Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Bí quyết để sống hạnh phúc là biết chờ đợi hạnh phúc của mình.
H. Riviere
Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 24

Chủ Đề: 1q84

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose 1q84

    1Q84 Tập 1

    Tác giả :Haruki Murakami

    Dịch giả: Lục Hương









    MỤC LỤC [−]

    1. Đừng Bị Vẻ Bề Ngoài Đánh Lừa
    2. Một Ý Tưởng Nho Nhỏ Khác
    3. Vài Sự Thực Bị Thay Đổi
    4. Nếu Anh Mong Như Thế - P1
    5. Một Nghề Cần Đến Kỹ Năng Chuyên Môn Và Sự Huấn Luyện
    6. Nói Vậy Tức Là Chúng Ta Phải Đi Xa Lắm Phải Không?
    7. Khẽ Khàng Thôi, Chớ Làm Bươm Bướm Giật Mình
    8. Đến Nơi Xa Lạ Gặp Người Xa Lạ
    9. Cảnh Sắc Thay Đổi, Quy Tắc Thay Đổi
    10. Tengo - Cuộc Cách Mạng Đổ Máu Thực Sự
    11. Nhục Thể Mới Chính Là Thần Điện Của Con Người
    12. Xin Cho Nước Người Trị Đến
    13. Nạn Nhân Bẩm Sinh
    14. Thứ Gần Như Tất Cả Độc Giả Đều Chưa Từng Thấy
    15. Chắc Như Mắc Neo Cho Kinh Khí Cầu
    16. Anh Rất Vui Vì Em Thích Nó
    17. Dù Chúng Ta Hạnh Phúc Hay Bất Hạnh
    18. Anh Cả Đã Hết Trò Rồi
    19. Những Người Đàn Bà Chia Sẻ Bí Mật
    20. Người Gilyak Đáng Thương
    21. Dẫu Cho Trốn Chạy Đến Nơi Xa Xôi Thế Nào
    22. Thời Gian Có Thể Tiến Lên Với Hình Dạng Méo Mó
    23. Đây Chẳng Qua Chỉ Là Khởi Đầu
    24. Ý Nghĩa Của Thế Giới Không Phải Thế Giới Này Là Gì?



    Chương 1

    Đừng bị vẻ bề ngoài đánh lừa


    Radio trong xe taxi đang phát chương trình âm nhạc cổ điển trên sóng FM. Đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček. Ngồi nghe bản nhạc ấy trong taxi đang bị dòng xe cộ chật ních bao vây thì có vẻ không được thích hợp lắm. Bác tài hình như cũng không nhiệt tình thưởng thức âm nhạc. Bác tài tuổi trung niên lặng lẽ quan sát hàng xe dài dằng dặc phía trước, tựa hồ một ngư phủ lão luyện đứng nơi mũi thuyền đang cố tìm kiếm điểm hợp lưu của con nước triều mang theo điểm dữ. Aomame ngả hẳn người ra lưng ghế, khép hờ hai mắt nghe nhạc.

    Trên đời này liệu có bao nhiêu người chỉ cần nghe một đoạn đầu đã có thể nói ngay đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? E rằng con số ấy hẳn phải nằm giữa "ít vô cùng" và "gần như không có". Nhưng chẳng hiểu vì sao Aomame lại làm được.

    Janáčeksáng tác bản giao hưởng dành cho dàn nhạc nhỏ này vào năm 1926, khúc dạo đầu vốn là đoạn kèn đồng cổ động cho một kỳ đại hội thể thao nào đó. Aomame mường tượng ra hình ảnh nước Cộng hòa Tiệp Khắc vào năm 1926

    Thế chiến thứ nhất kết thúc,người dân cuối cùng cũng được giải phóng khỏi ách thống trị dài lâu của vương triều Habsburg. Mọi người tận tình hưởng thụ khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở Trung u khi ấy, tụ tập ngoài quán thỏa sức uống bia Pilsner và sản xuất ra những khẩu súng máy nhẹ bỗng và đẹp đẽ. Hai năm trước, Franz Kafka đã qua đời mà chẳng ai biết. Không bao lâu sau, Hitler từ xó xỉnh nào đó đột ngột xuất hiện, thôn tính cả đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, nhưng vào thời điểm ấy không một ai biết được điều tồi tệ sắp xảy ra. Có lẽ, mệnh đề quan trọng nhất mà lịch sử cho nhân loại thấy chính là: "Vào thời điểm ấy, không ai có thể biết được tương lai sẽ xảyra chuyện gì." Trong khi nghe nhạc, Aomame mường tượng đến ngọn gió nhẹ nhàng ấm áp thổi qua bình nguyên Bohemia và không ngừng nghĩ đến những trắc trở của lịch sử.

    Năm1926, Thiên hoàng Taisho băng hà, niên hiệu được đổi thành Showa. Ở Nhật Bản, một thời đại tối tăm, tồi tệ cũng sắp sửa mở màn. Khúc nhạc xen kẽ ngắn ngủi của chủ nghĩa hiện đại và nền dân chủ cuối cùng cũng kết thúc, nhường chỗ cho chủ nghĩa phát xít.

    Cũng như thể thao, lịch sử là một trong những sở thích của Aomame. Nàng hầu như không đọc tiểu thuyết, nhưng sách về lịch sử thì nàng đã đọc nhiều vô kể. Điều khiến nàng cảm thấy hứng thú với lịch sử là, tất cả sự việc về cơ bản đều kết nối với những ngày tháng và địa điểm xác định. Đối với nàng, việc ghi nhớ ngày tháng lịch sử không phải chuyện khó khăn gì. Dù không thuộc lòng những con số đó, song chỉ cần nắm được mối quan hệ trước sau của các sự kiện lịch sử, ngày tháng sẽ tự động hiện lên trong trí óc. Thời học cấp hai và cấp ba, điểm thimôn lịch sử của Aomame lúc nào cũng cao nhất lớp. Mỗi lần thấy người khác gặp khó khăn khi ghi nhớ các mốc lịch sử, Aomame đều lấy làm khó hiểu. Sao chuyện đơn giản như vậy mà cũng không làm được nhỉ?

    Aomame là họ thật của nàng. Ông nội nàng là người tỉnh Fukushima, ở cái nơi chẳng biết nên gọi là thị trấn nhỏ hay ngôi làng nhỏ vùng núi ấy, nghe nói đúng là có mấy nhà mang họ Aomame thật. Nhưng nàng chưa đến đó bao giờ. Từ trước khi nàng sinh ra, cha nàng đã cắt đứt quan hệ với ông bà. Bên ngoại nhà nàng cũng vậy. Vì thế,Aomame chưa một lần gặp ông bà nội cũng như ông bà ngoại. Nàng hầu như không đi du lịch, nhưng thi thoảng cũng có cơ hội đi đây đi đó, vì đã thành thói quen, lần nào nàng cũng lật tìm trong cuốn danh bạ điện thoại để ở khách sạn, xem có nhà nào họ Aomame hay không. Nhưng cho đến giờ nàng vẫn chưa phát hiện ra người nào họ Aomame ở bất cứ thành phố hay thị trấn nào nàng từng ghé chân. Mỗi lần như vậy,nàng đều có cảm giác như mình là một kẻ phiêu du cô độc, trôi dạt giữa đại dương mênh mông.

    Lúc nào nàng cũng cảm thấy việc xưng tên thật phiền phức. Mỗi lần nàng nói tên mình, người đối diện đều nhìn nàng chằm chằm bằng ánh mắt kỳ quái hoặc hết sức ngờ vực. Cô Aomame[1]. Đúng vậy. Đậu xanh. Thời còn làm ở công ty, lúc nào cũng phải kè kè mang theo danh thiếp thì lại càng phiền phức hơn. Lúc nàng đưa danh thiếp, người ta nhận lấy rồi chăm chú nhìn trong giây lát, cứ như bất ngờ nhận được một mẩu cáo phó. Khi nàng xưng tên qua điện thoại, có người ở bên kia đầu dây còn bật cười hinh hích. Nhưng khi đi làm thủ tục ở cơ quan nhà nước hoặc đợi khám ở phòng chờ bệnh viện, lúc tên nàng được gọi đến, mọi người đều sẽ ngẩng đầu lên, muốn nhìn thử xem cái người mang họ Aomame này rốt cuộc mặt mũi ra sao.

    [1]Aomame trong tiếng Nhật viết là Thanh Đậu, nghĩa là Đậu Xanh (Mọi chú thích là của người dịch).

    Thit hoảng lại có người gọi lầm tên nàng thành "Cô Edamame" (Đậu nành). Cũng có khi nàng bị gọi là "Cô Soramame" (Đậu tằm). Mỗi lần như thế, Aomame đều mất công đính chính: "Không, không phải là Edamame (hoặc Soramame), mà là Aomame. Tuy là rất giống nhau, nhưng không phải vậy đâu." Đối phương nghe vậy lại cười gượng gạo rồi xin lỗi, nói: "Ôi chà chà, cái họ này hiếm gặp thật đấy." Trong ba mươi năm cuộc đời mình, không hiểu nàng đã nghe bao nhiêu lần những câu nói kiểu như vậy.Không biết đã bao nhiêu lần nàng bị người ta trêu đùa vì cái họ này của mình. Nếu sinh ra không mang họ này, đời mình có lẽ đã khác nhiều. Nếu mang những cái họ phổ biến đâu đâu cũng thấy, như là Sato, Tanaka hay Suzuki gì gì đó… có lẽ cuộc đời mình sẽ dễ thở hơn, có thể nhìn ngắm thế giới này bằng ánh mắt bao dung hơn. Có lẽ.

    Aomame nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, để âm thanh tuyệt hảo của dàn hợp tấu khí nhạc thấm vào tâm tưởng. Đột nhiên nàng ý thức được một chuyện: Nếu xét về radio trên xe taxi thì chất lượng âm thanh này dường như quá tốt. m lượng bật nhỏ, nhỏ lắm, nhưng âm thanh sâu, nghe rõ được cả các âm bồi. Nàng mở mắt, nhồm người về phía trước, nhìn dàn âm thanh lập thể gắn trên bảng điều khiển. Cả dàn máy đều một màu đen tuyền, đang tự hào ánh lên những tia sáng diễm lệ. Tuy không thấy rõ tên hãng sản xuất, nhưng chỉ nhìn vẻ bề ngoài cũng biết là hàng chất lượng cao. Cùng với rất nhiều nút vặn, những con số màu xanh tao nhã hiện lên trên màn hình điều khiển. Đây đại khái là hàng thuộc dòng hi- end, taxi thông thường không thể nào lắp đặt loại thiết bị âm thanh cao cấp như vậy.

    Aomame nhìn lại một lượt bên trong xe. Từ lúc bước lên xe nàng chỉ mải tính chuyện trong đầu nên không để ý lắm, chiếc xe này nhìn thế nào cũng không giống xe taxi thông thường. Nội thất trang trí rất cầu kỳ, chỗ ngồi cũng hết sức dễ chịu thoải mái. Hơn nữa, trong xe rất yên tĩnh. Tính năng cách âm hoàn hảo, tạp âm bên ngoài gần như không lọt vào được, tưởng chừng như ngồi trong phòng thu cá châm vậy. Có lẽ đây là xe taxi tư. Trong đám tài xế xe tư ấy, cũng có người không tiếc tiền trang bị cho xe. Nàng khẽ đảo mắt, tìm kiếm giấy phép hành nghề taxi,nhưng không thấy. Nhưng đây cũng không giống loại xe dù hoạt động phi pháp.Trên xe có lắp đặt đồng hồ tính tiền nghiêm chỉnh, hiển thị rõ ràng chuẩn xác sốtiền xe, giờ đang là hai nghìn một trăm năm mươi yên. Nhưng cái giấy phép hànhnghề taxi có ghi tên tài xế thì lại chẳng thấy đâu.

    "Xe tốtquá. Yên tĩnh lắm," Aomame cất tiếng bắt chuyện từ chỗ ngồi sau lưng tài xế."Xe gì vậy nhỉ?"

    "XeCrown, dòng Royal Saloon của Toyota," bác tài trả lời ngắn gọn.

    "Tiếngnhạc nghe rõ lắm."

    "Loạixe này rất yên tĩnh. Cũng vì vậy mà tôi chọn đấy. Nói về cách âm thì kỹ thuật củahãng Toyota có lẽ đứng hàng nhất nhì thế giới."

    Aomamegật gật đầu, lại dựa hẳn người ra phía sau. Kiểu nói chuyện của bác tài khiếnngười ta cảm thấy hơi nghi hoặc. Bác ta thường để lại một vài điểm quan trọng,không nói ra hết. Ví dụ (chỉ là ví dụ thôi), nói về cách âm thì đúng là không thể chê xe Toyota được, nhưng những chỗ khác thì không hẳn là không có vấn đề.Mỗi lần bác ta nói dứt câu, vẫn còn lại ở sau đó một khối im lặng đầy hàm ý.Trong không gian chật chội của xe, khối im lặng ấy tựa như một đám mây tưởng tượng nhỏ bé, làm Aomame cảm thấy bứt rứt không yên.

    "Đúng là yên tĩnh thật," nàng cất tiếng, như thể muốn xua đám mây nhỏ ấy đi. "Dàn hifi hình như cũng thuộc loại cao cấp?"

    "Lúc mua tôi đã phải rất quyết đoán đấy," bác tài nói, giọng điệu nghe như một sĩ quan tham mưu đã giải ngũ đang kể lại những chiến dịch trong quá khứ, "nhưng cô thấy đấy, làm nghề như chúng tôi, cả ngày ngồi trong xe, tôi cũng muốn nghe loại nào có chất lượng âm thanh càng cao càng tốt, hơn nữa…"

    Aomame đợi bác tài nói nốt. Nhưng bác ta không nói. Nàng lại nhắm mắt nghe tiếng nhạc.Leoš Janáček là người như thế nào? Aomame không hề biết. Nhưng bất kể ra sao,Janáček chắc chắn không thể ngờ được rằng khúc nhạc ông sáng tác lại được người nào đó lắng nghe bên trong một chiếc Toyota Crown Royal Saloon yên tĩnh trên đường cao tốc Thủ đô đang tắc nghẽn nghiêm trọng ở Tokyo vào năm 1984.

    Nhưng,sao mình có thể vừa nghe đã nhận ra đây là bản Sinfonietta của Leoš Janáček?Aomame lấy làm lạ. Vả lại, sao mình biết bản nhạc này được viết vào năm 1926?Nàng không phải người yêu thích nhạc cổ điển, mà cũng không hề có ký ức đặc biết nào về Janáček. Vậy mà, vừa nghe thấy đoạn mở đầu của bản nhạc, chỉ trong chớpmắt các thông tin liên quan đến nó liền hiện lên trong trí óc nàng như thể mộtphản xạ có điều kiện, như một bầy chim bay ùa vào phòng qua ô cửa sổ đang rộngmở. Thứ âm nhạc ấy còn gây ra cho Aomame một cảm giác kỳ diệu, như thể bị "Vặnxoắn" vậy. Không đau đớn, cũng không hề khó chịu, chỉ cảm thấy tất cả các môtrong cơ thể mình dường như đang bị vắt khô đi về mặt cơ học. Aomame không saohiểu nổi. Lẽ nào bản Sinfonietta lại mang cho mình thứ cảm giác không thể lý giảinày sao?

    "Janáček,"Aomame buột miệng thốt ra trong vô thức. Lời vừa ra khỏi miệng, nàng đã hối hận:Mình không nên nói thì hơn.

    "Cônói gì thế?"

    "Janáček.Người viết bản nhạc này."

    "Tôi không biết cái tên này."

    "Là một nhà soạn nhạc người Tiệp," Aomame đáp.

    "Vậy hả?" bác tài nói, vẻ khâm phục.

    "Xe này là taxi cá nhân phải không ạ?"Aomame hỏi nhằm chuyển sang chủ đề khác.

    "Đúng vậy," bác tài nói, sau đó ngừng một chút. "Một mình tôi làm thôi. Đây đã là đời xe thứ hai rồi."

    "Chỗ ngồi dễ chịu lắm."

    "Cám ơn cô. Nhưng mà, cô này," bác tài hơi nghiêng đầu qua nói. "Cô có vội không?"

    "Tôi hẹn với người ta ở Shibuya, vậy nên mới phiền bác chạy theo đường cao tốc Thủ đô."

    "Cô hẹn người ta mấy giờ?"

    "Bốn giờ rưỡi," Aomame đáp.

    "Giờ là bốn giờ kém mười lăm rồi. Thế này thì có lẽ không đến kịp đâu."

    "Tắc đường nghiêm trọng thế sao?"

    "Trông tình hình này thì đằng trước chắc là có tai nạn nghiêm trọng rồi. Không phải tắc đường bình thường đâu. Từ đầu tới giờ hầu như chẳng nhúc nhích được tẹo nào."

    Sao bác tài này không thử nghe tin tức giao thông trên radio nhỉ? Aomame cảm thấy thật kỳ lạ. Đường cao tốc Thủ đô rơi vào trạng thái tê liệt, hoàn toàn không thểnhúc nhích. Theo lẽ thường, vào những lúc thế này, tài xế taxi nên chuyển đài đển ghe tin tức giao thông mới phải chứ.

    "Bác không nghe tin tức giao thông cũng biết được à?" nàng hỏi.

    "Không tin được cái đài giao thông ấy đâu," bác tài nói, giọng phảng phất vẻ xa xăm,"Cái thứ ấy quá nửa là dối trá, Công ty Quản lý Đường bộ chỉ phát những tin tức có lợi cho bọn họ thôi. Ở đây, lúc này, có chuyện gì đang thực sự diễn ra,chúng ta chỉ có thể dựa vào cặp mắt của mình để quan sát, dựa vào bộ óc của mình để phán đoán."

    "Theo phán đoán của bác thì tình trạng tắc đường này sẽ không thể sớm kết thúc được ư?"

    "Không nhanh được đâu," bác tài lặng lẽ gật đầu. "Tôi dám đảm bảo. Mỗi lần tắc nghẹ tthế này, đường cao tốc Thủ đô chính là địa ngục. Cuộc hẹn của cô quan trọng lắm không?"

    Aomame nghĩ ngợi giây lát. "Vâng. Quan trọng lắm. Tôi phải đi gặp mặt khách hàng."

    "Vậy thì gay đấy. Xin lỗi… chắc là cô không đến kịp được rồi." Bác tài nói xong, khẽ xoay cổ mấy cái như muốn làm mềm các cơ thịt đang căng cứng. Các nếp nhăn sau gáy nhúc nhích tựa như một loài sinh vật thời thượng cổ. Aomame nhìn động tác ấy trong vô thức, chợt nhớ đến vật thể sắc bén nhọn hoắt ở đáy chiếc túi đeo chéo qua vai, lòng bàn tay rịn ra những giọt mồ hôi lấm tấm.

    "Vậy tôi phải làm sao bây giờ?"

    "Hết cách rồi. Đây là đường cao tốc Thủ đô, trước khi đến lối ra tiếp theo thì chúng ta chẳng thể làm được gì. Cô không thể xuống xe giữa đường, chạy đến ga tàu điện gần nhất mà đi tàu điện như ở trên phố được."

    "Lốira tiếp theo ở đâu thế?"

    "Ikejiri.Không khéo phải đến chiều tối mới tới được đó ấy chứ."

    Đến tận chiều tối? Aomame tưởng tượng tình cảnh mình bị nhốt trong chiếc taxi này đến tận chiều tối. Bản nhạc của Janáček vẫn tiếp tục. Những âm bịt dây vang lên như thể muốn vỗ về tâm trạng đang căng thẳng. Cảm giác bị vặn xoắn nãy giờ đã dịu đi rất nhiều. Cảm giác đó là gì?

    Aomamel ên taxi ở gần Kinuta, từ Yoh ga đi lên tuyến số ba của đường cao tốc Thủ đô.Ban đầu dòng xe cộ còn rất thông thoáng, nhưng lúc sắp đến Sangenjaya thì đột nhiên tắc đường, chẳng bao lâu sau đã không thể nhúc nhích nữa. Xe ở làn đường đi ra ngoại ô vẫn thông suốt không chút trở ngại, chỉ có làn đường đi vào trung tâm này ứ trệ một cách bi kịch. Thông thường, sau ba giờ chiều làn giao thông hướng vào trung tâm của tuyến đường số ba này không hay bị tắc nghẽn, thế nên Aomame mới bảo tài xế chạy theo lối cao tốc Thủ đô.

    "Thờigian chờ trên đường cao tốc Thủ đô thì không bị tính thêm phí đâu," bác tài nóivào gương chiếu hậu, "Vậy nên không cần lo chuyện tiền xe. Nhưng nếu lỡ mất cuộchẹn thì có vẻ không được ổn lắm đúng không?"

    "Đươngnhiên là không ổn rồi. Nhưng bác vừa nói là không có cách gì đấy thôi?"

    Báctài liếc nhìn mặt Aomame trong gương chiếu hậu. Bác ta đeo kính râm sáng màu.Vì ánh sáng không đủ, nên Aomame không thể nhìn rõ được vẻ mặt bác ta.

    "Chuyệnnày không phải là không có cách. Chỉ ngại hơi trái luật một chút, có thể nói làmột biện pháp khẩn cấp… từ đây cũng có thể ngồi xe điện ở Shibuya được."

    "Biện pháp khẩn cấp?"

    "Cách này không tiện nói ra trước mặt người khác cho lắm."

    Aomame không nói lời nào, nheo nheo mắt đợi bác tài nói tiếp.

    "Cô nhìn kìa, phía trước chẳng phải có một khoảng trống để dừng xe khẩn cấp đấy sao?" Bác tài chỉ về phía trước nói, "Ở chỗ đó đó, đoạn có dựng tấm biển quảng cáo lớn của Esso ấy."

    Aomame tập trung nhìn về phía đó thì thấy bên trái con đường hai làn xe chạy, có một khoảng không gian trống dành cho các xe gặp sự cố tạm thời đứng đỗ. Đường cao tốc Thủ đô không có vai đường, vậy nên có khá nhiều chỗ để dừng xe khẩn cấp màu vàng dùng để liên lạc với văn phòng quản lý đường cao tốc. Lúc này, không có xe nào dừng ở khoảng trống đó cả. Sát bên cạnh làn xe chạy theo chiều ngược lại,trên nóc tòa nhà ven lề đường, là tấm biển quảng cáo lớn của hãng dầu Esso, một chú hổ đang toét miệng cười, tay cầm vòi bơm xăng.

    "Thự cra, chỗ ấy có cầu thang dẫn xuống bên dưới. Lúc gặp phải hỏa hoạn hay động đất mạnh, tài xế có thể bỏ xe theo đường đó mà leo xuống chạy tháo mạng. Bình thườngthì chỉ thấy các công nhân duy tu đường xá mới leo lên leo xuống qua lối ấy.Lên tàu điện thì chẳng mấy mà lên được Shibuya."

    "Tôiquả thực không biết trên đường cao tốc Thủ đô lại có cầu thang thoát hiểm đấy,"Aomame nói.

    "Ngườibình thường hầu như không ai biết."

    "Nhưnggiờ không phải là tình huống khẩn cấp, nếu tự tiện leo xuống cầu thang ấy liệucó vấn đề gì không?"

    Báctài im lặng giây lát rồi nói: "Ừm, tôi cũng không rõ quy định chi tiết của Côngty Quản lý Đường bộ như thế nào nữa. Nhưng làm vậy cũng không gây bất tiện gìcho người khác, đại khái chắc là vẫn có thể chấp nhận được. Huống chi, ở chỗ đólại không có ai canh chừng. Mặc dù Công ty Quản lý Đường bộ rất đông nhân viên,nhưng người thực sự làm việc thì lại ít đến tội nghiệp. Đó chính là đặc điểm nổitiếng nhất của bọn họ mà."

    "Cái cầu thang ấy ra sao?"

    "Nó rất giống với thang thoát hiểm hỏa hoạn. À, chính là loại thang vẫn hay thấy ở đằng sau các tòa nhà cao tầng kiểu cũ ấy. Không nguy hiểm lắm đâu. Đại khái cao khoảng ba tầng nhà, nhưng không cao, chỉ cần cô muốn thì trèo qua cũng không khó khăn gì."

    "Bác đã đi lối ấy bao giờ chưa?"

    Không có câu trả lời. Bác tài chỉ nở nụ cười điềm đạm trong gương chiếu hậu. Một nụ cười mỉm cười ẩn chứa vô vàn ngụ ý.

    "Tóm lại là cô tự quyết định thôi." Bác tài lấy đầu ngón tay gõ nhẹ lên vô lăng theo điệu nhạc, nói: "Cô cứ ngồi rỗi ở đây mà thưởng thức thứ âm nhạc tuyệt vời này,đối với tôi cũng chẳng can hệ gì. Đằng nào thì dù cố gắng mấy chúng ta cũng không thể thoát thân khỏi đây được rồi. Đã đến nước này thì chỉ còn cách nghetheo ông trời vậy. Tôi chỉ muốn nói là, nếu có chuyện gấp, thì cũng không phải là không có biện pháp khẩn cấp."

    Aomame hơi nhíu mày, liếc nhìn đồng hồ đeo tay, rồi ngẩng đầu lên nhìn đám xe hơi xung quanh. Bên phải là một chiếc Mitsubishi Pajero màu đen phủ một lớp bụi mỏng màu trắng nhờ nhờ. Gã thanh niên ngồi bên ghế lái phụ mở cửa sổ xe, hút thuốc vẻ buồn chán. Gã để tóc dài, da ngăm ngăm, trên người khoác chiếc áo gió màu đỏ sẫm.Trong khoang chứa đồ chất mấy tấm ván lướt sóng mòn vẹt. Phía trước nữa là một chiếc Saab 900 màu xám. Cửa sổ kính màu đóng im ỉm, không thể nhìn rõ người ngồi bên trong. Thân xe bóng loáng, thậm chí còn soi gương được nếu lại gần.

    Phía trước chiếc taxi Aomame đang ngồi là một chiếc Suzuki Alto màu đỏ đeo biển số quận Nerima có một vết lõm trên thanh ba đờ sốc phía sau. Một người mẹ trẻ tì sát người vào vô lăng, đứa bé buồn chán đứng trên ghế, vặn vẹo hết bên này đến bên kia. Bà mẹ dường như đang bực bội nhắc nhở đứa bé, nhìn qua cửa xe Aomame vẫn có thể thấy môi cô ta mấp máy. Quang cảnh này cứ y nguyên vậy đã được mười phút. Trong mười phút này, chiếc xe e rằng không nhúc nhích được quá mười mét.

    Aomame suy đi tính lại, trong đầu sắp xếp lại các yếu tố theo thứ tự ưu tiên. Nàng không mất nhiều thời gian để có được kết luận. Ban nhạc của Janáček cũng vừa khéo đến khúc cuối cùng.

    Nàng lấy cặp kính râm nhỏ hiệu Ray- Ban trong túi ra, đeo lên mắt, đoạn trong ví raba tờ một nghìn yên, đưa cho bác tài.

    "Tôi xuống xe ở đây thôi. Không thể đến muộn được," nàng nói.

    Bác tài gật đầu, nhận tiền. "Cô có cần hóa đơn không?"

    "Không cần. Bác cũng không cần trả lại tiền thừa đâu."

    "Cám ơn cô quá," bác tài nói, "Hình như gió lớn lắm đấy, cô đi cẩn thận kẻo trượt chân."

    "Tôi sẽ cẩn thận," Aomame đáp.

    "Còn nữa," bác tài nhìn vào gương chiếu hậu nói, "Có một chuyện mong cô nhớ kỹ: Sự vật chẳng bao giờ giống vẻ bề ngoài của nó đâu."

    Sự vật chẳng bao giờ giống vẻ bề ngoài của nó. Aomame lặp lại một lần trong óc, hơi nhướn mày lên. "Thế là ý gì?"

    Bá ctài đắn đo câu chữ, đoạn nói: "Ý là, giờ cô sắp đi làm một việc không tầm thường,chẳng phải vậy sao? Giữa ban ngày ban mặt, trèo xuống theo lối thang thoát hiểm trên đường cao tốc Thủ đô, người bình thường không làm những chuyện như vậy.Riêng phụ nữ lại càng không."

    "Có lẽvậy," Aomame nói.

    "Thế thì, sau khi làm chuyện đó, nói thế nào nhỉ, có lẽ những quang cảnh thường ngày cô nhìn thấy sẽ hơi khác lúc bình thường một chút. Tôi cũng từng có kinh nghiệm như vậy rồi. Nhưng mà, đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi."

    Aomamen ghĩ ngợi giây lát về những điều bác tài vừa nói. Trong lúc nàng mải suy nghĩ,bản nhạc của Janáček cũng vừa kết thúc. Khán giả lập tức vỗ tay không ngớt. Có lẽ đài phát lại một buổi thu âm chương trình hòa nhạc ở đâu đó. Trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt kéo dài, thoảng còn nghe thấy cả tiếng reo hò nữa. Trước mắt Aomame hiện ra hình ảnh người nhạc trưởng đang mỉm cười cúi mình mấy lượt trước các khán giả đang đứng vỗ tay. Ông hếch mặt lên, giơ cao tay, bắt tay nghệ sĩ violon một, rồi xoay lưng về phía khán giả, lại giơ hai cánh tay lên cao khen ngợi toàn thể dàn nhạc, tiếp đó ông lại quay về phía khán giả, lại cúi mình thật sâu thêm một lần nữa. Nghe một lúc lâu, dần dần cô cảm giác đó không phải là tiếng vỗ tay nữa, mà giống như cô đang lắng nghe âm thanh dai dẳng không dứt của một trận bão cát trên sao Hỏa.

    "Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi," bác tài chầm chậm lặp lại, như thể đang gạch chân một đoạn quan trọng trong cuốn sách.

    "Đương nhiên rồi," Aomame đáp. Đúng như lời bác tài nói. Một vật thể, trong một thời gian, chỉ có thể tồn tại ở một địa điểm. Điều này đã được Einstein chứng minh.Hiện thực bao giờ cũng vô cùng vắng lặng, vô cùng cô độc.

    Aomame chỉ vào dàn hifi trên xe. "Chất lượng âm thanh tốt lắm."

    Bác tài gật đầu. "Cái ông viết bản nhạc này tên là gì ấy nhỉ?"

    "Janáček."

    "Janáček,"bác tài nhắc lại, tựa hồ như đang học thuộc một đoạn ám hiệu quan trọng, sau đó gạt cái lẫy mở cửa sau: "Chúc thuận buồm xuôi gió. Hy vọng cô đến kịp giờ hẹn."

    Aomamexách chiếc túi đeo vai bằng da to tướng, bước xuống xe. Tiếng vỗ tay trong radio vẫn vang lên không ngớt. Nàng cẩn thận đi men theo rìa đường cao tốc vềphía khoảng trống dừng xe khẩn cấp cách đấy chừng mười mét. Mỗi khi làn đường ngược chiều có xe tải trọng lớn chạy qua, mặt đường lại khe khẽ rung lên dướiđôi giày cao gót của nàng. Nói đúng ra thì giống những con sóng, tựa như trên mặtboong một chiếc hàng không mẫu hạm đang lênh đênh giữa biển khơi cuộn trào sóngdữ.

    Cô bé con ngồi bên trên chiếc Suzuki Alto thò gương mặt nhỏ nhắn ra khỏi cửa sổ bên ghế phụ, miệng há hốc. Nó nhìn Aomame, sau đó ngoảnh đầu lại hỏi mẹ: "Mẹ, mẹ ơi, cô kia đang làm gì thế? Cô ấy đi đâu thế? Con cũng muốn ra ngoài. Mẹ ơi, mẹ,con muốn ra ngoài kia cơ. Mẹ ơi, mẹ ơi!" Cô bé nằng nặc đòi. Nhưng bà mẹ chỉ lẳng lặng lắc đầu, liếc nhìn Aomame với ánh mắt trách móc. Đó là âm thanh duy nhất phát ra ở xung quanh, cũng là phản ứng duy nhất đập vào mắt. Những người lái xe khác đều chỉ hút thuốc, nhíu mày cau chặt, dõi theo mắt nhìn theo nàng đang không hề do dự bước đi giữa hàng xe dài dằng dặc và vách chắn, như thể đang nhìn một vật thể gì đó chói mắt. Dường như họ không nôn nóng phán đoán. Dẫu xe không thể nhúc nhích, nhưng người ta cũng không thường thấy có người đi bộ trên đường cao tốc Thủ đô. Muốn tri giác và chấp nhận nó như một hiện thực, ít nhiều cũng cần có thời gian. Và hơn nữa, người đi bộ ấy còn là một cô gái trẻ mặc mini jupe, chân đi giày cao gót.

    Aomame thu cằm nhìn thẳng về phía trước, lưng ưỡn thẳng, dựa vào làn da để cảm nhận những ánh mắt xung quanh đang nhìn mình, bước chân đi kiên định, mạnh mẽ. Đôi giày cao gót hiệu Charles Jourdan màu hạt dẻ gõ xuống mặt đường tạo nên những âm thanh khô khốc, gió thổi hất vạt áo khoác ngoài của nàng lên. Đã vào tháng Tư,nhưng gió vẫn lạnh buốt như thế, ẩn chứa bên trong một dự cảm hung bạo. Nàng khoác chiếc áo gió màu be bên ngoài bộ vest dạ mỏng màu xanh hiệu JunkoShimada, vai đeo túi da đen. Mái tóc xõa ngang vai được cắt tỉa rất gọn gàng,chăm sóc kỹ lưỡng. Aomame không đeo món đồ trang sức nào. Nàng cao một mét sáu tám, không một chút thịt thừa, mọi cơ bắp đều trải qua những rèn luyện công phu, thế nhưng, cách một lần áo gió thì người khác không thể nào hay biết được điều này.

    Nếu tỉ mỉ quan sát gương mặt nàng từ chính diện, người ta sẽ phát hiện ra kích cỡ haitai nàng có sự khác biệt rất lớn. Tai trái to hơn hẳn tai phải, và hình dạng cũng hơi méo mó. Nhưng không ai để ý đến điều này, vì đôi tai luôn ẩn trong mái tóc. Cái miệng lúc nào cũng mím chặt thành một đường thẳng, ám chỉ một tính cách không dễ gần. Chiếc mũi nhỏ nhắn, xương gò má hơi nhô lên, vầng trán rộng,đôi lông mày dài và thẳng, mỗi nét lại góp thêm một phiếu cho khuynh hướng ấy.Nhưng gương mặt trái xoan cũng khá cân đối. Tuy rằng sở thích mỗi người mỗi khác, nhưng về cơ bản có thể nói nàng là một phụ nữ đẹp. Vấn đề là nét mặt Aomame hầu như không có biểu cảm gì. Cặp môi mím chặt ấy, trừ trường hợp bất đắc dĩ, còn thì tuyệt đối không hé một nụ cười. Đôi mắt lạnh lùng và chăm chú như một giám sát viên xuất xắc trên boong tàu. Vì vậy, gương mặt nàng hoàn toàn không để lại cho người khác một ấn tượng gì rõ rệt. Trong rất nhiều trường hợp, vẻ tự nhiên và sự lịch lãm trong những cử động của nét mặt còn thu hút sự chú ý và quan tâm của người khác nhiều hơn sự xấu đẹp của gương mặt trong trạng thái bất động.

    Hầu hết mọi người đều không nắm bắt được tướng mạo của Aomame. Chỉ cần rời ánh mắt đi chỗ khác là không thể miêu tả được gương mặt nàng trông như thế nào nữa. Nói cho đúng, gương mặt của Aomame chắc chắn là gương mặt có cá tính, nhưng không hiểu sao những đặc trưng của từng chi tiết lại không hề để lại ấn tượng gì trong óc người khác. Theo nghĩa đó, nàng giống như một loài côn trùng ngụy trang. Thay đổi màu sắc và hình dạng để hòa lẫn vào môi trường xung quanh, cố gắng không làm người khác chú ý, không để người khác có thể dễ dàng nhớ đến mình,đây chính là điều mà Aomame mong muốn. Từ bé, nàng đã tự bảo vệ mình theo cách ấy.

    Nhưng nếu vì lý do nào đó mà phải nhăn mặt, thì gương mặt lạnh lùng của Aomame sẽ thay đổi hoàn toàn. Cơ mặt sẽ co rúm lại theo các hướng khác nhau, khiến cho sự méo mó của hai bên má bị cường điệu đến cùng cực, những nếp nhăn hằn sâu ở nhiều chỗ, đồng tử vội vã thu lại, mũi và miệng biến dạng một cách thô bạo, cái cằm vẹo đi, môi vểnh lên, để lộ những chiếc răng to trắng. Như thể tấm mặt nạ bị đứt dây buộc đột nhiên tuột ra khỏi gương mặt, trong chớp mắt nàng biến thành một con người hoàn toàn khác. Bất cứ ai nhìn thấy cũng đều không khỏi hồn xiêu phách lạc trước sự biến đổi đến ớn lạnh ấy. Đó là một cú nhảy bất ngờ từ sự hoàn toàn không thể nắm bắt xuống vực sâu của sợ hãi. Vì vậy, nàng luôn thận trọng,tuyệt đối không chau mày trước người lạ. Nàng chỉ thay đổi gương mặt khi ở một mình, hoặc lúc đe dọa gã đàn ông mà nàng không ưa.

    Đếnđược khoảng trống dùng để đỗ xe khẩn cấp, nàng dừng bước nhìn bốn phía tìm cầuthang thoát hiểm. Nàng tìm thấy tức thì. Đúng như bác tài đã nói, lối vào cầuthang có hàng rào sắt cao quá hông một chút, cửa khóa chặt. Mặc mini jupe bósát người mà leo qua hàng rào sắt này thì hơi phiền phức, nhưng chỉ cần không đểý đến ánh mắt của người khác thì không có gì là khó. Nàng không hề do dự tuộtđôi giày cao gót ra, nhét vào túi đeo vai. Đi chân trần thì cái quần tất nàycoi như vứt đi, nhưng những thứ như thế này mua ở cửa hàng nào chẳng được.

    Mọingười lặng lẽ dõi theo nàng cởi giày cao gót, rồi cởi áo khoác ngoài. Từ trongcửa sổ để mở cửa chiếc Toyota Celica màu đen dừng ngay phía trước vẳng ra tiếnghát cao vút của Michael Jachson, bài Billie Jean, như để làm nhạc nền cho cảnhtượng đó. Nàng thấy mình như đang đứng trên sân khấu múa thoát y. Cũng được. Cứngắm cho thỏa thích đi. Chắc các vị đang phát ngán với cảnh tắc đường này phảikhông? Nhưng, xin thưa, tôi chỉ tới đến đây thôi. Hôm nay chỉ có giày cao gótvà áo khoác. Xin lỗi nhé.

    Aomamexốc lại túi lên vai cho khỏi rơi. Chiếc Toyota Crown Royal Saloon nàng vừa ngồivẫn ở đằng xa, dưới ánh nắng chiếu rực rỡ, tấm kính chắn gió phản chiếu những tia sáng chói mắt như một tấm gương. Không thấy rõ mặt bác tài, nhưng chắc chắn bác ta đang nhìn về phía này.

    Đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi.

    Aomame hít sâu một hơi, rồi lại thở hắt ra thật dài. Sau đó, nàng dỏng tai theo tiết tấu của Billie Jean, và leo qua hàng rào sắt. Chiếc mini jupe bị vén lên tận hông.Mặc xác, nàng thầm nhủ. Muốn nhìn thì nhìn đi. Dù nhìn thấy cái bên trong váy,cũng đừng mơ nhìn thấu được con người tôi. Huống hồ, đôi chân thon dài đẹp đẽ ấy chính là chỗ khiến Aomame cảm thấy tự hào nhất trên thân thể mình.

    Sang đến bên kia hàng rào sắt, Aomame sửa lại vạt váy, phủi bụi trên tay, mặc lại áo khoác, đeo lại túi xách, đẩy gọng kính râm lên một chút. Cầu thang thoát hiểm đã ở ngay phía trước, một cầu thang sắt sơn màu ghi. Loại cầu thang đơn giản,thiết thực, chỉ quan tâm đến khía cạnh công năng. Nó không được làm ra để dành cho các cô gái đi chân trần với độc chiếc quần tất và mặc mini jupe bó sát người lên xuống. Junko Shimada cũng chẳng thiết kế bộ u phục này để leo lên leo xuống cầu thang thoát hiểm trên tuyến số ba đường cao tốc Thủ đô. Những chiếc xe tải cỡ lớn đi bên làn xe ngược chiều khiến cầu thang rung lên bần bật. Gió thổi vù vù qua khe giữa những thanh sắt. Có điều, đằng nào thì cầu thang cũng ở đó rồi,việc còn lại chỉ là leo xuống mặt đất mà thôi.

    Aomamen goảnh đầu lại phía sau một lần cuối, điệu bộ như một người vừa kết thúc phần diễn thuyết của mình nhưng vẫn lưu lại trên bục phát biểu chờ nghe khán giả đặt câu hỏi, đưa ánh mắt từ bên trái sang bên phải, rồi lại từ bên phải sang bên trái nhìn những hàng xe chật cứng trên đường. Từ nãy đến giờ, hàng xe dài ấy vẫnchưa nhích được thêm chút nào. Người ta bị vây khốn ở đó, không biết làm gì, chỉ biết giương mắt lên quan sát từng động tác nhỏ nhặt nhất của nàng. Bọn họ đều băn khoăn tự hỏi, rốt cuộc người phụ nữ này đang định làm gì vậy? Những ánh mắt hàm chứa cả sự tò mò lẫn vẻ không hứng thú, cả sự ngưỡng mộ lẫn vẻ coi khinh cùng đuổi dồn lên Aomame đang leo sang phía bên kia hàng rào sắt. Tình cảm của họ giống như một cán cân không ổn định, không nghiêng hẳn về bên nào, mà cứ đung đưa qua lại. Một sự im lặng nặng nề buông xuống, bao trùm xung quanh.Không ai giơ tay đặt câu hỏi (đương nhiên, dù có ai hỏi, Aomame cũng chẳng định trả lời). Mọi người chỉ lặng lẽ chờ đợi một cơ duyên mãi mãi không bao giờ ghé tới. Aomame hơi cúi đầu, cắn môi dưới, đánh giá bọn họ một lượt từ phía sau cặp kính râm màu xanh sẫm.

    Tôi là ai, đang định đi đâu, làm gì, chắc chắn các người không thể nào tưởng tượng nổi. Aomame thầm nói với họ, đôi môi không hề mấp máy. Các người bị giam cầm ở đây, chẳng đi đâu nổi. Không thể tiến lên, cũng không thể rút lui. Nhưng tôi thì khác. Tôi có việc cần làm cho xong. Có sứ mệnh cần phải hoàn thành. Thếnên, tôi xin đi trước.

    Cuối cùng, Aomame rất muốn hướng về tất cả đám người ở đây mà nhăn mặt một cái,nhưng khó khăn lắm nàng cũng tự kiềm chế được. Nàng không còn thời gian để làm những chuyện vô vị ấy nữa. Gương mặt một khi đã biến đổi, sẽ mất nhiều thời gian mới khôi phục lại được vẻ ban đầu.

    Aomame quay lưng lại với đám khán giả câm lặng, sau đó bắt đầu thận trọng leo xuống cầu thang thoát hiểm, lòng bàn chân cảm nhận được hơi lạnh thấu xương của sắt thép.Cơn gió lạnh đầu tháng Tư làm mái tóc nàng đung đưa, thi thoảng lại để lộ ra vành tai trái dị dạng.

    Last edited by giavui; 09-06-2020 at 05:36 PM.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 2

    Một ý tưởng nho nhỏ khác


    Ký ứcsớm nhất của Tengo là hồi anh một tuổi rưỡi. Mẹ anh cởi áo sơ mi, tuột quai chiếcváy lót dài màu trắng xuống, để một người đàn ông không phải cha anh mút vú.Trên giường trẻ sơ sinh có một đứa bé trai, có lẽ đó là Tengo. Anh quan sát bằngánh mắt của kẻ ngoài cuộc. Hay đó là người anh em song sinh với anh? Không,không phải. Đứa bé nằm đó có lẽ chính là Tengo hồi một tuổi rưỡi. Trực giác choanh biết điều đó. Đứa bé ấy nhắm mắt, thở nhẹ và đang ngủ. Đối với Tengo, đâylà ký ức ban sơ nhất của đời anh. Cảnh tượng diễn ra trong chừng mười giây ấyđã in hằn rõ nét lên bức tường của ý thức trong anh. Không có trước, mà cũng chẳngcó sau. Như trên đỉnh tháp trên con phố bị nhấn chìm trong nước lũ, ký ức ấy trồilên lẻ loi, đơn độc giữa mặt nước đục ngầu.

    Mỗi lầncó cơ hội, Tengo đều hỏi thăm những người xung quanh: Cảnh tượng sớm nhất trongđời mà anh còn nhớ là năm mấy tuổi? Với rất nhiều người, đó là hồi bốn hoặc nămtuổi. Sớm nhất cũng không trước ba tuổi, trẻ con mới có thể quan sát và nhận thứccảnh tượng xung quanh mình như những sự việc có tính logic nhất định. Ở giai đoạntrước đó, tất cả những cảnh tượng đập vào mắt đều chỉ là trạng thái hỗn độnkhông thể nào lý giải. Thế giới giống như một bát cháo loãng, dinh dính sền sệt,không hình hài, không sao nắm bắt được. Chúng còn chưa kịp hình thành ký ứctrong não bộ thì đã lướt vèo qua cửa sổ.

    Đươngnhiên một đứa trẻ mới tuổi rưỡi đầu không thể nào suy xét được ý nghĩa cái cảnhtượng người đàn ông không phải cha mình mút vú mẹ mình ấy. Điều đó thì đã rõ.Vì vậy, nếu ký ức này của Tengo là chuẩn xác thì chắc là anh chẳng suy xét gì,mà chỉ in lại cảnh tượng như nó vốn có vào võng mạc mà thôi. Cũng giống như máyảnh coi vật thể chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa ánh sáng và bóng, rồi ghi lạimột cách máy móc lên tấm phim. Thế rồi, cùng với sự trưởng thành của ý thức,hình ảnh được lưu trữ và cố định lại trong đầu ấy dần dần được phân tích, đượctrao cho ý nghĩa. Thế nhưng, chuyện ấy rốt cuộc có xảy ra trong hiện thực haykhông? Não bộ một đứa trẻ sơ sinh có khả năng lưu trữ một hình ảnh như vậy haykhông?

    Hayđây chỉ là một ký ức giả? Mọi thứ đều do ý thức sau này của anh tùy tiện hư cấura, vì một mục đích và ý đồ nào đó? Về khả năng ấy, Tengo cũng từng suy nghĩ rấtkỹ càng, và đi đến kết luận "hẳn là không phải". Nếu nói đó là hư cấu thì ký ứcấy quá đỗi rõ ràng, quá đỗi có sức thuyết phục. Ánh sáng, mùi vị, nhịp timtrong ký ức đó: Những cảm giác thực tại ấy đều khó mà từ chối và không thể lầmlẫn được. Hơn nữa, nếu giả định là cảnh tượng ấy có thực thì rất nhiều sự việcsẽ có thể giải thích được rành mạch rõ ràng, bất luận là trên góc độ logic haycảm tính.

    Đoạnhình ảnh rõ nét kéo dài chừng mười giây ấy thường bất ngờ hiện lên trước mắtanh. Không có dấu hiệu báo trước, mà cũng chẳng hề do dự. Thậm chí một tiếng gõcửa cũng không. Nó đến với Tengo đường đột, giữa lúc anh ngồi trên xe điện, lúcanh đang viết công thức toán lên bảng, lúc anh ăn cơm, lúc anh đang ngồi đối diệnvới ai đó chuyện trò (như lần này chẳng hạn). Tựa như một cơn sóng thần im lặng,nhưng vô phương chống đỡ, cuồn cuộn ập tới. Chưa kịp định thần thì nó đã lù lù ởngay trước mặt khiến tay chân anh hoàn toàn tê cứng. Dòng chảy thời gian độtnhiên dừng lại. Bầu không khí xung quanh loãng đi, không thể nào hít thở mộtcách bình thường được. Mọi người và sự vật xung quanh đều không còn liên quan đếnanh nữa. Bức tường chất lỏng cao ngút ấy hoàn toàn nuốt chửng anh. Mặc dù cảmthấy thế giới đã bị khóa trong đêm đen, ý thức anh không vì thế mà mơ hồ. Nó chỉđang bị bẻ ghi. Ý thức, xét một cách cục bộ, thậm chí còn trở nên nhanh nhạyhơn trước. Không sợ hãi. Nhưng lại không sao mở mắt ra được. Mí mắt bị khóa chặt.Tiếng động xung quanh xa dần. Thế rồi hình ảnh quen thuộc ấy hết lần này đến lầnkhác được hắt lên màn chiếu của ý thức. Mồ hôi túa ra khắp người. Có thể cảm thấyđược phần áo lót dưới nách đã ướt sũng. Toàn thân bắt đầu run lên nhè nhẹ. Timđập nhanh hơn, mạnh hơn.

    Nếucó người khác ở đó, Tengo sẽ làm bộ như đột nhiên bị choáng. Mà trên thực tếthì chuyện này rất giống với cảm giác đột nhiên bị choáng. Chỉ một lúc sau, tấtcả sẽ trở lại bình thường. Anh lấy khăn tay trong túi ra, che miệng lại, ngồi bấtđộng. Rồi anh giơ tay lên tỏ ý: Không sao, không cần lo lắng. Tình trạng này cólúc kết thúc trong vòng ba mươi giây, cũng có khi kéo dài hơn một phút. Trongkhoảng thời gian đó, hình ảnh sẽ tự động chiếu đi chiếu lại, nếu so với băngvideo thì giống như được đặt ở chế độ repeat. Mẹ anh buông quai chiếc váy lótdài xuống, một người đàn ông lạ đang bú mút núm vú vươn cao của bà. Mẹ anh nhắmmắt, há miệng thở hổn hển. Mùi hương thân quen của sữa mẹ lan tỏa nhè nhẹ. Đốivới một đứa trẻ sơ sinh, khứu giác là giác quan thính nhạy nhất. Khứu giác chobiết rất nhiều điều. Đôi khi là mọi thứ. Không có âm thanh gì. Không khí là mộtthứ dịch thể dính nhớp mơ hồ. Thứ nghe thấy được chỉ là tiếng tim đập yếu ớt củachính bản thân mình.

    Nhìnđi! Bọn họ nói. Chỉ được nhìn cảnh này thôi! Bọn họ nói. Mày chỉ có thể ở đây,không thể đi đâu được! Bọn họ nói. Những thông điệp ấy lặp đi lặp lại rất nhiềulần.

    Cơn"bộc phát" lần này kéo dài rất lâu. Tengo nhắm nghiền hai mắt, cũng như những lầntrước, lấy khăn bịt miệng, nghiến chặt hàm răng. Không hiểu tình trạng ấy kéodài bao lâu. Anh chỉ có thể căn cứ vào mức độ mệt mỏi của cơ thể mà ước đoánkhi mọi chuyện đã đi qua. Thể lực tiêu hao khủng khiếp. Lần đầu tiên anh cảm thấymệt mỏi như vậy. Phải mất một lúc lâu anh mới mở mắt ra được. Mặc dù ý thức đãtranh thủ giành lại sự tỉnh táo từ trước, cơ thịt và hệ thống nội tạng lại từchối không tuân theo mệnh lệnh của bộ não. Giống như lũ động vật ngủ đông bị nhầmlẫn mùa vụ, tỉnh dậy sớm hơn so với dự định.

    "Này,Tengo!" Có người gọi anh từ lúc nãy. m thanh ấy dường như mơ hồ vẳng lên từ dướiđáy sâu trong hang động. Tengo nhớ ra đó chính là tên mình. "Sao thế! Vẫn bệnhcũ hả? Có ổn không?" âm thanh ấy nói. Lần này thì đã gần hơn một chút.

    Cuốicùng Tengo cũng mở mắt, điều chỉnh lại tiêu điểm, chăm chú nhìn xuống bàn tayphải mình đang bám chặt mép bàn. Xác định lại rằng thế giới này vẫn tồn tại,còn chưa phân rã, bản thân anh cũng vẫn tồn tại và là chính anh. Tuy vẫn cònchút cảm giác tê liệt, nhưng đó đích thực là bàn tay phải của anh. Còn cả mùi mồhôi nữa. Thứ mùi dữ dội kì lạ thường ngửi thấy khi đứng trước lồng nhốt động vậttrong vườn bách thú. Nhưng không nghi ngờ gì, đó chính là mùi của anh tỏa ra.

    Cổ họngkhô khốc. Tengo với tay cầm chiếc cốc thủy tinh trên bàn ăn lên, cẩn thận khôngđể nước bắn ra ngoài, uống hết nửa cốc còn lại. Ý thức dần trở về chỗ cũ, cảmgiác của cơ thể cũng hồi phục lại bình thường. Anh đặt cốc xuống, lấy khăn taylau khoé miệng.

    "Xinlỗi, tôi ổn rồi," anh nói, đoạn xác nhận lại người ngồi đối diện với mình làKomatsu. Hai người đang bàn công chuyện trong một quán cà phê gần ga Shinjuku.Tiếng nói chuyện xung quanh nghe cũng đã bình thường trở lại. Hai người ngồibàn bên cạnh đang nhìn về phía này như thể ngờ vực có chuyện gì đó. Có nhânviên phục vụ nét mặt lộ vẻ bất an đang đứng ở gần đó. Có lẽ cô lo anh sẽ nôn oẹra ngế. Tengo ngẩng mặt lên, mỉm cười với cô, đoạn khẽ gật gật đầu. Như thể muốnnói: Không có gì, không cần lo lắng.

    "Liệucó phải một loại bộc phát gì không?" Komatsu hỏi.

    "Khôngcó gì nghiêm trọng lắm đâu. Chỉ là cảm giác choáng váng khi đột nhiên đứng dậythôi. Chỉ có điều là hơi dữ dội." Tengo nói.

    Giọngnói nghe vẫn không giống của anh lắm. Nhưng cũng đã gần gần là của anh rồi.

    "Lúclái xe mà bị như vậy thì phiền phức lớn đấy." Komatsu nhìn thẳng vào mắt Tengo,nói.

    "Tôikhông lái xe."

    "Vậythì tốt nhất. Tôi có người bạn bị dị ứng phấn hoa sam, đang lái xe thì độtnhiên hắt xì hơi liên tục, rồi cứ thế đâm thẳng vào cột điện. Nhưng Tengo này,tình trạng của anh không đơn giản chỉ là hắt xì hơi đâu. Lần đầu tiên thì thựcđúng là làm tôi sợ giật thót cả mình. Nhưng đến lần thứ hai thì ít nhiều gìcũng quen hơn một chút."

    "Tôixin lỗi," Tengo cầm ly cà phê lên, nhấp một ngụm thứ đựng bên trong. Chẳng cómùi vị gì. Chỉ thấy một luồng chất lỏng âm ấm chảy qua cổ họng mà thôi.

    "Có cầnbảo họ mang thêm cốc nước nữa không?" Komatsu hỏi.

    Tengolắc đầu. "Không cần đâu. Tôi ổn rồi mà."

    Komatsulấy trong túi áo ra một bao Marlboro, ngậm một điếu, rồi dùng bao diêm của quánchâm lửa. Đoạn, liếc nhanh qua chiếc đồng hồ đeo tay.

    "Phảirồi, vừa nãy chúng ta nói tới đâu rồi nhỉ?" Tengo hỏi. Cần phải nhanh chóng trởlại trạng thái bình thường mới được.

    "Ừ đấy,nói tới đâu rồi nhỉ?" Komatsu nói, ngước mắt nhìn lên ngẫm nghĩ, hoặc làm bộnhư đang ngẫm nghĩ. Rốt cuộc là loại nào, Tengo cũng không rõ nữa. Trong độngtác và lời ăn tiếng nói của Komatsu đều chứa ít nhiều chất kịch. "À, phải rồi,tôi đang định nói về cô gái tên là Fukaeri. Và cả Nhộng không khí nữa."

    Tengogật gật đầu. Đang nói chuyện về Fukaeri và Nhộng không khí. Đang định trình bàyvới Komatsu về chuyện đó, thì đột nhiên lên cơn "bộc phát" khiến câu chuyệngián đoạn giữa chừng. Tengo lấy trong túi xách ra một tập phô tô bản thảo tiểuthuyết, đặt lên bàn. Anh đặt bàn tay lên xấp bản thảo, xác nhận lại cảm giác ấymột lần nữa.

    "Trênđiện thoại tôi đã nói qua với anh rồi. Ưu điểm lớn nhất của tập bản thảo Nhộngkhông khí này là không bắt chước bất cứ ai. Là tác phẩm của cây bút mới, màkhông hề có phần nào thể hiện sự ‘muốn giống ai đó’, điều này rất hiếm thấy,"Tengo cẩn trọng lựa chọn từ ngữ. "Đúng là giọng văn thô ráp, không tinh tế tỉ mỉ,từ ngữ chọn dùng cũng rất vụng về. Ngay từ cái tên đã lẫn lộn giữa ‘nhộng’ vớikén rồi. Nếu tập trung vào đây, tôi nghĩ có thể liệt kê được vô số khuyết điểmkhác. Có điều, ít nhất câu chuyện này cũng có chỗ hấp dẫn. Tuy toàn bộ câu chuyệnlà hư cấu, nhưng các chi tiết nhỏ lại được miêu tả hết sức chân thực. Cảm giácrất cân bằng. Tôi không biết dùng những từ kiểu như tính độc đáo hay tính tất yếuở đây có thích đáng hay không nữa. Nếu có người nói còn lâu mới đạt đến trình độđó thì có lẽ cũng phải. Nhưng sau khi cố gắng đọc hết, ta sẽ thấy đọng lại mộtcảm giác sâu lắng. Cho dù đó là một thứ cảm giác kỳ dị không thể diễn tả thànhlời, khiến người ta thấy không được thoải mái lắm."

    Komatsukhông nói lời nào, chỉ chăm chú nhìn Tengo, muốn anh nói kỹ lưỡng hơn.

    Tengotiếp tục: "Tôi không mong chỉ vì văn chương còn non nớt vụng về mà để tác phẩmnày dễ dàng bị loại ngay từ vòng sơ khảo. Làm việc này được mấy năm, tôi đã đọcvô số tác phẩm gửi đến dự thi. Bảo đọc là đọc, nhưng nói là lướt qua thì đúnghơn. Có tác phẩm viết tương đối tốt, cũng có những thứ chẳng đáng một xu… đươngnhiên, loại thứ hai chiếm phần áp đảo. Nhưng nói tóm lại, tôi đã đọc rất nhiềutác phẩm, nói thế nào thì nói, tập bản thảo Nhộng không khí này là thứ đầu tiênkhiến tôi có cảm xúc. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đọc xong rồi còn muốn đọc lạitừ đầu một lượt nữa."

    Komatsu"ừm" một tiếng, rồi phà ra hơi thuốc vẻ chẳng hứng thú gì, mép nhếch lên. Nhưngvới kinh nghiệm giao du không thể nói là ít với Komatsu, Tengo không dễ bị vẻ bềngoài của anh ta đánh lừa. Anh ta thường hay biểu lộ nét mặt hoàn toàn chẳngliên quan, thậm chí còn trái ngược với ý nghĩ thực ở trong đầu. Vì vậy, Tengo vẫnnhẫn nại chờ anh ta lên tiếng.

    "Tôicũng đọc qua rồi. Komatsu ngưng lại một lúc mới mở miệng nói tiếp: "Nhận đượcđiện thoại của anh, tôi lập tức lấy bản thảo ra đọc một lượt. Hừm, viết cũng tệthật. Trợ từ dùng loạn hết cả lên, chẳng hiểu câu văn có ý gì nữa. Trước khi viếttiểu thuyết, tốt nhất là nên đi học lại cách viết câu văn cho ra hồn cái đã."

    "Cóđiều vẫn đọc được đến hết. Phải không?"

    Komatsumỉm cười. Nụ cười như thể moi ra từ sâu trong hốc ngăn kéo thường ngày không mởra được. "Đúng vậy, cậu nói không hề sai. Đọc đến hết dòng cuối cùng. Chính tôicũng giật mình kinh ngạc. Mấy cái tác phẩm dự thi Tác giả mới này tôi chưa baogiờ đọc hết từ đầu đến cuối. Huống hồ, lại còn đọc lại một số đoạn nữa chứ. Hiếmcứ như là hiện tượng các hành tinh cùng nằm trên một đường thẳng ấy chứ. Điểmnày thì tôi thừa nhận."

    "Chứngtỏ là nó ‘cũng có cái gì đó’. Hay là tôi sai?"

    Komatsuđặt điếu thuốc xuống gạt tàn, đưa ngón giữa bàn tay phải lên gại gại cánh mũi.Nhưng không trả lời câu hỏi của Tengo.

    Tengonói: "Cô bé này mới mười bảy tuổi, đang học trung học. Chẳng qua cô bé chưa đượcrèn luyện cách đọc và viết tiểu thuyết thôi. Hẳn là khó mong cô bé dành được giảiTác giả mới lần này. Nhưng cũng đáng được giữ lại đến vòng trung khảo chứ. Chỉcần một câu nói của anh là có thể quyết định được, đúng không? Có lần này thì sẽcó lần sau mà."

    Komatsulại "ừm" một tiếng nữa, ngáp dài một cái vẻ rất vô vị, sau đó uống một ngụm nước."Này, Tengo, cậu cứ nghĩ mà xem. Thử để thứ văn chương vụng về này vào đến vòngcuối đi. Mấy tay thành viên hội đồng giám khảo lại chẳng nhảy dựng lên ấy à.Không khéo còn nổi trận lôi đình nữa. Chắc chắn là không chịu đọc đến hết đâu.Bốn giám khảo đều là tác giả đang cầm bút viết. Người nào cũng bận rộn. Họ chỉlướt qua một hai trang đầu rồi vứt sang một bên là cái chắc. Thậm chí còn nói:Thứ này có khác nào bài văn của bọn trẻ con tiểu học! Dù cho tôi có chịu gật đầuchấp nhận, hết lòng nhiệt tình mà giải thích đây là một miếng ngọc đẹp đang đợiđược mài giũa, liệu có ai chịu tin không? Mà dù tôi có nói được đi chăng nữathì tôi cũng muốn dành suất ấy cho tác phẩm nào có hy vọng hơn."

    "Nóivậy là, anh nhất định loại nó à?"

    "Tôicó nói thế đâu," Komatsu vừa gại gại cánh mũi vừa nói. "Về tác phẩm này, tôi cómột ý tưởng nho nhỏ khác."

    "Mộtý tưởng nho nhỏ khác?" Tengo nhắc lại. Anh nghe ra một chút ý vị chẳng lànhtrong câu nói đó.

    "Cậunói, trông đợi ở tác phẩm sau," Komatsu nói, "Đương nhiên tôi cũng muốn kỳ vọng.Bỏ thời gian ra chuyên tâm bồi dưỡng tác giả trẻ chắc chắn là niềm vui lớn củangười làm biên tập. Ngước mắt lên bầu trời đêm quang đãng, phát hiện ra ngôisao mới trước tất cả những người khác là điều khiến người ta hưng phấn. Nhưngnói thực lòng, tôi cảm thấy cô bé này khó có lần sau. Tuy tôi bất tài, nhưngcũng ăn cơm nghề này hai chục năm rồi. Trong thời gian đó cũng đã tận mắt chứngkiến đủ các loại tác giả ồn ã xuất hiện rồi lại lặng lẽ ra đi. Ít nhất cũngnhìn ra được người nào có lần sau người nào không. Thế cho nên, nếu để tôi nói,thì cô bé này không có lần sau đâu. Cũng tội nghiệp đấy, nhưng thậm chí còn chẳngcó lần sau của lần sau nữa cơ. Mà cả lần sau của lần sau của lần sau cũng khôngnốt. Trước tiên, thứ văn chương này của cô ta không phải loại cứ bỏ thời gianrèn giũa là tiến bộ được. Cậu có đợi bao nhiêu lâu cũng vô dụng, chỉ uổng côngthôi. Tại sao tôi lại nói vậy, là bởi vì bản thân tác giả chẳng hề có ý định viếtvăn cho hay. Cái thứ văn chương này, một là trời sinh đã có tài, hoặc là saunày phải khổ công gắng sức mà học tập. Nhưng cái cô Fukaeri ấy, lại chẳng đượcmặt nào. Giống như cậu thấy đấy, chẳng có tài hoa thiên bẩm, mà hình như cũngchẳng có ý định nỗ lực gì cả. Tôi không biết tại sao.Nhưng rõ ràng là cô ta chẳnghề hứng thú gì với văn chương. Cô ta có mong muốn được kể chuyện, không sai. Thậmchí mong muốn khá mãnh liệt là đằng khác. Điểm này thì tôi thừa nhận. Cái mongmuốn đó, bằng hình thức thô ráp, đã thu hút cậu, và khiến tôi đọc đến trang cuốicùng tập bản thảo. Nhìn từ một góc độ khác, tôi không ngại gì nhận định rằng vậylà rất giỏi. Nhưng dù thế, cô ta vẫn hoàn toàn không có tương lai trở thành tiểuthuyết gia. Một chút tương lai bé bằng cục cứt con rệp cũng không có đâu. Có lẽđiều này làm cậu thất vọng, nhưng nếu cho tôi phát biểu ý kiến một cách thựclòng thì là như thế."

    Tengonghĩ ngợi giây lát, cảm thấy Komatsu giải thích như vậy không phải là không cólý. Nói gì thì nói, Komatsu cũng có trực giác của người làm biên tập.

    "Nhưngmà, cho cô ấy một cơ hội cũng không phải chuyện gì xấu, phải không?" Tengo hỏi.

    "Ý cậulà cứ ném xuống nước, xem xem cô ta nổi lên hay chìm xuống phải không?"

    "Nóimột cách đơn giản thì là vậy."

    "Baonhiêu năm nay, tôi ‘sát sinh’ nhiều quá rồi. Không muốn nhìn thấy người chết đuốinữa."

    "Vậycòn tôi thì sao?"

    "Ítnhất cậu còn có nỗ lực," Komatsu chọn lựa từ ngữ. "Theo như tôi thấy, cậu chưabao giờ tuỳ tiện. Hơn nữa, đối với công việc viết văn của cậu cũng hết sứckhiêm nhường. Tại sao? Bởi vì cậu thích viết văn. Điểm này thì tôi đánh giá caocậu. Thích viết văn là tố chất quan trọng nhất đối với những người muốn trởthành nhà văn."

    "Nhưngthế thôi thì chưa đủ."

    "Lẽđương nhiên, chỉ dựa vào điểm đó thôi thì chưa đủ, còn phải có ‘một thứ gì đặcbiệt’ nữa. Ít nhất là cần phải có thứ gì đó mà tôi đọc không thấu được. Con ngườitôi ấy à, riêng về tiểu thuyết thôi nhé, đánh giá cao nhất chính là những gìmình đọc không thấu được. Còn những thứ đọc một lèo hiểu ngay, tôi chẳng thấy hứngthú chút nào hết. Đương nhiên thôi phải không. Chuyện hoàn toàn rất đơn giản."

    Tengoim lặng trong giây lát, hỏi: "Trong tác phẩm của Fukaeri có thứ mà anh đọckhông thấu ấy không?"

    "Cóchứ, dĩ nhiên là có. Cô bé này sở hữu thứ gì đó rất quan trọng. Tôi không biếtlà gì, nhưng có thể khẳng định là có. Điểm này thì không có gì để bàn cãi. Cậucũng hiểu mà tôi cũng hiểu. Giống như là khói bốc lên từ đống lửa trong một buổichiều không có gió, ai nhìn thoáng qua cũng thấy. Nhưng mà Tengo à, chỉ sợchính bản thân cô bé không đủ sức để gánh nổi thứ mình sở hữu đó thôi."

    "Cô ấykhông có cơ hội nổi lên nếu bị ném xuống nước à?"

    "Hoàntoàn chính xác," Komatsu nói.

    "Vì vậykhông thể giữ được đến vòng cuối cùng?"

    "Vấnđề chính là ở đây," Komatsu nói, đoạn bặm môi, hai tay đặt trên bàn tay đan vàonhau, "Vì vậy tôi mới không thể không cần lựa chọn từ ngữ để nói với cậu đây".

    Tengocầm ly cà phê lên, chăm chú nhìn vào thứ bên trong, rồi lại đặt về vị trí cũ.Komatsu vẫn không nói tiếng nào. Tengo hỏi: "Một ý tưởng nho nhỏ khác mà anhnói lúc nãy đang hiện lên trong đầu rồi, phải không?"

    Komatsutựa như một vị giáo sư ngồi trước mặt sinh viên có thành tích xuất sắc nhất củamình, nheo nheo mắt, chầm chậm gật đầu. "Chính thế."

    Conngười Komatsu luôn có gì đó khiến người ta không nắm bắt được. Anh ta đang nghĩgì, cảm giác của anh ta thế nào, chỉ dựa vào nét mặt và giọng nói thì khó màđoán biết nổi. Bản thân anh ta dường như cũng thích thú với việc lôi người khácvào trong đám khói mù mờ ấy. Tư duy rất nhanh, anh ta thuộc loại người chẳngbao giờ quan tâm người khác nghĩ gì, mà chỉ dựa theo logic của mình để suy xétvà đưa ra phán đoán. Không bao giờ khoe khoang quá mức cần thiết, lại đọc rấtnhiều sách, tri thức toàn diện nhưng tỉ mỉ chi tiết. Không chỉ vậy, anh ta còncó con mắt tinh tường độc đáo, có thể bằng trực giác nhìn thấu người khác, nhìnthấu tác phẩm. Tuy vẫn có nhiều thiên kiến, nhưng với anh ta, đó cũng là mộttrong các nhân tố quan trọng của sự chân thực.

    Anhta vốn là người không nói nhiều, ghét phải phí lời giải thích, nhưng lúc cầnthiết lại có thể biểu đạt ý kiến một cách khôn khéo và logic. Hễ anh ta muốn làngôn từ có thể trở nên chua cay độc địa. Anh ta có thể nhằm trúng và đâm thấu yếuhuyệt của đối phương trong chớp mắt chỉ bằng một câu nói ngắn gọn. Sở thích cánhân đối với người hay với tác phẩm đều rất rõ rệt, loại người và tác phẩm anhta không thể chấp nhận nhiều hơn bội phần loại còn lại. Đương nhiên, người khácđối với anh ta cũng thế, những người không có hảo cảm nhiều hơn hẳn số còn lại.Có điều, đây vừa khéo cũng là điều Komatsu muốn. Như Tengo thấy, Komatsu thíchmột mình cô độc, thậm chí còn hưởng thụ trạng thái bị người khác xa lánh, hoặcrõ ràng là bị người ta căm ghét này. Tinh thần sắc sảo không thể nào nảy sinhtrong hoàn cảnh dễ chịu khoan khoái được. Đây chính là tín điều của anh ta.

    Komatsuhơn Tengo mười sáu tuổi, vừa tròn bốn lăm. Cho tới nay, duy chỉ làm việc biên tậpở các tạp chí văn nghệ, anh ta cũng là một tay lão luyện có chút danh tiếngtrong giới, tuy cuộc sống riêng thì chẳng ai hay biết. Dù có qua lại trong côngviệc, anh ta cũng chưa bao giờ kể chuyện riêng với người khác. Anh ta sinh ra lớnlên ở đâu, giờ nhà đang ở chỗ nào, Tengo hoàn toàn không biết gì. Mặc dù họ thườngnói chuyện rất lâu, nhưng những chủ đề như thế chẳng bao giờ được đề cập. Mọingười thường thắc mắc tại sao một kẻ ngay từ đầu đã khiến người ta có ấn tượngxấu, chẳng có mối giao du nào ra hồn, cứ mở miệng ra là khinh miệt cả văn đàn,lại có thể kiếm được bản thảo! Nếu anh ta muốn thì cho dù gần như không tốnchút sức lực nào, bản thảo của tác giả nổi tiếng vẫn dễ dàng về tay. Không ít lầnphải nhờ vào anh ta mà tạp chí mới giữ được thể diện. Vì thế, dù không ưa gìKomatsu, mọi người vẫn phải đối xử với anh ta rất đặc biệt.

    Cóngười đồn rằng, hồi Komatsu đang học ở khoa Văn Đại học Tokyo thì nổ ra cuộc đấutranh chống Điều ước Đảm bảo An ninh Nhật- Mỹ năm 1960, mà anh ta chính là nhânvật cốt cán trong tổ chức phong trào sinh viên khi ấy. Nghe nói, khi KanbaMichiko]1] bị cảnh sát đánh đập đến chết, anh ta đã ở ngay bên cạnh, cũng bịthương khá nặng. Không rõ chuyện đó là thật hay giả, nhưng trên người anh tađúng là có thứ gì đó, khiến người ta không khỏi có cảm giác "nói vậy cũng cólý". Komatsu vừa cao vừa gầy, miệng rất rộng, mũi lại rất nhỏ, tay chân dài thượt,móng tay bám đầy cặn nicotin, khiến người ta nghĩ đến hình ảnh một phần tử tríthức cách mạng trong văn học Nga thế kỷ 19. Anh ta hiếm khi cười, nhưng khi cườicả gương mặt nhìn vẫn như không vui. Dẫu thế nào trông cũng tựa như một vị phápsư lão luyện đang mỉm cười đắc ý trong lúc chuẩn bị đưa ra một lời tiên tri chẳnglành. Anh ta dẫu ăn mặc gọn gàng nhưng chẳng khác nào tuyên bố với toàn thế giớirằng mình không hề có hứng thú với trang phục. Anh ta lúc nào cũng chỉ bận mộtkiểu quần áo giống nhau: Áo vest bằng vải tuýt, bên trong mặc sơ mi trắng vảioxford hoặc áo Polo màu xám nhạt, không đeo cà vạt, quần tây màu xám, giày da lộn.Những thứ này giống như đồng phục chính thức của Komatsu. Cảnh tượng sáu, bảycái áo vest chỉ hơi khác nhau một chút, được giặt sạch sẽ treo trong tủ quần áonhư thể hiện ra trước mắt: Để tiện phân biệt, có khi còn phải đánh số.

    [1] Nữsinh viên đại học đã chết trong cuộc biểu tình của sinh viên trường chống Điềuước Đảm bảo An ninh Nhật- Mỹ.

    Trênmái tóc dựng ngược lên như dây thép của Komatsu, phía trước đã bắt đầu lấm tấmbạc. Tóc rối bù, gần như che kín tai. Lạ một điều là độ dài mái tóc ấy lúc nàocũng giữ ở mức lẽ ra nên đi cắt từ một tuần trước. Sao làm được như vậy? Tengokhông biết. Ánh mắt anh ta thi thoảng sáng bừng lên. Song đến khi có chuyện phảinghĩ ngợi, anh ta lại giống như ngọn núi đá ở phía bên kia mặt trăng, im lặng đếnbất tận. Nét biểu cảm trên gương mặt gần như hoàn toàn biến mất, cả nhiệt độ cơthể cơ hồ cũng mất nốt.

    Tengoquen Komatsu khoảng chừng năm năm trước. Anh gửi bản thảo đến tham gia cuộc thiTác giả mới ở tờ tạp chí Komatsu đang làm biên tập viên, và lọt vào vòng trungkhảo. Komatsu gọi điện thoại tới, bảo muốn gặp mặt nói chuyện. Hai người gặpnhau tại một quán cà phê ở quận Shinjiuku (chính là quán cà phê này). Komatsunói với Tengo, lần này các tác phẩm của cậu chắc khó có khả năng giành được giảiTác giả mới (quả nhiên là không được), nhưng mà cá nhân tôi rất thích. "Tôikhông muốn lấy lòng cậu, có điều cậu nên biết rằng, tôi rất ít khi nói vậy vớiai." (Lúc đó Tengo không hề biết lời này hoàn toàn là sự thực). Komatsu lạinói: Vì vậy nên, tác phẩm sau của cậu, tôi muốn là người đọc đầu tiên. Tôi sẽlàm như vậy, Tengo nói.

    Ngoàira, Komatsu còn muốn biết Tengo là người thế nào, lớn lên ra sao, giờ đang làmgì. Những gì có thể nói, Tengo đều thành thực trả lời. Anh sinh ra và lớn lên ởthành phố Ichikawa tỉnh Chiba. Sau khi Tengo ra đời không lâu, mẹ anh đã bị bệnhqua đời. Ít nhất đấy là những gì anh có thể nói. Không anh chị em. Về sau chaanh cũng không tục huyền, một mình nuôi anh lớn. Hồi trước, cha anh làm nhânviên thu phí của đài truyền hình NHK, giờ thì bị bệnh Alzheimer, sống trong mộtviện điều dưỡng ở cực Nam bán đảo Boso. Tengo tốt nghiệp một khoa có cái tên hếtsức kỳ quái của đại học Tsukuba, gọi là "Chuyên ngành toán học, ban tự nhiên,nhóm số một", rồi vừa làm thầy dạy toán tại một trường dự bị ở Yoyogi, vừa viếttiểu thuyết. Lúc mới tốt nghiệp, Tengo đáng lẽ đã có thể trở thành giáo viên ởmột trường cấp ba của tỉnh, nhưng anh lại chọn làm thầy giáo trường dự bị do thờigian làm việc tương đối tự do. Hiện giờ anh đang sống độc thân trong một căn hộnhỏ ở Kôcnji.

    Tengocũng không rõ mình có thực sự khát khao trở thành nhà văn chuyên nghiệp haykhông. Bản thân có tài viết tiểu thuyết hay không, anh cũng chẳng rõ. Tronglòng anh chỉ rõ một sự thực anh không thể chịu được nếu không viết tiểu thuyếtmỗi ngày. Viết văn đối với anh giống như hít thở. Komatsu không hề phát biểu gì,mà chỉ lặng lẽ ngồi nghe Tengo nói.

    Khônghiểu vì duyên cớ gì, về mặt cá nhân. Komatsu hình như rất quý Tengo. Thân hìnhTengo cao to (từ trung học đến đại học anh đều là cốt cán của câu lạc bộ nhu đạo),đôi mắt như của một nông dân dậy sớm. Tóc cắt ngắn, sắc da lúc nào cũng nhưcháy nắng, hai tai tròn và nhăn như hoa súp lơ, nhìn chẳng ra nhà văn trẻ cũngkhông hề giống thầy giáo dạy toán. Có lẽ đó chính là điểm Komatsu ưa thích.Tengo viết xong cuốn tiểu thuyết mới, liền mang đến cho Komatsu xem. Komastsu đọcxong, rồi lại nói cảm tưởng của mình với anh. Tengo sửa theo những góp ý chânthành của Komatsu. Sau đó anh lại mang bản thảo đã sửa tới, và Komatsu đưa ranhững chỉ thị mới. Giống như huấn kuyện viên nâng độ khó lên từng tí một. "Trườnghợp của cậu có lẽ cần phải từ từ," Komatsu nói, "Chớ nên nôn nóng. Hạ quyết tâmviết liên tục mỗi ngày. Cố gắng giữ lại hết những thứ đã viết ra, đừng bỏ đi.Sau này có lẽ sẽ dùng được." Tôi sẽ làm như vậy, Tengo đáp.

    Komatsucòn giao một số việc viết lách vụn vặt cho Tengo. Tạp chí phụ nữ của nhà xuất bảnnơi Komatsu làm việc cần một số bài viết không ký tên. Từ việc viết lại bản thảogửi đến, hay giới thiệu sách mới phim mới, thậm chí cả những bìa viết về chiêmtinh bói toán, Tengo đều không chối từ, yêu cầu cái nào là viết xong cái đấy.Những bài về chiêm tinh bói toán mà Tengo tiện tay viết ra không ngờ lại nổi tiếngvì thường ứng nghiệm. Khi anh viết "e rằng buổi sớm có động đất," sáng sớm hôm ấyquả nhiên có động đất thật. Nghề phụ này vừa mang lại thu nhập thêm, vừa là đểluyện tập viết lách. Dù dước hình thức nào, những thứ mình viết ra được in ra đặttrên giá sách cũng là điều khiến người ta thích thú.

    Cáchđây không lâu, Tengo còn nhận được công việc làm người đọc bản thảo vòng sơ khảocho giải thưởng Tác giả mới của tờ tạp chí văn nghệ. Anh vẫn đang dự thi giảiTác giả mới này, đồng thời lại là người đọc thẩm định lần đầu những tác phẩmtham gia thi khác. Thật là một chuyện lạ. Nhưng Tengo không hề để tâm hoàn toànđến hoàn cảnh tế nhị của mình, vẫn đọc thẩm định các tác phẩm ấy một cách côngbằng. Đọc một đống những tiểu thuyết vô cùng nhạt nhẽo dở tệ chất lên như núi,anh mới thấm thía thế nào là vô vị nhạt nhẽo, dở tệ dở hại. Mỗi lần đọc cả trămbản thảo, chọn ra trong đó chừng mười mấy tác phẩm có chút ý nghĩa gì đó, rồiđưa cho Komatsu. Mỗi tác phẩm đều kèm thêm một tờ giấy ghi lại cảm tưởng. Cuốicùng, sẽ có năm tiểu thuyết được lọt vào vòng chung khảo, để từ đó bốn vị giámkhảo chọn ra giải thưởng Tác giả mới này.

    NgoàiTengo, cũng có những người làm thêm khác làm việc thẩm định ban đầu này: Khôngkể Komatsu, còn có mấy biên tập viên khác phụ trách tuyển lựa. Tình trạng làtuy cố gắng để có thể công bằng, nhưng cũng không cần quá mất công. Bởi số lượngcó nhiều đến đâu thì tác phẩm có chút gì đó đáng đọc cùng lắm cũng chỉ được vàiquyển, ai đọc thì cũng không thể bỏ sót được. Tác phẩm của Tengo từng ba lần lọtvào chung khảo. Đương nhiên anh chẳng đến nỗi phải tự chọn tác phẩm của mình,mà là hai người đọc thẩm định đầu tiên, và cả người phụ trách vòng sơ khảotrong ban biên tập là Komatsu đã cho qua. Những tác phẩm này sau rốt đều khôngđược giải Tác giả mới, nhưng Tengo không hề nản lòng. Komatsu đã in sâu vào tâmthức, hơn nữa anh cũng không muốn trở thành nhà văn ngay lúc này.

    Nếuphân bố chương trình hợp lý, một tuần anh sẽ có bốn ngày được ở nhà làm viêcmình thích. Tengo đã dạy ở một trường dự bị liên tiếp bảy năm, rất có tiếngtrong đám học sinh. Vì anh giảng bài ngắn gọn, đi vào trọng tâm, không vòng vo,và có thể trả lời tức khắc bất kể câu hỏi nào. Chính bản thân Tengo cũng thấykinh ngạc, không ngờ mình lại có tài ăn nói đến thế. Cách giải thích rõ ràng,giọng nói giõng dạc, anh vẫn luôn cho rằng mình là kẻ ăn nói vụng về. Mà kỳ thực,cho tới bây giờ, khi mặt đối mặt nói chuyện với người khác, anh vẫn rất căng thẳng,thậm chí còn tắc tị chẳng nói được gì. Khi mấy người cùng ngồi với nhau, anhlúc nào cũng chỉ đóng vai người lắng nghe. Nhưng cứ đứng lên bục giảng, đối mặtvới một đám đông không xác định, óc anh liền đột nhiên trở nên sáng suốt, miệngnói không ngừng. Con người đúng là thứ không thể đoán biết hết được, Tengo thầmnghĩ.

    Anhkhông phàn nàn gì về chuyện lương lậu. Thu nhập không thể nói là cao, nhưng trườngdự bị trả thù lao dựa theo năng lực. Học sinh sẽ định kỳ đánh giá giáo viên, aiđược điểm cao thì mức đãi ngộ cũng tăng lên tương ứng. Vì họ sợ những giáo viênưu tú sẽ bị trường khác giành giật mất (sự thực thì công ty săn đầu người cũngmấy lần tìm đến tận cửa nhà anh rồi). Trường học bình thường thì không thể nhưvậy được, tiền lương quyết định dựa trên thâm niên làm việc, cấp trên còn quảnlý cả đời sống riêng; năng lực và danh tiếng chẳng hề có ý nghĩa. Tengo thíchcông việc ở trường dự bị này. Hầu hết học sinh đến lớp học đều có mục đích rõràng, đó là thi vào đại học, nhiệt tình nghe giảng. Thầy giáo lên lớp chỉ cần dạylà đủ, những thứ khác không cần quan tâm. Đối với Tengo, đây là điểm đáng quýhiếm có. Không cần phải đau đầu vì những chuyện kiểu như học sinh hạnh kiểm kémhay vi phạm nội quy, chỉ cần đứng trên bục giảng dạy cách giải toán là được, màsử dụng toán học làm công cụ suy diễn các khái niệm thuần túy lại vốn là ngón tủtrời cho của Tengo.

    Nhữnglúc ở nhà, anh dậy từ sáng sớm, và thường viết tiểu thuyết đến chiều tối. Câybút máy Mont Blanc, mực xanh và giấy viết bốn trăm ô. Chỉ cần có thế, Tengo đãcảm thấy thỏa mãn lắm rồi. Tuần một lần, người tình đã có chồng của anh sẽ đếncăn hộ này, hai người ở bên nhau suốt một buổi chiều. Làm tình với người đàn bàđã có chồng già hơn mười tuổi, tuy không có tương lai gì, nhưng lại rất thoảimái, đầy đủ về nội dung. Chiều tối anh đi tản bộ một quãng dài, trời tối thì mộtmình vừa nghe nhạc vừa đọc sách. Không xem ti vi. Khi nhân viên thu phí của đàiNHK đến, anh liền từ chối lịch sự, nói: Xin lỗi, tôi không có ti vi. Thực sựkhông có, anh có thể vào kiểm tra. Có điều, bọn họ chưa từng bước chân vào nhàanh. Nhân viên thu phí đài NHK không được phép vào nhà người ta.

    "Tôiđang tính chuyện lớn hơn một chút," Komatsu nói.

    "Chuyệnlớn hơn?"

    "Phải.Giải Tác giả mới là thứ nhỏ nhặt không cần nhắc đến, nếu đã làm, chúng ta phảinhắm tới cái gì đó lớn hơn."

    Tengokhông nói gì. Ý đồ của Komatsu vẫn chưa rõ. Nhưng anh cảm thấy trong ý tứ có thứgì đó khiến người ta bất an.

    "GiảiAkutagawa ấy," Komatsu ngưng lại giây lát rồi mới nói.

    "GiảiAkutagawa ấy," Tengo như thể đang cầm một cây gậy ngắn viết chữ Hán lên nền cátẩm ướt, lặp lại một lượt lời của người đối thoại.

    "GiảiAkutagawa. Mặc dù cậu không hiểu chuyện đời, nhưng cái này thì hẳn là cậu biết.Trên báo đầy ra đấy, mà thời sự trên ti vi cũng đưa tin."

    "Ừm,anh Komatsu này, tôi không hiểu anh đang nói gì nữa. Không phải chúng ta đangbàn về Fukaeri à?"

    "Đúngthế, chúng ta đang bàn về Fukaeri và Nhộng không khí. Chắc là không có chủ đềnào khác."

    Tengocắn môi, muốn đọc ra được ý đồ phía sau của anh ta.

    "Nhưngmà chẳng phải từ đầu chúng ta đã nói tác phẩm này còn chẳng có khả năng giànhđược giải Tác giả mới còn gì? Chẳng phải cứ tình hình này thì vô kế khả thi haysao?

    "Thìđó, với tình hình trước mắt thì đúng là vô kế khả thi. Đó là sự thực rànhrành."

    Tengocần thời gian để suy nghĩ. "Ý anh là, phải sửa lại bản thảo?"

    "Chẳngcòn cách nào khác. Với những tác phẩm dự thi có hy vọng, biên tập đưa ra kiếnnghị để tác giả viết lại cũng là chuyện thường thấy, chẳng có gì lạ. Có điều, lầnnày không phải do tác giả sửa, mà để một người khác."

    "Ai vậy?"Tengo hỏi. Kỳ thực từ trước lúc mở miệng ra, anh đã biết đáp án rồi, chẳng quamuốn hỏi lại cho chắc chắn mà thôi.

    "Cậusẽ viết lại," Komatsu nói.

    Tengolục tìm từ ngữ biểu đạt, nhưng không tìm được từ nào thích hợp. Anh đành thởdài một tiếng, nói: "Nhưng mà, anh Komatsu này, tác phẩm này nếu chỉ sửa chữachút ít thì chẳng có ích gì cả đâu. Chỉ sợ phải viết lại toàn bộ từ đầu chí cuốimới ra hồn được."

    "Đươngnhiên là phải làm lại từ đầu đến cuối. Cốt truyện sẽ giữ nguyên. Không khítrong cách hành văn cũng cố gắng giữ lại. Nhưng câu chữ thì gần như phải viết lạihết. Đây gọi là ‘thay da đổi thịt’ đấy. Viết lại cụ thể thế nào sẽ do cậu đảmnhiệm, tôi phụ trách về mặt tổng thể".

    "Chuyệnnày liệu có thành được không?" Tengo như đang tự nói với mình.

    "Cậunghe đây," Komatsu cầm chiếc thìa nhỏ lên, chỉ về phía Tengo, như thể người nhạctrưởng giơ gậy chỉ huy ra hiệu cho nghệ sĩ solo trong dàn nhạc, nói: "Cô bé tênlà Fukaeri có thứ gì đó đặc biệt, chỉ cần đọc Nhộng không khí là rõ ngay. Khảnăng tưởng tượng không hề tầm thường. Nhưng thật tiếc, văn chương lại quá tạpnham, không cứu vãn nổi. Còn cậu thì viết được, tố chất tốt, cậu lại vừa có lýtính vừa tinh tế, mà có cả khí lực nữa. Song trái ngược với Fukaeri, cậu vẫnchưa rõ mình nên viết cái gì. Vì vậy, lần nào cũng chưa thấy được mạch chính củacâu chuyện. Thứ cậu nên viết ra ấy, chắc chắn là nó đang lẩn trốn trong tim cậu.Nhưng nó giống như một con vật nhỏ nhút nhát, trốn tít vào trong hang sâu, sốngchết cũng không chịu ra. Biết rõ là nó trốn trong hang sâu, nhưng nó không chuira, thì cậu không bắt được. Tôi nói đừng nôn nóng, cứ phải từ từ, chính là ýđó."

    Tengovụng về thay đổi tư thế ngồi trên chiếc ghế nhựa, không nói lời nào.

    "Sựviệc rất đơn giản," Komatsu nhẹ nhàng vung vẩy thìa, nói tiếp, "Chỉ cần kết hợphai người làm một, tạo ra một Tác giả mới là xong. Từ cốt truyện thô mộc gồ ghềcủa Fukaeri, cậu đắp cho nó lời văn hoàn mỹ. Đây là một sự kết hợp lý tưởng. Cậuđủ sức làm chuyện này. Chẳng phải chính vì vậy mà cá nhân tôi từ trước đến nayluôn ủng hộ cậu sao? Đúng không? Những chuyện còn lại cứ để tôi lo. Chỉ cần đồngtâm hiệp lực, giải Tác giả mới là chuyện không cần phải bàn. Kể cả giảiAkutagawa cũng dư sức. Tôi làm nghề này bao nhiêu năm, đâu chỉ ăn không ngồi rồi.Tôi biết đến chân tơ kẽ tóc phải xử lý thế nào."

    Tengohơi mấp máy miệng, ngây người nhìn Komatsu. Komatsu đặt cái thìa nhỏ lại trênđĩa, làm phát ra âm thanh lớn đến độ không tự nhiên.

    "Nếuđược giải Akutagawa thì sẽ ra sao?" Tengo định thần lại, hỏi.

    "Đượcgiải Akutagawa tiếng tăm sẽ như cồn. Người đời đa phần không hiểu được giá trịthực sự của tiểu thuyết, nhưng lại không chịu lạc hậu với trào lưu. Hễ thấy tácgiả là nữ sinh trung học, người ta sẽ càng phát cuồng. Sách bán chạy sẽ kiếm đượcmột khoản bộn đấy. Tiền kiếm được ba chúng ta chia nhau theo tỷ lệ thích hợp. Vềmặt này tôi sẽ sắp xếp ổn thỏa."

    "Mấychuyện chia chác đó, hiện giờ tôi không quan tâm," Tengo nói, giọng khô khan."Làm chuyện này, không mâu thuẫn gì với đạo đức nghề nghiệp của biên tập viênà? Chẳng may vụ này bị lộ ra thì sẽ lớn chuyện đấy. Anh cũng đừng mong tiếp tụclàm việc ở nhà xuất bản, phải không?"

    "Khôngdễ bị lộ thế đâu. Chỉ cần tôi muốn, mọi chuyện sẽ êm xuôi. Mà dù có bị lộ thìtôi ngại gì mà không bỏ quách cái công ty ấy! Đằng nào thì cấp trên cũng khôngkhoái mình, toàn cho ăn cơm hẩm. Gì chứ công việc thì sẽ tìm được ngay thôi.Tôi ấy à, tôi làm vậy hoàn toàn không phải vì tiền. Tôi chỉ muốn hạ nhục cái giớivăn chương này một trận. Cả một lũ chen chúc trong hang động tối tăm, vừa tângbốc, bợ đít, rồi thì giẫm đạp lẫn nhau, lại vừa cao giọng khoác lác sứ mệnh vănhọc thế này thế nọ, cái đám vô dụng này, tôi muốn chọc cho chúng một trận. Chuiqua lỗ hổng của cơ chế, chơi chúng một vố thật đau. Cậu không cảm thấy làm vậyrất vui sao?"

    Tengokhông thấy vui vẻ cho lắm. Anh vẫn chưa hiểu gì về cái gọi là giới văn chương ấy.Biết được một người tài cán như Komatsu lại định đi qua một cây cầu nguy hiểmchỉ vì một động cơ trẻ con như thế, trong phút chốc anh chẳng nói được câu nào.

    "Nhữngđiều anh nói, tôi nghe cứ như trò lừa đảo."

    "Hìnhthức hợp tác này không hề hiếm gặp," Komatsu chau mày nói. "Các loại manga đăngtrên tạp chí có đến quá nửa là như vậy. Mọi người cùng góp sức động não nghĩ ramột câu chuyện, họa sĩ vẽ ra các đường nét cơ bản, rồi thì các trợ lý sẽ vẽ nốtcác chi tiết, tô màu. Việc này với việc chế tạo đồng hồ trong nhà máy cũng cùngmột cách thức thôi. Trong giới viết tiểu thuyết cũng có những trường hợp tươngtự. Ví dụ, tiểu thuyết lãng mạn là như vậy đấy, hầu hết đều dựa trên các côngthức định sẵn của nhà xuất bản, rồi thuê tác giả viết lại cho màu mè. Nói cáchkhác, đây chính là hệ thống phân công lao động. Không làm thế thì đừng mong sảnxuất hàng loạt được. Chỉ có điều, trong giới văn học thuần túy bảo thủ, phươngthức này vẫn không thể thực hiện công khai, vì thế, chiến lược sẽ là, chúng tacần đưa cô bé Fukaeri ấy lên sân khấu. Nếu chẳng may bị lộ, có lẽ sẽ trở thànhxì căng đan, nhưng đâu có vi phạm pháp luật. Cách làm này đã là xu thế của thờiđại rồi. Hơn nữa có phải chúng ta đang nói tới Balzac hay Muarsaki Shikibu[2]đâu. Chẳng qua chỉ sửa chữa một chút để tác phẩm thô vụng, hớ hênh của một nữsinh trung học thành một tác phẩm nên hồn mà thôi! Thế thì có gì mà không được?Tác phẩm này sau khi gia công có chất lượng tốt, được nhiều độc giả ưa thích,chẳng phải là đã đủ rồi sao?"

    [2] Nữvăn sĩ cung đình thời Heian Nhật Bản, tác giả của kiệt tác tiểu thuyết "Chuyệnchàng Genji" (khoảng 1000- 1012).

    Tengonghĩ ngợi một lát về những điều Komatsu nói, rồi cẩn trọng chọn lựa từ ngữ: "Cóhai vấn đề. Thực ra chắc là có rất nhiều vấn đề, nhưng tôi tạm thời chỉ nêu lênhai cái. Trước tên, cô bé Fukaeri kia có đồng ý để người khác viết lại tác phẩmcủa mình không? Nếu cô ấy có đồng ý, tôi có thể viết lại câu chuyện này cho hayđược không, cũng là một vấn đề. Việc viết chung này hết sức tế nhị, chỉ sợkhông đơn giản như anh nghĩ đâu."

    "Tengoà, chắc chắn cậu làm được." Komatsu dường như đã đoán trước được vấn đề này,Tengo vừa dứt tiếng thì anh ta đã tiếp lời ngay tức khắc. "Không nghi ngờ gì cả,chắc chắn cậu sẽ làm được. Khi bắt đầu đọc Nhộng không khí, ý tưởng này đã độtnhiên nảy lên trong đầu tôi rồi, đây chính là câu chuyện để Tengo viết lại! Nóicho rõ hơn một chút, đây là câu chuyện thích hợp cho cậu viết lại. Là một câuchuyện đang đợi cậu viết lại. Cậu không nghĩ thế à?"

    Tengochỉ lắc đầu, không nói được gì.

    "Đừngkết luận nhanh thế," Komatsu bình tĩnh nói, "Chuyện này hết sức quan trọng. Cứsuy nghĩ hai ba ngày. Đọc lại Nhộng không khí một lượt. Rồi nghĩ kỹ về đề nghịcủa tôi. À phải rồi, còn cái này nữa tôi đưa luôn cho cậu."

    Komatsulấy trong túi áo khoác ra một phong bì màu nâu, đưa cho Tengo. Bên trong phongbì là hai tấm ảnh màu. Ảnh của một cô bé, một tấm chụp chân dung từ ngực trởlên, tấm kia là kiểu ảnh sinh hoạt chụp toàn thân, hình như được chụp cùng thờigian. Cô đứng trước một cầu thang nào đó. Bậc thang đá rộng rãi. Gương mặt đẹptheo kiểu cổ điển, mái tóc dài buông thẳng. Áo trắng. Dáng người nhỏ nhắn, hơigầy. Đôi môi quá đỗi nghiêm túc. Đôi mắt như thể đang theo đuổi thứ gì đó.Tengo lần lượt xem cả hai tấm ảnh một lúc. Không hiểu tại sao, nhìn hai tấm ảnhnày, anh chợt nhớ lại mình vào tầm tuổi ấy, lồng ngực hơi nhâm nhẩm đau. Đó làcảm giác đau đớn đặc biệt, lâu lắm rồi anh chưa từng có lại. Trong dáng ngườicô gái dường như có thứ gì đó gợi lên nỗi đau ấy trong anh.

    Komatsunói: "Chính là Fukaeri đấy. Khá đẹp phải không. Hơn nữa còn thuộc loại giản dị,sạch sẽ. Mười bảy tuổi. Chẳng có gì để bới móc bắt bẻ. Tên thật là FukaeriEriko. Nhưng chúng ta sẽ không công bố tên thật, mà chỉ sử dụng tên ‘Fukaeri’thôi. Cậu không thấy nếu cô bé giành được giải Akutagawa thì chắc chắn sẽ thànhchủ đề nóng hay sao? Bọn truyền thông hẳn sẽ như lũ dơi buổi hoàng hôn, kếtthành từng đàn bay lượn trên đầu. Sách sẽ in không đủ bán cho mà xem."

    Komatsukiếm đâu ra mấy tấm ảnh này? Tengo lấy làm lạ. Gửi bản thảo đến đâu cần kèmtheo ảnh. Nhưng Tengo không muốn hỏi. Một trong những lý do là vì không thểđoán được câu trả lời như thế nào… phần nữa là vì anh cũng không muốn biết.

    "Cậucầm luôn đi. Biết đâu lại có tác dụng gì," Komatsu nói. Tengo liền nhét hai tấmảnh trở lại phong bì, đặt lên phía trên bản phô tô của Nhộng không khí.

    "AnhKomatsu, tôi gần như chẳng biết gì về chuyện trong giới, nhưng theo lẽ thườngmà suy đoán thì đây là một kế hoạch hết sức nguy hiểm. Một khi anh đã nói dối cảxã hội thì sẽ buộc phải tiếp tục nói dối mãi, phải che đậy lấp liếm mãi. Cả vềphương diện tâm lý lẫn kỹ thuật, đây là chuyện không hề đơn giản. Chỉ cần mộtngười bất cẩn làm sai chuyện gì đó là rất có thể sẽ mang họa đến cho tất cả nhữngngười còn lại. Anh không thấy vậy sao?"

    Komatsurút một điếu mới, châm thuốc. "Cậu nói đúng. Vừa hợp lẽ lại vừa chính xác. Đâyđúng là một kế hoạch hết sức mạo hiểm. Trong lúc này, những nhân tố chưa xác địnhcòn quá nhiều. Không thể dự đoán được rốt cuộc sẽ có chuyện gì xảy ra. Có khi sẽthất bại, mang đến cảm giác rất không vui cho mỗi người. Tôi hoàn toàn hiểu đượcđiều này. Thế nhưng, Tengo à, sau khi nghĩ kỹ tất cả mọi điều, bản năng nói vớitôi rằng: Hãy tiến lên! Bởi vì đây là cơ hội ngàn năm có một đấy! Cho đến lúcnày, tôi vẫn chưa từng một lần gặp được cơ hội như thế. Chỉ sợ sau này cũng chẳngcó nữa đâu. Đem so với việc đánh bạc có lẽ không được thích hợp lắm, nhưng mà,trên tay giờ đã có hết những quân bài đẹp rồi. Xèng cũng chất đầy một đống. Mọiđiều kiện đều đã sẵn sàng. Nếu bỏ qua cơ hội lần này, chắc chắn ta sẽ hối hận vềsau."

    Tengoim lặng không nói gì, ngước nhìn nụ cười chẳng lành nở ra trên gương mặt ngườiđối diện.

    "Điềuquan trọng nhất nằm ở chỗ chúng ta sẽ nhào nặn lại để Nhộng không khí trở thànhmột tác phẩm xuất sắc. Đây là một câu chuyện lẽ ra phải được viết tốt hơn. Bêntrong nó có thứ gì đó cực kỳ quan trọng. Một thứ gì cần phải được một ai đó khéoléo lôi ra. Chắc chắn là cậu cũng nghĩ như vậy. Hay là tôi sai? Vì mục đíchnày, chúng ta hãy cùng hiệp lực. Tạo ra một dự án kết hợp khả năng của tất cả mọingười. Động cơ dù có trương ra bất cứ đâu cũng không có gì phải xấu hổ."

    "Cóđiều, anh Komatsu này, cho dù có đưa ra lý do cao thượng thế nào, danh phận đườnghoàng thế nào, nói gì thì nói, nó vẫn giống hành vi lừa gạt. Có thể chẳng có gìxấu hổ khi để lộ động cơ, nhưng thực tế lại chẳng thể trương ra đâu được. Chỉcó thể hành động một cách lén lút. Nếu dùng từ ‘lừa gạt’ không được thích đángthì có thể gọi là hành vi bội tín. Dẫu không vi phạm pháp luật, nhưng ở đây cònvấn đề đạo đức nữa. Anh nghĩ thử xem, mình là biên tập lại đi tự tạo ra tác phẩmđoạt giải Tác giả mới của tạp chí văn nghệ thuộc nhà xuất bản của mình, thế cókhác nào giao dịch cổ phiếu nội bộ không?"

    "Vănchương đâu thể so sánh với cổ phiếu được. Hai thứ ấy hoàn toàn khác nhau."

    "Anhnói thử xem khác nhau ở điểm nào chứ?"

    "Chẳnghạn nhé, phải rồi, cậu đã bỏ qua một sự thực hết sức quan trọng," Komatsu nói.Miệng anh ta ngoác ra cười thích thú, Tengo chưa thấy miệng Komatsu ngoác tonhư vậy bao giờ. "Phải nói là cậu cũng đã nôn nao muốn thử rồi. Ý cậu đã muốnviết lại Nhộng không khí rồi. Thoáng nhìn qua là tôi biết ngay. Mạo hiểm hay đạođức chẳng là cái cóc gì! Tengo à, chắc chắn lúc này trong lòng cậu đang rất hyvọng có thể tự tay sửa chữa lại tiểu thuyết Nhộng không khí đó, chắc chắn rấtmuốn thay Fukaeri, đưa cái gì đó ấy ra. Đấy, đây chính là điểm khác biệt giữavăn chương và cổ phiếu. Ở đây không có xấu hay tốt, chỉ có một động cơ còn hơncả tiền bạc đang thúc đẩy sự vật tiến lên phía trước. Cậu về nhà tự hỏi lạimình đi. Đứng trước gương mà quan sát mặt mình thật kỹ vào. Trên mặt cậu đã viếtrất rõ điều ấy rồi đó."

    Tengocảm thấy không khí xung quanh mình dường như đột nhiên trở nên loãng hẳn. Anh đảomắt nhìn xung quanh một lượt. Đoạn hình ảnh ấy lại sắp xuất hiện rồi sao? Nhưngkhông có vẻ gì là như vậy cả. Bầu không khí loãng này từ một vùng khác đến. Anhlấy trong túi ra chiếc khăn tay, lau mồ hôi trên trán. Những điều Komatsu nóithường đều rất chính xác. Không hiểu tại sao nữa?


  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 3

    Vài sự thực bị thay đổi



    Đôichân trần chỉ mang chiếc quấn tất của Aomame bước xuống cầu thang thoát hiểm chậthẹp. Gió vi vu thổi qua những bậc thang không gì che chắn. Mặc dù chiếc minijupe của nàng bó rất sát người, chốc chốc nó vẫn bị gió mạnh từ bên dưới thổithốc lên, căng phồng như cánh buồm, cả người cũng bị đẩy lên, khiến bước chân củanàng chao đảo. Tay nàng bám chặt vào ống sắt dùng làm lan can, lưng hướng raphía ngoài, bước xuống từng bậc từng bậc một. Chốc chốc nàng lại dừng, gạt nhữngsợi tóc buông rủ xuống mặt sang một bên, chỉnh lại vị trí cái túi đeo chéo trênngười.

    Dướitầm mắt nàng là tuyến đường quốc lộ số 246. Tiếng động cơ, tiếng còi xe, tiếngrú của chuông báo động chống trộm, xe tuyên truyền của đảng cánh hữu đang phátmột bài quân ca xưa, đâu đó có tiếng búa sắt nặng nề đập vỡ bê tông, cùng vớivô số tiếng ồn đô thị khác, bủa vây lấy nàng. Tiếng ồn từ khắp ba trăm sáu mươiđộ xung quanh, trên dưới trái phải, từ khắp các phương hướng tràn ngập ùa về,bay lượn trong gió. Cứ nghe mãi như vậy (mặc dù không muốn nghe, nhưng cũng chẳngrảnh tay mà bịt tai lại), dần dần nàng cảm thấy khó chịu như thể say tàu.

    Mentheo các bậc thang đi xuống một đoạn, xuất hiện một đường ngang dẫn lại vềtrung tâm đường cao tốc. Nàng tiếp tục đi xuống.

    Từ nhữngbậc thang thông thống ấy nhìn ra, phía bên kia con đường, có một tòa chung cưnăm tầng nhỏ. Tường bên ngoài ốp gạch ngoại thất màu nâu, kiến trúc tương đối mới.Mặt phía bên này có lan can chìa ra, nhưng cửa sổ nào cũng đóng kín mít, rèm cửahoặc mành chớp cũng đều kéo lại. Kiến trúc sư kiểu gì mà lại cố tình thiết kếlan can chìa ra ngoài sát bên cạnh đường cao tốc Thủ đô như vậy chứ? Chắc là chẳngcó ai phơi ga trải giường ở chỗ đó, cũng chẳng ai lại đứng đây vừa ngắm cảnh tắcđường buổi hoàng hôn vừa nhấm nháp ly Gin Tônic. Mặc dù vậy, có mấy lan can vẫnnhư bình thường, còn chăng cả dây ni lông phơi quần áo. Trên một ban công thậmchí còn kê cả ghế dựa với chậu cây cao su Ấn Độ làm cảnh. Đó là một chậu cao suẤn Độ rũ rượi bạc phếch. Lá cây tả tơi, nhiều chỗ đã úa vàng, Aomame chợt khôngcầm được cảm giác thương hại thay cho cây cao su Ấn Độ ấy. Nếu có được đầu thaithì nàng sẵn sàng biến thành thứ gì cũng được, chỉ trừ thứ đó.

    Có vẻcầu thang thoát hiểm này bình thường rất ít người sử dụng, chỗ nào cũng thấy đầymạng nhện. Những con nhện đen nhỏ xíu bám mình trên đó, nhẫn nại đợi những conmồi bé nhỏ hơn tự chui đầu vào lưới. Có điều, lũ nhện ấy e rằng chưa từng ý thứcđược sự nhẫn nại của chúng. Ngoài chăng lưới ra, nhện chẳng còn kỹ năng nàokhác, ngoài việc chết gí ở đó chờ đợi, nó cũng chẳng thể lựa chọn được phươngthức sống nào nữa. Kiên trì ở một nơi nào đó chờ đợi con mồi, cho tới khi sinhmệnh kết thúc, chết đi, khô kiệt. Tất cả đều đã được thiết kế sẵn từ trong giendi truyền rồi. Trong đó không do dự, chẳng tuyệt vọng, cũng không hối hận, càngkhông có những nghi vấn siêu hình, những vướng mắc về đạo đức. Có lẽ thế. Nhưngmình thì khác. Mình cần phải chuyển dịch theo mục đích, vậy nên mới thế này, hysinh cả chiếc quần tất, một mình đi xuống cái thang thoát hiểm chẳng hiểu ở đâura trên tuyến số 3 đường cao tốc Thủ đô ở khu Sangenjiya nhạt nhẽo vô vị này. Lạicòn phải vừa gạt mạng nhện lả tả, vừa ngước nhìn cây cao su Ấn Độ bẩn thỉu trêncái ban công thiết kế ngu xuẩn kia nữa chứ.

    Mìnhchuyển dịch, nên mình tồn tại.

    Aomamemen theo bậc thang đi xuống, chợt nghĩ đến Otsuka Tamaki. Nàng không muốn nghĩđến Tamaki, nhưng hình ảnh đã hiện lên trong trí óc thì không sao ngừng lại được.Tamaki là bạn thân nhất của nàng thời trung học, hai người đều ở trong đội bóngmềm, từng đi với nhau đến rất nhiều nơi, cùng làm rất nhiều thứ. Thậm chí có lầncòn bắt chước mấy người đồng tính nữ nữa. Trong kì nghỉ hè, hai người đi du lịchvới nhau, ngủ chung một giường, vì họ chỉ đặt được phòng có một giường đôi nhỏ.Chính trên chiếc giường ấy, hai người đã sờ mó khắp người nhau. Aomame vàTamaki không phải dân đồng tính, chẳng qua bị sự tò mò đặc trưng của tuổi thiếunữ thôi thúc, nên mới bạo gan thử bắt chước một lần. Khi ấy cả hai vẫn chưa cóbạn trai, cũng chưa hề có kinh nghiệm tình dục. Chuyện xảy ra đêm hôm ấy giờ chỉcó thể coi là một khúc nhạc đệm "ngoại lệ mà thú vị", lưu giữ trong kí ức. Thếnhưng, khi bước xuống cái cầu thang sắt không có gì che chắn này, nhớ lại lúcmình và Tamaki sờ mó cơ thể nhau, từ sâu bên trong thân thể Aomame dường như bắtđầu nóng bừng lên. Đầu vú hình bầu dục, lớp lông mu lưa thưa, cặp mông cong lênxinh xắn, và cả hình dáng âm hạch của Tamaki, không thể tin được rằng đến giờAomame vẫn còn nhớ rõ như in.

    Lầnngược lại những kí ức sống động ấy, trong đầu Aomame như thể có nhạc nền, là tiếnghợp tấu chào mừng văng vẳng cất lên trong bản Sinfoninetta của Janáček. Taynàng nhè nhẹ vuốt lên chỗ hõm trên thân thể Otsuka Tamaki. Mới đầu, Tamaki còncảm thấy nhột nhạt nhưng dần dà tiếng cười "hích hích" nín bặt. Hơi thở đổikhác. Bản nhạc ấy vốn là khúc cổ động được sáng tác dành cho lễ khai mạc một đạihội thể thao nào đó. Hòa cùng âm nhạc, gió nhẹ nhàng phất qua trên thảo nguyênBohemia xanh ngắt. Nàng cảm thấy đầu vú đối phương đột nhiên trở nên cứng ngắc.Cả đầu vú mình cũng cứng y như vậy. Sau đó, trống định âm liền phát ra những âmhình phức tạp.

    Aomamedừng bước, khe khẽ lắc đầu mấy lần. Mình không nên nghĩ đến chuyện ấy ở một nơinhư thế này. Cần phải tập trung tinh thần xuống nốt các bậc thang, nàng thầm nhủ.Nhưng nàng không sao ngắt dòng suy nghĩ ấy được. Cảnh tượng lúc ấy cứ nối tiếphiện lên trong tâm trí nàng, hết sức sống động, rõ ràng. Đêm mùa hạ, trên chiếcgiường chật hẹp, mùi mồ hôi thoang thoảng. Những lời nói ra miệng. Những cảmgiác không nói thành lời. Ước hẹn đã chìm vào quên lãng. Hy vọng chưa từngthành hiện thực. Giấc mơ đã mất. Một cơn gió thổi tung mái tóc nàng lên, quấtvào má. Cảm giác đau đớn khiến đôi mắt nàng ươn ướt lệ. Trận gió sau đó lại thổicho nước mắt khô đi.

    Chuyệnđó xảy ra lúc nào nhỉ? Aomame lục tìm trong trí nhớ. Nhưng thời gian trong kí ứcnàng lại rối rịt vào với nhau, giống như một mớ tơ vò đã mất đi trục quấn và lẫnlộn trước sau trái phải. Vị trí của các ngăn kéo đã bị thay đổi loạn xạ. Nhữngsự việc cần nhớ lại, không hiểu tại sao lại chẳng thể nào nhớ ra. Giờ đang làtháng Tư năm 1984. Mình sinh vào … đúng rồi, năm 1954. Điều này thì mình nhớ.Nhưng những mốc thời gian đã khắc ghi trong tâm khảm ấy, lại nhanh chóng mất đithực thể trong kí ức của nàng. Trước mắt nàng hiện lên cảnh tượng những tấm thẻtrắng có in số năm đang bị cơn cuồng phong thổi bay tán loạn khắp bốn phươngtám hướng. Nàng chạy đuổi theo, muốn gắng sức nhặt lên thật nhiều. Nhưng gióquá mạnh. Những tấm thẻ đang mất đi đó nhiều quá. 1954, 1984, 1645, 1881, 771,2041,.. những năm ấy lần lượt đều bị thổi bay ra xa. Hệ thống không còn, tri thứctiêu vong, những nấc thang tư duy sụp đổ dưới chân nàng.

    Aomamevà Tamaki nằm trên một chiếc giường. Hai người mười bảy tuổi, đang thỏa sức hưởngthụ sự tự do được ban tặng. Đây là lần đầu tiên họ cùng đi du lịch xa với nhau.Điều này khiến cả hai hưng phấn. Họ ngâm mình trong suối nước nóng, lấy bia lontrong tủ lạnh ra chia đôi uống hết, sau đó tắt đèn lên giường. Mới đầu hai ngườichỉ đùa cợt. Thọc tay vào người đối phương để trêu chọc. Nhưng trong một khoảnhkhắc, Tamaki vươn tay ra, nhẹ nhàng bóp lấy đầu vú của Aomame qua lần áo phôngmặc làm áo ngủ. Toàn thân Aomame như có luồng điện chạy qua. Cuối cùng, hai ngườicởi áo, cởi cả quần lót, để mình trần như nhộng. Đó là một đêm mùa hè. Mình đãđi du lịch ở đâu nhỉ? Không thể nhớ nổi. Đi đâu cũng chẳng quan trọng. Không aiđề nghị, nhưng hai người đã kiểm tra thân thể nhau một cách kĩ lưỡng. Nhìn chămchú, sờ mó, hôn hít, liếm láp. Nửa đùa cợt, nửa thành thật. Thân hình Tamaki nhỏnhắn, nhưng thuộc loại mũm mĩm đáng yêu. Bầu vú cũng lớn. Aomame thì cao và gầy.Thuộc loại cơ bắp, vú không lớn lắm. Tamaki lúc nào cũng nói phải giảm béo.Nhưng Aomame cảm thấy như vậy đã đẹp lắm rồi.

    Lànda Tamaki mềm mại, mịn màng. Đầu vú nở ra thành hình bầu dục rất đẹp. Nó khiếnngười ta liên tưởng đến quả ô liu. Lông mu vừa thưa vừa mịn, như thể lá liễu mỏngmanh vậy. Còn của Aomame lại vừa thô vừa cứng. Hai người cười cợt về những điểukhác nhau ấy, rồi sờ mó khắp các chỗ trên thân thể người kia, trao đổi thôngtin về những bộ phận nhạy cảm nhất. Có chỗ giống nhau, nhưng cũng có chỗ khácbiệt. Sau đó, hai người chìa ngón tay ra, sờ vào âm hạch của nhau. Cả Aomame lẫnTamaki đều có kinh nghiệm thủ dâm. Rất nhiều lần. Cả hai đều thấy thật khác lạkhi được người khác sờ vào. Gió thổi qua thảo nguyên Bohemia xanh ngắt.

    Amomamelại dừng chân một lần nữa, lắc lắc đầu. Thở hắt ra một hơi dài, rồi bám chặtvào ống sắt. Cần phải ngừng nghĩ đến chuyện này ngay. Cần phải tập trung tinhthần xuống cầu thang. Chắc là đã đi được hơn một nửa rồi, Aomame nghĩ. Thậtđúng là. Sao mà ồn thế? Gió sao thổi mạnh như vậy? Thậm chí còn có cảm giác nhưtiếng ồn kia và gió đang trách móc mình, đang trừng phạt mình.

    Tạmkhông nghĩ mấy chuyện này nữa. Chẳng may xuống dưới đất, gặp phải người ở đó rồibị giữ lại, hỏi thăm tên tuổi lai lịch, thì nàng phải trả lời thế nào bây giờ?"Đường Thủ đô bị tắc đường, nên đi lối cầu thang thoát hiểm xuống. Vì tôi cóchuyện gấp." Nói như vậy, liệu có xong không? Không chừng còn có rắc rối tiếp.Aomame không muốn bị mắc vào bất cứ chuyện rắc rối nào. Ít nhất là trong ngàyhôm nay.

    Cũngmay bên dưới không có người nào trông thấy nàng đi xuống thang. Tới mặt đất,trước tiên Aomame lấy giày trong túi ra đi vào. Bên dưới thang thoát hiểm là mộtkhoảng đất trống, kẹp giữa chiều xuôi và chiều ngược của đường quốc lộ số 246,đang được dùng làm bãi chất vật liệu. Bốn phía đều bị những tấm kim loại vâykín, trên nền đất trơ trọi nằm lăn lóc mấy cây trụ sắt. Có lẽ đó là đồ thừa từmột công trường nào đó, bị bỏ lại đây, gỉ hoen gỉ hoét. Có một góc dựng mái chebằng nhựa dẻo, bên dưới chất ba cái bao tải, không biết là đựng thứ gì, bêntrên còn phủ một lớp ni lông để tránh bị mưa ướt. Đây có lẽ cũng là vật liệuthi công còn thừa. Người ta ngại chuyển đi nên vứt lại cả đây thì phải. Phía dướicái mái che còn có mấy thùng các tông bị xé, vài cái chai nhựa và vài cuốn tạpchí truyện tranh nằm rải rác trên nền đất. Ngoài ra chẳng còn gì khác nữa. Chỉcó vài cái túi nhựa dẻo mua hàng bị gió thổi bay phất phơ.

    Lốivào có cửa bằng thép, quấn mấy vòng dây xích, rồi khóa bằng một cái khóa to tướng.Cửa rất cao, bên trên còn quấn một vòng dây thép gai. Thực sự không thể nàotrèo qua được. Mà dẫu có trèo qua thì bộ đồ tây này cũng sẽ thành giẻ rách.Nàng hết thử kéo lại thử đẩy, nhưng cánh cửa vẫn không hề suy suyển. Đến cáikhe nhỏ đủ chui lọt một con mèo cũng không có. Thật đúng là! Việc gì phải khóacửa chặt thế chứ? Rõ ràng chẳng có gì đáng để ăn trộm! Nàng nhíu mày, hằn họcchửi rủa. Thậm chí còn nhổ một bãi nước bọt xuống đất. Thật đúng là! Tốn baonhiều công mới leo xuống được khỏi đường cao tốc, thế rồi lại bị kẹt cứng trongcái bãi chất vật liệu này! Nàng đưa mắt nhìn đồng hồ đeo tay, thời gian vẫn cònthoải mái. Nhưng cũng không thể quanh đi quanh lại mãi ở chỗ này được. Hơn nữa,giờ cũng không thể leo trở lại lên đường cao tốc.

    Cảhai bên gót của chiếc quần tất đều bị mài rách bươm. Sau khi nhìn quanh để chắcchắn không có ai nhìn trộm, Aomame cởi giày cao gót ra, vén váy lên, tụt quần tấtxuống, rồi rút ra khỏi chân, sau đó đi lại giày. Nhét quần tất đã bị mài ráchvào túi. Tâm trạng nàng ổn định lại đôi phần. Aomame vừa tập trung toàn bộ tinhthần quan sát xung quanh, vừa đi một vòng quanh bãi chất vật liệu xây dựng. Chỗnày không lớn hơn một lớp học ở trường cấp một là bao, chẳng mấy đã đi hếtvòng. Lối ra chỉ có một. Chỉ có cánh cửa thép bị khóa kia mà thôi. Các tấm kimloại vây xung quanh tuy rất mỏng, nhưng tất cả đều dùng ốc vít bắt chặt cứng.Không có dụng cụ thì đừng hòng nghĩ đến chuyện vặn được ốc vít ra. Hết cách rồi.

    Kiểmtra đống thùng các tông bên dưới mái che bằng nhựa dẻo, Aomame phát hiện chúngđược xếp thành hình cái giường. Còn cả mấy tấm thảm len đã sờn, cũng không phảicũ lắm. Chắc là có người vô gia cư nào ngủ ở đây, nên xung quanh mới vứt bừabãi tạp chí và chai nhựa rỗng như thế. Chắc là không sai. Nàng bắt đầu độngnão: Nếu họ đã ngủ ở đây, vậy thì chắc chắn có lối bí mật để họ còn ra vào. Nhữngngười vô gia cư ấy rất giỏi tìm kiếm những nơi để lại cho mình một lối đi bí mật,giống như đường mòn của lũ thú hoang vậy.

    Aomamekiểm tra tỉ mỉ từng tấm kim loại một. Lấy tay đẩy đẩy thử xem có lung lay gìkhông. Quả nhiên, không ngoài dự đoán, nàng phát hiện có một chỗ ốc vít đã bịlong ra, tấm kim loại lắc lư đung đưa. Nàng liền thử vừa lắc vừa đẩy về nhiềuhướng, hơi thay đổi góc độ một chút, khẽ kéo vào trong, liền xuất hiện một lỗ hổngvừa khéo đủ cho một người chui ra chui vào. Người vô gia cư này đến tối hẳn sẽchui qua lỗ này để vào trong bãi, trốn dưới mái che mà thoải mái đánh một giấc.Nếu bị người khác phát hiện ở đây thì chắc sẽ có phiền phức không cần thiết, thếnên ban ngày anh ta ra ngoài tìm thức ăn, thu nhặt chai lọ kiếm chút tiền.Aomame thầm cảm ơn vị cư dân vô danh ở đây hằng đêm. Buộc phải trở nên vô danh,thoắt ẩn thoắt hiện trong cái bóng của thành phố lớn, về điểm này thì Aomame vàbọn họ là đồng loại.

    Aomamecúi khom người, cúi qua kẽ hở chật hẹp ấy. Nàng hết sức cẩn thận, tránh để bộ đồtây đắt tiền bị chỗ cạnh sắc móc rách. Đây không chỉ là bộ đồ nàng thích nhất,mà còn là bộ duy nhất nàng có. Bình thường nàng chẳng bao giờ mặc đồ tây cả,cũng không bao giờ đi giày cao gót. Nhưng vì công việc này, có lúc cũng cần phảiăn mặc cho hợp thời trang. Không thể để bộ đồ tây quý giá này bị hỏng ở đây được.

    Thậtmay mắn, bên ngoài không có bóng người nào. Aomame kiểm tra trang phục lần nữa,để nét mặt bình thản trở lại, rồi đi tới chỗ có đèn tín hiệu, băng qua đường số246, bước vào trong tiệm bán thuốc và mỹ phẩm trước mặt, mua một chiếc quần tấtmới. Nàng hỏi xin cô nhân viên bán hàng cho sử dụng phòng trong, mặc quần tấtvào. Nhờ thế mà tâm trạng của nàng đã tốt hơn rất nhiều. Cảm giác khó chịu giốngnhư say sóng còn sót lại trong dạ dày giờ cũng đã hoàn toàn tan biến. Nàng cámơn cô nhân viên bán hàng rồi ra khỏi tiệm.

    Có lẽtin tức đường cao tốc Thủ đô bị tắc đường vì có tai nạn giao thông đã được truyềnđi, nên đường quốc lộ số 246 chạy song song bỗng trở nên đông đúc chật chội hơnthường ngày. Aomame quyết định không bắt taxi nữa, mà đến ga gần đó bắt xe tuyếnShin Tamagawa của hãng Tohyu. Thế này thì chắc chắn không có gì sai sót. Nàngkhông muốn lại ngồi trên taxi rồi bị cuốn vào dòng giao thông chật cứng ấy nữa.

    Trênđường đến ga Sangeniaya, Aomame đi ngang qua một viên cảnh sát. Một viên cảnhsát trẻ tuổi, dáng người cao, đang vội vội vàng vàng đi đâu đó. Nàng bỗng cảmthấy căng thẳng, nhưng viên cảnh sát kia hình như đang rất vội, cứ nhằm thẳngphía trước mà đi, thậm chí còn không nhìn nàng lấy một lần. Lúc đi lướt quanhau, Aomame chú ý thấy viên cảnh sát đó ăn mặc hơi khác thường. Không phải làloại cảnh phục mà nàng vẫn quen nhìn. Tuy vẫn là áo ngoài màu xanh sẫm, nhưngkiểu dáng thì hơi khác một chút, giống đồ thể thao, không bó sát vào người nhưtrước, chất liệu cũng mềm hơn. Cổ áo nhỏ, màu xanh nhạt hơn một chút. Hơn nữa,cả kiểu súng cũng khác. Ở eo hông anh ta đeo súng lục tự động loại lớn, trongkhi cảnh sát Nhật Bản thông thường chỉ được trang bị súng lục ổ quay. Ở đất nướcrất ít tội phạm sử dụng súng như Nhật Bản, cảnh sát gần như không có cơ hội bịcuốn vào một trận đấu súng, vì vậy súng lục ổ quay sáu phát kiểu cũ cũng đủdùng rồi. Súng lục ổ quay kết cấu đơn giản, giá rẻ, ít sự cố, lại tiện bảo dưỡng.Nhưng không hiểu sao viên cảnh sát này lại đeo loại súng lục bắn tự động mới nhất.Băng đạn có thể nạp mười sáu viên 9 ly. Có thể là loại Glock hoặc Beretta. Rốtcuộc đã xảy ra chuyện gì? Lẽ nào cách phục trang và súng lục của cảnh sát đãthay đổi mà nàng không hề hay biết? Không phải, không thể như vậy được. Aomamethường đọc báo rất kỹ, nếu thay đổi trang phục, trên báo nhất định phải có bàithông báo. Huống hồ, Aomame lúc nào cũng để ý đến bóng dáng cảnh sát. Cho đếnsáng sớm nay, cũng tức là mới mấy tiếng đồng hồ trước, cảnh sát vẫn mặc bộ cảnhphục cứng đờ như mọi khi, đeo khẩu súng lục ổ quay xấu xí như mọi khi. Nàng vẫncòn nhớ rất rõ ràng. Lạ thật.

    NhưngAomame không có thời gian để nghĩ kỹ hơn. Nàng có công việc cần phải hoànthành.

    Aomamecất áo gió vào tủ gửi đồ kiểu bỏ xu ở ga Shibuya, chỉ mặc bộ đồ tây, men theocon đường dốc, nhanh chân rảo bước về phía khách sạn ấy. Đó là một khách sạn đôthị hạng trung. Tuy không đặc biệt sang trọng, nhưng đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ,và thêm cả cửa hàng đồ tiện dụng. Gần ga, vị trí đắc địa.

    Nàngvào khách sạn, đi thẳng tới nhà vệ sinh. Thật may mắn là trong nhà vệ sinhkhông một bóng người. Đầu tiên Aomame ngồi xuống bệ xí đi tiểu. Nàng đi tiểu rấtlâu. Nàng nhắm mắt lại, trong đầu không nghĩ ngợi gì, lắng nghe tiếng nước tiểucủa mình như thể đang lắng nghe tiếng sóng biển dội vào bờ nơi xa xăm. Sau đó,nàng ra chỗ chậu rửa mặt, lấy xà phòng rửa tay thật kỹ, lấy lược chải lại tóc,xì nước mũi. Đoạn lại lấy bàn chải đánh răng, không bôi kem lên mà cứ thế chảinhanh một lượt. Vì không còn nhiều thời gian lắm, nên nàng bỏ qua công đoạndùng chỉ nha khoa. Không đến mức phải làm thế, có phải đi hẹn hò đâu. Nàng soigương, thoa lên một lớp son mỏng, tô lại lông mày. Cởi áo khoác ngoài ra, chỉnhlại vị trí dây áo ngực, vuốt phẳng các nếp nhăn trên chiếc áo sơ mi trắng, giơtay lên ngửi thử ở nách, không có mùi mồ hôi. Rồi nàng nhắm mắt lại, nhẩm lời cầunguyện như thường lệ. Bản thân những câu ấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Ý nghĩa thếnào cũng chẳng quan trọng. Chính hành vi lẩm nhẩm lời cầu nguyện này mới quantrọng.

    Cầunguyện xong, Aomame mở mắt ngắm lại mình trong gương. Không vấn đề gì. Nhìn từgóc độ nào cũng không có chút sơ hở. Hoàn toàn giống một nữ doanh nhân tài cán.Lưng ưỡn thẳng, miệng mím chặt. Chỉ có chiếc túi đeo chéo căng phồng kia làkhông được hợp cho lắm. Có lẽ nên cầm một cặp tài liệu mỏng. Nhưng cái túi nàymới tiện dùng. Nàng hết sức cẩn thận kiểm tra lại một lượt các thứ trong túi.Không vấn đề gì. Tất cả đều để ở nơi cần phải để. Thứ gì cũng chỉ cần rờ tayvào là lấy ra ngay được.

    Tiếptheo, chỉ cần thực hiện những gì đã định. Cần phải có niềm tin sắt đá cùng tráitim tàn nhẫn vô tình, để giải quyết công việc một cách gọn gàng. Sau đó, Aomamecởi chiếc cúc trên cùng của áo sơ mi, để khi cúi người về phía trước sẽ dễ dàngnhìn thấy khe ngực hơn. Nếu bầu vú to hơn chút nữa, hiệu quả chắc chắn sẽ tốthơn nhiều, nàng tiếc nuối thầm nhủ.

    Khôngbị ai để ý, nàng vào thang máy lên tầng bốn, đi dọc theo hành lang, lập tức tìmra phòng số 426. Aomame lấy kẹp tài liệu đã chuẩn bị sẵn trong túi ra, ôm trướcngực, gõ cửa. Tiếng gõ nhẹ, dứt khoát. Đợi giây lát. Sau đó lại gõ lần nữa. Mạnhhơn một chút, kiên quyết hơn một chút. Bên trong vang lên tiếng loẹt xoẹt, cánhcửa hơi hé. Một người đàn ông thò đầu ra. Người này chừng trên dưới bốn mươi,trên mặc áo sơ mi màu xanh ngọc, dưới mặc quần vải flanen. Toàn thân toát raphong thái của một doanh nhân đang tạm cởi áo vest, tháo cà vạt. Hình như anhta đang rất không hài lòng, hai mắt vẫn đỏ. Hẳn là do thiếu ngủ. Nhìn thấyAomame trong bộ đồ công sở, nét mặt người đàn ông thoáng lộ vẻ ngạc nhiên. Có lẽanh ta tưởng là người phục vụ lên bổ sung đồ trong tủ lạnh.

    "Xinlỗi đã làm phiền trong lúc ông đang nghỉ ngơi. Tôi ở bộ phận quản lý khách sạn,tên là Ito. Vì điều hòa nhiệt độ gặp phải chút vấn đề nên tôi muốn đến kiểm tramột chút. Không biết có thể làm phiền ông chừng năm phút không?" Aomame mỉm cườinhã nhặn, lưu loát nói.

    Ngườiđàn ông nhíu mày khó chịu. "Tôi đang có việc quan trọng. Chừng một tiếng nữa sẽra ngoài. Có thể đợi đến lúc ấy được không? Bây giờ điều hòa trong phòng nàycũng không có vấn đề gì cả."

    "Thựchết sức xin lỗi. Vì đây là kiểm tra an toàn khẩn cấp liên quan đến khả năng ròđiện nên chúng tôi sẽ hoàn thành nhanh chóng hết mức. Chúng tôi hiện đang tiếnhành kiểm tra tất cả các phòng như thế này. Nếu quý khách hợp tác, chúng tôi sẽkhông cần đến năm phút."

    "Thôithì đành vậy," người đàn ông tặc lưỡi. "Tôi đặt phòng ở đây là vì không muốn bịquấy rầy lúc làm việc cơ mà."

    Anhta chỉ tay vào mớ tài liệu trên bàn viết. Các biểu đồ chi tiết in từ máy tínhchất lên thành đống. Có lẽ là đang chuẩn bị tài liệu cho buổi họp tối này. Có mộtmáy tính bỏ túi. Trên xấp giấy nhớ viết chi chít những số là số.

    Aomamebiết người đàn ông này đang làm việc cho một công ty dầu mỏ. Là chuyên gia về đầutư thiết bị ở các nước Trung Đông. Theo thông tin có được, anh ta là một nhân vậttài cán trong lĩnh vực này. Có thể nhận thấy điều đó trong cử chỉ và thái độ củaanh ta. Có giáo dục, thu nhập cao, lái xe Jaguar đời mới. Từ nhỏ được cưng chiềumọi mặt, du học nước ngoài, nói lưu loát tiếng Anh và tiếng Pháp, gặp phải chuyệngì cũng hết sức tự tin, và là loại không chịu đựng được khi bị người khác đòi hỏi,đặc biệt là từ phái nữ. Ngược lại, anh ta chẳng bao giờ để tâm đến những yêu cầumình đặt ra cho người khác. Cầm gậy đánh golf đập cho vợ gãy mấy dẻ sườn cũngkhông hề áy náy. Luôn cho rằng thế giới này chuyển động xung quanh mình. Như thểnếu không có anh ta thì trái đất sẽ ngừng quay vậy. Nếu bị ai cản trở hoặc làmtrái ý, anh ta sẽ nổi giận, thậm chí còn cực kỳ tức giận. Giống như nổ cầu chìnhiệt vậy.

    "Làmphiền ông quá," Aomame nở nụ cười tươi tắn đầy chuyên nghiệp. Đồng thời, như thểmuốn tạo thành sự đã rồi, nàng chen nửa người trước vào trong phòng, lấy lưngchặn cửa, mở kẹp tài liệu ra, cầm bút bi viết viết gì đó lên trên. "Thưa ông,ông là ông Miyama phải không ạ?" Aomame hỏi. Tuy nàng đã xem rất kỹ tấm ảnh chụpvà ghi nhớ gương mặt của đối tượng, nhưng xác nhận lại một chút để không lầmngười cũng chẳng thiệt hại gì. Nếu chẳng may làm sai thì sẽ không thể cứu vãnđược.

    "Phải,là Miyama," người đàn ông thô lỗ trả lời. Sau đó anh ta thở dài một tiếng nhưthể đã chịu thua, tuồng như muốn nói: Được rồi, tùy cô muốn làm gì thì làm. Nóiđoạn liền cầm cây bút bi đi ra phía bàn làm việc, cầm tài liệu đã xem được mộtnửa lên đọc tiếp. Trên cái giường đôi được trải ga phẳng phiu, quăng bừa áovest và chiếc cà vạt kẻ ô. Vừa nhìn đã biết ngay, cả hai đều là hàng đắt tiền.Aomame vẫn đeo túi trên vai, đi thẳng về phía tủ quần áo trong hộc tường. Nàngđã biết trước rằng bảng công tắc điều hòa nằm ở đó. Trong tủ treo một chiếc áogió kiểu Anh may bằng chất vải rất mềm mại, và một chiếc khăn quàng cashmeremàu xám đậm. Hành lý chỉ có một cặp táp bằng da. Không có quần áo để thay, cũngkhông có túi đựng đồ vệ sinh cá nhân. Chắc anh ta không định nghỉ đêm ở đây.Trên bàn làm việc đặt một bình cà phê do bộ phận phục vụ phòng mang tới. Nànggiả bộ kiểm tra công tắc điều hòa chừng ba mươi giây, sau đó nói với Miyama:"Cám ơn ông đã hợp tác, ông Miyama. Thiết bị trong phòng này không có vấn đề gìcả."

    "Chẳngphải tôi đã nói với cô từ đầu rồi hay sao, điều hòa trong phòng này chẳng có vấnđề gì hết," Miyama chẳng buồn quay đầu lại, ngạo mạn cất tiếng.

    "Vâng,thưa ông Miyama," Aomame làm ra vẻ sợ sệt nói, "Xin lỗi, sau cổ ông hình như códính thứ gì đó."

    "Saucổ?" Miyama nói, đưa tay ra sau gáy gãi gãi, sau đó nhìn chằm chằm vào bàn tayđầy nghi hoặc, "Hình như có gì đâu."

    "Thậtngại quá, để tôi đến xem cho ông nhé," Aomame bước đến trước bàn làm việc, "Tôicó thể ghé lại gần hơn một chút được không?"

    "Ừm,không sao cả," Miyama tỏ vẻ không hiểu chuyện gì, "Cái gì thế?"

    "Nhìngiống như là sơn vậy. Màu xanh nhạt."

    "Sơn?"

    "Tôikhông rõ lắm. Nhìn màu sắc này thì rất giống màu sơn. Xin lỗi, tôi có thể chạmtay vào được không? Có khi lại lau sạch đi được."

    "Đượcrồi." Nói đoạn, Miyama cúi người ra trước, hướng gáy về phía Aomame. Hình nhưanh ta mới cắt tóc, sau gáy không có tóc rủ xuống. Aomame hít sâu một hơi, nínthở, tập trung ý thức nhanh chóng tìm ra vị trí đó. Rồi nàng lấy đầu móng tay ấnnhẹ lên đấy như để đánh dấu. Nhắm mắt lại, xác nhận cảm giác của mình khôngsai. Đúng rồi, chính là chỗ này. Lẽ ra phải bỏ nhiều thời gian hơn, từ từ tìmra vị trí chuẩn xác, nhưng thời gian không đủ. Đành phải gắng hết sức trong điềukiện hiện tại mà thôi.

    "Thựcngại quá, ông có thể giữ nguyên tư thế này được không? Để tôi lấy cái bút bi cóđèn pin trong túi ra đã. Ánh đèn phòng này nhìn không được rõ lắm."

    "Nhưngsao sơn siếc gì lại dính vào được chỗ đó nhỉ?" Miyama hỏi.

    "Khôngrõ nữa. Giờ tôi đang kiểm tra đây ạ."

    Aomamedùng ngón tay ấn nhẹ lên điểm sau gáy ấy của người đàn ông, móc trong túi đeochéo ra một hộp nhựa nhỏ, mở nắp hộp, lấy ra một món đồ bọc trong vải mỏng.Nàng dùng một tay khéo léo mở lớp vải bọc ra, để lộ bên trong một vật thể trôngnhư chiếc dùi đục đá cỡ nhỏ, dài chừng mười xăng ti mét. Tay cầm bằng gỗ bọc chặtbên ngoài. Nhưng thứ này chỉ trông giống chiếc dùi đục đá, chứ tuyệt đối chẳngphải thứ dùng để đập đá viên. Đây là vật do nàng tự nghĩ và chế tạo ra. Đầu mútnhọn và sắc bén như cây kim khâu. Để đề phòng đầu nhọn bị gãy, bên trên còn cắmmột cái nút bằng gỗ bấc. Đây là loại gỗ đã được gia công đặc biệt, trở nên mềmmại hơn hẳn. Nàng lấy móng tay cẩn thận gỡ nút xuống, cho vào túi áo. Sau đóchĩa đầu kim trần vào đúng vị trí ấy ở sau gáy Miyama. Được rồi, bình tĩnh, giờlà lúc quan trọng nhất đây, Aomame thầm nhủ. Không được phép sai sót dù chỉ mộtphần mười milimét. Chỉ cần lệch đi một chút thôi, tất cả nỗ lực sẽ đều hóathành công cốc. Yêu cầu quan trọng nhất là sức tập trung.

    "Vẫnchưa xong hả? Rốt cuộc bao lâu nữa mới xong đây? Người đàn ông sốt ruột hỏi.

    "Xinlỗi. Tôi xong ngay đây," Aomame nói.

    Khôngsao đâu, chỉ chớp mắt một cái là xong thôi, nàng thầm nói với người đàn ông ấy.Đợi một chút nữa thôi, sau đó thì không cần phải suy nghĩ gì nữa. Nào là thiếtbị lọc dầu, xu hướng của thị trường dầu thô, báo cáo quý gửi lên tập đoàn đầutư, đặt vé máy bay đến vương quốc Bahrain, nào là hối lộ các quan chức, nào làquà tặng cho tình nhân… tất cả đều không cần phải nghĩ ngợi đến nữa. Vắt óc chomấy chuyện như vậy kể cũng mệt người đúng không nào? Vậy nên, phiền ông đợitrong giây lát nữa thôi. Tôi đây đang tập trung hết tinh thần để làm việc nghiêmtúc đấy, xin đừng gây cản trở. Nhờ ông đấy.

    Khiđã xác định được vị trí, quyết tâm đã hạ, nàng giơ bàn tay phải lên cao, nín thởtập trung, sững lại trong khoảnh khắc, rồi để nó rơi thẳng xuống. Về phía cáicán gỗ đó. Không cần dùng sức quá. Nếu dùng sức quá mạnh, mũi kim sẽ bị gãy dướida. Không thể để mũi kim lại bên trong cơ thể được. Nhẹ nhàng, tràn đầy tình cảmyêu thương, hạ bàn tay xuống với góc độ tối ưu, để bàn tay rơi thẳng xuống. Vậylà mũi kim nhỏ bé liền như thể bị vị trí ấy hút vào bên trong một cách tựnhiên. Vào thật sâu, thật trơn tru, và trí mạng. Quan trọng là góc độ và cáchtác động lực… không, nên nói là phương pháp thả lỏng mới đúng. Chỉ cần lưu tâmhai điểm này, việc còn lại chỉ đơn giản như là đâm mũi kim vào miếng đậu phụ. Đầukim nhọn xuyên qua da thịt, đâm trúng một bộ phận đặc biệt ở phần dưới của não,làm cho tim ngừng đập, giống như thổi tắt ngọn nến vậy. Mọi chuyện kết thúc chỉtrong nháy mắt. Đến mức chưa cả kịp ớ người. Chỉ có Aomame mới làm được điềunày. Dựa vào cảm giác của bàn tay tìm kiếm vị trí đặc biệt đó, không một aikhác có thể thực hiện được. Nhưng nàng thì có thể. Từ khi sinh ra, các đầu ngóntay nàng đã sở hữu thứ trực giác đặc biệt ấy rồi.

    Nàngnghe thấy tiếng người đàn ông hít mạnh vào một hơi. Cơ bắp toàn thân giật lên rồico rút lại. Sau khi xác nhận cảm giác đó, nàng nhanh nhẹn rút mũi kim ra, rồi lậptức lấy miếng gạc nhỏ đã chuẩn bị sẵn trong túi ấn vào vết thương. Làm vậy là đểđề phòng xuất huyết. Mũi kim cực nhỏ, hơn nữa cũng chỉ đâm vào cơ thể người cóvài giây đồng hồ. Cho dù có chảy máu thì cũng rất ít. Mặc dù như vậy thì cũngphải hết sức cẩn thận. Không thể để lại vết máu. Một giọt máu cũng có thể khiếnnàng tiêu đời. Cẩn trọng vốn là sở trường của Aomame.

    Trêncơ thể đã bắt đầu cứng đờ của Miyama, sức lực từ từ mất đi, giống như một quảbóng rổ bị xì hơi. Nàng vẫn dùng ngón tay trỏ ấn lên điểm đặc biệt sau gáy ngườiđàn ông, khiến cơ thể anh ta phủ phục xuống bàn làm việc. Anh ta gối lên đống hồsơ, tựa hồ như trong khoảnh khắc cuối cùng đã nhìn thấy chuyện gì đó kỳ quáikhông thể tin nổi. Trong ánh mắt đó không có sợ hãi, cũng không có đau đớn, chỉđơn giản là sự kinh ngạc. Trên cơ thể mình đã xảy ra chuyện gì đó bất bình thường,nhưng lại không hiểu đó rốt cuộc là gì. Rốt cuộc là đau hay là ngứa? Là khoái cảmhay là một sự khải thị? Thậm chí những thứ này cũng không rõ nốt. Trên đời nàycó vô số cách chết khác nhau, nhưng chắc chắn không có cách chết nào thoải máinhẹ nhàng như thế này.

    Chếtnhư vậy là quá nhẹ nhàng cho ngươi rồi đó, Aomame thầm nghĩ, khẽ nhíu mày. Thếnày thì đơn giản quá. Lẽ ra ta phải dùng gậy đánh gôn số 5 bằng sắt quật hai bacái xương sườn của ngươi, để ngươi nếm mùi đau khổ, rồi mới nhân từ đưa ngươi vềcõi chết. Bởi cái chết thê thảm như vậy mới thích hợp với hạng người chuột bọnhư ngươi. Bởi đó chính là chuyện ngươi đã làm với vợ mình. Chỉ đáng tiếc là takhông có quyền tự do chọn lựa cách làm vậy. Nhanh chóng, bí mật, đảm bảo chắcchắn gã đàn ông này sang thế giới bên kia, là sứ mệnh của mình. Và mình đã hoànthành sứ mệnh. Gã này vừa nãy còn sống sờ sờ. Nhưng lúc này thì đã toi đời. Thậmchí chính bản thân hắn còn chưa kịp có cảm giác thì đã bước qua bậc cửa giữa sựsống và cái chết rồi.

    Aomameấn miếng gạc lên vết thương đúng năm phút. Dùng sức vừa phải để không lưu lại vếtngón tay, nhẫn nại chờ đợi. Trong thời gian ấy, mắt nàng không hề rời kim giâytrên đồng hồ đeo tay. Năm phút dài dằng dặc. Năm phút đồng hồ mà cảm giác tựanhư kéo dài vĩnh viễn. Nếu lúc này có người đẩy cửa bước vào, nhìn thấy nàng mộttay cầm món hung khí nhỏ bé, một tay vừa ấn lên sau gáy người đàn ông, thì mọithứ sẽ chấm hết. Nàng không thể nào giải thích được. Có thể nhân viên phục vụ sẽđến lấy bình cà phê. Có thể ngay tức thì sẽ có tiếng gõ cửa vang lên. Nhưng đâylà năm phút đồng hồ cực kỳ quan trọng, không thể nào bỏ qua được. Nàng lặng lẽhít thở thật sâu, để thần kinh ổn định trở lại. Không được vội. Không thể mấtbình tĩnh. Cần phải là Aomame lạnh lùng như mọi khi.

    Có thểnghe thấy tiếng tim đập thình thịch. Hòa cùng nhịp đập ấy, khúc cổ động mở đầubản Sinfonietta của Leoš Janáček cũng vang lên trong óc nàng. Cơn gió nhẹ nhànglặng lẽ thổi qua thảo nguyên Bohemia xanh ngắt. Nàng biết mình đã chia thànhhai nửa. Một nửa đang lạnh lùng tàn khốc tiếp tục ấn tay lên cổ người chết. Nửakia lại vô cùng sợ hãi, chỉ muốn buông bỏ mọi thứ mà chạy bay ra khỏi căn phòngnày. Mình đang ở đây, đồng thời cũng không ở đây. Mình đang ở hai nơi cùng mộtlúc. Mặc dù như vậy là trái với định lý của Einstein, nhưng cũng chẳng có cáchnào. Đó chính là thiền của kẻ sát nhân.

    Nămphút cuối cùng cũng trôi qua. Nhưng để cho chắc chắn, Aomame lại tăng thêm mộtphút nữa. Mình có thể đợi thêm một phút nữa. Tình huống càng khẩn cấp, lại càngphải cẩn trọng. Nàng lặng lẽ nhẫn nại đợi cho một phút nặng nề tưởng chừng kéodài mãi mãi này trôi qua. Sau đó mới chầm chậm dịch ngón tay, ấn lên đèn pin nhỏtrên cây bút kiểm tra lại vết thương. Cả một vết như muỗi cắn cũng không có.

    Dùngđầu mũi cực nhỏ đâm vào vị trí đặc biệt ở sau gáy sẽ dẫn đến cái chết hoàn toàngiống với cái chết tự nhiên. Trong mắt các bác sĩ bình thường, dù quan sát thếnào cũng chẳng qua chỉ là bệnh tim bột phát. Lúc đang ngồi bên bàn làm việc, bệnhtim đột nhiên phát tác, vậy là tắt thở. Nguyên nhân cái chết là do lao lực quáđộ và áp lực tâm lý. Không thể nhìn ra điểm nào không tự nhiên. Thậm chí còn chẳngcần giải phẫu tử thi làm gì.

    Ngườinày từng rất giỏi giang, nhưng làm việc hơi quá sức. Thu nhập của anh ta rấtcao, nhưng đã chết rồi thì chẳng còn tiêu vào đâu được. Cho dù mặc đồ Armani,lái xe Jaguar, rốt cuộc anh ta cũng chẳng khác gì con sâu cái kiến. Làm việc,làm việc, rồi chết một cách vô nghĩa. Đến cả sự thật rằng anh ta đã từng tồn tạitrên thế gian này rồi cũng chẳng mất nhiều thời gian để bị chìm vào quên lãng.Vẫn còn trẻ quá, thật đáng tiếc. Người khác có lẽ sẽ nói như vậy. Hoặc có lẽkhông.

    Aomamelấy cái nút bấc trong túi ra, cắm lại vào đầu kim nhọn. Lấy miếng vải mỏng góithứ công cụ nhỏ nhắn ấy lại, rồi cho vào hộp nhựa, cất xuống đáy túi đeo vai.Nàng vào nhà tắm lấy khăn bông ra, thành thục lau sạch tất cả dấu vân tay củamình để lại trong gian phòng này. Cũng chỉ có chỗ công tắc điều hòa và tay nắmcửa là có dấu vân tay của nàng mà thôi. Ngoài hai chỗ ấy ra, tay nàng không tiếpxúc với bất kỳ chỗ nào khác. Sau đó nàng cất khăn tắm về chỗ cũ. Đặt bình càphê và ly lên cái khay dùng để đưa thức ăn, cầm ra đặt ngoài hành lang. Như vậy,nhân viên phục vụ đến lấy bình cà phê sẽ không gõ cửa bước vào, sẽ mất nhiều thờigian hơn người ta mới phát hiện ra thi thể. Nếu thuận lợi thì phải đến sau thờigian trả phòng ngày kế tiếp, người hầu phòng phụ trách quét dọn căn phòng này mớiphát hiện ra xác chết.

    Tốinay anh ta không tham dự hội nghị, người khác chắc chắn sẽ gọi điện lên cănphòng này, thế nhưng sẽ chẳng có ai nghe máy. Người ta có thể cảm thấy nghi hoặc,có khả năng sẽ nhờ giám đốc bộ phận tới mở cửa kiểm tra, nhưng cũng có thể họkhông làm như vậy. Chuyện đó thì đành theo số trời.

    Aomameđứng trước tấm gương trong nhà vệ sinh, kiểm tra lại xem trang phục có chỗ nàonhàu nhĩ không. Cài lại cúc trên cùng của áo sơ mi. Không cần thiết để ngườikhác nhìn lén khe ngực nữa rồi. Huống hồ tên khốn kiếp ấy có buồn ngó mắt lênnhìn mình đâu cơ chứ! Coi người ta là thứ gì chứ? Nàng hơi nhíu mày, rồi vuốtvuốt lại tóc, dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng mát xa mặt, thả lỏng cơ thịt, nở nụcười ngọt ngào với người trong gương. Để lộ ra hàm răng trắng muốt mới đi nhasĩ lấy cao răng. Được rồi, giờ mình sẽ rời khỏi căn phòng của người chết này,trở về với thế giới hiện thực thường ngày. Cần phải điều chỉnh lại không khí mớiđược. Mình đã không còn là tên sát thủ lạnh lùng nữa, mà là một phụ nữ công sởtài giỏi ăn mặc thời trang, tươi cười đon đả.

    Aomamemở he hé cửa, đảo mắt quan sát xung quanh, chắc chắn trên hành lang không có aimới nhanh chóng lách người ra qua đại sảnh, không ai chú ý đến nàng. Nàng ưỡnthẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, rảo nhanh bước rời khỏi đó. Nhưng tuyệt đốikhông nhanh đến mức để người ta chú ý. Nàng là chuyên gia, một chuyên gia gầnnhư hoàn hảo. Nếu ngực to hơn tẹo nữa thì không chừng đã có thể trở thànhchuyên gia hoàn hảo không còn gì để chê trách. Aomame tiếc nuối thầm nghĩ, khẽnhướn mày lên một chút. Nhưng cũng chẳng làm gì được. Trời cho bao nhiêu thì biếtbấy nhiêu thôi.


  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 4

    Nếu anh mong như thế - P1


    Tengobị tiếng chuông điện thoại đánh thức. Kim dạ quang đồng hồ vừa nhích qua một giờ.Khỏi cần phải nói, bốn bề tối đen như mực. Ngay từ đầu anh đã biết đó là điệnthoại của Komatsu. Trong số những người anh quen, chỉ Komatsu mới có thể gọi điệncho anh vào lúc một giờ đêm. Hơn nữa, cái kiểu để chuông điện thoại kêu mãikhông biết chán cho tới lúc người kia cầm ống nghe lên mới thôi, thì cũng chỉcó anh ta. Komatsu không có cảm giác về thời gian. Chỉ cần nghĩ tới điều gì đólà anh ta lập tức cầm điện thoại lên gọi luôn, chẳng bao giờ buồn để ý xem khiđó là mấy giờ. Mặc xác là nửa đêm khuya khoắt hay sáng sớm tinh mơ, thậm chíngười kia có đang trải qua đêm tân hôn hay nằm trên giường hấp hối thì anh tacũng không quan tâm. Cái suy nghĩ tầm thường kiểu như cú điện thoại này có thểlàm phiền người khác hình như chưa từng một lần hiện lên trong cái đầu hình quảtrứng của anh ta thì phải.

    Có điều,không phải đối với ai Komatsu cũng như vậy. Xét cho cùng thì anh ta cũng là ngườilàm việc trong một tổ chức và ăn lương, không thể nào bạ ai cũng làm những chuyệntrái lẽ thường như vậy. Vì người kia là Tengo, anh ta mới làm thế. Đối vớiKomatsu, Tengo ít nhiều giống như phần kéo dài của bản thân anh ta, như là taychân vậy. Không phân biệt người hay ta. Mình còn chưa ngủ thì nghĩ rằng đốiphương cũng chưa ngủ. Mà nếu không có chuyện gì đặc biệt, thông thường Tengo đingủ lúc mười giờ tối, dậy lúc sáu giờ sáng, cuộc sống rất quy củ. Anh ngủ rấtsâu, nhưng một khi bị đánh thức thì rất khó ngủ lại được. Về mặt này thì anhkhá mẫn cảm. Tengo đã không chỉ một lần nói với Komatsu: Xin anh đấy, đừng có gọiđiện cho tôi lúc nửa đêm nữa. Đã nói rất rõ ràng, giống như người nông dân cầuxin thần Phật chớ để đàn châu chấu tràn qua đồng ruộng trước mùa thu hoạch vậy."Tôi biết rồi. Lần sau không gọi cho cậu lúc nửa đêm nữa," Komatsu đáp. Nhưng lờihứa kiểu ấy chẳng hề bám rễ vào ý thức của anh ta, chỉ cần một trận mưa là đã bịxối đi sạch sẽ.

    Tengoleo xuống giường, va vấp vào đủ thứ trước khi lần mò tới được gian bếp để điệnthoại. Trong lúc ấy, chuông điện thoại vẫn cứ vang lên không chút nương tình.

    "Tôinói chuyện với Fukaeri," Komatsu nói, vẫn theo lệ cũ, không hỏi han, chẳng màođầu. Đã không hỏi "cậu ngủ chưa", cũng chẳng nói lấy một câu "làm phiền cậu lúcđêm khuya". Con người này đúng là giỏi thật. Lần nào anh ta cũng khiến Tengo phảithán phục như thế.

    Tengongồi trong bóng tối, nhíu mày im lặng không nói gì. Nửa đêm khuya khoắt bị đánhthức, não bộ sẽ không thể hoạt động bình thường trong một lúc lâu.

    "Nàycậu có nghe không đấy?"

    "Đangnghe đây."

    "Tôiđã nói chuyện với cô ấy rồi, tất nhiên chỉ qua điện thoại thôi. Nhưng gần nhưchỉ mình tôi nói, còn cô ấy thì chỉ nghe, xét theo lẽ thường, đó không thể coilà một cuộc nói chuyện được. Tóm lại là cô bé này cực kì ít lời, cách nói chuyệncũng có chút cổ quái, cậu nói chuyện một lần là biết ngay. Chốt lại là tôi đãnói cho cô ấy sơ qua một lượt về kế hoạch đó. Mượn bàn tay người thứ ba viết lạiNhộng không khí từ đầu, để nó trở thành một tác phẩm hoàn thiện hơn và tranh giảiTác giả mới, làm như vậy có được không? Đại để tôi đã nói vậy đấy."

    "Quađiện thoại mà tôi cũng chỉ có thể nói qua loa vậy thôi, rồi bảo cụ thể thế nàosẽ đến gặp mặt nói chuyện sau, sau đó hỏi cô ấy có hứng thú với chuyện này haykhông, đương nhiên tôi cũng hơi vòng vo một chút. Dù sao thì những chuyện thếnày mà nói thẳng quá, sợ rằng cả tôi cũng sẽ thấy khó xử mất."

    "Sauđó thế nào?"

    "Cô ấykhông trả lời."

    "Khôngtrả lời?"

    Komatsunói tới đây liền cố ý dừng lại giây lát. Miệng ngậm một điếu thuốc, lấy diêmđánh lửa. Chỉ nghe tiếng trong điện thoại mà cảnh tượng ấy đã hiện rõ mồn mộttrước mắt Tengo. Xưa nay Komatsu không bao giờ dùng bật lửa.

    "Fukaerinói muốn gặp cậu trước," Komatsu phả khói ra nói. "Cô ấy không nói có cũng chẳngbảo quan tâm đến kế hoạch của tôi. Không tỏ ra đồng ý, cũng chẳng lên tiếng phảnđối. Trước tiên cứ phải gặp mặt cậu, nói chuyện trực tiếp đã. Hình như đây mớilà chuyện quan trọng nhất. Bảo là gặp mặt cậu rồi mới quyết định sẽ làm thếnào. Cậu không cảm thấy trách nhiệm nặng nề đấy chứ?"

    "Còngì nữa không?"

    "Chiềutối mai cậu có rảnh không?"

    Giờ dạyở trường dự bị bắt đầu từ sáng sớm, kết thúc lúc bốn giờ chiều. Chẳng biết nênnói là may hay không may nữa, sau đó anh vẫn chưa có kế hoạch gì. "Có rảnh,"Tengo nói.

    "Sáugiờ chiều mai, cậu đến nhà hàng Nakamuraya ở Shinjuku. Tôi sẽ dùng tên tôi đặtmột bàn yên tĩnh ở khu bên trong. Thích ăn uống gì cứ gọi thoải mái, kí sổ chocông ty tôi là được. Hai người nói chuyện vui vẻ nhé."

    "Nóivậy là ngày mai anh không đến?"

    "Nóichuyện riêng với cậu là điều kiện của Fukaeri. Cô ấy nói trong giai đoạn hiệnnay vẫn chưa cần phải gặp tôi."

    Tengotrầm ngâm không nói gì.

    "Tìnhhình là vậy đấy", Komatsu nói với giọng cởi mở, "Làm cho tốt nhé, Tengo. Tuytrông cao lớn lừng lững, nhưng cậu lại khiến người ta rất có cảm tình. Mà cậucòn là thầy giáo ở trường dự bị nữa, chắc cũng đã quen nói chuyện với các cô nữsinh trung học trưởng thành sớm rồi chứ nhỉ. Cậu làm chuyện này hợp hơn tôi nhiều.Chỉ cần nói cười vui vẻ thuyết phục Fukaeri, để cô ấy tin tưởng cậu là được rồi.Tôi đợi tin tốt lành."

    "Đợichút đã. Tôi tưởng đây mới chỉ là đề xuất của anh thôi chứ? Tôi còn chưa đồng ýcơ mà. Lần trước tôi đã nói với anh rồi, kế hoạch này quá nguy hiểm, mọi việc sẽkhông thể êm xuôi được đâu. Thậm chí rất có thể sẽ trở thành vấn đề xã hội. Rốtcuộc có nhận hay không, chính bản thân tôi còn chưa quyết định nổi, làm sao cóthể đi thuyết phục một cô bé chưa từng gặp mặt đây?"

    Ở đầudây bên kia, Komatsu trầm ngâm một lúc, rồi nói: "Ừm, Tengo à, kế hoạch này đãchính thức khởi động rồi, đến nước này thì muốn bỏ cũng không thể được nữa. Bụngtôi thì đã quyết. Còn cậu chắc đã quyết một nửa. Chúng ta giờ đã ngồi chung mộtcon thuyền rồi."

    Tengolắc đầu. Chung một con thuyền? Thật đúng là… Vở kịch mê lô này bắt đầu từ lúcnào thế?

    "Cóđiều, lần trước không phải anh đã nói tôi cứ từ từ mà suy nghĩ hay sao?"

    "Từhôm ấy đến giờ đã năm hôm rồi. Sau khi từ từ suy nghĩ, kết quả thế nào?"

    Tengokhông biết nói gì. "Vẫn chưa đưa ra kết luận," anh thành thực đáp.

    "Tómlại, cậu và Fukaeri cứ gặp nhau nói chuyện trước đã, vậy không phải tốt sao?Sau đó đưa ra nhận định cũng chưa muộn."

    Tengolấy đầu ngón tay ấn mạnh lên thái dương, đầu óc chưa thể hoạt động bình thường."Tôi hiểu rồi. Đi gặp Fukaeri trước rồi tính sau. Sáu giờ chiều mai tại nhàhàng Nakamuraya ở Shinjuku. Tôi sẽ giải thích đại khái tình hình với cô ấy. Cóđiều, tôi không thể hứa với anh nhiều hơn được. Bởi vì tôi chỉ có thể giảithích chứ không giúp anh thuyết phục cô ấy được đâu."

    "Vậylà được rồi. Không có vấn đề gì cả."

    "Cònnữa, cô ấy biết gì về tôi rồi?"

    "Tôicó giới thiệu qua một chút. Tuổi khoảng hai chín ba mươi gì đấy, độc thân, đangdạy toán tại một trường dự bị ở Yoyogi. Dáng người cao lớn, nhưng không phảingười xấu. Không bao giờ có ý đồ với các cô gái trẻ. Cuộc sống giản dị, đôi mắtdịu dàng. Hơn nữa còn rất thích tác phẩm của cô ấy. Đại để chỉ nói có chừng ấythôi."

    Tengothở dài một tiếng. Mới vừa định động não suy nghĩ, hiện thực trước mắt anh bỗngtrở nên mờ ảo, khi xa khi gần.

    "AnhKomatsu này, tôi có thể về giường đi ngủ được chưa? Sắp một rưỡi rồi, tôi cònmuốn ngủ thêm một chút trước khi trời sáng. Ngày mai tôi còn phải đứng lớp batiết."

    "Đượcrồi. Chúc ngủ ngon và mơ những giấc mơ đẹp," Komatsu nói, đoạn gác máy.

    Tengonhìn chằm chằm vào ống nghe trong tay, một lúc sau mới đặt về vị trí cũ. Nếu cóthể ngủ được thì anh chỉ muốn ngủ ngay lập tức. Nếu mơ được giấc mơ đẹp thì anhcũng muốn mơ một giấc mơ xem thế nào. Nhưng anh hiểu rõ: Không dưng bị đánh thứcvào giờ này, lại còn bị đùn cho một nhiệm vụ quan trọng như thế, không thể nàonói ngủ là ngủ ngay được! Mặc dù vẫn còn chiêu uống rượu cho dễ ngủ, nhưng lúcnày anh chẳng còn tâm trạng nào mà uống rượu. Cuối cùng anh chỉ uống một cốc nước,rồi trở về giường bật đèn lên đọc sách. Muốn đọc sách cho buồn ngủ, nhưng mãi tớikhi trời sắp sáng anh mới thiếp đi được.

    Dạyxong ba tiết ở trường dự bị, Tengo ngồi xe điện đến Shinjuku. Anh vào hiệu sáchKinokuniya mua vài quyển, rồi đến quán Nakamuraya. Báo tên Komatsu ở ngoài cửaxong, anh liền được dẫn đến một bàn yên tĩnh nằm sâu bên trong. Fukaeri vẫnchưa tới. Tôi đợi bạn đã, Tengo nói với nhân viên phục vụ. Ông có muốn uốngchút gì trong lúc đợi không ạ? Nhân viên phục vụ hỏi. Không cần đâu, Tengo nói.Nhân viên phục vụ đặt cốc nước đá và thực đơn xuống, rồi quay đi. Tengo giở cuốnsách mới mua ra đọc. Cuốn sách viết về thuật phù thủy. Phân tích xem thuật phùthủy đã từng có chức năng gì trong xã hội Nhật Bản. Thuật phù thủy từng có vaitrò quan trọng trong xã hội cổ đại, bù đắp cho những điểm chưa hoàn thiện vàmâu thuẫn của thể chế xã hội. Đúng là một thời đại hay ho!

    Sáugiờ mười lăm phút, Fukaeri vẫn chưa xuất hiện. Tengo không để ý lắm, vẫn tiếp tụcđọc sách. Anh không mấy ngạc nhiên khi cô đến trễ. Dù sao thì câu chuyện này đãđủ kỳ quái lắm rồi. Nên cho dù tình huống có phát triển đến mức kỳ quái hơn nữathì cũng chẳng có gì để phàn nàn. Cho dù Fukaeri thay đổi ý kiến không đến nữa,thì cũng chẳng có gì lạ, ngược lại anh còn cảm thấy may mắn. Như vậy thì sự việcsẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tôi đã đợi chừng một tiếng đồng hồ, Fukaeri không đến.Chỉ cần nói với Komatsu một câu như vậy là được. Sau này chuyện có thế nào thìcũng sẽ không liên quan đến anh. Một mình ăn no cho qua bữa tối, rồi ra về làxong. Như vậy có thể coi là đã tận tình với Komatsu.

    Fukaeriđến lúc sáu giờ hai mươi phút. Cô được nhân viên phục vụ dẫn đến bàn, ngồi xuốngchiếc ghế đối diện với Tengo, đặt cả hai bàn tay nhỏ nhắn lên mặt bàn, không cởiáo khoác, nhìn thẳng vào mặt Tengo. Không nói "Tôi đến muộn, xin lỗi" cũngkhông hỏi "Anh đợi lâu chưa," thậm chí cả một câu "Rất vui được gặp anh" hay"Xin chào" cũng không. Chỉ mím chặt môi, nhìn thẳng vào mặt Tengo. Hệt như đangngắm nhìn một phong cảnh chưa từng trông thấy từ phía xa. Gớm thật đấy, Tengothầm nghĩ.

    Xét vềtổng thể, thân hình Fukaeri nhỏ nhắn, mặt còn xinh đẹp hơn trong ảnh. Trêngương mặt cô, điểm thu hút nhất chính là đôi mắt. Một đôi mắt sâu, gây ấn tượngmạnh. Bị đôi mắt long lanh, đen lay láy ấy nhìn chòng chọc, Tengo cảm thấy mấtbình tĩnh. Đôi mắt cô hầu như không chớp lấy một lần. Thậm chí hình như cô cònkhông hít thở. Mái tóc buông thẳng, như thể lấy thước kẻ vẽ từng sợi từng sợi mộtvậy. Hình dạng lông mày rất hợp với kiểu tóc. Giống như rất nhiều thiếu nữ xinhđẹp chừng mười mấy tuổi, nét mặt cô thiếu hơi thở của cuộc sống. Hơn nữa, cô còntạo cho người ta cảm giác có cái gì đó không cân bằng. Có lẽ là tại độ sâu củahai mắt không đều nhau. Điều này khiến người nhìn cô không cảm thấy thoải mái. Ởcô có thứ gì đó khiến người ta không thể đoán biết được cô đang nghĩ gì. Xéttheo nghĩa này, cô không phải loại thiếu nữ xinh đẹp có thể trở thành người mẫutrên tạp chí hoặc ca sĩ thần tượng. Nhưng cũng chính vì vậy, ở cô lại có thứ gìđó khiêu khích và thu hút người khác.

    Tengogấp sách lại, đặt sang một bên, ưỡn thẳng lưng, ngồi nghiêm nghị, nhấp một ngụmnước. Đúng như Komatsu nói. Một thiếu nữ thế này mà dành được giải thưởng văn học,giới truyền thông làm sao có thể bỏ qua? Chắc chắn sẽ có chấn động không nhỏ.Đã đến nước này, sao có thể dễ dàng thoát thân được nữa chứ?

    Nhânviên phục vụ bước đến, đặt trước mặt cô một cốc nước đá và thực đơn. NhưngFukaeri vẫn ngồi im bất động, không buồn chạm đến quyển thực đơn, chỉ nhìnTengo mãi. Tengo không biết làm gì, đành nói: "Chào em." Đối mặt với cô, anhcàng cảm thấy mình to lớn kềnh càng.

    Fukaerikhông trả lời, chỉ tiếp tục chăm chú nhìn Tengo. "Em biết anh," một lúc sau cômới khẽ nói.

    "Embiết anh?" Tengo hỏi.

    "Anhdạy môn toán?"

    Tengogật đầu. "Đúng thế."

    "Cónghe hai buổi."

    "Lớpcủa anh?"

    "Đúng."

    Kiểunói chuyện của cô có mấy đặc trưng: Câu lược bỏ bổ ngữ, chứng thiếu trọng âm mạntính, vốn từ có hạn (ít nhất là khiến người đối thoại cảm thấy có hạn). Đúngnhư Komatsu nói, có chút cổ quái.

    "Nóivậy thì, em là học sinh trường dự bị của anh à?" Tengo hỏi.

    Fukaerilắc đầu. "Chỉ đến nghe giảng thôi."

    "Khôngcó thẻ học sinh làm sao vào được lớp học?"

    Fukaerichỉ khẽ nhún vai một cái. Kiểu như: Người lớn làm sao toàn nói ra những câu nguxuẩn thế nhỉ!

    "Anhgiảng bài như thế nào?" Tengo hỏi. Lại là một câu chẳng có ý nghĩa gì.

    Fukaerivẫn không rời ánh mắt đi, uống một ngụm nước, không đáp. Nhưng đã đến nghe giảnghai lần, chắc là ấn tượng ban đầu cũng không đến nỗi tệ lắm. Tengo suy đoán. Nếukhông có hứng thú, chắc chắn là đến một lần rồi sẽ không quay lại nữa.

    "Em họclớp mười hai à?" Tengo hỏi.

    "Tạm thờicoi là vậy."

    "Cóthi đại học không?"

    Cô lắcđầu.

    Rốtcuộc ý cô là "không muốn nói chuyện thi đại học", hay "em không thi đại học",Tengo cũng không rõ lắm. Anh nhớ lại Komatsu từng nói trong điện thoại: Cô bénày rất kiệm lời.

    Nhânviên phục vụ bước đến hỏi hai người chọn món gì. Fukaeri vẫn mặc áo khoác. Cô gọixa lát và bánh mì. "Thế này là đủ rồi," cô nói, rồi trả quyển thực đơn lại chonhân viên phục vụ. Sau đó như đột nhiên sực nhớ ra, lại bổ sung thêm: "Một lyrượu vang trắng."

    Nhânviên phục vụ trẻ tuổi dường như muốn hỏi tuổi của Fukaeri, nhưng lại bị cô nhìnchằm chằm đến đỏ cả mặt, nên đành nuốt lại những lời định nói. Gớm thật, Tengolại thầm nghĩ. Anh chọn mì Ý hải sản. Và gọi thêm một ly vang trắng theo cô.

    "Làmthầy giáo, viết tiểu thuyết," Fukaeri nói. Như thể đang hỏi Tengo. Đặt câu hỏinhưng không có dấu chấm hỏi, dường như đây cũng là đặc trưng phong cách nóichuyện của cô.

    "Trướcmắt là vậy," Tengo đáp.

    "Cảhai đều không giống."

    "Có lẽvậy," Tengo đáp. Muốn mỉm cười, nhưng không cười nổi. "Có chứng chỉ hành nghềgiáo viên và hiện đang dạy ở trường dự bị, nhưng không thể coi là giáo viênchính thức. Tiểu thuyết thì đang viết, nhưng chưa xuất bản bao giờ, nên khôngtính là tiểu thuyết gia."

    "Chẳnglà gì cả."

    Tengogật gật đầu. "Em nói đúng. Hiện giờ anh chẳng là gì cả."

    "Thíchmôn toán."

    Tengothêm một dấu chấm hỏi vào cuối câu của cô, rồi trả lời câu hỏi ấy. "Thích. Hồitrước đã thích rồi, đến giờ vẫn thích."

    "Ở điểmgì."

    "Thíchđiểm gì ở toán học à?" Tengo bổ sung thêm từ ngữ cho câu, "Ừm, khi đối diện vớinhững con số, anh cảm thấy có thể bình tâm. Giống như khi mọi việc đều đã đượcsắp xếp đâu vào đấy rồi vậy."

    "Bàigiảng tích phân thú vị."

    "Bàianh giảng ở trường dự bị à?"

    Fukaerikhẽ gật đầu.

    "Emthích toán học?"

    Fukaerikhẽ lắc đầu. Cô không thích toán.

    "Nhưngcâu chuyện về tích phân thì thú vị, phải không?" Tengo hỏi.

    Fukaerilại khe khẽ nhún vai lần nữa. "Anh giảng bài tích phân một cách rất trân trọng."

    "Thậtvậy hả?" Tengo đáp. Lần đầu tiên có người nói với anh như vậy.

    "Giốngnhư đang nói về một người mình rất quý trọng," cô gái nói.

    "Nếulà bài về dãy số, có khi anh giảng còn hào hứng hơn ấy chứ," Tengo nói, "Tronggiáo trình toán cấp ba, anh thích nhất là dãy số."

    "Thíchdãy số," Fukaeri theo lệ vẫn rút đi dấu chấm hỏi.

    "Đốivới anh thì giống như Bình quân luật[1] của Bach vậy. Nghe mãi không thấy chán.Lại luôn luôn có những phát hiện mới."

    [1]The Well- Tempered Clavier (tiếng Đức: Dax Wohitemperierte Klavier): Tuyển tậpBình quân cho đàn Clavier, là một tổ khúc sáng tác riêng cho bộ gõ độc tấu củaJohann Sebastian Bach.

    "BiếtBình quân luật."

    "Emthích Bach à?"

    Fukaerigật đầu. "Thầy giáo thường hay nghe."

    "Thầygiáo?" Tengo hỏi. "Thầy giáo ở trường em à?"

    Fukaerikhông trả lời. Giờ nói những chuyện này vẫn còn sớm quá, nét mặt cô thể hiện điềuđó trong lúc nhìn Tengo.

    Sauđó, như thể sực nhớ, cô cởi chiếc áo khoác ra. Giống như côn trùng lột xác, côuốn éo thân thể để chui ra khỏi chiếc áo, chẳng buồn gấp mà bỏ luôn lên chiếcghế bên cạnh. Dưới áo khoác là áo len mỏng cổ tròn màu xanh nhạt, bên dưới mặcquần bò trắng. Không đeo trang sức. Cũng không trang điểm. Nhưng trông cô vẫn rấtnổi bật. Thân hình thon thả, nhưng theo tỷ lệ ấy thì ngực lại to đến mức khiếnngười ta không kìm được chỉ muốn trộm nhìn. Hình dáng cũng rất đẹp. Tengo buộcphải để tâm sao cho ánh mắt mình không hướng về phía đó. Mặc dù nghĩ như vậynhưng rốt cuộc mắt anh vẫn cứ liếc qua. Ánh mắt cứ như bị cuốn vào trung tâm củamột xoáy nước khổng lồ vậy.

    Haily vang trắng được đưa ra. Fukaeri uống một ngụm, rồi chăm chú nhìn ly rượu nhưthể đang đắm chìm vào suy tư, đặt nó trở lại lên bàn. Tengo chỉ nhấp một hớp nhỏlấy lệ. Tiếp sau còn phải nói chuyện quan trọng.

    Fukaeriđưa tay lên mái tóc đen thẳng tắp, dùng các ngón tay vuốt lại. Động tác khả ái,những ngón tay cũng rất đẹp. Dường như mỗi ngón tay thon dài ấy đều sở hữu ýchí và phương châm của riêng chúng. Thậm chí có cảm giác như chúng có phép phùthủy.

    "Thíchtoán học ở điểm gì ấy à?" Để chuyển dịch sự chú ý khỏi những ngón tay và bộ ngựccủa cô, Tengo lại cất tiếng tự hỏi mình.

    "Toánhọc giống như dòng nước chảy," Tengo nói tiếp. "Đương nhiên có rất nhiều lýthuyết cao siêu, nhưng nguyên lý cơ bản lại cực kỳ đơn giản. Nước sẽ chảy từ chỗcao tới chỗ thấp theo quãng đường ngắn nhất, dòng chảy của toán học cũng chỉ cómột hướng. Chỉ cần chú ý quan sát, con đường đó sẽ tự hiện ra. Em chỉ cần nhìnthật kỹ là được, ngoài ra không cần làm gì khác. Tập trung tinh thần, căng mắtquan sát, mọi thứ phía bên kia bức màn sẽ rõ ràng dần lên. Trên thế giới rộng lớnnày, đối xử tử tế với anh như vậy chỉ có toán học mà thôi."

    Fukaeringhe xong, trầm ngâm nghĩ ngợi trong giây lát.

    "Tạisao viết tiểu thuyết," cô hỏi bằng cái giọng thiếu trọng âm của mình.

    Tengochuyển câu hỏi của cô thành một câu dài hơn: "Nếu toán học thú vị như vậy, cầngì phải khổ nhọc đi viết tiểu thuyết làm gì. Chẳng phải cứ nghiên cứu toán họclà đủ rồi sao? Có phải em muốn nói vậy không?"

    Fukaerigật đầu.

    "Ừm,cuộc sống thực tế không giống với toán học. Trong cuộc sống, sự vật hiện tượngchưa chắc đã chảy xuống theo con đường ngắn nhất. Nên nói thế nào nhỉ, đối vớianh, toán học thực quá đỗi tự nhiên. Giống như phong cảnh đẹp. Nó tồn tại ở đó,thậm chí không cần biến đổi thành bất cứ gì khác. Vì vậy, khi đắm mình trongtoán học, có lúc mình cảm thấy dần trở nên trong suốt. Điều này thường khiếnngười ta thấy sợ hãi."

    Fukaerikhông chớp mắt, nhìn chăm chú vào mắt Tengo. Như thể đang áp mặt vào ô kính cửasổ, tò mò quan sát bên trong căn phòng trống.

    Tengonói: "Khi viết tiểu thuyết, anh dùng ngôn từ, biến đổi phong cảnh xung quanhthành những thứ tự nhiên hơn với anh. Tức là tái tạo. Thông qua việc làm ấy, chứngminh rằng con người anh thực sự tồn tại trên thế giới này. Cách làm này hoàntoàn khác biệt với lúc đắm chìm trong thế giới của toán học."

    "Chứngminh sự tồn tại của mình," Fukaeri nói.

    "Cũngchưa thể nói là anh đã làm được điều đó," Tengo đáp.

    Dườngnhư Fukaeri chưa chấp nhận được giải thích của Tengo, nhưng cũng không nói gìthêm, chỉ đưa ly rượu vang lên môi, nhấp một hớp nhỏ, không phát ra một chút âmthanh nào, giống như uống bằng ống hút.

    "Nếuđể anh nói, thì nhìn vào kết quả, thực ra em cũng đang làm việc tương tự vậythôi. Em biến đổi những sự vật mà đôi mắt nhìn thấy thành ngôn ngữ, nhằm tái tạochúng. Đồng thời qua đó xác nhận vị trí tồn tại của mình," Tengo nói.

    Bàntay cầm ly rượu của Fukaeri giữ nguyên bất động, ngẫm nghĩ giây lát. Nhưng cô vẫnkhông nói ra ý kiến của mình.

    "Đồngthời, em đã cho quá trình ấy một hình thức cụ thể, bảo tồn nó dưới dạng tác phẩm,"Tengo nói, "Giả dụ tác phẩm này khơi gợi được sự đồng cảm của vô số độc giả, vậythì nó sẽ trở thành một tác phẩm văn học có giá trị khách quan."

    Fukaeridứt khoát lắc đầu. "Không hứng thú với hình thức."

    "Khônghứng thú với hình thức," Tengo lặp lại.

    "Hìnhthức không có ý nghĩa."

    "Vậy tạisao em lại viết tác phẩm ấy, gửi đến tham gia giải thưởng Tác giả mới?"

    Fukaeriđặt ly rượu trở lại bàn. "Em không gửi."

    Tengocầm ly lên uống một ngụm để lấy lại bình tĩnh. "Em không gửi bản thảo đến dựthi?"

    Fukaerigật đầu. "Em không gửi bản thảo."

    "Vậythì ai gửi những gì em viết đến nhà xuất bản dự thi?"

    Fukaerikhẽ nhún vai, im lặng chừng mười lăm giây, rồi nói: "Bất cứ ai."

    "Bấtcứ ai," Tengo lặp lại, sau đó miệng vểnh lên chậm rãi thở ra một hơi dài. Thế đấy!Chuyện này không dễ dàng chút nào. Đúng như anh nghĩ.

    Cho đếnlúc này, Tengo đã mấy lần qua lại với các nữ sinh anh từng dạy ở trường dự bị.Nhưng đều là sau khi bọn họ rời trường, thi vào đại học. Bọn họ chủ động liên lạcvới anh, nói muốn gặp mặt, vậy là đến gặp, nói chuyện, rồi đi đâu đó chơi. Anhkhông rõ họ bị anh hấp dẫn ở điểm gì. Có điều, dù sao thì anh vẫn độc thân. Đốitác cũng không còn là học sinh của anh nữa. Chẳng có lý do gì để từ chối hẹn hòcả.

    Cũngcó hai lần những cuộc hẹn hò phát triển thành quan hệ xác thịt. Nhưng quan hệ vớihọ cứ tự nhiên mỗi người một ngả. Khi ở bên các cô nữ sinh mới đậu đại học đầysức trẻ, Tengo luôn có cảm giác đứng ngồi không yên. Tâm trạng không được thoảimái. Giống như khi chơi với chú mèo con nghịch ngợm hiếu động, ban đầu thì cònmới mẻ thú vị, dần dần sẽ thấy mệt mỏi. Các cô gái kia cũng phát hiện ra một sựthật là, khi đứng trên bục giảng thì anh nhiệt tình giảng giải môn toán, songcòn những lúc khác, người thầy này hóa ra lại có hai nhân cách khác nhau, và cóvẻ hơi thất vọng. Thậm chí ngay cả Tengo cũng có thể lý giải được tâm trạngnày.

    Tâmtrạng anh chỉ trở nên bình lặng khi ở bên những người đàn bà hơn tuổi. Mìnhkhông cần phải là người đứng mũi chịu sào trong mọi việc, nghĩ tới điều đó, anhthấy như trút được gánh nặng. Vả lại, rất nhiều người đàn bà lớn tuổi có cảmtình với anh. Vì vậy, từ một năm trước, khi bắt đầu quan hệ với người phụ nữ đãcó chồng hơn anh mười tuổi, anh đã ngừng hẳn việc qua lại với các cô gái trẻ. Mỗituần một lần, hẹn hò với bạn gái lớn tuổi ở căn hộ của mình, như thế về cơ bảnđã giải tỏa được dục vọng (hoặc nhu cầu) được ôm trong lòng một người đàn bànóng hổi. Thời gian còn lại anh nhốt mình trong nhà viết tiểu thuyết, đọc sách,nghe nhạc, hoặc thi thoảng lại ra bể bơi trong nhà gần đó. Ở trường dự bị,ngoài mấy câu xã giao với đồng nghiệp, gần như anh không nói chuyện với ai.Tengo hoàn toàn không có gì bất mãn với cuộc sống ấy. Mà thậm chí, đối với anh,cuộc sống này đã gần đạt đến mức lý tưởng.

    Thếnhưng, khi đối diện với cô thiếu nữ mười bảy tuổi Fukaeri này, Tengo cảm thấytâm hồn mình rung động mãnh liệt. Cảm giác hoàn toàn giống với lần đầu tiênnhìn thấy ảnh cô, nhưng ngồi đối mặt với con người thật, sự rung động ấy trởnên mãnh liệt gấp bội. Không phải là yêu, cũng không phải ham muốn tình dục. Màcảm giác như có vật thể gì đó len lỏi qua những kẽ hở mong manh, lấp đầy nhữngkhoảng trống bên trong cơ thể anh. Anh cảm thấy như vậy. Đó không phải nhữngkhoảng trống do Fukaeri tạo ra. Mà trong lòng Tengo vốn đã có chúng rồi. Cô đãchiếu vào đó một thứ ánh sáng đặc biệt, khiến nó sáng bừng trở lại.

    "Emkhông hứng thú với công việc viết tiểu thuyết, cũng không gửi bản thảo đếntranh giải Tác giả mới," Tengo nói, như muốn xác nhận lại sự thực.

    Fukaerikhông rời mắt khỏi gương mặt Tengo, gật đầu. Sau đó khẽ rụt cổ lại một chút,như thể đang chống lại cơn gió Bắc lạnh thấu xương.

    "Emkhông muốn thành tiểu thuyết gia," Tengo giật mình nhận thấy lúc đặt câu hỏichính anh cũng đã bớt đi dấu chấm hỏi. Chắc chắn kiểu nói chuyện này có khảnăng truyền nhiễm.

    "Khôngmuốn," Fukaeri đáp.

    Lúcnày, thức ăn đã được đưa lên. Của Fukaeri là một đĩa xa lát to với bánh mì cuộn.Của Tengo là mì Ý hải sản. Fukaeri lấy dĩa xiên lên những lá xà lách, rồi lậtđi lật lại và nhìn với ánh mắt như đang kiểm tra các đề mục trong tờ báo.

    "Nhưvậy, tóm lại là ai đó đã gửi tiểu thuyết Nhộng không khí em viết đến nhà xuất bảntham gia cuộc thi Tác giả mới. Anh là người phụ trách đọc bản thảo lần đầu, đãchú ý đến tác phẩm ấy của em."

    "Nhộngkhông khí," Fukaeri nói, nheo mắt.

    "Nhộngkhông khí, tên cuốn tiểu thuyết em viết đó."

    Fukaerikhông nói gì, chỉ tiếp tục nheo mắt.

    "Đókhông phải tên em đặt à?" Tengo cảm thấy bất an, hỏi.

    Fukaerikhẽ lắc đầu.

    Đầuóc Tengo lại bắt đầu hơi hỗn loạn, nhưng anh quyết định không truy cứu vấn đềtên gọi nữa. Cần phải tiếp tục câu chuyện mới được.

    "Thếcũng không sao. Đằng nào đó cũng là một cái tên rất được. Có không khí, cũngthu hút nữa. Nó sẽ khiến người đọc tò mò tự hỏi đây là cái gì. Dù là ai đặt thìanh cũng không có gì không hài lòng với cái tên này. Anh không phân biệt đượcnhộng và kén, nhưng đó không phải vấn đề gì to tát. Anh muốn nói, đọc xong tácphẩm đó, anh thấy tâm trí mình bị thu hút mãnh liệt. Vì vậy anh đã mang nó đếnchỗ anh Komatsu. Anh ấy cũng rất thích Nhộng không khí. Nhưng ý kiến của anh ấylà, nếu thực lòng muốn giành giải Tác giả mới, văn chương câu cú cần phải sửachữa lại. Câu chuyện rất hay, nhưng so với nói thì câu văn hơi đơn điệu tầm thường.Ngoài ra, anh ấy định để anh, chứ không phải em, phụ trách việc sửa chữa lờivăn. Về việc này, anh cũng chưa đưa ra quyết định. Cũng chưa trả lời anh ấy xemcó làm hay không. Bởi vì anh không hiểu làm vậy là đúng hay sai."

    Tengonói tới đây thì ngừng lại một chút, quan sát phản ứng của Fukaeri: Không có phảnứng nào.

    "Giờanh muốn biết, em nghĩ thế nào về việc để anh thay em viết lại Nhộng không khí.Dù anh quyết tâm đến mấy, song nếu không có sự đồng ý và giúp đỡ của em, chuyệnnày cũng chắc chắn không thể thực hiện được."

    Fukaerilấy tay nhón một quả cà chua bi lên ăn. Tengo lấy dĩa xiên một con vẹm, cho vàomiệng.

    "Anhlàm đi," Fukaeri chỉ nói đơn giản vậy, rồi lại nhón thêm một quả cà chua nữa,"Tùy anh sửa sao thì sửa."

    "Cóphải em cũng nên bỏ chút thời gian, suy nghĩ cho kỹ không? Chuyện này khá quantrọng đấy," Tengo nói.

    Fukaerilắc đầu: Không cần thiết.

    "Nếuđể anh sửa lại tác phẩm của em," Tengo giải thích, "Anh sẽ chú ý không thay đổicâu chuyện, mà chỉ gia cố về mặt câu chữ. Có lẽ sẽ phải thay đổi rất nhiều.Nhưng tác giả vẫn là em. Tác phẩm này từ đầu đến cuối đều do một cô gái mười bảytuổi tên là Fukaeri viết ra. Nếu tiểu thuyết được giải Tác giả mới, em sẽ làngười lĩnh thưởng, một mình em thôi. Nếu in thành sách, tác giả cũng chỉ có mộtmình em. Chúng ta sẽ lập một nhóm làm việc. Ba chúng ta, em và anh, và biên tậpviên tên Komatsu kia nữa. Có điều, chỉ mình em là người lộ diện. Hai người cònlại sẽ lặng lẽ ẩn ở phía sau. Giống như những người phụ trách đạo cụ sân khấu ấy.Em hiểu anh nói gì không?"

    Fukaerilấy dĩa xúc cần tây đưa lên miệng, hơi gật đầu. "Hiểu."

    "Toànbộ câu chuyện Nhộng không khí này là của riêng em. Là tác phẩm sinh ra từ nộitâm của em. Anh không thể coi nó là của mình. Anh, nói cho cùng, chẳng qua làngười giúp em trên phương diện kỹ thuật mà thôi. Hơn nữa, chuyện anh giúp emnày, em phải giữ bí mật mãi mãi. Nói cách khác, chúng ta đang thông đồng lừa gạtcả thế giới. Dù nghĩ thế nào thì đây cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Khiphải mãi mãi chôn chặt một bí mật xuống tận đáy lòng."

    "Nếuanh đã nói thế," Fukaeri nói.

    Tengogạt cái vỏ vẹm sang một góc đĩa, xúc một ít mì Ý, rồi đổi ý, lại đặt xuống.Fukaeri cầm một quả dưa chuột lên, dè dặt cắn một miếng nhỏ, như đang nếm thửmón mỹ vị chưa từng thấy bao giờ.

    Tengocầm chiếc dĩa, nói: "Anh hỏi lại em lần nữa. Để anh viết lại câu chuyện của em,em có ý kiến gì không?"

    "Tùyanh," Fukaeri ăn hết quả dưa chuột, đáp.

    "Viếtlại thế nào cũng không sao?"

    "Khôngsao."

    "Saoem lại nghĩ vậy? Em chẳng hiểu gì về anh cả mà?"

    Fukaerikhông nói gì, chỉ khẽ nhún vai một cái.

    Sauđó hai người lẳng lặng ăn uống. Fukaeri chăm chú ăn xa lát. Thỉnh thoảng lại quếtbơ lên bánh mì, ăn một miếng, rồi cầm ly lên nhấp chút rượu vang. Tengo thì cảnhgiác đưa mì Ý vào miệng, trong đầu suy nghĩ đến các khả năng có thể xảy ra.

    Anh đặtdĩa xuống, nói: "Ban đầu khi nghe Komatsu nói tới chuyện này, anh cảm thấy nó hếtsức hoang đường và vô nghĩa. Hoàn toàn không có khả năng thực hiện. Anh đã địnhtìm cách từ chối. Nhưng về đến nhà, trong lúc nghiền ngẫm về đề nghị ấy, ýnghĩa muốn thử một phen càng lúc càng mạnh lên. Tạm thời không nhắc đến chuyệnđúng sai về mặt đạo đức, anh chỉ muốn trao cho tác phẩm Nhộng không khí mà emsáng tác một hình thức mới theo cách của anh. Nói thế nào nhỉ, đó là một thứ rấtgiống với dục vọng tự nhiên, tự phát ấy."

    Khôngđúng, không phải là dục vọng, mà có lẽ giống với khát vọng nhiều hơn, Tengo thầmbổ sung trong đầu. Đúng như Komatsu dự đoán. Khát vọng này đã trở nên mỗi lúc mộtkhó đè nén.

    Fukaerikhông nói, cô nhìn Tengo từ sâu bên trong đôi mắt đẹp với vẻ trung lập. Dườngnhư cô đang cố gắng để hiểu những lời Tengo vừa nói.

    "Anhrất muốn viết lại," Fukaeri nói.

    Tengonhìn thẳng vào đôi mắt cô. "Anh muốn."

    Đôi mắtđen láy của Fukaeri khẽ ánh lên như đang tỏa ra thứ gì đó. Ít nhất là Tengo thấynhư vậy.

    Tengovươn hai tay ra như thể đang nâng một chiếc hộp vô hình trên không trung. Độngtác này chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng anh cần một vật hư cấu vô hình, để dùnglàm trung gian truyền đạt tình cảm.

    "Anhkhông biết diễn đạt thế nào cho phải, nhưng cứ đọc đi đọc lại Nhộng không khí,anh lại có cảm giác như mình cũng thấy được thứ mà em đang thấy. Đặc biệt làchi tiết lúc ‘Người Tí Hon’ xuất hiện. Trí tưởng tượng của em đúng là rất đặcbiệt. Phải nói như thế nào nhỉ, rất đặc trưng và dễ lây nhiễm."

    Fukaerinhẹ nhàng đặt thìa lên đĩa lấy khăn ăn lau mép.

    "CóNgười Tí Hon thật đấy," cô bình tĩnh nói.

    "Cóthật à?"

    Fukaeringưng lại một lát, rồi nói:

    "Nhưanh với tôi vậy."

    "Nhưanh với em vậy," Tengo lặp lại.

    "Nếumuốn thì anh cũng có thể gặp được."

    Kiểunói chuyện giản tiện của Fukaeri lại có sức thuyết phục khó tin. Khiến người tacó cảm giác mỗi một từ ngữ cô nói ra đều như cái chêm đã được đo đạc chuẩn xác,vừa khéo xỏ vào đúng chỗ cần thiết. Nhưng rốt cuộc cô bé Fukaeri này có bìnhthường không nhỉ? Bình thường đến mức độ nào? Tengo không sao nhận định được.Cô thiếu nữ này có thứ gì đó nổi loạn, phi thường. Đây có lẽ là tư chất thiênphú. Có lẽ trước mặt anh lúc này là một thiên tài thực sự trong hình dạng cònthô sơ. Nhưng cũng có khả năng cô chỉ làm ra vẻ như vậy mà thôi. Những cô thiếunữ thông minh thường làm bộ làm tịch theo bản năng. Đôi khi làm ra vẻ khác thường.Nói toàn những câu đầy ám thị để mê hoặc đối phương. Những trường hợp như thếanh từng gặp rất nhiều. Nhiều khi rất khó phân biệt đâu là thực, đâu là ra vẻ.Tengo quyết định kéo chủ đề trở về với hiện thực, hoặc là gần hiện thực hơn mộtchút.

    "Chỉcần em đồng ý. Anh muốn ngày mai sẽ bắt tay viết lại Nhộng không khí."

    "Nếuanh mong như thế."

    "Anhcó mong," Tengo trả lời gãy gọn.

    "Tôimuốn đưa anh đến gặp một người," Fukaeri nói.

    "Anhđi gặp người đó," Tengo nói.

    Fukaerigật đầu.

    "Ngườinhư thế nào?" Tengo hỏi.

    Câu hỏibị lờ đi. "Anh nói chuyện với người đó," cô gái nói.

    "Nếucần thiết phải vậy, anh có thể đến gặp người đó," Tengo nói.

    "Sángchủ nhật rảnh," cô đặt câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi.

    "Có rảnh,"Tengo đáp. Cứ như là truyền tin bằng tín hiệu phất cờ vậy, anh thầm nhủ.

    Ăncơm xong, Tengo tạm biệt Fukaeri. Anh nhét mấy đồng mười Yên vào cái điện thoạicông cộng màu hồng phấn trong nhà hàng, gọi tới nhà xuất bản của Komatsu.Komatsu vẫn ở đó, nhưng phải đợi một lúc lâu mới bắt máy. Trong lúc đó, Tengoáp ống nghe vào tai, chờ đợi.

    "Saohả? Có thuận lợi không?" vừa cầm điện thoại lên, Komatsu đã hỏi.

    "Chuyệnđể tôi viết lại, về cơ bản cô ấy đã đồng ý rồi. Tôi nghĩ chắc là thế."

    "Cậugiỏi lắm," Komatsu nói. Giọng tỏ ra hết sức vui vẻ. "Tốt quá rồi. Nói thực chứtôi đang lo đây. Nói thế nào nhỉ, tôi sợ tính cách của cậu không hợp với kiểuđàm phán này lắm."

    "Thựcra cũng không có đàm phán gì cả," Tengo nói, "Cũng không cần thuyết phục đốiphương. Tôi chỉ giải thích đại khái một lượt cô ấy đã tự quyết định luôn rồi."

    "Thếnào cũng được. Chỉ cần có kết quả là tôi thỏa mãn. Vậy là có thể thực hiện kếhoạch được rồi."

    "Nhưngtrước đó tôi cần phải đi gặp một người."

    "Gặpmột người?"

    "Tôikhông biết là ai. Tóm lại là cô ấy yêu cầu tôi đi gặp và nói chuyện với ngườinày."

    Komatsuim lặng mấy giây. "Vậy, bao giờ cậu đi gặp người đó."

    "Chủnhật tuần này. Cô ấy dẫn tôi đến chỗ người đó."

    "Đốivới việc giữ bí mật, có một nguyên tắc quan trọng," Komatsu nói với giọngnghiêm túc, "Đó là càng ít người biết càng tốt. Trong thời điểm này, trên thếgiới chỉ có ba người biết được kế hoạch này: Cậu, tôi, Fukaeri. Nếu có thể, tôihy vọng con số này không tăng lên nữa. Cậu hiểu không?"

    "Về mặtlý thuyết," Tengo nói.

    Ngaysau đó, giọng Komatsu đã dịu trở lại: "Dẫu sao đi nữa, Fukaeri cũng đã đồng ýcho cậu viết lại bản thảo ban đầu, đây mới là chuyện quan trọng nhất. Những việckhác rồi cũng có cách giải quyết."

    Tengođổi ống nghe sang tay trái, sau đó lấy ngón tay trỏ bàn tay phải chầm chậm daylên huyệt Thái dương.

    "Chuyệnnày… anh Komatsu ạ, tôi cảm thấy rất bất an. Tôi nói vậy không phải vì có căn cứgì xác thực đâu, nhưng cứ có cảm giác mình đang bị cuốn vào một việc không tầmthường. Lúc đối diện với cô bé Fukaeri, tôi không hề có cảm giác này, nhưng lúcở một mình sau khi chia tay, cảm giác đó lại mạnh dần lên. Tôi không biết nên gọinó là dự cảm hay linh cảm. Tóm lại là trong chuyện này có gì đó rất lạ. Khôngphải bộ óc, mà là thân thể của tôi cảm nhận được nó."

    "Saukhi gặp Fukaeri, cậu mới có cảm giác này đúng không?"

    "Có lẽvậy. Tôi nghĩ Fukaeri có lẽ là hàng thật đấy. Đương nhiên, đây chỉ là trực giácthôi."

    "Ý cậulà, cô ấy có tài năng thực sự?"

    "Tàinăng hay không, tôi vẫn chưa rõ. Vì chỉ vừa mới gặp nhau thôi," Tengo nói, "Cóđiều, có lẽ đúng là cô ấy đã nhìn thấy thứ gì đó mà chúng ta chưa từng thấy được,có lẽ cô ấy sở hữu một điều đặc biệt gì đó. Chính điều này khiến tôi không yêntâm."

    "Ý cậulà đầu óc cô ấy không bình thường?"

    "Côbé ấy có chỗ khác thường, nhưng tôi không nghĩ là đầu óc có vấn đề. Nói năng đạiđể cũng gãy gọn rạch ròi," Tengo nói rồi ngưng lại trong giây lát, "Chỉ là tôicảm thấy có vướng mắc thôi."

    "Dùthế nào thì cô ấy cũng thấy hứng thú với con người cậu rồi," Komatsu nói.

    Tengomuốn chọn một từ ngữ thích đáng, nhưng không sao tìm được. "Cái này thì tôikhông rõ," anh trả lời.

    "Cô ấygặp mặt cậu, tức là ít nhất cũng nghĩ rằng cậu đủ tư cách viết lại Nhộng khôngkhí. Cũng có nghĩa là, cô ấy hài lòng với cậu. Cậu làm tốt lắm, Tengo à. Chuyệnsau này tôi cũng không dám nói chắc. Đương nhiên là sẽ có mạo hiểm. Có điều, mạohiểm là gia vị cuộc đời mà. Cậu lập tức bắt tay vào viết lại Nhộng không khíđi, chúng ta không còn thời gian nữa đâu. Viết lại xong, còn phải nhanh chóngđưa trở về đống bản thảo chất như núi này để đổi lấy bản thảo gốc. Trong vòngmười ngày, cậu viết xong được không?"

    Tengothở dài một tiếng. "Thời gian gấp quá."

    "Khôngnhất thiết phải là bản thảo cuối cùng đâu. Sau này vẫn có thể sửa chữa mà. Chỉcần tàm tạm một chút là được rồi."

    Tengonhẩm tính sơ qua khối lượng công việc trong đầu. "Nếu vậy thì mười ngày có lẽcũng tạm ổn. Nhưng vẫn rất căng đấy."

    "Vậythì bắt tay vào làm đi," Komatsu nói bằng giọng vui vẻ, "Dùng cặp mắt của cô béấy quan sát thế giới. Cậu phải trở thành trung gian, kết nối thế giới củaFukaeri và thế giới hiện thực này với nhau. Chắc chắn cậu sẽ làm được. Tengo à,tôi …"

    Đúnglúc này, mấy đồng mười Yên đã dùng hết.


  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 5

    Một nghề cần đến kỹ năng chuyên môn và sự huấn luyện



    Làmxong việc, Aomame đi bộ một quãng, sau đó bắt taxi, đến một khách sạn lớn ởAkasaka. Trước khi về nhà ngủ, nàng cần đến chất cồn để giảm bớt căng thẳng chohệ thần kinh. Nói sao thì nàng cũng vừa mới tiễn một gã sang thế giới bên kia.Mặc dù đó là một tên khốn chết cũng không hết tội, nhưng con người thì vẫn làcon người thôi. Trên tay nàng vẫn còn đọng lại cái cảm giác khi sự sống từ từtan biến ấy: thở hắt ra một hơi cuối cùng, linh hồn rời khỏi thể xác. Aomame đãđến quán bar trong khách sạn đó mấy lần, ở trên nóc tòa nhà cao tầng, cảnh tríđẹp, quầy bar cũng dễ chịu.

    Lúcnàng bước vào trong quán thì đã hơn bảy giờ. Một đôi song tấu piano và guitartrẻ tuổi đang chơi bài "Sweet Lorraine". Tuy bắt chước theo bản ghi cũ của NatKing Cole, nhưng cũng không tệ. Nàng đến ngồi trước quầy bar như thường lệ, gọiGin Tonic và một đĩa quả hồ trăn. Khách vẫn còn khá vắng. Một đôi vợ chồng trẻvừa ngắm cảnh đêm vừa uống cocktail. Bốn người mặc đồ tây hình như đang bànchuyện làm ăn. Một đôi vợ chồng trung niên người nước ngoài tay cầm ly Martini.Nàng chầm chậm uống ly Gin Tonic, không muốn say sớm quá. Đêm vẫn còn dài.

    Nànglấy sách trong túi ra đọc. Cuốn sách viết về đường sắt Mãn Châu thời kỳ thậpniên ba mươi của thế kỷ 20. Đường sắt Mãn Châu (Công ty cổ phần đường sắt NamMãn Châu) được khai sinh một năm sau chiến tranh Nhật - Nga kết thúc, theo hìnhthức Nga chuyển nhượng tuyến đường sắt và các quyền lợi liên quan cho phía NhậtBản. Quy mô của tuyến đường này nhanh chóng được mở rộng, mở ra con đường thuậntiện cho đế quốc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, rồi bị quân đội Xô Viết phá tanvào năm 1945. Trước khi chiến tranh Đức - Xô bùng nổ năm 1941, đi tuyến đườngnày rồi chuyển sang tuyến Tây Berlin, từ Shimonoseki của Nhật Bản có thể đếnParis trong mười ba ngày.

    Mặc đồtây, bên cạnh là một túi đeo to tướng, chăm chú đọc một cuốn sách viết về đườngsắt Mãn Châu (bản bìa cứng) thế này, thì dù ngồi uống rượu một mình trong quánbar của khách sạn lớn cũng không bị hiểu lầm là gái điếm hạng sang đang câukhách. Aomame thầm nhủ. Thế nhưng, gái điếm hạng sang chính hiệu ăn mặc thếnào, thực ra Aomame hoàn toàn không hay biết. Nếu khách của bọn họ đúng là nhữngdoanh nhân lắm tiền, để không làm đối phương căng thẳng, đồng thời cũng đểkhông bị đuổi ra khỏi quán bar, bọn họ có lẽ cũng sẽ cố gắng ăn mặc sao cho ngườikhác không nhận ra mình là gái điếm. Ví dụ như mặc đồ công sở do Junko Shimadathiết kế, áo sơ mi trắng, ít trang điểm, mang theo chiếc túi vai đeo lớn đựngnhiều đồ, trước mặt mở ra một cuốn sách nói về đường sắt Mãn Châu, chẳng hạn thế.Nghĩ kỹ lại, những điều nàng đang làm lúc này, thực chất cũng không khác một ảgái điếm đang đợi khách là mấy.

    Thờigian trôi qua, khách cũng bắt đầu đông lên. Lúc nàng định thần lại, bốn phíaxung quanh đã đầy tiếng người ồn ã. Nhưng loại khách mà Aomame chờ đợi vẫn chưaxuất hiện. Nàng gọi ly Gin Tonic thứ hai, ngoài ra còn thêm một đĩa rau củ chẻ(nàng vẫn chưa ăn tối), rồi tiếp tục đọc sách. Cuối cùng, có một người đàn ôngbước đến ngồi phía trước quầy bar. Không dẫn theo bạn. Làn da rám nắng vừa phải,mặc bộ đồ tây màu xanh xám cắt may tinh tế. Sở thích đối với cà vạt cũng khôngđến nỗi tệ. Không quá phô trương, cũng không quá giản dị. Tuổi trên dưới nămmươi, mái tóc đã thưa đi khá nhiều. Không đeo kính. Có lẽ là đến Tokyo côngtác, đã giải quyết công việc xong xuôi, trước khi ngủ đến đây làm một chút rượu.Giống như Aomame, cho một lượng cồn thích hợp vào cơ thể, thả lỏng thần kinhđang căng thẳng.

    Dânvăn phòng đến Tokyo công tác hầu hết sẽ không ở loại khách sạn cao cấp thế này,mà chọn loại khách sạn dành cho người đi công tác giá rẻ hơn. Những khách sạnkiểu ấy đa phần đều gần ga tàu điện, một cái giường gần như chiếm trọn toàn bộcăn phòng, ngoài cửa sổ chỉ thấy mỗi bức tường của tòa nhà bên cạnh, cùi chỏkhông đụng vào tường hai chục lần thì chẳng thể tắm xong. Hành lang các tầng đềuđặt máy bán đồ uống và đồ vệ sinh cá nhân. Có thể công ty chỉ thanh toán côngtác phí ở mức ấy, hoặc giả họ muốn ở khách sạn rẻ tiền để đút túi riêng số tiềntiết kiệm được, chỉ có một trong hai trường hợp đó. Người như bọn họ sẽ nốc đầymột bụng bia ở quán rượu nhỏ ở gần khách sạn rồi lên giường đi ngủ. Lùa vội bữasáng ở một tiệm cơm bò là xong.

    Ngườiở trong khách sạn này lại là một kiểu hoàn toàn khác. Khi có việc đến Tokyo, họnhất định chỉ ngồi toa xanh tàu siêu tốc Shinkansen, nhất định chỉ ở khách sạncao cấp. Công việc xong xuôi, sẽ đến quán bar trong khách sạn thong dong uốngrượu đắt tiền. Hầu hết bọn họ đều làm trong các công ty hạng nhất, và ở vị tríquản lý. Hoặc là chủ doanh nghiệp tư nhân, không thì làm những công việc chuyênmôn như bác sỹ, luật sư. Họ đã bước vào tuổi trung niên, không băn khoăn gì vềtiền bạc, hơn nữa ít nhiều cũng là hạng sành sỏi trong lĩnh vực ăn chơi này.Đây mới là loại người Aomame tính đến trong đầu.

    Chínhbản thân Aomame cũng không biết sao, từ thời mới đôi mươi, nàng đã bị cuốn hútbởi những người đàn ông trung niên tóc bắt đầu trở nên lưa thưa. So với loạihói hoàn toàn, nàng thích những người còn lại một chút tóc hơn. Nhưng không cónghĩa tóc cứ mỏng là được. Hình dạng cái đầu mà không đẹp thì cũng vô ích. Hìnhmẫu lý tưởng của nàng là là kiểu hói của Sean Connery. Hình dạng đầu của ông thựcđẹp và gợi tình. Chỉ nhìn từ xa đã thấy tim đập liên hồi. Cái đầu người đàn ôngngồi cách nàng hai ghế trước quầy bar kia cũng không tệ. Tuy không được phong độnhư Sean Connery, nhưng cũng có phong vị riêng. Đường viền mái tóc lùi mãi raphía sau vầng trán, ít tóc còn sót lại khiến người ta liên tưởng đến bãi cỏ cuốimùa thu khi sương giăng xuống. Aomame hơi ngước mắt lên khỏi trang sách, ngắmnghía hình dạng cái đầu của người đàn ông ấy. Dung mạo ông ta không để lại ấntượng gì đặc biệt. Tuy không béo, nhưng thịt dưới cằm đã hơi sệ xuống. Bọng mắtcũng đã bắt đầu xuất hiện. Một người đàn ông tuổi trung niên có thể gặp ở bất kỳnơi nào. Nhưng nói sao thì nói, hình dạng của cái đầu ấy cũng vừa khéo phù hợpvới khẩu vị của Aomame.

    Phụcvụ quầy bar mang khăn ướt và menu rượu tới. Người đàn ông chẳng buồn ngó mắt, gọingay một cốc whiskey Scotland. "Ông không có nhãn hiệu ưa thích nào ạ?" nhânviên phục vụ hỏi. "Không có sở thích gì đặc biệt. Loại nào cũng được." Ngườiđàn ông nói. Giọng bình tĩnh mà trầm ấm. Nàng nghe ra giọng vùng Kansai. Ngaysau đó, ông ta như thể sực nhớ ra điều gì, hỏi xem có Cutty Sark không. Ngườiphục vụ đáp có. Không tệ, Aomame thầm nghĩ. Người này không chọn Chivas Regalhoặc loại thuần lúa mạch single malt[1] cầu kỳ nào đó. Điều này khiến nàng rấtcó cảm tình. Theo quan niệm cá nhân của Aomame, những người quá câu nệ về loạirượu ở quán bar hầu hết đều rất nhạt nhẽo với tình dục. Lý do tại sao thì nàngkhông rõ lắm.

    [1]Single malt whiskey: Loại rượu whiskey được cất từ một loại whiskey duy nhất,phân biệt với blended whiskey, là hỗn hợp pha nhiều loại whiskey bao gồm một sốloại single malt và một số loại single grain (whiskey ngũ cốc đơn cất) theocông thức riêng.

    Khẩuâm Kansai cũng là thứ Aomame ưa thích. Nàng đặc biệt thích cái sự không hề ănnhập khi những người sinh ra và lớn lên ở Kansai tới Tokyo cố gắng nói giọngTokyo. Những điểm khác biệt giữa từ vựng và ngữ điệu khiến nàng cảm thấy một thứlạc thú không thể diễn đạt bằng lời. Thứ âm hưởng đặc biệt ấy khiến nàng cảm thấybình yên một cách kỳ diệu. Chính là người đàn ông này, nàng quyết định. Nàng thậtmuốn lấy ngón tay thỏa sức vuốt ve đùa nghịch chút tóc chưa rụng trên đầu ôngta quá. Lúc nhân viên phục vụ mang Cutty Sark lên cho người đàn ông, nàng gọianh ta lại, cố ý lớn tiếng để người đàn ông kia nghe thấy: "Cutty Sark, thêm đávào."

    "Vâng,thưa cô." Nhân viên phục vụ đáp, nét mặt không chút biểu cảm.

    Ngườiđàn ông cởi cúc trên cùng áo sơ mi mặc bên trong ra, nới lỏng chiếc cà vạt màuxanh sẫm có kẻ nhỏ. Áo vest cùng màu xanh sẫm. Áo sơ mi cổ thường, màu xanh nhạt.Aomame vừa đọc sách vừa đợi whiskey được mang lên, trong lúc ấy cũng hờ hữngnhư không cởi cúc trên cùng của áo sơ mi. Ban nhạc đang chơi bài "It’s Only aPaper Moon", tay chơi piano chỉ hát một đoạn ngắn. Cốc whiskey đá vừa được manglên, nàng đã đưa lên môi, nhấp một ngụm, trong lòng ngầm hiểu người đàn ông kiađang chốc chốc lại liếc sang phía này. Aomame ngẩng mặt lên khỏi cuốn sách, hướngmắt về phía ông ta. Tựa như không có chuyện gì, tưởng chừng hoàn toàn chỉ là ngẫunhiên. Khi hai ánh mắt gặp nhau, nàng hé một nụ cười như có mà cũng như không,rồi lập tức thu ánh mắt về, giả bộ đang ngắm cảnh đêm ngoài cửa sổ.

    Đâylà thời cơ tuyệt diệu để đàn ông bắt chuyện với phụ nữ. Nàng đã cố ý tạo ratình huống này cho đối phương. Nhưng người đàn ông không tới bắt chuyện. Thậtđúng là! Làm cái gì vậy chứ! Aomame thầm nhủ. Có phải là bọn trai trẻ chưa hiểusự đời đâu, chắc ông ta cũng phải nhận ra được bầu không khí tế nhị này chứ? Chắclà không có gan. Ông ta năm mươi, mình mới hai mươi mấy, có lẽ ông ta lo rằng nếubắt chuyện thì có thể bị làm lơ, thậm chí bị mắng là lão già hói đầu cũng nên.Chà chà, đúng là chẳng hiểu gì cả.

    Nànggấp sách lại, cất vào trong túi, chủ động cất lời với người đàn ông kia.

    "Anhthích Cutty Sark à?"

    Ngườiđàn ông hình như hơi ngạc nhiên, ngước nhìn nàng, gương mặt ngơ ngác, hình nhưchưa hiểu đối phương đang hỏi gì, rồi lập tức thả lỏng. "À, à, Cutty Sark." Ôngta sực nhớ ra. "Từ xưa tôi đã thích hiệu này rồi, thường hay uống, vì bên trêncó hình vẽ thuyền buồm."

    "Anhthích thuyền buồm à!"

    "Đúngthế, tôi thích thuyền buồm."

    Aomamecầm ly rượu lên, người đàn ông cũng khẽ nhấc ly của mình lên cao. Như muốn nóicạn ly.

    Sauđó Aomame khoác chiếc túi đeo chéo đặt bên cạnh lên vai, tay cầm ly rượuwhiskey có đá, nhanh nhẹn dịch chuyển qua hai ghế, đến bên cạnh người đàn ông.Người đàn ông thoáng kinh ngạc, nhưng gắng không để lộ ra mặt.

    "Tôihẹn với cô bạn học cấp ba ở đây, nhưng hình như cô ấy cho tôi leo cây rồi."Aomame nhìn đồng hồ nói. "Chẳng thấy bóng dáng đâu, mà cũng chẳng liên lạc."

    "Khôngphải bạn cô nhớ nhầm ngày hẹn đấy chứ?"

    "Có lẽvậy, từ xưa cô nàng đã rất cẩu thả rồi." Aomame nói. "Tôi vẫn muốn đợi cô ấythêm lúc nữa. Có thể vừa đợi vừa nói chuyện phiếm với anh được không? Hay anhthích yên tĩnh một mình?"

    "Không,không sao cả. Hoàn toàn không." Người đàn ông nói, giọng có gì đó không ổn lắm.Lông mày đang nhíu lại, nhìn Aomame với ánh mắt như thể đang định giá một vậtthế chấp. Dường như nghi ngờ nàng là gái điếm đang chào mời khách. Nhưng Aomamekhông có cái vẻ ấy. Nhìn thế nào cũng không thể là gái điếm được. Người đàn ôngphần nào đỡ căng thẳng hơn.

    "Cô ởkhách sạn này à?" Ông ta hỏi.

    Aomamelắc đầu. "Không, tôi sống ở Tokyo, chỉ đợi bạn ở đây thôi. Anh thì sao?"

    "Tôiđi công tác." Ông ta nói. "Ở Osaka đến. Tới đây dự hội nghị. Vô vị lắm. Nhưngtrụ sở công ty ở Osaka, nói sao cũng phải có người đến tham gia, không thì chẳngra thể thống gì."

    Aomamemỉm cười lịch sự. Hừ, công việc của ông ra làm sao, tôi đây chẳng hứng thú.Aomame nghĩ. Tôi chỉ hứng thú với hình dáng cái đầu của ông thôi. Có điều, cáiđó thì không thể nói ra được.

    "Làmxong việc thì muốn lên đây uống một ly. Sáng mai tôi còn phải làm một việc nữa,rồi sẽ về Osaka."

    "Tôicũng thế, vừa mới xong một việc quan trọng." Aomame nói.

    "Vậyhả? Cô làm công việc gì thế?"

    "Tôikhông thích nói chuyện công việc cho lắm, nhưng có thể coi như một nghề chuyênmôn."

    "Nghềchuyên môn." Người đàn ông lặp lại. "Tức là một nghề mà người bình thường khôngthể đảm đương được, cần đến kỹ năng chuyên môn và phải được huấn luyện."

    Ônglà từ điển Kojien[2] chắc? Aomame thầm nghĩ. Có điều, cũng không nói ra miệng,chỉ mỉm cười. "Vâng, đại khái là vậy."

    [2]Cuốn từ điển uy tín nhất của Nhật Bản.

    Ngườiđàn ông lại uống một ngụm rượu, nhặt một hạt lạc từ trong cái bát nhỏ lên ăn."Tôi rất hứng thú với nghề nghiệp của cô. Nhưng cô không thích nói về nó."

    Nànggật đầu. "Lúc này thì chưa muốn."

    "Cókhi nào là công việc về sử dụng ngôn ngữ không nhỉ? Ví dụ như... đúng rồi, nhưlà biên tập, nghiên cứu trong trường đại học chẳng hạn."

    "Tạisao anh nghĩ thế?"

    Ngườiđàn ông đặt tay lên chỗ nút thắt cà vạt, chỉnh lại cho chặt. Cúc áo sơ mi cũngcài lại. "Tôi chỉ đoán vậy thôi. Vì thấy cô cầm quyển sách dày cộp đọc rất chămchú."

    Aomamelấy móng tay khẽ búng nhẹ vào miệng ly rượu. "Đọc sách là sở thích của tôi,hoàn toàn không liên quan đến công việc."

    "Vậythì tôi đầu hàng. Không đoán ra được."

    "Chắcchắn là anh không thể đoán được." Aomame nói. Có lẽ anh không bao giờ đoán rađược đâu. Nàng thầm bổ sung trong đầu.

    Ngườiđàn ông làm bộ như không có chuyện gì, quan sát thân hình Aomame. Nàng giả vờđánh rơi thứ gì đó, cúi người về phía trước, để đối phương nhìn thỏa thuê khengực mình. Chắc cũng phần nào nhìn thấy hình dáng bầu vú. Và cả chiếc áo lótren điểm hoa màu trắng nữa. Sau đó nàng ngẩng mặt lên, uống hết ly whiskey phađá. Cục đá lớn hình tròn trong ly thủy tinh phát ra những tiếng lanh canh.

    "Có cầngọi cho cô thêm ly nữa không? Tôi cũng muốn thêm một ly." Người đàn ông hỏi.

    "Vâng."

    "Cô uốngrượu cũng không tồi nhỉ."

    Aomamemỉm cười vẻ mập mờ. Ngay sau đó lại đột nhiên đổi nét mặt nghiêm túc. "À phải,tôi nhớ ra có một chuyện muốn hỏi anh."

    "Chuyệngì thế?"

    "Gầnđây có phải trang phục của cảnh sát đổi rồi không? Cả kiểu súng lục cũng thay đổià?"

    "Gầnđây, ý cô là khi nào?"

    "Chừngmột tuần nay."

    Ngườiđàn ông thoáng lộ vẻ ngạc nhiên. "Đúng là đã đổi cảnh phục và súng lục, nhưngđó là chuyện từ cách đây mấy năm rồi. Loại sắc phục ôm sát người ngày trước đổithành kiểu giống như áo thể thao, súng lục cũng đổi sang dùng loại tự động kiểumới. Còn những thứ khác, hình như không thay đổi gì lắm."

    "Khôngphải cảnh sát Nhật vẫn đeo súng lục ổ quay kiểu cũ à, cho đến tuần trước ấy?"

    Ngườiđàn ông lắc đầu. "Làm gì có. Toàn bộ cảnh sát đã chuyển sang đeo súng lục tự độngrồi mà."

    "Anhchắc không?"

    Ngữđiệu của cô khiến người đàn ông thấy hơi chùn lại. Ông ta nhíu mày, nghiêm túclục lọi lại ký ức. "Chà, bị cô hỏi thế, tôi bắt đầu bối rối rồi đây này. Nhưngmà trên báo chắn chắn đã đưa tin toàn bộ cảnh sát đều đổi sang sử dụng súng lụcloại mới. Dạo đó, chính việc này cũng gây ra vấn đề. Một số tổ chức dân sự phảnđối vì cho là tính năng của súng lục loại mới khá cao."

    "Đượcmấy năm rồi nhỉ?" Aomame hỏi.

    Ngườiđàn ông gọi nhân viên phục vụ đã đứng tuổi lại, hỏi anh ta xem cảnh sát đổitrang phục và súng lục từ khi nào.

    "Chuyệnđó từ hồi mùa xuân cách đây hai năm." Người phục vụ đáp ngay không chần chừ.

    "Thấychưa, nhân viên phục vụ trong khách sạn hạng nhất chuyện gì cũng biết đấy nhé."Người đàn ông cười cười nói.

    Ngườiphục vụ cũng cười. "Không, làm gì có chuyện đó. Chẳng qua vì tình cờ em tôi làcảnh sát, nên tôi mới nhớ rất rõ chuyện này. Thằng em tôi không thích kiểu dángcủa bộ quân phục mới nên cũng hay cằn nhằn. Nó còn nói súng lục nặng quá. Súngmới là khẩu Berreta tự động chín ly, chỉ cần gạt một cái nút là sẽ trở thànhbán tự động. Hình như bây giờ là do Mitsubishi sản xuất trong nước theo hình thứcnhượng quyền. Ở Nhật hầu như không xảy ra đấu súng, cũng không cần thiết phải sửdụng đến loại súng lục có tính năng cao thế này. Ngộ nhỡ bị mất trộm súng cònkhiến người ta lo lắng hơn. Nhưng chính phủ cũng đã có định hướng củng cố lạithế mạnh của lực lượng cảnh sát."

    "Thếngười ta làm gì với đống súng lục ổ quay kiểu cũ?" Aomame hỏi, cố gắng hạ thấpgiọng hết mức.

    "Chắclà thu hồi toàn bộ, tháo rời tiêu hủy thôi." Người phục vụ đáp. "Tôi có xem tintức về vụ tháo rời ấy. Phải xử lý bao nhiêu là súng, rồi hủy cả đạn nữa, tốnnhiều công sức tiền của lắm đấy."

    "Báncho nước ngoài không được à?" Người đàn ông tóc lưa thưa hỏi.

    "Hiếnpháp cấm xuất khẩu vũ khí mà." Người phục vụ nhã nhặn chỉ ra.

    "Thấychưa, nhân viên phục vụ khách sạn hạng nhất có khác..."

    "Nóivậy thì từ hai năm nay cảnh sát Nhật Bản đã không dùng súng lục ổ quay kiểu cũnữa rồi đúng không?" Aomame ngắt lời người đàn ông, hỏi tay phục vụ.

    "Theotôi được biết thì là như vậy."

    Aomamehơi chau mày. Đầu óc mình có vấn đề gì chăng? Mới sáng sớm hôm nay mình cònnhìn thấy cảnh sát mặc sắc phục cũ, đeo súng lục cũ mà. Mình chưa từng nghe thấychuyện súng lục ổ quay kiểu cũ đã bị xử lý toàn bộ không sót khẩu nào! Nhưngcũng không thể nào cả người đàn ông trung niên này và tay nhân viên phục vụ đềunhớ nhầm hoặc bịa đặt ra được! Nếu mà như vậy, chỉ có thể do mình lầm lẫn.

    "Cảmơn. Chúng ta dừng chuyện này ở đây nhé." Aomame nói với người phục vụ. Anh taliền nở nụ cười đầy vẻ chuyên nghiệp, như thể đánh một dấu chấm thích đáng chochủ đề, rồi trở lại làm việc.

    "Cô cóhứng thú với cảnh sát à?" người đàn ông trung niên hỏi.

    "Cũngkhông hẳn." Aomame nói kiểu mập mờ. "Chỉ là trí nhớ của tôi bỗng trở nên hơi mơhồ một chút.

    Haingười lại tiếp tục uống rượu Cutty Sark mới mang ra. Người đàn ông kể chuyện duthuyền. Ông ta neo chiếc du thuyền nhỏ của mình ở bến cảng dành riêng cho duthuyền của thành phố Nishinomiya, cứ đến ngày nghỉ là giong thuyền ra biển. Rồiông ta lại thao thao bất tuyệt nói chuyện một mình trên biển cưỡi sóng cưỡi gióthích thú ra sao. Aomame chẳng hề muốn nghe câu chuyện du thuyền nhạt như nước ốcấy. Chẳng thà nói về lịch sử của vòng bi hay tình trạng phân bố tài nguyên củaUkraine còn thú vị hơn. Nàng liếc đồng hồ đeo tay.

    "Đêmcũng khuya rồi. Tôi có thể thẳng thắn hỏi anh một chuyện được không?"

    "Đươngnhiên là được."

    "Nênnói thế nào đây nhỉ, đây là một vấn đề hơi riêng tư."

    "Chỉcần tôi trả lời được."

    "Chimanh có to không?"

    Ngườiđàn ông hơi há miệng ra, nheo mắt, nhìn chằm chằm vào mặt Aomame một lúc. Dườngnhư ông ta không thể nào tin nổi những lời vừa lọt vào tai mình. Nhưng vẻ mặtAomame vẫn hết sức nghiêm túc. Không phải đang đùa cợt. Chỉ cần nhìn vào mắtnàng là biết ngay.

    "Chuyệnđó hả." Ông ta trả lời một cách nghiêm túc và thành thật: "Tôi cũng không rõ lắm,chắc là loại bình thường. Đột nhiên bị hỏi như vậy, tôi cũng không biết nên trảlời làm sao..."

    "Anhbao nhiêu tuổi rồi?" Aomame hỏi.

    "Trònnăm mươi mốt tháng vừa rồi." Người đàn ông nói, giọng không được tự tin cho lắm.

    "Đầuóc bình thường, đã sống hơn năm chục tuổi đầu rồi, lại cũng có một công việc radáng, thậm chí còn có du thuyền nữa, vậy mà không biết chim mình lớn hay nhỏhơn so với tiêu chuẩn thông thường?"

    "Ừm,có lẽ là to hơn cỡ bình thường một chút." Ông ta nghĩ ngợi một lát, sau đó nóinhư thể rất khó mở miệng.

    "Thậtchứ?"

    "Saocô lại hứng thú với chuyện này thế?"

    "Hứngthú? Ai nói tôi hứng thú?"

    "Không...không ai nói..." Trên ghế, người đàn ông vừa hơi nhích mông về phía sau vừanói: "Có điều hình như chuyện này giờ đã thành vấn đề rồi thì phải."

    "Chẳngthành vấn đề gì hết. Hoàn toàn không." Aomame quả quyết nói. "Như tôi ấy, chỉlà cảm thấy to hơn một chút thì hợp khẩu vị hơn. Đây là trên góc độ thị giácthôi. Không phải là không to thì không lên được đến đỉnh. Cũng không phải cứ tolà được. Chẳng qua tôi chỉ nói, về mặt cảm giác, tôi thích to một chút. Lẽ nàokhông được à? Ai mà chẳng có sở thích riêng. Nhưng mà, to quá cũng không được.To quá chỉ tổ đau thôi. Hiểu không?"

    "Nóivậy thì, có khi vừa đủ khiến cô hài lòng. To hơn bình thường một chút, nhưng chắcchắn là không to quá. Nói cách khác, là vừa phải..."

    "Anhkhông nói dối đấy chứ?"

    "Mấychuyện này nói dối cũng chẳng có ý nghĩa gì cả."

    "Ừm.Vậy thì tốt, cho tôi xem một chút được không?"

    "Ởđây hả?"

    Aomamevừa cố tiết chế vừa hơi cau mặt. "Ở đây? Đầu óc anh có vấn đề chắc? Từng này tuổiđầu rồi, rốt cuộc là anh nghĩ cái gì đấy?" Mặc đồ tây cao cấp, lại còn đeo cảcà vạt, vậy mà không có chút thưởng thức xã hội nào hả? Ở nơi thế này mà mócchim ra thì phải làm thế nào? Thử nghĩ xem những người xung quanh sẽ nghĩ gì.Đương nhiên là đến phòng của anh, tụt quần ra cho tôi xem. Chỉ có hai chúng tathôi. Chuyện chẳng rõ rành rành thế còn gì?"

    "Chocô xem xong, rồi làm gì nữa?" Người đàn ông lo lắng hỏi.

    "Xemxong rồi làm gì hả?" Nói tới đây Aomame nín thở, thoáng để lộ một cái nhăn mặt."Đương nhiên là làm tình rồi. Không thì anh bảo làm cái gì chứ? Chẳng lẽ tôi cấtcông lên phòng anh, xem chim anh một cái, rồi buông một câu: ‘Cám ơn, anh vất vảquá. Hôm nay được thấy đồ tốt rồi. Bye bye, chúc ngủ ngon’ rồi cứ thế đi vềnhà? Đầu óc anh không bị chập mạch chỗ nào đấy chứ?"

    Ngườiđàn ông tận mắt thấy sự biến đổi đột ngột trên gương mặt của Aomame thì nín thở.Chỉ cần nàng nhăn mặt một cái, hầu hết đàn ông đều co rúm lại. Trẻ con có khicòn vãi tè ra quần. Gương mặt khi nhăn lại của nàng có khả năng gây sốc như thếđấy. Có phải mình hơi quá đà không nhỉ? Aomame tự nhủ. Không thể để đối phươngrụt vòi lại như thế được, trước đó còn có chuyện phải làm cơ mà. Nàng vội đưagương mặt trở lại trạng thái vốn có, gắng nhoẻn miệng cười, như thể đang giảnggiải:

    "Tómlại là vào phòng anh, lên giường làm tình. Chắc anh không phải dân đồng tính,hay bị bất lực đấy chứ?"

    "Không,tôi nghĩ là không. Có hai đứa con rồi mà..."

    "Này,không ai hỏi anh mấy con rồi. Tôi không làm tổng điều tra dân số, anh đừng nóinhững chuyện không liên quan ấy nữa đi. Tôi chỉ muốn hỏi, lúc lên giường vớiđàn bà, chim anh có ngóc đầu dậy được hay không, chỉ thế thôi."

    "Tôinghĩ chưa bao giờ không được, ít ra là trong những trường hợp cần thiết." Ngườiđàn ông nói. "Có điều, có phải cô là dân chuyên nghiệp... ý tôi là, sống bằngnghề đó hay không?"

    "Đươngnhiên là không. Anh đừng có đoán bừa. Tôi không làm cái nghề ấy. Cũng không biếnthái. Chỉ là một thị dân bình thường. Một thị dân bình thường, đơn thuần màthành thực hy vọng được quan hệ tình dục với người khác giới mà thôi. Không cógì đặc biệt cả, cực kỳ bình thường. Thế thì có gì không được cơ chứ? Vừa hoànthành một công việc khó khăn. Màn đêm buông xuống, tôi muốn uống chút rượu, làmtình với một người hoàn toàn không quen biết để giải tỏa. Để đầu óc nghỉ ngơi.Cần phải làm như thế. Nếu là đàn ông, anh phải hiểu được cảm giác ấy chứ?"

    "Chuyệnđó thì đương nhiên là có thể hiểu được..."

    "Tôikhông cần đồng nào của anh cả. Nếu anh làm tôi thỏa mãn, thậm chí tôi còn cho anhtiền đấy chứ. Cả bao cao su tôi cũng chuẩn bị sẵn rồi, anh không cần lo bị nhiễmbệnh. Rõ chưa hả?"

    "Tôihiểu, nhưng..."

    "Hìnhnhư anh có gì không ổn thì phải. Không hài lòng với tôi à?"

    "Khôngkhông, ngược lại mới đúng. Tôi chỉ không hiểu cho lắm, cô vừa trẻ tuổi vừa xinhđẹp, còn tuổi tác tôi thì có khi ngang với bố cô cũng nên..."

    "Đượcrồi, đừng nói những câu vô vị ấy nữa, xin anh đấy. Tuổi tác cách nhau thế nàocũng đâu có sao, tôi đâu phải cô con gái hư hỏng của anh, anh cũng chẳng phảiông bố kém cỏi của tôi. Chuyện này thì rõ như ban ngày rồi còn gì! Nghe anh nóinhững chuyện vô nghĩa ấy thần kinh người ta căng thẳng hết cả lên mất. Tôi ấyà, chỉ thích cái đầu hói của anh thôi. Thích cái hình dáng ấy. Anh hiểu chưa?"

    "Cô cứnói vậy, chứ đầu tôi đâu đã gọi là hói được chứ. Đúng là tóc có hơi..."

    "Lằngnhằng quá! Thật đúng là!" Aomame cố đè nén ý nghĩ muốn nhăn mặt một cái ra trò,nói. Nhưng sau đó, nàng dịu giọng đi đôi chút. Mình không được hù dọa đốiphương một cách không cần thiết như thế. "Mấy chuyện đó thế nào cũng được, đúngkhông? Xin anh đừng có nhắc mấy chuyện vớ vẩn ấy nữa."

    Ôngta nghĩ thế nào mặc kệ, đó rõ ràng là đầu hói. Aomame thầm nhủ. Nếu phiếu điềutra nhân khẩu có mục đầu hói thì ông ta sẽ bị đánh dấu vào mục này theo đúngquy định. Nếu lên thiên đường, ông sẽ lên thiên đường đầu hói. Nếu xuống địa ngục,ông sẽ xuống địa ngục đầu hói. Hiểu chưa hả? Hiểu rồi thì đừng lẩn tránh sự thựcnữa đi. Nào, đi thôi. Ông sắp đi một mạch lên thiên đường đầu hói rồi đây.

    Ngườiđàn ông trả tiền, rồi hai người đi đến phòng ông ta.

    Dươngvật ông ta quả nhiên to hơn tiêu chuẩn bình thường một chút, nhưng không quáto. Đúng như ông ta tự khai báo. Aomame đùa nghịch nó một cách khéo léo, khiếnnó trở nên vừa to, vừa cứng. Nàng cởi sơ mi, cởi váy.

    "Chắcanh cảm thấy ngực tôi hơi nhỏ đúng không?"

    Aomamecúi nhìn người đàn ông, lạnh lùng hỏi. "Chim anh rất to, còn ngực tôi quá nhỏ,vì vậy anh coi thường tôi, cảm thấy mình bị thiệt thòi, phải vậy không?"

    "Không,tôi đâu nghĩ vậy. Ngực cô đâu phải nhỏ. Hình dáng cũng rất đẹp."

    "Thậtsao?" Aomame nói. "Tôi nói cho anh biết nhé, thực ra bình thường tôi chẳng baogiờ mặc cái kiểu nịt vú ren diêm dúa này đâu. Bởi vì công việc nên mới bất đắcdĩ phải mặc thôi. Để thỉnh thoảng lộ ngực ra một chút ấy mà."

    "Rốtcuộc là loại công việc gì vậy?"

    "Này,không phải tôi đã nói rõ với anh rồi sao? Tôi không muốn nói chuyện công việc ởnhững nơi như thế này. Nhưng mặc xác là công việc gì, làm đàn bà thật không dễchút nào."

    "Thìđàn ông cũng đâu có dễ sống."

    "Nhưngít nhất anh cũng không phải mặc nịt vú đăng ten nếu không muốn, đúng không?"

    "Thìđúng thế..."

    "Thếthì đừng có làm bộ ta đây hiểu hết nữa. Đàn bà có nhiều chuyện phiền muộn hơnđàn ông nhiều lắm. Anh đã bao giờ đi giày cao gót xuống những bậc thang dốcchưa? Đã bao giờ mặc mimi jupe trèo qua lan can chưa?"

    "Tôisai rồi." Người đàn ông thành thực xin lỗi.

    Nàngvòng tay ra phía sau, cởi nịt vú ra, ném xuống đất. Kế đó, vén quần tất xuống tụtra, vo thành một nắm rồi cũng ném xuống đất. Rồi nàng nằm xuống giường, lại bắtđầu đùa nghịch dương vật của người đàn ông. "Chà chà, nhìn khá thật đấy. Thậtđáng khâm phục. Hình dáng vừa đẹp, độ lớn vừa đủ, lại còn cứng như rễ cây nữa."

    "Cônói vậy, tôi rất vui." Người đàn ông dường như đã yên tâm, liền nói.

    "Đượcrồi, bây giờ chị sẽ chơi với cưng nhé. Cho cưng sướng đến run lên thì thôi."

    "Có cầnđi tắm trước một cái không? Trên người đầy mồ hôi."

    "Lắmchuyện quá." Aomame nói, giọng như thể cảnh cáo, lấy ngón tay khẽ bóp tinh hoànbên phải của ông ta. "Nói cho ông biết nhé, tôi đến đây là để làm tình, khôngphải để tắm táp. Rõ chưa hả. Làm trước đã. Cứ làm cho sướng đã đời đi. Mồ hôi mồhiếc gì mặc xác. Tôi có phải loại học sinh nữ bẽn lẽn nữa đâu."

    "Tôihiểu rồi." Người đàn ông nói.

    Làmtình xong, người đàn ông kiệt sức nằm sấp ra giường. Dùng mấy ngón tay vuốt velên phần gáy hoàn toàn lộ ra của ông ta, Aomame cảm nhận được sự thèm khát mãnhliệt muốn đâm đầu mũi kim bén nhọn vào vị trí đặc biệt ấy. Thậm chí nàng đã địnhsẽ làm như vậy thật. Trong túi đeo chéo của nàng vẫn còn cái đục nước đá đựngtrong mảnh vải đó, trên đầu kim nhọn có cắm cái nút bấc mà nàng đã tốn rất nhiềuthời gian để gia công cho mềm hơn. Chỉ cần nàng muốn, chẳng cần tốn mấy sức lựccũng làm xong. Lòng bàn tay phải hướng chính xác vào cán gỗ rồi hạ thẳng xuống,đối phương chưa kịp hay biết gì thì đã hồn lìa khỏi xác rồi. Hoàn toàn khôngđau đớn. Và sau đó sẽ được xác định là chết tự nhiên. Tất nhiên nàng chỉ dừng lạiở ý nghĩ. Không có lý do gì để loại trừ người đàn ông này ra khỏi xã hội... trừphi, đối với Aomame, ông ta đã không còn lý do gì để tồn tại. Aomame lắc đầu,xua ý nghĩ nguy hiểm ấy ra khỏi đầu mình.

    Ôngta không phải người xấu. Aomame tự nhủ. Làm tình cũng rất giỏi, biết giữ chừngmực, không phóng tinh trước khi nàng đạt cực khoái. Cả hình dạng cái đầu lẫn mứcđộ hói đều khiến nàng khá ưng ý. Kích cỡ dương vật vừa đủ lớn. Lịch sự, gu ăn mặccũng khá, không gây cho người ta cảm giác bị đè nén. Có lẽ được giáo dục tốt.Cách nói chuyện thì đúng là nhạt nhẽo khủng khiếp, khiến nàng phát sốt ruột.Nhưng đây đâu phải tội đáng chết. Chắc không đến nỗi vậy.

    "Cóthể bật ti vi lên không?"

    "Đượcchứ." Người đàn ông vẫn nằm sấp.

    Aomamelõa thể nằm trên giường, xem hết từ đầu đến cuối chương trình thời sự mười mộtgiờ. Ở Trung Đông, Iran và Iraq vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh đẫm máu. Chiến cuộcđã rơi vào tình trạng sa lầy, không thể tháo gỡ. Ở Iraq, thanh niên trốn lính bịtreo cổ lên cột điện để cảnh cáo. Chính phủ Iran chỉ trích Saddam Hussein sử dụngkhí độc phá hủy hệ thần kinh và vũ khí sinh học. Ở Mỹ, Gary Hart và WalterMondale đang chạy đua cho vị trí ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cửTổng thống Mỹ. Cả hai đều không có vẻ gì là thông minh nhất thế giới. Các vị tổngthống thông minh xưa nay đều trở thành đối tượng bị ám sát, có lẽ vì vậy mà nhữngnhân vật có đầu óc hơn người đều cố gắng để không trở thành tổng thống.

    Trênmặt trăng, một căn cứ quan trắc vĩnh cửu đang được tiến hành xây dựng. Ở đó, hiếmhoi thay, Mỹ và Liên Xô đang bắt tay hợp tác với nhau. Giống như trường hợp căncứ quan trắc ở Nam Cực. Căn cứ mặt trăng? Aomame ngẩn người. Nàng chưa nghe thấychuyện này bao giờ. Rốt cuộc là sao nhỉ? Nàng quyết định không nghĩ nhiều nữa.Bởi hiện vẫn còn vấn đề quan trọng hơn. Hỏa hoạn ở mỏ than Kyushu khiến nhiềungười tử vong, chính phủ đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn. Aomame kinh ngạctự hỏi tại sao ở một thời đại có thể xây dựng căn cứ trên mặt trăng mà người tavẫn tiếp tục đào than. Mỹ yêu cầu Nhật Bản mở cửa thị trường tài chính. Cácngân hàng đầu từ Morgan Stanley và Merrill Lynch xúi giục chính phủ, hòng mở rahướng kiếm tiền mới. Kế đó là tin về một con mèo thông minh ở Shimane. Nó có thểtự mở cửa sổ để ra ngoài, ra ngoài rồi còn biết đóng cửa lại. Người chủ đã dạynó làm vậy. Aomame khâm phục nhìn con mèo đen gầy guộc ấy quay đầu lại, vươn mộtchân ra, ánh mắt như thể có ý tứ gì sâu xa lắm, rồi từ từ khép cửa.

    Tin tứckiểu gì cũng có. Nhưng không có bản tin về việc phát hiện ra thi thể trong mộtkhách sạn ở Shibuya. Sau khi chương trình thời sự kết thúc, nàng cầm điều khiểntắt ti vi. Bốn phía tĩnh lặng như tờ, chỉ nghe thấy tiếng ngáy nhè nhẹ của ngườiđàn ông trung niên đang nằm bên cạnh.

    Lúcnày, tên khốn kiếp kia chắc chắn đang giữ nguyên tư thế ấy, gục sấp mặt xuốngbàn viết, nhìn như thể đang say ngủ. Giống như người đàn ông đang nằm bên cạnhmình, nhưng không nghe thấy tiếng ngáy. Mà tên khốn ấy cũng không thể nào tỉnhdậy đứng lên được nữa. Aomame ngước nhìn lên trần nhà, trong óc hiện lên hình ảnhxác chết đó. Nàng khẽ lắc đầu, nhíu mày. Sau đó trườn xuống giường, nhặt từngthứ quần áo vứt vương vãi dưới đất lên.


  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 6

    Nói vậy tức là chúng ta phải đi xa lắm phải không?



    Komatsugọi điện đến lúc sáng sớm thứ Sáu, mới hơn năm giờ. Khi ấy, Tengo đang nằm mơthấy mình đang đi qua một cây cầu đá thật dài. Anh sang lấy một thứ giấy tờquan trọng để quên ở bờ bên kia. Trên cầu chỉ có mình anh. Đó là một con sông lớnrất đẹp, giữa sông đây đó nổi lên những bãi đất bồi, nước sông chảy lững lờ,trên bãi đất bồi mọc đầy cây liễu. Có thể thấy cả lũ cá chày đang bơi thongdong. Lá liễu xanh ngắt mềm mại rũ xuống mặt nước. Phong cảnh như tranh vẽ trênđĩa gốm Trung Hoa. Lúc này anh đã tỉnh lại, liếc nhìn chiếc đồng hồ cạnh giườngtrong bóng tối. Đương nhiên trước khi cầm ống nghe lên anh đã biết chắc mườimươi ai có thể gọi vào lúc này.

    "Tengoà, cậu có máy xử lý văn bản[1] chưa?" Komatsu hỏi. Chẳng buồn nói một tiếng"chào buổi sáng", mà cũng không thèm hỏi "Đã dậy chưa". Giờ này vẫn thức, chứngtỏ chắc chắn cả đêm qua anh ta không ngủ, chứ không phải cố tình dậy sớm để ngắmmặt trời mọc. Trước lúc đi ngủ, anh ta chợt nhớ ra có chuyện cần nói với Tengo.

    [1] Mộtthiết bị chuyên xử lý văn bản có màn hình CRT và máy in tích hợp đặc trưng củaNhật Bản. Một dạng cải tiến của máy đánh chữ trước khi các phần mềm xử lý văn bảntrên máy tính cá nhân ra đời.

    "Tấtnhiên là chưa." Tengo đáp. Bốn bề vẫn một màu tối đen như mực. Hơn nữa anh cònđang đứng giữa cầu. Tengo hiếm khi có giấc mơ nào để lại ấn tượng rõ rệt như thế."Không phải khoe khoang gì, nhưng thú thật là tôi không mua nổi thứ ấy."

    "Thếcậu có biết dùng không?"

    "Biếtthì biết, máy tính cũng được, máy xử lý văn bản cũng được, có thì khắc biếtdùng thôi. Ở trường dự bị cũng có, tôi thường sử dụng khi làm việc mà."

    "Vậyđược, hôm nay cậu đi mua một cái máy xử lí văn bản đi, mua ngay đi nhé. Tôi chẳnghiểu gì mấy thứ máy móc ấy đâu, loại nào rồi là hãng nào, các thứ ấy nhờ cậu hết.Hết bao nhiêu tiền về tính với tôi. Cậu hãy dùng nó mà tranh thủ bắt đầu viết lạiNhộng không khí đi."

    "Nóithì nói vậy, nhưng một cái cũng đến hai trăm năm mươi nghìn Yên đấy."

    "Nếuchỉ ngần ấy thì không thành vấn đề."

    Tengocầm điện thoại nghĩ ngợi giây lát. "Nói vậy là, anh muốn mua cho tôi một cáimáy xử lí văn bản?"

    "Đúngvậy, để tôi móc hầu bao. Việc này đáng để đầu tư số tiền đó. Keo kiệt bủn xỉnquá không thể làm việc lớn được. Cậu cũng biết đấy, bản thảo Nhộng không khí gửiđến là bản in ra từ máy xử lí văn bản, bản thảo viết lại nếu không dùng máy xửlí văn bản thì không được ổn lắm. Phải cố gắng giữ đúng cách thức của bản ban đầugửi đến. Hôm nay cậu đã có thể bắt đầu ngay chưa?"

    Tengotrầm ngâm giây lát, nói: "Được thôi. Tôi thì bắt đầu lúc nào cũng được. Chỉ cóđiều Fukaeri yêu cầu tôi Chủ nhật tuần này đi gặp một người mà cô ấy chỉ định,đây là điều kiện để tôi tiến hành viết lại tác phẩm của cô ấy, nhưng giờ tôi vẫnchưa gặp người đó. Nếu đàm phán với đối phương không thành thì cả tiền bạc vàcông sức đều tan ra bọt nước cả, khả năng này không phải là không có đâu."

    "Khônglo, chuyện này tôi sẽ nghĩ cách. Cậu đừng để ý mấy chi tiết vụn vặt ấy làm gì,lập tức bắt tay vào làm đi. Chúng ta đang phải chạy đua với thời gian."

    "Anhtin chắc cuộc gặp sẽ thuận lợi à?"

    "Trựcgiác mách bảo tôi như vậy." Komatsu nói: "Cái thứ trực giác này của tôi chuẩn lắmđấy nhé. Ông trời chẳng ban cho tôi tài hoa gì, chỉ có trực giác là cho hơi nhiều.Nói ra thì xấu hổ chứ tôi có thể lăn lộn được đến hôm nay đều nhờ nó cả. Tengo,cậu có biết, sự khác biệt giữa trực giác và tài hoa là gì không?"

    "Khôngbiết."

    "Khácbiệt ở chỗ, cậu có tài hoa đến mấy cũng chưa chắc đã nhét được đầy cái bụngmình, nhưng chỉ cần có trực giác nhạy bén thì khỏi phải lo không kiếm được bữacơm."

    "Tôisẽ nhớ điều này." Tengo nói.

    "Vì vậycậu không cần lo lắng, bắt tay vào việc ngay từ hôm nay đi."

    "Nếuanh đã nói vậy thì tôi không có vấn đề gì. Tôi chỉ không muốn chưa chuẩn bịxong xuôi đã bắt đầu hành động, cuối cùng chỉ còn lại hai bàn tay trắng."

    "Vềviệc đó, tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm."

    "Hiểurồi. Chiều nay tôi có lịch hẹn với bạn, còn đâu đều rảnh rỗi. Buổi sáng tôi sẽlên phố mua một cái máy xử lí văn bản."

    "Vậynhé, nhờ cậu cả đấy, Tengo. Hai chúng ta hãy đồng tâm hiệp lực, làm đảo lộn cáithế giới này một phen!"

    Chíngiờ hơn, tình nhân đã có chồng của anh gọi điện đến, cô ta vừa lái xe chở chồngvà lũ con ra ga. Chiều nay có lẽ cô ta sẽ đến nhà Tengo, thứ Sáu luôn là ngày hẹnhò của họ.

    "Hômnay em không được khỏe lắm," cô ta nói: "Tiếc quá, không đến gặp mình được rồi.Tuần sau gặp nhau nhé."

    Cái gọilà không được khỏe, tức là uyển ngữ ám chỉ cô đã đến kì kinh nguyệt. Nền giáo dụccô ta tiếp nhận yêu cầu phải nói năng tao nhã, ý tứ như thế. Nhưng ở trên giườngcô ta lại chẳng tao nhã chút nào, có điều đấy lại là chuyện khác. Không được gặpmình, anh cũng thấy tiếc lắm, Tengo nói. Nhưng chuyện đã vậy thì cũng chả cócách nào khác.

    Thựcra, nếu chỉ riêng tuần này, không được gặp người tình thì Tengo cũng không cảmthấy đặc biệt tiếc nuối gì. Làm tình với cô ta đương nhiên là rất vui, nhưngtâm trí anh đã chuyển hướng qua viết lại Nhộng không khí rồi. Đủ các phương ánviết lại khác nhau, tựa như sự nhốn nháo của những sinh mệnh mới nảy sinh trongđại dương cổ đại, hiện ra rồi lại biến mất trong đầu anh. Thế này thì mình cókhác với Komatsu đâu chứ? Tengo nghĩ. Sự việc còn chưa đâu vào đâu, tâm tư đãkhông kiềm chế được mà nghĩ và làm theo hướng đó rồi.

    Mườigiờ, anh đến Shinjuku, dùng thẻ tín dụng mua một máy xử lí văn bản hiệuFujitsu, kiểu dáng mới nhất, so với các sản phẩm cùng dòng trước đó thì nhẹ hơnnhiều. Anh cũng mua cả băng mực và giấy. Xách về nhà đặt lên bàn, cắm dây điệnvào. Ở chỗ làm, anh dùng loại máy xử lí văn bản cỡ lớn của Fujitsu, chiếc nàytuy nhỏ nhưng chức năng cơ bản thì không khác mấy. Tengo vừa kiểm tra tính năngthao tác của máy, vừa bắt đầu bắt tay viết lại Nhộng không khí.

    Nênviết lại cuốn tiểu thuyết này như thế nào đây? Tengo không hề có cái gì gọi làkế hoạch rõ ràng, mà chỉ có một số ý tưởng đối với các chi tiết cụ thể. Cũngchưa kịp chuẩn bị phương pháp hay nguyên tắc nhất quán cho việc viết lại này.Có thể viết lại cho hợp logic một cuốn tiểu thuyết giàu cảm tính và huyền ảonhư Nhộng không khí hay không, Tengo chẳng có chút tự tin nào. Đúng như Komatsunói, rõ ràng cần phải sữa chữa triệt để lời văn, nhưng làm như vậy liệu có ảnhhưởng đến bầu không khí và cái chất đặc biệt vốn có của tác phẩm hay không? Thếthì có khác nào vẽ rắn thêm chân? Nghĩ đến đây, anh bắt đầu thấy hoang mang, nỗibất an dần tăng lên. Nhưng sự việc đã được khởi động rồi, hơn nữa thời giankhông còn nhiều, không hơi đâu mà ngồi nghĩ ngợi linh tinh. Chỉ còn cách bắt đầutừ những chi tiết nhỏ, lần lượt giải quyết từng trường hợp cụ thể. Biết đâutrong quá trình xử lý các chi tiết ấy, một chỉnh thể sẽ dần hiện ra.

    "Tengo,tôi tin cậu có thể làm được. Tôi chắc mà." Komatsu đã từng tự tin quả quyết nhưvậy. Hơn nữa, không hiểu duyên cớ gì, Tengo lại hoàn toàn chấp nhận lối nói ấycủa anh ta. Con người này nói năng hành động đều có vấn đề, cơ bản chỉ biếtnghĩ đến bản thân mà thôi. Nếu cần thiết, chắc chắn anh ta sẽ dứt khoát vứt bỏTengo, thậm chí chẳng thèm ngoảnh đầu nhìn lại một lần. Có điều, như chính anhta nói, Komatsu là người làm biên tập, trực giác quả là có điểm đặc biệt. Anhta không bao giờ hoang mang do dự, gặp chuyện gì cũng có thể quyết đoán ngay,tùy cơ ứng biến. Hoàn toàn không để ý người xung quanh sẽ đàm tiếu thế nào. Đâylà một tố chất bắt buộc phải có của một sĩ quan chỉ huy ưu tú ngoài tiền tuyến.Còn với Tengo, dù nhìn ở góc độ nào, anh cũng không có những tố chất ấy.

    Tengothực sự bắt tay vào việc lúc mười hai rưỡi trưa. Anh gõ vào màn hình nguyên vănmấy trang đầu của bản thảo gốc, và dừng lại ở một chỗ ngắt vừa khéo. Tạm thờianh sửa phần này trước, cho đến khi nào vừa ý mới thôi, và không thay đổi gì nộidung, chỉ điều chỉnh câu chữ, lời văn một cách triệt để, giống như trang hoànglại nhà cửa. Kết cấu cơ bản vẫn sẽ giữ nguyên, bởi bản thân kết cấu không có vấnđề. Vị trí của ống thoát nước cũng không thay đổi. Còn lại, thứ có thể thay thếlà… sàn nhà, trần nhà, vách tường… đều bóc gỡ ra, thay mới. Mình là một thợ mộclành nghề, được toàn quyền quyết định, Tengo thầm nói với bản thân. Không có bảnvẻ thiết kế, chỉ có thể tùy cơ ứng biến, dựa vào trực giác và kinh nghiệm để sửachữa.

    Đọcqua một lượt, thấy chỗ nào khó hiểu thì anh chua thêm cho rõ ý, để mạch văn trởnên sáng sủa hơn. Những chỗ thừa và đoạn diễn đạt trùng lặp thì cắt bỏ, gặp chỗnào diễn đạt chưa đủ thì bổ sung. Thay đổi xáo trộn thứ tự từ và thứ tự câu ởnhiều chỗ. Trong nguyên bản rất ít sử dụng tính từ và phó từ, vì vậy anh cũngtôn trọng đặc điểm này, nhưng đồng thời, nếu cảm thấy cần cách biểu đạt có bổngữ, anh sẽ lựa chọn những từ ngữ thích hợp để thêm vào. Tuy về tổng thể vănchương của Fukaeri có vẻ vụng về, song những phần tốt và những chỗ kém cỏi lạitách bạch rất rạch ròi, vậy nên việc chọn lựa giữa bỏ hay giữ lại không tốn nhiềuthời gian như anh dự kiến. Có những chỗ vì diễn đạt thô vụng mà trở nên khó đọc,khó hiểu, nhưng mặt khác, cũng có những chỗ diễn đạt khiến người ta có cảm giácmới mẻ, lạ lẫm. Đối với loại trước, anh dứt khoát cắt bỏ, thay bằng chữ khác,còn loại thứ hai thì vẫn giữ nguyên.

    Trongquá trình viết lại, Tengo càng lúc càng cảm nhận rõ rệt rằng, Fukaeri viết cuốntiểu tuyết này chẳng phải với ý định để lại cho cuộc đời một tác phẩm văn họckinh điển. Nếu mượn cách nói của cô, thì cô chỉ tạm thời ghi lại những ngôn từchính mắt cô nhìn thấy mà thôi. Thực ra, không nhất thiết phải dùng ngôn từ,nhưng ngoài ngôn từ, cô không tìm được hình thức nào biểu đạt thích hợp hơn nữa.Đơn giản chỉ có vậy. Vì vậy ngay từ đầu cô đã chẳng có tham vọng gì với văn học.Chưa bao giờ nghĩ sẽ mang những thứ mình viết ra để bán như hàng hóa nên côhoàn toàn không cần phải chăm chút cho câu chữ và cách diễn đạt. Nếu so sánh vớicăn nhà, thì điều đó giống như chỉ cần có bốn bức vách và mái, đủ để che mưache gió là được. Chính vì vậy, dù Tengo có sửa chữa tác phẩm của cô thế nào,Fukaeri cũng không bận tâm. Bởi mục tiêu của cô đã đạt được rồi. Câu nói "anhmuốn sửa sao thì sửa" có thể hoàn toàn thực lòng.

    Mặcdù vậy, cách viết trong Nhộng không khí lại hoàn toàn không phải kiểu hành vănchỉ nhằm một mình mình hiểu. Nếu mục đích của Fukaeri chỉ là ghi chép lại nhữnggì mình đã chứng kiến hay những thứ hiện ra trong trí óc dạng thông tin, thì côchỉ cần viết theo kiểu gạch đầu dòng theo lối ghi chép là đủ. Cô đâu cần phảixây dựng một thiên truyện cho phiền phức. Nên dù xét thế nào thì đây vẫn là thứvăn chương được viết với mục đích để người khác cầm lên tay đọc. Vì thế, dù Nhộngkhông khí được viết ra không phải với mục tiêu trở thành tác phẩm văn học, và mặckệ lối hành văn hết sức vụng về, nó lại sở hữu một sức mạnh lay động lòng người.Có điều, người khác này, hình như không phải "Đám đông độc giả không xác định"mà văn học hiện đại coi là đối tượng. Tengo càng đọc, cảm giác ấy càng lúc càngmãnh liệt.

    Vậythì rốt cuộc cô ấy nhằm đến loại độc giả nào?

    Đươngnhiên Tengo không thể biết được.

    Tengochỉ biết rằng, Nhộng không khí là một tác phẩm hư cấu độc đáo, đồng thời có cảnhững nét đẹp và những khuyết điểm lớn ngang nhau, và còn hàm chứa một mục đíchđặc biệt nào đó.

    Kếtquả của việc viết lại là số lượng chữ trong bản thảo đã phình lên gấp hai lầnruỡi. Trong nguyên tác của Fukaeri, những chỗ viết chưa đầy đủ nhiều hơn gấp bộiso với những đoạn viết thừa, do đó muốn viết lại cho rõ ràng, mạch lạc thì sốlượng tổng thể dù gì cũng sẽ tăng. Nói gì thì nói, ban đầu đây là một bản thảosơ hở trăm bề. Giờ thì câu cú đã xuôi, ý tứ thống nhất, quan điểm ổn định, và dễđọc hơn nhiều. Nhưng dòng chảy xuyên suốt của tác phẩm vẫn có cảm giác trì trệ.Logic quá lộ, sự sắc bén vốn có ban đầu của bản thảo đã bị mài mòn.

    Việctiếp theo cần làm là cắt bỏ đi những chỗ "không có cũng được" trong bản thảo đãphình ra. Cắt hết phần thịt thừa. So với việc bổ sung, cắt bỏ xem ra đơn giảnhơn nhiều. Xong việc, độ dài giảm xuống còn khoảng bảy phần mười. Đây là mộttrò chơi trí tuệ. Trước tiên là đặt ra thời gian cho việc cố hết sức thêm vàonhững chỗ có thể, sau đó lại đặt thời gian cho việc cắt bỏ được càng nhiều càngtốt. Kiên trì lặp đi lặp lại như vậy, biên độ dần nhỏ lại, số lượng chữ cũng ổnđịnh ở mức cần thiết, tới lúc không thể tăng cũng không thể giảm được nữa. Cáitự ngã đã bị gạt bỏ, những trang trí thừa thãi đều được sàng lọc, những logic lộliễu đã lùi về hậu phòng. Tengo là thiên tài trong việc này. Một kĩ thuật viênthiên bẩm. Anh có sức tập trung sắc bén của lũ chim chao lượn trên không trungtìm mồi, lại kiên nhẫn như con lừa chở nước, luôn tuân thủ luật.

    Nínthở, đắm chìm trong công việc, lúc anh ngẩng đầu lên thở phào một hơi nhìn đồnghồ trên tường thì đã ba giờ chiều. Cơm trưa còn chưa ăn. Tengo vào bếp, lấy ấmđun nước, trong lúc chờ nước sôi, anh xay cà phê hạt. Nước sôi, anh pha cà phê.Vừa uống cà phê trong cái cốc trà có quai vừa tưởng tượng ra cảnh làm tình vớingười tình hơn tuổi để thay đổi tâm trạng. Lẽ ra, giờ này anh đang cùng cô talàm chuyện đó. Động tác của anh thế nào, động tác của cô ta thế nào. Tengo nhắmmắt lại, ngửa mặt lên trần nhà, thở ra một hơi dài đầy sự ám thị và những khảnăng.

    Sauđó, Tengo trở lại bàn, chuyển mạch tư duy trong đầu, đọc lại một lượt phần đầucủa Nhộng không khí trên màn hình hiển thị của máy xử lí văn bản. Như thể vị tướngquân đang thị sát trận địa chiến hào trong đoạn mở đầu phim Con đường vinhquang của Stanley Kubrick vậy. Anh khẽ gật đầu tỏ sự hài lòng với những gì vừađọc được. Đúng thế. Câu văn đã được sửa chữa cho tốt hơn, công việc có vẻ tiếntriển. Nhưng vẫn chưa có thể nói là đã đủ. Còn rất nhiều việc phải làm. Bao cátsụt còn ở khắp mọi nơi. Không đủ đạn dược cho súng máy. Còn cả mấy chỗ hàng ràokẽm gai còn khá mỏng manh nữa.

    Anhin đoạn văn đó ra giấy, lưu văn bản, tắt nguồn điện của máy xử lí văn bản, đẩynó ra mép bàn. Rồi anh đặt phần vừa in ra trước mặt, một tay cầm bút chì, đọc lạithật kĩ một lượt. Anh lại cắt đi những chỗ cảm thấy thừa thãi, bổ sung thêm vàinơi diễn đạt còn chưa đầy đủ, chữa những phần câu trên dưới chưa được hài hòa,cho tới khi bản thân thấy hài lòng. Giống như đang lựa chọn gạch men sao chophù hợp với cái khe hở nhỏ trong nhà tắm, anh cần chọn lựa những từ ngữ thích hợpnhất, kiểm tra từ nhiều góc độ khác nhau xem đã vừa khít hay chưa. Nếu chưa đủkhít, thì lại điều chỉnh một chút hình dạng viên gạch. Chỉ một chút khác biệt rấtnhỏ trong sắc thải thôi cũng đủ đem lại sức sống cho lời văn, hoặc hủy diệt nó.

    Thứtrên màn hình xử lí văn bản và thứ được in ra giấy, tuy cùng một đoạn văn,nhưng ấn tượng khi đọc lại có những khác biệt rất tinh tế. Cảm giác khi dùngbút chì viết trên giấy và gõ vào bàn phím máy xử lí văn bản lúc lựa chọn từ ngữcũng có thay đổi. Cần phải kiểm chứng lại từ cả hai góc độ. Anh bật nguồn điệnlên, nhập hết những chỗ dùng bút chì đính chính lại trên giấy vào màn hình. Rồilại đọc những bản thảo đã được sửa chữa trên đó. Không tồi. Tengo thầm nhủ. Mỗicâu chữ đều có sức nặng cần thiết, và đã nãy sinh những tiết tấu tự nhiên.

    Tengongồi trên ghế, ưỡn thẳng lưng, ngẩng đầu nhìn lên trần nhà thở hắt một hơi dài.Tất nhiên, thế này vẫn chưa thể coi là đã hoàn thành. Để đó mấy ngày sau đọc lại,chắc chắn sẽ còn phát hiện ra những chỗ cần sữa. Có điều, hôm nay như vậy là đủrồi. Đã đến giới hạn của khả năng tập trung. Cần phải có thời gian để làm nguộilại. Kim đồng hồ chỉ đến gần năm giờ, xung quanh đã bắt đầu tối. Ngày mai sẽ tiếptục sửa thêm một đoạn nữa. Mới viết lại mấy trang đầu tiên đã mất một ngày trời.Tốn công hơn anh nghĩ. Nhưng khi đã vào quỹ đạo, nắm được tiết tấu, công việcchắc chắn sẽ tiến triển nhanh. Hơn nữa, dù sao thì khó khăn và tốn công nhất vẫnlà phần mở đầu. Chỉ cần vượt qua được cửa ải này thì...

    Sauđó, trong đầu Tengo hiện ra hình ảnh Fukaeri, anh thầm nhủ, không biết cô ấy sẽcó cảm tưởng như thế nào khi đọc bản thảo đã viết lại này? Anh không thể hìnhdung được. Anh gần như hoàn toàn không biết gì về con người cô. Ngoài những điềunhư năm nay cô mười bảy tuổi, học lớp mười hai, hoàn toàn không hứng thú vớichuyện thi đại học, cách nói năng hết sức kì lạ, thích uống rượu vang trắng, sởhữu một gương mặt có thể khiến tim người ta loạn nhịp, anh hoàn toàn không biếtgì khác.

    Nhưngtrong Tengo đã hình thành một thứ cảm giác, hoặc một cái gì đó tương tự, như thểanh đang dần nắm bắt được hình thái cái thế giới mà Fukaeri cố gắng miêu tả (hoặccố gắng ghi chép) trong Nhộng không khí. Những quang cảnh được Fukaeri dùng vốntừ độc đáo nhưng hữu hạn của cô miêu tả, qua bàn tay cẩn trọng và tinh tế củaTengo viết lại, so với trước đã hiện lên sống động và rõ ràng hơn rất nhiều. Mộtdòng chảy đã hình thành từ đó. Tengo hiểu. Chẳng qua anh chỉ sửa chữa, bổ sungtrên phương diện kỹ thuật, nhưng sự hoàn thiện đó lại tự nhiên và hài hòa trongmột tổng thể như là câu chuyện do chính tay anh viết. Và như thế, tác phẩm Nhộngkhông khí sẽ vươn lên một cách mạnh mẽ.

    Điềuđó khiến Tengo cảm thấy vui mừng hơn bao giờ hết. Việc tập trung tinh thần đểviết lại bản thảo trong một thời gian dài khiến người anh mệt rũ, nhưng tinh thầnlại hưng phấn vô cùng. Tắt nguồn điện máy xử lí văn bản, đứng dậy rời khỏi bànviết, một lúc lâu sau, ý nghĩ tiếp tục viết trong đầu anh vẫn không thể lắng xuống.Tự trong lòng, anh thực sự thích thú công việc viết lại câu chuyện này. Nếu cứtiếp tục như vậy, chắc hẳn Fukaeri sẽ không thất vọng. Tuy nhiên, Tengo khôngthể tưởng tượng nổi dáng vẻ của Fukaeri lúc mừng vui hay thất vọng sẽ thế nào.Không chỉ thế, thậm chí anh còn không tưởng tượng nổi lúc khóe miệng cô hé nở mộtnụ cười hay sắc mặt u ám thì sẽ ra sao. Gương mặt cô không có sự biểu cảm. Ấylà do không có cảm xúc nên không hiện ra, hay là có cảm xúc, song cảm xúc ấykhông thể hiện ra mặt? Tengo không rõ. Tóm lại, đó là một thiếu nữ kì lạ. Một lầnnữa, anh lại có cảm giác ấy.

    Nhânvật chính trong Nhộng không khí có lẽ chính là bản thân Fukaeri trong quá khứ.

    Cô làmột cô bé mười tuổi, sống trong một công xã đặc biệt (hoặc một nơi giống nhưcông xã) nào đấy trong núi sâu, chăm sóc một con dê núi mù. Đó là công việc côđược giao. Mỗi đứa trẻ đều được giao cho những công việc khác nhau. Con dê núiđó già lắm rồi, nhưng lại là một con dê núi có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng ấy,cần có người luôn để ý chăm nom để nó không bị tổn thương. Không thể rời mắt dùchỉ một giây. Mọi người đã dặn dò cô như thế. Nhưng cô đã bất cẩn lơ là, tronglúc đó con dê núi đã chết. Vì chuyện này mà cô bị trừng phạt. Bị nhốt trong nhàkho cũ cùng với con dê núi đã chết. trong mười ngày ấy, cô bé bị cách li hoàntoàn, không được phép bước ra ngoài. Cũng không được nói chuyện với bất kì ai.

    Dênúi có sứ mệnh làm cầu nối giữa Người Tí Hon với thế giới này. Cô không biếtNgười Tí Hon là người xấu hay người tốt (Tengo đương nhiên cũng không biết).Khi màn đêm buông xuống, Người Tí Hon sẽ đến thế giới này qua xác con dê núi.Khi trời sáng, họ lại trở về thế giới bên kia. Cô bé có thể trò chuyện với NgườiTí Hon, họ dạy cho cô cách chế tạo Nhộng không khí.

    Điềukhiến Tengo khâm phục là cả tập tính và hoạt động của con dê núi mù đều đượcmiêu tả hết sức cụ thể, chi tiết. Chính những chi tiết ấy đã khiến tác phẩm sốngđộng lạ thường. Cô thực sự đã chăm sóc một con dê núi mù ư? Và có thật là cô đãtừng sống trong một cộng đồng công xã ở trong vùng núi sâu giống như tác phẩmmô tả? Tengo đoán có lẽ đúng là cô từng có những trải nghiệm ấy. Nếu hoàn toànkhông có một chút trải nghiệm nào như vậy thì Fukaeri chắc chắn là một thiêntài kể chuyện hiếm có trên đời.

    Lần tớigặp Fukaeri (chắc chắn sẽ là Chủ nhật), mình sẽ hỏi cô ấy về chuyện dê núi vàcông xã, Tengo nghĩ. Anh không biết Fukaeri có trả lời những câu hỏi kiểu nàyhay không. Nhớ lại cuộc nói chuyện lần trước, có vẻ cô chỉ trả lời những vấn đềmà cô thấy mình có thể trả lời. Những câu hỏi không muốn trả lời hoặc chưa chuẩnbị để trả lời, cô đều lờ đi, coi như không nghe thấy. Giống hệt như Komatsu. Vềphương diện này thì hai người rất giống nhau. Tengo thì không như vậy, chỉ cầnngười khác đặt câu hỏi, cho dù đó là vấn đề nào chăng nữa, anh đều cố gắng trảlời chu đáo. Cái đó có lẽ là do trời sinh.

    Nămgiờ rưỡi, người tình lớn tuổi của anh gọi điện đến.

    "Hômnay làm những gì rồi?" cô ta hỏi.

    "Cảngày ngồi viết tiểu thuyết." Tengo nói, một nửa là thật, một nửa là giả. Bởi vìcuốn tiểu thuyết anh đang viết lại không phải của anh. Nhưng Tengo cũng khôngthể giải thích tường tận đến mức đó được.

    "Côngviệc có thuận lợi không?"

    "Cũngtàm tạm."

    "Hômnay đột nhiên có chuyện, xin lỗi mình nhé. Chắc là tuần sau em có thể gặp mìnhđược đấy."

    "Anhmong ngày đó lắm." Tengo nói.

    "Emcũng thế." Cô ta nói.

    Kếđó, cô ta bắt đầu kể chuyện con cái. Cô ta thường hay kể chuyện lũ con mình vớiTengo. Đó là hai đứa con gái nhỏ. Tengo không có anh chị em, đương nhiên cũngchưa có con, anh không hiểu về trẻ con lắm. Nhưng cô ta không để tâm đến điềuđó, cứ một mình kể chuyện con cái. Tengo không phải người nhiều lời. Trong mọichuyện, anh là kẻ thích nghe người khác nói. Vì vậy anh lắng nghe rất hứng thú.Cô ta kể, con bé lớn đang học lớp hai hình như bị bạn bè ở trường bắt nạt. Conbé không nói gì, nhưng mẹ bạn học nó kể, dường như chuyện ấy có thật. Tất nhiênTengo chưa gặp đứa trẻ ấy bao giờ. Anh từng xem ảnh một lần, thấy nó không giốngmẹ lắm.

    "Tạisao nó lại bị bắt nạt?" Tengo hỏi.

    "Vìthỉnh thoảng nó bị lên cơn suyễn, không thể chơi với các bạn được. Có lẽ vìchuyện này, chứ kì thực nó là đứa trẻ ngoan, thành tích học tập cũng khôngkém."

    "Anhthật không hiểu." Tengo nói. "Con bé bị suyễn như thế, các bạn phải bảo vệ nó mớiđúng, sao lại ăn hiếp nó?"

    "Thếgiới của bọn trẻ con không đơn giản thế." Cô ta nói, thở dài một tiếng. "Chỉ cầnkhông giống với những người khác là có thể bị bài xích, ghét bỏ. Thế giới củangười lớn cũng chẳng khác gì. Nhưng trong thế giới trẻ con điều đó được thể hiệndưới dạng rõ ràng hơn mà thôi."

    "Cụthể có những dạng biểu hiện gì?"

    Cô taliệt kê những ví dụ cụ thể. Chẳng hạn như hành động giấu đồ. Không ai thèm nóichuyện. Trêu chọc một cách ác ý. Nếu xét riêng từng biểu hiện một thì đó chẳngphải là chuyện gì to tát, nhưng khi chúng diễn ra hằng ngày thì ắt sẽ ảnh hưởngkhông tốt đến đứa trẻ.

    "Hồinhỏ mình có bị bắt nạt không?"

    Tengonhớ lại hồi nhỏ. "Không. Chẳng nhớ là có hay không, nhưng anh không có cảm giácấy."

    "Nếukhông có cảm giác ấy thì chứng tỏ mình chưa bị người khác bắt nạt lần nào rồi.Bởi vì mục đích của việc bắt nạt vốn là để đối phương hiểu rằng, mình đang bị bắtnạt. Nếu người bị bắt nạt lại không có cảm giác gì, thế thì chẳng còn cái gọilà bắt nạt nữa."

    Từ nhỏTengo đã cao to, lại rất khỏe. Mọi người đều nhìn anh với ánh mắt khác biệt. Cólẽ đây chính là nguyên nhân anh không bị bắt nạt bao giờ. Có điều, Tengo hồi ấycòn có vấn đề phiền não, nghiêm trọng hơn bị bắt nạt nhiều.

    "Thếmình có bị bắt nạt không?" Tengo hỏi.

    "Không."Cô ta trả lời rành rọt, sau đó dường như có chút do dự. "Nhưng bắt nạt ngườikhác thì có."

    "Cùngvới mọi người?"

    "Vâng.Đó là hồi lớp năm. Cả bọn đã hẹn trước, không ai nói chuyện với một thằng bé. Tạisao lại làm thế thì em không thể nhớ nổi nữa. Chắc chắn là có nguyên nhân trựctiếp gì đó, nhưng mà đã chẳng thể nhớ thì em nghĩ chắc cũng chẳng phải chuyệngì to tát. Nhưng nói gì thì nói, giờ em thấy thật không nên khi mình làm chuyệnđó, em cảm thấy thật xấu hổ. Sao em lại làm chuyện như thế được cơ chứ? Bảnthân em cũng không hiểu."

    Nghecô ta kể, Tengo chợt sực nhớ ra một chuyện. Một chuyện từ rất lâu rồi, nhưng đếnhôm nay, kí ức ấy thi thoảng vẫn sống dậy. Nhưng anh không nói ra. Bởi vì chuyệnkể ra rất dài. Vả lại, khi đã nói thành lời thì sắc thái quan trọng nhất của nósẽ mất đi. Trước đây anh chưa bao giờ nhắc chuyện này với bất cứ ai, có thể saunày cũng không nói.

    "Nóicho cùng." Người tình lớn tuổi tiếp lời, "Vì mình không thuộc về thiểu số bịbài xích, mà đứng về những kẻ bài xích, thế nên ai nấy đều cảm thấy rất yêntâm, thầm nhủ: chà chà, may mà đứa ở phía bên kia không phải là mình. Dù là thờiđại nào, xã hội nào, tình hình cơ bản đều giống nhau cả. Đứng ở phía đa số thìkhông cần lo lắng sẽ gặp chuyện phiền phức."

    "Nếuđứng ở phía thiểu số thì ta sẽ thường xuyên nghĩ ngợi những chuyện khiến ngườita bận lòng."

    "Chínhthế đấy." Cô ta nói, giọng có chút u uất. "Có điều, trong hoàn cảnh ấy, có lẽít nhất cũng có thể học được cách tự mình suy nghĩ."

    "Cóthể là, khi tự biết động não rồi thì lại nghĩ toàn những chuyện khiến người taphiền muộn."

    "Đóđúng là một vấn đề."

    "Khôngcần nghĩ nhiều quá." Tengo nói, "Cuối cùng cũng không có gì nghiêm trọng đâu.Vì trong lớp thế nào cũng có mấy đứa biết dùng đầu mình vào những việc chínhđáng."

    "Đúngvậy." Cô ta nói, sau đó lại trầm tư một mình. Tengo áp ống nghe vào tai, kiênnhẫn đợi người bên kia đầu dây nghĩ cho kĩ càng.

    "Cảmơn mình, nói chuyện với mình một lúc, tâm trạng em đỡ hơn nhiều rồi." Một lúcsau cô ta nói, dường như đã nghĩ ra điều gì đó.

    "Tâmtrạng anh cũng tốt hơn chút ít." Tengo nói.

    "Tạisao?"

    "Thìvì được nói chuyện với mình!"

    "Thứsáu tuần sau gặp nhé." cô ta nói.

    Gácmáy, Tengo ra ngoài, đến siêu thị gần đó mua thực phẩm. Ôm cái túi giấy về nhà,dùng màng bọc thực phẩm gói rau và cá cho vào tủ lạnh. Sau đó, anh vừa nghechương trình ca nhạc trên đài FM vừa chuẩn bị bữa tối. Đúng lúc ấy, chuông điệnthoại vang lên. Một ngày có đến bốn cú điện thoại, đây là chuyện hết sức hiếm gặpđối với Tengo. Một năm chỉ xảy ra vài lần. Có thể đếm trên đầu ngón tay. Lầnnày người gọi là Fukaeri.

    "Chủnhật tuần nay." Cô đi thẳng vào vấn đề, một câu chào hỏi cũng không có.

    Có thểnghe thấy tiếng xe còi vang lên không ngừng ở đầu dây bên kia, tài xế hình nhưđang bực tức thì phải. Có thể cô gọi từ một máy điện thoại công cộng nào đó venđường lớn.

    "Chủnhật tuần này, tức là ngày kia, anh và em sẽ gặp nhau, sau đó đi gặp người nàođó." Tengo thêm nội dung vào lời cô vừa nói.

    "Chíngiờ sáng, ga Shinjuku, toa trước nhất đi Tachikawa." Cô nói. Ba sự việc liền kềnhau.

    "Ý làđợi em ở chuyến Chuo chiều đi Tachikawa, toa đầu tiên, phải không?"

    "Đúng."

    "Muavé đi đến ga nào?"

    "Ganào cũng được."

    "Muavé bất kì, đến ga rồi bù trừ thừa thiếu sau." Tengo suy đoán và bổ sung, thậtgiống như đang viết lại Nhộng không khí. "Nói vậy tức là chúng ta đi xa lắm phảikhông?"

    "Giờanh đang làm gì?" Fukaeri chẳng buồn để tâm đến câu hỏi của Tengo, hỏi.

    "Đangnấu bữa tối."

    "Làmmón gì?"

    "Ăn mộtmình, đơn giản lắm. Cá măng rán, củ cải xay, súp miso ngao với hành, cùng với đậuphụ. Ngoài ra còn có dưa chuột với rong biển trộn dấm, sau đó là cơm trắng vớicải trắng muối, có vậy thôi."

    "Nghengon lắm."

    "Vậyà? Thực ra cũng chẳng có gì ngon lắm đâu. Ngày nào anh cũng ăn những thứ kiểunhư thế." Tengo nói.

    Fukaerikhông nói gì. Đối với cô, im lặng một lúc lâu dường như chẳng là gì cả, nhưng vớiTengo thì khác.

    "À,hôm nay anh đã bắt đầu viết lại Nhộng không khí rồi đấy." Tengo nói, "Tuy chưađược sự đồng ý cuối cùng của em, nhưng thời gian không còn nhiều nữa, nếu cònchưa bắt đầu thì sẽ không kịp."

    "ÔngKomatsu bảo anh làm thế?"

    "Ừ,anh Komatsu bảo anh bắt tay bắt đầu viết lại."

    "Anhvà ông Komatsu rất thân nhau?"

    "Đúngthế, có lẽ là rất thân." Người có thể thân thiết với Komatsu e rằng không tồn tạitrên cõi đời này. Thế nhưng, chuyện ấy nói ra thì dài lắm.

    "Việcviết lại có thuận lợi?"

    "Đếngiờ thì có thể coi là vậy."

    "Tốtquá." Fukaeri nói. Lời này hình như không chỉ là câu nói chót lưỡi đầu môi.Nghe như thể công việc viết lại tác phẩm tiến triển thuận lợi khiến cô thực sựvui. Chỉ có điều, cách thức diễn tả hữu hạn ấy của cô khiến người ta không hiểunổi cô vui đến chừng nào.

    "Miễnem vừa ý là được." Tengo nói.

    "Emkhông lo lắng." lời Tengo còn chưa dứt hẳn, Fukaeri đã nói.

    "Tạisao em nghĩ thế?" Tengo hỏi.

    Fukaerikhông trả lời, cầm ống nghe im lặng. Một kiểu im lặng có chủ ý. Có lẽ kiểu im lặngnhằm khiến cho Tengo phải suy nghĩ. Nhưng dù vắt óc nghĩ ngợi, Tengo cũng khônghiểu tại sao cô có niềm tin vững chắc như thế.

    Đểphá vỡ sự im lặng ấy, Tengo lại cất tiếng. "À, anh muốn hỏi em một vấn đề. Cóđúng là em từng sống ở cái nơi giống như công xã ấy không? Đã nuôi dê núi thậtà? Những cảnh tượng đó miêu tả rất chi tiết sống động. Vậy nên anh muốn biết,đó có phải sự thật không vậy?"

    Fukaerikhẽ đằng hắng một tiếng. "Không nói chuyện dê núi."

    "Được."Tengo nói, "Không muốn nói cũng chẳng sao, anh chỉ hỏi vậy thôi. Em không cần đểtâm làm gì. Trong mắt tác giả, tác phẩm chính là tất cả, không phải thêm vào bấtkì lời thuyết minh không cần thiết nào. Chủ nhật chúng ta gặp nhau nhé! À này,lúc gặp mặt người kia, có cần phải chú ý điều gì không?"

    "Emkhông hiểu."

    "Tứclà... có cần ăn mặc cho chỉnh tề lịch sự, hay là mang theo chút quà gì đó, kiểunhư vậy. Vì anh hoàn toàn không biết người ấy như thế nào."

    Fukacrilại im lặng. Nhưng lần này không phải là cố ý, mà chỉ đơn thuần vì cô không thểhiểu được mục đích Tengo đặt câu hỏi, cùng với bản thân ý nghĩ ấy của anh. Câuhỏi dường như không có chỗ nào để đặt chân trong vùng ý thức của cô, tựa như đãvượt quá lần ranh của ngữ nghĩa, mãi mãi bị hút vào hư vô. Giống như tên lửathăm dò không gian bay lướt qua sao Diêm Vương.

    "Khôngsao đâu, cũng chẳng phải chuyện gì quan trọng lắm." Tengo gạt ý nghĩ ấy ra khỏiđầu, nói. Đặt những câu hỏi ấy với Fukaeri hoàn toàn sai đối tượng. Thôi thì cứmua tạm ít hoa quả vậy.

    "Vậythì, chín giờ sáng Chủ nhật nhé." Tengo nói.

    Mấygiây sau, Fukaeri chẳng nói câu nào đã gác máy. Không có "Tạm biệt", cũng khôngcó "Chủ nhật gặp", chỉ nghe "cạch" một tiếng, đường dây đã ngắt.

    Có lẽcô cũng gật đầu với Tengo một cái rồi gác máy. Chỉ tiếc một điều là, ngôn ngữcơ thể chẳng có ích gì khi gọi điện thoại. Tengo đặt ống nghe về vị trí cũ, hítthở vài hơi sâu, chuyển dòng suy nghĩ trong đầu về với hiện thực, sau đó tiếp tụcchuẩn bị bữa tối giản dị của mình.


  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 7

    Khẽ khàng thôi, chớ làm bươm bướm giật mình




    Hơnmột giờ chiều thứ Bảy, Aomame đến thăm "Biệt thự Cây Liễu". Trong sântòa biệt thự này có mấy cây liễu lớn đã trải nhiều năm tháng, mổilần gió thổi, chúng như đám cô hồn không chốn dung thân, lặng lẽ đungđưa. Vì thế, những người xung quanh đây từ rất lâu, như một lẽ đươngnhiên, đã gọi tòa biệt thự cổ theo phong cách phương Tây là "Biệt thựCây Liễu". Đi hết con dốc Azabu[1], tòa biệt thự ấy nằm sừng sững ởcuối đường. Có thể trông thấy một đàn chim nhỏ đang nghỉ ngơi trêntán liễu. Trên mái nhà, chỗ hướng ra ánh mặt trời, có một con mèolớn đang nheo mắt tắm nắng. Đường sá xung quanh chật hẹp, ngoằn ngoèokhúc khuỷu, rất ít xe qua lại. Có rất nhiều cây cao, giữa ban ngàymà chúng cũng khiến người ta có cảm giác tối tăm. Lạc vào góc này,có cảm giác như bước chân của thời gian cũng chậm lại đôi chút. Xungquanh có mấy toà đại sứ quán, nhưng người ra vào không nhiều. Bìnhthường thì lúc nào cũng tĩnh mịch, nhưng đến hè lại hoàn toàn đổikhác, ve sầu kêu râm ran điếc cả tai.

    [1]Azabu là khu vực có giá nhà đất đắt đỏ nhất Tokyo, nơi ở của nhiều nghệ sĩ,doanh nhân và thần tượng.

    Aomameấn chuông cửa, báo tên mình qua vô tuyến điện thoại, rối hướng mặtlên phía ống kính camera giám sát trên đỉnh đầu, nhoẻn miệng nở nụcười. Cánh cửa sắt điều khiển từ xa từ từ mở ra, Aomane bước vàotrong, cửa liền đóng lại sau lưng nàng. Như mọi khi, nàng đi ngang quasân, thẳng vào tiền sảnh. Biết rõ camera giám sát ghi lại hành độngcủa mình, Aomame ưỡn thẳng lưng, cằm khép chặt, đi thẳng trên con đườngnhỏ, điệu bộ chẳng khác gì người mẫu thời trang. Hôm nay nàng mặcđồ bình thường: áo khoác gió màu xanh sẫm, bên trong mặc áo liền mũmàu xám, quần bò xanh lam. Chân đi giầy bóng rổ màu trắng. Vai đeotúi chéo. Hôm nay bên trong không có cái đục băng kia. Lúc không cầnthiết, nó luôn nằm lặng lẽ nghỉ ngơi trong ngăn kéo tủ quần áo.

    Trongtiền sảnh đặt mấy chiếc ghế gỗ tếch, kiểu ghế trong vườn hoa. Mộtngười đàn ông to lớn đang ngồi trên đó, trông có vẻ khổ sở. Tuy khôngcao lắm, nhưng cơ bắp nửa trên thân hình của người đàn ông lực lưỡngkinh người. Anh ta tầm khoảng bốn mươi, đầu cạo trọc, dưới mũi đểhàng ria mép ngắn được cắt tỉa hết sức cẩn thận. Trên người mặc bộvest rộng màu xám, áo sơ mi trắng như tuyết, đeo cà vạt lụa xám sẫm,chân đi giày Cordoba đen bóng lộn. Hai tai đeo khuyên bạc. Trong bề ngoàianh ta không giống loại công chức ra vào các cơ quan hành chính quận,cũng không giống người bán bảo hiểm xe hơi, mà giống một vệ sĩchuyên nghiệp. Trên thực tế đây cũng chính là nghề nghiệp của anh ta.Thỉnh thoảng anh ta còn làm tài xế. Anh ta là tuyển thủ karate, lúc cầnthiết có thể sử dụng vũ khí hiệu quả, ngoài ra còn biết lộ vẻ dữtợn, trở nên hung bạo hơn ai hết. Nhưng bình thường anh ta ôn hòa, bìnhtĩnh, hiểu biết. Nhìn kỹ vào đôi mắt anh ta… nếu đc anh ta cho phéplàm vậy… thậm chí có thể thấy ánh ấm áp ở trong đó.

    Nhữnglúc riêng tư, sở thích của anh ta là lắp ráp các loại máy móc, vàsưu tầm đĩa nhạc progressive rock[1] thời thập niên sáu mươi, bảy mươi.Anh ta cũng sống ở quận Azabu nhưng tại một khu khác, cùng một ngườibạn trẻ tuổi đẹp trai làm nhân viên thẩm mỹ viện. Tên anh ta làTamaru. Không biết đó là họ hay tên, cũng chẳng rõ Hán tự chữ cái ấyviết thế nào. Tuy nhiên mọi người đều gọi anh ta là "Anh Tamaru"

    [1]còn gọi là Prog Rock. Một thể loại âm nhạc phổ biến tại Châu u ra đời cuối thậpniên 1960. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhạc cổ điển và Jazz.

    Tamaruvẫn ngồi yên trên ghế, nhìn Aomame rồi gật đầu

    "Chàoanh," Aomame nói, đoạn ngồi xuống chiếc ghế đối diện người đàn ông.

    "Nghenói ở khách sạn trong khu Shibuya hình như có gã nào đó chết," ngườiđàn ông vừa nói vừa kiểm tra xem chiếc giày Cordoba bóng hay chưa.

    "Tôikhông biết." Aomame nói.

    "Chuyệnvặt vãnh ấy mà, báo cũng chẳng thèm đăng. Hình như là bệnh tim. Mớihơn bốn mươi tuổi, đáng thương thật."

    "Bệnhtim thì phải cẩn thận mới được."

    Tamarugật đầu. "Thói quen sinh hoạt rất quan trọng. Cuộc sống không cónguyên tắc, lại nhiều áp lực, ngủ không đủ giấc. Những thói quen ấyđều gây chết người cả."

    "Sớmhay muộn, thế nào chẳng bị thứ gì đó giết chết."

    "Vềlý thuyết thì đúng là như vậy."

    "Cógiải phẫu kiểm tra thi thể không?" Aomame hỏi.

    Tamarukhom người về phía trước, búng một hạt bụi mờ mờ gần như không nhìnthấy trên mặt ngoài chiếc giày da. "Cảnh sát nhiều việc quá, ngânsách có hạn, lấy đâu ra thời gian rảnh mà đi giải phẫu hết nhữngxác chết chẳng phát hiện ra vết thương gì bên ngoài như thế? Ngườithân cũng không mong người ta cắt loạn thi thể của người đã yên nghỉmà chẳng có lý do gì đâu."

    "Đặcbiệt là nhìn từ quan điểm của người vợ bị bỏ rơi."

    Tamaruim lặng giây lát, rồi vươn bàn tay phải to dày như chiếc găng tay bóngchày về phía nàng. Aomame nắm chặt lấy bàn tay ấy. Nắm thật chặt.

    "Mệtlử rồi phải không. Nên nghỉ ngơi một chút đi." Anh ta nói.

    Khóemiệng Aomame hơi nhếch sang hai bên, giống như lúc người bình thườngđang mỉm cười, nhưng nụ cười không hiện ra. Chỉ là phảng phất dấuhiệu của nụ cười.

    "Bunđâu, nó vẫn khỏe chứ?"

    "À,khỏe lắm." Tamaru trả lời. Bun là con chó cái, giống béc giê Đức mànhà này nuôi. Tính khí tốt, lại thông minh. Duy chỉ có vài thói quenkì quái.

    "Conchó ấy vẫn ăn rau chân vịt chứ?" Amame hỏi.

    "Ănnhiều lắm, dạo này giá rau chân vịt cứ cao vống lên, chịu không thấu.Phải biết là nó ăn nhiều lắm."

    "Tôichưa thấy con béc giê Đức nào lại thích ăn râu chân vịt."

    "Nóchưa bao giờ nghĩ nó là một con chó."

    "Thếnó nghĩ nó là gì chứ?"

    "Hìnhnhư nó coi nó là cá thể đặc biệt siêu việt hơn đồng loại của nó."

    "Siêucẩu?"

    "Chắcvậy đấy."

    "Thếnên nó thích rau chân vịt?"

    "Chẳngliên quan gì cả. Nó chỉ thích ăn rau chân vịt thôi, từ lúc còn nhỏnó đã thế rồi."

    "Nhưngcó lẽ chính vì thế, nó mới sở hữu những ý nghĩ nguy hiểm."

    "Hẳnlà vậy." Tamaru nói, liếc nhìn đồng hồ, "Hôm nay hình như hẹn mộtrưỡi phải không?"

    Aomamegật đầu. "Đúng thế, vẫn còn thời gian."

    Tamaruchầm chậm đứng lên. "Cô đợi đây một lát. Thời gian có lẽ sẽ sớm hơnmột chút." Nói xong anh ta biến mất vào bên trong tiền sảnh.

    Aomamengước nhìn cây liễu cao lớn, ngồi đó chờ đợi. Không có gió, cành liễulặng lẽ rủ xuống mặt đất, tựa hồ như người đang đắm chìm trong suytưởng vô tận.

    Khônglâu sau, Tamaru trở ra. "Mời cô đi vòng qua phía sau. Hôm nay bà nóimuốn mời cô vào nhà kính."

    Haingười vòng ra sân sau, đi qua hàng liễu, vào trong nhà kính. Nhà kínhở phía sau nhà chính. Xung quanh không có cây cối, có thể hứng đượcđầy đủ ánh mặt trời. Tamaru cẩn thận mở hé cánh cửa kính, chỉchừa một khe nhỏ, không để lũ bươm bướm bên trong bay ra, cho Aomame vàotrước, sau đó anh cũng nhanh nhẹn lách người vào trong, rồi lập tứckhép lại. Đây không phải là động tác sở trường của những người caolớn kềnh càng, nhưng động tác của anh ta rất cơ bản, lại dứt khoát.Chỉ là không phải sở trường mà thôi.

    Tronggian nhà kính khổng lồ, mùa xuân hoàn hảo đã hiện diện khắp nơi. Đủcác loại hoa đẹp đang đua hương thi sắc. Thực vật được trồng ở đâyhầu hết là những thứ bình thường có thể thấy ở bất cứ chỗ nào,hoa lay ơn, cỏ bạc đầu, cúc, chỗ nào cũng thấy các giá đầy chậu hoa.Thậm chí cả loài thực vật mà Aomame nghĩ là cỏ dại cũng lẩn khuấtở đây. Tuy thế, những thứ như hoa lan đắt giá, hoa hồng giống hiếm,hoa nguyên sắc ở quần đảo Polysia, thì lại chẳng thấy đâu. Mặc dùAomame không có hứng thú gì đặc biệt đối với thực vật, nhưng vẻ đẹpthiên nhiên trong nhà kính này vẫn khiến nàng ngưỡng mộ.

    Cóđiều, trong gian nhà kính này có rất nhiều bươm bướm sinh sống. Trongcăn phòng kính rộng rải này, bà chủ hình như không chú ý đến cácloài thực vật quý hiếm lắm. Mà quan tâm nhiều hơn đến việc nuôidưỡng các loài bướm kỳ lạ. Hoa được trồng chủ yếu là các loài cómật mà bướm ưa thích. Nuôi bướm trong nhà kính cần phải có sự chuđáo, trí thức và công sức lớn hơn bình thường gấp bội, nhưng Aomamehoàn toàn không biết sự chu đáo ấy thể hiện như thế nào.

    Trừmùa hè, thỉnh thoảng cũng có lúc bà chủ mời Aomame đến nhà kínhđể hai người nói chuyện riêng. Trong nhà kính không cần lo bị ai nghetrộm. Chuyện của họ không thuộc loại có thể lớn tiếng bàn luận ởbất cứ nơi nào. Vả lại, khi xung quanh là hoa tươi và bươm bướm rựcrỡ sắc màu, thì thần kinh cũng được nghỉ ngơi chút đỉnh. Nhìn nétmặt của họ là biết ngay điều đó. Nhiệt độ trong nhà kính hơi nóngvới Aomame, nhưng cũng chưa đến mức không thể chịu nổi.

    Bàchủ là người phụ nử nhỏ nhắn chừng bảy lăm tuổi. Mái tóc bạc trắng rấtđẹp được cắt ngắn. Trên người mặc áo bảo hộ lao động bằng vải thô, quần dài vảibông màu bơ, dưới chân đi đôi giày tennis đã bẩn, tay đeo găng bảo hộ màu trắng,đang cầm một cái bình ô doa bằng kim loại to tướng để tưới hoa. Quần áo trênngười bà hình như thứ nào cũng rộng hơn một cỡ, nhưng có vẻ rất thoải mái. Mỗilần nhìn thấy bóng dáng bà, tự trong đáy lòng Aomame đều không khỏi dâng lên mộtcảm giác kính trọng trước khí chất tự nhiên hoàn toàn không có chút gì giả tạo ấy.

    Bà vốnlà con gái của một nhà tài phiệt trứ danh từng thống trị giới tài chính và côngnghiệp hồi trước chiến tranh, được gả vào một gia đình quý tộc, nhưng ở bà hoàntoàn không toát lên vẻ màu mè hay yếu ớt. Sau chiến tranh không lâu thì chồng mất,bà tham gia vào công ty đầu tư nhỏ do người trong gia tộc sáng lập, đồng thờicho thấy tài năng xuất chúng trong lĩnh vực quản lí cổ phiếu. Mọi người đều thừanhận rằng đó là một tư chất thiên bẩm. Nhờ có bà, công ty đầu tư nhanh chóngphát triển, tài sản cá nhân của bà cũng tăng lên đáng kể. Bà lấy đó làm tiền vốn,đầu tư mua mấy mảnh đất thuộc hàng thượng đẳng trước đây thuộc giới quý tộc vàhoàng tộc trong nội thành Tokyo. Hơn chục năm trước bà nghỉ hưu, nhắm trúng thờicơ bán hết số cổ phiếu trong tay với giá cao, tài sản lại tăng thêm gấp bội. Vìbà cố gắng tránh lộ mặt trước công chúng nên người bình thường gần như không aibiết đến tên bà, tuy giới tài chính thì không ai không biết. Nghe nói cả tronggiới chính khách bà cũng có quan hệ rộng. Nhưng nếu nhìn trên góc độ cá nhân,bà lại là một người phụ nữ thông minh và hào sảng. Hơn nữa, lại không hề biết sợ.Tin vào trực giác của mình, một khi đã quyết, bà sẽ làm cho đến cùng.

    Vừathấy Aomame, bà liền đặt ô doa xuống, chỉ tay về phía chiếc ghế sắt nhỏ cạnh cửa,ra hiệu cho nàng ngồi xuống. Sau khi Aomame ngồi vào vị trí, bà cũng đặt ngườixuống phía đối diện. Dù làm việc gì, bà cũng không bao giờ phát ra tiếng động.Giống như một con cáo mẹ khôn lanh đang băng qua rừng sâu.

    "Haingười có muốn uống gì không?" Tamaru hỏi.

    "Chotôi chút trà hương thảo nóng." Bà nói, rồi quay sang nhìn Aomame: "Còn cô?"

    "Giốngbà ạ." Aomame nói.

    Tamarukhẽ gật đầu, bước ra khỏi nhà kính. Anh ta kiểm tra xung quanh, chắc chắn bênngười không có con bướm nào, sau đó mới hé cửa ra một chút, nhanh chóng lách rangoài, rồi đóng cửa lại, như thể đang khiêu vũ.

    Bà chủtháo đôi bao tay bảo vệ bằng vải bông ra, trông như cởi găng tay lụa dùng trongđêm dạ hội, rồi cẩn thận gấp lại đặt trên bàn. Sau đó, bà hướng đôi mắt đen láynhìn thẳng vào Aomame. Đó là đôi mắt đã nhìn thấy vô số cảnh đời thay đổi.Aomame cũng nhìn lại bà, chú ý để không đến mức thất lễ.

    "Hìnhnhư vừa có một người rất đáng tiếc đã ra đi." Bà nói. Có vẻ cũng là nhân vật cóchút danh tiếng trong giới dầu mỏ. Nghe nói còn trẻ nhưng rất có năng lực."

    Bà chủnói chuyện bao giờ cũng rất nhỏ, âm lượng ấy như thể chỉ cần nổi lên một cơngió rất nhẹ là sẽ bị thổi tan đi. Vì vậy, đối phương lúc nào cũng phải chăm chúlắng nghe. Aomame thỉnh thoảng bị hối thúc bởi cái cảm giác muốn đưa tay ra vặncái nút chỉnh âm lượng sang bên phải. Nhưng tất nhiên nút chỉnh âm đó chẳng hềtồn tại. Nên nàng đành phải căng tai ra mà lắng nghe.

    Aomamenói: "Tuy anh ta chết rất bất ngờ, nhưng hình như cũng không có gì bất tiện cả.Trái đất vẫn quay như cũ."

    Bà chủmỉm cười: "Trên đời này, không có người nào là không thể thay thế. Cho dù có kiếnthức và năng lực siêu phàm thế nào rồi cũng tìm được người thay thế cho y ở đâuđó. Nếu đâu cũng là những người không thể thay thế thì chắc chắn chúng ta sẽ rấtkhó khăn. Đương nhiên..." Bà chủ bổ sung, đồng thời giơ ngón trỏ bàn tay phảichỉ lên không trung như để nhấn mạnh thêm: "Người như cô thì không dễ gì thaythế được."

    "Dùkhông thể tìm được người thay thế tôi, nhưng muốn tìm ra một thủ đoạn khác thaythế chắc cũng không khó lắm đâu." Aomame chỉ ra.

    Bà chủlặng lẽ nhìn Aomame, khóe miệng thoáng nở một nụ cười hài lòng. "Có lẽ vậy." Bànói. "Có điều dù là như vậy, thứ mà hai chúng ta cùng có ở đây, trong lúc này,sợ rằng không phải tìm đâu cũng có. Cô là cô, cô chỉ có thể là cô. Tôi vô cùngcảm kích cô, thậm chí không lời nào có thể bày tỏ được hết sự cảm kích này."

    Bàkhom người về phía trước, vươn tay đặt lên mu bàn tay Aomame. Khoảng chừng mườigiây, tay bà không hề nhúc nhích. Sau đó bà rời tay ra, khuôn mặt thoáng hiệnlên vẻ thỏa mãn, thoáng có chút tự phụ. "Ngay ở Ryukyu cũng khó mà tìm được. Loạibướm này chỉ hút chất dinh dưỡng từ một loài hoa, một loài hoa đặc biệt chỉ nởtrên núi ở Ryukyu. Muốn nuôi loài bướm này, trước tiên phải vận chuyển loài hoaấy đến đây trồng trước. Cũng khá phiền phức, đương nhiên cũng phải tốn chút tiềnbạc."

    "Conbướm này rất thân thiện với bà thì phải."

    Bà chủmỉm cười: "Nó nghĩ tôi là bạn."

    "Cóthể làm bạn với bướm ư?"

    Muốntrở thành bạn của bướm, trước tiên cô phải trở thành một phần của tự nhiên đã.Loại bỏ hơi người, lặng yên bất động, tưởng tượng mình là một gốc cây, một ngọncỏ, một nhành hoa. Rất tốn thời gian, nhưng khi đối phương không đề phòng cô nữa,thì tự nhiên sẽ trở thành bạn tốt của cô thôi."

    "Bàcó đặt tên cho bướm không?" Aomame thấy hiếu kỳ. "Tức là, đặt tên cho từng conmột, như chó mèo ấy."

    Bà chủkhẽ lắc đầu. "Tôi không đặt tên cho bươm bướm. Cho dù không đặt tên, nhưng chỉcần nhìn hình dạng và hoa văn là tôi nhận ra được từng con một. Vả lại, dù có đặttên cho bướm, thì chẳng bao lâu sau chúng cũng chết đi thôi. Đây là những ngườibạn vô danh, chỉ làm bạn với ta trong thời gian ngắn ngủi rồi sẽ ra đi. Ngàyngày tôi đều tới đây, gặp gỡ, chào hỏi, hàn huyên với lũ bướm, nhưng khi thờigian đến, lũ bướm sẽ lặng lẽ biến mất biệt tích. Tôi nghĩ chắc chúng đã chết,nhưng lại không tìm được xác bướm ở đâu, cứ như thể chúng bị hút vào hư không,hoàn toàn không còn chút tăm tích nào cả. Bướm là những sinh linh đẹp nhất trênđời. Chẳng biết chúng từ đâu đến, chỉ lặng lẽ theo đuổi thứ gì đó mà số mệnh đãđịnh sẵn, rồi sau đó im lìm biến mất, chẳng rõ đã tới nơi đâu. Có lẽ là đến mộtthế giới khác thế giới này."

    Khôngkhí trong nhà kính ấm áp nhưng ẩm ướt, đầy mùi thực vật oi nồng. Còn lũ bướmkia, tựa hồ những dấu phẩy ngăn tách dòng ý thức vô thủy vô chung, thoắt ẩn chỗnày thoắt hiện chỗ kia. Mỗi lần đi vào nhà kính này, Aomame đều thấy như thểkhông còn cảm giác về thời gian.

    Tamarubưng cái khay kim loại bên trên đặt ấm trà bằng sứ men xanh tuyệt đẹp và haichén trà cùng bộ bước vào. Trên khay còn có khăn ăn và đĩa nhỏ đựng bánh quy.Mùi thơm của trà hương thảo hòa làm một cùng với hương hoa xung quanh.

    "Cảmơn anh, Tamaru. Để tôi làm nốt cho." Bà chủ nói.

    Tamaruđặt khẽ khay lên bàn, lặng lẽ gật đầu, rồi lặng lẽ lùi lại. Sau đó lại mở cửa,đóng cửa, bước ra khỏi nhà kính, bước chân nhanh nhẹn như khiêu vũ. Bà chủ mở nắpấm trà, hít một hơi, kiểm tra xem trà đã nở đến đâu, rồi chầm chậm rót vào chéncủa hai người. Thật cẩn trọng để sao cho hai chén trà đầy như nhau.

    "Có lẽtôi hỏi hơi thừa, nhưng sao bà không lắp thêm cửa lưới?" Aomame hỏi.

    Bà chủngẩng mặt lên nhìn nàng: "Cửa lưới?"

    "Đúngvậy, bên trong lắp thêm cửa lưới, làm thành hai tầng cửa, vậy thì lúc ra vàokhông lo bướm bay ra ngoài nữa."

    Bà chủtay trái cầm đĩa tách, tay phải cầm chén trà nâng lên môi, nhẹ nhàng nhấp mộtngụm nhỏ. Thưởng thức mùi thơm, rồi khẽ gật đầu. Đặt chén trà lên đĩa, sau đó mớiđặt đĩa trở lại khay kim loại. Đoạn bà lấy khăn ăn chấm chấm lên miệng, rồi đặtxuống đầu gối. Chỉ mấy động tác đó, dù có nói giảm nhẹ nhất thì cũng tốn thờigian gấp ba lần người bình thường. Cứ như các yêu tinh ở sâu trong rừng thẳmđang hút những giọt sương mai giàu chất dinh dưỡng. Aomame nghĩ.

    Sauđó, bà chủ khẽ đằng hắng một tiếng: "Tôi không thích những thứ có hình lưới."Bà nói.

    Aomameim lặng đợi bà nói tiếp, nhưng sau đó không còn câu nào nữa. Không thích vậthình lưới, rốt cuộc là những thứ tượng trưng cho sự bó buộc, chỉ xuất phát từquan điểm thẩm mỹ, hoặc giả chẳng có lý do gì đặc biệt, mà đơn giản chỉ là yêughét cảm tính? Chủ đề câu chuyện đã kết thúc một cách khó hiểu như thế. Có điều,trước mắt, đây không phải vấn đề nghiêm trọng, chỉ là ngẫu nhiên nghĩ đến, tiệnthể thì hỏi.

    Aomamecũng học theo bà chủ, cầm cả đĩa và chén trà lên tay, lặng lẽ nhấp một ngụm.Nàng không thích uống trà hương thảo lắm. Thứ cà phê vừa nóng vừa đặc tựa nhưcơn ác mộng lúc đêm thâu mới là thứ nàng ưa thích. Hiềm nỗi thứ thức uống ấy dườngnhư không thích hợp uống trong nhà kính lúc buổi chiều. Vì vậy, mỗi lần đếnđây, nàng đều uống thứ giống của bà chủ. Bà chủ mời ăn bánh quy, nàng liền cầmmột cái lên ăn. Là bánh quy gừng, vừa mới ra lò, có mùi gừng rất tươi. Trướcchiến tranh, bà chủ từng sống ở Anh một thời gian. Aomame chợt nhớ ra điều đó.Bà chủ cũng cầm một chiếc bánh lên, cắn một miếng nhỏ, hết sức lặng lẽ tựa hồnhư không muốn làm kinh động đến con bướm quý hiếm đang ngủ trên vai mình.

    "Theolệ cũ, lúc cô về, Tamaru sẽ đưa chìa khóa cho cô." Bà nói, "Khi nào dùng xongthì gửi lại cho tôi. Cứ như mọi lần thôi."

    "Tôihiểu rồi."

    Khoảnglặng ấy kéo dài trong giây lát. Trong gian nhà kính kín như bưng này, không mộtâm thanh nào từ thế giới bên ngoài có thể lọt vào. Con bướm tiếp tục ngủ yên.

    "Chúngta không làm gì sai cả." Bà chủ nhìn thẳng vào mặt Aomame, nói.

    Aomamekhẽ cắn môi, gật đầu nói: "Tôi hiểu."

    "Côxem thứ ở trong phong bì ấy đi." Bà chủ lại nói.

    Aomameđưa tay cầm chiếc phong bì đặt trên bàn lên, lấy bảy tấm ảnh chụp bằng polaroidbên trong ra, xếp bên cạnh chiếc ấm sứ men xanh tinh xảo, như thể xếp những lábài mang điềm dữ khi bói bài taro. Đây là ảnh chụp đặc tả một số bộ phận trêncơ thể trần truồng của người đàn bà trẻ. Lưng, vú, mông, đùi. Thậm chí cả gótchân. Chỉ không có ảnh chụp mặt. Chỗ nào cũng có dấu vết của bạo lực. Vết sẹo,vết máu, dường như bị roi da quất vào. Lông mu bị cạo sạch, gần đó còn có có dấuvết giống như bị gí tàn thuốc lá vào làm bỏng. Aomame không kìm được, chau màylại. Trước đây nàng cũng từng xem những bức ảnh tương tự, nhưng đều không tànnhẫn đến mức này.

    "Lầnđầu tiên thấy phải không?" Bà chủ hỏi.

    Aomameim lặng gật đầu. "Tôi có nghe đại để tình hình, nhưng ảnh thì đúng là mới nhìnthấy."

    "Chínhtên đó làm." Người đàn bà lớn tuổi nói. "Ba chỗ xương sườn bị gãy đã được xửlý, nhưng một bên tai đã có dấu hiệu nghễnh ngãng, e là không thể hồi phục." mlượng giọng nói của bà chủ không hề thay đổi, nhưng đã trở nên lạnh lùng và cứngrắn hơn lúc nãy. Hình như bị sự biến đổi ấy làm kinh hãi, con bướm đang đậutrên vai bà chủ bỗng giật mình tỉnh giấc, đập đập hai cánh bay lướt lên khôngtrung.

    Bà tiếptục nói: "Đối với hạng người như thế, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ. Dùcó xảy ra chuyện gì đi nữa."

    Aomamenhặt những tấm ảnh lên, cho lại vào phong bì.

    "Côkhông nghĩ thế à?"

    "Tôicũng nghĩ vậy." Aomame tán đồng.

    "Chuyệnchúng ta làm là rất đúng." Bà chủ nói.

    Bà đứnglên khỏi ghế, có lẽ là để tâm trạng ổn định lại, bà cầm bình tưới hoa bên cạnhlên, như thể đang cầm một thứ vũ khí vô cùng tinh xảo. Sắc mặt bà ít nhiều cóphần tái đi, nhìn chăm chăm không chớp vào một góc nhà kính. Aomame cũng hướngánh mắt theo góc nhìn của bà, nhưng không phát hiện ra thứ gì đặc biệt. Chỗ đóchỉ có một chậu hoa ké lớn mà thôi.

    "Cámơn cô đã đến. Vất vả cho cô quá." Bà cầm cái bình tưới trống không, nói. Xem chừngcuộc gặp đã kết thúc.

    Aomamecũng đứng dậy, cầm túi đeo chéo "Cám ơn bà đã mời trà."

    "Cảmơn cô lần nữa." Bà chủ nói.

    Aomamemỉm cười.

    "Côkhông phải lo lắng gì cả." Bà chủ nói. Ngữ điệu không biết từ lúc nào đã trở lạivẻ bình tĩnh ban đầu, trong mắt thoáng hiện lên ánh nhìn ấm áp. Bà nhẹ nhàng đặtbàn tay lên cánh tay Aomame. "Bởi vì chuyện chúng ta làm là rất đúng."

    Aomamekiểm tra lại để chắc rằng xung quanh mình không có con bướm nào, khẽ hé cửa nhàkính ra một chút, bước ra, rồi đóng lại. Bà chủ vẫn cầm bình tưới, ở lại bêntrong. Từ trong nhà kính bước ra, nàng cảm thấy không khí mát lạnh và tươi mới,lan tỏa trong không gian mùi hương của cây cối hoa cỏ. Nơi đây là thế giới củahiện thực. Dòng thời gian vẫn chảy như bình thường. Aomame hít đầy bầu khôngkhí hiện thực ấy vào hai buồng phổi.

    Bênngoài tiền sảnh, Tamaru vẫn ngồi trên chiếc ghế làm bằng gỗ tếch, đợi để đưachìa khóa hòm thư cá nhân cho cô.

    "Nóichuyện xong rồi à?" anh ta hỏi.

    "Tôinghĩ thế." Đoạn ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh anh ta, nhận chìa khóa, cho vàongăn bên của cái túi đeo.

    Haingười im lặng giây lát, ngước nhìn đàn chim bay vào trong sân. Không gian vẫnhoàn toàn lặng gió, cành liễu im lìm rũ xuống, vài cành gần như chạm sát xuốngmặt đất.

    "Ngườiđàn bà ấy vẫn ổn chứ?" Aomame hỏi.

    "Ngườiđàn bà nào?"

    "Vợ củacái tên bị bệnh tim chết trong khách sạn ở Shibuya ấy."

    "Hiệnnay thì vẫn chưa nói là ổn được." Tamaru nhíu mày, đáp. "Vẫn ở trong trạng tháibị kích động, không thể nói chuyện, vẫn cần thêm một thời gian nữa."

    "Làngười như thế nào?"

    "Chưađến ba lăm tuổi. Không có con. Xinh đẹp, đáng mến. Dáng dấp cũng rất khá. Đángtiếc là mùa hè năm nay không mặc được bikini. Mà có khi cả sang năm cũng khôngđược. Xem ảnh chưa?"

    "Vừaxem xong."

    "Tệquá đúng không?"

    "Cũnghơi thái quá." Aomame nói.

    Tamarunói: "Trường hợp này rất thường thấy. Xét trên các tiêu chuẩn thông thường củangười đời thì người đàn ông đó tài giỏi, được người xung quanh đánh giá cao,gia đình gia giáo, học vấn cao, lại có cả địa vị xã hội nhất định

    "Nhưngvề đến nhà là như biến thành người khác." Amame tiếp lời anh ta, bổ sung thêm,"Đặc biệt hễ uống rượu là trở nên hung bạo. Nhưng chỉ dám ra tay với đàn bà, chỉdám đánh vợ. Nhưng do bề ngoài tốt đẹp, người khác đều ngỡ y là người chồng tốt,đáng mến. Dù người vợ có tố cáo thế nào, nói mình bị đối đãi tàn bạo phi nhântính ra sao, thì cũng chẳng ai tin. Người đàn ông cũng hiểu rõ điều này, nên hắnchỉ nhằm vào những chỗ người khác không nhìn thấy mà đánh đập, hoặc là không đểlại dấu vết gì. Phải vậy không?"

    Tamarugật đầu nói: "Cũng gần như thế. Nhưng thằng khốn này không uống giọt rượu nào,hơn nữa chỉ toàn hành hung vợ giữa ban ngày ban mặt, tính chất nặng hơn. Cô vợmuốn ly hôn, nhưng hắn kiên quyết phản đối. Có lẽ vẫn còn yêu vợ, hoặc có lẽkhông muốn buông tha cho vật hi sinh trong tay mình, mà cũng có khả năng là thằngkhốn ấy thích hành hung vợ."

    Tamarukhẽ giơ chân lên, kiểm tra xem đôi giày da đã bóng lộn lên chưa, sau đó tiếp tụcnói.

    "Chỉcần trưng ra được chứng cứ bạo hành gia đình, đương nhiên là có thể ly hôn.Nhưng làm vậy quá tốn thời gian, lại tốn cả tiền nữa. Hơn nữa, nếu đối phươngthuê được luật sư giỏi thì không đơn giản cho cô ấy. Tòa án gia đình thì nhannhản, nhưng thẩm phán lại nhiều. Mà dù ly hôn được, rồi tòa xử cho nhận tiền bồithường tổn thất tinh thần và tiền hỗ trợ sinh hoạt, thì cũng ít gã đàn ông nàochịu trả tiền một cách tử tế. Bởi vì muốn tìm cớ để chối thì dễ lắm, bao nhiêucũng có. Ở Nhật Bản, gần như chẳng có trường hợp nào chồng cũ phải vào tù vìkhông bồi thường tổn thất tinh thần. Chỉ cần làm ra vẻ muốn làm vậy, rồi trả mộtít tượng trưng, thì tòa án sẽ rộng lượng bỏ qua cho. Xã hội Nhật Bản này vẫndung túng đàn ông thế đấy.

    Aomamenói: "Nhưng mấy hôm trước, vừa may là gã chồng tàn bạo ấy phát bệnh tim chếttrong khách sạn ở khu Shibuya rồi."

    "Dùngchữ vừa may như thế hơi trực tiếp quá." Tamaru khẽ chép miệng. "Trời có mắt.Tôi thích cách nói này hơn. Sao cũng được, nguyên nhân cái chết không có điểmgì đáng nghi, tiền bảo hiểm cũng không nhiều đến mức khiến người ta chú ý, côngty bảo hiểm nhân thọ cũng không ngờ vực gì, chắc là sẽ nhanh chóng thanh toán.Là nói vậy, nhưng xét cho cùng cũng là một khoản đáng kể đấy. Dùng số tiền bảohiểm này, cô ta có thể đi bước đầu tiên trong cuộc sống mới. Cô ta có thể tiếtkiệm cả thời gian và tiền bạc cho việc ly hôn, tránh được thủ tục pháp lý vừaphức tạp vừa vô nghĩa, rồi cả những dằn vặt tinh thần sau khi vụ việc kết thúcnữa."

    "Chẳngnhững vậy, tên khốn kiếp không thể chạy rông ngoài kia để đi tìm một vật hisinh khác được nữa."

    "Trờicó mắt." Tamaru nói. "Cũng may là bệnh tim phát tác, tất cả đều kết thúc mộtcách viên mãn. Chỉ cần kết thúc ổn, thì tất cả đều sẽ ổn."

    "Nếuthật sự có cái kết thúc như thế." Aomame nói.

    Khóemiệng Tamaru nhếch lên, tạo thành một nếp nhăn ngắn khiến người ta liên tưởng đếnmột nụ cười. "Thế nào cũng tồn tại ở đâu đó một kết thúc như vậy. Chỉ là khôngchỉ rõ ra ‘đây chính là kết cục’ mà thôi. Trên bậc thang cuối cùng có bao giờviết ‘đây là bậc cuối cùng rồi, xin đừng leo lên nữa’ không?"

    Aomamelắc đầu.

    "Thìchuyện kia cũng vậy." Tamaru nói.

    Aomamenói: "Chỉ cần vận dụng kiến thức thông thường, mở to mắt ra nhìn, tự nhiên sẽbiết đâu là kết cục."

    Tamarugật đầu, "Mà nếu không biết," anh ta lấy ngón tay làm động tác rơi xuống, "Đằngnào cũng thế, đây chính là kết cục rồi."

    Trongít phút, hai người không ai nói gì, lắng nghe tiếng chim hót. Một buổi chiềutháng Tư yên tĩnh. Không hề thấy dấu vết của bạo lực và ác ý.

    "Giờcó mấy người đàn bà sống ở đây?" Aomame hỏi.

    "Bốn."Tamaru lập tức trả lời.

    "Hoàncảnh giống nhau cả chứ?"

    "Đạikhái cũng tương tự." Tamaru nói, sau đó hơi nhếch mép, "Có điều trường hợp củaba người còn lại không nghiêm trọng đến thế. Bọn đàn ông kia chỉ là mấy thằngranh vô dụng, không đến nỗi tệ hại như thằng khốn chúng ta vừa nói. Toàn là bọnvớ vẩn huênh hoang, không cần đến phiên cô. Bọn tôi cũng xử lý được rồi.

    "Hợppháp không?"

    "Đạiđể là hợp pháp. Cùng lắm cũng chỉ dọa một chút. Tất nhiên, phát bệnh tim cũnglà một nguyên nhân tử vong hợp pháp."

    "Dĩnhiên." Aomame phụ họa.

    Tamaruim lặng một lúc, hai tay để trên đầu gối, lặng lẽ ngước nhìn những cành liễu rủlà là mặt đất.

    Aomamethoáng ngần ngừ, đoạn cất tiếng nói: "Anh Tamaru này, tôi muốn hỏi anh một việc."

    "Việcgì vậy?"

    "Sắcphục và súng của cảnh sát thay đổi từ mấy năm trước thế?"

    Tamaruhơi nhíu mày, dường như trong ngữ điệu của nàng có chút âm hưởng gì khiến anhta phải dè chừng. "Sao đột nhiên cô lại hỏi vậy?"

    "Cũngkhông có gì đặc biệt, chỉ là đột nhiên nghĩ đến thôi."

    Tamarunhìn thẳng vào mắt Aomame, đôi mắt anh ta lúc nào cũng giữ thái độ trung lập,bên trong không hề có cảm xúc. Luôn để lại chỗ trống để có thể ngả theo bất kỳhướng nào.

    "Trungtuần tháng Tám năm 1981, cảnh sát Yamanashi đã đọ súng với phần tử quá khích ởvùng núi gần hồ Motosu, năm sau đó, lực lượng cảnh sát đã tiến hành cải tổ quymô lớn. Chuyện xảy ra đã được hai năm rồi."

    Aomamegật đầu, nét mặt không hề thay đổi. Nàng hoàn toàn không có ký ức gì về vụ việcnày, chỉ đành gật đầu phụ họa theo đối phương.

    "Mộtsự kiện đẫm máu. Năm khẩu AK47 Kalashnikov, súng lục ổ quay bắn sáu phát kiểucũ không thể là đối thủ của món ấy. Ba viên cảnh sát đáng thương bị bắn lỗ chỗnhư cái sàng, khắp người toàn vết đạn. Lính đặc chủng của lực lượng phòng vệ lậptức cho trực thăng tới hiện trường, cảnh sát mất hết thể diện. Sau vụ đó, Thủtướng Nakasone Yasuhiro lập tức quyết định phải tăng cường sức mạnh của cảnhsát. Họ tiến hành cải cách trên diện rộng, lập ra các đơn vị vũ trang đặc chủng,cảnh sát thông thường cũng chuyển qua đeo loại súng lục tự động có tính năng ưuviệt hơn, Beretta 92. Cô bắn thử bao giờ chưa?"

    Aomamelắc đầu. Làm gì có chuyện ấy? Đến súng hơi cô còn chưa dùng bao giờ nữa là.

    "Tôibắn rồi đấy." Tamaru nói. "Kiểu tự động bắn liền một lúc mười lăm phát, dùng đạnchín ly Parabellum. Đây là loại súng được đánh giá rất cao, lục quân Mỹ cũng sửdụng. Giá cả không rẻ lắm, nhưng cũng không đắt như SIG hay Glock, đây chính làđiểm khiến nó bán chạy. Chỉ có điều, đấy không phải là loại súng tay mơ xài được.Khẩu ổ quay kiểu cũ chỉ nặng có bốn trăm chín mươi gam, còn loại này lại nặng đếntám trăm năm mươi gam. Đám cảnh sát Nhật Bản không được huấn luyện tới nơi tớichốn, dù có đeo loại súng này cũng chẳng làm được trò trống gì. Ở chỗ đông ngườichật chội mà dùng loại súng có tính năng cao thế này bắn loạn lên thì chỉ tổ giếtnhầm người dân thôi."

    "Anhbắn thử cái đó ở đâu thế?"

    "Ồ,cũng thường xuyên lắm. Có lần, tôi đang chơi đàn hạc bên bờ suối, chẳng hiểu từđâu xuất hiện một cô tiên, đưa cho tôi một khẩu Beretta 92, rồi nói: "Ngươi bắncon thỏ trắng ở kia một phát xem nào."

    "Nóichuyện nghiêm chỉnh đi."

    Tamaruđể nếp nhăn nơi khóe miệng mình hơi sâu một chút. "Tôi chỉ nói chuyện nghiêm chỉnhthôi." Anh ta nói. "Tóm lại, thay đổi sắc phục và súng lục là chuyện từ mùaxuân hai năm về trước, đâu như vào quãng đó thôi. Vậy đã coi là trả lời câu hỏicủa cô chưa?"

    "Cáchđây hai năm." Nàng nói.

    Tamarulại hướng ánh mắt sắc bén về phía Aomame. "Tôi bảo này, nếu có tâm sự gì, cứnói với tôi. Hay là cô có dính dáng gì đến cảnh sát rồi?"

    "Khôngphải vậy." Aomame nói, các đầu ngón tay khẽ đung đưa trong không trung. "Chỉ làtôi chợt nhớ đến trang phục của cảnh sát, đang nghĩ xem là đổi từ lúc nào."

    Im lặngthêm giây lát, rồi cuộc trò chuyện của hai người cũng kết thúc ở đó. Tamaru mộtlần nữa đưa tay phải ra: "Chúc mừng cô, công việc kết thúc thuận lợi." Anh tanói. Aomame nắm lấy bàn tay đối phương, người đàn ông này hiểu được: sau khihoàn thành một việc quan trọng liên quan đến tính mạng con người, sự cổ vũ lặnglẽ mà ấm áp thông qua tiếp xúc cơ thể là hết sức cần thiết.

    "Nghỉngơi mấy ngày đi." Tamaru nói, "Có lúc cũng cần dừng chân đứng lại hít thở thậtsâu, thả cho đầu óc trống rỗng. Hay là đi chơi đảo Guam với bạn trai cũng được."

    Aomameđứng dậy, đeo túi lên vai, chỉnh lại mũ của áo jacket. Tamaru cũng đứng dậy.Dáng anh ta không thể xem là cao, nhưng khi đứng lên thì chẳng khác nào một bứctường đá sừng sững ở đó. Aomame thường hay bị cảm giác dày đặc ấy làm cho kinhngạc.

    Tamaruở phía sau dõi theo bóng Aomame đi xa dần. Nàng tiến về phía trước, sau lưng vẫncảm nhận được ánh mắt anh ta đang nhìn. Thế nên nàng thu cằm lại, ưỡn thẳnglưng, bước vững vàng theo một đường thẳng tắp. Thế nhưng, ở nơi ánh mắt khôngnhìn tới được, nàng lại đang chìm đắm vào trong hỗn loạn. Ở những nơi nàngkhông hề hay biết, đang liên tiếp xảy ra những sự việc nàng không hề hay biết.Chỉ vừa mới đây thôi, thế giới vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của nàng, khôngcó sơ hở và mâu thuẫn. Song giờ đây, thế giới ấy đã bắt đầu sụp đổ và tan vỡ.

    Đấusúng ở Motosu? Súng lục Beretta 92?

    Rốtcuộc đã xảy ra chuyện gì? Tin quan trọng như thế, Aomame không thể bỏ sót được.Hệ thống của thế giới này đã bắt đầu xuất hiện hỗn loạn ở đâu đó. Nàng vừa bướcđi vừa tiếp tục ngẫm nghĩ. Dù xảy ra chuyện gì, cũng cần phải tìm cách sắp xếplại thế giới này, nhất định phải làm cho nó hợp lý. Mà phải thật nhanh. Bằngkhông, ai biết sẽ còn xảy ra những chuyện gì nữa.

    Có lẽTamaru đã nhìn thấu tâm trạng bối rối của Aomame. Anh ta là người thận trọng,có trực giác nhạy bén. Đồng thời cũng là một nhân vật nguy hiểm. Tamaru vô cùngkính trọng bà chủ và tuyệt đối trung thành. Để bảo vệ cho sự an toàn của bà, cólẽ không việc gì anh ta không dám làm. Aomame và Tamaru đều mến tài nhau, và cótình cảm tốt với nhau. Hay ít ra là thứ gì đó gần với tình cảm tốt. Nhưng nếuTamaru xét thấy sự tồn tại của Aomame vì một lẽ nào đó gây bất lợi cho bà chủ,hẳn anh ta sẽ không chút do dự ra tay xử lý nàng. Hết sức thực dụng, nhưng chuyệnnày cũng không thể trách Tamaru được, nói cho cùng, đó cũng là chức trách củaanh ta mà thôi.

    Aomameđi qua sân, cánh cửa mở ra, nàng hướng về phía ống kính camera giám sát gắng hếtsức nở một nụ cười thân thiện, vẫy tay nhè nhẹ. Như thể chưa từng xảy ra chuyệngì. Nàng vừa bước ra bên ngoài tường bao, cánh cửa liền chầm chậm đóng lại saulưng nàng. Vừa bước đi trên con đường dốc của khu Azabu, Aomame vừa sắp xếp lạinhững việc cần làm gấp trong đầu, liệt kê thành một danh sách. Một cách kỹ càngvà khéo léo.


  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 8

    Đến nơi xa lạ gặp người xa lạ



    Đối vớirất nhiều người, buổi sáng chủ nhật tượng trưng cho sự nghỉ ngơi. Nhưng cả thờithiếu niên của mình, Tengo chưa bao giờ nghĩ rằng buổi sáng Chủ nhật lại vui vẻ.Ngày Chủ nhật thường khiến tâm trạng anh nặng nề, u ám. Cứ đến cuối tuần, cơ thểliền bắt đầu đờ đẫn, nặng trịch, chán ăn, mình mẩy chỗ nào cũng đau nhức. Đối vớiTengo ngày Chủ Nhật giống như vầng trăng hình thù vặn vẹo lúc nào cũng hướng mặtsau tăm tối về phía anh. Nếu ngày Chủ nhật chẳng bao giờ đến thì tốt biết mấy!Hồi nhỏ Tengo vẫn thầm mong như thế. Giá như trường học ngày nào cũng mở cửa,và không có ngày nghỉ thì thật vui sao! Thậm chí anh còn từng khẩn cầu ngày Chủnhật đừng đến! Đương nhiên lời khẩn cầu ấy không thể nào ứng nghiệm. Cho đến tậnbây giờ, khi đã trưởng thành, Chủ nhật không còn là ngày đe dọa nữa, nhưng cũngcó hôm, sáng Chủ nhật tỉnh dậy, chẳng hiểu sao anh lại thấy tâm trạng mình rấtu ám, cảm giác từng đốt xương trên người kêu răng rắc, hơn nữa còn thấy buồnnôn. Phản ứng ấy có lẽ đã ngấm vào tâm trí của anh. Thậm chí đã tới vùng tiềmthức rồi không chừng.

    Cứ đếnChủ nhật là người cha làm nhân viên thu phí của đài NHK lại dẫn Tengo khi ấy vẫncòn bé đi khắp nơi thu tiền. Chuyện ấy bắt đầu từ trước khi Tengo đi mẫu giáo,mãi đến thời anh học lớp năm mới chấm dứt, trừ phi nhà trường có hoạt động gì đặcbiệt, còn không thì chưa hề gián đoạn. Bảy giờ sáng thức dậy, cha Tengo lấy xàphòng rửa mặt cho anh thật sạch, cẩn thận kiểm tra lỗ tai và các móng tay, mặccho anh quần áo sạch sẽ nhất (nhưng chẳng đẹp chút nào), rồi hứa hẹn lát sauxong việc sẽ mua đồ ăn ngon cho anh.

    Nhữngnhân viên thu phí khác của đài NHK có làm việc ngày Chủ nhật hay không, Tengokhông rõ. Nhưng trong kí ức của anh, chắc chắn cha anh có làm việc Chủ nhật, thậmchí còn gắng sức hơn ngày thường. Bời vì ngày Chủ nhật có thể tìm được nhữngngười ngày thường không ở nhà.

    Việcông dẫn cậu bé Tengo cùng đi thu tiền cước là có mấy lý do. Không thể mặc Tengocòn lúc bé xíu như thế ở nhà một mình là một. Ngày thường và thứ Bảy đều có thểgửi ở trường mầm non, trường mẫu giáo hoặc trường tiểu học, còn Chủ nhật thì nhữngnơi ấy đều nghỉ. Một lý do khác, là cần để con trai nhìn thấy cha làm việc nhưthế nào. Cuộc sống của chúng ta được duy trì, bởi điều gì, lao động là như thếnào, mỗi thứ ấy đều phải biết từ khi còn nhỏ. Bản thân cha anh từ khi bắt đầucó ký ức cũng đã bị xua ra đồng làm việc rồi, vốn chẳng có gì gọi là Chủ nhật.Những lúc đồng áng bận rộn, thậm chí còn phải xin nghỉ học ra ruộng làm việc. Đốivới cha anh, cuộc sống như vậy là lẽ đương nhiên.

    Lý dothứ ba, lý do cuối cùng, cũng là lý do có vẻ tính toán nhất, vì vậy cũng làm tổnthương Tengo nhiều nhất. Cha anh hiểu rất rõ rằng nếu dẫn theo trẻ con, thì ôngthường rất dễ dàng thu được phí. Khi đối diện với nhân viên thu tiền dắt theotrẻ con, những lời kiểu như "Tiền này tôi không muốn trả đấy xéo đi" khó mà nóira miệng được. Trước ánh mắt chăm chú của đứa trẻ, nhiều người vốn chẳng địnhtrả tiền cũng đành phải móc hầu bao ra thanh toán. Thế nên ngày Chủ nhật củacha anh rất hay chọn tuyến đường có nhiều nhà khó thu tiền. Ngay từ đầu Tengođã nhận ra được vai trò mà cha kỳ vọng ở mình, trong lòng cảm thấy hết sức khóchịu. Nhưng mặt khác để làm cha vui lòng, anh cũng không thể không vắt óc suynghĩ để hoàn thành vai diễn mà ông mong đợi. Giống như con khỉ làm xiếc. Nếu cóthể khiến cha vui lòng, cả ngày hôm ấy Tengo sẽ được đối xử rất dịu dàng.

    Niềman ủi nhất của Tengo là khu vực cha anh phụ trách thu tiền cách nhà khá xa. NhàTengo ở khu ngoại ô thành phố Ichikawa, còn khu vực cha anh phụ trách thu tiềnlại ở trung tâm thành phố. Trường của anh cũng thuộc khu vực khác. Vì vậy có thểtránh tình huống đến nhà bạn học cùng trường mẫu giáo hoặc trường tiểu học thutiền. Tuy thế, trên đường phố đông đúc ở trung tâm, thi thoảng anh vẫn gặp cácbạn học đi ngang qua. Những lúc như thế, anh thường nhanh nhẹn nấp sau lưngcha, không để các bạn phát hiện.

    Chađám bạn cùng lớp Tengo hầu như đều là dân công sở làm việc ở trung tâm Tokyo. Bọnchúng đều nghĩ thành phố Ichikawa là một phần của Tokyo, chẳng qua vì mộtnguyên nhân nào đó mới ngẫu nhiên bị biên vào địa chỉ giới tỉnh Chiba thôi.Sáng thứ Hai, lũ bạn liền sôi nổi tán chuyện Chủ nhật mình đã đi những đâu làmnhững gì. Chúng đi nào là công viên, vườn bách thú, sân bóng chày. Mùa hè đếnbiển Minamiboso bơi, mùa đông đi trượt tuyết. Hoặc không thì đòi cha mình láixe đi hóng gió, hoặc đi leo núi. Chúng hào hứng bàn tán về các kinh nghiệm,trao đổi thông tin về các địa điểm khác nhau. Còn Tengo thì chẳng có gì để kể.Anh chưa từng đi du lịch, cũng chẳng bao giờ đến công viên giải trí. Từ sáng sớmđến tối mịt ngày Chủ nhật, anh chỉ theo cha đi ấn chuông cửa nhà những ngườikhông hề quen biết, khom lưng thu tiền của những người ra mở cửa, nếu người takhông chịu trả thì phải vừa dỗ dành vừa dọa nạt. Gặp phải người thích cãi lộnthì cũng phải lý luận tới cùng. Có lúc còn bị nhục mạ xua đuổi như chó. Nhữngkinh nghiệm này không thể nào kể ra với các bạn cùng lớp được.

    Năm lớpba, ai cũng biết chuyện cha anh là nhân viên thu phí của đài NHK. Có lẽ lúctheo cha anh đi thu tiền anh đã bị ai đấy trông thấy. Phải biết là ngày Chủ nhậtnào, từ sáng sớm đến tối mịt anh cũng lẽo đẽo theo cha đi khắp ngõ lớn ngõ nhỏtrong khu trung tâm thành phố, bị người quen trông thấy cũng là chuyện tấtnhiên. (Lúc ấy anh đã lớn, không thể nấp sau cha được nữa). Mọi người còn ngạcnhiên hơn vì trước đó việc này chưa bao giờ lộ ra.

    Vậylà, từ lúc đó đám bạn đều dùng biệt danh "NHK" để gọi anh. Trong xã hội của tụitrẻ con thuộc giai cấp tiểu tư sản cổ trắng, anh không thể không thành một thứ"dị chủng". Nhiều chuyện vốn là lẽ đương nhiên với những đứa trẻ khác, thì vớiTengo lại không phải vậy. Tengo ở trong một thế giới khác hẳn với thế giới củachúng, cuộc sống hoàn toàn dị biệt. Thành tích học tập của anh ở trường thuộcdiện xuất sắc, môn thể dục cũng giỏi. Thân hình cao lớn, khỏe mạnh. Thầy côgiáo cũng đặc biệt chú ý đến anh. Vì vậy, tuy là một thứ "dị chủng" trong môitrường đó, nhưng ở lớp, anh không trở thành đối tượng bị bài xích, ngược lại gặpchuyện gì cũng được đối đãi đặc biệt. Song, cho dù có người rủ ngày Chủ nhậtcùng đi đâu đó chơi, hoặc mời đến nhà, anh cũng không thể nhận lời. Bởi Tengohiểu rõ, dẫu anh có nói với cha "Tuần này cả lớp đều đến nhà bạn nào đấy" thìông cũng chẳng thèm để ý. Xin lỗi, Chủ nhật tuần này không được rồi. Anh chỉ cóthể uyển chuyển từ chối như thế. Sau mấy lần liên tiếp, đương nhiên chẳng cònai mời anh nữa. Đến khi nhận ra, thì anh đã chẳng thuộc về nhóm nào, luôn chỉcó một mình.

    NgàyChủ nhật, dù có xảy ra chuyện gì, anh cũng đều cùng cha đi theo một tuyến đườngnhất định để thu tiền cước từ sáng sớm đến tối mịt. Đây là quy luật tuyệt đối,không thay đổi và cũng không có ngoại lệ. Cho dù anh bị cảm ho sù sụ không ngớt,hay sốt cao, hay đau bụng tiêu chảy, cha Tengo cũng không cho phép anh ở nhà.Những lúc như thế, anh thường loạng choạng đi sau ông, trong lòng thầm nhủ: giángã lăn ra đây chết luôn đi có phải tốt không. Như thế, có khi ít nhiều cha anhsẽ suy xét lại hành vi của mình … rồi nghĩ có thể ông đã quá nghiêm khắc vớicon trai. Nhưng chẳng rõ là may mắn hay bất hạnh, trời sinh ra Tengo rất khỏe mạnh,cường tráng. Dù bị sốt, đau dạ dày, buồn nôn cũng chưa bao giờ ngã, cũng khôngmột lần ngất xỉu, luôn cùng với cha đi hết tuyến đường thu tiền dài dằng dặc.Chưa bao giờ oán thán nửa lời.

    Vàonăm chiến tranh kết thúc, cha Tengo không một đồng xu dính túi từ Mãn Châu trởvề. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân Đông Bắc, là con trai thứ ba, cùngmột đám bạn đồng hương gia nhập "Đoàn khai thác Mãn Mông", vượt biển đến MãnChâu. Ông không hề tin tưởng mù quáng vào sự tuyên truyền của chính phủ rằngMãn Châu là cõi thiên đường hạ giới, đất đai phì nhiêu màu mỡ, đến đó là có thểsống giàu có sung túc. Ngay từ đầu ông đã hiểu rõ, trên đời này chẳng có nơinào gọi là thiên đường hạ giới. Nhưng đói nghèo bức bách, ở lại quê hương thìchỉ có thể sống lay lắt chờ chết đói. Vả lại nền kinh tế lúc đó đã quá tiêu điều,người thất nghiệp đầy rẫy. Cho dù có lên thành phố cũng đừng hòng tìm được việclàm. Trong hoàn cảnh ấy, con đường sống duy nhất là đến Mãn Châu. Sau khi đượchuấn luyện cơ bản ở đoàn nông dân khai thác để có thể cầm súng những lúc hữu sự,nhét vào đầu chút kiến thức tối thiểu về tình hình nông nghiệp ở Mãn Châu, saukhi được tiễn đưa bằng ba tiếng hô vang vạn tuế, bọn họ bỏ lại quê hương phíasau, rồi từ Đại Liên đi xe lửa đến biên giới Mông Cổ. Ở đó, họ được phân ruộngđất, nông cụ và súng trường, bắt đầu chung tay mở mang nông nghiệp. Đâu đâucũng là đất cằn cỗi bạc màu lổn nhổn đá vụn, đến mùa đông thì vạn vật biếnthành băng. Vì không có gì ăn nên cả chó hoang họ cũng xơi tất. Mặc dù vậy, domấy năm đầu vẫn có hỗ trợ của chính phủ, nên họ cũng có thể sống tạm qua ngày.

    ThángTám năm 1945, khi cuộc sống cuối cùng cũng bắt đầu có dấu hiệu ổn định, thìLiên Xô phá bỏ hiệp ước trung lập, tấn công toàn diện vào "Đế quốc Mãn Châu".Quân đội Liên Xô, sau khi kết thúc chiến tranh ở châu u, dồn một lực lượng lớnsang Viễn Đông qua đường xe lửa Seberia, bày binh bố trận để chuẩn bị băng quabiên giới. Cha Tengo được ngầm cho biết tình thế cấp bách này từ một quan chứcông tình cờ quen biết, đã dự đoán trước việc quân Liên Xô sẽ tấn công. Quan chứckia còn nói nhỏ với ông rằng quân Quan Đông đã yếu thế tới mức không thể cầm cựvới đối phương, cho nên tốt nhất là nên chuẩn bị tháo chạy, càng nhanh càng tốt,dù tay trắng cũng phải chạy. Vì vậy, tin tức quân đội Liên Xô vượt qua biên giớivừa truyền đi, ông đã cưỡi con ngựa chuẩn bị từ trước phi thẳng đến ga xe lửa,chen lên đoàn tàu cuối cùng chạy về Đại Liên. Trong số những người cùng đi nămđó, chỉ mình ông duy nhất sống sót trở về Nhật Bản.

    Sauchiến tranh, cha Tengo tới Tokyo, buôn bán kiểu chợ đen, rồi học nghề mộc,nhưng chẳng việc nào thành công, chỉ là cố nhét cho đầy bụng. Mùa thu năm 1947,khi đang làm người giao hàng cho một quán ăn nhỏ Asakusa, tình cờ ông gặp lạingười quen cũ ở Mãn Châu bên đường, chính là vị quan chức đã rỉ tai cho ông biếttin Nhật - Xô sắp sửa khai chiến năm đó. Ông ta được điều đến Mãn Châu và làmtrong ngành bưu chính, giờ về Nhật Bản làm công chức trong Đệ tín tỉnh[1] nơiông ta công tác từ trước. Có lẽ vì tình đồng hương, hơn nữa ông kia cũng biếtcha Tengo là người chịu thương chịu khó, nên rất quý mến, bèn mời đi ăn cơm.

    [1]Tiền thân của cục bưu chính Nhật ngày nay.

    Biếtchuyện cha Tengo không tìm được công việc nào ra hồn, cuộc sống rất khó khăn,người đó liền chủ động hỏi ông có muốn làm nhân viên thu cước cho đài NHKkhông. Ông ta có người bạn làm ở đấy, có thể giúp được. Nếu được vậy thì tốtquá, cha anh nói. Tuy không biết NHK là cái gì, nhưng chỉ cần có thu nhập cố địnhthì việc gì chẳng được. Người đó liền viết thư giới thiệu, thậm chí còn đứng rabảo lãnh cho cha Tengo. Vậy là cha anh được nhận vào làm nhân viên thu phí củađài NHK mà không gặp khó khăn gì. Được đào tạo, lĩnh đồng phục, phân công địnhmức công việc. Mọi người cuối cùng cũng vượt qua được cơn chấn động vì thua trận,và tìm kiếm sự tiêu khiển trong đời sống nghèo nàn. m nhạc, truyện cười và tiếtmục thể thao trên sóng phát thanh đã trở thành phương thức giải trí tiết kiệmnhất ở bên cạnh mỗi người, mức phổ cập của radio vượt xa so với thời trước chiếntranh. Đài NHK cần một lượng lớn nhân viên đến từng nhà để thu phí nghe đài.

    ChaTengo rất nhiệt tình hoàn thành công việc được giao. Điểm mạnh của ông là cơ thểcường tráng và giỏi chịu đựng. Phải biết rằng từ lúc cha sinh mẹ đẻ, chẳng mấykhi ông được ăn no. Đối với những người như thế, công việc thu cước cho đài NHKkhông hề vất vả. Bị người ta mắng chửi, ông cũng không để tâm. Hơn nữa, mặc dùchỉ là nhân viên quèn, ông vẫn lấy làm thỏa mãn khi được làm cho một tổ chức lớn.Ban đầu chỉ là nhân viên thu phí ngoài biên chế không có bảo hiểm xã hội, ănlương khoán, sau một năm làm việc, vì thành tích và thái độ làm việc tốt, chaanh đã được nhận làm một nhân viên thu phí chính thức. Theo thông lệ của NHKthì đây là một quyết định khác thường. Có thành tích tốt ở khu vực khó thu cướccố nhiên là một nguyên nhân quan trọng, nhưng uy tín của người bảo lãnh làmquan chức trong Đệ tính tỉnh mới là có tác động lớn. Ngoài lương cơ bản cố định,còn có các khoản phụ cấp khác, lại được dọn vào nhà tập thể của công ty, được bảohiểm y tế. So với nhân viên thu phí hợp đồng kiểu hàng sử dụng một lần thì khácmột trời một vực. Cho dù thế nào, cuối cùng ông cũng kiếm được cho mình một vịtrí ở bậc thấp nhất trên cây cột totem rồi.

    Câuchuyện này anh được nghe từ cha mình không biết bao nhiêu lần. Cha anh không biếthát ru, cũng chưa từng kể chuyện cổ tích cho anh lúc đi ngủ. Thay vào đó, ôngchỉ kể đi kể lại những trải nghiệm thực tế của đời mình cho con trai. Sinh ratrong một nhà nông miền Đông Bắc, lớn lên trong lao động và những trận ẩu đả,cuộc sống chẳng khác gì loài chó má, rồi gia nhập đoàn khai thác đến Mãn Châu, ởvùng đất đến nước đái cũng đóng băng giữa chừng ấy, vừa cầm súng đuổi thổ phỉvà sói hoang vừa khai khẩn canh tác, rồi tháo chạy ngay dưới bánh xích xe tăngcủa quân Liên Xô, may mắn không bị đưa vào trại tập trung tù binh chiến tranh ởSiberia mà lại về nước an toàn, nhẫn nhục chịu đựng đói rét qua thời kì hỗn loạnsau chiến tranh, rồi nhờ cơ hội ngẫu nhiên, trở thành nhân viên thu phí chínhthức của đài NHK. Cả một câu chuyện dài. Trong câu chuyện ấy, việc trở thànhnhân viên thu tiền của đài NHK là một kết thúc có hậu. Tới đây, câu chuyện củaông cuối cùng cũng có thể chấm dứt một cách vui vẻ.

    ChaTengo kể chuyện này rất giỏi. Tuy không thể xác nhận sự thực rốt cuộc ra sao,nhưng câu chuyện đại thể cũng hợp lý. Không thể coi là hàm súc, nhưng chi tiếtthì tương đối sống động chân thực, giọng kể nhiều sắc thái. Vừa có việc vui, vừacó chuyện buồn, lại có cả bạo lực. Có những chỗ bất ngờ đến độ khiến người tahá miệng ngạc nhiên, song cũng có đoạn nghe nhiều lần vẫn khó lý giải. Nếu đờingười có thể đánh giá bằng sự đa dạng của những mẫu chuyện, cuộc đời ông chắccó thể được coi là tương đối phong phú.

    Song,khi nói đến sự việc sau khi trở thành nhân viên thu phí chính thức của đài NHK,không hiểu sao, câu chuyện của cha anh bỗng nhiên mất đi sắc thái và cảm giácchân thực. Lời kể của ông dần thiếu chi tiết, trở nên vụn vặt. Như thể đối vớiông, đó chỉ là những chuyện sau này không đáng nhắc tới. Ông quen biết với mộtcô gái, kết hôn rồi sinh một đứa con… Chính là Tengo. Vợ ông sinh Tengo đượcvài tháng thì mắc bệnh qua đời. Sau đó, ông không lấy vợ mới, chỉ cố làm tốtcông việc nhân viên thu phí, một mình nuôi Tengo, cứ như vậy đến bây giờ. Câuchuyện chấm dứt.

    Ôngđã gặp gỡ rồi kết hôn với mẹ của Tengo trong hoàn cảnh nào? Bà là người thếnào? Vì sao bà mất? (Cái chết của bà có liên quan đến việc sinh hạ Tengo haykhông?) Bà ra đi trong bình yên hay đã phải đau đớn rất nhiều? Cha Tengo hầunhư không nhắc đến điều này. Tengo có hỏi ông cũng lảng sang chủ đề khác màkhông trả lời. Có nhiều lần, thậm chí ông còn tỏ ra không vui, chỉ im lặng. Mẹ anhkhông để lại tấm ảnh nào hết. Ảnh hôn lễ cũng không. Không có tiền tổ chức lễcưới, mà cũng chẳng có máy ảnh, cha anh giải thích.

    Nhưngnói chung Tengo không tin lời cha mình lắm. Cha anh đang che giấu sự thật, bịara một câu chuyện khác. Mẹ Tengo không qua đời sau khi sinh anh được mấy tháng.Trong ký ức còn sót lại của anh, tới khi anh một tuổi rưỡi, mẹ anh vẫn còn sống.Chẳng những vậy, lúc Tengo đang ngủ, bà còn đang ôm ấp, hôn hít một người đànông không phải chồng mình ở ngay bên cạnh.

    Mẹanh cởi áo sơ mi, buông quai chiếc váy lót màu trắng xuống, để một người đànông không phải cha anh mút vú. Tengo nằm ngủ bên cạnh, thở đều. Nhưng Tengo vẫnchưa ngủ. Anh đang nhìn mẹ chằm chằm.

    Đối vớiTengo, đây chính là tấm hình kỷ niệm về mẹ. Cảnh tượng kéo dài chừng mười giây ấyđã in vào trí óc anh. Đó là thông tin cụ thể duy nhất về mẹ mà anh có. Nhờ ấntượng ấy, ý thức của Tengo mới có thể nối liền với mẹ, một cái cuống rốn giả tưởnggắn liền hai người với nhau. Ý thức anh dập dềnh trôi nổi trong bọc nước ối củaký ức, lắng nghe những âm thanh vọng về từ quá khứ. Nhưng cha Tengo hoàn toànkhông biết trong tâm trí anh đã khắc sâu hình ảnh ấy, không biết anh đang khôngngừng nhai đi nhai lại hình ảnh ấy, như con bò nhai cỏ trên đồng, nuốt lấy dinhdưỡng từ đó. Cả hai cha con đều ôm chặt trong lòng những bí mật tăm tối.

    Đó làmột Chủ nhật nắng ráo dễ chịu, nhưng cơn gió thổi qua vẫn mang theo chút lạnh,cảnh báo rằng tuy đã giữa tháng Tư, nhưng thời tiết vẫn có thể dễ dàng lạnh trởlại. Tengo khoác chiếc Jacket mặc từ thời còn đi học ra ngoài áo len lông cừu cổtròn mỏng màu đen, phía dưới mặc quần kaki màu be, đi giày Hush Puppise màunâu, đôi giày hãy còn khá mới. Đây là bộ đồ thoải mái nhất của anh.

    LúcTengo đến ke tàu, trên toa đầu tiên của chuyến đi Tachikawa, ga Shinjuku tuyếnChuo, Fukaeri đã có mặt ở đó rồi. Cô ngồi một mình trên ghế dài, không nhúcnhích, nheo mắt nhìn chăm chú về phía trước. Ngoài bộ váy liền bằng vải bông inhoa giống trang phục mùa hè, cô khoác thêm chiếc áo len mùa đông dày sụ màu xanhlá, chân trần không bít tất xỏ trong giày thể thao màu xám đã bạc màu. Thời tiếtnày mà cô mặc đồ kiểu ấy thì cũng khó tưởng tượng. Bộ váy liền mỏng quá, áo lenlại quá dày. Nhưng dù vậy, cô không khiến người khác chướng mắt. Có lẽ, cô muốndùng sự không hài hòa này để diễn tả thế giới quan của mình. Không phải làkhông có khả năng này. Nhưng cũng có thể cô chẳng nghĩ ngợi gì, chỉ tùy tiện chọnbừa vài món quần áo để mặc.

    Côkhông đọc báo, không xem sách, cũng không nghe Walkman, chỉ lặng lẽ ngồi đó,đôi mắt đen tròn ngước nhìn về phía trước. Như thể đang chăm chú nhìn gì đó, lạinhư chẳng hề có thứ gì hết. Vừa có vẻ như đang nghĩ ngợi, vừa có vẻ như đầu óctrống không. Từ xa trông cô như bức tượng theo trường phái tả thực được làm bằngloại chất liệu đặc biệt.

    "Em đợilâu chưa?" Tengo hỏi.

    Fukaerinhìn gương mặt anh, rồi lắc đầu sang bên rất khẽ, chỉ chừng vài xăng ti mét.Đôi mắt đen sáng bừng lên tươi tắn như dải lụa, nhưng cũng không khác gì lần gặptrước, nét mặt cô không hề biểu lộ cảm xúc. Như thể lúc này đây cô không muốnnói chuyện với bất cứ ai. Vậy nên, Tengo thôi không cố gắng bắt chuyện, chỉ ngồixuống bên cạnh, chẳng nói một lời.

    Tàu tới,Fukaeri lẳng lặng đứng lên, hai người lên chuyến đó. Tàu điện tốc hành đếnTachikawa trong ngày nghỉ rất ít khách. Tengo và Fukaeri ngồi cạnh nhau trên ghế,im lặng ngắm nhìn quang cảnh phố xá lướt qua ô cửa sổ trước mặt. Fukaeri vẫnkhông nói một lời, Tengo cũng lặng thinh. Như để đối phó với đợt lạnh khủng khiếpsắp ập đến, cô khép hai vạt áo khoác len lại, mím môi thật chặt nhìn về phíatrước.

    Tengolấy cuốn sách bỏ túi ra để đọc, nhưng do dự một lát, lại thôi không đọc nữa.Anh cất sách vào lại trong túi, hai tay đặt lên đầu gối, chỉ bâng quơ nhìn vềphía trước, như muốn bắt trước Fukaeri. Anh muốn nghĩ ngợi một chút, nhưng chẳngnhớ ra chuyện gì. Sau một thời gian dài tập trung vào việc viết lại Nhộng khôngkhí, đầu óc anh dường như không chịu suy nghĩ những vấn đề hoàn chỉnh nữa.Trong óc có cái gì đó giống như một nắm tơ vò.

    Tengongắm nhìn phong cảnh chạy qua ngoài cửa sổ, lắng nghe âm thanh đơn điệu phát ratrên đường ray. Tuyến Chuo gần như một đường thẳng tắp vạch bằng thước kẻ trênbản đồ, vươn dài vô tận về phía trước. Không cần phải thêm những lối hình dung"gần như" hay "giống như" ấy làm gì, người thời đó nhất định đã xây tuyến đườngnày đúng như thế. Địa thế vùng đồng bằng Kanto này không có chướng ngại vật nàođáng nhắc tới, vậy nên mới có thể xây được một tuyến đường sắt thẳng tắp như vậy,người ngồi trên không có cảm giác uốn lượn hay gập ghềnh lên xuống, và cũngkhông có cầu hay đường hầm. Chỉ cần một cái thước kẻ là đủ. Xe điện chỉ nhắm đếnđích mà chạy một mạch.

    Tengothiếp đi lúc nào chẳng hay. Lúc anh bị đánh thức vì một cú lắc thì tàu điệnđang từ từ giảm tốc tiến vào ga Ogikubo. Một giấc ngủ ngắn. Fukaeri vẫn giữnguyên tư thế ban nãy, chăm chú nhìn về phía trước. Nhưng Tengo không biết thựcsự cô đang nhìn gì. Anh chỉ căn cứ dáng vẻ tập trung tinh thần ấy của cô màđoán rằng cô chưa có ý định xuống tàu lúc này.

    "Bìnhthường em hay đọc sách gì?" Tengo không chịu nỗi sự buồn chán, cất tiếng hỏisau khi tàu điện chạy qua ga Mitaka. Anh đã định hỏi Fukaeri chuyện này từ lâu.

    Fukaeriliếc nhìn Tengo một cái, rồi lại hướng mặt ra phía trước. "Em không đọc sách",cô trả lời ngắn gọn.

    "Khôngbao giờ đọc à?"

    Fukaerigật đầu dứt khoát.

    "Khôngcó hứng đọc sách à?" Tengo hỏi.

    "Đọctốn thời gian," Fukaeri nói.

    "Vì đọcsách tốn thời gian nên không đọc à?" Tengo không hiểu ý, nhắc lại câu hỏi.

    Fukaerivẫn nhìn về phía trước, không trả lời. Tựa hồ tỏ ý không phủ nhận.

    Đươngnhiên, đọc sách thường cũng phải tốn thời gian. Khác với xem tivi và truyệntranh, đọc sách là hành vi có tính liên tục trong thời gian tương đối dài.Nhưng kiểu nói "Tốn thời gian" của Fukaeri lại mang âm hưởng khác.

    "Emnói tốn thời gian, tức là... tốn rất nhiều rất nhiều thời gian đúng không?"Tengo hỏi.

    "Rấtnhiều rất nhiều" Fukaeri quả quyết nói.

    "Nhiềuhơn người bình thường rất nhiều?"

    Fukaerigật đầu.

    "Vậy ởtrường học chẳng phải là phiền lắm sao? Lên lớp phải đọc bao nhiêu là sách. Nếutốn thời gian như thế."

    "Emgiả vờ đọc." Cô nói như không.

    Trongóc Tengo vang lên một tiếng gõ cửa mang theo điềm chẳng lành. Nếu có thể, anh rấtmuốn vờ như không nghe thấy âm thanh đó, để lờ đi. Nhưng không thế được. Anh cầnphải biết sự thực.

    Tengohỏi: "Em nói đấy có phải là chứng khó đọc không?"

    "Chứngkhó đọc?" Fukaeri lặp lại lời anh.

    "Tứclà khó khăn khi đọc ấy."

    "Cóngười từng bảo thế rồi. Chứng khó…"

    "Ainói vậy?"

    Côgái khẽ nhún vai một cái.

    "Cũngcó nghĩa là…" Tengo lần mò tìm kiếm từ ngữ thích hợp, "Từ nhỏ em đã thế này rồià?"

    Fukaerigật đầu.

    "Tứclà, cho tới giờ em chưa từng đọc tiểu thuyết hay thứ gì tương tự?"

    "Khôngtự đọc"

    Nếulà như vậy, thì có thể giải thích tại sao cô không chịu ảnh hưởng của bất cứtác giả nào như thế. Đây là một lý do hợp tình hợp lý.

    "Khôngtự đọc" Tengo nói.

    "Ngườikhác đọc cho nghe" Fukaeri nói.

    "Bố mẹđọc cho em nghe à?"

    Fukaerikhông trả lời.

    "Khôngđọc được nhưng viết thì chắc không thành vấn đề chứ?" Tengo thấp thỏm hỏi.

    Fukaerilắc đầu. "Viết cũng tốn thời gian lắm."

    "Tốnrất nhiều, rất nhiều thời gian à?"

    Fukaerilại khẽ nhún vai một cái. Ý muốn nói đúng thế.

    Tengongồi lại, điều chỉnh tư thế ghế. "Nói vậy, có lẽ tác phẩm Nhộng không khí ấykhông phải do em tự viết đúng không?"

    "Emkhông viết."

    Tengomất mấy giây không nói được lời nào, mấy giây thực sự rất nặng nề. "Ai viết vậy?"

    "Azami."Fukaeri nói.

    "Azamilà ai?"

    "Béhơn em hai tuổi."

    Lạixuất hiện một khoảng lặng ngắn. "Cô bé ấy thay em viết Nhộng không khí."

    Fukaerigật đầu hết sức ngạc nhiên.

    Tengovắt óc suy nghĩ. "Thế tức là, em kể chuyện, còn Azami viết lại. Phải thếkhông?"

    "Đánhmáy chữ, gõ ra." Fukaeri nói.

    Tengocắn môi, sắp xếp lại trong óc những sự thực vừa biết được, điều chỉnh lại chođúng thứ tự trước sau, rồi nói: "Có nghĩa là, Azami đã gửi tập bản thảo được inra ấy đến tham gia giải Tác giả mới của tạp chí, và đã giấu không cho em biết,lại thêm nhan đề Nhộng không khí vào cho tác phẩm nữa."

    Fukaeringhiêng đầu, không hiểu muốn nói "Đúng" hay "sai". Nhưng cô không phản bác. cólẽ về đại thể là đúng.

    "Azamilà bạn em à?"

    "Sốngchung."

    "Emgái em à?"

    Fukaerilắc đầu. "Là con gái của Thầy giáo."

    "Thầygiáo," Tengo nói. "Em muốn nói Thầy giáo đó cũng sống cùng với em à?"

    Fukaerigật đầu. Như thể muốn nói, sao đến giờ anh vẫn hỏi mấy câu đó làm gì.

    "Ngườianh sắp gặp, chính là ông thầy giáo ấy phải không?"

    Fukaeringhoảnh mặt lại nhìn Tengo, ánh mắt tựa như đang quan sát áng mây trôi xa xa,hoặc cũng có thể nói là ánh mắt như thể đang nghĩ xem nên xử lý một con chó đầuóc lơ đễnh thế nào, sau đó mới khẽ gật đầu.

    "Chúngta đi gặp Thầy giáo," cô đáp với giọng không chút cảm xúc.

    Cuộcnói chuyện đến đây tạm thời kết thúc. Tengo và Fukaeri lại ngậm tăm không nóigì nữa, hai người ngồi cạnh nhau, chăm chú ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài hồilâu.Trên mặt đất bằng phẳng và đơn điệu, những căn nhà không có chút gì đặc sắccứ xếp thành một hàng dài vô tận. Vô số cột ăng ten vô tuyến vươn lên khôngtrung như thể những cọng râu của lũ côn trùng. Những người sống ở đó liệu có nộpphí cho đài NHK đúng quy định không nhỉ? Hễ cứ đến Chủ nhật là Tengo lại haynghĩ đến việc thu phí phát thanh truyền hình. Kỳ thực, anh không hề muốn nghĩ đếnchuyện đó, nhưng chẳng cách nào thoát khỏi.

    Hômnay, một sáng Chủ nhật đẹp trời giữa tháng Tư, mấy việc không dễ chịu đã dần sángtỏ. Trước tiên, Nhộng không khí không phải do Fukaeri tự viết. Nếu hoàn toàntin vào những gì cô nói (lúc này anh vẫn chưa nghĩ ra lý do gì để không tincô), Fukaeri chỉ kể lại câu chuyện, còn một cô bé khác đã viết lại thành văn.Quá trình hình thành tác phẩm ấy tương đồng với những tác phẩm văn học truyềnmiệng như "Cổ sự ký"[2] hay "Truyện kể Heike"[3]. Sự thực này tuy làm giảm bớtphần nào cảm giác tội lỗi của Tengo khi chấp bút viết lại Nhộng không khí,nhưng về tổng thể lại khiến sự việc càng phức tạp, nói trắng ra là đã đến mứctiến thoái lưỡng nan, không biết đường nào mà lần.

    [2]Kojiki, hay Furukoto Fumi là ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản,được Yasumaro viết vào thế kỷ 8 theo thánh chỉ của Hoàng Gia. Kojiki tập hợpcác thần thoại về nguồn gốc của nước Nhật và các vị thần.

    [3]Heike monogatari: câu chuyện kể về cuộc chiến giữa hai gia tộc Taira vàMinamoto để giành quyền kiểm soát Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12 trong cuộc chiếnGenpei (1180- 1185)

    Ngoàira cô còn mắc chứng khó đọc, không thể đọc sách một cách bình thường. Tengo nhẩmlại những gì đã biết về chứng khó đọc. Thời đại học, khi học nghiệp vụ sư phạm,anh đã nghe bài giảng về chứng bệnh này. Về lý thuyết, người mắc chứng khó đọcvẫn có thể đọc và viết, về trí lực cũng được coi là bình thường, nhưng khi đọcthì tốn rất nhiều thời gian. Đọc những câu ngắn thì không khó, nhưng khi nhữngcâu ngắn ghép thành câu dài, năng lực xử lý thông tin sẽ không đáp ứng nổi, từngữ và ý nghĩa của từ khó liên kết được với nhau trong não. Đây là triệu chứngchung của người mắc chứng khó đọc. Đến giờ người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhâncăn bệnh. Tuy nhiên, ở trường, cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc nếu mỗi khối lớpcó một hai đứa trẻ mắc chứng khó đọc. Einstein từng mắc chứng này, Edison và cảCharles Mingus cũng vậy.

    Tengokhông biết người mắc chứng khó đọc liệu có cảm thấy viết văn cũng khó khăn nhưviệc đọc hay không, nhưng trong trường hợp của Fukaeri, thì có lẽ là như vậy.Lúc viết, cô cũng cảm thấy khó khăn như lúc đọc.

    Komatsusẽ nghĩ gì khi biết chuyện này? Tengo bất giác thở dài. Cô thiếu nữ mười bảy tuổinày mắc chứng khó đọc bẩm sinh, cả đọc sách và viết văn đều không được như ý.Lúc nói chuyện với người khác (nếu không phải cố ý làm vậy) mỗi lần chỉ nói đượcmột câu. Muốn biến một người như vậy thành nhà văn chuyên nghiệp, cho dù chỉ giảbộ, cũng hoàn toàn bất khả. Kể cả khi anh viết lại Nhộng không khí một cáchthành công, tác phẩm giành giải Tác giả mới, có thể xuất bản, được đánh giácao, thì cũng không thể lừa dối mọi người mãi được. Dù ban đầu tất cả đều thuậnlợi, nhưng dần dà, chắc chắn người ta sẽ nhận ra "có gì đó bất thường." Nếu lúcấy sự thực bị vạch trần, những người liên quan sẽ khó mà tránh khỏi thân bạidanh liệt. Sự nghiệp viết tiểu thuyết của Tengo cũng đứt đoạn trước cả khi kịpbắt đầu.

    Kế hoạchđầy sơ hở ấy đương nhiên không thể tiến hành thuận lợi được. Ngay từ đầu anh đãcó cảm giác như đi trên băng mỏng, nhưng đến giờ thì cả cách so sánh ấy cũng đãtrở nên quá nhẹ. Còn chưa đặt chân giẫm lên, lớp băng ấy đã kêu răng rắc và nứttoác rồi. Về đến nhà, chắc anh đành phải gọi điện báo với Komatsu: "Xin lỗi,anh Komatsu ạ, vụ này tôi phải rút thôi. Thực sự quá nguy hiểm." Đây mới là việcmà một người có thần kinh bình thường nên làm.

    Nhưnghễ nghĩ đến Nhộng không khí, Tengo lại thấy lòng dạ giằng co, rối bời. Mặc chokế hoạch của Komatsu có nguy hiểm thế nào, Tengo cũng không thể dừng việc viếtlại Nhộng không khí lúc này. Trước khi bắt tay vào thì họa chăng có thể. Nhưngđã đi đến bước này thì không thể dừng lại được nữa. Anh đã ngập sâu trong tácphẩm ấy. Đã hít thở bầu không khí của thế giới ấy, thích nghi với trọng lực củanó. Tinh túy của câu chuyện đã thấm sâu vào đến nội tạng anh. Câu chuyện khẩnthiết yêu cầu chính tay Tengo viết lại, và anh cảm nhận được điều ấy một cáchrõ rệt. Đây là việc mà chỉ anh mới làm được, là một việc đáng làm, là một việcnhất thiết phải làm.

    Tengonhắm mắt lại, không biết nên làm gì để đối mặt với tình huống này. Anh thử tìmmột kết luận tạm thời, nhưng không được. Một kẻ đang giằng co, bối rối thìkhông thể nào đưa ra một kết luận hợp lý.

    "Azamiviết lại đúng những gì em kể à?" Tengo hỏi.

    "Đúngnhững gì em kể." Fukaeri trả lời.

    "Em kể,cô ấy viết. Đúng không?" Tengo hỏi.

    "Nhưngphải nhỏ tiếng thôi."

    "Tạisao phải nhỏ tiếng?"

    Fukaeriđảo mắt nhìn khắp toa xe. Gần như không có hành khách, chỉ có một bà mẹ dắttheo hai đứa nhỏ ngồi ở hàng ghế cách khá xa trước mặt. Nhìn họ như ba ngườiđang trên đường đến nơi nào đó rất thú vị. Trên đời vẫn còn những người hạnhphúc như vậy.

    "Đểkhông cho họ nghe thấy." Fukaeri thì thầm nói.

    "Họ?"Tengo nói, nhìn ánh mắt đảo liên hồi của cô, "họ" hiển nhiên không phải ba mẹcon nhà kia. Fukacri đang nói đến nhóm người cụ thể nào đó nhưng không có mặt ởđây lúc này, nhưng cô biết rất rõ, còn Tengo thì chẳng biết gì.

    "Họlà ai?" Tengo hỏi. Giọng anh củng nhỏ dần.

    Fukaerikhông nói tiếng nào, giữa hai chân mày xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, đôi môimím chặt.

    "Cóphải Người Tí Hon không?" Tengo hỏi.

    Vẫnkhông trả lời.

    "Họmà em nói ấy. Nếu câu chuyện này được xuất bản ra công chúng, tạo ra một hiệntượng, bọn họ có tức giận không?"

    Fukaerikhông trả lời câu hỏi này. Ánh mắt vẫn không cố định ở bất cứ chỗ nào. Đợi giâylát không thấy phản hồi, Tengo đặt một câu hỏi khác: "Có thể nói chuyện về Thầygiáo được không? Ông ấy là người như thế nào?"

    Fukaeringạc nhiên nhìn Tengo, như muốn nói: Anh này đang nói cái gì vậy nhỉ! Sau đó bảo:"Bây giờ đi gặp Thầy giáo đây."

    "Thìđúng thế," Tengo nói, "Đúng là như vậy. Đằng nào thì lúc nữa cũng gặp. Gặp rồithì tự đánh giá vậy."

    Đếnga Kokubun, một nhóm người già vận đồ leo núi lên tàu. Họ có khoảng mười người,cả nam lẫn nữ. Tuổi chừng từ sáu lăm đến bảy lăm. Người nào cũng đeo ba lô, độimũ, vui vẻ, rôm rả như học sinh tiểu học đi dã ngoại. Người đeo bình nước ở thắtlưng, người thì nhét trong túi sau ba lô. Tengo thầm nhủ, khi già, liệu mình cóvui vẻ như bọn họ? Sau đó anh khẽ lắc đầu. Không, chắc là không. Anh tưởng tượngcảnh các ông bà già ấy vui vẻ cầm bình nước uống trên đỉnh núi nào đó.

    Tuycơ thể Người Tí Hon nhỏ bé, nhưng họ uống rất nhiều nước. Và họ không thích uốngnước máy, chỉ uống nước mưa, và cả nước chảy trong con sông nhỏ gần đó nữa. Vìvậy ban ngày cô bé ra bờ sông múc nước vào xô cho Người Tí Hon uống. Lúc trờimưa, cô đặt xô dưới mái hiên để hứng nước. Vì tuy là nước tự nhiên, nhưng ngườití hon thích uống nước mưa hơn nước sông. Họ cảm kích hành động tử tế này củacô bé.

    Tengonhận ra mình bắt đầu khó tập trung tinh thần. Đây không phải dấu hiệu tốt. Cóthể vì hôm nay là Chủ nhật. Có gì đó hỗn loạn đang bắt đầu. Trên bình nguyênxúc cảm, đâu đó sắp bùng lên một trận bão cát chẳng lành. Chủ nhật thường xảyra những chuyện như vậy.

    "Saothế." Fukaeri hỏi anh bằng một câu nghi vấn không có dấu chấm hỏi. Hình như côcảm nhận được Tengo đang căng thẳng.

    "Liệucó suôn sẻ không?" Tengo hỏi.

    "Gìcơ."

    "Liệuanh có thể nói chuyện suôn sẻ không?"

    "Cóthể nói chuyện suôn sẻ." Fukaeri hỏi, có vẻ vẫn chưa hoàn toàn hiểu được anhđang nói gì.

    "VớiThầy giáo." Tengo nói

    "Cóthể nói chuyện suôn sẻ với Thầy giáo không." Fukaeri lặp lại.

    Tengothoáng do dự, rồi thành thực thú nhận: "Tóm lại, anh có cảm giác như nhiều chuyệnkhông ổn, như thể mọi chuyện đều sẽ hỏng cả."

    Fukaerixoay tư thế, nhìn thẳng vào gương mặt Tengo. "Sợ gì." Cô hỏi.

    "Anhsợ cái gì ấy hả?" Tengo đối lại cách hỏi của cô.

    Fukaeriim lặng gật đầu.

    "Có lẽlà sợ gặp mặt người lạ. Đặc biệt là vào sáng Chủ nhật." Tengo nói.

    "Tạisao là Chủ nhật." Fukaeri hỏi.

    NáchTengo bắt đầu rỉ mồ hôi. Lồng ngực cảm giác như đang thắt lại. Gặp mặt người lạ,xuất hiện những thứ xa lạ. Và những điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của anh.

    "Tạisao là Chủ nhật." Fukaeri hỏi lại lần nữa.

    Tengonhớ lại thời thiếu niên. Sau khi mất cả ngày trời đi hết tuyến đường thu tiềnđã định, cha anh sẽ dẫn đến một quán ăn nhỏ trước ga, nói muốn ăn gì cứ gọi. Đólà phần thưởng dành cho anh. Đối với những người sống giản dị như họ, đây gầnnhư là cơ hội duy nhất được ăn cơm ngoài. Đó cũng là những lần hiếm hoi cha anhgọi bia (bình thường cha Tengo không bao giờ nhấp môi giọt rượu nào). Vậy nhưngTengo chẳng hề thấy thèm ăn. Bình thường thì đói khát, nhưng ngày Chủ nhật ăngì cũng vô vị. Việc ăn hết sạch toàn bộ những thứ đã gọi ra (cha anh không baogiờ cho phép để thừa thức ăn) trở thành một cực hình. Có lúc thậm chí anh chỉmuốn nôn ra bằng hết. Đó chính là ngày Chủ nhật của Tengo thời niên thiếu.

    Fukaerinhìn gương mặt Tengo, tìm kiếm thứ gì đấy trong mắt anh, sau đó đưa bàn tay ra,nắm chặt lấy tay Tengo. Tengo giật thót mình, nhưng vẫn cố không lộ vẻ kinh ngạc.

    Fukaericứ nắm nhẹ bàn tay anh mãi cho đến khi tàu điện đến ga Kunitachi. Bàn tay cô cứnghơn anh tưởng, không nóng không lạnh. Bàn tay ấy chỉ bằng nửa bàn tay Tengo.

    "Khôngphải sợ, vì hôm nay không giống như những ngày Chủ nhật hồi trước." Cô gái nóinhư đang công bố một sự thực mọi người đều biết.

    Có lẽđây là lần đầu tiên cô nói hai câu liền một lúc, Tengo thầm nghĩ.


  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 9

    Cảnh sắc thay đổi, quy tắc thay đổi



    Aomameđến thư viện quận gần nhà nhất, đề nghị được đọc bản thu nhỏ các số báo trongvòng ba tháng từ tháng Chín đến tháng Mười một năm 1981. Có các tờ Asahi,Yomiuri, Mainichi, Nihon Keizai, cô muốn xem loại nào? Nhân viên thư viện hỏi.Đó là một phụ nữ trung niên đeo kính, thoạt nhìn không giống nhân viên thư việnchút nào, mà như một bà nội trợ đi làm thêm. Người không béo lắm, nhưng cánhtay thì nần nẫn như chân giò hun khói kiểu Anh.

    Loạinào cũng được, Aomame đáp. Loại nào mà chẳng như nhau.

    "Có lẽvậy, nhưng nếu cô không chỉ ra một loại thì tôi chẳng biết phải làm thế nào,"người đàn bà nói bằng thứ ngữ điệu không trầm không bổng, như thể muốn từ chốitranh luận. Aomame cũng chẳng có ý muốn tranh cãi với bà ta, bèn chọn đại tờ nhậtbáo Mainichi, chẳng với lý do gì. Sau đó, nàng ngồi xuống cái bàn có vách chắn,giở sổ ghi chép ra, một tay cầm bút bi, ánh mắt lần theo những tin tức đăngtrên báo.

    Đầumùa thu 1981, chưa xảy ra sự kiện gì trọng đại lắm. Tháng Bảy năm đó, thái tửCharles và công nương Diana cử hành hôn lễ, dư âm đến nay vẫn chưa lắng xuống.Hai người đó đi đâu, làm gì, Diana ăn mặc thế nào, đeo trang sức gì, báo đều viếtcả. Chuyện thái tử Charles và công nương Diana kết hôn, đương nhiên Aomame cũngbiết, nhưng nàng không hứng thú. Nàng hoàn toàn không hiểu tại sao người ta lạiquan tâm số phận của thái tử và công nương nước Anh đến thế. Nhìn bề ngoài,thái tử Charles giống một ông giáo sư vật lý bị đau dạ dày hơn là một vị hoàngthái tử.

    Ở BaLan, "Công đoàn Đoàn kết" do Lech Walesa[1] lãnh đạo đã gia tăng sự đối lập vớichính phủ, chính phủ Liên Xô bày tỏ "quan ngại" trước sự việc này. Nói cho rõràng hơn, nếu chính phủ Ba Lan không thể xử lý tình hình, chúng tôi sẽ gửi quânđoàn xe tăng tới chỗ các vị giống như sự kiện "mùa xuân Praha"[2] năm 1968. Nhữngthông tin này Aomame vẫn nhớ mang máng, nàng còn biết sau khi trải qua một loạtbiến cố, Liên Xô cuối cùng cũng từ bỏ, không can dự nữa, vì vậy không cần phảiđọc kỹ nội dung bài báo ấy làm gì. Chỉ có một chỗ, viết rằng, có lẽ để kiềm chếLiên Xô, tổng thống Mỹ Reagan đã tuyên bố: "Hy vọng tình hình căng thẳng ở BaLan không làm cho kế hoạch hợp tác xây dựng căn cứ mặt trăng của hai nước Xô- Mỹgặp phải trở ngại." Xây dựng căn cứ mặt trăng? Chuyện này đúng là chưa nghe baogiờ. Nhưng nghĩ lại thì hình như lần trước chương trình tin tức trên ti vi cũngcó nhắc đến chuyện này. Chính là buổi tối hôm nàng làm tình với người đàn ôngtrung niên có mái tóc lưa thưa người Kansai.

    [1]Lech Walesa là chính trị gia, nhà hoạt động công đoàn và hoạt động cho nhân quyềnngười Ba Lan. Ông là người đồng tổ chức Công đoàn Đoàn kết, một công đoàn độc lậpđầu tiên trong khối cộng sản Đông u. Ông đã đạt giải Nobel hòa bình năm 1983,và làm tổng thống Ba Lan từ năm 1990 tới năm 1995.

    [2]"Mùa xuân Praha" là giai đoạn phi Xô Viết nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thờikì nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô Viết sau Chiến tranh thế giới thứhai, bắt đầu từ tháng Một năm 1968, khi nhà cải cách Alexander Dubcek lên nắmquyền lực, và kéo dài tới tháng Tám cùng năm khi Liên Xô và các thành viên khốihiệp ước Warsaw tấn công nước này nhằm chặn các cuộc cải cách.

    Ngàyhai mươi tháng Chín, ở Jakarta tổ chức giải thi thả diều quy mô lớn nhất thế giới,hơn mười nghìn người tụ tập về đây tham gia thả diều. Tin này thì Aomame khôngbiết, nhưng không biết cũng chẳng lạ. Một giải thi thả diều ở Jakarta từ ba nămtrước đến giờ ai còn nhớ nổi?

    Ngàysáu tháng Mười ở Ai Cập, tổng thống Anwar El Sadat bị tổ chức Hồi giáo cực đoanám sát. Aomame còn nhớ sự kiện này, lại thêm một lần thương cảm tổng thống ElSadat. Nàng khá ưa kiểu đầu hói của ông ta, và xưa nay luôn căm ghét các tổ chứctôn giáo cực đoan. Chỉ nghĩ tới cái thế giới quan lệch lạc, hẹp hòi, thái độkiêu ngạo luôn cho mình hơn người và sự áp đặt tàn nhẫn với người khác là nàngđã không kìm được lửa giận bùng lên. Nàng không thể nào dễ dàng khống chế cơngiận ấy được, nhưng chuyện này không liên quan đến việc trước mắt. Aomame hítthở sâu mấy hơi lấy lại bình tĩnh, rồi tiếp tục lật trang.

    Ngàymười hai tháng Mười, ở vùng cư dân quận Itabashi, Tokyo, một nhân viên thu tiềnphí của đài NHK (năm sáu tuổi) cãi vã với một sinh viên không chịu trả tiền, đãdung con dao trong túi mang theo người đâm trúng bụng đối phương, gây thươngtích nặng. Người thu phí đó bị cảnh sát bắt tại chỗ. Lúc ấy, ông ta vẫn cầm condao dính đầy máu đứng thẫn thờ, hoàn toàn không kháng cự khi bị bắt. Người nàyđược nhận vào từ sáu năm trước, thái độ làm việc rất nghiêm túc, thành tíchcông việc cũng thuộc loại xuất sắc, một đồng nghiệp của ông ta nói.

    Aomamekhông hề biết đã xảy ra chuyện này. Nàng đặt định kỳ tờ Yomiuri, ngày nào cũngxem một lượt, không để sót mục nào, các tin ở trang xã hội… đặc biệt là tin tứcliên quan đến tội phạm… thì càng đọc kỹ. Bài báo này chiếm gần nửa trang trongphần tin xã hội, chắc không thể có chuyện để sót cả một bài báo quan trọng thếnày được. Dĩ nhiên, cũng có thể vì nguyên nhân gì đó mà nàng không đọc đến. Khảnăng này rất thấp, nhưng cũng không thể khẳng định là tuyệt đối không có.

    Nàngcau trán, ngẫm nghĩ về khả năng đó hồi lâu, sau đó ghi lại ngày tháng và tóm tắtsự việc vào sổ tay.

    Ngườithu tiền cước đó tên là Akutagawa Shinnosuke. Cái tên oai thật. Nghe cứ như vănhào[3]. Báo không đăng hình ông ta, chỉ có hình của nạn nhân tên là TagawaAkira (hai mốt tuổi). Tagawa là sinh viên năm thứ ba khoa Luật đại học Nihon, đệnhị đẳng kiếm đạo, nếu trong tay có kiếm tre dùng để luyện tập thì chắc anh tađã không dễ bị đâm đến thế. Dĩ nhiên, người bình thường chẳng ai cầm kiếm trera nói chuyện với nhân viên thu phí của đài NHK, còn nhân viên bình thường củađài NHK cũng không mang dao trong túi xách mà đi quanh. Aomame xem kỹ các bàibáo mấy ngày sau, không phát hiện ra bài nào đưa tin anh sinh viên bị đâm kiađã chết, có lẽ tính mạng anh ta đã được an toàn.

    [3] Ýmuốn nói đến nhà văn Akutagawa Ryunosuke.

    Ngàymười sau tháng Mười, mỏ than ở Yubari, Hokkaido xảy ra sự cố nghiêm trọng. Lửabùng lên tại hiện trường khai thác ở độ sâu một nghìn mét dưới lòng đất, hơnnăm mươi người đang làm việc tại đó đã chết ngạt. Hỏa hoạn lan lên đến gần mặtđất, khiến hơn mười người nữa thiệt mạng. Để ngăn ngọn lửa lan rộng, công ty thậmchí còn không xác nhận xem những công nhân khác còn sống hay đã chết, đã sử dụngmáy bơm nước nhấn chìm đường hầm. Tổng cộng có chín ba người chết. Một sự kiệnđau lòng. Than đá là nguồn năng lượng "bẩn", khai thác than là công việc nguyhiểm. Công ty khai thác không chịu đầu tư thiết bị, điều kiện lao động tệ hại,thường xuyên xảy ra tai nạn, công nhân không thể tránh được các bệnh liên quanđến phổi. Nhưng than đá là tài nguyên giá rẻ, vì vậy vẫn còn những người vàdoanh nghiệp cần đến nó. Aomame còn nhớ rõ tai nạn này.

    Sự kiệnAomame muốn tìm xảy ra vào ngày mười chín tháng Mười, khi dư âm của sự cố hỏahoạn tại mỏ than Yubari vẫn còn chưa lắng xuống. Aomame không hề hay biết chuyệnđó, cho tới khi Tamaru kể với nàng mấy tiếng đồng hồ trước. Không thể nào lạinhư vậy. Bởi vì nhan đề bài báo về sự kiện ấy được in đậm bằng cỡ chữ to đến mứckhông thể bỏ sót được ở ngay trang nhất số ra buổi sáng.

    ĐẤUSÚNG VỚI PHẦN TỬ QUÁ KHÍCH Ở

    YAMANASHI:BA CẢNH SÁT TỬ VONG

    Một tấmảnh lớn cũng được đăng kèm. Đó là bức không ảnh chụp hiện trường vụ án. Ở gần hồMotosu. Còn có cả bản đồ sơ lược. Hiện trường ở trong núi, từ khu vực được quyhoạch làm đất xây biệt thự phải đi vào sâu hơn. Ảnh chân dung ba cảnh sát tỉnhYamanashi đã thiệt mạng. Lính dù đặc nhiệm của lực lượng phòng vệ[4] xuất kíchbằng trực thăng. Trang phục rằn ri, súng bắn tỉa lắp ống ngắm, và súng trường tựđộng báng ngắn.

    [4]Sau năm 1945, quân đội Nhật Bản bao gồm Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đếquốc Nhật Bản bị giải tán, Cục phòng vệ Nhật Bản được lập ra để bảo vệ nước Nhật.Đơn vị này bao gồm ba binh chủng, là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Lựclượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Vì vậy,từ sau năm 1945, người Nhật gọi quân đội của mình là lực lượng phòng vệ.

    Khuônmặt Aomame biến dạng một lúc lâu. Để có thể thoải mái biểu lộ cảm xúc, nàng kéogiãn hết cỡ toàn bộ cơ mặt mình. Hai bên bàn đều có vách ngăn, vì vậy không ainhìn thấy sự biến đổi ghê gớm trên gương mặt nàng. Sau đó Aomame hít thở thậtsâu, rút hết không khí xung quanh vào mình, rồi lại thở hết ra. Giống như concá voi hít vào thở ra toàn bộ không khí trong lá phổi khổng lồ của nó lúc nổilên trên mặt biển. Một học sinh cấp ba đang ngồi quay lưng về phía nàng học bàigiật mình trước âm thanh ấy liền ngoảnh đầu lại nhìn Aomame, nhưng dĩ nhiênkhông thể thốt lên một tiếng nào. Chỉ run bắn vì sợ.

    Saukhi khiến gương mặt biến dạng một lúc, nàng cố thả lỏng các cơ thịt, để khuôn mặttrở lại như cũ. Rồi nàng lấy cán bút bi, gõ "cách cách" vào răng cửa, cố sắp xếplại tư duy cho hợp lý. Ở đây chắc chắn có lý do gì đó. Phải có lý do gì đó mớiđúng. Tại sao một sự kiện nghiêm trọng gây chấn động toàn nước Nhật như thế màmình lại bỏ sót được?

    Không,không chỉ là sự kiện này. Cả vụ án người thu cước của đài NHK đâm bị thương cậusinh viên, mình cũng không hề biết. Kỳ lạ thật. Không thể nào liên tiếp xuất hiệnnhững sơ suất nghiêm trọng như vậy được. Nói gì thì nói, mình cũng là người tỉmỉ và cẩn thận. Sai sót dù chỉ một mi li mét cũng không bao giờ bỏ qua. Mìnhcũng rất tự tin với trí nhớ của mình. Có thể mới đưa được mấy người sang thế giớikia mà chưa phạm phải sai sót nào, và mới có thể sống tới ngày hôm nay. Ngàynào mình cũng đọc báo rất cẩn thận, mà nói "Đọc báo cẩn thận" tức là không baogiờ bỏ qua bất cứ thông tin nào có ý nghĩa.

    Tấtnhiên, sự kiện hồ Motosu xuất hiện đầy trên các mặt báo nhiều ngày sau đó. Đểtruy bắt mười thành viên của nhóm phần tử quá khích, lực lượng phòng vệ và cảnhsát đã tiến hành lùng sục trên quy mô lớn trong núi, bắn chết ba người, làm trọngthương hai người, bắt sống bốn người (trong đó có một phụ nữ), còn một người biếnmất. Báo chí liên tiếp đăng tải về sự kiện này, khiến các bài về vụ nhân viênthu phí đài NHK đâm bị thương cậu sinh viên ở quận Itabashi chìm nghỉm hoàntoàn.

    ĐàiNHK, dĩ nhiên không thể hiện ra ngoài, chắc chắn đã thở phào nhẹ nhóm. Vì nếukhông xảy ra sự kiện lớn kia, các phương tiện truyền thông chắc chắn sẽ khôngbuông tha vụ án này, rồi sẽ lớn tiếng chất vấn hệ thống thu cước phí và phươngthức tổ chức công việc của NHK. Từ đầu năm đó đã xảy ra việc Đảng Dân chủ Tự dochỉ trích chương trình đặc biệt đưa tin về vụ hối lộ đài NHK của công tyLockheed[5], buộc đài này phải thay đổi nội dung. Trước khi phát sóng, đài NHKđã trình bày tường tận nội dung chương trình với mấy chính trị gia của đảng cầmquyền, khúm núm xin ý kiến: "Nội dung là như vậy, không biết có thể phát sónghay không?" Kinh ngạc hơn, đây lại là một quy trình thường nhật. Dự toán ngânsách của đài NHK cần được Quốc hội phê chuẩn, lãnh đạo đài này luôn sợ làm mấtlòng đảng cầm quyền và chính phủ. Trong đảng cầm quyền luôn có ý coi đài NHK chẳngqua chỉ là công cụ tuyên truyền của mình. Khi những nội tình ấy bị bóc trần,dân chúng dĩ nhiên bắt đầu có cảm giác bớt tính nhiệm với tính độc lập và kháchquan về mặt chính trị của đài NHK. Do vậy phong trào từ chối trả phí nghe nhìncũng ngày một lan rộng.

    [5] Vụscandal hối lộ của công ty hàng không Mỹ Lockheed vào cuối những năm 1950 đếnkhoảng năm 1970 để thúc đẩy tiến trình bán máy bay.

    Ngoạitrừ sự kiện hồ Motosu và vụ án của nhân viên thu phí của đài NHK, các sự kiện,biến cố và tai nạn khác xảy ra trong tuần ấy, Aomame đều nhớ rõ như in. Mọi tintức khác ngoài hai vụ việc này, nàng đều không bỏ qua. Nàng nhớ khi ấy đã đọc kỹtừng bài báo một. Vậy mà, chỉ riêng vụ đấu súng ở hồ Motosu và vụ án của nhânviên đài NHK là không để lại chút ký ức nào trong đầu nàng. Vì sao? Cứ cho là đầuóc mình có vấn đề, nhưng liệu có thể có việc mình chỉ bỏ sót các bài báo đưatin về hai sự kiện này, hoặc chỉ khéo léo xóa đi những phần liên quan đến chúngtrong ký ức được sao?

    Aomamenhắm mắt lại, lấy đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt Thái dương. Không, biết đâu làcó chuyện ấy thật. Trong óc mình đã hình thành thứ gì đó tương tự như chức năngthay đổi hiện thực, nó chọn ra một số tin tức đặc biệt nào đó, che kín bằng mộtlớp vải đen dày, không để mắt mình nhìn thấy, cũng không để chúng lưu lại trongtrí nhớ. Chẳng hạn như chuyện đổi súng và sắc phục của cảnh sát, Liên Xô và Mỹhợp tác xây dựng căn cứ mặt trăng, nhân viên thu phí đài NHK dùng dao đâm bịthương sinh viên, các phần tử quá khích và lính đặc nhiệm của lực lượng phòng vệđấu súng kịch liệt bên hồ Motosu… những tin kiểu như thế.

    Thếnhưng, rốt cuộc giữa những sự kiện này có điểm gì chung?

    Cónghĩ nát óc, cũng chẳng thấy có điểm chung nào.

    Aomamelấy cán bút bi gõ gõ lên răng cửa, vắt óc trầm ngâm.

    Sau mộtlúc lâu, Aomame đột nhiên nghĩ:

    Thếnày chẳng hạn, có thể cho rằng… không phải mình có vấn đề, mà vấn đề nằm ở thếgiới xung quanh mình hay không? Không phải ý thức và tinh thần mình có gì bấtthường, mà là do ảnh hưởng của sức mạnh kỳ bí nào đó, bản thân thế giới xungquanh mình đã chịu một sự thay đổi nào đó.

    Nghĩđi nghĩ lại, Aomame nhận thấy giả thiết này có vẻ tự nhiên hơn. Không có cảmgiác nào khiến nàng thấy ý thức của nàng bị khiếm khuyết hay biến dạng.

    Rồinàng tiếp tục triển khai rộng hơn giả thiết này.

    Xảyra hỗn loạn không phải mình, mà là thế giới.

    Đúng,đúng thế.

    Tại mộtthời điểm nào đó, thế giới mà mình biết đã biến mất, hoặc giả đã lùi lại phíasau, để một thế giới khác thay thế nó. Giống như đường ray được chuyển ghi. Cónghĩa là, mình đang ở đây, lúc này, nhưng ý thức vẫn thuộc về thế giới ban đầu,còn bản thân thế giới thì đã biến đổi thành một thứ khác. Những thay đổi xảy raở nơi này, trước mắt vẫn rất hữu hạn. Hầu hết các bộ phận tạo thành thế giới mớivẫn dựa trên thế giới ban đầu mà mình biết. Vì vậy cuộc sống (lúc này thì gầnnhư) chưa xuất hiện trở ngại nào thực sự. Nhưng lâu dần, những "phần bị thay đổi"đó hẳn sẽ tạo ra xung quanh mình những khác biệt lớn hơn. Khác biệt sẽ lớn dần.Và rồi những khác biệt, trong trường hợp nào đó, có thể gây tổn hại tới tínhlogic trong hành động của mình, khiến mình phạm phải những sai lầm chí mạng. Vànếu có chuyện đó thật, thì đúng là một đòn chí mạng.

    Nhữngthế giới song song.

    Aomamenhăn mặt, như thể trong miệng ngậm thứ gì đó rất chua, tuy không đến mức dữ dộinhư hồi nãy. Sau đó, nàng lại lấy cán bút bi gõ mạnh vào răng cửa lách cách,trong cổ họng vẳng ra tiếng ư ử trầm đục. m thanh ấy lọt vào tai cậu học sinh cấpba sau lưng nàng, nhưng lần này cậu ta giả bộ không nghe thấy gì.

    Cứnhư là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Aomame thầm nghĩ.

    Haylà để bảo vệ bản thân, mình đã tự bịa ra giả thiết này? Cũng có thể chỉ là do đầuóc mình không khỏe. Mình vẫn cho rằng tinh thần mình hoàn hảo và bình thường, ýthức của mình hoàn toàn không méo mó. Thế nhưng, những tuyên bố kiểu mình hoàntoàn bình thường, còn thế giới xung quanh thì đã phát điên hết chẳng phải chínhlà cái kiểu của đại đa số những kẻ mắc bệnh tâm thần đấy sao? Có khi nào mìnhđưa ra giả thiết hoang đường về thế giới song song chẳng qua chỉ là một cáchkhiên cưỡng nhằm hợp thức hóa sự điên rồ của mình?

    Cầnphải có ý kiến bình tĩnh của người thứ ba mới được.

    Nhưngmình không thể đến gặp bác sĩ phân tâm học được. Sự việc này quá đỗi phức tạp,có quá nhiều sự thực không thể nói ra. Ví dụ như công việc gần đây chẳng hạn,rõ ràng là phạm pháp. Dù sao mình cũng đã dùng đục nước đá tự chế âm thầm giếtchết cả một lũ đàn ông! Chuyện này rõ ràng không thể để bác sĩ biết. Dù nạnnhân đều là lũ khốn kiếp đã làm những việc có chết cũng không đền hết tội.

    Mà kểcả có thể khéo léo che đậy những việc phạm pháp, thì những phần hợp pháp còn lạitrong đời mình cũng chẳng bõ bèn gì. Giống như một cái vali da bên trong nhét đầycác thứ quần áo bẩn thỉu. Trong đấy có đủ các loại nguyên liệu để dồn ép mộtcon người đến mức thần kinh trở nên bất bình thường. Không, thậm chí đủ cho bangười ấy chứ. Chỉ riêng đời sống tình dục thôi củng đã quá đủ. Chắc chắn đâykhông phải thứ có thể nói trước mặt người khác.

    Khôngthể đi gặp bác sĩ, Aomame nghĩ. Chỉ còn cách đơn độc giải quyết.

    Trướctiên, hãy tiếp tục theo đuổi giả thiết của mình.

    Giả địnhrằng tình huống ấy thực sự đã xảy ra, nói cách khác, thế giới mình đang sốngđây thực sự đã bị biến đổi, vậy thì cụ thể thời điểm bẻ ghi ấy là lúc nào, nơinào, và thực hiện ra sao?

    Aomametập trung ý thức, lục tìm trong trí nhớ.

    Sựthay đổi đầu tiên của thế giới này mà nàng nghĩ đến, là hôm xử lí gã chuyên giadầu mỏ ở trong khách sạn ở Shibuya mấy ngày trước. Trên tuyến số ba đường cao tốcThủ đô, nàng đã xuống xe taxi, dùng thang thoát hiểm khẩn cấp để xuống đường quốclộ 246, thay quần tất khác, rồi đi bộ về phía ga Sangenjaya. Dọc đường Aomamelướt qua một viên cảnh sát trẻ tuổi, và nhận ra vẻ bề ngoài ấy khác với bìnhthường. Đó là điểm khởi đầu. Như vậy có lẽ thế giới đã thay đổi trước đó mộtlúc. Buổi sáng sớm hôm ấy, mình vẫn thấy cảnh sát ở gần nhà mặc trang phục cũ,đeo súng lục ổ quay kiểu cũ.

    Aomamenhớ lại cảm giác khó tin lúc ngồi trong chiếc taxi bị kẹt giữa dòng xe cộ đôngđúc, nghe bản Sinfonietta của Leoš Janáček. Đó là cảm giác các bộ phận trong cơthể bị vặn xoắn giống cái giẻ khô bị vắt kiệt. Bác tài ấy đã chỉ cho mình cầuthang thoát hiểm trên đường cao tốc. Thủ đô, mình đã cởi giày cao gót, leo xuốngcái thang nguy hiểm ấy. Lúc chân trần leo xuống thang trong cơn gió mạnh, đoạnmở đầu của bản Sinfonietta cứ văng vẳng mãi bên tai mình không ngớt. Có khi đóchính là khởi đầu, Aomame thầm nhủ.

    Ấn tượngvề bác tài cũng vô cùng kỳ lạ. Aomame vẫn còn nhớ rất rõ câu nói của bác ta lúcchia tay. Nàng gắng sức tái hiện lại câu nói ấy một cách chuẩn xác nhất trongóc.

    "Saukhi làm chuyện đó, có lẽ những quang cảnh thường ngày cô nhìn thấy sẽ hơi kháclúc bình thường một chút. Nhưng mà, đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Hiện thực lúcnào cũng chỉ có một mà thôi."

    Khi ấyAomame đã nghĩ bác tài này ăn nói thật kỳ quặc. Nhưng rốt cuộc bác ta muốn nóiđiều gì, nàng lại không hiểu, cũng không để ý lắm. Nàng đang vội, không có thờigian nghĩ những thứ phiền phức. Giờ hồi tưởng lại, những lời này rõ ràng là rấtđường đột, kỳ lạ. Vừa như một lời khuyên chân thành, lại vừa như một thông điệpám chỉ. Rốt cuộc bác ấy muốn truyền đạt điều gì cho mình?

    Còn cảâm nhạc của Leoš Janáček nữa.

    Tạisao mình có thể lập tức nhận ra đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? Saomình biết được bản nhạc ấy được viết vào năm 1926? Bản Sinfonietta của LeošJanáček đâu phải loại nhạc loại nhạc đại chúng chỉ cần nghe đoạn đầu là đoánngay được tên? Từ trước giờ mình đã bao giờ ham thích nhạc cổ điển đâu, thậmchí sự khác biệt giữa nhạc của Beethoven và Haydn[6] mình còn chẳng rõ. Vậy tạisao vừa nghe thấy bản nhạc ấy vang lên trong radio xe taxi, mình đã lập tức nhậnra là Sinfonietta của Leoš Janáček? Tại sao bản nhạc ấy lại khiến thân thể mìnhthấy rung động dữ dội đến thế?

    [6]Franz Joseph Haydn (1732- 1890) là một trong những nhà soạn nhạc xuất chúng củanền âm nhạc cổ điển, còn được gọi là "người cha của giao hưởng" và "cha đẻ củatứ tấu dây". Ông cũng có nhiều đóng góp cho thể loại tam tấu piano và hình thứcxô nát.

    Đúng.Đó là sự rung động hết sức cá nhân. Giống như tiềm thức ngủ sâu trong ký ức suốtmột thời gian dài, đột nhiên bị đánh thức trong một khoảnh khắc không lường trướcvì một lý do nào đó, chính là cảm giác ấy. Cảm giác như thể bị người nào đó nắmchặt vai lắc mạnh. Nếu vậy, có lẽ ở một địa điểm nào đó trong cuộc đời, mình đãtừng có mối quan hệ sâu sắc với khúc nhạc ấy. Có lẽ khi dòng âm nhạc chảy tới,cái van đã tự động mở ra, một ký ức nào đó trong cơ thể tự nhiên cũng theo đó thứctỉnh. Sinfonietta của Leoš Janáček. Nhưng dù có gắng đào sâu vào ký ức, Aomamecũng không tìm ra manh mối nào.

    Nàngđảo mắt bốn phía, rồi chăm chú nhìn vào lòng bàn tay mình, kiểm tra ngón tay,sau đó, để chắc chắn, nàng dùng hai tay nắn đôi bầu vú qua lần áo để kiểm trahình dạng. Không có thay đổi gì đặc biệt, kích cỡ và hình dáng đều bình thường.Mình vẫn là mình trước đây, thế giới vẫn là thế giới rộng lớn ấy. Nhưng có thứgì đó đã bắt đầu thay đổi. Aomame có thể cảm nhận được. Giống như trò tìm điểmkhác nhau trên tấm ảnh. Ở đây có hai tấm ảnh, treo cạnh nhau trên bức tường, tưởngchừng như hoàn toàn giống nhau. Nhưng khi kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết sẽ pháthiện những điểm khác biệt rất tinh tế.

    Nàngsắp xếp lại tư duy, tiếp tục lật các trang báo, chép lại chi tiết trận đấu súngbên hồ Motosu. Năm khẩu tiểu liên AK47 Kalashnikov do Trung Quốc chế tạo, theosuy đoán có lẽ được buôn lậu từ Triều Tiên. Có khả năng là hàng đã qua sử dụngcủa quân đội, chất lượng tốt, đạn dược đầy đủ. Đường bờ biển Nhật Bản rất dài,thuyền buôn lậu ngụy trang thành thuyền cá, lợi dụng ban đêm để chuyển lậu vũkhí qua biên giới không phải chuyện quá khó. Bọn họ thường dùng cách này đểchuyển ma túy và vũ khí vào Nhật Bản, rồi mang đi một lượng lớn tiền Yên.

    Cảnhsát Yamanashi không biết tổ chức quá khích kia đã được vũ trang mạnh như vậy. Bọnhọ được lệnh khám xét để điều tra tội cố ý gây thương tích, thực chất chỉ làhình thức, và chia nhau ngồi hai xe tuần tra và xe buýt nhỏ, được trang bị bìnhthường, rồi đến một "nông trường" là đại bản doanh của tổ chức tên là"Akebono"[7]. Bề ngoài, các thành viên của tổ chức này đều làm việc ở nông trườngsử dụng phương thức canh tác hữu cơ ấy. Bọn họ không cho cảnh sát vào khám xét,vậy là thành xung đột đánh nhau, rồi bùng phát thành cuộc đấu súng.

    [7]Bình minh.

    Dù thựctế chưa sử dụng đến, nhưng tổ chức này thậm chí còn tích trữ cả lựu đạn cầm taysát thương lớn do Trung Quốc sản xuất. Không dùng đến, là vì chúng mới nhận đượcchưa lâu, nên chưa được huấn luyện để sử dụng thành thạo. Đây thực là một điềumay mắn. Nếu chúng dùng đến lựu đạn, tổn thất của cảnh sát và lực lượng phòng vệchắc chắn sẽ lớn hơn nhiều. Lúc đầu, các cảnh sát thậm chí còn không chuẩn bị cảáo chống đạn. Lãnh đạo cảnh sát bị chỉ trích vì đã lơ là trong phân tích thôngtin và trang bị cũ kỹ lạc hậu. Nhưng điều khiến mọi người kinh ngạc nhất vẫn làcác phái quá khích vẫn còn tồn tại dưới các lực lượng chiến đấu như vậy và cònhoạt động sôi nổi trong bóng tối. Người ta cứ ngỡ cuộc "cách mạng" sau nhữngnăm sáu mươi ầm ĩ một thời đã hoàn toàn trở thành quá vãng, tàn dư của các pháiquá khích cũng đã bị tiêu diệt triệt để trong "sự kiện sơn trang Asama"[8] rồi.

    [8] Sựkiện sơn trang Asama là vụ bắt cóc con tin ở một ngôi nhà trên núi gầnKaruizawa, Nagano của năm thành viên tổ chức URA (Liên hợp Quân đoàn Đỏ). Đâylà lần đầu tiên hành động giải cứu của cảnh sát được truyền hình trực tiếp ở NhậtBản.

    Aomameghi chép xong, đem đống báo trả lại quầy phục vụ, cô lại chọn một quyển dày cộptên là Các nhà soạn nhạc thế giới trên giá sách âm nhạc, rồi trở lại bàn đọcsách. Sau đó lật đến trang viết về Janáček.

    LeošJanáček sinh ra ở làng quê vùng Movaria năm 1854, mất năm 1928. Trong sách cóin hình chân dung ông những năm cuối đời. Không hói, đỉnh đầu được mái tóc bạctrắng như đám cỏ dại bù xù phủ kín, không thể hình dung hình dạng hộp sọ củaông trông thế nào. Bản Sinfonietta được viết năm 1926. Janáček có một cuộc hônnhân bất hạnh không tình yêu, mãi đến năm 1917, khi đã sáu ba, ông mới tình cờgặp được người đàn bà đã có chồng tên là Kamila Stösslová, và hai người yêunhau. Đó là tình yêu ở tuổi xế chiều của hai kẻ đã từng kết hôn. Janáček một độđã âu sầu vì sáng tác sa sút, nhưng nhờ gặp Kamila, ông lấy lại được cảm hứng.Vậy là các kiệt tác liên tiếp xuất hiện vào những năm cuối đời.

    Mộthôm, khi tản bộ cùng Kamila trong công viên, ông bắt gặp buổi hòa nhạc đang diễnra tại một nhà hát ngoài trời nên dừng bước lắng nghe. Janáček bỗng thấy cảmgiác hạnh phúc ngập tràn khắp cơ thể, cấu tứ của bản Sinfonietta bỗng dưng xuấthiện. Về sau, ông kể lại rằng, khi đó ông thấy như trong óc mình có thứ gì độtnhiên nổ tung, toàn thân đắm chìm trong trạng thái xuất thần. Vừa khéo dạo ấyJanáček đang được mời sáng tác bản nhạc mở đầu cho lễ khai mạc một đại hội thểthao lớn, mô típ của bản nhạc mở đầu ấy và "cấu tứ" có được trong không gianhòa nhập làm một, và Sinfonietta ra đời. Tuy tên gọi là "Khúc giao hưởng nhỏ,nhưng kết cấu của nó hoàn toàn phi truyền thống, khúc mở màn đầy tươi sáng củanhạc cụ hơi kết hợp với hòa tấu đàn dây trầm lắng kiểu Trung u, tạo ra mộtphong cách hết sức độc đáo. Trong sách giải thích như vậy.

    Đểcho chắc chắn, Aomame chép tóm tắt nội dung tiểu sử và giới thiệu bản nhạc vàosổ tay. Nhưng cuốn sách không gợi mở điều gì về chuyện rốt cuộc giữa Aomame vàbản Sinfonietta ấy có quan hệ gì, hoặc có thể quan hệ như thế nào. Rời thư viện,nàng thả bước dọc theo con phố trước lúc hoàng hôn, chốc chốc lại lẩm bẩm mộtmình, rồi lại lắc đầu.

    Aomamevừa đi vừa ngẫm nghĩ, tất nhiên, mọi điều chỉ là giả thuyết. Nhưng trước mắt,đây là giả thuyết có sức thuyết phục nhất đối với mình. Ít ra, trước khi có giảthuyết nào thuyết phục hơn xuất hiện, hẳn là phải hành động dựa trên giả thuyếtnày. Bằng không có thể mình sẽ bị đào thải. Vì vậy, có lẽ nên đặt cho hoàn cảnhmới này của mình một cái tên phù hợp. Để phân biệt với thế giới trước đây khi cảnhsát đeo súng lục ổ quay kiểu cũ đi lại trên đường, thì cũng nên có một xưng hôriêng. Chó mèo còn cần có tên nữa là. Thế giới mới bị biến đổi lại càng cần.

    Năm1Q84. Mình sẽ gọi cái thế giới mới này như thế. Aomame quyết định.

    Q làchữ Q trong từ question mark. Thứ gánh trên lưng mình một câu hỏi.

    Nàngvừa bước đi vừa gật gù một mình.

    "Dùthích hay không, hiện nay mình đã ở trong "Năm 1Q84" này rồi. Năm 1984 mà mìnhquen thuộc kia đã biến mất không còn dấu tích, năm nay là năm 1Q84. Bầu khôngkhí đã thay đổi, phong cách đã thay đổi. Mình phải nhanh chóng thích ứng với thếgiới mang dấu chấm hỏi này. Như lũ động vật bị bỏ vào khu rừng xa lạ, muốn sinhtồn thì chúng phải nhanh chóng tìm hiểu và thích ứng với quy tắc ở nơi mới.

    Aomamevào cửa hàng đĩa hát gần ga Jiyugaoka, tìm đĩa Sinfonietta của Janáček. Janáčekkhông phải là nhà soạn nhạc được ưa chuộng. Góc dành cho các đĩa nhạc của ông rấtnhỏ, chỉ tìm được một đĩa duy nhất có bản Sinfonietta ấy. Dàn nhạc dao hưởngCleveland diễn tấu dưới sự chỉ huy của George Szell[9], mặt A là "Bản concertocho dàn nhạc giao hưởng" của Bartók Béla Viktor János[10]. Không hiểu diễn tấura sao, nhưng cũng chẳng còn lựa chọn khác, vậy là nàng mua cái đĩa than ấy. Vềtới nhà, lấy chai rượu Chablis trong tủ lạnh ra, mở nắp chai, đặt đĩa nhạc vàobàn quay, hạ đầu kim xuống. Sau đó nàng vừa uống rượu vang để lạnh vừa phải vừanghe nhạc. Đoạn mở đầu bằng kèn vang lên rạng rỡ. Đúng là thứ âm nhạc đã nghetrong taxi. Không sai chút nào. Nàng nhắm mắt lại, tập trung ý thức vào âm nhạc.Dàn nhạc chơi khá hay. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra ngoài tiếng nhạc vang vọng.Thân thể nàng không bị vặn xoắn, cảm giác cũng không có gì thay đổi.

    [9]George Szell (1897- 1970): Nhạc trưởng người Mỹ gốc Hungary.

    [10]Bartók Béla Viktor János (1881- 1945): Nhà soạn nhạc và nghê sĩ piano nổi tiếngngười Hungary.

    Nghenhạc xong, nàng cất đĩa vào bao đựng, ngồi trên sàn nhà, dựa lưng vào tường uốngrượu vang tiếp. Nhâm nhi vang một mình trong lúc nghĩ ngợi thì hầu như không cảmnhận được mùi vị gì. Rồi nàng vào nhà vệ sinh, lấy xà phòng rửa mặt, cầm kéo nhỏlên sửa lông mi, sau đó lấy tăm bông làm sạch trong tai.

    Mìnhđiên, hoặc thế giới này điên, chỉ có thể là một trong hai. Mình không biết rốtcuộc là bên nào điên. Miệng chai và nắp chai không vừa nhau. Cũng có thể tráchcái chai, mà cũng có thể trách cái nắp. Nhưng dù thế nào cũng không thay đổi đượcsự thực miệng chai và nắp chai không vừa.

    Aomamemở tủ lạnh kiểm tra. Mấy hôm nay nàng không mua thức ăn, đồ bên trong không nhiềulắm. Nàng lấy ra một quả đu đủ đã chín nục, cầm dao cắt đôi, dùng thìa xúc ăn.Sau đó nàng lại lấy ba quả dưa chuột, rửa sạch, chấm xốt mayonnaise ăn. Nàng chậmrãi nhai. Kế đó, nàng đổ sữa đậu nành ra cốc thủy tinh, uống cạn. Đây là toàn bộbữa tối. Tuy đơn giản, nhưng lại là thực đơn lý tưởng phòng táo bón. Táo bón làmột trong những điều mà Aomame căm ghét nhất trên đời. Ghét ngang với bọn đànông bỉ ổi bạo hành gia đình và những phần tử tôn giáo cực đoan đầu óc hẹp hòi.

    Sau bữatối, Aomame cởi quần áo, tắm nước nóng. Ra khỏi phòng tắm, nàng lấy khăn bôngchà xát khắp người, rồi quan sát cơ thể mình trong tấm gương gắn trên cửa. Phầnbụng thon thả, các bắp thịt săn chắc. Hai bầu vú không cân đối và không nổi bật,đám lông mu làm người ta liên tưởng đến một sân bóng đá không được chăm sóc.Đang ngắm nghía thân thể trần truồng của mình, Aomame chợt nhớ ra tuần tới mìnhđã ba mươi tuổi. Sinh nhật buồn chán lại đến. Thật đúng là! Phải đón lần sinhnhật ba mươi ở cái thế giới lạ kỳ khó hiểu này! Aomame thầm nghĩ, rồi nhíu màylại.

    Năm1Q84.

    Đóchính là nơi nàng đang trú ngụ.


  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,756
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 10

    Tengo - Cuộc cách mạng đổ máu thực sự



    "Đổitàu," Fukaeri nói, rồi lại nắm tay Tengo lần nữa. Đó là lúc tàu điện sắp đến gaTachikawa.

    Xuốngtàu, lên cầu thang rồi lại xuống cầu thang, đến một ke tàu khác, suốt quãng thờigian ấy Fukaeri vẫn nắm chặt tay Tengo không rời. Trong mắt những người xungquanh, hai người chắc chắn trông giống một cặp tình nhân quấn quýt. Tuổi táctuy chênh lệch khá nhiều, nhưng vẻ ngoài của Tengo luôn trẻ hơn tuổi thực. Sựkhác biệt về chiều cao hẳn cũng khiến những ánh mắt xung quanh ánh lên vui vẻ.Một cuộc hẹn hò hạnh phúc buổi sớm Chủ nhật mùa xuân.

    Nhưngbàn tay Fukaeri nắm chặt tay anh không có cảm giác nào giống như là tình yêu vớingười khác giới. Cô luôn nắm tay anh với một lực nhất định. Các ngón tay cô cógì đó gần với sự chuẩn xác chuyên nghiệp của bác sĩ bắt mạch cho bệnh nhân. Cólẽ cô thiếu nữ này đang thông qua sự tiếp xúc giữa các ngón tay hoặc bàn tay,trao đổi với mình những thông tin không thể truyền đạt bằng lời. Tengo độtnhiên nghĩ như vậy. Nhưng kể cả có cách làm như vậy thì cũng không phải là traođổi, mà giống phát tín hiệu một chiều hơn. Có lẽ Fukaeri đang hấp thu và cảm nhậnqua lòng bàn tay cô những thứ trong tâm trí Tengo, còn Tengo lại không thể đọcđược nội tâm cô. Tengo chẳng lo lắng. Bởi dù cô có đọc được gì, trong lòng anhcũng chẳng có thông tin và xúc cảm nào đáng để anh phải bối rối khi bị Fukaerinắm được.

    Dẫusao, tuy cô thiếu nữ này hoàn toàn không có ý thức gì về người khác giới, nhưnghẳn là cũng có chút thiện cảm với mình, Tengo suy đoán. Ít nhất thì có thể khẳngđịnh là không có ấn tượng xấu. Bằng không, bất luận là có dự định gì, chắc côcũng chẳng nắm tay mình lâu đến thế.

    Haingười tới ke đi tuyến Oume, lên con tàu đang đợi ở đó. Vì là Chủ nhật, trongtoa chật kín các ông bà già ăn mặc kiểu leo núi và hành khách dẫn theo cả nhàđi chơi, chật chội hơn so với Tengo tưởng tượng. Hai người không ngồi xuống ghế,mà đứng cạnh nhau gần cửa toa.

    "Cứnhư đi dã ngoại ấy," Tengo đưa mắt nhìn phía trong toa, nói.

    "Nắmtay anh liệu có sao," Fukaeri hỏi Tengo. Sau khi lên tàu, cô vẫn nắm tay Tengokhông rời.

    "Đươngnhiên là được," Tengo đáp.

    Fukaerihình như đã yên tâm, vẫn nắm chặt tay Tengo. Bàn tay cô vẫn khô ráo, không ragiọt mồ hôi nào. Dường như cô vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, xác nhận điều gì đóbên trong anh.

    "Khôngsợ nữa à," cô hỏi mà không thêm dấu chấm hỏi.

    "Anhnghĩ là không sợ nữa," Tengo đáp. Anh không nói dối.

    Có lẽdo được Fukaeri nắm tay, nỗi sợ luôn tấn công anh mỗi buổi sáng Chủ nhật rõràng đã chùn lại. Mồ hôi không ra nữa, tiếng nhịp tim cứng nhắc cũng không cònnghe thấy. Ảo giác không xuất hiện. Hơi thở đã điều hòa trở lại.

    "Tốtquá," Fukaeri nói với giọng không trầm không bổng.

    Tốtquá. Tengo cũng cảm thấy thế.

    Tiếngloa phát thanh nhanh và gọn vang lên, thông báo tàu điện chuẩn bị xuất phát. Vậylà, như thế các loài động vật lớn ngủ đông rùng mình sau giấc ngủ dài, cánh cửaphát ra những tiếng rùng rùng ầm ĩ rồi đóng sập lại. Đoàn tàu như cuối cùngcũng hạ được quyết tâm, chầm chậm rời ga.

    Tengovà Fukaeri nắm tay nhau, ngắm nhìn phong cảnh ngoài cửa sổ. Ban đầu là nhữngkhu nhà ở quen thuộc, nhưng tàu càng đi, cảnh trí bằng phẳng của Musashino dầnchuyển thành những núi non nổi bật. Từ ga Đông Oume, đường ray thành đơn tuyến,chuyển sang xe điện bốn toa, và núi non xung quanh càng lúc càng sống động. Từđây trở đi không còn thuộc tuyến đường đi làm của dân công sở trung tâm Tokyo nữarồi. Trên triền núi, sắc khô héo của mùa đông vẫn còn rơi rớt nhưng màu xanhtươi mới của những loài cây không rụng lá đã đập vào mắt. Mỗi khi vào ga, cửatoa mở ra, là có thể cảm nhận được mùi của không khí thay đổi. Cả tiếng vọng củaâm thanh như cũng đổi khác. Những thửa ruộng ven đường trở nên nổi bật hơn, kiếntrúc mang phong cách nông gia mỗi lúc một nhiều. Xe tải hạng nhẹ nhiều hơn hẳnxe con. Chỗ này xa thật! Tengo nghĩ. Rốt cuộc là muốn đến tận đâu đây?

    "Khôngcần lo lắng," Fukaeri dường như đọc được tâm tư của Tengo, liền nói với anh.

    Tengolặng lẽ gật đầu. Cũng hơi giống đi đến ra mắt cha mẹ người yêu, nói chuyện cướixin với người ta, anh nghĩ.

    Haingười xuống ở một ga tên là "Futamatao". Anh chưa từng nghe đến tên ga này, mộtcái tên khá kỳ lạ[1]. Ở nhà ga bằng gỗ cũ kỹ này, ngoài hai người bọn họ, nămsáu hành khách khác cũng xuống tàu. Không có ai lên. Người ta muốn tản bộ trêncon đường núi giữa bầu không khí trong lành nên mới đến Futamatao. Chứ chẳng aivì buổi công diễn vở nhạc kịch Kỵ sĩ xứ Mancha, những sàn disco nổi đình đámhoang dại, phòng trưng bày xe Aston Martin, hay quán ăn kiểu Pháp nổi tiếng vớimón tôm hùm hấp mì ống mà lại đến Futamatao này. Chỉ cần nhìn qua cách ăn mặc củanhững nguồi xuống tàu cũng đủ biết điều đó.

    [1]Trong tiếng Nhật, tên này có nghĩa là cái đuôi chẻ ra làm đôi.

    Xungquanh ga không có nơi nào đáng được gọi là cửa hàng, một bóng người cũng khôngcó, nhưng lại có một chiếc taxi đậu ở đó, có lẽ lái xe đã tính thời gian tàu điệntới, nên đến để đợi khách. Fukaeri gõ nhẹ lên kính xe, cánh cửa bật mở, cô ngồivào trong, rồi vẫy tay gọi Tengo. Cửa xe đóng lại, Fukaeri nói nơi đến, tài xếgật đầu.

    Thờigian ngồi taxi không lâu lắm, nhưng đường đi thì phức tạp vô cùng. Phải mentheo một con đường nhỏ hẹp như bờ ruộng đến tránh nhau còn khó, hết lên đèo lạixuống dốc rất hiểm trở. Đường vòng và chỗ rẽ nhiều vô kể. Thế nhưng tài xế hầunhư không giảm tốc độ khi đi qua những chỗ như thế, và Tengo giật mình thonthót, chỉ biết túm chặt vào tay nắm trên cửa xe. Ngồi taxi mà chẳng khách nàongồi tàu lượn siêu tốc trong công viên giải trí. Tengo chìa hai tờ một nghìnYên trong ví ra, lấy lại tiền lẻ và biên lai.

    Phíatrước căn nhà cũ kiểu Nhật ấy, có một chiếc Mitsubishi Pajero màu đen và mộtchiếc Jaguar màu xanh lục. Chiếc Pajero được lau chùi bóng loáng, còn chiếcJaguar là kiểu cũ, phía trên đóng một lớp bụi dày, không còn nhận ra được màu sắcban đầu. Kính chắn gió bẩn ghê gớm, hẳn lâu lắm rồi không có ai lái. Bầu khôngkhí trong lành đến ngạc nhiên, xung quanh im lìm, tĩnh mịch. Tĩnh mịch đến độphải điều chỉnh lại thính giác mới thích ứng được. Bầu trời cao vút, những phầnda để hở dễ dàng cảm nhận được ánh nắng ấm áp. Thi thoảng lại vẳng lên những tiếngchim cao vút lạ tai. Nhưng chẳng thấy bóng dáng chim đâu.

    Đâylà một căn nhà rộng rãi rất có phong cách. Có vẻ như đã xây dựng từ nhiều nămtrước, nhưng được bảo quản tốt. Cây cối trong sân được cắt tỉa đẹp đẽ. Và vì cắttỉa quá nên mấy cây trồng thậm chí còn hơi giống cây giả bằng nhựa. Những câyto đổ bóng lớn xuống nền đất. Tầm nhìn khá rộng, nhưng trong tầm mắt nhìn chẳngthấy nếp nhà nào. Người cố ý chọn một nơi bất tiện thế này để ở, chắc chắn phảilà nhân vật không muốn qua lại với người khác, Tengo đoán.

    Fukaerimở cánh cửa lớn không khóa làm phát ra những tiếng kèn kẹt, bước vào trong, rồira hiệu cho Tengo đi theo. Không ai ra đón. Họ cởi giày ở tiền sảnh rộng rãi vàyên tĩnh lạ thường, bước trên sàn nhà lạnh buốt được lau sạch bóng, vào phòngkhách. Từ cửa sổ phòng khách có thể nhìn thấy núi non trùng điệp kéo dài như mộtbức tranh toàn cảnh. Dòng sông ngoằn ngoèo, sóng hắt ánh nắng loang loáng đậpvào mắt. Phong cảnh đẹp vô cùng, nhưng Tengo chẳng còn lòng dạ dể ngắm. Fukaeribảo Tengo ngồi xuống chiếc sofa rộng, rồi không nói gì đi ra khỏi phòng. Chiếcsofa toát lên thứ mùi của thời xưa. Nhưng rốt cuộc cổ đến mức nào thì Tengokhông biết.

    Mộtgian phòng khách mộc mạc lạ thường. Trên cái bàn thấp làm từ nguyên một tấm gỗdày, không bày biện bất cứ thứ gì. Không có gạt tàn, không có khăn trải bàn.Trên tường không treo tranh. Không có đồng hồ và lịch. Không có lọ hoa. Cũngkhông có tủ để đồ trang trí. Rồi chẳng thấy cuốn sách hay tạp chí nào. Chỉ trảiđộc một tấm thảm cũ kỹ đã phai màu đến mức không thể nhận ra kiểu hoa văn ban đầu,cùng một bộ sofa cổ lỗ. Gồm cái sofa to như bè gỗ Tengo đang ngồi và ba ghếđơn. Một cái lò sưởi lớn kiểu mở, nhưng không có dấu vết mới được sử dụng. Tuyđã giữa tháng Tư, nhưng trong phòng vẫn lạnh toát. Dường như hơi lạnh của mùađông vẫn đang ngự trị nơi đây. Hẳn đã từ rất lâu căn phòng này không còn có ý địnhtiếp đãi bất cứ người nào nữa. Fukaeri quay lại, vẫn không nói một lời, lẳng lặngngồi xuống bên cạnh Tengo.

    Mộtlúc lâu, hai người không nói tiếng nào. Fukaeri đắm chìm trong thế giới bí ẩn củamình, Tengo thì chỉ lặng lẽ thở sâu, điều hòa cảm xúc. Ngoại trừ tiếng chim thithoảng vọng tới, cả gian phòng tĩnh lặng như tờ. Tengo thấy như thể nếu dỏngtai lắng nghe, sự tĩnh mịch này đang hàm chứa một vài ý nghĩa khác nhau. Đâykhông đơn giản chỉ là tĩnh lặng, mà chính bản thân sự im lặng như đang kể điềugì đó về mình. Tengo vô tình liếc nhìn đồng hồ đeo tay, rồi lại ngước lên nhìnphong cảnh ngoài cửa sổ, sau đó lại nhìn đồng hồ. Thời gian như đã ngừng trôi.Sáng ngày Chủ nhật, thời gian bao giờ cũng trôi thật chậm.

    Chừngmười phút sau, không có dấu hiệu gì báo trước, cánh cửa bật mở, một người đànông gầy gò dáng điệu vội vã bước vào phòng khách. Ông ta chừng sáu lăm tuổi, chỉcao khoảng một mét sáu, nhưng nhờ có phong thái đường hoàng nên không gây ra cảmgiác mờ nhạt. Lưng ưỡn thẳng như gắn cốt thép, cằm thu về sau. Lông mày rậm,đeo một cặp kính gọng đen to tướng được làm ra như để dọa người khác. Cử động củaông ta có gì đó khiến người ta liên tưởng đến một cỗ máy được chế tạo hết sứctinh vi, mọi bộ phận đều được nén lại thật nhỏ gọn. Không có chỗ nào thừa thãi,các linh kiện đều được ghép nói với nhau sao cho hiệu quả nhất. Tengo đang địnhđứng dậy chào thì ông đã nhanh nhẹn xua tay ra hiệu cho anh ngồi yên đó. Tengovừa ngồi xuống theo yêu cầu của ông sau khi mới nhổm lên nửa chừng thì ông cũngvội vàng ngồi xuống cái ghế đơn đối diện như thể muốn ganh đua với anh. Sau đó,ông ta chẳng nói chẳng rằng, cứ nhìn chằm chằm Tengo một lúc lâu. Ánh mắt tuykhông sắc bén, nhưng là ánh mắt nhìn thấu từng ngóc ngách không chút lơi lỏng.Đôi mắt khi thì nheo nheo, lúc lại mở to, như thể nhà nhiếp ảnh đang điều chỉnhkhẩu độ của máy ảnh.

    Ngườiđàn ông mặc áo sơ mi trắng, bên ngoài khoác áo len màu xanh đen, quần vải dạ cómàu xám tro. Mỗi món đồ thoạt nhìn đều như đã mặc thường xuyên và liên tụctrong mười năm, rất vừa vặn, nhưng hơi cũ. Có lẽ ông không thuộc kiểu người chúý đến chuyện ăn mặc, hoặc giả bên cạnh không có ai để ý giúp. Tóc đã lưa thưa,khiến cho hình dạng dài từ trước ra sau của cái đầu càng nổi bật. Hai má hóp lại,cằm vuông vức, duy chỉ đôi môi nhỏ nhắn dày dặn như của trẻ con là không hàihòa lắm với tổng thể. Khuôn mặt vẫn còn những chỗ râu ria lởm chởm chưa cạo hết,hoặc cũng có thể do ánh sáng nên thoạt nhìn có vẻ như vậy. Ánh nắng vùng núichiếu qua cửa sổ hình như có chút gì đó hơi khác so với ánh nắng Tengo thườngthấy.

    "Xinlỗi đã phiền cậu phải đi xa thế." Ngữ điệu của người đàn ông này có sự du dươngtrầm bổng đặc biệt. Đó là kiểu nói của người đã quen trình bày trước đám đôngtrong một thời gian dài, với những câu chuyện hẳn có tính logic rất cao. "Vì lýdo bất đắc dĩ khiến tôi khó lòng rời khỏi nơi này, nên đành phải phiền cậu tớiđây."

    Chuyệnnhỏ thôi ạ, không cần khách sáo, Tengo đáp, rồi xưng tên mình. Xin lỗi vì khôngcó danh thiếp.

    "Tôihọ Ebisuno," ông ta nói, "Tôi cũng không có danh thiếp."

    "ÔngEbisuno?" Tengo hỏi lại lần nữa.

    "Mọingười đều gọi tôi là thầy giáo. Cả con gái ruột chẳng hiểu sao cũng gọi tôi làthầy giáo nốt."

    "Chữviết thế nào ạ?"

    "Họnày rất ít gặp, khá hiếm đấy. Eri, con viết cho cậu ấy xem."

    Fukaerigật đầu, lấy một cuốn trông giống sổ ghi chép, dùng bút bi chầm chậm viết vào mộttrang trắng chữ "Ebisuno", chữ viết như dùng mũi đinh vạch lên gạch. Nhưng cũngcó phong cách riêng.

    "Nóibằng tiếng Anh thì là field of savages[2]. Hồi trước tôi làm trong ngành nhân họcvăn hóa, cái tên này và môn ấy thành ra rất hợp nhau." Thầy giáo nói, khóe miệnghiện lên một thứ tương tự như nụ cười, nhưng ánh mắt vẫn không chút lơi lỏng,"Có điều, tôi đoạn tuyệt với cuộc đời nghiên cứu từ lâu lắm rồi. Giờ việc tôilàm chẳng liên quan gì nữa, đã chuyển sang một field of savages khác."

    [2]Cánh đồng hoang. m Hán (Kanji) là Nhung Dã.

    Tênnày đúng là hiếm gặp, nhưng Tengo thấy rất quen. Cuối thập niên sáu mươi, hìnhnhư có một học giả nổi tiếng tên là Ebisuno, từng xuất bản mấy cuốn sách, tiếngtăm nổi như cồn vào thời đó. Không biết nội dung mấy cuốn sách ấy là gì, nhưngcái tên này vẫn lưu lại ở một góc trong ký ức anh. Nhưng rồi không biết từ khinào, cái tên ấy không còn xuất hiện trở lại nữa.

    "Hìnhnhư tôi có nghe qua tên ông," Tengo thử thăm dò.

    "Có lẽ,"Thầy giáo như đang nói về một người không liên quan nào đó, đưa mắt nhìn xaxăm. "Dù sao cũng thành chuyện quá khứ cả rồi."

    Tengocó thể cảm nhận được hơi thở tĩnh lặng của Fukaeri ngồi bên cạnh. Những nhịp thởsâu, chầm chậm.

    "CậuKawana Tengo," Thầy giáo nói như thể đang đọc lớn một cái tên trên danh thiếp.

    "Vâng,"Tengo đáp.

    "Thờiđại học anh theo chuyên ngành toán, giờ đang dạy tại một trường dự bị ởYoyogi," Thầy giáo nói, "Đồng thời cũng viết tiểu thuyết. Những chuyện này tôiđã nghe Eri kể qua rồi, không sai chứ?"

    "Hoàntoàn chính xác," Tengo trả lời.

    "Nhưngnhìn câu không giống thầy giáo dạy toán, cũng chẳng giống tiểu thuyết gia chútnào."

    Tengogượng cười đáp: "Cách đây không lâu tôi cũng bị người ta nói thế. Có thể là dothân hình chăng."

    "Tôikhông có ác ý gì đâu," Thầy giáo nói, rồi lấy tay đẩy gọng kính đen lên. "Nhìnbề ngoài không giống cái gì đó hoàn toàn không phải chuyện xấu. Chẳng qua cáibên trong chưa ăn khớp cái khung bên ngoài thôi."

    "Ôngnói thế dĩ nhiên là vinh dự cho tôi quá. Có điều tôi chưa thể được coi là tiểuthuyết gia, chỉ mới đang thử viết tiểu thuyết."

    "Thử?"

    "Nghĩalà đang dò dẫm."

    "Ồ,"Thầy giáo nói, sau đó như mới nhận ra cái lạnh trong phòng, liền khẽ xoa tayvào nhau, "Ngoài ra, tôi còn được biết, cuốn tiểu thuyết của Eri sẽ do cậu viếtlại cho hoàn thiện, hòng tranh giải Tác giả mới của một tạp chí văn nghệ. Và biếncon bé thành một tác giả để lăng xê với công chúng. Tôi hiểu như vậy có đúngkhông?"

    Tengothận trọng lựa chọn từ ngữ: "Về cơ bản thì giống như ông nói. Đây là kế hoạchdo một biên tập viên tên là Komatsu vạch ra. Tôi không biết kế hoạch này thực tếcó thể tiến hành thuận lợi không, cũng không rõ có đúng về mặt đạo đức haykhông. Phần của tôi trong kế hoạch chỉ là viết lại câu chữ của tác phẩm Nhộngkhông khí. Nói toạc ra thì chỉ là một kẻ làm kỹ thuật. Còn lại toàn bộ đều donhân vật có tên Komatsu ấy chịu trách nhiệm."

    Thầygiáo lặng lẽ suy nghĩ giây lát. Trong căn phòng tĩnh lặng, dường như có thểnghe thấy cả âm thanh của dòng tư duy trong đầu. Một lúc sau, ông cất tiếng: "Kếhoạch do biên tập viên tên Komatsu nghĩ ra, còn cậu phối hợp trên phương diện kỹthuật."

    "Đúngthế."

    "Tôivốn là học giả, nên nói thực, tôi không thích đọc mấy thứ tiểu thuyết đó. Vì vậy,tôi không rõ nội tình của giới nhà văn thế nào, chỉ có điều, tôi thấy việc cáccậu định làm giống như một hành vi lừa đảo. Có phải tôi đã hiểu lầm không?"

    "Không,ông không hiểu lầm. Tôi cũng cảm thấy thế," Tengo đáp.

    Thầygiáo khẽ chau mày. "Nhưng nếu nghi ngờ khía cạnh đạo đức của kế hoạch này, tạisao cậu vẫn chủ động tham gia?"

    "Chủđộng thì không hẳn, nhưng muốn tham gia thì là sự thật."

    "Tạisao?"

    "Đâycũng chính là câu hỏi mà tôi không ngừng tự hỏi đi hỏi lại chính mình suốt mộttuần nay," Tengo thành thực trả lời.

    Thầygiáo và Fukaeri đều im lặng đợi Tengo nói tiếp.

    Tengonói: "Lý trí, thường thức và bản năng đều cảnh bảo tôi rằng cần phải rút ra khỏivụ này càng nhanh càng tốt. Tôi vốn chỉ là một kẻ thận trọng, bình thường.Không ưa đánh bạc và mạo hiểm. Nói là kẻ nhát gan cũng được. Nhưng riêng lầnnày, trước kế hoạch mạo hiểm do Komatsu đề xuất, thì tôi không sao đáp nổi mộttiếng "không". Lý do chỉ có một, đó là trái tim tôi đã bị Nhộng không khí cuốnhút một cách mãnh liệt. Nếu là một tác phẩm khác, có lẽ tôi đã từ chối ngay từđầu."

    Thầygiáo tò mò nhìn Tengo một lúc. "Tức là anh không hứng thú với khía cạnh lừa đảotrong kế hoạch này, mà say mê với việc viết lại tác phẩm. Phải vậy không?"

    "Đúngnhư vậy. Thậm chí còn hơn cả say mê. Nếu buộc phải viết lại Nhộng không khí,tôi sẽ không nhường công việc đó cho bất cứ ai khác."

    "Thìra thế," Thầy giáo nói, sau đó để lộ nét mặt như vừa bất cẩn cho thứ gì đó rấtchua vào miệng. "Tôi thấy đại để cũng lý giải được tâm trạng của cậu. Vậy thì,mục đích của người tên Komatsu kia là gì? Tiền? Hay danh vọng?"

    "Thúthực tôi cũng không hiểu rõ được lòng dạ của Komatsu," Tengo đáp, "Có điều tôithấy, động cơ của anh ta e rằng còn lớn hơn cả tiền và danh vọng."

    "Ví dụlà gì?"

    "Điểmnày có thể Komatsu không thừa nhận: thực ra anh ta cũng là người bị văn học ám ảnh.Người như vậy chỉ theo đuổi một thứ, đó là, dù chỉ một lần trong đời, phát hiệnđược tác phẩm chân chính, đưa nó lên để hiến dâng cho đời."

    Giâylát sau, Thầy giáo nhìn thẳng vào gương mặt Tengo, nói: "Nghĩa là các cậu đềucó động cơ khác nhau. Một động cơ nào đó không phải tiền, cũng không phải danhvọng."

    "Tôicũng cảm thấy thế."

    "Nhưngbất luận động cơ thế nào, như cậu đã nói, đây là một kế hoạch hết sức nguy hiểm.Nếu sự thật bị bại lộ ở một khâu nào đó, chắc chắn sẽ thành bê bối, người bị cảxã hội lên án e rằng không chỉ có hai cậu. Cuộc đời Eri có thể sẽ bị tổn thươngchí mạng ở tuổi mười bảy. Đây là điều tôi lo nhất trong kế hoạch của các cậu."

    "Ôngthấy lo lắng là lẽ đương nhiên," Tengo gật đầu tán đồng, "Ông nói hoàn toànchính xác."

    Khoảngcách giữa hai hàng lông mày rậm rạp của người đàn ông rút ngắn lại chừng mộtxăng ti mét. "Dù như vậy, dù kết quả có thể sẽ khiến Eri gặp nguy hiểm, cậu vẫnmong có thể chấp bút viết lại Nhộng không khí?"

    "Vừanãy tôi đã nói với ông, nguyện vọng này phát xuất từ nơi mà lý trí và lẽ thườngkhông thể chạm đến. Ở góc độ của mình, tôi cũng muốn hết sức bảo vệ Eri. Nhưngtôi không dám cam đoan sẽ không nguy hiểm gì đến cô ấy. Bởi vì như vậy là nói dối."

    "Tôihiểu," Thầy giáo nói, sau đó như muốn phân đoạn cho luận đề, đằng hắng một tiếng,"Tạm không nói đến những chuyện khác, hình như cậu là người rất thành thực."

    "Ítnhất tôi cũng cố gắng làm một người thẳng thắn."

    Thầygiáo chăm chú nhìn hai bàn tay đặt trên đầu gối mình một lúc lâu như đang quansát một vật thể lạ, hết ngắm nghía mu bàn tay, rồi lật ngược lại nhìn lòng bàntay, sau đó ngẩng đầu lên: "Vậy là, cậu biên tập Komatsu ấy thực sự cho rằng kếhoạch này không có sơ suất?"

    "Ý kiếncủa anh ta là, ‘bất cứ sự vật gì cũng có hai mặt’, Tengo nói, ‘mặt xấu và mặt tốt’."

    Thầygiáo bật cười. "Kiến giải độc đáo lắm. Tay Komatsu này là loại người lạc quan,hay là một kẻ quá tự tin? Là loại nào thế?"

    "Chẳngphải loại nào cả. Chỉ là căm ghét thế tục thôi."

    Thầygiáo khẽ lắc đầu. "Người này ban đầu căm ghét thế tục, sau đó sẽ trở thành ngườilạc quan, hoặc sẽ thành kẻ quá tự tin. Phải vậy không?"

    "Cóthể có khuynh hướng ấy."

    "Hìnhnhư là một tay phức tạp."

    "Kháphức tạp," Tengo đáp, "Nhưng không ngu xuẩn."

    Thầygiáo chầm chậm thở một hơi, sau đó ngoảnh mặt sang phía Fukaeri: "Tức là, đểngười này viết lại Nhộng không khí cũng không vấn đề gì, phải không?"

    "Khôngvấn đề," Fukaeri nói.

    "Nhưngvì chuyện này, về sau rất có thể con sẽ gặp phiền phức."

    Fukaerikhông trả lời, chỉ khép hai vạt áo len lại. Động tác này đã thể hiện quyết tâmkhông thể lay chuyển của cô.

    "Có lẽcon đúng," Thầy giáo nói như thể đã nhận thua.

    Thầygiáo chăm chú nhìn đôi bàn tay nhỏ nhắn đang nắm chặt lại của Fukaeri.

    "Songvẫn còn một vấn đề nữa," Thầy giáo nói với Tengo, "Cậu và người tên là Komatsukia định giới thiệu Nhộng không khí với mọi người, biến Eri thành tiểu thuyếtgia. Nhưng con bé mắc chứng khó đọc. Các cậu có biết không?"

    "Lúctrên tàu điện tới đây, tôi cũng nắm được sơ qua tình hình."

    "Đấycó lẽ là bệnh bẩm sinh. Vì nguyên nhân này, ở trường nó luôn bị coi là đứa chậmphát triển trí tuệ, nhưng thật ra là một cô bé rất thông minh. Một trí tuệ rấtsâu sắc. Song chứng khó đọc này, dù nói giảm nhẹ đến mấy, chắc chắn sẽ ảnh hưởngđến kế hoạch các cậu đang dự tính."

    "Tổngcộng có bao nhiêu người biết sự thực này?"

    "Ngoàibản thân con bé, tổng cộng có ba người," Thầy giáo đáp. "Tôi và con gái Azami,sau đó là cậu. Ngoài ra không còn ai."

    "Giáoviên ở trường Fukaeri không biết?"

    "Không.Đó là một ngôi trường làng rất nhỏ, đến cả từ ‘chứng khó đọc’ có khi họ cũngchưa từng nghe qua bao giờ. Vả lại, nó cũng không đi học được mấy ngày."

    "Nếulà thế, có lẽ chúng ta có thể khéo léo giữ kín được."

    Thầygiáo nhìn Tengo trong giây lát như để đánh giá.

    "Erihình như rất tin tưởng cậu." Một lúc sau, ông nói với Tengo, "Lý do thì tôikhông rõ, nhưng có điều…"

    Tengoim lặng đợi ông nói tiếp.

    "Cóđiều tôi tin tưởng Eri. Nếu nó nói có thể phó thác tác phẩm cho cậu, thì tôi chỉcòn cách chấp nhận. Tuy nhiên, nếu cậu thực sự định tiến hành kế hoạch này, thìcần phải hiểu vài điều về con bé trước đã." Thầy giáo dường như phát hiện ra mấyvụn chỉ nhỏ, lấy móng tay búng khẽ mấy lần lên đùi phải, "Con bé trải qua thờithơ ấu ở đâu, vì nguyên do gì mà đến chỗ tôi. Chuyện kể ra cũng dài lắm."

    "Tôixin lắng nghe."

    Fukaeringồi bên cạnh Tengo đổi lại tư thế, vẫn nắm chặt tay vào vạt áo lên, khép lạinơi cổ.

    "Đượcrồi," Thầy giáo nói. "Chuyện bắt đầu từ hồi 1960. Cha Fukaeri và tôi là bạn bèthân thiết đã nhiều năm, tôi lớn hơn ông ấy chừng mười tuổi. Chúng tôi dạy cùngkhoa ở một trường đại học, tính cách, thế giới quan đều khác xa nhau, nhưngkhông hiểu sao lại rất hợp. Hai chúng tôi đều kết hôn muộn, lấy vợ không lâuthì sinh được một con gái, vì cùng ở trong khu tập thể giáo viên, nên hai nhàthường xuyên qua lại. Công việc cũng thuận lợi. Lúc đó, chúng tôi đều được lăngxê như những ‘học giả xuất sắc đầy triển vọng’. Thi thoảng còn xuất hiện trênphương tiện truyền thông. Thời ấy quả thực có nhiều thứ thú vị."

    "Sauđó, cùng với sự hạ màn của thập niên sáu mươi, thế giới dần trở nên nồng mùithuốc súng. Năm 1970, phong trào sinh viên đấu tranh chống điều ước Anpo[3]bùng phát, trường đại học bị phong tỏa, rồi xung đột với cảnh sát cơ động, và xảyra những cuộc đấu tranh nội bộ đẫm máu, có cả người chết. Chán nản mọi thứ, tôiquyết định rời khỏi trường đại học. Tôi vốn không hợp với thứ chủ nghĩa kinh việntrong nhà trường, lúc ấy càng thấy nản. Ủng hộ hay phản đối thể chế, sao cũngđược. Mấy chuyện này chẳng qua chỉ là sự đấu tranh giữa tổ chức với tổ chức.Tôi thì hễ là tổ chức, dù lớn hay nhỏ, tôi đều không tin tưởng. Tôi đoán lúc ấychắc cậu vẫn chưa phải là sinh viên?"

    [3]Điều ước về quan hệ đồng minh ký năm 1960 giữa Mỹ và Nhật.

    "Lúctôi vào đại học, sóng gió đã hoàn toàn lắng xuống."

    "Thếlà sau khi vở kịch đã khép màn."

    "Đúngvậy."

    Thầygiáo nâng hai bàn tay lên cao giây lát, sau đó đặt lại xuống đầu gối. "Tôi bỏtrường đại học, cha Fukaeri cũng rời trường hai năm sau đó. Khi ấy, ông ta tinsùng tư tưởng cách mạng của Mao Trạch Đông, ủng hộ Đại cách mạng Văn hóa ởTrung Quốc. Còn mặt tàn khốc và phi nhân tính của cuộc Cách mạng văn hóa ấy nhưthế nào thời bấy giờ hầu như không đến được tai chúng tôi. Trích lời Mao TrạchĐông làm khẩu hiệu thậm chí đã từng là một thứ thời thượng của một bộ phận tríthức. Ông ta tập trung một số sinh viên, lập ra một đội ngũ cực đoan theo môhình Hồng vệ binh, tham gia bãi khóa. Các trường đại học khác cũng có sinh viêntin theo ông ta. Vì thế, có một dạo quy mô tổ chức do ông ta lãnh đạo khá lớn mạnh.Do có yêu cầu từ phía đại học, cảnh sát cơ động đã đột kích vào trường, ông tavà đám học sinh kiên quyết chống cự nhưng đều bị bắt và bị truy cứu hình sự.Nên về thực chất, ông ta bị trường đại học đuổi việc. Lúc ấy Fukaeri vẫn còn rấtnhỏ, hẳn là không có chút ký ức nào về những chuyện này."

    Fukaeriim lặng không nói gì.

    "FukadaTamotsu là tên cha con bé. Sau khi rời khỏi trường đại học, ông ta dẫn theo mườimấy sinh viên thành phần chủ chốt của đội Hồng vệ binh, gia nhập ‘TrườngTakashima’. Hầu hết các sinh viên đều bị đuổi học, họ cần một nơi nương thân tạmthời, mà Takashima cũng không phải chỗ quá tệ. Việc này từng trở thành chủ đềnóng trên phương tiện truyền thông lúc đó. Cậu biết chứ?"

    Tengolắc đầu.

    "Giađình Fukada cũng đi theo ông ta. Tức là vợ ông ta và Eri. Cả nhà họ đều gia nhậpTakashima. Chắc cậu biết Trường Takashima này?"

    "Cũngsơ sơ thôi ạ," Tengo đáp, "Nghe nói đó là một tổ chức tương tự như công xã, sốngtheo kiểu cộng đồng, dựa vào nông nghiệp làm kế sinh nhai, ngoài ra còn chănnuôi, quy mô hình như trải rộng trên toàn quốc. Họ không thừa nhận tài sản tư hữu,tất cả mọi thức đều thuộc công hữu."

    "Hoàntoàn chính xác. Fukada muốn tìm kiếm một Utopia[4] ở hệ thống Takashami này,"Thầy giáo nói với nét mặt không vui, "Không cần nói cũng biết, trên thế giớinày không hề tồn tại những thứ kiểu như thế, cũng giống như thuật giả kim và độngcơ vĩnh cửu vậy. Nếu cho phép tôi nói thì xin thưa rằng những gì cộng đồngTakashima ấy thực hiện kỳ thực là nhằm tạo ra những người máy không biết suynghĩ. Cắt đứt khả năng tự tư duy của con người. Chẳng khác nào thế giới màGeorge Orwell mô tả trong tiểu thuyết của ông ấy. Nhưng có lẽ cậu cũng biết,trên đời này vẫn còn rất nhiều kẻ một lòng theo đuổi trạng thái chết não ấy. Vìlàm như vậy sẽ dễ dàng hơn. Không cần phải nghĩ ngợi chuyện gì phiền phức, chỉcần theo chỉ thị của cấp trên mà làm là được rồi. Lo gì không có cơm ăn. Đối vớinhững kẻ theo đuổi một môi trường như vậy, Takashima có lẽ đúng là Utopia của họ."

    [4]Thế giới không tưởng được Sir Thomas More khắc họa trong tác phẩm Utopia(1516), lấy bối cảnh một hòn đảo biệt lập không có thật giữa Đại Tây Dương, nơitồn tại một xã hội mơ ước không có tư hữu, không phân chia giai cấp, ai cũngtham gia lao động và được hưởng hạnh phúc.

    "NhưngFukada không phải hạng người như thế. Ông ta trăm phần trăm là người biết tựsuy nghĩ. Là một kẻ lấy việc suy nghĩ làm nghề nghiệp. Vì thế, ông ta không thểnào thỏa mãn với một nơi như Takashima được. Tất nhiên, ngay từ đầu Fukada đãhiểu rõ điểm này, nhưng ông ta và đám sinh viên đi theo đều đã bị trường đại họckhai trừ, một đám sinh viên đầu óc không tưởng, không chốn dung thân, vậy làđành phải chọn chỗ đó làm nơi nương náu. Tiến thêm một bước nữa, ông ta cũng muốncó được các bí quyết của cộng đồng Takashima này. Đầu tiên, họ buộc phải nắm bắtđược các kỹ thuật nông nghiệp. Fukada và sinh viên của ông ta đều là ngườithành phố, hoàn toàn không biết gì về sản xuất nông nghiệp. Cũng như tôi khôngbiết gì về công nghệ tên lửa vậy. Vì vậy bọn họ cần phải học từ đầu, tìm cách nắmbắt các tri thức thực tế và kỹ thuật. Ngoài ra còn có rất nhiều thức phải học hỏinhư cơ chế lưu thông hàng hóa, khả năng và giới hạn của mô hình tự cấp tự túc,quy tắc cụ thể của cuộc sống tập thể … Họ sống trong cộng đồng Takashima hainăm, những thứ cần học họ đều đã học hết. Bọn họ là những kẻ có khả năng học tậprất nhanh một khi đã muốn. Sau khi phân tích một cách chuẩn xác những điểm mạnhvà điểm yếu của cộng đồng Takashima, Fukada dẫn theo người của mình rời khỏi đóvà ra độc lập."

    "ỞTakashima vui lắm," Fukaeri nói.

    Thầygiáo mỉm cười. "Với trẻ còn thì chắc hẳn là vui lắm. Nhưng khi lớn lên, đến mộtđộ tuổi nhất định, ý thức tự ngã đã trưởng thành, rất nhiều đứa trẻ sẽ cảm thấycuộc sống ở Takashima thực chẳng khác nào địa ngục trần gian. Bởi vì đươngnhiên, mong muốn được tự suy nghĩ sẽ bị cấp trên nghiền nát. Có thể ví đó như tụcbó chân của bộ óc vậy."

    "Bóchân?" Fukaeri hỏi.

    "Hồixưa ở Trung Quốc, người ta ép các bé gái phải đi những đôi giày rất nhỏ, khôngcho chân chúng lớn lên," Tengo giải thích.

    Fukaeriim lặng tưởng tượng ra cảnh ấy.

    Thầygiáo lại nói tiếp: "Fukada dẫn theo những phần tử hạt nhân của nhóm ly khai, tấtnhiên đều là những sinh viên trước kia từng theo ông ta bắt chước mô hình Hồngvệ binh, nhưng cũng có một số người khác muốn đi theo ông ta nữa, nên nhóm lykhai lớn dần lên như quả cầu tuyết, quân số đông hơn dự tính rất nhiều. Không hềít kẻ ôm hoài bão gia nhập Takashima, nhưng rồi chán chường và thất vọng với thựctrạng ở đó. Trong số đó, có cả những kẻ theo đuổi cuộc sống công xã của dânhippy lẫn những kẻ cánh tả bị thất bại trong phong trào sinh viên và những ngườigia nhập Takashima vì không thỏa mãn với cuộc sống hiện thực bình lặng, muốntheo đuổi một thế giới tinh thần mới. Có người độc thân, cũng có người dắt theocả gia đình như Fukada. Đó là một đại gia đình quần cư, có đủ các loại thànhviên khác nhau. Fukada là thủ lĩnh của họ. Ông ta là lãnh tụ trời sinh, như làMoses dẫn dắt người Israel vậy. Tư duy nhạy bén, giỏi nói năng, khả năng phánđoán hơn người. Lại sở hữu sức cuốn hút trời sinh của người cầm đầu. Dáng ngườicao lớn. Phải rồi, tầm vóc cũng cỡ như cậu đấy. Mọi người tôn ông ta vào vị trítrung tâm của quần thể ấy như một lẽ đương nhiên, và tuân theo mọi phán đoán củaông ta."

    Thầygiáo dang hai tay ra, phác họa thân hình của người ông nói tới. Fukaeri ngướcnhìn hai tay ông, rồi lại nhìn sang phía Tengo, vẫn không nói một lời.

    "Fukadavà tôi, tính cách và ngoại hình hoàn toàn khác nhau. Ông ta là người lãnh đạo bẩmsinh, còn tôi lại là con sói lạc bầy trời sinh. Ông ta là nhân vật chính trị,còn tôi là kẻ phi chính trị triệt để. Ông ta cao lớn, tôi nhỏ thó. Ông ta đẹptrai phóng khoáng, còn tôi chỉ là một học giả nghèo có cái đầu hình dáng quái dị.Mặc dù thế, chúng tôi là bạn bè chí cốt. Trân trọng và tin tưởng lẫn nhau. Nóikhông khoa trương chút nào, chúng tôi là tri kỷ duy nhất của nhau trong cuộc đờinày.

    "FukadaTamotsu dẫn mọi người đến vùng núi sâu ở Yamanashi, tìm được một ngôi làng vắngvẻ lý tưởng. Người trẻ tuổi đã bỏ đi hết, giờ chỉ còn lại những ông bà già loliệu việc nhà nông, ruộng đồng gần như đã hoang hóa. Bọn họ mua lại đất đai vànhà cửa ở đó với giá gần như cho không, thậm chí còn tặng kèm cả một đống lềulán bằng nhựa. Chính quyền địa phương cũng đồng ý trợ cấp với điều kiện ngườimua tiếp tục canh tác nông nghiệp, ít nhất là trong mấy năm đầu có thể được hưởngchính sách ưu đãi về thuế. Hơn nữa, hình như Fukada vẫn còn một nguồn vốn khác.Tiền ấy từ đâu ra, là loại tiền gì, ngay thầy giáo Ebisuno cũng không biết.

    "Fukadagiữ bí mật nguồn gốc số vốn đó, không tiết lộ với bất cứ ai. Tóm lại, Fukada đãxoay xở ở đâu đó một số tiền không nhỏ để lập công xã. Bọn họ dùng số vốn nàymua sắm máy móc nông nghiệp, nguyên vật liệu xây dựng, giữ lại một số tiền đểdành. Họ tự tay sửa chữa nhà cửa, xây dựng các công trình cần thiết để phục vụcho cuộc sống của ba mươi thành viên. Đó là chuyện của năm 1974, công xã mới rađời ấy được đặt tên là Sakigake[5]."

    [5]Tiên phong.

    Sakigake?Tengo thầm nhẩm lại trong đầu. Cái tên này hình như anh đã nghe qua ở đâu rồithì phải, nhưng không tài nào nhớ chính xác được. Không thể lục lại ký ức. Điềuđó khiến thần kinh anh bỗng trở nên bồn chồn.

    Thầygiáo tiếp tục nói:

    "Fukadađã chuẩn bị tâm lý trước là công xã sẽ phải trải qua vài năm khó khăn trước khiquen với vùng đất mới. Nhưng mọi việc lại tiến triển tốt đẹp hơn ông ta dựđoán. Phần vì thời tiết thuận lợi, phần vì người dân xung quanh cũng đến trợgiúp. Mọi người đều có thiện cảm với tính cách thành thực của lãnh tụ Fukada, lạithấy những thành viên trẻ của Sakigake mồ hôi thấm đẫm lung, chăm chỉ làm việctrên ruộng đồng, nên hoàn toàn bị chinh phục. Người dân trong vùng thường tớichỉ cho họ nhiều điều hữu ích. Cứ vậy, bọn họ đã nắm được các kiến thức thực tiễnvề nông nghiệp, học được cách sống chung với đất."

    "Sakigakevề cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa các bí quyết học được ở Takashima, nhưng có nhữngsửa đổi mang tính sáng tạo ở vài điểm. Chẳng hạn như hoàn toàn chuyển sangphương thức canh tác tự nhiên. Không dùng chất hóa học để phòng trừ sâu hại, chỉtrồng rau bằng phân bón hữu cơ. Và rồi, bắt đầu bán thực phẩm qua đường bưu điệncho đối tượng là tầng lớp giàu có trong thành phố. Vì như thế được giá hơn. Đâychính là tiền thân của nông nghiệp sinh thái ngày nay. Hầu hết các thành viên củacông xã đều là người thành phố, họ biết rõ người thành phố cần gì. Để có đượccác loại rau tươi ngon không ô nhiễm, người thành phố sẵn sàng trả giá cao. Bọnhọ ký hợp đồng với người đưa hàng chuyên nghiệp, đơn giản hóa quá trình lưuthông, lập ra một hệ thống riêng giúp nhanh chóng chuyển thực phẩm vào thành phố.Chính họ là những người đầu tiên coi loại ‘rau có hình dáng xấu, vẫn còn dính đất"là lợi thế cạnh tranh."

    "Tôitừng đến thăm nông trường của Fukada mấy lần, trò chuyện với ông ta," Thầy giáonói, "Vì có được môi trường mới, được thử nghiệm những khả năng mới, nên ông tacó vẻ tràn trề nhựa sống. Thời kỳ ấy đối với Fukada cũng là những năm thángbình yên nhất, tràn đầy hy vọng nhất. Gia đình ông ta dường như cũng đã thích ứngvới cuộc sống mới."

    "Nhữngngười nghe tiếng nông trường Sakigake muốn đến tham gia cũng tăng lên. Thôngqua việc bán hàng bằng đường bưu điện, danh tiếng nông trường dần dần được nhiềungười biết đến, phương tiện truyền thông cũng giới thiệu họ như một ví dụ thànhcông của mô hình công xã. Trong xã hội, có không ít người muốn trốn chạy khỏithế giới hiện thực bị thao túng bởi vật chất và thông tin, trở về với thiênnhiên để được đổ mồ hôi lao động. Sakigake đã thu hút được tầng lớp này. Mỗikhi có người muốn tham gia, họ sẽ phỏng vấn và xét duyệt, nếu khả dụng thì đượctiếp nhận làm thành viên. Không phải ai đến cũng được nhận. Cần phải duy trì chấtlượng và đạo đức của các thành viên ở mức cao. Công xã cần những người hiểu biếtvề kỹ thuật nông nghiệp và những người có sức khỏe chịu đựng được công việc laođộng nặng nhọc. Phụ nữ cũng được chào đón nhằm giữ cho tỷ lệ nam nữ luôn ở mứccân bằng. Cùng với số lượng thành viên mỗi lúc một nhiều, quy mô nông trườngcũng ngày càng mở rộng, cũng may ruộng đất và nhà cửa để không gần đó vẫn cònnhiều, nên không khó để mở rộng thêm cơ sở. Ban đầu thành viên nông trường đaphần là các thanh niên chưa chồng chưa vợ, về sau những người dẫn theo cả giađình con cái gia nhập rất đông. Trong những thành viên tham gia về sau, khôngít người từng được giáo dục trình độ cao và làm công việc chuyên môn. Ví dụ nhưbác sĩ, kỹ sư, giáo viên, kế toán… Những người này rất được cộng đồng hoannghênh. Vì kỹ thuật chuyên môn rất cần thiết."

    "Côngxã này có theo chế độ cộng sản nguyên thủy kiểu như Takashima không?" Tengo hỏi.

    Thầygiáo lắc đầu. "Không, Fukada đã từ bỏ chế độ công hữu tài sản. Tuy ông ta rất cựcđoan về mặt chính trị, nhưng lại là một nhà hiện thực chủ nghĩa tỉnh táo. Thứông ta theo đuổi là một thiết chế cộng đồng lỏng lẻo hơn. Mục tiêu của ông takhông phải là xây dựng một xã hội kiểu tổ kiến. Phương pháp ông ta lựa chọn làphân chia toàn thể cộng đồng thành một số đơn vị, trong mỗi đơn vị lại thực thicuộc sống cộng đồng tương đối lỏng lẻo. Thừa nhận tài sản tư hữu, thù lao cũngđược phân phối ở một mức nhất định. Nếu một cá nhân nào đó bất mãn với đơn vị củamình thì có thể được chuyển đến một đơn vị khác, thậm chí còn cho phép tự do rờikhỏi Sakigake. Việc giao lưu với bên ngoài cũng được tự do, việc kiềm chế tư tưởnghay tẩy não hầu như không được thực hiện. Áp dụng một thể chế tự nhiện thôngthoáng như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, đây là điều ông ta học được ởTakashima."

    "Dướisự lãnh đạo của Fukada, hoạt động của nông trường Sakigake đi vào quỹ đạo mộtcách thuận lợi. Nhưng không lâu sau, công xã bị chia rẽ thành hai phe rõ rệt. Sựchia rẽ này là điều khó tránh khỏi khi áp dụng chế độ đơn vị lỏng lẻo mà Fukadathiết kế. Một phái chủ trương đấu tranh vũ trang, là nhóm chủ trương cách mạngvới hạt nhân gồm những người tham gia tổ chức Hồng vệ binh do Fukada thành lậphồi trước. Bọn họ chỉ coi cuộc sống công xã nông nghiệp này như giai đoạn chuẩnbị của cách mạng. Một mặt canh tác nông nghiệp, mặt khác vẫn ẩn mình đợi thờicơ sẽ vùng lên cầm vũ khí làm cách mạng… đây là thái độ kiên quyết không dao độngcủa họ."

    "Phecòn lại chủ trương ôn hòa, họ có điểm chung với phe đấu tranh vũ trang là cùngphản đối chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng luôn giữ khoảng cách nhất định vớichính trị, chỉ coi việc sống tự cấp tự túc giữa thiên nhiên là lý tưởng. Xét vềsố lượng thì phe này chiếm đa số ở nông trường. Phe đấu tranh vũ trang và pheôn hòa đối đầu như nước với lửa. Bình thường, khi lao động trên ruộng đồng, vìmọi người có mục đích chung nên không xảy ra vấn đề gì, nhưng khi đưa ra cácquyết định về phương châm hoạt động của công xã thì ý kiến hai bên luôn chia rẽ.Đã nhiều lần hai phe không thể đi đến thống nhất. Những lúc như thế, các cuộctranh luận dữ dội luôn được đẩy đến cao trào. Cứ tiếp tục như vậy, sự tan rã củacông xã chỉ còn là vấn đề thời gian."

    "Thờigian dần trôi, chỗ trống cho quan điểm trung lập mỗi lúc một hẹp lại. Cuốicùng, Fukada cũng bị dồn đến bước không thể không chọn lựa một trong hai. Lúc ấy,ông ta cũng nhận ra rằng ở Nhật Bản hồi thập niên bảy mươi của thế kỷ hai mươi ấyvốn không tồn tại điều kiện và cơ hội để phát động cách mạng. Và thứ ông ta tưởngtượng ra trong đầu chỉ là một cuộc cách mạng mang tính khả năng, nói rõ hơn làmột cuộc cách mạng ví von, một cuộc cách mạng trong giả thuyết. Ông ta tin rằng,đối với một xã hội lành mạnh, những ý chí phản thể chế mang tính phá hoại nàylà thứ không thể thiếu, giống như là gia vị để hoàn thiện món ăn. Song điều cácsinh viên đi theo ông ta mong muốn lại là một cuộc cách mạng có đổ máu thực sự.Dĩ nhiên Fukada cũng phải chịu trách nhiệm. Chính ông ta là người đã nương theothời thế, phát biểu những luận điệu kích động, gieo vào đầu sinh viên câu chuyệnthần thoại vô vọng đó. Nhưng ông ta chưa từng nói với họ rằng đó chẳng qua chỉlà cuộc cách mạng ở trong dấu ngoặc kép. Fukada là con người thành thực, tư duynhạy bén. Là một học giả ưu tú. Nhưng đáng tiếc vì quá giỏi hùng biện, nên ôngta thường có khuynh hướng đắm chìm trong chính ngôn từ của mình, do đó có thểthấy ông ta vẫn còn thiếu sự tự thức tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn.

    "Cứnhư vậy, công xã Sakigake bị chia làm hai. Phe ôn hòa vẫn giữ nguyên tên gọiSakigake và tiếp tục ở lại ngôi làng ban đầu, còn phe đấu tranh vũ trang thì rờiđến một ngôi làng bỏ hoang cách đấy năm cây số, coi đó là căn cứ địa để hoạt độngcách mạng. Gia đình Fukada và nhừng người có gia đình khác đều ở lại Sakigake.Về cơ bản, đây có thể coi là một cuộc chia ly hữu hảo. Số vốn cần để xây dựngcông xã mới ly khai vẫn do Fukada xoay xở. Sau khi chia tách, hai nông trường vẫnduy trì quan hệ hợp tác trên bề mặt và có những trao đổi vật tư khi cần thiết,vì lý do kinh tế, sản phẩm vẫn được phân phối qua một kênh lưu thông chung. Haicộng đồng nhỏ đó nếu muốn tiếp tục sinh tồn thì buộc phải giúp đỡ lẫn nhau nhưthế."

    "Nhưngkhông lâu sau, sự qua lại thực tế giữa Sakigake và công xã ly khai cũng ngừng hẳn,vì mục tiêu mà họ theo đuổi thực sự khác nhau quá xa. Chỉ riêng Fukada và nhữngsinh viên cực đoan trước đây ông ta dẫn dắt là vẫn tiếp tục qua lại. Fukada cảmthấy cần phải có trách nhiệm với bọn họ. Những người này vốn do Fukada tổ chức,dẫn đến vùng núi ở Yamanashi này sinh sống, ông ta không thể vì bản thân mà bỏmặc họ được. Hơn nữa, công xã mới cũng cần đến nguồn vốn bí mật mà ông ta nắmgiữ."

    Có thểnói Fukada bị rơi vào một trạng thái giằng co," Thầy giáo nói. "Sâu thẳm tronglòng ông ta không còn tin vào khả năng và sự lãng mạn của cách mạng. Song ôngta lại không thể hoàn toàn phủ định nó. Phủ định cách mạng, có nghĩa là phủ địnhcả cuộc đời chính ông ta từ trước đến nay, chẳng khác nào tự thừa nhận mình đãsai lầm trước mặt mọi người. Ông ta không thể làm được điều đó. Sự tự tôn quá lớncủa Fukada không cho phép ông ta làm vậy. Mặt khác, ông ta cũng lo sợ việc ôngta rút ra có thể sẽ khiến đám sinh viên ấy trở nên hỗn loạn. Ở giai đoạn này,xét về mặt nào đó, Fukada vẫn còn sở hữu sức mạnh kiểm soát đám sinh viên ấy."

    "Vậylà, ông ta cứ qua lại giữa Sakigake và công xã ly khai. Fukada đảm nhiệm vaitrò lãnh tụ của Sakigake, đồng thời giữ vị trí cố vấn cho công xã chủ trươngdùng bạo lực cách mạng kia. Tức là, một người từ sâu thẳm trong lòng đã khôngcòn tin vào cách mạng nữa, lại vẫn phải tiếp tục tuyên truyền lý luận cách mạngcho những người khác. Các thành viên công xã của phe ly khai một mặt vẫn làmnông nghiệp, mặt khác thì tiến hành huấn luyện quân sự và giáo dục tư tưởng hếtsức nghiêm khắc, về chính trị cũng hoàn toàn rời xa ý tưởng ban đầu của Fukada,mỗi lúc một trở nên cực đoan. Công xã này thi hành chính sách bí mật tuyệt đối,không cho phép bất cứ ai bên ngoài thâm nhập vào. Nhóm chủ trương làm cách mạngvũ trang ấy bị cảnh sát liệt vào đối tượng cần chú ý và bị đặt dưới sự theodõi."

    Thầygiáo lại chăm chú nhìn xuống đầu gối, sau đó ngẩng mặt lên.

    "Sakigakechia tách vào năm 1976. Một năm sau đó, Fukaeri rời khỏi công xã, đến nhà tôi.Đồng thời từ đó, công xã của phe ly khai bắt đầu có tên mới: Akebono."

    Tengongẩng mặt lên, nheo mắt. "Đợi chút đã," anh nói. Akebono. Cái tên này rõ rànganh cũng nghe ở đâu đó rồi, nhưng không hiểu sao ký ức lại trở nên hết sức mơ hồ,không sao nắm bắt được. Những gì anh với tới, chỉ là những mảng lờ mờ thoạtnhìn có vẻ là sự thực. "Tổ chức Akebono này mới đây hình như đã gây ra chuyệngì lớn lắm phải không?"

    "Đúngthế," Thầy giáo Ebisuno đáp, đoạn nhìn Tengo bằng ánh mắt nghiêm túc lạ thường,"Đúng thế, chính tổ chức Akebono nổi tiếng đã đấu súng với cảnh sát và lực lượngphòng vệ ở khu rừng gần hồ Motosu."

    Đấusúng. Tengo thầm nhẩm lại. Sự kiện này anh có nghe nói là một vụ rất lớn. Nhưngkhông hiểu sao không thể nhớ tường tận. Thứ tự của sự việc cứ rối tinh hết cả.Cố gắng nhớ lại, anh có cảm giác toàn thân bị vặn xoắn dữ dội. Tựa như nửa thântrên và nửa thân dưới bị vặn theo hai hướng ngược nhau. Sâu tít trong đầu đaunhói, không khí xung quanh nhanh chóng loãng hẳn đi. Mọi âm thanh đều trở nênđùng đục như khi bị chìm xuống nước vậy. Cơn "bột phát" ấy có lẽ lại sắp tới rồi.

    "Cậusao vậy?" Thầy giáo lo lắng hỏi. m thanh tựa hồ như vẳng đến từ một nơi xa xămnào đó.

    Tengolắc đầu, rồi cố rặn ra thành tiếng: "Không sao cả. Đỡ ngay thôi mà."


Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. 1Q84 Tập 2
    By giavui in forum Truyện Dài
    Trả Lời: 23
    Bài Viết Cuối: 09-06-2020, 05:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •