SGK đâu phải là công cụ để những “con buôn” giáo dục chia chác, ăn phần hàng chục nghìn tỷ vay nợ ODA?





Theo nhiều chuyên gia giáo dục, biên soạn mỗi bộ SGK cho từng lớp học chỉ cần khoảng 3 tỷ đồng. Tính chi ly, thì để có bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ phải chi tầm 36 tỷ đồng. Xin hỏi, bộ sách của anh Thuyết đã ngốn bao nhiêu tiền của dân?

Năm 2004, ĐBQH Nguyễn Đức Dũng từng gây chấn động nghị trường khi đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời điều tra chất lượng giáo dục. Luận điểm của ông là ngân sách chi cho giáo dục chiếm 19% tổng chi ngân sách, tương đương 55.000 tỉ đồng (thời giá năm 2004) – một khoản đầu tư khổng lồ nhưng sử dụng quá lãng phí.

Chất vấn của ông là về chuyện chuyên gia trong các dự án được trả 12-15.000 USD/tháng, tương đương 200 triệu đồng trong khi lương tháng một công chức bình thường chỉ 1 triệu đồng. Câu hỏi của ông là “Tại sao người ta chỉ cần 100 tỉ mà Bộ GD-ĐT chi hàng nghìn tỉ mà SKG vẫn không ổn định, nhiều sai sót?



Đánh giá của ông là các dự án ngành giáo dục “không thống nhất, quản lý lỏng lẻo, lãng phí tiêu cực, tùy tiện…

Hồi ấy, không có Ủy ban lâm thời nào được lập. Hôm ấy, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời có một ý: Nếu có qui định được khước từ, tôi đã xin khước từ trả lời câu hỏi của đồng chí Dũng. Và vì thế, bây giờ những câu hỏi về triệu USD, về ngàn tỉ ngàn tỉ lại được đặt ra.

Đến năm 2020, bộ sách giáo khoa của anh Thuyết chủ biên được ví như THẢM HỌA GIÁO DỤC.

Vậy mà, anh Thuyết chủ biên cũng nói: đã làm rất kỹ?

Anh Sử chủ tịch hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiếng Việt, đứng đầu nhóm 15 thành viên được đích thân Bộ trưởng Giáo dục chấm chọn từng thành viên cũng “rà soát theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo” với 100% ý kiến “ĐẠT”!

NXB Đại học Sư phạm TP.HCM cũng lẹ làng thông qua bộ sách và in ấn.

Bộ sách này chỉ giống như thêm một cái gạch đầu dòng cho vô số các câu hỏi về những dự án trăm tỉ, thậm chí ngàn tỉ trong ngành giáo dục, những dự án tiêu tiền thật, nhưng chết yểu hoặc có ra đời thì hiệu quả ra sao thì rất khó để trả lời.



Làm giáo dục mà, các anh không cần phải cao xa gì cả cho trình độ lớp 1. Với học sinh lớp 1 chỉ cần có bốn yêu cầu sau:

1- Làm quen mặt chữ cái, đánh vần và tập viết cho đúng.

2- Nhận biết tên của các con vật, tên của các loài hoa quả và vật dụng trong đời sống hàng ngày.

3- Nhận biết các từ ngữ khi tham gia giao thông.

4- Học cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô và bạn bè.

Chỉ cần trong một năm học mà các cháu biết được 4 yêu cầu trên thì đã là giỏi lắm rồi.

Để tránh trường hợp bị cho là lối giáo dục áp đặt ngôn ngữ thì ban biên soạn phải lồng ghép sao cho phù hợp giữa tiếng miền Nam, miền Trung và miền Bắc.

Ví dụ: Cách gọi phân biệt giữa các từ- Ông nội, ông ngoại, cố nội cố ngoại, ba má, bố mẹ, cô, gì, chú bác, mợ, thím, gì, già, anh em cháu chắt chút chít …

Chẳng hạn trong bài giảng có từ:

* A- quả Na thì nên có mở ngoặc (mãng cầu) và giáo viên giảng cho các cháu rằng tiếng Bắc gọi là quả Na, tiếng nam gọi là quả Mãng Cầu.

* Rẽ trái thì mở ngoặc (quẹo trái)

* Vào trong thì mở ngoặc (vô trong)

* Xăm xe đạp thì mở ngoặc (ruột xe đạp)…

Rồi dạy cho các cháu những cách ứng xử trong gia đình, trong xã hội, tình yêu thương đồng bào, yêu tổ quốc, làm thế nào để trở thành người tốt …

Ngôn ngữ tiếng Việt là phải thuần Việt chứ không được dùng từ có âm tiết nước ngoài.

Ví dụ: con chim quạ thì nó đậu trên cây trên cành chứ không phải là nó đỗ trên cành.

Cái ô tô thì nó đỗ ở trong bãi xe chứ không phải là đậu trong bãi xe.

Cột điện đổ chứ không phải cột điện ngã.

Ca sỹ hát chứ không phải ca sỹ hót.

Con chim hót chứ không phải con chim hát. V.v… và v.v….!

Cố gắng tránh từ ngữ địa phương khi soạn thảo sách tiếng Việt.

Đặc biệt các cháu sinh ra lớn lên và học ở nước ngoài khi tham gia soạn thảo thì rất dễ dùng từ “lai” ví dụ cây đổ thì gọi là cây ngã. Do vốn tiếng Việt không đủ!


Thưa các anh chị GS TS nếu các anh chị vẫn chứng nào tật ấy quan liêu trịch thượng quen lối làm thầy mà không chịu làm trò không thích bị chê trách, thì các anh chị sẽ bị cả dân tộc nguyền rủa! Tên tuổi của các anh chị sẽ được diễn hề trong các Tết trung thu. Con cháu các anh chị sẽ xấu hổ vì ông bà cha mẹ của chúng!

Việc để cho Bộ Giáo Dục tự tung tự tác bao năm nay mà không có thay đổi tốt, là lỗi của cả hệ thống chính trị bao gồm cả Tổng Bí Thư và các lãnh đạo Bộ Chính Trị các khoá vì không uốn nắn kịp thời để cho ngành giáo dục be bét!

Các đời phó thủ tướng phụ trách văn xã và các đời bộ trưởng giáo dục cũng phải nhận lỗi và thậm chí bị cách chức hoặc kỷ luật chứ không phải tư duy “nhiệm kỳ” như các anh chị đang suy nghĩ!

Sự phát triển của dân tộc có hùng cường hay không là nhờ vào giáo dục con người mà Bác Hồ đã nói về nhiệm vụ “trồng người”.

Giáo dục cho một thế hệ mà thế này thì tương lai đất nước sẽ ra sao? Biển đảo thì mất, tham nhũng tràn lan, giáo dục be bét, giao thông hỗn loạn, đạo đức y tế xuống cấp, con người thì manh nha, mánh khoé, lừa lọc, trộm cắp….

Ngày xưa nhiều làng bản Việt Nam đi làm không cần đóng cửa, tối về nhà vẫn nguyên vẹn chẳng mất cân thóc nào. Ngày nay thử mở cửa xem?

Cho nên, nó không chỉ là một bộ SGK để các vị ăn phần chia chác, hợp thức hóa hàng chục nghìn tỷ đã cất công đi vay mượn mà mãi chưa biết dùng vào đâu, mà là tương lai của cả một đất nước!


N.A