Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Kẻ nào càng sung sướng, kẻ đó càng ít để ý đến hạnh phúc của họ.
Alberto Moravia
Trang 4 / 5 ĐầuĐầu ... 2345 Cuối Cuối
Results 31 to 40 of 41

Chủ Đề: Mười Hai Chiếc Ghế

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Mười Hai Chiếc Ghế

    Mười Hai Chiếc Ghế

    Tác giả: Ilya Ilf Và E.petrov

    Dịch giả: Lê Khánh Trường





    MỤC LỤC

    PHẦN I: SƯ TỬ STARGOROT

    1. Bejentruc Và "Nimfa"
    2. Mađam Petukhova Lìa Đời
    3. Tấm Gương Của Kẻ Tội Đồ
    4. Chất Thơ Của Những Chuyến Đi Xa
    5. Vua Mánh
    6. Khói Kim Cương
    7. Dấu Vết Thuốc Nhuộm Titanik
    8. Kẻ Cắp Quý Phái
    9. Mái Tóc Xoăn Của Cha Đâu Rồi?
    10. Ông Thợ Nguội, Con Vẹt Và Mụ Thầy Bói
    11. Vần Chữ Cái "Tấm Gương Của Cuộc Sống"
    12. Ước Mơ Của Nhà Thơ
    13. Hãy Thở Sâu Hơn Bạn Đang Hồi Hộp Đấy
    14. Liên Minh Lưỡi Kiếm Và Lưỡi Cày


    PHẦN II: Ở MÁTXCƠVA

    15. Giữa Biển Ghế
    16. Nhà Tập Thể Mang Tên Tu Sĩ Bertol’D Shvartsa
    17. Hãy Tôn Trọng Những Cái Đệm Giường Hỡi Bà Con!
    18. Bảo Tàng Đồ Gỗ
    19. Bầu Cử Kiểu Tây Âu
    20. Từ Sêvilia Đến Grênađa
    21. Nhục Thể
    22. Elloska Ăn Người
    23. Avessal Vlađimirovich Iznurenkov
    24. Câu Lạc Bộ Những Tay Chơi Ô-Tô
    25. Nói Chuyện Với Viên Kỹ Sư Ở Truồng
    26. Hai Cuộc Viếng Thăm
    27. Cái Lẵng Tuyệt Diệu Của Người Tù
    28. Ả Gà Mái Và Chú Gà Trống Thái Bình Dương
    29. Tác Giả Khổ Thơ Bất Hủ
    30. Nhà Hát Kolumbo


    PHẦN III: KHO BÁU CỦA MAĐAM PETUKHOVA

    31. Đêm Huyền Diệu Trên Sông Volga
    32. Hai Kẻ Gian
    33. Đuổi Khỏi Thiên Đường
    34. Cuộc Đấu Cờ Liên Hành Tinh
    35. Và Vân Vân
    36. Thắng Cảnh Vũng Nước Xanh
    37. Dưới Những Đám Mây
    38. Động Đất
    39. Kho Báu


    LỜI TỰA


    Mười hai chiếc ghế" của hai nhà văn Liên Xô I.Ilf và E.Petrov là một kiệt tác của nền văn học Liên Xô thuộc thể loại tiểu thuyết trào phúng, được xếp vào hàng các tác phẩm kinh điển khi các tác giả còn sống.

    Ra mắt bạn đọc Liên Xô từ trước chiến tranh thế giới lần thứ 2, đến nay "Mười hai chiếc ghế" đã được in đi in lại hàng chục lần, được dựng thành phim 3 lần (lần thứ 3 vào năm 1982), được tất cả các tầng lớp nhân dân yêu mến, có nhiều người đọc thuộc lòng cả tác phẩm (!) và tên sách được lấy làm tiêu đề cho trang 16 (trang cuối cùng) trên tuần báo "Văn Nghệ" cơ quan ngôn luận của mọi nhà văn Liên Xô. Một hiện tượng văn học độc đáo.
    "Mười hai chiếc ghế" tập trung phê phán các thói xấu của con người và nhiều hiện tượng tiêu cực hoặc bất hợp lý trong xã hội.

    Sự việc trong tác phẩm diễn ra vào năm 1927 ở Liên Xô, thời kỳ Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vừa trải qua muôn vàn gian khổ của những ngày đầu sau cách mạng tháng Mười, của cuộc nội chiến khốc liệt, của sự can thiệp do bọn đế quốc bên ngoài gây nên, vừa trải qua chế độ cộng sản chủ nghĩa thời chiến và chính sách kinh tế mới. Trong cái giai đoạn trứng nước, còn nhiều ấu trĩ ấy của cách mạng, khi xã hội đầy ắp những biến động dồn dập, có nơi có lúc rối loạn, thì bên cạnh những cố gắng vượt bậc của nhân dân lao động cùng chính quyền Xô viết thiết lập một trật tự xã hội mới, xây dựng một cuộc sống mới theo những tiêu chuẩn chính trị, đạo đức tiến bộ, vẫn còn rơi rớt nhiều tàn dư của quá khứ, vẫn còn một bộ phận nhỏ những người lạc lõng, phần thì do bản chất giai cấp đối kháng với nhân dân lao động, phần thì do ngây thơ, ấu trĩ, trình độ nhận thức non kém, phần thì do không khắc phục nổi những thói hư tật xấu có tính chất phổ biến của xã hội loài người - cái bộ phận nhỏ ấy lại tiến hành những hoạt động tội lỗi hoặc phi đạo đức, cản trở tiến bộ xã hội. Trong bộ phận ấy, có bọn chủ mưu, cố ý (thuộc giai cấp bóc lột), nhưng cũng có người vô ý thức, hoặc chỉ là nạn nhân đáng thương và bị lợi dụng làm phương tiện cho kẻ xấu.

    Bằng ngôn ngữ trào lộng, sinh động, dí dỏm, tinh tế, ngòi bút sắc sảo của hai tác giả đã chĩa mũi nhọn vào hàng loạt thói xấu tệ hại và hiện tượng tiêu cực của xã hội. Nào là ước mong làm giàu một cách bất chính, chạy theo ảo ảnh giàu sang, phú quý, hưởng lạc lỗi thời, sằn sàng dùng mọi thủ đoạn tội lỗi, từ nhỏ đến lớn, kể cả giết người để đạt tới mục đích của mình (Ippolit, Ostap, cố đạo Fêđor). Nào là tệ ăn cắp, bòn rút của công, lợi dụng chức quyền (chủ nhiệm nhà dưỡng lão - Alkhen, phụ trách phòng lưu trữ hồ sơ - Varfolomei). Nào là hoạt động kinh doanh trái phép, gian dối, buôn lậu, làm hàng "dỏm" (chủ nhiệm hợp tác xã Kisliarski, dược sĩ Leopold). Nào là thói đam mê bói toán (Êlêna, Gritsasueva). Nào là bệnh chạy theo mốt, đua đòi rởm (Elloshka), định cạnh tranh về cách ăn mặc và giải trí với con gái nhà tỉ phú Mỹ. Nào là sự ngây thơ đến ngu ngốc về chính trị của một số thương gia và các phần tử bất mãn với chế độ mới, tin vào tổ chức giả danh giải phóng, để đến nỗi bị móc túi một cách công khai (liên minh "Lưỡi kiếm và lưỡi cày"). Nào là thủ đoạn giả đò ăn mày. Nào là bệnh hình thức và ấu trĩ trong công tác tuyên truyền, báo chí, phim ảnh (tại lễ khánh thành đường tàu điện mà có tới sáu diễn giả nói về tình hình thế giới, kể cả "tình hình thế giới của nước ta" (!!!), diễn kịch cổ điển của Gôgôn mà xen vào những câu chuyện đả kích quốc hội Anh và Sămbéclanh; tật nói dai, nói dài, không đi vào thực chất vấn đề, cái lối nêu khẩu hiệu tùy tiện, ngớ ngẩn "Ăn thịt có hại cho sức khỏe"). Nào là vô số những sự bất hợp lý trong cách tổ chức sinh hoạt công cộng (các rạp hát và chiếu bóng, sân vận động chỉ mở một cửa nhỏ để dân chúng phải chen chúc khổ sở khi ra vào, dựng các thứ chướng ngại vật ngăn cách người tới liên hệ công tác...)

    Nhân vật trung tâm là Ippolit và Ostap. Ngài cựu đô thống quý tộc dưới thời Sa hoàng ở thành phố Stargorot, sau cách mạng đã trốn đến thị trấn N làm nhân viên phòng hộ tịch, rồi theo lời trối trăn của bà mẹ vợ về những viên kim cương giấu trong ruột một trong 12 chiếc ghế; đã bỏ công tác để đi tìm kho báu ấy. Ngày đầu tiên săn tìm kim cương, Ippolit đã gặp Ostap, một tay đại bợm, một ông vua mánh. Ostap là con trai một nữ công tước thời trước (kết quả tằng tịu giữa bà ta với một gã công dân Thổ Nhĩ Kỳ), một thanh niên thông minh, đầy sức sống. Nhưng toàn bộ óc thông minh và sức sống mãnh liệt của hắn bị hướng vào hoạt động lừa đảo, bịp bợm. Điều thú vị là Ostap biết chớp lấy thời cơ, chỉ nhằm vào chỗ yếu, chỉ lợi dụng mọi sơ hở, mọi thói hư tật xấu và sự cả tin đáng yêu của những người khác. Thành thử, nên trong hai nhân chính này (hai kẻ lúc nào cũng ở bên nhau), Ippolit, vị đại diện của giới quý tộc nước Nga cũ, tỏ ra lỗi thời, xấu xa, ngu xuẩn, hèn hạ, bần tiện đến thảm hại, gây nên cảm giác khinh bỉ, ghê tởm ở bạn đọc đối với hắn; thì Ostap vẫn còn giành được phần nào thiện cảm của người đọc, luôn luôn gợi tiếng cười thoải mái, tiếng cười châm biếm qua những hành động quay quắt, lối ngụy biện giàu tính hài hước, thái độ tự tin, lạc quan của hắn.

    Ở phần kết, Ippolit giết Ostap để định độc chiếm kho báu. Không phải ngẫu nhiên mà bạn đọc đã viết thư đề nghị hai tác giả cho Ostap được sống lại. Và thể theo nguyện vọng ấy, hai nhà văn đã cho Ostap hồi sinh, trở thành nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết thứ hai cũng nổi tiếng không kém "CON BÊ VÀNG".

    Toàn bộ cuốn truyện toát ra sự phê phán rất thâm thúy, sắc bén, nhưng rất nhẹ nhàng, thú vị, đối với các thói hư tật xấu của con người.
    Xã hội Xô viết ngày nay đã trở thành một xã hội tốt đẹp nhất thế giới, nhân dân Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển. Đương nhiên, cái thời kỳ được miêu tả trong tác phẩm "MƯỜI HAI CHIẾC GHẾ" đã là quá khứ gần sáu mươi năm về trước ở Liên Xô. Nhiều điều bây giờ đọc lại, ta chỉ còn lắc đầu nhè nhẹ và mỉm cười tủm tỉm. Thế nhưng, điều đáng buồn là một số thói hư tật xấu lại mang tính chất phổ biến đối với loài người. Cho nên cuộc đấu tranh khắc phục chúng ta đã, đang và sẽ còn diễn ra lâu dài, ở mọi lúc, mọi nơi, và trong cuộc đấu tranh ấy, tiếng cười châm biếm, phê phán là một vũ khí hiệu nghiệm của chúng ta.
    LÊ KHÁNH TRƯỜNG

  2. #31
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 30: NHÀ HÁT KOLUMBO
    Ippolit Matveevich dần dần trở thành kẻ xu nịnh. Khi ông ta nhìn Ostap, cặp mắt ông ta đượm sắc thái màu xanh sen đầm.
    Trong phòng của Ivanopulo nóng đến nỗi mấy chiếc ghế của Ippolit nứt tanh tách như củi khô trong lò sưởi. Vua mánh đang nằm nghỉ, đầu gối lên chiếc áo gi lê xanh da trời.
    Ippolit nhìn ra cửa sổ. Ngoài kia, trên các đường phố cong cong, có một chiếc xe ngựa choáng lộn chạy qua mấy vườn hoa nhỏ của Mátxcơva. Nước sơn đen bóng của xe lần lượt in bóng của khách bộ hành: một cựu sĩ quan kỵ binh đầu bạc, các bà các cô và những đám mây trắng xốp. Hai con ngựa kéo xe gõ móng cồm cộp xuống mặt đường nhựa, ngang qua chỗ Ippolit Matveevich. Ông ta buồn bã ngoảnh đi chỗ khác.
    Chiếc xe chở trên mình nó huy hiệu của công ty vệ sinh Mátxcơva. Nó là xe chở rác, và cái thành xe bằng gỗ của nó chẳng in bóng cái gì cả.
    Người đánh xe là một ông già tóc bạc đẹp lão. Ví thử Ippolit biết rằng người đánh xe không phải ai khác, mà chính là bá tước Alếchxây Buđanốp, cựu kỵ sĩ - thầy tu khổ hạnh, thì hẳn là Ippolit đã gọi ông già dừng lại để cùng hàn huyên về quá khứ huy hoàng ngày trước.
    Bá tước Alếchxây Buđanốp đang bận tâm lo lắng. Vừa quất roi ngựa, lão vừa buồn rầu nghĩ đến căn bệnh quan liêu đang gặm nhấm công ty rác, vì căn bệnh ấy mà đã nửa năm nay người ta không chịu phát cho ông cái tạp dề theo như quy định trong bản hợp đồng.
    - Này ông - đột nhiên vua mánh hỏi - tên ông hồi bé là gì?
    - Anh biết làm chi?
    - Để biết thôi! Tôi chưa nghĩ ra cách gọi ông thế nào cho đúng. Gọi là Vorobjaninov thì chán ngấy, mà gọi là Ippolit Matveevich nghe chua loét. Thế hồi bé tên ông là gì? Ipa chăng?
    - Kisa - Ippolit Matveevich cười đáp.
    - Được đấy. Này Kisa, ông hãy xem hộ cái lưng tôi một chút. Nó cứ đau đau giữa hai xương đòn gánh.
    Ostap kéo chiếc áo "cao bồi" lên đầu. Trước mắt Kisa Vorobjanop hiện ra tấm lưng phán cảnh (cánh phản) đen hết ý, nhưng hơi bẩn.
    - Ô hô - Ippolit Matveevich nói - đỏ bầm lên này.
    Giữa hai bả vai của vua mánh có những vệt đỏ bầm hình thù kỳ lạ.
    - Đúng là con số tám, thật đấy! - Ippolit thốt lên - Lần đầu tiên tôi trông thấy vật tím thế này.
    - Còn chữ số nào không? - Ostap thản nhiên hỏi.
    - Gần như chữ P.
    - Không còn câu hỏi nào nữa. Tất cả đã rõ. Cái bút chết tiệt! Ông thấy chưa, Kisa, tôi đau đớn và gặp nguy hiểm như thế nào vì mấy cái ghế của ông. Chính cái bút cắm ngòi số tám mươi sáu to tổ bố đã đổ xuống lưng tôi. Nên nhớ rằng cái bút chết tiệt ấy đột nhiên đổ xuống chỗ tôi đúng vào lúc tôi đang thọc cả hai tay vào ruột ghế. Còn ông thì chẳng làm nên trò trống gì. Đứa nào gây rắc rối với chiếc ghế ở nhà Iznurenkov, để sau đó tôi phải vất vả? Đấy là chưa nói đến chuyện bán đấu giá đó! Tìm đúng lúc để đi chơi gái! Ở tuổi ông mà chơi gái thì hại lắm đấy! Hãy giữ gìn sức khỏe cho cẩn thận! Mọi việc dồn vào một tay tôi hết! Nào chiếc ghế ở nhà mụ gái góa. Nào hai chiếc ở gia đình Sukin. Cái ở nhà Iznurenkov rốt cuộc cũng đến tay tôi! Lọt vào phòng Liapis ở tòa soạn cũng tôi nốt! Chỉ có mỗi một chiếc ghế độc nhất được ông moi ra, song lại là nhờ kẻ thù thiêng liêng của chúng ta là đức cha trợ giúp.
    Vừa đi đi lại lại chân không giày trong phòng, giám đốc kỹ thuật vừa lên lớp cho cậu học trò Kisa ngoan ngoãn.
    Chiếc ghế biến mất ở bãi để hàng của ga Oktibrơ vẫn tiếp tục là vết đen trên cái kế hoạch sáng ngời của hai thành viên hợp đồng. Bốn cái ghế ở nhà hát Kolumbo coi như chắc ăn. Nhưng nhà hát sẽ theo chiếc tàu thủy quay xổ số "Skriabin" đi biểu diễn dọc triền sông Vônga, và tối nay sẽ công diễn ra mắt vở "Cuộc hôn nhân" 1 là buổi diễn cuối cùng của mùa này. Cần phải quyết định ở lại Mátxcơva để tìm chiếc ghế lạc mất tại nhà ga hay cùng theo chân nhà hát lên đường đi các địa phương. Ostap nghiêng sang phương án thứ hai.
    - Hay là ta chia thành hai nhóm? - Ostap hỏi - Tôi sẽ đi theo nhà hát, còn ông hãy ở lại đây bám sát dấu vết chiếc ghế ngoài bãi để hàng của nhà ga?
    Nhưng Kisa sợ sệt chớp chớp hai hàng lông mi trắng nhiều đến nỗi Ostap không nói tiếp ý đó nữa.
    - Có hai con thỏ, người ta sẽ chọn con nào béo hơn - Hắn nói - Ta sẽ cùng đi với nhau, nhưng phí tổn sẽ rất lớn. Sẽ cần phải có tiền. Tôi còn sáu chục rúp. Ông còn bao nhiêu? À mà tôi quên mất! Ở lứa tuổi ông, tình yêu của phụ nữ tốn kém thế đấy! Tôi quyết định: tối hôm nay chúng mình sẽ đi xem vở "Cuộc hôn nhân". Đừng quên mặc áo phơ-rắc. Nếu mấy cái ghế còn ở đấy và chưa bị bán đi để trả nợ khoản bảo hiểm xã hội, thì ngay ngày mai ta sẽ lên đường. Ông hãy nhớ đấy, ông Vorobjaninov, đã tới hồi cuối cùng của vở hài kịch "Kho báu của bà nhạc tôi". Sắp đến Finita la komeđia rồi, ông Vorobjaninov! Đừng thở, ông bạn già của tôi! Ra phía trước sân khấu đi! Ôi, tuổi trẻ của ta! Ôi! Mùi cánh gà! Biết bao nhiêu là ký ức! Biết bao nhiêu âm mưu! Ta đã thể hiện bao nhiêu tài năng trong vai Hămlét ngày trước! Tóm lại, phiên họp tiếp tục!
    Để tiết kiệm, họ đi bộ tới rạp. Trời còn rất sáng, nhưng các ngọn đèn đường đã sáng rực màu vàng chanh. Mùa xuân đang chết trước mắt tất cả mọi người. Bụi đuổi nó khỏi các quảng trường, gió nóng đẩy nó vào hẻm nhỏ. Ở đấy các cụ bà ve vuốt các nàng tiên mùa xuân và cùng uống trà với nàng ở các sân nhà, bên những cái bàn tròn. Nhưng sức sống của nàng đã cạn, người ta không cho nàng đến chỗ đông đúc. Mà nàng chỉ muốn bay đến chân đài kỷ niệm Puskin, nơi các chàng trai trẻ đang dạo chơi, đầu họ đội những chiếc mũ cát két đủ màu, cổ thắt cà vạt nhãn hiệu "Niềm vui chú khuyển", họ mặc kiểu quần ống sạo và đi giày "jimmi".
    Các cô gái đi thành từng đám màu tím, nhởn nhơ ở khoảng giữa câu lạc bộ Hội tiêu dùng Mátxcơva và hợp tác xã "Communar" (nằm giữa đại lộ Fillpop và đại lộ Eliseep). Các cô cãi nhau ầm ĩ. Vào giờ này những người bộ hành đi chậm hẳn lại, nhưng không phải vì đại lộ Tverskaia trở nên chật chội. Lũ ngựa ở Mátxcơva chẳng khá gì hơn bầy ngựa ở Stargorot: chúng cũng cố tình gõ móng cồm cộp xuống mặt đường. Những tốp xe đạp lao vun vút từ phía sân vận động "Đội viên thiếu niên trẻ tuổi", từ cuộc thi đấu quốc tế lớn đầu tiên ra. Một gã bán kem chở hòm kem màu xanh, mắt liếc về phía anh công an, nhưng anh công an còn bận với cột đèn tín hiệu điều khiển giao thông đường phố, chẳng có gì đáng ngại.
    Hai nhân vật của chúng ta đang đi giữa khung cảnh nhộn nhịp ấy. Những thứ hấp dẫn hiện ta khắp nơi. Ngay trên hè phố, các quán ăn quạt chả, rán nem thơm lừng. Khói mỡ bốc thẳng lên trời xanh. Từ các quán bia, tiệm nhậu và rạp chiếu bóng"Người câm vĩ đại" vẳng ra tiếng nhạc xập xình. Cái loa ở bến xe điện nói oang oang.
    Phải rảo chân lên. Hai người bạn bước vào tiền sảnh ồn ào của rạp Korumbo.
    Ippolit chạy đến chỗ bán vé xem bảng giá.
    - Đắt quá - Ông nói - Dãy thứ mười sáu mà những ba đồng một vé.
    - Sao mà tôi ghét những thằng cha tỉnh lẻ ngây ngô thế không biết! - Ostap nhận xét - Ông không thấy đấy là chỗ bán vé hay sao mà lao đầu vào đó?
    - Không thì đâu đây? Không mua vé ai cho vào xem?
    - Này Kisa, ông là đồ ngu. Mỗi rạp hát sang trọng đều có hai cửa bán vé. Một cửa dành để bán vé cho những người đang yêu và những kẻ thừa kế giàu sụ. Các vị còn lại (ông thấy chưa, họ là đại đa số) thì trực tiếp liên hệ với cửa thứ hai, cửa phát vé mời.
    Quả vậy, trước cửa thứ nhất có khoảng năm người ăn mặc rất giản dị. Hẳn đấy là những kẻ thừa kế giàu sụ hoặc những người đang yêu. Còn bên cửa thứ hai thì cảnh tượng thật sôi động, người ta xếp một hàng dài với y phục đủ màu. Những tay thanh niên thắng những bộ complê hợp mốt, may bằng loại vải đắt tiền mà dân tỉnh lẻ có nằm mơ cũng không thấy, đang tự tin huơ huơ những mẩu thư tay các người họ quen trong số các diễn viên, đạo diễn, chủ bút, chuyên viên hóa trang sân khấu, trưởng công an quận và trong số những nhân vật có quan hệ mật thiết với ngành sân khấu như: hội viên hội phê bình sân khấu, hội phê bình điện ảnh, hội "Nước mắt các bà mẹ nghèo", ban bảo trợ "Thí điểm xiếc học đường" và cái hội gì đó viết tắt không ai hiểu - "FortinbrasUmslopogas". Có đến bảy tám người cầm thư của một vị tên là EsperEklerovich.
    Ostap chen vào đám thanh niên xếp hàng ấy, miệng nói to: "Tôi chỉ hỏi thăm một tý thôi, các vị không thấy là tôi chả cầm giấy gì hay sao?". Và hắn lách tới sát cửa phát vé để nhòm vào bên trong.
    Người quản lý rạp lao động như một công nhân bốc vác. Những giọt mồ hôi trong như ngọc tưới mát bộ mặt béo tốt của ông ta. Chuông điện thoại chốc chốc lại đổ từng hồi và giục giã ông ta nhấc ống nghe lên dưới sự kiên nhẫn của tiếng chuông tàu điện khi chạy qua chợ trời Smolen.
    - Nào, anh đưa xem giấy giới thiệu nhanh lên - Ông ta giục Ostap.
    - Hai vé - Ostap nói nhỏ - ở tầng dưới nhé.
    - Cho ai?
    - Cho mình!
    - Thế anh là ai mà tôi phải phát vé cho anh?
    - Mình cứ tưởng cậu nhớ mình kia đấy.
    - Tôi không nhớ.
    Nhưng cái nhìn của Ostap trong sáng và rõ ràng tới mức bàn tay của viên quản lý tự nó xé hai vé ở dãy thứ mười một trao cho Ostap.
    - Ai cũng đến đây - Viên quản lý nhún vai tự nhủ - bố ai nhớ được hết: Hình như cậu ta ở Bộ Dân ủy công nghiệp thì phải? Mình đã gặp cậu ta ở bộ ấy, hay là ở đâu nhỉ?
    Và trong lúc phát vé như máy cho những nhà phê bình sân khấu và phê bình điện ảnh may mắn, viên quản lý Iacôp Menelaevich tiếp tục lục lọi ký ức xem đã nhìn thấy đôi mắt trong veo ấy ở đâu.
    Khi mọi vé mời đã phát xong và đèn ở phôiê đã tắt bớt, Iacôp Menelaevich đã nhớ ra: Lão đã nhìn thấy đôi mắt trong veo ấy, cái nhìn tự tin ấy ở nhà tù Tagan năm 1922, khi chính lão cũng bị giam ở đó vì một chuyện vặt vãnh.
    Từ dãy thứ mười một, nơi hai thành viên hợp đồng đang ngồi, nổi lên tiếng cười. Ostap thích thú khúc nhạc dạo đầu được trình diễn bằng các thứ chai, ly, kèn saxôphôn và trống lớn. Tiếng sáo vút lên và tấm màn được kéo sang hai bên tạo ra cảm giác mát mẻ.
    Ippolit Matveevich đã quen với lối diễn cổ điển vở kịch "Cuộc hôn nhân", rất ngạc nhiên vì không thấy Pođkolesin trên sân khấu. Đưa mắt tìm kiếm, Ippolit nhìn thấy mấy tấm ván hình vuông treo lơ lửng, được sơn những màu sắc chính của quang phổ mặt trời. Chả thấy cái cửa ra vào hoặc cửa sổ màu xanh nào cả. Bên dưới mấy cái hình vuông đa màu ấy, các bà các cô đội những cái mũ to làm bằng các-tông đen, đang nhảy múa. Tiếng rên rỉ của chai lọ gọi Pođkolesin ra sân khấu. Pođkolesin cưỡi trên lưng Xtêpan xộc vào đám đông các bà các cô. Ông ta mặc áo quan thị vệ. Sau khi đuổi các bà các cô đi bằng câu nói không có trong vở kịch, Pođkolesin hét to:
    - Xtêpan!
    Vừa hét, ông vừa nhảy sang một bên và đứng sững trong một tư thế rất khó. Những cái ly của dàn nhạc khua rầm lên.
    - Xtêpa-a-an! Pođkolesin lại gọi và nhảy một bước mới.
    Nhưng vì Xtêpan đứng ngay bên cạnh và mặc bộ da báo, không đáp lời, nên Pođkolesin bèn hỏi bằng giọng bi thảm:
    - Sao nhà ngươi cứ im như Hội Quốc liên thế?
    - Hẳn là vì tôi sợ Sămbéclanh - Xtêpan vừa chải bộ da báo vừa trả lời.
    Có cảm tưởng Xtêpan sắp gạt Pođkolesin ra và trở thành nhân vật chính của vở kịch được hiện đại hóa này.
    - Sao, tên thợ may đã may áo lễ chưa?
    Một cú nhảy. Dàn nhạc gõ ly ầm ĩ. Xtêpan cố làm động tác đứng trên hai tay và đáp:
    - Đang may ạ!
    Dàn nhạc chơi một giai điệu trong bản "Chio-chio-San". Suốt thời gian ấy Xtêpan vẫn đứng trên hai tay. Mặt anh ta đỏ gay.
    Pođkolesin hỏi:
    - Thế tên thợ may có hỏi, ngài thượng quan cần loại da tốt đến như vậy để làm gì không?
    Xtêpan lúc đó đã ngồi ở chỗ dàn nhạc và đang ôm nhạc trưởng, trả lời:
    - Không ạ, nó không hỏi. Nó đâu có phải là nghị sĩ quốc hội Anh.
    - Thế tên thợ may có hỏi, chẳng hạn quan lớn có thích lấy vợ không hả?
    - Tên thợ may chỉ hỏi, quan lớn có muốn trả tiền trợ cấp hay không thôi.
    Sau câu nói ấy, ánh đèn tắt phụt, khán giả giậm chân ầm ĩ. Họ giậm chân cho đến khi từ sân khấu vọng xuống tiếng Pođkolesin:
    - Xin bà con đừng sợ! Đèn tắt là có dụng ý, theo đúng kịch bản đấy. Phải tắt đèn để trang trí cho tiện.
    Khán giả quy thuận. Cho đến hết hồi kịch ấy đèn mới bật sáng. Trong bóng tối đen ngòm, mấy cái trống khua lung bung. Một tốp quân nhân mặc quần áo như kiểu nhân viên gác cửa khách sạn, xách đèn diễu qua. Sau đó rõ ràng là Kochkarep cưỡi lạc đà đến. Có thể biết tất cả những điều đó qua đoạn đối thoại dưới đây:
    - Hừ, mi làm ta sợ hết hồn! Lại còn cưỡi lạc đà đến nữa chứ!
    - Chà, ngươi vẫn nhìn thấy, mặc dù tối như hũ nút ư?! Ta định dâng cho ngươi một lạc... thú tuyệt vời!
    Trong giờ giải lao, hai thành viên hợp đồng đứng xem tấm áp phích:
    CUỘC HÔN NHÂN
    Lời văn N. V. Gôgôn
    Thơ M. Shersheliafamôp
    Dàn dựng I. AntiôKhiisKi
    Nhạc đệm Kh. Ivanôp
    Tác giả kịch bản Nik. Setrin
    Trang trí sân khấu Simbievich-Sinđievich
    Ánh sáng - Platon Plasuk. Âm thanh - Galkin,
    Palkin, Malkin, Chalkin và Zalkinđ. Hóa trang -
    Krult. Tóc giả - Foma Kochura. Đồ gỗ - xưởng
    mộc thuộc Hội Fortinbras Umslopogas mang tên
    Valtasar. Chỉ đạo nhào lộn - Jorzetta Tiraspolskikh
    Máy nén thủy lực - do thợ điện Mechnikov chỉ đạo.
    Áp phích này được sắp chữ và in ở
    trường FZUKULT
    - Anh có thích vở này không? - Ippolit rụt rè hỏi.
    - Thế ông thì sao?
    - Thích lắm, chỉ tội nhân vật Xtêpan là lạ thế nào ấy.
    - Còn tôi không thích đâu - Ostap nói - nhất là về khoản đồ gỗ. Nó lại do cái xưởng mộc khỉ gió nào làm không biết. Liệu họ có gia công lại mấy chiếc ghế của chúng mình không đấy?
    Nỗi lo ngại ấy được xua tan vì ngay đầu hồi kịch thứ hai mấy tay da đen đã bê cả bốn chiếc ghế ra sân khấu.
    Cảnh ăn hỏi khiến khán giả vô cùng thích thú. Khi Agafia Tikhônôpna bắt đầu đi trên cái dây chăng suốt qua phòng khán giả để tụt xa, thì lúc ấy dàn nhạc đáng sợ của Kh. Ivanôp gõ ầm lên tới mức âm thanh gớm ghiếc ấy đã làm cho Agafia Tikhônôpna phải rơi bịch xuống chỗ khán giả. Nhưng Agafia tỏ ra rất có bản lĩnh. Cô ta mặc quần áo dệt kim mỏng tang, đầu đội mũ nồi đàn ông. Dùng cái ô nhỏ đề chữ "Em thích Pođkolesin", cố vững vàng đi trên dây và tất cả mọi người phía dưới đều thấy đế giày của cô rất bẩn. Từ trên dây cô ta nhảy ngay xuống. Cùng lúc ấy tất cả bốn gã da đen, Pođkolesin, Kochkarep mặc váy balê và bà mối đều nhảy điệu lộn ngược người trên không khí. Sau đó tất cả nghỉ năm phút và đèn lại tắt phụt để giấu cảnh đó.
    Mấy anh đi hỏi vợ đều nực cười, đặc biệt là Iaichnisa 2. Thay vì nhân vật ấy, người ta đem ra một cái chảo đựng miếng trứng tráng to tướng. Anh chàng thủy thủ ôm một cái cột buồm.
    Thương gia Stanicốp hét tướng lên rằng thuế môn bài bình quân siết cổ họng lão. Lão có kêu cũng vô ích. Vì Agafia Tikhônôpna không thích lão. Cô ta đã lấy Xtêpan rồi. Cả hai đang ăn ngốn ngấu món trứng tráng mà Pođkolesin (lúc này biến thành tên đầy tớ) dâng cho họ. Kochkarep cùng Fekla hát một đoạn nói về Sămbéclanh và khoản trợ cấp mà viên bộ trưởng Anh bắt nước Đức phải trả. Những cái ly của hãng Esmarkh tấu lên khúc nhạc kết thúc. Và tấm màn sân khấu từ từ khép lại, tạo nên không khí mát mẻ.
    - Tôi hài lòng về vở kịch này - Ostap nói - vì mấy cái ghế vẫn nguyên vẹn. Nhưng chúng mình phải hành động khẩn trương. Nếu ngày nào cô ả Agafia Tikhônôpna cũng nhảy từ trên dây xuống mặt ghế, e rằng mấy chiếc ghế sẽ đi đứt.
    Những tay thanh niên ăn mặc hợp thời trang đang vừa chen lấn vừa bình phẩm về cách bài trí và phần nhạc đệm tinh tế của đoàn kịch.
    - Ông Kisa này, ông chuẩn bị tinh thần để bai bai thủ đô thôi. Sớm mai phải đi mua vé - Ostap dặn. Bảy giờ tối đoàn kịch sẽ đáp tàu nhanh đi Nizhni. Ông hãy mua hai vé ngồi đến Nizhni. Chịu khó ngồi ghế cứng một đêm thôi. Nhớ là mua vé tuyến Kursk nhé.
    Ngày hôm sau cả nhà hát Kolumbo ngồi ở căng tin của ga Kursk. Simbievich-Sinđievich đã áp dụng mọi biện pháp để đưa toàn bộ dụng cụ trang trí của đoàn đi theo chuyến tàu này, đang ngồi nhấm nháp bên một cái bàn nhỏ. Sau khi nhúng bộ ria vào ly bia, ông ta lo lắng hỏi tay thợ điện:
    - Liệu cái máy ép thủy lực có bị vỡ dọc đường không bác?
    - Đến khổ với cái máy ép - Mechnicôp trả lời - nó chỉ hoạt động có năm phút, mà phải chở đi suốt cả mùa hè.
    - Thế cái "máy chiếu thời gian" dùng cho vở kịch "Bột ý thức hệ" thì dễ chuyên chở hơn à?
    - Tất nhiên. Cái máy chiếu tuy to hơn, nhưng được cái khó vỡ.
    Agafia Tikhônôpna ngồi ở bàn bên cạnh. Cô ta rất trẻ, có bộ giò cứng và bóng như hai cái ly. Cả tốp nhạc công - Gabkin, Palkin, Malkin và Zalkin đang quây quần bên cô ta.
    - Hôm qua các anh đệm nhạc sai cả nhịp - Agafia phàn nàn - dễ mà cho tôi ngã lắm nhé.
    Ban nhạc thanh minh:
    - Biết làm sao được! Tại hai cái ly bị bể!
    - Bây giờ khó kiếm loại ly ngoại của hãng Esmarkh lắm chứ cô tưởng. - Galvin nói.
    - Cứ thử đến công ty y dược quốc gia mà xem. Nói gì đến loại ly Esmarkh, ngay cái nhiệt kế muốn mua cũng chẳng xong! - Palkin đế theo.
    - Chả lẽ các anh dùng cả nhiệt kế làm nhạc cụ ư? - Agafia hốt hoảng.
    - Bọn này không chơi nhạc bằng nhiệt kế - Zalkin nói - nhưng vì mấy cái ly đáng nguyền rủa ấy dễ phát sốt lên mất. Mà đã sốt thì phải đo nhiệt độ.
    Tác giả kịch bản kiêm đạo diễn chính Nik. Sestrin đang đi dạo với vợ trên sân ga. Pođkolesin cùng Kochkarev cụng ly với nhau uống cạn ba lần và tranh nhau tán tỉnh Jorzetta Tiraspolskikh. Hai thành viên hợp đồng đến sớm hai tiếng đồng hồ trước giờ tàu chạy, đã đi vòng tới lần thứ năm quanh vườn hoa phía trước nhà ga.
    Ippolit Matveevich thấy chóng mặt. Cuộc săn đuổi những chiếc ghế đã bước vào giai đoạn quyết định. Những cái bóng ngả dài trên mặt đường trải nhựa nóng hực. Bụi bám vào những bộ mặt nhớp nháp mồ hôi. Xe ngựa chạy qua chạy lại. Mấy chiếc ô tô chở thuê đổ khách xuống đường. Mùi xăng lan tỏa, những người vác hành lý thuê nhào về phía xe, chộp lấy va ly xách đi, bất kể chủ của chúng có muốn thuê xách hay không. Chất thơ của những chuyến đi xa dâng lên nghẹn cổ mọi người.
    - Nào, ta cũng đi thôi - Ostap nói.
    Ippolit ngoan ngoãn tán thành. Lát sau ông ta đụng ngay phải ngực của lão thợ đóng áo quan Bejentruc.
    - Ơ kìa! - Ippolit vô cùng ngạc nhiên - Sao lão lại đến đây, Bejentruc?
    Bejentruc bỏ mũ ra và sững người mừng rỡ.
    - Ngài Vorobjaninov đấy ư? - lão ta nói to - Kính chào vị khách quý!
    - Hồi này lão làm ăn ra sao?
    - Kém lắm - lão thợ áo quan trả lời.
    - Sao lại kém?
    - Tôi đang tìm khách hàng đây. Không có khách hàng.
    - Hãng "Nimfa" giành mất hết ư?
    - Nó là cái thá gì, lẽ nào nó có thể cạnh tranh được với tôi, thưa ngài. Hiếm người dùng quá. Sau bà nhạc của ngài, chỉ có mỗi mình ông chủ hiệu thuốc "Pier và Kôntăngtin" sang thế giới bên kia thôi.
    - Lão nói gì vậy? Lẽ nào anh ta chết?
    - Sang thế giới bên kia rồi, thưa ngài. Đang cắt thuốc cho thằng con tôi thì gục xuống. Người ta bảo bị vỡ cái gì ở bên trong ngực ấy, nhưng tôi nghĩ rằng ông dược sĩ hít nhiều hơi thuốc độc quá mà chết.
    - Ái - Ái - Ái! - Ippolit lẩm bẩm- Ái - Ái - Ái! Vậy là chính lão đã chôn anh ta hả?
    - Vâng, chính tôi. Còn ai vào đấy nữa ạ. Áo quan của bọn "Nimfa" địch sao nổi tôi kia chứ?
    - Nghĩa là lão thắng họ?
    - Vâng. Nhưng sau đó bị chúng nó đánh trộm. Không có công an gỡ ra thì chúng nó móc mất tim tôi rồi. Tôi phải bóp rượu và nằm liệt hai ngày.
    - Thế lão lên đây làm gì?
    - Tôi chở hàng.
    - Chở hàng gì?
    - Hàng của tôi. Một nhân viên coi toa quen với tôi đã nhận quà và giúp tôi chở hàng ở toa bưu kiện. Nhất thân nhì quen mà lại.
    Đến lúc này Ippolit mới để ý thấy rằng gần chỗ Bejentruc đứng có một chồng áo quan, cái được trang trí họa tiết, cái không. Ippolit nhận ra rất nhanh một cỗ áo quan. Đó là cỗ bằng gỗ sồi khá to mà Bejentruc vẫn trưng bày sau cửa kính.
    - Tám cỗ - Bejentruc tự mãn nói - cỗ nào cũng đẹp ra trò.
    - Ai ở đây cần hàng của lão? Lão tưởng ở đây ít thợ làm áo quan lắm hả?
    - Thế còn củm?
    - Củm là cái gì?
    - Là dịch bệnh ấy mà. Prusis bảo tôi rằng ở Mátxcơva củm đang hoành hành, chẳng có gì để chôn người chết cả. Bao nhiêu gỗ làm áo quan hết rồi mà vẫn không đủ. Thế là tôi quyết định đi một chuyến gỡ gạc.
    Ostap từ nãy tò mò nghe toàn bộ câu chuyện bèn chen vào:
    - Bố già lẩm cẩm ơi, bệnh cúm đang hoành hành ở Pari cơ.
    - Ở Pari?
    - Vâng. Bố hãy đi Pari mà kiếm ăn! Tha hồ nhiều tiền. Tuy lo khoản thị thực xuất cảnh hơi khó đấy, nhưng bố già đừng nản chí. Nếu Brian mà mê bác, thì bác sẽ sướng đấy: bác sẽ được làm thợ siêu săng ở tòa thị chính Pari. Còn ở đây khối thợ áo quan ra rồi.
    Bejentruc ngơ ngác nhìn quanh. Quả vậy, trên quảng trường, trái với lời quả quyết của Prusis, không hề thấy xác chết ngổn ngang, mọi người vẫn đứng vững trên hai chân, một số còn cười đùa là đằng khác.
    Đoàn tàu chở hai thành viên hợp đồng, nhà hát Kolumbo và nhiều hành khách khác đã rời ga từ lâu, mà Bejentruc vẫn ngẩn ngơ bên đống áo quan của mình. Trong bóng tối đang xuống cặp mắt lão cháy mãi lên ánh lửa màu vàng.
    Chú thích
    1.Tên một vở kịch của Gôgôn. (1804 - 1852).
    2.Tiếng Nga có nghĩa là món trứng tráng.

  3. #32
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 31: PHẦN III: KHO BÁU CỦA MADAME PETUKHOVA - CHƯƠNG 31: ĐÊM HUYỀN DIỆU TRÊN SÔNG VOLGA
    Mua mánh cùng với ông bạn kiêm trợ thủ gần gũi nhất của mình là Kisa Vorobjaninov đứng bên trái cầu tàu hành khách của công ty quốc doanh vận tải đường sông Volga, phía dưới tấm biển "Hãy buộc cáp vào vòng, hãy bảo vệ song sắt, đừng chạm vào tường".
    Trên bến tàu, những lá cờ bay phần phật. Khói xoắn như hoa xúp lơ, tuôn ra từ các ống khói. Người ta đang chất hàng xuống chiếc tàu thủy "Anton Rubinstein" đậu ở bên cầu tàu No2. Công nhân khuân vác thọc những cái móng sắt vào các kiện bông. Trên bến tàu thôi thì ngổn ngang đủ thứ: các chậu gang, các tấm kính, các miếng da chưa thuộc, các máy móc nông nghiệp, các lẵng quả anh đào đầu mùa và các thùng cá trích. Chưa thấy tàu "Shriabin". Điều đó khiến cho Ippolit Matveevich rất lo lắng.
    - Gì mà lo cuống lên thế? - Ostap hỏi - Ông hãy cứ nghĩ rằng "Shriabin" đang đậu ở đây. Ông sẽ làm thế nào để lên tàu? Cho dù mình có tiền mua vé chăng nữa thì cũng chẳng nước non gì. Vì nó không lấy khách.
    Lúc còn ở trên tàu hỏa, Ostap đã kịp nói chuyện với thợ điện Mechnikov, người phụ trách máy ép thủy lực và qua ông ta biết được mọi điều. Tàu thủy "Shriabin" do Bộ Dân ủy tài chính thuê, sẽ phải đi một chuyến từ Nizhni đến Tsarisyn, dừng lại ở mọi bến tàu và tổ chức quay xổ số công trái có thưởng. Để làm việc đó, từ Mátxcơva có cả một cơ quan lên đường, bao gồm bộ phận quay số, văn phòng quản trị, dàn nhạc khí, tổ quay phim, phóng viên các tờ báo trung ương và nhà hát Kolumbo. Dọc đường nhà hát sẽ diễn những vở kịch phổ biến tư tưởng công trái quốc gia. Từ đây đến thành phố Stalingrat nhà hát được bộ phận quay số chu cấp toàn bộ, còn sau đó nhà hát sẽ đem vở "Cuộc hôn nhân" đi biểu diễn ở Kapka và Crưm và phải tự lo liệu mọi khoản.
    "Shriabin" đến chậm. Người ta đã hứa rằng nó sẽ từ vụng sông, nơi tiến hành công việc chuẩn bị cuối cùng, đến đây vào lúc chiều tối. Vì thế trong lúc chờ đợi, toàn bộ bộ phận đáp xe lửa từ Mátxcơva tới đóng quân ngay trên bến.
    Phái yếu ngồi trên các cuộn dây thép, canh giữ những chiếc va ly nhỏ và đồ đạc lặt vặt của mình, đưa mắt cảnh giác về phía mấy tay thợ cẩu hàng. Một ông râu tím ngồi trên cái cối đá xay. Trên đùi ông để một chồng các tấm biển nhỏ bằng sắt tráng men. Người tò mò có thể đọc được dòng chữ ghi ở tấm biển trên cùng:
    BAN THANH QUYẾT TOÁN
    Những cái bàn lớn bàn nhỏ kê chồng lên nhau. Một người gác đi đi lại lại quanh chiếc két sắt có dấu niêm phong. Đại diện tờ báo "Máy cái" là Persitski đang dùng ống nhòm phóng đại tám lần nhìn về phía chợ phiên.
    Tàu thủy "Shriabin" quay mũi tiến vào bến. Hai bên thành tàu có những tấm ván ép vẽ những phiếu công trái khổng lồ đủ màu lòe loẹt. Còi tàu rít lên bắt chước tiếng kêu của voi Mamút hoặc của một loài vật khác thời tiền sử đã dùng thay cho còi tàu thủy.
    Đoàn cán bộ tài chính - sân khấu nhộn nhịp hẳn lên. Các nhân viên xổ số từ trên đường phố chạy xuống bến. Platon Plasuk béo phục phịch chạy lại chỗ tàu thủy đậu trong đám bụi lệt xệt. Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zalkinđ từ quán rượu lao ra. Mấy tay thợ cẩu hàng đã đang loay hoay cẩu cái két sắt không cháy lên tàu. Chỉ đạo viên nhào lộn Jorzetta Tiraspolskikh đi những bước thể dục nghệ thuật trên cầu thang dẫn lên tàu. Simbievich-Sinđievich cứ chỉ tay lúc lên trời, lúc về phía vị thuyền trưởng đứng trên đài chỉ huy, như đang quan tâm đến các thứ dụng cụ trang trí sân khấu. Nhà quay phim giơ cao chiếc máy quay phim trên đầu mọi người và vừa len đi vừa đòi phải dành cho anh ta một cái phòng rộng trên tàu để bố trí thiết bị làm phim.
    Giữa khung cảnh nhốn nháo ấy, Ippolit Matveevich lẻn đến chỗ đặt mấy chiếc ghế và đã mó tay vào một chiếc định mang ra chỗ khác.
    - Bỏ cái ghế ra! - Ostap rít lên - Ông điên hả? Lấy được một chiếc, để rồi mất tất cả những chiếc khác hay sao? Tốt nhất là ông hãy nghĩ cách lên được tàu thủy.
    Các nhạc công khoác kèn đồng đi trên cầu tàu. Họ ghê tởm nhìn những cái kèn sắc-xô, plếc-xô, những cái chai bia và những cái ly Esmarkh được trang bị để thực hiện phần nhạc đệm.
    Những bánh xe quay số được chở đến trên một chiếc xe Ford nhỏ. Đấy là một thiết bị phức tạp, gồm sáu cái hình trụ quay, lấp loáng ánh đồng và kính. Việc bố trí nó ở boong dưới chiếm khá nhiều thời gian.
    Tiếng rậm rịch và cãi cọ lẫn nhau kéo dài mãi đến khuya.
    Ở phòng quay xổ số người ta bố trí một cái bục sân khấu, dán các biểu ngữ và khẩu hiệu trên tường, kê những cái ghế dài cho khán giả và nối dây điện vào các bánh xe quay số. Mấy cái bàn viết được kê ở đằng đuôi tàu. Từ buồng đánh máy, tiếng gõ máy chữ xen lẫn tiếng cười rúc rích vọng ra. Vị công dân râu tím đi khắp tàu thủy và treo các tấm biển sắt tráng men của mình lên các cửa phòng tương ứng:
    BAN THANH QUYẾT TOÁN
    BAN NHÂN SỰ
    BAN PHỤ TRÁCH CHUNG
    PHÒNG MÁY
    Cạnh các tấm biển to, ông râu tím gắn thêm những cái biển nhỏ hơn.
    KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO
    KHÔNG TIẾP KHÁCH
    CẤM NGƯỜI LẠ VÀO
    AI HỎI GÌ XIN SANG PHÒNG ĐĂNG LỤC
    Gian hành khách hạng nhất được dùng để triển lãm các loại tiền giấy và công trái. Điều này khiến cho Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zalkinđ nổi xung lên:
    - Chúng tôi biết ăn ở đâu? Nếu trời mưa thì sao?
    - Ôi - Nik. Sestrin bảo trợ lý của mình - như thế không ổn đâu!... Cậu nghĩ sao, Xécgây, thiếu ban nhạc thì kịch cọt gì nữa?
    - Khỏi lo, đồng chí Nicôlai Sestrin! Các diễn viên đã thuộc nhịp lắm rồi.
    Lại một chuyện ồn ào nổi lên. Năm nhạc công đánh hơi thấy tác giả kịch bản đã bê cả bốn chiếc ghế về buồng riêng của mình.
    - Thế đấy, hay ho chưa! - Tốp nhạc công nói giọng châm biếm - Vậy mà bọn này sẽ ngồi trên giường để tập, còn bốn chiếc ghế dành cả cho ông Nicôlai Sestrin và bà vợ Gustaia của ông ta ngồi hết ư? Mà bà ấy có quan hệ quái gì với đoàn kịch đâu kia chứ! Hay là bọn này muốn đem vợ đi chơi thì cứ việc đem?
    Từ trên bờ, vua mánh cau có nhìn con tàu quay xổ số.
    Người tiếng nói oang oang vọng đến tai hai thành viên hợp đồng.
    - Tại sao ông không báo sớm hơn cho chúng tôi biết? - Một vị ủy viên hội đồng xổ số nói lớn.
    - Làm sao tôi biết anh ta ốm?
    - Khỉ thật! Nếu vậy ông hãy tới phòng thông tin bảo họ cử ngay cho ta một họa sĩ đi theo đoàn.
    - Bây giờ đã sáu giờ tối còn đi đâu được nữa? Phòng thông tin đóng cửa từ đời nào rồi. Mà nửa tiếng nữa tàu thủy đã nhổ neo.
    - Thế thì ông phải tự vẽ lấy. Nếu ông đã nhận trách nhiệm trang trí con tàu, thì xin ông muốn làm sao tùy ý.
    Ostap chạy vội lên cầu thang lên tàu, vừa chạy vừa dùng cùi tay gạt mấy tay thợ cẩu hàng, đám phụ nữ và những người tò mò đứng xem ra. Sắp bước lên bong thì hắn bị giữ lại.
    - Giấy đâu?
    - Đồng chí gì ơi! - Ostap gọi to - Này, đồng chí beo béo ơi! Đồng chí cần họa sĩ ơi!
    Năm phút sau Ostap đã ngồi trong buồng tàu trắng tinh của ông béo phụ trách quản trị của con tàu xổ số để thỏa thuận về điều kiện công tác. Ông béo nói:
    - Nghĩa là chúng tôi đề nghị đồng chí lo trình bày các biểu ngữ nghệ thuật, kẻ chữ và hoàn thành các băng khẩu hiệu. Họa sĩ của chúng tôi đang làm dở thì ốm. Chúng tôi phải để anh ta nằm lại bệnh viện ở đây. Vâng, dĩ nhiên là đồng chí lo cho khoản trang trí nghệ thuật. Đồng chí có nhận việc ấy được không? Cũng xin báo trước là bận lắm đấy.
    - Được, tôi có thể nhận việc ấy. Tôi vẫn thường phụ trách công tác trang trí mà.
    - Và đồng chí có thể đi ngay bây giờ với chúng tôi chứ?
    - Cái này hơi khó đây, nhưng tôi sẽ cố gắng.
    Ông trưởng ban quản trị như trút được một gánh nặng ghê gớm. Cảm thấy nhẹ cả người, ông béo nhìn họa sĩ mới bằng đôi mắt long lanh sáng.
    - Thù lao ra sao đã chứ? - Ostap nghiêm mặt - Xin nhớ tôi không phải ở công ty mai táng.
    - Trả công khoán. Theo giá biểu của phòng thông tin.
    Ostap nhăn mặt (phải vất vả lắm hắn mới làm được cử chỉ ấy).
    - Nhưng ngoài ra đồng chí còn khỏi trả tiền ăn - ông béo vội bổ sung - và được ở một buồng riêng.
    - Thôi được - Ostap thở dài - tôi đồng ý. Nhưng tôi phải đem theo một cậu bé giúp việc nữa.
    - Về cậu bé giúp việc thì tôi không biết. Chúng tôi không có tiền chi khoản đó. Đồng chí tự thu xếp vậy. Hãy cho nó ở cùng buồng với đồng chí.
    - Cũng được. Tôi sẽ theo ý ông. Cậu bé giúp việc của tôi nhanh nhẹn lắm. Nó chịu đựng quen rồi.
    Ostap nhận giấy phép đi tàu cho mình, cho cậu bé giúp việc nhanh nhẹn, đút cái chìa khóa ở vào sau túi áo và bước ra ngoài boong tàu nóng rực. Hắn cảm thấy rất dễ chịu khi chạm tay vào cái chìa khóa buồng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời sôi nổi của mình, hắn có riêng một buồng và chìa khóa căn buồng hẳn hoi. Tuy trong buồng không để tiền, nhưng tiền ở ngay bên cạnh thôi, trong mấy chiếc ghế kia. Vua mánh thọc hai tay vào túi đi dạo dọc boong tàu chẳng buồn để ý đến Ippolit ở trên bờ.
    Ban đầu Ippolit còn im lặng ra hiệu, sau đó đánh liều cất tiếng gọi. Nhưng Ostap vẫn như người điếc. Hắn quay lưng về phía vị chủ nhiệm hợp đồng, chăm chú theo dõi quá trình hạ cái máy ép thủy lực xuống hầm tàu.
    Con tàu chuẩn bị rời bến. Agafia Tikhônôpna chạy từ buồng mình ra mũi tàu, ngó xuống nước và oang oang trao đổi với một tay chơi đàn balalaika bậc thầy về sự thán phục của mình, khiến các ủy viên hội đồng xổ số đáng kính ngồi gần đó đỏ mặt bối rối.
    Con tàu rúc hồi còi thứ hai. Âm thanh ghê gớm của nó khiến các đám mây tụ lại. Mặt trời đỏ như máu đã khuất dần phía chân trời. Thành phố trên kia đã lên đèn. Từ phía chợ Potraev vẳng lại những tiếng kèn hát nức nở vẫy gọi các khách hàng cuối cùng. Ippolit bơ vơ đứng trên bờ lớn tiếng gọi, nhưng chẳng nghe rõ gọi cái gì. Tiếng còi trèo trẹo đã át hết mọi âm thanh còn lại.
    Ostap Benđer thích tạo ép-phê. Mãi đến lúc này, khi hồi còi thứ ba sắp vang lên, khi Ippolit đã tin chắc rằng mình bị bỏ lại trên bờ mặc cho số phận trớ trêu, thì Ostap mới ngó đến ông ta.
    - Sao ông cứ đứng ngay như phỗng ấy thế? Tôi ngỡ ông đã ở trên tàu từ lâu rồi cơ đấy. Người ta sắp kéo cầu thang lên tàu rồi! Chạy mau lên nào! Các đồng chí hãy để ông ấy lên! Đây, giấy phép đây!
    Ippolit leo lên tàu gần như phát khóc.
    - Đây mà là cậu bé giúp việc của đồng chí à? - Ông trưởng ban quản trị nghi ngờ hỏi.
    - Vâng, nó đấy - Ostap đáp - Thì sao cơ? Ai bảo rằng nó là cô bé, xin cứ việc nhổ vào mặt tôi.
    Ông béo cau có bỏ đi.
    - Này Kisa - Ostap dặn - sáng mai sẽ phải làm việc ngay đây. Tôi hy vọng ông có thể bôi màu chứ? Và xin ông nhớ cho tôi là họa sĩ, đã tốt nghiệp Trường đại học mỹ thuật quốc gia, gọi tắt là Đê-ho-mi-thu-cu-gi, còn ông là trợ lý của tôi. Nếu ông cho rằng không phải như vậy, thì hãy chạy ngay lên bờ cho tôi nhờ.
    Bọt nước xanh xanh bật ra từ dưới mũi tàu. Con tàu rùng mình. Những cái thanh la, chũm chọe, những cây sáo, kèn coóc nê, trombon ré lên giọng nữ cao, xen lẫn giọng nam trầm, tấu thành khúc nhạc kỳ quặc, và thành phố quay mình tròng trành chạy sang bờ bên trái. Con tàu tiếp tục rùng mình, bắt đầu xuôi dòng và lẩn nhanh vào bóng đêm. Những ngôi sao, những ngọn đèn và các loại đèn hiệu đủ màu ở bến đã chao đảo ở mãi phía sau. Một lát nữa thì con tàu đã đi xa tới mức thành phố chỉ còn là một quầng sáng bất động.
    Còn nghe thấy tiếng máy chữ gõ lách tách, nhưng thiên nhiên và dòng Volga đã ngự trị. Cảm giác thoải mái xâm chiếm tất cả những ai đang ở trên tàu thủy "Shriabin". Các ủy viên hội đồng xổ số ngồi uống trà. Tại phiên họp đầu tiên của ban chấp hành công đoàn bộ phận, không khí thật đầm ấm. Buổi tối ấm áp thở mạnh, nước bên mạn tàu róc rách êm và những hình bóng hai bên bờ lướt qua nhanh đến mức ông chánh thư ký ban chấp hành công đoàn, một nhân vật hoàn toàn tích cực, vừa mở miệng ra định diễn thuyết về điều kiện lao động trong hoàn cảnh bất bình thường, đột nhiên lại cất tiếng hát (điều này bất ngờ đối với tất cả mọi người và với ngay bản thân ông).
    Con tàu lướt trên dòng Volga
    Dòng sông - mẹ hiền vĩ đại...
    Những vị khác dự họp cùng cất tiếng hát đệm:
    Hoa đinh hương ngào ngạt...
    Thế là không có nghị quyết về bản báo cáo của chánh thư ký công đoàn bộ phận. Tiếng pianô du dương. Chỉ huy phần nhạc đệm Kh. Ivanov vắt ra từ nhạc cụ những nốt trữ tình nhất. Tay chơi đàn balalaika điêu luyện bám sát gót Agafia Tikhônôpna và không biết dùng lời của mình để diễn tả tình yêu, đành mượn lời một bản tình ca:
    - Em ơi đứng lại đã nào! Làn môi em mới nồng nàn làm sao! Vòng tay em mới truyền cảm xiết bao! Những đám mây đen trong hẻm núi vẫn chưa tỉnh giấc, những hạt ngọc sao còn sáng trên trời...
    Simbievich-Sinđievich tì hai tay vào lan can, lặng ngắm bầu trời. Ông cảm thấy sự phối trí đồ vật của vở "Cuộc hôn nhân" đem so với bầu trời sao chi chít kia sẽ chỉ là một trò nhơ nhuốc. Ông ghê tởm nhìn hai bàn tay mình đã từng hăng hái tham gia phối trí đồ vật cho vở hài kịch cổ điển.
    Giữa lúc mệt mỏi cao độ, năm nhạc công (Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zalkinđ) liền gõ mạnh các dụng cụ quen dùng để uống bia. Họ đang diễn tập. Ảo ảnh lập tức tiêu tan. Agafia Tikhônôpna ngáp dài một cái và, chẳng thèm để mắt đến chàng nghệ sĩ chơi đàn balalaika, cô đi về buồng ngủ. Các ủy viên chấp hành công đoàn bộ phận sực nhớ đến bản hợp đồng, thế là họ lao vào thảo nghị quyết. Simbievich-Sinđievich sau một hồi suy ngẫm thấu đáo đã đi đến kết luận rằng nghệ thuật phối trí của vở "Cuộc hôn nhân" chẳng đến nỗi nhơ nhuốc lắm. Một giọng nói giận dữ trong bóng tối gọi nàng Jorzetta Tiraspolskikh đến hội ý với đạo diễn. Chó sủa rộ lên ở các thôn xóm ven bờ. Không khí trở nên trong lành.
    Ở buồng tàu hạng nhất, Ostap nằm trên đi-văng da, đăm chiêu nhìn cái dây chằng bằng vải bạt màu xanh lá cây, đang lục vấn Ippolit.
    - Ông có biết vẽ không? Rất tiếc. Tôi cũng không biết mới chán chứ.
    Hắn suy nghĩ một lát, rồi hỏi tiếp:
    - Thế kẻ chữ, ông biết chứ? Cũng không biết à? Hỏng, hỏng! Chúng mình là họa sĩ cơ mà! Họ sẽ để yên cho hai ngày, rồi sẽ tống cổ chúng mình lên bờ thôi. Trong hai ngày ấy chúng mình phải làm cho xong tất cả những gì cần thiết. Tình hình có phần gay go đấy. Tôi đã biết rằng bốn chiếc ghế đều ở trong buồng đạo diễn. Nhưng suy cho cùng, điều đó chẳng đáng ngại. Cái chính là mình đã ở trên tàu. Trong khi họ chưa đuổi ta đi, ta phải lục soát cả bốn chiếc ghế. Hôm nay đã khuya rồi. Thằng cha đạo diễn đang ngủ trong buồng của nó.

  4. #33
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 32: HAI KẺ GIAN
    Mọi người đã ngủ, nhưng dòng sông vẫn tỉnh như ban ngày. Những bè gỗ lớn, trên có các ngôi nhà gỗ con con, vẫn trôi xuôi. Một chiếc tàu kéo, trên vỏ chắn bánh răng của nó kẻ vòng cung tên con tàu - "Chinh phục bão táp", đang kéo ba sà lan chở dầu nối đuôi nhau theo hàng dọc. Một chiếc xuồng máy chở thư và bưu phẩm đề tên "Látvia Đỏ" lao vút qua. Tàu "Skriabin" vượt qua chỗ tàu hút bùn, rồi vừa đo độ sâu bằng một cây sào có vạch, vừa quay mũi ngược với dòng chảy.
    Mọi người trên tàu bắt đầu thức dậy. Một quả tạ nhỏ buộc dây thừng được ném lên bến tàu "Barmino". Thủy thủ trên bến dùng nó để kéo về phía họ cái đầu dây tời to tướng cho tàu cặp bến. Chân vịt quay theo chiều ngược lại. Cả một khúc sông sủi bọt. "Skriabin" rùng mình áp toàn bộ một mạn tàu vào cầu tàu. Còn sớm. Bởi vậy người ta quyết định sẽ quay số vào lúc mười giờ.
    Giờ làm việc trên tàu "Skriabin" đúng chín giờ sáng thì bắt đầu, hệt như trên đất liền. Không một ai thay đổi thói quen của mình. Người nào đi làm muộn ở trên đất liền, thì ở đây cũng vậy, mặc dù họ ngủ ngay cơ quan. Biên chế cán bộ của Bộ dân ủy tài chính làm quen với nếp sống sinh hoạt mới khá nhanh. Nhân viên lao công quét dọn các buồng tàu với thái độ cũng bàng quan hệt như khi họ quét phòng làm việc ở Mátxcơva. Các nhân viên khác mang nước trà cho các buồng và đem giấy tờ công văn từ phòng đăng lục đến ban nhân sự mà không chút ngạc nhiên về chuyện ban nhân sự đặt ở đuôi tàu, còn phòng đăng lục thì ở đằng mũi tàu. Từ buồng "thanh quyết toán" vọng ra tiếng máy tính và bàn tính gảy tay lạch xạch, lạch xạch...
    Vua mánh đi chân không trên boong thượng xung quanh một dải vải điều dài và hẹp khổ, để tô vẽ cái khẩu hiệu mà nội dung của nó được hắn luôn luôn đối chiếu với tờ giấy cầm trong tay.
    "Tất cả mọi người hãy đến dự quay số! Mỗi người lao động phải có trong túi một tờ công trái quốc gia".
    Vua mánh cố gắng thật sự, nhưng sự thiếu vắng khả năng dầu sao cũng bộc lộ rõ. Dòng chữ cứ xiên xiên vẹo vẹo, và mảnh vải điều có lẽ đến phải vứt đi. Trước tình hình ấy, họa sĩ Ostap với cậu bé trợ lý Kisa bèn lật mặt sau tấm vải lên để kẻ lại. Lần này hắn cẩn thận hơn. Trước khi kẻ chữ, hắn dùng một đoạn dây thấm mực bật hai đường song song, rồi vừa nhiếc mắng cậu bé trợ lý vô tội, vừa bắt tay kẻ chữ.
    Ippolit tận tụy thực thi công việc của một cậu bé. Ông ta chạy xuống boong dưới lấy nước nóng, ông ta khuấy bột làm hồ, ông ta vừa hắt hơi vừa đổ bột màu vào xô và cứ đưa mắt lấm lét nhìn vị họa sĩ nghiêm khắc. Khi băng khẩu hiệu làm xong, hai nghệ sĩ liền đem xuống gắn ở mạn tàu.
    Ông trưởng ban quản trị, người đã thuê Ostap, chạy lên bờ và từ đó ngắm nhìn tác phẩm của tay họa sĩ mới. Các chữ của băng khẩu hiệu có độ dày mỏng khác nhau và hơi xiên xiên. Chẳng còn lối thoát nào khác, thôi thì cũng đành bằng lòng như thế vậy.
    Dàn nhạc khí kéo lên bờ và bắt đầu chơi những điệu hành khúc sôi sục, dồn dập. Nghe tiếng nhạc, trẻ con ùn ùn từ các nơi chạy xuống bến, tiếp đó từ các vườn táo người ta kéo ra, nam có, nữ có. Dàn nhạc cứ chơi cho đến lúc tất cả các ủy viên hội đồng xổ số lần lượt lên bờ. Cuộc mít-tinh bắt đầu. Từ thềm quán nước trà Kôrôbcôp vang lên những tiếng đầu tiên của bản thuyết trình về tình hình quốc tế.
    Cán bộ nhà hát Kolumbo đứng trên tàu thủy xem mít-tinh. Từ trên bờ nhìn rất rõ những tấm khăn trắng của các bà các cô e lệ đứng cách thềm quán nước trà một quãng xa, nhìn rõ đám đàn ông đứng im thin thít nghe diễn giả đang vừa nói vừa vung tay. Sau đó tiếng nhạc nổi lên. Các nhạc công quay mình, vừa chơi nhạc vừa tiến về phía cầu thang lên tàu. Đám đông ùa theo đằng sau.
    Hệ thống bánh quay số hoạt động, chỉ ra những hỗn hợp con số đúng phương pháp. Các số trúng được công bố. Bà con Barmino đứng xem và nghe.
    Ostap chạy lại nghiêng ngó một lát, tin rằng mọi người sống trên tàu thủy đều ngồi ở phòng quay số, hắn liền phóng lên boong.
    - Kisa - hắn gọi khẽ - có công tác khẩn cấp về trang trí nghệ thuật cho ông đây. Ông hãy đứng ở cửa hành lang hạng nhất và nếu thấy ai bước ra thì hát to lên.
    Ông già ngớ người ra.
    - Tôi biết hát bài gì?
    - Bài gì cũng được, trừ bài "Lạy Chúa, hãy phù hộ cho Sa hoàng". Bài gì tha thiết một chút ấy. "Quả táo nhỏ" hoặc "Trái tim người đẹp". Nhưng tôi báo trước, nếu ông không cất tiếng hát cho kịp thời, thì... đây không phải là sân khấu thực nghiệm đâu, tôi sẽ cắt tiết ông.
    Vua mánh chạy chân không vào dãy hành lang hai bên dựng các tấm gỗ dán màu anh đào. Một chiếc gương lớn ở cuối hành lang in hình hắn trong giây lát. Hắn đọc tấm biển nhỏ trên cửa buồng:
    NIK. SESTRIN
    ĐẠO DIỄN NHÀ HÁT KOLUMBO
    Tấm gương sạch bóng người. Lát sau nó lại in hình vua mánh. Hắn xách một tay chiếc ghế chân cong. Hắn phóng nhanh trong hành lang, lên boong, ra hiệu cho Ippolit, rồi mang chiếc ghế tới chỗ buồng lái. Trong buồng lái không có ai. Ostap xách ghế lại mũi tàu và nói:
    - Cái ghế sẽ để ở đây đến đêm. Tôi đã nghĩ cả rồi. Sẽ không một ai leo lên đây, ngoài chúng mình. Bây giờ ta hãy lấy biểu ngữ che lên chiếc ghế, và đêm nay sẽ tìm hiểu cái ruột của nó.
    Một phút sau chiếc ghế đã được che kín bằng các mảnh ván ép và miếng vải điều.
    Ippolit lại cảm thấy hăng máu lên:
    - Tại sao không mang luôn cái ghế về buồng chúng mình? - ông ta sốt ruột hỏi - ta rạch nó ra ngay bây giờ có hơn không? Và nếu tìm thấy kim cương thì vọt luôn lên bờ cho rồi...
    - Thế nếu không tìm thấy? Thì sẽ ra sao? Quẳng chiếc ghế đi đâu? Hay là xách trả lại phòng lão Sestrin và lịch sự thưa: "Xin lỗi ông, chúng tôi đã ăn trộm cái ghế ở buồng ông, nhưng chả tìm thấy gì bên trong cả, vậy xin ông hãy nhận lại nó, tuy có bị hỏng đôi chỗ!" Ông định hành động như thế hả?
    Vua mánh bao giờ cũng đúng, Ippolit chỉ hết ngượng khi từ dưới boong vẳng lên khúc nhạc chào được trình diễn bằng những chiếc ly Esmarkh và các vỏ bia.
    Tiết mục quay số hôm nay đã kết thúc. Khán giả đứng lố nhố trên bờ và trái với sự chờ đợi, họ biểu lộ ầm ĩ sự tán thưởng của mình trước dàn nhạc mới lạ. Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zankinđ hãnh diện nhìn qua ngó lại, như muốn nói: " Các vị thấy chưa! Thế mà các vị cứ quả quyết rằng quần chúng không hiểu. Nghệ thuật bao giờ cũng đi sâu vào lòng quần chúng!"
    Sau đó trên sân khấu ngoài trời, các diễn viên nhà hát Kolumbo biểu diễn một màn kịch vui bằng điệu múa và lời ca. Màn kịch kể chuyện anh chàng Vavila trúng xổ số năm mươi ngàn rúp và hành động ra sao. Các diễn viên không bị trói buộc bởi sự chỉ đạo của Nik. Sestrin, đã múa rất hăng và hát rất mùi. Công chúng rất chi là thỏa mãn.
    Tiết mục thứ hai là của nghệ sĩ chơi đàn balalaika. Khán giả mỉm cười, nghệ sĩ vừa đàn vừa hát.
    "Tiểu thư ơi hỡi tiểu thư,
    Phu nhân ơi hỡi phu nhân".
    Cây đàn chuyển động. Nó bay ra sau lưng nghệ sĩ, tiếng hát lại cất lên: "Nếu ông chủ chỉ còn dây đeo, nghĩa là ông chủ đã mất đồng hồ". Cây đàn bay lên không khí và trong chuyến bay ngắn ngủi của mình, nó phát ra không ít làn điệu phức tạp nhất.
    Đến lượt Jorzetta Tiraspolskikh. Cô kéo theo cả một tốp con gái mặc áo sarafan. Buổi biểu diễn kết thúc bằng các vũ điệu Nga.
    Trong khi "Skriabin" chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình, trong khi thuyền trưởng nói chuyện điện thoại với buồng máy và lò đốt của tàu nổi lửa rừng rực đun nóng nước, dàn nhạc khí lại lên bờ và bắt đầu chơi nhạc nhảy làm vừa lòng tất cả mọi người. Những tốp nhảy đẹp mắt hình thành. Mặt trời sắp lặn gửi đến những tia nắng nhạt màu vàng mơ. Đã đến giờ lý tưởng để quay phim. Quả vậy, nhà quay phim Polkan vừa ngáp vừa từ trong buồng bước ra. Ippolit đã quen với vai trò cậu bé trợ lý cho tất cả mọi người, cẩn thận vác ống kính quay phim đi sau Polkan. Polkan đứng trên mạn tàu nhìn lên bờ. Ở đây, người ta đang nhảy điệu polka của binh lính ngay trên cỏ. Bọn thanh niên chân đất giậm chân mạnh đến nỗi tưởng chừng họ muốn chọc thủng hành tinh của chúng ta. Người xem đứng rải rác trên các sườn dốc. Nếu nhà quay phim thuộc nhóm làm phim "Avangard" của Pháp có mặt ở đây, hẳn ông ta sẽ tìm được việc làm suốt ba ngày đêm. Đằng này Polkan chỉ lướt cặp mắt chuột lên bờ rồi quay ngay về buồng ông chủ tịch hội đồng xổ số, bảo ông đứng trước bức tường trắng, giúi một cuốn sách vào tay ông, dặn ông đừng nhúc nhích, rồi quay tay máy một hồi lâu. Sau đó Polkan kéo ông ra đuôi tàu và quay cảnh ông trên cái nền hoàng hôn.
    Quay xong, Polkan trịnh trọng lui về buồng mình và khóa trái cửa lại.
    Tiếng còi tàu lại rúc lên, và mặt trời lại sợ hãi chạy trốn. "Skriabin" có sẵn sàng rời bến.
    Ostap lo lắng nghĩ đến buổi sáng ngày mai. Hắn sẽ phải lấy bìa các-tông cắt hình một người tung phiếu công trái ra tứ phía. Thử thách nghệ thuật ấy thật quá sức vua mánh. Nếu việc kẻ chữ Ostap dầu sao cũng còn đảm đương tàm tạm, thì tác phẩm mới ngày mai đã vượt khỏi toàn bộ năng lực tiềm tàng của hắn.
    - Đồng chí nhớ cho đấy nhé - ông béo báo trước với Ostap - chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc quay số buổi tối từ thành phố Vasiuki trở đi, và nhất thiết phải có băng khẩu hiệu và tranh vẽ, kiểu transparant.
    - Yên chí, đâu sẽ vào đó - Ostap tuyên bố - Hắn hy vọng vào tối hôm nay, chứ không phải vào sáng ngày mai, vào cái ghế chứ không phải vào transparant.
    Đêm xuống. Trời đầy sao và gió. Khách trên tàu quay số đã đi ngủ.
    Những ông sư tử của hội đồng xổ số đã ngon giấc. Cũng đã ngủ say rồi các chú cừu non ở ban nhân sự, các cô dê phòng kế bên của ban nhạc và các chú chim câu ở buồng máy, các em nhỏ ở ban thanh quyết toán, các chàng linh cẩu và chó rừng, chỉ riêng hai kẻ gian là không ngủ. Vua mánh bước ra khỏi buồng mình lúc một giờ sáng. Bám sát gót hắn là cái bóng câm lặng của Kisa ngoan ngoãn. Hai gã lên boong thượng và nhẹ nhàng tiến đến chỗ chiếc ghế được phủ kín. Sau khi thận trọng dỡ bỏ mấy tấm ván ép, Ostap dựng cái ghế lên, bạnh quai hàm, dùng chiếc kìm dẹp phanh lớp vải bọc ra và thọc một tay vào ruột ghế.
    Gió thổi ù ù trên boong thượng. Những ngôi sao khẽ lay động trên trời. Dưới chân, mãi dưới sông, dòng nước đen chảy óc ách, óc ách. Không nhìn thấy đôi bờ, Ippolit run bắn cả người.
    - Đây rồi! - Ostap nói, giọng khản đi.
    THƯ CỦA CHA FÊDOR
    Viết ở khách sạn "Giá trị" tại Bacu
    gửi cho vợ mình ở thị trấn N
    Katerina vô cùng yêu quý của anh!
    Mỗi giờ trôi qua vợ chồng mình lại tiến gần hơn đến hạnh phúc. Anh đang viết thư này cho em từ khách sạn "Giá trị" dựng toàn bằng gỗ, sau khi anh đã đi làm mọi việc. Thành phố Bacu rộng lắm em ạ. Người ta bảo ở đây đang khai thác dầu hỏa, nhưng muốn xem mỏ dầu phải đi xe lửa điện mới tới, mà anh thì chả có tiền. Thành phố phong cảnh hữu tình này nằm trên bờ biển Kaspi. Kaspi quả là một biển lớn. Ở đây nóng kinh khủng. Anh phải một tay cầm áo bành tô, tay kia cầm áo vét, chỉ mặc sơ-mi cho đỡ nóng. Hai tay mỏi rã. Thỉnh thoảng uống một chén nước trà. Tiền thì gần như nhẵn túi rồi. Nhưng đừng lo, Katerina ạ, chúng mình sắp có hàng đống tiền rồi. Ta sẽ đi du lịch khắp nơi, cuối cùng sẽ về sống sung sướng ở Samara, bên cạnh nhà máy của mình, và ta sẽ tha hồ uống rượu mùi. Anh lại dông dài phải không?
    Về vị trí địa lý và dân số, thành phố Bacu lớn hơn hẳn thành phố Rostov. Nhưng lại thua Rostov về tốc độ phát triển. Dân tứ xứ ở đây nhiều lắm, đặc biệt là người Armenia và người Ba Tư. Từ Bacu sang Thổ Nhĩ Kỳ gần lắm em ạ. Anh có ra chợ, thấy rất nhiều đồ dùng và các loại khăn san Thổ Nhĩ Kỳ. Anh muốn mua làm quà cho em một cái mạng che mặt của phụ nữ Hồi giáo, phiền một nỗi là chẳng có đồng nào. Lúc ấy anh nghĩ bụng, bao giờ chúng mình giàu sang (mà ngày đó sắp tới rồi), bấy giờ hãy mua cái mạng che mặt của dân đạo Hồi cũng vẫn được.
    Ôi, anh quên kể em biết hai trường hợp đáng sợ xảy ra đến với anh ở thành phố Bacu: 1/ anh đánh rơi cái khoác của cậu em xuống biển Kaspi và 2/ ở ngoài chợ anh bị một con lạc đà có một bướu bổ vào người. Hai sự cố ấy khiến anh rất đỗi ngạc nhiên. Tại sao chính quyền địa phương lại để xảy ra những điều càn bậy như thế với khách vãng lai, nhất là vụ con lạc đà, chẳng những anh không chạm đến nó, mà còn làm cho nó thích bằng cách lấy một cái cành mềm ngoáy nhẹ vào mũi nó! Cái áo vét thì được mọi người vớt lên hộ, nhưng nó đã dính đầy dầu hỏa. Anh chưa biết sẽ ăn nói thế nào với cậu em đây. Nhưng em đừng cho cậu ấy biết vội nhé. Evstigneev còn ăn trưa ở nhà ta không?
    Anh đọc lại bức thư và thấy anh chưa kịp kể gì với em về công việc cả. Kỹ sư Bruns đúng là đang làm việc ở Tổng công ty dầu khí châu Á. Có điều là hiện giờ ông ấy đi nghỉ phép ở Batum, chứ không có mặt tại Bacu. Gia đình ông ấy thường trú ở Batum kia. Anh đã hỏi chuyện mọi người ở đây, ai cũng bảo rằng nhà Bruns ở Batum quả là có một bộ ghế. Tại Batum, ông ấy sống ở nhà nghỉ khu Mũi Xanh (người ta nói chỗ đó đắt đỏ lắm). Tiền đi đường từ đây đến Batum phải mất hơn 15 rúp. Em hãy gửi hai mươi rúp đến đây cho anh bằng hình thức điện báo, rồi từ Batum anh sẽ tin về cho em hay. Em hãy tung tin đồn khắp thành phố rằng anh vẫn đang ở chỗ bà cô hấp hối tại Vôrônezh nhé.
    Chồng suốt đời của em, Fêđor.
    Tái bút: Trong lúc đem thư ra bỏ vào thùng thư, anh đã bị lấy cắp cái áo bành tô của cậu em (cái áo anh để ở khách sạn "Giá trị"), Khổ thân anh thế đấy! May là đang mùa hè. Em chớ nói gì với cậu em vội nhé.

  5. #34
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 33: ĐUỔI KHỎI THIÊN ĐƯỜNG
    Trong khi một vài nhân vật này của cuốn tiểu thuyết tin rằng có thể chờ đợi ít lâu, thì một số nhân vật khác thì lại cho rằng phải hành động ngay lập tức, rằng thời gian không chờ đợi ai. Tiếp sau tháng năm bụi bặm ở Mátxcơva là tháng sáu bụi bặm. Ở thị trấn N, chiếc xe Nhà nước No1 bị hỏng vì sa ổ gà, đã đứng chết dí hai tuần nay ở góc quảng trường Staropan và đường phố mang tên đồng chí tỉnh trưởng. Nó đứng đây và chỉ thỉnh thoảng lại xịt khói mù mịt ra xung quanh. Từ trại giam Stargorot, các hội viên "Lưỡi kiếm và lưỡi cày" rụt rè bước ra đường từng người một, sau khi đã viết giấy cam đoan không rời khỏi thành phố. Chị gái góa Gritsasueva (người phụ nữ hăng hái, niềm mơ ước của thi nhân) đã trở về với hiệu tạp hóa của mình, bị phạt mười lăm rúp về tội không treo bảng giá (xà bông, ớt, bột màu và các mặt hàng không có thể nhìn rõ) - đấy là cái tính hay quên của một người đàn bà có trái tim lớn mà ta có thể bỏ qua cho họ.
    °
    - Đây rồi! - Ostap nói, giọng khản đi - Này, cầm lấy!
    Ippolit Matveevich đưa hai bàn tay run run đỡ lấy một cái hộp gỗ nhỏ nhẵn nhụi. Ostap tiếp tục thọc tay vào ruột ghế trong bóng tối. Cây đèn chỉ đường trên bờ sông nhấp nháy. Một dải ánh sáng màu vàng in xuống mặt nước và chạy theo con tàu.
    - Quái nhỉ! Tại sao chẳng có gì nữa? - Ostap nói.
    - Khô-ông thể như vậy được! - Ippolit lắp bắp.
    - Thì ông thử tìm xem!
    Ippolit nín thở, quỳ hai gối xuống và thọc một tay sâu đến tận khuỷu vào ruột ghế. Ngón tay ông ta đã sục tận gốc lò so. Không thấy vật gì cưng cứng cả. Từ ruột ghế chỉ xộc ra mùi bụi khô hăng hắc.
    - Có không? - Ostap hỏi.
    - Không.
    Ostap bèn bưng cái ghế lên và ném thật mạnh xuống sông. Một tiếng "tùm" nặng nề. Đoạn cả hai bán tín bán nghi quay về buồng của mình. Ostap nói:
    - Nào, thử xem ta tìm thấy cái gì nào?
    Ippolit lấy cái hộp gỗ ở trong túi ra và nhìn nó một cách thờ ơ.
    - Mở ra, mở ra xem nào! Sao ông cứ giương mắt ếch lên thế!
    Cái hộp nhỏ được mở ra. Dưới đáy hộp đặt một miếng đồng đã rỉ xanh, với mấy dòng chữ khắc như sau:
    CHIẾC GHẾ NÀY
    MỞ ĐẦU LOẠT GHẾ MỚI
    CỦA THỢ CẢ
    HAMBX
    Năm 1865. Saint Peterbourg
    Ostap đọc thành tiếng mấy dòng chữ ấy.
    - Thế kim cương và ngọc đâu nhỉ? - Ippolit hỏi.
    - Ông sáng trí thật đấy, ông thợ săn ghế ạ! Làm gì có kim cương và ngọc!
    Ippolit lúc này trông thật thảm hại. Bộ ria mới mọc khẽ ngọ nguậy, mắt kính kẹp mũi mờ mờ. Có cảm giác trong lúc tuyệt vọng ông ta sắp cụp vành tai vào má.
    Giọng nói lạnh lùng, hợp lý của vua mánh lại phát huy ma lực quen thuộc của nó. Ippolit đặt nghiêm hai tay ở đường chỉ quần và im lặng nghe.
    - Không việc gì phải buồn, nghe chưa, Kisa! Rồi sẽ đến lúc chúng mình cười nhạo chiếc ghế thứ tám, bên trong chứa một hộp gỗ ngớ ngẩn. Hãy vững vàng lên. Ở đây còn ba cái ghế nữa - chín mươi chín khả năng thành công trong số một trăm!
    Sau một đêm, trên má của nhà quý tộc tuyệt vọng mọc bao nhiêu là mụn trứng cá. Mọi nỗi đau khổ, mọi thất bại, toàn bộ nỗi gian truân của cuộc săn vàng tìm ngọc tựa hồ vào các thứ mụn nhọt ấy, làm cho cái thì đo đỏ, cái thì tim tím, cái thì đen đen.
    - Ông cố ý tạo ra mụn nhọt đấy à? - Ostap hỏi.
    Ippolit thở dài não ruột, rồi còng còng lưng như một cái cần câu, đi lấy thuốc vẽ. Việc chuẩn bị băng biểu ngữ chạy bắt đầu. Hai họa sĩ làm việc trên boong thượng.
    Ngày thứ ba trên tàu thủy cũng bắt đầu.
    Nó bắt đầu từ sự va chạm giữa dàn nhạc khí và tốp nhạc công của đoàn kịch để tranh nhau chỗ diễn tập.
    Sau khi ăn sáng, các tay lực sĩ thổi kèn đồng và tốp nhạc công gầy còm chuyên sử dụng ly Esmarkh từ hai phía cùng tiến lại đằng đuôi tàu. Galkin kịp ngồi xuống chiếc ghế dài ở đuôi tàu trước tiên. Người thứ hai bước đến là người thổi kèn clarinét của dàn nhạc khí.
    - Chỗ này có người rồi - Galvin cau có nói.
    - Ai ngồi? - Tay chơi clarinét quắc mắt hỏi.
    - Tôi, Galkin, ngồi.
    - Còn ai nữa?
    - Còn Palkin, Malkin, Chalkin và Zankinđ.
    - Thế tốp các anh có Elkin không? Đây là chỗ của chúng tôi.
    Từ hai phía lực lượng tiếp viện đều kéo tới. Cái trống bọc bằng ba đai đồng - nhạc cụ lớn nhất của dàn nhạc khí - đứng ở giữa. Cái kèn co trông như cái tai đưa qua đưa lại. Mấy cái kèn trombon ở tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Mặt trời được phản chiếu hàng ngàn lần trong các thứ binh giáp. Còn tốp nhạc công của đoàn kịch thì có vẻ thảm hại và tối tăm. Tốp này chỉ có vài cái chai, mấy cái ly nham nhở, một cái sắc-xô giả làm dụng cụ nhạc khí, một đoạn ống nước dùng làm kèn, trông như một cái tẩu ngắn ngủi.
    - Âm nhạc quái gì các anh, mà cũng đòi chỗ - tay thổi kèn clarinét gây sự.
    - Các người cũng im đi cho bên đây diễn tập! Các người càng ít tập chừng nào càng đỡ điếc tai chừng ấy.
    - Các anh thì có gõ nồi gõ bát nhiều mấy cũng đếch thành nhạc!
    Không ai chịu ai, cả hai bên cứ ở cùng một chỗ mà chơi nhạc theo bài bản của mình. Âm thanh phát ra chỉ giống như tiếng bánh xe điện đang chầm chậm nghiền trên kính vỡ. Dàn nhạc khí chơi bài hành khúc của trung đoàn tự do Kekshom, còn tốp nhạc công thì chơi điệu nhạc nhảy của dân da đen nhan đề "Con sơn dương ở đầu sông Zambezi". Đích thân ông chủ tịch hội đồng xổ số đến can thiệp mới chấm dứt được cuộc cãi lộn.
    Đến mười một giờ sáng, hai họa sĩ hoàn thành tác phẩm vĩ đại. Ostap và Ippolit đi giật lùi, kéo băng biểu ngữ transparant về phía cầu thuyền trưởng. Ông béo trưởng ban quản trị giơ hai tay lên trời chạy phía trước. Nhờ nỗ lực chung, tấm băng được gắn vào tay vịn của tàu, treo phía trên boong hành khách như một cái màn ảnh. Anh thợ điện kéo dây tới phía sau tấm bảng và mắc ở đó ba bóng điện. Chỉ còn việc bật công tắc điện là đèn sáng.
    Đằng trước mũi tàu hơi chếch về bên phải, đã thấy thấp thoáng ánh điện của thành phố Vasiuki.
    Trưởng ban quản trị mời tất cả những người có mặt trên tàu đến dự lễ khai trương băng transparant. Ippolit và vua mánh đứng trên boong thượng, ở hai bên tấm băng chưa được chiếu sáng, nhìn xuống đám đông tụ tập bên dưới.
    Mọi sự kiện trên tàu đều được hết thảy mọi người tha thiết quan tâm. Các cô nhân viên đánh máy, các cán bộ chạy công văn giấy tờ, các diễn viên nhà hát Kolumbo, thủy thủ đoàn - tất cả đã có mặt trên boong hành khách, mặt ngẩng lên phía trên.
    - Bắt đầu đi! Ông béo ra lệnh.
    Tấm băng transparant được chiếu sáng.
    Ostap ngó xuống dưới, xuống phía đám đông. Dải ánh sáng màu hồng hắt vào mặt mọi người.
    Khán giả cười phá lên. Sau đó im lặng. Và một giọng nói nghiêm khắc từ bên dưới vang lên:
    - Trưởng ban quản trị đâu?
    Giọng nói oai tới mức trưởng ban quản trị bất chấp các bậc thang, cắm cổ chạy ngay xuống.
    - Nhìn thử xem! - giọng nói lúc nãy giục giã - anh thử ngắm tác phẩm của anh xem nào!
    - Họ sắp tống cổ chúng mình đi đấy! - Ostap nói nhỏ với Ippolit.
    Quả vậy, ông béo bay lên boong thượng như một con chim cắt.
    - Sao, băng transparant khá chứ? - Ostap trâng tráo hỏi - Mọi người có hiểu không?
    - Hãy cuốn gói và xéo ngay đi! - Trưởng ban quản trị quát.
    - Đi đâu mà vội thế?
    - X-é-éo ngay! Cút! Phải đưa các anh ra tòa kia! Thủ trưởng của tôi không thích đùa.
    - Đuổi cổ hắn đi! - giọng nói từ dưới ném lên.
    - Này, chuyện nghiêm túc đấy, các anh không thích băng transparant à? Quả thực nó xấu à?
    Tiếp tục trò chơi đã trở nên vô nghĩa. Tàu "Skriabin" đã đến Vasiuki, và từ dưới tàu đã có thể nhìn rõ các khuôn mặt ngạc nhiên của những người dân Vasiuki đứng ở trên bến tàu.
    Người ta kiên quyết không trả tiền công cho Ostap và chỉ cho năm phút để thu xếp hành lý.
    Khi hai thành viên hợp đồng đã bước lên bờ, Simbievich-Sinđievich nói:
    - Đúng là chân con chó. Giá thuê tôi vẽ tấm băng có phải hơn không. Tôi mà trình bày thì hết ý.
    Đứng trên bờ, hai thành viên hợp đồng nhìn xuống dưới. Tấm băng transparant sáng rực giữa khoảng trời tối sẫm.
    - Ừ - Ostap nói - trình bày hơi xí. Không đạt thật.
    Con la bướng bỉnh dùng đuôi vẽ tranh mà đem so với bức vẽ của Ostap, vẫn còn ăn đứt. Thay vì vẽ người tung các phiếu công trái ra xung quanh, Ostap lại vẽ một con vật cụt đuôi, chân tay loằng ngoằng chả ra hình thù gì cả.
    Đằng sau hai thành viên hợp đồng là ánh sáng, là con tàu xập xình tiếng nhạc, còn trước mặt, trên bờ sông cao, là bóng tối, là tiếng chó sủa và tiếng đàn ắc-cóoc-đê-ông xa xa.
    - Xin tổng kết tình hình như sau - Ostap nói với vẻ lạc quan yêu đời - Chỗ yếu: không một xu dính túi, ba cái ghế vuột mất khỏi tay, chẳng có nơi ngả lưng. Chỗ mạnh: một tài liệu địa phương chí về sông Volga xuất bản năm một ngàn chín trăm hai mươi sáu (tạm mượn ở buồng ngài Simbievich trên tàu thủy). Thật khó lên bảng cân đối thu chi. Ta đành ngủ đêm ở bến tàu vậy.
    Hai người bước vào một cái quán bỏ không. Dưới ánh sáng vàng ệch của cây đèn đường thắp bằng dầu hỏa, Ostap đọc một trang trong cuốn tài liệu địa phương chí:
    "Trên bờ phải sông Volga là thành phố Vasiuki. Từ đây người ta chở đi các loại gỗ, nhựa thông, sợi vỏ cây, vải gai, và chở đến đây các mặt hàng tiêu dùng, phục vụ cho một vùng cách xa tuyến đường sắt 50 kilômét.
    Thành phố có 8000 dân, một nhà máy làm bìa các-tông có 320 công nhân, một xưởng đúc gang, một nhà máy bia và một xí nghiệp thuộc da. Ngoài các trường phổ thông, có một trường trung cấp nông nghiệp".
    - Tình hình nghiêm trọng hơn tôi dự kiến - Ostap nhận xét - Kiếm tiền của dân chúng Vasiuki còn là vấn đề tôi chưa biết giải quyết ra sao. Mà chúng mình cần có ít ra ba chục rúp. Thứ nhất là để ăn uống, thứ hai là để đuổi theo con tàu quay số, đón nhà hát Kolumbo ở thành phố Stalingrat khi họ biểu diễn tại đó.
    Ippolit co tròn người lại như con mèo già sau cuộc đối đầu với một con chuột cống khổng lồ, chủ nhân của các thứ cống rãnh và xó xỉnh.
    Ostap vừa đi dọc dãy quán chợ, vừa suy nghĩ phương án hành động. Đến nửa đêm thì kế hoạch đã phác xong. Vua mánh nằm xuống cạnh Ippolit và ngủ thiếp đi.

  6. #35
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 34: CUỘC ĐẤU CỜ LIÊN HÀNH TINH
    Từ sáng sớm, trên đường phố Vasiuki có một ông già cao, gầy, đeo chiếc kính kẹp mũi mạ vàng, chân đi ủng ngắn, bẩn và dính đầy thuốc vẽ, đi dán lên tường những tờ áp-phích viết tay với nội dung như sau:
    22 tháng 6 năm 1927
    ở câu lạc bộ "Công nhân Các-tông"
    sẽ có buổi thuyết trình về đề tài:
    "NƯỚC CỜ ĐẦU TIÊN VÀ ĐỘC ĐÁO" VÀ
    BIỂU DIỄN ĐÁNH CỜ CÙNG MỘT LÚC
    Trên 160 bàn cờ
    của đại kiện tướng O. Benđer.
    Mời tất cả mọi người đem bàn cờ của mình tới tham dự.
    Vé chơi cờ - 50 côpếch
    Vé vào cửa - 20 côpếch
    Khai mạc hồi 6 giờ tối.
    Ban quản trị K. Mikhelson
    Bản thân đại kiện tướng cờ cũng rất khẩn trương. Sau khi thuê câu lạc bộ hết 3 rúp, Ostap chạy ngay tới bàn cờ (không hiểu sao ban này lại bố trí bàn làm việc ở hành lang của ban phụ trách một trại ngựa giống).
    Ở đấy Ostap thấy có một người chột đang ngồi đọc cuốn tiểu thuyết của Shpilhaghen in từ ngày xưa.
    - Tôi là đại kiện tướng O. Benđer. - Vua mánh tuyên bố và ngồi ghé xuống bàn - Tôi sẽ tổ chức đấu cờ đồng thời với nhiều người của ban ông.
    Con mắt độc nhất của kỳ thủ Vasiukin mở rộng tới hết mức mà thiên nhiên cho phép.
    - Xin đồng chí đại kiện tướng chờ cho một chút - Ông chột nói - Mời ông ngồi ghế. Tôi sẽ quay lại ngay.
    Rồi ông chột chạy đi. Ostap nhìn nơi làm việc của ban cờ. Trên tường treo la liệt ảnh các con ngựa đua. Còn trên bàn đặt một cuốn sách đầy bụi, nhan đề: "Thành tích của ban cờ Vasiuki trong năm 1925".
    Ông chột trở lại, kéo theo một tiểu đội người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Tất cả lần lượt lại gần, xưng tên họ để làm quen và cung kính bắt tay đại kiện tướng cờ.
    - Chúng tôi chỉ ghé qua đây trên đường đi Kadan - Ostap nói rất nhanh - vâng, vâng, biểu diễn tối nay, mời các vị tới dự. Còn bây giờ thì xin các vị tha lỗi, tôi hơi bị mệt vì mới kết thúc vòng thi đấu ở Karlsbat.
    Các kỳ thủ ở Vasiuki tỏ thái độ tôn kính với Ostap như con với cha. Ostap như được chắp cánh. Hắn cảm thấy dồi dào sức lực mới và nảy ra nhiều tư tưởng lớn về cờ.
    - Các vị chắc khó tin rằng tư tưởng về cờ đã tiến xa tới mức nào - Ostap nói - Các vị biết đấy, Lasker đã dùng thủ đoạn rất đê tiện, khiến người ta không thể đấu với lão ta được nữa. Khi thi đấu, lão cứ đốt xì gà liên miên, và cố ý hút loại nặng nhất để đối thủ khó chịu, sặc sụa vì khói. Giới cờ đang lo.
    Đại kiện tướng chuyển sang đề tài địa phương.
    - Tại sao ở tỉnh ta không có trò chơi tư tưởng nhỉ? Ví dụ ban cờ của các vị. Các vị chỉ gọi nó là ban cờ. Buồn tẻ quá! Tại sao các vị không gọi nó bằng một cái tên khác cho đẹp, cho đúng với tinh thần làng cờ nhỉ? Lúc ấy nó sẽ lôi cuốn được quần chúng cả nước chú ý. Chẳng hạn: "Câu lạc bộ cờ tứ mã", hoặc "Nước kết đỏ" hoặc "Được cái nhanh thì mất chất". Thế có hay hơn không nào!
    Tư tưởng ấy nghe cũng hấp dẫn.
    - Ừ nhỉ - các kỳ thủ Vasiuki nói - tại sao ta không đặt tên ban cờ của ta là "Câu lạc bộ tứ mã"?
    Vì nhóm lãnh đạo của ban cờ có mặt ở đây, Ostap bèn tổ chức luôn một phiên họp chớp nhoáng do mình làm chủ tọa danh dự. Phiên họp nhất trí đổi tên ban cờ thành "Câu lạc bộ tứ mã". Vận dụng kinh nghiệm dưới tàu "Skriabin", đại kiện tướng đích thân trình bày nghệ thuật bốn con ngựa và dòng chữ trên một miếng bìa các-tông.
    Biện pháp quan trọng này hứa hẹn phát triển mạnh tư tưởng cờ ở Vasiuki.
    - Cờ! - Ostap nói. - Các vị có biết cờ là gì không? Cờ có tác dụng thúc đẩy không chỉ văn hóa, mà cả nền kinh tế phát triển mạnh! Các vị biết không, nếu biết cách đặt vấn đề cho đúng, "Câu lạc bộ tứ mã" của các vị có thể làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố Vasiuki.
    Từ hôm qua đến giờ Ostap chưa được miếng nào vào bụng. Vì vậy sự diễn giảng của hắn thật là hùng hồn.
    - Đúng thế! - hắn lớn tiếng nói. - Cờ làm giàu cho đất nước! Nếu các vị tán thành dự án của tôi, thì con đường từ thành phố xuống bến tàu của các vị sẽ được lát đá hoa! Vasiuki sẽ trở thành trung tâm của hàng chục tỉnh! Trước đây các vị đã biết gì về thành phố Zemmerig không? Chẳng biết gì cả! Vậy mà ngày nay cái thành phố nhỏ bé ấy đã trở nên giàu đẹp và nổi tiếng chỉ vì ở đấy mới tổ chức vòng đấu loại quốc tế. Cho nên tôi mới bảo là nên tổ chức vòng đấu cờ quốc tế ở Vasiuki.
    - Làm thế nào ạ? - tất cả đồng thanh hỏi.
    - Một việc hoàn toàn thực tế - đại kiện tướng cờ trả lời - Sự quen biết rộng rãi của tôi và tinh thần sáng tạo của các vị - đó là tất cả những gì cần và đủ để tổ chức vòng thi đấu quốc tế ở Vasiuki. Các vị thử nghĩ xem, nghe cũng kêu đấy chứ: "Vòng thi đấu quốc tế ở Vasiuki năm 1927". Hoze-Raul Kapablanca, Emmanuel Lasker, Alekhin, Nimsovich, Reti, Rubinstein, Marotsi, Tarasch, Viđma và tiến sĩ Grigorev chắc chắn sẽ đến. Ngoài ra tôi cũng sẽ tham gia.
    - Nhưng mà tiền! - các kỳ thủ Vasiuki rên rỉ. - Tất cả các vị ấy đều phải trả tiền! Phải có nhiều ngàn rúp mới đủ! Lấy tiền đâu ra?
    - Tất cả đã được tính toán từ trước - Ostap nói - Lạc quyên sẽ có tiền.
    - Ai sẽ góp những khoản tiền lớn như vậy? Dân Vasiuki ấy à?
    - Dân Vasiuki thì góp được gì? Họ sẽ không góp, mà chỉ nhận tiền thôi. Điều đó cực kỳ đơn giản. Có phải là những người chơi cờ nghiệp dư trên toàn thế giới sẽ đổ xô về dự vòng đấu loại của những siêu kiện tướng không nào? Hàng trăm ngàn người giàu có sẽ đến Vasiuki. Thứ nhất, tàu thủy không thể chở ngần ấy hành khách. Do đó bộ dân ủy giao thông vận tải sẽ phải xây dựng tuyến đường sắt Mátxcơva - Vasiuki. Thứ hai là các khách sạn và nhà chọc trời để bố trí nơi ăn ở cho khách. Thứ ba phải phát triển sản xuất nông nghiệp trong bán kính hàng chục nghìn kilômét, vì phải cung cấp đủ rau, hoa quả, trứng cá, kẹo sôcôla cho khách chứ. Thứ tư, phải xây dựng một cung thể thao làm nơi thi đấu. Thứ năm, xây dựng các ga ra cho khách để xe. Thứ sáu, phải xây dựng một đài phát thanh cực mạnh để kịp thời truyền đi toàn thế giới mọi kết quả thú vị của cuộc thi đấu. Bây giờ nói đến tuyến đường sắt Mátxcơva - Vasiuki. Rõ ràng con đường ấy cũng không đủ khả năng chở hết thảy những người muốn đến Vasiuki. Do đó phải xây dựng sân bay "Đại Vasiuki" để hàng ngày chở thư từ bằng máy bay và khinh khí cầu đi khắp nơi trên thế giới, kể cả sang Lốt Ang-giơ-lét và Men-buốc.
    Một viễn cảnh vô cùng tươi sáng mở ra trước mắt giới hâm mộ cờ ở Vasiuki. Khuôn khổ hành lang như rộng thêm ra. Cái ổ chuột của trại ngựa giống như bị hót đi, thay vào đó là một tòa lâu đài ba mươi tầng, cửa kính sáng choang, cao vút tận trời xanh - tòa lâu đài của tư tưởng cờ. Ở mỗi phòng, mỗi lầu, thậm chí ngay trong cầu thang máy (những cái thang máy lao vun vút như tên bắn) của tòa lâu đài đều có những kỳ thủ ngồi đăm chiêu thi đấu bên những bàn cờ khảm bằng đá quý...
    Con đường bậc thang lát đá hoa chạy xuống dòng sông Volga xanh xanh. Những con tàu vượt đại dương đậu trên sông. Khách ngoại quốc, các bậc thầy về cờ nước Anh, các kiện tướng của Úc, các vua cờ Ấn Độ mặc áo thụng trắng, các đại biểu của trường phái cờ Tây Ban Nha, rồi người Đức, người Pháp, người Tân Tây Lan, người sống ở lưu vực sông Amadôn và tất cả những người ghen tị với dân Vasiuki (như người Mátxcơva, người Lêningrat, người Kiép, người Xibiri và người Ôđetsa) - Tất cả đang ngồi trên đường goòng treo (bắc từ dưới sông lên thành phố) lũ lượt kéo lên thành phố.
    Từng đoàn xe du lịch chạy như mắc cửi giữa các ôten xây bằng đá cẩm thạch. Nhưng kìa tất cả đều dừng lại! Từ khách sạn thanh lịch "Tốt qua sông", nhà vô địch thế giới Hoze-Raul Kapablanca và Grauper bước ta. Các bà các cô xúm lại. Một anh công an trang phục theo kiểu đặc biệt (áo kẻ ô bàn cờ, cầu vai in hình con tượng) lịch sự giơ tay chào. Ông chột - chủ tịch "Câu lạc bộ tứ mã" của thành phố Vasiuki - đường hoàng tiến lại chỗ nhà vô địch thế giới.
    Câu chuyện giữa hai ngôi sao (diễn ra bằng tiếng Anh) bị ngắt quãng bởi chuyến máy bay chở bác sĩ Grigorev và nhà vô địch thế giới tương lai là Alekhin hạ cánh.
    Những lời chúc mừng làm rung chuyển cả thành phố. Hoze-Raul Kapablanca và Grauper nhăn mặt.
    Ông chột đưa tay ra hiệu, và một cái thang bằng cẩm thạch được áp vào máy bay. Bác sĩ Grigorev từ trên máy bay chạy xuống, tay vẫy vẫy chiếc mũ mới và vừa chạy vừa bình luận về khả năng Kapablanca đi sai nước cờ trong trận đấu sắp tới với Alekhin.
    Bỗng đằng chân trời xuất hiện một chấm đen. Nó gần lại rất nhanh và biến thành cái dù lớn màu ngọc bích. Một người xách va li nhỏ treo lơ lửng vào chiếc vòng dù.
    - Ông ấy đấy - một ông kêu to - U-ra!U-ra! Tôi nhận ngay ra nhà triết gia - kỳ thủ vĩ đại, tiến sĩ Lasker mà! Trên thế giới chỉ có một mình ông ấy đi bít tất xanh thôi.
    Hoze-Raul Kapablanca lại nhăn mặt.
    Người ta vội vã đặt thang cẩm thạch đón Lasker, và nhà siêu vô địch vừa thổi một hạt bụi bám vào tay áo bên trái lúc ông bay trên vùng Siledia, vừa ngã vào vòng tay ông chột. Ông chột ôm ngang lưng Lasker, dẫn ông ta lại chỗ Kapablanca và nói:
    - Thay mặt toàn thể dân chúng Vasiuki, xin hai ngài hãy giảng hòa với nhau!
    Kapablanca thở dài một tiếng thật to, rồi vừa lắc lắc tay nhà vô địch, vừa nói:
    - Tôi bao giờ cũng khâm phục nước cờ của ngài ở Tây Ban Nha, khi ngài chuyển con tượng từ B5 sang C4.
    - U-ra! Ông chột reo lên - Thật giản dị và đầy sức thuyết phục, đúng phong cách nhà vô địch!
    Và cả đám đông chưa hiểu gì cũng hòa theo:
    - U-ra! Vi vát! Bandai! Thật giản dị và đầy sức thuyết phục, đúng phong cách nhà vô địch!!!
    Những chuyến tàu tốc hành dồn dập chạy tới mười hai nhà ga của Vasiuki và đổ xuống ngày một nhiều những người hâm mộ cờ, những kỳ thủ nghiệp dư.
    Khi trời đêm đã bừng sáng vì các biển quảng cáo nhấp nháy, thì một con ngựa trắng được cho diễu qua các phố. Đây là con ngựa duy nhất còn sót lại sau khi cơ giới hóa toàn bộ hoạt động giao thông của Vasiuki. Một nghị quyết đặc biệt đổi tên ngựa thành mã, dù rằng đối với nó thì ngựa hay mã cũng thế cả thôi. Dân hâm mộ cờ vung vẩy các cành cọ hoặc bàn cờ để chào mừng con bạch mã.

  7. #36
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Các vị khỏi lo - Ostap nói - dự án của tôi bảo đảm cho thành phố của các vị nhịp độ phát triển lực lượng sản xuất chưa từng thấy. Các vị thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra, khi vòng thi đấu kết thúc và quan khách đã ra về. Dân Mátxcơva bị cuộc khủng hoảng nhà cửa xua đuổi sẽ đổ xô về thành phố tuyệt diệu của quý vị. Thủ đô sẽ tự động dời đến Vasiuki. Chính phủ sẽ chuyển tới đây. Vasiuki sẽ đổi tên thành Niu-Mátxcơva, Mátxcơva thì thành Cựu-Mátxcơva. Dân Lêningrat và Kháckốp nghiến răng căm tức nhưng cũng chẳng làm gì được. Niu-Mátxcơva sẽ biến thành trung tâm, thành hòn ngọc của châu Âu, và chẳng mấy chốc của cả thế giới.
    - Của cả thế giới!!! - Đám kỳ thủ Vasiuki nghẹn ngào nói.
    - Đúng thế! Sau đó của cả vũ trụ kia. Cái tư tưởng cờ sau khi đã biến một thị trấn hẻo lánh thành kinh đô của trái đất, sẽ trở thành một khoa học ứng dụng và phát minh ra những phương thức giao thông liên hành tinh. Từ Vasiuki, các tín hiệu sẽ bay đến sao Hỏa, sao Mộc và Hải vương tinh. Việc thông tin với sao Kim sẽ trở nên dễ dàng như việc đi tàu từ Rybinsk đến Iaroslav. Biết đâu đấy khoảng tám năm sau ở Vasiuki sẽ khai mạc cuộc đấu cờ liên hành tinh lần đầu tiên trong lịch sử vũ trụ cũng nên.
    Ostap lau mồ hôi trên vầng trán thanh cao của mình. Hắn đói cồn cào tới mức sẵn sàng ăn hết cả con mã của bàn cờ, nếu con mã ấy được chiên lên tử tế.
    - Vâng - Ông chột nhìn cái hành lang bụi bặm, thở dài - Nhưng thực hiện biện pháp ấy như thế nào đây, như người ta nói xây dựng cơ sở vật chất trên cái gì được ạ?
    Những người có mặt căng mắt nhìn đại kiện tướng.
    - Tôi nhắc lại rằng việc thực thi kế hoạch hoàn toàn lệ thuộc vào sáng kiến của các vị. Toàn bộ công tác tổ chức, xin nhắc lại, tôi nhận đảm nhiệm chu tất. Chẳng tốn kém gì hết, trừ một khoản nhỏ tiền cước phí điện tín.
    Ông chột quay sang các chiến hữu của mình:
    - Thế nào các bạn? Nhất trí chứ?
    - Nhất trí, nhất trí! - Mọi người đồng thanh tán thưởng.
    - Cần bao nhiêu tiền để trả cái khoản... cước phí điện tín ạ?
    - Có bao nhiêu đâu - Ostap nói - một trăm rúp thôi.
    - Quỹ chúng tôi chỉ còn hai mươi mốt rúp mười sáu côpếch. Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu rằng thiếu nhiều quá, hẳn thế...
    Nhưng đại kiện tướng tỏ ra là một nhà tổ chức tháo vát.
    - Cũng được - Ostap nói - ông hãy đưa tạm hai chục rúp đã.
    - Có đủ được không ạ? - Ông chột hỏi.
    - Đủ để đánh điện đợt đầu! Sau đó người ta sẽ đóng góp, tiền có mà hàng đống.
    Ostap cất tiền vào túi áo vét, nhắc mọi người nhớ bài thuyết trình và buổi biểu diễn đánh cờ cùng một lúc trên 160 bàn cờ vào lúc tối nay, đoạn lịch sự chia tay với mọi người, hẹn gặp lại, rồi hắn đến câu lạc bộ "Công nhân các-tông" để gặp Ippolit.
    - Đói quá - Ippolit thều thào.
    Ông ta đã ngồi sau cửa bán vé, nhưng chưa thu được một xu nào nên cũng chưa có gì cho vào bụng. Trước mặt ông ta đặt một cái đĩa đan bằng mây để đựng tiền. Ở các gia đình đủ ăn, người ta thường dùng loại đĩa ấy để đựng dao, dĩa, phuốc sét.
    Ostap nói:
    - Này ông bán vé, hãy tạm đóng cửa bán vé chừng một tiếng rưỡi để đi ăn đã! Dọc đường tôi sẽ tóm tắt tình hình cho mà nghe. Mà ông cũng phải cạo râu, rửa mặt mũi cho ra hồn người một chút. Trông ông như thằng ăn mày ấy. Đại kiện tướng không thể giao du với những phần tử đáng ngờ như vậy được.
    - Chả bán được cái vé nào - Ippolit báo tin.
    - Không sao. Gần tối sẽ đông. Thành phố đã đóng góp cho tôi hai chục rúp để tổ chức cuộc đấu cờ quốc tế rồi đây.
    - Thế thì còn tổ chức đấu cờ tối nay làm quái gì? - Phụ trách quản trị nói - Khéo không họ lại nện cho mình một trận thì khốn. Với hai chục rúp, ta có thể đáp tàu thủy đi luôn - Chiếc tàu khách "Karl Lipnekht" vừa vặn sắp khởi hành. Ta đến thẳng Stalingrat và cứ yên chí chờ nhà hát ở đó. Tìm ra mấy cái ghế thì giàu to còn gì nữa.
    - Đừng có nói những lời ngu ngốc với cái dạ dày lép kẹp. Cái đó ảnh hưởng xấu đến não. Với hai chục rúp ta có thể đến được Stalingrat, đúng... Thế còn tiền ăn? Đồng chí đô thống thân mến ơi, vitamin không tự dưng chạy vào bụng ai đâu. Trong khi còn có thể lột được của bọn bành trướng Vasiuki vài chục rúp nữa về khoản thuyết trình và biểu diễn đấu cờ.
    - Họ nện ta mất! - Ippolit cay đắng nói.
    - Đương nhiên là hơi liều. Có thể ăn đòn thật đấy. Nhưng tôi đã nghĩ cách bảo đảm an toàn cho ông rồi. Mà chuyện đó nói sau. Bây giờ ta phải tìm nơi thưởng thức các đặc sản của địa phương đã.
    Khoảng sáu giờ tối, đại kiện tướng no nê, mày râu nhẵn nhụi, nước hoa thơm phức, bước vào quầy bán vé của câu lạc bộ "Công nhân các-tông".
    Ippolit cũng đã no nê và cạo râu nhẵn nhụi, đang túi bụi bán vé.
    - Thế nào? - Đại kiện tướng hỏi nhỏ.
    - Bán được ba chục vé chơi cờ và hai chục vé vào xem - Phụ trách quản trị đáp.
    - Mười sáu rúp. Yếu, yếu quá!
    - Đồng chí Benđer, đồng chí thử nhìn xem, họ xếp hàng đông quá! Thể nào họ cũng cho ta ăn đòn mất thôi.
    - Đừng nghĩ chuyện ấy. Bao giờ họ nện hãy khóc, còn bây giờ thì bán vé đi! Cố bán cho nhiều vào!
    Một giờ sau đã thu được ba mươi lăm rúp. Cử tọa trong phòng xôn xao.
    - Đóng cửa bán vé lại đi thôi! Đưa tiền đây cho tôi! - Ostap nói - Bây giờ thế này nhé. Ông cầm năm rúp ra bến tàu, thuê một chiếc thuyền trong vòng hai giờ và đưa thuyền chờ tôi ở ven bờ, bên dưới dãy kho ấy. Tối nay tôi sẽ cho ông đi chơi thuyền trên sông. Đừng lo gì về tôi cả. Đâu vào đấy cả.
    Đại kiện tướng bước vào phòng lớn. Hắn cảm thấy sảng khoái và biết chắc rằng nước đi đầu tiên e2 - e4 sẽ không gây điều gì rắc rối cho hắn. Những nước đi sau, quả thật hắn mù tịt, nhưng cái đó chẳng khiến vua mánh bối rối chút nào. Hắn đã chuẩn bị lối thoát hoàn toàn bất ngờ để cứu vãn bất cứ ván cờ tuyệt vọng nào.
    Tiếng vỗ tay rộ lên đón đại kiện tướng. Căn phòng câu lạc bộ treo nhiều lá cờ nhỏ đủ màu sắc.
    Một tuần trước ở đây có dạ hội "Hội cứu đuối". Khẩu hiệu ở trên tường chứng tỏ điều đó:
    CỨU ĐUỐI LÀ VIỆC
    CỦA CHÍNH NHỮNG NGƯỜI SẮP
    CHẾT ĐUỐI.
    Ostap cúi chào, giơ hai tay ra phía trước như muốn gạt đi những tràng vỗ tay mà hắn không đáng được hưởng và bước lên bục.
    - Thưa các đồng chí! - Hắn nói, giọng sang sảng - Thưa các đồng chí, các kỳ hữu. Đề tài buổi thuyết trình của tôi hôm nay là điều tôi đã giảng - và phải nói là rất thành công - ở Nizhni Novgorot một tuần trước đây. Đề tài buổi thuyết trình của tôi là "Tư tưởng đấu cờ độc đáo". Thưa các đồng chí, thế nào là đấu cờ và thế nào là tư tưởng? Đấu cờ, thưa các kỳ hữu, đó là "Quasi una fantasia". Còn tư tưởng, thưa các đồng chí, là cái gì? Tư tưởng? Thưa các đồng chí, đó là tư tưởng của con người được hiện thân thành hình thức lôgic của cờ. Ngay cả khi lực rất yếu vẫn có thể làm chủ cả bàn cờ. Tất cả đều phụ thuộc vào cá nhân riêng lẻ. Chẳng hạn anh bạn tóc vàng ngồi ở dãy thứ ba kia. Giả sử anh ta chơi giỏi...
    Anh bạn tóc vàng ở dãy thứ ba cựa quậy.
    - Còn anh bạn tóc đen này giả sử chơi kém hơn...
    Mọi người đều quay nhìn anh bạn tóc đen.
    - Chúng ta thấy gì nào, thưa các đồng chí? Chúng ta thấy rằng anh bạn tóc vàng chơi khá, còn anh tóc đen chơi kém. Và không một bài thuyết giảng nào có thể thay đổi cái tương quan lực lượng ấy, nếu mỗi cá nhân riêng lẻ không thường xuyên rèn luyện, nghĩa là chơi cờ... Còn bây giờ, thưa các đồng chí, tôi xin kể các đồng chí nghe mấy bài học rút ta từ thực tế của các kỳ thủ siêu mô-đéc đáng kính của chúng ta: Kapablanka, Lasker và bác sĩ Grigorev.
    Ostap kể mấy giai thoại cũ rích mà hắn đọc từ hồi còn bé từ quyển "Tạp chí xanh" và kết thúc buổi thuyết trình ở đó.
    Thính giả hơi kinh ngạc về cái sự ngắn ngủi của bài thuyết trình. Còn ông chột thì không rời con mắt độc nhất của mình khỏi đôi giày của đại kiện tướng.
    Tuy nhiên, buổi biểu diễn chơi cờ cùng một lúc với nhiều đối thủ đã bắt đầu, tạm ngăn sự nghi ngờ ngày càng tăng của ông chột. Cùng với mọi người, ông im lặng bày quân cờ ra các bàn. Tổng cộng chỉ có ba chục người dám đấu với đại kiện tướng. Nhiều người trong số họ hết sức lúng túng, cứ chốc chốc lại giở sách giáo khoa về cờ ra xem, để ôn lại những thế cờ phức tạp khả dĩ có thể giúp họ chọi lại đại kiện tướng đến nước thứ hai mươi hai rồi có thua mới chịu.
    Ostap lướt mắt nhìn các hàng quân "đen" đang bao quanh hắn tứ phía, hắn nhìn cánh cửa ra vào đóng kín và dũng cảm bắt tay vào công việc. Hắn bước lại chỗ ông chột ngồi sau bàn cờ đầu tiên và đi quân tốt hoàng hậu từ ô e2 sang ô e4.
    Ông chột lập tức dùng hai tay chộp lấy cả hai tai và căng trán suy nghĩ. Tiếng xì xào lan nhanh qua các kỳ thủ nghiệp dư:
    - Đại kiện tướng đi nước e2 - e4.
    Ostap không chiều theo ý muốn của các đối thủ bởi các nước cờ khác nhau. Trên hai mươi chín bàn cờ còn lại, hắn chỉ đi mỗi một nước là nhấc con tốt hoàng hậu từ E2 sang vị trí E4. Các kỳ thủ lần lượt theo nhau vò đầu bứt tóc, chìm trong suy nghĩ căng thẳng. Những người không chơi cờ thì đưa mắt theo dõi đại kiện tướng. Anh thợ ảnh nghiệp dư duy nhất của thành phố đã leo lên ghế và chuẩn bị bật đèn bấm máy, thì Ostap giận dữ xua tay, đang đi giữa hai dãy bàn cờ liền đứng lại, quát to:
    - Cất máy ảnh đi! Nó cản trở tư tưởng cờ của tôi!
    "Chả nên để lại ảnh của mình ở cái thị trấn đáng thương này. Mình không thích dính dáng với mấy ông công an" - Vua mánh thầm nghĩ.
    Tiếng hầm hừ giận dữ của đám kỳ thủ buộc tay thợ ảnh phải từ bỏ ý định của mình. Mọi người bực bội đến nước tay phó nháy bị đuổi hẳn ra ngoài. Đến nước thứ ba mới vỡ lẽ rằng đại kiện tướng chơi mười tám ván theo kiểu Tây Ban Nha. Ở mười hai bàn cờ còn lại, quân đen áp dụng lối thủ tuy hơi cổ, nhưng khá chắc chắn của Filiđor. Giá như Ostap biết rằng hắn đang chơi những ván cờ có bài bản hay ho như vậy và bắt gặp sự thủ thế đáng kính như vậy, hẳn hắn sẽ rất ngạc nhiên. Bởi một lẽ giản dị: đây là lần thứ hai trong đời, vua mánh chơi cờ.
    Lúc đầu các kỳ thủ, mà trước hết là ông chột, rất hoảng. Sự quỷ quyệt của đại kiện tướng thật quá hiển nhiên.
    Đại kiện tướng hẳn có mưu mô thâm hiểm gì đây với các kỳ thủ chậm tiến của thành phố Vasiuki nên mới dễ dàng thí bỏ những con tốt, những quân cờ quan trọng và ít quan trọng ở hai bên như vậy. Với anh bạn tóc đen bị lấy làm ví dụ chơi kém trong buổi thuyết trình, đại kiện tướng thậm chí còn thí cả hoàng hậu. Anh ta đã hoảng sợ, định xin hàng luôn, nhưng phải dùng nỗ lực, ý chí ghê gớm lắm mới buộc mình chơi tiếp.
    Tiếng sấm giữa lúc trời xanh trong nổ ra vào phút thứ năm.
    - Chiếu tướng! - Anh bạn tóc đen run rẩy nói - Chiếu tướng hết, thưa đồng chí kiện tướng!
    Ostap phân tích tình thế và ngạo nghễ chúc mừng anh bạn tóc đen thắng cuộc. Tiếng ồn ào nổi lên khắp các dãy bàn.
    "Đến lúc chuồn rồi" - Ostap nghĩ bụng trong lúc thản nhiên đi dọc các dãy bàn cờ và đặt quân cờ vô tội vạ.
    - Đồng chí đại kiện tướng đi sai con mã rồi - Ông chột ấp úng - Con mã không đi như vậy.
    - Pardon, pardon, xin lỗi - đại kiện tướng trả lời - sau buổi thuyết trình tôi hơi mệt.
    Trong vòng mười phút tiếp theo, đại kiện tướng thua luôn mười ván nữa.
    Những tiếng kêu kinh ngạc vang lên trong phòng. Cuộc xung đột đã chín muồi. Ostap thua liền mười lăm ván, rồi ba ván nữa. Chỉ còn mỗi mình ông chột. Ban đầu ông sợ quá nên đi vô số nước sai, bây giờ phải vất vả khôi phục lại thế cờ mới dẫn tới chiến thắng. Thừa lúc mọi người không để ý, Ostap thó luôn con tháp đen trên bàn cờ và giấu vào túi.
    Đám đông xúm quanh hai kỳ thủ cuối cùng.
    - Con tháp của tôi vừa đứng đây! - Ông chột nhìn quanh, hét to - mà bây giờ biến đâu mất tăm!
    - Không có trên bàn tức là bị ăn rồi! - Ostap nói.
    - Bị ăn là thế nào? Tôi nhớ kỹ lắm!
    - Bị ăn là bị ăn!
    - Nó đâu? Anh ăn nó à?
    - Tôi ăn.
    - Ăn bao giờ? Nước thứ mấy?
    - Sao ông cứ làm đầu óc tôi mụ mẫm đi vì con tháp của ông như vậy? Chịu thua đi, rồi muốn nói sao hãy nói.
    - Xin lỗi, các đồng chí, mọi nước đi của tôi đều được ghi chép hẳn hoi.
    - Ghi chép cũng bỏ! - Ostap nói.
    - Không được! - Ông chột dằn giọng - Anh hãy trả tôi quân tháp.
    - Chịu thua đi, chịu thua đi đã!
    - Trả ngay quân tháp cho tôi!
    Đại kiện tướng hiểu rằng chậm trễ lúc này là chết, bèn vớ lấy một vốc quân cờ trên bàn và ném thẳng vào mặt đối thủ một mắt.
    - Các đồng chí ơi - Ông chột rú lên - Người ta đánh kỳ thủ kìa!
    Các kỳ thủ của thành phố Vasiuki sững sờ.
    Không để phí một giây phút quý báu, Ostap văng cả bàn cờ vào bóng đèn và trong bóng tối vừa ập xuống, hắn đấm lung tung vào quai hàm, vào trán ai đó, rồi chạy thẳng ra đường. Các kỳ thủ Vasiuki ngã dúi dụi vào nhau, hò la đuổi theo.
    Tối nay có trăng, Ostap chạy vùn vụt trên con đường chan hòa ánh trăng, nhẹ nhàng như thiên thần sắp từ giã mặt đất tội lỗi. Vì Vasiuki chưa biến thành trung tâm của vũ trụ nên phải chạy qua những ngôi nhà gỗ nhỏ, cửa sổ mở rộng, chứ không phải chạy giữa các lâu đài tráng lệ.
    Các kỳ thủ đuổi sát sau lưng.
    - Bắt lấy thằng đại kiện tướng! - Ông chột thét lớn.
    - Tên bịp bợm! - Mọi người hòa theo.
    - Bọn công tử bột! - Đại kiện tướng tăng tốc độ và nhiếc lại.
    - Báo động! - Các kỳ thủ tự ái gầm lên.
    Ostap chạy xuống con đường bậc thang dẫn xuống bến tàu. Phải chạy qua bốn trăm bậc. Ở bậc dừng nghỉ thứ sáu, có hai kỳ thủ chạy đường tắt đã chờ hắn sẵn ở đó. Ostap ngoảnh lại, từ phía trên cả một bầy kỳ thủ theo trường phái Filiđor đang ào xuống như một đàn chó hung dữ. Hết đường thoái lui. Bởi vậy, Ostap chỉ còn cách chạy tiếp.
    - Quân chó má, ta sẽ cho chúng mày biết tay! - Hắn quát to với hai tay trinh sát dũng cảm và lao từ bậc dừng nghỉ thứ năm xuống bậc thứ sáu.
    Hai trinh sát viên rú lên, leo qua tay vịn chạy biến vào bóng tối. Đường đã mở.
    - Bắt lấy đại kiện tướng! - Tiếng vang từ phía trên tràn xuống.
    Tới bờ sông, Ostap lánh sang bên phải và đưa mắt tìm con thuyền với người cộng sự trung thành của hắn.
    Ippolit đang ngồi nhởn nhơ trên thuyền. Ostap nhảy xuống thuyền và vội vàng bơi ra xa. Một phút sau, những hòn đá ném tới tấp về phía con thuyền. Một hòn rơi trúng Ippolit. Phía trên đám mụn đỏ xuất hiện một cục sưng vù màu tím. Ippolit so vai rụt cổ, rên rỉ.
    - Rên rên rỉ rỉ cái gì! Suýt nữa tôi mất đầu mà tôi vẫn tỉnh táo và vui tươi. Nếu tính khoản lãi ròng năm chục rúp, thì ông có bị một hòn sưng đầu, cũng chẳng có gì đáng phàn nàn. Ta vẫn lãi to.
    Trong khi ấy, những người đuổi theo mãi bây giờ mới hiểu rằng kế hoạch biến Vasiuki thành Niu-Mátxcơva đã sụp đổ, rằng đại kiện tướng cướp trắng năm chục rúp mồ hôi nước mắt của dân chúng Vasiuki, liền xuống một chiếc thuyền lớn và hò nhau chèo ra giữa sông. Trên thuyền có khoảng ba chục người. Ai cũng muốn tham gia thanh toán món nợ với đại kiện tướng. Chỉ huy là ông chột. Trong đêm tối, con mắt độc nhất của ông long lanh sáng như ngọn hải đăng.
    - Bắt lấy đại kiện tướng - Mọi người trên thuyền gào to.
    - Chèo mạnh vào, Kisa! - Ostap giục - Nếu họ đuổi kịp, tôi không thể bảo đảm được kính của ông nguyên lành đâu đấy.
    Cả hai con thuyền đều trôi xuôi dòng. Khoảng cách giữa hai bên ngắn dần. Ostap gần kiệt sức.
    - Đừng hòng trốn thoát, quân chó má! - Đám đông trên thuyền gầm lên.
    Ostap không trả miếng vì chả có thì giờ. Mái chèo văng nước từng đám vào thuyền hắn.
    - Cố lên! - Ostap tự nhủ mình.
    Ippolit lo sốt vó. Con thuyền to thắng thế. Mũi thuyền ấy đã vượt lên, ép con thuyền nhỏ từ phía bên trái để buộc hai thành viên hợp đồng phải cặp vào bờ. Số phận hẩm hiu đang chờ hai kẻ bịp bợm. Niềm vui trên con thuyền to dâng lên cao tới mức tất cả các kỳ thủ đều dồn sang mạn thuyền bên phải, để với ưu thế hơn hẳn về lực lượng, giáng đòn trả thù vào tên đại kiện tướng bịp bợm.
    - Giữ chiếc kính kẹp mũi cho chắc nhé, Kisa! - Ostap thất vọng quăng chèo, bảo Ippolit - Sắp sửa rồi đấy!
    Ippolit kêu lên bằng giọng gà trống:
    - Các vị ơi, chẳng lẽ các vị đánh đập bọn tôi thật ư?
    - Khỏi phải bàn! - Các kỳ thủ Vasiuki gầm lên và chuẩn bị nhảy sang con thuyền nhỏ.
    Nhưng lúc ấy xảy ra một sự cố cực kỳ đáng buồn đối với những người chơi cờ trung thực toàn thế giới. Cái thuyền lớn chao hẳn sang bên phải và nước tràn mạnh vào thuyền.
    - Cẩn thận - Thuyền trưởng độc nhãn quát to.
    Nhưng đã muộn. Vì quá nhiều người đổ sang mạn phải, chiếc thuyền bị lệch trọng tâm, đành tuân theo quy luật vật lý, lật sấp hẳn lại.
    Tiếng rú của đám đông phá vỡ sự yên tĩnh của dòng sông.
    - Ô - ôi - ối - ối! - Các kỳ thủ ré lên.
    Cả ba chục người đều chìm nghỉm. Họ nhanh chóng ngoi lên mặt nước và lần lượt bám vào con thuyền bị lật sấp. Người ngoi lên sau cùng là ông chột.
    - Lũ công tử bột! - Ostap khoái trá gọi to - Sao các người không đánh ngài đại kiện tướng đi? Hình như các người muốn nện ta thì phải, nếu ta không lầm?
    Ostap bơi thuyền quanh các nạn nhân.
    - Các vị biết đấy, ta có thể dìm chết từng đứa một, nhưng thôi, ta tha cho các vị sống. Hãy sống cho lành mạnh nhé, có điều, lạy chúa, chớ chơi cờ nữa! Các vị không biết chơi đâu! Toàn một lũ công tử bột, công tử bột thôi... Nào! Ta tiếp tục cuộc hành trình của ta, Ippolit. Vĩnh biệt các kỳ thủ độc nhãn. Ta sợ rằng Vasiuki khó mà trở thành cái rốn của vũ trụ. Ta nghĩ rằng vị tất các bậc thầy làng cờ thế giới chịu đến với bọn người ngu ngốc như các vị, cho dù ta hết sức nài nỉ họ. Vĩnh biệt những kẻ săn tìm cảm giác mạnh qua thú chơi cờ! "Câu lạc bộ tứ mã" muôn năm!
    Last edited by lyquochoang; 08-19-2011 at 05:52 AM.

  8. #37
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 35: VÂN VÂN
    Sáng ra, hai nhân vật của chúng ta đã tới thành phố Cheboksar. Ostap thiu thiu ngủ bên tay lái. Ippolit thì vừa chèo vừa ngủ gật. Hơi lạnh ban đêm khiến cả hai run rẩy. Ở phía đông nở lớn những nụ hồng. Cái kính kẹp mũi của Ippolit sáng dần, lấp la lấp lánh, lần lượt in hình hai bờ sông. Ngọn đèn hiệu ở bờ bên trái bị cong gập trong mắt kính lõm từ hai phía. Cái vòm xanh của Cheboksar trôi như những con tàu. Vườn cây phía đông mở rộng. Các nụ hồng biến thành núi lửa và bắt đầu phun ra những dòng phún thạch đủ màu. Bầy chim trên bờ trái đua nhau cãi cọ ầm ĩ. Cái gọng vàng của chiếc kính chợt bừng lên, chiếu vào đại kiện tướng. Mặt trời đã mọc.
    Ostap mở mắt, duỗi người, vặn khớp xương kêu răng rắc, làm con thuyền chòng chành.
    - Chào ông Kisa - hắn cố nén cái ngáp, nói - Tôi đến để chào ông, và kể rằng mặt trời đã mọc, rằng không hiểu sao mới sáng ra trời đã nóng như nung...
    - Đến bến tàu rồi - Ippolit báo cáo.
    Ostap lấy cuốn tài liệu địa phương chí ra xem.
    - Chắc đây là Cheboksar. Thử xem nào...
    Chúng tôi chú ý đến một thành phố rất đẹp nằm trên bờ sông. Đó là Cheboksar...
    - Kisa, thành phố này có đẹp thật không?
    Hiện nay Cheboksar có 7702 người dân.
    - Kisa, tôi với ông hãy bỏ phắt cuộc săn tìm kim cương, để tăng dân số Cheboksar lên bảy ngàn bảy trăm lẻ bốn người. Đồng ý chứ? Ép-phê ra phết... Ta sẽ mở một cửa hàng kinh doanh món gì đó và sẽ có những miếng bánh mì thật to... Nào, xem sách viết gì.
    Xây dựng từ năm 1555, thành phố đến nay vẫn còn nguyên mấy nhà thờ rất đẹp. Ngoài các cơ quan hành chính của nước cộng hòa Truvasơ, ở đây có: một khoa công nhân, một trường Đảng, một trường trung học sư phạm, hai trường cấp hai, một nhà bảo tàng, một hội nghiên cứu khoa học và một thư viện. Ở bến tàu Cheboksar và ngoài chợ, ta có thể gặp những người Truvasơ và Treremis qua hình thức nổi bật của họ...
    Nhưng trước khi cặp bến để gặp những người Truvasơ và Treremis, hai người nhìn thấy một vật đang trôi phía trước con thuyền.
    - Ghế! Ostap kêu to - Kisa, chiếc ghế của chúng mình đang trôi kìa.
    Họ cho thuyền bơi lại bên chiếc ghế. Nó đang đung đưa, quay tròn, khi nổi lên, lúc chìm xuống né tránh hai thành viên hợp đồng. Nước chui vào đầy cái bụng rỗng của nó.
    Đây là chiếc ghế đã bị rạch bụng trên tàu "Skriabin" và lúc này đang trôi ra biển Caspi.
    - Chúa thật! - Ostap nói - Lâu lắm mới gặp lại nó. Kisa, ông biết không, chiếc ghế này làm cho tôi nghĩ đến cuộc đời của chúng mình. Chúng mình cũng đang xuôi dòng như nó. Người ta muốn dìm chết ta, ta vẫn ngoi lên, tuy điều đó chẳng làm ai vừa ý. Chả ai yêu thương ta, trừ Bộ luật hình sự, mà bộ luật ấy cũng chẳng thương gì ta. Không ai muốn dính dáng với ta. Giả sử tối qua đám kỳ thủ Vasiuki dìm chết tôi với ông, thì người ta chỉ còn biết về tôi với ông qua biên bản khám nghiệm tử thi: "Cả hai cái xác đều nằm, đầu chỉ hướng tây bắc, chân chỉ hướng đông nam. Trên người có nhiều vết thương có lẽ bị đánh bằng vật không nhọn". Chắc bọn Vasiuki sẽ dùng bàn cờ để đập chúng mình. Cái bàn cờ là vật không nhọn mà... Cái xác thứ nhất là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, mặc chiếc áo vét rách rưới, quần dài và ủng đều tã. Trong túi áo khoác có thẻ căn cước mang tên Konđrat Karlovich Mikhelson... Đấy, người ta sẽ viết về ông như thế đấy, Kisa ạ...
    - Thế còn anh thì sao? - Ippolit giận dữ hỏi.
    - Ồ! Về tôi họ sẽ viết khác hẳn. Đại loại như sau: "Cái xác thứ hai là của một thanh niên khoảng hai mươi bảy tuổi. Người này đã yêu và đã đau khổ. Anh ta yêu tiền và đau khổ vì thiếu tiền. Cái đầu anh ta có vầng trán cao, với vài món tóc đen nhánh xõa xuống trán, hướng mặt về phía mặt trời. Hai bàn chân tuyệt đẹp của anh ta, đi cỡ giày bốn mươi hai, hướng về phía bắc cực quang. Xác được che bằng bộ quần áo trắng sạch bong, trên ngực đeo một cái đàn hạc bằng vàng có khảm ngọc trai và một câu trong bản tình ca 'Vĩnh biệt quê mới'. Người thanh niên này làm nghề khắc nóng trên gỗ, xét qua tấm thẻ căn cước tìm thấy trong túi áo, cấp ngày 23 tháng tám năm 1924, No 86/1562 tại xưởng thủ công 'Pegas và Parnas'". Và ông Kisa ạ, tôi sẽ được chôn cất tử tế, có dàn nhạc hẳn hoi, có điếu văn, và trên bia mộ sẽ đề: "Nơi đây yên nghỉ cán bộ kỹ thuật nhiệt Ostap-Suleiman-Berta-Maria Benđer Bei, mà người cha là một công dân quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ khi chết đi không để lại cho cậu con trai Ostap-Suleiman của mình chút tài sản gì. Mẹ của anh thanh niên quá cố là bá tước và vốn sinh sống bằng thu nhập không chính đáng".
    Vừa nói chuyện như thế, chiếc thuyền của hai người đã cặp vào bờ Cheboksar.
    Buổi tối, sau khi tăng thêm năm rúp vào lưng vốn nhờ bán chiếc thuyền thuê ở Vasiuki, hai người xuống chiếc tàu thủy "Uritski" để đi Stalingrat, với dự kiến sẽ đến đó trước nhà hát Kolumbo vì tàu "Skriabin" chạy rất chậm.
    "Skriabin" tới Stalingrat vào đầu tháng bảy. Hai nhân vật của ta ra nấp ở các kiện hàng trên bến và đón chờ nó. Trước khi lên bờ, người ta tổ chức một cuộc quay số có thưởng rất lớn dưới tàu.
    Phải chờ gần bốn giờ đồng hồ mới thấy ba cái ghế. Đầu tiên các diễn viên nhà hát Kolumbo và các nhân viên quay số lên bờ trước. Khuôn mặt Persitski nổi bật trong đám họ.
    Ngồi ở chỗ phục kích, hai thành viên hợp đồng nghe rõ tiếng ông ta nói:
    - Vâng, tôi đi Mátxcơva tức khắc! Tôi đã đánh đi một bức điện! Và các bạn có biết nội dung thế nào không? "Vui với tất cả". Mặc họ đoán già đoán non!
    Sau đó Persitski leo lên một chiếc ô tô cũ (ông ta đã đi vòng quanh xe xem xét và sờ mó vào hộp tản nhiệt thật kỹ). Chiếc xe chạy đi và không rõ vì sao người ta tiễn nó bằng tiếng "u-ra".
    Sau khi cái máy nén thủy lực được đưa lên bờ, người ta bắt đầu chuyển các dụng cụ trang trí của nhà hát Kolumbo. Lúc ba chiếc ghế được bưng ra, trời đã nhá nhem tối. Người ta chất tất cả đồ đạc lên năm cái xe và vui vẻ phóng thẳng đến ga xe lửa.
    - Hình như họ không biểu diễn ở Stalingrat, - Ippolit nói.
    Điều đó khiến Ostap lo ngại.
    - Phải bám theo họ - hắn quyết định - mà tiền đâu mua vé bây giờ? Thôi, ta cứ đi ra ga, sau hãy hay.
    Tới ga, mới biết rằng nhà hát đi Piatigorak qua ngả Tikhoretskaia - Nước khoáng. Hai thành viên hợp đồng chỉ đủ tiền mua một chiếc vé.
    - Ông có biết cách đi tàu lậu vé không? - Ostap hỏi Ippolit.
    - Để tôi thử xem vậy - Ippolit lưỡng lự trả lời.
    - Quỷ tha ông đi! Tốt hơn là ông chớ có thử! Tôi tha cho ông lần này nữa. Vậy là tôi phải đi trốn vé.
    Một chiếc vé ở toa ghế cứng được mua cho Ippolit. Ông ta đáp tàu tới ga "Nước khoáng" của tuyến đường sắt Bắc Cápcadơ, một nhà ga bày nhiều chậu cây trúc đào, cố không chạm trán với các diễn viên nhà hát Kolumbo lúc họ xuống ga, và bắt đầu đi tìm Ostap.
    Nhà hát đã chuyển tàu đi Piatigorak bao nhiêu lâu rồi mà vẫn chưa thấy bóng dáng Ostap đâu cả. Mãi chiều tối hắn mới tới và thấy Ippolit đang ở trong trạng thái cực kỳ hoang mang.
    - Anh ở đâu vậy? - vị đô thống rên lên - Tôi đến là khổ sở!
    - Ông khổ sở vì được ung dung đáp tàu với chiếc vé trong túi hả? Còn tôi sướng lắm phải không? Vậy là không phải tôi bị người ta đuổi khỏi chuyến tàu của ông ở ga Tikhoretskaia chăng? Vậy là không phải tôi bị ngồi ở ga đó suốt ba tiếng đồng hồ như một thằng ngốc, chờ chuyến tàu hàng chở toàn vỏ chai nước khoáng chắc? Ông là con lợn, ông đô thống ạ! Nhà hát đâu rồi?
    - Họ đã đi Piatigorak
    - Thì ta đi thôi. Tôi đã kiếm được ba rúp dọc đường. Tuy không nhiều nhặn gì, nhưng cũng đủ để mua vé và uống nước để cầm hơi.
    Chuyến tàu chở khách đi nghỉ cuối tuần sau năm mươi phút đã đưa hai nhân vật của chúng ta đến Piatigorak. Họ đi ngang qua Zmeika và Beshtau tới chân núi Mashuk.

  9. #38
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 36: THẮNG CẢNH VŨNG NƯỚC XANH
    Suổi tối chủ nhật. Tất cả đều sạch sẽ như được gột rửa. Ngay núi Mashuk với nhiều bụi cây và rừng thưa, cũng như được chải chuốt cẩn thận và toát ra hương thơm man mác.
    Những cái quần trắng đủ kiểu loại, may bằng các thứ hàng khác nhau, với độ dày mỏng khác nhau, cứ nối nhau qua lại trên cái sân ga nhỏ xíu. Dân ở đây đi săng-đan và mặc áo sơ mi ital. Hai nhân vật của chúng ta thì đi loại ủng nặng nề, bẩn thỉu, mặc quần nhem nhuốc, áo gi lê nóng nực và áo vét tông còn nực hơn nữa, trông rất xa lạ giữa đám đông. Trong đám con gái lũ lượt đổ về đây nghỉ mát, với đủ kiểu quần áo bằng vải xita mỏng như thế nổi lên bộ cánh trắng cực kỳ lịch sự của vị nữ trưởng ga.
    Tất cả những người tới đây đều ngạc nhiên vì trưởng ga lại là nữ. Mấy món tóc len ra ngoài vành mũ đỏ trông đến là duyên. Trên người nữ trưởng ga là chiếc áo kitel trắng và cái váy cũng trắng muốt.
    Sau khi ngắm chán chê vị nữ trưởng ga, đọc tờ áp-phích vừa dán về chuyến đi biểu diễn của nhà hát Kolumbo tại Platigorak và uống hai ly nước suối hết mười côpếch, hai nhân vật của chúng ta đáp chuyến tàu điện chạy tuyến Nhà Ga - Vườn Hoa để vào trung tâm Piatigosak. Vào Vườn Hoa phải trả mười côpếch.
    Ở Vườn Hoa có rất nhiều tiếng nhạc, nhiều con người vui nhộn và rất ít hoa. Dàn nhạc giao hưởng đang chơi bản nhạc "Điệu vũ của loài muỗi". Ở nhà bảo tàng Lermontov có bán nước suối. Nước suối được bán tại các quầy và ở khắp mọi nơi.
    Chẳng ai để ý đến hai kẻ bẩn thỉu đi săn tìm kim cương.
    - Kisa, chúng mình quá xa lạ ở nơi ăn chơi phè phỡn này.
    Đêm đầu tiên ở khu nghỉ mát, hai người nằm ngủ cạnh nguồn suối nước khoáng.
    Ở Piatigosak, khi nhà hát Kolumbo biểu diễn buổi thứ ba vở "Cuộc hôn nhân" của mình trước công chúng thành phố, hai nhân vật của chúng ta mới nhận thức rõ toàn bộ sự khó khăn của việc săn tìm kho báu. Họ không thể lọt vào sân khấu như dự tính lúc trước. Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zankinđ nằm ngủ ngay sau cánh gà, vì sự ăn kiêng không cho phép tốp nhạc công này sống ở khách sạn.
    Ngày nọ qua ngày kia, và hai thành viên hợp đồng kiệt sức dần vì phải ngủ ở nơi Lermontov xưa kia từng đấu súng và phải xách thuê hành lý cho dân du lịch hạng trung để lấy tiền sinh sống.
    Đến ngày thứ sáu, Ostap làm quen được với thợ điện Mechnikov, người phụ trách máy ép thủy lực. Dạo này, vì không còn tiền uống rượu, ngày nào cũng chỉ ngà ngà say nước suối khoáng, Mechnikov lâm vào tình thế đáng sợ và, theo quan sát của Ostap, cứ phải đem một vài thứ đồ lề của nhà hát ra chợ bán. Sự thỏa thuận cuối cùng diễn ra vào lúc bình minh bên nguồn suối khoáng. Thợ điện Mechnikov gọi Ostap là chú em và đồng ý.
    - Xong - bác ta nói - bao giờ cũng xong, chú em ạ. Xong ngay tắp lự.
    Ostap hiểu ngay rằng bác thợ điện vào loại tay tổ.
    Hai bên thỏa thuận nhìn vào mắt nhau, ôm nhau, vỗ vỗ vào lưng nhau và cười tử tế.
    - Này - Ostap nói - xong toàn bộ việc ấy tôi xin biếu bác một chục!
    - Ồ chú em! - tay tổ ngạc nhiên. - Toa làm moa giận đấy. Moa là kẻ nghiện nước trắng mà.
    - Thế bác muốn bao nhiêu?
    - Nửa bách đi. Tài sản quốc gia. Mà moa lại là dân ghiền.
    - Thôi, bác nhận hai chục thôi, được không? Nhìn mắt bác tôi biết là bác đã đồng ý.
    - Đồng ý là sản phẩm của sự thỏa thuận hoàn toàn giữa cả hai bên.
    - Nó nói hay chưa, đồ chó. - Ostap ghé tai Ippolit nói nhỏ - Ông hãy lắng nghe mà học tập nó.
    - Vậy bao giờ bác đem ghế lại?
    - Có tiền thì có ghế.
    - Nhất trí - Ostap trả lời không cần suy nghĩ.
    - Phải ứng trước - tay tổ tuyên bố - tối nay đưa tiền, sáng mai có ghế, hoặc, sáng tiền, tối ghế.
    - Nếu hôm nay trao ghế, sáng mai trả tiền thì có hơn không? - Ostap thử mặc cả.
    - Moa là dân ghiền mà, chú em. Điều kiện như thế nghe không thuận tai.
    - Nhưng phải sáng mai tôi mới ra bưu điện lĩnh tiền được kia - Ostap nói.
    - Vậy thì lúc ấy ta sẽ nói chuyện với nhau - lão thợ điện ngang bướng kết luận - còn bây giờ thì tạm biệt hai vị, moa đi đây, cái máy ép của moa luôn đòi hỏi người trông nom. Simbievich nó gớm lắm. Sức moa đã yếu, mà chỉ uống nước suối không thì sống sao được?
    Và Mechnikov bỏ đi trong ánh nắng ban mai rọi vào người lão ta.
    Ostap nghiêm nghị nhìn Ippolit, nói:
    - Thời gian mà chúng ta đang có chính là khoản tiền mà chúng ta không có. Ta phải hành động thôi. Trước mắt ta là một trăm năm mươi ngàn rúp không hào không xu. Chỉ cần có hai mươi rúp là đống tiền kia vào tay chúng ta. Giờ thì phương tiện gì cũng đều là tốt. Được ăn cả, ngã về không.
    Ostap trầm ngâm đi quanh Ippolit một vòng.
    - Ông hãy cởi áo vét ra, lẹ lên - đột nhiên hắn nói.
    Cầm lấy cái áo trước con mắt ngạc nhiên của Ippolit, hắn ném ngay xuống đất và dùng gót giày bẩn thỉu chà đạp lên.
    - Anh làm gì thế? - Ippolit cao giọng - Cái áo này tôi mặc đã mười lăm năm nay mà vẫn mới nguyên.
    - Đừng lo! Nó sắp sửa hết mới rồi! Đưa mũ đây! Bây giờ ông hãy vẩy nước vào quần và trát bụi đất vào đó! Nhanh lên!
    Mấy phút sau, Ippolit trở thành một kẻ lem luốc dễ sợ.
    - Bây giờ thì ông đã có đầy đủ khả năng để kiếm tiền bằng lao động chân chính.
    - Tôi phải làm gì đây? - Ippolit dở khóc dở mếu, hỏi.
    - Tôi hy vọng ông biết tiếng Pháp chứ?
    - Hỏng quá, chỉ trong chương trình trung học ngày xưa.
    - H... ừm! Thì sử dụng vốn liếng ấy cũng được. Liệu ông có thể nói nổi bằng tiếng Pháp câu sau đây không: "Các ngài ơi, đã sáu ngày nay con không được ăn miếng gì..."?
    - Mơxiơ... - Ippolit ấp a ấp úng - mơxiơ, hưm, hưm, giơ nơ, hình như giơ nơ măng-giơ pa... sáu, gì nhỉ, oong, đơ, troa, cát, xanh,... sít... sít giua. Nghĩa là giơ nơ măng-giơ pa sít giua.
    - Phát âm của ông chán mớ đời! Nhưng cũng chả đòi hỏi gì hơn ở kẻ ăn mày được nữa! Đương nhiên kẻ ăn xin ở nước Nga châu Âu phải nói tiếng Pháp tồi hơn Milleran. Này, thế ông biết tiếng Đức đến trình độ nào, Kisa?
    - Tôi cần tất cả các trò này để làm gì? - Ippolit ngơ ngác.
    - Để - Ostap nói cứng rắn - bây giờ ông đến Vườn Hoa, đứng dưới bóng cây và dùng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga mà xin ăn, viện cớ ông nguyên là ủy viên Đuma thuộc phái Kađét. Toàn bộ số tiền xin được sẽ nộp cho lão thợ điện Mechnikov. Ông hiểu chưa?
    Ippolit thay đổi hẳn. Ngực ông ta ưỡn thẳng như cây cầu Đvorsovưi ở Leningrat, mắt tóe lửa, còn hai lỗ mũi thì Ostap thấy hình như đang xả khói. Bộ tia từ từ ngọ ngoạy.
    - Ái chà chà - vua mánh không chút sợ hãi, nói - nhìn ông ta kìa. Không phải là người nữa, mà y như một chú ngựa non.
    Ippolit nói không mấp máy môi:
    - Không đời nào, không đời nào thằng Ippolit thuộc dòng họ Vorobjaninov này chịu ngửa tay ăn xin.
    - Thì chết thẳng cẳng, đồ con lừa! - Ostap rít lên - Ông chưa bao giờ ngửa tay ăn xin thật chứ?
    - Chưa bao giờ.
    - Giỏi quá nhỉ! Ba tháng nay hắn ăn bám vào tôi. Ba tháng nay tôi cho hắn ăn uống, dạy dỗ hắn, bây giờ cái giống ký sinh trùng ấy còn mở miệng tuyên bố rằng hắn... Được lắm, ông bạn ạ, thế là đủ rồi! Cho phép ông lựa chọn: hoặc ngay bây giờ ông phải đến Vườn Hoa và tối nay mang mười rúp về đây, hoặc tôi sẽ gạch tên ông ra khỏi danh sách cổ đông tham gia hợp đồng. Tôi sẽ đếm đến năm. Có chịu hay không? Một...
    - Chịu - Ippolit lắp bắp.
    - Thế thì nhắc lại câu ăn xin đi.
    - Mơxiơ, giơ nơ măng-giơ pa sít giua. Heben di mia bit te ết vat côpếch a-úp đem stus brot. Xin các ông các bà bố thí đôi chút cho kẻ nguyên nghị viên viện Đuma này.
    - Nhắc lại! Nói cho thảm thiết hơn!
    Ippolit nhắc lại.
    - Được đấy. Ông có tài bẩm sinh đi ăn mày đó. Giờ thì đi đi. Hẹn nửa đêm gặp nhau ở đây. Và nhớ rằng không phải hò hẹn để tình tự đâu nhé, vì ăn xin buổi tối dễ được người ta bố thí hơn.
    - Còn anh đi đâu? - Ippolit hỏi.
    - Ông khỏi lo. Bao giờ tôi cũng nhận hành động ở nơi gay go nhất.
    Đôi bên chia tay nhau.
    Ostap chạy đến ki-ốt bán giấy, dùng đồng mười côpếch cuối cùng mua một cuốn hóa đơn, rồi ngồi trên ghế đá gần một giờ để đánh số thứ tự và ký tên trên từng tờ hóa đơn một.
    - Phải làm cho có hệ thống tử tế. - hắn lẩm bẩm - mỗi xe của nhà nước đều được ghi sổ kế toán hẳn hoi.
    Vua mánh rảo bước trên con đường chạy quanh núi Mashuk dẫn đến chỗ nhà thơ Lermontov đấu súng với Martysov, ngang qua các dãy nhà an dưỡng. Nhiều chiếc xe buýt và xe ngựa vượt lên trước hắn. Hắn tới một địa điểm gọi là Proval - nơi núi sụt.
    Một cái hành lang nhỏ đục qua đá dẫn vào một nơi núi sụt hình nón. Hết hành lang tới một cái ban công nhỏ, đứng ở đây có thể nhìn thấy dưới đáy hố sụt một vũng nước hôi màu xanh lục. Nơi này được coi là một thắng cảnh của Piatigosak, cho nên hàng ngày có khá nhiều tốp tham quan và dân du lịch tới thăm.
    Ostap đã hiểu ngay rằng địa điểm này, đối với một người không có thành kiến, có thể là một nguồn thu nhập.
    "Quái lạ - Ostap suy ngẫm - tại sao đến nay thành phố vẫn không nghĩ ra sáng kiến thu của khách đến thăm Proval mỗi người mười côpếch vào cửa? Hình như đây là nơi duy nhất mà thành phố Piatigosak cho dân du lịch đến xem không thu tiền lệ phí. Mình sẽ xóa vết nhơ này khỏi bộ mặt danh giá của thành phố, mình sẽ sửa chữa thiếu sót đó."
    Và Ostap đã hành động theo sự gợi ý của lý trí, của bản năng lành mạnh và của tình thế hiện tại.
    Hắn đứng ở lối vào Proval, vẩy vẩy quyển hóa đơn trong tay và thỉnh thoảng kêu to:
    - Mua vé, bà con ơi! Mười côpếch! Trẻ em và bộ đội được miễn! Sinh viên - năm côpếch! Ai không phải là đoàn viên công đoàn thì phải trả ba chục côpếch.
    Ostap đánh trúng tâm lý. Dân Piatigosak chả ai đến Proval, còn muốn móc túi mười côpếch của mỗi người du lịch xô viết về khoản lệ phí vào cửa nào đó thì chẳng có gì khó. Đến khoảng năm giờ chiều đã thu được sáu bảy rúp. Đóng góp cho khoản ấy là những người không phải đoàn viên công đoàn, ở thành phố này thiếu gì họ. Ai vào cửa cũng sẵn sàng bỏ ra đồng mười côpếch. Một anh chàng du lịch hồng hào nhìn Ostap, đắc thắng bảo vợ:
    - Em thấy chưa, Tania, hôm qua anh bảo em thế nào nhỉ? Thế mà em cứ cãi rằng ở Proval không phải mua vé vào cửa. Làm gì có chuyện đó, phải không đồng chí bán vé?
    - Tuyệt đối đúng - Ostap xác nhận - Làm gì có chuyện vào xem không mất tiền. Đoàn viên công đoàn trả mười côpếch, không phải đoàn viên thì phải trả ba mươi côpếch.
    Gần tối, có hai chiếc cam nhông chở một tốp chiến sĩ công an Khác-cốp chạy đến Proval. Ostap hoảng hốt, đã định giả vờ sắm vai một người du lịch vô tư nhưng các chiến sĩ công an rụt rè tụ tập xung quanh vua mánh đông đến nỗi không còn đường rút nữa. Ostap đành nói to, giọng khá chững chạc:
    - Đoàn viên công đoàn phải trả mười côpếch, nhưng vì anh em công an thuộc loại sinh viên và trẻ em, nên chỉ phải trả năm côpếch một người.
    Anh em công an trả tiền và tế nhị hỏi xem người ta thu năm côpếch của họ để làm gì.
    - Để đại tu khu vực núi sụt - Ostap trâng tráo đáp - để nó khỏi bị sụt thêm.
    Trong lúc Ostap khôn khéo hành nghề tại thắng cảnh vũng nước xanh, thì Ippolit cúi gập lưng đứng dưới một gốc cây keo, xấu hổ gầm mặt xuống không dám nhìn những người đi dạo, miệng nhai đi nhai lại mấy câu được giao:
    - Mơxiơ, giơ nơ măng-giơ pa... Heben di mia bit te... Hãy bố thí cho nguyên lão nghị viên viện Đuma một chút gì...
    Người ta cũng quẳng cho vài côpếch gì đó, tuy là ít, nhưng rất miễn cưỡng. Dầu sao, nhờ lối phát âm chữ "măng-giơ" đặc giọng Pari và nhờ đem hoàn cảnh đáng thương của nguyên lão nghị viên viện Đuma để làm mủi lòng mọi người, mà Ippolit đã kiếm được khoảng ba rúp.
    Dưới chân những khách dạo chơi, sỏi kêu lạo xạo. Dàn nhạc chốc chốc lại chơi bài của Straus, của Brams và của Grig. Đám đông vui vẻ trò chuyện, lướt qua chỗ ngài đô thống già và sau đó quay trở lại. Bóng hình Lermontov mờ mờ ảo ảo như ẩn hiện trên đầu những người đang đứng ăn món masomi ở hiên căng tin. Mùi nước hoa và nước suối thoang thoảng.
    - Xin hãy bố thí chút ít cho nguyên lão nghị viên viện Đuma - Ippolit lầm bầm.
    - Này ông lão, quả thật ông là nghị viên viện Đuma hả? - tiếng ai đó oang oang ngay bên tai Ippolit - Ông từng dự các kỳ họp của viện Đuma thật hả? Chao! Chao! Nhất hạng! Nhất hạng!
    Ippolit ngẩng mặt lên và sờ sững. Trước mặt ông ta là Avessal Vlađimirovich Iznurenkov đang nhảy choi choi như một con chim sẻ. Nhà hài hước đã thay cái áo vét nâu bằng áo màu trắng và chiếc quần cộc màu xám. Ông đang rất vui vẻ và có lúc nhảy cao đến nửa mét cách mặt đất. Iznurenkov không nhận ra Ippolit nên cứ liên tục hỏi luôn miệng"
    - Này, ông quả thật đã gặp Rođzunko à? Có đúng là Purishkevich hói đầu không? Chao! Chao! Đề tài này hết ý! Nhất hạng.
    Vừa nhảy choi choi, Iznurenkov vừa nhét ba rúp vào tay vị đô thống luống cuống, rồi chạy đi. Nhưng ở khu vực Vườn Hoa còn thấp thoáng hồi lâu cặp chân mập mạp của ông ta và tiếng nói oang oang cứ như từ trên cây rót xuống:
    - Chao! Chao! "Người đẹp ơi, đừng hát, những câu hát Grudi!" Chao! Chao! "Bài ca buồn da diết, nhắc nhở ta cuộc đời, và bến bờ xa xôi!..." 1 Chao! "Sáng sáng nàng lại mỉm cười!" Nhất, nhất hạng!
    Ippolit tiếp tục đứng cúi gằm mặt xuống đất. Đứng như thế thật uổng, vì không nhìn thấy nhiều điều.
    Trong bóng tối kỳ lạ của màn đêm buông xuống Piatigosak, có một đôi nam nữ đang đi dạo trong công viên, trên con đường hai bên trồng cây. Đấy là Elloska Sukin và anh chồng ngoan ngoãn Ernest Pavlovich Sukin (anh này đã quay về làm lành với vợ). Chuyến đi du lịch đến vùng suối khoáng này là nỗ lực cuối cùng trong cuộc đua tranh gay go với con gái nhà tỷ phú Mỹ Vanđerbilđ. Cô gái Mỹ cách đây ít lâu đã quyết định dùng chiếc thuyền buồm riêng của mình đi ra đảo Sanđvichev du ngoạn.
    - Ô hô! - tiếng nói vang lên trong cảnh yên tĩnh của đêm tối. - Nổi quá, Ernestulia! Tu-uy-ệ-t!
    Ở căng tin chan hòa ánh sáng, gã ăn cắp vặt Alkhen đang ngồi với vợ mình là Sashken. Hai má chị ta vẫn được trang điểm những bím tóc kiểu Nikolaev như cũ. Alkhen ngượng nghịu ăn món thịt nướng, nhắm với rượu Kakhentia 2 No2 còn Sashken thì vừa ngồi mân me các bím tóc, vừa đợi món cá tầm đã đặt mua.
    Sau khi giải thể nhà dưỡng lão số 2 (và bán đi tất cả mọi thứ kể cả được mũ vải tualđenor của người cấp dưỡng và khẩu hiệu "Nhai kỹ thức ăn là bạn giúp đỡ xã hội"), Alkhen quyết định đi nghỉ và du ngoạn ít lâu. Số phận lần này lại cứu tên bợm no nê đó. Sáng nay hắn đã định đến thắng cảnh Proval, nhưng chưa kịp đi. Sự ngẫu nhiên đã cứu hắn. Nếu không chắc chắn Ostap phải moi được của gã chủ nhiệm e lệ ấy không dưới ba chục rúp.
    Ippolit chỉ trở về nguồn suối khi các nhạc công đã thu dọn dụng cụ của mình, công chúng đã giải tán và chỉ còn những cặp trai gái thở hổn hển trong công viên "Vườn Hoa".
    - Được bao nhiêu? - Ostap hỏi khi thấy cái dáng còng còng của ngài đô thống xuất hiện bên nguồn suối.
    - Bảy rúp hai mươi chín côpếch. Ba rúp tiền giấy. Còn lại là tiền xu bằng đồng và bạc.
    - Ngày đầu tiên như thế là khá lắm! Bằng lương của một cán bộ tầm cỡ! Ông thật đáng yêu, Kisa ạ! Nhưng tôi muốn biết cái thằng ngu nào lại đưa cho ông những ba rúp thế? Hay là ông phải thối lại khi họ đưa tiền chẵn?
    - Iznurenkov cho đấy.
    - Thật ư? Avessal Imurenkov? Chà, cái thằng cha ấy! Ông nói chuyện với nó à? Nó không nhận ra ông hay sao?
    - Lão ta hỏi về viện Đuma! Và cười ha hả!
    - Thấy chưa ngài đô thống, làm kẻ ăn xin chẳng đến nỗi nào, nhất là khi có học vấn và biết cách hạ giọng! Thế mà ban đầu ông còn định khước từ. Mà thôi, tôi cũng không bỏ phí thời gian vô ích đâu. Mười lăm rúp cơ đấy. Cộng lại với ông, quá đủ.
    Sáng hôm sau Mechnikov nhận tiền và buổi tối vác hai chiếc ghế đến. Chiếc thứ ba, theo lão nói, không thể lấy được, vì tốp nhạc công dùng làm bàn đánh bạc với nhau.
    Để thật an toàn, hai nhân vật của chúng ta đem ghế lên gần đỉnh núi Mashuk.
    Ở phía dưới, thành phố Piatigosak là một quầng sáng bất động nhờ vô số ánh đèn. Xa hơn nữa là bản Goriachevođa - bản Nước Nóng - ánh sáng ở đấy mờ hơn. Còn phía chân trời là thị trấn Kislovosk nổi lên thành hai đường chấm chấm song song với nhau.
    Ostap ngẩng mặt lên bầu trời đầy sao và rút từ trong túi ra chiếc kìm dẹt mà bạn đọc đã biết.
    Chú thích
    1.Mấy câu thơ mở đầu bài thơ "Người đẹp ơi, đừng hát" của Puskin.
    2.Một tỉnh ở phía đông Grudia.

  10. #39
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 37: DƯỚI NHỮNG ĐÁM MÂY
    Ba ngày sau cuộc trao đổi tiền - ghế giữa hai nhân vật của chúng ta với thợ điện Mechnikov, nhà hát Kolumbo đáp tàu lửa đi qua Makhachkaia và Bacu. Suốt ba ngày đó, không hài lòng về bộ ruột của hai chiếc ghế bị phanh phui trên đỉnh núi Mashuk, Ostap và Ippolit chờ đợi Mechnikov mang đến chiếc ghế thứ ba cũng là chiếc cuối cùng của nhà hát Kolumbo. Nhưng Mechnikov quá khổ sở vì món nước suối, đã quẳng cả hai chục rúp mua rượu vốtca và lâm vào tình trạng bị cấm cung trong sân khấu.
    Biết tin nhà hát đã lên đường, Ostap nói:
    - Tác dụng của suối khoáng thế đấy! Lão thợ điện thật là quân chó má! Từ rày thì kiềng mặt bọn nhân viên nhà hát nhé!
    Ostap có vẻ tất bật hơn trước kia. Khả năng thành công trong vụ săn tìm kho báu đã tăng lên mức cao nhất.
    - Phải có tiền đi Vlađikavkaz - hắn nói - Từ đây mình sẽ đến Tiflis bằng ô tô theo đường Quân đội Grudia. Cảnh vật ở đấy hết sức hữu tình! Thiên nhiên hùng vĩ! Không khí vùng núi cứ gọi là khỏi phải chê! Và kết quả là một trăm năm chục ngàn rúp không hào không xu. Vụ này cần được tiếp tục.
    Nhưng lên tàu rời khỏi Piatigosak không phải dễ. Ippolit không biết cách đi tàu lậu vé, thành thử mọi cố gắng của ông ta nhằm lên tàu đều uổng công vô ích. Ông đành sắm vai cựu thanh tra học đường ra đứng ăn xin ở "Vườn Hoa". Kết quả chẳng là bao. Sau mười hai giờ đồng hồ lao động nặng nhọc và nhục nhã, chỉ được bố thí hai rúp. Tuy nhiên số tiền ít ỏi ấy cũng đủ để mua vé đi Vlađikavkaz. Còn Ostap thì đi lậu.
    Đến ga Beslan, Ostap bị đuổi xuống. Vua mánh đã chạy theo đoàn tàu đến năm cây số, vừa chạy vừa giơ nắm đấm dọa Ippolit là kẻ chẳng có tội tình gì.
    Sau đó Ostap nhảy lên được bậc toa của một chuyến tàu chạy chầm chậm về phía dãy núi Kavkaz. Đứng ở đó Ostap tha hồ tò mò đưa mắt ngắm toàn cảnh dãy núi Kavkaz trải rộng trước mặt hắn.
    Lúc ấy chừng hơn ba giờ sáng. Các đỉnh núi trọc đã hồng lên ánh bình minh. Ostap không thích núi non.
    - Toàn chóp nhọn là chóp nhọn - hắn nói - Đẹp man rợ. Chả ra cái đếch gì.
    Cạnh ga Vlađikavkaz, một chiếc xe buýt của công ty công nghệ phẩm Zakavkaz mở rộng cửa chờ khách và có tiếng chào mời dịu dàng:
    - Ai muốn đi trên con đường Quân đội Grudia, chúng tôi xin chở giúp không lấy tiền.
    - Đi đâu thế, Kisa? - Ostap nói - Lên xe buýt kia mà. Không mất tiền, tội gì không đi.
    Khi xe buýt chạy đến văn phòng công ty công nghệ phẩm để hành khách đăng ký vé đi tiếp, Ostap không vội làm việc đó. Hắn giả vờ mải trò chuyện với Ippolit, mải ngắm đỉnh núi Stolovaia ôm mây và nhanh chóng lẩn mất.
    Họ phải ngồi ở Vlađikavkaz mấy ngày. Nhưng mọi cố gắng xoay tiền để đi xe vượt con đường Quân đội Grudia hoặc hoàn toàn không đem lại kết quả, hoặc chỉ đủ mua đồ ăn. Ý đồ móc túi mỗi công dân mười côpếch mới cho họ ngắm cảnh dãy núi Kavkaz là không thực tế, vì dãy núi này quá cao và quá rõ, chả phải qua cửa nào. Về dòng sông Terek chảy qua cửa "Trek" thì thành phố đã thu tiền vé vào xem của khách mà không cần nhờ sự giúp đỡ của Ostap. Ippolit đi ăn mày hai ngày chỉ được có ba mươi côpếch.
    - Thôi đủ rồi - Ostap nói - chỉ còn một lối thoát là cuốc bộ đến Tiflis. Trong năm ngày chúng mình sẽ đi được ba trăm cây số. Không sao, ta sẽ được thưởng thức phong cảnh hữu tình và không khí trong lành của vùng núi, ông bạn thân mến ạ!... Chỉ cần tiền mua bánh mì và món Kolbasa. Ông có thể thêm vào vốn từ ăn xin vài câu tiếng Italia, câu gì cũng được, miễn là đến tối ông phải mang về đây ít nhất hai rúp! Trưa nay chúng ta sẽ nhịn, đồng chí thân mến ạ! Than ôi! Khả năng thành đạt sao mà ít ỏi!...
    Sớm hôm sau họ vượt qua chiếc cầu nhỏ bắc ngang sông Terek, vòng quanh khu doanh trại quân đội và tiến sâu vào một thung lũng xanh tươi - con đường Quân đội Grudia chạy trên thung lũng này.
    - Chúng mình gặp may đấy, ông Kisa ạ - Ostap nói - đêm qua mưa nên bây giờ khỏi phải nuốt bụi. Ông hãy hít không khí trong lành cho thật căng lồng ngực vào. Hãy hát lên. Hãy nhớ lại những bài thơ Kavkaz. Hãy tươi tỉnh một chút!
    Nhưng Ippolit không hát và không nhớ lại các vần thơ. Đường lên dốc. Những đêm ngủ ngoài trời gợi nhớ đến cái đau trẹo sườn, cái mỏi nhừ dưới chân, còn món Kolbasa dỏm thì thà không ăn còn hơn. Ippolit bước đi không vững, tay ôm chiếc bánh mì gối nặng năm funt bọc trong tờ báo Vlađikavkaz, chân bên trái gần như phải lết.
    Lại đi bộ! Lần này đến Tiflis, lần này đi trên con đường đẹp nhất thế giới. Ippolit chẳng thiết gì nữa. Ông ta không nhìn ngắm xung quanh như Ostap. Ông ta hoàn toàn chẳng buồn để ý tới dòng sông Terek đang bắt đầu chảy như thác dưới đáy thung lũng. Và chỉ những đỉnh núi đóng băng lấp lánh ánh mặt trời mới làm cho ông ta lờ mờ thấy lúc thì giống các viên kim cương, lúc thì như những cái quan tài trang trí đẹp nhất của lão thợ Bejentruc.
    Từ Balta trở đi con đường đi vào khe núi hẹp, men giữa những khối đá đen thẳng đứng. Con đường xoắn ốc lên trên, và buổi tối hôm đó hai người đã lên tới trạm Lara, ở độ cao một ngàn mét so với mặt biển.
    Họ ngủ đêm trong một tiệm ăn nghèo, không phải trả tiền trọ, thậm chí còn được cho mỗi người một cốc sữa vì đã làm cho ông chủ tiệm và khách của ông ta thích thú bằng các trò ảo thuật cờ bạc.
    Sáng hôm sau trời đẹp đến nỗi Ippolit tỉnh người ra vì không khí vùng núi, bước đi tươi tỉnh hơn ngày hôm qua. Ngay sau trạm Lara nổi lên bức thành hùng vĩ của dãy núi Bokovoi. Lũng sông Terek khép lại thành một vùng rất hẹp. Phong cảnh kém xanh tươi dần, còn các chữ viết trên các tảng đá thì nhiều vô kể. Ở chỗ các tảng đá chìa ra, gần như đè bẹp dòng chảy của Terek, nơi chiếc cầu bắc qua sông chỉ dài chừng mươi xagien 1, hai nhân vật của chúng ta thấy nhiều chữ đề trên các tảng đá đến nỗi Ostap quên cả cảnh tượng hùng vĩ của khe núi Đarial, hét to lên cố át đi tiếng nước chảy ầm ầm của dòng Terek.
    - Những con người vĩ đại thay! Ngài đô thống hãy nhìn kìa. Ông thấy chưa, Kisa? Chỗ cao hơn đám mây và thấp hơn con chim ưng một chút kia kìa! Dòng chữ "Kolia và Mika, tháng 7 năm 1914". Một cảnh tượng khó quên! Ông hãy lưu ý cách trình bày đầy tính nghệ thuật! Mỗi chữ cái cao một mét và được viết bằng sơn dầu hẳn hoi! Hỡi Kolia và Mika, hiện giờ các vị ở đâu? Ông Kisa này - Ostap nói tiếp - chúng mình cũng nên lưu danh muôn thuở ở đây đi. Mình phải đè đầu lão Mika xuống. Tôi có mang theo cục phấn đây! Bây giờ tôi sẽ leo lên viết mấy chữ "Kisa và Osia đã từng ở đây".
    Và chẳng cần suy nghĩ, Ostap đặt ngay món Kolbasa dự trữ xuống cạnh bức tường ngăn cách con đường với vực sông Terek sôi sục ở bên dưới, bắt đầu leo lên tảng đá.
    Ippolit lúc đầu theo dõi vua mánh leo lên cao, nhưng sau đó ông ta quay lại ngắm nhìn cái nền của lâu đài Tamara còn lưu dấu vết trên một phiến đá giống hình răng ngựa.
    Lúc ấy, cách đấy ba kilômét, từ phía Ippolit, cha Fêđor tiến vào khe núi Đarial. Cha bước đều chân như một người lính, cặp mắt kim cương quả quyết nhìn thẳng về phía trước, tay chống một chiếc ba-toong.
    Với số tiền cuối cùng, cha Fêđor đáp xe đến Tiflis và bây giờ đang cuốc bộ trở về thị trấn quê hương, vừa đi vừa ăn xin dọc đường. Khi qua đèo Cây Thập tự (cao 2345 mét so với mặt biển) cha bị một con chim ưng sà xuống mổ. Cha phải dùng ba-toong xua đuổi con chim dữ để đi tiếp.
    Cha đi, mây vờn quanh người cha, miệng cha lẩm bẩm:
    - Không phải mưu cầu lợi lộc gì, tôi chỉ làm theo ý muốn của bà vợ đã phái tôi đi!...
    Khoảng cách giữa hai kẻ thù ngắn dần. Sau khi vượt qua một khúc quanh, cha Fêđor tiến thẳng về phía một ông già đeo kính kẹp mũi gọng vàng.
    Khe núi như đổ sụp trước mắt cha Fêđor. Dòng Terek ngừng bặt tiếng gầm ngàn đời của nó.
    Cha Fêđor đã nhận ra Ippolit Vorobjaninov. Sau thất bại khủng khiếp ở Batum, sau khi mọi hy vọng đều sụp đổ, một khả năng mới về sự chiếm đoạt kim cương lại tác động mạnh tới cha Fêđor.
    Cha chộp ngay lấy cái yết hầu lồ lộ của Ippolit, bóp chặt các ngón tay và gầm lên, giọng khản đặc:
    - Mày giấu kho báu của bà mẹ vợ bị mày giết ở đâu?
    Ippolit hoàn toàn bị bất ngờ, không thốt ra được một tiếng, lồi hai mắt ra tới mức chúng gần như chạm vào cái kính kẹp mũi.
    - Nói đi! - cha Fêđor ra lệnh - Xưng tội đi, quân tội lỗi.
    Ippolit cảm thấy nghẹn thở dần.
    Lúc ấy cha Fêđor đang đắc thắng, chợt trông thấy Ostap từ trên tảng đá tụt xuống. Vị giám đốc kỹ thuật vừa tụt vừa hát to:
    Sóng sủi ngầu sủi bọt
    Đập mãi vào đá xám...
    Nỗi sợ hãi ghê gớm bóp nghẹt trái tim cha Fêđor. Tay cha vẫn nắm chặt yết hầu ngài đô thống như một cái máy, nhưng đầu gối cha đã bủn rủn.
    - Ai đấy nhỉ? - Ostap thân ái hỏi to - A, tổ chức cạnh tranh!
    Cha Fêđor không dám chần chừ. Theo bản năng cao quý, cha chộp ngay lấy món Kolbasa và cái bánh mì của đối thủ rồi bỏ chạy.
    - Đồng chí Benđer ơi, hãy giần cho nó một trận! - Ippolit vừa thở hổn hển, vừa gọi.
    - Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!
    Ostap huýt sáo đuổi theo:
    - Chịu - chịu! Kịch chiến trên kim tự tháp, hoặc Benđer đi săn thú! Chạy đi đâu thế, ông bạn hàng? Xin mời ông mua một chiếc ghế đã moi ruột tử tế!
    Cha Fêđor không chịu đựng nổi nỗi gian truân của sự săn đuổi, bèn leo lên một tảng đá dựng đứng. Sức mạnh đẩy cha lên chính là quả tim đang thót lên đến tận cổ và cảm giác buồn buồn dưới gót chân, một cảm giác chỉ những thằng hèn mới biết. Hai chân tự nó tách khỏi mặt đá hoa cương và nâng chủ của nó lên cao.
    - U-u-u! - Ostap đứng dưới hét. Bắt lấy nó!
    - Nó cướp mất thức ăn của ta rồi! - Ippolit gào to, chạy đến chỗ Ostap.
    - Đứng lại, lão già kia! - Ostap quát lớn - Ta bảo lão đứng lại kia mà.
    Nhưng câu nói ấy chỉ tăng thêm sức lực cho cái thể xác đã mệt lử của cha Fêđor. Cha vẫn cứ leo và sau mấy bước chân cuối cùng đã vọt lên chỗ cao hơn dòng chữ cao nhất tới hàng chục xagien.
    - Trả món Kolbasa đây! - Ostap gọi - Trả ta món Kolbasa đây, đồ ngốc! Ta sẽ tha thứ hết.
    Cha Fêđor không còn nghe thấy gì nữa. Cha đã đứng trên một chỗ bằng phẳng mà từ xưa đến nay chưa một người nào leo lên nổi. Nỗi kinh sợ xâm chiếm lòng cha. Cha hiểu rằng cha không tài nào tụt xuống được nữa, vì phiến đá trơn tuột và gần như dựng đứng. Cha nhìn xuống bên dưới. Ở đấy Ostap đang chạy nhào lên tức giận, và cái gọng vàng của chiếc kính kẹp mũi của Ippolit lấp lánh. Cha gọi to:
    - Cho tôi xuống với, tôi xin trả lại món Kolbasa!
    Đáp lại chỉ có tiếng dòng Terek chảy ầm ầm và những âm thanh là lạ từ phía lâu đài Tamara. Đấy là nơi cư ngụ của bầy cú.
    - Cứu tôi xuống vớ-ới-ới! - Cha Fêđor gọi thảm thiết.
    Cha nhìn rõ mọi động tác của hai đối thủ. Chúng chạy đi chạy lại bên dưới tảng đá và nhìn cử chỉ, có thể đoán chúng đang chửi tục.
    Một giờ sau, cha Fêđor nằm sấp bụng, cúi đầu xuống và thấy Ostap cùng Ippolit bỏ đi về phía đèo Cây Thập tự.
    Đêm xuống nhanh. Trong bóng tối đen đặc và tiếng gầm đáng sợ ngay dưới chân mây, cha Fêđor nằm khóc nức nở, người run lẩy bẩy. Giờ này cha chẳng cần gì những kho báu dưới trần nữa. Cha chỉ còn muốn mỗi một điều: xuống được dưới đất. Đêm ấy, đôi lúc cha rú lên át cả tiếng nước sông Terek chảy như thác. Sáng ra, sau khi được trợ lực bằng món Kolbasa và bánh mì, cha cười man rợ như quỷ satăng ở trên đầu những chiếc xe ô tô chạy dưới đường. Cả ngày cha nằm lặng ngắm các quả núi và thiên thể - mặt trời. Đêm thứ hai, cha mơ thấy hoàng hậu Tamara, từ lâu đài của mình nàng bay sang đây và kiểu cách nói:
    - Ta sẽ là láng giềng của nhau nhé.
    - Mẹ ơi! - cha Fêđor dịu dàng đáp - Không phải tôi mưu cầu lợi lộc gì...
    - Ta biết, ta biết - hoàng hậu nhận xét - chỉ là để thực hiện ước nguyện của người vợ đã phái ngươi đi.
    - Sao hoàng hậu biết ạ? - Cha Fêđor ngạc nhiên.
    - Ta biết chứ. Sang ta chơi nhé, ông bạn láng giềng. Ta sẽ chơi bài sáu sáu với nhau, bằng lòng chứ?
    Hoàng hậu cười phá lên rồi bay đi, câu nói đùa còn văng vẳng giữa trời đêm.
    Ngày thứ ba, cha Fêđor bắt đầu giảng đạo cho các loài chim. Không hiểu sao cha lại khuyên chúng theo thuyết Lute.
    - Chim chóc ơi! - cha dịu dàng bảo chúng - các ngươi hãy công khai thú nhận tội lỗi của mình đi!
    Ngày thứ tư, cha Fêđor đã thành đối tượng của những khách tham quan ở phía dưới. Mấy cán bộ hướng dẫn dày kinh nghiệm nói:
    - Bên phải là lâu đài Tamara. Còn bên trái có một người đứng ngắm cảnh. Người ấy sống bằng gì và làm thế nào lên được đó đến nay vẫn chưa ai biết.
    - Dân vùng núi man rợ thật! - Khách tham quan tỏ ý ngạc nhiên.
    Những đám mây bay tới. Lũ chim ưng quần tụ trên đầu cha Fêđor. Một con táo tợn nhất dám đánh cắp miếng Kolbasa còn lại và lúc vỗ cánh bay lên đã làm cho một funt rưỡi bánh mì văng xuống dòng sông Terek ngầu bọt.
    Cha Fêđor giơ một ngón tay dọa con chim ưng, mỉm cười rạng rỡ, thì thầm:
    Chim thần không hề biết
    Lo nghĩ và làm việc
    Chẳng bao giờ tất bật
    Xây tổ ấm lâu dài
    Chim ưng liếc nhìn cha Fêđor, kêu mấy tiếng "Ku-ku-ro-ku" rồi bay đi.
    - Ôi, chim ưng, chim ưng, mi là đồ hư đốn!
    Mười ngày sau từ Vlađikavkaz một đội cứu hỏa đem theo thiết bị cần thiết tới đây và cứu cha Fêđor đem xuống.
    Khi người ta khiêng cha xuống, cha vừa vỗ tay vừa hát thều thào:
    Và em sẽ là bà hoàng hậu của thế gian
    Người bạn gái suốt đời của ta!
    Và núi Kavkaz nghiêm nghị nhắc lại nhiều lần lời thơ của M.Iu. Lermontov với nhạc của A. Rubinstein.
    - Không phải mưu cầu lợi lộc - cha Fêđor nói với viên đội trưởng cứu hỏa, - mà chỉ vì...
    Người ta dùng thang cứu hỏa chở vị cố đạo cười nhăn nhăn nhở nhở tới bệnh viện tâm thần.

  11. #40
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 38: ĐỘNG ĐẤT
    Ông nghĩ sao, ông đô thống - Ostap hỏi khi hai người đến gần bản Sioni - có thể kiếm ăn bằng cách gì ở cái vùng hẻo lánh, cao hơn mặt biển trên ba ngàn mét này?
    Ippolit Matveevich im lặng. Cái việc duy nhất có thể giúp ông ta sinh sống là ăn mày, nhưng ở đây, trên vùng núi cao heo hút này, chả có ai để mà ăn xin
    Kể ra ở đây cũng có cảnh ăn xin, nhưng là kiểu đặc biệt như ở vùng núi Anpơ: mỗi khi có chiếc xe buýt hoặc xe hơi chạy qua làng, trẻ con lại kéo tới biểu diễn vài điệu múa Lezginka rồi chạy theo xe và nói to:
    - Cho tiền đi, cho tiền đi, các vị!
    Hành khách quẳng những đồng xu năm côpếch xuống rồi bay lên đèo Cây Thập tự.
    - Chúa thật - Ostap nói - không cần chi phí đầu tư, thu nhập ít ỏi, nhưng trong tình cảnh chúng mình, khoản ấy rất có giá trị.
    Khoảng hai giờ chiều ngày đi đường thứ hai, Ippolit dưới sự quan sát của vua mánh, đã biểu diễn trước hành khách ngồi trên ô tô điệu múa đầu tiên của mình. Điệu này giống điệu Mazurka nhưng hành khách mải say sưa với cảnh đẹp hoang dại của vùng Kápka, cứ tưởng đó là điệu Lezginka của địa phương nên quẳng xuống ba đồng năm côpếch. Đến chiếc xe sau, một chiếc xe buýt từ Tiflis chạy đến Vlađikavkaz thì đích thân giám đốc kỹ thuật ra nhảy múa.
    - Cho tiền đi, thưởng tiền đi, các vị! - Vua mánh cau có nói.
    Hành khách vui cười và hào phóng thưởng tiền. Trong đám bụi đường, Ostap nhặt được ba chục côpếch cả thảy. Nhưng ngay lập tức hai kẻ cạnh tranh bị bọn trẻ con ở bản Sioni ném đá tới tấp. Để tránh tai nạn, họ vội rời chân sang bản bên cạnh, nơi họ dùng số tiền vừa kiếm được để mua phó mát và bánh churek.
    Những ngày tiếp theo diễn ra tương tự. Ban đêm họ ngủ nhờ các nhà trong bản. Sang ngày thứ tư, họ theo con đường ngoằn ngoèo đi xuống thung lũng Kaisaur. Ở đây rất nóng, nhờ đó các khớp xương của hai người bị tê cứng vì giá lạnh trên đèo Cây Thập tự nhanh chóng được hâm nóng lại.
    Những khối đá ở hẻm Đarial, bóng tối âm u và giá rét trên đèo đã được thay bằng cây cỏ xanh tươi và nhà cửa san sát dưới lũng sâu. Hai kẻ lữ hành đi xuống thung lũng đông dân, có nhiều gia súc và gia cầm... Ở đây có thể ăn xin, kiếm miếng gì đó cho vào bụng hoặc cùng lắm thì đi ăn trộm. Đây là vùng Zakápka.
    Hai người hớn hở đi nhanh hơn.
    Ở Passanaur, một bản khá giàu, có hai khách sạn và mấy tiệm ăn, hai người xin được ít bánh churek và nằm nghỉ dưới một bụi cây trước cửa khách sạn "Francis", nơi có một vườn hoa và hai con gấu nhỏ bị xích cổ. Cả hai thưởng thức hơi ấm và vị ngon của bánh.
    Được một lát, bỗng có tiếng còi ô tô inh ỏi, tiếng lốp xe mới nghiến lạo xạo trên đường sỏi và tiếng cười nói vui vẻ. Hai thành viên hợp đồng ngó ra, thấy ba chiếc ô tô mới toanh cùng kiểu từ từ chạy vào cửa khách sạn "Francis" và dừng lại thật êm. Từ chiếc xe đi đầu, Persitski nhảy ra. Theo sau là "Tòa án và sinh hoạt" dùng tay chải chải mái tóc lấm bụi. Rồi từ ba xe đổ xuống nốt tất cả các hội viên câu lạc bộ ô tô của báo "Máy cái".
    Persitski gọi to:
    - Ông chủ ơi! Mười lăm xuất thịt nướng nhé!
    Khách sạn rộn tiếng bước chân của nhiều người và tiếng kêu của một chú cừu bị lôi vào nhà bếp.
    - Kisa, ông không nhận ra anh chàng trẻ tuổi kia sao? - Ostap hỏi - Đấy là anh chàng phóng viên đã ở dưới tàu "Skriabin", một trong những kẻ đã phê phán băng biểu ngữ transparant của chúng mình đấy. Sao bọn họ đi xe sang thế nhỉ? Lạ thật!
    Ostap mon men lại gần tốp người đang ăn thịt cừu nướng và cúi chào Persitski một cách vô cùng lịch thiệp.
    - Bông-giua! - Nhà báo nói - Anh bạn thân mến, tôi đã gặp anh ở đâu rồi nhỉ? A-a-a! Nhớ rồi. Họa sĩ trên tàu "Skriabin"! Phải không nào?
    Ostap đặt bàn tay lên ngực và cung kính cúi mình.
    - Hượm đã. Hượm đã - Persitski, với trí nhớ tuyệt diệu của nhà báo, nói tiếp - Có phải ở quảng trường Sverlov tại Mátxcơva anh bạn đã đụng phải xe ngựa không nào?
    - Chứ sao, chứ sao! Và theo nhận xét rất tinh của đồng chí, tôi còn bị một mẻ sợ nữa kia.
    - Thế anh tới đây lo việc trang trí nghệ thuật à?
    - Không, tôi đi tham quan ạ.
    - Đi bộ ư?
    - Đi bộ. Các chuyên gia khẳng định rằng đi du lịch trên đường Quân đội Grudia mà dùng xe ô tô là ngốc.
    - Không phải bao giờ cũng là ngốc đâu, anh bạn ạ! Như bọn tôi chẳng hạn, bọn tôi chẳng ngốc chút nào. Xe của bọn tôi, anh bạn thấy đấy, xin nhấn mạnh, của tập thể chúng tôi đó, chạy thẳng một mạch Mátxcơva - Tiflis. Tốn rất ít xăng. Vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Êm như ru. Châu Âu mà lại!
    - Các anh lấy đâu ra xe mới thế? - Ostap ghen tị hỏi - Trúng số một trăm ngàn à?
    - Không trúng một trăm ngàn, nhưng cũng được một nửa số anh bạn nói.
    - Đánh bạc được ngần ấy ư?
    - Phiếu công trái của câu lạc bộ bọn tôi trúng thưởng đó.
    - À - Ostap nói - và các đồng chí lấy tiền ấy mua ba chiếc xe phải không?
    - Thì anh bạn thấy đấy!
    - Vâng. Này, các đồng chí có cần cố vấn không? Tôi có biết một thanh niên cừ lắm. Không nghiện rượu.
    - Cố vấn cái gì?
    - Thì... chỉ đạo chung, đưa ra các lời khuyên nhủ, huấn luyện trực tiếp theo phương pháp tổng hợp ấy mà.
    - Tôi hiểu rồi. Không, bọn này chả cần.
    - Không cần thật à?
    - Không. Rất tiếc. Họa sĩ cũng không cần nốt.
    - Nếu vậy hãy đưa cho tôi mười rúp.
    - Avđôtin - Persitski gọi - cậu làm ơn đưa anh bạn này ba rúp, trừ vào tiền của tớ nhé. Không cần phiếu và chữ ký đâu. Anh bạn này ở ngoài biên chế báo cáo.
    - Ít quá - Ostap nói - nhưng tôi cũng xin nhận. Tôi hiểu toàn bộ tình hình khó khăn của các đồng chí. Giá các đồng chí trúng một trăm ngàn, chắc tôi sẽ đòi năm rúp đấy. Nhưng lại chỉ trúng có năm chục ngàn rúp không hào không xu. Bởi vậy xin cám ơn.
    Ostap cung kính ngả mũ chào. Persitski cũng lịch sự ngả mũ đáp lại. Ostap lịch sự nghiêng mình. Persitski cũng nghiêng mình lịch sự không kém. Ostap niềm nở phẩy tay. Persitski ngồi bên tay lái cũng vẫy vẫy tay. Nhưng Persitski ra đi trên chiếc xe ô tô bóng lộn, tới những miền xa lạ đầy hấp dẫn, cùng với tốp bạn bè vui vẻ; còn vua mánh thì ở lại giữa đường trong đám bụi mù với một thằng ngốc.
    - Ông đã thấy loại xe này bao giờ chưa? - Ostap hỏi Ippolit.
    - Xe của công ty công nghệ phẩm Zakapkaz hay là của hãng "Motor" tư nhân ấy nhỉ? - Ippolit hỏi lại ra vẻ thành thạo. Sau mấy ngày đường, ông ta đã biết rõ tất cả các loại phương tiện giao thông - Tôi đã định lại gần để múa cho họ xem.
    - Ông bạn đáng thương ơi, ông mụ mẫm quá mất rồi. Xe này của công ty công nghệ phẩm Zakapkaz? Ông nghe đây, Kisa. Bọn họ mới trúng số năm chục ngàn rúp đấy! Ông đã thấy họ vui sướng và thực hiện cơ giới hóa sinh hoạt thế chưa! Bao giờ chúng mình nhận được số tiền của chúng mình, ta sẽ chi tiêu hợp lý hơn nhiều. Đúng thế không ông?
    Và hai người bạn rời khỏi Passanaur, vừa đi vừa mơ ước sẽ mua những gì khi trở nên giàu có. Ippolit tưởng tượng sẽ mua ngay đôi bít tất mới và sẽ đi ra ngoại quốc. Mơ ước của Ostap rộng lớn hơn. Dự án của hắn mang tầm cỡ quốc tế: nào xây đập chắn ngang dòng sông Nil, nào xây biệt thự ăn chơi ở Riga và mở sòng bạc ở nhiều nơi khác.
    Ngày thứ ba, trước bữa ăn trưa, sau khi đi qua mấy địa danh buồn tẻ và bụi bặm: Anapur, Đuchet và Silkam, hai người đã tới Mekhet là kinh đô cũ của Grudia. Ở đây họ quẹo về phía Tiflis.
    Tối hôm đó họ đi qua nhà máy thủy điện Zemo Avechal. Kính, nước và điện nhấp nháy các ánh lửa khác nhau, in bóng lung linh xuống dòng sông Kura chảy xiết. Tại đây họ làm quen với một bác nông dân và được bác cho đi nhờ xe ngựa đến Tiflis vào hồi mười một giờ đêm, đúng vào cái giờ mà sự mát mẻ quyến rũ người dân thủ đô Grudia đổ ra đường sau một ngày oi nồng mệt mỏi.
    - Thành phố này khá đây - Ostap nhận xét khi bước ra đại lộ Sot Rustaveli - Ông biết không, Kisa...
    Bỗng Ostap ngừng bặt, chạy đuổi theo một người nào đó, sau mười bước đã đuổi kịp và bắt đầu hăng hái nói chuyện với người ấy.
    Loáng một cái vua mánh đã quay lại và khẽ thọc ngón tay vào sườn Ippolit.
    - Ông biết ai đấy không? - Hắn thì thầm rất nhanh - Đấy là "Xưởng bánh mì Odessa - bánh mì vòng Mátxcơva", ngài Kisliarski. Bây giờ ông hãy sắm vai nhà tư tưởng khổng lồ và người cha của nền dân chủ Nga, dù điều đó quá ư ngược đời. Đừng có quên phồng má và ngọ nguậy ria đấy nhé. Ria ông khá dài rồi đó. Thật là một sự tình cờ thú vị! Nếu bây giờ tôi không lột được của nó năm trăm rúp thì ông cứ nhổ vào mặt tôi! Nào, ta đi! Lẹ lên!
    Quả vậy, cách chỗ hai người một quãng chính là Kisliarski mặc bộ đồ tuýtxo, mặt trắng bệch vì sợ hãi.
    - Hai vị hình như đã quen biết nhau - Ostap nói nhỏ - Đây là người thân cận của Sa hoàng, nhà tư tưởng khổng lồ, cha đẻ của nền dân chủ Nga. Xin đừng để ý tới bộ quần áo của người. Phải ăn vận như thế để giữ bí mật. Ông Kisliarski hãy chở hai chúng tôi tới một chỗ nào đó. Chúng ta cần nói chuyện với nhau một lát.
    Kisliarski đến Kapkaz nghỉ ít ngày sau các sự kiện động trời ở Stargorot, lúc này hết cả hồn vía. Miệng lẩm bẩm phàn nàn mấy câu vớ vẩn về tình hình làm ăn thua lỗ ở xưởng bánh vòng, ông ta gọi một cái xe ngựa choáng lộn đưa hai người quen đáng sợ tới núi Đaviđ. Họ theo đường cáp treo lên trên tiệm ăn đặt ở đỉnh núi. Thành phố Tiflis với hàng ngàn ngọn điện đã tụt hẳn xuống bên dưới. Ba thành viên hội kín dường như có thể với tay tới các vì sao.
    Các bàn ăn bày ngay trên cỏ. Dàn nhạc Kavkaz chơi một bài nhè nhẹ, một cô bé đang uốn éo nhảy điệu Lezginka giữa các bàn ăn trước cặp mắt sung sướng của cha mẹ cô.
    - Ông hãy gọi vài món ăn đi - Ostap sai bảo.
    Vốn sành ăn, Kisliarski gọi món rượu vang, xà lách và phó mát chua của vùng Kavkaz.
    - Gọi vài món ăn nữa chứ - Ostap nói - Giá ông Kisliarski thân mến biết tôi và ngài Ippolit đây, đã phải chịu đựng cảnh thiếu thốn như thế nào, hẳn ông sẽ phải kinh ngạc về lòng quả cảm của hai chúng tôi.
    Kisliarski nghĩ thầm: "Mình lại bắt đầu khổ sở rồi đây! Tại sao mình không đi Krưm cơ chứ? Mình đã định đi nghỉ ở Krưm kia mà! Và Henrietta cũng khuyên mình đến đó!"
    Nhưng ông ta vẫn ngoan ngoãn gọi hai xuất thịt nướng đoạn quay khuôn mặt sẵn sàng phục vụ về phía Ostap.
    Vua mánh đưa mắt nhìn xung quanh, thấp giọng:
    - Xin nói tóm tắt. Chúng tôi bị theo dõi suốt hai tháng nay, rất có thể ngày mai căn phòng bí mật của chúng tôi sẽ bị phục kích. Đành phải nã súng đánh trả kẻ thù.
    Mặt Kisliarski tái xám đi.
    - Chúng tôi rất mừng - Ostap tiếp - được gặp một chiến hữu trung thành với Tổ quốc trong giờ phút nghiêm trọng này.
    - V... â-âng! - Ippolit hậm hừ trong cổ họng và nhớ lại lúc ông trong phải nhảy điệu Lezginka ở làng Sioni trong lúc bụng đói meo như thế nào.
    - Chúng tôi hy vọng với sự giúp đỡ của ông, có thể đập tan kẻ thù - Ostap nói - Tôi sẽ trao cho ông một khẩu Parabenlum.
    - Ấy chớ - Kisliarski cương quyết đáp.
    Một phút sau mới vỡ lẽ rằng ngài giám đốc sở lao động không có khả năng tham gia trận đánh ngày mai. Ông ta rất lấy làm tiếc, nhưng chả biết làm thế nào khác được. Ông không biết bắn. Chính vì vậy người ta mới cử ông vào chức giám đốc sở lao động. Ông rầu lòng lắm, nhưng để cứu sinh mạng cha đẻ của nền dân chủ Nga (thì chính ông từng theo phái Tháng Mười), ông sẵn sàng đóng góp về mặt tài chính.
    - Ông quả là người bạn trung thành của Tổ quốc! - Ostap đắc thắng vừa nói vừa nhấm nháp món thịt nướng thơm phức, ngọt thắm - Năm trăm rúp có thể cứu sống nhà tư tưởng khổng lồ.
    Kisliarski hỏi bằng giọng khổ sở:
    - Liệu hai trăm rúp có thể cứu sống nhà tư tưởng khổng lồ không ạ?
    Ostap không dừng được, bèn dùng chân đá nhẹ vào cẳng Ippolit ở dưới gầm bàn.
    Ippolit lên tiếng.
    - Ta cho rằng đây không phải là chuyện mặc cả mua bán.
    Lập tức Ippolit nhận được một cái dúi khẽ vào sườn, có nghĩa:
    "Khá lắm, Kisa, khá lắm, trường học là thế đó!"
    Lần đầu tiên trong đời Kisliarski nghe thấy tiếng nói của nhà tư tưởng khổng lồ. Ông ta kinh ngạc vì chuyện đó tới mức trao ngay cho Ostap năm trăm rúp. Sau đó ông trả tiền và để hai người bạn ngồi lại ăn tiếp, ông xin phép cáo lui vì bị đau đầu. Nửa giờ sau ông điện về cho vợ ở Stargorot:
    ANH ĐI KRƯM THEO EM KHUYÊN
    CHUẨN BỊ SẴN KHĂN GÓI CHO VÀO LẴNG
    Sự thiếu thốn lâu ngày mà Ostap Benđer phải chịu đựng đòi được đền bù ngay lập tức. Bởi vậy, cũng đêm đó, vua mánh uống rượu trên núi say đến mức suýt nữa thì lúc ngồi trong toa goòng xuống núi bị ngã ra ngoài. Sáng hôm sau, hắn thực hiện mơ ước từ lâu của hắn: mua một bộ complê màu xám. Mặc bộ này tuy nực, nhưng hắn cứ mặc kệ cho mồ hôi đổ ròng ròng. Ippolit thì mua ở cửa hàng quần áo may sẵn của Hợp tác xã tiêu thụ Tiflis một bộ đồ trắng và chiếc mũ thủy thủ đính huy hiệu màu vàng của một câu lạc bộ thuyền buồm vô danh. Mặc bộ đồ ấy, Ippolit giống như một đô đốc thương thuyền nghiệp dư. Lưng ông thẳng lại. Dáng đi chững chạc hơn.
    - Cha cha! - Ostap nói - hết sảy! Giá tôi là cô bán hàng, tôi sẽ giảm giá tám phần trăm cho một trang nam nhi điển trai và dũng cảm như ông. Chao! Chao! Điệu này chúng mình có thể múa được đấy! Ông biết nhảy chứ, Kisa?
    - Đồng chí Benđer - Ippolit nghiêm trang - Còn cái ghế kia mà?! Phải hỏi xem nhà hát Kolumbo đâu rồi.
    - Ô hô! - Ostap nhảy vòng quanh chiếc ghế trong phòng thuê ở khách sạn "Orient". - Đừng dạy tôi cách sống. Ta đang bực đây. Ta có tiền. Nhưng ta cao thượng lắm. Ta cho ngươi hai chục rúp cùng ba ngày đi cướp phá thành phố! Ta là tướng Xuvôrốp!... Hãy cướp phá thành phố thoải mái, Kisa! Cho ngươi ăn chơi thoải mái đấy!
    Và Ostap ngoáy đùi, hát thật nhanh:
    Âm thanh đêm trường, âm thanh đêm trường
    Gợi bao suy tưởng, gợi nhiều suy tưởng.
    Hai người bạn say sưa rượu chè suốt một tuần liền. Bộ đồ trắng của Ippolit và bộ đồ xám của Ostap nhem nhuốc đầy vết rượu táo và các vết bẩn khác. Buổi sáng ngày thứ tám, Ostap tỉnh rượu, nảy ra ý đọc tờ báo "Bình minh phương Đông", hắn nói:
    - A, đây rồi, ông bạn rượu Kisa ơi, thử nghe những nhà thông thái viết cái gì ở đây nào. Nghe này!
    TIN SÂN KHẤU
    Hôm qua, ngày 3 tháng 9, sau khi biểu diễn ở Tiflis, nhà hát Kolumbo Mátxcơva đã lên đường đi Alta. Nhà hát dự định sẽ biểu diễn ở Krưm cho đến đầu mùa đông mới trở về Mátxcơva.
    - Thấy chưa, tôi đã bảo anh mà! - Ippolit nói.
    - Ông bảo tôi cái đếch gì! - Ostap càu nhàu.
    Nhưng hắn cảm thấy bối rối. Hắn khó chịu về sai lầm vừa qua. Đáng lẽ nên kết thúc cuộc săn tìm kho báu ở Tiflis, bây giờ lại phải đi đến bán đảo Krưm. Vua mánh lập tức hành động. Hắn mua vé đi Batum, rồi đặt trước vé hạng hai trên chuyến tàu thủy "Pestel" sẽ khởi hành từ Batum đi Odessa vào hồi 23 giờ ngày 7 tháng 9 theo giờ Mátxcơva.
    Đêm ngày 10 rạng ngày 11 tháng chín, khi chiếc tàu "Pestel", không ghé cảng Anapa vì bão biển, quay mũi ra khơi thẳng tiến về Ialta, thì Ippolit nằm mơ.
    Ông ta mơ thấy mình mặc bộ đồ đô đốc hải quân đứng trên ban công tòa biệt thự của mình ở Stargorot và biết rằng đám đông ở bên dưới đang chờ ông nói điều gì đây. Một cái cần trục lớn cẩu một con lợn lấm chấm điểm đen đặt vào bên chân ông.
    Lão quét sân Tikhôn mặc bộ đồ tử tế chạy lại, tóm lấy hai chân sau của con lợn và nói:
    - Ôi, quỷ tha ma bắt chúng nó đi. Hãng "Nimfa" làm sao nó có được loại áo quan như của tôi!
    Trong tay Ippolit có một con dao găm. Ông thọc dao vào sườn con lợn. Và từ cái vết thương toang hoác ấy, các viên kim cương lăn cồng cộc ra nền xi măng. Chúng nhảy lóc cóc. Lóc cóc. Tiếng lóc cóc cuối cùng trở nên đáng sợ tới mức không chịu đựng nổi.
    Ippolit choàng dậy vì tiếng sóng đập mạnh vào cửa kính của tàu.
    Tàu cập bến Ialta trong cảnh sóng yên biển lặng, vào một buổi sáng đầy nắng, uể oải. Vị đô thống đã bớt say sóng đường hoàng đứng ở mũi tàu, cạnh chiếc chuông có đề chữ đúc bay bướm kiểu Slavơ cổ. Thành phố Ialta vui vẻ trưng ra dọc bờ biển từng dãy quán hàng và tiệm ăn nổi. Trên bến tàu có những chiếc xe ngựa chờ khách, xe có đệm nhung, có vải che đầu lịch sự. Ngoài ra có nhiều xe buýt của quốc doanh và hợp tác xã. Các cô gái mảnh dẻ cầm ô hoặc khăn vẫy vẫy chào.
    Hai người thuộc loại khách đầu tiên bước xuống bến tàu nóng nực. Trông thấy hai nhân vật của chúng ta, từ trong đám đông những người ra đón hoặc tò mò đứng xem, có một vị mặc bộ đồ tuýtxo vội chuồn về phía cửa ra khỏi cảng. Nhưng đã muộn. Con mắt thợ săn của Ostap đã nhanh chóng nhận ra vị đó.
    - Chờ tôi một chút, Kisa nhé! - Ostap dặn.
    Và vua mánh lao nhanh tới nỗi đuổi kịp người nọ ở cách lối ra chừng mươi bước. Loáng một cái hắn đã quay lại với một trăm rúp.
    - Nó chỉ đưa ngần ấy. Vả lại tôi cũng không làm căng quá. Cũng phải để cho nó đủ tiền đi đường về nhà nữa chứ.
    Quả vậy, Kisliarski lập tức đáp ô tô chuồn thẳng đi Sevastopol, rồi từ đó lấy vé hạng ba về thành phố Stargorot.
    Suốt ngày hai người bạn ở lỳ trong khách sạn, cởi trần ngồi dưới đất và chốc chốc lại chạy vào trong buồng tắm. Nhưng nước cũng nóng như đun vậy. Trời nóng như thiêu như đốt. Tưởng chừng Ialta sắp tan thành nước và trôi ra biển.
    Khoảng tám giờ tối, vừa lẩm bẩm nguyền rủa mọi thứ ghế trên đời, hai thành viên hợp đồng ăn món shtiblet và lên đường tới nhà hát.
    Người ta đang diễn vở "Cuộc hôn nhân". Stêpan làm động tác đứng trên hai tay, suýt ngã nhào vì nóng. Agafia Tikhônôpna chạy trên dây, hai tay ướt đẫm cầm chiếc ô có dòng chữ "Em thích Pođkolesin". Lúc này, cũng như suốt cả ngày nay, cô chỉ thích có một thứ thôi, đó là món nước đá. Khán giả cũng khát nước. Bởi vậy, và có lẽ vì vậy mà cảnh Stêpan nhồm nhoàm ăn món trứng tráng bỏng lưỡi khiến mọi người kinh tởm và vở kịch không làm vừa lòng khán giả.
    Hai thành viên hợp đồng rất hài lòng vì chiếc ghế của mình vẫn còn đó, bên cạnh ba chiếc ghế mới tinh kiểu roksko.
    Lánh vào một lô, hai người bạn kiên nhẫn chờ lúc chấm dứt vở kịch quá dài. Cuối cùng khán giả giải tán, các diễn viên chạy tìm chỗ thoáng mát. Trong rạp chả còn ai, trừ hai nhân vật của chúng ta. Mọi sinh vật đều đã chạy ra đường đón cơn mưa mát rượi vừa ập xuống.
    - Kisa, theo tôi - Ostap ra lệnh - Có chuyện gì thì bảo chúng mình là dân tỉnh lẻ tới đây, chưa tìm được lối ra khỏi rạp nhé.
    Họ mò lên sân khấu, bật diêm soi (song vẫn vấp phải cái máy ép thủy lực) để khảo sát toàn bộ đồ vật.
    Vua mánh theo cầu thang chạy lên chỗ sân khấu giả.
    - Lên đây, Kisa! - Hắn gọi.
    Ippolit leo lên.
    - Thấy chưa? - Ostap bật diêm, hỏi.
    Trong bóng tối hiện ra một góc chiếc ghế kiểu Hambx và một phần cái ô có chữ "... thích…".
    - Đấy! Tương lai, hiện tại và quá khứ của chúng mình đây rồi. Đốt diêm đi, Kisa. Để tôi móc ruột nó ra.
    Và Ostap thò tay vào túi lấy dụng cụ.
    - Nào - Hắn giơ tay, giục - bật que khác đi, ngài đô thống.
    Ánh lửa lóe lên và lạ thay, chiếc ghế tự nó nhảy sang bên cạnh rồi trước con mắt sửng sốt của hai người, nó tụt đánh hẫng qua bàn.
    - Cha mẹ ơi! - Ippolit vừa bay vào tường (mặc dù ông ta không hề cử động chân tay) vừa rú lên.
    Kính cửa vỡ loảng xoảng, chiếc ô với dòng chữ "Em thích Pođkolesin" bị bốc cuốn bay qua cửa sổ ra biển. Ostap nằm trên sàn bị mấy tấm ván mỏng đè lên.
    Lúc ấy là mười hai giờ bốn mươi phút. Đó là cú giật đầu tiên của vụ động đất mạnh ở Krưm năm 1927.
    Cơn động đất mạnh chín độ gây bao thiệt hại ghê gớm cho toàn bán đảo Krưm đã giằng kho báu ra khỏi tay hai kẻ săn tìm.
    - Đồng chí Benđer ơi, cái gì thế nhỉ? - Ippolit thất kinh gọi to.
    Ostap lúng túng: trận động đất đang cản trở bước tiến của hắn. Đây là trường hợp duy nhất trong thực tiễn hoạt động phong phú của hắn.
    - Cái gì thế nhỉ? - Ippolit rú lên.
    Từ ngoài đường vọng vào tiếng kêu thét, tiếng rên la và tiếng bước chân chạy rầm rập.
    - Chúng mình chuồn ngay ra ngoài đường trong khi chưa bị tường đổ vùi lấp. Lẹ lên! Lẹ lên! Đưa tay đây, đồ ngu!
    Và hai người lao ra cửa rạp. Kỳ lạ thay, ngay cạnh lối đi từ sân khấu ra phố, chiếc ghế kiểu Hambx của họ vẫn nguyên vẹn, nằm chỏng trơ ở đấy. Miệng rú lên như chó hú, Ippolit choàng hai tay hai chân quắp chặt lấy nó.
    - Đưa tôi cái kìm đi! - Ông ta bảo Ostap.
    - Đồ con lừa! - Ostap quát - Trần nhà ụp xuống đầu bây giờ, thế mà nó lại giở chứng điên kia chứ! Chạy ra ngoài kia đã!
    - Kìm! Kìm đâu? - Ippolit hét lên như kẻ mất trí.
    - Thì mặc xác cho mày chết! Cứ ngồi đấy mà ôm chiếc ghế! Tao quý mạng sống của tao hơn!
    Vừa nói, Ostap vừa lao ra ngoài. Ippolit sủa một tiếng, chộp chiếc ghế chạy theo Ostap.
    Họ ra tới giữa đường, thì đất chao đảo như đưa vòng dưới chân, ngói trên mái rạp bay xuống tới tấp, và ở chỗ hai người bạn vừa bỏ chạy, các mảnh vỡ của chiếc máy ép thủy lực rơi xuống ình ịch.
    - Nào, giờ thì đưa cái ghế đây - Ostap lạnh lùng nói - Tôi thấy ông cầm nó mỏi tay rồi đấy.
    - Tôi không đưa! - Ippolit gầm gừ.
    - Gì thế này? Nổi loạn trên tàu hả? Đưa đây, nghe chưa?
    - Nó là ghế của tôi! - Ippolit quát to, át cả tiếng rên la, than khóc và tiếng gãy vỡ răng rắc vọng lên tứ phía.
    - Nếu vậy thì hãy nhận lấy phần thù lao này, đồ chó đẻ!
    Và Ostap giơ bàn tay cứng như đồng chặt vào cổ Ippolit.
    Đúng lúc ấy, có một chiếc xe ngựa cứu hỏa cầm đuốc chạy qua, và dưới ánh đuốc chập chờn Ippolit nhìn rõ vẻ mặt đáng sợ của Ostap, đành khuất phục và trao chiếc ghế cho hắn.
    - Vậy là tốt - Ostap nói, thở hổn hển - cuộc bạo loạn đã bị đập tan. Còn bây giờ thì ông hãy bưng cái ghế đi theo tôi. Ông phải chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn của nó. Dù động đất có giật mạnh đến năm chục độ, vẫn phải giữ chặt chiếc ghế! Hiểu chưa?
    - Hiểu rồi ạ.
    Suốt đêm hai người dò dẫm cùng với các tốp dân chúng kinh hoàng và, cũng như tất cả mọi người, không dám bước vào trong nhà, nơm nớp chờ những cơn động đất mới.
    Rạng sáng, khi nỗi kinh sợ đã giảm bớt, Ostap chọn một chỗ gần đó không có bức tường nào có thể đổ sụp hoặc không ai có thể cản trở, và hắn bắt tay vào việc phanh phui ruột cái ghế.
    Kết quả khiến cả hai rất đỗi ngạc nhiên. Trong ruột ghế chẳng có gì. Ippolit không chịu nổi mọi sự chấn động hồi đêm, cười lên hí hí như chuột.
    Liền sau đó là cơn giật thứ ba, đất nứt ra và nuốt chửng chiếc ghế kiểu Hambx mà cơn giật thứ nhất còn thương tình chưa động đến và đã bị con người phanh phui ruột gan. Những bông hoa của lớp vải bọc còn cố cười mỉm với vầng thái dương vừa ló lên trong đám mây bụi.
    Ippolit Matveevich bò lồm cồm bằng cả tứ chi, mặt hướng về phía vầng thái dương đỏ như máu và rú lên. Nghe tiếng rú ấy, vua mánh ngã bổ chửng và ngất đi. Lúc hắn tỉnh lại, hắn nhìn thấy cạnh mình cái cằm lún phún râu màu tím của Ippolit: ông ta nằm ngất xỉu. Ostap nói bằng giọng của một bệnh nhân vừa trải qua đợt ốm thương hàn:
    - Rốt cuộc thì bây giờ chúng mình còn xác xuất thành công một trăm phần trăm. Chiếc ghế cuối cùng (nghe tiếng "ghế", Ippolit bừng tỉnh dậy) mất hút ở bãi gửi hàng của nhà ga Oktiabrơ, nhưng hoàn toàn không phải là nó độn thổ. Không sao. Công việc vẫn tiếp tục.
    Đâu đó có tiếng gạch đổ ầm ầm. Một hồi còi tàu thủy kéo rền rĩ.

Trang 4 / 5 ĐầuĐầu ... 2345 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-26-2020, 04:29 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-06-2019, 12:53 PM
  3. Những chiếc ghế độc đáo có “1-0-2″
    By sophienguyen in forum WallPapers
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-27-2016, 11:53 PM
  4. Chiếc ghế bành màu da người
    By duyanh in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 04-26-2014, 09:25 PM
  5. 10 chiếc ghế tuyệt vời và độc đáo nhất
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-20-2014, 04:30 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •