Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai.
Albert Camus
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 15 of 15

Chủ Đề: Một, Hai, Ba Những Cái Chết Bí Ẩn

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Một, Hai, Ba Những Cái Chết Bí Ẩn


    Một, Hai, Ba Những Cái Chết Bí Ẩn


    (ONE, TWO BUCKLE MY SHOE)

    Tác giả :Agatha Christie

    Dịch giả: NGUYỄN BÁ



    MỤC LỤC [−]

    1. Một, Hai, Tôi Buộc Dây Giày…
    2. Ba, Bốn, Tôi Đóng Cửa Lại…
    3. Năm, Sáu, Tôi Nhặt Những Khúc Củi
    4. Bảy, Tám, Tôi Sắp Chúng Thật Thẳng
    5. Chín, Mười, Một Con Gà Mái Béo, Tròn
    6. Mười Một, Mười Hai, Mọi Người Đều Phải Đào Xới…
    7. Mười Ba, Mười Bốn, Các Cô Gái Được Tán Tỉnh
    8. Mười Lăm, Mười Sáu, Những Cô Gái Khác Ở Dưới Bếp
    9. Mười Bảy, Mười Tám, Những Người Khác Làm Nhiệm Vụ
    10. Mười Chín, Hai Mươi, Đĩa Của Tôi Đã Sạch Trơn

    Dịch từ bản tiếng Pháp: UN DEUX TROIS - NXB Librairie des Champs - Élysée 1986





    Lời mở đầu
    Một buổi sáng, Hercule Poirot, nhà thám tử nổi tiếng mà Agatha Christie thường giới thiệu với chúng ta trong loạt truyện trinh thám của bà, tìm tới nha sĩ Henry Morley để chữa răng. Không ngờ chỉ vài giờ sau, ông đã phải trở lại để điều tra nguyên nhân cái chết của nha sĩ.

    Ngày một ngày hai, Scotland Yard (Sở Cảnh Sát Anh) đã ra lệnh đình chỉ điều tra sau khi phát hiện bệnh nhân cuối cùng của nha sĩ, ông Amberiotis, chết vì bị tiêm thuốc quá liều. Họ cho rằng Henry Morley đã tự tử do hoảng sợ vì đã gây ra cái chết nói trên.

    Hercule Poirot không tin như vậy mà coi đây là một vụ giết người. Cuộc điều tra lại được tiếp tục nhưng chỉ bởi một người. Lập luận logic dựa vào bản ghi chép tỉ mỉ lời khai của các nhân chứng đã buộc kẻ giết người phải nhận tội. Các bạn sẽ tìm thấy hắn trong cuốn truyện trinh thám đặc sắc này.

    Một, hai, tôi buộc dây giày,
    Ba, bốn, tôi đóng cửa lại,
    Năm, sáu, tôi nhặt những khúc củi,
    Bảy, tám, tôi sắp chúng thật thẳng,
    Chín, mười, một con gà mái béo tròn,
    Mười một, mười hai, mọi người đều phải đào xới ,
    Mười ba, mười bố, các cô gái được tán tỉnh,
    Mười lăm, mười sáu, những cô gái khác ở dưới bếp,
    Mười bảy, mười tám, những người khác làm nhiệm vụ
    Mười chín, hai mươi, đĩa của tôi đã sạch trơn…



    Chương 1

    MỘT, HAI, TÔI BUỘC DÂY GIÀY…
    I

    Khi ngồi vào bàn để ăn trưa, ông Morley không vui vẻ lắm. Ông phàn nàn về món thịt muối, ông hỏi tại sao cà phê lại giống nước bùn lỏng và nói rằng chưa bao giờ bánh bích quy lại dở như vậy.

    Ông Morley có dáng người nhỏ nhắn với khuôn mặt cương nghị và cái cằm hiếu chiến. Chị ông, một bà quản gia có tầm vóc đẹp, chăm chú nhìn ông rồi hỏi ông một lần nữa xem có phải người ta đã chuẩn bị cho ông nước tắm quá lạnh không.

    Ông gắt gỏng, trả lời không và liếc nhìn tờ báo hàng ngày. Một lát sau, ông tuyên bố rằng chính phủ, mà cho đến lúc đó ông chỉ lấy làm tiếc về sự thiếu khả năng, bây giờ rõ ràng đã trở nên tai hại.

    Cô Morley bằng giọng rất trầm, bảo rằng đấy là điều đáng tiếc. Các ông bộ trưởng, dù họ là thế nào đi nữa, luôn luôn tỏ ra có một ích lợi nào đó, cô giục ông em giải thích tại sao chính phủ hiện tại lại bất lực, ngớ ngẩn và nguy hiểm.

    Ông Morley đã làm cho cô vừa lòng, khi uống một tách cà phê thứ hai mà ông cảm thấy ghê tởm và cuối cùng ông thú nhận lý do thực sự làm ông bực mình.

    - Các cô gái đều giống nhau cả thôi - ông nói - Họ chỉ nghĩ tới bản thân và không thể tin họ được!

    - Có phải cậu nói về Gladys phải không?

    - Vâng. Cô ấy vừa báo cho em biết là bà của cô ta bị một cơn kịch phát và cô ấy cần phải đi đến Somerset.

    - Thực là chán, nhưng không phải lỗi tại cô ấy.

    Ông Morley lắc đầu, rầu rĩ:

    - Ai chứng minh cho em rằng bà cô ấy thực sự có một cơn kịch phát? Biết đâu đấy chẳng phải là một cú đánh lừa với sự tiếp tay của chàng trai đáng ngờ mà cô ta luôn luôn đi cùng? Họ đã quyết định kiếm lấy một ngày nghỉ, chỉ thế thôi!

    - Chị khó tin điều đó với Gladys. Chị luôn luôn thấy cô ấy là người có lương tâm.

    - Tất nhiên! Nhưng...

    - Đấy là một cô gái thông minh và yêu lao động, chính cậu đã nói với chị điều đó.

    - Vâng, Georgina, em đã nói điều đó! Nhưng đấy là trước khi cô ấy lui tới với con người ấy. Cô ấy đã thay đổi nhiều trong thời gian gần đây. Người ta không nhận ra cô ấy nữa. Cô ấy mơ mộng, luôn nghĩ đến việc khác, hay bồn chồn…

    Người giám thủ cứng rắn thở dài:

    - Cậu muốn gì, Harry? Tất cả mọi cô gái cuối cùng đều sẽ phải yêu. Người ta không thể làm gì được cả.

    Ông Morley đáp lại cụt ngủn:

    - Điều đó không được cản trở các việc mà họ phải làm. Em có một cô thư ký, cần cô ta. Nhất là hôm nay. Có những bệnh nhân rất quan trọng... và đấy là điều khó chịu!

    - Ừ cậu nói đúng đấy. Ầ, thế cậu bé mà em thuê, hắn có quen việc không?

    - Không! Thậm chí hắn không ghi nổi một cái tên và cử chỉ của hắn thật lố bịch. Nếu hắn không thay đổi, thì em buộc phải đuổi hắn và thuê một người khác. Các phương pháp giáo dục hiện nay, tỏ ra thiếu toàn diện. Hình như chúng chỉ đào tạo ra những chàng thanh niên ngờ nghệch, chậm hiểu và hay quên.

    Ông xem đồng hồ và nói tiếp:

    - Em đi đây. Sáng nay em bận lắm và em còn phải khám cho bà Sainsbury Seale nữa. Bà ấy đau. Em đã khuyên bà ấy gặp Reilly, nhưng bà ta không chịu.

    - Chị hiểu bà ấy.

    - Reilly rất có khả năng. Ông ấy thạo nghề.

    - Tay ông ấy run - cô Morley trả lời - Đối với chị, đấy là một người uống rượu.

    Morley mỉm cười và rời bàn ăn, thái độ trở lại vui vẻ.

    - Như thường lệ - ông nói - em sẽ trở lên vào lúc một giờ rưỡi để nhấm nháp mẩu bánh xăng- uýt.

    II

    Ở Savoy, ông Amberiotis thám hiểm bộ răng của mình với một que tăm. Ông mỉm cười.

    Các công việc giao dịch của ông đều êm thấm cả.

    Như mọi khi, sự may mắn lại đến với ông. Ông đã không phí thì giờ khi nói với người đàn bà ngu đần này vài lời tử tế. Điều đó xảy ra thật xứng đáng với ông. Ông luôn luôn tỏ ra là người tử tế và độ lượng. Trọng tương lai, có thể ông sẽ còn hơn thế. Những hình ảnh hạnh phúc đi qua trước mắt ông.

    Cậu bé Dimitri... Cái anh Constatopoulos tuyệt vời này vật lộn với quán ăn của anh ta... Đối với họ, một sự ngạc nhiên tuyệt vời biết mấy!

    Que tăm chọc vào một chỗ làm ông Amberiotis nhăn mặt. Những lời tiên đoán dễ thương đã tan biến đi. Sự lo lắng xâm chiếm và thôi thúc ông Amberiotis.

    Ông dùng lưỡi thận trọng thám hiểm một cái hốc răng rồi rút từ túi ra cuốn sổ tay và ghi vào: "58 phố Hoàng hậu Charlotte, chính trưa".

    Ông thử tìm lại tính lạc quan hồi nãy của ông. Nhưng cố gắng vô ích. Trong lúc này, tương lai ở trong mấy từ: "58 phố Hoàng hậu Charlotte, chính trưa".

    III

    Ở khách sạn Glengowrie Court ở Nam Kensington, vừa xong bữa sáng, cô Sainsbury Seale và bà Bolitho đang ngồi trong phòng lớn tán gẫu. Do ngồi gần nhau trong phòng ăn, họ đã quen nhau tám ngày trước đây ngay sau khi cô Sainsbury Seale đến.

    - Bạn thân mến, bạn biết rằng cái đó không làm tôi đau nữa. Không đau gì cả! Tôi muốn gọi điện thoại…

    - Đừng gọi - Bà Bolitho la lên - Bạn hãy đến nha sĩ và nhổ đi là xong.

    Bà Bolitho là một người đàn bà to lớn có giọng nói trầm trầm và hình như sinh ra để chỉ huy. Cô Sainsbury là một người đàn bà trạc bốn mươi tuổi, tóc hoa râm cuộn thành xoáy ốc, giữ gìn cẩu thả. Quần áo lôi thôi, trông cô có vẻ "nghệ sĩ", kính cặp mũi luôn luôn rơi và cô nói nhiều.

    - Nhưng - cô lại nói tiếp - vì tôi đã nói với bạn rằng tôi không đau nữa. Vâng, chỉ có điều là hầu như tôi không ngủ suốt đêm.

    - Đúng đấy! Nhưng tôi tin chắc rằng, bây giờ, dây thần kinh đã chết. Một lý do nữa để đi tới nha sĩ... Trong trường hợp ấy chính sự sợ hãi luôn luôn giữ chúng ta lại. Này! Cần phải tỏ ra quả quyết và chấm dứt cho xong đi!

    Cô Sainsbury suýt trả lời: "Bạn hãy nói cho thoải mái. Người ta thấy rằng không phải vấn đề là mấy cái răng của bạn", nhưng cô đã bằng lòng nói:

    - Bạn thân mến, tôi tin rằng bạn có lý. Morley rất hiền và ông ấy không bao giờ làm đau ai.

    IV

    Cuộc họp hội đồng giám đốc vừa kết thúc. Mọi việc đã diễn ra tốt đẹp. Bản báo cáo rất tuyệt vời. Tất cả mọi người đều phải hài lòng. Thế nhưng, không bỏ sót một sắc thái nào, ông Samuel Rotherstein đã nhận thấy có cái gì đó trong thái độ cửa chủ tọa.

    Hai hoặc ba lần, Alistair Blunt đã phát biểu ý kiến bằng một giọng gãy gọn và gay gắt mà không có cái gì giải thích được.

    Một nỗi buồn phiền dấu kín? Nghĩ kỹ lại thì không phải. Tính của Alistair vốn đâu phải thế. Thế thì, cái gan?... Ông Rotherstein thỉnh thoảng bị đau gan. Nhưng chưa bao giờ Alistair phàn nàn về gan của mình. Ông ta có một sức khỏe tuyệt vời, thế nhưng có cái gì đó. Một hoặc hai lần, ông ấy đã đưa tay lên, vuốt cằm một cách khác với thói quen của ông. Và nhiều lần trong suốt cuộc họp, hình như ông ấy nghĩ tới việc gì khác.

    Ra khỏi phòng họp hội đồng, họ cùng gặp nhau ở phía trên của cầu thang.

    - Tôi có thể thả ông ở đâu đấy? - Rotherstein hỏi.

    Blunt lắc đầu.

    - Xe đang đợi tôi - ông giải thích.

    Ông nhìn đồng hồ và nói thêm:

    - Tôi đã có hẹn tới chỗ nha sĩ.

    Điều bí ẩn đã sáng tỏ.

    V

    Hercule Poirot xuống xe taxi, trả tiền và gõ cửa số 58, phố Hoàng hậu Charlotte. Một lát sau, một người phục vụ trẻ, tóc hung và mặt rỗ ra mở cửa.

    - Ông Morley? - Hercule Poirot hỏi.

    Trong thâm tâm ông thầm ước ông Morley đi vắng, bị ốm, hoặc không tiếp khách lúc này. Nhưng người phục vụ biến mất, Hercule Poirot đi vào và cửa đóng sập lại sau ông. Nặng nề như số mệnh.

    - Thưa ông, đề nghị ông cho biết tên?

    Poirot nói tên và vào phòng đợi, một căn phòng bày biện đồ đạc rất lịch sự, nhưng đối với ông, có vẻ buồn vô hạn, với những bức màn bằng nhung xanh, đồ đạc theo kiểu cổ và ghế bành đặt trên tấm thảm đỏ, thêu những con chim đỏ đang bay giữa các bông hoa.

    Có một ông đã chờ ở đấy, tác phong quân sự, da mặt vàng, bộ ria mép ngạo nghễ. Ông ta nhìn Poirot như thể đó là một con côn trùng có hại, có thể nói không ngoa rằng ông ta đang tiếc là đã không mang theo, không phải một khẩu súng lục mà là một lọ thuốc trừ sâu. Poirot khinh bỉ nhìn ông ta và nghĩ rằng có những người khó chịu và lố lăng đến nỗi việc giết ngay họ khi họ sinh ra trên quả đất là một việc làm tốt.

    Rồi ông ta cầm lấy tờ Times, quay ghế lại để khỏi thấy Poirot và bắt đầu đọc. Poirot dở tờ Punch. Thiện ý của ông là trọn vẹn, nhưng không có một sự đùa cợt nào làm ông cười cả.

    Người phục vụ xuất hiện trên ngưỡng cửa và hỏi đại tá Arrowbumby. Ông này đứng dậy và biến mất.

    Poirot thầm nghĩ: một cái tên thật thô lỗ. Khi đó, cửa chính lại mở ra và một người thanh niên khoảng ba mươi tuổi bước vào.

    Poirot liếc trộm người này trong khi hắn nhặt một tờ tạp chí ở trên bàn.

    Ông thấy hắn thiếu thiện cảm, thậm chí có vẻ nguy hiểm. Và, Poirot nghĩ: "nếu đấy là một kẻ giết người thì mình cũng chẳng ngạc nhiên!". Thật sự, hắn ta giống một kẻ giết người hơn bất kỳ những kẻ giết người nào khác mà Poirot đã bắt giữ từ trước đến giờ.

    Người phục vụ xuất hiện trở lại và hỏi:

    - Ông Poirot?

    Ông trả lời và đứng dậy theo người hướng dẫn trẻ đi tới thang máy nhỏ, xuống tầng hai. Qua hành lang, vào cửa chính, qua phòng trước, tới cửa thứ hai, đó là phòng của nha sĩ.

    Ông nghe tiếng nước chảy và ngoảnh lại. Ông Morley, một nha sĩ đầy lương tâm, đang rửa tay trước khi khám cho ông.

    VI

    Có những giờ phút nhục nhã trong đời sống của các bậc vĩ nhân. Người ta nói rằng không một ai là anh hùng đối với người hầu phòng của mình. Có thể nói thêm rằng không một ai tự cảm thấy có linh hồn của một anh hùng, khi đứng trước một nha sĩ.

    Hereule Poirot hoàn toàn có ý thức về điều đó. Nói chung, ông có ý niệm tốt về mình. Ông là Hercule Poirot và tự coi là đứng ở trên số đông những người cùng thời với ông. Nhưng, lúc này, ông cảm thấy nhỏ bé quá. Ông chỉ là một con người như những người khác, một con người đáng thương, bị khủng bố bởi ý nghĩ phải ngồi vào trong ghế bành của nha sĩ.

    Sau khi rửa tay xong, ông Morley nói với ông bằng một giọng khích lệ:

    - Khí hậu chưa nóng lắm đối với mùa...

    Bằng những cử chỉ làm siêu lòng, ông đưa Poirot tới chỗ đã định: trước cái ghế bành. Bằng bàn tay thành thạo, ông đặt cái tựa đầu ở vị trí thích hợp. Hercule Poirot hít sâu một cái và ngồi vào ghế, để mặc cái đầu ông cho những ngón tay tinh tế của ông Morley đặt chỗ thích hợp.

    - Ông cảm thấy thoải mái chưa? - Ông Morley hỏi với thái độ vui vẻ hết mức.

    Poirot đồng ý bằng giọng ồ ồ.

    Ông Morley xích một cái bàn nhỏ lại, một tay cầm một cái gương nhỏ và tay kia một cái dụng cụ nhọn, và chuẩn bị tiến hành. Hercule Poirot, hai tay giữ chặt lấy tay vịn của ghế, nhắm mắt lại và há miệng.

    - Có một cái răng làm ông đau phải không? - Nha sĩ hỏi.

    Nói lúng búng, Hercule Poirot đã làm cho nha sĩ hiểu được là không có cái răng nào đau cả, nhưng ông muốn được kiểm tra lại răng hàm sáu tháng một lần, như là một thói quen của ông. Có thể ông không cần những sự chăm sóc đặc biệt, nhưng có lẽ cần xem cái răng hàm lớn thứ hai ở phía dưới bên trái... Ông Morley khám rất cẩn thận.

    - Chỗ hàm răng này bị hỏng một chút, nhưng không có gì là nghiêm trọng... Tôi vui mừng nhận thấy rằng lợi của ông đều ở tình trạng hoàn hảo...

    Một sự yên lặng tiếp theo: ông Morley xoi mói nhìn vào một chiếc răng. Báo động giả. Ông chuyển qua hàm dưới. Răng hàm thứ nhất tốt, răng thứ hai tốt. Cái thứ ba, trái lại...

    "Ông ta tìm thấy cái gì đó, đồ súc sinh!" Poirot nghĩ.

    - Lúc này, cái răng này có đau không? Điều đó làm cho tôi ngạc nhiên...

    Cuối cùng, sự khám răng kết thúc. Ông Morley đứng thẳng lại, vừa ý và nhận xét.

    - Không có gì nghiêm trọng. Xem lại một hai chỗ hàn và hàn chiếc răng hàm ở phía trên. Chúng tôi sẽ làm ngay tức khắc.

    Ông sờ cái chuyển mạch điện và Poirot nghe một tiếng vo vo nhỏ. Nha sĩ với cái khoan răng đã được chuẩn bị bắt đầu công việc đáng ghê sợ của mình.

    - Hãy báo cho tôi biết nếu tôi làm cho ông đau.

    Poirot nhăn mặt, rên vài tiếng nhỏ, nhưng nói chung giữ được tư thế một cách đáng kính. Khi ông chực giơ tay để ngăn nhục hình, thì nó ngưng lại. Để lại bắt đầu sau đó một lúc, khi Poirot đã xúc miệng.

    Trong lúc ông Morley chuẩn bị hợp chất mà ông sắp đổ đầy vào hốc nhỏ vừa đục, cuộc nói chuyện lại bắt đầu.

    - Sáng nay - nha sĩ giải thích - một mình tôi phải làm tất cả. Cô Nerill đã được gọi xuống tỉnh. Ông có nhớ cô ấy không?

    Poirot nói dối là có.

    - Cô ấy đi thăm một người bà con bị ốm - ông Morley tiếp tục câu chuyện - Những chuyện ấy thường xẩy ra luôn vào những ngày mà tôi lắm việc. Tôi đã bị muộn theo thời gian biểu của tôi. Người bệnh trước ông đã không đến đúng giờ và tất cả chương trình của tôi bị xê xích; điều tai hại hơn nữa là tôi phải chăm lo đến một bà hình như đau kinh khủng. Trong mỗi buổi sáng, tôi luôn luôn dành ra mười lăm phút cho những trường hợp khẩn cấp ấy. Nhưng hôm nay, sẽ không dễ dàng cho tôi để tìm thấy thời gian ấy.

    Ông Morley liếc nhìn cái mà ông giã ở trong một cái cối nhỏ và nói tiếp:

    - Ông Poirot, một điều mà tôi nhận xét là những nhân vật quan trọng, những người giữ những vị trí lớn luôn luôn đúng giờ và không bao giờ bắt đợi cả. Các bậc vua chúa, chẳng hạn, chính là sự đúng giờ. Các nhà tài phiệt lớn cũng vậy. Sáng nay, tôi có hẹn với một nhà tài phiệt rất lớn. Alistair Blunt!

    Ông đã đọc cái tên với giọng cường điệu.

    Poirot có ở trong miệng những nùi bông và ở dưới lưỡi một cái ống thủy tinh nhỏ. Không thể nói được, ông trả lời bằng tiếng làu bàu khó hiểu.

    Alistair Blunt! Đúng là những cái tên như cái tên đó bây giờ được coi trọng. Không còn vấn đề quận công, bá tước, thủ tướng nữa. Ông Alistair Blunt không đòi một chức tước nào cả. Đấy là một con người mà đại chúng không biết mặt, các báo chí ít nói đến, một người Anh mà những người tốt biết rất ít, nhưng là người đứng đầu nhà băng lớn nhất của vương quốc. Một người hết sức giàu. Có thể áp đặt luật pháp cho các chính phủ. Một người sống một cuộc sống kín đáo, không bao giờ phát biểu trước đám đông và có những quyền lực vô hạn.

    Vừa hàn răng cho Poirot, ông Morley vừa nói về sự giàu sụ bệnh hoạn của ông kia bằng một giọng mang đầy vẻ kính trọng.

    - Ông ấy luôn luôn đến rất đúng giờ. Phần lớn, ông cho xe về trước và ông đi bộ về nhà. Một con người duyên dáng và rất giản dị. Ông thích trò đánh gôn và những mảnh vườn đẹp. Không bao giờ ông có thể tin rằng ông ấy có thể mua một nửa châu Âu nếu ông ấy muốn. Ông ta như thế đấy, một con người như ông và tôi.

    Poirot ít ưa thích sự đồng hóa. Ông Morley là một nha sĩ xuất sắc, nhưng người ta tìm thấy ở London nhiều nha sĩ khác cũng xuất sắc như ông. Trong khi đó, ở trên quả đất này, chỉ có một Hercule Poirot duy nhất.

    Poirot lại xúc miệng lần nữa. Ông Morley, vừa tấn công vào chiếc răng thứ hai, vừa nói tiếp:

    - Ông thấy không, đấy là câu trả lời của chúng ta cho tất cả những nhà độc tài lục địa ấy: Hitler, Mussolini và đồng bọn! Ở nước chúng tôi, người ta thích sự đơn giản. Ông hãy xem nhà vua! Đấy là một người dân chủ xác thực. Dĩ nhiên, đối với một người Pháp như ông, quen với những thể chế cộng hòa...

    Poirot phản ứng mạnh mẽ:

    - Không phải Pháp!... Bỉ!

    Ông Morley, vừa thổi hơi nóng ở trong hốc, vừa nhẹ nhàng bảo ông im và tiếp tục nói:

    - Tôi không biết ông là người Bỉ. Vua Leopold là một người lỗi lạc, tôi luôn luôn nghe nói điều đó. Đối với tôi, tôi rất gắn bó với chế độ quân chủ. Nó có cái tốt của nó, ông biết đấy! Hãy chú ý xem các đức vua thường nhớ mặt và nhớ tên. Vả chăng, tôi nghĩ, đấy là một thiên tử. Đối với tôi, tôi quên tên, nhưng không bao giờ quên mặt. Vì vậy mà hôm nọ, tôi đã tìm lại được một trong những người bệnh của tôi, mà cái tên không có nghĩa gì đối với tôi nhưng tôi chắc chắn là đã gặp ông ta. Tôi tự hỏi xem tôi đã gặp ông ấy ở đâu và tôi chắc chắn là sẽ nhớ lại, trong ngày một ngày hai. Xin ông làm ơn xúc lại miệng cho, xin mời.

    Hai phút sau, Poirot xuống khỏi ghế. Ông tự thấy lại là một con người tự do.

    - Ông Poirot, tôi hi vọng rằng ông đã không tìm thấy kẻ giết người ở trong nhà tôi - nha sĩ nói với ông lúc ông sắp từ biệt.

    - Trước khi đến đây - Poirot vừa trả lời vừa cười - tôi sẵn sàng coi tất cả mọi người là kẻ giết người. Nhưng bây giờ thì hơi khác.

    - Dĩ nhiên, nhưng ông đồng ý là các nha sĩ không còn đáng gờm nữa như trước đây. Tôi có cần gọi thang máy cho ông không?

    - Không, xin cảm ơn. Tôi sẽ xuống bộ.

    Poirot đi ra. Khi ông đi tới các bậc cuối cùng, ông thấy đại tá rời khỏi căn nhà. Trở nên độ lượng, Poirot tự nói rằng, suy nghĩ cho kỹ, thì đấy khó chắc chắn là không phải một con người xấu. Một khẩu súng đẹp, chắc là thế, đã phải giết chết hơn một con hổ. Một người lính. Một trong những người mở đường của Vương quốc.

    Poirot đi vào phòng đợi , để lấy mũ và can mà ông để ở đây. Người thanh niên vẫn ở đấy, điều đó làm cho ông ngạc nhiên một chút. Cũng có một người bệnh khác đang đọc tờ Field.

    Poirot lại nhìn kỹ người thanh niên. Ông lại thấy ở hắn cái vẻ tàn bạo mà ông đã nhận xét hồi nãy, cái vẻ của một kẻ sẵn sàng trở thành tên giết người, nhưng ông cũng tự bảo rằng đấy không phải là một kẻ giết người thực sự. Khi nha sĩ làm xong việc với anh ta, người thanh niên này sẽ bước nhẹ nhàng xuống thang, với nụ cười tốt lành của một con người nào đó không muốn hại ai.

    Người phục vụ vào và gọi ông Blunt.

    Người đọc tờ Field đặt tờ báo xuống bàn và đứng dậy. Đấy là một người đã đứng tuổi, không béo không gầy, ăn mặc rất lịch sự. Ông đi theo người phục vụ.

    Ông Blunt giàu và có thế lực. Nhưng cũng như mọi người, ông cũng phải đến chỗ nha sĩ. Và sự thử thách cũng vất vả như đối với bất cứ ai.

    Poirot cầm can cùng mũ và đi ra cửa chính. Khi ông khép cửa lại, đôi mắt ông một lần nữa lại cặp đôi mắt của người thanh niên. Ông tự bảo rằng chàng trai tội nghiệp này chắc chắn là chỉ đau răng xoàng thôi.

    Tới phòng trước, Poirot dừng lại trước một cái gương để chải lại bộ ria mép đã hơi bị rối khi ở trong phòng của ông Morley. Ông vừa chải lại nó khi ra khỏi thang máy, người phục vụ xuất hiện ở cuối phòng. Anh ta huýt sáo vang lên. Anh đừng hẳn lại khi thấy Poirot và vội vàng mở cửa cho ông.

    Một chiếc taxi đậu ở trước ngôi nhà. Một bàn chân phụ nữ hiện ra ở cửa xe.

    Poirot nhìn nó, vẻ thích thú.

    Một cái mắt cá đẹp. Những chiếc tất xinh. Một bàn chân nhỏ, nhưng một chiếc giày hơi không vừa. Một chiếc giầy bằng da mới tinh, với một cái vòng to, lóng lánh. Poirot lắc đầu. Chiếc giầy này thiếu lịch sự và đóng rất quê.

    Bà ta bước ra khỏi xe. Bị bất ngờ vướng chân vào cửa xe, một cái vòng của chiếc giày kia rơi xuống vỉa hè. Poirot vội vàng nhặt lấy và trả lại cho bà bằng một cái cúi gập người lịch sự.

    Chao ôi! Bà ấy gần năm mươi tuổi hơn là bốn mươi, mang kính cặp mũi, có tóc nhuộm và mặc quần áo không vừa người. Bà ấy cảm ơn Poirot và đánh rơi xuống đất trước hết là kính cặp mũi rồi đến cái ví của bà.

    Lịch sự, Poirot nhặt cái này rồi cái kia. Sau khi lấy lại đồ đạc, bà bước lên thềm nhà số 58 phố Hoàng hậu Charlotte. Poirot đi tới gần người lái xe đang ngắm nghía với vẻ chán ngán món tiền trà nước nghèo nàn mà bà thưởng cho ông.

    - Ông có rảnh không?

    - Vâng.

    - Tôi cũng vậy - Poirot nói - Và được giải phóng nữa.

    Ông nhận xét thấy người lái xe nhìn chòng chọc vào mặt ông với con mắt lo lắng.

    - Ông an tâm - ông nói thêm - tôi không say rượu đâu. Tôi vừa ừ nhà ông nha sĩ ra và tôi được giải phóng khỏi ông ấy trong sáu tháng. Đấy là một ý nghĩ rất an ủi.



  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương Bảy

    MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, CÁC CÔ GÁI ĐƯỢC TÁN TỈNH
    I

    - Ông Reilly, có phải không?

    Người thanh niên Ai- rơ- len, rất ngạc nhiên, quay lại nửa chừng để nhìn xem ai nói với mình. Anh thấy đứng bên cạnh anh, gần quầy hàng của Công ty Hàng hải một người nhỏ bé, có bộ ria mép khoẻ và cái đầu hình quả trứng.

    - Có lẽ ông không nhớ tôi chăng? - Người nhỏ bé hỏi.

    - Ông khiêm tốn quá, ông Poirot. Ông không phải thuộc hạng người mà người ta dễ quên!

    Reilly trả lời cho nhân viên đang chờ ở phía bên kia quầy hàng, rồi trở lại với Poirot. Ông này đặt ra một câu hỏi mới:

    - Ông rời nước Anh để đi nghỉ phải không?

    - Không phải tôi đi nghỉ. Còn ông, ông Poirot? Ông đi nghỉ phải không?

    - Thỉnh thoảng, tôi đi nghỉ ít ngày ở nước tôi, ở Bỉ - Poirot trả lời.

    - Tôi đi xa hơn thế - Reilly nói - Tôi đi tới châu Mỹ, và tôi không có ý định trở về.

    - Tôi lấy làm ngao ngán khi được biết điều đó, ông Reilly ạ. Ông sẽ bỏ rơi khách hàng ở đường Hoàng hậu Charlotte hAy sao?

    - Nói cho đúng hơn là họ bỏ rơi tôi!

    - Thực thế sao?.. Nản quá nhỉ!

    - Ồ! Điều đó cũng làm cho tôi buồn. Khi tôi nghĩ đến số nợ mà tôi để lại sau lưng thì tôi thấy sung sướng.

    Ông ta còn nói thêm, với một nụ cười:

    - Không bao giờ tôi tự giết tôi vì những cảnh thiếu tiền. Khi nào chúng trở nên thôi thúc quá, thì anh hãy đánh một dấu chéo vào số nợ của anh, và anh đi lại từ số không! Tôi có những bằng cấp và tôi hơi ngượng khi nói điều này, chúng đều thuộc hạng ưu.

    Poirot nói rất nhỏ:

    - Ngày hôm kia, tôi thấy cô Morley.

    - Điều đó đã đánh lừa ông chăng?... Tôi tin chắc là không! Tôi không bao giờ gặp bộ mặt xanh xao hốc hác như vậy. Nhưng tôi thường tự hỏi mình làm thế nào cô ta sẽ béo đẫy một chút, nhưng đấy là một việc mà người ta sẽ không bao giờ biết.

    Poirot tự mỉm cười.

    - Ông có tán thành bản tin do toà án đưa ra về cái chết của người cộng tác của ông không? - Ông hỏi.

    - Hoàn toàn không! - Reily trả lời, tách rõ các âm tiết.

    - Ông có nghĩ rằng ông ta đã phạm một sai lầm không?

    - Nếu Morley đã tiêm cho người Hy lạp ấy một khối lượng thuốc tê mà người ta khẳng định, thì một trong hai trường hợp: hoặc là ông ta say mềm, hoặc là ông ta muốn giết ông kia. Thế nhưng, tôi không bao giờ thấy ông ta uống rượu cả.

    - Thế thì, ông ta đã biết rất rõ điều mà ông ta làm hay sao?

    - Tôi không muốn nói như thế. Đấy là một lời buộc tội rất nặng. Và theo ý tôi, nó sẽ không được chứng minh.

    - Nhưng mà nó cần phải có một sự giải thích.

    - Đấy đúng là ý kiến của tôi. Nhưng tôi không thấy được sự giải thích.

    - Ông đã thấy Morley lần cuối cùng vào lúc nào? Morley còn sống, tất nhiên!

    - Này... tất cả điều đó đã khá lâu lâu để trả lời cho một câu hỏi tương tự. Đấy là trước hôm ông ta chết, tôi tin như vậy. Buổi tối, vào bảy giờ kém mười lăm...

    - Ông đã không thấy ông ta ngay hôm mà ông ta chết?

    - Không.

    Poirot nài nỉ:

    - Ông có chắc không ?

    - Tôi không khẳng định gì cả.

    - Nhưng theo tôi không phải thế. Ông đã không lên phòng ông ta vào lúc mười một giờ ba nhăm sao?... Có một người bệnh ngồi trong ghế bành...

    - Ông nói đúng. Bây giờ tôi nhớ ra rồi. Tôi muốn hỏi ông ta một câu về phương tiện kỹ thuật, về vấn đề các dụng cụ mà tôi đang đặt mua. Nhà hàng đã yêu cầu tôi xác định qua điện thoại. Tôi chỉ ở lại với ông ta trong một phút và vì vậy mà tôi đã quên khuấy mất điều đó. Thực tế là ông ta đang săn sóc một người bệnh...

    Poirot lắc đầu:

    - Tôi có một câu hỏi khác mà tôi muốn hỏi ông đã từ lâu - ông tiếp tục nói - Một trong những người bệnh của ông, ông Raikes, đã ra đi, không quan tâm đến sự hẹn gặp của ông. Do sự việc đó, ông đã có nửa giờ nhàn rỗi. Ông đã dùng nó như thế nào?

    - Như tôi đã luôn luôn làm trong trường hợp tương tự. Tôi tự làm một cốc rượu cốc tay. Tiếp sau đó là cú điện thoại ấy, đã đưa tôi lên chỗ ông Morley trong một phút.

    - Tôi cũng tin rằng ông đã không có người bệnh từ mười hai giờ rưỡi trưa đến một giờ chiều sau khi ông Barnes ra về rồi. Thực tế, chính xác là ông ta rời ông vào giờ nào?

    - Một chút xíu sau mười hai giờ rưỡi.

    - Và lúc đó ông đã làm gì?

    - Như trước! Tôi tự làm một cốc rượu cốc tay.

    - Và ông trở lên lại gặp ông Morley?

    Ông Reilly mỉm cười.

    - Có phải ông muốn ám chỉ rằng tôi đã trèo lên trên đó để giết ông ta phải không? - Ông ta hỏi - Tôi đã nói với ông rằng là đã lâu, tôi không làm gì cả. Tôi nhắc lại điều đó, thừa nhận rằng ông buộc phải tin tôi chỉ dựa theo lời hứa.

    - Và ông nghĩ gì về Agnès, cô gái hầu buồng?

    Câu hỏi đã làm cho nha sĩ ngạc nhiên.

    - Tại sao ông lại hỏi như vậy?

    - Vì tôi muốn biết điều đó!

    - Này. Tôi sẽ trả lời ông. Tôi không bao giờ quan tâm đến cô ta cả. Georgina đã quan tâm đến các người ở của cô ta. Về việc đó, cô ta hoàn toàn đúng!... Và tôi nói thêm rằng cô bé không bao giờ nhìn tôi, điều đó hình như chứng tỏ rằng cô ta thiếu sự quý mến.

    - Theo tôi - Poirot nói - cô ta biết điều gì đó.

    Poirot nhìn Reilly dò hỏi, ông này lắc đầu, vừa mỉm cười.

    - Điều đó không nên hỏi ở tôi. Tôi không biết và tôi không thể giúp ông một tí gì cả.

    Ông ta nhặt tiền thối lại ở trước mặt mình, chào Poirot, đi ra, miệng luôn luôn mỉm cười.

    Chỉ còn lại cho Poirot là giải thích cho một người làm công. Rằng quyết định ấy đã làm bực mình, rằng sau khi suy nghĩ chín chắn, ông đã từ bỏ chuyến du lịch mà ông dự định tiến hành ở Thủ đô các nước phía Bắc.

    II

    Poirot lại tới viếng thăm ở Hampstead, bà Adams ngạc nhiên hỏi khi gặp lại ông. Mặc dầu đã được một ông thanh tra trưởng của Sở cảnh sát giới thiệu, coi như là một sự bảo lãnh đối với bà, bà ta xem Poirot như là "một người nước ngoài nhỏ bé, buồn cười" và ít coi trọng ông. Và bà ta chỉ yêu cầu nói chuyện với ông.

    Thông tin ban đầu liên quan đến việc nhận dạng nạn nhân đã được các báo hàng ngày đăng tin như một bản tin giật gân, nhưng các phát hiện trong quá trình điều tra chỉ được công bố ít. Công chúng biết rằng cái xác chết của bà Chapman trước tiên được coi như là xác của cô Sainsbury Seale, nhưng thế là hết. Công chúng không biết rằng không những cô Sainsbury Seale chắc là nguời cuối cùng đã thấy bà Chapman tội nghiệp còn sống, mà cô ta còn rất có thể bị buộc tội giết người vào một ngày nào đó.

    Bà Adams rất sung sướng khi được hay rằng cái xác tìm thấy ở trong căn hộ của bà Chapman không phải là xác của người bạn gái của bà và bà ta không tỏ ra nghi ngờ rằng những ngờ vực có thể đè nặng lên Mabelle Sainsbury Seale.

    - Ông Poirot à, đối với tôi - bà nói - tôi có một niềm tin: đấy là chứng hay quên!

    Poirot thừa nhận là rất đúng. Tiền lệ rất là nhiều. Bà Adams nhớ lại một trường hợp có quan hệ gần gũi với bà ta: một trong những chị em họ của bà đã được chữa khỏi sau những sự chăm sóc lâu dài và tốn kém. Tiếp sau đó, Poirot hỏi bà ta có bao giờ nghe cô Sainsbury Seale nói về bà Albert Chapman không?

    Không, bà Adams không nhớ là người bạn gái của bà đã lúc nào nêu cái tên ấy lên trước mặt bà ta. Nhưng tất nhiên, cô Sainsbury Seale đã không nói với bà tất cả những người mà cô ta biết. Bà Chapman đấy là ai? Cảnh sát có biết ai đã giết bà ta không?

    Poirot trả lời rằng đấy là một điều bí ẩn rồi hỏi bà Adams, ai đã giới thiệu Morley là nha sĩ cho cô Sainsbury Seale? Bà Adams không biết gì cả về vấn đề đó, riêng cá nhân bà thì do ông French ở phố Harley săn sóc và nếu Mabelle có yêu cầu bà chỉ cho cô địa chỉ một nha sĩ, thì bà đã cung cấp cho cô ta địa chỉ của ông French.

    Poirot nói rằng thế thì rất có thể là chính bà Chapman đã giới thiệu ông Morley cho cô Sainsbury Seale. Bà Adams chia sẻ ý kiến đó. Vả chăng theo bà ta, hình như người ta phải nắm được tình hình ngay phòng của nha sĩ.

    Poirot trả lời đã đã nghĩ tới điều đó. Cô Nevill, người mà ông đã hỏi, không nhớ được. Cô ta nhớ rất rõ bà Chapman, nhưng theo cô, hình như bà ta chưa bao giờ nói bóng gió trước mặt cô về cô Sainsbury Seale, một cái tên khá đặc biệt mà cô ta chắc chắn nhớ được.

    Poirot tiếp tục hỏi. Bà Adams xác nhận rằng đúng là ở Ấn Độ bà ta đã làm quen với cô Sainsbury Seale, điều này đã dẫn đến việc Poirot hỏi bà xem bà có biết ở Ấn Độ cô Sainsbury Seale có gặp ông và bà Aliatair Blunt không?

    - Tôi không tin - bà Adams trả lời - Đấy là ông chủ nhà băng lớn mà ông nói tới phải không? Cách đây vài năm, ông ta có đến Ấn Độ với bà vợ, nhưng tôi chắc - hoặc gần như chắc - rằng Mabelle không biết ông ta. Cô ta đã nói với tôi điều đó một cách chắc chắn.

    Với một nụ cười tinh tế bà nói thêm:

    - Alistair Blunt đã được Phó vương tiếp ở nhà, đấy là một nhân vật đáng kính, một trong những con người mà người ta thích nu đòi học làm sang một chút.

    - Cô ta không bao giờ nói với bà về bà Alistair Blunt hay sao?

    - Không bao giờ.

    - Nếu cô ta là bạn thân của bà Blunt, hẳn là bà đã biết phải không?

    - Chắc chắn! Gia đình Blunt thuộc vào giới mà cô ta không đi lại. Nhưng bạn bè của Mabelle là những người bình thường, những người như chúng ta...

    Hercule Poirot nói quả quyết một cách lịch sự và bà Adams tiếp tục nói về Mabelle Sainsbury Seale, như nói về một người vừa mới chết. Bà ta nhắc lại việc tốt mà Mabelle đã làm, lòng tử tế và sự tận tâm của cô đối với những việc từ thiện.

    Poirot nghe. Nhưng Japp đã nhấn mạnh điều đó. Mabelle Sainsbury Seale là "tất cả cái có xác thực". Cô ta đã sống ở Ấn Độ, đã đi học ở đấy, đã đi lại với người bản xứ. Người ta biết cô, coi cô là một người đáng kính, có hơi "làm phách" và đôi khi thiếu thông minh, nhưng đầy những ý định tốt và có cái gọi thích hợp là một tấm lòng vàng.

    - Cô ta tiến hành tất cả những công việc một cách say sưa - bà Adams tiếp tục - cô ta luôn luôn bảo rằng mọi người đều không có lo xa và khó lay động. Cô ta đã phải vất vả nhiều để thuyết phục họ trợ cấp cho công việc từ thiện của cô. Thuế má nặng nề, giá sinh hoạt luôn luôn tăng, tiền quỹ góp mỗi năm mỗi ít đi. Tôi nhớ có một hôm cô ta nói với tôi rằng "khi người ta biết được cái điều mà tiền bạc có thể làm được, điều tốt mà nó có thể đem lại, thỉnh thoảng người ta có cảm giác - ít ra cũng là tôi - rằng người ta đã phạm một tội lỗi để chiếm lĩnh nó!...". Qua đó, ông Poirot, ông thấy cô ta có một sự nhiệt tâm biết mấy, cô ta đã hết lòng với những người mà cô ta muốn giúp đỡ.

    Poirot hỏi câu chuyện đó nói vào lúc nào và được biết cách đây chừng ba tháng. Ông còn hỏi thêm vài câu hỏi nhỏ nữa không lý thú lắm, rồi rút lui, hết sức tư lự.

    Ông nghĩ tới Mabelle Sainsbury Seale và cố gắng xác định hình thái của nhân vật. Đúng là một người đàn bà trung hậu, tử tế, hoạt bát, gây được sự thiện cảm và sự kính trọng. Một người đàn bà "tốt", thuộc nhóm những người đàn bà, như ông Barnes tin là như thế, rất có thể trở nên những kẻ phạm tội ác...

    Cô ta đã trở về trên cùng một chiếc tàu với ông Amberiotis và có thể tin rằng cô ta đã ăn trưa với ông này ở Savoy. Cô ta đã bắt chuyện với Alistair Blunt, cho rằng biết ông này và đã là bạn thân của bà vợ ông. Đã hai lần cô ta đến ở căn hộ ở trạm nghỉ Vua Leopold, nơi đây sau này một cái xác chết đã được tìm thấy, mặc quần áo của cô ta và nằm gần một cái xắc cầm tay của cô, nhận dạng thi thể - ít ra cũng là bề ngoài - một cách rõ ràng.

    Một cách hơi quá rõ ràng là khác!

    Cô ta đã đột ngột biến mất khỏi khách sạn Glengowrite Court, sau cuộc nói chuyện với một sĩ quan cảnh sát.

    Tất cả những sự kiện ấy có giải thích được theo lý thuyết do Poirot dàn dựng không?

    Bây giờ thì ông tin chắc về điều đó.

    III

    Vừa ngẫm nghĩ, Poirot vừa đi bộ tới công viên Quan Nhiếp chính mà ông định tạt ngay qua một đoạn trước khi thuê taxi. Theo kinh nghiệm, ông biết chính xác cái lúc mà đôi giầy đẹp cửa ông bắt đầu làm ông đau và ông cho rằng ông còn có thể đi bộ một lúc nữa.

    Đấy là một ngày hè đẹp và Poirot nhìn bằng con mắt độ lượng với các cô bảo mẫu và các cô dạy trẻ, mà các anh chàng thanh niên buông lời tán tỉnh, đang giám sát một cách lơ đễnh các cháu nhỏ mà các cô trông nom. Các con chó con sủa ăng ẳng, dự phần vào các trò chơi của thế giới tí hon đang nô đùa trên các lối đi và các bãi cỏ. Các cậu bé ném vào bể nước những chiếc tàu thuỷ nhỏ xíu.

    Gần như dưới mỗi một cây cao, đều có một đôi. Poirot động lòng, rì rầm nói: "A! Tuổi trẻ!" và mỉm cười. Những cô gái London không thiếu lịch sự. Các bộ áo dài của họ không phải luôn luôn mốt nhất nhưng họ mặc ra dáng lắm. Ông đánh giá họ bằng mắt và hơi than phiền về họ một chút. Đâu là đường nét đẹp của thời xưa? Những hình dáng cân đối ấy người ta không thể nhìn mà không thán phục đã trở nên thế nào rồi?

    Ông nhớ tới những người đàn bà mà ông biết. Và đặc biệt một người, một con người có một sắc đẹp lộng lẫy. Một con chim ở thiên đường, một ngôi sao vệ nữ...

    Tất cả những cô bé ấy đều đẹp, nhưng không một ai xứng đáng để cởi dây giày cho bà bá tước Vera Rossakoff: một bà đại quý tộc Nga, quý tộc đến tận móng tay. Và ông cũng không quên một nữ đạo chích có tài năng số một - một kiểu cách thiên tài trong giới của bà ta.

    Với một tiếng thở dài, Poirot đã đau lòng, rời khỏi giấc mơ cửa mình và trở về với cảnh tượng xung quanh ông. Các cô bảo mẫu trẻ không phải là những người duy nhất để cho người ta tán tỉnh dưới các bóng cây của công viên Quan Nhiếp chính. Ông thấy ở đằng kia, dưới một cây đoạn, một cái áo dài chỉ có thể từ Schirparelli đến và cô gái mặc cái áo đỏ đang được một anh thanh niên, người bảo hộ cho cô ta một cách nồng nhiệt ôm ghì chặt. Không nên đi về quá nhanh. Cô gái đẹp này ngờ vực điều đó chăng? Ông hy vọng cho cô...

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Và trong khi ông nhìn cặp tình nhân, thì theo ông hình như hai cái hình bóng ấy có phần quen thuộc với ông.

    Đích thị rồi, kia là Jane Olivera và nhà cách mạng trẻ của cô ta, nhập từ Hợp chủng quốc vào!

    Sắc mặt ông thay đổi và sau một sự chần chừ ngắn, với con mắt nghiêm nghị và vẻ mặt dễ sợ, ông xông vào bãi cỏ để tới ngả mũ chào Jane Olivera.

    - Chào cô - ông nói bằng tiếng Pháp.

    Sự đi đến của ông tỏ ra không gây cho cô sự chán ghét nhưng Howard Raikes cũng không thử che giấu sự phật ý của mình.

    - A! - Anh ta càu nhàu - lại là ông?

    Jane Olivera lịch sự đáp lại Poirot:

    - Chào ông, ông Poirot, ông luôn luôn xông vào chỗ chúng tôi một cách bất ngờ.

    - Như một con rối ra khỏi một cái hộp - Raikes nói thêm, con mắt nổi giận của anh ta không buông con người bé nhỏ ấy.

    - Tôi hi vọng rằng tôi không quấy rầy các bạn? - Poirot nói.

    - Không một chút xíu nào cả - Jane Olivera tuyên bố, trong lúc bạn cô, vẻ mặt cau có hết sức tránh không nói.

    - Các bạn đã tìm được một góc dễ chịu - Poirot lại nói.

    - Nó dễ chịu trước đây - Howard Raikes tuôn ra.

    Jane Olivera nhắc anh ta:

    - Bình tĩnh, Howard. Anh cần phải học những phong cách lịch sự.

    Với một nụ cười khẩy khó chịu, anh ta đáp lại:

    - Để làm gì?

    - Về lâu về dài, người ta thấy rằng chúng là có ích - Jane Olivera trả lời - Về phần em, còn thiếu một tí, nhưng không quantrọng đối với em! Trước hết, bởi vì em giàu có, sau nữa, em không xấu quá, và em có vài người bạn có thế lực, và cuối cùng bởi vì em không bị đau khổ do một trong những sự mất lòng tin tai hại ấy mà các thông báo trên các báo hàng ngày nói với chúng ta với nhiều vẻ thoả mãn. Tất cả những điều đó cho phép em gỡ được việc khó mà không cần phong cách lịch sự.

    Raikes đứng dậy.

    - Tôi không sẵn sàng để đùa bỡn - anh ta nói với giọng cụt ngủn - Cho phép tôi chào từ biệt.

    Anh ta khẽ gật đầu chào Poirot và đi ra xa, cô gái hơi sững sờ, nhìn theo, không nhúc nhích, vẫn ngồi lại ở gốc cây, cằm đặt vào bàn tay.

    - Chao ôi - Poirot nói - tục ngữ rất đúng khi nói rằng: "Khi người ta đang tán tỉnh cô, có người thứ ba tới thì đôi bạn sẽ ngừng lại".

    - "Khi người ta tán tỉnh cô"? Ông tin rằng thành ngữ đó là thích hợp hay sao?

    - Trời ơi, thích hợp lắm chứ! Khi một người thanh niên hết sức chăm chút và hết sức ân cần đối với một cô gái trước khi hỏi cô làm vợ, không phải đấy là thành ngữ người ta thường dùng hay sao?

    - Ông nói nhiều chuyện vui quá - ông Poirot ạ.

    Poirot hát rầm rầm êm dịu:

    - "Mười ba, mười bốn các cô gái được tán tỉnh... Hãy nhìn họ kìa! Họ không thiếu đâu".

    Cô đáp lại, chạm nọc:

    - Chắc là ông muốn nói rằng tôi chỉ là một trong số những cô gái ấy.

    Im lặng một lúc, rồi bằng một giọng khác, cô nói:

    - Ông Poirot. Tôi muốn xin lỗi ông! Ngày hôm kia tôi đã nhầm. Tôi tưởng rằng ông đã xoay sở để được mời đến Exham nhằm mục đích duy nhất là trinh thám Howard. Sau đó, chú tôi đã nói với tôi rằng chính chú tôi đã mời ông đến ngay vì ông ta muốn yêu cầu ông làm rõ sự bí ẩn trong việc biến mất của cô Sainsbury Seale ấy! Có đúng thế không?

    - Rất đúng.

    - Cho nên tôi rất hối hận về những câu nói mà tôi đã nói ra tối hôm đó. Lý do xin lỗi duy nhất của tôi, đấy là hình dáng bề ngoài đã chống lại ông và ông đã có vẻ đến để theo dõi Howard và tôi.

    - Và khi nào thì đấy là thật?... Tôi đã không làm chứng một cách trung thực đối với sự kiện mà ông Raiker đã dũng cảm cứu mạng chú cô khi ông ta nhảy xổ vào kẻ thù để không cho bắn phát thứ hai hay sao?

    Cô ta mỉm cười.

    - Ông Poirot, ông nói chuyện theo kiểu đó, thì không bao giờ người ta biết được là ông nói nghiêm túc hay không.

    - Cô hãy tin rằng bây giờ tôi nói rất nghiêm túc đấy - ông trả lời trịnh trọng.

    Bối rối, cô gái nói:

    - Tại sao ông nhìn tôi như thế kia?... Người ta sẽ bảo rằng ông ái ngại cho tôi chăng?

    - Thực tế, có thế, là tôi ái ngại cho cô. Vì cái việc mà tôi sẽ phải làm lát nữa.

    - Thế thì, ông đừng làm.

    - Chao ôi! Thưa cô, tôi không có sự lựa chọn.

    Đôi mắt to của Jane nhìn một lúc lâu vào ông ta, rồi bằng một giọng ngập ngừng, cô gái hỏi:

    - Người đàn bà ấy, ông đã tìm thấy chưa?

    - Chúng ta hãy nói đúng hơn, là tôi biết bà ấy ở đâu.

    - Chết rồi?

    - Tôi không nói như vậy.

    - Thế thì còn sống chăng?

    - Tôi cũng không nói như vậy.

    Cuối cùng cô thét lên, tức tối:

    - Nhất thiết phải là trường hợp này hoặc trường hợp kia!

    - Thực tế, không đơn giản như thế đâu!

    - Tôi có cảm tưởng rằng ông thích phức tạp hóa vấn đề.

    - Người ta đã nói điều đó về tôi.

    Jane rùng mình.

    - Thật lạ nhỉ - cô nói - Trời đẹp, trời nóng, ấy thế mà đùng một phát, tôi bắt đầu thấy lạnh.

    - Có lẽ tốt hết là chúng ta đi một chút.

    Ông giúp cô gái đứng dậy. Cô đứng yên, do dự rõ ràng về việc mà cô sắp làm.

    - Ông Poirot - cô đột ngột nói - Howard muốn cưới tôi đấy. Không thông báo điều đó với ai cả. Anh ta nói một cách khác, rằng tôi sẽ không bao giờ là vợ anh ta cả, rằng tôi không dám, rằng tôi yếu đuối...

    Bàn tay phải của cô ta đặt lên cẳng tay của Poirot mà cô nắm hết sức chặt.

    - ông Poirot, tôi phải làm gì đây?

    - Tại sao cô lại hỏi ý kiến của tôi. Cô còn có bố mẹ.

    - Mẹ tôi ư? Nếu tôi chỉ đụng đến một từ về vấn đề đó, bà sẽ tập hợp và khích động cả nhà bằng những tiếng thét của bà. Chú Alistair ư? Chú ấy rất thận trọng và khôn ngoan một cách chán ngắt! Hình như tôi nghe chú nói: "Cháu còn có thì giờ, cháu thân yêu! Cần phải chắc chắn về điều mà người ta muốn. Cậu thanh niên ấy hơi đáng lo ngại đấy. Không nên vội giải quyết sự việc".

    - Cô có nhiều bạn trai không?

    - Tôi không có bạn. Tôi biết một đống người mà tôi uống và nhảy với họ, trao đổi với nhau những câu đối đáp ngớ ngẩn. Người đàn ông duy nhất thực sự "con người" mà chưa bao giờ tôi gặp đấy là Howard.

    - Được! Nhưng tại sao cô hỏi tôi ý kiến?

    Cô ta ngập ngừng một lúc và cuối cùng cô nói:

    - Ông Poirot, có lẽ là vì tôi đọc được trên nét mặt của ông điều gì đó làm ông buồn, điều gì đó mà ông biết và sắp xảy ra. Tôi phải làm gì, ông Poirot?

    Hercule Poirot chậm chạp lắc đầu.

    IV

    George thông báo cho Poirot, khi ông trở về nhà, rằng thanh tra trưởng Japp chờ ông ở phòng khách.

    Ông cảnh sát có nét mặt sầu thảm.

    - Ông xem, ông Poirot - ông ta vừa xiết chặt tay nhà thám tử - tôi đây. Tôi đến đây để tặng ông những lời đáp mà ông đã tính đến: ông thực sự là một con người tuyệt duyệt! Ông đã hành động như thế nào? Cái gì đã làm cho ông nghĩ tới điều đó?

    - Trước hết - Poirot đáp lại - ông muốn uống cái gì? Xi- rô hay Uýt- ki?

    - Uýt- ki sẽ khá tốt đối với tôi.

    Sau đó một chút Japp vừa nâng cốc vừa nói to:

    - Tôi uống để chúc sức khoẻ Hercule Poirot, người luôn luôn có lý.

    Poirot phản ứng. Japp ta nói thêm:

    - Đúng thế, chúng ta đã có ở chỗ ấy một vụ tự tử tuyệt vời. Hercule Poirot tuyên bố đây là một vụ giết người, muốn rằng đấy là một vụ giết người... và rốt cuộc đấy đúng là một vụ giết người!

    - Ông quyết định đồng ý về điều đó?

    - Không ai có thể buộc tôi là có một cái đầu con lợn. Trước sự hiển nhiên, tôi phải chịu thaa. Điều rất đáng tiếc là trong vụ này, nó đã bị che lấp hết sức.

    - Nhưng bây giờ ông thừa nhận nó là…?

    - Vâng. Tôi không phải đến đây để tạ lỗi và mang đến cho ông cái bằng chứng trên một cái đĩa bạc.

    - Ông bạn Japp tốt bụng, tôi nóng lòng nghe ông.

    - Đây này: về cái khẩu súng lục mà Frank Carter đã dùng để bắn vào ông Blunt là tương tự với cái đã giết ông Morley.

    Poirot mở to mắt.

    - Và khá đáng tiếc đối với ông Frank.

    - Thế nhưng, cái đó không chứng minh cái gì cả.

    - Không, nhưng đấy là đủ để người ta xem xét lại bản án kết luận đây là vụ tự tử. Hai khẩu súng lục đều do nước ngoài sản xuất và với cái nhãn ít thông dụng.

    Hercule càng ngạc nhiên hơn. Lông mày ông lượn lên cao trên trán.

    - Không phải - cuối cùng ông nói - Chắc chắn không phải là Frank Carter.

    Japp thốt ra một tiếng thở dài phẫn nộ.

    - Ông nói cái gì thế, ông Poirot? Ông bắt đầu bằng khẳng định rằng Morley không tự tử và khi ông ta bị giết và khi tôi đến nói với ông là tôi chịu theo lẽ phải, thì ông lại cau có và điều đó không có vẻ làm cho ông vừa lòng.

    - Ông tin thật sự rằng chính Frank Carter đã giết Morley hay sao? - Poirot hỏi.

    - Điều đó đúng hoàn toàn. Frank Carter ghét Morley, chúng tôi biết việc đó từ đầu. Sáng hôm ấy, anh ta đến phố Hoàng hậu Charlotte. Anh ta đã khẳng định đến đấy là để thông báo cho người bạn gái biết rằng anh ta đã tìm được việc làm. Thế mà, chúng tôi đã phát hiện ra rằng vào lúc ấy, việc làm ấy, anh ta vẫn chưa có. Hôm nay, anh ta đồng ý về việc đó. Nói dối lần thứ nhất. Mặc khác, anh ta không thể chứng minh được rằng anh ta ở đâu từ mười hai giờ hai mươi lăm trở đi. Anh ta kể rằng anh ta đã đi dạo ở đường Marylebone, nhưng, dấu vết của anh ta, chúng tôi chỉ thu được vào một giờ năm, trong một quán rượu, nơi anh ta vào. Và cô phục vụ quán rượu tuyên bố rằng anh ta ở trong tình trạng mà chúng tôi có thể chờ đợi: anh ta xanh mét và run rẩy như một cái lá.

    Hercule Poirot lắc đầu.

    - Tất cả điều đó không khớp với ý nghĩ của tôi - ông nói.

    - Ý nghĩ của ông là thế nào?

    - Điều mà ông nói với tôi làm cho tôi rất buồn. Đúng, rất buồn. Bởi vì, nếu ông có lý ..

    Ông ta dừng lại. Cánh cửa mở ra nhẹ nhàng và George, kính cẩn cúi mình trước ông chủ, xin lỗi là đã quấy rầy ông ta.

    - Thưa ông, tôi xin lỗi ông, nhưng ...

    Anh ta không đi xa hơn nữa. Đến lượt mình, cô Gladys Nevill bước vào phòng khách, rất lo sợ, bằng bàn tay khẩn thiết, cô ta đã gạt anh kia đi và nói với nhà thám tử, hét lên hơn là nói:

    - Ông Poirot...

    Japp đứng dậy:

    - Tôi đi đây! - ông ta nói.

    Ông ta đi nhanh ra khỏi phòng, không nhìn thấy cái thìn thù địch của Gladys Nevill. Sau khi ông ta khép cửa rồi, cô ta ngoảnh và phía Poirot, tiếp tục nói:

    - Cái lão cảnh sát đê tiện ấy chính là người đã sắp xếp vụ này để làm hại anh Frank tội nghiệp của tôi.

    Poirot yêu cầu cô ta bình tĩnh. Cô ta tiếp tục nói, không chú ý gì đến lời khuyên của ông.

    - Nhưng đấy là sự thật! Trước hết lão ta kết tội anh ấy là đã thử giết ông Blunt và bây giờ, không bằng lòng về việc đó, lão ta khẳng định rằng anh ấy cùng đã ám sát ông Morley đáng thương!

    Hercule Poirot húng hắng ho.

    Cô ta tiếp tục với một sự lạm dụng đáng tiếc các đại từ chỉ ngôi, đã gây ra một vài sự lộn xộn trong câu chuyện của cô:

    - Chúng ta hãy thừa nhận rằng Frank đã làm việc dại đột ấy. Anh ấy thuộc nhóm "Áo sơ mi của Đế chế". Ông có biết đó là cái gì không? Họ diễu hành sau cái cờ của họ, họ có kiểu chào buồn cười... Thế thì, vì bà Blunt là một người Do thái rõ ràng... các thủ lĩnh tuyên truyền cho những người đáng thương đến với họ, những thanh niên hoàn toàn vô hại, như Frank, cuối cùng họ bắt những thanh niên ấy phải tin rằng họ là những người cứu nước và họ làm những công việc tuyệt vời. Thế thì anh ấy đã rất có thể...

    Poirot đã thành công trong việc chặn lại ngọn sóng ngôn từ.

    - Có phải dấy là phương thức bảo vệ của ông Carter không?

    - Ô! Không! Frank bằng lòng thề rằng anh ta không làm gì cả và trước đấy không bao giờ thấy khẩu súng lục ấy cả. Tôi đã không nói với anh ấy, tất nhiên - người ta không cho phép tôi làm điều đó - nhưng có một luật sư đã nói lại với tôi điều mà anh ấy nói. Frank tuyên bố rằng anh ấy là nạn nhân của một âm mưu.

    - Và ông luật sư của anh ta - Poirot nói nhẹ nhàng - tôi đồng ý rằng thân chủ của ông ta phải tưởng tượng ra một câu chuyện có thể dễ chấp nhận hơn không?

    - Các luật gia - cô thét lên - là những người khó chơi lắm. Họ không thể nói thực. Còn việc buộc tội giết người này - ông Poirot - đấy là một điều bỉ ổi. Chính điều này đã làm tôi lo lắng. Không có thể rằng Frank đã giết ông Morley. Tôi tin chắc điều đó. Thực sự anh ấy không có một chút lý do gì để làm việc đó cả.

    - Có phải là anh ta chưa có việc làm. Khi anh ta đến phố Hoàng hậu Charlotte sáng hôm ấy không? - Poirot hỏi.

    - Nhưng, thưa ông Poirot, điều đó không thay đổi gì hết. Anh ấy có việc làm buổi sáng hay buổi chiều, điều đó có thể làm được gì nào?

    - Điều buồn phiền là - Poirot nói - anh ta đã kể cho chúng tôi biết rằng anh ta đến để thông báo cho cô biết là anh ta đã tìm được việc làm. Bây giờ thì hình như không phải như thế. Thế thì anh ta đến làm gì?

    - Ông Poirot, sự thật là - cô ta trả lời - anh ấy chán nản và thất vọng. Tôi cũng tin rằng anh ấy có uống chút ít. Anh Frank tội nghiệp không có cái đầu thật vững chắc, một vài chén mà anh uống đã làm cho anh lộn phèo, đột nhiên, anh tự tỏ rõ sẵn sàng gây chuyện tai tiếng và cũng để giải thích với ông Morley lý do mà anh ấy đã đến phố hoàng hậu Charlotte. Anh ấy dễ tự ái kinh khủng và anh ghi lòng để dạ điều mà ông Morley nói, ông buộc tội anh ấy gây ảnh hưởng xấu đối với tôi.

    - Đó là điều đã quyết định việc anh ta đến trong giờ làm việc để gây việc tai tiếng ở nhà ông chủ của cô phải không?

    - Đúng, tôi tin rằng anh ấy có ý đó. Tất nhiên anh ấy sai và tôi không tán thành.

    Tư lự, Poirot nhìn kỹ hồi lâu cô gái tóc hoe xinh đẹp đứng trước mặt ông bây giờ không cầm được nước mắt.

    - Cô có biết rằng Frank Carter có một khẩu súng lục không? - Ông hỏi sau một lúc.

    - Không, ông Poirot ạ, tôi không biết điều đó, tôi xin thề với ông. Và tôi không tin rằng anh ấy có một khẩu.

    Poirot nhìn cô mãi, rất bối rối.

    - Ông Poirot - cô lại nói - tôi yêu cầu ông, ông hãy giúp đỡ chúng tôi. Nếu ít ra tôi biết được rằng ông đứng về phía chúng tôi...

    Ông ngắt lời cô và nói nhẹ nhàng:

    - Tôi không đứng về phía ai cả. Tôi chỉ đứng về phía sự thật.

    V

    Gladys Nevill đi rồi, Hercule Poirot gọi điện thoại qua Sở cảnh sát. Japp chưa trở về, nhưng trung sĩ Beddoes nắm được tình hình thông báo điều Poirot cần biết: không, cảnh sát không có bằng chứng rằng Frank Carter có một khẩu súng lục trước vụ ám sát ở Exsham.

    Poirot cảm ơn và bỏ máy. Đấy là một điểm có lợi cho Carter. Điểm duy nhất cho đến lúc này.

    Beddoes đã nói thêm vài chi tiết về cách mà Frank Carter giải thích sự hiện diện của anh ta ở Exsham với tư cách là người làm vườn. Bây giờ Poirot mới biết rằng đấy là một nhiệm vụ mà Sở Tình báo Anh giao cho anh ta. Anh ta đã nhận tiền ứng trước và người ta đã cấp giấy chứng chỉ chứng nhận những phẩm chất nghề nghiệp của anh ta và bảo anh ta đến giới thiệu với Mac - Alistar, sếp làm vườn, để xin công việc làm còn trống. Những chỉ thị cho anh ta rất chính xác. Anh ta phải nghe những câu chuyện của các bạn đồng nghiệp và làm cho người ta tưởng mình là "đỏ", cố gắng xác định những người trong bọn họ ai là người truyền bá những tư tưởng cách mạng.

    Các lệnh được truyền cho anh ta qua một người đàn bà mà anh được biết dưới cái bí số Q.H.56, và người ta dặn anh ta khi ở bên cạnh bà này phải tự xưng là đã chống cách mạng một cách kiên quyết. Bà này đã tiếp anh ta trong một căn phòng sáng lờ mờ và anh không có thể nhận ra bà ta. Đấy là một bà có tóc hung, hóa trang nhiều.

    Poirot đã nghe tất cả mọi điều đó, không lấy làm thích thú. Câu chuyện "về phương thức của Phillips Oppenhein" lại tái xuất hiện.

    Ông nghĩ tới việc tham khảo ông Barnes. Theo ông này, những sự mạo hiểm thuộc loại này không phải tất cả đều thuộc lĩnh vực tưởng tượng thuần túy.

    Chuyến văn thư cuối cùng đã mang đến cho ông một lá thư làm cho ông đã lúng túng lại lúng túng hơn. Nó được đựng trong một chiếc phong bì thuộc loại tồi, chữ viết vụng về và cái dấu đóng trên tem chỉ rõ là nó từ Hertfordshire tới.

    Lá thư viết:

    Thưa ông,

    Hy vọng rằng ông sẽ tha lỗi cho tôi về việc quấy rầy ông, bởi vì tôi rất buồn phiền và tôi không biết cái mà tôi phải làm, vì lẽ tôi không muốn giải quyết với cảnh sát trong bất cứ cách nào. Tôi biết rằng có lẽ tôi sẽ phải nói điều mà tôi biết sớm hơn, nhưng, vì họ đã nói rằng ông chủ đã tự tử, tôi nghĩ rằng điều đó tiến triển như thế, nhất là tôi không muốn gây những sự buồn phiền trong người bạn trai của cô Nevill và tôi không bao giờ nghĩ rằng, chính anh ta đã làm việc đó. Nhưng hôm nay tôi thấy rằng anh ta đã bị tóm khi bắn vào một ông ở nhà quê, như vậy có lẽ là chưa hết và tôi cần phải nói điều mà tôi biết. Tôi thích viết cho ông hơn, vì ông là bạn của cô Morley và ông đã hỏi tôi ngày hôm trước xem có vấn đề gì không, và tôi tấy làm tiếc là đã không nói với ông vào lúc đó. Nhưng tôi hy vọng rằng việc đó sẽ không làm cho tôi phải giải quyết với cảnh sát, bởi vì tôi không thích như thế, và mẹ tôi lại càng như thế, bà luôn luôn có những ý kiến của mình về vấn đề đó.

    Kính chào

    AGNES FLETCHER

    - Tôi luôn luôn nghĩ rằng có một người đàn ông ở trong vụ này - Poirot rì rầm, gấp thư lại - Tôi đã nhầm thân chủ, có thế thôi.



  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương Tám

    MƯỜI LĂM, MƯỜI SÁU, NHỮNG CÔ GÁI KHÁC Ở DƯỚI BẾP...
    I

    Sau khi Agnès nằn nì để không phải kể chuyện dưới con mắt nghiêm khắc của cô Morley, Hercule Poirot đã gặp cô chính trong phòng trà khá không vừa ý.

    Mười lăm phút đầu tiên, cuộc tiếp xúc đã giành cho bà mẹ Agnès. Vì vậy, Poirot biết bà này có những ý kiến hẹp hòi. Ông cũng biết rằng bố của cô gái, mặc dù mở một quán cà phê, chưa bao giờ khó khăn với cảnh sát cả, và gia đình rất được quý mến ở Darlin và Gloucestershire, và sáu người con, trong đó có hai người chết yểu, chỉ luôn luôn làm cho bố mẹ họ hài lòng. Agnès nói thêm rằng, nếu cô ta có việc cần giải quyết với cảnh sát, thì bất kỳ đó là việc gì, bố và mẹ cô chắc chắn sẽ chết mất, vì như cô nói, ông bà cụ có thể mãi mãi đi bất cứ đâu đầu ngẩng cao, và không bao giờ có một tí buồn phiền với các nhà chức trách.

    Câu nói này được lặp lại nhiều lần, và mỗi một lần lại được tô điểm thêm vài chi tiết phụ, Agnès đồng ý tiếp cận chủ đề.

    - Tôi không muốn nói với cô Morley - câu giải thích trước tiên - bởi vì đã nhiều lần, cô ấy đã có thể nói với tôi rằng đáng lẽ tôi phải nói từ lâu, nhưng tôi đã nói điều đó với cô nấu bếp và cả hai chúng tôi đều nhất trí rằng không có gì để nói nữa, bởi vì các báo hàng ngày đã viết rõ ràng. Ông chủ đã tự sát vì nhầm lẫn trong thuốc men của mình, ông ta có cầm súng lục ở trong tay và như vậy là tất cả đã rõ ràng. Đấy đúng là ý kiến, phải không thưa ông?

    Poirot đồng ý điều đó và đánh liều hỏi một câu, không trực tiếp quá. Ông hy vọng câu hỏi này phải dẫn dắt người đối thoại đến sự phát hiện đã hứa.

    - Khi nào thì cô bắt đầu có ý kiến hơi khác về vụ ấy?

    Cô ta trả lời không ngập ngừng:

    - Đấy là khi tôi đọc báo hàng ngày, thấy Frank Carter, người tình của cô Nevill, đã bắn vào cái ông đã thuê anh ta làm vườn. Lúc đó; tôi nghĩ rằng có thể anh ta hơi hâm hấp. Ông biết đấy; có những người như thế, những người tự tin là bị hành hạ, những người tưởng là có kẻ thù vây quanh mình, và sau cùng điều đó trở thành nguy hiểm khi có họ ở tại nhà mình, vì lẽ họ chỉ thích hợp cho những nhà chứa người điên. Và; nếu tôi tự nói rằng rất có thể Frank Carter là như vậy, chính bởi vì tôi nhớ lại rằng anh ta luôn luôn giận ông Morley, cho rằng ông chủ chống anh ta và muốn tách anh ta khỏi cô Nevill. Trước tiên, cô ấy không chú ý đến điều đó, và cô ấy không bao giờ nói gì để chống ông chủ cả và cô ta đúng, có lý - đấy là ý kiến của tôi và của Emma. Vì người ta không thể nói rằng ông Carter không phải là một chàng trai đẹp mã và đấy không phải là một quý ông. Tất nhiên, không bao giờ người ta nghĩ rằng anh ta đã thực sự làm điều gì đó chống ông Morley. Mặc dầu vậy, theo chúng tôi, điều đó cũng cứ tỏ ra là hơi buồn cười.

    Poirot hết sức kiên nhẫn hỏi:

    - Theo cô, cái gì đã tỏ ra buồn cười?

    - Thưa ông, đúng là sáng hôm ấy, buổi sáng mà ông Morley tự tử. Tôi đã tự hỏi xem tôi có nên liều một phát đi nhanh xuống để tìm thư không. Người đưa thư đã đi rồi, nhưng cái anh chàng Alfred hiểm độc ấy không đưa thư lên. Và anh ta sẽ không đưa lên, tôi biết điều đó. Khi có cái nào đó gửi cho cô Morley hoặc cho ông chủ, thì anh ta đưa lên, nhưng cho tôi hoặc cho Emma thì anh ta không chịu khó mang lên trước giờ ăn trưa. Lúc ấy, tôi đi tới thềm nghỉ ở cầu thang, tôi nhìn qua phía trên lan can. Cô Morley không thích người khác xuống ở phòng ngoài trong những giờ khám bệnh, nhưng tôi hi vọng thấy Alfred dẫn một người bệnh đến phòng khám và tôi tự bảo là tôi sẽ gọi anh ấy khi anh ta đi ra.

    Sau khi thở xong - cô ta bắt đầu thấy cần thở - Agnè tiếp tục nói:

    - Và chính lúc ấy, tôi đã thấy anh ta! Không phải Alfred, mà là Carter! Anh ta ở trên các bậc cửa cầu thang. Cầu thang của tầng chúng tôi, ở phía trên tầng của phòng khám. Anh ta đứng ở đấy, ở giữa các bậc cầu thang, chờ đợi, vừa nhìn xuống dưới. Chính điều đó về sau này theo tôi đã tỏ ra càng kỳ cục. Anh ta có vẻ rình mò… và người ta thấy rõ rằng anh ta chỉ nghĩ tới điều đó.

    - Có thể vào lúc mấy giờ?

    - Trên dưới mười hai giờ rưỡi, thưa ông. Tôi tự hỏi: "Này! Đúng là Frank Carter! Với việc đi vắng cả ngày của cô Nevill. Anh ta sẽ hết sức thất vọng...". Tôi tự hỏi có nên di báo cho anh ta biết không, vì tôi nhận thấy rằng cái anh Alfred bần tiện ấy đã không nói với anh ta gì cả. Nếu không, thì anh ta đã không đợi cô ấy ở đấy... Và khi tôi đang tự hỏi điều mà tôi sắp làm thì kìa, đùng một cái, hình như anh ta vừa quyết định, anh bắt đầu đi xuống các bậc cầu thang rất nhanh và chuồn vào hành lang dẫn tới phòng khám. Tôi tự bảo rằng ông chủ không thích điều đó và hẳn là sẽ có cãi lộn và ngay lúc ấy Emma đã gọi tôi và hỏi tôi định làm gì. Tôi trở về và sau đó, tôi được biết rằng ông chủ đã tự bắn một phát đạn vào mình. Tất nhiên, tôi ngao ngán như tất cả mọi người và tôi quên mất điều ấy rồi. Chỉ sau này, sau khi thanh tra cảnh sát đã đi, tôi đã nói với Emma rằng tôi đã không kể ra rằng ông Carter đã ở nhà ông chủ. Chị ấy hỏi tôi có phải thật thế không, tôi đã trình bày tất cả cho chị ấy biết và chị ấy bảo tôi rằng có lẽ tôi phải nói điều đó ra. Tôi đã trả lời chị ấy rằng tôi thích chờ đợi hơn. Chị ấy bảo rằng tôi có lý và không cần gây sự buồn phiền cho Frank Carter, nếu người ta có thể tránh điều đó. Cho nên sau này khi có cuộc điều tra, bởi vì đã chứng minh rằng ông chủ đã nhầm thuốc và ông ta đã tự sá.t Tất nhiên, vì ông ta đã nhận thấy điều đó - tôi tự bảo rằng không cần nói gì nữa cả, vì lẽ điều đó sẽ không ích lợi gì cả. Nhưng sau khi thấy bài báo trên tờ háo hàng ngày cách đây hai ngày, tôi thấy khó chịu. Và tôi tự bảo: "Nếu đấy là một trong những người điên ấy, tưởng rằng mọi người hành hạ họ và họ vừa đi dạo vừa giết người, thế thì dù thế nào đi nữa rất có thể là chính anh ta đã giết ông chủ".

    Đôi mắt cô ta lo lắng nhìn chòng chọc vào Poirot. Để trấn an cô ta ông ta đã trả lời bằng giọng nói êm dịu:

    - Agnès, cô hãy tin rằng - ông nói - cô đã làm một việc rất tốt là kể cho tôi nghe điều đó.

    Cô ta thở phào, tỏ ra thoải mái hơn.

    - Thưa ông, tôi có thể nói rằng ông đã cất đi cho tôi được một gánh nặng đè trĩu lên lương tâm. Ông hiểu đấy, tôi luôn luôn tự hỏi mình xem có nên nói ra không? Nhưng, cần phải giải quyết với cảnh sát, điều đó làm cho tôi e ngại, mẹ tôi sẽ nói như thế nào? Đấy là một người đàn bà có nguyên tắc...

    - Tất nhiên! - Poirot nói mạnh mẽ - Tôi hiểu rõ lắm!

    II

    Poirot đến Sở Cảnh sát và yêu cầu nói chuyện với Japp.

    Vừa vào tới bàn giấy của thanh tra trưởng, ông nói với Japp:

    - Tôi muốn gặp Carter.

    Japp nheo mắt nhìn ông.

    - Ông còn ngẫm nghĩ gì nữa?

    - Ông không muốn sao?

    Thanh tra nhún vai.

    - Ồ! Không phải tôi là người sẽ nêu ra ý kiến phản đối nhỏ nhất. Ai là đứa con cưng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ? Ông! Ai có được một nửa nội các trong ống tay áo của mình? Cũng là ông! Điều đó dùng cho cái gì đó để dẹp tắt những vụ tai tiếng đối với các ông ấy!

    Japp nói bóng gió tới một vụ mà Poirot đặt tên cho là: "Vụ rửa các chuồng ngựa của Augias"(Vua truyền thuyết của xứ Elida, một xứ trong nước Hy Lạp cổ đại, một trong những người anh hùng đi trên chiếc tàu Argo to Jason điều khiển, đi chinh phục con cừu vàng ở Colchide. Heraclès con thần Zen đã lau chùi các chuồng ngựa rộng mênh mông của Augoas bằng cách cho con sông Alphéc chảy qua).

    Poirot trả lời khẽ, nhưng với vẻ thỏa mãn:

    - Ông hãy thừa nhận rằng tôi đã dùng thủ đoạn một cách khéo léo và đã tưởng tượng tốt.

    - Không có ai đã nghĩ tới một việc tương tự - Japp nói - Ông Poirot thân mến, có lúc tôi đã tự hỏi mình rằng ông có bao giờ có những sự đắn đo không?

    Đột nhiên, vẻ mặt Poirot hiển hiện một sự nghiêm trang đau xót.

    - Japp, ông không có quyền đặt ra cho tôi những câu hỏi ấy.

    - Ông đừng có giận, ông Poirot! Ông biết rõ rằng tôi nói đùa. Đôi lúc, ông đã hết sức bằng lòng về tài khéo léo chết tiệt của ông.

    Bằng một giọng khác, ông ta hỏi:

    - Tại sao ông lại muốn gặp Carter? Để hỏi xem có phải thực sự là anh ta đã giết Morley không?

    - Đúng là chỉ vì thế - Poirot trả lời.

    - Và ông tin rằng anh ta sẽ nói với ông điều đó không? - Japp lại nói với tiếng cười vang - Không thể được.

    Vẻ nghiêm nghị của Poirot tác động đến Japp.

    - Ông Poirot thân mến - ông nói - tôi biết ông đã từ lâu, khoảng vài chục năm hoặc hơn như thế. Mặc dù vậy, luôn luôn tôi không thấy được chỗ nào mà ông muốn đi tới. Tôi biết rằng, về vấn đề có quan hệ với cái anh Frank Carter ấy, ông có một ý niệm đằng sau đầu ông. Vì một lẽ này hoặc một lẽ khác, ông không muốn anh ta phạm tội...

    Poirot phản kháng mạnh mẽ.

    - Không, không, ông nhầm rồi! Đấy đúng là điều ngược lại!

    - Tôi nghĩ rằng có lẽ là vì người bạn gái của anh ta, cô gái có bộ tóc hoe xinh đẹp ấy… về một số mặt nào đó, ông là người rất đa cảm...

    Lần này, Poirot phẫn nộ.

    - Không bao giờ - ông nói to - Nếu có một người đa cảm ở đây thì đấy không phải là tôi. Tính đa cảm, đấy là một đặc sản Anh. Chính ở Anh, người ta thường than vãn về các tình nhân trẻ, các bà mẹ già nua không chết và các cậu bé nhỏ yêu mến bố mẹ. Còn tôi, tôi bằng lòng là phải logíc. Nếu Frank Carter đã giết người, chắc chắn là tôi không đến nỗi ngờ nghệch để cầu mong thấy anh ta cưới một cô gái xinh đẹp, nhưng giống với nhiều cô gái khác, và nếu anh ta bị treo cổ, thì cô gái ấy sẽ quên anh ta trong vòng một hai năm và sẽ đi tìm một người tình khác.

    - Thế thì, tại sao ông không muốn tin vào tội lỗi của anh ta?

    - Nhưng tôi đã muốn tin vào tội lỗi của anh ta!

    - Tôi chắc ông muốn nói là ông đã phát hiện ra điều gì đó, điều này ít hoặc nhiều nhằm tới việc chứng minh rằng anh ta vô tội phải không? Nếu đúng như vậy, thì tại sao ông lại giữ lại điều đó cho ông? Ông không chơi trò chơi của ông, ông Poirot?

    - Có, ông Japp thân mến ạ, tôi chơi trò chơi và tôi tuyệt đối trung thành với ông. Về việc đó, cách đây không lâu, tôi đã cung cấp tên và địa chỉ một người làm chứng, người này sẽ vô giá trong việc buộc tội. Đây là một người đàn bà, và lời khai của bà ta làm khổ Carter.

    - Nhưng, thế thì tôi không hiểu gì hết!... Tại sao ông lại thiết tha gặp anh ta đến thế?

    - Vì sở thích của cá nhân tôi - Poirot trả lời.

    Japp không thê moi từ ông ta ra điều gì khác nữa.

    III

    Rất xanh xao, đôi mắt nhớn nhác, hoàn toàn sẵn sàng để cho bùng nổ sự khùng dại của mình, Frank Carter nhìn chòng chọc vào mặt người khách bất ngờ đến tìm anh với một sự thù nghịch lộ liễu.

    - Hóa ra đấy là ông - anh ta hét lên với một giọng lạnh nhạt - Đối với tôi, ông chỉ là một con vi trùng ngoại quốc nhỏ bé. Ông muốn gì ở tôi nào?

    - Tôi muốn gặp anh và nói chuyện với anh.

    - Này, ông hãy nhìn tôi. Nhưng tôi sẽ không nói, nếu không có sự hiện diện của luật sư của tôi. Đấy là quyền của tôi và ông không thể làm gì được. Tôi có quyền từ chối sự trả lời, khi tôi không được sự phụ tá của cố vấn của tôi.

    - Tôi không tranh cãi về điều đó. Anh có thể cho gọi cố vấn của anh nếu anh muốn, nhưng tôi muốn ông ấy không có mặt thì hơn.

    - Tôi nghi ngờ điều đó. Ông tưởng rằng ông sẽ khá láu cá để bắt tôi thừa nhận những điều sẽ làm tôi thất bại.

    - Tôi lưu ý anh rằng chúng ta chỉ có hai người thôi.

    - Đấy là điều khá lạ thường! Nhưng người bạn nhỏ của ông, những nhân viên cảnh sát, cũng nghe chúng ta, hẳn là thế.

    - Anh nhầm rồi. Đây là một cuộc nói chuyện riêng, hoàn toàn riêng giữa anh và tôi.

    Frank Carter cười phá lên.

    - Việc là như thế đấy - anh ta nói tiếp. Đấy là một ngón cũ rích mà ông định dùng để đánh lừa tôi.

    Điềm tĩnh, Poirot hỏi:

    - Anh có nhớ một người phụ nữ tên là Agnès Fletcher không?

    - Chưa bao giờ nghe nói tới người đó!

    - Tôi tin rằng anh sẽ nhớ tới người đó mặc dù chưa bao giờ chú ý đến cô ta.

    - Cô ta trước đây là người hầu phòng, số 58 đường Hoàng hậu Charlotte.

    - Rồi sao nữa?

    - Hôm ông Morley bị giết - Poirot trả lời, với một sự thong thả cố ý - cái cô Agnès đó, đứng tên thềm cầu thang của tầng của, nhìn qua tay vịn và đã thấy anh. Lúc đó anh ở trong cầu thang. Anh chờ đợi, tai vểnh lên. Sau đó, cô ta thấy anh đi tới phòng của ông Morley. Lúc đó là mười hai giờ hai mươi sáu phút hoặc gần như thế...

    Frank Carter run lên. Những giọt mồ hôi chảy óng ánh trên trán anh ta. Cặp mắt mở to, ánh lên một sự sợ hlãi dữ dội.

    - Không đúng! - Anh ta la lên, giận dữ. Đấy là một sự nói láo! Một sự nói láo bỉ ổi! Ông đã trả tiền thuê cô ta, cảnh sát đã trả tiền thuê cô ta, để cho cô ta nói rằng đã thấy tôi.

    Poirot vẫn rất bình tĩnh. Ông tiếp tục nói.

    - Vào lúc đó theo các lời khai của anh, thì anh đã đi ra khỏi nhà và anh đi ở đường Marylebone.

    - Và đấy là sự thật. Cô gái ấy nói dối, cô ta không thể thấy tôi. Đấy mà mưu đồ bỉ ổi. Nếu cô ta đã thấy tôi, như cô ta khẳng định, tại sao cô ta không nói ra sớm hơn?

    - Vào lúc đó - Poirot trả lời - cô ta đã báo sự việc cho người bạn gái nấu bếp. Họ rất lo lắng và không biết làm như thế nào. Bản án vụ tự tử được công bố, họ cảm thấy nhẹ nhõm và họ coi như không có lý do gì để nói nữa.

    - Tôi không tin một chút xíu nào vào điều đó cả. Họ chống lại tôi, chỉ có thế. Đấy là hai người con gái bẩn thỉu...

    Poirot nghe những lời chửi rủa tiếp sau, không hề xúc động... Tràng chửi rủa kết thúc, ông lấy lại giọng nói bình tĩnh và cân nhắc:

    - Không phải bằng cách anh tức giận và bằng cách anh xử sự như một thằng đần mà anh sẽ gỡ được việc khó. Hai người đàn bà ấy sẽ kể câu chuyện nhỏ của họ và người ta sẽ tin họ. Bởi vì, anh xem, họ nói sự thật. Cô gái hầu phòng, Agnés Fletcher, thực sự đã thấy anh. Anh đã ở đấy, trong cầu thang. Anh đã không rời ngôi nhà. Và thực tế là anh đã vào trong phòng của Morley.

    Sau khi nghĩ một lúc, ông nói thêm, vẫn với giọng bình tĩnh:

    - Và vào lúc ấy điều gì đã xảy ra?

    - Tôi nói với ông rằng đấy là một sự nói dối.

    Đột nhiên Hercule Poirot tự cảm thấy rất già và rất mỏi mệt. Ông không có một thiện cảm nào đối với anh chàng Frank Carter này. Nói thế cũng chưa đủ. Đối với ông, Carter là một kẻ tàn ác. Một kẻ nói dối, một tên bịp, một trong bọn người mà người ta không cần đến thì lợi hơn. Điều hay hơn mà Hercule Poirot phải làm là rút lui và để cho chàng thanh niên này ngoan cố trong những điều nói dối của anh ta. Hành tinh sẽ tống khứ được một trong những cư dân khó chịu đáng ghét nhất...

    - Tôi khuyên anh nói sự thực với tôi đi - thế nhưng ông vẫn nói.

    Ông hiểu hoàn toàn tình thế. Frank Carter là đồ ngu, nhưng không đến nỗi không nhận thấy rằng phương thức phòng ngự tốt nhất của anh ta vẫn là phủ nhận. Rằng một khi anh ta thừa nhận rằng anh ta đã vào trong phòng của Morley vào lúc mười hai giờ hai sáu phút, thì anh ta sẽ bị những sự nguy hiểm lớn nhất đe doạ. Bởi vì sau đó, tất cả những điều mà anh ta có thể nói ra rất có khả năng bị coi như những điều dối trá. Rằng anh ta kiên trì, trong những sự phủ định của mình, thì Hercule Poirot có thể coi như kết thúc công việc của ông. Theo tất cả mọi khả năng, Frank Carter sẽ bị treo cổ vì tội giết Morley, và có lẽ là chính đáng.

    Hercule Poirot chỉ có việc đứng dậy và bỏ đi.

    - Tôi đã không làm gì cả - Frank Carter nói.

    Hercule Poirot không đứng dậy. Ông muốn đi, rất muốn, thế nhưng, ông ở lại...

    Ông cúi xuống phía Carter và bằng một giọng mà trong đó ông đặt tất cả khả năng thuyết phục của ông, một giọng muốn thuyết phục, ông nói:

    - Carter này, tôi không muốn làm hại anh, và tôi yêu cầu anh tin tôi nếu anh đã không giết Morley, cái may mắn thoát nạn duy nhất của anh là nói cho tôi biết sự thực về điều đã xảy ra sáng hôm ấy.

    Một sự hiểu lộ nghi ngờ đã hiện ra trên khuôn mặt đạo đức giả của Carter. Những ngón tay của anh ta lay động mạnh mẽ, môi dưới và đôi mắt của anh là của một con thú bị vây dồn.

    Nói ngay hoặc không bao giờ... và đột nhiên, bị nhân phẩm đầy uy quyền của nhà thám tử chinh phục, Carter quyết định. Anh ta nói:

    - Tôi sẽ kể hết cho ông nghe và tai họa cho ông nếu ông nhận chìm tôi.

    Thực thế, tôi đã vào trong phòng của Morley. Tôi đã lên cầu thang và tôi đã chờ đợi để cho chắc chắn hơn rằng ông ta chỉ có một mình. Một gã đã đi ra, một gã to lớn đã đi xuống. Tôi vừa quyết định đi vào, thì có một người khác đi ra, ông này cũng đi xuống. Tôi biết rằng không nên phí thì giờ. Tôi đi theo hành lang và tôi vào phòng mà không gõ cửa. Tôi đã quyết định nói với ông ta điều mà tôi nghĩ về ông ấy về cái cách mà ông ta đã khích người bạn gái cửa tôi chống lại tôi...

    Anh ta ngừng nói.

    - Và? - Poirot nói.

    Giọng đòi hỏi, Carter lại nói tiếp.

    - Morley ở đấy, nằm dài sõng soài trên sàn nhà. Ông ta đã chết. Đấy là sự thật, tôi xin thề! Ông ta nằm, đúng như cảnh sát đã thấy. Tôi không muốn tin vào con mắt cửa tôi nữa. Tôi cúi xuống phía ông ta. Ông ta đã chết thật rồi và bàn tay đã lạnh. Ông ta có một cái lỗ ở trán với một ít máu đã đông tụ lại ở xung quanh...

    Anh ta nói, giọng tức nghẹn.

    - Tôi đã hiểu ngay rằng - anh ta tiếp - tôi rơi vào một hoàn cảnh hết sức xấu. Người ta sẽ buộc tội giết người cho tôi, đấy là điều chắc. Tôi không sờ vào cái gì cả, trừ bàn tay của ông ta và cái núm cửa. Bàn tay, điều đó không sợ, cái núm, tôi đã chùi kỹ hai phía trước khi bỏ đi, và tôi đã chuồn đi hết sức nhanh khi chưa có ai ở trong phòng lớn cả. Tôi đi ra và tôi ra xa hết sức nhanh. Không cần nói với ông rằng tôi đã phải có vẻ buồn cười, ông không tin điều đó!

    Sau một lúc im lặng, nhìn chòng chọc vào mắt nhà thám tử, anh ta nói thêm:

    - Tôi thề với ông rằng tôi đã nói sự thực. Ông ta đã chết khi tôi tới. Ông cần phải tin tôi.

    Poirot đứng dậy không có vẻ mỏi mệt.

    - Tôi tin anh - ông nói.

    Ông đi ra cửa. Frank Carter nhìn ông, hốt hoảng.

    - Người ta sẽ treo cổ tôi, nếu người ta biết rằng tôi đã vào trong phòng? Người ta sẽ treo cổ tôi!

    Poirot dừng lại.

    - Nói sự thật với tôi, anh đã cứu được tính mạng của anh - ông nói.

    - Tôi không nghĩ như ông! Người ta sẽ bảo...

    Poirot không để cho anh ta tiếp tục.

    - Điều mà anh đã kể cho tôi nghe - ông nói - xác nhận điều mà tôi đã biết và điều mà tôi đã coi là đúng. Anh có thể tin cậy vào tôi .

    Một lát sau, ông đi ra.

    Ông không hài lòng một chút nào cả.

    IV

    Ông đến Ealing; chỗ ông Barnes vào bảy giờ kém mười lăm. Ông Barnes đã tuyên bố với ông rằng, ông còn nhớ, đấy là một giờ tốt nhất để tiến hành các cuộc thăm viếng, người ta chắc chắn là gặp được người ở nhà.

    Ông Barnes đang làm việc trong vườn, tiếp đón Poirot, vừa tuyên bố rằng đất đang cần nước. Rồi, sau khi nhìn kỹ hồi lâu nhà thám tử, ông ta hỏi Poirot về cái "điều không trôi chảy".

    - Có đôi khi tôi phải làm những việc mà tôi không lấy làm thích thú - Poirot trả lời.

    - Tôi biết điều đó - ông Barnes nói ngắn gọn.

    Poirot đưa mắt nhìn các bồn hoa và các khóm cây.

    - Vườn của ông được quy hoạch rất tuyệt - ông nhận xét - Tất cả đều có quy củ. Vườn bé, nhưng rất cân đối ở tất cả mọi phần của nó.

    - Khi người ta có ít diện tích - ông Barnes nói - thì người ta cần phải có mong muốn tự sử dụng tốt nhất. Người ta không thể tự cho phép mình có một sự lầm lẫn trong bản vẽ sơ đồ.

    Poirot gật đầu đồng ý.

    - Tôi thấy rằng ông đã tìm được con người của ông - ông Barnes nói tiếp.

    - Frank Carter?

    - Đúng! Tôi thừa nhận rằng cái kết cục ấy làm cho tôi khá ngạc nhiên.

    - Ông không nghĩ rằng đấy là một vụ ám sát tầm thường có những động cơ thuần túy riêng tư?

    - Hẳn là không! Vì Amberiotis và Alistair Blunt, tôi tin chắc rằng vụ giết người này che giấu một vụ gián điệp.

    - Đấy là điều mà ông đã nói với tôi lúc tôi đến thăm ông.

    - Tôi biết... và lúc ấy, tôi đã tin chắc rằng tôi đã nhìn đúng.

    - Ấy thế mà, ông đã nhầm! - Poirot nói.

    - Ông đừng chọc thanh sắt vào vết thương nữa - Barnes nói to - Ông thấy không, điều buồn phiền là mỗi một người trong chúng ta lập luận theo kinh nghiệm nhỏ của cá nhân mình. Tôi đã dính líu vào nhiều vụ gián điệp mà tôi có khuynh hướng thấy chúng ở khắp mọi nơi!

    - Ông có biết - Poirot hỏi - những trò mà những nhà ảo thuật làm và gọi là "con bài bắt buộc" không?

    - Hẳn là có!

    - Này! Cái trò ấy người ta đã không ngừng dở ra với tôi suốt cuộc điều tra. Mỗi một lần mà chúng tôi tưởng rằng đã tìm thấy một cái cớ nào đó cho một người giết Morley, thì người ta đã chìa ra cho chúng tôi con bài bắt buộc và chúng tôi đã nhận nó. Amberiotis, Alistair Blunt, tình hình chính trị v.v... Và hơn ai hết, ông Barnes này, ông đã đưa chúng tôi vào những cái hút giả.

    - Tôi tin là như vậy, ông Poirot thân mến, và ông đã thấy tôi ngao ngán về việc đó.

    - Đấy là ông được đặt ra để biết. Đến nỗi lời nói của ông có trọng lượng...

    - Tôi thành thực, đấy là lý do duy nhất mà tôi có thể viện dẫn ra...

    Sau một tiếng thở dài, ông ta nói.

    - Và đấy thực có phải là một tội ác có tính chất riêng tư không?

    - Đúng - Poirot trả lời - Tôi cần phải có thời gian để phát triển ra động cơ... và sự may mắn đã giúp tôi.

    - Thế nào?

    - Bằng cách làm cho tôi chộp được vài lời đối đáp của một câu chuyện, vài câu đã phải làm cho tôi sáng tỏ, nếu vào lúc đó tôi hiểu được điều mà chúng muốn nói.

    Ông Barnes mơ màng, gãi mũi với cái dầm trồng cây của mình. Một mẩu đất dính vào lỗ mũi trái của ông.

    - Ông nói bằng những ẩn ngữ - ông nói.

    - Có lẽ thế - Poirot giải thích - bởi vì tôi giận ông đã không thành thực với tôi.

    - Tôi?

    - Đúng thế.

    - Nhưng, ông bạn thân mến ơi - Barnes đáp lại - bởi vì tôi không bao giờ nghĩ rằng Carter có thể là kẻ phạm tội. Tôi luôn luôn nghĩ rằng anh ta đã rời ngôi nhà trước khi Morley chết. Tôi tưởng rằng ông đã phát hiện ra là anh ta không đi ra vào giờ mà anh ta cho rằng đã làm việc đó?

    - Carter còn ở trong ngôi nhà vào lúc mười hai giờ hai mươi sáu. Anh ta đã thấy kẻ giết người.

    - Thế thì, không phải anh ta là người...

    - Tôi xin nhắc lại với ông là anh ta đã thấy kẻ giết người.

    - Và anh ta có nhận ra người ấy không?

    Poirot lắc đầu.


  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương Chín

    MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, NHỮNG NGƯỜI KHÁC LÀM NHIỆM VỤ...
    I

    Ngày hôm sau, Hercule Poirot dành một phần buổi sáng tiếp một nhân viên sân khấu bạn của ông. Buổi chiều, ông đi tới Oxford. Ngày hôm sau, ông về nông thôn bằng ô tô và khi ông về nhà thì trời đã muộn.

    Trước khi đi, ông đã hẹn với Alistair Blunt ông sẽ tới nhà ông này vào lúc 9 giờ rưỡi tối.

    Nhà tài chính chờ ông ở thư viện. Ông ta ra đón ông và vừa bắt tay, vừa nói:

    - Thế rồi ra sao?

    Poirot gật đầu.

    Vẫn hoài nghi, Blunt hỏi:

    - Ông đã tìm thấy cô ta chưa?

    - Vâng, tôi đã tìm thấy.

    Poirot ngồi xuống và buông ra một tiếng thở dài.

    - Ông mệt hay sao?

    - Vâng, tôi mệt - thám tử nói - Vả lại điều mà tôi phải nói với ông không có gì là thích thú.

    - Cô ta đã chết!

    Chậm rãi, cân nhắc từng từ, Poirot trả lời:

    - Cái đó còn tùy thuộc vào việc người ta xem xét sự việc đó như thế nào.

    Blunt chau mày:

    - Ông bạn thân mến ơi - ông ta đáp lại - hoặc chết hoặc sống. Không có sự trung gian. Hoặc là cô Sainsbury Seale đã chết hoặc cô ta còn sống.

    - Đúng, nhưng cô Sainsbury Seale là ai?

    - Ông muốn nói rằng cô ta không tồn tại hay sao?

    - Không đâu! - Poirot tuyên bố - Cô Sainsbury Seale đã tồn tại. Cô ta đã sống ở Calcutta, ở đấy cô ta đã diễn thuyết và làm việc từ thiện. Cô ta đã trở về nước Anh trên chiếc tàu Maharanah cùng với ông Amberiotis. Họ đi cùng một hạng, và ông ấy đã có dịp giúp cô ta, xách hành lý. Hình như ông ấy là một người dễ mến trong cuộc sống bình thường. Và đôi khi lòng tử tế đã được đền bù lại một cách bất ngờ. Đang đi dạo ở London, ông Amberiotis có may mắn được gặp cô Sainsbury Seale một cách hết sức tình cờ. Điều đó làm cho ông ấy vui thích, bằng một động cơ tốt lành, ông ấy đã mời cô ta đi ăn trưa ở Savoy. Đối với cô ta đây là một cuộc chiêu đãi nhỏ mà cô ta không tính tới. Đối với ông ấy, đấy là một dịp may mà ông không bao giờ dám hy vọng. Vì không có sự tính toán về phía ông ấy và hẳn là ông ấy không tưởng tượng được rằng, khi mời cô đi ăn, cô gái già đã tàn úa này sắp hiến dâng cho ông một giá trị tương đương một mỏ vàng. Thế nhưng, đấy là điều cô đã làm, không nghi ngờ gì hết. Đấy là một cô gái trung hậu có nhiều thiện ý, nhưng không thông minh lắm. Tôi vui lòng nói rằng cô ấy có đúng là một bộ óc gà dò...

    - Thế thì, không phải là cô ấy đã giết bà Chapman? - Blunt hỏi.

    Poirot không trả lời vào câu hỏi.

    - Tôi không biết kể cho ông nghe câu chuyện của tôi như thế nào - ông nói sau vài giây suy nghĩ - Chắc chắn là bắt đầu bằng cái gọi là sự bắtt đầu đối với tôi là tốt nhất, nghĩa là bằng chiếc giầy.

    - Chiếc giầy?

    Blunt hết sức ngạc nhiên. Poirot gật đầu, xác định với ông ta rằng ông ta đã nghe đúng.

    - Vâng, chiếc giầy - ông lại nói - Một chiếc giầy có vòng. Tôi vừa qua nửa giờ trong chiếc ghế bành của Morley và tôi đã ở trên bậc thềm nhà 58, phố Hoàng Hậu Charlotte khi một chiếc taxi dừng lại sát lề đường. Cửa mở và tôi thấy bàn chân của một người đàn bà chuẩn bị xuống xe. Tôi thú thật là tôi thuộc về nhóm người mà một cái mắt cá đẹp không để cho vô tình được. Cái mắt cá mà tôi nhìn thấy không xấu, cái cẳng chân mang một chiếc tất hảo hạng, nhưng chiếc giày không làm cho tôi thích. Chiếc giầy mới, bằng loại da thuộc lóng lánh dưới ánh mặt trời, nhưng được trang trí một chiếc vòng to đã làm mất hết lịch sự mà bà ta có thể có. Lát sau, tôi đã thấy cái bà có bàn chân ấy, và thành thực mà nói, tôi rất thất vọng: bà đó gần năm mươi tuổi, không có duyên và ăn mặc tồi.

    - Đấy có phải cô Sainsbury Seale không?

    - Đúng cô ta. Khi xuống xe, bàn chân cô mắc vào cửa xe và cái vòng ở chiếc giầy đã bị giật đứt. Nó rơi xuống đất. Tôi đã nhặt lên và trả lại. Việc xảy ra đã kết thúc.

    Tôi đã gặp lại cô đó vào buổi chiều khi tôi tới thăm cô ta với thanh tra trưởng Japp. Tôi để ý thấy cái vòng chưa được may lại. Cũng tối hôm đó, cô Sainsbury Seale đi ra khỏi khách sạn bằng chân không và biến mất. Ở đây kết thúc cái mà chúng ta sẽ gọi là, nếu ông muốn như vậy, chương thứ nhất.

    Chương thứ hai bắt đầu khi thanh tra trưởng Japp yêu cầu tôi đến gặp ông ta ở Trạm Vua Leopold, trong một căn hộ mà ở đấy nói ta đã phát hiện thấy một thi thể nằm trong một cái hòm da lông thú. Tôi vào trong phòng, tôi liếc nhìn cái hòm bỏ ngỏ: và điều mà tôi thấy đầu tiên, đấy là chiếc giầy cũ có vòng ấy.

    - Thế rồi sao nữa?

    - Ông chưa thật hiểu tôi! Đấy là một chiếc giầy cũ, một chiếc giầy đã dược đi nhiều. Cô Sainsbury Seale cũng đến ở căn hộ này vào chiều hôm xảy ra vụ ám sát Morley. Buổi sáng, đôi giày của cô ta còn mới, và buổi chiều, chúng đã mòn. Đấy là một kết quả mà người ta không được có trong vòng vài giờ...

    Mặc dù sự nhận xét không làm cho ông ta quan tâm quá đỗi, Blunt nêu ra một ý kiến bác bỏ:

    - Đúng đấy, nhưng theo tôi, cô ta có hai đôi giầy giống nhau.

    - Vâng - Poirot trả lời - nhưng tôi biết rằng không phải như thế. Japp và tôi, chúng tôi đã thăm cái buồng mà cô ấy ở tại Glengowire Court và kiểm tra kỹ lại đồ đạc, quần áo của cô ta... Tôi thừa nhận cô ấy có thể có một đôi giầy cũ mà cô ấy đi để nghỉ chân sau một ngày mệt nhọc, nhưng, trong trường hợp ấy, thì đôi giầy mới phải ở khách sạn - ông hãy thừa nhận rằng đấy là một điều lạ!

    - Có lẽ - Blunt nói với một nụ cười - Nhưng theo tôi điều đó không quan trọng lắm?

    Poirot nhăn mặt.

    - Đúng, không quan trọng - ông lại nói tiếp - nhưng lại là phiền toái. Tôi không thích cái mà không thể giải thích được đối với tôi. Tôi tới gần cái hòm và tôi xem xét chiếc giày: cái vòng vừa mới khâu lại bằng tay. Sau khi có sự ghi nhận ấy, tôi phải thừa nhận là tôi nghi ngờ cả bản thân mình. "Ông Hercule thân mến của tôi ơi, tôi tự nói, ông nghĩ cái quái gì sáng ấy? Ông đã nhìn thiên hạ qua đôi kính màu màu hồng! Đôi giày cũ, ông coi chúng như là giày mới".

    - Có lẽ đấy là sự giải thích chăng?

    - Không, đôi mắt đã không đánh lừa tôi. Bỏ chiếc giày lại, tôi quan tâm đến xác chết và tôi phải nói rằng điều mà tôi không thích: cái mặt ấy chỉ còn là một đám bột nhão không có hình dáng, tại sao người ta lại đánh nó với một sự dã man không thể tưởng tượng được để làm cho người khác khó nhận ra nó?

    Alistair Blunt cựa quậy trong ghế bành:

    - Có cần thiết nói lại điều đó không? Chúng ta biết...

    Poirot ngắt lời ông ta bằng một giọng dứt khoát:

    - Rất cần thiết! Tôi cần phải chỉ cho ông thấy, từng giai đoạn một, làm thế nào mà tôi đã đạt tới việc phát hiện ra sự thực. Đây là điều mà tôi tự nói trước xác chết đó: "Hercule thân mến của tôi ơi, trong đó có cái gì đó không khớp đấy! Người đàn bà chết này mặc quần áo cửa cô Sainsbury Seale - tôi không nói đến đôi giày, chúng là một vấn đề riêng - bà ta có ở gần mình cái xắc cầm tay của cô Sainsbury Seale và mặt bà ta bị biến dạng đi. Tại sao? Có phải là vì cái mặt này không phải là mặt của cô Sainsbury Seale không?...". Ngay lập tức, tôi tập hợp tất cả nhưng điều mà tôi nghe nói về bề ngoài thể chất của người đàn bà kia, người đã thuê phòng, và tôi tự hỏi: "Cái thi thể nằm ở đây, có phải là thi thể của "người đàn bà kia"không? Tôi đi vào phòng ngủ của người đàn bà ấy và tôi thử hình dung bà Chapman ấy. Thoạt nhìn, bà ta ít giống người đàn bà kia: bà ta duyên dáng, ăn mặc khá lòe loẹt và rất son phấn. Nhưng chủ yếu, hai người đàn bà không khác nhau lắm: tóc cùng mầu, đường nét giống nhau, cùng tuổi tác. Thế nhưng có một điểm cần chú ý: Bà Chapman đi giày số 36, còn cô Sainsbury Seale - mà các chiếc tất thuộc cỡ "hai", tôi biết điều đó - có lẽ phải đi giầy số 38. Bà Chapman có bàn chân nhỏ hơn bàn chân của cô Sainsbury Scale. Vì vậy tôi trở lại gần xác chết. Nếu ý nghĩ mà tôi thoáng có là đúng, nếu thi thể là của bà Chapman mặc quần áo của cô Sainsbury Seale, thì giầy phải rộng quá. Tôi nhận thấy chúng rất vừa vặn. Điều đó hình như chỉ cho tôi thấy rằng, trái với điều mà tôi tưởng, chung quy lại, đấy là xác chết của cô Sainsbury Seale mà tôi có ở dưới mắt mình. Nhưng thế thì, tại sao người ta lại làm biến dạng mặt cô ta, tại sao người ta lại để bên cạnh cô cái xác cầm tay dễ dàng mang đi chứng minh căn cước của cô?

    Đấy là một điều bí ẩn, một câu đố... chống lại tôi. Không còn cách nào khác, tôi lấy sổ tay ghi địa chỉ của bà Chapman, để tìm địa chỉ nha sĩ của bà, là người sẽ giúp chúng tôi tìm ra căn cước cửa thi thể. Sự trùng hợp. Ông Morley là nha sĩ của bà Chapman. Ông ấy đã chết; nhưng sự nhận dạng vẫn còn có thể. Người nối nghiệp của Morley, ông biết điều đó, phải tới khai trương cuộc điều tra rằng xác chết đúng là của bà Albert Chapman.

    Alistair Blunt tỏ ra sốt ruột, nhưng Poirot, lờ đi và tiếp tục nói:

    - Bây giờ, tôi phải giải quyết một vấn đề thuộc phương diện tâm lý: cô Sainsbury Seale là hạng đàn bà nào? Câu hỏi gồm có hai câu trả lời. Câu đầu, rõ ràng, thể hiện qua cuộc sống của cô lúc ở Ấn Độ và qua lời chứng của các bạn bè riêng của cô: cô Sainsbury Seale là một người không thông minh lắm, nhưng rất hoạt động và rất có lương tâm. Song, còn có một cô Sainsbury Seale khác nữa không? Có thể trả lời là có. Có một cô Sainsbury Seale đã ngồi ăn trưa với một người đàn ông được biết rõ ràng như là một nhân viên của người nước ngoài. Một người đàn bà đã bắt chuyện với ông ở trên đường phố, cho rằng - một cách dối trá, chúng tôi gần như chắc chắn về điều đó - đã từng là bạn của người vợ quá cố của ông. Một người đàn bà đã đi khỏi nhà của một người đàn ông, không bao lâu trước khi vụ giết người được phát hiện, đã đến thăm một người đàn bà khác ngay trong buổi tối hôm ấy, mà người đàn bà khác ấy, rất có thể là đã bị giết chết, và từ đó đã biến mất và kể như là đã chết, tuy rằng bà ta biết rằng tất cả lực lượng cảnh sát của nước Anh đang tìm kiếm bà. Tất cả những điều đó có phải tương hợp với điều mà các bạn bè của bà nói với chúng ta về cô Sainsbury Seale không? Hình như, người ta có thể khẳng định là không đúng. Vậy thì, nếu cô Sainsbury Seale không phải là một con người tốt như cô ta đã tỏ vẻ, thì người ta có thể nghĩ rằng có thể cô ta là một kẻ giết người có tính bình tĩnh đáng chú ý hoặc ít nhất là kẻ tòng phạm của tên giết người.

    Những kỷ niệm cá nhân làm cho tôi vững tin trong ý kiến đó. Chính tôi cũng đã có một cuộc nói chuyện với Mabelle Sainsbury Scale. Cô ấy đã gây cho tôi ấn tượng gì? Câu hỏi đó, ông Blunt, tôi đã phải vất vả lắm mới trả lời được. Những câu chuyện, những điệu bộ, những phong cách, thái độ, cách nói của cô, tất cả những cái này đều nhất trí hoàn toàn với điều mà người ta nói về cá nhân cô. Nhưng tất cả điều đó cũng có thể là sự việc của một người đóng kịch tốt diễn một vai trò và, dù sao, đấy chính là cô Sainsbury Seale đã bắt đầu trong cuộc sống như một diễn viên.

    Tôi đã bị ấn tượng mạnh bởi một câu chuyện mà tôi nói với ông Barnes ở Taling, ông này cũng vậy, đã tới số nhà 58 phố Hoàng Hậu Charlotte vào hôm đó, để nhận sự chăm sóc cửa Morley. Với một niềm tin có ý nghĩa, ông ta đã tuyên bố với tôi rằng cái chết của Morley và cái chết của Amberiotis, trong chừng mực nào đó là những sự bất trắc và con người mà người ta muốn thủ tiêu đi, chính là ông...

    - Rồi! - Blunt nói - Hình như ông đi quá xa...

    - Ông tưởng thế ư? - Poirot hỏi, không để cho ông ta có thời gian nói hết câu - Không đúng hay sao là vào cùng lúc ấy có nhiều nhóm người có lợi dụng điều mà ông bị gạt ra, không gây được một ảnh hưởng nào đó đối với công việc giao dịch, đối với họ điều chủ yếu là ông biến mất?

    - Tôi đồng ý. Nhưng tại sao lại thiết lập một sự quan hệ giữa những âm mưu của những người đó với cái chết Morley?

    - Bởi vì theo tôi hình như vụ này có một tầm quan trọng rất lớn. Đối với kẻ giết người, tiền bạc không là gì, cả mạng người cũng không nốt!

    - Ông không tin rằng Morley đã tự tử bởi vì ông ta phạm một sai lầm bi thảm sao?

    - Tôi không bao giờ tin điều đó cả. Một giây cũng không. Không, Morley đã bị giết, như Amberiotis đã bị giết, cũng như một người đàn bà có khuôn mặt không nhận ra được đã bị giết. Tại sao? Ông hãy tin rằng tiền cược là đáng giá. Theo Barnes, một người nào đó đã thử mua Morley hoặc người hợp tác với ông ta để ông ta giết ông!

    - Điều đó không đứng vững!

    - Ông có chắc không? Một người muốn thủ tiêu một người khác. Nhưng người khác ấy cảnh giác, ông ta được bảo vệ và khó tiếp cận. Muốn giết ông ta, cần phải làm cho ông ta không nghi ngờ. Ở đâu thì ông ta sẽ ít cảnh giác hơn. Khi ông ngồi trong ghế bành của nha sĩ?

    - Có lẽ ông nói đúng, nhưng tôi thừa nhận rằng đấy là một việc mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới.

    - Chắc chắn tôi đúng. Và, khi thuyết này được thừa nhận, tôi bắt đầu đoán thấy sự thật.

    - Như vậy là ông chấp nhận giả thuyết của Barnes? Xét mọi lẽ, thì ông Barnes ấy là ai?

    - Barnes là một người bệnh mà Reilly đã tiếp vào buổi trưa. Đấy là một con người nhỏ bé, không đáng kể, đã làm việc ở Bộ Nội vụ và đã về nghỉ ở Ealing. Nhưng ông đã nhầm khi nói rằng tôi đã chấp nhận giả thuyết của ông ấy. Tôi chỉ giữ lại cái nguyên tắc của nó mà thôi.

    - Nghĩa là?

    - Từ đầu đến cuối của vụ này, tôi đã dấn vào những con đường không đi tới đâu cả. Khi thì người ta không thể thấy nó, khi thì vì người ta muốn nó trong một ý đồ đã được xác định. Người ta đã cố gắng để thuyết phục tôi rằng người đàn ông phải đóng vai trò nạn nhân chính, không bị nhắm vào với tư cách là tư nhân mà với tư cách là nhân vật trọng yếu cửa quốc gia. Và người đàn ông đó, ông Blunt ạ, đấy là ông, không phải là cá nhân ông, nhưng là ông chủ Ngân hàng, nhà tài chính, người chi phối thị trường, lãnh tụ của các truyền thống bảo thủ.

    Nhưng - và đấy là cái mà tôi đã có - cái lỗi là quên mất - tất cả nhân vật trọng yếu của quốc gia đều có một đời tư. Tôi đã không nghĩ ngay tới điều đó, và thế nhưng, cũng như người ta có thể có những lý do đặc biệt để giết Morley - lý do của Frank Carter chẳng hạn - cũng như người ta có thể có lý do đặc biệt, những lý do riêng tư để giết ông. Ông! Chẳng lẽ ông không có ai thừa kế gia sản khi ông chết, và bên cạnh những người yêu ông, lại có những người ghét ông. Không phải với tư cách là nhân vật trọng yếu của quốc gia, mà với tư cách là con người bình thường hay sao?

    Và như vậy tôi đi tới chỗ nói lại với ông về cái "con bài bắt buộc ấy" mà tôi đã ám chỉ hồi nãy. Việc này, như vấn đề mưu sát mạo xưng mà Frank Carter phạm tội chống lại ông. Nếu là một vụ mưu sát thực sự, thì thoạt nhìn đây là một vụ ám sát chính trị. Nếu không có một sự giải thích khác... và sự giải thích đã không thể có một người thứ hai, con người đã nhảy chồm lên Carter bắt anh ta phải bất động. Con người đó rất có thể đã bắn vào ông và ném khẩu súng lục của hắn xuống chân Carter, điều đó đã tất yếu dẫn tới việc Carter nhặt nó lên.

    Howard Raikes đặt ra một vấn đề mà tôi đã xem xét cẩn thận. Raikes đã tới đường Hoàng hậu Charlotte vào buổi sáng mà Morley chết. Con người đó là kẻ thù công khai của ông và của tất cả cái vì nó mà ông chiến đấu. Hắn còn hơn thế nữa: hắn là người có thể cưới cháu gái của ông. Sau khi ông biến mất, cô Olivera sẽ hưởng thụ một món thu nhập kha khá, món thu nhập của cái vốn mà ông đã định để lại cho cô ta bằng cách chăm lo cho cô ta không thể xâm phạm đến nó, một sự phòng ngừa rất khôn ngoan.

    Nhưng chung qui lại nếu đấy là vấn đề một vụ tội ác thuộc lĩnh vực thuần túy riêng tư, vì lúc đó tôi nghiêng về ý nghĩa đó, chỉ có một động cơ khác là cái mồi tầm thường về món lợi, vậy thì tại sao tôi lại tin rằng đấy là nhân vật quan trọng của quốc gia mà người ta nhắm vào? Đơn giản bởi vì, ý nghĩ đó, người ta đã gợi ý cho tôi không phải một lần, mà là nhiều lần; bởi vì người ta cố gắng làm cho tôi phải chấp nhận, hơi giống như nhà ảo thuật làm cho khán giả lấy con bài mà ông ta đã chọn cho họ, "con bài bắt buộc!"

    Chính lúc tôi hiểu điều đó mà tôi bắt đầu, vẫn còn rất mơ hồ, nghi ngờ sự thật vào lúc đó, tôi đến nhà thờ, hát bài thánh ca về vấn đề những cái bẫy và những tấm lưới có mắt. Có thể là người ta đã chăng cho tôi một cái bẫy chăng? Tại sao không? Nhưng, thế thì ai có thể đã âm mưu việc đó? Tôi chỉ thấy một người cho vấn đề đó, và giả thuyết hình như vô lý. Khá chắc là vì tôi không nhận định vụ này như nó phải như thế. Tôi đã nắm lấy nó bằng đầu xấu. Tiền bạc không được tính đến chăng? Đồng ý. Tính mạng con người cũng không được tính nữa. Cũng đồng ý. Vậy, đây chính là cái đó. Và điều đó, bởi vì cái được thua là rất lớn.

    Nếu cái ý nghĩ lạ lùng đã đến với tôi ấy là đúng, thì nó phải giải thích tất cả điều bí ẩn về hai nhân vật rất khác nhau, về cô Sainsbury Seale, cũng như điều khó hiểu về cái vòng của chiếc giầy. Và nó cũng phải trả lời cho câu hỏi sau: Bây giờ cô Sainsbury Seale ở đâu?

    Này, nó giải thích tất cả điều đó... và các việc khác nữa. Để bắt đầu, tôi hiểu rằng cô Sainsbury Seale là tất cả vụ này: phần đầu, phần giữa và phần cuối của nó. Đối với tôi, hình như có hai Mabelle Sainsbury Seale chăng? Không có gì là lạ! Bởi vì thực tế là có hai Mabelle Sainsbury Seale. Người đầu đấy là một người đàn bà chân thành, tử tế, và hơi đần độn mà các bạn bè nói biết bao điều tốt; người thứ hai, người có dính líu vào hai vụ giết người, người nói dối, người đã biến mất một cách bí ẩn...

    Có lẽ ông còn nhớ, người gác cổng của Trạm vua Léopold đã tuyên bố với chúng ta rằng cô Sainsbury Seale đã đến lần đầu tiên ở nhà bà Chapman. Xem xét lại vấn đề, tôi có ngay niềm tin rằng cuộc viếng thăm ấy là cuộc viếng thăm duy nhất mà cô dành mãi mãi cho căn phòng mà không bao giờ cô ta trở ra nữa. Cô Sainsbury Seale kia đã thế chỗ cô. Cô Mabelle Sainsbury Seale thứ hai này mặc quần áo giống như quần áo của cô Mabelle Sainsbury Seale thực, và đôi giày của người chết là quá lớn đối với cô, những chiếc giày mới có trang trí vòng, chính cô này đã đi đến khách sạn Russell Square. Cô ta đã chọn giờ cô đến vào lúc mà tất cả mọi người đang có nhiều việc làm, thu nhặt quần áo của cô Sainsbury Seale và sau khi chuẩn bị xong vali và trả tiền ở, cô đi tới ở tại khách sạn Glengowire Court. Từ ngày ấy, các bạn bè của Mabelle thực không thấy cô nữa. Cô kia đóng vai trò của cô trong hơn tám ngày: cô là Mabelle Sainsbury Seale, cô mặc quần áo cửa Mabelle SainBbury Seale, cô bắt chước giọng nói của Sainsbury Seale. Nhân tiện, chúng ta hãy lưu ý rằng, cô ấy đã phải mua một đôi giầy buổi tối, cỡ bé hơn cỡ giầy của Mabelle Sainsbury Seale thực. Một ngày kia, cô ta biến mất. Người ta đã thấy cô lần cuối cùng vào buổi tối hôm ông Morley chết, đi trở về Trạm vua Leopold.

    - Ông có cho rằng - Alistair Blunt hỏi - rút cục là cái xác ở trong hòm đúng là cái xác của cô Sainsbury Seale không?

    - Nhưng, tất nhiên - Poirot nói to - Đây là một ngón bịp kép đặc biệt khéo léo! Bộ mặt của người chết đã bị làm biến dạng đi chỉ để nêu lên vấn đề nhận dạng. Nhưng tên sát nhân có nghĩ là cảnh sát sẽ cho xem xét bộ răng của xác chết không? Tôi nghĩ là có, sự giám định chỉ có thể giao phó cho chính nha sĩ đã chăm sóc nạn nhân, và lý do tốt nhất là ông ta đã chết. Ông ta, chính ông ta, sẽ nhìn nhận công việc của mình và cho biết tên người chết với một sự chắc chắn tuyệt đối. Người nối nghiệp của ông, ông này chỉ có thể dựa theo phiếu của người bệnh... và những phiếu đó đã bị làm giả. Hai người đàn bà là khách hàng của Morley, chỉ cần lấy tấm phiếu của họ, và cho sao lại bằng cách đổi tên.

    Và đấy là lý do tại sao, ông Blunt, hồi nãy khi ông hỏi tôi xem cô Sainsbury Seale đã chết chưa, tôi đã trả lời ông: "Cái đó còn tùy!..." Bởi vì khi ông nói: "Cô Sainsbury Seale", ông nói về cô nào? Về người đàn bà đã biến mất khỏi khách sạn Glengowire hay Mabelle Sainsbury Seale thực?

    Sau một lúc im lặng lâu, Alistair Blunt trả lời:

    - Ông Poirot, tôi biết rằng ông có thanh danh xứng đáng, và vì vậy cho nên tôi chỉ nghi ngờ về giả thuyết - tôi lưu ý từ "giả thuyết" - mà ông đưa ra là không có căn cứ vững chắc, thế nhưng, tất cả vụ này theo tôi là huyễn hoặc khó tin! Ông khẳng định rằng, nếu tôi hiểu đúng cô Mabelle Sainsbury Seale đã bị ám sát và Morley cũng đã bị giết, về ông ta và chỉ có ông là mới có khả năng nhận dạng xác chết. Cái chết của ông ta đã được giải thích. Nhưng còn người kia? Một cô gái già, hoàn toàn vô tội, có nhiều bạn bè, và theo người ta biết được thì không có kẻ thù, quái làm sao mà người ta đã muốn thủ tiêu cô ta?

    - Thực tế - Poirot nói - Tại sao? Đấy là vấn đề được đặt ra. Ông đã nói rằng Mabelle Sainsbury Seale là một người vô tội, không làm hại đến một con ruồi. Vậy thì tại sao người ta đã giết cô ta? Tại sao người ta ra sức làm khổ cái xác chết của cô với một sự man rợ ghê tởm? Tại sao? Này! Tôi sẽ cho ông biết ý kiến tôi về điều đó.

    - Tôi xin nghe ông.

    - Tôi tin chắc rằng - Poirot chậm rãi nói tiếp - Mabelle Sainsbury Seale bị giết chết bởi vì người ta thấy rằng cô ta có trí nhớ về các nét mặt.

    - Ông muốn nói gì?

    - Chúng tôi đã thiết lập - Poirot giải thích - một sự phân biệt giữa hai Mabelle Sainsbury Seale. Một mặt, có một bà tử tế đã sống ở Ấn Độ và mặt khác, một cô diễn viên giỏi đã đóng vai trò của bà tử tế đã sống ở Ấn Độ, chỉ còn lại việc xác định một điểm của hai cô Mabelle Sainsbury Seale này: ai là người đã bắt chuyện với ông ở trên thềm nhà ông Morley? Cô ấy đã khẳng định rằng, ông còn nhớ điều đó, là một người bạn lớn của người vợ quá cố của ông. Sự khẳng định không đúng, nếu chúng ta liên hệ tới điều mà những người quen biết cô Sainsbury Seale đã nói với chúng ta và nếu chúng ta tùy vào những khả năng đúng đơn giản. Vậy thì chúng ta có thể nói rằng: Người đàn bà ấy đã nói dối. Cô Sainsbury Seale thực không nói dối. Vậy thì đây là một lời nói dối của cô Sainsbury Seale giả, trong một ý đồ đã được xác định.

    Alistair Blunt gật đầu:

    - Lập luận là rất rõ - ông nói - Điều mà tôi không thấy, đấy là lý do của sự nói dối này.

    - Xin ông chờ cho - Poirot lại nói tiếp - Chúng ta hãy dự tính một cách khác các sự việc. Cái bà đã bắt chuyện với ông đấy là cô Sainsbury Seale thật - cô ta không nói dối. Vậy thì điều mà cô ta nói là thực.

    - Đấy rõ ràng là một sự giả thuyết mà người ta có thể đưa ra - Blunt thừa nhận - nhưng nó là huyền hoặc khó tin!

    - Tôi đồng ý - Poirot nói - Nhưng chúng ta cũng cứ xem xét nó. Cô Sainsbury Seale đã nói đúng: cô ta đã biết vợ ông, cô ta đã biết bà rất rõ. Từ đó, tiếp sau là bà nhà phải là một trong những người mà cô Sainsbury Seale có thể rất thân tình, một người nào đó mà hoàn cảnh không khác lắm với hoàn cảnh của cô, một người đàn bà Anh sống ở Ấn Độ, có thể gần với một hội truyền giáo hoặc để đi xa hơn, một nữ diễn viên. Dù thế nào đi nữa, không phải Rebecca Arnholt!

    Và chắc là bây giờ ông thấy rồi, ông Blunt, vì sao hồi nãy tôi đã nhấn mạnh đến các từ "đời sống công cộng" và "đời sống riêng tư". Ông là một chủ ngân hàng lớn, nhưng ông cũng là một người đàn ông đã lấy vợ giàu. Và trước đám cưới của ông, trong ngân hàng, ông chỉ là một người hùn vốn trẻ, và sau khi ra khỏi Oxford, ông không ở trong các vụ giao dịch đã từ lâu.

    Bây giờ, ông xem đây, tôi bắt đầu nhìn vụ này như là cần phải nhìn. Tiền bạc không được tính đến chăng? Đối với ông, đấy là rất rõ! Tính mạng con người, cũng không nữa? Cũng đúng như thế! Đã từ lâu, thực tế ông là một nhà độc tài... và đối với một nhà độc tài thì tính mạng của ông ta là quí, còn tính mạng của người khác thì không quan trọng!

    - Ông ám chỉ cái gì, ông Poirot? - Alistair Blunt hỏi.

    Vẫn bình tĩnh, Poirot trả lời:

    - Đơn giản thôi, ông Blunt, khi ông cưới Rebecca Arnholt, ông đã có vợ rồi. Ông không thiết tha trở nên giàu sụ, nhưng triển vọng nắm một quyền lực gần như vô hạn đó đã làm lóa mắt ông. Ông đã giấu cuộc hôn nhân đầu tiên này và hiển nhiên ông trở nên một người có hai vợ với sự đồng ý của người vợ cả, người vợ chính thức của ông.

    - Và người vợ cả đấy là ai?

    - Chính dưới cái tên của bà Albert Chapman, mà bà ấy sống ở trong một căn hộ ở Trạm Vua Leopold, cách dinh thự cá nhân của ông năm phút đi bộ. Ông đã mượn tên của một thám tử mật còn sống thực sự, để mọi người dễ dàng tin hơn khi biết chồng bà ta làm trong các dịch vụ phản gián. Kế hoạch của ông đã thành công mỹ mãn và không bao giờ có ai nghi ngờ bất cứ một điều gì. Nhưng mà, sự kiện hãy còn, không thể tranh cãi vào đâu được: cuộc hôn nhân của ông với Rebecca Arnholt không bao giờ có lấy một tí giá trị pháp lý và ông tự trở thành kẻ phạm tội về hai vợ. Những năm tháng đã trôi qua và ông đã nghĩ rằng mọi nguy hiểm bây giờ đã bị gạt bỏ. Sự đe dọa đột nhiên đã nảy sinh từ một người đàn bà tội nghiệp khá buồn phiền. Khi gặp lại ông hai mươi năm sau đã nhớ lại rằng ông là chồng của bà bạn bà ta. Sự tình cờ đã đưa bà ấy trở lại nước Anh. Đặt bà ta trên con đường đi của ông và vẫn sự tình cờ cô cháu gái lại ở với ông và đã nghe hết câu chuyện của người đàn bà này. Nếu tôi không biết họ, có lẽ tôi đã không đoán ra được sự thực.

    - Nhưng, ông Poirot thân mến, những câu chuyện ấy, chính tôi đã kể cho ông nghe.

    - Không phải, chính cháu gái của ông đã nằn nì để nói với tôi về việc đã xảy ra, một ý nghĩ mà ông không thể đập tan một cách quá công khai mà không gợi ra những sự nghi ngờ về số mệnh rõ ràng là đã chống lại ông. Sau khi gặp ông, Mabelle Sainsbury Seale lại gặp Amberiotis, ông này mời cô ta đi ăn trưa và cô ta đã kể lại với ông này với một sự ngạc nhiên như thế nào việc gặp lại ông. "Đã nhiều năm tôi không thấy ông ấy. Ông ấy đã già tất nhiên, nhưng hầu như không thay đổi".

    Dĩ nhiên là tôi đoán, nhưng các sự việc chắc đã xảy ra như vậy. Tôi không tin rằng, cái tên mà ông ta mang hiện nay là khá thông thường, cô Sainsbury Seale đã nhận thấy rằng; ông Blunt, người đã lấy bà bạn của mình, không phải ai khác chỉ là một nhà tài chính có thế lực mà cô đã nghe nói tới như tất cả những người khác. Nhưng Amberiotis không phải chỉ là một người tình báo, mà còn là một kẻ tống tiền. Như tất cả những người cùng hạng, ông ta đã ngửi thấy những điều bí mật mà những người khác muốn giấu. Ông Blunt này mà Mabelle Sainsbury Seale đã nói chuyện có phải là Blunt lớn không? Ông ta tự hỏi mình điều đó và không gặp khó khăn gì để nắm tình hình. Về việc đó, tôi tin chắc, ông ta đã bắt quan hệ với ông, hoặc bằng thư hoặc bằng một cú điện thoại. Không chút nghi ngờ là ông ta đã rơi vào một mỏ vàng.

    Poirot im lặng vài giây, rồi lại nói:

    - Phương tiện hiệu nghiệm duy nhất để tống khứ kẻ tống tiền táo tợn và khéo léo là buộc hắn ta im lặng. Tôi đã nhầm đối tượng - không phải như tôi đã nghĩ: "Thủ tiêu Blunt như thế nào?" mà là "thủ tiêu Amberiotis như thế nào?" - nhưng câu trả lời vẫn là một. Tốt nhất là tấn công khi đối tượng mất cảnh giác. Và nơi nạn nhân ít ngờ vực nhất là khi họ đã ngồi vào ghế bành của nha sĩ chăng?

    Một nụ cười nửa miệng đã mím hai môi Poirot, ông tiếp tục:

    - Sự thực đã được nói ra hoàn toàn do tình cờ hầu như vào lúc bắt đầu nhất của vụ này, điều lý thú là ghi lại điều đó. Alfred, người phục vụ đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám gọi là: Cái chết tới vào lúc 11h45 . Chúng ta phải thấy ở trong cái tên này một cái điềm xấu, vì thực tế là vào lúc đó Morley đã bị giết. Ông đã hạ ông ta đúng vào lúc ông từ biệt ông ta. Tiếp theo đó, ông đã ấn nút gọi người phục vụ, ông đã mở vòi nước của chậu rửa - đặt ở trong góc, đứng ở sau cửa chính - và ông đã đi ra. Ông đã tính toán giờ giấc sao cho ông tới phía dưới cầu thang vào lúc mà cậu Alfred đưa cô Mabelle Sainsbury Seale giả vào thang máy. Ông đã mở cửa vào, cũng có thể là ông đã vượt qua ngưỡng cửa, nhưng ngay khi thang máy bắt đầu chạy, ông đã quay lại và lên lại cầu thang.

    Theo kinh nghiệm, tôi biết rất chính xác là Alfred đã xử sự như thế nào khi dẫn một người khách hàng vào cho ông chủ cửa cậu: cậu ta gõ cửa, rồi mở ra và đứng tránh ra để nhường cho người bệnh đi qua. Cậu ta đã làm như thường lệ. Khi nghe nước chảy ở vòi cậu ta nghĩ là Morley, đang rửa tay.

    Cậu ta đến đóng cửa lại và trở về thang máy.

    Ngay khi ông nghe tiếng thang máy xuống lại, ông lại đi lên cầu thang và trở về phòng Morley. Được đồng lõa giúp đỡ, ông đã mang thi thể vào trong căn phòng nhỏ và tìm trong các cặp xếp để lấy tấm phiếu của bà Chapman và của cô Sainsbury Seale mà đã nhanh chóng làm giả mạo. Ông đã mặc một cái áo bờ- lu trắng, và có lẽ bà vợ ông, do sự hóa trang khéo léo, đã phần nào thay đổi được chút ít dáng mặt của ông. Thực ra, tôi không tin rằng cần phải làm như vậy. Amberiotis đến thăm Morley lần sau tiên, ông ta cũng chưa hề gặp ông và ảnh của ông chỉ xuất hiện trên các báo hàng ngày từng quãng thời gian, hẳn là ông ta không biết mặt của ông. Cuối cùng, ông ta không ngờ vực: một người xảo trá hay dọa người không có gì để sợ một nha sĩ. Cô Sainsbury Seale - cô giả - đi ra, do người phục vụ lại dẫn ra. Đèn báo bắt đầu màu trắng và Alfred dẫn Amberiotis đến cho ông, Amberiotis thấy nha sĩ đang rửa tay. Ông đưa ông ta ngồi vào trong ghế bành, ông ta nhe cái răng đau cho ông, ông đã đưa ra những lời phỉnh khéo thường dùng và đã nói rằng gây tê cho hàm răng là không có hại gì. Ông ta chấp nhận và ông đã tiêm cho ông ta một liều procain và adrenalin, liều thuốc sẽ giết ông ta. Một lúc sau, ông ta rút lui, mà không nghi ngờ một chút gì và khả năng nghề nghiệp của ông đã làm cho ông ta hết sức hài lòng.

    Sau khi ông ta đi ra rồi, ông kéo thi thể của Morley ra khỏi căn phòng nhỏ và kéo nó ở trên tấm thảm, vì bây giờ ông phải làm một mình, ông đưa nó vào phòng, ở đấy ông để nó trên mặt đất. Ông lau chùi khẩu súng lục trước khi đặt nó vào bàn tay xác chết, chùi vết tay ở núm cửa rồi ông đi ra, xuống cầu thang bằng những bước đi êm êm và đi qua phòng lớn vào lúc thuận lợi. Đấy là khoảnh khắc duy nhất mà thật sự ông đã bị vài điều nguy hiểm đe dọa.

    Trên thực tế, tất cả xảy ra tuyệt đẹp. Hai người đe dọa sự an ninh của ông. Cả hai người đều đã chết. Ông cũng cần phải hy sinh một nạn nhân thứ ba, nhưng theo quan điểm của ông, ông không có cách nào để làm khác được. Và tất cả đã được giải thích tốt nhất trần gian. Morley đã tự tử vì ông ta đã phạm sai lầm, kéo theo cái chết của Ambertiotis. Đấy là những việc xảy ra.

    Không may cho ông, tôi ở đây. Tôi ngờ rằng vụ này, cũng không đơn giản như người ta tưởng, tôi nêu các lý lẽ bác bỏ. Tất cả mọi sự không trôi chảy như ông hy vọng, và ông phải dự tính một đường phòng ngự thứ hai: nếu đấy là tuyệt đối cần thiết, một người vô tội sẽ chịu tội thay cho ông! Ông được cho biết rất tỉ mỉ về điều đã xảy ra trong nhà Morley và cuộc sống của Frank Carter. Anh ta sẽ được việc đây! Người đồng lõa của ông dàn xếp để anh ta đến làm thuê cho ông, như là người làm vườn, nhưng trong điều kiện bí mật đến nỗi mà sau này khi anh ta kể lại, không ai muốn tin cả, nó tỏ ra rất buồn cười và đáng ngờ.

    Một hôm; người ta phát hiện thấy xác chết đặt ở trong một cái hòm da lông. Trước tiên, người ta tin rằng đấy là thi thể của cô Sainsbury Seale. Sự giám định răng sẽ chứng minh là không phải thế đâu. Một sự chuyển biến bất ngờ! Không phải vô cớ, như người ta tưởng, nhưng cần thiết. Ông không quan tâm đến việc tất cả lực lượng cảnh sát của nước Anh bắt đầu đi tìm kiếm một bà Chapman. Không! Mặc dầu được nghe nói bà Albert Chapman đã chết và người ta tiếp tục khua khắp cả nước để tìm thấy lại cô Sainsbury Seale.

    Cô này, người ta sẽ không bao giờ tìm thấy lại nữa. Vả chăng, ông có khá nhiều uy thế để làm cho những cuộc tìm kiếm này không kéo dài ra. Chỉ cần ông biết điều mà tôi làm. Vì điều đó, ông đã cho gọi tôi đến và ông yêu cầu tôi tìm lại cô Sainsbury Seale. Và cố chấp, ông chơi tôi một cú về "con bài bắt buộc". Người đồng lõa của ông gọi điện thoại cho tôi: lời cảnh cáo lâm ly, dùng để làm cho tôi khiếp sợ thì ít mà để thuyết phục tôi - luôn luôn - rằng đấy là một vụ gián điệp, rằng nếu ông dính vào câu chuyện, đấy là với tư cách là nhân vật quan trọng của quốc gia. Vợ của ông là một diễn viên tuyệt vời, nhưng khi muốn đổi khác giọng nói của mình, tất nhiên người ta có khuynh hướng bắt chước giọng nói của một người khác. Vợ ông đã lấy giọng nói của bà Olivera, điều đó có hiệu quả là làm cho tôi phải lạc hướng mất một lúc, tôi phải thú nhận việc này.

    Tiếp sau đó là sự mời đến Esxham. Chính là ở đây ông đã đạo diễn màn chót. Có gì đơn giản hơn là giấu một khẩu súng lục đã nạp đạn vào trong một bụi cây trắng, đặt nó như thế nào để cho người phụ trách việc tỉa cành của hàng rào tất yếu sẽ làm cho súng nổ? Vũ khí rơi xuống chân anh ta. Ngạc nhiên, anh ta nhặt nó lên. Còn đòi hỏi gì hơn nữa? Anh ta đã bị bắt quả tang!

    Anh ta sẽ kể một câu chuyện khó tin, về câu chuyện về việc hợp đồng ông thuê làm và khẩu súng lục của anh ta là anh em với khẩu đã hạ Morley.

    Anh ta đã bị bắt... và Hercule Poirot tuyệt vời đã bị mắc lừa!

    Alistair Blunt xoay người trong ghế bành, vẻ mặt ông nghiêm trang và hơi buồn.

    - Ông Poirot - ông nói - ông chớ hiểu lầm ý nghĩa của những lời tôi nói. Trong tất cả điều đó, phần của giả thuyết là gì và ông biết chính xác cái gì?

    - Tôi có bản sao của một giấy phép kết hôn - ông nói - đăng ký gần Oxfort và mang các tên của Martin Alistair Blunt và của Geida Grant. Frank Carter đã thấy hai người rời khỏi phòng của Morley một lát sau mười hai mươi lăm. Người thứ nhất, một người to béo, là Ambertiotis, người thứ hai chỉ có thể là ông. Nhưng Frank Carter, chỉ thấy ông từ trên cao và từ phía lưng nên không nhận ra ông.

    - Rất tốt cho ông là đã nêu ra chi tiết ấy.

    - Carter vào trong phòng và đã thấy thi thể của Morley. Hai bàn tay của ông này đã lạnh và xung quanh vết thương có một ít máu đã đông lại và đã khô. Điều đó chứng minh rằng Morley đã chết được một thời gian nào đó rồi và do đó mà nha sĩ đã chăm sóc cho Amberiotis không phải là Morley, mà là kẻ đã giết Morley.

    - Không có gì khác?

    - Có. Helene Montressor đã bị bắt chiều nay.

    Alistair Blunt hơi giật mình rồi ông ta bình tĩnh lại và nói:

    - Trong những điều kiện ấy, thì không có gì để bàn cãi nữa.

    - Tôi tin là như vậy - Poirot nói - Helene Montressor thực, người chị em họ xa của ông đã chết ở Canada, cách đây bảy năm. Ông đã giữ kín sự kiện này và ông đã lợi dụng nó.

    Bóng của một nụ cười lướt qua khuôn mặt của Alistair Blunt. Tiếp đó ông ta nói với một thái độ vui vẻ hồn nhiên và bằng cách tự nhiên nhất.

    - Tất cả cuộc phiêu lưu này, tôi muốn ông hiểu cho rằng nó đã làm cho Geida vui một cách kỳ diệu. Tôi đã cưới cô ấy mà không nói gì với gia đình tôi về điều ấy cả. Cô ấy làm ở rạp hát, bố mẹ tôi là những người khá ra vẻ đoan trang, tôi sắp đi vào ngành ngân hàng, tốt hơn là im lặng. Geida tiếp tục biểu diễn. Mabelle Sainsbury Seale cũng thuộc vào nhóm đó. Cô ta đã bỏ nhóm để đi với đoàn tuần du diễn kịch rời khỏi nước Anh. Từ Ấn Độ, nơi cô ta ở, cô đã viết thư cho Geida một hoặc hai lần, rồi chúng tôi bặt tin. Thế nhưng, chúng tôi được biết rằng Mabelle không có một sự đặc biệt thông minh lỗi lạc, đã phải lòng một người theo đạo Hindu nào đó. Cô ta thuộc những người con gái hay tin tất cả những điều mà người ta kể cho họ.

    Tôi yêu cầu ông hiểu về sự gặp gỡ của tôi với Rebecca và đám cưới cửa tôi với cô ta. Geida, cô ấy hiểu điều đó. Tôi vui lòng nói rằng người ta hiến cho tôi một ngôi vua. Tôi đã lấy một hoàng hậu, tôi trở thành một loại quận công, thậm chí một loại vua. Đấy đúng là như thế. Cuộc hôn nhân mới không hề làm phai nhạt tình cảm của tôi đối với Geida: tôi luôn luôn yêu cô ấy và tôi đã không lìa bỏ người mà tôi gọi là "vợ quí tộc". Vả lại, các sự việc đã xảy ra tốt đẹp. Tôi đã dành nhiều sự trìu mến cho Rebecca, người đặc biệt có khiếu về tài chính, cũng như tôi chúng tôi đã tạo thành một kíp xuất sắc, chúng tôi làm việc cùng nhau với cùng một niềm vui thích, cô ta là một người bạn lý tưởng đối với tôi, và tôi tin rằng tôi đã làm cho cô ta sung sướng. Cái chết của cô ta đã gây cho tôi một sự buồn rầu vô hạn.

    Điều lạ lùng là Geida và tôi đã bén mùi về sự bí mật của các cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Chúng tôi đã nhờ cậy đến hàng ngàn mưu mẹo tài tình làm cho chúng tôi khoái trá. Diễn viên hài kịch nòi, Geida có một vốn tiết mục gồm từ bảy đến tám nhân vật. Ở London, cô ấy là bà Albert Chapman. Ở Paris, cô ấy trở thành một bà vợ góa Mỹ, mà tôi gặp ở đây khi công việc gọi tôi đến Pháp. Cô ấy đã biến đổi thành nghệ - họa sĩ để đi Nany, nơi mà tôi đến lấy cớ là đi câu cá. Cuối cùng, tôi biến cô ấy thành người em gái họ của tôi, Hélène Montressor. Trò chơi này đã làm cho chúng tôi vui thú và tình yêu của chúng tôi, tôi tin rằng, rất đẹp. Sau khi Rebecca chết, chúng tôi có thể cưới lại nhau, nhưng chúng tôi không làm. Geida không thích cuộc sống hơi "tiêu biểu", hơi "chính thức" mà tôi bắt buộc phải sống và nhất là, những sự gian díu bí mật làm cho chúng tôi vui thích, sống dưới một mái nhà, mọi người đều biết, đối với chúng tôi hình như là tẻ nhạt và không hấp dẫn.

    Blunt dừng lại. Rồi đổi sang một giọng cứng rắn hơn, ông ta lại nói tiếp:

    - Và mụ đàn bà ngu ngốc ấy đã đến làm hỏng tất cả! Tại sao, sau nhiều năm như thế mà mụ ta mà nhận ra tôi? Tại sao mụ ta không có gì vội hơn là đi nói cuộc gặp gỡ ấy với Amberiotis? Ông phải hiểu rằng cần phải làm một cái gì đó. Không phải chỉ là vấn đề của tôi và tôi không nhận định tình thế chỉ theo quan điểm cá nhân của tôi. Vụ tai tiếng sẽ phá tôi, sẽ làm cho tôi sạt nghiệp, nhưng quốc gia, quốc gia của tôi, nó cũng sẽ bị đụng chạm! Bởi vì, ông Poirot, xin ông miễn cho tôi nói việc đó. Tôi đã làm một việc gì đó cho nước Anh. Tôi thuộc vào nhóm nhỏ của những người ấy, nhờ họ mà nước Anh đã thoát khỏi cái nạn độc tài của phe hữu cũng như của phe tả. Tiền bạc, với tư cách là tiền bạc, không làm cho tôi quan tâm. Tôi thích quyền lực, nhưng tôi ghê rợn sự bạo ngược. Nước Anh là dân chủ, thực sự dân chủ. Chúng tôi phê bình những người cầm quyền của chúng tôi, chúng tôi nói với họ những điều chúng tôi suy nghĩ, chúng tôi thường chế nhạo họ, nhưng chúng tôi tự do. Sự tự do ấy, tôi đã chiến đấu vì nó suốt cả cuộc đời tôi. Nếu ngộ tôi biến mất và ông biết, ông Poirot, hẳn điều gì sẽ xảy ra. Quốc gia cần đến tôi. Một tên Hy Lạp nhỏ bé, bẩn thỉu, một tên tống tiền, một tên kẻ cướp, không tín ngưỡng, chẳng lương tâm sẽ phá hoại sự nghiệp của cả cuộc đời tôi. Cần phải làm một cái gì đó. Geida nhất trí ý kiến với tôi. Đúng là với một nỗi buồn mà chúng tôi nghĩ đến số phận đang chờ đợi Mabelle Sainsbury Seale, nhưng không thể cứu được cô ta. Cần phải giành được sự im lặng của cô ta, nhưng cô ta không thuộc vào những người biết giữ mồm giữ miệng. Geida đến thăm và mời cô ta đến uống trà ở nhà mình, bảo cô ta rằng bà ấy ở trong căn phòng của ông Chapman và cô ta phải hỏi bà Chapman. Mabelle đã đến không ngờ vực. Cô ấy đã chết mà không biết. Thuốc "medince" đã ở trong trà. Đấy là một loại thuốc độc giết người không đau đớn: người ta ngủ và không tỉnh dậy. Sau đó, cần phải làm biến dạng cô ta. Một công việc bẩn thỉu làm cho tôi ghê tởm, nhưng chúng tôi nhận thấy là cần thiết; bà Chapman cần phải biến mất thực sự.

    Tôi đã cho "cô em họ" Hélène một ngôi biệt thự ở Exsham, nơi mà cô sống. Chung qui lại chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi sẽ cưới nhau ít lâu sau này. Nhưng trước đó phải thủ tiêu Amheriotis. Kế hoạch của chúng tôi đã thành công mỹ mãn! Không có một giây nào, ông ta ngờ vực rằng ông ta không có việc cần giải quyết với một nha sĩ chính thức. Tôi đã xoay xở rất khéo với cái kìm nhổ răng và các cái kìm, nhưng tôi đã không liều cầm cái khoan răng. Lẽ dĩ nhiên, sau khi tiêm xong, ông ta không cảm thấy gì nữa. Thực ra, có lẽ tốt hơn là...

    - Các khẩu súng lục? - Poirot hỏi

    - Chúng là của một người thư ký của tôi ở Mỹ. Anh ta đã mua ở đây và quên mang đi khi từ biệt tôi.

    Sau một lúc im lặng, Alistair Blunt nói thêm:

    - Ông còn có việc gì khác để hỏi tôi nữa không?

    - Morley? - Poirot nói đơn giản.

    - Tôi rất tiếc về điều đã xảy ra cho ông ấy.

    Poirot trả lời bằng một lời càu nhàu và hai người ngồi im trong một lúc lâu.

    Blunt nó trước tiên:

    - Và bây giờ? - Ông nói.

    - Hélène Montressor đã bị bắt - Poirot nói.

    - Và bây giờ, đến lượt tôi?

    - Đấy là điều mà tôi muốn nói.

    - Nhưng điều đó không làm cho ông thích sao?

    Alistair Blunt nói nhẹ nhàng.

    Poirot thở dài.

    - Không, điều đó không làm cho tôi thích!

    Alistair Blunt lại hỏi:

    - Tôi đã giết ba người. Vậy thì, tôi đoán phỏng là tôi phải bị treo cổ. Nhưng ông đã nghe lời bào chữa của tôi.

    - Là cái gì?

    - Theo sự tin chắc của tôi, tôi tin rằng tôi rất cần cho sự duy trì nền hòa bình và thịnh vượng của đất nước này.

    - Rất có thể như thế - Poirot nói.

    - Đấy là ý kiến của ông?

    - Đấy là ý kiến của tôi. Ông bảo vệ tất cả những tư tưởng thân thiết đối với tôi!

    - Cám ơn.

    Sau một sự im lặng dài, Alistair Blunt hỏi:

    - Thế thì, ông quyết định như thế nào?

    Poirot nhìn ông ta.

    - Ông nghĩ rằng... tôi phải bỏ vụ này chăng?

    - Đúng.

    - Còn vợ ông?

    - Tôi có những mối quan hệ, tôi sẽ dàn xếp. Chúng tôi sẽ chứng minh không khó khăn rằng người ta đã nhầm người.

    - Và nếu tôi từ chối.

    - Thế thì, tôi sẽ phải trả giá - Blunt trả lời với giọng bình tĩnh.

    Ông ta nói thêm ngay lúc ấy:

    - Ông Poirot, sự quyết định là ở trong tay ông, nhưng tôi xin nhắc lại - ông hãy tin tôi, đấy không phải cứu tôi là mục đích duy nhất - thiên hạ cần đến tôi. Và ông biết tại sao không? Này! Bởi vì tôi là một con người lương thiện! Và cũng là vì tôi có lương tri và tôi không có những tham vọng cá nhân.

    Poirot gật đầu đồng ý. Tất cả điều đó, dù nó có tỏ ra là rất lạ lùng, ông vẫn tin.

    - Đấy là một quan điểm - ông nói - ông là "con người cần có ở chỗ cần có", ông có tinh thần thẳng thắn, ông có sự đánh giá đúng đắn, ông là một người thanh liêm. Nhưng mặt khác, có ba người chết.

    - Đúng, nhưng họ là ai? - Blunt nói to - Mabelle Sainsbury Seale, chính ông đã nói là một người đàn bà đáng thương chỉ có bộ óc đần độn. Amberiotis, ông ta là một tên bịp và là một tên gian xảo dọa người lấy tiền!

    - Còn Morley?

    - Tôi đã nói tới ông, tôi rất tiếc về việc đã xảy ra đối với ông ta. Nhưng dù sao, đấy là một người tử tế, cộng thêm là một nha sĩ giỏi. Có những nha sĩ giỏi khác!

    - Vâng, có những nha sĩ giỏi khác - Poirot thừa nhận - Nhưng Frank Carter? Ông đã để cho anh ta chết mà không thương tiếc.

    - Tôi dành lòng thương của tôi cho những người xứng đáng với lòng thương đó - Blunt đáp lại - Đấy là tên du côn, một tên vô lại...

    - Nhưng đấy là một con người!

    - Chúng ta tất cả đều là con người!

    - Đúng, ông Blunt, chúng ta đều là con người và đấy đúng là điều mà ông đã không nhớ! Mabelle Sainsbury Seale chỉ là một người điên rồ đáng thương, Amberiotis một tên bịp bợm, Frank Carter một tên vô lại và Morley, một nha sĩ như nhiều nha sĩ khác. Đúng đấy, nhưng đối với phần còn lại tôi không nhìn các sự vật như ông. Đối với tôi, tính mạng của những con người ấy cũng quan trọng như tính mạng của ông.

    - Ông nhầm rồi.

    - Không, tôi có lý. Ông là một con người lương thiện. Ông đã phạm tội nặng, nhưng nhìn bề ngoài, ông vẫn là như thế: Thanh liêm, đứng đắn, trung thực. Nhưng thực ra ở trong người ông, sự thèm khát quyền lực đã lớn lên trong những quy mô khổng lồ. Và một hôm, vì nó, ông đã hy sinh bốn mạng người, tự nói với mình rằng, họ là ít giá trị.

    - Nhưng, Poirot, thế là ông không hiểu rằng, trong một mức độ rất rộng, sự an ninh và hạnh phúc của quốc gia phụ thuộc vào tôi chăng?

    - Tôi không quan tâm đến các quốc gia, ông Blunt, mà quan tâm đến các cá nhân. Cái tài sản vô giá này là của họ, tính mạng, không ai có quyền tước đi của họ!

    Poirot đứng dậy.

    - Vậy thì đấy là câu trả lời của ông? - Alistair Blunt hỏi.

    Thong thả với giọng mệt nhọc, Poirot trả lời:

    - Vâng, đấy là câu trả lời của tôi.

    Ông đi ra cửa và mở ra. Hai người đàn ông đi vào.

    II

    Xanh mét và đôi mắt mệt nhọc, Jane Olivera đứng gần lò sưởi. Howard Raikes đứng bên cạnh.

    - Thế nào? - Cô ta hỏi Poirot khi ông đi vào trong phòng.

    - Xong rồi - Poirot trả lời, hầu như khe khẽ.

    - Nghĩa là? - Raikes nói.

    Poirot, nói rõ:

    - Ông Alistair Blunt đã bị bắt về tội giết người.

    - Thế mà tôi cứ tin rằng ông ta đã mua được sự im lặng của ông - Howard Raikes tuyên bố.

    - Tôi - Jane nói - đấy là một ý nghĩ mà chưa bao giờ đến với tôi!

    Hercule Poirot nhìn họ. Ông thở dài và nói:

    - Thế giới thuộc về các bạn, các bạn nhỏ của tôi ơi, cái thế giới mà các bạn muốn nó mới. Trong cái thế giới mới này, cần phải có chỗ cho Tự do và Tình thương. Đấy là tất cả điều mà tôi yêu cầu các bạn.

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương Mười

    MƯỜI CHÍN, HAI MƯƠI, ĐĨA CỦA TÔI ĐÃ SẠCH TRƠN...
    Hercule Poirot trở về nhà qua các đường phố vắng vẻ, ông đã gặp Barnes:

    - Thế nào?

    Poirot trả lời câu hỏi bằng một cái nhún vai chậm rãi, tiếp sau là một cử chỉ tỉnh ngộ.

    Barnes nài nỉ:

    - Ông ấy đã tự bảo vệ như thế nào?

    - Ông ấy thừa nhận tất cả và tuyên hố rằng ông ta cần phải tự vệ. Ông nói thêm rằng đất nước đang cần ông ấy.

    - Đúng đấy, ông không tin sao?

    - Có tôi tin.

    - Đến mức...

    - Nhưng tôi có thể nhầm - Poirot nói.

    - Quả thế - ông Barnes chấp nhận - Tôi không nghĩ tới. Chúng ta có thể nhầm.

    Họ đi bên cạnh nhau vài bước, rồi Barnes hỏi Poirot rằng ông ta đang nghĩ đến cái gì.

    Poirot trả lời bằng một câu dẫn:

    - "Bởi vì ngươi đã bác bỏ lời cửa Chúa, Chúa đã tước mất cửa ngươi vương quyền..."

    - Tôi thấy - Barnes nói. Saiil (Saiil, vua đầu tiên của dân tộc Hêbơrơ (1035 - 1015 trước Công nguyên). Được Samuel chỉ định, ông củng có vương quyền, đánh bọn Philistins và bọn Amalecites. Bị bọn Philistins đánh bại ở Gelboé, ông đã tự tử)… Người Mỹ... Đúng, người ta có thể coi sự vật như vậy...

    Họ đi vài bước.

    - Tôi dừng lại ở đây - Barnes nói - Tôi đi xe điện ngầm. Song, trước khi đi, tôi muốn nói với ông vài lời...

    - Điều gì thế, ông bạn thân mến?

    - Một sự giải thích mà tôi còn nợ ông. Đấy là việc tôi đã đẩy những cuộc điều tra của ông vào hướng sai lạc, mà không phải do ý muốn. Với cái ông Albert Chapman, Q.X 912 ấy.

    - A, vâng?

    - Albert Chapman, đấy là tôi. Đấy là một trong những lý do mà vụ này đã làm cho tôi quan tâm. Và cũng thế, tôi biết rằng tôi chưa bao giờ lấy vợ...

    Ông ta đi nhanh ra xa. Ông ta cười…

    Hercule Poirot đứng bất động một lúc.

    Ông phát ra một tiếng thở dài nhẹ và lầm bẩm:

    "Mười chín, hai mươi, đĩa của tôi sạch trơn!".

    Rồi ông lại trở về nhà mình...



    Hết

Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Ai Cập: Hai nhà thờ bị đánh bom, 44 người chết
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-10-2017, 01:25 PM
  2. Sau hai tháng, vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-01-2016, 11:07 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-26-2015, 12:56 PM
  4. Ngôi nhà 'ma ám' khiến hai đại gia đình chết thảm
    By sophienguyen in forum Thế Giới Huyền Bí
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 03-18-2015, 02:46 AM
  5. Hai nhân viên LHQ bị bắn chết tại Somalia
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-08-2014, 12:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •