩng lên hỏi Thúy:

    - Hình như Thúy còn một khóa học nữa là thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Vậy sau khi thi đỗ, Thúy tính học thêm hay sẽ làm gì?

    Thúy ngước lên, đôi mắt buồn rười rượi:

    - Em tính đi tu, anh ạ.! Tuấn thở dài:

    - Tôi biết Thúy muốn thực hiện cái hoài bão Thúy ao ướt từ xưa, nhưng cứ nghĩ đến những mái tóc xanh, những tấm lòng xuân trẻ mà phải khép kín lại trước cuộc đời, tôi thấy buồn làm sao ấy…

    Thúy cúi đầu, nín lặng, trầm ngâm một lúc, Tuấn dịu dàng nói:

    - Ngày mai Thúy xuống trường rồi, còn tôi thì lại tiếp tục con đường luân lạc, chẳng biết bao giờ chúng ta còn gặp nhau nữa không?

    Thúy chép miệng:

    - Biết bao giờ…

    - Phải, biết bao giờ, vì cuộc đời có phẳng lặng như mặt nước hồ thu đâu. Ngày mai, khói lửa sẽ lan tràn trên đất nước, chúng ta mỗi người một phận sự. Tôi sẽ không yên tâm chút nào khi biết Thúy vẫn giữ một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.

    - Em biết làm thế nào hơn?

    Tuấn nhìn sâu vào mắt Thúy. Chàng thấy thương hại bạn vô cùng. Chàng biết Thúy yêu chàng, nhưng đời trai thời loạn là một cuộc đời sóng gió, cuộc đời vô định, vương vấn yêu đuơng chỉ làm chồn gót người đi và đau lòng người ở lại. Vả lại, ngày mai lăn thân vào con đường tranh đấu, biết chàng có sống sót trở về đây để gặp cố nhân chăng? Nếu chẳng may chàng vùi thây nơi chốn sa trường, thì mái tóc xanh của nàng sẽ sớm vương mang mối sầu tang tóc. Chi bằng tạm gác tơ tình để đợi một ngày mai quang đảng và biết đâu khói lửa sẽ không nung lòng nhi nữ, giúp nàng theo rõi chí người xa… Dầu sao, Tuấn cũng thấy lòng nao nao trước một mỹ tình đằm thắm, chàng muốn gieo cho nàng một ý thức về cuộc sống, trước khi cùng nàng giả biệt.

    Tuấn nhìn lên kệ sách, chợt thấy mấy quyển Thúy vừa xem còn để trên chồng sách cũ. Chàng với lấy xuống một quyển, thì ra đó là quyển “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Chàng cầm quyển sách, lật qua vài trang. Chàng nghĩ thầm: “Đọc loại sách như thế này, tâm hồn sinh ra mơ mộng, lãng mạn cũng phải”.

    Tuấn chép miệng hỏi Thúy:

    - Thúy đọc xong quyển này rồi chứ?

    - Em vừa đọc xong, anh ạ!

    - Thúy có cảm tưởng như thế nào khi đọc xong quyển này?

    - Đọc xong, em thấy buồn man mác và cảm thương Lan vô cùng. Tuấn mỉm cười:

    - Tại sao Thúy lại thương Lan?

    - Vì Lan biết chọn con đường lý tưởng của mình và mặc dầu lòng nàng còn phút giây rung động vì Ngọc, nàng đã cố gắng chống trả lại mọi sự cám dỗ. Hành động của nàng thật là đáng thương!

    - Nhưng, theo ý Thúy, trong hoàn cảnh như vậy Lan có thể yên tâm mà tu hành được không?

    Thúy mơ màng nhìn ra sân, bối rối không biết đáp thế nào. Tuấn xếp sách lại, đặt mạnh xuống bàn:

    - Lẽ tất nhiên là không, phải không Thúy? Tu hành thế nào được nữa, khi mà tâm hồn nàng lúc nào cũng vương mắc tơ tình. Tiếng chuông, câu kệ có thể nào làm cho nàng nguôi được nhớ thương đâu? Viết “Hồn bướm mơ tiên”, nhà văn Khái Hưng muốn trình bày một luận đề về ái tình và tôn giáo, và ông giải quyết vấn đề bằng cách dung hoà tôn giáo và ái tình. Thật là một cách giải quyết lơ lửng, phản tâm lý và phản cả tôn giáo.

    - Vậy theo anh thì nên giải quyết cách nào?

    - Em cứ nhìn lại hoàn cảnh của Lan thì biết phải giải quyết cách nào. Nếu em cho trong hoàn cảnh ấy, Lan có thể yên tâm mà tu hành, thì cứ cho nàng tu hành. Bằng trái lại, tại sao nàng không biết tìm lại tuổi xuân đầy hứa hẹn của nàng? Xã hội đang chờ đợi bàn tay của nàng góp công xây dựng kia mà.

    Tuấn xoa hai tay vào nhau miệng mỉm cười:

    - Theo đó, em có nhận rằng em thương Lan, chính vì Lan không tìm được một lối thoát? Nếu quả vậy, anh mong rằng trên đời này, không còn người thứ hai nào lầm lạc như Lan.

    Biết những lời kết luận tha thiết đó Tuấn muốn nhắn nhủ với nàng, Thúy thấy cảm động nghẹn ngào, không thốt ra được một lời nào. Thật ra từ ngày sống gần Tuấn, Thúy thấy cái ý nghĩ đi tu đối với nàng không cón thâm thúy nữa. Lòng Thúy chỉ mở ra có một lần và một lần để đón lấy sự hờ hững. Câu chuyện văn chương Tuấn vừa đem ra bàn càng làm cho nàng chua xót, vì nàng có được như Lan đâu? Rồi đây xa Tuấn, nàng phải khép cửa lòng lại, thì thà là đem khép nó lại trong cánh cửa chân tu.

    Sau phút giây trầm ngâm, Tuấn hỏi:

    - Thúy nghĩ sau mà đi tu?

    - Vì chính ở đó em đã tìm ra chân lý.

    - Thúy hiểu thế nào là chân lý?

    - Em hiểu như lời em đã thuật cho anh nghe ngày chúng ta đi lễ ở giáo đường.

    Tuấn thở dài:

    - Chân lý là sự thật. Những điều Thúy thuật đó, có phải là sự thật không?

    - Đó là sự thật. Có điều ta không thể lỉnh hội nó bằng lý trì mà bằng sự mặc khải 2 của Chúa.

    Tuấn nhìn bạn, dịu dàng:

    - Nếu vậy thì tôi chúc Thúy sẽ sớm nhận được sự mặc khải của Chúa. Tuy nhiên, tôi có vài lời cuối cùng này khuyên Thúy: Thúy có nghe chăng ngoài kia sức sống đang vươn lên? Đó là tượng trưng cho sức mạnh của cả một dân tộc đang sửa soạn chuyển mình vùng dậy. Và cái lịch sử ấy cũng không còn xa nữa. Tôi ước mong thực tế sẽ giúp Thúy một bài học hiệu quả hơn là bài học của Lan, để Thúy có thể nhận thức sự tương quan giữa cá nhân và xã hội.

    Thúy không nói gì nữa, trở về phòng mình, úp mặt vào gối. Hai dòng lệ chan hoà trên mắt, hoen ố cả mặt gối thêu. Đây mới là sự thật, một sự thật não nùng mà Thúy không hề dám ngỏ…

    --------------------------------
    1 Nửa đời sương gió ngang tàng,
    Quả tim mềm chỉ vì nàng đó thôi.
    2 Révélation.

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    ĐOẠN KẾT
    Em sẽ là Tiên của cõi đời,
    Mộng hồng đem rải khắp nơi nơi.
    Kẻ trần ngơ ngác khi trông thấy
    Uyển chuyển mình mai, yểu điệu lời.


    Thẩm Thệ Hà

    Ba năm qua…

    Một buổi tinh sương, gió mai phe phẩy ngàn hoa và bình minh nhuộm một màu tươi thắm. Ngàn trùng mây gió dệt lên nền trời những lớp kịch tang thương. Sương ngút tàng cây. Lá vàng phơi phới rụng…

    Thúy thơ thẩn ra sân giáo đường Thala, hướng tầm mắt về tận chân trời. Một tiếng chim về xa đang véo von gọi bạn. Tiếng chim hót vào lòng cô độc tựa những tiếng thở dài. Thúy bất giác cũng thở dài, để mặc cho tâm hồn quay về với dĩ vãng.

    Đã ba năm rồi…

    Ba năm, nhưng biết bao nhiêu là việc đổi thay. Từ ngày xa Tuấn, chẳng bao lâu, chiến tranh bùng nổ. Gót giày thực dân dẫm đạp lên quê hương. Những cảnh thịt rơi, máu đổ diễn ra khắp đó đây, máu của những kẻ ái quốc hoà lẫn với máu của bọn xâm lăng làm hoen ố cả một giải non sông gấm vóc.

    Nhà của Thúy tan hoang. Ba má Thúy bỏ thây trong cơn lửa đạn. Trọng và Minh phiêu dạt theo đoàn người yêu nước. Ngọc cũng mang trên đầu môt dấu thập hồng. Riêng Thúy, với tấm lòng thiên lương từ bé, Thúy sợ hãi cảnh chết chóc và oán ghét chiến tranh. Nàng chán nản sự đời, rủ sạch trần tâm vào đây vui câu kinh nguyện, để thực hiện hoài bão của mình và để giữ vẹn lời hẹn ước cùng ai…

    Nhưng thời gian qua, tiếng chuông giáo đường vẫn không đánh tan được niềm tục. Lòng người thiếu nữ muốn nguôi đi những nỗi niềm thương nhớ, nhưng lúc muốn quên lại chính là lúc nhớ thương thêm. Tâm hồn nàng luôn luôn phảng phất hình ảnh của người con trai ngang tàng khí phách đang chuyển gót chân lưu động đến một chân trời góc bể nào rồi.

    Tiếng gió rít trên tàng cây làm cho Thúy giật mình quay về thật tế. Thúy ngậm ngùi ngâm khẽ:

    Em dẫu trần tâm đã sạch rồi,
    Lòng từ vương một chút thương ai… 1

    Và nàng thấy lòng gợn lên những niềm thổn thức.

    Bỗng có tiếng động sau lưng, Thúy ngảnh lại và buột mồm reo lên, vừa mừng rỡ vừa kinh ngạc:

    - Anh Tuấn!

    Tuấn đến hồi nào không biết, đứng dưới gốc điệp nhìn nàng. Chàng mỉm cười:

    - Cô Thúy!

    Thúy cúi đầu lặng im một lúc, giữ cho lòng bình tĩnh. Trong khi Thúy chưa dằn được một cảm xúc bất ngờ, Tuấn đã tươi cười nói:

    - Người tu hành cũng ngâm thơ nữa sao! Thúy đỏ mặt, bẽn lẽn:

    - Thơ là tiếng nói của lòng, là cái gì thiêng liêng của con người. Người mà không biết thơ thì còn gì đáng mến nữa.

    Rồi như bối rối, Thúy tiếp:

    - Nhất là với những tấm lòng nhân ái, lời thơ của họ càng đáng quí. Tuấn đùa:

    - Như lời thơ của Thúy vừa ngâm đấy nhỉ?

    Thúy hơi nhếch mép nhưng không nở được một nụ cười. Vẻ mặt nàng đượm một nỗi buồn thầm kín. Một lát, nàng hỏi:

    - Anh đến đây hồi nào?

    - Vừa đến.

    - Anh đến có chuyện gì?

    - Thúy cứ cho hễ tôi đến là có chuyện! Tôi đến tìm Thúy đây. Lâu nay mặc dầu bận nhiều công việc quan trọng, tôi vẫn không bao giờ quên Thúy. Tôi đã tìm Thúy khắp mọi nơi. Được biết Thúy đến tu ở đây, tôi vội đến tìm Thúy để nghe Thúy ngâm thơ và hỏi thăm Thúy về việc tu hành.

    Thúy cúi mặt, đôi má nàng đỏ lên như hai đoá hoa đào:

    - Anh lại đùa!

    - Tôi nói thật đấy chứ, Thúy.

    Thúy đưa tay ngắt một cánh hoa bằng lăng. Cánh hoa phản chiếu lên bàn tay nàng một màu tim tím.Thúy miên mang nhớ lại cử chỉ thất vọng của Tuấn khi hay tin nàng đi tu, lời chúc dịu dàng nhưng kín đáo của chàng. Nhưng nàng không dám nghĩ tiếp. Nàng thấy Tuấn không có gì đổi khác. Đôi mắt chàng vẫn sáng quắc, gương mặt chàng vẫn rắn rỏi, ngang tàng.

    - Cô Thúy này! Thúy giật mình:

    - Gì, anh?

    - Cô suy nghĩ gì đấy?

    - Em nghĩ rằng: em không thể nào hiểu anh.

    - Tôi khó hiểu lắm sao?

    - Phải, anh rất khó hiểu. Tuấn cất tiếng cười vang:

    - Thế Thúy mới là khó hiểu.

    - Em có gì khó hiểu đâu?

    - Tôi không hiểu sao trong lúc đất nước lầm than, Thúy có thể ngồi tĩnh tâm mà cầu nguyện được…

    Thúy mơ màng rõi tầm mắt ra xa. Một làn gió nhẹ thoảng qua, đánh tạt chéo khăn trên đầu nàng, gợn mỹ miều như một suối tóc. Nàng đáp nhỏ, với một niềm tin tưởng vô biên:

    - Em cầu nguyện cho hòa bình.

    - Thúy yêu hòa bình cũng như nhân dân ai cũng yêu hòa bình, nhưng hòa bình có phải chỉ cầu nguyện mà được đâu.

    - Nhưng em biết làm thế nào hơn? Tuấn hơi cau mày:

    - Tôi nhớ một lần Thúy đã nói câu ấy rồi. Ngày nay, trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt này đáng lẽ Thúy phải nói một câu khác thế chứ.

    Thúy im lặng, đôi mắt nàng chớp lia vì quá khích động. Một lát, nàng nói:

    - Nhưng em là gái… và em là người tu hành.

    - Thúy hãy nhìn lại quanh mình, từ trẻ con cho đến bậc già nua, ai cũng có trách nhiệm, họ có như Thúy đâu.

    Thúy nhìn bàn tay và thấy mấy ngón tay nàng run run trên cánh bằng lăng. Giọng nàng cũng run run như muốn khóc:

    - Anh Tuấn, em không muốn nghe anh nói nữa. Tuấn dịu dàng:

    - Quyền tự do sùng bái thiêng liêng là quyền của mọi người. Thúy có quyền tín ngưỡng, Thúy ạ! Nhưng không nên vì tín ngưỡng mà quên cả hoàn cảnh và sự kiện quanh mình.

    Một cảm giác rạo rực xâm chiếm tâm hồn Thúy. Nàng nắm chặt đoá bằng lăng, âu yếm vò nó trong tay, lẩm bẩm: “Hiểu rồi!...” Đôi mắt nàng chớp lẹ. Một chiếc thổ mộ chở bộ hành về một xóm xa, vẳng lại tiếng vó ngựa buồn buồn…

    Nàng chợt ngẩng lên nhìn Tuấn:

    - Hiện nay anh làm gì?

    - Tôi làm báo, viết sách. Thúy mỉm cười:

    - Anh là nhà văn, anh dùng văn chương làm lợi khí. Còn em…

    - Còn Thúy, Thúy có phận sự riêng, tùy theo khả năng của Thúy chứ. Thí dụ như phận sự của chị Ngọc.

    Thúy thở ra một hơi dài. Nàng đưa tay mở chiếc khăn bịt đầu, vuốt nhẹ lấy mái tóc mà nàng có cảm tưởng rằng nó vẫn còn xanh một màu hy vọng. Trong phút giây lặng lẽ ấy, cái vũ trụ mà Thúy ngỡ sụp đổ từ lâu trong tâm tưởng, lại hiển hiện ra trước mặt nàng. Nàng cảm thấy một cái gì mang mang xao xuyến, hình như là cái cảm giác thời xa xưa, hình như là phản ảnh của một giấc mơ tàn. Thúy bâng khuâng tự hỏi: “Sao lòng mình thế này?” Nàng đang bị một hấp dẫn mãnh liệt và lần này nàng không cho lời Tuấn là lập dị nữa. Trước kia, nàng giận Tuấn đã khinh thường cảm tình của nàng, lòng tự ái xui nàng đi sâu vào con đường đạo lý để diệt hết cả mọi u hoài. Giờ đây, nàng mới hiểu rõ Tuấn và nàng thấy nỗi u hoài của nàng cũng không thể diệt được.

    Một hồi chuông reo lanh lảnh trong bình minh. Nàng nói khẽ:

    - Như chị Ngọc…

    Vài tia nắng mới nghiêng qua cành điệp và soi xuống chân nàng. Những bóng lá rung rinh trên mặt sân nhịp nhàng như vó ngựa.

    Tuấn mỉm cười:

    - Thế Thúy không muốn thành Thánh à?

    - Em muốn làm “Người” trước đã.

    Tuấn âu yếm nắm lấy tay nàng và hai người lần bước ra cánh đồng. Thúy lặng lẽ đi bên Tuấn.

    Trời băt đầu vào đông. Gió bấc thổi lạnh lùng trên cây cỏ, cuốn vèo đi những chiếc lá vàng úa còn ghi dấu lại sắc thu tàn. Mây biêng biếc chạy dài. Vài cánh phong lan hé nhụy trên cành phảng phất đưa hương.

    Đến một rặng cây, Tuấn ngồi xuống vệ cỏ. Thúy vịn một cành trâm, những chiếc lá mơn trớn bên tay nàng như vừa lướt qua một hơi thở nhẹ. Tuấn nhìn nàng, vui vẻ:

    - Mà Thúy không cần thành Thánh, Thúy ạ! Thúy sẽ thành tiên.

    - Không nên đùa, anh.

    - Anh có đùa đâu! Thúy sẽ là nàng Tiên của cõi đời. Thúy cười nhẹ nhàng:

    - Như thế cũng hay hay, anh nhỉ?

    Nàng ngồi xuống bên Tuấn, tay vân vê mấy cọng cỏ. Nàng muốn lặng yên như thế mãi để giữ chặt lấy ở lòng một cảm giác êm ái, để tin rằng đời mình đang thắm lại những mộng đẹp ngày xưa.

    Tuấn nhìn sâu vào mắt nàng. Nàng không thốt lời gì, nhưng chàng đã đọc

    ở đôi mắt ấy tất cả những gì đằm thắm nhất của một bài thơ.

    Trên cánh đồng bao la, ánh nắng đã lên đào như để tô điểm cho cuộc ĐỜI TƯƠI THẮM.

    --------------------------------
    1 Thơ J. Leiba.

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-24-2015, 11:41 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •