Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Thường thường người ta thường hay nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng chính mối tình cuối cùng mới thật sự là mối tình bất diệt.
Jean Paul Sartre
Trang 2 / 5 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 41

Chủ Đề: Truy Tìm Bức Tranh Thánh

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Truy Tìm Bức Tranh Thánh

    Truy Tìm Bức Tranh Thánh

    Tác giả : Jeffrey Archer

    Người dịch: Kim Trâm



    Tóm tắt nội dung:

    Khi chết, cha của Adam Scott chẳng để lại già ngoài một bức thư mà chính ông chưa bao giờ mở ra. Adam e rằng chính bức thư sẽ mang lại tai hoạ cho gia đình anh. Không thực hiện lời hứa với mẹ, Adam đã mở bức thư này và ngay lập tức anh đã phải thừa nhận rằng cuộc đời anh sẽ không còn được như xưa nữa. Anh không còn có quyền lựa chọn, bởi đây là vấn đề, như cha anh nói: Danh dự...

    Adam đọc lại bức thư một lần nữa, nhận ra bố đã tin cậy anh biết chừng nào. Tim anh thổn thức khi nghĩ đến bố đã uổng phí cả một cuộc đời vì những lời xì xào bóng gió của những kẻ thuộc cấp - chính những kẻ đso cũng đã đưa sự nghiệp của anh sớm chấm dứt như thế này. Cuối cùng, sau khi đọc bức thư đến lần thứ ba anh gấp nhỏ lại và nhét lại vào phong bì. Rồi anh cầm chiếc phong bì trên bàn lên. Dòng chữ Đại tá Gerald Scott được viết bằng chữ đậm ngang qua phong bì, màu mực đã phai. Adam rút chiếc lược trong túi áo trong ra và luồn vào mép chiếc phong bì, chậm rãi rọc ra. Anh lưỡng lự một lát trước khi lấy ra hai trang giấy, cả hai đều đã ngả màu vàng vì thời gian. Một tờ có vẻ là một bức thư, còn tờ kia hình như là một loại chứng từ gì đó. Chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã in trên đầu tờ giấy viết thư, phía trên là tên Reismarshal Hermann Goering. Tay Adam hơi run khi anh đọc dòng đầu tiên...

    PHẦN MỘT

    KREMLIN MOSCOW
    Ngày 19 tháng năm năm 1966

    CHƯƠNG MỘT

    KREMLIN, MOSCOW
    19 tháng Năm 1966
    - Đây là tranh giả.

    Vị lãnh đạo nói và nhìn bức tranh nhỏ tuyệt đẹp ông đang cầm trong tay.

    Đồng sự của ông đáp:

    - Không thể thế được. Bức tranh Thánh George và Con Rồng của Sa hoàng vẫn được bảo vệ cẩn mật trong Cung điện Mùa đông suốt hơn năm mươi năm nay kia mà.

    Người đàn ông luống tuổi đáp:

    - Hẳn là như vậy rồi, Yuri. Nhưng suốt hơn năm mươi năm qua chúng ta chỉ bảo vệ một bức tranh giả. Nhất định Sa hoàng đã đem bức tranh thật đi đâu đó trước khi quân ta tiến vào St.Peterburg và chiếm Cung điện Mùa đông rồi.

    Yuri cựa quậy không ngừng trong chiếc ghế bành trong khi trò mèo vờn chuột vẫn tiếp tục như vậy. Sau nhiều năm, với tư cách là một nhà lãnh đạo, Yuri biết rõ rằng ai đã trở thành con chuột từ lúc chuông điện thoại nhà ông réo vang vào lúc bốn giờ sáng hôm nay, báo tin vị lãnh đạo cấp cao yêu cầu ông đến ngay lập tức.

    Người đàn ông nhỏ bé hỏi:

    - Tại sao lại chắc chắn đó là tranh giả, Leonid Ilyich?

    Yuri yêu quý của tôi ơi, bởi vì trong mười tám tháng qua người ta đã tiến hành thẩm định lại tuổi của tất cả các báu vật trong Cung điện Mùa đông bằng phương pháp phóng xạ Các bon, phương pháp hiện đại nhất và không bao giờ sai lầm - Vị lãnh đạo nói, cho thấy những hiểu biết của ông về các phát minh mới - Và cái mà chúng ta luôn cho là một trong những kiệt tác lớn nhất của quốc gia hoá ra được chép lại sau thời đại Rublev những năm trăm năm.

    Yuri ngờ vực hỏi:

    - Nhưng ai chép và chép để làm gì kia chứ?

    Vị lãnh đạo nói:

    - Các chuyên gia nói với tôi có thể đó là bản chép của một hoạ sĩ triều đình. Một tháng trước khi Cách mạng nổ ra, người ta giao cho ông ta nhiệm vụ chép lại bức tranh. Người phụ trách Bảo tàng ở Cung điện Mùa đông vốn luôn luôn lo rằng vành vương miện bằng bạc của Sa hoàng không được gắn chặt vào khung tranh, cũnh như tất cả các bảo vật quốc gia khác.

    - Nhưng tôi luôn nghĩ rằng vành vương miện bạc ấy đã bị một tay săn đồ lưu niệm nào đó đánh cắp trước khi chúng ta tiến vào St.Petersburg.

    Vị lãnh đạo nói, đôi lông mày chổi sể của ông nhướng lên như mỗi khi đã nói xong một vấn đề nào đó.:

    - Không. Không phải là vành vương miện bạc của Sa hoàng bị đánh tráo, mà là bức tranh này.

    - Yuri nói như tự hỏi mình:

    - Vậy thì Sa hoàng có thể làm gì với bức tranh thật kia chứ?

    Leonid đặt tay lên bức tranh nhỏ trước mặt nói:

    - Đó chính xác là điều tôi muốn biết, anh bạn thân mến ạ - Ông nói thêm - Và anh chính là người được chỉ định để trả lời câu hỏi ấy.

    Lần đầu tiên Yuri tỏ ra không tự tin lắm:

    - Nhưng các anh có chút manh mối nào để tôi tiếp tục không?

    Vị lãnh đạo thừa nhận:

    - Rất ít ỏi.

    Ông lật lật một tập hồ sơ lấy từ ngăn kéo trên cùng của bàn làm việc xuống và nhìn vào những dòng chữ đánh máy sin sít, đọc:

    - Ý nghĩa của các bức tranh thánh trong lịch sử Nga.

    Có ai đó đã đánh dấu trước trong suốt mười trang báo cáo, so đó vị lãnh đạo chỉ cần đọc lướt qua. Leonid có vẻ đặc biệt thích thú trang bốn. Sau khi giở nhanh ba trang đầu ông bắt đầu đọc to:

    - Vào lúc Cách mạng nổ ra Sa hoàng Nicolas II coi tuyệt tác của Rublev như một tấm hộ chiếu để chạy sang phương Tây tự do. Chắc chắn Sa hoàng phải đã làm một phiên bản và để lại trong phòng làm việc cũ của mình, nơi vẫn thường treo bức tranh thật - ông nhìn lên - Ngoài điều này ra chúng ta chẳng có gì trong tay nữa cả.

    Yuri có vẻ lúng túng. Ông vẫn thấy bối rối trước việc tại sao Leonid lại yêu cầu Uỷ ban của ông tham gia vào vấn đề một bảo vật quốc gia không quan trọng lắm bị đánh cắp. Ông hỏi, cố tìm một dấu vết nào đó:

    - Vậy việc chúng ta tìm ra bức tranh thật có tầm quan trọng như thế nào?

    Leonid nhìn người đồng sự của mình:

    - Không có gì có thể quan trọng hơn - câu trả lời vang lên thật kiên quyết - Và tôi sẽ đảm bảo cho anh mọi sự tài trợ mà anh thấy là cần thiết trong phạm vi nhân lực cũng như tài chính để điều tra ra bức tranh đó của Sa hoàng hiện ở đâu.

    Yuri hỏi, cố giấu vẻ nghi hoặc:

    - Nhưng nếu như quả là tôi hiểu đúng lời anh thì tôi có thể làm được những việc đáng giá hơn cái bức tranh ấy.

    Leonid nói:

    - Không thể thế được - Ông hơi ngừng lại đế nhấn mạnh - Bởi vì tôi không quan tâm đến bản thân bức tranh - ông quay lưng lại Yuri và nhìn ra cửa sổ, ngừng lại một lúc mới nói tiếp - Số tiền Sa hoàng có được nhờ bán một kiệt tác như vậy chỉ đủ cho gia đình hắn với những thói quen xa hoa có thể sống vài tháng, nhiều nhất tới một năm là cùng. Không, điều mà chúng ta tin là Sa hoàng đã giấu trong bức tranh thánh đó một cái gì đó đủ có thể bảo đảm được an toàn cho bản thân hắn cùng gia đình trong những ngày còn lại. - Hơi nước đọng thành một vòng tròn mờ mờ trên khuôn cửa sổ trước mặt Leonid.

    Yuri hỏi:

    - Liệu có cái gì có thể giá trị như vậy?

    - Anh có nhớ Sa hoàng đã đề nghị điều gì để đổi lấy mạng sống không?

    - Vâng, nhưng hoá ra đó chỉ là một sự bịp bợm, bởi vì chẳng hề có một mẩu tài liệu nào được giấu trong ... - Ông ta dừng lại trước khi buột ra mấy lời cuối "trong bức tranh Thánh ấy".

    Yuri đứng im nên không thể nhìn thấy nụ cười thắng lợi nỏ trên môi Leonid.

    - Ồ, cuối cùng thì anh cũng đã nắm được ý tôi. Anh thấy chưa, tài liệu đó hiện vẫn còn ở trong bức tranh thật.

    Vị lãnh đạo chờ thêm một lúc nữa mới quay lại và đưa cho Yuri một tờ giấy và nói:

    - Trong bản tuyên thệ này Sa hoàng nói rằng chúng ta sẽ tìm thấy một vật được giấy trong bức tranh Thánh George và Con Rồng. Hồi đó người ta không tìm thấy gì cả và người ta đã cho rằng đó chỉ là một trò bịp của Sa hoàng để cứu cho gia đình hắn khỏi bị hành hình.

    Yuri chậm rãi đọc bản tuyên thệ viết tay có chữ ký của chính Sa hoàng vài giờ trước khi bị xử tử. Chưa đọc xong dòng cuối cùng hai tay ông đã run lên bần bật, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông nhìn lại bức tranh nhỏ tý có lẽ không to hơn một quyển sách, nằm trên bản của Leonid.

    - Từ đó đến giờ không một ai tin lời khai đó của Sa hoàng. Nhưng lúc này có thể đặt một chút nghi vấn là nếu chúng ta biết được nguyên bản của kiệt tác này nằm ở đâu, thì rất có thể chúng ta sẽ chiếm lại được tài liệu mà Sa hoàng đã hứa.

    Yuri nói:

    - Và với chữ ký của Sa hoàng kia sẽ không ai có thể khiếu nại chúng ta về quyền sở hữu hợp pháp đối với nó.

    Vị lãnh đạo đáp:

    - Điều đó sẽ được chứng minh một cách chắc chắn. Và tôi cũng tin rất chắc chắn rằng chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ của Liên hiệp quốc, cũng như của Toà án Quốc tế một khi Hoa kỳ định chối bỏ quyền sở hữu hợp pháp đó của chúng ta. Nhưng tôi chỉ sợ thời gian sẽ chống lại ta mà thôi.

    Yuri hỏi:

    - Tại sao?

    Vị lãnh đạo nói:

    - Anh hãy nhìn vào thời gian cuối cùng trong bản tuyên thệ thì sẽ thấy chúng ta còn có được bao nhiêu nữa để tôn trọng những cam kết của mình.

    Yuri nhìn xuống ngày tháng được viết nguệch ngoạc trên tờ giấy phía chữ ký của Sa hoàng. Hai mươi tháng Sáu, 1966. Ông đưa lại tờ tuyên thệ vả hiểu rõ tầm quan trọng lớn lao của nhiệm vụ mà người lãnh đạo nhà nước đã tin cậy trao cho. Leonid tiếp tục:

    - Như vậy, anh thấy đấy, chúng ta chỉ còn có một tháng nữa là hết thời hạn cuối cùng của thoả thuận. Nhưng nếu như chúng ta tìm ra manh mối của bức tranh thật, thì chiến lược phòng ngự của Tổng thống Johnson sẽ trở thành vô nghĩa, và khi đó Hoa kỳ sẽ chỉ là một con tốt đen trên bàn cờ mà thôi.


  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 7
    Vị mục sư ngồi ở bàn chăm chú xem xét tờ giấy rất lâu mà không đưa ra một ý kiến nào. Khi nhận được đề nghị của Adam ông ta đã mời chàng trai vào phòng làm việc riêng của mình phía sau nhà thờ Lutheran Đức.
    Hóa ra đó là một căn phòng nhỏ trơ trọi, với một chiếc bàn rộng bằng gỗ và rất nhiều những chiếc ghế chẳng chiếc nào ăn nhập với chiếc nào. Một cây thánh giá nhỏ mầu đen là vật trang trí duy nhất được treo trên bức tường trống trải. Adam và vị mục sư ngồi trên hai chiếc ghế cọc cạch. Adam ngồi thẳng đơ trong khi vị đại diện của Chúa trong chiếc áo choàng mầu đen tuyền từ đầu đến chân đang ngồi chống khuỷu tây trên bàn, hai tay ôm đầu, nhìn chăm chăm vào bản sao bức thư.
    Sau một hồi khá lâu, ông nói, vẫn không hề ngước mắt lên:
    - Nếu ta không lầm thì đây là một tờ biên nhận. Mặc dầu rất ít am hiểu về những chuyện thế này nhưng ta tin rằng Roge et Cie, hẳn là một ngân hàng Thụy sĩ ở Geneva có giữ một vật ở đây gọi là Bức Tranh Thánh của Sa hoàng. Nếu như ta không nhớ đúng về lịch sử, thì có thể thấy nguyên bản của bức tranh Thánh này đâu đó ở Moscow - ông nói tiếp mắt vẫn nhìn tờ văn bản - Có lẽ nếu người cầm tờ biên nhận này đến Geneva thì sẽ có quyền nhận bức trann đã được nói đến ở trên, tức là bức tranh Thánh George và con Rồng do ngài Emmanuel Rosenbaum gửi - Vị mục sư nói thêm, lần đầu tiên ngước mắt lên - Thú thực là ta chưa bao giờ nhìn thấy một cái gì như thế này.
    Ông gấp tờ giấy lại đưa trả cho Adam. Adam nói:
    - Cảm ơn Cha. Như thế này cũng rất có ích rồi ạ.
    - Rất tiếc là Đức Giám mục bề trên của ta hiện đang đi vắng, bởi vì ta tin ngài có thể làm sáng tỏ hơn về vấn đề này hơn ta nhiều.
    Adam nói:
    - Cha đã nói tất cả những gì con cần biết rồi - anh vẫn không kìm nổi câu hỏi - Bức trang thánh đó có chút giá trị gì không ạ?
    - Một lần nữa ta thú thực là không thể cho một ý kiến có giá trị lắm về lĩnh vực này. Ta chỉ có thể nói với con rằng, cũng như trong mọi thức nghệ thuật, giá trị của một vật có thể vô cùng khác nhau mà chẳng cần giải thích gì cả.
    Adam hỏi:
    - Vậy thì không có cách nào để biết giá trị của bức tranh Thánh này ư?
    - Ta không thể mạo hiểm đưa ra một ý kiến nào, nhưng không nghi ngờ gì là những chuyên gia của Sotheby hay Christie có thể sẽ thích đánh giá thử. Dù sao thì họ cũng tuyên bố trên các quảng cáo rằng ở bất cứ lĩnh vực nào họ cũng có đủ chuyên gia để cho con một lời khuyên.
    Adam nói:
    - Vậy con sẽ kiểm tra lời quảng cáo của họ xem sao, và sẽ đến gặp họ - Anh đứng lên, bắt tay mục sư và nói - Cha tốt bụng quá.
    Mục sư nói:
    - Không có gì. Ta rất vui lòng giúp con vì có dịp rời xa những vấn đề về hôn nhân của Freud Gerber và tầm cỡ của Đại diện giáo khu.
    Adam lên xe buýt đến Hyde Park Corner rồi nhảy xuống khu xe rẽ sang Knightbridge. Anh đi bộ qua đường và xuôi xuống Piccadilli về phía phố Ritz. Anh nhớ có đọc thấy ở đâu đó rằng nhà hàng Sotheby nằm ở phố Bond, mặc dầu không nhớ ra là có bao giờ nhìn thấy nó chưa.
    Anh đi bộ khoảng một trăm mét nữa mới rẽ trái, rồi chú ý nhìn lên tết cả các biển hiệu cả hai bên đường. Anh bỏ qua các tấm biển mang tên Gucci, Cartie, Asprey và bắt đầu phân vân không hiểu mình có nhớ nhầm không, hay là nên kiểm tra trên danh bạ điện thoại. Anh tiếp tục bỏ qua Đại lý Du lịch Ailen và cửa hàng Celine và cuối cùng nhìn thấy hàng chữ vàng trên một quán báo nhỏ phía cuối đường.
    Anh băng qua đường phố một chiều và tiến vào cánh cửa bên cạnh quán báo. Có cảm giác như anh là một chú bé lần đầu tiên đến trường mới, bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh và không biết nên hỏi ai. Hầu như tất cả mọi người đi qua anh đều đi thẳng lên cầu thang, anh vừađịnh theo mọi người thì nghe thấy có tiếng nói:
    - Thưa bà, mời bà đi lên cầu thang và đi thẳng. Vài phút nữa người điều khiển cuộc bán đấu giá sẽ chính thức bắt đầu.
    Adam quay lại và nhìn thấy một người đàn ông mặc chiếc áo khoác màu xanh lá cây dài. Trên túi áo trái có thêu tên "Sotheby".
    Adam hỏi:
    - Tôi muốn nhờ đánh giá một thứ thì gặp ai?
    Người đàn ông trả lời như quát:
    - Ngài đi thẳng cho đến hết hành lang sẽ gặp người tiếp đón ngồi bên tay trái.
    Adam cám ơn anh ta rồi đi đến bàn lễ tân.
    Một bà cụ đang giải thích cho cô gái ngồi sau bàn rằng bà ta được bà nội để lại cho chiếc bình từ lâu lắm rồi và bà muốn biết nó có giá trị gì không.
    Cô gái nhìn bình gia bảo rồi hỏi:
    - Mười lăm phút nữa cụ có thể quay lại không ạ? Lúc đó ngài Makepace của chúng tôi mới có thể xem xét và đoán định giá của nó được.
    Bà cụ nói đầy hy vọng:
    - Cám ơn cô.
    Cô gái cầm chiếc bình rất đẹp lên và đem vào phòng trong. Mấy giây sau cô quay lại và hỏi Adam:
    - Tôi có thể giúp được gì ngài không ạ?
    Adam đáp:
    - Tôi cũng không rõ lắm nữa. Tôi cần hỏi ý kiến về một bức tranh Thánh.
    - Ngài có đem theo đây không ạ?
    - Không, lúc này nó đang ở nước ngoài.
    - Vậy ngài có biết chi tiết gì hơn về bức tranh không ạ?
    - Chi tiết ư?
    - Tên họa sỹ, thời đại, cỡ bức tranh. Hoặc tốt hơn là ngài có ảnh chụp bức tranh không?
    Adam e ngại đáp:
    - Không. Tôi chỉ biết tên bức tranh đó thôi, nhưng tôi cũng có một tài liệu liên hệ về nó - anh nói thêm và đưa cho cô ta tờ biên nhận mà anh đã đưa cho mục sư xem.
    Cô gái nhìn dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng tiếng Đức, nói:
    - Không có gì nhiều lắm. Nhưng tôi sẽ thử hỏi ngài Sedgwick, trưởng phòng về các bức tranh Thánh của Nga và Hy Lạp, may ra ông ta có thể giúp được ngài chăng.
    Adam nói:
    - Cảm ơn cô.
    Cô gái nhấc điện thoại lên và hỏi:
    - Ngài Sedgwick có thể tiếp một khách hàng muốn hỏi ý kiến được không ạ?
    Cô ta lắng nghe một lúc rồi đặt máy xuống:
    - Ngài Sedgwick sẽ xuống đây bây giờ, nếu ngài có thể đợi được.
    Adam đáp:
    - Nhất định rồi.
    Anh cảm thấy hơi hoảng sợ. Trong khi cô gái tiếp một khách hàng khác, Adam ngồi chờ ngài Sedgwick và ngắm nghía những bức ảnh treo trên tường. Có rất nhiều ảnh chụp những vật đã được bán trong cuộc bán đấu giá vừa rồi. Một bức tranh lớn của Picasso có tên là Trois Baigneuses, Adam chỉ có thể nhận ra từ đám sơn dầu rực rỡ một hình ba người đàn bà bởi vì vú của họ gần như mọc ngay giữa ngực. Bên cạnh bức tranh của Picasso là một bức của Dega vẽ một cô gái đang tập múa, lần này thì chắc chắn là một cô gái. Nhưng bức trang Adam thích nhất là của họa sĩ anh chưa bao giờ nghe thấy có cái tên là Jackson Pollock đã được bán với giá mười một ngàn bảng. Anh tự hỏi không hiểu có loại người nào có thể quẳng một số tiền lớn đến thế để mua một tác phẩm nghệ thuật.
    - Một điển hình của nghệ thuật vẽ cọ.
    Một giọng nói cất lên sau lưng anh. Adam quay lại và nhìn thấy một người cao gầy đét với hàng ria hoe hoe và mái tóc đỏ lưa thưa. Bộ comple như treo trên một cái mắc áo di động, ông ta nói bằng giọng eo éo như đàn bà:
    - Tên tôi là Sedgwick.
    Adam chìa tay ra và nói:
    - Tôi là Scott.
    - Ồ ngài Scott. Hay là chúng ta lại đằng kia ngồi và ngài sẽ cho tôi biết, tôi có thể giúp gì cho ngài được.
    Adam nói và ngồi xuống chiếc nghế đối diện ông ta:
    - Tôi cũng không chắc ngài có thể giúp tôi được không. Chỉ là vì tôi được thừa hưởng theo di chúc một bức tranh Thánh và tôi hy vọng may ra nó có giá trị chăng thôi.
    Sedgwick mở một cặp kính lấy trong hộp ra và nói:
    - Khởi đầu tốt đấy.
    Adam nói:
    - Cũng có thể không được như vậy, bởi vì tôi không hề biết gì về bức tranh đó và tôi không muốn làm phí phạm thời giờ của ngài.
    Sedgwick cam đoan:
    - Ngài không hề làm phí thì giờ của tôi tí nào. Chúng tôi đã từng bán rất nhiều những vật có giá trị không đến mười bảng kia
    Adam không hề biết điều đó và giọng nói nhẹ nhàng của ông ta khiến anh đỡ bối rối hơn.
    - Bây giờ tôi hiểu là ngài không có bức ảnh chụp nào của bức tranh đó đúng không ạ?
    Adam nói:
    - Đúng như vậy. Hiện nay bức tranh vẫn còn đang ở nước ngoài và nói thật lòng là tôi chưa từng được nhìn thấy nó.
    Sedgwick nói và gấp kính lại:
    - à ra thế. Nhưng ngài có thể cho tôi biết tí gì về xuất xứ của nó không?
    - Rất ít. Bức tranh đó được gọi là bức tranh Thánh của Sa hoàng và chủ đề của nó là Thánh George và Con Rồng.
    - Lạ nhỉ - Sedgwick nói - Chỉ mới tuần trước cũng có một người hỏi về bức tranh đó, nhưng ông ta không để lại tên.
    Adam hỏi���������������
    - Cũng có người muốn biết về bức tranh Thánh của Sa hoàng đó ư?
    Sedgwick gõ gõ chiếc kính lên đầu gối và nói:
    - Phải. Một người Nga. Tôi đã kiểm tra lại nhưng có rất ít tài liệu về bức tranh này. Người đó muốn biết bức tranh đó có qua tay chúng tôi không, hoặc chúng tôi có bao giờ nghe nói đến nó không. Tôi chỉ có thể nói với ông ta rằng đó là một tuyệt tác của Rublev, và hiện nay vẫn đang được treo ở Cung điện Mùa Đông để cho dân chúng thưởng thức. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bức treo ở Cung điện Mùa đông là nguyên tác bởi vì vành vương niệm bạc của Sa hoàng được khắc phía sau khung tranh. Kể từ thế kỷ mười bốn, người ta đã làm rất nhiều phiên bản các tác phẩm của Rublev và chúng rất khác nhau về chất lượng cũng như giá trị, nhưng hình như ông ta quan tâm đến một phiên bản do họa sĩ triều đình đã chép lại cho Sa hoàng Nicholas vào khoảng năm 1914. Tôi không tìm thất bất cứ một dấu vết nào của bức tranh Thánh ấy trong công trình khảo cứu. Ngài có tài liệu nào về bức tranh Thánh của mình không? Sedgwick hỏi.
    Adam nói:
    - Không nhiều lắm. Mặc dầu vậy tôi có bản sao của một tờ biên nhận đính kèm tờ di chúc.
    Ông Sedgwick lại mở kính ra xem xét tờ biên nhận rất nhiều lần, cuối cùng ông ta nói:
    - Tuyệt, rất tuyệt. Tôi thấy có vẻ như nếu Roget et Cie trao lại thì bức tranh Thánh của Sa hoàng - phiên bản do họa sĩ triều đình vẽ thời đó vẽ lại - thì nó thuộc về ngài. Nhưng chắc chắn là ngài sẽ phải tự mình đến đó để nhận bức tranh.
    Adam hỏi:
    - Nhưng nó có đáng phải phiền hà đến thế không? Ngài có thể cho tôi chút khái niệm gì về giá trị của bức tranh đó không?
    Sedgwick lật tờ biên nhận và nói:
    - Khó có thể nói được nếu không nhìn thấy thực tế.
    - Vậy con số thấp nhất có thể là bao nhiêu?
    Ông ta nhăn mặt, sau một hồi cân nhắc mới nói:
    - Mười. Có lẽ mười lăm nhưng cao nhất chỉ đến hai mươi là cùng.
    Adam nói, không giấu nổi thất vọng.
    - Hai mươi bảng! Ngài Sedgwick, xin lỗi vì tôi đã làm phí thì giờ của ngài.
    - Không, không, không, ngài Scott, ngài không hiểu tôi rồi. Tôi muốn nói là hai mươi ngàn bảng kia.

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 8
    Petrova ngồi bên bàn ăn, hỏi:
    - Thêm một chút trứng cá nhé?
    Romanov nhăn mặt. Vẻ mặt giả vờ "nhận được thông tin tối quan trọng" của anh chỉ giãn ra khi trên mặt của cô bạn đường ánh lên nụ cười ngụ ý biết tỏng mọi chuyện, và cô cũng tỏ vẻ chẳng hề tin vào "cuộc hẹn với Lãnh sự quán chiều nay" mà từ hôm đến đây anh đã "quên" không thông báo với cô.
    Anna giơ một thìa trứng cá đen đầy ắp đưa cho Romanov như đang bón cho một đứa bé lười ăn. Romanov nói dứt khoát:
    - Cám ơn em, thôi.
    Cô gái nói:
    - Tùy anh thôi.
    Nói rồi, cô nuốt gọn thìa trứng cá. Romanov gọi tính tiền. Khi người ta đem tờ giấy thanh toán đến anh không thể chạnh nghĩ rằng với số tiền này có thể nuôi sống cả một gia đình Nga trong một tháng. Anh trả tiền không nói năng gì.
    Anh nói cộc lốc:
    - Lát nữa anh sẽ gặp em ở khách sạn.
    Petrova nói, tay vẫn còn cầm tách cà phê:
    - Dĩ nhiên rồi. Mấy giờ anh mới về?
    Romanov lại nhăn mặt đáp:
    - Không trước bảy giờ đâu.
    - Vậy có kế hoạch gì cho em trong chiều nay không, thưa thiếu tá?
    Romanov nói:
    - Em có thể làm gì tùy thích.
    Nói rồi anh đứng dậy đi, không nói thêm lời nào. Khi ra đến phố, anh đi theo hướng ngược lại hướng ngân hàng, nhưng khó mà nói anh đang đánh lạc hướng cô nghiên cứu sinh, cô này lúc ở bàn ăn cứ nhìn anh bằng cái nhìn đầy ngờ vực, hay lại đánh lạc hướng tên gián điệp vẫn đang sốt ruột đứng chờ ở bên kia đường suốt gần hai tiếng đồng hồ.
    Lúc ba giờ chiều, Romanov đã ngồi ở phòng ở tầng năm với ba tấm ảnh chụp các Herr Bischoff trên tường đang nhìn chằm chằm xuống, và Herr Bischoff thứ tư đứng phía sau.
    Herr Bischoff vẫn nói bằng giọng đều đều điềm tĩnh lúc sáng:
    - Chúng tôi hiện đang giữ năm chiếc hộp chưa hề được mở ra kể từ chuyến viếng thăm của cha ông kể từ năm 1945. Nếu ông quan tâm đến những thứ đựng trong hộp...
    Romanov nói, bắt đầu sốt ruột vì cái giọng thăm dò của ông ta:
    - Ngoài điều đó ra, tôi còn đến đây để làm gì nữa kia chứ?
    Herr Bischoff hỏi, có vẻ không nhận thấy sự khiếm nhã đó:
    - Quả vậy. Vậy thì chúng tôi chỉ đề nghị ngài ký vào một bản từ chối khiếu nại để hợp pháp hóa theo yêu cầu của luật pháp Thụy Sĩ.
    Romanov trông có vẻ không hiểu.
    - Như vậy chỉ là hình thức thôi mà.
    Romanov vẫn không nói gì.
    - Bá tước, ngài có thể yên tâm rằng ngài không phải là người duy nhất trong số các đồng bào ngài đã từng ngồi trong chiếc ghế đó đâu.
    Herr Bischoff nhanh nhẹn đưa tờ giấy qua mặt bàn. Romanov ký nghuệch ngoạc giữa hai chữ X được đánh dấu trên tờ giấy viền vàng. Anh không hề có ý định tìm hiểu xem mình vừa ký vào cái gì. Nếu như họ định ăn cắp của cải ông nội anh để lại, thì tại sao đến giờ họ mới làm kia chứ?
    Herr Bischoff nhanh nhẹn đưa tờ giấy cho con trai, ông này rời khỏi phòng ngay lập tức. Herr Bischoff bố đứng lên, im lặng dẫn Romanov quay ra hành lang. Nhưng lần này họ đi xuống bằng thang máy riêng của chủ tịch ngân hàng xuống đến tận tầng hầm.
    Khi mới mở cửa, Romanov nghĩ rằng họ đang đi vào nhà ngục với những chấn song sắt bóng loáng. Vừa nhìn thấy chủ tịch ngân hàng, người đàn ông ngồi sau chiếc bàn kê cuối dãy chấn song nhảy phắt lên mở cánh cửa sắt bằng một chiếc chìa khóa dài. Romanov đi theo Herr Bischoff qua cửa mở sẵn rồi chờ đến khi cửa được khóa lại, nhốt cả hai người bên trong. Người gác cửa đi trước, dẫn họ đi dọc hành lang trông giống hệt hầm rượu, mỗi mét đều gắn một nhiệt kế và đồng hồ đo độ ẩm, ánh sáng mờ mờ chỉ đủ cho người ta bước đi không vấp. Đến cuối hành lang, họ thấy Bischoff con đã đứng chờ sẵn trước một cánh cửa rất to bằng sắt.
    Ông già gật đầu và Herr Bischoff con liền đút một chiếc chìa khóa vào để mở cửa. Chủ tịch ngân hàng bước tới để mở một ổ khóa thứ hai. Cả hai cha con họ đẩy cánh cửa mở rộng nhưng không hề tỏ ý định bước vào hầm.
    - Ngài sở hữu năm cái hộp. Số 1721, 1722, 1723, 1724...
    Romanov ngắt lời:
    - Và 1725 chứ gì.
    Herr Bischoff nói và lấy trong túi ra một gói nhỏ:
    - Đúng vậy - ông nói thêm - Đây là phong bì của ngài, chiếc chìa khóa trong này sẽ mở được cả năm cái hộp.
    Romanov cầm chiếc phong bì quay lại phía căn hầm đã mở. Herr Bischoff nói:
    - Nhưng chúng tôi phải mở khóa của ngân hàng trước khi ngài bắt đầu mở khóa. Xin ngài vui lòng đi theo chúng tôi.
    Romanov gật đầu và cả hai Herr Bischoff bước vào hầm. Romanov cúi thấp người đi theo họ. Herr Bischoff con mở chiếc khóa phía trên khóa năm cái hộp vào nhau, có ba hộp nhỏ và hai hộp to phía trên làm thành một khối lập phương. Ông lão nói:
    - Bá tước, sau khi đi ra chúng tôi sẽ đóng cửa lại và khi nào ngài cần mở cửa thì chỉ việc ấn vào cái nút màu đỏ trên tường để gọi. Nhưng tôi phải báo trước với ngài rằng đến sáu giờ cửa hầm sẽ tự động đóng lại và sẽ không thể mở ra trước chín giờ sáng mai. Nhưng dù sao đến lúc năm giờ rưỡi cũng sẽ có một hồi chuông nhắc.
    Romanov nhìn đồng hồ trên tường, ba giờ mười bảy phút, anh không tin rằng mình sẽ cần tới quá hai giờ đồng hồ chỉ để xem năm cái hộp đựng gì. Hai Herr Bischoff cúi chào và đi ra.
    Romanov điềm tĩnh chờ cho cửa đóng hẳn lại ở phía sau. Khi còn lại một mình trong cái hang của Aladdin, anh bắt đầu nhìn xung quanh gian phòng, và ước tính có đến hai ba nghìn chiếc hộp chất đầy quanh bốn bức tường, trông giống như những cái hộp trong thư viện. Anh nghĩ, trong căn hầm này chắc phải có nhiều tài sản riêng tư hơn số của cải riêng mà hầu hết các nước trên trái đất cần đến. Anh xem lại số hiệu trên những cái hộp của mình, rồi đứng chờ như đứa trẻ mồ côi đứng chờ được cứu giúp.
    Anh quyết định bắt đầu bằng chiếc hộp nhỏ. Anh quay chìa khóa và ngay thấy tiếng ổ khóa bật tách một tiếng, rồi kéo ngăn kéo ra và thấy bên trong đầy giấy tờ. Anh nhìn lướt qua và nhận thấy đó là những giấy tờ sở hữu nhiều vùng đất rộng ở Bohemia và Bulgaria - đã từng trị giá hàng triệu bạc, và giờ đây đã nằm trong tay các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong khi xem xét từng tài liệu, trong óc anh bỗng vang lên câu nói cổ: "Bản thân những tờ giấy thì có giá trị gì đâu, giá trị chỉ ở những gì mà người ta viết lên đó".
    Romanov chuyển sang hộp thứ hai, trong đó chứa đầy hối phiếu của các công ty trước đây thuộc quyền quản lý của Bá tước Nicolai Alexandrovich Romanov. Lần cuối cùng chúng được xác nhận lãi là năm 1914. Romanov chuyển sang hộp thứ ba, hộp chỉ đựng một thứ duy nhất, đó là di chúc của ông nội anh. Rất dễ dàng nhận ra rằng ông nội đã để lại tất cả mọi thứ cho cha anh, do đó anh là chủ sở hữu hợp pháp của tất cả những cái đó - và chẳng của cái gì cả.
    Thất vọng, Romanov quỳ xuống để xem xét hai chiếc hộp lớn, cả hai đều trông to đến nỗi tưởng như có thể đựng được cả chiếc đàn cello. Anh lưỡng lự một lúc mới tra chìa vào chiếc hộp thứ nhất rồi kéo cái hòm to tướng ra.
    Anh ngong ngóng nhìn vào trong.
    Cái hòm trống rỗng. Anh chỉ có thể đoán rằng nó vẫn trống không như vậy từ hơn hai mươi năm nay, trừ phi là cha anh đã lấy đi tất cả mọi thứ trong này, nhưng không thể có chuyện như vậy được. Anh vội vã mở khóa chiếc hòm thứ năm và kéo mạnh ra, gần như tuyệt vọng.
    Chiếc hòm được chia thành mười hai ngăn bằng nhau. Anh mở nắp ngăn thứ nhất, sững sờ không tin vào mắt mình. Trước mặt anh là những viên ngọc to tướng và tuyệt đẹp, rực rỡ đủ màu có thể khiến bất cứ kẻ thường dân nào há hốc miệng mà nhìn. Anh run rẩy nhấc nắp ngăn thứ hai lên và thấy trong đó toàn ngọc trai quý giá, mỗi viên đều có thể biến một cô gái tầm thường thành một nàng tiên. Khi mở ngăn thứ ba, sự kinh ngạc vẫn không hề kém đi chút nào, và lần đầu tiên Romanov mới hiểu tại sao ông nội anh lại được coi là một trong những thương gia kếch xù ở Nga. Còn bây giờ, tất cả cái này thuộc về Alex Romanov.
    Romanov mất một giờ nữa để xem qua tất cả những thứ chứa trong chín ngăn còn lại - hầu như thấy chán vì trong đó chỉ đựng toàn những đồng tiền vàng - anh mới cảm thấy như sắp kiệt sức. Quay lại nhìn đồng hồ treo tường, Romanov nhận thấy đã năm rưỡi. Anh bắt đầu đóng lại nắp các ngăn, nhưng trong khi lướt qua các kho báu, anh cầm phải một vật thật đẹp khiến anh không thể cưỡng lại được đành lấy ra. Một sợi dây chuyền dài và nặng, nặng trĩu vì tấm mề đay cũng bằng vàng khối treo trên đó. Một mặt tấm mề đay là ảnh ông nội anh - Bá tước Nicolai Alexandrovich Romanov, một người kiêu hãnh và đẹp trai - mặt kia là chân dung nhìn nghiêng của bà nội, đẹp đến nỗi chắc hẳn là bà có thể đeo bất cứ đồ trang sức nào trong đống châu báu này mà chẳng hề bị lu mờ.
    Mất một lúc lâu Ramonov cầm chiếc dây chuyền trên tay, mãi anh mới đeo vào cổ và thả tấm mề đay cho rơi xuống trước ngực. Anh cúi nhìn một lần nữa trước khi luồn nó vào dưới cổ áo sơ mi. Sau khi đóng nốt nắp ngăn cuối cùng, anh đẩy cái hòm vào chỗ cũ và khóa lại.
    Lần thứ hai trong ngày hôm đó, Romanov lại nghĩ đến cha và những ý nghĩ quyết định hẳn là ông phải có khi nhìn đống của cải này. Ông đã trở về Nga với bí mật đó. Cha anh đã luôn luôn an ủi anh rằng anh có một tương lai sáng sủa, nhưng đó là một bí mật mà ông chưa thể chia sẻ với anh, vì anh còn quá trẻ. Chắc hẳn là cha anh sẽ phải giữ mãi bí mật đó dưới mồ bởi vì, Alex sẽ không bao giờ biết đến đống của cải này nếu như anh không đến tìm Poskonov.
    Romanov lại nghĩ về nhà ngân hàng già nua. Không hiểu ông biết tất cả chuyện này hay chỉ nhờ một sự ngẫu nhiên mà Poskonov đã giới thiệu anh đến gặp ngân hàng này đầu tiên? Nhưng tin vào sự ngẫu nhiên là một điều không thể có đối với người dấn thân vào nghề anh đã chọn.
    Anh nói, hầu như thành tiếng: "Bao giờ tìm ra bức Tranh Thánh của Sa Hoàng thì mình sẽ quyết định".
    Tiếng chuông nhắc giờ vang lên khiến anh quay phắt lại. Ramonov nhìn đồng hồ, kinh ngạc nhận ra mình đã ở trong căn phòng khóa kín rất lâu. Anh vội bước đến cửa hầm, giơ tay bấm cái nút đỏ, không hề ngoái lại. Cửa bật mở, hai khuôn mặt đầy lo lắng của cha con Herr Bischoff đang nhìn vào. Ngay lập tức, ông con bước về phía năm cái hộp để khóa bằng khóa an toàn của ngân hàng.
    Herr Bischoff bố nói:
    - Chúng tôi đã bắt đầu vô cùng lo lắng. Hy vọng là ngài cảm thấy hài lòng về mọi vật chứ?
    Romanov nói:
    - Rất hài lòng. Nhưng nếu phải rất lâu sau đó tôi mới quay lại được đây thì sao?
    Herr Bischoff đáp:
    - Điều đó không quan trọng. Sẽ không một ai chạm đến chiếc hòm này trước khi ngài trở lại và bởi vì chúng hoàn toàn kín cho nên các tài sản của ngài sẽ còn nguyên vẹn.
    - Những cái hòm này được giữ ở nhiệt độ bao nhiêu?
    Herr Bischoff đáp, hơi bối rối trước câu hỏi:
    - Mười độ C.
    - Và hoàn toàn kín gió chứ?
    - Dĩ nhiên. Cả kín nước nữa, trừ phi tầng hầm bị lụt.
    - Và bất cứ vật gì cất trong đó đều không bị khám xét chứ?
    Herr Bischoff quả quyết:
    - Trong suốt hơn mười năm qua, chỉ có ngài là người thứ ba được nhìn vào trong cái hộp này thôi.
    Romanov nói và nhìn vào mặt ông ta:
    - Tuyệt. Bởi vì cũng có thể sáng mai tôi sẽ quay lại và ký gửi một vật riêng.
    ° ° °
    Adam nói:
    - Làm ơn nối máy cho tôi nói chuyện với ngài Pemberton.
    Một hồi lâu im lặng, sau đó có tiếng trả lời:
    - Thưa ông, chỗ chúng tôi không có ai là ngài Pemberton cả.
    - Đó có phải là phòng quốc tế Barcalay, Trung tâm Tài chính không?
    - Đúng rồi.
    - Ngài Lawrence Pemberton. Tôi biết chắc là đúng mà.
    Lần này, đường dây im lặng lâu hơn, cuối cùng người ta mới trả lời:
    - À, có. Bây giờ tôi mới biết ông ta làm việc ở phòng nào. Để tôi tìm thử xem ông ta có đây không.
    Adam nghe thấy tiếng chuông vang lên trong máy:
    - Hiện không thấy ông ấy ngồi đây. Ông có muốn nhắn lại gì không ạ?
    - Cảm ơn. Thôi, tôi không nhắn gì cả.
    Adam đặt ống nghe xuống. Anh ngồi một mình nghĩ ngợi, không buồn đứng dậy bật đèn, mặc dầu trời đã bắt đầu tối. Nếu như anh vẫn tiếp tục tìm kiếm như đã định thì cần có vài thông tin mà Lawrence, với tư cách là nhà ngân hàng có thể dễ dàng cung cấp.
    Có tiếng chìa khóa vặn trong ổ, Adam nhìn Lawrence bước vào bật đèn. Anh có vẻ giật mình khi nhìn thấy Adam đang ngồi trước mặt. Câu đầu tiên Adam hỏi là:
    - Muốn mở một tài khoản ký gửi ở một ngân hàng Thụy Sĩ thì phải làm thế nào?
    Lawrence đáp:
    - Tớ không thể hình dung là một anh chàng nào đó có thể cảm thấy dễ chịu nếu như tất cả những gì mà tuần tới anh ta có là một tấm séc thất nghiệp - Anh nói thêm và đặt tờ Evening news lên bàn - Cho cậu hay là thông thường người ta đặt một mã tên cho các khách hàng người Anh. Cậu có thể đặt tên là "thằng kiết xác" chẳng hạn.
    Adam nói:
    - Tớ hỏi một cách nghiêm túc đấy.
    Lawrence trở lại nghiêm chỉnh đáp:
    - Ồ. Thực tế bất cứ ai cũng có thể mở một tài khoản ký gửi ở một ngân hàng Thụy Sĩ được nếu như anh ta có một số tiền bõ công để đặt cọc. Tớ muốn nói bõ công có nghĩa ít nhất là mười ngàn bảng.
    - Được. Nhưng muốn lấy tiền ra thì phải làm thế nào?
    - Cậu có thể gọi điện thoại hoặc tự mình đến lấy, cũng không khác gì lắm so với các ngân hàng Anh. Mặc dầu vậy, một số khách hàng có thể thấy gọi điện là không hợp pháp, trừ phi người đó sống ở nước không có luật thuế phá thối. Vậy thì hà cớ gì cần phải chọn những thằng lùn giữ của người Thụy Sĩ làm gì kia chứ?
    - Còn nếu khách hàng đã chết và ngân hàng không thể xác định chắc chắn một chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đấy thì sao?
    - Người đó chỉ cần chứng minh được rằng mình là người có quyền được thừa kế những vật mà ngân hàng đang giữ. Việc này không có gì khó khăn nếu như anh có tài liệu rõ ràng, ví dụ như di chúc và giấy tờ tùy thân chứng minh anh đúng là người được nêu trong di chúc. Ngày nào chúng tớ chẳng giải quyết những việc như vậy.
    - Nhưng cậu vừa nói rằng đó là không hợp pháp kia mà?
    - Không hợp pháp đối với những khách hàng sống ở nước ngoài thôi, hoặc là khi cần thiết phải cân đối số vàng ký gửi của ngân hàng, tớ không nói đến chuyện sổ sách ngân hàng đâu. Nhưng ngân hàng Anh bao giờ cũng quản lý rất chặt từng xu chuyển ra hoặc chuyển vào nước Anh.
    - Vậy thì nếu tớ được thừa hưởng một triệu bảng quy ra vàng do một ông bác sống ở Argentina gửi tại một ngân hàng Thụy Sĩ, và tớ có đầy đủ giấy tờ chứng minh tớ là người được thừa hưởng số tiền này thì tớ chỉ có mỗi việc là đến để nhận thôi sao?
    Lawrence nói:
    - Chẳng có gì ngăn cấm được cậu hết. Mặc dầu, theo luật pháp hiện nay cậu sẽ phải mang về nước và bán số vàng đó cho ngân hàng Anh lấy một số tiền do người ta xác định, rồi trả một số thuế thu nhập trên số tiền đó - Adam vẫn ngồi im lặng lắng nghe - Nếu cậu có một ông bác sống ở Argentina để lại cho cậu một đống vàng như thế ở Thụy Sĩ thì tốt nhất là cậu cứ để nguyên số vàng ở đó. Dưới chính phủ này, nếu như cậu làm tròn trách nhiệm đối với hai luật pháp thì cuối cùng cậu sẽ chỉ nhận được khoảng bảy mươi lăm giá trị thực của nó mà thôi.
    Adam nói:
    - Tội nghiệp cho tớ. Chẳng có ông bác ở Argentina nào cả.
    Lawrence nói và quan sát từng phản ứng của bạn:
    - Không nhất thiết ông ta cứ phải là người Argentina mới được.
    Adam nói:
    - Cảm ơn vì tin này.
    Nói rồi, anh biến mất vào phòng ngủ.
    Mảnh ghép hình cuối cùng bắt đầu vào đúng chỗ. Anh có tờ biên nhận của ngân hàng Roger về bức tranh Thánh mà cha anh được hưởng. Bây giờ chỉ cần có bản sao di chúc để chứng minh rằng anh được thừa hưởng tờ biên nhận đó nữa thôi. Khi đó, anh sẽ có thể chứng minh mình là chủ sở hữu một phiên bản tranh, hoặc là vớ vẩn, hoặc là có giá trị - anh vẫn không tin chắc đó là cái gì. Đêm hôm đó, anh thao thức nhớ đến những lời trong bức thư cha anh viết: "Nếu như chiếc phong bì này có đem lại cho con chút gì đó, thì cha chỉ còn một yêu cầu đối với con là mẹ con sẽ là người đầu tiên được hưởng phần lợi mà không được hay biết phần tài sản đó có nguồn gốc từ đâu."
    ° ° °

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Khi Romanov quay về khách sạn, có vòng qua Lãnh sự quán, anh thấy Petrova mặc quần jean và chiếc áo thun màu hồng đang ngồi ở bàn đọc sách, chân gác lên ghế. Anh lịch sự hỏi:
    - Hy vọng là chiều nay em vui vẻ chứ?
    Anna đáp:
    - Hẳn rồi. Các phòng tranh ở Zurich rất đáng đi xem. Nhưng hãy nói cho em biết chiều nay anh thế nào đi. Cũng gặt hái tốt chứ?
    - Em bé của anh ơi, đó là một bí mật. Sao chúng mình không ăn một bữa tối trong phòng anh, để anh có thể kể cho em nghe mọi chuyện và kỷ niệm nó một cách sang trọng nhỉ?
    Cô nghiên cứu sinh nói:
    - Một ý tưởng tuyệt vời. Vậy em sẽ chịu trách nhiệm đặt bữa tối chứ?
    Romanov nói:
    - Hẳn rồi.
    Petrova buông cuốn sách xuống đất và bắt đầu nghiên cứu bản thực đơn đắt tiền đặt trên bàn ngủ của Romanov. Cô mất một thời gian rất lâu để lựa chọn từng món cho bữa tiệc của họ, thậm chí Romanov cũng phải ngạc nhiên khi thấy cuối cùng nó cũng kết thúc.
    Anna chọn món khai vị là súp trứng loãng với nước sốt thì là. Cùng với nó là nửa chai Premier Cru Chablis 1958. Romanov vừa ăn vừa kể cho cô nghe về những thứ mà gia đình anh được thừa kế, khi nghe anh tả lại lúc khám phá ra mỗi kho tàng mới, mắt cô nghiên cứu sinh mỗi lúc một tròn xoe.
    Bài độc thoại của Romanov bị cắt ngang có mỗi một lần, đó là lúc người bồi đẩy chiếc xe vào, trên xe là một chiếc khay nhỏ bằng bạc. Anh ta đặt chiếc khay xuống, trong đó là một xâu thịt cừu, xung quanh xếp bí ngô xanh và những củ khoai tây nhỏ xíu. Cùng với món ăn đặc biệt này, khách sạn còn đem đến một chai Gevery Chambertin.
    Món cuối cùng là món trứng chiên phồng phủ đầy những quả phúc bồn tử phơn phớt lông tơ được cô nghiên cứu sinh gọi chỉ vì đó là món tinh vi nhất của nhà hàng Chateau Yquem. Cô đã chọn thứ rượu năm 49 và nó chỉ khiến cô lè nhè hát một bài dân ca làm cho Romanov có cảm tưởng có cái gì đó không thích hợp với khung cảnh xung quanh.
    Petrova dốc nốt rượu vào ly mình và hơi lảo đảo đứng dậy:
    - Chúc mừng Alex, người đàn ông em yêu dấu.
    Romanov hơi gật đầu cảm ơn rồi nói có lẽ đã đến lúc phải đi ngủ, bởi vì ngày mai hai người sẽ bay về nước bằng chuyến sớm nhất. Anh đẩy xe thức ăn ra ngoài hành lang và treo tấm biển "Không làm phiền" lên tay nắm cửa.
    Cô nghiên cứu sinh cởi giầy đá văng xuống và mỉm cười:
    - Một buổi tối đáng ghi nhớ.
    Romanov dừng lại để chiêm ngưỡng thân thể của Petrova trong khi cô bắt đầu cởi quần áo. Nhưng khi anh bắt đầu cởi nút áo mình thì Petrova sững sờ há hốc mồm. Cô kinh ngạc nói:
    - Tuyệt vời.
    Romanov nâng chiếc mề đay vàng lên:
    - Chỉ là một thứ rẻ tiền so với kho vàng mà anh bỏ lại mà thôi.
    Anna đẩy anh về phía giường ngủ, nũng nịu nói:
    - Người yêu của em, anh có biết là em tôn thờ, ngưỡng mộ và kính trọng anh đến thế nào không?
    Romanov nói:
    - Ừm.
    - Và anh có biết là từ trước đến nay em chưa hề xin anh thứ gì không?
    Romanov nói trong khi cô bắt đầu lật chăn lên:
    - Nhưng anh có cảm giác là em sắp xin thứ gì.
    - Chỉ là, nếu cái dây chuyền này chỉ là một thứ rẻ tiền, thì có lẽ anh sẽ đồng ý để em thỉnh thoảng đeo nó nhé?
    Romanov nhìn vào mắt cô gái và nói:
    - Chỉ thỉnh thoảng thôi hay sao? Tại sao lại thỉnh thoảng? Tại sao lại không mãi mãi, em yêu của anh?
    Không nói thêm lời nào, anh gỡ sợi dây chuyền ra và đeo vào cổ cô gái trẻ.
    Anna rên lên khi cảm thấy những mắt xích bằng vàng nặng trịch kết thành sợi dây chuyền trong tay Romanov. Cô hơi cười và kêu:
    - Alex, đau em. Buông ra nào.
    Nhưng Romanov vẫn xiết chặt sợi dây trên cổ cô gái.
    - Em sẽ không nói cho ai biết về vận may của anh chứ, phải không em bé của anh?
    Cô lắp bắp tuyệt vọng:
    - Không, không bao giờ, không ai cả. Anh hãy tin em.
    ° ° °
    Buổi sáng sớm, trong khi tập chạy dọc bờ sông, Adam ngẫm nghĩ mãi về những chuyện cần làm tiếp theo.
    Nếu bay bằng chuyến sáng Thứ Tư từ sân bay Heathrow thì tối hôm đó anh có thể về đến London hoặc muộn nhất là thứ Năm. Nhưng còn nhiều việc phải chuẩn bị trước khi đi Geneva.
    Đến vỉa hè đầu phố, anh dừng lại và kiểm tra mạch trước khi leo lên cầu thang về căn hộ.
    Lawrence nói:
    - Có ba lá thư, tất cả đều là của cậu. Tớ chẳng nhận được cái gì hết - anh nói thêm khi Adam vào bếp - Lưu ý, cậu có hai phong bì màu vàng đấy.
    Adam nhặt bức thư lên, để trên đầu giường rồi vào buồn tắm. Anh chịu đựng năm phút dưới vòi nước lạnh buốt rồi mới mở vòi nước nóng. Tắm xong, mặc quần áo đâu vào đấy rồi anh mới mở lá thư ra xem.
    Đầu tiên là lá thư trong chiếc phong bì màu trắng, hóa ra đó là thư của Heidi cảm ơn về bữa tối và hy vọng là sẽ gặp lại anh vào một lúc nào đó. Anh mỉm cười, xé chiếc phong bì màu vàng thứ nhất, đó là công văn của Phòng nhân sự Bộ ngoại giao: "Yêu cầu đại úy Scott - những hàng chữ nhảy cả ra khỏi dòng - đến để kiểm tra sức khỏe tại 122 phố Harley vào lúc ba giờ chiều ngày thứ hai tới. Người khám: Bác sĩ John Vance".
    Cuối cùng, anh giở tới chiếc phong bì màu vàng thứ hai và rút ra một bức thư của ngân hàng Lloyds, Cox King, chi nhánh Pall Mall, thông báo với Quý Ngài/Quý Bà rằng chúng tôi đã nhận được tấm séc năm trăm bảng do văn phòng Holbrooke, Holbrooke Gascoigne gửi tới và do đó hiện nay tài khoản của anh tại ngân hàng lúc đóng cửa giao dịch ngày hôm qua là 272,18 bảng. Adam xem lướt qua tờ thông báo tài khoản và nhận ra lần đầu tiên trong đời anh đã bội chi - một tình huống mà hồi còn ở trong quân đội chắc hẳn anh đã nhăn mặt, bởi vì ít nhất là từ hai mươi năm nay một số trung đoàn vẫn coi việc một sĩ quan có hành động bội chi là tội lỗi.
    Các bạn đồng ngũ sẽ nói gì nếu biết rằng anh đã rút hai trăm bảng khỏi tài khoản mà không có gì đảm bảo thật sự là anh sẽ hoàn lại?
    Adam mặc xong quần áo và quay vào bếp để gặp Lawrence. Anh hỏi:
    - Quốc vương Iran thế nào rồi?
    Lawrence lật trang báo Daily Telegraph nói:
    - Ồ, thật là hay ho nếu xét về mặt quan hệ. Ông ta hứa là sẽ làm hết sức trong hoàn cảnh tài chính nợ nần hiện nay, nhưng ông ta có chút khó khăn và phải chờ đến khi Châu Âu cho phép tăng giá dầu.
    Adam thích thú hỏi:
    - Cậu dắt anh ta đi ăn trưa ở đâu?
    - Tớ mời đến một quán bánh nướng ở gần Green man, nhưng thằng cha chết tiệt đó trở nên vô cùng hèn hạ. Hình như ông ta và nữ hoàng đã phải tính đến chuyện đưa Harrods lên ngôi thì phải. Dĩ nhiên lẽ ra cần phải đi cùng với ông ta, nhưng sếp của tớ lại không muốn phí thời gian, do đó tớ trượt mất vụ với Harrods.
    - Vậy thì hôm này cậu làm cái quái gì?
    Lawrence nói:
    - Chuyện này thì tớ không nên nói với cậu - anh nhìn tấm ảnh Ted Dexter - thủ quân của đội bóng chày Anh vừa thất bại - nhưng Thống đốc ngân hàng Anh muốn biết ý kiến của tớ về việc chúng ta có nên phá giá đồng bảng từ 2,8 xuống 2,4 không?
    - Vậy ý kiến của cậu ra sao?
    - Tớ đã giải thích cho lão ta biết rằng tớ chỉ biết có mỗi một con số 204 là tuyến xe buýt chạy từ Goldes Green đến Edgware, và nếu như không chạy nhanh lên thì tớ sẽ trượt mất con số mười bốn yêu quý của mình.
    Lawrence nói và nhìn đồng hồ. Adam phá lên cười khi nhìn bạn đóng sập chiếc cặp tài liệu và biến mất khỏi cửa.
    Lawrence đã thay đổi biết bao so với hồi họ mới vừa khỏi Wellington. Có lẽ Adam chỉ còn nhớ mỗi một điều là anh đã từng là thủ quân đội bóng của trường và sau đó đã lên học ở Balliol với học bổng cao nhất. Hồi đó hình như anh rất nghiêm túc và chắc chắn là sẽ đạt được một cái gì đó lớn hơn nhiều. Không một ai nghĩ rằng anh sẽ chỉ dừng lại ở một chân chuyên viên phân tích đầu tư tại Barclay DCO. Hồi ở Oxford, các bạn vẫn nửa đùa nửa thật về việc anh sẽ trở thành một tổng trưởng nội các. Sao mọi người lại có thể mong đợi nhiều đến thế ở một người chỉ hơn họ có hai, ba tuổi nhỉ? Sau khi tốt nghiệp, tình bạn giữa anh và Lawrence ngày một lớn lên. Khi Adam bị bắt cóc ở Malaysia, Lawrence đã không bao giờ tin vào các báo cáo quân sự nói rằng bạn mình bị bắt cóc và đã chết. Thế rồi khi Adam báo tin đã rời khỏi quân ngũ, Lawrence không hề thắc mắc và đã tỏ ra vô cùng tốt bụng trước tình cảnh thất nghiệp của anh. Adam hy vọng một ngày nào đó, anh sẽ có dịp đền đáp lại một tình bạn tuyệt vời như vậy.
    Adam rán cho mình một quả trứng và mấy lát thịt hun khói. Trước chín giờ rưỡi thì khó có thể làm được gì mấy, mặc dầu anh đã kịp viết nghuệch ngoạc mấy chữ cho em gái và gửi em theo một tờ séc năm mươi bảng.
    Chín giờ rưỡi, anh gọi điện. Ngài Holbrooke - Adam không hiểu ông ta có một tên thánh thật sự hay không - không giấu nổi sự ngạc nhiên khi nhận cú điện thoại từ ngài Scott trẻ. Adam những muốn nói với ông ta rằng, bây giờ một khi cha anh đã chết đi thì đương nhiên anh trở thành Scott Già mới phải chứ.
    Ông ta lắp bắp:
    - Chắc là liên quan đến chiếc phong bì đó?
    Nhưng ông ta cũng đồng ý sẽ gửi cho anh một bản sao di chúc qua bưu điện trong chiều nay.
    Việc thứ hai không thể làm qua điện thoại, vì thế Adam khóa cửa và nhảy lên xe buýt đến phố Hoàng đế. Anh băng qua chỗ chờ xe chiều trên ngã tư Hyde Park và đi tới Chi nhánh Ngân hàng Lloyd tại Pall Man. Tới nơi, anh đứng vào hàng người đang xếp hàng ở quầy đổi ngoại tệ. Cuối cùng, cũng đến lúc tới được cửa quầy, cô thư ký lịch sự hỏi:
    - Thưa ông cần gì ạ?
    Adam nói:
    - Vâng. Tôi muốn đổi năm mươi bảng thành Franc Thụy Sĩ, năm mươi bảng tiền mặt và một trăm bảng bằng séc du lịch.
    Cô gái hỏi:
    - Tên ngài là gì ạ?
    - Adam Scott.
    Cô gái nạp số liệu vào một chiếc máy tính trên bàn rồi quay nhiều vòng. Cô nhìn kết quả rồi biến mất một lúc, lát sau quay ra tay cầm một bản copy tài khoản mà Adam nhận được qua đường bưu điện lúc sáng.
    Cô gái thông báo:
    - Tổng số là hai trăm linh hai bảng, một silling và mười tám penny, kể cả phí dịch vụ. Như vậy trong tài khoản của ông còn lại là bảy mươi bảng, mười sáu silling và bốn penny.
    Adam nói:
    - Vâng
    Anh không nhắc đến việc thật ra chỉ còn có hai mươi bảng, mười sáu silling, bốn penny bởi vì anh vừa gửi cho em gái tấm séc năm mươi bảng lúc sáng. Adam bắt đầu hy vọng sẽ nhận được lương của Bộ Ngoại giao vào tuần tới, nếu không thì sẽ lại tiếp tục một tháng thanh đạm nữa. Dĩ nhiên là trừ phi...
    Adam ký tờ séc du lịch trong sổ quỹ rồi cô gái đưa cho anh năm trăm chín tư Franc Thụy Sĩ bằng tiền mặt. Đó là số tiền mặt lớn nhất mà Adam rút ra từ trước đến nay. Anh nhảy lên một chiếc xe buýt khác để đến hãng hàng không Châu Âu tại Anh ở cuối đường Cromwell, tại đó anh yêu cầu cô bán vé cho đặt một vé khứ hồi đi Geneva. Cô gái hỏi:
    - Ngài đi hạng nhất hay hạng bình thường ạ?
    Adam đáp:
    - Hạng thường.
    Anh thấy buồn cười vì vẫn có người nghĩ rằng anh có thể đi nổi vé hạng nhất.
    - Vậy thì tất cả là ba mươi mốt bảng, thưa Ngài.
    Adam trả bằng tiền mặt và cất tấm vé vào túi trong rồi quay về nhà để ăn trưa. Buổi chiều, anh gọi điện cho Heidi, cô đồng ý gặp anh ở nhà hàng Chelssea vào lúc tám giờ tối. Còn một việc nữa anh cần phải xác định trước khi gặp cô.
    Tiếng chuông điện thoại vang lên khiến Romanov tỉnh giấc.
    - Có đây.
    - Romanov. Tôi là Mellinski, bí thư thứ hai của Đại sứ quán.
    - Xin chào, có việc gì đấy ạ.
    - Đó là vấn đề của Anna Petrova - Romanov mỉm cười, nghĩ đến cô lúc này đang nằm trong buồng tắm - Từ lúc báo tin cô gái mất tích, anh đã gặp lại cô ấy chưa?
    Romanov đáp:
    - Chưa, và đêm qua không thấy cô ấy về ngủ.
    Bí thư thứ hai nói:
    - Ra vậy. Vậy việc anh nghi ngờ cô ta đào ngũ có khả năng thật sự đấy.
    Romanov đáp:
    - Tôi cũng sợ như vậy. Và tôi sẽ viết báo cáo đầy đủ cho cấp trên, khi nào về nước.
    - Vâng, nhất định rồi, thưa thiếu tá.
    - Bao giờ có tin tức gì về cô ta thì nhớ cho tôi biết.
    - Tất nhiên rồi.
    Romanov đặt ống nghe xuống và đi sang buồng tắm trong phòng bên và tắm thật lâu như thường lệ.
    Hắn quay lại và ngồi xuống một bên giường, mình chỉ quấn ngang hông một chiếc khăn tắm và cầm ống nghe lên, yêu cầu mười lăm phút nữa đem bữa điểm tâm đến. Khi uống xong cốc nước hoa quả và chiếc bánh sừng bò, hắn quay lại bên điện thoại để thử gọi cho người quản lý khách sạn. Chỉ thấy cô lễ tân đáp:
    - Gutten Morgen, Mein Herr (xin chào Ngài)
    Romanov chỉ nói:
    - Cho tôi gặp ông Jacques.
    Một lát sau có tiếng nói:
    - Xin chào, Herr Romanov.
    - Tôi có một việc hơi phiền phức, hy vọng ông có thể giúp được.
    Câu trả lời:
    - Dĩ nhiên là tôi sẽ cố gắng, thưa Ngài.
    - Tôi có một vật quý muốn đem gửi ở ngân hàng và không muốn....
    - Tôi hiểu tình thế khó khăn của ngài. Vậy làm thế nào tôi có thể giúp ngài được?
    - Tôi cần có một cái thùng đủ rộng để có thể đựng được vật đó.
    - Một cái giỏ đựng đồ giặt có đủ to không?
    - Tuyệt. Nhưng nó có khóa không?
    Jacques đáp:
    - Ồ, có chứ. Chúng tôi vẫn hay phải đưa xuống qua đường thang máy.
    Romanov nói:
    - Tốt lắm.
    - Vậy nó sẽ được đưa đến chỗ ngài ngay. Tôi sẽ cho một phu khuân vác đến để giúp. Tôi cũng gợi ý là ngài nên xuống bằng đường thang nâng hàng ở phía sau khách sạn, như vậy sẽ đảm bảo là không ai nhìn thấy ngài đi ra cả.
    Romanov nói:
    - Hay lắm.
    - Có cần gọi một chiếc xe đến đón ngài không ạ?
    Romanov nói:
    - Không, tôi...
    - Vậy tôi sẽ bảo một chiếc taxi chờ ngài sẵn. Khi nào thì ngài cần?
    - Khoảng nửa giờ nữa.
    - Hai mươi phút nữa, xe sẽ chờ ngài ở cửa thang nâng hàng.
    Romanov nói:
    - Ông thật là được việc.
    Jacques nói:
    - Ngài Romanov còn việc gì nữa không ạ?
    - Có lẽ ngài vui lòng cho chuẩn bị sẵn hóa đơn thanh toán của tôi?
    - Dĩ nhiên rồi.
    Mười phút sau Romanov bắt đầu thu dọn đồ đạc của mình, chưa xong thì đã có tiếng gõ cửa. Hắn gắt:
    - Chờ đã.
    Tiếng trả lời thật nhẹ nhàng:
    - Ju, mein Herr (vâng, thưa Ngài)
    Mấy giây sau Romanov mở cửa. Người phu khuân vác bước vào gật đầu và bắt đầu kéo giỏ đồ giặt, nhưng Romanov phải đá mạnh một cái nó mới chịu chuyển động. Người phu khuân vác hì hục kéo chiếc xe dọc hành lang trong khi Romanov đi bên cạnh, tay xách vali của mình. Khi đến được cửa sau, Romanov đứng nhìn cho đến khi cái giỏ được đẩy vào trong cửa thang nâng hàng rồi mới bước theo vào.
    Xuống đến đất, cửa mở và Romanov nhẹ người khi thấy Jacques đã đứng đón sẵn với một chiếc Mercedes to tướng bên cạnh, nắp hòm xe đã mở sẵn. Người lái taxi và người phu khuân vác nâng cái giỏ lên bỏ vào hòm nhưng vali của Romanov không nhét vừa, vì thế để ở ghế trên cạnh ghế lái xe.
    Jacques hỏi:
    - Mein Herr, chúng tôi sẽ gửi hóa đơn của ngài đến Lãnh sự quán chứ ạ?
    - Được, như vậy sẽ rất tiện...
    Jacques nói và mở cửa sau xe cho vị khách bước vào:
    - Tôi hy vọng rằng ngài hài lòng mọi việc.
    Romanov nói:
    - Tôi hoàn toàn hài lòng.
    - Vâng, vâng. Vậy cô bạn của ngài sẽ đi cùng với ngài chứ?
    Ông ta ngoái nhìn về phía khách sạn
    Romanov nói:
    - Không, cô ấy không đi cùng tôi. Cô ấy ra sân bay trước rồi.
    Jacques nói:
    - Ồ, tất nhiên. Nhưng tôi rất ân hận vì không gặp được cô ấy. Xin ngài vui lòng chuyển lời chúc tốt đẹp nhất của tôi.
    Romanov nói:
    - Nhất định tôi sẽ chuyển. Và tôi mong sẽ được trở lại khách sạn của ngài trong một tương lai gần.
    - Cảm ơn, thưa ngài.
    Người quản lý khách sạn vừa nói vừa mở cửa xe để Romanov chui vào ngồi trên ghế sau rồi đóng sập cửa lại.
    Đến sân bay Thụy Sĩ, làm xong thủ tục nhận gửi vali không chần chừ thêm hắn liền đi đến ngân hàng. Herr Bischoff Con cùng với một người nữa cũng mặc comple màu xám xịt đang đứng chờ ở đại sảnh để đón. Herr Bischoff Con tiến đến:
    - Thật vui mừng khi gặp lại ngài sớm.
    Romanov hơi kinh ngạc vì giọng nói trầm của ông ta. Người lái xe taxi đã đứng chờ bên thùng xe mở sẵn trong khi người đàn ông đi cùng Herr Bischoff, một người cao đến hơn mét tám và đậm người nhấc cái giỏ quần áo lên, nâng niu đem ra khỏi thùng xe tựa như đó là một cái bánh xốp. Romanov thanh toán tiền taxi rồi đi theo Herr Bischoff tới thang máy.
    Herr Bischoff nói:
    - Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho vật ký gửi theo như ngài gọi điện dặn, cha tôi xin lỗi vì không có mặt được. Ông có một cuộc đàm phán khá lâu với một khách hàng khác, do đó mong ngài hiểu cho.
    Romanov phẩy tay.
    Thang máy đi thẳng xuống tầng trệt. Vừa nhìn thấy Herr Bischoff, người gác chạy đến mở cánh cửa nặng nề bằng sắt. Romanov cùng hai người của ngân hàng đi thoe một hành lang thoai thoải dốc, người đàn ông khổng lồ xách giỏ.
    Một người nữa đang đứng khoanh tay chờ ở cửa hầm. Romanov nhận ra đó là một trong những người hắn đã gặp hôm trước. Herr Bischoff gật đầu và người đó tra chiếc chìa khóa của mình vào ổ khóa phía trên cửa hầm, không nói một lời. Đến lượt Herr Bischoff mở ổ khóa thứ hai rồi hai người đẩy cánh cửa sắt to tướng mở ra. Herr Bischoff và người của ông ta đi trước Romanov và mở ổ khóa trên của cả năm chiếc hộp, trong khi người gác đặt chiếc giỏ đồ giặt bên cạnh họ.
    Herr Bischoff đưa cho vị khách một chiếc phong bì có gắn xi và nói:
    - Ngài có cần ai giúp không ạ?
    Romanov nói:
    - Cám ơn, không cần đâu.
    Mãi đến khi cánh cửa đóng lại và cả bốn người Thụy Sĩ đã đi khuất hẳn Romanov mới thấy nhẹ người. Khi chắc chắn chỉ còn lại một mình, hắn quay lại nhìn cái hòm lớn không đựng gì. Nó nhỏ hơn hắn tưởng. Mồ hôi toát ra trên trán, hắn mở khóa, kéo hòm ra và nâng cái nắp kín khí lên.
    Xong việc, Romanov đậy nắp kín khí lại, đẩy chiếc hòm về chỗ cũ cẩn thận rồi khóa lại. Sau đó, hắn còn kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng sẽ không một ai có thể mở được nếu không có chìa khóa riêng của hắn. Hắn lưỡng lự một giây, nhìn sang chiếc hòm lớn bên cạnh nhưng rồi nhận ra lúc này không phải là lúc để buông thả; cần phải chờ một dịp khác. Yên tâm là mọi thứ đã đâu vào đấy, hắn đóng nắp chiếc giỏ đựng đồ giặt lại và đẩy ra cửa hầm, rồi ấn chiếc nút bấm màu đỏ.
    Khi Herr Bischoff quay lại để khóa năm chiếc hộp, ông ta nói:
    - Hy vọng là ngài thấy mọi chuyện ổn cả.
    Romanov nói:
    - Vâng, cảm ơn ngài. Nhưng sẽ có ai đó đưa chiếc giỏ đựng đồ giặt lại cho khách sạn chứ?
    - Vâng, tất nhiên.
    Herr Bischoff hất hàm cho người đàn ông to lớn.
    Trong lúc đi ra hành lang, Romanov nói:
    - Có chắc chắn là trong khi không có mặt tôi ở đây, sẽ không có ai chạm đến cái hộp đó không?
    Herr Bischoff có vẻ hơi phật lòng vì câu hỏi đó.
    - Ồ, tất nhiên rồi, thưa Bá tước. Mọi vật sẽ y nguyên như khi ngài bỏ vào.
    Romanov mỉm cười nghĩ thầm. Ồ, không y nguyên như vậy đâu.
    Lúc họ bước ra khỏi cửa thang máy Romanov nhìn thấy Herr Bischoff Bố đang đứng với một khách hàng khác.
    Chiếc Roll-Royce chở Quốc vương Iran có mô tô cảnh sát hộ tống lướt đi. Chủ tịch Ngân hàng vẫy tay chào tạm biệt.
    Ra đến cổng, Herr Bischoff Con cúi đầu:
    - Lần tới, nếu ngài đến Zurich chúng tôi hy vọng sẽ lại được gặp Ngài.
    Romanov bắt tay chàng thanh niên nói:
    - Cảm ơn ông.
    Nói rồi hắn bước ra khỏi thềm tìm chiếc xe màu đen sang trọng đang chờ để đưa hắn ra sân bay.
    Hắn rủa thầm. Lần này hắn đã nhìn thấy tên điệp viên nằm vùng lần trước xuất hiện ở khách sạn.

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 9
    Viên hạ sĩ thì thầm vào tai Adam:
    -Cho hắn ta chết đi, thưa ngài.
    Adam lầu bầu và nhảy vào giữa vòng người:
    -Không hòng thế đâu.
    Người huấn luyện viên chắc nịch cuồn cuộn bắp thịt đang đứng chờ, nói:
    -Thử vài vòng xem sao?
    Adam nhún người vờn quanh người huấn luyện viên thể dục tìm cách ra đòn. Anh nhảy sang trái và bị đấm một quả trúng mũi như trời giáng. Viên thượng sĩ nói:
    -Giơ cao tay lên!
    Adam lại nhảy sang bên, giáng trúng cho tay huấn luyện viên một quả đấm vào giữa ngực nhưng liền sau đó bị chọc mạnh vào một bên đầu. Anh choáng váng, hai tai lùng bùng nhưng lần này đã kịp giơ nấm đấm lên phòng thủ trong khi liên tiếp bị bồi một nhát bên phải rồi một phát bên trái nữa.
    -Ngài ngốc lắm, vấn đề là ở chỗ đó, thưa ngài. Thậm chí ngài không thể đấm thủng vỏ một cái bánh nướng nữa kia.
    Adam giơ tay phải lên nhử rồi vung tay trái lấy hết sức đấm một quả đúng giữa cằm tay thượng sĩ, khiến anh ta loạng choạng rồi ngã dụi xuống.
    Viên hạ sĩ đứng bên cạnh vòng dây cười khoái chí trong khi người huấn luyện viên vẫn chưa đứng dậy nổi. Cuối cùng anh ta cũng gượng đứng lên được.
    Adam nói, hai tay giơ lên thủ thế:
    -Rất tiếc.
    -Đừng áy náy đồ ngốc.. thưa ngài. Quả là một cú đấm rất đẹp. Một cú nốc ao kỹ thuật, chính xác, vì thế tôi sẽ phải mất một hai ngày nữa mới có thể phục thù được.
    Adam thở phào nhẹ nhõm và buông hai tay xuống.
    -Nhưng như vậy không có nghĩa là ngài thoát đâu. Bây giờ đến bài tập thể lực dành cho anh. Bài tập chống hai tay hôn đất bắt đầu.
    Suốt một giờ sau đó người huấn luyện viên truy đuổi, đá, thúc giục và hành Adam cho đến khi anh gục xuống sàn không cầm nổi một tờ báo nữa.
    Anh ta nói:
    -Không đến nỗi nào, thưa ngài. Tôi cảm thấy chắc chắn Bộ Ngoại giao sẽ có thể tìm được một chỗ thích hợp cho ngài. Cũng nhắc cho ngài là công việc đó cũng nhiều cái bẩn thỉu lắm, thậm chí ngài còn có dịp để cảm thấy xấu hổ nữa kia.
    Adam nằm ngửa nói:
    -Ông quả là một tay xu nịnh bật nhất, thượng sĩ ạ.
    Người huấn luyện viên ra lệnh:
    -Ngài đứng dậy đi chứ.
    Adam cố hết sức lảo đảo ngồi dậy thật nhanh. Anh nói với người huấn luyện viên:
    -Chớ có nói với tôi rằng - Rồi hai người cùng đồng thanh - Chính là sự phục hồi nhanh mới chứng tỏ thẻ lực chứ không phải là tốc độ.
    Lúc quay lại phòng thay quần áo của câu lạc bộ Nữ hoàng, người huấn luyện viên nói:
    -Thật tiếc là anh đã rời khỏi quân đội. Không có mấy sĩ quan có thể quật ngã tôi xuống sàn đâu - Anh ta đưa tay sờ nhẹ vào cầm - Như vậy chứng tỏ là tôi đã đánh giá thấp một kẻ đã sống sót sau chín tháng bị giam trong rừng rậm ở Chink. Vậy thì ta cũng hy vọng Bộ Ngoại giao cũng sẽ không đánh giá thấp anh.
    Anh ta đứng lại cạnh tủ đựng đồ riêng của mình:
    -Thứ Tư, cũng giờ này chứ?
    -Thượng sĩ, thứ Tư không thể được. Có thể lúc đó tôi vẫn ở Geneva chưa về kịp.
    -à ra bây giờ chúng ta hoàn toàn lượn lờ ở châu Âu thôi nhỉ?
    Adam lờ đi như không nghe thấy câu nói chế nhạo.
    -Có thể sáng thứ Năm nếu anh thấy tiện.
    -Thứ Hai tới anh sẽ phải đến mấy lão lang băm để kiểm tra sức khỏe, nếu tôi nhớ không lầm.
    -Đúng vậy.
    -Vậy thì mười giờ sáng thứ Năm, như vậy anh sẽ có nghĩ thêm được một chút về cú móc phải của tôi.
    Vị Chủ tịch đọc bản báo cáo trước mặt, có cái gì đó nghe không thật.
    Ông ngước nhìn Romanov:
    -Cậu đến ngân hàng Bischoff et Cie vì họ bảo là họ đang giữ một bức tranh Thánh từ thế kỷ mười lăm và có thể là bức tranh chúng ta đang tìm kiếm phải không?
    -Đúng như vậy, chính Chủ tịch ngân hàng Gosbank đã thu xếp cuộc gặp gỡ đó.
    -Nhưng rồi bức tranh Thánh đó hóa ra lại là bức về Thánh Peter chứ không phải bức Thánh George và Con Rồng?
    -Vâng.
    -Và sau đó, buổi tối ấy cô Petrova đã lỡ hẹn với cậu một cách bí ẩn?
    Romanov nói:
    -Một cách không giải thích nổi.
    Yuri nói
    -Nhưng đó là điều mà cậu đã báo cáo cho ông Melinski ở Đại sứ quán - ông ngừng lại một lúc - cậu chịu trách nhiệm về việc chọn Petrova, đúng không?
    -Đúng vậy.
    -Như vậy về phía cậu cũng thiếu thận trọng, đúng không?
    Yuri quay lại tờ báo cáo.
    -Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, cậu vẫn không thấy tăm hơi cô gái đâu?
    Romanov nói:
    -Cô ta cũng không quay lại để ăn sáng như đã hẹn. Và khi tôi đi vào phòng cô ta thì tất cả đồ đạc của cô ta đã biến mất.
    -Điều đó khiến cậu nghĩ rằng cô ta đào ngũ?
    Romanov đáp:
    -Vâng.
    Yuri nói:
    -Nhưng cảnh sát Thụy sĩ đã không tìm thấy dấu vết nào của cô ta. Vì thế tôi phân vân mãi lý do gì khiến cô ta đào ngũ. Gia đình ruột thịt và chồng cô ta sống đây, và đây không phải là lần đầu tiên cô ta đi công tác ở một nước phương Tây.
    Romanov không nói gì.
    -Có lẽ Petrova đã mất tích bởi vì cô ta có thể nói ra một vài điều mà cậu không muốn chúng tôi biết chăng?
    Romanov vẫn không nói gì.
    Một lần nữa Yuri lại đưa mắt nhìn tập tài liệu:
    -Tôi cứ phân vân không hiểu Petrova có thể cho chúng tôi biết điều gì? Hay là về chuyện cậu đã ngủ với ai đêm đó?
    Romanov thấy ớn lạnh, không hiểu Yuri biết rõ sự thật đến đâu?
    Yuri ngừng một lát và lại xem gì đó trong tập hồ sơ:
    -Có thể cô ấy nói cho chúng tôi biết vì sao cậu quay lại ngân hàng Bischoff et Cie lần thứ hai - Yuri lại ngừng lại lần nữa - Tôi nghĩ có lẽ cần mở cuộc điều tra về trường hợp mất tích của Anna Petrova. Bởi vì, Romanov, khi cậu quay lại ngân hàng lần thứ ba - giọng Yuri cao dần lên - thì bất cứ một tên gián điệp hạng hai nào từ đây cho đến Istambul đều hiểu rằng chúng ta đang tìm kiếm một vật gì đó.
    Yuri lại ngừng lại lần nữa, Romanov vẫn tuyệt vọng cố nghĩ xem ông ta có thể có một bằng chứng thật nào không. Một hồi lâu sau không ai nói gì.
    -Thiếu tá Romanov, bao giờ cậu cũng là người cô độc, và tôi không phủ nhận rằng đôi khi những thành tích của cậu khiến tôi bỏ qua những trực giác nhất định. Nhưng tôi không phải là một người cô độc. Tôi là một cán bộ bàn giấy và không thể để cho cậu hành động một cách tự do - Ông gõ chiếc chặn giấy hình con tàu Luna 9 lên mặt bàn - tôi là một người của hồ sơ và giấy tờ. Tôi bao giờ cũng lập báo cáo làm ba bản, trả lời các câu hỏi làm bốn bản, giải thích một quyết định làm năm bản.
    Romanov vẫn im lặng, đó là một thói quen mà nhiều năm làm việc cho Ủy ban đã thấm vào anh ta. Anh ta bắt đầu tin rằng Yuri chỉ mới ước đoán. Nếu như ông ta mà nghi ngờ sự thật thì cuộc phỏng vấn này ắt đã phải thay bằng một cuộc hỏi cung thiếu lịch sự hơn nhiều.
    Yuri đứng hẳn lên, nói:
    -Mặc dù ở phương Tây người ta bôi nhọ hình ảnh của chúng ta, nhưng ở nước ta người ta điều tra một cái chết có nghi vấn kỹ lưỡng hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Và Romanov ạ, cậu sẽ thấy cái nghề mà cậu đã chọn dễ theo hơn nhiều nếu như cậu sinh ra ở Châu Phi, Nam Mỹ hay thậm chí ở Los Angeles.
    Romanov không dám liều mạng nói bất cứ câu gì.
    -Sáng nay sếp đã báo với tôi rằng ông không hài lòng với những cố gắng mới đây, nhất là sau bước khởi đầu xuất sắc. Mặc dầu vậy sếp chỉ quan tâm đến một việc duy nhất, đó là tìm cho ra bức tranh Thánh của Sa Hoàng, nếu như ông chưa quyết định chấm dứt điều tra. Nhưng nếu như cậu còn hành động vô trách nhiệm như vậy một lần nữa thì sẽ không còn chỉ bị gọi đến đối mặt nữa đâu, mà sẽ là một phiên tòa quân sự kia. Và tất cả chúng ta đều biết thừa cái gì sẽ đến nếu Romanov phải ra một phiên tòa quân sự - Ông đóng tập hồ sơ lại.
    -Trái với ý kiến của tôi và bởi vì chúng ta chỉ còn lại chưa đầy một tuần, tôi sẽ cho phép cậu có một dịp thứ hai và tin rằng cậu sẽ thật sự lần ra được bức tranh đó. Tôi nói đã rõ chưa? - Ông quát lên.
    Romanov nói:
    -Rất rõ!
    Romanov lịch sự quay gót và vội vã ra khỏi phòng.
    Yuri chờ cho cánh cửa đóng lại hẳn rồi quay lại đăm đăm nhìn tập hồ sơ. Cần phải biết Romanov đã làm gì, ông chợt nhận thấy sự nghiệp của chính bản thân mình lúc này cũng đang cheo leo. Ông ấn vào một cái nút gắn bên cạnh, ra lệnh:
    -Cho tìm thiếu tá Valcheck.
    Adam thú nhận:
    -Anh chưa bao giờ nếm trứng cá cavia với champagne cả.
    Anh ngước nhìn cô gái xinh đẹp ngồi đối diện bên kia bàn. Anh rất thích kiểu buộc tóc, cách ăn mặc, điệu cười và đặc biệt là cái cách cô mỉm cười.
    -Ồ đừng sợ. Là vì em không thể hình dung có bao giờ món trứng cá cavia lại có thể xuất hiên trong thực đơn này - Heidi nói - Nhưng có lẽ không bao lâu nữa khi nào anh đã là chủ bức tranh Thánh của Sa hoàng, nghĩa là nếu ngài Roesenbau...
    Adam đặt ngón tay lên môi:
    -Không một ai khác biết về chuyện đó đâu, kể cả Lawrence.
    Heidi thì thào:
    -Có lẽ như vậy là khôn ngoan. Nếu không anh ấy sẽ muốn anh đầu tư tiền đó vào cái ngân hàng chán ngắt của mình.
    Adam hỏi, cố đoán xem cô gái biết được những gì:
    -Sao em lại nghĩ là anh sẽ có một chiếc Rolls - Royce.
    -Không có việc làm thì anh chớ có nên thuê lái xe đấy nhé.
    -Nhưng anh chỉ có mỗi một chiếc mô tô mà thôi.
    Cô gái phá lên cười:
    -Vậy thì anh sẽ phải bán nó nếu bức tranh Thánh hóa ra chỉ là một vật vô giá trị.
    Người bồi ban đang thu dọn bàn, hy vọng sẽ có được hai vị khách nữa trước khi đóng cửa, hỏi:
    -Sau đây các vị uống cà phê chứ ạ?
    Adam nói:
    -Vâng, hai cà phê sữa - Anh quay lại Heidi - Buồn cười lắm, lần duy nhất anh gọi điện tìm Lawrence tại ngân hàng thì người trực tổng đài lại không nhớ ra anh ấy ngay.
    Heidi hỏi:
    -Tại sao như vậy lại rất đáng ngạc nhiên?
    Adam nói:
    -Vì cứ như là cô ta chưa bao giờ nghe thấy tên anh ấy vậy. Nhưng có lẽ đó là do anh tưởng tượng ra thôi.
    -Một ngân hàng cở ấy nhất định phải có hàng ngàn nhân viên. Anh có thể làm việc ở đó hàng năm mà không hề biết những người khác.
    Adam nói khi người ta bưng hai tách cà phê đến:
    -Chắc là em nói đúng.
    Heidi nhấm một ngụm cà phê và thấy nó nóng quá. Cô hỏi:
    -Bây giờ anh định đi Geneva?
    -Sáng sớm thứ Tư. Hy vọng là tối hôm đó sẽ quay về ngay.
    -Tuyệt đấy.
    -Em nói thế nghĩa là thế nào?
    -Chọn đúng ngày em được nghỉ để bay đi mất. Nghe chẳng lãng phí tí nào cả.
    Adam nhoài người qua bàn, nắm lấy tay cô và hỏi:
    -Vậy thì tại sao em không đi cùng với anh?
    -Ồ, như vậy có lẽ hóa ra còn ấn tượng hơn cả việc ăn món xúc xích cùng với anh nữa nhỉ.
    -Anh mong như vậy. Với lại đằng nào em cũng sẽ có ích nữa.
    Heidi nói:
    -Đằng nào anh cũng nói được.
    -Em biết là anh không cố ý mà, đơn giản là anh không nói được tiếng Đức hay tiếng Pháp nào, và cũng chưa bao giờ đến Thụy Sĩ, trừ một lần trượt tuyết hồi còn đi học, mà lần ấy anh toàn bị ngã.
    Heidi lại nhấp một ngụm cà phê. Adam hỏi, vẫn không buông tay cô ra:
    -Nhé?
    Cuối cùng Heidi nói:
    -Người Thụy Sĩ nói tiếng Anh rất giỏi. Với lại nếu anh gặp khó khăn gì với ngân hàng, anh có thể liên lạc với Lawrence kia mà.
    Adam nói:
    -Chỉ có một ngày thôi mà.
    -Nhưng sẽ lãng phí tiền của anh.
    Adam nói:
    -Chẳng lãng phí tí nào.
    -Tuyệt!
    Adam nói:
    -Nói đến chuyện tiền. Sau khi trừ tiền mua vé khứ hồi cho em, anh chỉ còn gần hai mươi bảng. Không hiểu anh sẽ làm thế nào đây.
    Heidi nói, lần đầu tiên tỏ vẻ nghiêm túc:
    -Anh nói thật đấy à? Nhưng phụ nữ đâu có phải là loại bốc đồng?
    -Em luôn mang Jochen đi cùng cơ mà.
    Heidi cười phá lên:
    -Anh ấy sẽ không chui vừa vào máy bay đâu.
    Adam nói:
    -Vậy thì em nói em sẽ đi đi.
    -Với một điều kiện.
    Adam nhe răng cười:
    -Đi riêng máy bay à?
    -Không. Nhưng nếu bức tranh đó là vô giá trị thì phải để em thanh toán vé máy bay cho mình.
    Adam nói:
    -Nó không thể rẻ hơn ba mươi mốt bảng. Cho nên anh đồng ý với điều kiện của em - anh nhoài người sang hôn vào môi Heidi, nói - Có khi mất hơn một ngày kia đấy. Vậy thì em sẽ nói gì nào?
    Heidi đáp:
    -Vậy thì em sẽ đòi ở một khách sạn khác, nếu như họ không đòi phải trả giá cao bằng tiền Thụy Sĩ - Cô nói thêm.
    -Romanov, bao giờ anh cũng rất đáng tin cậy. Anh có được phẩm chất đầu tiên cần có để một nhà hoạt động ngân hàng thành công.
    Romanov nhìn kỹ ông lão, cố tìm một dấu hiệu nào cho thấy ông biết rõ ở ngân hàng đó có gì đang chờ anh ta.
    -Còn ông luôn luôn có hiệu quả, phẩm chất duy nhất luôn luôn cần có đối với nghề của tôi.
    Ông lão nói và châm một điếu thuốc.
    -Trời ơi. Chúng ta nói cứ như hai chính ủy già trong cuộc họp mặt hàng năm vậy. Zurich ra sao?
    -Giống như một cái máy kéo bóng vậy. Cái cỗ máy đó làm việc rất tuyệt.
    Chủ tịch ngân hàng nói:
    -Và tôi có thể đoán rằng cỗ máy đã không sản xuất ra được bức tranh Thánh của Sa hoàng chứ gì?
    -Đúng vậy. Nhưng ngài Bischoff rất được việc. Mọi yêu cầu của tôi đều được đáp ứng.
    -Mọi yêu cầu ư?
    Ramanov đáp:
    -Vâng.
    Poskonov nói:
    -Bischoff là một người tốt. Chính vì thế nên tôi mới giới thiệu anh tới đó đầu tiên.
    Romanov hỏi:
    -Ngoài việc ông ta là người tốt thì còn lý do gì khác để ông giới thiệu tôi đến đó nữa không?
    Poskonov nói:
    -Có năm lý do khác nữa, nhưng chúng ta không nên mất thì giờ nói đến chuyện đó trước khi anh tìm ra bức tranh.
    Romanov quả quyết:
    -Có lẽ tôi muốn mất thì giờ ngay lúc này hơn.
    Ông lão nhướng lông mày:
    -Tôi đã sống lâu hơn hai Romanov rồi và không muốn sống lâu hơn Romanov thứ ba nữa làm gì. Bây giờ hãy cứ gác lại đã, tôi tin rằng chúng ta sẽ đi đến một sự hiểu biết khi nào người ta thôi không chú ý tới anh nữa.
    Romanov gật đầu.
    -Vậy, có lẽ anh sẽ hài lòng khi biết rằng trong lúc anh đi vắng tôi cũng không hề lười biếng. Nhưng e rằng những kết quả của tôi cũng giống như cỗ máy kéo bóng lộn thôi.
    Poskonov vẫy tay mời Romanov ngồi xuống một chiếc ghế rồi mới mở tập hồ sơ ra, lần này trông tập hồ sơ dày hơn lần trước nhiều. Ông bắt đầu:
    -Thoạt tiên anh đã đưa cho tôi danh sách gồm mười bốn ngân hàng - Mười một trong số đó khẳng định không giữ bức tranh Thánh của Sa Hoàng.
    Romanov hỏi:
    -Tôi đã tự hỏi không hiểu có nên tin lời họ không?
    Poskonov đáp:
    -Không cần thiết. Nhưng công bằng mà nói người Thụy Sĩ thích nói dối hơn là dính vào chuyện này. Sớm muộn rồi cũng biết ai là kẻ nói dối thôi và tôi thì vẫn còn ngồi ở cái văn phòng điều hành tiền tệ của tám nước kia mà. Có thể tôi sẽ không sử dụng đến cái người ta gọi là sức mạnh tài chính nhưng vẫn có thể có một ảnh hưởng nào đó đến hệ thống tiền tệ của thế giới tư bản.
    Romanov nói:
    -Chúng ta vẫn còn lại ba ngân hàng phải không ạ?
    -Đúng thế, thứ nhất là Bischoff et Cie, chỗ này anh đã đến rồi. Nhưng hai ngân hàng còn lại từ chối hợp tác.
    -Tại sao ảnh hưởng của ông lại không với tới hai ngân hàng đó?
    Poskonov đáp:
    -Những lý do hiển nhiên nhất là có những ảnh hưởng khác mạnh hơn. Ví dụ nếu như nguồn tài chính lớn nhất của anh là dựa vào các gia đình Do Thái hoặc Mỹ chẳng hạn thì sẽ không có thế lực nào bắt anh chơi với Nga được nữa.
    Romanov gật đầu, Poskonov tiếp tục nói:
    -Trường hợp này là thế, nhưng vẫn còn cơ hội nữa là nếu như hai ngân hàng này giữ bức tranh Thánh và bởi vì họ sẽ không bao giờ chấp nhận Mẹ Nga của chúng ta tôi thì không chắc lắm là sẽ khuyên anh như thế nào.
    Ông ngồi dựa lưng ra sau và chờ Romanov thấm thía những điều ông vừa nói.
    Poskonov châm một điếu thuốc nữa rồi nói:
    -Anh là người hay im lặng nhỉ.
    Romanov nói:
    -Ông đã gợi cho tôi một ý nghĩ. Tôi nghĩ người Mỹ gọi cái đó là một "cú bắn tầm xa" mới.
    -Bóng chày là một món tôi chẳng bao giờ hiểu nổi, nhưng mặc dầu vậy tôi vẫn vui mừng được sử dụng nó vào một ngày nào đó. Mặc dầu tôi cũng không tin là anh còn cần đến cái này nữa, dẫu cho "cú bắn tầm xa" của anh có là cái gì chăng nữa - Ông rút một tờ giấy ra khỏi tập hồ sơ trước mặt và đưa cho Romanov. Trên đó có mấy chữ: Simon et Cie, Zurich (từ chối). Roget et Ci, Ceneva ( từ chối) - Không nghi ngờ gì về việc anh sẽ sớm quay lại Thụy Sĩ.
    Romanov nhìn thẳng vào ông chủ tịch. Ông lão nhìn trả lại.
    -Anh sẽ thấy là tôi không dễ dàng bị rũ đi như Anna Petrova đâu - ông nói thêm.

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 10
    Người đàn ông đứng tuổi đứng vào cuối hàng người đang chờ taxi. Khó đoán được chiều cao của ông ta bởi vì trông ông ta quá còng và yếu ớt. Một chiếc áo khoác có lẽ còn cũ hơn cả tuổi người mặc áo dài gần chấm đất và những ngón tay chỉ thò ra khỏi tay áo có một tý, bàn tay ông ta đi đôi găng một ngón màu xám. Một tay nắm chặt lấy một chiếc cặp nhỏ bằng da, trên cặp có gắn hai chữ đầu tên E.R màu đen trông đã mòn vẹt, khiến người ta nghĩ rằng nó có từ thời ông nội ông ta.
    Phải cuối xuống hoặc ghé rất sát mới có thể nhìn thấy mặt ông lão - Một khuôn mặt bị choán hết bởi một chiếc mũi to tướng có lẽ khiến cả Cyrano de Bergerac cũng phải tự hào. Đến lượt mình ông ta phải chậm chạp cúi gập người về phía trước để leo lên taxi. Ông chậm chạp đến nỗi người lái xe bắt đầu gõ ngón tay lên tay lái để nghe thấy vị hành khách của mình run run cất giọng nói là muốn đến ngân hàng Simon et Cie. Người lái xe cho xe chạy, không hỏi thêm gì nữa. Các lái xe taxi ở Thụy Sĩ biết rõ đường đến ngân hàng chẳng kém gì lái xe taxi ở London biết đường đến một nhà hát bất kỳ, hoặc lái xe taxi vàng ở New York biết tìm đến một quán rượu.
    Khi đến nơi, ông lão phải lục lọi hồi lâu trong túi áo để tìm một đồng tiền để trả. Sau đó ông chậm chạp bước xuống hè đường và đứng yên ngước nhìn ngôi nhà làm bằng đá cẩm thạch. Ông vừa sắp sửa chạm vào cánh cửa thì một người mặc bộ đồng phục màu xanh dương lịch sự đã mở cửa.
    Ông lão nói bằng tiếng Đức:
    - Tôi đến để gặp....
    Nhưng người gác cửa chỉ về phía một cô gái ngồi sau bàn tiếp tân. Ông lão lọ mọ đền gần cô và nhắc lại:
    - Tôi cần gặp Herr Daumier. Tên tôi là Emmanuel Rosenbaum.
    Cô gái hỏi:
    - Ngài có hẹn trước không ạ?
    - Tôi e rằng không.
    Cô gái hỏi.
    - Herr Daumier hiện đang ở trong phòng họp. Nhung tôi sẽ thử tìm một thành viên Hội đồng quản trị khác có thể gặp ngài.
    Sau khi nói điện thoại bằng tiếng Đức cô nói:
    - Ngài có thể đi thang máy lên tầng ba được không ạ?
    Ngài Rosenbaum gật đầu vẻ miễn cưỡng nhưng vẫn làm theo lời chỉ dẫn. Khi ông bước ra cửa thang máy thì đã có một người phụ nữ trẻ đứng đón ở ngay cửa. Cô ta yêu cầu ông vui lòng chờ tại một nơi tạm gọi là phòng thay áo khoác có kê hai chiếc ghế bành. Hồi lâu sau mới có người đến gặp, ông lão không giấu nổi ngạc nhiên khi thấy anh ta quá trẻ.
    Người thanh niên nói.
    - Tôi là Welfhrerd Praeger, thành viên Hội đồng quản trị.
    Ông Rosenbaum nói:
    - Ngồi xuống đây, ngồi xuống đây, tôi không thể cứ nhìn mãi lên anh thế này được.
    Anh thanh niên làm theo. Ông ta nói:
    - Tôi là Emmanuel Rosenbaum. Hồi năm 1938 tôi có gửi ở đây một gói đồ, bây giờ tôi quay lại để nhận.
    Vị thành viên Hội đồng quản trị trẻ tuổi nói, giọng đổi hẳn:
    - Tất nhiên rồi. Ngài có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ gì của ngân hàng không ạ?
    - Ồ, có chứ.
    Ông lão đưa hộ chiếu và một tờ biên nhận có vẻ đã được gập vào nhiều lần đến nỗi sắp nát ra từng mảnh.
    Người thanh niên xem xét hai thứ giấy tờ thật cẩn thận. Ngay lập tức anh ta nhận ra tấm hộ chiếu của Israel. Mọi điều có vẻ ổn cả. Cả tờ biên nhận, mặc dầu rõ ràng là được viết từ hồi anh ta còn chưa đẻ nhưng cũng có vẻ hợp lê.
    - Thưa ngài, tôi có thể ra ngoài một lát được không ạ?
    Ông già đáp:
    - Tất nhiên rồi. Sau khi đã chờ hai mươi tám năm, tôi nghĩ là mình có thể chờ thêm vài phút nữa cũng không sao.
    Chàng thanh niên vừa ra được không lâu thì có một phụ nữ khác quay lại mời ông sang một phòng khác. Phòng này rộng hơn và đồ đạc khá lịch sự. Mấy phút sau vị thành viên Hội đồng quản trị trẻ tuổi quay lại cùng với một người nữa và giới thiệu đó là Herr Daumier.
    Vị chủ tịch Hội đồng quản trị lịch sự nói:
    - Tôi nghĩ chúng ta chưa gặp nhau bao giờ. Chắc là ngài đã giao dịch với cha tôi?
    Ngài Rosenbaum nói:
    - Ồ không, không, tôi giao dịch với ông nội ngài, ngài Helmut kia.
    Ánh mắt Herr Daumier lộ rõ vẻ kính trọng.
    Rosenbaum nói:
    - Tôi chỉ gặp cha ngài mỗi một lần và rất lấy làm tiếc khi nghe tin ông mất quá sớm. - Ông ta nói thêm - Cha ngài bao giờ cũng rất ân cần. Ngài không đeo một bông hồng trên ve áo như ông ấy nhỉ?
    - Dạ, không. Chỉ là một thói quen nhỏ của cha tôi thôi mà.
    Rosenbaum cố cười phá lên nhưng chỉ phát ra một tiếng ho.
    Herr Daumier lịch sự nói:
    - Không rõ ngài có thêm một thứ giấy tờ xác nhận nhân thân nào ngoài hộ chiếu không ạ?
    Emmanuel ngẩng đầu nhìn Herr Daumier vẻ mệt mỏi rồi xoay mặt chiếc đồng hồ đeo tay lên trên. Trong mặt đồng hồ có khắc hàng số 712910.
    Herr Daumier nói, rõ ràng vô cùng kinh ngạc:
    - Tôi xin lỗi. Nếu ngài vui lòng chờ thì tôi sẽ mang chiếc hộp của ngài lại đây. Ông lão gật đầu đồng ý. Hai người đàn ông đi ra, mặc ông già ngồi lại một mình. Mấy phút sau họ quay lại mang theo một cái hộp dẹt rộng khoảng bốn mươi phân vuông và đặt lên chiếc bàn kê giữa phòng. Herr Daumier mở ổ khóa phía trên còn người kia đứng chứng kiến. Sau đó ông ta đưa cho Rosenbaum một chiếc khóa và nói:
    - Thưa ngài, bây giờ chúng tôi sẽ đi ra. Khi nào ngài muốn chúng tôi quay lại chỉ việc ấn nút đỏ này.
    Rosenbaum nói:
    - Cám ơn.
    Ông ta chờ cho cửa đóng hẳn lại sau lưng mới tra chìa vào ổ, xoay một vòng và mở nắp hộp. Trong hộp có một gói gì đó giống như hình một bức tranh được gói cẩn thận trong một tấm lụa và buộc kỹ. Rosenbaum cẩn thận đặt cái gói vào vali của mình rồi đóng hộp và khóa lại như cũ. Sau đó ông ta bấm nút cạnh bàn, ngay lập tức Herr Daumier và vị thành viên Hội đồng quản trị quay lại. Ông chủ tịch ngân hàng hỏi:
    - Hy vọng là mọi vật vẫn tốt cả chứ ạ? Cả một thời gian khá dài rồi còn gì.
    - Vâng, cám ơn.
    Lần này ông lão gật đầu. Herr Daumier hỏi:
    - Mong ngài cho phép tôi hỏi một câu hỏi nhỏ?
    Ông già nói:
    - Ngài cứ hỏi.
    - Ngài có ý định tiếp tục sử dụng cái hộp này không ạ? Số tiền ngài để lại để ký gửi đã hết.
    - Không, tôi chẳng cần nó để làm gì nữa.
    - Còn thiếu một số tiền nhỏ nữa. Nhưng trong trường hợp này chúng tôi rất vui lòng miễn.
    - Ngài thật là tốt bụng.
    Herr Daumier cúi đầu chào rồi vị thành viên Hội đồng Quản trị trẻ tuổi tiễn khách ra cửa, giúp ông ta leo lên taxi và bảo người lái xe taxi đưa ông ta ra sân bay Zurich.
    Tại sân bay ông già mất một lúc lâu mới đến được bàn làm thủ tục cho chuyến bay. Bởi vì ông ta rất sợ thang cuốn và chiếc vali bây giờ đã khá nặng cho nên bước chân rất lập cập.
    Đến bàn làm thủ tục ông ta đưa vé cho cô gái để kiểm tra và vui mừng thấy phòng chờ dành cho hành khách gần như rỗng không. Ông đi tới một góc khuất rồi ngồi thụp xuống một chiếc ghế bành êm ái.
    Sau khi đã nhìn quanh kiểm tra chắc chắn là không ai bị nhìn thấy, ông ta bèn bấm vào cái chố nhỏ trên chiếc vali cũ kỹ, lò so bật lên miễn cưỡng. Ông ta nâng nắp vaili lên, kéo cái gói ra và áp lên ngực. Ngón tay run rẩy lần mò mãi mới cởi được cái nút thắt và tháo lần vải ra để xem lại niềm tự hào của mình. Ông Rosenbaum nhìn chằm chằm vào bức tranh tuyệt đẹp. Đó là bức Cánh đồng ngô của Van Gogh - ông ta không hề biết rằng nó đã biến mất khỏi bảo tàng Quốc gia Viên từ năm 1938.
    Emmanuel Rosenbaum chử thề. Ông ta gói bức tranh lại và bỏ vài cặp. Rồi đột nhiên ông nhổm dậy đi về phía bàn bán vé và yêu cầu cô gái Thụy Điển đặt cho một vé đi Geneva trên chuyến bay đầu tiên. Nếu may mắn ông ta vẫn có thể đến ngân hàng Roget et Cie trước khi đóng cửa.
    Chiếc Visciunt của hãng Hàng không Anh BEA đậu xuống sân bay Geneva vào lúc mười một giờ hai lăm giờ địa phương, chậm hơn so với kế hoạch vài phút. Cô tiếp viên hàng không khuyên mọi người chỉnh lại đồng hồ.
    Adam nói:
    - Tuyệt. Chúng mình đến Geneva vừa kịp ăn trưa, đến ngân hàng một tý rồi sau đó sẽ quay lại sân bay để bay chuyến bay lúc năm giờ năm.
    Heidi phá lên cười:
    - Anh làm như mọi chuyện cứ như huấn luyện quân sự ấy.
    Adam nói:
    - Đúng thế. Trừ phần cuối.
    Cô ngạc nhiên:
    - Phần cuối nào cơ?
    - Bữa tối ăn mừng ấy mà.
    - Chắc là lại ở nhà ăn tập thể Chelssea chứ gì?
    Adam nói:
    - Sai rồi. Anh đã đặt một bàn ăn cho hai người vào lúc tám giờ tối ở quán Con gà Vàng ngay tại Piccadilly.
    Heidi nói:
    - Chúng mình lại đếm cua trong lỗ đây mà.
    Adam nói:
    - Ồ, rất ngộ nghĩnh nhé.
    - Ngộ nghĩnh? Em không hiểu.
    - Tối nay khi ăn tối anh sẽ giải thích cho em.
    Heidi nói:
    - Hy vọng là chúng mình sẽ không phải ăn tối.
    Adam hỏi:
    - Sao lại thế?
    - Điều duy nhất em có thể mong đợi là chỗ ngồi ở bàn tính tiền trong cửa hàng thực phẩm Đức.
    Adam rên lên:
    - Cũng chưa tồi tệ bằng chuyện phải đến gặp anh chàng thượng sĩ ấy vào mười giờ sáng mai đâu. Sau mười giờ anh sẽ phải nằm ngửa mà ân hận là đã rời Geneva.
    Heidi nói:
    - Như vậy anh sẽ học được cách hạ nốc ao anh ta - cô nói thêm và chạm vào cánh tay anh - Thế thì có khi rốt cuộc chúng ta nên ở lại đây cũng nên.
    Adam cúi xuống hôn nhẹ lên hai má cô trong khi hai người đang ở đường chờ xuống cầu thang. Một làn gió nhẹ lướt trên cầu thang máy bay. Adam mở áo khoác che cho Heidi trong khi họ quay qua đường băng để vào nhà kiểm tra Di cư.
    Anh nói:
    - May mà anh đem áo khoác đi.
    Heidi nói:
    - Không giống áo khoác mấy mà giống một cái lều thì hơn.
    - Đây là chiếc áo khoác dã ngoại của anh. Nó có thể đựng được bản đồ, compa, thậm chí cả một bộ đồ đi đêm nữa kìa.
    - Adam, chúng mình chỉ đi dạo quanh Geneva vào giữa mùa hè thôi chứ có phải sắp bị lạc trong rừng rậm giữa mùa đông đâu.
    Anh phá lên cười:
    - Anh sẽ nhớ lời châm chọc của em đấy nhé.
    Xe buýt sân bay chỉ mất chưa đầy hai mươi phút để đưa khách từ trung tâm Geneva đến sân bay và ngược lại.
    Chuyến đi ngắn ngủi đưa họ đi qua vùng ngoại ô thành phố cho đến khi một cái hồ tuyệt đẹp nằm gọn giữa những dãy đồi. Chiếc xe đi dọc bờ hồ tới chân một dãy núi sừng sững chọc trời.
    Heidi nói:
    - Em bắt đầu cảm thấy chúng mình giống như những kẻ đi du ngoạn trong kỳ nghỉ hè.
    Họ bước ra khỏi xe vui mừng thấy mưa đã tạnh. Vừa đặt chân bước trên vỉa hè rợp bóng cây của con phố ôm lấy bờ hồ ngay lập tức cả hai sững sờ trước vẻ tinh khiết của thành phố. Bên kia đường là những dãy khách sạn gọn ghẽ, các cửa hàng và ngân hàng.
    - Trước hết hãy tìm xem cái ngân hàng đó ở đâu đã rồi hãy đi ăn trưa, sau đó quay lại nhận kho của trời cho ấy.
    Heidi hỏi:
    - Làm thế nào một quân nhân có thể hoàn thành một bài tập khó như vậy được bây giờ?
    - Hoàn toàn đơn giản. Chúng ta sẽ ghé vào ngân hàng nào đó, nhờ người ta chỉ đường đến Roget et Cie.
    - Em dám cuộc là hồi còn là đội viên Scout, cánh tay phải anh bị vẽ đầy những ký hiệu chỉ đường.
    Adam phá lên cười:
    - Chả lẽ anh tệ thế sao?
    Heidi đáp:
    - Tệ nhất. Nhưng anh chuyên môn điển hình mọi hình ảnh của người Đức thành một chàng trai phong lưu người Anh.
    Adam quay lại khẽ vuốt tóc Heidi và cúi xuống hôn lên môi cô.
    Chợt Heidi nhận ra mọi người xung quanh đang nhìn họ, cô nói:
    - Chắc là người Thụy Sĩ không chấp nhận như thế ở chỗ công cộng. Thậm chí em còn nghe nói là ngay cả lúc riêng tư họ cũng không chấp nhận nữa kìa.
    Adam nói:
    - Hay là anh hôn cái bà già như quả mận khô đằng kia nhé!
    Heidi chỉ vào Ngân hàng Bình dân ở cuối đường:
    - Đừng, Adam. Đừng có làm như vậy, nếu không anh sẽ thành anh ngố đấy. Thôi, hãy thực hiện kế hoạch của anh đi.
    Họ hàng qua đường và Heidi hỏi người gác cổng đường đến Roget et Cie. Họ đi theo lời hướng dẫn của người gác cổng, một lần nữa chiêm ngưỡng ngọn núi đơn độc sừng sững trong khi tiếp tục đi vào trung tâm thành phố.
    Roget et Cie chẳng dễ tìm hơn quả pingpong là mấy, họ đi qua đến hai lần mà không nhận ra, mãi Heidi mới nhìn thấy tấm biển bằng đá bên cạnh một cái cổng bằng sắt rèn.
    Adam nói:
    - Trông thật ấn tượng. Thậm chí ngay cả lúc này là giờ nghỉ trưa.
    - Vậy anh nghĩ nó sẽ như thế nào, một chi nhánh ngân hàng ở nông thôn ư? Em biết người Anh các anh không thích thừa nhận điều này, nhưng thật sự đây là trung tâm ngân hàng thế giới.
    Adam nói:
    - Phải đi tìm tiệm ăn thôi, trước khi hiệp ước thân thiện Pháp - Anh bị phá vỡ.
    Họ quay ngược trở lại hướng cũ đi về phía ngọn núi. Lúc này mặt trời vẫn cố len lỏi qua những đám mây. Họ chọn một quán cà phê ven đường nhìn ra hồ. Cả hai gọi món salat trộn pho mát và uống chung một nửa chai vang trắng. Adam vô cùng vui sướng có Heidi bên cạnh, anh bắt đầu kể cho cô nghe những mẩu chuyện hồi còn ở trong quân đội. Cô phải nhắc anh dừng vì đã gần hai giờ chiều. Anh miễn cưỡng gọi tính tiền và nói:
    - Bây giờ là lúc phải đến xem cái bức tranh Thánh của Sa hoàng ấy có tồn tại thật hay không.
    Khi họ quay lại ngân hàng, Adam đẩy cánh cửa nặng nề, bước vào và nhìn quanh hành lang tối lờ mờ. Heidi chỉ một phụ nữ ngồi sau một cái bàn, nói:
    - Kia kìa.
    - Xin chào. Tôi tên là Adam Scott. Tôi muốn nhận một vậy được thừa kế theo di chúc.
    Người phụ nữ mỉm cười, hỏi giọng rất nhẹ:
    - Ngài có hẹn cụ thế gặp ai không ạ?
    Adam nói:
    - Không. Tôi không biết là cần phải như thế.
    Người phụ nữ nói:
    - Chắc chắn là mọi việc sẽ ổn cả thôi ạ.
    Cô nhấc máy điện thoại, quay hai số và trao đổi vài câu bằng tiếng Pháp rồi đặt máy xuống và đề nghị hai người lên tầng bốn.

  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Adam bước ra khỏi cửa thang máy và ngạc nhiên khi thấy người đang đứng chờ sẵn chỉ trạc tuổi anh là cùng. Anh ta nói bằng tiếng Anh rất chuẩn:
    - Xin chào. Tôi là Pierre Neffe.
    Heidi thì thào:
    - Em đã bảo là sẽ không cần đến em đâu mà.
    Adam nói:
    - Không nên nói quá sớm. Chúng ta đã kịp trình bày trường hợp của chúng ta đâu nào.
    Ngài Neffe dẫn họ vào một phòng nhỏ, bày biện rất lịch sự. Adam cởi áo khoác và nói:
    - Chúng ta làm việc ở dưới kia cũng được rồi mà.
    M.Neffe nhún nhường nói:
    - Chúng tôi mong khách hàng cảm thấy thoải mái như ở nhà.
    Adam nói:
    - Rõ ràng là ngài chưa thấy nhà tôi thế nào đâu.
    M.Neffe không hề phá lên cười. Thay vì trả lời anh ta hỏi:
    - Tôi có thể giúp gì cho ngài?
    Adam bắt đầu:
    - Cha tôi vừa mất tháng trước và có di chúc lại cho tôi một tờ biên nhận một vật gì đó mà tôi nghĩ là vẫn được các ngài giữ từ năm 1938 đến nay. Một khách hàng của các ngài đã tặng nó cho cha tôi, đó là ngài Rosenbaum Emmanuel.
    M.Neffe hỏi:
    - Ngài có đem theo đây tài liệu có liên quan đến vật được tặng đó không ạ?
    Adam đáp:
    - Ồ, có chứ.
    Anh thọc tay vào túi đựng bản đồ của chiếc áo khoác và đưa biên nhận của ngân hàng Roget et Cie cho người ủy viên Hội đồng quản trị trẻ tuổi. Anh xem xét hồi lâu rồi gật đầu:
    - Xin ngài cho phép tôi xem qua hộ chiếu của ngài được không ạ?
    Adam lại lục túi áo khoác, đưa tấm hộ chiếu cho anh ta và nói:
    - Tất nhiên rồi.
    M.Neffe đứng lên và nói:
    - Tôi xin phép ra ngoài mấy phút.
    Heidi hỏi:
    - Anh có biết là bây giờ họ sẽ làm gì không?
    - Trước hết là kiểm tra xem có còn bức tranh đó ở đây không, sau đó kiểm tra xem giấy tờ biên nhận ấy có đúng không. Từ 1938 đến giờ là cả một thời gian khá dài rồi còn gì.
    Từng phút chậm chạp trôi qua, Adam đã bắt đầu thất vọng và chán nản, cuối cùng bắt đầu tin rằng mình đã phí thì giờ vô ích.
    Heidi đùa:
    - Anh có thể lấy một bức tranh treo trên tường kia giấu vào áo khoác kia mà. Em cam đoan là nó sẽ có giá ở thị trường London. Thậm chí có lẽ còn có giá hơn cả bức tranh Thánh yêu quý của anh kia.
    - Muộn mất rồi.
    Adam nói khi thấy M.Neffe quay lại cùng với một người mà Adam được giới thiệu tên là M.Roget.
    M.Roget nói:
    - Xin chào. Xin lỗi ngài vì cha tôi không có mặt ở đây để tiếp ngài, thưa ngài Scott. Nhưng lúc này cha tôi hiện đang có chút công chuyện ở Chicago - Anh ta bắt tay cả Adam và Heidi - Chúng tôi có lưu trữ bức thư của ngài Rosenbaum hướng dẫn rõ ràng ngân hàng chỉ được mở hộp trước sự có mặt của ngài - anh ta liếc nhìn tờ giấy trong tay - Đại tá Gerald Scott. Huân chương Anh dũng, Huân chương Vẻ vang và Huân chương Chiến công.
    Adam nói:
    - Đó là cha tôi. Nhưng như tôi đã giải thích với ngài Neffe đây rằng cha tôi vừa mất tháng trước có di chúc để cho tôi món đồ tặng đó.
    M.Roget nói:
    - Có lẽ tôi sẽ mừng chấp nhận lời ngài nếu được phép nhìn qua một bản sao giấy chứng tử và cả tờ di chúc nữa.
    Adam mỉm cười vì mình đã thấy trước điều này, một lần nữa anh lại lục túi áo lấy một chiếc phong bì màu nâu lớn trên có in hàng chữ Holbrooke, Holbrooke & Gascoigne lớn màu đen trên mép trên. Anh lấy ra bản sao giấy chứng tử của cha, bảo sao di chúc và một lá thư có ghi "Gửi cho những ai quan tâm" và đưa tất cả cho M.Roget. Anh này chậm rãi đọc kỹ cả ba tài liệu sau đó đưa cho đồng nghiệp của mình. Đến lượt anh này đọc xong và thì thầm gì đó vào tai vị chủ tịch ngân hàng.
    M.Roget hỏi:
    - Ngài có phản đối nếu chúng tôi gọi cho Holbrooke trước mặt ngài không ạ?
    Adam đáp:
    - Ồ, không. Nhưng tôi phải báo trước là đôi khi ông ta hơi thô lỗ.
    Anh ta nói:
    - Thô lỗ ư? Đó là một từ tôi không quen lắm. Nhưng có lẽ tôi hiểu như thế nghĩ là gì.
    Anh ta quay lại nói gì đó với M.Neffe. Anh này nhanh nhẹn rời khỏi phòng, một phút sau quay lại với quyển Đăng ký hành nghề Luật sư ở Anh, năm 1966.
    Adam rất thích sự kỹ càng của ngân hàng. M.Neffe kiểm tra lại số điện thoại và địa chỉ trên chiếc phong bì và so sánh với địa chỉ trong cuốn niên giám.
    M.Roget nói:
    - Ngài Scott, tôi nghĩ là không cần phải gọi ngài Holbrooke làm gì, nhưng chúng tôi cần cân nhắc một vấn đề nhỏ.
    Adam lo lắng hỏi:
    - Ngài Rosenbaum phần nào đã hơi bị bội chi rồi, và quy định của ngân hàng là một tài khoản cần phải được thanh toán đầy đủ trước khi mở bất kỳ một cái hộp nào.
    Mạch máu Adam bỗng chạy rần rật khi nhận ra không đem đủ tiền theo cho khoản chi bất ngờ này.
    M.Roget nói tiếp:
    - Sồ tiền nhỏ thôi, chỉ có một trăm hai mươi Francs Thụy Sĩ. Đó là để trả cho việc lưu giữ chiếc hộp hai năm nay kể từ khi tài khoản của ngài Rosenbaum hết.
    Adam thở phào. Anh móc ví ra và ký một tấm séc du lịch rồi đưa cho anh ta.
    M.Roget nói:
    - Cuối cùng, chúng tôi cũng yêu cầu ngài ký một mẫu miễn trừ trách nhiệm cho ngân hàng.
    M.Roget đưa cho Adam một tờ mẫu dài dằng dặc đầy những điều khoản in sin sít bằng tiếng Pháp. Adam chỉ liếc qua rồi đưa cho Heidi, cô bắt đầu nghiên cứu kỹ càng từng điều khoản. Trong lúc đó M.Roget giải thích đó là để bảo đảm cho ngân hàng không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến cái hộp này và chứng minh việc Adam nhận cái hộp là hợp pháp.
    Heidi nhìn lên gật đầu tán thành.
    Adam ký vào dòng để trống bằng một chữ ký hoa mỹ.
    M.Roget nói:
    - Tuyệt lắm. Bây giờ chúng tôi chỉ còn phải làm một việc nữa là đi ra và mang chiếc hộp lại đây cho ngài nữa thôi.
    Khi hai người một lần nữa còn lại một mình với nhau, Adam nói:
    - Anh nghi là có thể rỗng không lắm.
    Heidi đáp:
    - Nó cũng có thể đầy nghẹt những đồng tiền vàng Tây Ban Nha, anh chàng yếm thế ạ.
    Mấy phút sau hai người kia quay lại, M.Neffe mang theo cái hộp dẹt bằng kim loại cỡ khoảng hai mươi nhân ba mươi phân, dày khoảng tám phân.
    Adam thấy thất vọng vì cái hộp bé quá, nhưng không nói gì, M.Roget bắt đầu mở ổ khóa phía trên sau đó đưa cho Adam một phong bì mỏng có chữ ký ngang qua dấu niêm phong. Ông ta nói:
    - Dù trong này có là cái gì đi chăng nữa cũng là thuộc về ngài, ngài Scott. Khi nào ngài mở xong hộp, xin vui lòng cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ chờ ở ngoài hành lang cho đến khi ngài gọi.
    Ho đi ra khỏi phòng.
    Heidi nói:
    - Mở đi anh. Em không thể chờ được nữa.
    Adam mở phong bì, một chiếc chìa khóa rơi ra. Anh lóng ngóng hồi mãi ổ khóa mới kêu một tiếng, anh bèn mở nắp hộp. Trong đó có một gói mỏng được gói kỹ bằng lụa và buộc chặt bằng một sợi dây. Núi buột quá chặt không sao mở được, cuối cùng sốt ruột Adam bèn cắt đứt dây rồi chậm rãi mở miếng lụa ra. Cả hai sững sờ nhìn vào bức tranh kiệt tác, không tin nổi.
    Vẻ đẹp thuần khiết của vàng, của màu đỏ và màu xanh khiến cả hai không nói nên lời. Không ai trong họ nghĩ rằng bức tranh Thánh đẹp đến ngộp thở như vậy. Thánh George đứng sừng sững bên con Rồng, tay cầm một thanh kiếm lớn vung lên chuẩn bị đâm vào tim con quái vật. Lửa phun ra từ cằm con rồng đỏ thẫm tương phản một cách kỳ diệu với vầng hào quanh màu vàng chói lọi dường như đang bao trùm quanh vị Thánh.
    Cuối cùng Heidi cất được tiếng nói:
    - Đây là một kiệt tác.
    Adam vẫn tiếp tục giữ bức tranh nhỏ trong tay. Heidi nói:
    - Anh nói gì đi chứ?
    - Ước gì cha anh được nhìn thấy bức tranh này, có lẽ nó đã có thể làm thay đổi cả cuộc đời cha.
    Heidi nói:
    - Đừng quên là cha anh muốn nó làm thay đổi cuộc đời anh.
    Adam lật bức tranh lên và thấy phía sau có hình một chiếc vương miện bạc được khảm vào gỗ. Anh nhìn chằm chằm vào nó, cố nhớ lại ngài Sedwide ở cửa hàng Sotheby nói rằng như vậy chứng tỏ điều gì.
    Adam lật bức tranh lại và một lần nữa chiêm ngưỡng vẻ vĩ đại của Thánh George:
    - Anh ước gì cha đã mở chiếc phong bì ấy. Bởi vì đó chính là quyền của Người.
    Heidi kiểm tra lại để chắc chắn trong hộp không còn gì nữa rồi đóng nắp và Adam khóa nó lại bằng chìa khóa của mình. Anh bọc tấm vải lụa ra ngoài bức tranh và thít chặt lại rồi nhét vào túi đựng bản đồ của áo khoác.
    Heidi mỉm cười.
    - Em biết là anh có thể chứng minh cái áo khoác này là cần thiết ngay cả khi trời không mưa nữa mà.
    Adam bước ra mở cửa. Ngay lập tức hai người của ngân hàng trở vào. M.Roget nói:
    - Hy vọng rằng ngài tìm thấy đúng thứ đã được hứa hẹn.
    Adam nói:
    - Vâng, thực vậy. Nhưng tôi không cần đến cái hộp này nữa - anh nói thêm và đưa trả chiếc chìa khóa.
    M. Roget cúi đầu, nói:
    - Tùy ý ngài thôi. Còn đây là tiền đổi tấm séc du lịch của ngài - anh ta vừa nói vừa đưa một tờ phiếu Thụy Sĩ của ngài - Nếu ngài tha lỗi cho thì bây giờ tôi xin tạm biệt. M. Neffe sẽ tiễn ngài.
    Anh ta bắt tay Adam, hơi cúi đầu chào Heidi và mỉm cười nhã nhặn.
    - Hy vọng rằng ngài thấy chúng tôi không quá... t... thô... lỗ.
    Cả hai người cùng phá ra cười.
    Trong khi đi xuống cầu thang máy, M.Neffe nói:
    - Tôi cũng hy vọng ngài thấy thích thú trong thời gian ở lại thành phố của chúng tôi.
    Adam nói:
    - Tiếc rằng không được bao lâu. Chúng tôi phải quay lại sân bay trong vòng một giờ nữa.
    Thang máy dừng lại ở tầng trệt, M.Neffe tiễn Adam và Heidi đi dọc hành lang. Cửa đã mở sẵn chờ họ nhưng họ phải dừng lại tránh sang bên nhường đường cho một cụ già lê bước đi qua. Mặc dầu hầu hết mọi người đều chỉ chú ý đến cái mũi của ông cụ, nhưng Adam lại thấy giật mình bởi đôi mắt của ông ta - một đôi mắt thật sắc bén.
    Khi cuối cùng đến được chỗ bàn lễ tân, ông già lớn tiếng yêu cầu:
    - Tôi cần gặp ngài Roget.
    - Rất tiếc là hiện nay ngài Roget đang đi Chicago, thưa ngài. Nhưng tôi sẽ hỏi xem con trai ngài Roget có thể gặp ngài được không. Tôi sẽ nói ngài tên là gì ạ?
    - Emmanuel Rosenbaum.
    Người phụ nữ cầm ống nghe lên và trao đổi bằng tiếng Pháp. Sau đó bà ta đặt ống nghe xuống, quay lại nói:
    - Ngài Rosenbaum, xin ngài vui lòng lên tầng bốn được không ạ.
    Một lần nữa ông già lại phải leo vào cái buồng thang máy dễ sợ. Một người phụ nữ trung niên khác đứng chờ sẵn ở cửa thang máy và đưa ông vào phòng chờ. Ông già lịch sự từ chối lời mời uống cà phê của bà, tay đấm thùm thụp vào ngực. Bà ta an ủi:
    - Ngài Roget sẽ đến ngay bây giờ đấy ạ.
    - Rất vui mừng được làm quen với ngài, ngài - Rosenbaum. Nhưng cũng rất tiếc là ngài không kịp gặp ngài Scott.
    Ông già ngạc nhiên.
    - Ngài Scott ư?
    - Vâng. Ông ta vừa ở đây ra được năm phút, nhưng chúng tôi đã làm theo những điều chỉ dẫn trong thư của ngài.
    - Thư của tôi ư?
    Vị thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng một lần nữa trong ngày hôm nay lại mở tập hồ sơ suốt hai mươi năm nay không hề được sờ đến và đưa cho ông già.
    Emmanuel Rosenbaum lấy một cặp kính trong túi ra, chậm chạp mở bức thư để bắt đầu đọc dòng chữ mà ông đã nhận ra là của ai. Lá thư được viết nguệch ngoạc bằng mực đen:
    Forsthau haarhot.
    Amsberg14
    VosswinnelSachsen.
    Germany.
    Ngày mười lăm tháng Chín năm 1946
    Ngài Roget kính mến.
    Tôi có ký gửi ở chỗ ngài một bức tranh Thánh nhỏ về Thánh George và con Rồng trong hộp số 718. Nay tôi chuyển giao quyền sở hữu bức tranh Thánh đó cho một sĩ quan Anh đại tá Gerald Scott, Huân chương Anh dũng, Huân chương Vẻ vang và Huân chương chiến công. Nếu đại tá Scott có đến để nhận bức tranh Thánh đó thì xin các ngài giao chìa khóa của riêng tôi cho ông ta không chậm trễ.
    Rất cám ơn ngài đã giúp đỡ tôi trong vấn đề này và rất xin lỗi là chúng ta chưa bao giờ gặp mặt nhau.
    Kính thư.
    Emmanuel Rosenbaum
    - Và ngài nói rằng hôm nay đại tá Scott vừa đến để nhận bức tranh?
    - Không, không phải thế, ngài Rosenbaum. Đại tá mới chết cách đây không lâu và di chúc vật đựng trong cái hộp lại cho con trai ông ta, ngài Adam Scott. Ngài Roget và tôi đã kiểm tra mọi tài liệu kể cả giấy chứng tử và di chúc, chúng tôi nhận thấy cả hai đều là những tài liệu xác thực và mọi việc đều ổn cả. Ông ta cũng có cả tờ biên nhận của ngài - M.Roget ngần ngừ - Hy vọng là chúng tôi đã làm đúng, thưa ngài Rosenbaum.
    Ông già nói:
    - Nhất định là các ngài làm đúng rồi. Tôi chỉ đến để xem mọi việc có được thực hiện đúng theo ý muốn hay không thôi.
    M. Roget mỉm cười nhẹ nhõm:
    - Có điều tôi cũng lưu ý rằng tài khoản của ngài hơi bị hụt một tý.
    Ông già lập cập lần túi áo ngực.
    M. Roget nói:
    - Không còn nợ gì cả ạ. Ngài Scott đã thanh toán rồi.
    - Vậy thì tôi nợ ngài Scott. Các ngài có thể cho tôi biết số tiền không?
    M. Roget nói:
    - Một trăm hai mươi Francs.

  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Ông lão nói:
    - Vậy thì tôi phải trả ngay cho ông ta. Ngài có địa chỉ không, tôi muốn liên lạc với ông ta.
    M. Roget nói:
    - Không. Xin lỗi vì trong việc này tôi không thể giúp ngài được gì. Tôi không hề biết ông ta ở đâu tại Geneva này.
    M. Neffe nắm khuỷu tay M. Roget và cúi xuống thì thầm vào tai anh ta.
    M. Roget nói:
    - Có vẻ như ngài Scott định quay lại Anh ngay bởi vì ông ta nói là cần phải đến làm thủ tục ở sân bay Geneva vào lúc năm giờ chiều.
    Ông lão đứng dậy:
    - Các ngài thật quý hóa quá, tôi không muốn quấy rầy thêm nữa.
    Người đàn ông đứng sau bàn thủ tục nói:
    - Chuyến bay số BE 171 và ghế của các vị là 14A và 14B. Giờ bay không có gì thay đổi, vì vậy khoảng hai mươi phút nữa các vị nên có mặt ở cổng ra số chín.
    Adam nói:
    - Cám ơn.
    - Các vị có gửi hành lý gì không?
    - Không, cám ơn. Chúng tôi chỉ ở Geneva có mỗi ngày hôm nay thôi.
    Anh ta nói vừa đưa thẻ lên máy bay cho họ.
    - Vậy chúc các vị may mắn.
    Adam và Heidi bắt đầu bước lên thang cuốn để đi đến phòng chờ của hành khách.
    Adam đếm lại mấy tờ kỳ phiếu và nói:
    - Anh chỉ còn có bảy trăm bảy mươi francs Thụy Sĩ thôi. Và trong khi ở đây chúng mình phải gừi cho mẹ anh một hộp kẹo socola nhân rượu. Hồi còn bé, năm nào anh cũng tặng mẹ một hộp gì đấy nhân ngày lễ Giáng sinh. Hồi ấy anh đã thề là nếu có bao giờ đến Thụy Sĩ thì sẽ tìm chiếc hộp đẹp nhất để gửi tặng mẹ.
    Heidi chỉ về phía một quầy hàng bày một dãy những chiếc hộp lộng lẫy. Adam đi tới và chọn một hộp Socola Lindt lớn bọc giấy vàng óng ánh và đưa cho cô gái đứng ở quầy gói lại bỏ vào giỏ.
    Sau khi cầm tiền trả lại. Adam hỏi:
    - Tại sao em lại nhăn mặt?
    Heidi đáp:
    - Cô ấy chỉ làm em nhớ đến việc sáng mai đã lại phải ngồi ở quầy hàng rồi.
    Adam nói:
    - Vậy thì ít nhất tối nay chúng ta cũng còn có quán Con gà Vàng để mà mong tới - Anh nhìn đồng hồ - Bây giờ cũng chẳng làm gì được nhiều nữa, trừ việc đến mua mấy chai vang ở cửa hàng miễn thuế đằng kia.
    - Em muốn tìm cuốn Der Spiegel trước khi vào phòng kiểm tra hải quan. Adam nói:
    - Hay lắm. Vậy thử đến quán sách đằng kia xem sao.
    Có tiếng loa thông báo vang lên:
    - Ngài Adam Scott có điện thoại gọi. Xin mời ngài Adam Scott quay lại bàn làm thủ tục của hãng Hàng không Anh ở tầng trệt để nhận điện.
    Adam và Heidi nhìn nhau:
    - Chắc họ đưa cho chúng mình sai số ghế, em đoán thế.
    Adam nhún vai nói:
    - Thôi qua lại xem sao.
    Họ quay lại tầng dưới và đến gần người đàn ông đã đưa cho họ thẻ lên máy bay lúc nãy.
    Adam nói:
    - Hình như ông vừa cho gọi chúng tôi?
    - Ồ, vâng. Có tin khẩn nhắn cho ông - Anh ta liếc nhìn mẩu giấy trước mặt - Gọi điện ngay cho ngân hàng Roget et Cie, số máy 271279 Geneva - anh ta xé mẩu giấy và đưa cho Adam - Điện thoại ở đằng kia, sau bàn bán vé của hãng KLM và ông sẽ phải trả hai mươi xu.
    Adam nói:
    - Cám ơn ông.
    Anh nhìn mẩu giấy, nhưng chẳng có chút gì cho thấy lý do tại sao M. Roget lại cần gặp mình làm gì. Heidi nói:
    - Không hiểu ông ta có thể làm gì nhỉ? Nếu họ muốn đòi lại bức tranh Thánh thì muộn mất rồi.
    Adam đưa cái túi cho Heidi:
    - Chỉ có một cách duy nhất để biết được họ cần gì thôi. Em cầm cái này một lúc, anh sẽ quay lại ngay.
    Heidi cầm chiếc túi sặc sỡ đựng hộp socola, nói:
    - Trong lúc đó em sẽ tìm mua cuốn tạp chí kia xem, nếu như ở tầng này có hiệu sách.
    Adam nói:
    - Phải đấy. Mấy phút nữa anh sẽ quay lại đây nhé.
    - Roget et Cie đây. Tôi có thể giúp gì được ạ?
    Adam nói bằng tiếng Anh:
    - Hình như M. Roget yêu cầu tôi gọi cho ông ta?
    Cô trực tổng đài chuyển ngay sang tiếng Anh:
    - Vâng, thưa ngài, ngài cho biết tên ạ?
    - Adam Scott.
    - Tôi sẽ tìm ngài Roget xem có đây không ạ.
    Adam quay lại để nhìn xem Heidi đâu, anh đoán chắc cô đang đi tìm mua quyển tạp chí. Rồi anh nhìn thấy ông già lẩy bẩy đi ngang qua phòng. Anh có thể thề là đã nhìn thấy ông ta ở đâu rồi.
    - Ngài Scott?
    Adam cúi xuống điện thoại:
    - Vâng, ngài Roget. Tôi gọi điện lại theo yêu cầu của ngài.
    M. Roget hỏi lại, giọng có vẻ bối rối:
    - Gọi điện lại theo yêu cầu của tôi ư? Tôi không hiểu gì cả.
    Bàn làm thủ tục của hãng Hàng không Anh nhắn tôi gọi điện cho ngài gấp.
    - Có lẽ họ nhầm đấy. Tôi không hề nhắn gì cả. Nhưng dù sao ngài cũng đã gọi lại, cho nên có lẽ ngài cũng cần biết rằng ngay khi các ngài vừa đi khỏi thì ngài Emmanuel Rosenbaum có đến chỗ chúng tôi.
    Adam nói:
    - Emmanuel Rosenbaum? Nhưng tôi tưởng...
    - Cô ơi, cô có thể giúp tôi một tý được không?
    Heidi nhìn lên người đàn ông vừa hỏi cô bằng tiếng Anh nhưng đặc giọng Trung Âu. Cô hơi ngạc nhiên vì sao ông ta biết cô nói được tiếng Anh, nhưng nghĩ chắc ông ta cho rằng đó là thứ ngôn ngữ dễ giao tiếp nhất.
    - Tôi đang rất vội và muốn tìm một chiếc taxi nhưng e rằng mắt tôi kém quá.
    Heidi đặt cuốn Der Spiegle xuống quầy báo và nói:
    - Ở ngay sau chiếc cửa đôi kia thôi ạ. Để cháu chỉ cho ông.
    Ông già nói:
    - Không sao đâu ạ.
    Cô cầm cánh tay ông già đưa đến chỗ cái cửa có đề hàng chư "Taxi và xe buýt".
    Adam lo lắng hỏi:
    - Ngài chắc đó là ngài Rosenbaum không ạ?
    Ông ta đáp:
    - Chắc chắn mà.
    - Và ông ta có vẻ hài lòng khi thấy tôi đã nhận bức tranh Thánh không ạ?
    - Ồ, có. Nhưng không có vấn đề gì về chuyện ấy đâu. Ông ta chỉ quan tâm đến việc phải trả lại ngài một trăm hai mươi francs thôi. Tôi nghĩ ông ta đang tìm ngài.
    "Hãng Hàng Không Anh thông báo hành khách đi chuyến bay BE 171 đi London Heathrow ra cửa ra máy bay số Chín".
    Adam nói:
    - Tôi cần phải đi. Mấy phút nữa máy bay của tôi sẽ cất cánh.
    Nhà ngân hàng nói:
    - Chúc ngài may mắn.
    Adam nói:
    - Cám ơn, ngài Roget.
    Anh đặt ống nghe xuống rồi quay lại chỗ bàn bán vé của Hãng Hàng không Anh và ngạc nhiên thấy Heidi vẫn chưa quay lại. Anh đưa mắt nhìn khắp phòng để tìm quầy báo vì sợ cô không nghe thấy lời thông báo máy bay sắp cất cánh. Rồi anh nhìn thấy cô đang đi tới chiếc cửa đôi, tay dìu ông già mà anh nhìn thấy trước đó.
    Adam gọi to và rảo bước. Anh cảm thấy có một cái gì đó không ổn. Khi tới chỗ cánh cửa đôi anh nhìn thấy cô đang đứng trên hè phố và mở cửa taxi cho ông già. Anh hỏi:
    - Ngài Rosenbaum phải không ạ?
    Thế rồi chỉ bằng một động tác của cánh tay, rất nhanh và rất mạnh khiến Adam kinh ngạc, ông ta kéo mạnh Heidi vào sau chiếc taxi, đóng sập cửa lại và nói to "Allez vite" (đi nhanh lên).
    Adam đờ người mất một lúc nhưng rồi anh nhảy tới bên chiếc taxi nhưng chỉ xuýt vồ được tay lái, trong khi nó rồ ga phóng vụt khỏi bãi cỏ. Chiếc taxi giật đột ngột làm Adam bật ngửa trên hè đường nhưng anh còn kịp nhìn thấy vẻ mặt kinh hoàng của Heidi. Anh nhìn theo biển số GE-7-1-2... Anh chỉ nhìn thấy có vậy, nhưng ít nhất cũng nhận ra đó là một chiếc Mercedes màu xanh da trời. Anh tuyệt vọng nhìn quanh tìm một chiếc taxi, nhưng quanh đó chỉ có độc nhất một chiếc đã đầy ắp khách.
    Một chiếc Volkswagen Beetle đỗ lại ở đầu kia bãi đỗ. Một phụ nữ bước ra khỏi ghế lái và đi vòng ra đằng trước để mở hòm xe. Từ ghế hành khách một người đàn ông bước ra, nhấc hành lý ra khỏi hòm xe, rồi người phụ nữ đóng hòm xe lại.
    Hai người đứng trên bãi cỏ hôn nhau. Trong khi họ hôn nhau Adam lẻn qua đường, nhảy vào ghế hành khách và trườn sang ghế lái xe. Chìa khóa vẫn cắm trong ổ điện. Anh vặn chìa khóa, sang số, dận ga và lùi bắn lại. Hai người kia đứng sững nhìn không tin vào mắt mình. Adam giật cần số khỏi số không và kéo đến chỗ anh nghĩ đó là số một. Động cơ chậm chạp gầm lên nhưng cũng đủ nhanh để anh có thể thoát khỏi hai người kia đang đuổi theo. Anh nghĩ chắc đó là số ba bèn ấn cần số sang số lại và phóng về phía tấm biển chỉ vào trung tâm Geneva.
    Đến được ngã tư thứ nhất anh đã làm chủ được chiếc xe nhưng vẫn phải hết sức tập trung nhìn sang bên phải đường. "GE 72... DGE 72" Anh nhắc đi nhắc lại cho đến khi con số đó khắc sâu vào trí nhớ. Mỗi lần vượt qua một chiếc taxi màu xanh da trời anh đều nhìn biển kiểm soát và hành khách trên xe. Sau khi vượt qua khoảng hơn một chục chiếc taxi anh bắt đầu phân vân không hiểu con đường nhỏ nào đấy. Anh nhấn mạnh chân ga - 90, 110, 120 kilomet một giờ và vượt qua ba chiếc taxi nữa những không thấy bóng dáng Heidi đâu.
    Rồi anh nhìn thấy chiếc Mercedes màu xanh da trời trên một con đường nhỏ khá xa phía trước, đèn bật sáng trưng đang phóng nhanh hơn tốc độ cho phép. Anh tin chắc chiếc Volkswagen đủ mạnh để đuổi kịp chiếc Mercedes, đặc biệt nếu nó chạy bằng động cơ diezel. Anh rút ngắn dần khoảng cách trong khi đó vẫn tự hỏi lão già bắt cóc Heidi để làm gì. Liệu lão có phải Rosenbaum không? Nhưng Rosenbaum đã muốn anh giữ bức tranh Thánh, hay là nhà ngân hàng chỉ nói thế để an ủi anh? Tất cả những cái đó chẳng có nghĩ lý gì cả, anh vừa lái xe vừa tự hỏi không biết có lúc nào mình tỉnh cơn ác mộng này không.
    Ra đến ngoại ô Adam vẫn không hiểu gì cả, anh thận trọng đi theo chiếc Mercedes. Đến ngã tư tiếp theo, chiếc Mercedes vẫn đột ngột rẽ trái và chạy lên một quả đồi thoai thoải. Adam ngoặt tay lái đuổi theo. Chiếc taxi lại rẽ trái, để không bị mất hút anh đột ngột vượt qua một chiếc xe buýt khiến nó phải phanh két lại. Nhiều hành khách trên xe buýt bắn khỏi ghế, họ giận dữ giơ nắm đấm về phía anh trong khi người lái xe hú còi ầm ĩ.
    Bây giờ chiếc taxi chỉ cách đó khoảng một trăm mét nữa. Một lần nữa Adam lại phải cho xe đứng khựng lại. Mấy giây tiếp đó dường như không có chuyện gì xảy ra trong khi Adam vòng xe đỗ lại sát sau chiếc Mercedes. Anh nhảy ra khỏi xe bằng cửa bên kia, bắt đầu chạy lên đồi, tay xách chiếc giỏ Heidi mua ở sân bay và một chiếc vali nhỏ.
    Adam kéo bật cửa sau và nhìn vào, cô gái đẹp vẫn ngồi bất động, anh gào lên, chợt nhận ra với anh cô ý nghĩ biết bao:
    - Em không sao chứ? Em không sao chứ?
    Heidi không động đậy, cũng không nói tiếng nào. Adam quàng tay qua vai và nhìn vào đôi mắt cô, nhưng đôi mắt không hề đáp lại cái nhìn của anh. Anh bắt đầu kéo tóc cô, thế rồi không hề báo trước, cô ngả đầu lên vai anh như một con búp bê đã hỏng. Một dòng máu nhỏ bắt đầu chảy ra từ khóe miệng. Adam bắt đầu thấy lạnh giá, ốm yếu và run lên bần bật không sao cưỡng lại nổi. Anh nhìn người lái xe. Tay anh ta thõng xuống một bên, người gục trên vành tay lái. Trên mặt người đàn ông trung niên không hề thấy có dấu hiệu của sự sống.
    Adam không muốn thừa nhận rằng họ đã chết. Vẫn nâng Heidi trên tay, anh nhìn lên: Ông lão đã lên đến đỉnh đồi.
    Sao anh vẫn còn nghĩ đó là một ông lão nhỉ? Rõ ràng là hắn không già chút nào mà còn trẻ và rất khỏe. Đột nhiên sự sợ hãi của Adam biến thành tức giận. Một giây sau anh đã quyết định. Anh đặt Heidi xuống, nhảy khỏi xe và bắt đầu chạy lên đồi đuổi theo kẻ đã giết cô. Hai ba người qua đường đã bắt đầu tụ tập lại trên bãi cỏ và nhìn chằm chằm vào Adam và hai chiếc xe. Anh phải bắt được gã đang chạy kia. Adam chạy hết tốc lực nhưng chiếc áo khoác làm anh bị chậm lại phần nào, đến lúc Adam lên được đến đỉnh phía đường cái. Adam cố sải chân bởi vì tên kia đã nhảy lên một chiếc xe điện đi ngang qua, nhưng anh còn ở quá xa không thể nào báo động cho mọi người được, đành đứng nhịn chiếc tàu điện đi xa dần.
    Gã đàn ông đứng trên bậc tàu điện và quay lại nhìn Adam. Một tay hắn nắm chiếc túi mua hàng. Lưng không hề gù nữa, người hắn cao hẳn lên và thâm chí dù đứng khá xa Adam cũng cảm thấy vẻ mặt thắng lợi của hắn. Adam đứng sững hồi lâu giữa đường, bất lực nhìn theo chiếc tàu điện mất hút về phía xa.
    Anh cố tập trung đầu óc để suy nghĩ và nhận ra không mấy hy vọng vẫy được chiếc taxi vào giờ cao điểm này. Phía sau có tiếng còi hú vang chắc là của xe cấp cứu đang lao đến chỗ xảy ra tai nạn. Adam nói to "Tai nạn! Họ sẽ biết ngay đấy là một vụ giết người" Anh cố gắng quên đi nửa giờ điên rồ vừa qua. Không có chút gì có nghĩ lý cả. Nhất định tất cả chỉ vì gói đựng bức tranh Thánh của Sa Hoàng. Tên giết người không thể nào làm chừng nấy điều chỉ vì hai mươi ngàn bảng Anh - giết chết hai con người vô tội chỉ vì vướng chân - tại sao, tại sao bức tranh Thánh này lại quan trọng đến như vậy? Viên chuyên gia ở Sotheby nói gì nhỉ? "Một người đã hỏi dò về bức tranh này". Đầu óc Adam bắt đầu quay cuồng. Nếu như đó là Emmanuel Rosenbaum và hắn đeo đuổi bức tranh Thánh đó thì hắn chỉ mới kiếm được có mỗi hộp socola nhân rượu của Thụy Sĩ mà thôi.
    Nghe thấy tiếng còi hụ đằng sau, Adam thấy nhẹ người vì đã có thể được giúp đỡ nhưng khi quay lại anh thấy hai sĩ quan tay lăm lăm súng đang chỉ về phía mình. Theo trực giác anh quay người chạy, vừa chạy anh vừa ngoái lại nhìn, phía sau lúc này đã có rất nhiều cảnh sát đuổi theo. Anh lại sải chân chạy, mặc cho chiếc áo khoác bay phất phới, anh không tin có ai trong đám cảnh sát Thụy Sĩ kia có thể đuổi kịp anh trong khoảng cách năm trăm mét này. Adam rẽ vào con đường nhỏ đầu tiên hiện ra và chạy nhanh hơn. Đó là một con đường hẹp, có lẽ không đủ cho hai chiếc xe đạp tránh nhau. Khi đã vượt qua con đường đó anh bèn chọn một phố một chiều để đi vào. Con phố chật cứng những xe cộ, lúc này anh đã có thể đi vào một cách an toàn và nhanh nhẹn giữa dòng xe cộ đông đúc.
    Chỉ vài phút nữa thôi là có thể thoát được sự truy đuổi nhưng anh vẫn tiếp tục chạy, tiếp tục đổi hướng liên tục cho đến khi cách đám người đuổi theo ít nhất phải hai dặm. Cuối cùng anh rẽ vào một phố nhỏ yên tĩnh và đứng lại dưới một tấm bảng đèn huỳnh quanh của khách sạn Monarque. Trông khách sạn này chẳng khác gì mấy so với một nhà khách nhỏ và rõ ràng là chẳng thể nào có thể gọi đó là một "khách sạn" được. Anh đứng trong bóng tối chờ đợi, hít lấy hít để không khí vào ngực. Khoảng ba phút sau hơi thở của anh trở lại bình thường, anh đi thẳng vào khách sạn.

  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 11
    Hắn đứng trần truồng nhìn vào hình ảnh Emmanuel Rosenbaum trong tấm gương khách sạn. Hắn ghét cái hình ảnh trong đó. Trước hết hắn tháo bộ răng giả sau đó ngậm lên ngậm xuống nhiều lần: người ta đã báo trước là vết hồ dán sẽ còn đau tiếp tục nhiều ngày sau. Sau đó hắn lần lượt gỡ những lớp bột phết trên cái mũi đồ sộ và không khỏi khen ngợi tài nghệ của người nghệ sĩ đã tạo nên cái mũi quái dị như vậy. Hắn đã bảo như vậy có thể dễ gây ấn tượng, dễ nhớ. Nhưng nhà chuyên môn đã trả lời là mọi người sẽ chẳng nhớ gì hết.
    Khi gỡ xong lớp cuối cùng cái mũi thật trong có vẻ lại tức cười giữa khuôn mặt. Tiếp theo hắn bắt đầu gỡ những lớp hóa trang trên trán, những đường nhăn dường như cử động mỗi khi hắn nhăn mặt, Tiếp đó là hai gò má đỏ lựng và hai lớp cằm chảy xệ. Nhưng nhà ngân hàng Thụy Sĩ hẳn phải kinh ngạc khi thấy một miếng đá bọt có thể dễ dàng chùi đi hàng số trên cánh tay hắn thế nào. Một lần nữa hắn nhìn mình trong gương. Mái tóc dài màu xám lẽ ra có thể dài hơn một chút. Khi người ta cắt tóc và bôi lên da đầu một lớp hồ đặc như bùn hắn mới hiều một người Ai-len cảm thấy thế nào khi phết nhựa cây và long chim lên người. Một lát sau hắn đứng dưới vòi nước nóng, hắn cào móng tay đến sát tận da đầu. Những dòng nước đen ngòm chảy xuống mặt và người hắn trước khi chảy xuống cống. Phải mất đến hơn nữa chai xà phòng mới làm cho tóc hắn trở lại màu vàng óng như trươc, nhưng còn phải khá lâu nữa hắn mới thôi không giống một anh lính quèn trong lực lượng hải quân.
    Chiếc áo khoác tả tơi dài lết phết nằm trong góc phòng, bộ complê xoàng xỉnh, chiếc cà vạt màu đen, chiếc áo sơ mi trắng nhờ nhờ, đôi găng tay một ngón màu đen và tấm hộ chiếu Isarel. Hàng chục giờ chuẩn bị, nay chỉ cần vài phút để xóa sạch dấu vết. Hắn sốt ruột muốn đốt sạch những thứ đó đi, nhưng thay vì như vậy lại xếp gọn thành một đống. Romanov quay lại phòng chính và nằm duỗi dài như một con con mèo vươn vai, lưng vẫn còn cảm thấy đâu nhừ vì suốt thời gian dài phải cúi lom khom. Hắn đứng dậy nhón chân và quay tay lên quá đầu năm mươi lần. Sau đó nghỉ một phút rồi làm động tác nằm sấp nâng người năm mươi lần nữa.
    Romanov quay lại phòng tắm và tắm nước lạnh lần thứ hai, bây giờ mới cảm thấy lại là một con người. Sau đó hắn thay chiếc áo lụa màu mỡ gà và bộ complê độn ngực.
    Trước khi gọi một cú điện thoại đi London và hai cú khác đi Moscow hắn ra lệnh đem bữa tối lên phòng để không ai nhìn thấy mình - Hắn không hề mong muốn phải giải thích vì sao người đã đăng ký vào khách sạn lại già hơn người đang ngồi ăn một mình trong phòng những ba mươi tuổi. Hắn nghiến ngấu cắn xé miếng bít tết và nuốt chửng hẳn ngụm ruợu vang như một con thú đói ngấu.
    Romanov nhìn những chiếc túi mua hàng sặc sỡ nhưng chẳng hề muốn kết thúc bữa ăn bằng thỏi socola nhân rượu của Scott. Một lần nữa hắn thấy tức giận vì ý nghĩ của gã người Anh đó đã tỏ ra hơn hắn.
    Hắn đưa mắt nhìn chiếc vali nhỏ nằm trên sàn cạnh giường. Hắn mở vali và lấy ra phiên bản của bức tranh Thánh mà hắn luôn mang theo người để chắc chắn không bị nhầm lẫn nếu gặp được bức tranh thật.
    Hơn mười một giờ một tí Romanov bật TV để xem bản tin muộn. Người ta không có ảnh của kẻ bị tình nghi, chỉ có ảnh của tay lái xe taxi ngu ngốc đã lái xe quá chậm khiến cho anh ta phải trả giá bằng cả mạng sống, và một tấm ảnh của cô gái xinh đẹp người Đức đã cả gan chống cự lại. Đó là một bi kịch, TV thông báo rằng hiện nay người ta đang truy tìm người đàn ông Anh chưa rõ tên. Romanov mỉm cười nghĩ rằng Scott đang bị cảnh sát truy nã trong khi hắn ung dung ngồi ăn bít tết trong một khách sạn sang trọng. Mặc dầu cảnh sát Thụy Sĩ không chụp được ảnh kẻ giết người nhưng Romanov đâu có cần. Đó là vì một nhân viên ở Anh đã nói cho hắn biết về đại úy Scott trong một cú điện thoại nhiều hơn tất cả những gì mà cảnh sát Thụy Sĩ hy vọng có thể điều tra được trong cả một tuần nữa.
    Adam nằm yên trong giường và cố gắng chắp nối từng mẩu rời rạc của trò chơi xếp hình. Nếu Goering đã kể lại cho anh bức tranh Thánh và Emmanuel Rosenbaum là một biệt danh hắn sử dụng., thì một Emmanuel Rosenbaum thật không hề tồn tại. Nhưng thực tế hắn có tồn tại. Thậm chí hắn đã hai lần giết người trong khi cố gắng đặt tay lên bức tranh Thánh của Sa Hoàng. Adam cúi xuống bật ngọn đèn đêm rồi rút cái gói nhỏ khỏi túi áo khoác, anh cẩn thận tháo mảnh lụa bọc rồi giơ ra trước ánh sang. Thánh George nhìn anh - vẻ mặt ông ta không còn kỳ diệu nữa mà như chê trách. Adam sẽ đưa ngay bức tranh này cho Rosenbaum không một giấy suy nghĩ nếu biết rằng như vậy có thể ngăn được cái chết của Heidi.
    Đến nửa đêm Adam đã quyết định được mình phải làm gì, anh vẫn ở yên trong gian phòng chật chội đó cho đến tận hơn ba giờ sang. Rồi anh nhẹ nhàng bước xuống khỏi giường, mở của nhìn ra ngoài hành lang sau đó khẽ khàng khóa cửa cẩn thận và rón rén bước xuống cầu thang. Xuống đến bậc thang cuối cùng anh dừng lại nghe ngóng. Người công nhân khuân vác trực đêm đang ngồi gật gù trước TV lúc này mờ mờ tối, trên màn hình chỉ còn lại một chấm sang ở giữa. Phải mất đến hai phút Adam mới ra được đến cửa trước - anh rón rén bước đi trên cái sàn nhà cứ kêu cọt kẹt ầm ĩ - nhưng tiếng ngáy của người phu khuân vác to đến mức át cả tiếng cọt kẹt của sàn nhà. Ra đến ngoài cửa Adam nhìn ngược nhìn xuôi kiểm tra cẩn thận xem có động tĩnh gì không, nhưng không thấy gì. Anh không muốn đi xa quá vì thế anh nương theo bóng tối một bên phố, lần bước chậm chạp. Đến góc phố anh nhìn thấy cái mà mình đang tìm, nằm cách đó khoảng một trăm mét.
    Vẫn không thấy ai, vì thế anh đi nhanh đến buồng điện thoại, ấn đồng hai mươi xu vào khe và chờ. Một giọng nói vang lên: "Tôi giúp gì được ạ?" (nguyên bản bằng tiếng Pháp).
    Adam nói cụt lủn:
    - Quốc tế.
    Một phút sau một giọng nói vang lên với câu hỏi lúc nãy.
    Adam quả quyết noi:
    - Tôi cần gọi đi London. Đầu cuối trả tiền.
    - Vâng. Tên ngài là gì ạ?
    Adam đáp:
    - George Comer
    - Số điện thoại gọi đi?
    - Geneva 271982.
    Anh thay đổi ba con số cuối, chắc đêm nay cảnh sát sẽ lắng nghe mọi cuộc điện thoại gọi đi Anh. Sau đó anh nói cho cô gái số điện thoại yêu cầu.
    - Xin ngài chờ cho một phút.
    - Được.
    Adam nói và đưa mắt nhìn xuôi ngược trên dãy phố lần nữa. Chỉ có một chiếc xe lướt qua. Anh vẫn đứng thật im trong góc buồng điện thoại.
    Có tiếng nối máy, anh mấp máy miệng: Dậy đi, làm ơn dậy đi. Cuối cùng tiếng chuông điện thoại vang lên. Adam nhận ra ngay giọng nói quen thuộc trả lời.
    Lawrence hỏi, giọng có vẻ giận dữ nhưng rõ ràng là hoàn toàn tỉnh táo:
    - Ai đấy?
    - Ngài có vui lòng nhận một cú điện thoại thanh toán ở đầu cuối của một ngài tên là George Comer gọi từ Geneva không ạ? - Anh ta nói.
    - George Comer, Huân tước Comer, thống đốc ngân hàng Anh quốc ư? Có, tôi đồng ý.
    Adam nói:
    - Tớ đây, Lawrence.
    - Tạ ơn Chúa. Cậu đang ở đâu vậy?
    - Tớ vẫn đang ở Geneva nhưng chắc cậu sẽ không tin những gì tớ sắp nói với cậu. trong lúc bọn tớ chờ để lên máy bay về thì bỗng một người đàn ông kéo Heidi vào một chiếc taxi rồi giết chết nàng trong khi tớ chưa kịp chạy tới. Nhưng điều rày rà là cảnh sát Thụy Sĩ lại cho rằng tớ là kẻ giết người.
    - Bây giờ bình tĩnh đã, Adam. Tớ biết hết những chuyện đó. Trên bản tin tối, và cảnh sát cũng kéo đến đây hỏi tớ rồi. Hình như là anh của Hindi đã nhận ra cậu?
    - Cậu nói nhận ra có nghĩa là thế nào? Tớ không làm việc đó. Cậu biết rõ là tớ không thể làm như vậy được mà. Lawrence, không phải tớ mà là một kẻ tên là Rosenbaum
    - Rosenbaum? Adam, Rosenbaum là ai?
    Adam cố tỏ ra bình tĩnh:
    - Sáng nay tớ và Heidi đi Geneva để đến một ngân hàng Thụy Sĩ nhận một thứ mà Bố di chúc lại cho tớ. Hóa ra đó là một bức tranh. Sau chúng tớ quay lại sân bay thì một thằng cha tên là Rosenbaum đã bắt cóc Heidi, chắc hắn nghĩ nàng cầm bức tranh. Mẹ kiếp bức tranh Thánh khỉ gió ấy chỉ đáng giá hai mươi ngàn bảng Anh.
    Lawrence hỏi:
    - Bức tranh Thánh ư?
    - Phải, có một bức tranh Thánh George và con Rồng - Adam nói - nhưng điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là...
    Lawrence cắt lời:
    - Bây giờ cậu hãy nghe đây, chỉ nghe thôi, bởi vì tớ sẽ không nhắc lại đâu. Cậu hãy cứ trốn thật kín, và sáng mai đến lãnh sự quán của chúng ta. Cố mà đến đấy nguyên vẹn, tớ cam đoan là Đại sứ sẽ đón cậu ở đó. Đừng đến trước mười một giờ và tớ sẽ phải tranh thủ từng phút để thu xếp mọi chuyện và kiểm tra xem các nhân viên ở sứ quán đã chuẩn bị chu đáo chưa.
    Lần đầu tiên suốt mười hai tiếng đồng hồ qua Adam mới mỉm cười. Lawrence hỏi:
    - Tên giết người đã đoạt được cái hắn cần chưa?
    Adam nói:
    - Chưa, hắn chưa lấy được, chỉ mới lấy được mỗi cái túi socola cho mẹ tớ thôi.
    - Tạ ơn Chúa, nhớ trốn thật kín bởi cảnh sát Thụy Sĩ tin rằng chính cậu là kẻ giết Hindi.
    Adam nói:
    - Nhưng...
    - Đừng giải thích gì hết. Hãy có mặt tại lãnh sự quán vào lúc mười một giờ. Bây giờ cậu nên bỏ máy xuống - Lawrence nói thêm - mười một giờ, đừng quá muộn.
    Adam nói:
    - Được, với lại...
    Nhưng điện thoại chỉ còn những tiếng tut dài. Tạ ơn Chúa vì có Lawrence. Lawrence ngày xưa chẳng cần hỏi một câu nào bởi vì bao giờ cũng biết rõ câu trả lời. Giêsu, liệu cậu ta dính dáng vào đến đâu trong câu chuyện này nhỉ. Adam kiểm tra lại dãy phố một lần nữa. Vẫn không có một bóng người nào. Anh vội vã đi như ăn cắp nốt quãng đường hai trăm mét trở lại khách sạn. Cửa trước vẫn mở, người phu khuân vác vẫn ngủ say. TV vẫn sáng mờ mờ, cái chấm bạc còn nguyên chỗ cũ. Adam chui lại vào giường lúc bốn giờ năm phút nhưng không hề ngủ được. Rosenbaum, Heidi, người lái xe taxi, người đến Sotheby. Quá nhiều mẩu của một trò chơi xếp hình, chẳng cái nào khớp vào chỗ nào cả.
    Nhưng điều khiến anh lo lắng lại là cú điện thoại vừa rồi với Lawrence, một Lawrence của ngày xưa?
    Hai viên cảnh sát đến được khách sạn Monarque vào lúc bảy giờ hai mươi phút sáng thứ năm đó. Họ đã mệt mỏi, cáu kỉnh và đói mềm. Suốt từ nửa đêm qua đến giờ họ đã đến bốn mươi lăm khách sạn khắp phía Tây thánh phố mà vẫn không hề có kết quả nào. Họ đã kiểm tra hàng ngàn thẻ đăng ký tạm trú và đánh thức bảy du khách vô tội là người Anh, không một người nào có hình dạng khớp với bản mô tả của Adam Scott.
    Đến tám giờ họ sẽ hết ca trực và có thể về nhà ăn bữa sáng với vợ con, nhưng trước khi đó vẫn còn phải kiểm tra ba khách sạn nữa. Vừa trông thấy họ đi vào hành lang, bà chủ khách sạn đã vội lạch bạch đi từ sau quầy thu tiền ra đón họ. Bà ghê tởm bọn cảnh sát và hơn ai hết bà tin vào điều người ta thường nói "Những con lợn Thụy Sĩ đó còn tệ hại hơn cả quân Đức". Trong năm ngoái bà đã phải nộp tiền phạt vi cảnh hai lần và một lần còn bị dọa tống giam vì đã không đăng ký đủ tên khách trọ. Nếu một lần nữa bắt được thì chắc chắn là người ta sẽ rút giấy phép, mà đó là nguồn sống duy nhất của bà. Đầu óc chậm chạp của bà nhớ lại xem những ai đã thuê phòng tối hôm trước. Có tám người đã đăng ký, nhưng hai người trả tiền mặt. Một là anh chàng người Anh chẳng hề mở miệng lấy một lần. Anh ta đăng ký tên Pemberton. Người kia là Maurice, anh này mỗi lần đến Geneva đều dắt theo một cô gái chẳng lần nào giống lần nào. Bà đã hủy hai tờ khai của họ và bỏ túi số tiền. Maurice và cô gái đã trả phòng lúc bảy giờ sáng, giường của họ đã được làm lại. Nhưng người Anh vẫn ngủ trong phòng.

  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Thưa bà, chúng tôi cần kiểm tra đăng ký khách trọ của bà đêm qua.
    Bà mỉm cười ấm áp đáp:
    - Ồ dĩ nhiên là được thưa các ngài.
    Nói rồi vơ sáu tấm các còn lại: hai người Pháp, một người Ý, hai người từ Zurich đến, người còn lại là từ Basle.
    - Đêm qua có người Anh nào ở đây không?
    Bà chủ khách sạn quả quyết:
    - Không. Không có ai là người Anh cả. Suốt một tháng nay không có. Ngài có muốn xem đăng ký tuần trước không ạ?
    Viên cảnh sát nói:
    - Không, không cần thiết.
    Bà ta ủn ỉn cảm ơn.
    - Nhưng chúng tôi cần kiểm tra những phòng còn lại. Giấy phép khách sạn của bà có mười hai phòng. Vì thế phải còn sáu phòng trống.
    Bà chủ quán nói:
    - Không có người ở trong đó đâu ạ. Sáng nay tôi đã kiểm tra lại rồi.
    Viên cảnh sát khăng khăng:
    - Chúng tôi vẫn kiểm tra.
    Bà chủ khách sạn cầm chùm chìa khóa và lạch bạch đi lên cầu thang tựa như đó là đỉnh Everest. Bà mở các phòng số năm, bảy, chín, mười một. Phòng Maurice đã được làm lại ngay sau khi anh ta vừa đi khỏi, nhưng chắc chắn bà sẽ mất giấy phép khi họ bước vào phòng số mười hai. Bà cũng chẳng kịp ngừng lại không gõ cửa trước khi tra chìa khóa vào ổ. Hai viên cảnh sát đi vào trong trước khi bà vẫn còn ở ngoài hành lang đề phòng trường hợp có gì phiền toái. Đây không phải là lần đầu tiên bà nguyền rủa sự mẫn cảm của cảnh sát Thụy Sĩ.
    Viên cảnh sát thứ nhất quay ra hành lang và nói:
    - Cám ơn bà, xin lỗi đã làm phiền.
    Anh ta đánh một dấu thập vào tên khách sạn Monarque trong bản danh sách của mình.
    Trong khi hai viên cảnh sát đi xuống cầu thang bà chủ khách sạn bối rối bước vào phòng số mười hai. Giường vẫn phẳng phiu tựa như chưa hề có ai nằm vào và không hề có dấu vết gì chứng tỏ đêm qua ở đây có người ngủ. Bà cố gợi lại trí nhớ mỏi mệt của mình. Đêm qua bà có say sưa gì đây - còn năm mươi francs trong túi này kia mà. Không hiểu anh ta có thể ở đâu nhỉ.
    Suốt một giờ qua Adam nấp sau một toa xe siêu vẹo trên đường ra các khách sạn ít nhất nửa dặm. Từ đây anh có thể quan sát rõ tất cả các hướng trong vòng hàng trăm mét. Anh nhìn dòng người đổ từ bốn hướng đến từ sáng sớm băng tàu hỏa. Lúc tám giờ hai mươi, nghĩ rằng đã là giờ cao điểm, Adam sờ lại bức tranh Thánh trong túi và rời nơi ẩn náu để hòa vào dòng người đang hối hả đi đến nhiệm sở. Anh dừng lại một quán báo để mua một tờ báo. Tờ báo tiếng Anh duy nhất phát hành vào giờ này là tờ Heral - Tri bune: Báo từ London sẽ chỉ đến bằng chuyến bay thứ nhất trong ngày nhưng người ta chuyển tờ Heral - Tri bune từ Paris đến bằng tàu hỏa. Anh còn mua thêm hai thứ nữa trước khi hòa lại vào dòng người: một tấm bản đồ Geneva và một thanh socola Nestle lớn.
    Còn vô khối thời gian để giết trước khi có thể đến trình diện tại Lãnh sự quán. Chỉ liếc nhìn qua tờ bản đổ đã có thể thấy ngôi nhà sẽ là nơi trú ẩn tiếp theo của mình. Anh tiếp tục chọn đường đi sao cho có thể tiếp tục ở một nơi có đông người. Tới một quảng trường Adam tiếp tục đi dưới vòm mái bằng vải bạt của dãy cửa hàng theo một đường vòng thật xa, luôn luôn tránh những chỗ trống trải. Như vậy mất rất nhiều thời gian nhu tính toán của anh hoàn toàn chính xác. Adam đến được cửa chính của tòa nhà đúng lúc hàng trăm người kính chúa đang rời khỏi buổi lễ sáng.
    Vào đến bên trong anh cảm thấy mình được an toàn. Notre Dame là Nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất thành phố và Adam có thể yên thân được một lúc ở đây. Anh đi chậm rãi giữa hai hàng ghế tiến về phía nhà nguyện, bỏ mấy đồng xu vào hòm công đức, châm một ngọn nến và cắm nó vào chiếc chân đèn dưới chân tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Sau đó anh quỳ xuống nhưng không nhắm mắt. Là một tín đồ Thiên chúa giáo trễ nải, anh không còn tin vào Chúa nữa - trừ những lúc ốm đau, hoảng sợ hay ở trên máy bay. Khoảng hai mươi phút sau Adam đã bớt căng thẳng và nhân thấy chỉ còn lại rất ít người trong nhà nguyện. Có mấy bà già mặc áo đen ngồi ở hàng ghế trước tay lần tràng hạt miệng ngân nga: "Ave Maria, gratia plena, Domine teum, Benedicta... " Mấy du khách đang ngển cỏ ngắm mái vòm tuyệt đẹp, mắt ngước lên trên.
    Adam chậm rãi đứng lên mắt đảo bốn phía. Anh duỗi chân và bước đến bục xưng tội khuất sau một cái cột. Một dấu hiệu nhỏ trên cái bệ gỗ cho thấy không có ai trong đó. Adam lẻn vào, ngồi xuống và kéo rèm đóng lại.
    Đầu tiên anh lấy tờ Herald - Tribune trong túi áo khoác ra, sau đó là thanh socola. Anh xé tờ giấy bạc và ăn ngấu nghiến. Sau đó bắt đầu tìm bài báo. Chỉ có vài mẩu tin về nước Anh trên trang nhất, trong khi hầu hết các bài còn lại đề cập đến những chuyện đang xảy ra ở Mỹ. Một dòng tít viết: "Đồng bảng Anh vẫn ở mức cao với tỉ giá 2,8 đô la ăn một". Adam đưa mắt qua các dòng tít nhỏ khác cho đến khi tìm thấy mẩu tin đang tìm. Nó nằm ở góc dưới bên trái: "Một người Anh đang bị truy tìm sau vụ giết cô gái Đức và một lái xe taxi người Thụy Sĩ". Adam đọc bài báo và chỉ khi đọc thấy người ta biết rõ tên họ minhf anh mới bắt đầu run lên bần bật.
    "Đại úy Adam Scott, người vừa từ chức khỏi Trung đoàn Hoàng gia Wessex được yêu cầu... xin xem tiếp trang mười lăm".
    Adam lật sang trang sau. Việc này chẳng mấy dễ dàng bởi vì anh đang ngồi trong một cái bục xưng tội nhỏ tí.
    "... đến để trả lời trước cảnh sát Geneva về những việc liên quan đến... "
    - Au nom du Père, du Filis et du Saint Esprit.
    Adam giật mình nhìn lên khỏi tờ báo. Nhưng thói quen đã ăn sâu từ nhỏ khiến anh bật lên nói như máy:
    - Thưa cha, xin cha giải tội cho con bởi vì con có tội và muốn được sám hối.
    Vị cha cố nói bằng một giọng không có trọng âm nhưng là một thứ tiếng Anh rất rõ ràng:
    - Được lắm, con của ta. Vậy tội lỗi của con như thế nào?
    Adam nghĩ nhanh: Không thể nào để cho ông ta biết một dấu vết gì của mình. Anh nhìn qua khe hở của bức rèm và hoảng hốt nhìn thấy hai cảnh sát đang hỏi một vị cha cố khác ở cửa phía tây. Anh kéo rèm lại vè nói bằng một giọng cố khác với giọng mình:
    - Con từ Dublin đến, thưa Cha, và đêm qua con đã gặp một cô gái địa phương ở quán rượu và đem cô về khách sạn.
    - Được, con trai của ta.
    - Vâng, thưa cha, rồi chuyện này lại dẫn đến chuyện khác.
    - Chuyện khác là chuyện gì, con của ta?
    - Vâng, con đã dẫn cô ta lên phòng.
    - Được, rồi sao nữa?
    - Rồi cô ta bắt đầu cởi sống áo.
    - Sau đó chuyện gì xảy ra nữa?
    - Cô ta bắt đầu cởi sống áo cho con.
    - Con có cố gắng cưỡng lại không, con trai ta?
    - Có, thưa Cha, nhưng mỗi lúc một khó khăn hơn.
    Vị Cha cố hỏi:
    - Và thế là tội lỗi xảy ra?
    Adam nói:
    - Con rất tiếc, thưa Cha. Con đã có vợ và hai con, Seamus và Maureen.
    - Con phải quên đêm đó đi.
    - Thưa Cha, con mong được như vậy.
    - Việc đó đã bao giờ xảy ra chưa?
    - Chưa, thưa Cha. Đây là lần đầu tiên con ra nước ngoài một mình. Con xin thề như vậy.
    - Con trai ta, hãy lấy đấy làm một bài học và có thể Chúa sẽ nhân từ tha thứ cho con tội lỗi ghê tởm ấy. Con hãy làm dấu sám hối đi.
    - Ôi lạy Chúa tôi...
    Khi Adam làm dấu sám hối xong, Cha cố đọc lời giải tội và anh phải sám hối bằng cách đọc ba chương Kinh thánh.
    - Ngoài ra còn một điều nữa.
    - Dạ thưa Cha?
    - Về đến Ireland con phải nói với vợ con mọi chuyện, nếu không con sẽ không được tha thứ. Con trai ta, con phải hứa với ta như vậy.
    Adam hé rèm để kiểm tra động tĩnh lần nữa. Không thấy hai viên cảnh sát đâu. Anh hứa:
    - Bao giờ gặp vợ con, con xin kể cho cô ấy tất cả những gì đã xảy ra đêm qua, thưa Cha.
    - Tốt. Và hãy tiếp tục cầu nguyện Bleesed lady để người che chở cho con khỏi sự quyến rũ của quỷ dữ.
    Adam gấp tờ báo lại nhét vào túi áo khoác, ra khỏi cái bục nhỏ và ngồi vào một chiếc ghế cuối hàng đầu và cúi đầu bắt đầu cầu nguyện. Vừa cầu nguyện anh vừa giở tấm bản đò Geneva và bắt đầu nghiên cứu kế hoạch định đường đi. Lúc đọc đến câu "Xin che chở chúng con khỏi quỷ dữ thì anh đã xác định được sứ quán Anh nằm ở góc xa của một công viên rộng hình vuông. Adam ước lượng nó cách nhà thờ này khoảng một dặm nhưng phải vượt qua bảy con phố và một đoạn cây cầu trước khi đến được nơi ẩn náu an toan. Adam quay lại quỳ trước nhà nguyện Đức Mẹ Đồng trinh và nhìn đồng hồ. Lúc này rời Thánh Peter thì còn quá sớm nên anh còn quỳ hai hai tay ôm đầu thêm ba phút nữa, ôn đi ôn lại đường đi. Một nhóm khách du lịch đang đi vào nhà thờ. Adam nhìn không rời mắt đám người đó trong khi họ đi mỗi lúc một gần đến cửa chính ở phía tây dãy ghế. Cần phải ước lượng thời gian thật chính xác.
    Bất chợt Adam đứng dậy và bước nhanh về cuối dãy ghế để đi ra cổng, cách đám du lịc không đầy một mét. Anh đi lẫn trong họ để được che chở khi băng qua quãng trống rồi chui qua một vòm hành lang của một cửa hiệu để vòng qua ba cạnh của công viên để tránh viên cảnh sát đang đứng trực ở góc phía bắc. Anh băng qua phố thứ nhất, khi đnè đỏ bật lên thì rẽ vào một đoạn phố một chiều, vẫn tiếp tục đi trên vỉa hè và biết rằng đến cuối đường sẽ phải rẽ sang tay trái. Hai cảnh sát mặc thường phục xuất hiện và bước thẳng về phía anh. Adam nhảy đại vào cửa hiệu đầu tiên và đứng quay lưng ra ngoài.
    Một cô gái nói:
    - Bonjour, Monsiuer. Ngài muốn mua gì ạ?
    Adam nhìn quanh. Những manequin đủ màu từ da đen đến da đỏ mặc đồ lót và đi tất ny lon dài đến tận đầu gối đứng hàng dãy quanh anh.
    - Tôi muốn mua một món quà cho vợ tôi.
    Cô gái mỉm cười gợi ý:
    - Váy lót được không ạ?
    Adam nói:
    - Vâng có lẽ nên mua váy lót thật. Cô có màu rượu vang thẫm không?
    Anh nhìn hai viên cảnh sát đi ngang qua cửa.
    - Tôi nghĩ là có đấy ạ. Nhưng tôi phải xem lại trong kho đã.
    Cô gái chưa kip mang "món đồ nhỏ" đến thì Adam đã đến được chỗ rẽ tiếp theo.
    Anh đi được mấy phút nữa mà không có chuyện gì xảy ra. Còn khoảng hai trăm mét cuối cùng, tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ở góc phố cuối cùng chỉ thấy có một cảnh sát đứng canh và có vẻ như anh ta chăm chú nhìn về phía có đông người qua lại. Adam đứng quay lưng về phía viên cảnh sát, lúc này khu vườn trên bản đồ trông vuông vắn nhu vậy chỉ còn là một dải xanh rì. Phía bên khu vườn anh nhìn thấy lá cờ của Liên hợp quốc treo trước một cánh cửa màu xanh da trời. Không bao giờ đươc chạy khi chỉ còn những mét cuối cùng, đặc biệt nếu đó lại là một khoảng trống - điều đó anh được học nhờ những ngày hành quân trong rừng rậm ở Malaysia. Anh băng qua đường và đứng ở một góc khu vườn nhỏ chỉ cách tòa nhà lánh sự quán khoảng năm mươi mét. Một viên cảnh sát đi ngược lại dãy phố, hình như anh ta không có chủ định gì. Nhưng Adam đoán đó là vì đoạn phố này có rất nhiều sứ quán nằm liền kề bên nhau. Anh quan sát viên sĩ quan thận trọng: anh ta chỉ mất có hai phút để đi một vòng từ đầu này đến đầu kía quãng phố sau đó lại uể oải đi ngược lại. Adam nấp sau một thân cây trong vườn, chỉ cách cửa trước Sứ quán có vài chục mét, cái cây che không cho viên cảnh sát nhìn thấy anh trong lúc đi ngược lại. Adam ước lượng nếu với tốc độ đã tính toán và không gặp trở ngại gì thì anh có thể vượt nốt ba mươi mét cuối cùng trong vòng chưa đến mười giây. Anh chờ cho viên cảnh sát đi tới đấu đằng kia phố.
    Adam kiểm tra lại cổng Sứ quán một lần nữa, nhẹ người khi nhìn thấy một cô gái đi vào và một người đàn ông xách cặp đi ra khỏi cửa. Dường như không có người gác đứng trong cánh cửa vẫn mở một nửa kia. Anh lại nhìn lên cửa sổ trên tầng một, có hai người đàn ông đang nhìn ra công viên tựa như đang sốt ruột chờ ai đó sắp tới. Chắc Lawrence đã thu xếp được. Adam kéo cổ áo khoác đứng lên và chuẩn bị sẵn sàng khi nghe thấy tiếng chuông đồng hồ trên nóc nhà thờ điểm mười một tiếng. Lúc này viên cảnh sát cách điểm xa nhất của đoạn phố khoảng vài mét nhưng vẫn còn đang đi ở hướng ngược lại. Adam đi băng qua đường với bước chân đã được tính toán kỹ. Đến giữa đường anh chợt phải đứng lại để tránh một cái xe chạy qua. Viên cảnh sát đã quay lại để bắt đầu lượt đi mới.
    Adam đứng im không động đậy giữa đường mất đến mấy giấy, nhìn sang cái cây đã chọn để làm cái mộc che khuất cho mình nếu viên cảnh sát quay lại trước khi anh đến được cửa Sứ quán. Anh bước một bước rất tự tin về phía Sứ quán Anh. Một người đàn ông với thân hình như vận động viên, tóc vàng nhạt ngắn cũn cỡn mọc lởm chởm trên đầu đang bước ra đón anh.
    Adam suýt không nhận ra hắn nếu không nhờ đôi mắt.

  11. #20
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    PHẦN HAI CHƯƠNG 12 SỐ 10 PHỐ DOWNING LONDON SW1 NGÀY 17 THÁNG SÁU NĂM 1966
    Khi Sir Morris Youngfield từ biệt Thủ tướng, ông ta vấn không hình dung nổi tại sao việc sở hữu một bức tranh Thánh nào đó lại có tầm quan trọng ghê gớm đến thế. Rời nhà số 10, Sir Morrí Youngfield đi nhanh vào sân trong của tòa nhà của Bộ Ngoại giao, chỉ mấy giây sau ông đã bước ra khỏi buồng thang máy ở tầng bảy. Về đến văn phòng ông thấy bà thư ký Tessa đã bày sẵn một số giấy tờ trên bàn. Ông nói với người phụ nữ đã làm việc trung thành với mình trong suốt mười bốn năm qua: _ Tôi cần triệu tập D4 ngay lập tức.Và yêu cầu cả trung tá Busch tham gia nữa. Tess hơi nhướng mày nhưng Sir Morris bỏ qua câu hỏi không nói ra của bà, bởi vì ông biết mình sẽ không thể nào điều tra ra vụ này nếu không có sự hợp tác với người Mỹ. Một lần nữa Sir Morris cân nhắc lại gợi ý của Thủ tướng. Harold Wilson đâu có cần phải giải thích rằng ông ta không hề nhận được chừng nấy cú điện thoại của Lyndon Jonson yêu cầu giúp đỡ. Nhưng tại sao lại là một bức tranh Thánh của Nga vẽ về một vị thần của nước Anh.Trong khi Ramanov bước về phía anh, Adam bước lùi khỏi đường tàu điện để cho một toa tàu điện chạy ngang qua họ. Khi toa tàu điện đi khỏi thì đã không thấy Adam đâu nữa. Ramanov hộc lên vì cú lừa dễ dàng đó, hắn chạy theo phải hơn hai mươi mét mới đuổi kịp chiếc tàu điện và nhảy lên trước sự kinh ngạc của hành khách ngồi trên tàu và bắt đầu nhìn vào tận mặt từng người. Adam chờ cho chiếc tàu điện chạy được khoảng hai mươi mét nữa mới nhô ra từ phía sau một cái cây bên kia đường. Anh tin rằng mình có thể đến được cửa Sứ quán một cách an toàn trước khi tên giết Heidi trở lại. Anh nhìn sang bên kia đường và thầm văng tục.Viên cảnh sát đi tuần bây giờ chỉ cách cổng Sứ quán có khoảng vài mét. Adam quay lại nhìn một toa tàu điện khác chạy ngược chiều với toa tàu lúc nãy và lao thẳng về phía mình, anh thất vọng nhìn thấy đối phương đang nhảy trên nóc các toa tàu với những bước nhảy của một kiện tướng thể dục. Cộng với viên cảnh sát lúc này chỉ còn cách cổng Sứ quán vài mét, Adam không còn cách nào khác là quay lại lủi nhanh vào con phố một chiều. Đi được khoảng năm mươi mét anh ngoái lại nhìn về phía sau. Gã đàn ông mà anh chỉ biết là đội cái tên Rosenbaum đang chạy đuổi theo, không còn chút dáng vẻ gì của một gã già nữa. Adam nhảy giữa những chiếc xe con và xe du lịch, anh khéo léo né tránh các khách bộ hành và cố kéo dài khoảng cách giữa hai người. Qua ngã tư đầu tiên anh nhìn thấy một bà già lụm cụm đi ra khỏi một buồng điện thoại cách đó vài mét. Adam nhanh chóng đổi hướng chạy và nhảy vào buồng điẹn thoại không người, đứng khuỵu chân nép vào góc sâu tít bên trong. Cánh cửa chậm chạp đóng lại. Rosenbaum chạy vụt qua ngã tư khoảng hai mươi mét mới nhận ra Adam vừa nhảy vọt ra khỏi buồng điện thoại và chạy theo hướng ngược lại. Chắc chắn Rosenbaum sẽ phải mất ít nhất năm giây nữa mới định hướng anh chạy về phía nào. Một, hai, ba, bốn, năm. Anh vừa đếm vừa chạy dọc phố. Sau đó anh nhìn sang bên phải và nhảy tới ba bước nữa, đẩy bừa một cánh cửa bước vào. Adam thấy đứng trước một bàn quầy nhỏ, ngồi phía sau quầy là một cô gái trẻ tay cầm một xấp tiền. Cô gái nói: - Hai francs, thưa ngài. Adam nhìn cái quán bán vé nhỏ xíu, vội vã lấy ra hai đồng francs và đi vào một lối hành lang tối om, tiếp đó là hai cánh cửa nữa. Anh đứng cuối phòng môt lúc chờ cho mắt quen thuộc được với bóng tồi. Đó là buổi chiếu đầu tiên trong ngày và rạp gần như không có người. Adam chọn một chiếc ghế ở cuối dãy, khoảng cách từ đó đến được hai lối cửa ra bằng nhau.. Anh nhìn lên màn ảnh, lấy làm may mắn vì bộ phim chỉ bắt đầu vì anh cần một khoảng thời gian để sắp đặt kế hoạch. Khi ánh sáng trên màn ảnh hắt xuống đủ sáng, anh cúi xuống xem lại ranh giới màu đỏ trên tấm bản đồ, sau đó lấy đầu ngón tay là thước anh đã có thể ước lượng được là biên giới gần nhất để sang được Pháp cách đây tám dặm, đó là cửa khẩu Ferney - Voltaire. Từ đó anh có thể đi qua Dijion đến Paris và trở về nhà nhanh chóng. Sau khi quyết định được đường đi, vấn để tiếp theo đặt ra cho Adam là sẽ đi bằng cách nào. Anh bỏ qua mọi phương tiện giao thông công cộng và quyết định sẽ thuê một chiếc xe. Sau đó anh tiếp tục ngồi trong rạp phim suốt giờ giải lao để kiểm tra kỹ lại một lần nữa. Khi Paul Newman xuất hiện trở lại trên màn ảnh, Adam gấp tấm bản đồ lại và rời khỏi rạp bằng cửa ra, ít nhất suốt bốn giờ qua không hề có ai đi ra khỏi đó bằng cánh cửa này. Khi Sir Morris bước vào phòng họp để dự cuộc họp của Cục Bắc Âu, ông thấy những thành viên còn lại của nhóm D4 đã có mặt đầy đủ, họ đang đọc những tập hồ sơ vừa được chuyển đến cách đó một giờ. Ông liếc nhìn quanh bàn và nhóm cộng tác D4 đã được đặc biệt lựa chọn, nhưng ông chỉ thấy trong đó có một người là thích hợp với công việc. Đó không phải là Alee Snell, con ngựa chiến già đã làm việc ở Bộ Ngoại giao lâu hơn bất cứ người nào có mặt ở đây hôm nay, lúc này đang hồi hộp vểnh hàng ria chờ Sir Morris ngồi vào ghế. Bên cạnh ông ta là Brian Matthews, nổi tiếng trong Cục là người luôn giữ được cân bằng, một thư sinh với chiếc áo độn hai vai thẳng đơ. Đối diện anh ta là Trung tá Ralph Busch, đại diện của CIA, người được đánh giá là Ăng lê hơn cả người Ăng lê - sau năm năm công tác ở Sứ quán Mỹ tại Anh. Thậm chí anh ta còn bắt chước cả lối ăn mặc của nhân viên Bộ Ngoại giao Anh để chứng tỏ nhận xét trên là đúng. Còn ở cuối bàn là phụ tá thứ hai của Sir Morris. Có vài ý kiến cho rằng người này có hơi quá trẻ một chút, mặc dầu có lẽ không một ai trừ Tessa nhớ rằng Sir Morris đã đảm nhiệm nhiệm vụ này từ hồi trạc tuổi anh ta. Sau khi Sir Morris ngồi xuống chiếc ghế cuối bàn, bốn thành viên của nhóm thôi không bàn tán nữa. Sir Morris bắt đầu nói: - Thưa các ông - người phụ nữ duy nhất có mặt trong cuộc họp là Tessa, nhưng gần như ông ta không bao giờ nhận biết sự có mặt của bà - Thủ tướng đã giành cho nhóm D4 một sự quan tâm rất to lớn. Thủ tướng yêu cầu cứ mười hai giờ một lần chúng ta gửi báo cáo chi tiết về cuộc điều tra. Và bất cứ lúc nào, dù cho bất cứ Thủ tướng đang ở đâu nếu có sự kiện bất thường nào cũng phải báo cáo ngay. Vì thế, như các ông thấy đó, không thể nào bỏ phí thời gian. Nhóm D4 đặc biệt này còn có cả trung tá Ralph Bursh, người của CIA tham gia. Tôi đã làm việc với trung tá Bursh nhiều lần trong năm năm qua và tôi rất vui mừng vì Đại sứ quán Mỹ đã chọn ông ta để đại diện cho họ. Người đàn ông ngồi bên tay phải Sir Morris hơi cúi đầu chào. Với chiều cao gần một mét tám và đôi vai rộng cuồn cuộn bắp thịt trông ông ta giống hệt người thủy thủ trên bao thuốc là Player. Thực tế thì nói ông ta trông như một thủy thủ cũng không có gì sai lắm, bởi vì Bucsh đã từng là một thuyền trưởng trong Chiến tranh Thế giời thứ hai. Sir Morris mở tập hồ sơ trước mặt ra và nói tiếp: - Theo những báo cáo mới nhất mà tôi vừa nhận được, có vẻ như sáng nay Adam Scott không đến được Sứ quán mặc dầu chúng ta đã yêu cầu cảnh sát đặt lực lượng túc trực trong vòng hai trăm mét quanh sứ quán. Sir Morris nhìn vào một tờ giấy trước mặt và nói: - Theo nguồn tin hôm nay, Hãng Hàng không Anh khẳng định rằng lúc đang ở sân bay thì Scott nhận được một chú điện của ngân hàng Roget et Cie. Nhờ áp lực rất mạnh từ Sứ quán Anh và Interpol, ông Roget, chủ ngân hàng mới cho biết mục đích của Scott đến ngân hàng là để nhận một vật không rõ là gì do ngài Emmanuel Róenbaum để lại. Những điều tra sau đó cho thấy sáng hôm qua có một ngài Rosenbaum đến Zurich và chiều hôm qua lại tiếp tục bay qua Geneva. Sáng hôm nay hắn đã rời khỏi khách sạn và sau đó dường như đã biến mất khỏi mặt đất. Tất cả những điều đó có lẽ sẽ không có gì đáng chú ý, nếu như tên Rosenbaum này không bay đến Zurich - Sir Morris không khỏi dừng lại một chút để tăng sự bất ngờ - từ Moscow. Lawrence Pemberton ngồi ở cuối bàn ngước mắt nhìn lên và bắt đầu nói:
    - Ngài Morris, vì cuộc họp sáng nay của chúng ta, tôi đã nói chuyện với em gái và mẹ của Scott. Tôi cũng đã nói chuyện với một hãng luật ở Appleshaw là hãng thực hiện di chúc của cha anh ta. Tôi được biết rằng ngoài những thứ không có gì quan trọng lắm. Adam được di chúc lại một chiếc phong bì, mà mẹ anh ta nói trong đó có một bức thư của Reichsmarshal Hermann Goering.

Trang 2 / 5 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-15-2019, 12:25 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-04-2018, 12:27 PM
  3. Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 03-22-2018, 12:29 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-13-2016, 02:18 PM
  5. Sinh viên tranh đấu Hồng Kông bị truy tố
    By duyanh in forum Thời Sự Chính Trị
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-20-2015, 12:05 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •