Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Cái lạc thú của những tình yêu âm thầm là vừa có những nỗi chua xót, vừa có những hạnh phúc êm đềm thắm thiết.
X.
Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123
Results 21 to 24 of 24

Chủ Đề: 1q84

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose 1q84

    1Q84 Tập 1

    Tác giả :Haruki Murakami

    Dịch giả: Lục Hương









    MỤC LỤC [−]

    1. Đừng Bị Vẻ Bề Ngoài Đánh Lừa
    2. Một Ý Tưởng Nho Nhỏ Khác
    3. Vài Sự Thực Bị Thay Đổi
    4. Nếu Anh Mong Như Thế - P1
    5. Một Nghề Cần Đến Kỹ Năng Chuyên Môn Và Sự Huấn Luyện
    6. Nói Vậy Tức Là Chúng Ta Phải Đi Xa Lắm Phải Không?
    7. Khẽ Khàng Thôi, Chớ Làm Bươm Bướm Giật Mình
    8. Đến Nơi Xa Lạ Gặp Người Xa Lạ
    9. Cảnh Sắc Thay Đổi, Quy Tắc Thay Đổi
    10. Tengo - Cuộc Cách Mạng Đổ Máu Thực Sự
    11. Nhục Thể Mới Chính Là Thần Điện Của Con Người
    12. Xin Cho Nước Người Trị Đến
    13. Nạn Nhân Bẩm Sinh
    14. Thứ Gần Như Tất Cả Độc Giả Đều Chưa Từng Thấy
    15. Chắc Như Mắc Neo Cho Kinh Khí Cầu
    16. Anh Rất Vui Vì Em Thích Nó
    17. Dù Chúng Ta Hạnh Phúc Hay Bất Hạnh
    18. Anh Cả Đã Hết Trò Rồi
    19. Những Người Đàn Bà Chia Sẻ Bí Mật
    20. Người Gilyak Đáng Thương
    21. Dẫu Cho Trốn Chạy Đến Nơi Xa Xôi Thế Nào
    22. Thời Gian Có Thể Tiến Lên Với Hình Dạng Méo Mó
    23. Đây Chẳng Qua Chỉ Là Khởi Đầu
    24. Ý Nghĩa Của Thế Giới Không Phải Thế Giới Này Là Gì?



    Chương 1

    Đừng bị vẻ bề ngoài đánh lừa


    Radio trong xe taxi đang phát chương trình âm nhạc cổ điển trên sóng FM. Đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček. Ngồi nghe bản nhạc ấy trong taxi đang bị dòng xe cộ chật ních bao vây thì có vẻ không được thích hợp lắm. Bác tài hình như cũng không nhiệt tình thưởng thức âm nhạc. Bác tài tuổi trung niên lặng lẽ quan sát hàng xe dài dằng dặc phía trước, tựa hồ một ngư phủ lão luyện đứng nơi mũi thuyền đang cố tìm kiếm điểm hợp lưu của con nước triều mang theo điểm dữ. Aomame ngả hẳn người ra lưng ghế, khép hờ hai mắt nghe nhạc.

    Trên đời này liệu có bao nhiêu người chỉ cần nghe một đoạn đầu đã có thể nói ngay đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? E rằng con số ấy hẳn phải nằm giữa "ít vô cùng" và "gần như không có". Nhưng chẳng hiểu vì sao Aomame lại làm được.

    Janáčeksáng tác bản giao hưởng dành cho dàn nhạc nhỏ này vào năm 1926, khúc dạo đầu vốn là đoạn kèn đồng cổ động cho một kỳ đại hội thể thao nào đó. Aomame mường tượng ra hình ảnh nước Cộng hòa Tiệp Khắc vào năm 1926

    Thế chiến thứ nhất kết thúc,người dân cuối cùng cũng được giải phóng khỏi ách thống trị dài lâu của vương triều Habsburg. Mọi người tận tình hưởng thụ khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở Trung u khi ấy, tụ tập ngoài quán thỏa sức uống bia Pilsner và sản xuất ra những khẩu súng máy nhẹ bỗng và đẹp đẽ. Hai năm trước, Franz Kafka đã qua đời mà chẳng ai biết. Không bao lâu sau, Hitler từ xó xỉnh nào đó đột ngột xuất hiện, thôn tính cả đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, nhưng vào thời điểm ấy không một ai biết được điều tồi tệ sắp xảy ra. Có lẽ, mệnh đề quan trọng nhất mà lịch sử cho nhân loại thấy chính là: "Vào thời điểm ấy, không ai có thể biết được tương lai sẽ xảyra chuyện gì." Trong khi nghe nhạc, Aomame mường tượng đến ngọn gió nhẹ nhàng ấm áp thổi qua bình nguyên Bohemia và không ngừng nghĩ đến những trắc trở của lịch sử.

    Năm1926, Thiên hoàng Taisho băng hà, niên hiệu được đổi thành Showa. Ở Nhật Bản, một thời đại tối tăm, tồi tệ cũng sắp sửa mở màn. Khúc nhạc xen kẽ ngắn ngủi của chủ nghĩa hiện đại và nền dân chủ cuối cùng cũng kết thúc, nhường chỗ cho chủ nghĩa phát xít.

    Cũng như thể thao, lịch sử là một trong những sở thích của Aomame. Nàng hầu như không đọc tiểu thuyết, nhưng sách về lịch sử thì nàng đã đọc nhiều vô kể. Điều khiến nàng cảm thấy hứng thú với lịch sử là, tất cả sự việc về cơ bản đều kết nối với những ngày tháng và địa điểm xác định. Đối với nàng, việc ghi nhớ ngày tháng lịch sử không phải chuyện khó khăn gì. Dù không thuộc lòng những con số đó, song chỉ cần nắm được mối quan hệ trước sau của các sự kiện lịch sử, ngày tháng sẽ tự động hiện lên trong trí óc. Thời học cấp hai và cấp ba, điểm thimôn lịch sử của Aomame lúc nào cũng cao nhất lớp. Mỗi lần thấy người khác gặp khó khăn khi ghi nhớ các mốc lịch sử, Aomame đều lấy làm khó hiểu. Sao chuyện đơn giản như vậy mà cũng không làm được nhỉ?

    Aomame là họ thật của nàng. Ông nội nàng là người tỉnh Fukushima, ở cái nơi chẳng biết nên gọi là thị trấn nhỏ hay ngôi làng nhỏ vùng núi ấy, nghe nói đúng là có mấy nhà mang họ Aomame thật. Nhưng nàng chưa đến đó bao giờ. Từ trước khi nàng sinh ra, cha nàng đã cắt đứt quan hệ với ông bà. Bên ngoại nhà nàng cũng vậy. Vì thế,Aomame chưa một lần gặp ông bà nội cũng như ông bà ngoại. Nàng hầu như không đi du lịch, nhưng thi thoảng cũng có cơ hội đi đây đi đó, vì đã thành thói quen, lần nào nàng cũng lật tìm trong cuốn danh bạ điện thoại để ở khách sạn, xem có nhà nào họ Aomame hay không. Nhưng cho đến giờ nàng vẫn chưa phát hiện ra người nào họ Aomame ở bất cứ thành phố hay thị trấn nào nàng từng ghé chân. Mỗi lần như vậy,nàng đều có cảm giác như mình là một kẻ phiêu du cô độc, trôi dạt giữa đại dương mênh mông.

    Lúc nào nàng cũng cảm thấy việc xưng tên thật phiền phức. Mỗi lần nàng nói tên mình, người đối diện đều nhìn nàng chằm chằm bằng ánh mắt kỳ quái hoặc hết sức ngờ vực. Cô Aomame[1]. Đúng vậy. Đậu xanh. Thời còn làm ở công ty, lúc nào cũng phải kè kè mang theo danh thiếp thì lại càng phiền phức hơn. Lúc nàng đưa danh thiếp, người ta nhận lấy rồi chăm chú nhìn trong giây lát, cứ như bất ngờ nhận được một mẩu cáo phó. Khi nàng xưng tên qua điện thoại, có người ở bên kia đầu dây còn bật cười hinh hích. Nhưng khi đi làm thủ tục ở cơ quan nhà nước hoặc đợi khám ở phòng chờ bệnh viện, lúc tên nàng được gọi đến, mọi người đều sẽ ngẩng đầu lên, muốn nhìn thử xem cái người mang họ Aomame này rốt cuộc mặt mũi ra sao.

    [1]Aomame trong tiếng Nhật viết là Thanh Đậu, nghĩa là Đậu Xanh (Mọi chú thích là của người dịch).

    Thit hoảng lại có người gọi lầm tên nàng thành "Cô Edamame" (Đậu nành). Cũng có khi nàng bị gọi là "Cô Soramame" (Đậu tằm). Mỗi lần như thế, Aomame đều mất công đính chính: "Không, không phải là Edamame (hoặc Soramame), mà là Aomame. Tuy là rất giống nhau, nhưng không phải vậy đâu." Đối phương nghe vậy lại cười gượng gạo rồi xin lỗi, nói: "Ôi chà chà, cái họ này hiếm gặp thật đấy." Trong ba mươi năm cuộc đời mình, không hiểu nàng đã nghe bao nhiêu lần những câu nói kiểu như vậy.Không biết đã bao nhiêu lần nàng bị người ta trêu đùa vì cái họ này của mình. Nếu sinh ra không mang họ này, đời mình có lẽ đã khác nhiều. Nếu mang những cái họ phổ biến đâu đâu cũng thấy, như là Sato, Tanaka hay Suzuki gì gì đó… có lẽ cuộc đời mình sẽ dễ thở hơn, có thể nhìn ngắm thế giới này bằng ánh mắt bao dung hơn. Có lẽ.

    Aomame nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, để âm thanh tuyệt hảo của dàn hợp tấu khí nhạc thấm vào tâm tưởng. Đột nhiên nàng ý thức được một chuyện: Nếu xét về radio trên xe taxi thì chất lượng âm thanh này dường như quá tốt. m lượng bật nhỏ, nhỏ lắm, nhưng âm thanh sâu, nghe rõ được cả các âm bồi. Nàng mở mắt, nhồm người về phía trước, nhìn dàn âm thanh lập thể gắn trên bảng điều khiển. Cả dàn máy đều một màu đen tuyền, đang tự hào ánh lên những tia sáng diễm lệ. Tuy không thấy rõ tên hãng sản xuất, nhưng chỉ nhìn vẻ bề ngoài cũng biết là hàng chất lượng cao. Cùng với rất nhiều nút vặn, những con số màu xanh tao nhã hiện lên trên màn hình điều khiển. Đây đại khái là hàng thuộc dòng hi- end, taxi thông thường không thể nào lắp đặt loại thiết bị âm thanh cao cấp như vậy.

    Aomame nhìn lại một lượt bên trong xe. Từ lúc bước lên xe nàng chỉ mải tính chuyện trong đầu nên không để ý lắm, chiếc xe này nhìn thế nào cũng không giống xe taxi thông thường. Nội thất trang trí rất cầu kỳ, chỗ ngồi cũng hết sức dễ chịu thoải mái. Hơn nữa, trong xe rất yên tĩnh. Tính năng cách âm hoàn hảo, tạp âm bên ngoài gần như không lọt vào được, tưởng chừng như ngồi trong phòng thu cá châm vậy. Có lẽ đây là xe taxi tư. Trong đám tài xế xe tư ấy, cũng có người không tiếc tiền trang bị cho xe. Nàng khẽ đảo mắt, tìm kiếm giấy phép hành nghề taxi,nhưng không thấy. Nhưng đây cũng không giống loại xe dù hoạt động phi pháp.Trên xe có lắp đặt đồng hồ tính tiền nghiêm chỉnh, hiển thị rõ ràng chuẩn xác sốtiền xe, giờ đang là hai nghìn một trăm năm mươi yên. Nhưng cái giấy phép hànhnghề taxi có ghi tên tài xế thì lại chẳng thấy đâu.

    "Xe tốtquá. Yên tĩnh lắm," Aomame cất tiếng bắt chuyện từ chỗ ngồi sau lưng tài xế."Xe gì vậy nhỉ?"

    "XeCrown, dòng Royal Saloon của Toyota," bác tài trả lời ngắn gọn.

    "Tiếngnhạc nghe rõ lắm."

    "Loạixe này rất yên tĩnh. Cũng vì vậy mà tôi chọn đấy. Nói về cách âm thì kỹ thuật củahãng Toyota có lẽ đứng hàng nhất nhì thế giới."

    Aomamegật gật đầu, lại dựa hẳn người ra phía sau. Kiểu nói chuyện của bác tài khiếnngười ta cảm thấy hơi nghi hoặc. Bác ta thường để lại một vài điểm quan trọng,không nói ra hết. Ví dụ (chỉ là ví dụ thôi), nói về cách âm thì đúng là không thể chê xe Toyota được, nhưng những chỗ khác thì không hẳn là không có vấn đề.Mỗi lần bác ta nói dứt câu, vẫn còn lại ở sau đó một khối im lặng đầy hàm ý.Trong không gian chật chội của xe, khối im lặng ấy tựa như một đám mây tưởng tượng nhỏ bé, làm Aomame cảm thấy bứt rứt không yên.

    "Đúng là yên tĩnh thật," nàng cất tiếng, như thể muốn xua đám mây nhỏ ấy đi. "Dàn hifi hình như cũng thuộc loại cao cấp?"

    "Lúc mua tôi đã phải rất quyết đoán đấy," bác tài nói, giọng điệu nghe như một sĩ quan tham mưu đã giải ngũ đang kể lại những chiến dịch trong quá khứ, "nhưng cô thấy đấy, làm nghề như chúng tôi, cả ngày ngồi trong xe, tôi cũng muốn nghe loại nào có chất lượng âm thanh càng cao càng tốt, hơn nữa…"

    Aomame đợi bác tài nói nốt. Nhưng bác ta không nói. Nàng lại nhắm mắt nghe tiếng nhạc.Leoš Janáček là người như thế nào? Aomame không hề biết. Nhưng bất kể ra sao,Janáček chắc chắn không thể ngờ được rằng khúc nhạc ông sáng tác lại được người nào đó lắng nghe bên trong một chiếc Toyota Crown Royal Saloon yên tĩnh trên đường cao tốc Thủ đô đang tắc nghẽn nghiêm trọng ở Tokyo vào năm 1984.

    Nhưng,sao mình có thể vừa nghe đã nhận ra đây là bản Sinfonietta của Leoš Janáček?Aomame lấy làm lạ. Vả lại, sao mình biết bản nhạc này được viết vào năm 1926?Nàng không phải người yêu thích nhạc cổ điển, mà cũng không hề có ký ức đặc biết nào về Janáček. Vậy mà, vừa nghe thấy đoạn mở đầu của bản nhạc, chỉ trong chớpmắt các thông tin liên quan đến nó liền hiện lên trong trí óc nàng như thể mộtphản xạ có điều kiện, như một bầy chim bay ùa vào phòng qua ô cửa sổ đang rộngmở. Thứ âm nhạc ấy còn gây ra cho Aomame một cảm giác kỳ diệu, như thể bị "Vặnxoắn" vậy. Không đau đớn, cũng không hề khó chịu, chỉ cảm thấy tất cả các môtrong cơ thể mình dường như đang bị vắt khô đi về mặt cơ học. Aomame không saohiểu nổi. Lẽ nào bản Sinfonietta lại mang cho mình thứ cảm giác không thể lý giảinày sao?

    "Janáček,"Aomame buột miệng thốt ra trong vô thức. Lời vừa ra khỏi miệng, nàng đã hối hận:Mình không nên nói thì hơn.

    "Cônói gì thế?"

    "Janáček.Người viết bản nhạc này."

    "Tôi không biết cái tên này."

    "Là một nhà soạn nhạc người Tiệp," Aomame đáp.

    "Vậy hả?" bác tài nói, vẻ khâm phục.

    "Xe này là taxi cá nhân phải không ạ?"Aomame hỏi nhằm chuyển sang chủ đề khác.

    "Đúng vậy," bác tài nói, sau đó ngừng một chút. "Một mình tôi làm thôi. Đây đã là đời xe thứ hai rồi."

    "Chỗ ngồi dễ chịu lắm."

    "Cám ơn cô. Nhưng mà, cô này," bác tài hơi nghiêng đầu qua nói. "Cô có vội không?"

    "Tôi hẹn với người ta ở Shibuya, vậy nên mới phiền bác chạy theo đường cao tốc Thủ đô."

    "Cô hẹn người ta mấy giờ?"

    "Bốn giờ rưỡi," Aomame đáp.

    "Giờ là bốn giờ kém mười lăm rồi. Thế này thì có lẽ không đến kịp đâu."

    "Tắc đường nghiêm trọng thế sao?"

    "Trông tình hình này thì đằng trước chắc là có tai nạn nghiêm trọng rồi. Không phải tắc đường bình thường đâu. Từ đầu tới giờ hầu như chẳng nhúc nhích được tẹo nào."

    Sao bác tài này không thử nghe tin tức giao thông trên radio nhỉ? Aomame cảm thấy thật kỳ lạ. Đường cao tốc Thủ đô rơi vào trạng thái tê liệt, hoàn toàn không thểnhúc nhích. Theo lẽ thường, vào những lúc thế này, tài xế taxi nên chuyển đài đển ghe tin tức giao thông mới phải chứ.

    "Bác không nghe tin tức giao thông cũng biết được à?" nàng hỏi.

    "Không tin được cái đài giao thông ấy đâu," bác tài nói, giọng phảng phất vẻ xa xăm,"Cái thứ ấy quá nửa là dối trá, Công ty Quản lý Đường bộ chỉ phát những tin tức có lợi cho bọn họ thôi. Ở đây, lúc này, có chuyện gì đang thực sự diễn ra,chúng ta chỉ có thể dựa vào cặp mắt của mình để quan sát, dựa vào bộ óc của mình để phán đoán."

    "Theo phán đoán của bác thì tình trạng tắc đường này sẽ không thể sớm kết thúc được ư?"

    "Không nhanh được đâu," bác tài lặng lẽ gật đầu. "Tôi dám đảm bảo. Mỗi lần tắc nghẹ tthế này, đường cao tốc Thủ đô chính là địa ngục. Cuộc hẹn của cô quan trọng lắm không?"

    Aomame nghĩ ngợi giây lát. "Vâng. Quan trọng lắm. Tôi phải đi gặp mặt khách hàng."

    "Vậy thì gay đấy. Xin lỗi… chắc là cô không đến kịp được rồi." Bác tài nói xong, khẽ xoay cổ mấy cái như muốn làm mềm các cơ thịt đang căng cứng. Các nếp nhăn sau gáy nhúc nhích tựa như một loài sinh vật thời thượng cổ. Aomame nhìn động tác ấy trong vô thức, chợt nhớ đến vật thể sắc bén nhọn hoắt ở đáy chiếc túi đeo chéo qua vai, lòng bàn tay rịn ra những giọt mồ hôi lấm tấm.

    "Vậy tôi phải làm sao bây giờ?"

    "Hết cách rồi. Đây là đường cao tốc Thủ đô, trước khi đến lối ra tiếp theo thì chúng ta chẳng thể làm được gì. Cô không thể xuống xe giữa đường, chạy đến ga tàu điện gần nhất mà đi tàu điện như ở trên phố được."

    "Lốira tiếp theo ở đâu thế?"

    "Ikejiri.Không khéo phải đến chiều tối mới tới được đó ấy chứ."

    Đến tận chiều tối? Aomame tưởng tượng tình cảnh mình bị nhốt trong chiếc taxi này đến tận chiều tối. Bản nhạc của Janáček vẫn tiếp tục. Những âm bịt dây vang lên như thể muốn vỗ về tâm trạng đang căng thẳng. Cảm giác bị vặn xoắn nãy giờ đã dịu đi rất nhiều. Cảm giác đó là gì?

    Aomamel ên taxi ở gần Kinuta, từ Yoh ga đi lên tuyến số ba của đường cao tốc Thủ đô.Ban đầu dòng xe cộ còn rất thông thoáng, nhưng lúc sắp đến Sangenjaya thì đột nhiên tắc đường, chẳng bao lâu sau đã không thể nhúc nhích nữa. Xe ở làn đường đi ra ngoại ô vẫn thông suốt không chút trở ngại, chỉ có làn đường đi vào trung tâm này ứ trệ một cách bi kịch. Thông thường, sau ba giờ chiều làn giao thông hướng vào trung tâm của tuyến đường số ba này không hay bị tắc nghẽn, thế nên Aomame mới bảo tài xế chạy theo lối cao tốc Thủ đô.

    "Thờigian chờ trên đường cao tốc Thủ đô thì không bị tính thêm phí đâu," bác tài nóivào gương chiếu hậu, "Vậy nên không cần lo chuyện tiền xe. Nhưng nếu lỡ mất cuộchẹn thì có vẻ không được ổn lắm đúng không?"

    "Đươngnhiên là không ổn rồi. Nhưng bác vừa nói là không có cách gì đấy thôi?"

    Báctài liếc nhìn mặt Aomame trong gương chiếu hậu. Bác ta đeo kính râm sáng màu.Vì ánh sáng không đủ, nên Aomame không thể nhìn rõ được vẻ mặt bác ta.

    "Chuyệnnày không phải là không có cách. Chỉ ngại hơi trái luật một chút, có thể nói làmột biện pháp khẩn cấp… từ đây cũng có thể ngồi xe điện ở Shibuya được."

    "Biện pháp khẩn cấp?"

    "Cách này không tiện nói ra trước mặt người khác cho lắm."

    Aomame không nói lời nào, nheo nheo mắt đợi bác tài nói tiếp.

    "Cô nhìn kìa, phía trước chẳng phải có một khoảng trống để dừng xe khẩn cấp đấy sao?" Bác tài chỉ về phía trước nói, "Ở chỗ đó đó, đoạn có dựng tấm biển quảng cáo lớn của Esso ấy."

    Aomame tập trung nhìn về phía đó thì thấy bên trái con đường hai làn xe chạy, có một khoảng không gian trống dành cho các xe gặp sự cố tạm thời đứng đỗ. Đường cao tốc Thủ đô không có vai đường, vậy nên có khá nhiều chỗ để dừng xe khẩn cấp màu vàng dùng để liên lạc với văn phòng quản lý đường cao tốc. Lúc này, không có xe nào dừng ở khoảng trống đó cả. Sát bên cạnh làn xe chạy theo chiều ngược lại,trên nóc tòa nhà ven lề đường, là tấm biển quảng cáo lớn của hãng dầu Esso, một chú hổ đang toét miệng cười, tay cầm vòi bơm xăng.

    "Thự cra, chỗ ấy có cầu thang dẫn xuống bên dưới. Lúc gặp phải hỏa hoạn hay động đất mạnh, tài xế có thể bỏ xe theo đường đó mà leo xuống chạy tháo mạng. Bình thườngthì chỉ thấy các công nhân duy tu đường xá mới leo lên leo xuống qua lối ấy.Lên tàu điện thì chẳng mấy mà lên được Shibuya."

    "Tôiquả thực không biết trên đường cao tốc Thủ đô lại có cầu thang thoát hiểm đấy,"Aomame nói.

    "Ngườibình thường hầu như không ai biết."

    "Nhưnggiờ không phải là tình huống khẩn cấp, nếu tự tiện leo xuống cầu thang ấy liệucó vấn đề gì không?"

    Báctài im lặng giây lát rồi nói: "Ừm, tôi cũng không rõ quy định chi tiết của Côngty Quản lý Đường bộ như thế nào nữa. Nhưng làm vậy cũng không gây bất tiện gìcho người khác, đại khái chắc là vẫn có thể chấp nhận được. Huống chi, ở chỗ đólại không có ai canh chừng. Mặc dù Công ty Quản lý Đường bộ rất đông nhân viên,nhưng người thực sự làm việc thì lại ít đến tội nghiệp. Đó chính là đặc điểm nổitiếng nhất của bọn họ mà."

    "Cái cầu thang ấy ra sao?"

    "Nó rất giống với thang thoát hiểm hỏa hoạn. À, chính là loại thang vẫn hay thấy ở đằng sau các tòa nhà cao tầng kiểu cũ ấy. Không nguy hiểm lắm đâu. Đại khái cao khoảng ba tầng nhà, nhưng không cao, chỉ cần cô muốn thì trèo qua cũng không khó khăn gì."

    "Bác đã đi lối ấy bao giờ chưa?"

    Không có câu trả lời. Bác tài chỉ nở nụ cười điềm đạm trong gương chiếu hậu. Một nụ cười mỉm cười ẩn chứa vô vàn ngụ ý.

    "Tóm lại là cô tự quyết định thôi." Bác tài lấy đầu ngón tay gõ nhẹ lên vô lăng theo điệu nhạc, nói: "Cô cứ ngồi rỗi ở đây mà thưởng thức thứ âm nhạc tuyệt vời này,đối với tôi cũng chẳng can hệ gì. Đằng nào thì dù cố gắng mấy chúng ta cũng không thể thoát thân khỏi đây được rồi. Đã đến nước này thì chỉ còn cách nghetheo ông trời vậy. Tôi chỉ muốn nói là, nếu có chuyện gấp, thì cũng không phải là không có biện pháp khẩn cấp."

    Aomame hơi nhíu mày, liếc nhìn đồng hồ đeo tay, rồi ngẩng đầu lên nhìn đám xe hơi xung quanh. Bên phải là một chiếc Mitsubishi Pajero màu đen phủ một lớp bụi mỏng màu trắng nhờ nhờ. Gã thanh niên ngồi bên ghế lái phụ mở cửa sổ xe, hút thuốc vẻ buồn chán. Gã để tóc dài, da ngăm ngăm, trên người khoác chiếc áo gió màu đỏ sẫm.Trong khoang chứa đồ chất mấy tấm ván lướt sóng mòn vẹt. Phía trước nữa là một chiếc Saab 900 màu xám. Cửa sổ kính màu đóng im ỉm, không thể nhìn rõ người ngồi bên trong. Thân xe bóng loáng, thậm chí còn soi gương được nếu lại gần.

    Phía trước chiếc taxi Aomame đang ngồi là một chiếc Suzuki Alto màu đỏ đeo biển số quận Nerima có một vết lõm trên thanh ba đờ sốc phía sau. Một người mẹ trẻ tì sát người vào vô lăng, đứa bé buồn chán đứng trên ghế, vặn vẹo hết bên này đến bên kia. Bà mẹ dường như đang bực bội nhắc nhở đứa bé, nhìn qua cửa xe Aomame vẫn có thể thấy môi cô ta mấp máy. Quang cảnh này cứ y nguyên vậy đã được mười phút. Trong mười phút này, chiếc xe e rằng không nhúc nhích được quá mười mét.

    Aomame suy đi tính lại, trong đầu sắp xếp lại các yếu tố theo thứ tự ưu tiên. Nàng không mất nhiều thời gian để có được kết luận. Ban nhạc của Janáček cũng vừa khéo đến khúc cuối cùng.

    Nàng lấy cặp kính râm nhỏ hiệu Ray- Ban trong túi ra, đeo lên mắt, đoạn trong ví raba tờ một nghìn yên, đưa cho bác tài.

    "Tôi xuống xe ở đây thôi. Không thể đến muộn được," nàng nói.

    Bác tài gật đầu, nhận tiền. "Cô có cần hóa đơn không?"

    "Không cần. Bác cũng không cần trả lại tiền thừa đâu."

    "Cám ơn cô quá," bác tài nói, "Hình như gió lớn lắm đấy, cô đi cẩn thận kẻo trượt chân."

    "Tôi sẽ cẩn thận," Aomame đáp.

    "Còn nữa," bác tài nhìn vào gương chiếu hậu nói, "Có một chuyện mong cô nhớ kỹ: Sự vật chẳng bao giờ giống vẻ bề ngoài của nó đâu."

    Sự vật chẳng bao giờ giống vẻ bề ngoài của nó. Aomame lặp lại một lần trong óc, hơi nhướn mày lên. "Thế là ý gì?"

    Bá ctài đắn đo câu chữ, đoạn nói: "Ý là, giờ cô sắp đi làm một việc không tầm thường,chẳng phải vậy sao? Giữa ban ngày ban mặt, trèo xuống theo lối thang thoát hiểm trên đường cao tốc Thủ đô, người bình thường không làm những chuyện như vậy.Riêng phụ nữ lại càng không."

    "Có lẽvậy," Aomame nói.

    "Thế thì, sau khi làm chuyện đó, nói thế nào nhỉ, có lẽ những quang cảnh thường ngày cô nhìn thấy sẽ hơi khác lúc bình thường một chút. Tôi cũng từng có kinh nghiệm như vậy rồi. Nhưng mà, đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi."

    Aomamen ghĩ ngợi giây lát về những điều bác tài vừa nói. Trong lúc nàng mải suy nghĩ,bản nhạc của Janáček cũng vừa kết thúc. Khán giả lập tức vỗ tay không ngớt. Có lẽ đài phát lại một buổi thu âm chương trình hòa nhạc ở đâu đó. Trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt kéo dài, thoảng còn nghe thấy cả tiếng reo hò nữa. Trước mắt Aomame hiện ra hình ảnh người nhạc trưởng đang mỉm cười cúi mình mấy lượt trước các khán giả đang đứng vỗ tay. Ông hếch mặt lên, giơ cao tay, bắt tay nghệ sĩ violon một, rồi xoay lưng về phía khán giả, lại giơ hai cánh tay lên cao khen ngợi toàn thể dàn nhạc, tiếp đó ông lại quay về phía khán giả, lại cúi mình thật sâu thêm một lần nữa. Nghe một lúc lâu, dần dần cô cảm giác đó không phải là tiếng vỗ tay nữa, mà giống như cô đang lắng nghe âm thanh dai dẳng không dứt của một trận bão cát trên sao Hỏa.

    "Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi," bác tài chầm chậm lặp lại, như thể đang gạch chân một đoạn quan trọng trong cuốn sách.

    "Đương nhiên rồi," Aomame đáp. Đúng như lời bác tài nói. Một vật thể, trong một thời gian, chỉ có thể tồn tại ở một địa điểm. Điều này đã được Einstein chứng minh.Hiện thực bao giờ cũng vô cùng vắng lặng, vô cùng cô độc.

    Aomame chỉ vào dàn hifi trên xe. "Chất lượng âm thanh tốt lắm."

    Bác tài gật đầu. "Cái ông viết bản nhạc này tên là gì ấy nhỉ?"

    "Janáček."

    "Janáček,"bác tài nhắc lại, tựa hồ như đang học thuộc một đoạn ám hiệu quan trọng, sau đó gạt cái lẫy mở cửa sau: "Chúc thuận buồm xuôi gió. Hy vọng cô đến kịp giờ hẹn."

    Aomamexách chiếc túi đeo vai bằng da to tướng, bước xuống xe. Tiếng vỗ tay trong radio vẫn vang lên không ngớt. Nàng cẩn thận đi men theo rìa đường cao tốc vềphía khoảng trống dừng xe khẩn cấp cách đấy chừng mười mét. Mỗi khi làn đường ngược chiều có xe tải trọng lớn chạy qua, mặt đường lại khe khẽ rung lên dướiđôi giày cao gót của nàng. Nói đúng ra thì giống những con sóng, tựa như trên mặtboong một chiếc hàng không mẫu hạm đang lênh đênh giữa biển khơi cuộn trào sóngdữ.

    Cô bé con ngồi bên trên chiếc Suzuki Alto thò gương mặt nhỏ nhắn ra khỏi cửa sổ bên ghế phụ, miệng há hốc. Nó nhìn Aomame, sau đó ngoảnh đầu lại hỏi mẹ: "Mẹ, mẹ ơi, cô kia đang làm gì thế? Cô ấy đi đâu thế? Con cũng muốn ra ngoài. Mẹ ơi, mẹ,con muốn ra ngoài kia cơ. Mẹ ơi, mẹ ơi!" Cô bé nằng nặc đòi. Nhưng bà mẹ chỉ lẳng lặng lắc đầu, liếc nhìn Aomame với ánh mắt trách móc. Đó là âm thanh duy nhất phát ra ở xung quanh, cũng là phản ứng duy nhất đập vào mắt. Những người lái xe khác đều chỉ hút thuốc, nhíu mày cau chặt, dõi theo mắt nhìn theo nàng đang không hề do dự bước đi giữa hàng xe dài dằng dặc và vách chắn, như thể đang nhìn một vật thể gì đó chói mắt. Dường như họ không nôn nóng phán đoán. Dẫu xe không thể nhúc nhích, nhưng người ta cũng không thường thấy có người đi bộ trên đường cao tốc Thủ đô. Muốn tri giác và chấp nhận nó như một hiện thực, ít nhiều cũng cần có thời gian. Và hơn nữa, người đi bộ ấy còn là một cô gái trẻ mặc mini jupe, chân đi giày cao gót.

    Aomame thu cằm nhìn thẳng về phía trước, lưng ưỡn thẳng, dựa vào làn da để cảm nhận những ánh mắt xung quanh đang nhìn mình, bước chân đi kiên định, mạnh mẽ. Đôi giày cao gót hiệu Charles Jourdan màu hạt dẻ gõ xuống mặt đường tạo nên những âm thanh khô khốc, gió thổi hất vạt áo khoác ngoài của nàng lên. Đã vào tháng Tư,nhưng gió vẫn lạnh buốt như thế, ẩn chứa bên trong một dự cảm hung bạo. Nàng khoác chiếc áo gió màu be bên ngoài bộ vest dạ mỏng màu xanh hiệu JunkoShimada, vai đeo túi da đen. Mái tóc xõa ngang vai được cắt tỉa rất gọn gàng,chăm sóc kỹ lưỡng. Aomame không đeo món đồ trang sức nào. Nàng cao một mét sáu tám, không một chút thịt thừa, mọi cơ bắp đều trải qua những rèn luyện công phu, thế nhưng, cách một lần áo gió thì người khác không thể nào hay biết được điều này.

    Nếu tỉ mỉ quan sát gương mặt nàng từ chính diện, người ta sẽ phát hiện ra kích cỡ haitai nàng có sự khác biệt rất lớn. Tai trái to hơn hẳn tai phải, và hình dạng cũng hơi méo mó. Nhưng không ai để ý đến điều này, vì đôi tai luôn ẩn trong mái tóc. Cái miệng lúc nào cũng mím chặt thành một đường thẳng, ám chỉ một tính cách không dễ gần. Chiếc mũi nhỏ nhắn, xương gò má hơi nhô lên, vầng trán rộng,đôi lông mày dài và thẳng, mỗi nét lại góp thêm một phiếu cho khuynh hướng ấy.Nhưng gương mặt trái xoan cũng khá cân đối. Tuy rằng sở thích mỗi người mỗi khác, nhưng về cơ bản có thể nói nàng là một phụ nữ đẹp. Vấn đề là nét mặt Aomame hầu như không có biểu cảm gì. Cặp môi mím chặt ấy, trừ trường hợp bất đắc dĩ, còn thì tuyệt đối không hé một nụ cười. Đôi mắt lạnh lùng và chăm chú như một giám sát viên xuất xắc trên boong tàu. Vì vậy, gương mặt nàng hoàn toàn không để lại cho người khác một ấn tượng gì rõ rệt. Trong rất nhiều trường hợp, vẻ tự nhiên và sự lịch lãm trong những cử động của nét mặt còn thu hút sự chú ý và quan tâm của người khác nhiều hơn sự xấu đẹp của gương mặt trong trạng thái bất động.

    Hầu hết mọi người đều không nắm bắt được tướng mạo của Aomame. Chỉ cần rời ánh mắt đi chỗ khác là không thể miêu tả được gương mặt nàng trông như thế nào nữa. Nói cho đúng, gương mặt của Aomame chắc chắn là gương mặt có cá tính, nhưng không hiểu sao những đặc trưng của từng chi tiết lại không hề để lại ấn tượng gì trong óc người khác. Theo nghĩa đó, nàng giống như một loài côn trùng ngụy trang. Thay đổi màu sắc và hình dạng để hòa lẫn vào môi trường xung quanh, cố gắng không làm người khác chú ý, không để người khác có thể dễ dàng nhớ đến mình,đây chính là điều mà Aomame mong muốn. Từ bé, nàng đã tự bảo vệ mình theo cách ấy.

    Nhưng nếu vì lý do nào đó mà phải nhăn mặt, thì gương mặt lạnh lùng của Aomame sẽ thay đổi hoàn toàn. Cơ mặt sẽ co rúm lại theo các hướng khác nhau, khiến cho sự méo mó của hai bên má bị cường điệu đến cùng cực, những nếp nhăn hằn sâu ở nhiều chỗ, đồng tử vội vã thu lại, mũi và miệng biến dạng một cách thô bạo, cái cằm vẹo đi, môi vểnh lên, để lộ những chiếc răng to trắng. Như thể tấm mặt nạ bị đứt dây buộc đột nhiên tuột ra khỏi gương mặt, trong chớp mắt nàng biến thành một con người hoàn toàn khác. Bất cứ ai nhìn thấy cũng đều không khỏi hồn xiêu phách lạc trước sự biến đổi đến ớn lạnh ấy. Đó là một cú nhảy bất ngờ từ sự hoàn toàn không thể nắm bắt xuống vực sâu của sợ hãi. Vì vậy, nàng luôn thận trọng,tuyệt đối không chau mày trước người lạ. Nàng chỉ thay đổi gương mặt khi ở một mình, hoặc lúc đe dọa gã đàn ông mà nàng không ưa.

    Đếnđược khoảng trống dùng để đỗ xe khẩn cấp, nàng dừng bước nhìn bốn phía tìm cầuthang thoát hiểm. Nàng tìm thấy tức thì. Đúng như bác tài đã nói, lối vào cầuthang có hàng rào sắt cao quá hông một chút, cửa khóa chặt. Mặc mini jupe bósát người mà leo qua hàng rào sắt này thì hơi phiền phức, nhưng chỉ cần không đểý đến ánh mắt của người khác thì không có gì là khó. Nàng không hề do dự tuộtđôi giày cao gót ra, nhét vào túi đeo vai. Đi chân trần thì cái quần tất nàycoi như vứt đi, nhưng những thứ như thế này mua ở cửa hàng nào chẳng được.

    Mọingười lặng lẽ dõi theo nàng cởi giày cao gót, rồi cởi áo khoác ngoài. Từ trongcửa sổ để mở cửa chiếc Toyota Celica màu đen dừng ngay phía trước vẳng ra tiếnghát cao vút của Michael Jachson, bài Billie Jean, như để làm nhạc nền cho cảnhtượng đó. Nàng thấy mình như đang đứng trên sân khấu múa thoát y. Cũng được. Cứngắm cho thỏa thích đi. Chắc các vị đang phát ngán với cảnh tắc đường này phảikhông? Nhưng, xin thưa, tôi chỉ tới đến đây thôi. Hôm nay chỉ có giày cao gótvà áo khoác. Xin lỗi nhé.

    Aomamexốc lại túi lên vai cho khỏi rơi. Chiếc Toyota Crown Royal Saloon nàng vừa ngồivẫn ở đằng xa, dưới ánh nắng chiếu rực rỡ, tấm kính chắn gió phản chiếu những tia sáng chói mắt như một tấm gương. Không thấy rõ mặt bác tài, nhưng chắc chắn bác ta đang nhìn về phía này.

    Đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa. Hiện thực lúc nào cũng chỉ có một mà thôi.

    Aomame hít sâu một hơi, rồi lại thở hắt ra thật dài. Sau đó, nàng dỏng tai theo tiết tấu của Billie Jean, và leo qua hàng rào sắt. Chiếc mini jupe bị vén lên tận hông.Mặc xác, nàng thầm nhủ. Muốn nhìn thì nhìn đi. Dù nhìn thấy cái bên trong váy,cũng đừng mơ nhìn thấu được con người tôi. Huống hồ, đôi chân thon dài đẹp đẽ ấy chính là chỗ khiến Aomame cảm thấy tự hào nhất trên thân thể mình.

    Sang đến bên kia hàng rào sắt, Aomame sửa lại vạt váy, phủi bụi trên tay, mặc lại áo khoác, đeo lại túi xách, đẩy gọng kính râm lên một chút. Cầu thang thoát hiểm đã ở ngay phía trước, một cầu thang sắt sơn màu ghi. Loại cầu thang đơn giản,thiết thực, chỉ quan tâm đến khía cạnh công năng. Nó không được làm ra để dành cho các cô gái đi chân trần với độc chiếc quần tất và mặc mini jupe bó sát người lên xuống. Junko Shimada cũng chẳng thiết kế bộ u phục này để leo lên leo xuống cầu thang thoát hiểm trên tuyến số ba đường cao tốc Thủ đô. Những chiếc xe tải cỡ lớn đi bên làn xe ngược chiều khiến cầu thang rung lên bần bật. Gió thổi vù vù qua khe giữa những thanh sắt. Có điều, đằng nào thì cầu thang cũng ở đó rồi,việc còn lại chỉ là leo xuống mặt đất mà thôi.

    Aomamen goảnh đầu lại phía sau một lần cuối, điệu bộ như một người vừa kết thúc phần diễn thuyết của mình nhưng vẫn lưu lại trên bục phát biểu chờ nghe khán giả đặt câu hỏi, đưa ánh mắt từ bên trái sang bên phải, rồi lại từ bên phải sang bên trái nhìn những hàng xe chật cứng trên đường. Từ nãy đến giờ, hàng xe dài ấy vẫnchưa nhích được thêm chút nào. Người ta bị vây khốn ở đó, không biết làm gì, chỉ biết giương mắt lên quan sát từng động tác nhỏ nhặt nhất của nàng. Bọn họ đều băn khoăn tự hỏi, rốt cuộc người phụ nữ này đang định làm gì vậy? Những ánh mắt hàm chứa cả sự tò mò lẫn vẻ không hứng thú, cả sự ngưỡng mộ lẫn vẻ coi khinh cùng đuổi dồn lên Aomame đang leo sang phía bên kia hàng rào sắt. Tình cảm của họ giống như một cán cân không ổn định, không nghiêng hẳn về bên nào, mà cứ đung đưa qua lại. Một sự im lặng nặng nề buông xuống, bao trùm xung quanh.Không ai giơ tay đặt câu hỏi (đương nhiên, dù có ai hỏi, Aomame cũng chẳng định trả lời). Mọi người chỉ lặng lẽ chờ đợi một cơ duyên mãi mãi không bao giờ ghé tới. Aomame hơi cúi đầu, cắn môi dưới, đánh giá bọn họ một lượt từ phía sau cặp kính râm màu xanh sẫm.

    Tôi là ai, đang định đi đâu, làm gì, chắc chắn các người không thể nào tưởng tượng nổi. Aomame thầm nói với họ, đôi môi không hề mấp máy. Các người bị giam cầm ở đây, chẳng đi đâu nổi. Không thể tiến lên, cũng không thể rút lui. Nhưng tôi thì khác. Tôi có việc cần làm cho xong. Có sứ mệnh cần phải hoàn thành. Thếnên, tôi xin đi trước.

    Cuối cùng, Aomame rất muốn hướng về tất cả đám người ở đây mà nhăn mặt một cái,nhưng khó khăn lắm nàng cũng tự kiềm chế được. Nàng không còn thời gian để làm những chuyện vô vị ấy nữa. Gương mặt một khi đã biến đổi, sẽ mất nhiều thời gian mới khôi phục lại được vẻ ban đầu.

    Aomame quay lưng lại với đám khán giả câm lặng, sau đó bắt đầu thận trọng leo xuống cầu thang thoát hiểm, lòng bàn chân cảm nhận được hơi lạnh thấu xương của sắt thép.Cơn gió lạnh đầu tháng Tư làm mái tóc nàng đung đưa, thi thoảng lại để lộ ra vành tai trái dị dạng.

    Last edited by giavui; 09-06-2020 at 05:36 PM.

  2. #21
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 20

    Người Gilyak đáng thương




    Tengokhông ngủ được. Fukaeri nằm trên giường anh, mặc đồ ngủ của anh, và chìm vàotrong giấc ngủ say. Tengo chuẩn bị một vài thứ đơn giản để ngủ trên chiếc sofanhỏ (anh thường ngủ trưa trên chiếc sofa này, cũng không thấy bất tiện gì lắm),anh đã nằm xuống, nhưng lại thấy chẳng buồn ngủ chút nào, bèn đứng dậy, ngồibên bàn bếp viết tiếp cuốn tiểu thuyết dài. Máy xử lý văn bản đã để trong phòngngủ, nên anh dùng bút bi viết lên giấy có dòng kẻ. Anh không thấy bất tiện. Nếunói về tốc độ viết và khả năng lưu trữ thì máy xử lý văn bản dĩ nhiên vừa nhanhvừa tiện, nhưng anh vẫn yêu thích hành vi cổ điển, tức là viết tay trên giấyhơn.

    Viếttiểu thuyết lúc nửa đêm là chuyện tương đối hiếm gặp với Tengo. Anh thích làmviệc lúc sắc trời vẫn sáng sủa, mọi người vẫn đang đi lại bên ngoài. Viết vănlúc bốn bề bị bóng đêm bao vây, vạn vật đều tĩnh mịch, văn chương đôi lúc sẽ trởnên quá đậm đặc. Những thứ viết ra lúc nửa đêm, thường thường đều phải viết lạitrong ánh sáng ban ngày. Đã tốn công như vậy chẳng thà ngay từ đầu cứ viết lúctrời sáng.

    Tuynhiên, sau một thời gian dài mới cầm lại bút bi để viết vào buổi tối, anh bỗngnhận ra đầu óc mình trở nên hoạt bát lạ thường Tưởng tượng thỏa sức dang cánh,câu chuyện tự do tuôn trào. Ý tưởng này kết nối với ý tưởng kia một cách tựnhiên. Dòng chảy ấy tựa hồ không bao giờ dứt. Ngòi bút bi không ngừng phát ranhững tiếng sột soạt trên giấy trắng. Khi đã mỏi tay, anh đặt bút xuống, cử độngnhững ngón bàn tay phải trên không trung, giống một nghệ sĩ dương cầm đang luyệnâm giai trong tưởng tượng. Kim đồng hồ chỉ một giờ rưỡi. Bên ngoài không nghethấy tiếng động nào, tĩnh lặng đến độ khó tin. Tầng mây dày đặc như một đámbông che phủ bầu trời thành phố, dường như đã hút hết mọi âm thanh dư thừa.

    Anh lạicầm bút lên, sắp xếp lại các từ ngữ trên giấy. Đang viết giữa chừng, anh chợtnhớ ra, mai là ngày người tình hơn tuổi ghé qua. Cô luôn đến vào khoảng mười mộtgiờ trưa thứ Sáu. Trước lúc ấy cần phải đưa Fukaeri đi đâu đó. Cũng may Fukaerikhông bao giờ dùng nước hoa. Nếu có mùi vị của ai đó lưu lại trên giường, hẳnlà người đàn bà ấy sẽ phát hiện ra mất. Tengo hiểu rõ tính cách cẩn trọng màhay ghen tuông của cô. Bản thân vẫn làm tình với chồng thì chẳng sao. Nhưng hễTengo đi dạo phố với cô gái khác, thể nào cô cũng sẽ lại bực bội.

    "Vợchồng làm tình với nhau là chuyện khác," cô giải thích "Là một tài khoản khác."

    "Tàikhoản khác?"

    "Mụcthu chi khác nhau mà."

    "Ýmình nói là sử dụng một phần khác trong kho tình cảm?"

    "Chínhlà vậy. Cho dù cùng sử dụng một bộ phận cơ thể, nhưng tình cảm thì có sự khácbiệt. Vậy nên có thể chấp nhận được. Là một người đàn bà đã trưởng thành, em cóthể làm được điều đó. Nhưng mình thì không được phép ngủ với cô gái nào khác."

    "Anhđâu có làm chuyện đó."

    "Dùmình không làm tình với cô gái nào khác," người tình của anh nói, "Nhưng chỉ cầnnghĩ đến khả năng ấy có thể xảy ra, em đã thấy bị sỉ nhục rồi."

    "Chỉvì có khả năng thôi hay sao?" Tengo kinh ngạc hỏi.

    "Hìnhnhư mình chẳng hiểu gì về tâm lý đàn bà cả. Thế còn viết tiểu thuyết gì nữa."

    "Nhưthế, anh thấy không được công bằng lắm."

    "Có lẽvậy. Nhưng em sẽ bù đắp cho mình mà," cô nói. Và cô không nói dối.

    Tengohài lòng trong mối quan hệ với người tình hơn tuổi này. Cô không thể xem là ngườiđẹp xét theo nghĩa thông thường. Có lẽ nên nói là cô có kiểu khuôn mặt độc đáo.Thậm chí còn có người thấy cô xấu. Nhưng không hiểu sao, ngay từ đầu Tengo đãthích kiểu khuôn mặt ấy rồi. Không có gì để chê trách cô ở cương vị một bạntình, hơn nữa, cô cũng không yêu cầu gì nhiều ở Tengo. Mỗi tuần một lần, ở bênnhau chừng ba bốn tiếng đồng hồ, làm tình chu đáo. Nếu có thể thì làm hai lần.Không được bén mảng với người đàn bà khác. Đại để cô chỉ yêu cầu Tengo những điềuấy. Cô coi trọng gia đình, hoàn toàn không có ý định vì anh mà phá vỡ nó. Chỉlà cuộc sống tình dục với chồng không được thỏa mãn. Về cơ bản, lợi ích của haingười là đồng nhất.

    Tengochưa hề có ham muốn với người đàn bà nào khác. Anh chỉ hy vọng có được thờigian tự do và bình lặng. Nếu đảm bảo được việc làm tình định kỳ, thì anh khôngcòn yêu cầu nào khác với đàn bà nữa. Khi quen biết, yêu nhau, giữ quan hệ về mặttình dục với những người đàn bà cùng độ tuổi, tất nhiên anh sẽ phải gánh thêm tráchnhiệm, mà anh thì không thích điều đó lắm. Các giai đoạn tâm lý cần phải trảiqua, các ám chỉ tới những khả năng, những xung đột khó tránh khỏi của toantính… toàn là những vấn đề rắc rối mà anh muốn tránh càng xa càng tốt.

    Nhữngquan niệm về trách nhiệm và nghĩa vụ thường làm Tengo hết sức e ngại, chùn bước.Cho đến tận bây giờ, anh luôn tìm cách khéo léo né tránh mọi tình huống có thểdẫn đến trách nhiệm và nghĩa vụ. Không bị quan hệ phức tạp giữa người với ngườithúc bách, cố gắng tránh xa mọi ràng buộc của các quy tắc, không nợ nần cũngkhông cho vay, sống một mình, tự do mà bình lặng. Đây là thứ bấy lâu nay anh vẫntheo đuổi. Vì điều này, anh sẵn sàng chấp nhận hầu hết những sự bất tiện khác.

    Để nétránh trách nhiệm và nghĩa vụ, ngay từ giai đoạn đầu của đời mình Tengo đã họcđược cách không làm người khác để ý đến mình. Không thể hiện bản lĩnh trước mặtngười khác, không nêu quan điểm cá nhân, tránh lộ mặt, làm hết sức để khiến sựtồn tại của mình trở nên mờ nhạt. Từ thời thơ ấu, anh đã luôn ở trong trạngthái không được dựa dẫm vào bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, một đứa trẻ thì rấtyếu ớt. Nên khi gió lớn bắt đầu nổi lên, nó buộc phải trốn vào nơi kín đáo, bámchặt lấy thứ gì đó mới không bị cuốn bay đi. Toan tính này lúc nào cũng phảithường trực trong đầu. Giống như bọn cô nhi trong tiểu thuyết của Dickens.

    Cho đếnnay, có thể nói mọi việc cơ bản đều thuận lợi với Tengo. Anh né tránh được tấtcả các nghĩa vụ và trách nhiệm. Không ở lại trường đại học, cũng không có nghềnghiệp chính thức, thậm chí còn chẳng kết hôn. Anh tìm được một công việc tươngđối tự do, và một người tình đủ làm mình thỏa mãn (hơn nữa lại đòi hỏi rất ít),tận dụng thời gian nhàn rỗi để viết tiểu thuyết. Tình cờ gặp được một người hướngdẫn trên lĩnh vực văn học là Komatsu, nhờ anh ta mà anh thường xuyên nhận đượcnhững công việc liên quan đến chữ nghĩa. Tiểu thuyết viết ra tuy chưa được xuấtbản bao giờ, nhưng cuộc sống hiện tại cũng không có gì câu thúc. Không có bạnbè thân thiết, cũng không có người yêu chờ đợi những lời hứa ngọt ngào. Cho đếngiờ anh đã giao du với hơn chục người đàn bà, có quan hệ tình dục, nhưng chẳngduy trì lâu dài được với ai. Song ít nhất anh cũng được tự do.

    Thếnhưng, từ khi cầm bản thảo Nhộng không khí của Fukaeri trên tay, cuộc sống bìnhlặng của anh bỗng bắt đầu lộ ra nhiều lỗ hổng. Đầu tiên, anh gần như gượng épmà bị lôi kéo vào kế hoạch nguy hiểm của Komatsu. Người thiếu nữ xinh đẹp kiađã làm xáo động trái tim anh từ một góc độ lạ lùng. Hơn nữa, thông qua việc viếtlại Nhộng không khí, ở Tengo dường như đã xảy ra một biến đổi nội tại nào đó,anh bắt đầu bị thôi thúc bởi ham muốn về việc viết ra cuốn tiểu thuyết củachính mình. Đây cố nhiên là thay đổi tốt. Nhưng đồng thời, có một thực tế làvòng tuần hoàn gần như hoàn hảo của cái cuộc sống mà anh tự thấy chẳng thiếu thốnđược duy trì cho đến nay bị buộc vào tình thế phải thay đổi.

    Tóm lại,ngày mai là thứ Sáu. Người tình của anh sẽ đến. Trước lúc đó cần phải đưaFukaeri đi đâu đây.

    Fukaeritỉnh giấc lúc hơn hai giờ sáng. Cô mặc áo ngủ, mở cửa đi vào bếp. Lấy cốc thủytinh lớn uống nước máy. Kế đó dụi mắt, rồi ngồi xuống đối diện với Tengo.

    "Emlàm phiền anh," Fukaeri vẫn theo lệ cũ, dùng câu nghi vấn không có dấu chấm hỏi.

    "Khôngsao. Cũng chẳng phiền hà gì."

    "Anhđang viết gì."

    Tengogấp tập giấy lại, đặt bút bi xuống bàn.

    "Chẳngcó gì quan trọng," anh đáp, "Vả lại anh cũng xong rồi."

    "Emngồi với anh một lúc được không," cô hỏi.

    "Đượcchứ. Anh định uống chút rượu vang. Em muốn uống gì không?"

    Côgái trẻ lắc đầu. Ý muốn nói không cần gì cả. "Em muốn ở đây một lúc."

    "Đượcmà. Anh vẫn chưa buồn ngủ."

    Bộ đồngủ của Tengo quá rộng so với Fukaeri, cô phải xắn gấu tay và gấu quần lên khánhiều. Lúc cô gập người về phía trước, có thể thấy một phần bộ ngực tròn căngqua cổ áo. Nhìn Fukaeri mặc bộ quần áo ngủ của mình, không hiểu sao Tengo bỗngthấy khó thở. Anh mở tủ lạnh, rót chỗ rượu vang còn lại trong chai ra ly.

    "Đóibụng không?" Tengo hỏi. Trên đường về nhà, hai người đã vào một quán nhỏ cạnhga Kôenji ăn mì Ý. Ăn không nhiều, lại cũng khá lâu rồi. "Anh có thể làm cho emmấy món đơn giản, kiểu như bánh sandwich chẳng hạn."

    "Khôngđói bụng. Hay là đọc thứ anh vừa viết cho em nghe đi."

    "Thứanh vừa viết?"

    "Phải."

    Tengocầm bút bi lên, kẹp giữa các ngón tay quay quay. Cây bút rõ ràng quá nhỏ so vớibàn tay to bè của anh. "Trước khi viết xong toàn bộ, sửa chữa bản thảo một cáchrốt ráo, anh không đưa cho ai xem cả. Làm vậy sẽ mang đến vận rủi."

    "Mangđến vận rủi."

    "Làquy tắc anh tự đặt ra."

    Fukaerinhìn vào mặt Tengo một lúc lâu. Sau đó khép hai bên cổ áo ngủ lại. "Thế, anh đọccuốn sách gì đấy cho em nghe."

    "Đọcsách thì em ngủ được à?"

    "Đúngthế."

    "Vậynên Thầy giáo Ebisuno thường đọc sách cho em nghe, phải vậy không?"

    "VìThầy giáo không ngủ cả đêm."

    "Truyệnkể Heike cũng do Thầy giáo đọc cho em nghe hả?"

    Fukaerilắc đầu. "Nghe băng."

    "Nhờthế mà em thuộc làu làu. Nhưng chắc là băng phải dài lắm?"

    Fukaerilấy hai cánh tay mô tả chiều cao của chồng băng. "Rất dài."

    "Lúc ởbuổi họp báo, em đọc thuộc lòng đoạn nào?"

    "Phánquan bỏ trốn."

    "Đoạnsau khi tiêu diệt nhà Taira, Minamoto, Yoshirune bị Minamoto Yoritomo trục xuấtkhỏi kinh đô. Sau khi giành được thắng lợi, anh em trong nhà bắt đầu trở giáođánh nhau, cốt nhục tương tàn."

    "Đúng."

    "Emcòn thuộc lòng đoạn nào nữa?"

    "Anhmuốn nghe đoạn nào."

    Tengolục tìm trong trí nhớ xem Truyện kể Heike có những đoạn nào hấp dẫn. Nhưng câuchuyện quá dài, tiểu đoạn nhiều không sao kể xiết. "Hội chiến ở Dan- no- ura",Tengo nói ra một cái tên ngẫu nhiên.

    Fukaeriim lặng chừng hai mươi giây, tập trung tinh thần. Sau đó bắt đầu cất tiếngngâm.

    Quânlính nhà Minamoto đã leo lên chiến thuyền của nhà Taira, đám thủy thủ, lái thuyềnhoặc bị bắn tên chết, hoặc bị chém chết, chưa kịp quay thuyền thì đã đổ vật xuốnglòng thuyền. Tân Trung Nạp Ngôn Tumomori ngồi thuyền nhỏ đến ngự thuyền củaThiên hoàng, nói: "Xem chừng thiên hạ đã mất. Mọi người rồi sẽ bị hại, bảo họnhảy xuống biển hết đi!" Nói xong liền chạy khắp thuyền, vừa quét, vừa lau, rồihốt bụi bẩn, đích thân dọn dẹp. Đám nữ quan đều nhao nhao hỏi: "Trung Nạp Ngônđại nhân, chiến sự thế nào rồi? Thế nào rồi?" "Đàn ông của Đông quốc thật làtài giỏi, mọi người nhìn đi!" Nói đoạn cười lên ha hả. "Giờ này còn đùa được chứ!"người nào người nấy đều kêu lên.

    Nhịphẩm phu nhân thấy vậy, vì trong lòng đã chuẩn bị sẵn, liền khoác áo kép màuđen nhạt lên người, vạt váy tố quyên kéo lên buộc chặt ở hông, kẹp Thần tỷ[1]bên mạng sườn, bảo kiếm giắt thắt lưng, ôm Thiên hoàng lên, nói: "Ta tuy là phậnđàn bà, nhưng cũng không thể rơi vào tay kẻ địch, ta phải đi theo Thiên hoàng.Kẻ nào trung thành với Thiên hoàng, hãy đi theo ta." Nói xong liền chạy ra phíamạn thuyền.

    [1]Ấncủa Thiên Hoàng.

    Thiênhoàng năm nay mới tám tuổi, nhưng biểu hiện già dặn hơn tuổi không biết baonhiêu. Tư dung trang nghiêm, phong thái rạng ngời, tóc dài đen nhánh phủ xuốngsau lưng. Thấy cảnh tượng ấy, ngài lấy làm kinh ngạc hỏi: "Ngoại tổ mẫu, dân tađi đâu thế?" Nhị phẩm phu nhân đối diện với vị Thiên hoàng trẻ người ngây thơ,lau nước mắt nói: "Chúa quân Người không biết đấy thôi, Người hành thiện tích đứcmười kiếp trước, kiếp này mới được làm đấng cửu ngũ chí tôn, nhưng vì ác duyêndồn ép, khí số đã tận. Giờ, Người hãy hướng về phương Đông, cáo biệt Đại thầncung Ise, sau đó ngoảnh mặt về phương Tây, khẩn cầu chư thần chư Phật đón Ngườivề Tây phương tịnh độ, toàn tâm niệm Phật. Đất nước nhỏ bé miền biên viễn xaxôi này đã khiến người ta chán ghét, để thần đây dẫn Người đến miền Cực lạc tịnhđộ." Nhị phẩm phu nhân vừa khóc vừa nói, sau đó thay cho Thiên hoàng chiếc ngựbào màu lông chim sơn cưu, chải lại kiểu tóc kết búi hai bên mai của trẻ thơ. Ấuđế nước mắt lưng tròng, chắp hai bàn tay nhỏ nhắn đáng yêu lại, bái lạy phươngĐông, từ biệt Đại thần cung Ise; rồi hướng về phương Tây, miệng không ngừng niệmPhật. Giây lát sau, Nhị phẩm phu nhân bồng ngài vào lòng, an ủi nói: "Dưới consóng lớn có Hoàng đô." Dứt lời bèn nhảy xuống biển lớn muôn trùng.

    Nhắmmắt lại nghe cô đọc thuộc lòng câu chuyện, quả nhiên cũng thú vị như đang lắngnghe thầy pháp mù ôm đàn tỳ bà kể chuyện. Nó khiến Tengo sực nhớ rằng Truyện kểHeike vốn là một trường ca tự sự truyền miệng. Thường ngày cách nói chuyện củaFukaeri hết sức đơn điệu, gần như không thể nghe ra trọng âm hay ngữ điệu,nhưng khi cô bắt đầu kể chuyện, giọng nói ấy lại có sức mạnh lạ thường, rấtgiàu sắc thái, thậm chí còn khiến người ta cảm thấy như có gì đó nhập vào ngườicô vậy. Trận hải chiến trác tuyệt xảy ra trên eo biển Kanmon năm 1185 đang hiệnlên một cách rõ nét. Thất bại của nhà Taira đã là điều chắc chắn. Vợ Kiyomoriôm ấu vương Antoku trầm mình xuống biển. Các nữ quan cũng nhảy xuống theo vìkhông muốn rơi vào tay các võ sĩ Đông quốc. Tomomori cố nén tâm trạng đauthương, làm bộ đùa cợt thúc giục các nữ quan tự sát: nếu cứ sống thế này chắcchắn các ngươi sẽ phải nếm trải địa ngục nhân gian, hay là tự kết liễu sinh mạngcủa mình ở đây luôn đi.

    "Cònmuốn nghe nữa không." Fukaeri hỏi.

    "Không,đến đây là được rồi. Cảm ơn em," Tengo vẫn chưa hết ngỡ ngàng, đáp.

    Giờthì Tengo đã có thể hiểu được tâm trạng ngỡ ngàng không nói nên lời của cácphóng viên. "Nhưng mà, sao em nhớ được cả đoạn văn dài thế?"

    "Emnghe băng nhiều lần lắm."

    "Dùcó nghe thật nhiều thì người thường cũng không thể nhớ nổi thế đâu." Tengo nói.

    Ngaysau đó, anh chợt nghĩ ra. Chính vì không thể đọc được, nên khả năng ghi nhớ nhữnggì nghe thấy của cô gái trẻ này có lẽ phát triển hơn hẳn người thường. Chắccũng giống như những đứa trẻ mắc phải hội chứng bác học[2], có thể ghi nhớ mộtlượng lớn các thông tin thị giác trong nháy mắt.

    [2]Chỉhội chứng nhận thức khó khăn, nhưng ở một phương diện nào đó lại có năng lựchơn người thường rất nhiều lần.

    "Đọcsách cho em nghe," Fukaeri nói.

    "Đọcsách gì?"

    "Cuốnsách mà hôm nay anh với thầy giáo nói đến ấy, có không." Fukaeri hỏi, "Cái cuốnmà có ‘Anh Cả’ đó."

    "1984hả? Không, anh không có cuốn ấy."

    "Sáchấy nói về cái gì thế?"

    Tengonhớ lại cốt truyện của cuốn tiểu thuyết. "Anh đọc nó trong thư viện trường từlâu lắm rồi, chi tiết cụ thể thì không còn nhớ rõ nữa. Tóm lại là cuốn sách nàyđược xuất bản vào năm 1949, vào thời điểm đó, năm 1984 vẫn còn là tương lai xavời."

    "Tứclà năm nay."

    "Phải,năm nay vừa đúng là năm 1984. Thế nào chẳng có một ngày tương lai biến thành hiệnthực. Sau đó lại lập tức trở thành quá khứ. Trong cuốn tiểu thuyết ấy GeorgeOrwell đã miêu tả tương lai thành một xã hội đen tối bị chủ nghĩa toàn trị thốngtrị. Con người bị một kẻ độc tài tên gọi là ‘Anh Cả’ quản lý chặt chẽ. Truyềnthông bị hạn chế, lịch sử không ngừng bị viết lại. Nhân vật chính là công chứctrong chính phủ, anh nhớ hình như anh ta làm việc tại cơ quan chuyên trách viếtlại ngôn ngữ. Mỗi khi lịch sử mới được tạo ra, lịch sử cũ liền nhất loạt bị phếbỏ. Song song với đó, ngôn ngữ cũng được làm lại, những từ ngữ hiện hữu cũng buộcphải thay đổi ngữ nghĩa. Vì lịch sử bị viết đi viết lại quá nhiều lần, thành thửchẳng ai còn biết sự thật là đâu nữa. Thậm chí cả ai là kẻ thù ai là bạn hữucũng chẳng rõ. Câu chuyện đại khái là như thế."

    "Viếtlại lịch sử."

    "Tướcđoạt đi một lịch sử đúng đắn cũng chính là tước đoạt đi một phần nhân cách conngười. Đó là hành vi phạm tội."

    Fukaeringẫm nghĩ về chuyện này trong giây lát.

    "Ký ứccủa chúng ta là do ký ức cá nhân và ký ức tập thể cùng tạo nên," Tengo nói,"Hai loại ký ức này có quan hệ gắn bó chặt chẽ. Mà lịch sử chính là ký ức tậpthể, một khi nó bị tước đoạt đi, hoặc bị viết lại, chúng ta sẽ không thể gìn giữđược nhân cách chính đáng nữa."

    "Anhcũng viết lại."

    Tengonở nụ cười và nhấp một ngụm rượu vang. "Anh chẳng qua chỉ sửa chữa một chút vừaphải trên tiểu thuyết của em. Điều này không thể đem ra so sánh với việc viết lạilịch sử được."

    "Nhưngmà, cuốn sách có ‘Anh Cả’ ấy lại không có ở đây," cô hỏi.

    "Tiếcthật. Anh không thể đọc cho em nghe được rồi."

    "Sáchkhác cũng được."

    Tengobước đến trước giá, nhìn các gáy sách. Cho đến giờ anh đã đọc rất nhiều sách,nhưng sách giữ trong nhà lại rất ít. Anh không thích bày biện quá nhiều đồ đạctrong nhà mình, bất kể là gì. Vì vậy, trừ những cuốn sách thật là đặc biệt, cònkhông thì đọc xong là anh mang ra tiệm sách cũ. Anh chỉ mua loại sách có thể đọcđược ngay, sách nào quan trọng thì đọc đến nát nhừ, khắc sâu vào trong óc.Ngoài những cuốn ấy ra, nếu cần sách nào thì anh thường đến thư viện gần đó mượnđọc.

    Mấtkhá nhiều thời gian để chọn sách. Anh không quen đọc thành tiếng, vì vậy màkhông thể quyết định cuốn nào thích hợp để đọc to. Trù trừ một lúc, anh rút racuốn Đảo Sakhalin của Anton Chekhov vừa đọc xong tuần trước. Vì anh đã dán giấynhớ đánh dấu những chỗ thú vị, nên chắc là sẽ tiện tìm chỗ thích hợp đọc to choFukaeri nghe.

    Trướckhi đọc, Tengo giới thiệu sơ qua về cuốn sách này. Năm 1890, khi Chekhov đến đảoSakhalin du lịch, ông mới ba mươi tuổi. Là nhà văn trẻ được đánh giá cao thuộcthế hệ sau Leo Tolstoy và Fyodor Dostoyevsky, một người thành thị đang sống cuộcsống xa hoa ở thủ đô Matxcơva như Chekhov, tại sao lại quyết định một mình đếnvùng đất xa xôi Sakhalin, lại còn ở đó suốt một thời gian khá dài. Không ai biếtlý do thực sự. Sakhalin chủ yếu là vùng đất được khai khẩn để làm nơi lưu đàynhững người tù khổ sai, đối với người bình thường, đó chỉ là biểu tượng của bithảm và sự chẳng lành. Huống hồ thời bây giờ vẫn chưa có đường sắt Tây Siberia,ông chỉ có thể ngồi xe ngựa rong ruổi hơn bốn nghìn cây số giữa trời đất giábăng, cuộc hành xác ấy đã khiến thân thể vốn không được khỏe mạnh của ông bịtàn phá nặng nề. Và cuốn sách Đảo Sakhalin, thành quả sau chuyến đi dài támtháng đến miền Viễn Đông ấy, khiến không ít đọc giả phải bối rối. Bởi vì đây làmột tác phẩm bóp nghẹt các yếu tố văn chương, giống như một bản báo cáo điềutra thực tế hay dư địa chí nhiều hơn. "Tại sao Chekhov lại làm chuyện nhọc côngvô ích, chẳng có ý nghĩa gì trong giai đoạn vô cùng quan trọng với một nhà vănnhư thế?" Những người xung quanh đều xì xào bàn tán. Thậm chí có nhà phê bìnhcòn khẳng định đó là hành vi "Cố ý gây chấn động, mượn cớ để nổi danh". Cũng cóngười đoán rằng "Đã không còn biết viết gì nữa, nên đi để tìm kiếm tư liệu sống."Tengo cho Fukaeri xem tấm bản đồ in kèm theo sách, chỉ cho cô vị trí củaSakhalin.

    "Tạisao Chekhov lại đi Sakhalin."

    "Em hỏianh nghĩ thế nào về chuyện này à?"

    "Phải.Anh đọc sách này rồi."

    "Đọcrồi."

    "Anhnghĩ thế nào."

    "Có lẽchính bản thân Chekhov cũng không biết nguyên nhân thực sự," Tengo nói. "Hay lànói thế này nhé, đột nhiên ông nảy ra ý tưởng, muốn đến đó xem thử thế nào. Chẳnghạn, khi nhìn trên bản đồ thấy hình dáng của đảo Sakhalin, ông không sao kiềmchế được sự thôi thúc, muốn đến tận nơi xem tận mắt. Anh cũng từng có những trảinghiệm tương tự vậy. Có một số nơi, anh nhìn trên bản đồ, bất chợt thấy dânglên một ý muốn: ‘Cho dù thế nào, mình cũng phải đến đó xem!’ Không hiểu sao, rấtnhiều trường hợp, đó đều là những nơi xa xôi bất tiện. Phong cảnh ở đó như thếnào? Đang xảy ra chuyện gì? Tóm lại, chỉ một mực muốn đến xem thử thế nào. Cảmgiác ấy giống như sự ngứa ngáy, vì vậy không thể nói cho người khác biết nguồngốc của tâm trạng bị thôi thúc ấy. Chỉ là lòng hiếu kỳ thuần túy. Một thứ linhcảm không thể nói rõ ra được. Thời bấy giờ, từ Matxcơva đi Sakhalin là chuyệnkhó khăn đến mức không thể tưởng tượng được, vì vậy anh nghĩ, chắc rằng Chekhovkhông chỉ có lý do đấy thôi đâu."

    "Ví dụnhư."

    "Chekhovkhông chỉ là nhà văn, ông ấy còn là bác sĩ. Vì vậy, là một nhà khoa học, có lẽông ấy muốn tận mắt kiểm tra vết thương của nước Nga vĩ đại. Cái sự thật bảnthân là nhà văn nổi tiếng cư trú ở thành thị khiến Chekhov cảm thấy khó chịu.Ông chán ghét không khí của văn đàn Matxcơva, không thể hòa hợp được với đám bạnvăn ngày ngày làm bộ làm tịch, hoặc động một tí là phá đám nhau. Còn những nhàphê bình tâm địa bất trắc ấy, ông chỉ thấy chán ghét. Có khi chuyến đi Sakhalinchính là một cuộc hành hương gột rửa hết những vết nhơ của văn học. Hơn nữa, đảoSakhalin ở nhiều tầng ý nghĩa đã làm ông cảm thấy chấn động sâu sắc. Có lẽchính vì vậy, Chekhov mới không thể viết được một tác phẩm văn học lấy chuyếndu hành đến Sakhalin làm đề tài. Đó tuyệt đối không phải chuyện nông cạn có thểtùy tiện lấy ra làm đề tài tiểu thuyết được. Hơn thế, vết thương này có thể nóiđã trở thành một phần của thân thể ông. Không chừng đây mới là thứ mà ông ấytheo đuổi."

    "Cuốnsách ấy thú vị," Fukaeri hỏi.

    "Anhđọc thì thấy rất thú vị. Trong sách liệt kê rất nhiều con số và thống kê thực tế,vừa nãy anh cũng nói rồi, không có sắc thái văn học lắm. Nó thể hiện một cách mạnhmẽ khía cạnh nhà khoa học ở Chekhov. Nhưng ở đó, anh đọc được quyết tâm cao quýcủa ông. Hơn nữa, trong những ghi chép mang tính thực tế đó, thi thoảng cũngkèm những đoạn miêu tả nhân vật và phong cảnh mang lại ấn tượng sâu sắc. Thậmchí, ngay cả những đoạn văn mang tính thực tế chỉ liệt kê sự thực cũng không tồichút nào. Đôi lúc còn rất đẹp là đằng khác. Như đoạn miêu tả về người Gilyak chẳnghạn."

    "NgườiGilyak," Fukaeri hỏi.

    "NgườiGilyak là những thổ dân sinh sống ở Sakhalin từ rất lâu trước khi bị người Ngađến chiếm đất. Bọn họ vốn sống ở phương Nam, nhưng vì bị người Ainu đến từHokkaido áp bức nên phải chạy đến cư trú ở miền Trung. Người Ainu cũng bị ngườiHòa[3] bức bách, nên mới phải rời khỏi Hokkaido. Chekhov đã quan sát đời sốngvăn hóa đang tiêu vong nhanh chóng vì sự Nga hóa tại Sakhalin ở cự li gần, đồngthời gắng sức ghi chép lại một cách chuẩn xác."

    [3]NgườiNhật.

    Tengolớn giọng đọc đoạn văn miêu tả về người Gilyak. Để dễ hiểu hơn, có một số chỗanh đã lược bớt và sửa đổi cho phù hợp.

    NgườiGilyak có thân hình thấp đậm nhưng rắn chắc. Khó có thể nói là tầm thước, mà cólẽ thuộc loại thấp nhỏ thì đúng hơn. Nếu thân hình cao lớn, hẳn là họ sẽ cảm thấyvướng víu trong rừng rậm. Đặc trưng của họ là xương lớn, những chỗ đầu xương cómật độ cơ bắp dày đặc, xương cột sống, xương khớp đều rất phát triển. Điều nàylàm người ta liên tưởng đến cuộc đấu tranh căng thẳng và không ngừng nghỉ giữacác cơ bắp mạnh mẽ, rắn chắc với tự nhiên. Cơ thể họ gầy guộc và săn chắc,không có mỡ dưới da. Bạn đừng hòng gặp được người Gilyak nào to béo. Hiểnnhiên, tất cả mỡ của họ đều đã tiêu hao để duy trì nhiệt độ cơ thể. Để bù đắpphần thân nhiệt mất đi do nhiệt độ thấp và độ ẩm cực cao, những người ởSakhalin không thể không tạo ra trong cơ thể mình một thân nhiệt tương ứng. Từđây, có thể lý giải được tại sao người Gilyak lại có nhu cầu ăn nhiều mỡ đến thế.Thịt hải báo béo ngậy, mỡ cá hồi, cá tầm và cá voi, những miếng thịt còn rỏmáu, tất cả những thứ đó họ đều ăn sống, hoặc phơi khô, và phần lớn trường hợplà để đông lạnh. Họ ăn rất nhiều. Vì ăn những thực phẩm thô cứng như thế, nênnhững bộ phận tập trung nhiều cơ nhai của họ phát triển dị thường, răng thì cáinào cái nấy đều mòn vẹt. Họ chuyên ăn thịt, chỉ những khi ăn ở nhà hoặc uống rượu,mới ăn thêm tỏi Mãn Châu và dâu tây kèm với thịt và cá. Theo tường trình củaGennady Ivanovich Nevelskoy[4], người Gilyak coi nông nghiệp là một tội ác ghêgớm, họ tin rằng người nào tự ý đào đất lên để định trồng thứ gì đó chắc chắn sẽchết. Nhưng bánh mì mà người Nga cho họ, thì lại rất được yêu thích, cho là mónngon. Ngày nay, ở Alexandrovsk và làng Orekhov, cũng không hiếm gặp những ngườiGilyak kẹp dưới nách cái bánh mì tròn loại lớn nữa.

    [4]Gennady Ivanovich Nevelskoy (1813- 1876): nhà hàng hải, nhà thám hiểm, quân nhânhải quân người Nga.

    Tengođọc tới đây thì dừng lại nghỉ một lúc. Anh không đoán được cảm tưởng củaFukaeri từ trên gương mặt đang lắng nghe say sưa ấy.

    "Thếnào? Vẫn đọc tiếp chứ? Có cần anh đổi cuốn khác không?" anh hỏi.

    "Em vẫnmuốn biết thêm về người Gilyak."

    "Vậythì anh tiếp tục đọc nhé."

    "Em nằmtrên giường được không," Fukaeri hỏi.

    "Đượcchứ," Tengo trả lời.

    Vậylà hai người bèn chuyển sang phòng ngủ. Fukaeri leo lên giường, Tengo đem ghếkê bên cạnh, ngồi xuống, sau đó tiếp tục đọc.

    NgườiGilyak không bao giờ rửa mặt, nên ngay cả các nhà nhân loại học cũng không dámkhẳng định màu da thật sự của họ là gì. Họ cũng không giặt đồ lót, còn các thứquần áo, giày ủng bằng da và lông thì như thể mới được lột từ trên mình con chóchết ra vậy. Bản thân người Gilyak cũng phát ra một mùi xú uế nồng nặc khiếnngười ta phát mửa. Nếu nhà của họ ở gần đâu đó, thì có thể biết ngay nhờ vàomùi khó chịu, đôi lúc thậm chí không thể chịu nổi của cá khô và nội tạng cá rữanát. Bất cứ nhà nào, bên cạnh cũng đều có một sân phơi đầy những con cá xẻ đôi,nhìn từ đằng xa, đặc biệt lúc mặt trời chói lóa, trông như bãi san hô. Ở gầnsân phơi này, Krusenstern[5] từng phát hiện một ổ dòi bọ nhung nhúc phủ kín cảmặt đất, dày đến ba xăng ti mét.

    [5]IvanFyodorovich Krusenstern (1770- 1846): nhà thám hiểm, tư lệnh hải quân người Nga.

    "Krusenstern."

    "Anhđoán ông ta là một nhà thám hiểm thời kỳ trước đó, Chekhov là người cần cùnghiên cứu, ông ấy đã đọc hết loạt các sách viết về Sakhalin."

    "Đọctiếp đi."

    Đếnmùa đông, trong căn nhà nhỏ, khói đặc sẽ bay ra từ bếp lò, thêm nữa, ngườiGilyak kể cả phụ nữ và trẻ con, ai nấy đều hút thuốc lá. Tuy chưa có bất cứ sốliệu nào về tình hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong của người Gilyak, nhưng cần phảithấy rõ điều kiện vệ sinh tệ hại như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏecủa họ. Rất có thể nguyên nhân họ lùn nhỏ, mặt mũi phù thũng, động tác thiếu sứcsống, tỏ ra mệt mỏi là do điều kiện vệ sinh ấy gây ra.

    "NgườiGilyak đáng thương," Fukaeri nói.

    Vềtính cách của người Gilyak, các tác giả đưa ra những giải thích khác nhau,nhưng đều nhất trí ở một điểm, đó là họ không hiếu chiến, không thích tranh luậnvà ẩu đả, là một dân tộc có thể sống hòa bình với bất cứ hàng xóm nào. Mỗi khicó người mới xuất hiện, họ sẽ dò xét bằng cái nhìn đa nghi vì lo lắng cho tươnglai, nhưng không hề có ý đồ phản kháng, và bao giờ cũng đón tiếp một cách hòanhã. Giả sử họ cho rằng việc mô tả Sakhalin như một nơi buồn tẻ sẽ khiến nhữngdân tộc khác rời khỏi đảo này ra đi, và họ bèn nói dối, thì đó đã là sự phảnkháng ở mức độ cao nhất của họ. Họ rất hữu hảo với đoàn người của Krusenstern,thậm chí còn ôm hôn thắm thiết, khi L.I.Schlenk[6] mắc bệnh, tin tức này lập tứclan truyền trong cộng đồng Gilyak, và họ xót xa thực sự. Họ chỉ nói dối khi muabán, và đôi lúc nói chuyện với những người khả nghi hay những nhân vật mà họcho là nguy hiểm; chẳng những vậy, trước khi nói dối, họ còn phải đưa mắt nhìnnhau, bộ dạng chẳng khác nào con nít. Còn trong giao tiếp xã hội thông thườngkhông liên quan đến buôn bán, tất cả những lời dối trá và khoe khoang đều làm họthấy chán ghét.

    [7]L.I.Chlenk (1826- 1894): nhà nhân chủng học, động vật địa lý học người Nga, từngkhảo sát tại đảo Sakhalin ba năm.

    "NgườiSakhalin tuyệt vời," Fukaeri nói.

    Khiđã hứa với người khác việc gì, người Gilyak nhất định sẽ thực hiện bằng được.Cho đến giờ vẫn chưa từng có chuyện người Gilyak giữa đường vứt bỏ bưu kiện, hoặclạm dụng đồ đạc của người khác. Họ dũng cảm, tiếp thu nhanh, vui tính, dễ gần,khi ngồi cùng với những người quyền thế hay giàu có cũng thản nhiên như không.Họ không chấp nhận bất cứ thứ quyền lực nào, giữa họ dường như không tồn tạingay cả khái niệm kẻ trên người dưới. Thường xuyên có người nói hoặc viết rằng,trong cộng đồng người Gilyak, chế độ gia trưởng không được tôn trọng. Người chakhông cho rằng mình là bề trên của con trai, còn con trai cũng chẳng hề kính trọngcha, cứ sống thỏa mái tùy ý. Ở trong nhà, bà mẹ già cũng không có quyền lợi gìhơn đứa con gái vẫn còn mũi dãi lòng thòng. Theo ghi chép của Vasili DanilivichPoyarkov[8], ông từng không chỉ một lần mục kích cảnh con trai đấm đá mẹ ruột củamình đuổi ra khỏi nhà, vậy mà cũng không có người nào ra mặt khuyên ngăn. Tronggia đình, đàn ông nhất loạt đều bình đẳng. Nếu bạn mời người Gilyak uống rượuvodka, thì cần mời cả cậu bé trai chưa trưởng thành nữa.

    [8]Vassili Danilovich Poyarkov (?- 1668): nhà thám hiểm người Nga đầu tiên đến khuvực Amur (dòng sông chảy giữa Trung Quốc và Nga).

    Mặtkhác, phụ nữ, dù là bà nội, mẹ hay đứa trẻ vẫn đang bú, đều không có quyền lợinhư nhau. Bị bỏ rơi, bán đi, hay đánh đập như đối xử với loài chó, tất cả đềukhông thành vấn đề, bị đối xử cay nghiệt như đối với đồ vật hay gia súc. NgườiGilyak có thể cưng chiều một con chó, nhưng tuyệt không bao giờ vui vẻ nói cườivới phụ nữ. Họ cảm thấy việc kết hôn cực kỳ vô vị, nói gọn là còn không quan trọngbằng việc vui chơi uống rượu. Họ cũng không thực hiện bất cứ nghi thức tôn giáohay mê tín nào. Người Gilyak dùng giáo dài, thuyền nhỏ hoặc thậm chí cả chó điđổi lấy phụ nữ, gánh về lều mình, ném lên tấm da gấu ngủ với nhau… vậy là xong.Họ cũng thừa nhận chế độ một vợ một chồng, nhưng dù thế nào thì đàn bà vẫn nhiềuhơn bọn đàn ông, thành thử chế độ này cũng không phổ biến. Coi phụ nữ như độngvật hạ đẳng hoặc đồ vật, trong cộng đồng người Gilyak, phụ nữ thậm chí cònkhông được coi bằng nô lệ. Hiển nhiên, đối với họ, phụ nữ cũng giống như thuốclá và vải bông vậy, đều là đối tượng để giao dịch. Nhà văn Thụy Điển AugustStrindberg, một người căm ghét đàn bà nổi tiếng, chỉ mong phụ nữ thành nô lệ,chỉ cần nghe theo sự vui giận bất thường của đàn ông là tốt nhất. Về bản chất,ông ta có tư tưởng tương đương với người Gilyak. Nếu đến phía bắc Sakhalin thìchắc chắn ông ta sẽ được người Gilyak hoan nghênh lắm.

    Tengodừng lại nghỉ một chút. Fukaeri không phát biểu cảm tưởng gì. Chỉ im lặng. Anhlại tiếp tục đọc.

    Chỗ củahọ không có tòa án, cũng không biết việc xét xử có ý nghĩa gì. Đến giờ họ vẫnkhông thể hiểu được vai trò của đường sá, chỉ từ chuyện này thôi có lẽ đã có thểlàm rõ được một điều: đối với họ, thật khó khăn để hiểu được chúng ta. Cả ở nhữngnơi đường đã được làm xong, họ vẫn cứ đi xuyên qua rừng rậm như trước. Thườngxuyên có thể nhìn thấy cả nhà họ dẫn theo chó xếp thành một hàng dài, khó nhọcbước đi trong đám bùn lầy lội ngay bên cạnh đường cái quan.

    Fukaerinhắm mắt, hơi thở hết sức bình yên. Tengo chăm chú quan sát gương mặt cô mộtlúc. Nhưng rốt cuộc cô đã ngủ chưa, thì anh không biết. Vậy là, anh bèn lật mộttrang khác, tiếp tục đọc, tự nhủ nếu cô đã ngủ rồi thì để cô ngủ say hơn nữa, đồngthời, anh cũng muốn đọc thành tiếng thêm vài đoạn văn nữa của Chekhov.

    Ở cửasông Najawa, trước đây có một đồn gác, được xây dựng vào năm 1886. Khi công sứNga tới đây, tổng cộng nhà có người ở và nhà trống có mười tám căn, còn có cảgiáo đường, tiệm thực phẩm. Theo bài viết của một nhà báo đến đây vào năm 1871,nơi này hình như có hai mươi binh sĩ đồn trú dưới sự chỉ huy của một viên sĩquan dự bị. Ông ta còn viết rằng trong nhà, một người vợ lính xinh đẹp đã khoảnđãi nhà báo bằng trứng gà tươi và bánh mì đen, hết lời khen ngợi cuộc sống ởđây, chỉ phàn nàn một điều rằng giá đường cát cao quá. Giờ đây những căn nhà gỗđó đều đã biến mất, dõi mắt nhìn khung cảnh hoang lương xung quanh, câu chuyệnvề người vợ lính xinh đẹp thật chẳng khác nào thần thoại. Giờ ở nơi đây chỉ cómột khu nhà mới cất, không phải đồn gác thì là nhà trọ. Ngước mắt nhìn ra xa làbiển lớn lạnh lẽo đục ngầu, đang gầm gừ quất tung những con sóng trắng xóa caobốn năm mét vào bờ cát, trông như thể đang bị giam cầm trong tuyệt vọng, rên rỉrằng "Thượng đế ơi, tại sao Người tạo ra chúng con". Nơi đây đã là Thái Bình Dương.Ở bờ biển, có thể nghe thấy tiếng đập búa của những người tù vang lên trên khắpcông trình xây dựng, còn bên bờ đối diện xa xôi kia, là nước Mỹ. Phía trái cóthể thấy doi đất Sakhalin bị mây mù che phủ, bên phải cũng là doi đất… bốn bềkhông thấy bóng người, cả một con chim, một con nhặng cũng chẳng thấy. Ở nơinày, sóng biển rốt cuộc đang thét gào vì ai? Có ai hàng đêm lắng nghe tiếngsóng? Sóng biển đang tìm kiếm gì? Sau khi tôi rời khỏi đây, sóng biển lại tiếptục gào thét vì ai… cả điều này cũng không thể biết được. Đứng bên bờ biển này,bản thân ta đã trở thành một tên tù u uất và không còn tư tưởng. Một nỗi sợ vôcớ, nhưng đồng thời cũng khiến người ta có cảm giác muốn đứng mãi ở nơi đây,dõi mắt ngắm nhìn sóng biển đơn điệu cuộn dâng, lắng nghe tiếng gầm điếc tai củanó.

    Hìnhnhư Fukaeri đã ngủ say hẳn. Lắng tai nghe, chỉ thấy vang lên tiếng thở đều đặn,nhẹ nhàng của cô. Tengo gấp sách lại, đặt lên chiếc bàn nhỏ đầu giường, sau đóđứng lên, tắt đèn phòng ngủ. Cuối cùng lại đưa mắt nhìn gương mặt Fukaeri một lầnnữa. Cô ngửa mặt lên trần nhà, miệng mím chặt thành một đường thẳng, ngủ rấtbình yên. Tengo khép cửa lại, trở ra bếp.

    Nhưnganh không thể nào viết tiếp được nữa. Phong cảnh nơi bờ biển hoang lương ởSakhalin mà Chekhov miêu tả đã ăn sâu vào tâm thức anh. Tengo có thể nghe thấytiếng sóng biển đang gầm thét ấy. Vừa nhắm mắt lại, anh liền một mình đứng bênbờ biển Okhotsk hoang vắng không vết dấu của con người, trở thành tên tù đang đắmchìm trong trầm tư mặc tưởng. Anh có thể cảm nhận được tâm tư u uất vì không cónơi dốc lòng ấy của Chekhov. Chắc hẳn ở chốn góc biển chân trời ấy, ông đã bị mộtthứ cảm giác bất lực áp đảo. Là một nhà văn Nga cuối thế kỷ mười chín, có lẽcũng đồng nghĩa với việc gánh trên lưng sứ mệnh dữ dội của kẻ cùng đường mạt lộ.Họ càng muốn thoát khỏi nước Nga, nước Nga lại càng nuốt chửng họ vào cơ thể rộnglớn của mình.

    Tengolấy nước rửa sạch ly rượu vang, vào nhà vệ sinh đánh răng, tắt đèn bếp nằm xuốngsofa, đắp chăn lên người, định bụng sẽ ngủ. Sâu trong tai anh, tiếng sóng ầm ầmvẫn không ngừng vang động. Mặc dù vậy, không lâu sau, ý thức anh dần trở nên mơhồi, rồi anh bị kéo vào một giấc ngủ sâu lúc nào chẳng hay.

    Lúcanh tỉnh giấc thì đã tám rưỡi sáng. Trên giường không thấy Fukaeri. Bộ đồ ngủanh cho cô mượn vo viên thành một đống, ném vào máy giặt trong nhà vệ sinh. Chỗống tay và ống chân vẫn còn xắn lên. Trên bàn bếp có một lời nhắn viết bằng bútbi trên mẩu giấy nhớ: "Người Gilyak giờ thế nào rồi. Em về nhà đây." Chữ nhỏ, cứngvà góc cạnh, nhìn có vẻ không được tự nhiên lắm. Cảm giác như thể từ trên khôngquan sát những hàng chữ xếp bằng vỏ sò trên bãi cát. Anh gấp tờ giấy lại, chovào ngăn kéo. Nếu để người tình đến lúc mười một giờ nhìn thấy, chắc chắn cô sẽlàm ầm lên.

    Tengodọn sạch giường, cất tác phẩm công phu của Chekhov lên giá. Sau đó đi pha càphê, nướng bánh mì lát. Vừa ăn sáng, anh vừa cảm thấy có thứ gì đó cứ đè nặngtrong ngực mình không chịu tan đi. Mất một lúc lâu mới hiểu được đó là gì. Đólà gương mặt bình thản của Fukaeri.

    Chẳnglẽ mình đã nảy sinh tình cảm với cô bé này rồi sao? Không đúng, không thể cóchuyện ấy. Tengo tự nhủ. Chỉ là trên người cô có thứ gì đó, vô tình đã làm rungđộng trái tim mình theo lối cơ học. Thế nhưng, tại sao mình lại để ý đến bộ đồngủ cô ấy đã mặc như thế? Tại sao lại (và không ý thức được một cách sâu sắc) cầmlên ngửi mùi hương còn sót lại trên đó?

    Nhữngcâu hỏi cứ nổi lên. "Nhà văn không phải là người giải quyết vấn đề, mà là ngườiđưa ra vấn đề." Người nói câu này hình như chính là Chekhov. Một câu danh ngôn sâusắc. Nhưng Chekhov không chỉ đối xử với tác phẩm của mình như thế, mà khi đối mặtvới cuộc đời mình, ông cũng luôn giữ thái độ ấy. Chỉ có vấn đề đặt ra, nhưngkhông có vấn đề được giải quyết. Ông biết mình đã mắc bệnh phổi nan y (bản thânông chính là bác sĩ, không thể nào không biết), nhưng lại cố gắng bỏ qua sự thậtnày, cho đến lúc chết cũng không chịu tin rằng mình đang trên con đường đến vớicái chết. Ông không ngừng ho ra máu, ra đi khi tuổi vẫn còn trẻ.

    Tengolắc đầu, đứng lên khỏi bàn. Hôm nay là ngày người tình của mình đến, tiếp theocòn phải giặt quần áo, quét dọn nhà cửa. Việc suy nghĩ để sau hãy tính.


  3. #22
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 21

    Dẫu cho trốn chạy đến nơi xa xôi thế nào




    Aomameđến thư viện của quận, sau khi thực hiện các thủ tục giống như lần trước, nàngtrải bản thu nhỏ các số báo ra bàn để xác nhận lại sự kiện những kẻ quá khích đấusúng với cảnh sát tại Yamanashi mùa thu ba năm trước. Bà chủ nói đại bản doanhcủa giáo đoàn Sakigake ấy được đặt ở vùng núi tỉnh Yamanashi. Đây có lẽ chỉ làtrùng hợp ngẫu nhiên, nhưng "Trùng hợp ngẫu nhiên" là thứ khiến Aomame cảm thấykhông hài lòng. Giữa hai chuyện này có lẽ tồn tại mối quan hệ gì đó. "Sự kiệntrọng đại" mà bà chủ đề cập đến dường như cũng đang ám chỉ mối tương quan nàođó.

    Cuộcđọ súng xảy ra ba năm về trước, ngày mười chín tháng Mười năm 1981 (theo giảthiết của Aomame, đó là "ba năm trước của năm IQ84"). Về chi tiết cuộc đấusúng, lần trước nàng đến thư viện đọc báo cũng đã nắm được đại thể. Vì vậy nàngchỉ định đọc lướt qua phần này, mà chủ yếu tìm đọc các bài đưa tin liên quansau đó, cùng với các bài phân tích sự kiện từ nhiều góc độ khác nhau.

    Lúc đầukhi cuộc đọ súng nổ ra, ba cảnh sát đã bị súng AK47 Trung Quốc sản xuất bắn chết,hai người bị trọng thương. Sau đó nhóm phần tử vũ trang quá khích đã chạy vàonúi sâu, cảnh sát vũ trang tiến hành lục soát quy mô lớn. Đồng thời, lính dù vũtrang của lực lượng phòng vệ được trực thăng đưa tới hiện trường. Kết quả, bathành viên của nhóm quá khích không chịu đầu hàng nên bị bắn chết, hai bịthương nặng (một trong số đó đã chết trong bệnh viện ba ngày sau, người còn lạisố phận thế nào thì không thể xác định được nếu chỉ dựa vào tin tức đăng báo),bốn người không bị thương hoặc bị thương nhẹ và bị bắt sống. Vì mặc áo chống đạntính năng cao nên phía lực lượng phòng vệ và cảnh sát không có thương vong, chỉcó một cảnh sát trượt chân xuống vách núi trong quá trình truy đuổi, bị gãychân. Trong đám phần tử quá khích, chỉ có một người là không rõ tung tích. Gãđàn ông này như thể đã biến mất tăm tích bất chấp một cuộc lùng sục quy mô lớn.

    Saukhi cơn chấn động do vụ đọ súng tạo ra lắng xuống phần nào, báo chí bắt đầuđăng tin tường tận về nguồn gốc, lai lịch của nhóm quá khích. Họ vốn là những đứacon bị bỏ rơi của cuộc đấu tranh ở trường đại học vào những năm 1970, có hơn nửasố thành viên đã từng tham gia chiếm giữ Giảng đường Yasuda của Đại học Tokyohoặc Đại học Nhật Bản. Khi "Thành lũy" bị cảnh sát cơ động dùng lực phá vỡ, cáchọc sinh và một số giáo viên hoặc bị đuổi ra khỏi trường hoặc cảm thấy việc lấyđại học làm trung tâm để hoạt động chính trị ở thành phố đã vào bước đườngcùng, bèn bỏ qua xung đột hệ phái, cùng hợp tác xây dựng nông trường ởYamanashi, bắt đầu hoạt động theo kiểu công xã. Mới đầu họ tham gia"Takashima", một tập thể công xã lấy nông nghiệp làm trung tâm, nhưng không lâusau vì cảm thấy không hài lòng với cuộc sống ở đó nên họ tổ chức lại các thànhviên ban đầu thành một nhóm độc lập, mua một ngôi làng bỏ hoang trong núi sâu vớigiá cực rẻ, bắt tay vào làm nghề nông. Thuở ban đầu hết sức gian nan, về sauthì thực phẩm trồng bằng phương thức hữu cơ của họ âm thầm gây nên cơn sốt ởthành phố, mô hình kinh doanh rau quả qua đường bưu điện được thiết lập thànhcông. Nhân đà ấy, nông trường cuối cùng cũng đã phát triển thuận lợi, tăng dầnquy mô. Tạm chưa nói đến những chuyện khác, bọn họ đều là những người nghiêmtúc, cần cù, lại đoàn kết chặt chẽ dưới bàn tay người lãnh đạo. Công xã này đượcgọi là Sakigake.

    Aomamechau mày, nuốt nước bọt. Những âm thanh khá lớn phát ra từ trong cổ họng. Cây bútbi trong tay gõ lên mặt bàn kêu canh cách.

    Nànglại tiếp tục đọc báo.

    Songcùng với việc kinh doanh dần đi vào ổn định, các dấu hiệu chia rẽ trong nội bộSakigake cũng ngày một rõ ràng. Bọn họ rút cuộc phân thành hai nhóm lớn, gồm"phái đấu tranh vũ trang" quá khích theo lập trường chủ nghĩa Marx tiếp tục hyvọng có thể làm cách mạng bằng chiến tranh du kích, và "phái công xã" tương đốiôn hòa chấp nhận sự thực rằng trong tình hình Nhật Bản hiện nay bạo lực cách mạnglà phi thực tế, đồng thời trên cơ sở này phủ định tinh thần của chủ nghĩa tư bản,theo đuổi cuộc sống tự nhiên cùng với đất đai ruộng đồng. Năm 1976, cuối cùngđã xảy ra sự kiện "phái công xã" chiếm ưu thế về số lượng đã trục xuất "phái đấutranh vũ trang" ra khỏi Sakigake.

    Mặcdù vậy, Sakigake không dùng sức mạnh để đuổi phái đấu tranh vũ trang đi. Theobài báo, họ đã cung cấp cho phái đấu tranh vũ trang khu đất mới và một số vốnnhất định, mời họ ra đi một cách êm thấm. Phái đấu tranh vũ trang đã chấp nhậnthỏa thuận này, xây dựng công xã riêng ở khu mới, đặt tên là "Akebono". Thế rồi,đến một thời điểm nào đó, dường như họ đã sở hữu được các loại vũ khí cao cấp.Về các kênh cung cấp và nguồn tài chính để huy động số vũ khí đó, thì phải đợicác điều tra sau.

    Mặtkhác, công xã nông nghiệp "Sakigake" đã chuyển hướng thành một tổ chức tôn giáovào lúc nào, như thế nào? Lý do của nó là gì? Cả cảnh sát lẫn báo chí đều có vẻkhông nắm được tình hình thực tế. Sau khi chia tách với "phái đấu tranh vũtrang", công xã dường như nhanh chóng rơi vào khuynh hướng tôn giáo, và đến năm1979 nó đã được công nhận pháp nhân tôn giáo. Đồng thời, công xã này liên tiếpmua lại các khu đất xung quanh, mở rộng đất nông nghiệp và các công trình, xâytường cao xung quanh các công trình của giáo đoàn, và người ngoài không thể tựdo ra vào được nữa. Lý do của họ là "Vì việc đó sẽ gây trở ngại cho việc tuhành". Nguồn tiền rốt cuộc từ đâu đến? Tại sao công xã được công nhận pháp nhântôn giáo sớm như vậy? Đây cũng là phần chưa được điều tra làm rõ.

    Nhómquá khích sau khi chuyển sang khu đất mới, vừa sản xuất nông nghiệp vừa ra sứchuấn luyện đấu tranh vũ trang bí mật trong khu đất của mình, và đã mấy lần vachạm với nông dân lân cận. Môt trong số đó là vụ tranh chấp quyền sử dụng nướccon sông chảy qua địa bàn "Akebono". Con sông này trước đây vẫn là nguồn cung cấpnước công nghiệp cho cả khu vực, nhưng Akebono lại không cho những người dânxung quanh đặt chân vào địa bàn của họ. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy năm ròng,cuối cùng đã dẫn đến sự kiện cư dân quanh vùng phản đối việc Akebono làm hàngrào dây thép và bị một số thành viên của tổ chức này đánh đập. Cảnh sát tỉnhYamanashi xét đây là một vụ án cố tình gây thương tích nên đã xin lệnh khám xétAkebono để nắm tình hình. Và thế là cuộc đọ súng bất ngờ đã xảy ra.

    Sautrận nổ súng kịch liệt trong rừng sâu, trên thực tế "Akebono" đã bị tiêu diệt,giáo đoàn "Sakigake" ngay lập tức lên tiếng. Người phát ngôn trẻ tuổi đẹp traicủa giáo đoàn trong bộ vest đã tổ chức một buổi họp báo. Luận điểm của họ hết sứcrõ ràng. Chuyện trước đây là khác, còn giữa "Akebono" và "Sakigake" hiện naykhông có bất cứ quan hệ gì. Sau khi chia tách, ngoài các liên hệ về mặt công việc,hai bên gần như không có qua lại. "Sakigake" là một cộng đồng dồn sức vào nôngnghiệp, tuân thủ pháp luật, theo đuổi một thế giới tinh thần tĩnh lặng, và vìđã biết không thể cùng hoạt động với nhóm "Akebono" theo đuổi chủ nghĩa cựcđoan nữa, nên mới chia tách trong hòa bình. Sau này "Sakigake" trở thành một tổchức tôn giáo, và được công nhận là pháp nhân tôn giáo. Xảy ra sự kiện đẫm máunhư vậy cố nhiên là điều vô cùng bất hạnh, giáo đoàn chân thành bảy tỏ sự chiabuồn sâu sắc với những cảnh sát đã hy sinh và người nhà họ. Giáo đoàn"Sakigake" tuyệt đối không liên quan đến sự kiện này dưới bất kỳ hình thức nào.Mặc dù vậy, không thể phủ nhận một điều rằng "Akebono" đã thoát thai từ chính"Sakigake", vì vậy nếu chính quyền cho rằng cần tiến hành điều tra dưới hình thứcnào đó, dù chỉ là để tránh những hiểu lầm không cần thiết, Sakigake xin sẵnsàng đón tiếp những cuộc điều tra như vậy. Giáo đoàn là một tổ chức hợp pháp rộngmở với toàn xã hội, không có điều gì cần che giấu. Nếu cần Sakigake công khaicác thông tin liên quan, giáo đoàn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của chính quyềnbằng mọi khả năng có thể.

    Mấyngày sau, như thể đáp lại tuyên bố ấy, cảnh sát tỉnh Yamanashi đã mang theo lệnhkhám xét tiến vào giáo đoàn Sakigake, họ mất cả một ngày trời đi khắp khu đất rộnglớn, cẩn thận kiểm tra bên trong các công trình và các loại giấy tờ sổ sách củagiáo đoàn. Có mấy vị chức sắc trong giáo đoàn bị thẩm vấn. Cơ quan điều tranghi ngại rằng, tuy bề ngoài đã tuyên bố chia tách, song có thể sau đó hai bênvẫn tiếp tục qua lại, và "Sakigake" vẫn ngấm ngầm tham gia các hoạt động củaAkebono. Nhưng rốt cuộc họ chẳng phát hiện được chứng cứ nào như vậy. Họ chỉ thấytrong khu rừng gỗ tạp xinh đẹp đó, các công trình xây dựng bằng gỗ dành cho việctu hành nằm tản mát xung quanh con đường nhỏ, rất nhiều người mặc đồ tu giản dịđang nhập định hoặc ra sức tu tập theo lối khổ hạnh. Cạnh đó, các tín đồ đanglàm việc đồng áng. Có đủ chủng loại máy nông nghiệp và những thiết bị thi côngcông trình được bảo dưỡng cẩn thận, nhưng không tìm được thứ nào giống vũ khí,hay những thứ gợi đến bạo lực. Tất cả đều sạch sẽ, ngay ngắn, trật tự. Có nhàăn sạch sẽ, có nơi ngủ, còn có cả cơ sở y tế đơn giản (nhưng bài bản). Trongthư viện hai tầng lầu lưu trữ rất nhiều Phật điển và danh tác Phật giáo, côngtác nghiên cứu và phiên dịch do các chuyên gia phụ trách vẫn đang được tiếnhành. Nơi này không giống cơ sở tôn giáo cho lắm, mà giống một trường đại học tựlập nhỏ nhưng gọn gàng sạch sẽ hơn. Cảnh sát chưng hửng ra về với hai bàn taytrắng.

    Mấyngày sau, lần này là phóng viên báo chí và truyền hình nhận được lời mời củagiáo đoàn. Và cảnh tượng họ thấy ở đó đại thể giống như những gì cảnh sát đã thấy.Không phải một cuộc đến thăm đã được dày công sắp xếp theo lối cũ rích, cácphóng viên không có ai đi theo, có thể tùy ý đến thăm mọi nơi bên trong khu vựccủa giáo đoàn, tự do nói chuyện với bất cứ người nào, và được quyền sử dụng nộidung đó trong bài báo. Nhưng để bảo vệ sự riêng tư của các tín đồ, giáo đoàn vàcác cơ quan truyền thông đã giao hẹn trước là chỉ có thể sử dụng những bức ảnhvà đoạn băng mà phía giáo đoàn cho phép. Mấy chức sắc của giáo đoàn bận áo tuhành trả lời các câu hỏi của phóng viên trong phòng lớn dùng để hội họp, giảithích về sự thành lập, giáo lý và phương châm hoạt động của giáo đoàn. Cách nóichuyện của họ khách khí nhưng thẳng thắn, giọng điệu tuyên truyền thường thấy ởcác tổ chức tôn giáo hoàn toàn không có. Bọn họ giống những nhân viên cao cấp củacác đại lý quảng cáo đã quen với việc thuyết trình hơn là một chức sắc tronggiáo phái. Chẳng qua chỉ là bộ đồ mặc trên người khác nhau mà thôi.

    Chúngtôi không có giáo lý rõ ràng, họ giải thích. Chúng tôi không cần những thứ ghichép thành văn đó. Điều chúng tôi làm là nghiên cứu nguyên lý của Phật giáonguyên thủy, là hiện thực hóa các pháp tu đã được thực hiện từ thời đó. Thôngqua thực tiễn cụ thể này mà đạt được sự giác ngộ tôn giáo có tính linh hoạt, chứkhông phải chỉ trên mặt chữ, đó mới là mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi. Các vịcó thể hiểu thế này: sự giác ngộ tự phát của mỗi người, tụ họp lại sẽ hìnhthành nên giáo lý của chúng tôi. Không phải có giáo lý trước rồi mới giác ngộsau, mà là mỗi cá nhân giác ngộ trước, cuối cùng mới tự sản sinh ra giáo lý quyếtđịnh Phật pháp của chúng tôi. Đây chính là phương châm cơ bản. Xét trên ý nghĩanày, tính chất của chúng tôi hoàn toàn khác với những tôn giáo hiện thời.

    Vềnguồn vốn, trước mắt chúng tôi cũng giống như nhiều tổ chức tôn giáo khác, mộtphần dựa vào sự quyên tặng tự nguyện của các tín đồ. Nhưng sau cùng, chúng tôikhông dựa hoàn toàn vào tiền quyên tặng, mà sẽ xây dựng một cuộc sống giản dị tựtúc tự cấp lấy nông nghiệp làm trung tâm. Sống một cuộc sống "biết đủ", tẩy rửanhục thể, rèn luyện tinh thần, cố gắng đạt được sự yên tĩnh trong linh hồn. Nhữngngười thấy chán ngán chủ nghĩa vật chất của xã hội cạnh tranh, muốn theo đuổi mộtthứ gì đó sâu sắc hơn, vẫn ngày ngày đến gõ cửa giáo đoàn của chúng tôi. Trongsố đó, không ít người được giáo dục ở trình độ cao, có nghề nghiệp chuyên môn,có địa vị xã hội. Chúng tôi hoàn toàn khác với những "Tôn giáo mới nổi" mà ngườiđời vẫn nhắc đến. Chúng tôi không phải loại tổ chức tôn giáo "kiểu thức ănnhanh" dễ dàng chấp nhận mọi phiền não của thế gian, muốn ôm trọn lấy trách nhiệmcứu giúp con người, và cũng không có ý theo đuổi điều đó. Cứu giúp kẻ yếu cốnhiên là điều hết sức quan trọng, các vị có thể coi chúng tôi là một tổ chứcmang đến cho những người có ý thức tự cứu mình địa điểm và những trợ giúp thíchhợp, nói cách khác là một cơ sở tương đương với "Cao học" tôn giáo.

    Giữachúng tôi và những người trong tổ chức "Akebono" đã nảy sinh những bất đồng rấtlớn về cách điều hành, có khoảng thời gian thậm chí còn đối đầu gay gắt. Nhưngqua đối thoại, hai bên đã đạt được một thỏa thuận ôn hòa: quyết định chia táchlàm hai. Bọn họ cũng hình thành một nhóm độc lập, theo đuổi lý tưởng cấm dụcthuần túy, kết quả là đã xảy ra thảm sự ấy. Đây có thể nói là một bi kịch. Họquá giáo điều đến nỗi đánh mất đi mối liên hệ với xã hội hiện thực vẫn đang tồntại. Có lẽ đây chính là nguyên nhân lớn nhất. Chúng tôi cũng cần nhân dịp nàychấn chỉnh bản thân nghiêm khắc hơn, đồng thời phải ghi nhớ rằng: cần kiên trìphương châm là một tổ chức cởi mở với thế giới bên ngoài. Bạo lực không thể giảiquyết bất cứ vấn đề gì. Hy vọng các vị hiểu rằng, chúng tôi không phải là một tổchức ép buộc mọi người tin theo tôn giáo. Chúng tôi không khuyến dụ người khácđi theo tôn giáo, cũng không công kích các tôn giáo khác. Điều chúng tôi làm chỉlà tạo cho những người tìm kiếm giác ngộ và theo đuổi tinh thần một môi trườngcộng đồng phù hợp và hiệu quả. Các phóng viên đa phần đều mang theo ấn tượng tốtvới giáo đoàn này trên đường trở về. Tín đồ không phân nam nữ đều gầy guộc ốm yếu,tuổi đời còn tương đối trẻ (đôi lúc cũng bắt gặp cả các tín đồ cao tuổi), ánh mắttrong sáng, nói năng lễ độ, cử chỉ đúng mực. Hầu hết các tín đồ đều không muốnnhắc nhiều đến quá khứ, nhưng dường như phần lớn trong số họ đã được giáo dục ởtrình độ cao. Đồ ăn trưa chuẩn bị cho các phóng viên (nghe nói đại loại cũng giốngvới những thứ thường ngày tín đồ vẫn ăn) tuy đơn sơ, nhưng đều là thực phẩmtươi vừa mang về từ đồng ruộng của giáo đoàn, mùi vị thơm ngon.

    Vậylà, rất nhiều phương tiện truyền thông đã định nghĩa nhóm cách mạng chuyển sang"Akebono" là những hạt giống xấu tất nhiên phải bị sàng lọc khỏi "Sakigake", cộngđồng của những người theo đuổi các giá trị tinh thần. Ở Nhật Bản những năm1980, tư tưởng bạo lực cách mạng cực đoan đã lỗi thời. Tầng lớp thanh niên từngtheo đuổi lý tưởng chính trị cấp tiến những năm 1970 giờ đã vào làm việc trongcác công ty khác nhau, làm việc cật lực trên chiến tuyến kinh tế. Nếu không, họcũng giữ khoảng cách nhất định với sự ồn ào và cạnh tranh của xã hội, mỗi ngườiở vị trí riêng, đều gắng theo đuổi những giá trị cá nhân. Nói tóm lại, dòng chảycủa thế giới này đã hoàn toàn đổi thay, mùa vụ chính trị đã trở thành quá khứxa xôi, sự kiện "Akebono" tuy là một biến cố đẫm máu và bất hạnh, nhưng về lâudài, đó cũng chỉ là một vong linh của quá khứ tình cờ hiện lên, một khúc nhạc đệmđột khởi không hợp thời mà thôi. Từ đây có thể nhận thấy một thời đại đã cáochung. Đây chính là luận điệu thường thấy trên các báo. "Sakigake" là một lựachọn đầy hy vọng của thời đại mới. Trái lại, "Akebono" thì chẳng có tương lai.

    Aomameđặt bút bi xuống, hít thở sâu. Sau đó nàng hồi tưởng lại đôi mắt từ đầu chí cuốihoàn toàn không có chút xúc cảm cũng như chiều sâu của Tsubasa. Đôi mắt ấy đangnhìn mình chăm chú, nhưng đồng thời, lại cũng chẳng nhìn gì hết. Những luận điệunày dường như đã để sót thứ gì đó rất quan trọng.

    Tuyệtđối không thể nào đơn giản như thế được, Aomame thầm nhủ. Sự thực Sakigakekhông trong sạch như trên báo viết. Ở sâu bên trong nhất định còn tồn tại nhữnggóc tối âm u bí mật không thể tiết lộ với người ngoài. Theo lời bà chủ, người gọilà "Lãnh Tụ" kia đã cưỡng hiếp các bé gái chỉ mới mười mấy tuổi, còn tuyên bố rằngđó là hành vi tôn giáo. Còn giới truyền thông thì hoàn toàn không hay biết gì vềchuyện này. Bọn họ chỉ ở lại đó nửa ngày, được dẫn đi tham quan những nơi ngănnắp trật tự dùng để tu hành, được chiêu đãi một bữa cơm trưa bằng thực phẩmtươi ngon, nghe một bài thuyết giảng về sự giác ngộ đẹp đẽ, và vậy là họ có thểthỏa mãn ra về. Họ không thể nào biết được ở tầng sâu bên trong đó, rốt cuộc đãxảy ra chuyện gì.

    Aomamera khỏi thư viện, bước vào quán, gọi một ly cà phê. Nàng lấy điện thoại trongtúi gọi tới đơn vị của Ayumi. Ayumi đã nói bất cứ lúc nào cũng có thể gọi đến sốnày được. Một đồng sự của cô nghe máy, nói Ayumi đã ra ngoài làm việc, chắc khoảnghai tiếng nữa mới quay về cơ quan. Aomame không giới thiệu mình, chỉ nói: "Tôisẽ gọi lại cho cô ấy."

    Aomamevề nhà, hai tiếng sau lại bấm máy gọi đến số điện thoại ấy. Ayumi nghe máy.

    "Chào.Aomame đấy à. Dạo này khỏe không?"

    "Khỏe.Còn cô?"

    "Tôicũng khỏe. Mỗi tội không có đàn ông. Thế còn cô, Aomame?"

    "Cũngnhư cô thôi," Aomame nói.

    "Thếthì không được đâu," Ayumi nói, "Những phụ nữ trẻ và quyến rũ như chúng ta saocứ phải than vãn, loay hoay với cái nhu cầu tình dục sung mãn và lành mạnh củamình như thế chứ! Xã hội này chắc chắn có vấn đề rồi. Phải làm gì đó mới được."

    "Cũngphải… à, tôi bảo này, cô nói lớn tiếng như vậy có sao không đấy? Không phảiđang đi làm à? Bên cạnh chẳng lẽ không có ai?"

    "Chẳngsao hết. Chuyện gì cũng được, cô cứ nói đi!" Ayumi nói.

    "Nếuđược, tôi có chuyện này muốn nhờ đến cô. Vì tôi không nghĩ ra ai giúp tôi đượcnữa."

    "Đượcchứ. Không biết liệu tôi có giúp được không. Cô nói đi xem nào."

    "Côcó biết một giáo đoàn tên là Sakigake không? Đại bản doanh đặt ở vùng núi tỉnhYamanashi ấy."

    "Sakigakehả?" Ayumi nói, sau đó mất chừng mười giây lúc trong ký ức, "À, chắc là có đấy.Hình như nhóm quá khích Akebono đã gây ra sự kiện nổ súng ở Yamanashi hồi trướctừng thuộc về cái công xã tôn giáo đấy thì phải. Hai bên giao chiến kịch liệt,ba cảnh sát tỉnh bị bắn chết. Đáng thương thật. Có điều Sakigake không liênquan đến sự kiện này. Sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát đã tiến hành điều tracái giáo đoàn ấy rồi, kết quả là trong sạch. Còn chuyện gì nữa à?"

    "Tôimuốn biết sau trận đọ súng đó, Sakigake có gây ra vụ việc gì nữa không? Kể cảán hình sự lẫn án dân sự. Nhưng tôi chỉ là dân thường, không biết nên bắt tayđiều tra thế nào. Mà lại không thể lật hết các bản thu nhỏ báo ra đọc một lượtđược. Nhưng tôi nghĩ nếu là cảnh sát thì chắc có cách kiểm tra được chuyệnnày."

    "Chuyệnnày đơn giản lắm, tra một cái trên máy tính là ra ngay… Tôi cũng muốn nói vậy vớicô, nhưng đáng tiếc là trình độ máy tính hóa của cảnh sát Nhật Bản vẫn chưa đếnmức đó đâu. Muốn ứng dụng vào thực tế sợ phải mất hàng vài năm. Giờ muốn tìm hiểunhững chuyện này chắc là chỉ có thể nhờ cảnh sát tỉnh Yamanashi giúp đỡ, saochép lại tất cả các tư liệu liên quan gửi đến mới được. Đầu tiên là tôi phải viếtcông văn xin tài liệu ở đây, sau đó xin cấp trên cho phép. Đương nhiên lý docũng phải viết rõ ràng. Cô biết là chỗ tôi là cơ quan nhà nước mà, mọi người đềulĩnh lương để làm cho sự việc thành ra phức tạp hơn tình hình thực tế."

    "Thếà," Aomame nói, sau đó thở dài một tiếng, "Thế thì không xong rồi."

    "Nhưngsao cô lại muốn tìm hiểu chuyện này? Có bạn bè nào bị cuốn vào chuyện liên quanđến Sakigake à?"

    Aomamekhông biết nên trả lời thế nào, nàng trù trừ giây lát, rồi quyết định nói sự thực."Gần như vậy. Liên quan đến chuyện hiếp dâm. Ở giai đoạn này tôi vẫn chưa thểnói gì kỹ càng, cưỡng dâm thiếu nữ vị thành niên. Có tin tức nói rằng bọn họ lợidụng tôn giáo làm vỏ bọc để làm chuyện này một cách có tổ chức trong nội bộ."

    Quađiện thoại cũng có thể cảm nhận được Ayumi đang khẽ chau mày lại ở phía bênkia. "Hừ, cưỡng dâm thiếu nữ vị thành niên, chuyện không thể chấp nhận được."

    "Dĩnhiên là không thể," Aomame nói.

    "Thiếunữ mà cô nói, khoảng mấy tuổi vậy?"

    "Mườituổi, thậm chí còn chưa đến mười tuổi. Ít nhất là vẫn chưa có kinh lần đầu."

    Ayumiở đầu dây bên kia lặng đi giây lát, sau đó nói với giọng khô khan: "Tôi biết rồi.Nếu là thế, thì để tôi nghĩ cách xem sao. Cho tôi ba ngày được không?"

    "Đượcchứ. Cô cứ gọi điện cho tôi là được."

    Sauđó hai người nói chuyện phiếm một lúc, rồi Ayumi nói: "Được rồi, tôi lại phảiđi làm đây."

    Saukhi gác máy, Aomame ngồi xuống ghế đọc sách kê cạnh cửa sổ, ngắm nhìn bàn tayphải của mình một lúc lâu. Những ngón tay thon dài, móng tay cắt ngắn. Móng tayđã được sửa rất cẩn thận, nhưng không giũa. Nhìn những móng tay ấy, nàng cànglúc càng có cảm giác bản thân chẳng qua chỉ là một sự tồn tại mong manh như hạtsương sớm. Chỉ nói riêng chuyện hình dạng của cái móng tay này thôi, đã khôngphải là thứ mình có thể quyết định được, mà do người khác tùy ý quyết định, cònmình chỉ biết ngoan ngoãn chấp nhận, mặc cho có thích hay không. Rốt cuộc ai đãquyết định làm cho móng tay của mình thành ra thế này nhỉ?

    Bà chủlần trước từng nói với Aomame: "Cha mẹ cô trước đây và hiện nay vẫn là tín đồcuồng nhiệt của Chứng nhân Jehovah." Nếu vậy đến giờ có lẽ họ vẫn dốc hết tâm sứcvào hoạt động truyền giáo như trước đây. Aomame có một anh trai lớn hơn nàng bốntuổi. Anh trai nàng rất ngoan ngoãn. Khi nàng quyết ý bỏ nhà ra đi, anh nàngnghe lời cha mẹ, vẫn tiếp tục với cuộc sống bảo vệ tín ngưỡng. Dạo này anh ấyra sao rồi? Nhưng Aomame không muốn biết tin tức của người nhà lắm. Đó là phầnđã kết thúc trong cuộc đời nàng, sợi dây gắn bó giữa họ và nàng đã bị cắt đứt từlâu.

    Quênhết tất cả mọi chuyện xảy ra trước năm mười tuổi! Suốt một thời gian dài nàngluôn cố gắng làm như thế. Cuộc đời mình thực ra bắt đầu từ năm mười tuổi, mọithứ trước đó đều chỉ là một cơn ác mộng thê thảm. Những ký ức ấy phải quên bằnghết! Thế nhưng, dẫu cho nàng nỗ lực thế nào, chỉ cần có cơ hội là tâm trí nànglại lập tức bị kéo trở về với thế giới thê lương trong cơn mộng mị ấy. Nàng cócảm giác mọi thứ mình đạt được như đều bén rễ ăn sâu vào mảnh đất đen tối ấy,hút lấy dưỡng chất từ đó. Dẫu cho trốn chạy đến nơi xa xôi thế nào, rốt cuộc vẫnphải trở về. Aomame thầm nghĩ.

    Mìnhcần phải đưa tên "Lãnh Tụ" đó sang thế giới bên kia. Aomame hạ quyết tâm. Cũnglà vì cả mình nữa.

    Buổitối ba ngày sau đó, Ayumi gọi điện thoại đến.

    "Đãbiết được mấy việc," cô nói.

    "VềSakigake?"

    "Đúngthế. Lần trước trong lúc suy tính, tôi đột nhiên nhớ ra một gã thi vào phòng cảnhsát cùng đợt với tôi, chú anh ta làm việc ở Sở cảnh sát tỉnh Yamanashi, giữ chứcvụ cũng tương đối cao. Vậy là bèn tìm gã đó nhờ giúp, bịa ra một câu chuyện, bảolà họ hàng nhà tôi có một đứa trẻ suýt chút nữa thì gia nhập vào giáo đoàn ấy,rồi thì tình hình rất không ổn, người nhà đều đã bó tay. Vì vậy, đang thu thậpcác thông tin liên quan đến Sakigake. Nào là xin lỗi anh nhé, phiền anh giúp đỡ.Cô không biết đấy thôi, thực ra tôi rất giỏi bịa những chuyện kiểu như thế đấy."

    "Cámơn. Cám ơn cô nhiều lắm," Aomame nói.

    "Vậylà gã đó liền gọi điện nhờ ông chú ở Yamanashi nói rõ tình hình, ông ấy đã khảngkhái nhận lời ngay, giới thiệu người phụ trách điều tra Sakigake với tôi. Thế rồi,tôi trực tiếp gọi điện cho người đó."

    "Tốtquá."

    "Ừ.Lúc đó tôi nói chuyện với anh ta rất lâu, nghe được kha khá thông tin vềSakigake. Những thứ đã đăng trên báo thì chắc chắn cô biết rồi, tôi không nói nữa,chỉ nói những phần dân thường không biết được thôi, như vậy được không?"

    "Được."

    "Đầutiên là Sakigake đã nhiều lần gây ra các vấn đề liên quan đến pháp luật. Họ vướngvào vài vụ tố tụng dân sự. Hầu hết là các vướng mắc liên quan tới việc mua bánđất đai. Giáo đoàn này hình như có nguồn vốn rất dồi dào, sục sạo lùng mua bằnghết đất đai ở xung quanh. Vì ở nhà quê, nên nói giá đất rẻ thì cũng đúng là rẻthật, nhưng dù sao như thế vẫn là quá nhiều. Hơn nữa, nhiều trường hợp cách làmcủa họ có vẻ hơi quá đáng. Họ thành lập công ty mạo danh làm vỏ bọc, không đểngười khác biết là có giáo đoàn tham gia, ra sức thu mua đất đai với số lượng lớn,vì vậy thường xuyên nảy sinh bất hòa với chủ sở hữu đất và chính quyền địaphương. Cách làm ấy thật không khác gì với mấy công ty chuyên thổi phồng giánhà đất. Giai đoạn này thì vẫn chỉ là tố tụng dân sự, chưa phát triển đến mức cầnphải can thiệp, nhưng cũng không còn xa, chỉ là vẫn chưa bị đưa ra ánh sángthôi. Không khéo còn dính dáng đến cả xã hội đen với lại chính trị gia nữa cũngnên. Nếu có người trong chính trường nhúng tay vào, cảnh sát dĩ nhiên sẽ nươngtay. Có điều, nếu sự việc lớn lên, khiến phía kiểm sát phải ra mặt thì chuyện sẽkhác đi đấy."

    "Tứclà về mặt hoạt động kinh tế, Sakigake không trong sạch như vẻ bề ngoài của nó."

    "Khôngbiết các tín đồ bình thường thì thế nào, song chỉ riêng việc soát xét các ghichép về mua bán bất động sản thôi thì những chức sắc phụ trách quản lý tiền bạckia chưa chắc có thể nói là trong sạch. Dù giải thích thiện chí thế nào thìcũng không thể cho rằng bỏ ra ngần ấy tiền là để theo đuổi mục đích tinh thầnthuần túy. Hơn nữa, đám người đó không những chỉ mua đất đai và nhà cửa ởYamanashi, mà còn có cả ở Tokyo và Osaka nữa, đâu cũng toàn là những khu tấc đấttấc vàng cả. Shibuya, Nam Aoyama, Shoto… giáo đoàn này hình như định cắm rễtrên phạm vi toàn quốc thì phải. Ý tôi là, giả dụ họ có ý định chuyển nghề sangkinh doanh địa ốc."

    "Mộttổ chức tôn giáo sống trong tự nhiên, lấy việc tu hành thanh tịnh và khổ hạnhlàm mục tiêu tối thượng tại sao phải tiến vào trung tâm thành phố làm gì nhỉ?"

    "Lạicòn bao nhiêu là tiền như thế, rốt cuộc có nguồn gốc từ đâu?" Ayumi đặt nghi vấn,"Chỉ trồng củ cải với bán cà rốt, tuyệt đối không thể gom góp được ngần ấy tiền."

    "Họvơ vét của các tín đồ."

    "Đúnglà có trường hợp ấy, nhưng dù có làm vậy thì cũng không thể đủ được. Chắc chắnlà họ có kênh tài chính lớn khác. Chúng tôi còn tìm được một số thông tin rấtđáng nghi, chắc là cô sẽ thấy hứng thú. Trong giáo đoàn có khá nhiều tín đồ trẻcon, hầu hết đều đi học ở trường tiểu học địa phương, nhưng lũ trẻ đa số chỉ đếntrường được một thời gian thì bỏ học. Đây là giáo dục bắt buộc, vậy nên nhà trườngđã gay gắt yêu cầu cho lũ trẻ đến trường đi học, song giáo đoàn cứ nhất quyếtgiải thích ‘nhiều trẻ nói thế nào cũng không chịu đến lớp’, sau đó bảo rằng họsẽ giáo dục lũ trẻ ấy về mặt học hành không cần phải lo lắng làm gì."

    Aomamenhớ lại thời mình học tiểu học. Nàng hiểu tâm trạng không muốn đi học của lũ trẻcon trong giáo đoàn. Bởi vì có đến trường cũng chỉ để bị coi là kẻ dị biệt, bị ứchiếp, hoặc chẳng ai thèm để mắt tới.

    "Ởtrường học, lũ trẻ chắc cảm thấy cuộc sống thật khó chịu đựng," Aomame nói, "Vảlại, không đi học cũng không phải là chuyện gì hiếm gặp."

    "Nhưngtheo lời các thầy cô giáo của lũ trẻ, đám trẻ trong giáo đoàn bất kể là nam haynữ, nhìn bề ngoài dường như đều có vấn đề về tâm lý. Ban đầu chúng là những đứatrẻ hết sức bình thường, tính cách cởi mở, nhưng càng lên lớp cao, chúng càngít nói, nét mặt dần trở nên đờ đẫn, rồi hoàn toàn vô cảm, cuối cùng thì khôngđi học nữa. Trẻ con ở Sakigake hầu hết đều trải qua những giai đoạn giống hệtnhau, biểu hiện các triệu chứng giống nhau. Vì vậy, các thầy cô giáo đều lấylàm lạ và hết sức lo lắng. Lũ trẻ trốn trong giáo đoàn không chịu đi học rốt cuộcđang ở trong trạng thái nào? Có sống khỏe mạnh không? Nhưng họ không gặp đượclũ trẻ ấy, vì giáo đoàn từ chối không cho phép bất cứ người ngoài nào vào trongkhu vực của họ."

    Triệuchứng của Tsubasa, Aomame thầm nhủ. Vô cảm đến cực đoan, hoàn toàn không cóchút xúc cảm nào, gần như không mở miệng nói chuyện.

    "Chắccô nghi ngờ trong nội bộ của Sakigake có xảy ra chuyện ngược đãi trẻ em. Mộtcách có tổ chức. Trong đó bao gồm cả việc cưỡng hiếp nữa."

    "Cóđiều, chỉ dựa vào nghi ngờ của một người dân bình thường, cảnh sát sẽ khônghành động, đúng không?"

    "Ừ.Cô cũng biết đấy, cảnh sát là một cơ quan nhà nước thủ cựu, cố chấp còn gì. Đámchóp bu thì chỉ nghĩ đến đường tiến thân. Dĩ nhiên không phải ai cũng thế,nhưng tuyệt đại đa số đều chỉ nghĩ muốn bình an vô sự để thăng chức, sau khinghỉ hưu thì hạ cánh xuống làm lãnh đạo tại một cơ quan sự nghiệp trực thuộc hoặcmột doanh nghiệp tư nhân nào đấy. Đó là mục đích duy nhất của đời họ. Vì vậy nhữngchuyện nguy hiểm, khó khăn, bỏng tay thì ngay từ đầu họ đã không nghĩ đến,không hỏi đến rồi. Nói đùa chứ, cái đám ấy có khi ăn bánh pizza cũng phải đợinguội rồi mới ăn cũng nên. Nếu có người bị hại đứng lên làm chứng rõ ràng trướctòa thì tất nhiên lại là chuyện khác. Nhưng e rằng chuyện này không có hy vọng gìnhiều."

    "Ừ.Có lẽ rất khó," Aomame nói, "dù sao chăng nữa, cũng cảm ơn cô nhiều lắm. Thôngtin của cô rất hữu ích. Lúc nào tôi phải cảm ơn cô ra trò mới được."

    "Chuyệnđó có gì đâu. Mấy hôm nữa chúng ta đến Roppongi chơi cho quên sạch những chuyệnphiền não trong lòng đi."

    "Đượcđấy." Aomame đáp.

    "Phảithế chứ," Ayumi chợt nói, "Tiện thể hỏi luôn, cô có hứng thú với trò còng taykhông nhỉ?"

    "Tôinghĩ chắc là không đâu." Aomame trả lời. Trò còng tay?

    "Chà.Tiếc quá." Ayumi nói, vẻ như tiếc nuối lắm.

  4. #23
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 22

    Thời gian có thể tiến lên với hình dạng méo mó




    Tengonghĩ về bộ não của mình. Về bộ não, có rất nhiều điều không thể không suy nghĩ.

    Trongvòng hai triệu năm trăm nghìn năm, bộ não của con người đã tăng lên gấp chừng bốnlần so với kích thước ban đầu. Xét về trọng lượng, bộ não chỉ chiếm hai phầntrăm trọng lượng cơ thể người, nhưng lại tiêu hao chừng bốn mươi phần trăm tổngsố năng lượng mà cơ thể cần đến (có lần anh đọc sách thấy viết như vậy). Trongsự mở rộng mang tính nhảy vọt này của bộ não, con người có được quan niệm về thờigian, không gian và khả năng.

    Quanniệm về thời gian, không gian và khả năng.

    Tengobiết thời gian có thể tiến lên với hình dạng méo mó. Tự thân thời gian cố nhiêncó cấu tạo đồng nhất, thế nhưng khi bị tiêu hao thì hình dạng của nó sẽ trở nênméo mó. Có thời gian rất nặng và dài, cũng có thời gian nhẹ mà ngắn. Thứ tự trướcsau có lúc còn bị đảo lộn, nếu nghiêm trọng thậm chí còn tan biến không tămtích. Trong khi những thứ vốn không nên tồn tại lại được thêm vào. Phải chăngnhờ vào việc tùy tiện điều chỉnh thời gian như thế, con người đang điều chỉnh lạiý nghĩa tồn tại của mình. Nói cách khác, chính nhờ thao tác ấy, con người mớicó thể gắng gượng giữ được chính khí. Nếu cứ chấp nhận thời gian theo đúng thứtự và nguyên dạng của nó thì thần kinh người ta chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi.Cuộc đời như thế chẳng khác nào một cuộc tra tấn, Tengo nghĩ vậy.

    Nhờ sựlớn ra của bộ não, con người đã có được quan niệm về tính thời gian[1], đồng thờicũng học được phương pháp thay đổi và điều chỉnh thời gian. Con người một mặtkhông ngừng tiêu hao thời gian, nhưng đồng thời cũng không ngừng tái sản sinhra thứ thời gian đã được ý thức điều chỉnh. Đây không phải công việc tầm thường.Cho nên bộ não tiêu tới bốn mươi phần trăm tổng năng lượng của cơ thể cũng làcó lý.

    [1] Đặctrưng chỉ có công hiệu, ý nghĩa hoặc tác dụng trong một giai đoạn thời gian nhấtđịnh của sự vật.

    Tengothường tự hỏi, ký ức hồi một tuổi rưỡi, hoặc nhiều lắm là hai tuổi, phải chăngthực sự là cảnh tượng chính mắt anh nhìn thấy? Cảnh tượng mẹ anh mặc đồ lót, đểngười đàn ông không phải chồng bà bú mút đầu vú. Cánh tay quấn lấy thân thể ngườiđàn ông đó. Đứa bé một hai tuổi có thể phân biệt rõ ràng như vậy sao? Có thể nhớnhư in từng chi tiết nhỏ nhặt nhất như thế? Đây liệu có khi nào là một thứ ký ứcgiả mà sau này anh đã tự tạo ra để bảo vệ bản thân hay không?

    Có lẽcũng có khả năng ấy. Để chứng minh mình không phải là con, xét về mặt sinh học,của người vẫn gọi là cha, vào một thời điểm nào đó, bộ óc Tengo đã tạo ra ký ứcvề người đàn ông khác (người có khả năng là cha thật của anh) trong vô thức. Đồngthời tìm cách loại trừ "người vẫn gọi là cha" ra khỏi mối quan hệ huyết thốngchặt chẽ. Bằng cách dựng lên trong mình hình ảnh người mẹ vẫn đang còn sống ởđâu đó, và sự tồn tại mang tính giả thiết về người cha thực sự, anh muốn lắpcho cuộc đời hạn hẹp và khó thở này một cánh cửa mới.

    Nhưngđoạn ký ức này lại đi đôi với cảm giác hiện thực hết sức rõ rệt. Có cảm giácxác thực, có trọng lượng, có mùi vị, có độ sâu. Nó giống như con hà bám vàothân tàu hoang phế, dính cứng vào vách tường ý thức của anh. Cho dù anh gắng sứclay động và cọ rửa thế nào cũng không thể bóc chúng đi được. Tengo không thểcho tầng ký ức ấy chỉ là thứ giả tạo do ý thức bịa đặt ra vì cần thiết. Nếu coilà hư cấu thì nó quả thực hơi quá chân thực, quá kiên cố.

    Cứ thửcho nó là thực, vậy thì sao? Tengo nghĩ.

    Chắcchắn Tengo đã rất khiếp sợ khi nhìn thấy cảnh tượng này thuở còn là một đứa bé ẵmngửa. Đó là đầu vú lẽ ra phải thuộc về anh, nhưng lại bị người khác mút chặt. Mộtkẻ nào đó to lớn và mạnh mẽ hơn anh rất nhiều. Và, dù chỉ là trong khoảnh khắc,sự tồn tại của mình dường như cũng biến mất khỏi tâm trí mẹ. Điều đó đã đe dọamột kẻ yếu ớt như anh từ gốc rễ. Hoặc có lẽ, nỗi sợ mang tính căn nguyên ấy đãin đậm lên mặt tờ giấy ý thức của anh.

    Vậylà ký ức đáng sợ ấy, đột nhiên sống lại trong những trường hợp không thể dự liệutrước, biến thành cơn lũ quét ập xuống Tengo, cuốn anh vào trạng thái gần nhưhoảng loạn. Nó kể với anh, buộc anh nhớ lại. Mặc cho ngươi chạy tới đâu, đanglàm gì, cũng đừng hòng thoát khỏi tay ta. Đoạn ký ức ấy quy định con ngườingươi, hình thành nên cuộc đời ngươi, sẽ đưa ngươi đến một nơi đã được số phậnđịnh sẵn. Mặc ngươi vùng vẫy thế nào, cũng đừng hòng thoát khỏi sức mạnh ấy, nónói.

    Sauđó Tengo đột nhiên nghĩ đến lúc lấy bộ đồ ngủ Fukaeri đã mặc trong máy giặt ra,đưa lên mũi ngửi, có lẽ khi ấy anh cũng đang tìm kiếm mùi của mẹ mình ở trongđó. Mình cảm thấy vậy. Thế nhưng, tại sao mình lại đi tìm hình bóng của mẹ trongmùi cơ thể của một cô bé mới mười bảy tuổi? Hẳn là còn có những nơi thích hợphơn để tìm kiếm. Ví dụ ở người tình hơn tuổi chẳng hạn.

    Ngườitình của Tengo lớn hơn anh mười tuổi, lại có đôi bầu vú khá giống với người mẹtrong ký ức của anh, một bầu vú lớn, hình dáng đẹp. Váy lót màu trắng cũng rấthợp. Nhưng không hiểu tại sao Tengo không bao giờ tìm kiếm hình bóng mẹ ở cô.Cũng không hứng thú gì với mùi cơ thể của cô. Cô có thể vắt hết toàn bộ ham muốntình dục tích lũy trong một tuần của Tengo một cách hiệu quả. Tengo cũng có thể(gần như trong mọi trường hợp) thỏa mãn cô về mặt tình dục. Đây dĩ nhiên làthành tựu rất quan trọng. Nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì sâu sắc hơn trong quan hệgiữa hai người.

    Đa sốcác hành vi tình dục là do cô đạo diễn. Tengo hầu như không nghĩ ngợi gì, chỉhành động theo yêu cầu của người tình. Không cần thiết phải lựa chọn, không cầnthiết phải phán đoán. Cô chỉ yêu cầu anh hai việc. Một là dương vật cương cứng,hai là chớ để lỡ thời cơ xuất tinh. Nếu cô nói "Vẫn chưa được, cố thêm chút nữa",anh sẽ gắng hết sức để không phóng tinh ra. "Được rồi, ra đi, nhanh! Nhanh nữalên!" Khi cô thì thầm bên tai anh như thế, anh sẽ xuất tinh một cách chuẩn xác,nhanh và mạnh. Mỗi lần như thế, cô sẽ khen ngợi Tengo, dịu dàng vuốt ve lên máanh: Tengo à, anh giỏi thật đấy. Còn với Tengo, theo đuổi sự chuẩn xác vốn là mộttrong những sở trường bẩm sinh của anh. Thêm dấu câu một cách chính xác, tìm racông thức đơn giản nhất để giải một bài toán.

    Khilàm tình với người đàn bà ít tuổi hơn thì không thể như vậy được. Anh phải nghĩmọi chuyện từ đầu đến cuối, đưa ra các lựa chọn, phán đoán. Điều này làm Tengocảm thấy không thoải mái. Bao nhiêu trách nhiệm đều đè nặng lên vai anh. Anh thấymình giống như một viên thuyền trưởng của con thuyền nhỏ đang lướt trên mặt biểndữ dằn, phải cầm lái, phải kiểm tra tình trạng buồm, phải nghĩ đến cả khí áp vàhướng gió. Ngoài ra còn phải tự nghiêm khắc với bản thân, nâng cao tín nhiệm củathuyền viên với mình. Những lầm lỗi nhỏ nhặt và các sai sót dù chỉ chút xíucũng đều có thể dẫn đến thảm kịch. Nếu như vậy, thì chẳng còn giống làm tình,mà tựa như đang thực hiện nhiệm vụ thì đúng hơn. Kết quả, anh sẽ vì quá căng thẳngmà bỏ lỡ thời cơ xuất tinh, hoặc giả lúc cần cương cứng thì không thể cứng nổi.Vậy là anh càng lúc càng nghi ngờ bản thân.

    Khi ởcùng với người tình hơn tuổi, những sai sót ấy hầu hết đều không xảy ra. Côđánh giá cao khả năng tình dục của Tengo, lúc nào cũng khen ngợi anh, cổ vũanh. Sau lần duy nhất Tengo xuất tinh sớm đó, cô liền cẩn thận không mặc váylót màu trắng nữa. Không chỉ là váy lót, cả quần áo lót màu trắng cô cũng khôngmặc.

    Hômnay cũng vậy, cô mặc một bộ đồ lót trên dưới tuyền một màu đen. Và khẩu dâm nhiệttình. Sau đó khoái chí hết cỡ với sự cương cứng của dương vật và cảm giác mềmrũ của tinh hoàn Tengo. Tengo cũng thấy được cặp vú bọc bên trong áo lót renmàu đen của cô rung lên theo chuyển động của miệng. Để không xuất tinh quá sớm,anh nhắm mắt lại, nghĩ đến người Gilyak.

    Chỗ củahọ không có tòa án, cũng không biết việc xét xử có ý nghĩa gì. Đến giờ họ vẫnkhông thể hiểu được vai trò của đường sá, thật khó khăn để hiểu được chúng ta.Cả ở những nơi đường đã được làm xong, họ vẫn cứ đi xuyên qua rừng rậm như trước.Thường xuyên có thể nhìn thấy cả nhà họ dẫn theo chó xếp thành một hàng dài,khó nhọc bước đi trong đám bùn lầy lội ngay bên cạnh đường cái quan.

    Anhtưởng tượng đến cảnh những người Gilyak mặc quần áo thô kệch xếp thành hàngdài, dẫn theo lũ chó và phụ nữ, lẳng lặng bước đi trong khu rừng rậm cạnh đườngcái. Trong quan niệm về thời gian, không gian và khả năng của họ, không tồn tạithứ nào là đường cái. Có lẽ đi trong rừng sâu còn hơn là đi trên đường cái, mặcdầu có chút bất tiện, nhưng họ lại có thể hiểu được ý nghĩa tồn tại của mình mộtcách rõ ràng hơn.

    NgườiGilyak thật đáng thương. Fukaeri nói.

    Tengonhớ đến bộ đồ ngủ của Fukaeri. Fukaeri mặc bộ đồ ngủ quá cỡ của Tengo, ngủ saythiêm thiếp. Tay áo và ống quần quá dài xắn lên. Anh lấy bộ đồ trong máy giặtra, đưa lên mũi hít ngửi.

    Khôngthể nghĩ đến chuyện này! Tengo giật bắn mình sực tỉnh lại. Nhưng đã quá muộn.

    Tengođã bắn mạnh mấy lần liền trong miệng người tình, cô dùng miệng đón lấy cho đếnkhi anh bắn hết, sau đó mới xuống giường đi vào nhà vệ sinh. Tengo nghe thấy tiếngcô vặn vòi nước và tiếng súc miệng. Sau đó cô trở lại giường như chưa từng xảyra chuyện gì.

    "Xinlỗi," Tengo áy náy nói.

    "Mìnhkhông nhịn được, phải không?", người tình hỏi, lấy đầu ngón tay vuốt vuốt lênmũi Tengo, "Không sao đâu, đừng ngại. À, em hỏi này, cảm giác ấy có dễ chịukhông?"

    "Dễ chịulắm," anh đáp, "Lát nữa là anh lại lên ấy mà."

    "Ừ.Em đợi mình," cô nói, sau đó áp mặt vào bộ ngực trần của Tengo, nhắm mắt lại nằmbất động. Tengo cảm thấy hơi thở nhè nhẹ từ lỗ mũi cô phả vào đầu vú mình.

    "Lúcem nhìn ngực mình, vuốt ve nó, mình biết em thường liên tưởng đến gì không?" côhỏi Tengo.

    "Khôngbiết."

    "Cổngthành trong phim của Kurosawa Akira."

    "Cổngthành?" Tengo vuốt ve lưng người tình, hỏi lại.

    "Nàynhé, trong mấy cái phim đen trắng cũ như Ngai vàng đẫm máu, Pháo đài bí ẩn… chẳngcó cái cổng thành vừa to vừa kiên cố còn gì? Bên trên đóng đầy đinh sắt to tướng.Lần nào em cũng liên tưởng đến cái đó. Vừa kiên cố, vừa rắn chắc."

    "Ngựcanh có đóng đinh sắt đâu," Tengo nói.

    "Cáiđó thì em chẳng để ý," cô đáp.

    Cuốnsách Nhộng không khí của Fukaeri vừa tung ra thị trường, sang tuần thứ hai đã lọtvào danh sách bán chạy, tuần thứ ba thì nhảy lên hàng đầu của thể loại sách vănhọc nghệ thuật. Tengo lần theo quá trình trở thành sách bán chạy của cuốn sáchnày trong mấy loại báo khác nhau để ở phòng nghỉ dành cho giáo viên của trườngdự bị. Đăng quảng cáo trên báo hai lần. Trên trang quảng cáo có tấm ảnh nhỏ củacô đặt song song với hình bìa sách. Chiếc áo len mỏng mùa hè bó sát người trôngrất quen mắt, bộ ngực hình dáng thật đẹp (chắc là chụp trong buổi họp báo). Máitóc dài thẳng xõa xuống vai, đôi mắt đen láy bí ẩn nhìn thẳng về phía trước.Đôi mắt ấy xuyên qua ống kính máy ảnh, như thể đang nhìn thẳng vào thứ gì đó ẩngiấu trong nội tâm người đối diện mà bình thường đến chính bản thân người đó cũngchưa từng ý thức được mình lại có nó. Trung lập, nhưng dịu dàng. Ánh mắt khôngchút do dự của cô thiếu nữ mười bảy tuổi ấy xua tan đi cảm giác đề phòng củangười đang bị cô nhìn, đồng thời cũng khiến họ cảm thấy hơi khó chịu. Tuy chỉlà một tấm ảnh đen trắng nhỏ, nhưng chỉ cần nhìn tấm ảnh này thôi, hẳn sẽ cókhông ít người nảy ra ý nghĩ mua sách về đọc thử.

    Mấyngày sau khi sách ra thị trường, Komatsu gửi tới hai cuốn Nhộng không khí,nhưng Tengo không mở ra xem. Chữ in trên đấy đúng là do anh viết ra, dĩ nhiênđây cũng là lần đầu tiên những gì anh viết ra được in thành sách, nhưng anhkhông muốn cầm lên đọc chút nào. Thậm chí cả ý nghĩ muốn giở lướt qua xem mộtchút cũng không. Lúc nhìn cuốn sách, anh cũng chẳng thấy dâng lên cảm xúc mừngrỡ nào. Cho dù đây là văn chương của anh, nhưng câu chuyện viết ra thì hoàntoàn là của Fukaeri, được sản sinh từ ý thức của cô. Sứ mệnh nhỏ nhoi trong vaitrò kỹ thuật viên đứng đằng sau tấm màn của anh đã kết thúc, vận mệnh của tácphẩm sau này sẽ như thế nào là chuyện chẳng còn liên quan gì đến anh, vả lạicũng không nên có quan hệ gì nữa. Anh nhét hai cuốn sách được bọc nguyên bằngni lông ấy vào một góc khuất trên giá.

    Khoảngmột thời gian từ sau đêm Fukaeri ngủ lại ở nhà anh, cuộc đời Tengo trôi quatrong bình lặng, không xảy ra chuyện gì lạ thường. Mặc dù trời hay đổ mưa,nhưng Tengo hầu như không quan tâm đến thời tiết. Trong danh mục các sự việcquan trọng đối với anh, vấn đề thời tiết được đẩy xuống vị trí mãi tít bên dưới.Cũng từ đêm đó, Fukaeri không hề liên lạc lại. Mà không liên lạc, thì có nghĩalà không xảy ra vấn đề gì đặc biệt.

    Ngoàiviết tiểu thuyết hàng ngày, anh còn phải viết mấy thứ lặt vặt đăng trên tạp chítheo lịch đã hẹn trước. Đó là những bài không ký tên, ai cũng viết được, chỉ đểkiếm chút tiền tiêu vặt. Nhưng với anh, phần nào điều đó cũng có tác dụng thayđổi tâm trạng, vả lại so với sức lao động bỏ ra, tiền thù lao nhận được cũngkhông đến nỗi. Còn lại, vẫn như thường lệ, mỗi tuần ba lần anh đến trường dự bịdạy toán. Để quên đi những phiền não trong lòng, chủ yếu là những thứ liên quanđến Nhộng không khí và Fukaeri, anh để mình chìm sâu vào thế giới của toán họccòn hơn cả trước đây. Và hễ bước vào thế giới toán học, các mạch trong não anhliền tức thì chuyển đổi (kèm theo những âm thanh nho nhỏ). Miệng anh bắt đầuphát ra thứ ngôn ngữ khác, thân thể bắt đầu sử dụng các cơ bắp khác. Cả âm điệucũng đổi khác, nét mặt cũng có phần thay đổi. Tengo thích cảm giác chuyển đổinày. Cảm giác tựa hồ như từ một căn phòng chuyển sang một căn khác, hoặc cởi mộtđôi giày ra, đi đôi khác vào.

    Khibước vào thế giới của toán học, anh có thể thả lỏng tâm trạng hơn và trở nênhùng biện hơn so với lúc ở trong cuộc sống bình thường hoặc thậm chí cả lúc viếttiểu thuyết. Nhưng đồng thời, anh cảm thấy mình như trở thành một kẻ giỏi biếnbáo hơn. Anh không thể đoán xem đâu mới là bộ mặt thật của mình nữa. Tuy nhiênTengo có thể thực hiện việc hoán đổi này một cách hết sức tự nhiên, không cầnphải nghĩ ngợi gì. Anh còn biết, việc hoán đổi này ít nhiều cũng cần thiết vớimình.

    Là thầygiáo dạy toán, anh đứng trên bục giảng nhồi vào đầu đám học sinh rằng toán họclà một thứ đòi hỏi logic tham lam đến thế nào. Trong toán học, những thứ khôngthể chứng minh thì không có bất cứ ý nghĩa gì, nhưng khi đã được chứng minh, thìbí mật của thế giới sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay con người như một con hàu mềmmại. Lúc nào giảng bài anh cũng tràn đầy nhiệt tình khiến học sinh nghe như nuốtlấy những lời thao thao bất tuyệt. Anh dạy cho học sinh các phương pháp toán mộtcách thiết thực và hiệu quả, đồng thời chỉ cho chúng sự lãng mạn đằng sau các đầubài. Tengo đảo mắt nhìn quanh lớp học, biết có mấy cô bé trạc mười bảy mười támtuổi đang chăm chú nhìn mình với ánh mắt đầy kính phục. Anh biết mình đã mê hoặcchúng bằng toán học. Cái lưỡi khéo léo của anh vuốt ve kích thích, hàm số ở saulưng vỗ về, định lý thì phả hơi thở ấm áp bên tai. Nhưng sau khi gặp Fukaeri,Tengo đã không còn hứng thú tình dục với các cô gái như thế nữa, cũng như chưatừng nghĩ muốn ngửi quần áo ngủ đã mặc qua của họ.

    Fukaerichắc chắn là có cái gì đó đặc biệt, Tengo nhắc lại với mình. Những cô gái trẻkhác gần như không thể so sánh được. Không nghi ngờ gì hết, đối với mình, cô ấycó một ý nghĩa gì đó. Cô ấy, phải nói thế nào nhỉ, là một thông điệp có tính tổngthể dành cho mình, nhưng bất kể bằng cách nào, mình cũng không thể đọc hiểu đượcthông điệp ấy.

    Thếnhưng, tốt nhất nên tránh dính líu đến Fukaeri, đây là kết luận nhanh gọn và rõràng mà lý tính của anh rút ra được. Nên tránh càng xa càng tốt những chồng sáchNhộng không khí xếp cao ngất ngoài tiệm sách, ông thầy giáo Ebisuno lòng dạ khódò, và giáo đoàn đầy những bí mật khôn lường. Tốt nhất vẫn nên giữ khoảng cáchvới Komatsu, ít nhất là trong khoảng thời gian này. Bằng không, e rằng mình sẽbị cuốn vào một nơi còn hỗn loạn hơn bội phần, bị đẩy vào một góc hiểm nguyhoàn toàn chẳng còn logic, bị dồn vào cảnh ngộ không còn đường xoay xở.

    Nhưngở giai đoạn hiện nay, thoát khỏi âm mưu phức tạp này không phải chuyện dễ, điềunày thì Tengo cũng hiểu rất rõ. Anh đã dính líu vào rồi. Chẳng phải anh vô tìnhbị cuốn vào âm mưu nào đó như nhân vật chính trong phim của Alfred Hitchcock.Mà tự cuốn mình vào trong khi đã biết rõ những nguy hiểm kèm theo. Cỗ máy ấy đãkhởi động. Khi cục diện đã hình thành thì không thể ngăn nổi, và không ngờ vựcgì nữa, Tengo đã trở thành một bánh răng trong cỗ máy ấy. Và là một bánh răngchủ chốt. Anh nghe thấy tiếng gầm gừ của cỗ máy, cảm thấy trong mình nhữngmômen ngoan cố của nó.

    Komatsugọi điện tới ít ngày sau khi Nhộng không khí liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạngsách văn nghệ bán chạy trong hai tuần liền. Khoảng hơn mười một giờ đêm, chuôngđiện thoại reo vang. Tengo đã thay đồ ngủ, leo lên giường, nằm soài ra đọc sáchđược một lúc và đang định tắt đèn đầu giường đi ngủ. Từ lúc chuông điện thoạivang lên, anh đã lờ mờ đoán ra người gọi là Komatsu. Tuy không thể giải thích,song bao giờ anh cũng có thể nhận ra những cuộc điện thoại gọi tới của Komatsu.Cách tiếng chuông vang lên không giống bình thường. Điện thoại của anh ta gọi tới,tiếng chuông có cách ngân lên rất đặc biệt, giống như văn chương cũng có vănphong vậy.

    Tengoxuống giường, đi ra bếp, cầm ống nghe lên. Kỳ thực anh chẳng muốn nghe một chútnào. Anh chỉ muốn được lặng lẽ chìm vào giấc ngủ. Mèo rừng Iriomote[2], kênhđào Panama, tầng Ôzôn, hay Matsuo Basho, gì cũng được, miễn là anh có thể mơ thấynhững thứ xa khỏi chốn này. Nhưng nếu bây giờ không cầm ống nghe lên thì thếnào mười lăm hoặc ba mươi phút nữa tiếng chuông sẽ lại vang lên. Komatsu hầunhư không có khái niệm về thời gian, chẳng bao giờ thông cảm cho những người cócuộc sống bình thường. Đã như vậy, thì thà rằng ra bắt máy luôn bây giờ choxong.

    [2]Tên một loại mèo rừng chỉ có ở đảo Iriomote, Nhật Bản

    "Alô, Tengo à, cậu ngủ chưa?" Komatsu cất tiếng, vẫn là cái giọng đủng đỉnh nhưthường lệ.

    "Đangđịnh ngủ," Tengo đáp.

    "Xinlỗi nhé," Komatsu nói, nghe ngữ điệu vẫn chẳng cảm thấy áy náy gì cả. "Nhộngkhông khí bán tốt lắm. Vậy nên tôi muốn gọi báo cho cậu một tiếng."

    "Thếthì hay quá."

    "Cứnhư là bánh nướng ấy, vừa ra lò đã bán sạch bách, đến không kịp làm nữa. Tộinghiệp cái xưởng in sách, phải làm tăng ca thâu đêm. Mà đương nhiên thôi, ngaytừ đầu tôi đã đoán được là sẽ bán tốt mà. Tiểu thuyết của thiếu nữ xinh đẹp mớimười bảy tuổi. Lại còn là một chủ đề nóng hổi nữa chứ. Các yếu tố để bán chạy đềuđủ cả."

    "Khôngthể đem so với tiểu thuyết của anh thầy giáo trường dự bị đã ba chục tuổi đầu,tướng mạo xấu như con gấu được."

    "Đúngvậy. Mặc dù cũng rất khó nói đây là tiểu thuyết có nội dung giàu tính giải trí,không có cảnh yêu đương, cũng không có đoạn nào xúc động khiến người ta rơi nướcmắt. Thế mà lại bán chạy tới mức này, cả tôi cũng không ngờ được."

    Komatsudường như muốn thăm dò phản ứng của Tengo nên ngưng lại giây lát. Nhưng Tengochẳng nói gì, vậy là anh ta lại tiếp tục:

    "Hơnnữa, không chỉ bán chạy về số lượng. Các đánh giá cũng rất tốt. Hoàn toàn kháchẳn với mấy thứ tiểu thuyết nông cạn và bột phát của đám tác giả trẻ viết ra chỉđể thỏa mãn thị hiếu tầm thường. Đầu tiên phải kể đến là nội dung xuất sắc. Tấtnhiên còn phải nhờ đến kỹ thuật viết văn cứng tay và hoàn hảo của cậu thì mớicó thể như vậy được. Chà, đúng là một công việc hoàn hảo."

    Thì mớicó thể như vậy được. Tengo để những lời tán thưởng của Komatsu trôi tuột quatai, lấy đầu ngón tay ấn nhẹ lên huyệt Thái dương. Mỗi lần Komatsu không tiếc lờikhen ngợi như thế, tiếp sau chắc chắn sẽ có tin chẳng hay ho gì.

    Tengonói: "Anh Komatsu, lại có tin gì không hay nữa đây?"

    "Saocậu biết có tin xấu?"

    "Thìđó, anh gọi điện cho tôi vào giờ này mà. Chẳng thể nào không có tin xấu được."

    "Chínhxác," Komatsu nói như thể thán phục lắm, "Chính xác là vậy. Cậu đúng là có trựcgiác tốt."

    Đâyđâu phải là trực giác gì chứ, chẳng qua là kinh nghiệm mà thôi, Tengo thầm nhủ.Nhưng anh không nói gì, chỉ lặng lẽ chờ phía bên kia tiếp tục.

    "Đúngnhư vậy. Đáng tiếc là có một tin không được tốt cho lắm," Komatsu nói, sau đóngưng lại một chút như thể ngụ ý gì đó, Tengo cầm ống nghe, trong đầu tưởng tượngra đôi mắt như con chồn của Komatsu đang sáng lấp lóa trong bóng tối.

    "Chắclà tin liên quan đến tác giả của Nhộng không khí phải không?" Tengo nói.

    "Đúngthế. Là về Fukaeri. Không ổn cho lắm. Nói thực cho cậu biết, khoảng thời giannày không biết cô ấy đang ở đâu."

    Đầungón tay của Tengo tiếp tục ấn lên huyệt Thái dương. "Khoảng thời gian này, làbắt đầu từ bao giờ?"

    "Từba hôm nay, sáng sớm thứ Tư cô ấy rời khỏi nhà ở Okutama, đến Tokyo. Thầy giáoEbisuno tiễn cô ấy ra tận cửa. Cô ấy cũng không nói là muốn đi đâu. Về sau thìgọi điện về, bảo là hôm ấy không lên núi nữa, muốn ở lại căn hộ ở Shinano. Hôm ấycon gái của Thầy giáo Ebisuno cũng dự tính ở căn hộ ấy. Nhưng Fukaeri không trởvề đấy. Từ đó trở đi thì không liên lạc gì được nữa."

    Tengolần lại ký ức ba ngày gần đây, nhưng không nảy ra được đầu mối nào.

    "Hoàntoàn không biết cô ấy đã đi đâu. Vì vậy tôi mới nghĩ, có lẽ cô ấy đã liên lạc vớicậu?"

    "Khôngliên lạc gì cả," Tengo đáp. Từ hôm cô ngủ lại nhà anh một đêm đến giờ chừng bốntuần rồi.

    Lúcđó Fukaeri có nói, không trở về căn hộ ở Shinano thì tốt hơn. Chuyện này có nênnói với Komatsu không nhỉ? Tengo hơi do dự. Có lẽ cô cảm thấy nơi đó có gì đóchẳng lành. Nhưng cuối cùng anh quyết định giữ bí mật. Anh không muốn choKomatsu biết mình đã giữ Fukaeri ở lại nhà qua đêm.

    "Cô ấykhông giống những cô gái bình thường khác," Tengo nói, "Có lẽ cô ấy không nói vớiai, một mình đi chơi đâu đó chăng."

    "Không,không thể thế được. Cái cô bé Fukaeri này, trông thế thôi chứ thực ra rất biếtkhuôn phép. Bao giờ cũng báo rõ nơi mình đến. Thường xuyên gọi điện thoại về,nói xem lúc này mình đang ở chỗ nào, bao giờ đi đến chỗ khác. Thầy Ebisuno bảothế. Vì vậy ba ngày liền không có liên lạc gì thì đúng là có gì bất bình thườngrồi. Có lẽ đã xảy ra chuyện gì chẳng lành."

    Tengothấp giọng thì thần: "Chuyện chẳng lành."

    "ThầyEbisuno và con gái ông ấy đều rất lo lắng," Komatsu nói.

    "Dùsao, nếu không tìm thấy tung tích của cô ấy, chắc chắn anh sẽ rơi vào tình thếkhó xử phải không?"

    "Đúngvậy. Lỡ chẳng may phải dính líu đến cảnh sát, thì e là tương đối phiền phức.Người mất tích là tác giả xinh đẹp của cuốn tiểu thuyết đang chiếm lĩnh bảng xếphạng sách bán chạy chứ chẳng chơi đâu. Nghĩ thôi cũng biết, truyền thông nhất địnhsẽ làm loạn lên. Chuyện ấy mà xảy ra, thằng biên tập như tôi chắc chắn bị túmtóc, chỗ nào cũng sẽ tìm tôi đòi phát biểu ý kiến. Thế thì toi đời đấy. Nói chocùng thì tôi chỉ là nhân vật đứng sau, không quen lộ mặt nhiều quá. Vả lại, nếukéo dài như vậy, ai biết được lúc nào, ở đâu thì nội tình bị lộ ra chứ."

    "ThầyEbisuno nói thế nào?"

    "Ông ấynói ngày mai sẽ đi báo cảnh sát, nhờ họ tìm kiếm giúp," Komatsu nói, "Tôi nói hếtnước hết cái, mới khuyên được ông ấy hoãn lại vài ngày. Có điều, không thể kéodài được quá lâu đâu."

    "Giớitruyền thông mà nghe tin đã báo cảnh sát, chắc hẳn sẽ làm ầm lên nhỉ?"

    "Khôngrõ cảnh sát sẽ hành động thế nào. Nhưng Fukaeri là nhân vật có ảnh hưởng lớn đấy,không thể giống như các thiếu nữ bỏ nhà ra đi bình thường khác được. Sợ rằngkhó có thể che mắt được thiên hạ."

    Có lẽđây mới là tình huống mà Thầy Ebisuno trông đợi, Tengo thầm nhủ. Dùng Fukaerilàm mồi nhử, gây xôn xao dư luận, lấy đó làm đòn bẩy để vạch rõ quan hệ giữacha mẹ cô và Sakigake, tìm kiếm xem giờ họ đang ở đâu. Nếu đúng vậy, kế hoạch củaông đang được triển khai một cách thuận lợi như đã định. Nhưng trong kế hoạchnày rốt cuộc ẩn chứa những nguy hiểm gì, liệu Thầy giáo có nắm được hay không?Chắc hẳn ông phải hiểu rõ. Thầy giáo Ebisuno đâu phải người thiếu suy nghĩ. Suynghĩ sâu xa vốn là công việc của ông. Vả lại, những chuyện xung quanh Fukaerimà Tengo chưa biết dường như hãy còn rất nhiều. Nếu đem ra so sánh thì Tengo giốngnhư người nhận được chưa đủ các mảnh ghép, nhưng lại phải ghép thành bức tranhhoàn chỉnh. Người thông minh thì ngay từ đầu đã không để mình cuốn vào rắc rốinày.

    "Vềhướng đi của cô ấy, cậu có đầu mối gì không?"

    "Trướcmắt thì không."

    "Ừm,"Komatsu nói. Có thể cảm nhận được sự mệt mỏi trong giọng nói của anh ta. Rất hiếmkhi Komatsu công khai để lộ điểm yếu của mình. "Xin lỗi vì nửa đêm mà đánh thứccậu dậy."

    Komatsumở miệng xin lỗi, cũng thật là chuyện hiếm hoi.

    "Khôngcó gì. Sự việc cũng nghiêm trọng mà," Tengo trả lời.

    "Tôi ấyà, thực tình cũng không muốn lôi cậu vào cái hiện thực rối rắm này. Sứ mệnh củacậu chỉ là viết văn, mà nhiệm vụ ấy thì cậu đã hoàn thành rất tốt rồi. Có điềuđời là vậy, chẳng có chuyện gì dễ dàng mà thành công. Trước tôi cũng đã nói vớicậu rồi, chúng ta đang ngồi chung một con thuyền trên dòng nước xiết."

    "Sốngchết cùng chung hoạn nạn." Tengo máy móc nói thêm vào một câu.

    "Đúngthế."

    "Nhưngmà anh Komatsu này, chuyện Fukaeri mất tích mà trở thành tin thời sự, Nhộngkhông khí chẳng phải sẽ càng bán chạy hơn sao?"

    "Đãbán đủ, khá nhiều rồi," Komatsu có vẻ uể oải, "Chúng ta không cần quảng bá nhiềulàm gì nữa, những vụ bê bối chỉ là hạt giống của phiền phức. Hiện giờ, việc củachúng ta là phải nghĩ đến điểm hạ cánh an toàn."

    "Điểmhạ cánh." Tengo nói.

    Komatsuở đầu dây bên kia phát ra một âm thanh như thể vừa nuốt vào một vật gì đó khôngcó thật, sau đó khẽ húng hắng ho. "Chuyện này để lần sau chúng ta vừa ăn vừathong thả bàn. Đợi giải quyết vụ rối ren này trước đã. Chúc ngủ ngon, Tengo. Ngủmột giấc cho đẫy nhé."

    Komatsunói xong liền gác máy, nhưng sau đó Tengo không tài nào ngủ được nữa, như thể bịyểm bùa chú. Mặc dù đã buồn ngủ lắm, nhưng anh không sao thiếp đi được.

    Cáigì mà ngủ một giấc cho đẫy chứ! Tengo thầm nghĩ. Anh không tập trung được. Anhliền lấy whiskey trong tủ ra, đổ vào ly thủy tinh, không thêm nước, nhấp từngngụm, từng ngụm một.

    Có lẽFukaeri đã hoàn thành sứ mệnh của một con mồi như kế hoạch đã định, và giáo đoànSakigake đã bắt cóc cô. Tengo cảm thấy khả năng này không hề nhỏ. Bọn họ theodõi căn hộ ở Shinano, đợi Fukaeri xuất hiện, thế là một vài kẻ xô tới ấn cô vàotrong xe hơi chạy mất. Nếu hành động nhanh, nắm bắt thời cơ chuẩn xác, thìkhông phải là không có khả năng. Khi nói "không trở về căn hộ ở Shinano" thìhơn, có lẽ Fukaeri đã linh cảm được dấu hiệu gì đó.

    Fukaerinói với Tengo: Người Tí Hon và Nhộng không khí đều thực sự tồn tại. Trong côngxã tên là Sakigake ấy, vì sơ sót cô đã để một con dê núi mù chết, và đã kết bạnvới Người Tí Hon khi bị trừng phạt vì việc ấy, rồi đêm nào cô cũng cùng bọn họchế tạo Nhộng không khí. Và kết quả là một biến cố có ý nghĩa trọng đại đã xảyđến với cô. Cô đã chuyển sự kiện ấy sang hình thức một câu chuyện, còn Tengo thìhoàn thiện câu chuyện ấy để nó trở thành một tiểu thuyết. Nói cách khác là biếnđổi nó thành một thứ hàng hóa. Hơn thế, thứ hàng hóa này (theo như cách nói củaKomatsu) giống như là bánh nướng, vừa ra lò đã bán hết. Đối với Sakigake, đâycó lẽ là một chuyện không đáng hài lòng. Chuyện về Người Tí Hon và Nhộng khôngkhí có lẽ là một bí mật quan trọng không thể công khai. Để ngăn cản bí mật nàybị tiết lộ nhiều hơn nữa, họ không thể không bắt cóc Fukaeri nhằm bịt miệng cô.Cho dù sự mất tích của cô có thể khiến dư luận nghi ngờ và họ có thể sẽ gặp phảinhững rủi ro nhất định, nhưng bọn họ đành phải ra tay.

    Nhưngđây chỉ là giả thiết của Tengo. Không có chứng cứ nào, cũng không có cách gì chứngminh được. Cho dù gào tướng lên rằng: "Người Tí Hon và Nhộng không khí thực sựtồn tại!" thì liệu có mấy người để ý đến những lời như thế? Và trước hết, ngaybản thân Tengo cũng chẳng hiểu những thứ ấy "Thực sự tồn tại" là như thế nào.

    Hoặcchỉ đơn giản Fukaeri cảm thấy chán ghét sự ồn ào quanh việc Nhộng không khí bánchạy, nên đã một mình bỏ đến nơi nào đó ẩn náu? Dĩ nhiên, cũng có thể nghĩ đếnkhả năng này. Gần như không thể dự đoán được hành động của cô. Nhưng nếu vậy,chắc chắn cô sẽ để lại lời nhắn, để thầy Ebisuno và con gái Azami của ông khỏilo lắng. Bởi vì lý do để cô không làm vậy cũng không tồn tại.

    Tuynhiên, nếu đúng Fukaeri bị giáo đoàn kia bắt cóc, cô sẽ phải đối mặt với nhữnghiểm nguy không nhỏ. Tengo dễ dàng tưởng tượng được. Giống như cha mẹ cô bỗngbiệt tích vào một thời điểm nào đó, cô cũng có thể mất tích từ đây. Một khiquan hệ giữa Fukaeri và Sakigake bị đưa ra ánh sáng (chắc không còn lâu nữa),thì dù giới truyền thông có làm ầm lên thế nào, chỉ cần cảnh sát tuyên bố"không có chứng cứ gì cho thấy đây là vụ bắt cóc", rồi làm ngơ, mọi chuyện sẽrơi tõm vào thinh không. Có lẽ cô sẽ bị giam cầm ở nơi nào đó giữa mấy bức tườngvây cao vút của giáo đoàn. Hoặc thậm chí là chuyện đáng sợ hơn. Lúc đặt ra kếhoạch này, liệu Thầy Ebisuno có tính đến kịch bản tồi tệ nhất ấy hay không?

    Tengomuốn gọi điện cho Thầy giáo Ebisuno, nói những chuyện này với ông, nhưng đã quánửa đêm, đành phải đợi đến ngày mai.

    Sángsớm hôm sau, Tengo bấm số máy mà họ đã cho anh, gọi đến nhà Thầy giáo Ebisuno.Nhưng không được. "Số điện thoại này hiện không được sử dụng. Xin hãy kiểm trasố điện thoại rồi gọi lại." Giọng thông báo của tổng đài phát đi phát lại trongống nghe, gọi bao nhiêu lần cũng vậy. Chắc đã có quá nhiều cú điện thoại xin phỏngvấn gọi đến từ sau khi Fukaeri được giải thưởng nên họ đã đổi số điện thoại.

    Mộttuần sau đó, không xảy ra chuyện gì khác lạ. Nhộng không khí vẫn tiếp tục bán tốt.Vẫn đứng đầu danh sách bán chạy toàn quốc. Trong thời gian đó, không có bất cứngười nào liên lạc với Tengo. Tengo gọi điện đến công ty của Komatsu mấy lần,nhưng anh ta không ở đó (đây cũng không phải chuyện hiếm), Tengo nhờ ban biên tậpchuyển lời, bảo anh ta gọi điện lại, nhưng chẳng lần nào anh ta gọi lại (đâycũng không phải là chuyện hiếm). Ngày nào anh cũng đọc lướt qua các báo, nhưngcũng không thấy bài báo nào yêu cầu cảnh sát tìm kiếm Fukaeri. Chẳng lẽ ôngEbisuno cuối cùng cũng không báo cảnh sát? Hay đã báo rồi, nhưng phía cảnh sátđang bí mật điều tra nên chưa công bố? Hoặc họ chỉ coi đó như một vụ bỏ nhà rađi thường thấy của một thiếu nữ mười mấy tuổi nên không xem xét một cách nghiêmtúc?

    Vẫnnhư mọi khi, mỗi tuần Tengo đến trường dự bị dạy ba buổi, thời gian còn lại thìtiếp tục ngồi trước bàn viết cuốn tiểu thuyết của riêng mình, đến thứ Sáu thìái ân với người tình trong không khí đậm đặc của buổi đầu giờ chiều. Nhưng bấtluận làm việc gì, anh cũng không thể nào tập trung được tinh thần vào đó. Tựa hồnhư một người chẳng may nuốt phải một miếng mây dày bịch vào trong bụng, cảmgiác khó chịu, bồn chồn. Cả cảm giác thèm ăn cũng dần giảm sút. Nửa đêm khônghiểu sao anh bỗng sực tỉnh, rồi không ngủ lại được nữa. Trong những đêm khôngngủ ấy, anh lại nhớ về Fukaeri. Giờ này cô đang ở đâu? Đang làm gì? Cùng vớiai? Đã gặp phải chuyện gì rồi? Trong đầu anh mường tượng đủ mọi tình huống.Tình huống nào cũng mang sắc thái bi quan, tuy mức độ có khác nhau ít nhiều.Còn nữa, trong tưởng tượng của anh, bao giờ cô cũng mặc chiếc áo len mỏng mùahè bó sát người ấy, bộ ngực nhô lên rất đẹp, Hình ảnh ấy làm Tengo không thở nổi,khiến lòng anh càng xao động dữ dội.

    Fukaeriliên lạc với anh vào ngày thứ Năm của tuần thứ sáu kể từ khi Nhộng không khí đứngvững trên bảng xếp hạng sách bán chạy.


  5. #24
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 23

    Đây chẳng qua chỉ là khởi đầu




    Để cómột buổi dạ tiệc tình ái, nhỏ nhưng vẫn đủ độ chơi thì Aomame và Ayumi có lẽ làmột cặp lý tưởng. Ayumi nhỏ nhắn, tươi tắn, dễ gần, khéo chuyện, khi đã quyếttâm thì luôn xử trí mọi việc với thái độ tích cực. Cô còn có khiếu hài hướclành mạnh. So với cô, Aomame có cơ bắp phát triển, dáng đẹp nhưng lúc nào mặtcũng lạnh như băng, có gì đó khó hòa nhập với xung quanh. Với người đàn ông mớigặp lần đầu, nàng thậm chí còn chẳng biết nói vài câu làm vui lòng đối phương.Mỗi câu nói còn có hàm ý công kích giễu cợt. Sâu trong mắt thi thoảng lại ánhlên những tia sáng không thể chấp nhận được. Nhưng khi cần, Aomame cũng có thểxua tan sự lạnh lẽo ấy, thu hút đàn ông một cách tự nhiên. Rất giống với cácloài động vật và côn trùng tỏa ra mùi hương kích thích tình dục mỗi khi cần thiết.Đây không phải thứ chỉ cần chú ý hay cố gắng là có thể học, mà có lẽ do bẩmsinh. Hoặc không phải, cũng có thể nàng học được ở một giai đoạn nào đó trong đời,vì một lý do nào đó. Nhưng dù thế nào, cái khí chất ấy ở nàng thậm chí còn kíchthích cả đối tác của nàng là Ayumi chứ không chỉ riêng đàn ông, khiến lời nóivà hành động của cô càng trở nên hoa mỹ và tích cực.

    Khiphát hiện người đàn ông thích hợp, Ayumi sẽ đến thăm dò, phát huy bản tính cởimở của mình, đặt nền móng cho một mối quan hệ dễ chịu. Sau đó, chờ đúng thờicơ, Aomame cũng tham dự, gây dựng một sự hài hòa có chiều sâu. Thế là cả hai tạora một bầu không khí đặc biệt như sự kết hợp giữ operetta với film noir. Đến bướcthích hợp để (theo cách diễn đạt thẳng thắn của Ayumi) làm một trận. Khó nhấtlà tìm được đối tượng thích hợp. Tốt nhất là một nhóm hai người, sạch sẽ, mặtmũi phải coi được. Cần có chút lý tính, nhưng lý tính quá thì lại khó xử, vì mộtcuộc nói chuyện nhạt nhẽo sẽ làm hỏng cả một đêm phải dày công sắp xếp. Có điềukiện kinh tế cũng là một tiêu chí. Bởi dĩ nhiên hóa đơn ở quán rượu, câu lạc bộvà tiền phòng khách sạn đều do đám đàn ông chi trả.

    Nhưngkhoảng cuối tháng Sáu, khi định làm một bữa tiệc ái tình nho nhỏ như thế (rốtcuộc thì đó là hoạt động chung cuối cùng của họ), họ không sao tìm được đàn ôngthích hợp. Hai người tốn bao nhiêu thời gian, đổi nhiều chỗ khác nhau, song kếtquả là công cốc. Rõ ràng là đêm thứ Sáu cuối tháng Sáu, vậy mà từ Roppongi đếnAkasaka, quán nào cũng trống huơ trống hoác, khách thưa thớt, chẳng biết chọn lựathế nào. Thêm vào đó, bầu trời mây đen phủ kín, cả Tokyo như thể đang để tangcho ai đó, bầu không khí nặng nề lan tỏa khắp nơi.

    "Hômnay chắc là không được rồi. Tôi thấy hay là bỏ đi vậy." Aomame nói. Kim đồng hồđã chỉ sang mười giờ.

    Ayumicũng miễn cưỡng đồng ý. "Thật đúng là, chưa bao giờ gặp tối thứ Sáu nào ủ ê thếnày. Người ta còn mặc cả đồ lót tím thật sexy nữa đây này."

    "Thìcô về nhà, tự sướng với cái giường là được rồi."

    "Gantôi có to bằng trời cũng không dám làm chuyện đó trong nhà tắm tập thể ở ký túcxá cảnh sát."

    "Tómlại, hôm nay chỉ còn cách bỏ cuộc. Thôi thì ngoan ngoãn uống rượu rồi về nhà đingủ cho xong."

    "Có lẽvậy thì hơn," Ayumi đáp, rồi như sực nhớ ra chuyện gì đó, nói: "Phải rồi, phảirồi, Aomame này, trước khi về nhà chúng ta kiếm chỗ nào ăn một bữa được không?Tôi còn thừa ra ba chục nghìn Yên đây này."

    Aomamechau mày. "Thừa tiền? Chuyện gì thế hả? Không phải cô luôn phàn nàn lương thấp,không có tiền sao?"

    Ayumilấy ngón trỏ ngoáy mũi. "Thực ra gã đàn ông lần trước đã đưa cho tôi mười nghìnYên. Anh ta nhét vào tay tôi lúc chia tay, nói là tiền taxi. Chậc, chính là cáilần với hai thằng cha làm ở công ty bất động sản ấy."

    "Vậylà cô nhận luôn à?" Aomame ngạc nhiên hỏi.

    "Hẳnlà họ nghĩ chúng ta làm nghề này kiếm ăn," Ayumi cười khúc khích nói, "Chắckhông ngờ đối phương lại là cảnh sát ở Sở cảnh sát Tokyo và huấn luyện viên võthuật. Nhưng mà cũng không tồi. Buôn bán địa ốc kiếm được lắm, chắc chắn là tiềnnhiều chẳng biết tiêu vào đâu. Tôi định lần sau rủ cô đi ăn bữa gì ngon, thế lànhận luôn. Dù sao cũng không thể lấy tiền này chi dùng bình thường được."

    Aomamekhông có ý kiến gì. Làm tình với những người đàn ông xa lạ tình cờ gặp, nhận tiềnnhư thù lao với nàng, khó có thể coi là hiện thực. Không ngờ việc ấy lại xảy đếnvới chính nàng. Aomame vẫn chưa thể chấp nhận được. Thật chẳng khác nào nhìn thấyhình ảnh mình đang cười ha hả trong gương. Nhưng xét trên quan điểm đạo đức, giếtđàn ông rồi nhận tiền so với ngủ với đàn ông rồi nhận tiền, rốt cuộc việc nàochính đáng hơn, thật khó đưa ra được kết luận.

    "Tôibảo này, có phải cô để bụng chuyện lấy tiền của đàn ông không?" Ayumi lo lắng hỏi.

    Aomamelắc đầu. "Không phải để bụng, tôi chỉ cảm thấy hơi khó tin thôi. Nhưng còn cô,nữ cảnh sát mà lại có hành vi chẳng khác gì gái mại dâm, cô không cảm thấy mâuthuẫn sao?"

    "Khônghề," Ayumi vui vẻ đáp, "Tôi chẳng để ý mấy chuyện này đâu. Aomame này, gái điếmthì ngã giá trước rồi mới làm tình, hơn nữa còn đòi trả trước. Anh à, nhớ trảtiền em trước khi cởi cái quần đùi ấy ra nhé. Đây là nguyên tắc đấy. Nếu làmxong rồi mà khách lại nói ‘thực ra anh không có tiền’, thì làm ăn gì được.Chúng ta rất khác, không có chuyện ngã giá từ trước, chỉ là xong đâu đấy ngườita mới nói ‘à, đây là tiền xe của em’, rồi đưa một chút tiền lẻ, chẳng qua chỉđể tỏ lòng biết ơn. Hoàn toàn khác với mại dâm chuyên nghiệp. Khác một trời mộtvực đấy nhé."

    Ý kiếncủa Ayumi cũng không phải vô lý.

    Lầntrước hai đối tượng Aomame và Ayumi chọn tuổi chừng ba mươi lăm đến bốn mươi. Cảhai đều đầu tóc "sum suê" Aomame đã thỏa hiệp trong vụ này. Họ tự giới thiệulà dân buôn bán bất động sản. Nhìn bộ vest Hugo Boss và cà vạt Missoni Uomotrên người họ thì có thể đoán rằng hai người này hẳn không làm ở các công ty địaốc lớn như Mitshubishi hoặc Mitsui. Mà là kiểu công ty năng động và linh hoạthơn, hẳn là có cái tên ngoại lai nào đó. Không bị bó buộc bởi các quy tắc rườmrà, niềm tự hào về truyền thống và những buổi họp dầm dề. Ai không có năng lựcthì khó mà trụ nổi, ngược lại, khi đã trúng quả thì thu nhập cũng ra trò. Mộttrong hai người còn cầm theo chìa khóa chiếc xe Alpha Rorneo mới tinh. Nhà vănphòng ở Tokyo cung không đủ cầu, bọn họ nói. Kinh tế đã hồi phục sau khủng hoảngdầu mỏ, có dấu hiệu nóng trở lại, vốn ngày một dễ thanh khoản hơn, chắc chắn sẽxuất hiện tình trạng xây bao nhiêu nhà cao tầng cũng không đủ đáp ứng.

    "Nghềđịa ốc hình như dễ kiếm tiền lắm thì phải," Aomame nói.

    "Phảiđấy Aomame à, nếu cô có tiền dư dật thì nên để vào bất động sản," Ayumi nói,"Nguồn vốn khổng lồ sẽ đổ ầm ầm vào mảnh đất Tokyo nhỏ hẹp này, cô chẳng cần đểý thì giá đất cũng tự tăng lên vùn vụt. Giờ mua vào đảm bảo sẽ không thiệt.Chuyện này giống như mua phiếu cược cho con ngựa mình biết chắc chắn sẽ thắng.Đáng tiếc là loại công chức quèn như tôi đây tiền bạc chẳng dư dật. À phải rồi,cô có giỏi về quản lý tài chính không nhỉ?"

    Aomamelắc đầu. "Tôi chỉ tin tiền mặt thôi."

    Ayumiphá lên cười: "Tôi bảo này, đó là trạng thái tâm lý của tội phạm đấy nhé."

    "Giấutiền dưới gầm giường, gặp chuyện nguy cấp có thể cầm luôn rồi nhảy qua cửa sổ bỏchạy."

    "Đúng,đúng, đúng là thế," Ayumi nói, búng tay tách một cái, "Thế chẳng phải là giốngtrong phim The Getaway sao. Phim của Steve McQueen. Hàng bó tiền và súng bắn đạnghém. Tôi thích kiểu như vậy."

    "Thậmchí thích hơn cả khi đứng về phía người chấp pháp?"

    "Nóivề sở thích cá nhân," Ayumi cười nói, "Tôi thích hạng liều mạng hơn. So với láixe cảnh sát mini đi viết giấy phạt đỗ xe trái phép thì như thế quyến rũ hơn nhiều,chẳng thể bì được. Tôi bị cô hấp dẫn có lẽ cũng vì nguyên do ấy."

    "Trôngtôi giống hạng liều mạng lắm à?"

    Ayumigật đầu tán đồng. "Nói thế nào nhỉ, cô có cái vẻ như vậy. Cho dù chưa thể sosánh với Faye Dunaway tay cầm súng máy được."

    "Tôikhông cần tới súng máy."

    "Vềcái giáo đoàn Sakigake lần trước chúng ta nói đến ấy." Ayumi cất tiếng.

    Haingười vừa bước vào một quán ăn Ý nhỏ mở cửa đến tận nửa đêm ở Iigura, uống rượuvang đỏ Chianti, ăn một bữa đơn giản. Aomame ăn xa lát cá ngừ, Ayumi ăn bánh bộtkiểu Ý rưới nước xốt Pesto.

    "Ừ,"Aomame đáp.

    "Tôirất hứng thú với vụ này, nên sau đó tự đi điều tra. Không ngờ càng điều tracàng thấy cái giáo đoàn này đáng ngờ. Họ tự xưng là tổ chức tôn giáo, thậm chícó cả giấy chứng nhận, nhưng lại không hề có thực thể của một tổ chức tôn giáo.Chẳng biết nên gọi giáo lý của họ là chủ nghĩa giải cấu hay là gì, những toàn bộchỉ là một mớ thập cẩm các hình tượng tôn giáo. Trong đó có cả chủ nghĩa tinhthần ‘thời đại mới’, chủ nghĩa kinh viện màu mè, chủ nghĩa hồi quy tự nhiên vàphản tư bản, và còn pha tạp chút ít phong vị của chủ nghĩa thần bí nữa. Chỉriêng điểm này, đã không thể tìm ra được thứ gì giống thực thể rồi. Hay nóiđúng hơn, thực thể của giáo đoàn này chính là phi thực thể. Nói theo kiểu củaMarshall McLuhan[1], bản thân giới truyền thông chính là thông điệp. Riêng điểmấy mà bảo oách thì đúng là quá oách."

    [1]Nhà văn, nhà xã hội học, đồng thời là nhà phân tích truyền thông đại chúng ngườiCanada. Ông được coi là ông tổ của ngành Truyền thông môi trường học (MediaEcology).

    "MarshallMcLuhan?"

    "Tôicũng có đọc một ít sách mà," Ayumi nói vẻ bất mãn, "Marshall McLuhan đi trướcthời đại, dù có một thời gian bị coi thường vì trở thành thời thượng, nhưng nhữngđiều ông ấy nói về cơ bản đều chính xác."

    "Nghĩalà bao bì chứa đựng chính bản thân nội dung, phải vậy không?"

    "Hoàntoàn chính xác. Nội dung được hình thành trên tính chất đặc biệt của đồ chứa,chứ không phải ngược lại," Aomame thoáng nghĩ ngợi giây lát, sau đó nói:

    "Mặcdù mọi người biết rất ít về tình hình nội bộ của giáo đoàn Sakigake này, nhưngvẫn bị nó cuốn hút, cứ ùn ùn kéo đến. Có phải vậy không?"

    Ayumigật đầu. "Dù không thể nói là nhiều phát khiếp đi được, nhưng có không ít ngườiđến với nó. Đã có người gia nhập, thì ắt có tiền đổ vào. Điều này là đươngnhiên. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao có nhiều người bị cái giáo đoàn này thu hútđến thế? Theo tôi, đầu tiên là vì nó không giống như một tôn giáo. Thoạt nhìncó vẻ thuần khiết, trí tuệ, và hệ thống. Nói ngắn gọn là không có vẻ bần hàn.Chính điểm này đã thu hút những người trẻ tuổi đang làm các công việc chuyênmôn hay nghiên cứu. Vì khát vọng học hỏi của họ được kích thích, ở nơi đó, họcó được cảm giác tựu thành mà ngoài đời thực không có. Hơn nữa, cảm giác tựuthành ấy có thể cầm trên tay để đo đếm. Vậy là những tín đồ trí thức này đã tạothành bộ óc mạnh mẽ trong giáo đoàn, kiểu như nhóm sĩ quan xuất chúng trongquân đội."

    "Ngoàira, kẻ đứng đầu gọi là ‘Lãnh Tụ’ của giáo đoàn dường như có sức hút phi thường.Đám người ấy đều cực kỳ mến phục hắn ta. Nghĩa là, chính sự tồn tại của hắn đãcó tác dụng giống như hạt nhân của giáo lý vậy. Xét về quá trình hình thành, điềuđó không khác lắm với các tôn giáo nguyên thủy. Cơ Đốc giáo thưở ban đầu cũngít nhiều cho ta cảm giác như vậy. Thế nhưng, thằng cha này lại không bao giờcông khai lộ diện. Mặt mũi hắn thế nào cũng không ai biết, thậm chí tên họ haytuổi tác cũng không lần ra được. Trên danh nghĩa, giáo đoàn hoạt động theo hìnhthức hội đồng, chức vị tương đương giáo chủ cũng do người khác đảm nhiệm, cácnghi thức chính thức đều do người này đứng ra thay mặt, nhưng trên thực tế, ngườinày chẳng qua chỉ là vật trang trí. Trung tâm của toàn bộ hệ thống này, dườngnhư vẫn là tay ‘Lãnh Tụ’ lai lịch bất minh kia."

    "Thằngcha này muốn giấu bộ mặt thật của mình thì phải."

    "Hoặccó chuyện gì muốn che giấu, hoặc muốn ẩn mặt để tạo ra bầu không khí thần bíquanh mình."

    "Nếukhông thì mặt mũi quá xấu xí."

    "Cũngcó khả năng này. Một loại dị dạng không có ở đâu trên thế gian," Ayumi nói, rồikhẽ gầm gừ như quái vật, "Nhưng tạm gác chuyện này đã, kỳ thực, không chỉ giáochủ, trong giáo đoàn này có quá nhiều thứ bị che giấu. Lần trước tôi đã nói vớicô trong điện thoại rồi đấy, hoạt động thu gom đất đai nhà cửa rất tích cực củagiáo đoàn cũng là một trong số đó. Những gì công khai ra chỉ là bề ngoài. Cơ sởhạ tầng đẹp đẽ, người phát ngôn điển trai, những luận điệu đầy trí tuệ, các tínđồ xuất thân từ tầng lớp tinh anh, sự tu hành khổ hạnh, yoga và sự bình lặngtrong tâm hồn, phủ định chủ nghĩa sùng bái vật chất, nền nông nghiệp áp dụngphương thức canh tác hữu cơ, bầu không khí trong lành và cuộc sống chay tịnh đẹpđẽ… những thứ ấy đều là hình ảnh đã được tính toán công phu. Có khác gì những tờquảng cáo căn hộ nghỉ mát cao cấp vẫn kẹp trong số báo Chủ nhật đâu. Vỏ bềngoài thì rất đẹp đẽ, nhưng đằng sau lại nồng nặc mùi vị của âm mưu, e rằng sẽcó cả những thứ phạm pháp. Đó là ấn tượng của tôi sau khi đọc qua các loại tưliệu về giáo đoàn ấy."

    "Nhưnghiện nay cảnh sát vẫn chưa có động thái gì."

    "Hoặclà họ đang âm thầm tiến hành, cái đó thì tôi không rõ lắm. Nhưng phía cảnh sáttỉnh Yamanashi hình như cũng đang để ý đến động thái của giáo đoàn này ở một mứcđộ nhất định. Ít nhiều tôi có thể cảm nhận được điều ấy qua cách nói của ngườiphụ trách trong điện thoại. Nói gì thì nói, Sakigake cũng là cội gốc của nhóm cựcđoan Akebono gây ra vụ nổ súng đó. Con đường nhập súng AK47 do Trung Quốc sảnxuất được suy đoán là có thể từ Triều Tiên, nhưng sự thực đến giờ vẫn chưa làmrõ được. Có lẽ Sakigake cũng đang bị theo dõi ở một chừng mực nào đó. Tuy nhiênvì đối tượng là một tổ chức tôn giáo, nên không thể tùy tiện ra tay. Vả lại, cảnhsát cũng đã tiến hành lục soát rồi, kết quả là họ không liên quan trực tiếp vớivụ đấu súng ấy. Ngoài ra bên an ninh hành động thế nào thì tôi không rõ. Vì họcũng chủ trương bí mật tuyệt đối, hơn nữa suốt từ xưa đến nay, cảnh sát và anninh có bao giờ hòa thuận với nhau đâu."

    "Cònlũ trẻ đi học kia thì sao, có nắm thêm được tình hình gì so với lần trướckhông?"

    "Chuyệnnày cũng không được rõ. Hình như sau khi nghỉ học, lũ trẻ ấy không bao giờ bướcra khỏi bức tường cao đó nữa. Với đám trẻ ấy, thực ra tôi cũng không có cáchnào điều tra sâu hơn được. Giả dụ có bằng chứng cụ thể về việc ngược đãi thìtình hình đã khác, nhưng trước mắt thì chưa có cái đó."

    "Liệunhững người đã ra khỏi Sakigake có cung cấp được thông tin gì về việc này chochúng ta không nhỉ? Thế nào cũng phải có người cảm thấy thất vọng với giáođoàn, hoặc không chịu đựng nổi sự tu hành khổ hạnh mà rút lui chứ?"

    "Dĩnhiên, trong giáo đoàn có kẻ vào người ra. Có người tin theo thì cũng có ngườithất vọng ra đi. Về cơ bản việc thoát ly giáo đoàn là quyền tự do của mỗi người.Nhưng theo bản hợp đồng ký khi gia nhập, số tiền lớn phải cúng tiến dưới tên gọi‘phí sử dụng vĩnh viễn các công trình’ sẽ không được hoàn trả một đồng nào. Chỉcần cố chấp nhận điểm này thì có thể rời khỏi đó. Có một nhóm thành viên rời bỏgiáo đoàn đã tập hợp lại và tuyên bố Sakigake là một thứ tà giáo phản xã hộinguy hiểm, đang thực hiện hành vi lừa đảo có tổ chức. Họ gửi đơn kiện, và xuấtbản một tờ tạp chí nhỏ của nhóm. Nhưng bọn họ người ít thế cô, gần như khônggây được ảnh hưởng gì trong xã hội. Trong giáo đoàn góp mặt nhiều luật sư ưutú, đã tạo thành cả một hệ thống phòng bị kín kẽ về pháp lý, không để lọt dù chỉmột giọt nước, dù bị kiện cáo, họ cũng chẳng mảy may sứt mẻ."

    "Nhữngngười thoát ly khỏi giáo đoàn ấy có đề cập đến tay ‘Lãnh Tụ’ hoặc lũ trẻ của cáctín đồ không?"

    "Tôichưa đọc tạp chí của họ nên cũng không rõ," Ayumi nói, "Có điều dựa trên cáctài liệu tôi đọc lướt qua ấy thì những phần tử bất mãn rút lui khỏi giáo đoànnày hầu hết chỉ là tín đồ cấp thấp. Những nhân vật nhỏ. Cái giáo đoàn Sakigake nàylớn tiếng phủ định giá trị của thế giới hiện thực, song thật ra ở một số điểm,đó lại là một xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt hơn ngoài đời nhiều. Chức sắc vàtín đồ cấp thấp được phân biệt rõ ràng. Nếu không có học vấn cao và kỹ năngchuyên nghiệp, thì đừng hòng làm chức sắc. Những người được gặp Lãnh Tụ, đượctrực tiếp chỉ đạo và can dự vào trung tâm hệ thống giáo đoàn chỉ giới hạn trongtầng lớp tín đồ tinh anh thuộc giới chức sắc. Trong khi đại đa số các tín đồcòn lại chỉ biết cúng tiến số tiền cần thiết, cần mẫn tu hành trong bầu khôngkhí thanh khiết, đổ mồ hôi làm việc ngoài đồng, chìm vào suy tưởng trong phòngnhập định, và cứ trải qua những ngày tháng đã được thanh tẩy như vậy. Khôngkhác gì một đàn cừu có người chăn cừu và chó trông nom, sáng sớm bị lùa ra bãichăn thả, chiều tối lại bị lùa về chuồng, cứ thế tiễn từng ngày bình lặng trôiđi. Họ chờ mong đến ngày địa vị của mình trong giáo đoàn được nâng cao, có thểgặp vị Anh Cả vĩ đại ấy, nhưng ngày tháng đó hầu như không biết gì về những sựviệc trong nội bộ giáo đoàn, dẫu có rời Sakigake, họ cũng chẳng có thông tin gìquan trọng để cung cấp cho xã hội, đến cả mặt Lãnh Tụ còn chưa từng thấy nữalà."

    "Khôngcó ai trong nhóm tín đồ tinh anh rút lui sao?"

    "Theotôi điều tra được, không có trường hợp nào như vậy."

    "Khiđã biết được bí mật của hệ thống, thì có được phép rút ra nữa không?"

    "Nếuđã đến mức đó, có lẽ sẽ xuất hiện sự thay đổi kịch tính đấy," Ayumi nói, sau đóthở hắt ra một tiếng, "Aomame này, chuyện cưỡng dâm bé gái lần trước cô nhắc đếnđáng tin đến mức nào?"

    "Tươngđối đáng tin, nhưng hiện giờ vẫn chưa chứng thực được."

    "Việcấy được tiến hành trong giáo đoàn một cách có tổ chức à?"

    "Điểmnày cũng chưa rõ lắm. Nhưng đúng là có nạn nhân, tôi đã gặp cô bé ấy. Tình trạngrất tồi tệ."

    "Cônói là cưỡng dâm, vậy tức là, đã đâm vào rồi đúng không?"

    "Chínhxác."

    Ayumibặm môi, như thể đang nghĩ ngợi gì đó. "Tôi biết rồi. Tôi sẽ điều tra sâu hơnxem sao."

    "Khôngcần phải nhọc sức quá."

    "Cónhọc sức gì đâu," Ayumi nói, "Trông thế này thôi nhưng thực ra tôi thuộc loạitính cách khá tỉ mỉ đấy."

    Haingười ăn xong, nhân viên phục vụ tới dọn đĩa đi. Họ không gọi đồ ngọt, chỉ tiếptục uống rượu vang.

    "À, lầntrước cô có nói, hồi nhỏ chưa bao giờ bị đàn ông làm mấy chuyện quái đản, đúngkhông?"

    Aomameliếc qua vẻ mặt Ayumi, sau đó gật đầu. "Gia đình tôi rất ngoan đạo, không baogiờ nhắc đến những chủ đề liên quan tới tình dục. Những người xung quanh cũng đềunhư vậy. Tình dục là chủ đề không được phép nhắc tới."

    "Nhưngngoan đạo và ham muốn tình dục là hai vấn đề khác nhau chứ nhỉ? Chuyện cácthánh chức có nhiều kẻ nghiện sex là một quan niệm phổ biến trong xã hội. Trênthực tế, trong những kẻ bị cảnh sát bắt vì tội mại dâm và quấy rối phụ nữ, có rấtnhiều kẻ liên quan đến tôn giáo và làm trong ngành giáo dục."

    "Có lẽvậy. Nhưng ít nhất là ở xung quanh tôi, không hề có dấu hiệu nào như thế. Cũngchẳng ai làm chuyện gì quái đản."

    "Vậythì tốt quá còn gì," Ayumi nói, "Tôi nghe mà thấy mừng."

    "Côkhông thế à?"

    Ayumido dự nhún vai, sau đó nói: "Nói thực, tôi bị người ta bắt làm bao nhiêu chuyệnquái đản lắm, hồi nhỏ ấy."

    "Ví dụlà ai?"

    "Anhtrai và chú tôi."

    Aomamehơi nhíu mày: "Cả anh em và người thân?"

    "Đúngvậy. Giờ họ đều là cảnh sát đang công tác. Chú tôi cách đây không lâu còn đượckhen thưởng là sĩ quan cảnh sát ưu tú. Thấy bảo ông ta trong ba mươi năm liêntiếp làm cảnh sát đã cống hiến rất nhiều cho sự an toàn của xã hội và sự tiến bộcủa môi trường địa phương. Ông ta còn được lên báo vì cứu hai mẹ con nhà chóngu ngốc bị lạc ở chỗ chắn tàu."

    "Họđã làm gì cô?"

    "Sờmó chỗ đó và bắt tôi bóp chim họ."

    Các nếpnhăn trên gương mặt Aomame mỗi lúc một hằn sâu hơn. "Anh trai và chú?"

    "Dĩnhiên là từng người một. Khi ấy tôi mười tuổi, anh trai chắc khoảng mười lăm gìđấy. Chú tôi thì còn sớm hơn. Những khi đến ngủ lại nhà tôi, chừng hai ba lần."

    "Côcó nói chuyện này với ai không?"

    Ayumichậm rãi lắc đầu. "Không. Họ dọa dẫm tôi, bảo rằng tuyệt đối không được nói vớibất cứ ai, nếu dám tố cáo họ thì sẽ cho tôi biết tay. Thực ra cho dù họ không dọanạt, tôi cũng cảm thấy nếu tố giác thì chưa chắc họ đã bị làm sao, mà ngược lạicó khi tôi còn bị ăn chửi, bị chuốc họa vào thân nữa. Vậy nên tôi sợ hãi, khôngdám nói với ai hết."

    "Khôngdám nói với cả mẹ cô sao?"

    "Nhấtlà mẹ tôi," Ayumi nói. "Từ nhỏ bà ấy đã cưng chiều anh trai hơn tôi, luôn thấtvọng với tôi. Vì tôi thô lỗ, không xinh đẹp, lại còn béo, thành tích học tậpcũng chẳng có gì đáng khen. Mẹ tôi muốn một đứa con gái kiểu khác cơ. Một đứacon gái giống như búp bê, thân hình nhỏ nhắn dễ thương, ngày nào cũng đến phòngtập ba lê. Nhưng yêu cầu cao như thế tôi làm sao đáp ứng nổi!"

    "Vì vậycô không muốn làm mẹ thất vọng hơn nữa."

    "Đúngvậy. Tôi cảm thấy nếu mách với bà, nói anh trai đã làm gì tôi, chỉ sợ mẹ sẽcàng hận, càng chán ghét tôi. Bà ấy sẽ nghĩ chắc chắn nguyên nhân nằm ở chỗtôi. Chứ chả trách gì anh trai tôi đâu."

    Aomamedùng đầu ngón tay của cả hai tay miết phẳng các nếp nhăn trên mặt. Hồi mười tuổi,từ khi mình tuyên bố từ bỏ tín ngưỡng, mẹ không nói với mình một câu nào nữa.Khi cần, cũng chỉ viết lên mẩu giấy đưa qua, chứ tuyệt không mở miệng. Mình đãkhông còn là con gái bà ấy nữa, mà chỉ là "một kẻ từ bỏ tín ngưỡng" mà thôi.Sau đó mình bỏ nhà ra đi.

    "Nhưngkhông đâm vào?" Aomame hỏi Ayumi.

    "Không."Ayumi nói. "Mặc dù rất tệ hại nhưng bọn họ cũng không làm tôi đau đớn đến thế,cũng chưa bao giờ đòi tôi làm."

    "Nhưng,hiện tại cô còn gặp anh trai và chú nữa không?"

    "Từ hồiđi làm tôi đã ra khỏi nhà, giờ gần như tôi không gặp mặt. Có điều, chung quy vẫnlà người thân, lại là đồng nghiệp, đụng mặt nhau là chuyện không tránh khỏi. Nhữnglúc như thế, tôi cũng chỉ cười cho phải phép, chẳng kiếm chuyện làm gì. Có khiđám ấy chẳng còn nhớ gì đến những chuyện đó nữa."

    "Chẳngcòn nhớ?"

    "Cáiđám ấy mà, chóng quên lắm," Ayumi nói, "nhưng tôi thì không quên được."

    "Dĩnhiên rồi."

    "Giốngnhững trận thảm sát trong lịch sử ấy."

    "Thảmsát?"

    "Bêngiết người lúc nào cũng tìm ra được những lý do chính đáng để hợp thức hóa hànhvi của mình, và có thể quên đi. Có thể ngoảnh mặt đi khỏi thứ họ không muốnnhìn. Nhưng phía bị hại thì không bao giờ quên. Cũng không thể ngoảnh mặt đi.Ký ức sẽ từ đời cha truyền cho đời con. Aomame à, thế giới này chính là cuộctranh đấu bất tận giữa một ký ức với một ký ức khác ở phía đối nghịch."

    "Chínhxác." Aomame nói, đoạn khẽ nhíu mày. Cuộc tranh đấu bất tận giữa một ký ức vớimột ký ức khác ở phía đối nghịch?

    "Thựctình tôi cứ ngỡ cô cũng có những trải nghiệm tương tự với tôi đấy."

    "Tạisao cô lại nghĩ thế?"

    "Khôngbiết giải thích thế nào, nhưng chẳng hiểu sao tôi lại nghĩ như vậy. Có lẽ chínhvì từng có những trải nghiệm như vậy, nên mới sống kiểu tình một đêm, chơi tớibến với những gã đàn ông xa lạ như thế. Vả lại, những lúc làm chuyện đó, có thểthấy ở cô sự phẫn nộ như thể đang bị dồn nén vậy. Phẫn nộ hay bực mình gì đó.Tóm lại là không thể sống như một người bình thường, nói thế nào nhỉ, tức là cómột người yêu đàng hoàng, hẹn hò, ăn cơm, và như một lẽ hết sức đương nhiên chỉlàm tình với duy nhất người đó thôi. Bản thân tôi cũng thế."

    "Cômuốn nói là vì hồi nhỏ bị giở trò như thế nên bây giờ mới không thể sống như nhữngngười bình thường phải không?"

    "Tôicảm thấy như vậy đấy," Ayumi nói, sau đó khẽ nhún vai một cái, "Nói về bản thântôi thôi, thực ra tôi rất sợ đàn ông. Chính xác hơn thì ý tôi là việc quan hệsâu sắc với một con người cụ thể nào đó. Và việc chấp nhận mọi thứ của đốiphương ấy. Chỉ nghĩ đến thôi là tôi đã rúm cả người lại rồi. Nhưng lẻ loi mộtmình thì có lúc lại thấy khó khăn. Muốn được đàn ông ôm ấp, muốn được đút vào.Muốn đến mức không thể chịu đựng nổi. Những lúc như thế, làm tình với ngườikhông quen biết thành ra lại dễ chịu hơn nhiều."

    "Nỗisợ hãi?"

    "Ừ.Tôi cho đó là một nguyên nhân quan trọng."

    "Tôinghĩ mình không có gì phải sợ hãi đàn ông cả," Aomame nói.

    "Thếcô có sợ thứ gì không?"

    "Dĩnhiên là có," Aomame nói, "Tôi sợ nhất là chính bản thân mình. Tôi sợ không biếtmình sẽ làm gì. Không biết lúc này mình đang làm gì."

    "Thếgiờ cô đang làm gì?"

    Aomamengắm nhìn ly rượu vang đang cầm trên tay một lúc. "Nếu tôi mà biết thì tốtquá," nàng ngẩng mặt lên nói, "Nhưng tôi không biết. Giờ đây tôi đang ở trongthế giới nào? Đang là năm bao nhiêu? Thậm chí tôi còn không tự tin với ngay cảnhững thứ đó."

    "Nămnay là năm 1984, địa điểm là Tokyo, Nhật Bản."

    "Nếutôi có thể quả quyết một cách đầy tự tin như cô thì tốt biết mấy."

    "Kỳ lạthật," Ayumi bật cười, "Đây là sự thực rành rành ra đó, cần gì phải tự tin vớichả quả quyết."

    "Giờtôi vẫn chưa thể giải thích rõ ràng, nhưng đối với tôi, đây không thể nói là sựthực rành rành được."

    "Vậyư," Ayumi nói như thể thán phục lắm, "Tôi không hiểu lý do hay cách cảm nhậnđó, nhưng mà Aomame này, dù bây giờ là lúc nào, nơi đây là đâu, cô vẫn còn có mộtngười để yêu sâu sắc. Đối với tôi, đó là chuyện cực kỳ đáng ghen tị. Tôi thì thậmchí một người như vậy cũng chẳng có."

    Aomameđặt ly rượu vang lên bàn, lấy khăn ăn khẽ lau khóe miệng, sau đó nói: "Có lẽđúng như cô nói. Cho dù bây giờ là lúc nào, nơi đây là đâu, những chuyện ấy đềuchẳng quan trọng, tôi chỉ muốn gặp được anh ấy, muốn đến chết đi được. Chỉ cóđiểm này là chắc chắn. Là điều duy nhất tôi có thể quả quyết một cách tự tin."

    "Có cầntôi kiểm tra bằng hồ sơ cảnh sát không? Chỉ cần cho tôi biết thông tin, có thểtôi sẽ biết giờ anh ta đang ở đâu, làm việc gì."

    Aomamelắc đầu. "Đừng tìm anh ấy làm gì, xin cô đấy. Còn nhớ lần trước tôi nói gì vớicô không, thế nào rồi cũng sẽ có một ngày tôi tình cờ gặp lại anh ấy ở một nơinào đó. Chỉ ngẫu nhiên thôi. Tôi chỉ muốn lặng lẽ, trân trọng chờ đợi thời khắcấy."

    "Saomà giống trong phim truyền hình lãng mạn nhiều tập thế," Ayumi thán phục nói,"Tôi thích kiểu ấy lắm. Sẽ kích thích vô cùng."

    "Khi ởvào hoàn cảnh ấy thì không dễ dàng đâu."

    "Tôibiết là không dễ dàng," Ayumi nói, lấy đầu ngón tay khẽ ấn lên thái dương, "Mặcdù có người để mà yêu đến mức ấy, nhưng vẫn muốn làm tình với những người đànông không quen biết, đúng không?"

    Aomamedùng móng tay búng khẽ vào miệng ly rượu vang mỏng tang. "Làm như vậy là cầnthiết. Để giữ được cân bằng cho một con người còn đang sống."

    "Vàđiều đó không làm gì tổn hại đến tình yêu trong tim cô."

    Aomamenói: "Giống như Chuyển kinh luân của Tây Tạng ấy. Khi Chuyển kinh luân xoaytròn, giá trị và tình cảm nằm ở mặt ngoài sẽ thoắt lên thoắt xuống, khi sánglóa lúc lại tối tăm. Nhưng tình yêu chân chính thì được gắn chặt trên trục bánhxe, mãi mãi không bao giờ thay đổi."

    "Tuyệtquá," Ayumi thở dài, "Chuyển kinh luân của Tây Tạng ư?"

    Nóiđoạn, cô uống cạn chỗ rượu vang còn lại trong ly.

    Sauđó hai hôm, khoảng hơn tám giờ tối, Tamaru gọi điện tới. Như mọi lần, anh takhông chào hỏi, vừa mở miệng đã đi thẳng vào việc.

    "Chiềumai cô có dự định gì chưa?"

    "Buổichiều tôi chưa có kế hoạch gì nên có thể đến vào lúc nào đó tiện cho mọi người."

    "Bốngiờ rưỡi được không?"

    Khôngvấn đề, Aomame trả lời.

    "Được,"Tamaru nói. Trong ống nghe vang lên tiếng bút ghi thời gian vào bảng kế hoạch.Lực viết rất mạnh.

    "Tiệnthể cho tôi hỏi, Tsubasa có khỏe không?"

    "À,tôi nghĩ con bé ổn lắm. Mỗi ngày bà chủ đều qua thăm nó. Con bé hình như cũng rấtquyến luyến bà."

    "Tốtquá."

    "Chuyệnđó thì ổn. Nhưng mặt khác, lại xảy ra một sự việc không được hay lắm."

    "Khôngđược hay lắm?" Aomame hỏi. Nàng biết, nếu Tamaru nói không được hay lắm, thì đóthực sự là chuyện hết sức chẳng hay ho gì.

    "Conchó chết rồi," Tamaru nói.

    "Chó?Anh bảo con Bun à?"

    "Đúngthế. Con chó béc giê Đức kỳ quái chỉ thích ăn rau chân vịt ấy. Chết đêm hômqua."

    Aomamelấy làm kinh ngạc. Con chó ấy mới chừng năm sáu tuổi. Vẫn chưa đến tuổi già chết."Lần trước tôi gặp, nó vẫn còn rất khỏe mà."

    "Khôngphải chết bệnh," Tamaru nói với giọng đều đều, "Sáng sớm phát hiện ra, nó đã mỗinơi một mảnh."

    "Mỗinơi một mảnh?"

    "Nhưlà bị xé toang ra vậy, nội tạng bắn tung tóe khắp nơi. Đành phải lấy một cáitúi giấy lớn thu nhặt từng mẩu thịt vụn lại. Cái xác như kiểu bị lộn trái rangoài. Cứ như có người nhét vào trong bụng con chó một quả bom nhỏ."

    "Đángthương quá."

    "Chuyệncon chó thì hết cách rồi," Tamaru nói, "Đã chết thì chẳng thể sống lại được.Chó giữ nhà thì mình còn tìm được con khác. Nhưng chuyện tôi lo nhất là, rốt cuộcđã xảy ra chuyện gì? Đây không phải là chuyện người bình thường có thể làm được.Cứ coi như có người cài bom vào trong bụng nó đi. Nhưng nếu có người lạ đi lạigần, con chó ấy sẽ sủa váng lên. Đâu có dễ ra tay."

    "Đúngthế," giọng Aomame khô khốc.

    "Đámphụ nữ ở khu nhà đều bị sốc và rất sợ hãi. Sáng nay, người phụ nữ chịu tráchnhiệm cho chó ăn tận mắt chứng kiến hiện trường, đã nôn thốc, nôn tháo, sau đógọi điện bảo tôi đến. Tôi hỏi, đêm qua có xảy ra chuyện gì khả nghi không?Nhưng chẳng có gì hết. Không người nào nghe thấy tiếng nổ. Nếu phát ra âm thanhlớn như thế, chắc chắn mọi người sẽ giật mình tỉnh giấc. Bởi họ vốn là nhữngngười sống ở đó trong nơm nớp lo âu. Thế nghĩa là, đó là một vụ nổ vô thanh.Cũng không ai nghe thấy tiếng chó sủa. Đó là một đêm yên tĩnh. Nhưng sáng rathì con chó đã bị lộn trái từ trong ra ngoài, nội tạng vẫn còn tươi bắn tứ tán,lũ quạ ở gần đấy sáng sớm đã được một phen thỏa thích. Còn tôi thì đương nhiênchẳng vui vẻ gì."

    "Cóchuyện gì kỳ lạ đang xảy ra."

    "Khôngsai," Tamaru nói, "Đang xảy ra điều gì đó kỳ lạ. Hơn nữa, nếu trực giác của tôiđúng, thì đây chẳng qua mới chỉ là khởi đầu."

    "Đãbáo cảnh sát chưa?"

    "Cô đừngđùa," trong mũi Tamaru phát ra âm thanh khe khẽ như thể đang giễu cợt, "Lũ cảnhsát ấy chẳng có tác dụng gì đâu. Chúng chỉ biết làm những chuyện chẳng ra sao ởnhững nơi chẳng ra gì, và càng khiến sự việc trở nên phức tạp."

    "Bàchủ nói gì về chuyện này không?"

    "Bà ấychẳng nói gì cả. Nghe tôi báo lại xong chỉ gật đầu." Tamaru nói. "Về mặt đảm bảoan toàn, tôi toàn quyền phụ trách. Từ đầu chí cuối. Dẫu sao, đây là việc củatôi mà."

    Im lặngmột lúc. Đó là sự im lặng đè trĩu đi kèm với trách nhiệm.

    "Bốnrưỡi chiều mai," Aomame nói.

    "Bốnrưỡi chiều mai," Tamaru lặp lại. Sau đó lặng lẽ ngắt máy.


Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123

Chủ Đề Tương Tự

  1. 1Q84 Tập 2
    By giavui in forum Truyện Dài
    Trả Lời: 23
    Bài Viết Cuối: 09-06-2020, 05:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •