Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Có hai loại người:những người có thể sung sướng được mà không sung sướng, và những kẻ tìm hạnh phúc mãi mà không thấy.
Danh ngôn Ả Rập
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 19 of 19

Chủ Đề: Người Hoa Tiêu trên Sông Danube

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Người Hoa Tiêu trên Sông Danube

    Người Hoa Tiêu trên Sông Danube

    Nguyên tác tiếng Pháp: Le pilote du Danube

    Tác giả :Jules Verne

    Dịch giả: Trần Thanh Phong




    MỤC LỤC

    1. Tại Cuộc Thi Ở Ditmaringen
    2. Ở Thượng Nguồn Sông Danube
    3. Người Hành Khách Của Ilya Bruso
    4. Xécgây Látcô
    5. Caclo Dragoso
    6. Mắt Xanh
    7. Thợ Săn Và Thú Săn
    8. Tấm Ảnh Người Đàn Bà
    9. Hai Thất Bại Của Caclo Dragoso
    10. Người Tù
    11. Trong Nanh Vuốt Quân Thù
    12. Nhân Danh Luật Pháp
    13. Ủy Ban Điều Tra
    14. Giữa Bầu Trời Và Mặt Đất
    15. Đã Sắp Sửa Đến Đích
    16. Ngôi Nhà Bị Bỏ Trống
    17. Bằng Cách Bơi
    18. Người Hoa Tiêu Trên Sông Danube
    19. Phần Kết


    TẠI CUỘC THI Ở DITMARINGEN
    Vào ngày đó, thứ bảy 5 tháng tám 1876, cả một đám đông người ồn ào tụ tập tại quán rượu "Cuộc gặp mặt của các ngư dân". Những tiếng hát, tiếng ly tách, tiếng hoan nghênh, tiếng la hét trộn lẫn thành sự ồn ào kiinh khủng, chốc chốc lại bật lên những tiếng thét to: "Hô!" bộc lộ niềm vui tràn ứ.

    Những ô cửa sổ nhỏ của quán rượu trông thẳng ra sông Danube, ven sông là một thành phố nhỏ tuyệt diệu của Ditmaringen, thủ phủ cua triều đại Phổ, tọa lạc bên nguồn sông vĩ đại vùng Trung Âu.

    Sau khi đeo xong tấm biển, được kẻ bằng những kiểu chữ Gô-tích thật đẹp, treo trên cửa ra vào, các hội viên của "Hội vùng sông Danube" đi vào quán rượu. Đây là một hội quốc tế bao gồm những ngư dân thuộc nhiều quốc gia khác nhau nằm ở ven sông Danube. Nếu không có sự đánh chén thì cuộc nhóm họp nào cũng mất đi phần náo nhiệt vui tươi - thức uống phải ngon nhất hạng. Thế nên ở đây người ta uống bia Huyn-khen hảo hạng và rượu ngon Hungary - ly cốc nào cũng luôn đầy tràn. Họ phì phà thuốc lá và những ống điếu dài lúc nào cũng nhả khói thơm lựng ngập tràn cả gian phòng lớn mời tố. Nếu những người nói chuyện không nhìn thấy mặt nhau, ắt họ cũng nghe được tiếng nhau, nhất là đối với những người không bị nặng tai.

    Là những con người điềm tĩnh và lặng lẽ khi bắt tay vào việc, những ngư dân này sẽ hóa thành những người ồn ào nhất trên đời, khi họ đã xếp mọi dụng cụ đồ lề của mình sang một bên. Họ không chịu thua bọn thợ săn trong các câu chuyện về những chiến công vĩ đại, mà đây là điểm mạnh của cánh săn bắn.

    Đến lúc tàn tiệc sáng khá là ngon lành, mà tụ hội quanh những cái bàn là hàng trăm khách được mời đến - những dũng sĩ của cái cần câu, những người ủng hộ nhiệt tình con nước, những lẻ si mê cái móc câu. Khỏi phải nói, những chiến công giờ sáng này đã hong khô cổ họng của họ, cứ theo số lượng chai đặt ra trong phiên tráng miệng. Sau đó đến lượt hàng lố chai rượu mùi được quyết định dùng đồ uống thay cho cà phê.

    Đồng hồ gõ ba tiếng - khi khách khứa rời bàn. Thật tình mà nói, trong số họ đã có vài người loạng choạng và họ không thể cất bước nổi nếu không có tay dìu của bạn bè. Nhưng số đông vẫn còn cứng cựa, như những vị khách quen mắt dũng mãnh và bướng bỉnh của các phiên họp thần thánh kéo dài mà hàng năm đều tái diễn vài lần nhân các cuộc thi của "Hội vùng sông Danube".

    Danh tiếng của những cuộc thi (đã chuyển thành những cuộc chè chén) này vang dội trên suốt chiều dài con sông trứ danh, không kém gì những âm điệu luân vũ của Strauss. Tụ hội lại đây là các đấu thủ từ công địa Bađanh, từ Vuốctemhéc, Bavaria, Áo, Hungary, từ Rumani, Xecbi và thậm chí từ những tỉnh thuộc Thổ - Bungary và Bexarabia.

    Hội đoàn này tồn tại đã năm năm. Dưới sự cai quản của vị chủ tích Micletxcô, người Hungary, hội đoàn rất phát đạt. Tài lực của Hội tăng tiến đã cho phép đưa ra những giải thưởng lớn tại các hội thi, và lá cờ của hội nổi bật lên nhờ vô số những huy chương giành được trong sự đấu tranh bền bỉ với các hội đoàn những người câu cá khác. Ban chấp hành các giám đốc của hội, những người rất am hiểu các đạo luật về sự câu cá trên các vùng sông, đã ủng hộ những người đồng chí khi thì chống lại nhà nước, lúc lại chống phía tư nhân và bảo vệ các quyền hạn, đặc lợi của họ bằng một sự kiên trì đáng kể, dám nói rằng, bằng một sự bướng bỉnh hết sức chuyên nghiệp, vốn là đặc tính của giống hai chân trội hẳn trong giống người đặc biệt say mê sự đánh bắt cá bằng cần câu.

    Cuộc thi vừa được diễn ra, đây là lần thứ hai trong năm 1876. Vào lúc 5 giờ sáng, những đối thủ đã rời khỏi thị trấn và tụ tập trên bờ trái sông Danube gần Ditmarigen. Họ thảy đều ăn bận theo đồng phục của hội đoàn: áo choàng ngắn không làm gò bó các cử động, quần dài được nhét ống vào đôi ủng đế cao, mũ với phần lưỡi trai lớn. Đương nhiên, họ có trong tay cả bộ các loại dụng cụ khác nhau mà đã được liệt kê trong "Sách chỉ nam của người câu cá". Những cần câu, những vợt phụ, chỉ câu được bó lại trong các túi da nai, những cái phao đủ mọi độ sâu, những hạt chì đủ mọi kích thước cho hòn chì, những con ruồi nhân táo, những sợi dây nhỏ, dây gân Florentina. Sự câu cá được tự do, bất cứ con cáo nào câu được cũng được tính điểm, và mỗi người câu cá đều có thể cho nó ăn thêm gì cũng được.

    Khi đồng hồ điểm sáu giờ, chín mươi bảy đấu thủ đều vào chỗ với cần câu trên tay, chuẩn bị ném móc câu. Khi kèn trỗi nhạc hiệu, thí chín mươi bảy sợ chỉ câu đồng loạt vút lên trên mặt sông.

    Vài giải thưởng đã được công bố tại hội thi, hai giải đầu, mội người được 100 phloring, được quy định phát cho người câu cá câu được số cá nhiều nhất, và cho người câu được con cá lớn nhất.

    Hoàn toàn không có diễn biến gì xảy ra cho đến hồi kèn hiệu thứ hai. Hội thi kết thúc vào lúc 11g. Số cá câu được của mỗi người đều được giao lại cho ban giám khảo gồm chủ tịch Micletxco và bốn hội viên của "Hội vùng sông Danube". Dù rằng những người đánh cá bằng cần câu là những người nóng nảy nhất trên đời, song hoàn toàn không có một ai nghi ngờ đến sự hết sức công bằng của những nhân vật cao cấp và có uy thế này, nên không có một sự phản kháng nào xảy ra. Chỉ phải trang bị bằng lòng kiên nhẫn để nhận biết kết quả của cuộc thẩm xét tận tâm: sự phân chia các giải thưởng khác nhau căn cứ theo số cân hay số lượng cần phải đươc giữ trong bí mật cho đến tận lúc phát giải mà trước đó là bữa tiệc hữu nghị giữa những người dự thi.

    Giờ ấy đã đến. Những người câu cá - đó là không nói đến những người Ditmaringen tò mò - ngồi yên lặng chờ đợi trước bục diễn đàn gồm vị chủ tịch và các hội viên khác của hội đoàn.

    Quả thật, nếu có đủ ghế tựa, ghế dài và ghế đẩu, thì sẽ có khá đủ những chiếc bàn, mà trên cac bàn đã bày ra những vại bia, những chai rượu đủ các loại, những ly, cốc đủ cỡ lớn và nhỏ.

    Khi mọi người đã yên vị, và các ống tẩu đã bắt đầu nhả khói, vị chủ tịch đứng lên.

    - Nghe nào! Nghe nào!

    Những tiếng hoan hô vang động.

    Ngài Micletxco uống cạn cốc bia, bọt bia vẫn còn lòng thòng trên ria mép ông ta.

    - Thưa các bạn đồng nghiệp - ông nói bằng tiếng Đức, thứ ngôn ngữ mà các hội viên đều biết; không phân biệt các dân tộc - các bạn đừng mong mỏi ở tôi lời lập luận cấu trúc theo cách cổ điển với lời vào đề, phần nội dung chính, rồi đến đoạn kết bài. Không, chúng ta có mặt ở đây không phải để thưởng thức những ngôn từ nghi thức trang trọng mà tôi sẽ chỉ nói đến các công việc nhỏ bé của chúng ta theo tình bằng hữu, thậm chí sẽ nói, theo tình anh em, nếu như cách diễn đạt như thế lại thích hợp hơn đối với một hội đoàn quốc tế.

    Đáp lại hai câu nói quá dài này - như thường lệ mỗi khi bắt đầu diễn từ, thậm chí khi người phát ngôn không muốn làm người lắm lời - là tràng vỗ tay đồng lòng vang lên kèm theo với hàng loạt những tiếng la "Hay lắm!", "Hô!" bị đứt quãng bởi những tiếng nấc cục. Tiếp đó ngài chủ tịch nâng cốc và toàn bộ những cái cốc cùng cạn sạch.

    Tiếp tục bài diễn văn, ngài Micletxco đã sắp xếp những người đánh cá bằng cần câu lên hàng đầu của nhân loại. Ông ta nhấn mạnh tất cả những phẩm chất, tất cả những đức tính mà những người câu cá đã được thiên nhiên hào phóng ban cho, ông ta chỉ rõ ràng phải cần đến biết bao nhiêu là sự nhẫn nại chịu đựng, sự nhanh trí, tính lạnh lùng, trình độ trí thức cao, để đạt được thành tích trong nghệ thuật bắt cá, bởi lẽ đây là cái lớn hơn nghề nghiệp, đây chính là nghệ thuật, và nó còn cao hơn nhiều so với các chiến công mà những thợ săn đã huênh hoang một cách vô ích.

    - Có thể so sánh nghề đi săn với sự đánh bắt cá được hay sao? - ông ta lớn tiếng.

    - Không! Không! - những cử tọa đồng loạt ứng tiếng.

    - Công trạng như thế nào khi phải giết một chú gà gô hay một cô thỏ, khi các ngài nhìn thấy chúng trong tầm bắn và khi con chó - mà chẳng lẽ chúng ta có con chó? - đi tìm thú săn cho các ngài? Các ngài nhận định con thú săn ấy từ xa, các ngài không bắn ngay nó vội, và các ngài sẽ vãi ra một số lượng đạn chì không đếm xuể, phần lớn những viên đạn chì ấy bay đi một cách vô ích... Trái lại, để đánh bắt con cá thì các ngài sẽ không thể theo dõi bằng cái nhìn... con cá ẩn náu dưới mặt nước... Phải nhờ đến rất nhiều kỹ xảo, mưu mẹo, trí tuệ và sự lém lỉnh để buộc con cá phải cắn câu, để giật nó, để lôi nó lên khỏi mặt nước, lúc thì nó treo lơ lửng bất động trên đầu sợi cước, lúc thì rung rung giãu giụa tựa như đang hoan nghênh các ngài vì chiến thắng.

    Lời này, lời đáp lại là những tiếng hô muốn vỡ phòng: "Hoan hô!". Nhất định la ngài chủ tịch biết làm rung nảy lên tình cảm của các hội viên. Hiểu rằng không thể đi quá xa trong những lời tán dương các bạn đồng nghiệp của mình, ông ta đã đánh bạo mà không sợ bị buộc tội cường điệu - đặt ra cho họ phần công việc tao nhã cao hơn mọi người khác, tâng bốc lên tận trời xanh các nghề đánh cá khoa học của những người nhiệt thành và thậm chí ông ta còn quay lại để tưởng nhớ vị nữ thần tuyệt vời được đưa lên hàng đầu bởi những người hâm một trẻ tuổi của cổ La Mã tại các kỳ hội lớn của những người đánh cá.

    Những điều ám chỉ này có hiểu ra được hay không? Có lẽ thế, bởi vì họ đã gây nên làn sóng phấn khởi thật tình.

    Sau đó, vừa lấy lại hơi thở và sau khi uống cạn thêm một cốc vại bia sủi bọt nữa. Ông ta tiếp tục;

    - Tôi chỉ còn một điều là chúc mừng các bạn nhân sự phát đạt của hội đoàn mà hang năm đều được bổ sung thêm nhiều hội viên mới và tiếng tăm của hội đã được lặp nên một cách vững chãi trên toàn Trung Âu. Tôi sẽ không nói với các bạn về thành tích của chúng ta. Các bạn đã biết rõ chúng, cac bạn đã tham gia làm nên chúng, và đó là vinh dự lớn để nhập cuộc thi. Báo cí Đức, Tiệp, Rumani đều không tiếc lời ca ngợi, đánh giá hết sức cao, và tôi xin nói thêm là, hết sức xứng đáng! Tôi xin nâng cốc chúc mừng, và xin các bạn hãy ủng hộ với tôi, các nhà báo đã hết sức tận tụy với công việc quốc tế của "Hội vùng sông Danube"!

    Tất nhiên, mọi người đồng thanh đáp lại lời của ngài chủ tích. Những chai rượu được dốc cạn vào các cốc, còn những cái cốc thì được lật úp vào những cái cổ họng cũng hết sức nhẹ nhàng như thế, như nước sông vĩ đại và ngọn nguồn của nó tuôn ra biển cả.

    Có thể chấm dứt được vào chỗ này, nếu như bài diễn văn của ngài chủ tịch đã được kết thúc bằng lời chúc rượu sau cùng. Nhưng những lời chúc rượu khác được tuôn ra có lẽ là rất ư hợp thời.

    Thật thế, ngài chủ tịch ưỡn thẳng người giữa đám các thư ký và thủ quỹ (cũng đã đứng lên). Mỗi người trong số họ đếu cầm cốc sâm panh bằng tay phải, còn tay trái thì ép sát vào tim.

    - Tôi xin uống mừng "Hội vùng sông Danube" - Ngài Micletxco hô lên, vừa đưa mắt nhìn những người đang có mặt.

    Mọi người đều đứng dậy, nâng cốc. Một số người câu cá đã đứng lên những chiếc ghế dài, số khác đứng lên trên bàn, và mọi người đều đồng đáp lại lời mời của ngài chủ tịch.

    Còn ngài chỉ tịch lại mở miệng sau khi các chai rượu đặt giữa ông ta và những đồng nghiệp của ông ta đã được bổ sung đầy lại:

    - Chúc mừng mọi dân tộc, chúc mừng người Ba-đanh, chúc mừng người Vuoctembec, chúc mừng người Bavaria, chúc mừng người Áo, chúc mừng người Hungari, chúc mừng người Xecbi, chúc mừng người Valakhia, chúc mừng người Mondavi, chúc mừng người Bungari, chúc mừng người Betxarabi đã cùng thống nhất trong hàng ngũ "Hội vùng sông Danube:".

    Thế là những người Ba-đanh, Vuoctembec, Bavaria, Áo, Hungari, Xecbi, Valakhia, Mondavi, Bungari, Betxarabi đều đáp lời ông ta, như một con người duy nhất, nốc cãn thứ chất lỏng chứa trong cốc của mình.

    Cuối cùng, ngài chủ tịch đã kết thúc bài diễn văn, sau khi tuyên bố uống mừng sức khỏe mỗi hội viên của Hội. Nhưng bởi lẽ số lượng những con người này đạt đến con số 473 người, nên ôn gta đành phải chịu - tức là cần phải chúc rượu chung với họ.

    Đáp lại ông ta là hàng ngàn tiến "Hô!" được gào mãi bằng đủ mọi chất giọng đến khản cổ.

    Tiếp đến của chương trình là phần chè chén truyền thống của những người đánh cá. Gần cuối cần phải công bố tên tuổi những người được giải.

    Mỗi người đều chờ đợi điều đó bằng sự lo âu, một điều hết sức tự nhiên, bởi lẽ, như đã nói, ban giám khảo luôn nghiêm chỉnh giữ bí mật. Nhưng đã đến lúc rồi, và tất cả sắp sửa được rõ ngay thôi.

    Chủ tịch Micletxco chuẩn bị đọc danh sách chính thức các phần thưởng.

    Theo nguyên tắc của Hội, các phần thưởng thấp nhất được công bố đầu tiên, và điều này đã khiến mọi người nóng ruột khi lắng nghe đọc danh sách giải trao.

    Những con cá nằm trong túi lưới của họ là những con cá mà mỗi một người đánh cá trên sông Danube đầu có thể câu được: cá dầy, cá bông, cá rô, cá hanh, cá măng, cá chép... Những người Valakhia, Hungari, Vouctamhec đều có mặt trong các danh mục giải thưởng thấp nhất.

    Giải nhì trao cho một người Đức đã câu được bảy mươi bảy con cá, người này tên là Vêbe. Mọi người nồng nhiệt vỗ tay hoan nghênh thành tích của Vêbe. Thực ra, những người đồng nghiệp biết rất rõ về Vêbe. Tên tuổi của Vêbe đã nhiều lần chiếm hàng đầu tại các cuộc thi trước đó, và ngày hôm nay người ta đã chờ đợi giải nhất theo số lượng, như mọi khi.

    Mà không, chỉ có 77 con cá trong ao thả của anh ta, đếm đi đếm lại chỉ có 77 con cá thôi. Trong khi đó, một đối thủ của anh ta - nếu người này đã không khéo léo hơn thì ít ra cũng hạnh phúc hơn - đã trình làng với 99 con cá.

    Tên của bậc thầy đánh cá này đã được công bố. Hóa ra là người Hungary - Ilya Bruso.

    Sau khi nghe tên của người Hungary lạ hoắc này, mà chỉ mới gia nhập Hội, cả phòng họp sửng sốt đến quên cả vỗ tay.

    Vì người được giải đã tính là không cần phải xuất hiện nhận giải thưởng 100 phlôring, nên chủ tịch Micletxco vội đọc nhanh sang danh sách những người trong giải căn cứ theo số cân của những con cá câu được, các giải thưởng được trao cho người Rumani, Xlavia, Áo. Khi tên người nhận giải nhì được đọc lên, thì một tràng vỗ tay tán tưởng cũng vang dội lên như khi đọc tên người Đức là Vêbe. Ngài Ivetoda, một trong những người tranh giải, thắng lợi với con cá gáy nặng ba fun rưỡi - một con cá ắt hẳn sẽ tuột khỏi tay một người câu cá ít lạnh lùng và không khéo léo hơn. Ngài Ivetoda là một trog những hội viên có tiếng tăm nhất, xông xáo nhất và tận tụy nhất của hội đoàn, và trong khoảng thời gian này có số lượng giải thưởng lớn nhất. Chính vì thế mà mọi người đã đồng tâm vỗ tay tán thưởng Ivetoda.

    Bây giờ chỉ còn quyết định tặng giải nhất theo loại hạng này, và mọi người nôn nao chờ nghe tên người trúng giải.

    Thật là đáng ngạc nhiên, thậm chí còn hơn cả sự ngạc nhiên - hầu hết mọi người có mặt đã phải ngây người, khi chủ tịch Micletxco xướng danh có vẻ khó khăn và bằng giọng run run mà không thể kìm được:

    - Giải nhất căn cứ theo số cân được trao cho con cá nặng mười bảy fun. Được giải thưởng là người Hungary có tên là Ilya Bruso.

    Cả phòng im phăng phắc. Những bàn tay định vỗ, đã đưa ra bất động, những cái miệng đang chuẩn bị gào to để chào mừng người chiến thắng, đã im thin thít. Tất cả những người có mặt đều chết sững tại chỗ vì sự tò mò.

    Đến cuối cùng thì Ilya Bruso có xuất hiện hay không? Chủ tịch Micletxco có trao bằng danh dự cùng tiền thưởng tổng cộng là 200 phlôring cho anh ta hay không?

    Bất ngờ trong phòng họp lan đi những tiếng thì thào.

    Một người câu cá, mà cho đến lúc này vẫn đứng ngoài cuộc, đang tiến bước đến lễ đài.

    Đây là người Hungary - Ilya Bruso.

    Cứ theo khuôn mặt đã được cạo nhẵn nhụi và trên đó là mái tóc rậm, thì Ilya Bruso trông chừng ba mươi tuổi đổ lại. Chiều cao hơn mức trung bình, đôi vai rộng, dáng đi chắc nịch; có lẽ anh ta có một sức khỏe hiếm có. Quả thật, cũng đáng lấy làm lạ, khi một người trẻ tuổi dai sức như thế này đã say mê cái nghề tĩnh lặng - đó là nghề đánh cá, thêm nữa anh ta phải có bản lĩnh trong môn nghệ thuật khó khăn này, những chứng cứ xác thực của tài nghệ sẽ làm kết quả cho cuộc thi.

    Một đặc điểm khá lạ lùng nữa - Ilya Bruso, có lẽ, thị lực kém. Thật vậy, cặp kính râm lớn đã che mất đôi mắt của anh ta và không ai có thể xác định rõ màu mắt. Thế mà sức nhìn là cái đắt giá nhất trong số những giác quan đối với những người phải hết sức quan tâm đến những di động lờ mờ có thể thấy rõ được của cái phao, và buộc phải đoán biết sự tinh ranh của vô số cá.

    Nhưng, mặc dù ngạc nhiên, họ cũng đành bị chinh phục. Không ai nghi ngờ đến sự công bằng vô tư của ban giám kháo, Ilya Bruso là người chiến thắng của hội thi và trong trường hợp như thế này, những hội viên của hội đoàn chưa từng gặp phải bao giờ. Cuối cùng, phiên họp đã sôi động hẳn lên, khá nhiều tiếng vỗ tay thật kêu chào mừng người thắng cuộc trong lúc anh ta nhận bằng danh dự và giải thưởng từ tay chủ tịch Micletxco.

    Sau khi trao đổi vài lời với ngài chủ tịch, Ilya Bruso vẫn đứng trên lễ đài, quay lại đám cử tọa đang chú ý và anh ta khoát tay ra hiệu yêu cầu im lặng. Sự im lặng liền bước đến kỳ diệu như phép lạ.

    - Các ngài và các đồng nghiệp kính mến - Ilya Bruso lên tiếng - Tôi xin phép được nói với các bạn vài lời mà ngài chủ tịch của chúng ta đã cho phép tôi.

    Có thể nghe rõ tiếng ruồi vo ve như thế nào trong gian phòng mà vừa lúc nãy đã ồn ào như vỡ chợ. Lời phát biểu này có ý nghĩa ra sao, có phải là chương trình đã được dự kiến trước?

    - Đầu tiên tôi muốn cám ơn các bạn - Ilya Bruso tiếp - Cám ơn sự đồng cảm của các bạn và cám ơn sự hoan nghênh của các bạn. Nhưng xin các bạn tin rằng tôi đã không lấy làm kiêu ngạo trước thành tích đôi này, mà tôi đã đạt được. Thú thật, thành công này xứng đáng với người xứng đáng nhất, đáng lẽ phải thuộc về một ai đó trong số những hội viên lớn tuổi nhất của Hội đoàn, nơi có rất nhiều nhà đánh cá tiếng tăm vang lừng, và thêm nữa là tôi bị buộc phải nhận không hẳn là công trạng của tôi, mà nói cho đúng - đây là trường hợp ngẫu nhiên may mắn.

    Sự khiêm tốn của lời phát biểu này đã làm cho mọi người yêu thích, vài tiếng hô to vang lên: "Hay lắm!"

    - Đây là một dịp may thuận lợi mà tôi cần phải tỏ ra xứng đáng, và tôi đã lập ra một dự án với mục đích ấy, dự án mà tôi hy vọng theo đặc tính của nó, tất cả những người đánh cá nổi danh hiện đang có mặt ở đây sẽ quan tâm đến các bạn đã biết, bởi các bạn đồng nghiệp kính mến, hiện nay có phong trào dành các kỷ lục. Tại sao chúng ta không noi theo gương các nhà kỷ lục vô địch của các loại hình thể thao khác? Và tại sao chúng ta không thử lập kỷ lục về môn đánh cá bằng cần câu?

    Những tiếng eo điếc tai lan nhanh trong hội trường. Nghe được thế này:

    - A, a!

    - Nghe nào!

    - Tại sao chúng ta không thể như thế chứ?

    Mỗi hội viên của hội đoàn đều bày tỏ tâm trạng phù hợp với lòng hăng hái của mình.

    Lúc đó diễn giả nói tiếp:

    - Khi ý tưởng này nảy ra trong đầu tôi lần đầu tiên, tôi đã lập tức iểu ra, nó cần phải được thực hiện trong điều kiện như thế nào. Tuy nhiên, danh hiệu hội viên "Dội vùng sông Danube: của tôi lại đóng khung nhiệm vụ. Tôi là hội viên của Hội, và chỉ nên tìm hạnh phúc cho sự nghiệp của tôi trên dòng sông Danube. Thế nên tôi đã dự định đi xuôi theo dòng sông nổi tiếng của chúng ta từ nguồn ra đến tận biển Đen và sẽ tự nuôi mìn trong thời gian của cuộc thi này, khoảng ba ngàn cây số, chỉ độc bằng kết quả của sự đánh bắt cá của tôi.

    "Sự may mắn của ngày hôm nay cũng làm tăng thêm nữa ý muốn phải thực hiện chuyến du hành của tôi, một chuyến du hành mà tôi tin rằng các bạn sẽ quan tâm đánh giá cao. Chính vì thế mà tôi đã quyết định khởi hành vào ngày 10 tháng tám, tức là vào ngày thứ năm tới đây, và tôi định chia tay với các bạn vào ngày đó chính ngay tại nơi mà con sông Danube bắt đầu.

    Để hình dung sự khoái trá gây nên do lời thông báo bất ngờ này sẽ được mô tả ra sao. Một làn sóng của tiếng gào "Hô!" vang rân lên cùng với loạt vỗ tay như điên khùng kéo dài trong năm phút.

    Sự kiện trọng đại như thế càn phải được ghi nhận. Ngài Micletxco hiểu rõ điều này và trung thành với mình, ông ta đã hành động như một chủ tịch chân chính. Có lẽ đã hơi chuếnh choáng, ông ta lại đứng dậy nhờ hai người phụ tá đỡ.

    - Chúc mừng đồng nghiệp Ilya Bruso của chúng ta! - ông ta hô to bằng giọng xúc động, vừa đua qua đưa lại cốc sâ-panh.

    - Chúc mừng đồng nghiệp Ilya Bruso của chúng ta! -

    Cả hội trường đáp lại, nhưn cuồn gphong bão tố, tiếp theo đpó là một sự im lặng đến ghê người, bởi lẽ có một điều đáng tiếc là dòng người không thể vừa la thét vừa uống cùng một lúc.

    Saong cái yên lặng đã kéo dài không lâu. Rượu sủi tăm đã ban cho những cái cổ họng bị hong khô một sinh lực mới, nó cho phép mọi người tiếp tục nâng cốc chúc mừng thêm vô số bận nữa, mãi cho đến lúc phải bế mạc trong niềm vui chung cuộc thi của những người câu cá được khai mạc vào ngày 5 tháng tám năm 1876, do "Hội vùng sông Danube" tổ chức tại thị trấn Dilmaringen tuyệt vời.


  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    11

    TRONG NANH VUỐT QUÂN THÙ
    Sau khi Caclo Dragoso và lính của ông ta thoái lui, đầu tiên là những kẻ chiến thắng ở ngay tại nơi chiến đấu, sẵn sáng đáp trả lại cuộc tấn công mới, còn lúc ấy thì cỗ xe ngựa đã lăn ra sông Danube. Đợi một lúc để tin chắc cảnh sát đã đi xa, băng cướp liền lên đường theo lệnh của đầu đảng.

    Một hồi sau họ đến được một con sông chảy qua cách 500m. Cỗ xe ngựa làm thành một khối to đen, có thể trông thấy rõ cách bờ vài mét, đang đợi họ trước chiếc sà lan. Cự ly không lớn, nhưng người làm thì đông. Hai chiếc thuyền đã nhanh chóng chuyển lên sà lan những đồ đạc để trong cỗ xe ngựa. Cỗ xe sau đó liền rời đi và mất hút trong màn đêm, còn phần lớn những kẻ đã đánh nhau với cảnh sát tại khoảng rừng thưa đang rải rác ở vùng xung quanh sau khi nhận được phần thưởng. Dấu vết tội phạm đã bị xóa sạch không còn gì ngoài những kiện hàng đã được xếp lên boong tàu mà trên đó có khoảng 8 người.

    Thực tế, băng cướp danh nổi như cồn suốt vùng sông Danube chỉ có 8 người này. Những kẻ đã tản về các nhà chỉ là một số nhỏ trong đám đông vô số những kẻ tòng phạm được sử dụng trong các khu vực đánh cướp. Số người sau này không bao giờ tham dự trực tiếp vào công việc và chỉ làm trách nhiệm của những người khuân vác, cảnh giới, hay là áp tải ngay khi cần thiết phải chuyển đến sông chiến lợi phẩm đánh cướp được.

    Sự tổ chức như thế này quả là khôn khéo lắm. Nhờ vậy mà băng cướp đã rải dài theo dòng sông Danube vô số những kẻ đồng lõa ít biết tính chất của những chiến dịch mà họ cộng tác. Họ là những kẻ xuất thân từ tầng lớp bần cùng của xã hội, những kẻ dốt đặc, và họ tưởng là mình chỉ tham gia vận chuyển đồ buôn lậu, và họ chẳng thèm gạn hỏi điều gì. Họ đã không lập tình giao hữu giữa những kẻ chủ trì các cuộc viễn chinh mà họ đã tham gia, với Latco nổi tiếng đã giấu tên của mình, đồng hời dườn như họ thấy hứng thú lạ lùng là đã để lại dấu vết lưu trú của mình tại mỗi nơi đánh cướp.

    Thái độ dửng dưng của họ sẽ làm bạn độc ít ngạc nhiên hơn nếu phải chú ý đến các vụ đánh cướp đã diễn ra trên suốt chiều dài rộng lớn của sông Danube. Xúc động của công chúng dần lắng đi sau mỗi vụ cướp. Thế nhưng tại các phòng cảnh sát, nơi tập hợp mọi lời ta thán của cư dân ven sông Danube, tên tuổi của Latco đã mang tiếng xấu. Nhờ các tít hấp dẫn trên các bài báo viết về Latco mà lớp tiểu thị dân trong các thành phố đã đặc biệt chú ý đến Latco. Nhưng trong quần chúng rộng lớn, nhất là nông dân, Latco là tên tội phạm cũng như bất kỳ kẻ khác mà họ có lần chạm trán.

    Tám người còn lại trên chiếc sà lan ràng buộc mật thiết với nahu, và đã hình thành một tổ phỉ chặt chẽ. Chúng đi xuôi ngươc trên sông Danube bằng con tàu của mình. Nếu ở đâu thích hợp cho chiến dịch thì bọn chúng đứng lại, tập hợp những kẻ đồng lõa, khi của cướp được đã an toàn trên cái hầm chứa nổi bí mật, chúng lại lên đường lập các "chiến công" mới.

    Khi sà lan đã đầy ắp, chúng liền ra biển Đen, theo lệnh chúng, có sẵn con tàu thủy chờ vào ngày đã ấn định. Những của cải đánh cướp được đã được chuyển lên con tàu thủy này đôi khi chúng đã trả giá bằng sự chém giết, đã biến số hàng hóa lương thiện hoàn toàn được buôn bán công khai tại các đất nước xa xăm.

    Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, vào đêm trước đó, người ta đã kháo nhau về băng cướp tại một khoảng cách quá gần nơi đã đánh cướp. Thông thường bọn cướp không sai lầm như thế; bởi vì nếu trường hợp này lặp lại lần nữa, thì có thể mở mắt cho những kẻ đồng lõa vô ý thức của chúng. Lần này đầu đảng bọn cướp có lý do đặc biệt để không chuồn đi xa ngay lập tức và nếu như đó không là nguyên nhân mà Caclo Dragoso trong lúc nói chuyện với Fridrit Unman tại Unman đã gán cho hắn, thì dầu sao nhà thám tử cũng giữ vai trò ở đây.

    Khi thủ lĩnh băng cướp cùng với trợ thủ Titsa đã nhận biết Caclo Dragoso ở Viên, thì nhà thám tử bị bí mật theo dõi bởi những kẻ đồng lõa của bọn cướp ở tại đia phương. Những kẻ này chỉ biết được những điều cơ bản nhất, và một chiếc thuyền buồm đánh cá đã bơi phía trước sà lan, chỉ khoảng vài km. Việc trinh sát rất phức tạp trong địa điểm lộ liễu, lúc nhúc những cảnh sát, thường bị gián đoạn không lần nào họ gặp được một lúc cả Caclo Dragoso lẫn chủ nhân của ôn gta. Không có gì để khẳng định trên sà lan có hai người. Vì vậy nhầm lẫn có thể xảy ra.

    Sau khi đã tỗ chức theo dõi như thế, thủ lĩnh băng phỉ tưởng mình đã làm chủ tình hình. Phải giết nhà thám tử? Hắn không muốn làm điều đó. Hắn quyết định tòn Dragoso, dù chỉ là tạm thời. Khi Caclo Dragoso đã nằm trong tay hắn, kẻ tội phạm sẽ có khả năng mở cuộc thương lượng trong những trường hợp hết sức phức tạp.

    Việc bắt cóc phải hoãn lại trong vài hôm. Hoặc là sà lam đã neo lại qua đêm ở chỗ quá gần điểm dân cư, hoặc là không xa nơi có mặt nhân viên cảnh sát đóng rải rác trên bờ sông mà tên phỉ dày dạn kinh nghiệm dễ dàng nhận biết các nhân viên này.

    Cuối cùng vào ngày 29 tháng 8, tình thế hoàn toàn thuận lợi. Giông tố xảy ra vào đêm trước đã tạo điều kiện cho băng cướp tấn công ngôi biệt thự cua bá tước Hagenau, chắc chắn phải khiến đám cảnh sát hộ tống sếp trên dọc bờ sông chạy tản ra. Có lẽ Dragoso sẽ tạm thời ở lại một mình, không được bảo vệ. Có thể lợi dụng điều này.

    Khi cỗ xe ngựa chất đầy đồ đạ cướp được của ngôi biệt thự, Titsa liền chọn ra hai người can đảm nhất trong số người của mình. Bạn đọc đã thấy những kẻ mạo hiểm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao như thế nào, và Xecgay Latco đã trở thành người tù của chúng thay cho thám rử Caclo Dragoso ra sao.

    Xong bổn phận, Titsa đã báo cho thủ lãnh biết về kết quả thành công của công việc bằng vài lời vắn tắt, được nói tại một khoảng rừng thưa, khi trung đội cảnh sát đang ở cận kề. Cuộc nói chuyện về đề tài này cần phải được lặp lại trên sà lan, nhưng luc này chưa đến lúc. Trước hết, phải che giấu hàng đống những kiện hàng để tán loạn trên boong và tám người lập thành một ê-kip trên tàu đã nhanh chóng làm điều đó. Những người này lẹ làng chuyển hàng hoặc lăn chúng theo các tấm ván vào sâu trong tàu, công việc chí mất vài phút; sau đó họ bắt tay vào sắp xếp lần cuối. Sàn hầm tàu được bẩy lên một đòn hở hoác thấy được nước sông Danube. Cây đèn được hạ xuống ngăn buồng thứ hai cho phép ta nhìn được ở đây hàng đống đồ đạc đủ chiếm một phần ngăn buồng. Khá đủ chỗ để xếp đồ đánh cướp của bá tước Hagenau đến lượt mình nằm vào cái khi kín độc đáo ấy.

    Con tàu này đã được kiến tạo một cách đặc biệt, nó được dùng để chuyển vận, để ăn ở, và để làm kho hầm bất khả xâm phạm. từ phía ngoài có thể thấy rõ bên dưới con tàu còn có một con tàu khác, kích thước nhỏ hơn và boong con tàu thứ hai này tạo thành đáy con tàu thứ nhất. Con tàu thứ hai dưới độ sâu khoảng 2m, có trọng tải dư sức đỡ con tàu thứ nhất; nâng nó lên mặt nước cách khoảng một hay hai foot. Để không bị phát giác, phía trong sâu hơn của con tàu được xếp đầy những thứ đồ đạc linh tinh để để che đậy cho nó trọn vẹn nên đường mờn nước của con tàu ở đúng điểm cần thiết.

    Khi hành đánh cướp đã xếp đầy trong hầm bí mật, thì đồ đạc lỉnh kỉnh được thải đi, và độ mớn nước con tàu vẫn không thay đổi. Những con tàu - với tải trọng trung bình phải có tầm nước khoảng một foot - đã bị ngập sâu đến 7 foot. Điều này không thể không đem lại những khó khăn lớn lao trong khi di chuyển trên sông Danube và cần người hoa tiêu có kinh ngiệm. Bọn cướp đã có một người hoa tiêu xứng đáng - Yakubo Ogan, người Do Thái ở Rusuco. Am hiểu tường tận con sông, Yakubo Ogaun có thể đua tài với chính Xecgay Latco trong kiến thức rất tuyệt vời về những lối đi, những nhánh sông và những dải cát ngầm; y đã dẫn dắt con tàu vững vàng qua các đoạn ghềnh rải đầy đá tảng hay gặp trên sông.

    Cảnh sát có thể tha hồ khám xét con tàu. Họ có thể đo đạc độ cao bên trong và bên ngoài của con tàu mà không tìm thấy một điểm khác biệt nào. Thậm chí khi đo bề sâu của tàu cũng không thể phát hiện được cái hầm bí mật dưới nước với chu tuyến nhỏ và những đường chạy chênh chếch thật lanh. Bất cứ một cuộc khảo sát nào cũng đều kết luận rằng con tàu trống rỗng ở tầm nước đủ để giữ trạng thái cân bằng thôi. Giấy tờ được phòng bị rất hợp lệ. Trong mọi trường hợp lên xuống tàu, lấy hàng, hoặc quay lại cảng đăng ký sau khi bốc dỡ hàng. Tùy theo tình hình, hoặc có giấy ghi của ngài Konxtantinexco - thương gia ở Galati, hoặc là của ngài Vanhxanh Maye - nhà kinh doanh ở viên. Giấy tờ đều có con dấu nhà nước chứng nhận đâu ra đấy và chẳng có ai nghĩ là phải kiểm tra chúng. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra tại các thành phố được chỉ rõ là nơi ở của ngài Conxtanhtinexco hay Vanhxanh nào đó.

    Sự thật thì chủ nhân có tên là Ivan Xtriga. Có thể bạn đọc còn nhớ, đây là tên của một trong những người hèn hạ nhất của dân thành Rusuco, người đã biến mất khỏi thành phố sau khi đã cố công vô ích để ngăn cản cuộc hôn nhân của Xecgay Latco với Natcha Gregorevich. Đã có nhiều tiếng xấu về Xtriga và miệng lưỡi người đời đạ buộc cho hắn đủ mọi tội lỗi.

    Tìm đường làm giàu dễ dàng, chỉ là việc nhỏ: bảo đám an toàn cho mình - đấy mới là việc lớn. Để đạt được mục đích ấy, thay vì phải giấu tên tuổi và ngoại hình của mình, như bọn tội phạm bình thường thường làm, thì hắn đã quyết định bôi đen tên nạn nhân của mình. Đương nhiên người ta biết hắn không phải bằng tên riêng, thiên hạ chỉ biết cái tên Xecgay Latco mà hắn đã mượn danh để làm những việc xấu xa.

    Mang danh người khác để phạm tội, đây là mánh khóe cũ rích, song Xtriga đã rất tinh ranh chọn cho mình cái biệt hiệu ấy.

    Cái tên Latco, cũng như bất kỳ cái tên nào khác, có thể gây phức tạp tại nơi phạm tội, còn kẻ có tội sẽ không bị nghi ngờ gì, ưu thế vốn chỉ dành cho hắn.

    Thứ nhất, Xecgey Latco không phải là một nhân vật phịa ra. Anh ta có tồn tại, miễn là viên đạn đưng nhắm vào Latco rời bỏ Rusuco đã không chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của anh at. Cho dù Xtriga khoác lác đã khử được kẻ thù của mình nhưng thực tế thì hắn không biết được điều đó. Và điều này cũng chẳng lấy gì làm quan trọng. Nếu đột nhiên người ta nảy ra ý phải truy lùng ở Rusuko và phát giác Latco đã chết, thì cảnh sát sẽ không hiểu tại sao Latco bị khép tội. Nếu người hoa tiêu còn sống, các dự thẩm viên sẽ tìm thấy con người bằng xương bằng thịt, thanh danh hoàn hảo đến mức có lẽ công án phải chấm dứt tại đây. Lúc đó hiển nhiên họ sẽ bắt đầu tìm những người bất hạnh là có cùng một họ với Latco. Nhưng trước khi họ sàng lọc được tất cả Latco trên thế gian thì ôi thôi biết bao nhiêu nước đã chảy vào sông Danube!

    Có thể những phán đoán này không hoàn toàn đúng đắn, nhưng sự vắng mặt của Xecgay Latco đã làm cho suy đoán của chúng có Lo-gich, bởi lẽ không ai biết sứ mạng yêu nước của Xacgey Latco cả. Tại sao người hoa tiêu biệt tăm biệt dạng? Đội cảnh sát trên sông của bản địa đã đặt ra cho mình câu hỏi này vào lúc Caclo Dragoso, phát hiện sự thật; rằng cảnh sát bắt đầu đặt ra cho mình những câu hỏi thì họ lại chẳng dễ gì trả lời được cho những câu hỏi ấy một cách thỏa đáng.

    Tình thế đã lý giải cho bạn đọc trong toàn bộ những rối rắm bi kịch của nó. Một chuỗi dài tội ác mà kẻ không hiểu biết được đến nơi đến chốn đang gán cho một Latco nào đó quê ở Rusuco; sự biến mất khỏi thành phố của người hoa tiêu mang cùng một họ đang bị nghi ngờ ở Rusuco, thật ra, vẫn còn mù mờ; lúc đó, cách đây hàng trăm kilomet, Latco, người bị Dragoso buộc tội căn cứ trên đang chứng rành rành, thì mang danh người câu cá Ilya Bruso, còn Xtriga lại dùng tên thật của mình sau mỗi tội ác đã phạm, để được tự do đi lại ngang dọc trên sông Danube.

    Sự thận trọng là an toàn cho bọn tội phạm - bất kỳ dấu vết nào làm phương hại đến thanh danh trong một thời gian ngắn nhất đều bị xóa sạch. Tối ấy, chúng cất giấu thật kỹ những đồ đạc đánh cướp được vào hầm bí mật như thường lệ. Tiếng động ồn ào chất xếp hàng hóa đã vọng đến tai người mang tên Xecgay latco đang nằm trong cái nhà tù ở tầng hầm tàu ngầm dưới nước. Khi đã hạ sàn tàu vào vị trí cũ, bọn chúng lại lên trên boong. Cảnh sát có thể xuất hiện vào lúc này.

    Khoảng ba giờ sáng, bọn chúng đã mệt mỏi bởi những lo toancủa đêm trước và rất cần được nghỉ ngơi, saong không thể được. Muốn mau chóng rời xa địa điểm đánh cướp, Xtriga đã ra lệnh nhổ neo, lợi dụng bình minh đang đến; mệnh lệnh được thi hành ngay lập tức, bởi mỗi tên đều hiểu tính chất hợp lý của chúng.

    Lúc nhổ neo đẩy sà lan ra giữa dòng sông, Xtriga đã hỏi các chi tiết của chiến dịch ban sáng.

    - Lão chỉ có một mình - Titsa đáp - Lão bị mắc lưới như con cá măng khờ khạo.

    - Lão có thấy các cậu không?

    - Chẳng biết nữa. Lão còn có những việc của lão.

    - Lão không chống cự à?

    - Lão vùng vẫy ghê lắm, cha già láu cá! Phải nện lạo mới yên.

    - Nhưng cậu đã không giết chết lão chứ? - Xtriga hỏi dồn.

    - Hoàn toàn không! Lão chỉ bị choáng váng thôi. Tôi đã lợi dụng thờ cơ để trói lão cho chặt hơn. Tôi chưa riềng lão thì lão chưa thể kêu ba kêu má được!

    - Còn bây giờ?

    - Lão đang ở hầm tàu. Cố nhiên là ở đấy thôi.

    - Lão có biết mình bị chuyển đi đâu không?

    - Hừm, đến nước đó thì lão còn tin ranh hơn là ông trời - Tista cười và tuyên bố - Tôi còn nhớ là phải đóng nút miệng lão và lấy vải bịt mắt lão. Chỉ tháo các thứ ấy ra khi cho lão xuống hầm tàu. Ở dưới ấy nếu thích, lão vẫn có thể hát hò và tán cảnh trời đất.

    Xtriga im lặng nhếch mép cười. Titsa tiếp tục:

    - Tôi đã làm tất cả theo lệnh anh, nhưng điều này sẽ đưa chúng ta đến đâu?

    - Ít nhất nó cũng làm rối loạn đội cảnh sát bị mất người cầm đầu - Xtriga đáp.

    Titsa nhún vai.

    - Chúng sẽ bổ nhiệm lão giá khác - gã nói.

    - Thì đương nhiên rồi, song một ông sếp khác có thể sẽ khù khờ hơn so với người mà chúng ta đã tóm. Với lại, dẫu sao thì chúng ta có khả năng thương lượng. Lúc cần thiết, chúng ta sẽ đòi hỏi giếy thông hành mà chúng ta rất cần. Điều quan trọng nhất là phải giữ cho lão ta sống.

    - Lão ta còn sống - Titsa cam đoan.

    - Cậu có nghĩ ra phải cho lão ăn uống không?

    - Úi chà... - Titsa gãi gáy - Không ia nhớ chuyện này hết. Nhưng 12 giờ kiêng nhịn không gây tác hại cho ai cả, chùng nào tàu chạy thì tôi sẽ cho lão ăn... Miễn là anh không muốn tự mình mang thức ăn đến đó và cũng nói thêm là... để xem lão.

    - Không đâu - Xtriga mau miệng bác lại - Tôi muốn lão ta không thấy tôi thì hơn. Tôi biết lão ta, còn lão ta thì không biết tôi. Đây là con chủ bài mà tôi không muốn để mất.

    - Anh có thể mang mặt nạ chứ?

    - Điều này chẳng ăn nhằm gì với lão Dragoao. Lão đâu cần cái chuyện nhìn mặt cậu. Lão nhận biết người ta qua vóc dáng, vai rộng cỡ nào và các dấu hiệu khác.

    - Như vậy tức là tôi đã mang khổ vào thân khi phải mang thức ăn đến cho lão.

    - Nên để cho ai đó làm chuyện này... Tuy vậy, lúc này Dragoso không còn nguy hiểm, đến chừng nào lão trở lại nguy hiểm, thì chúng ta đã trốn mất rồi.

    - Lạy Chúa! - Titsa buộc miệng.

    - Thôi tạm biệt! - Xtriga lại nói - Phải giữ lão lại trong cái hộp ấy. Nhưng không nên để lâu quá, lão có thể sẽ bị chết ngộp đấy! Hãy đưa lão vào cabin trên boong tàu, khi chúng ta đi qua Budapest, sáng mai sau lúc tôi ra đi.

    - Anh định bỏ chúng tôi ở lại à? - Titsa hỏi.

    - Ừ - Xtriga đáp - Thỉnh thoảng tôi phải rời sà lan để lên bờ thu lươm tin tức. Tôi biết bây giờ người ta đang kháo nhau về vụ làm ăn mới của chúng ta và sự biến mất của Caclo Dragoso.

    - Nhưng nếu chúng đớp anh thi sao? - Titsa phản đối.

    - Không có gì nguy hiểm cả. Không ai biết tôi, còn cảnh sát vùng sông chắc chắn sẽ thụ động. Nhưng nói chung thì tôi sẽ xuất hiện trong một hình dạng khác hẳn.

    - Như thế nào nào?

    - Mang hình dáng của lão Ilya Bruso nổi tiếng, người câu cá trứ danh và người trúng giải của "Hội vùng sông Danube".

    - Nghĩ hay thật!

    - Tuyệt cú mèo! Tôi có con thuyền của Ilya Bruso. Tôi sẽ bắt chước Caclo Dragoso, mượn lốt của anh hàng.

    - Nhưng nếu người tà hỏi cá của anh?

    - Tôi sẽ đi mua cá, nếu cần thiết, để bán.

    - Anh khéo lắm, hỏi sao cũng đáp được cả.

    - Đồ khỉ, còn phải nói!

    Đến đây, cuộc nói chuyện chấm dứt. sà lan bơi theo dòng. Cơn gió nhẹ từ phía bắc thổ xuống trở nên thuận chiều khi lên quá Vixegrat thì sông Danube ngả sang hướng Nam. Trái lại, trước đó thì gió phía Bắc thổi rất mạnh đã kìm con tàu lại và Xtriga vì vội muốn tránh xa địa điểm đã đánh cướp, nên hắn đã ra lệnh chèo bằng hai mái dầm dài có thể giúp cho con tàu đi ngược gió được.

    Phải mất ba giờ đồng hồ mới qua được 10km và bơi đến khúc sông uốn, sau đó phải mất thêm hai giờ nữa để chiếc sà lan đi theo vòng cung được vẽ nên bởi sông Danube trước khi nó bắt đầu được tự do chảy luôn về hướng nam. Cuối cùng, cao hơn Vaixen một chút, những tay chèo ngừng chèo và tốc độ của con tàu đã lao nhanh dưới cánh buồm.

    Khoảng 11g thì họ đã qua Xentendro, nơi mà dường như hai người đánh xe Kaigieclic và Fogen khi lên đường vào đêm trước đó đã định đến. Không thể dừng lại, chiếc sà lan tiếp tục thêm khoảng 30km nữa để đến Budapest.

    Khi chảy xuống mạn dưới, dòng sông trở nên khắc nghiệt hơn. Số lượng các đảo xanh rợp bóng gia tăng, đôi lúc bị phân ra thành những con kênh hẹp, loại sà lan không thể đi qua nơi đây được, ma chỉ những chiếc thuyền buồm du ngoạn mới qua lọt.

    Ngành thủy vận khá tấp nập bận rộn ở phần này cầu sông Danube. Sông thường chật chội, vì lòng sông bị ép giữa các nhánh núi đầu tiên của dãy Anpo và các ngọn đồi cuối cùng của dãy Cacpat. Thỉnh thoảng xảy ra mắc cạn hay va đụng nhau, nếu người hoa tiêu chỉ cần lơ đãng một chút. Tuy nhiên những sự cố như thế không nguy hiểm, chỉ mất thời gian mà thôi. Nhưng đã có biết bao tiếng la hét và những cuộc tranh cãi trong những chuyến phiêu lưu như thế này?

    Cần phải điều khiển con tàu mà Xtriga làm thuyền trưởng thật tốt. Kích thước con tàu rất lớn, vì trọng tải của nó đã vượt quá 200 tấn. Trên boong tàu có tầng xây chồng, phần trước là căn buồng chứa đồ hàng. Ở trước mặt là lá cờ quốc gia được kéo trên cột buồm, còn ở mạn lái được củng cố bằng cây răm dài mà nhờ nó người ta bẻ lái được.

    Sự rộn rịp trên sông càng lúc càng tăng lên, bao giờ vẫn vậy, mỗi khi đến gần thành phố lớn. Những chiếc tàu thủy hạng nhẹ hay tàu buồm chở khách du lịch hay người đi chơi bơi xuyên qua giữa các đảo. Xa xa là khói của các ống khói nhà máy phả ra làm nám cả chân trời, chứng tỏ đang đến gần ngoại ô Budapest.

    Vào lúc đó có một sự kiện lạ lùng diễn ra. Theo lệnh của Xtriga, Titsa đi cùng với một người trong e-kip vào cabin một lúc. Một chập sau họ quay ra, dẫn theo một phụ nữ dong dỏng cao, bị bịt mặt nên không thể nhìn rõ được mặt. Người đàn bà đi giữa hai người áp tải, tay bị trói quặt sau lưng và không ra sức kháng cự, có lẽ vì hiểu rằng có chống chọi cũng vô ích. Người đàn bà ngoan ngoãn đi xuống cầu thang đến hầm tàu, rồi sau đó vào buồng ngăn đáy đôi, và cái thang tàu vỗ sập phía trên nàng.

    Xong xuôi, Titsa và người bạn của gã quay ra với công việc cua mình.

    Khoảng 3g chiều, sà lan đã ở đối diện thủ đô Hungari nằm ven sông. Ngoặt sang phải là Buda, thành cổ của Thổ Nhĩ Kỳ; bên trái là thành phố Bupdapest hiện đại. Vào thời xưa, Buda la một trong những thành phố cổ của nghệ thuật và ngày nay nó đã bắt đầu biến mất dưới sự thắng lợi của tiến bộ. Ngược lại, Pest, mặc dù tầm quan trọng của nó rất đáng kể, lúc đó vẫn chưa đạt đến sự phát triển to lớn đã làm cho nó trở thành một trong những thủ đô to lớn nhất và tuyệt mỹ nhất của vùng Đông Âu.

    Trên cả hai bờ sông, nhất là ở phía bờ trái, các căn nhà nối tiếp nhau có những cửa vòm và những sân thượng mà phía trên chúng là những gác chuông nhà thờ nổi cao lên, lấp lánh ánh vàng dưới ánh mặt trời; một dãy dài các ngôi nhà dọc sông Danube được nổi bật lên tráng lệ và cao quý.

    Bọn người trên chiếc sà lan không chú ý gì đến cảnh vật huy hoàng này. Việc bơi ngang qua Budapest có thể bị đe dọa bởi những kẻ đang ngờ với những điều bất ngờ thật không dễ chịu, và họ đã theo dõi bên kia sông, nơi vô số những con tàu gặp nhau. Sự dẻ dặt khôn ngoan này đã cho phép Xtriga sớm nhận ra chiếc thuyền giữa đám ấy chở bốn người đang thẳng tiến đến sà lan. Nhận ra chiếc cano của cảnh sát đường sông, Xtriga nháy mắt với Titsa và tên này đã lẹ làng lao vào hầm tàu ngay lúc đó.

    Xtriga đã không nhầm. vài phút sau, cano đã cặp sát tàu. Hai người nhảy lên tàu.

    - Thuyền trưởng? - một trong hai người mới đến hỏi.

    - Tôi đây - Xtriga vừa đáp vừa bước tới trước.

    - Tên của ông?

    - Ivan Xtriga.

    - Quốc tịch?

    - Bungari.

    - Tàu từ đâu đến?

    - Từ Viên.

    - Đến đâu?

    - Đến Galati.

    - Chủ tàu?

    - Ngài Konatantinexco ở Galati.

    - Có hàng?

    - Không có gì. Chúng tôi quay về không?

    - Giấy tờ của ông?

    - Chúng đây - Xtriga nói và đưa cho cảnh sát những giấy tờ cần thiết.

    - Ổn cả - cảnh sát lên tiếng rồi trao trả giấy tờ lại cho chủ nhân của chúng sau khi đã xem xét cẩn thận - Chúng tôi sẽ vào xem hầm tàu của ông.

    - Mời các ông! - Xtriga mời - Tôi chỉ dám nhận xét rằng đây là cuộc viếng thăm thứ tư sau khi chúng tôi nhổ neo khỏi Viên. Thật là không dễ chịu!

    Người cảnh sát ra cử chỉ cho biết là anh ta không chịu trách nhiệm gì cả trước điều đó, bởi lẽ đây là mệnh lệnh mà anh ta là người phải thi hành, sau đó anh ta đi ngay xuống cầu thang, không trả lời câu nào. Anh ta tụt xuống, thả vài bước quanh hầm tàu, đưa mắt lướt nhìn chung quanh, xong lại leo lên. Anh ta không tưởng nổi rằng phía dưới chân anh ta có hai sinh vật, một đàn ông và một đàn bà đang gọi cầu cứu một cách vô ích. Không thể có sự khám xét nào tận tụy và lâu dài hơn. Đúng thật sà lan rỗng không, và điều này đã làm cho công vụ trở nên đơn giản hơn.

    Cảnh sát lên boong trở lại, không hỏi thêm câu nào nữa và họ trở lại cano kiểm tra các tàu khác, còn chiếc sà lan thì từ tốn tiếp tục xuôi dòng.

    Khi những căn nhà cuối cùng của Budapest đã lùi về phía sau, đến lúc phải bận rộn với nữ tù nhân ở hầm tàu. Titsa và bạn của gã biến mất xuống dưới, sau đó quay trở lên, dắt thao người đàn bà mà cách đây vài giờ họ đã nhốt dưới hầm, bây giờ người đàn bà lại được đưa trở lại ngăn buồng. Các tên khác của ekip đã không chú ý gì đến việc này.

    Chúng chỉ dừng lại vào ban đêm, giữa hai ngọn núi Erkain và Adoni, ở phía dưới Budapest khoảng 30km, và tàu nhổ neo vào lúc rạng sáng. Vào ngày 31 tháng 8 ấy, tàu đã qua vài bến đỗ và trong khoảng thời gian đó Xtriga đã rời tàu, dùng chiếc thuyền lấy được - như bọn cướp nghĩ - của Caclo Dragoso. Xtriga đã đường hoàng đỗ bến tại các làng mạc, tự giới thiệu với các cư dân của chúng biết tên tuổi của người trúng giải "Hội vùng sông Danube", tổ chức đàm đạo và khéo léo hướng đến các đề tài mà hắn đang quan tâm. Tin tức hóa ra là ít ỏi quá. Cái tên Ilya Bruso không được phổ biến ở các vùng này. Tất nhiên, ở Mokhat, Apatin, Neclat, Zemlin hay là Bengrat - tại các thành phố quan trọng này - công việc sẽ khác hơn. Nhưng Xtriga không dám liều lĩnh ló mặt ở những nơi ấy và hắn chỉ giới hạn việc thu lươm tin tức tại các làng mạc hẻo lánh, những nơi mà cảnh sát ít cảnh gíac hơn. Thật đáng tiếc, nói chung là nông dân đã không biết gì về hội thi ở Ditmaringen và họ đã không thích khi người ta hỏi han họ. Đúng vậy, song họ không tò mò tọc mạch được gì cả. Họ không biết Caclo Dragoso cũng như Ilya Bruso mà Xtriga đã uổng công dùng đến tài xã giao của mình.

    Như đã thỏa thuận trước đó, trong thời gian vắng mặt Xtriga, Xetgay Latco đã được chuyển lên trên và giam vào căn buồng nhỏ với cánh cửa cái luôn được đóng kín mít. Có thể đây là sự thận trọng không cần thiết bởi lẽ người tù đã bị trói chân tay rất kỹ.

    Từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 9, mọi sự đều trôi qua êm đẹp. Nờ thuận buồm xuôi gió, chiếc sà lan vẫn bơi đi đều đặn và mỗi một ngày đêm làm được đến 60km. Sẽ còn đi nhanh hơn nữa nếu như không có những chỗ đừng đều đặn xảy ra do Xtriga vắng mặt nhất thời.

    Nếu những cuộc đột kích của Xtriga không mang lại thành quả gì vì không thể thu nhặt được những tin tức cần thiết, thì Xtriga cũng rút ra được những điều có ích, đừng từ quan điểm khác, sau khi sử dụng các "tài năng" chuyên nghiệp của mình.

    Điều đó xảy ra vào ngày 5 tháng 9. Hôm đó, sà lan thả neo qua đêm đối diện với lò đất Susec, Xtriga lên bờ theo lệ thường. Tối đến, những nông dân đã quen ngủ sớm, phần lớn đều tản về nhà mình, Xtriga đi lang thang một mình. Khi đó hắn nhận thấy một căn nhà có vẻ giàu có hơn những ngôi nhà khác. Chủ căn nhà này hoàn toàn tin cậy vào tính chơn chất của láng giềng nên đã để cửa mở, còn mình thì đã đi đâu đó có việc.

    Chẳng hề ngập ngừng, Xtriga liền đột nhập vào nhà, nơi đây là cửa hàng nhỏ có các ngăn để hàng hóa. Chỉ nhoáng cái là kéo được cái tủ tiền có tay nắm gỗ. Không hề thỏa mãn trước chiến lợi phẩm xuềnh xoàng này, tên cướp đã khám phá ra chiếc vali để sâu trong phòng. Hắn lôi từ trong vali ra những cái bọc tròn tròn phát ra những âm leng keng nghe thật vui tai.

    Với phần thưởng như thế, Xtriga vội quay lại sà lan và rạng sáng hôm sau nó đã ở nơi xa rồi.

    Đây là cuộc phiêu lưu duy nhất trên suốt hành trình của Xtriga.

    Xtriga còn lo nhiều việc trên tàu. Cứ chốc chấc hắn biến mất vào buồng ngăn hay là đi vào khoang tàu nằm đối diện, nơi nhốt Xecgay Latco. Có khi cuộc viếng thăm của hắn kéo dài vài phút mà có lúc lâu hơn nhiều. Trường hợp lâu như thế trên boong tàu thường xuyên có tiếng vọng của cuộc tranh cãi gay gắt mà qua đó có thể phân biệt được giọng nói điềm tĩnh của người đàn bà, với giọng dữ dằn của đàn ông. Kết quả bao giờ cũng như nhau: sự dửng dưng hết mức của ekip và Xtriga quay trở ra điên cuồng giận dữ, vội rời tàu để lấy lại bình tĩnh.

    Thôn thường thì hắn đi lên bờ phải con sông. Hiếm thấy thành phố và làng mạc bên bờ trái; cả một sự hoang vắn trống trải kéo dài bất tận đến tận chân trời.

    Pusta, chủ yếu là gọi đồng bằng Hungari, kéo dài hơn khoảng trăm liê, tiếp giáp hệ núi Cacpat Num.

    Những con đường sắt chạy qua đó cắt ngang khoảng không bao la của những thảo nguyên hoang sơ, những đồng cỏ lớn rộng, những đầm lầy mênh mông có nhiều thú săn dưới nước. Pusta, bao giờ cũng là cái bàn ăn được bày sẵn một cách thịnh soạn dành cho vô vàn những vị khách có bốn chân, không đếm xuể những động vật tạo nên sự giàu sang chủ yếu cho vương quốc Hungari. Hiếm gặp được đâu đó cánh đồng lúa mì hay đồng ngô.

    Bề rộng con sông ở đây rất đáng kể, dòng chảy của nó chìa ra vô số những đảo lớn, nhỏ. Thường thì sông Danube bị chúng phân ra thành những chi lưu dài, nơi đây luồng nước có tốc độ khá lớn.

    Những đảo này không được phì nhiêu. Nó là đất nuôi những cây bạch dương, cây hoàn diệp liễu, cây liễu giữa đất bùn bị mang đến bởi vô vàn những trận lũ lụt. Nơi đó người ta cắt được nhiêu cỏ, và những chiếc sà lan tải cỏ khô được chất đầy ứ trên tàu đến các trang trại ven sông.

    Ngày 6 tháng 9, chiếc sà lan thả neo lúc trời bắt đầu tối. Lúc ấy Xtriga vắng mặt. hắn không dám liều lĩnh chường mặt đến Nedat, Petecvacde, dân cư những thành phố này rất đông - điều đó nguy hiểm cho hắn. Nhưng hắn đã chọn nơi để lượm tin tức cho mình là thị trấn Caclovix nằm phía dưới khoảng 20km. Hắn ra lệnh cho sà lan neo cách thị trấn khoảng hai, ba liê và ở đó chờ hắn.

    Khoảng 9g tối, Xtriga hãy còn khoảng một đỗi ngắn nữa mới tới thành phố. Hắn không vội. Sau khi thả trôi chiếc thuyền, hắn thả sức nghĩ ngợi, nói chung là khá dễ chịu. Mưu chước của hắn hoàn toàn thành công. Không có ai nghi ngờ hắn, và không có gì cản trở công việc nhặt tin. Thật tình mà nói, những tin tức này không được phong phú lắm. Nhưng tự thân sự không biết - đó là dấu hiệu tốt, nó khác với thái độ lãnh đạm. Lẽ đương nhiên người ta chỉ nghe đồn đại loáng thoáng tại các vùng này về băng cướp trên sông Danube và không một ai biết về sự tồn tại của Caclo Dragoso, như thế tức là sự mất tích của ông ta tất nhiên sẽ không làm ai quan tâm xúc động.

    Mặt khác, có thể do sự biến mất của cảnh sát trưởng, hoạt động nghèo nàn của cảnh sát địa phương này có vẻ như đã giảm sút rất nhiều. Suốt trong vài ngày, Xtriga không gặp một ai biết đến hình dáng bên ngoài của nhân viên cảnh sát, và không nghe nói gì về sự cảnh giác của cảnh sát vùng sông rất sôi động trong suốt hai trăm ba trăm kiloemt ở mạn trên con sông.

    Cơ hội thuận lợi cho chiếc sà la đạt đến mục đích hành trình của mình một cách an toàn - đó la Biển Đen, nơi ma hàng hóa của sà lan sẽ được chuyển sang con tàu thủy có tiếng. Ngày mai họ sẽ bơi qua Demein và Bengrat. Chỉ cần bơi dọc theo bờ sông ở Xacbi là tránh bất cứ những điều bất ngờ đáng tiếc nào. Thực ra, Xacbi đang có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên phải ở trong tình trạng hỗn loạn, và chắc gì chánh quyền vùng sông lại để ý đến con tàu chạy không hàng hóa trên sông.

    Nhưng ai biết được? Có thể đây là hành động sau cùng của Xtriga. Có thể hắn sẽ ẩn thân ở những nơi đầu trời cuối biển gì đó, được giàu sang, được kính trọng -và được hạnh phúc, hắn nghĩ, và nhớ đến người nữ tù nhân đang bị nhốt trên tàu.

    Xtriga suy nghĩ như thế, khi cái nhìn của hắn rơi trên cái vali mà nắp của chúng từ lâu đã được dùng làm đi văng cho Caclo Dragoso và chủ nhân của ông ta. Bất chợt hắn nảy ra ý nghĩ, suốt tám ngày làm chủ con tàu hắn đã không nghĩ đến chuyện khám xét những thứ đồ đạc chứa trên nó. Hắn đã có thời gian để sửa chữa cái tính đãng trí khó hiểu này.

    Trước hết, hắn nhảy bổ đến cái valy để bên phải thuyền và phá khóa trong nháy mắt. Hắn tìm thấy trong đó chỉ có vải vóc, quần áo được sắp xếp gọn gàng. Xtriga chẳng thè mớ quần áo cũ ấy, hắn đóng nắp valy này lại, rồi quay sang lục soát cái thứ hai.

    Trong cái valy thứ hai chỉ có những thứ dụng cụ đơn giản của người câu cá viễn hành, và Xtriga trong tâm trạng chán nản đã muốn bỏ cái công việc lục soát này đi thì bỗng nhiên phát hiện thấy một thứ hấp dẫn hơn, để trong góc valy. Quần áo thì chẳng ăn nhằm gì, nhưng trong cái cặp táp bị nhét đầy cứng này có lẽ có giấy tờ. Và giấy tớ thường là câm điếc, thì những trường hợp như thế này sẽ không gì sánh được tài hùng biện như chúng.

    Xtriga mở cặp táp làm giấy tờ trong đó vương vãi ra và hắn chú tâm xe xét. Ban đầu là những tờ biên lai và thư từ, tất cả đều mang tên Ilya Bruso, sau đó đôi mắt của hắn mở tròn ngạc nhiên khi nhìn thấy bức ảnh đã làm cho Caclo Dragoso nghi ngờ.

    Mới đầu Xtriga không hiểu gì cả. Làm sao trên thuyền chỉ có giấy tờ mang tên Ilya Bruso và không tìm thấy được một tờ giấy nào mang tên nhà thám tử cả - đây là điều có lẽ đáng ngac nhiên vô cùng. Nhưng dầu sao thì cũng có thể lý giải điều lạ lùng này được lắm. Biết đâu, thay vì để chiếm được vai trò người trúng giả của "Hội vùng sông Danube", như từ trước đến nay Xtriga vẫn nghĩ thế, Caclo Dragoso đã đánh đổi theo sự thỏa thuận ổn thỏa, với sự đồng ý của Ilya Bruso, lão ta có thể giữ lấy những giấy tờ chứng minh. Nhưng tại sao ở đây lại được ký tên Latco, chính cái tên mà Xtriga, với sự tinh ranh quỷ quái, đã dùng để phạm tội? Và tại sao ở đây lại có bức ảnh của người đàn bà mà cho đến tận bây giờ hắn vẫn còn thèm khát, cho dù mọi sự cố gắng đã bị thất bại? Ai là chủ nhận thật sự của chiếc thuyền này, nếu như nó có giữ những giấy tờ lạ lùng và thầm kín như thế này? Và điều sau cùng nữa là nàng đang thuộc về ai - Caclo Dragoso, Ilya Bruso, hay là Xecgay Latco - và hắn đang cầm tù ai trong số ba người này mà có hai người rất để ý đến hắn? Tuy nhiên, chính hắn đã tuyên bố Xecgay Latco đã bị giết chết vào cái đêm viên đạn súng lục bay ra khỏi nòng từ một trong hai kẻ chạy trốn của thành phố Rusuco. Biết đâu lúc ấy hắn bắn không trúng đích? Ô, giá như kẻ bị giam cầm trên tàu của hắn không phải là lão cảnh sát trưởng, mà là người hoa tiêu của thành phố Rusuco thì hay biết mấy! latco sẽ không thoát khỏi tay Xtriga này lần thứ hai... Không cần phải giữ anh ta như là một con tin.

    Một phiến đá trên cổ sẽ làm nên việc, và sua khi được giải phóng khỏi kẻ thù không đội trời chung, Xtriga sẽ phá bỏ được cái chướng ngại vật chủ yếu đối với kế hoạch của mình.

    Sau khi chiếm hữu tấm ảnh, tên cướp vội chèo thuyền và mong mau chóng biết được bí mật.

    Chẳng mấy chốc trong màn tối lù mù đã hiện ra hình dáng con tàu, Xtriga nhẹ nhàng cặp sát sà lan, nhảy lên boong, đi vội đến ngăn buồng giam người tù và tra chìa khóa vào ổ.

    ° ° °

    Hiểu biết còn ít hơn cả giám ngục của mình, Xacgay latco không thể dựng lên các giả thuyết khác nhau để lý giải tình trạng tù tội của mình. Hình như đối với anh, đó là bức màn bí mật không thể xuyên thấu, và anh đã phải từ bỏ công việc thiết lập các giả thuyết để tìm nguyên nhân họ giam giữ anh.

    Sau giấc ngủ chập chờn căng thẳng, nhưng sau rồi cơn đói càng lúc càng gia tăng mãnh liệt hơn, anh đã mất đi cái điềm tĩnh mà từ trước đến giờ anh vẫn giữ vững. Hay chúng định làm cho anh chết đói? Anh đã gọi. Không ai đáp lời. Anh gào lên đến vỡ giọng. Cũng vẫn vậy. Anh bắt đầu thét - vẫn không có một sự đáp lại nào. Điên tiết, anh cố thử bứt đứt dây trói, nhưng dây trói quá chặt, và Latco đã uổng công gồng các bắp thịt và lăn đi lăn lại dưới sàn. Một lần chuyển động co giật, mặt anh đã chạm phải một vật để cạnh anh. Cần phải định thần lại, Xecgay nhận ra ngay đây là bánh mỳ và cụ mỡ - chắc chắn nó đã được để lại đây trong lúc anh ngủ. trong tình trạng hiện tại, không dễ gì anh ăn được. Nhưng sự cần thiết, đó là mẹ của bộ óc sáng trí, và sau vài cố gắng vô ích, người tù đã ăn được mà không dùn gđến hai tay.

    Khi cơn đói đã được thỏa mãn, những giờ đơn điệu, chậm chạp kéo dài lê thê. Trong sự tĩnh lặng đó, thính giác của Latco đã cảm nhận được tiếng rì rào, cái rung động nhẹ nhàng, những ru rẩy tương tự của lá cây bị gió lùa. Chắc là con tàu đang rẽ nước bơi đi. Đã bao nhiêu giờ trôi qua kể từ lúc cái thang tàu bị kéo lên phía trên anh lần nữa. Suất ăn được cột vào một đầu dây, tương tự suất ăn đầu tiên, đug đưa trong cai lỗ hổng được rọi sáng lờ mờ và hạ xuống bên cạnh anh.

    Thêm nhiều giờ nữa trôi qua, cái thang tàu lại được mở ra. Một người đi xuống, tiến lại gần cái thân thể nằm bất động, và Xacgey Latco lại thêm một lần thứ hai cảm thấy mình bị bịt miệng. Chắc những tiếng la thét của anh đã làm bọn chúng sợ ai ở dần đó đến giúp đỡ? Chắc chắn như thế này: người đó vừa bỏ đi, người tù đã nhe được tiếng chân của người trên nóc nhà tù của anh. Anh muốn gọi... nhưng không một âm thanh nào toát khỏi miệng anh... Những tiếng chân khua động đã ngừng hẳn.

    Ít lâu sau họ không có lý do gì không tháo nút khỏi miệng anh. Một khi anh được phép gọi, tức là điều đó không nguy hiểm cho họ. Lúc đó cón la thét để làm gì?

    Sự chờ đợi càng kéo dài thêm, sau suất ăn thứ ba, cũng tương tự như hai suất ăn đầu tiên, hẳn là đêm rồi, Latco Xecgay tính rằng mình đã bị cầm tù khoảng 48 tiếng đồng hồ, và khi ấy cầu thang tàu được mở ra và có chừng bốn người đi lần xuống hầm tàu.

    Xecgay latco không có thời gian để nhìn những tên này. Chúng lẹ làng bịt mồm, bịt mắt anh lại, sau khi khóa chặt thân thể anh, làm cho anh bị câm, chúng lại chuyển anh từ tay này sang tay nọ y như lần đầu.

    Căn cứ theo những chỗ bị xây xát và những cái va đập, anh biết được là khe hở rất hẹp và theo như anh hiểu thì trước đây chúng đã lôi anh qua thang tàu này. Anh lại đếm các nấc thang bằng hai bên hông mình. Lối đi qua ngắn và nằm ngang, sau đó chúng ném anh xuống sàn và anh cảm thấy mình được cởi nút miệng, tháo băng mắt. Anh vừa kịp mở mắt thì cánh cửa đã đóng sầm lại.

    Xecgay Latco ngó quanh. Mặc dầu chỉ bọi đổi chỗ giam thôi, song nơi này có vẻ tốt hơn nhiều. Chút ánh sáng bên ngoài lọt được vào đây qua ô cửa sổ nho nhỏ cho phép nhìn thấy được suất ăn thường lệ mà từ trước đến giờ anh chỉ biết được qua sự rờ rẫm, bây giờ nó đã được để ngay trước mặt anh. Những tia nắng đã trả lại cho anh sự tươi tỉnh và sức khỏe anh đã khá lên nhiều. Phải được tự do nhờ ô cửa sổ này. Anh sẽ cố tranh thủ nó.

    Anh đã tìm mãi, tìm một cách vô vọng dụng cụ gì đó, sua cùng, khi dò khắp ngăn buồng tối tăm bằng mắt, anh đa nhìn thấy ở bên vách tường có cái gì đó tựa thanh sắt từ sàn nhú lên và chạy dọc theo đường thẳng đến trần - có lẽ nó dùng để nẹp chặt ván bọc tàu. Thanh sắt gồ ra và cho dù nó không có góc nhọn bén, nhưng vẫn có thể làm đứt dây tró anh nếu không bằng cách cắt thì cũng bằng cách cọ đi cọ lại nhiều lần. Đây là trướng hợp rất khó và đòi hỏi phải cố công lắn. Xecgay latco mím môi gắng bò lết lại thanh sắt ấy và bắt đầu cọ dây trói tay vào nó. Sự bất động gần như là hoàn toàn do sự gông cùm đã khiến cho công việc vạn phần gian nan, sự di động của đôi tay nhờ vào những cái đẩy và giật của cả thân hình có một biên độ rất ngắn. Công việc hết sức chậm chạp, lại còn mệt đứt hơi, và cứ qua năm phút, người hoa tiêu lại ngừng lại để nghỉ.

    Anh ngưng công việc lại trong giờ ăn, hai lần một ngày. Trước sau cũng chỉ có một giám ngục mang thức ăn đến cho anh, tuy hắn đã ùng vải che mặt, Xecgay Latco cũng đã nhận thấy mái tóc hoa râm và đôi vai rộng đến mức đáng kinh ngạc của hắn. Mặc dù không thể nhìn được mặt hắn, song cái dáng ngoài nói chung của tên này đã gây ấn tượng là Latco đã gặp hắn ở đâu đó rồi. Anh không thể nói chính xác được, nhưng đôi vai rộng này, điệu đi thô lỗ này, mái tóc hoa râm dưới lớp mặt nạ này - tất cả hình như rất quen thuộc với anh.

    Suất ăn được mang đến vào những giờ giấc nhất định, còn vào giờ khác thì chẳng có ai vào nhà giam cả. Sẽ không có gì phá tan sự tĩnh mịch, nếu như chốc chốc anh không nghe được cánh cửa đối diện bên kia được mở ra như thế nào. Sau đó là những giọng nói vẳng đến tai anh - của đàn ông và đàn bà. Xecgay latco đã ngưng việc và dỏng tai lên, cố xác định cho được giọng nói mang hồi ức mù mờ và xa xăm nào đó.

    Chỉ có lúc ăn và lúc lắng tai xác định những giọng nói từ xa vẳng lại là anh buộc phải ngưng việc của mình thôi.

    Năm ngày trôi qua như thế! Latco đã bắt đầu tự hỏi rằng anh có đạt được điều gì đó không, thì vào buổi tối ngày 6 tháng 9, dây trói buộc chặt xương cốt anh đã bị đứt một cách bất ngờ. Người hoa tiêu suyết thét lên vì sương sướng. Cửa mở và vẫn một người ấy bước vào phòng đặt mâm thức ăn thường lệ trước mặt anh.

    Sau khi chỉ còn lại một mình, Xecgay Latco cố thử co giãn tứ chi đã được giải thoát. Đầu tiên, không thể động đậy được gì. Tình trạng bất động trong suốt tuần lễ dài, đôi tay và bàn tay của anh đúng ra bị liệt. Dần dà chúng cử động được, rồi sau đó có lại được sức mạnh cũ của mình. Sau một giờ đồng hồ nỗ lực, anh cởi trói chân. Anh đã được tự do, hay ít nhất anh cũng đã thực hiện được bước bước đầu tiên đi đến tự do. Bước thứ hai là phải chui ra ngoài ô cửa sổ nhỏ mà bây giờ anh đã có thể với tới được và đã thấy được qua ô cửa này nếu không là bờ sông bị phủ trong màn tối thì cũng là mặt nước sông Danube. Tình thế đối với anh thật thuận lợi. Đêm tối tăm. Ai sẽ tóm đươc anh trong cái đêm như thế này, khi mà trong khỏang cách chừng chục bước không thể nhìn rõ được cái gì? Thêm nữa là chỉ đến mai chúng mới vào khoang tàu. Khi chúng phát hiện anh đã biến mất lúc ấy cũng đã muộn.

    Cái khó khăn hết thảy là sức lực yếu ớt đã ngăn cản thử thách ban đầu. Đáng lẽ phải rộng rãi cho một chàng trai dũng cảm, tinh anh, nhưng ô cửa sổ loại quá hẹp, nó không cho phép một người đàn ông đang tuổi thanh niên, có đôi vai rộng trời ban thật đáng ganh tị như Xacgey đây chui qua khỏi được. Anh đã phí sức vô ích, phải nhận rằng chướn ngại vật rất chắc chắn và anh đã thở dốc và ngã xuống sàn một lần nữa.

    Chẳng lẽ số anh không được thoát khỏi nơi đây hay sao? Anh ngắm nhìn thật lâu cái ô vuông tối của màn đêm trong ô cửa sổ nghiệt ngã, rồi sau đó anh quyết định phải thứ sức lần nữa. Anh cởi quần áo và lao thật mạnh đến cái khe hở lấp lánh ấy, nhất quyết phải phá vỡ nó.

    Người anh thấm máu, xương kêu lạo xạo, lúc đầu chỉ là phần vai, sau đó mới đến đôi tay, và rầm cửa sổ đã chạm đến đùi trái của anh. Thật không may, vài phải bị mắc kẹt, mỗi một nỗ lực mới đều không may như thế cả.

    Một phần thân thể đã được giải phóng và treo thõng trên mặt sông, còn phần khác vẫn kẹt bên trong tù; bên hông của Xecgay Latco bị riết chặt lại đến mức đau đớn không thể tả nổi. Nếu đào tẩu bằng cách này không được thì phải tìm cách khác. Hay có thể anh sẽ bứt được một rầm cửa và mở rộng khe hở?

    Song muốn làm như thế thì phải quay trở lại nhà tù, mà Latco hiểu rằng điều này không thể chịu được. Anh không thể chuyển độn tới trước hay là lùi lại sau, và nếu không cầu cứu thì lẽ tất nhiên anh sẽ phải chịu trong tình thế đau đớn này.

    Anh đã đánh vật một cách vô ích. Tất cả đều hoài công. Anh đã bị sa bẫy.

    Xaecgay Latco thở lấy hơi. Khi đó những tiếng chân nhộn nhịp lạ thường làm anh run rẩy. lại một mối nguy hiểm mới sắp đến; biến cố lại không diễn ra như lần anh ở trong tù: họ dừng lại trước cửa, chìa khóa lục tìm ổ khóa, chìa khóa được tra đúng lỗ...

    Người hoa tiêu trong lần tuyệt vọng đã gồng hết mọi cơ bắp thử thách..

    Vừa lúc đó khóa được xoay ... lò xo bung "cắc"... Chi còn việc đẩy cửa.


  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    12

    NHÂN DANH LUẬT PHÁP
    Cửa mở, Xtriga đứng tần ngần tại ngưỡng cửa. Phòng tối om. Hắn không nhìn thấy gì ngoài khung cửa sổ hình chữ nhật hiện mờ mờ trên cái nền còn u tối hơn nữa. Tù nhân nằm lăn đâu đó trong góc, nhưng hắn không tìm thấy được.

    - Titsa! - Xtrixa sốt ruột gọi - Thắp đèn!

    Titsa vội mang đèn đến và ánh sáng lao chao của nó đã rọi sáng được khoang tàu. Hai người lướt mắt nhìn ngăn buồng thật nhanh, sau đó họ nhìn nhau sững sờ. Khoang tàu trống rỗng. Dưới sàn là những đoạn dây, quần áo bị quăng bừa bãi; hoàn toàn không có dấu vế người tù.

    - Cậu hãy cho tôi biết... - Xtriga lên tiếng.

    Thay vì trả lời lại, Titsa lao ngay đến cửa sổ và đưa lướt ngón tay dọc theo rầm cửa.

    - Nó đã chuồn - Titsa nói, vừa trỏ ngón tay ướt máu.

    - Nó đã chuồn! - Xtriga lặp lại kèm theo lời rủa.

    - Nhưng mới đây thôi - Titsa tiếp - Máu hãy còn tươi. Vả lại, trước đây chưa đầy hai tiếng đồng hồ tôi đã mang thức ăn đến cho nó.

    - Lúc đó cậu không nhận thấy gì à?

    - Hoàn toàn không thấy gì. Nó bị trói gô như giò lụa.

    - Đồ thộn! - Xtriga rống lên.

    Titsa dang tay, qua cử chỉ đó hắn đã tỏ ra không hiểu cuộc đào tẩu đã diễn ra như thế nào, và dẫu sao thì hắn cũng thấy mình vô tội. Xtriga không hài lòng với điều đó.

    - Đúng là đồ thộn! - Xtriag giận sôi gan, lặp lại. Hắn giằng lấy cây đèn từ tay tên kia và rọi nó khắp khoang - Đáng lý phải kiểm tra người tù thường xuyên và không được tin cậy bề ngoài... Ô hô! Hãy xem đoạn sắt láng bóng vì sự cọ sát này! Nó đã cọ dây vào đây... Nó phải cần đến nhiều ngày để làm chuyện đó... Thế mà cậu lại không nhận thấy cái gì hết!... Có ngu không, hả?

    - Khi nào anh mới chịu kết thúc cho - Titsa cãi lại, đến lượt hắn sôi tiết - Làm gì anh chửi tôi, hở đồ chó?... Một khi anh cần lão già Dragoso ấy thì tự anh hãy đi mà canh gác lão ta!

    - Tôi muốn hành động tốt hơn - Xtriga nói - Nhưng trước hết, có phải chúng ta đã giam giữ Dragoso?

    - Thế thì theo anh, nó là ai?

    - Tôi mà biết thì nói gì! Thật tình tôi có quyền giả sử tất cả, một khi cậu hoàn thành nhiệm vụ như thế. Cậu đã nhận biết lão khi tóm lão chứ?

    - Tôi không thể nói được là tôi đã nhận biết - Titsa thú thật - Vì lão ta ngồi quay lưng...

    - Ối trời!

    - Nhưng tôi đã nhận biết rất rõ chiếc thuyền. Đúng là chiếc thuyền mà anh đã chỉ choi tôi thấy khi chúng ta ở Viên. Tôi tín chắc nó.

    - Chiếc thuyền!... Chiếc thuyền!... Cuối cùng thì nó ra sao, tên tù ấy? Cao, hở?

    Xecgay Latco và Ivan Xtriga cùng một chiều cao. Nhưng con người đã nằm hình như không biết tại sao phải bị nằm kia lại khá cao hơn con người đang đứng đây, còn Titsa thì chỉ nhìn thấy người hoa tiêu nằm sóng soài trên sàn nhà tù thôi. Chính vì thế mà hắn trả lời ngay không đắn đo:

    - Cao hơn anh một cái đầu.

    - Thế thì không phải Dragoso rồi! - Xtriga lẩm bẩm, hắn biết là hắn cao hơn nhà thám tử. Hắn đăm chiêu vài giây, sau đó hỏi - Hắn giống ai trông số những người quen của cậu?

    - Những người quen của tôi à? - Titsa không đồng ý - Hoàn toàn không!...

    - Tỷ như, hắn có hao hao Latco?

    - Do đâu anh tưởng thế? - Titsa kêu lên - Dragoso lại giống Latco ở điểm nào?

    - Mà nếu người tù của chúng ta không là Dragoso?

    - Điều gì thì hắn không thể là Latco. Một kẻ mà tôi biết rất rõ. Đồ khỉ, để không bị nhầm lẫn.

    - hãy trả lời các câu hỏi của tôi - Xtriga khăng khăng - Hắn giống Latco không?

    - Anh lại nói mê rồi - Titsa phản đối - Trước hết, Latco có râu, còn tên này không có.

    - Râu thì có thể cạo đi được - Xtriga nhận xét.

    - Tôi không bàn luận... Thứ đến nữa là tên này mang kính.

    Xtriga nhún vai.

    - Hắn có tóc đen hay vàng?

    - Tóc đen - Titsa đáp thẳng.

    - Cậu chắc chứ?

    - Chắc!

    - Vậy đây không phải là Latco! - Xtriga lẩm bẩm - Đây phải là Ilya Bruso...

    - Ilya Bruso nào?

    - Người câu ca.

    - Cà! - Titsa hết sức sửng sốt la lên - Nhưng nếu người tù không phải là Latco, không phải là Dragoso, thì chuyện hắn đã đào tẩu không quan trọng.

    Xtriga không đáp, và đến lượt hắn tiến đến gần bên cửa sổ. Sau khi xem xét những vết máu, hắ nhìn ra bên ngoài, và hắn đã cố công vô ích để nhìn thấy được gì trong màn tối.

    - Hắn chuồn đã lâu chưa? - Xtriga thấp giọng hỏi.

    - Không hơn hai giờ đồng hồ - Titsa đáp.

    - À, thế thì hắn đã đi xa rồi! - Xtriga kêu lên, cố nén giận. Sau một lúc trầm ngâm, hắn nói thêm - Bây giờ thì đành chịu. Đêm tối như hũ nút. Chim cũng chẳng thấy đường mà bay. Mà chúng ta sẽ phải lên đường trước lúc trời sáng, để rời xa được Bengrat càng nhanh càng tốt.

    Hắn tần ngần suy nghĩ một lúc, sau đó lặng lẽ rời khoang này và bước vào căn buồng phía đối diện. Titsa dỏng tai lên nghe. Mới đầu thì hắn chẳng nhe được gì, nhưng sau đó một hồi lâu, hắn nghe được những giọng nói dằn mạnh vang vang qua cánh cửa đã đóng. Titsa nhún vai miệt thị, rồi bỏ đi ngủ.

    Xtriga đã phán đoán sai về sự vô ích của những cuộc truy tìm liền đó. Có thể những cuộc truy tìm ấy không phải là uổng công, bởi vì kẻ đào tẩu chưa đi được xa.

    Sau khi nghe thấy tiếng chìa khóa siết vào ổ, Xacgay Latco đã lao tới một cách tuyệt vọng và đã vượt được chướng ngại vật. ban đầu là vai, sau đó là đến đùi lao mạnh dưới sự nỗ lực điên cuồng của những cơ bắp anh đã đâm xuyên qua được ô cửa sổ hẹp như cây tên, và ngã chúi đầu xuống, mặt sông Danube giãn ra và khép lại phía trên anh. Khi anh ló đầu lên khỏi mặt nước thì dòng chảy đã kéo anh ra xa khỏi chỗ vừa rơi xuống. Vài giây sau anh đã ở đằng sau chiếc sà lan và con đường tự do đang nằm trước mặt.

    Latco đã không chao đảo. Anh quyết định để cho dòng nước cuốn anh đi xa hơn nữa. Đến khi đã ở ngoài tầm truy kích rồi, anh sẽ lẹ làng bơi vào một phía bờ sông nào đó. thật ra, anh sẽ trân truồng hiện đến đó, và điều này sẽ gây ra những phiền toái không nhỏ, song anh không còn con đường nào khác để chọn. Điều quan trọng nhất: phải tránh xa cái nhà giam nổi, nơi anh đã trải qua những ngày nhục nhằn.

    Bất chợt ngay trước mắt anh, trong màn đêm tối đen, một khối đen thẫm của một con tàu không lớn lắm xuất hiện. Anh đã xúc động ngàn nào, khi nhận ra con thuyền của mình đang bồng bềnh trên sợi dây chão kéo nối với con tàu lớn. Theo bản năng, anh bám chặt bánh lái, và lặng yên vài phút, không cử động.

    Anh nghe loáng thoáng cái giọng người giữa cái yên tĩnh của trời đêm. Phải rồi, chúng đang cãi nhau về sự đào tẩu của người tù. Anh chờ đợi, chỉ ló đầu lên khỏi mặt nước.

    Những giọng nói càng lớn hơn, sau đó khẽ đi, rồi lại im lặng. Xecgay latco liền trèo lên thuyền mình và biến mất vào trong khoang. Đến đó anh vẫn phải dè dặt và tiếp tục lắng nghe. Anh đã không nghe được gì, hoàn toàn không có sự ồn ào ở chugn quanh.

    Trong khoang, bóng tối càng dày hơn. Bởi không nhìn thấy gì, Xecgay Latco đã phải sờ soạng như người mù để nhận biết được những đồ vật quen thuộc. Hình như bọn chúng đã không chạm tay đến cái gì ở đây. Đây là những dụng cụ câu cá. Trên cây định vẫn còn lủng lẳng cái nón lông thú mà tự tay anh đã treo vào đó. Bên phải là cái đi văng của anh; bên trái - bên chỗ ngài Yêge đã ngủ rất lâu... Nhưng tại sao những cái vali bị mở toang? Như thế tức là chúng đã bị bẻ khóa?... Bị mù bởi bóng tối, đôi tay của anh ngập ngừng lục soạn mớ tài sản khiêm tốn... Không, không mất gì cả, quần áo, vải vóc vẫn còn nằm nguyên chỗ theo đúng trật tự mà anh đã sắp xếp; thậm chí con dao vẫn còn ở đúng vị trí cũ... Latco mở bung dao và trườn người đến mũi tàu.

    Tai giổng lên, mắt căng ra cắm sâu vào bóng tối, hơi thở chựng lại theo từng nhịp sóng vỗ... Anh phải mất hơn 10 phút mới đến được mục tiêu. Sau đó anh chụp sợi dây chão và cắt đứt nó bằng một nhát.

    Khi đã ở khá xa, đủ để không phải sợ những cuộc truy đuổi, Xecgay Latco liền cầm chèo và khoắng nước đẩy thuyền đi xa hơn nữa. Chỉ đến lúc ấy anh mới thấy run người và quyết định phải mặc quần áo vào. Tuyệt nhiên không có gì trong chiếc vali của anh bị chạm đến, và anh đã dễ dàng tìm được đồ lót và quần áo cần thiết. Sau đó anh lại cầm chèo và bơi thật hăng.

    Anh đã ở đâu đây? Anh hoàn toàn không có một chút ý niệm gì. Không thể căn cứ vào đâu để biết được hướng đi của con tàu đã giam giữ anh. Anh không biết nah2 tù nổi của anh đi lên hay đi xuống.

    Dẫu sao thì lúc này anh cũng đang bơi về mạn dưới, bởi lẽ ở đó là Rusuco và Natcha. Nếu anh đã bị bắt cóc lui lại sau, thì anh sẽ phải lao động cật lực bằng đôi tay để bù lại số thời gian đã mất, chỉ có thế thôi. Anh đã quyết định phải chèo suốt đêm để tránh tránh càng xa bọn kẻ thủ vô danh càng tốt. Anh ước lượng đêm kéo dài khoảng bảy tám giờ đồng hồ nữa. Sau bảy giờ đó có thể bơi được nhiều hơn. Đến khi trời rạng, anh sẽ dừng lại nghỉ ngơi ở bất cứ một thành phố nào mà anh gặp trước tiên.

    Xecgay Latco bơi được khoảng 20 phút thì bỗng giữa đêm vang lên một tiếng thét vọng lại từ xa. Nó mang tính chất gì đây - vui, giận hay kinh sợ? Không thể nào biết được căn nguyên của tiếng thét vọng từ xa ấy. Song, dẫu là tiếng thét vang vọng ở xa và có yếu đi một phần, nó vẫn khiến người hoa tiêu lo lắng thật mơ hồ. Anh đã từng nghe giọng này ở đâu rồi?... Ngẫm nghĩ thêm một chốc, anh bảo với mình rằng đấy chính là giọng của Natcha... Anh ngừng chèo và lắng tai nghe những âm thanh trầm trầm trong đêm.

    Tiếng thét đã ngưng hẳn, không vang lên nữa. Không gian dường như câm lặng xung quanh con thuyền đang bơi giữa dòng. Natcha!... Trong đầu anh chỉ nghĩ đến cái tên này... Xecgay Latco lắc mạnh đôi vai, bắt tay lại vào việc và cố xua đuổi ý nghĩ luôn ám ảnh tâm trí ấy đi.

    Thời gian trôi qua. Vào khoảng nửa đêm, trên bờ phải, mờ mờ hiện ra dáng những căn nhà. Đây là làng Slaukament; Latco đã bơi ngang qua nó mà không chú ý.

    Thêm vài giờ nữa trôi đi, trời vừa mờ áng thì lại có ngôi làng khác hiện ra, đây là làng Nova Banovitsa. Anh đã không chú ý và cũng bơi qua luôn.

    Vừng đông đã ửng, thế nhưng ở hai bên bờ sông vẫn chưa thấy hiện ra một thành phố nào.

    Chỉ đến khi trời sáng hẳn, Xecgay Latco mới vội tô điểm lại cho cái lốt giả của mình đã bị phai mất do bị cầm tù lâu. Vài phút sau tóc anh lại đen tuyền tới tận gốc, dao cạo râu tước đi mớ râu mọc lún phún, còn cái kính mới được lấy ra thay cho cái kính cũ đã bị mất. Bộ lệ xong xuôi, anh lại chèo, chèo và chèo.

    Chốc chốc anh lại liếc mắt về phía sau, nhưng anh không thấy có gì khả nghi. Chắc kẻ thù đã ở xa.

    Khi đã chấm dứt những việc gấp rút phải làm ngay, cảm giác về sự an toàn đã giành được cho phép anh một lần nữa nghĩ về bao điều lạ lùng trong hoàn cảnh mình. kẻ thù mà anh đã thoát được là những ai? Tại sao chúng giam cầm anh lâu đến vậy? Hàng đống những câu hỏi làm anh không tài nào giải đáp nổi. Nhưng dầu cho kẻ thù này là ai đi chăng nữa, anh nhất thiết cũng phải e dè chúng trong tươn glai, điều lo lắng này làm phức tạp thêm cuộc du hành của Latco, miễn là anh - bất chấp sự hiểm nguy - đừng nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát đối với những tên bắt cóc vô danh này tại thành phố mà anh đến được trước nhất.

    Thành phố ấy sẽ như thế nào? Anh không biết, hai bên bờ sông vắng tanh, rải rác đó đây chỉ có vài thôn nghèo nàn.

    Khoảng 8g sáng, trên nền trời bên phải bờ sông Danube mới hiện ra các gác chuông cao, và một thành phố thấp thoáng xa xa ở đằng chân trời. Xacgay latco đã nhảy nhổm lên vì vui mừng. Anh hiểu rất tường tận những vùng này. Gần anh là Zemlin, thành phố sau cùng ven sông Danube của đế quốc Áo - Hung, xa xa là hình dạng Bangrat, thủ phủ Xecbi, cũng nằm trên bờ phải sau khúc lượn ngoặt của con sông, gần cửa sông Sava.

    Vậy là anh đã được tiếp nối hành trình trong khoảng thời gian bị giam giữ, nhà tù nổi đã đưa anh đến gần đích, và chắc chắn là anh đã thực hiện được hơn 500km.

    Đến được Zemlin là an toàn. Nếu cần, anh sẽ tìm được sự giúp đỡ cũng như sự che chở ở đó. Nhưng có chắc anh sẽ cầu cứu hay không? Nếu anh than vãn, nếu anh đi kể lể những cuộc phiêu lưu khó hiểu của mình ra, thì liệu anh có tạo ra sự mạo hiểm mà chính anh sẽ là nạn nhân đầu tiên của nó? Biết đâu người ta muốn biết anh là ai, anh đang đi đâu và không chừng họ sẽ biết được cái tên mà anh đã thề với lòng là sẽ không để lộ ra trong bất cứ trường hợp nào.

    Xecgay Latco cố gắng chèo đi thật nhanh và vẫn chưa quyết định được gì. Khi anh buộc thuyền vào khoen sắt ở đường bờ sông thì đồng hồ vừa đánh tám giờ rưỡi trên những gác chuông của thành phố. Anh chỉnh trạng lại con thuyền của mình và lại tìm hướng giải quyết cái vấn đề phải nói hay nên im lặng? Cuối cùng, anh quyết định tự kiềm chế. Phải lưu ý đến tất cả, giữ im lặng là tốt nhất, phải nghĩ ngơi trong khoang thuyền - đây là điều cần thiết - và phải rời xa Zemlin một cách lặng lẽ cũng như lúc đến.

    Vừa lúc ấy có bốn người xuất hiện bên bờ sông. Họ dừng lại trước sà lan. Cả bọn nhảy lên thuyền và một người tiến lại gần bên Xacgey Latco, ngạc nhiên quan sát anh, và lên tiếng hỏi:

    - Có phải anh tên là Ilya Bruso?

    - Vâng - người hoa tiêu đáp. Anh lo lắng đưa mắt nhìn những viên cảnh sát.

    Người này hé mở trang phục của mình để tỏ cho thấy cái khăn phu la, nhuộm màu nhà nước Hungari buộc quanh thắt lưng của anh ta.

    - Nhân danh luật pháp, tôi bắt anh! - Anh ta nói, và đặt tay lên vai người hoa tiêu.


  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    13

    ỦY BAN ĐIỀU TRA
    Caclo Dragoso không nhớ được trong suốt khoảng thời gian hoạt động của mình, ông đã điều tra vụ án nào có vô vàn những biến cố bất ngờ và vô vàn những câu đố khó giải đáp như vụ án băng cướp vùng sông Danube. Tính cơ động khó tin của băng cướp còn được tự do hoành hành này, tính bất ngờ của những lần cướp phá của nó đã có một cái gì đó bất thường và thêm nữa là, thủ lĩnh băng cướp vừa được phát hiện đã tránh thoát được, và dường như hắn còn cười giễu những tờ giấy ủy quyền bắt giữ hắn đã được gửi đi các hướng.

    Thoạt đầu có thể tưởng là hắn đã biến mất rồi. Hoàn toàn không có một dấu vết cả mạn trên lẫn mạn dưới của dòng sông Danube. Mặc dù đã cố gắng hết sức truy lùng, nhưng cảnh sát Budapest vẫn tỏ ra hoàn toàn bất lực. Hắn bắt buộc phải đi qua Budapest, bởi vì hắn đã bị phát giác vào ngày 31 tháng 8 ở cồn cát Findvar cách thủ đô Hungari khoảng 900km về phía dưới. Vì không biết vai trò của người câu cá trong lúc này bị mang danh bởi Ivan Xtriga có chiếc tàu là nơi trú ẩn bảo đảm nhất, nên Caclo Dragoso không hiểu gì cả.

    Trong những ngày này, sự hiện diện của hắn đã bị phát giác ở Seksard, Vukovar, Tacrevie, Karlovic, Ilya Bruso đã không giấu mặt. Hoàn toàn không biết đến điều này, hắn đã tuyên bố tên mình cho bất cứ ai muốn biết hắn, và thậm chí đôi lúc hắn bán vài fun cá. Sự thật, những người khác rất ngạc nhiên khi bắt gặp hắn đang mua cá, điều này xem ra thật lạ lùng.

    Dẫu sao người câu cá mang tên ấy đã tỏ rõ sự tinh ranh quỷ quái của mình. Lực lượng cảnh sát sau khi nhận tin về sự hiện diện của hắn, vội vã tìm đến, song bao giờ họ cũng xuất hiện quá muộn. Họ có xẻ dọc xẻ ngang con sông theo khắp hướn cũng hoài công, hoàn toàn không có một dấu vết nào của con thuyền ấy bị phát hiện; cứ tưởng như con thuyền đã bay lên trời không bằng!

    Caclo Dragoso ngán ngẩm khi được biết về những rủi ro luôn ặp phải của các cảnh sát viên dưới quyền mình, không lẽ con thú săn đã vuột khỏi tay ông?

    Hai điều có thể khẳng định là: một là - người trúng giải mang tên ấy vẫn đang tiếp tục xuôi dòng, hai là - có lẽ hắn đã tránh đến các thành phố, những nơi bị đe dọa bởi lực lượng cảnh sát.

    Caclo Dragoso đã ra lệnh tăng cường cảnh giới trong các thành phố lớn ở phía dưới budapest: ở Mohaca, Spatin và Nazac, còn phần ông thì đặt tổng hành dinh tại Zemlin. Tất cả những thành phố này đều khép kín đường của kẻ chạy trốn bằng các chướng ngại vật.

    Thật không may, người chạy trốn ấy có vẻ giễu cợt tất cả những rào chắn chất chồng trước mặt hắn.

    Hắn bị phát hiện ở dưới Budapestr, tin tức được xác nhận, nhưng bao giờ cũng vẫn muộn quá. Hắn có mặt ở dưới Mohaca, Apatin và Naxae. Sôi giận và nhận thức sẽ phải chơi nước bài cuối cùng, Caclo Dragoso đã phải biên chế ngay một hạm đội thật thụ. Theo lệnh ông, hơn 30 con tàu đã tuần phòng ngày lẫn đênm tại các vùng ngoại vi Zemlin. Nếu phá thủng được hàng rào những con tàu này, thì đối phương quả đúng là một kẻ rất láu cá.

    Dù những mệnh lệnh này được khôn khéo thực hiện đến đâu đi nữa, thì họ vẫn không có lấy một thành công nhỏ nào nếu như Xacgay Latco vẫn còn bị cầm tù trong tàu của Xtriga. Rất may cho sự bình tĩnh của Caclo Dragoso, điều này đã không xảy ra.

    Ngày 6 tháng 9 đã trôi qua trong những tình huống như thế, cảnh sát đã không phát hiện được gì mới mẻ; sáng ngày 7, Dragoso đã định lên đường gặp đội, thì bỗng nhiên có một trinh sát viên chạy đến. Tôi phạm đã bị bắt giữ và bị giam trong nhà tù Zemlin.

    Dragoso chạy vội đến công tố viện. Trinh sát viên đã không nói sai. Đúng là anh chàng Latco tiếng tăm vang động khắp vùng sông Danube đã bị giam.

    Tin tức đã lan đi thật nhanh và toàn thành phố phải một phen xúc động. Người ta chỉ kháo nhau về mỗi chuyện này, và thiên hạ tụ tập suốt ngày ngoài đường bờ sông, trước con thuyền của tội phạm lừng danh. Những kẻ vô công rỗi nghề không chú ý gì đến con tàu mà khoảng ba giờ đồng hồ sau đã lướt ngang qua thành phố Zemlin. Đây chính là con tàu của Xtriga, đang thản nhiên lướt đi trên mặt sông một cách hiền từ.

    - Ở Zemlin có chuyện gì vậy hở? - Xtriga hỏi tên đồng lõa Titsa trung thành nhất của hắn khi thấy dân chúng nhốn nháo bên bờ sông - Phiến loạn à?

    Hắn nâng ống nhòm lên quan sát, rồi sau đó thả xuống.

    - Cho quỷ bắt tôi đi, Titsa ạ - hắn la lên - nếu đây không phải là chiếc thuyền của cu cậu.

    - Anh nói sao? Đúng chiếc thuyền ấy à? - Titsa hỏi, sau khi gã cầm ống nhòm.

    - Phải nắm cho rõ tình hình - Xtriga nói một cách bất an - Tôi lên bờ đây!

    - Để chúng tóm cổ anh à? Dragoso là lão già đểu đấy nhé! Nếu đây là con thuyền của cu cậu, thì hẳn Dragoso đang có mặt ở Zemlin. Anh sẽ mắc bẫy sói!

    - cậu đúng đấy - Xtriga tán đồng và biến mất vào buồng tàu - Tôi sẽ dùng những phương án của mình.

    Mười lăm phút sau, hắn lại xuất hiện với một cái "mặt nạ" thật tinh xảo, nếu được phép sử dụng lối diễn tả này, một từ mượn vốn tiếng lóng dùng chung cho cả kẻ cắp lẫn cảnh sát. Hắn đã cạo râu và thay vào đó là gắn râu quai hàm giả, tóc được giấu dưới lớp tóc giả, cái khăn bịt đầu thật rộng che bớt một mắt - hắn run run tựa người trên cây gậy, giả vờ như một người mới được cứu khỏi một bệnh thập tử nhất sinh.

    - Thế nào? - hắn hỏi và không phải là không tự hào.

    - Tuyệt cú mèo! - Titsa buộc miệng.

    - Này nhé - Xtriga bảo - Trong lúc tôi ghé lên thành phố Zemlin, anh cứ tiếp tục cho tàu đi tiếp. Khoảng hai hay ba lie dưới Bengrat thì cậu dừng lại và hãy chờ tôi.

    - Anh định bao giờ thì quay lại?

    - Đừng lo chuyện đó và hãy bảo Ogun để hắn lấy thuyền độc mộc đưa ta vào bờ.

    Lúc đó con tàu đã lướt khỏi Zemlin. Sau khi lên được bờ tại một nơi khá xa thành phố, Xtriga liền thả những bước sải vào thành phố.. Nhưng khi đến được vùng rìa thành phố, hắn liền đi cà nhắc và hòa mình vào đám đông đang bu nghịt trên đường bờ sông, lắng tai nghe người ta bàn tán.

    Một chập sau Xtriga đã nắm được đầu đuôi sự việc. Trong đám người nhộn nhạo này đã không có ai đề cập đến Dragoso, cũng không nghe nói gì về Ilya Bruso. Thiên hạ chỉ "chồm hổm" về Latco. Latco nào đây hở! Không phải họ bàn tán về Latco - người hoa tiêu của thành phố Rusuco - mà Xtriga đã mượn danh để cướp bóc, mà đang nói về Latco tưởng tượng nào đódo phóng sự báo chí tung ra, về Latco "Rắn độc", về Latco "Hải tặc" - tức là về chính hắn - Xtriga.

    Hắn chẳng hiểu cái quái gì cả. Có lẽ cảnh sát đã lầm lẫn, đã bắt giữ người vô tội thay cho người có tội, thế thì điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhưng sự nhầm lẫn này đã có quan hệ cha con như thế nào - trong khi chính hắn là người biết rõ sự lầm lẫn này hơn ai hết- với sự hiện diện của con thuyền mà đêm trước đã bị buộc vào tàu của hắn kéo đi?

    Chắc chắn Xtriga đã bộc lộ sự do dự rồi đây, trong lúc hắn lưu tấm đến vấn đề ngoại cuộc này. Một điều đã tổn tại là - thay vì truy đuổi hắn, người ta đã truy đuổi một kẻ khác. Trong lúc nghi ngờ người này, cảnh sát sẽ không theo dõi hắn. Đây là điểm chính yếu. Ngoài ra hắn chẳng màng đến điều gì.

    Tất cả đều có lẽ như thế, nếu Xtriga không tìm được cớ để dò hỏi về vấn đề này. Nhìn chung có thể cho là người tù của hắn và chủ nhân chiếc thuyền đều là một người. Nhưng lúc đó thì kẻ xa lạ đó là ai: kẻ đã bị cầm tù trên tàu và sau đó lại thế chỗ cho chủ nhân của con tàu đã nhốt mình trong móng vuốt của cảnh sát? Nhất định Xtriga sẽ không rời bỏ Zemlin nếu hắn không giải được bài toán khó này.

    Hắn đành phải tự vũ trang bằng lòng nhẫn nại. Hình như ngài Izar Rona, người được ủy thác lo vụ án này, đã không định nhanh chóng tiến hành cuộc thẩm cứu. Ba ngày đã tuột đi. Sự chờ đợi như thế là có ý đồ trong hệ thống công việc của ông ta. Ông ta nghĩ tốt hơn hết hãy giữ tội nhân trong sự cô đơn. Sự cô đơn - kẻ tàn phá vĩ đại của ý chí sắt đá, vài ngày của buồng giam bí mật sẽ tướt đoạt vũ khí của đối phương, ngài thẩm phán sẽ được nhìn thấy tận mắt một cách tuyệt diệu nhất.

    Hai ngày đêm sau khi bắt giam tội phạm, ngài Izar Rona mới nói rõ ý đồ của mình cho Caclo Dragoso nghe, lúc nhà thám tử đến gặp ông ta để hỏi thăm tin tức.

    - Thế nào, ngài Ixar Zona. Đến chừng nào ngài mới chịu xử án cho đây? - Dragoso đánh bạo hỏi.

    - Ngày mai.

    - vậy thì chiều mai tôi sẽ đến để biết kết quả... Tôi nghĩ cũng nên nhắc đến cơ sở những giả thuyết của chúng ta được chứ?

    - Nên lắm - Ngài Rona đồng ý - Tôi vẫn nhớ cuộc nói chuyện trước đây của chúng ta. Phải nói là ghi chép của tôi rất la chi tiết.

    - Ngài thẩm phán hãy cho phép tôi nhắc ngài về nguyện vọng của tôi mà tôi xin mạo muội trình bày chứ?

    - Về những nguyện vọng gì?

    - Trong vụ án này xin đừng đề cập đến tên tôi, hay ít ra cũng đừng nhắc đến trước khi tôi có quyết định khác. Như tôi đã trình bày với ngài, bị cáo chỉ được biết tôi dưới tên là Yêge. Cái đó còn có lợi nữa. Có lẽ ngài sẽ phải nói tên thật của tôi khi ngài ra mặt trước tòa. Nhưng chuyện ấy hãy còn lâu, và để công việc truy tìm các tội phạm được thuận lợi hơn, không nên thông báo trước các sự kiện.

    - Tôi chấp nhận yêu cầu này - ngài thẩm phán hứa.

    Trong buồng giam, nơi bị nhốt, Xecgay Latco đã ngóng đến lúc người ta đến gặp anh.

    Tiếp theo tình trạng bị tù tội lúc trước, điều bất hạnh mới này - cũng là một câu đố không giải đoán được - vẫn không phá vỡ nổi trạng thái điềm tĩnh của anh. Không hề tỏ ra một chút kháng cự nào lúc bị bắt, anh đã để mặc cho họ nhốt mình vào tù, rồi sau đó anh lại tự làm rối trí mình với muôn vàn câu hỏi khó. Chẳng hạn như: Anh đã cả gan làm gì? Chắc chắn đây là sự bắt bớ do lầm lẫn và cái lầm lẫn này sẽ được sáng tỏ lúc thẩm vấn.

    Tiếc thay, buổi thẩm vấn đầu tiên đã bị hoãn lại, điều này thật lạ lùng. Bị nhốt trong phòng biệt giam khắc nghiệt này, Xacgey Latco phải nằm trong buồng giam cả ngày lẫn đêm, thỉnh thoảng mới có người gác tù chạy đến liếc nhanh qua cái lỗ cửa nhỏ xíu được khoan thủng qua cánh cửa xà lim. Ngoan ngoãn nghe theo lệnh của ngài Izar Rona, có lẽ người gác tù này đã mong thấy kết quả được gia tăng của phương pháp giam tù cách ly. Dầu sao hắn ta cũng không được toại nguyện. Giờ nối tiếp giờ và ngày đêm qua đi, ấy thế mà trong tâm trạng người tù vẫn không có sự thay đổi nhỏ nào. Latco cứ ngồi trên cái ghế đẩu, tay tì lên gối, đầu cuối xuống, gương mặt lạnh lùng - anh vẫn giữ trạng thái bất động gần như tuyệt đối, không có những dấu hiệu mất kiên nhẫn. Ngay từ giây phút đầu tiên, Xecgay Latco đã quyết định phải giữ thái độ trầm tĩnh, không có gì có thể làm cho anh xao động. Nhưng thời gian càng trôi đi, anh lại càng bắt đầu tiếc nuối về cái nhà giam nổi mà nó đã đưa anh đến gần thành phố rusuco rồi.

    Mãi đến ngày thứ ba - tức là ngày 10 tháng 9 - cánh cửa buồng giam mới được mở ra và anh được điệu ra khỏi xà lim. Anh đi giữa bốn người lính bồng súng, theo hành lang dài ngoằng, bước xuống cầu thang dài như bất tận, sau đó băng qua con đường dẫn đến tòa án được xây đối diện nhà tù.

    Ngoài đường phố nhan nhản những người là người chen chúc đằng sau hàng ngũ cảnh sát. Khi người tù ló mặt ra, từ trong đám đông bay ra những câu chửi rủa tỏ sự căm thù đối với tội phạm đã hoành hành rất lâu mà vẫn chưa bị trừng phạt. Nghe những lời thóa mạ loạn xạ này, Xecgay Latco vẫn điềm nhiên lạnh lùng. Anh bước vào tòa án bằng những bước chân vững vàng, chờ thêm một chập nữa người ta mới giải anh ra trước tòa thẩm phán.

    Ngài Izar Rona, một người nhỏ thó và ốm nhom, tóc vàng, râu mọc lún phún, mặt vàng khè - là viên thẩm phán có phpng thái thô lỗ.

    Dùng những lời khẳng định táo bạo, sự phủ nhận cay cú, ông ta bất thình lình tấn công đối phương, muốn gây nên sự sợ hãi hơn là để tỏ sự tin cẩn.

    Những người lính áp giải tù nhân đã bước ra ngoài khi thấy dấu hiệu của ngài thẩm phám. Xecgay Latco đứng giữa phòng và chờ đợi cho đến lúc ngài thẩm phán cố loan ra câu thẩm vấn đầu tiên. Trong góc phòng, viên thư lại sẵn sàng ghi biên bản cuộc lấy cung tội phạm.

    - Ngồi xuống đi! - ngài Rona ra lệnh bằng cái giọng gắt gỏng.

    Xecgay Latco ngoan ngoãn ngồi xuống. Người quan chức làm tiếp:

    - tên của anh?

    - Ilya Bruso.

    - Nơi cư trú?

    - Xanca.

    - Nghề nghiệp?

    - Câu cá.

    - Anh nói dối - viên thẩm phán tuyên bố, vừa nhìn xoáy vào mặt bị cáo.

    Xecgay Latco thoáng đỏ mặt, nhưng đôi mắt anh vẫn sáng rực. Dầu gì anh cũng phải buộc mình điềm tĩnh.

    - Anh nói dối - ngài Rona lặp lại - Anh tên là Latco, trú quán của anh ở Rusuco.

    Người hoa tiêu chợt giật nảy người. Vậy ra họ đã biết tên thật của anh. Làm sao lại có chuyện này nhỉ? Về phía viên thẩm phán, người luôn luôn nhận xét thấy những cơn xúc động của bị cáo, vẫn tiếp tục bằng cái giong xẵng lè:

    - Anh bị buộc tội trong ba vụ cướp bình thường, trong 19 vụ cướp có phá hoại trầm trọng, ba vụ giết người và sáu vụ mưu sát. Tất cả những trọng tội này đã tiến hành có ý đồ suốt trong ba năm hơn. Anh bảo sao về những vụ án đó?

    Người hoa tiêu sửng sốt lắng nghe bản hài tội này.

    Thật lạ! Mớ bòng bong mà anh đang bị vướng vào đáy dù sao cũng đã từng xảy ra rồi, khi anh biết được qua ngài Yêge về sự hiện hữu của một người ác độc cùng họ với mình. Mà nếu thật thế thì cớ gì anh phải đồng ý rằng anh chính là Latco? Trước khi gặp phải chuyện này, anh chợt có ý nghĩ là mình nên thú nhận tất cả và yêu cầu quan tòa đừng giao nộp anh cho bọn Thổ. Nhưng lúc này anh lại hiểu rằng có thú nhận còn mang tai họa hơn là có lợi cho mình. Họ đã buộc tội chính anh, chớ không phải người nào khác. Xecgay latco đã phạm trong tội ghê hồn đó. nếu nói tên thật của mình ra thì chắc chắn họ buộc tội anh. Đó chỉ là kết quả duy nhất anh sẽ đạt được thôi! Nhưng sẽ tốn mất bao nhiêu thời gian cho việc này? Không, tốt hơn hết là hãy sắm vai người câu cá Ilya Bruso cho trọn tuồng, bởi lẽ đây là tên cua một người hoàn toàn vô tội.

    - Ngài đã lầm - người hoa tiêu nói dứt khoát - Tên tôi là Ilya Bruso, và tôi sống ở Xanca. Ngài có thể dễ dàng minh chứng được điều này.

    - Điều đó sẽ làm được đấy - viên thẩm phán nói và cầm tờ giấy lên - Bây giờ anh cũng cần phải biết vài điều trong những tội mà người ta buộc anh phải gánh.

    Xecgay Latco bắt đầu chú ý hơn. Điều này đã làm cho nah quan tâm. Viên thẩm phán bắt đầu:

    - bây giờ chúng ta sẽ tạm thời để sang một bân các tội chính mà anh đã bị khép vào, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét từ những vụ phạm tội gần đây nhất đã được tiến hành trong hành trình của anh cho đến lúc anh bị bắt giam - ngài Roxa ngưng lại để thở, rồi nói tiếp - Trước tiên, anh bị phát hiện ở Unmo. Chúng ta sẽ tính hành trình của anh bắt đầu từ nơi ấy.

    - Xin lỗi ngài thẩm phán - Xecgay Latco vội cướp lời - Hành trình cua tôi đã bắt đầu từ trước khi đến Unma rất lâu, bởi lẽ tôi đã giành được hai giải nhất tại hội thi câu cá ở thị trấn Ditmaringen, sau đó tôi khởi hành từ Donaucsingen.

    - Đúng là một người nào đó tên là Ilya Bruso - viên thẩm phán đồng ý - anh ta đã trúng giải tại hội thi ở Ditmaringen do "Hội vùng sông Danube" tổ chức, và anh ta quả thật có mặt ở Donaucsingen. Nhưng, hoặc là anh đã xuất hiện ở Ditmaringen dưới một cái họ giả, hoặc là anh đã bí mật thế vào chỗ của người có tên là Ilya Bruso nói trên vào lúc anh này khởi hành từ Donauucsingen đến Unmo. Cứ yên tâm, đến lúc cần thiết chúng ta sẽ rõ.

    Xecgay Latco tròn xoe mắt, bang hoàng lắng nghe lời kết luận quái dị ấy. Thiếu một chút nữa là chàng Ilya Bruso sẽ bị xếp vào danh sách những nạn nhân của anh. Vì không muốn đáp, anh nhún vai tỏ ý coi thường, riêng ngài thảm phán đã nhìn xoáy vào anh, rồi đột nhiên hỏi:

    - Anh đã làm gì ở cửa hiệu của người Do Thái tên là Ximon Klein vào ngày 15 tháng 8?

    Xecgay Latco miễn cưỡng run nẩy người lần thứ hai. Hóa r họ cũng biết căn hộ ấy? Sự thật, trong chuyện này chẳng có gì đáng chê trách cả, nhưng nếu phải thú thật - điều này có nghĩa là anh phải bộc lộ mình ra, anh đã quyết phủ nhận tất cả thì phải đi đến tận cùng con đường này.

    - Cửa hiệu lão Ximon Klein à? - anh hỏi lại, làm như không hiểu.

    - Anh phủ nhận à? - ngài Rona thốt lên - Tôi đã biết thế mà! Tôi sẽ cho anh biết, rằng, khi đến cửa hiệu người Do Thái Ximon Klein - khi nói lời này, người thẩm phán đã nhổm người trên ghế bành để gây cho lời nói của mình một hiệu quả đích đánh - Anh đã đến đó để ước định với kẻ thường xuyên che giấu băng cướp của anh!

    - Băng cướp của tôi?! - người hoa tiêu ngẩn người ra, lặp lại.

    - Đúng vậy - ngài thẩm phán tán đồng một cách mai mỉa - Anh đang không hiểu tôi nói gì đấy, anh không phải là người tham gia trong băng cướp, anh không là Latco, mà chỉ là một người câu ca hiền lành tên Ilya Bruso. Nhưng, nếu đúng thực anh là Ilya Bruso thì cớ gì anh phải lấp liếm, che đậy?

    - Tôi che đậy à?... - Xecgay Latco phản đối.

    - Khỉ thật! - Ngài Izar Rona la to - làm gì anh phải giấu cặp mắt mình dưới cặp kính râm? Để nó tự nhiên chẳng tốt hơn sao? Mà hơn nữa anh lúc nào cũng mang cặp kính ấy! Anh đi nhuộm tóc vàng của mình thành tóc đen để làm gì nào?...

    Xecgay Latco đã bị vạch trần.

    Cảnh sát đã rõ hết mọi chuyện, cái lưới càng lúc càng rít chặt quanh anh, và làm như không chú ý đến tâm trạng hoảng loạn của anh, ngài Rona tiếp tục tấn công.

    - Chà, chà! Anh hết chối rồi chứ hả? Nhưng anh không biết chúng tôi còn biết nhiều nữa... Nghe tiếp này: có phải anh đã tiếp một hành khách ở Unmo?

    - Đúng - Xecgay Latco đáp.

    - Tên người ấy?

    - Ngài Yêge.

    - Đúng lắm. Chuyện gì xảy đến cho người hành khách này, anh có biết không?

    - Tôi hoàn toàn không biết. Tôi đã rời thuyền vào lúc mà ngài Yêge hầu như đã kiệt sức, đến lúc trở về thuyền tôi đã không thấy ngài Yêge đâu nữa. Điều này làm tôi ngạc nhiên hết sức.

    - Anh nói là sua khi trở lại thuyền. Vậy nah đã đi đâu?

    - Tôi vào làng tại các vùng ngọi ô để tìm rượu nóng cho hành khách của tôi.

    - Ông ta bị đau à?

    - Đau nặng lắm. Trước đó ông ta đã bị đắm sông.

    - Chắc là chính anh đã cứu sống ông ta, tôi nghỉ thế có đúng không?

    - Còn ai có thể làm điều ấy ngoài tôi ra?

    - Hừm!... - ngài thẩm phán bật thốt. Ông ta hơi bối rối. Sau đó ông ta đã tự chủ lại được - Hẳn nhiên anh cho là tôi sẽ mủi lòng trước hành động hào hiệp đó?

    - Tôi à? - Latco bác lại - Phần ông cứ việc thẩm vấn, còn tôi thì trả lời. Chỉ thế thôi!

    - Được lắm - Izar Zrona trở lại vấn đề - Nhưng anh hãy cho tôi biết là trước khi sự cố ấy xảy ra, theo như tôi nghĩ, anh đã không bao giờ rời thuyền chứ?

    - Có một lần, để ghé về nhà tôi ở Xanca.

    - Anh có thể cho tôi biết chính xác ngày anh rời thuyền không?

    - Dĩ nhiên là được, có điều tôi nhớ lại đã.

    - Tôi sẽ giúp anh. Có phải đó là đêm 29 tháng 8?

    - Chắc vậy.

    - Anh không phủ nhận điều này.

    - Không.

    - Anh thú nhận điều này?

    - Nếu ông muốn thế.

    - Chúng ta thỏa thuận thế nhé... Xanco nằm ở bờ trái sông Danube, đúng thế chứ? - Ngài Rona làm bộ ngây thơ hỏi.

    - Vâng.

    - Và hình như là đêm 29 tháng 8 ấy trời tối lắm phải không?

    - Tối như bưng. Thời tiết lại rất xấu.

    - Điều này sẽ giải thích cái sai lầm của anh. Theo sự lầm lẫn hoàn toàn chính đánh, trong khi có ý ghé vào bờ trái, anh lại đổ bộ lên bờ phải.

    - Lên bờ phải?

    Bất ngờ, ngài Rona đứng phắt dậy và vừa nói, vừa nhìn thẳng vào mặt bị cáo.

    - Đúng, lên bờ phải! Đối diện ngay trước ngôi biệt thự của bá tước Hagenau!

    Xecgay Latco có cố nhớ cũng vô ích. Hagenau? Cái tên này hoàn toàn xa lạ đối với anh.

    -Anh bướng bỉnh lắm - nài thẩm phán bị lưa gạt trong hành động cố gắng dọa nạt người bị thẩm vấn, tuyên bố - Có lẽ anh mới nghe qua cái tên của bá tước Hanengau lần đầu tiên, và nếu như biệt thự của bá tước Hagenau đã bị cướp phá vào đêm 29 tháng 8, riêng phần ông lão bảo vệ Krixtian Hoen bị thương trầm trọng - tất cả những chuyện ấy đã xảy ra mà chưa được sự đồng ý của anh. Tôi điên loạn mất thôi! Làm sao anh có thể biết được về các vụ phạm tội đã được tiến hành bởi một chàng Latco nào đó? Đồ chết tiệt cái chàng Latco đó! Đấy đây có phải tên của anh!

    - Tên tôi là Ilya Bruso - người hoa tiêu tuyên bố. Bây giờ giọng nói của nah không được tự tin như lúc đầu.

    - Hay thật! Hay thật! Thế là xong! Mà này nhé; nếu anh không phải là Latco thì tại sao anh lại phải giấu mình sau khi gây ra vụ cướp ấy, để phải phá hỏng mất cái lốt giả - va lại còn khiêm tốn lắm - ngay tại chỗ cách biệt thự của bá tước Hagenau khá xa? Tại sao trước khi công khai xuất đầu lộ diện, anh đã biến mất ở Budapest, ở Nedac, ở các thành phố lớn? Tại sao anh lại bỏ đi cái vai trò người câu cá của mình đến mức là thỉnh thoảng mua cá tại các làng mà anh đã hạ cố ghế đến?

    Người hoa tiêu hoàn toàn mù tịt trước những điều này. Anh đã biến mất vì một lý do ngoài ý muốn. Sau cái đêm 39 tháng 8 ấy chẳng lẽ anh đã không bị tù suốt hay sao? Trong những điều kiện như thế thì có gì đang ngạc nhiên nếu anh biến mất? Trái lại, cái đáng ngạc nhiên là có những người đã chú ý đến điều đó.

    Nhưng sự lầm lẫn này của cảnh sát, ít ra có thể dễ dàng giải quyết được. Cứ việc thành tâm kể lại cuộc phiêu lưu khó hiểu mà anh là nạn nhân của nó. Biết đâu quan tòa sẽ anh minh hơn và họ sẽ làm sáng tỏ vụ mờ ám đó? Sau khi quyết định phải tường thuật lại đầu đuôi mọi việc ấy, Xecgay Latco đã sốt ruột chờ cho ngài Rona cho phép mình mở miệng tỏ bày. Như Izar Rona vẫn nói không thôi. Bây giờ ông ta đang bước tới bước lui trong phòng và ném vào mặt bị cáo một tràng những lý lẽ không thể nào phản bác được.

    - Nếu anh không la latco - ôn gta nói tiếp, càng lúc càng hăng hơn - thì làm sao có chuyện ấy, biệt thự của bá tước Hagenau bị cướp, một trường hợp bất hạnh, xảy ra đúng lúc anh rời thuyền cua anh, cái vụ đánh cắp ấy đã xảy ra, đúng chỉ là vụ đánh cắp thôi ư? Nó xảy ra lại làng Susek vào đêm 6 tháng 9, ngay cái đêm mà anh phải neo thuyền đối diện với làng này? Sau nữa, nếu anh không là Latco, thì tạo sao trong thuyền của anh lại có bức ảnh tặng chồng Latco của cô vợ Natcha của mình?

    Ngài Rona đã nhắm trúng đích, và cái chứng cứ sau cùng đã có hiệu quả đáng kể. Người hoa tiêu bị vạch mặt đã cúi đầu và những giọt mồ hôi to bự đã lăn tròn khắp mặt nah ta.

    Ngài thẩm phán cứ tiếp tục nói giọng to hơn nưa:

    - Nếu anh không là Latco, thì tại sao bức ảnh ấy lại biến mất trong đêm anh cảm thấy là mình bị mối nguy đe dọa! Bức ảnh ấy nằm trong cái vali của anh, cái vali bên phải. Ở đó đã không còn bức ảnh nữa. Sự có mặt của bức ảnh đã buộc tội anh; sự vắng mặt của bức ảnh đã kết án anh. Anh nói sao về những chuyện ấy nào?

    - Không nói gì cả - latco lẩm bẩm - Tôi hoàn toàn không hiểu mình đang gặp phải chuyện gì.

    - Làm gì mà anh không biết! Thôi chúng ta nói chuyện đến đây là đủ. Anh sẽ bị dẫn trở lại cái buồng giam, nơi đó anh có thể thả sức suy gẫm. Bây giờ chúng ta sẽ tổng kết buổi thẩm vấn hôm nay. Anh đã tuyên bố: 1- tên của anh là Ilya Bruso, 2- Anh đã nhận giải thưởng của hội thi tại thị trấn Dimaringen, 3- Anh sống ở Xanca, 4- Từ đêm 28 đến 19 tháng 8 anh ở nhà mình ở Xanca. Tất cả những điều này sẽ được kiểm tra. Về phía mình, tôi tuyên bố: 1- Tên của anh là Latco. 2- Nơi cư trú của anh là thành phố Rusuco, 3- Từ đêm 28 đến 29 tháng 8, anh đã đánh cướp biệt thự của bá tước Hagenau nhờ vào một số đông những tên đồng bọn, và anh bị buộc tội mưu sát ông lão bảo vệ Krixtian Hoen. 4- Anh bị quy tội ăn cắp trong các đêm, từ 5 đến 6 tháng 9 ở Susek mà nạn nhân của anh là một người tên là Kellerman. 5- Anh bị buộc tội đã gây ra vô số những vụ cướp phá và giết người tại các khu vực ven sông Danube. Cuộc điều tra của những vụ phạm tội này đã được bắt đầu. các nhân chứng sẽ được gọi đến, sẽ đưa ra đối chứng... Anh ký tên vào biên bản lấy cung không?... Không à?... Tùy anh!... Lính, hãy dẫn bị cáo đi!...

    Để trở lại buồng giam, Xecgay Latco một lần nữa phải đi qua đám đông và phải chịu nghe những lời la thét có tính chất thù địch. Sau lúc lấy cung này, cơn giận của dân chúng càng gia tăng mạnh hơn nữa, và cảnh sát đã phải chật vật lắm mới bảo vệ được phạm nhân.

    ° ° °

    Xtriga đứng ngay đầu hàng của đám đông đang gào thét. Hắn nhìn dán mắt vào phạm nhân, một kẻ dễ thương đã đứng thế chỗ cho hắn ta. Nhưng hắn không biết người này - anh ta không để râu, tóc đen, mang kính đen - và những câu đố bị đặt ra cho hắn ta vẫn không giải đoán được.

    Xtriga đăm chiêu giãn ra cùng với đám đông, khi cánh cửa nhà tù đã được khép lại. hắn hoàn toàn không biết kẻ bị bắt giam kia là ai. Dẫu sao thì đấy không phải là Dragoso cũng không phải là Latco. Mà nếu đúng thế thì việc gì phải quan tâm đến Ilya Bruso hay bất cứ kẻ nào khác? Bị cáo này là ai đi nữa, thì người quan tâm là quan tòa chứ không là hắn, và chẳng có lý do gì mà hắn phải lưu lại Zemlin cả. thế là Xtriga quyết định ngày mai sẽ trở lại tàu của mình.

    Nhưng hắn đã phải thay đổi ý định khi đọc xong tờ báo buổi sáng. Vụ án Latco bị đưa vào bí mật tuyệt đối, nên báo chí nhất quyết phải moi bí mật cho bằng được. Nhất định sẽ đạt được. Tin tức thu lượm được sẽ rất dồi dào.

    Đúng như vậy, báo chí đã tường thuật buổi lấy cung đầu tiên một cách hết sức tỉ mỉ và kèm theo đó là những nhận xét bình luận không thuận lợi cho bị cáo. Nói chung đám phóng viên rất sửng sốt trước sự bướng bỉnh mà bị cáo đã cố biện bạch cho mình là người câu cá chơn chất Ilya Bruso sống ơ thị trấn Xanca. Có gì phải bám lấy hệ thống bào chữa mà chắc chắn là yếu ớt như thế? Căn cứ theo tin tức của báo chí, ngài Izar Rona đã cử Ủy ban điều tra đến Goron. Sắp tới cảnh sát sẽ lên đường đi Xanca và sẽ mở cuộc điều tra để chống lại tất cả những khẳng định của bị cáo. Người ta sẽ đi tìm Ilya Bruso và sẽ tìm thấy... nếu như anh ta có thật, mà điều này thì khó tin lắm.

    Tin tức này làm thay đổi các kế hoạch của Xtriga. Đang đọc bài báo, trong đầu hắn đã nảy ra ý nghĩ kỳ lạ và trởi nên rối rắm hơn khi hắn đọc xong. Tất nhiên có một điếu tốt đẹp là chính quyền đã tóm phải kẻ vộ tội. Nhưng chắc rằng sắp tới tình hình sẽ còn tốt đẹp hơn, một khi kẻ ấy vẫn còn bị giam giữ. Muốn thế cần phải làm gì? Hắn tưởng tượng ra Ilya Bruso bằng xương bằng thịt và chỉ có thể mới vạch mặt được kẻ mang danh Ilya Bruso đang bị giam ở Zemlin. Lời buộc tội ấy sẽ bổ sung cho những điều đã khiến cảnh sát bắt giam kẻ ấy và khá là xác đáng để củng cố cho lời buộc tội mà điều này rất có lợi cho tên tội phạm thật sự.

    Xtriga liền rời bỏ thành phố, nhưng hắn không quay về tàu của mình. Sau khi thuê một ekip, hắn vội lên đường bằng tàu hỏa và con tàu đã phóng nhanh đưa hắn lên tây Bắc, đến Budapest.

    Trong lúc này, Xecgay Latco vẫn ngồi bất động hang mấy giờ liền như một thói quen. Vừa chia tay với viên thẩm phán xong, anh đã quay lại phong giam, và thấy lo sợ trước những lời buộc tội rất xác đáng dành cho anh. Sau này anh có thể chứng minh được sự vô tội của mình. Nhưng cần phải được vũ trang bằng lòng kiên nhẫn, bởi vì tình huống có lẽ đã được đặt ra để chống lại anh, mà tòa án thì không tuân theo cái logich khi mà họ đã đặt ra cái giả thuyết để buộc tội.

    Từ những nghi ngờ đơn giản đến những chứng cớ chính thức hãy còn xa. Mà họ sẽ không có được các chứng cớ để chống lại anh. Nhân chứng duy nhất mà anh có thể phải e dè - cũng chỉ người đó biết tên thật của anh - là lão Do Thái Ximon Kalein. Nhưng lãi Ximon Klein, vì tình cảm trung thực của nghề nghiệp, chắc sẽ không chịu tố giác anh. Tuy nhiên họ có muốn đối chứng với người mối lái ở thành Viên của anh hay không? Quan tòa đã tuyên bố rằng ôn gta sẽ ra lệnh mở cuộc điều tra ở Xanac hay sao? Kết quả cuộc điều tra sẽ tốt đẹp và người tù sẽ được tự do.

    Vài ngày đã trôi qua, trong suốt những ngày ấy, Xecgay Latco vẫn không buông những ý nghĩ ấy. Xanca cũng gần đây thôi và cuộc điều tra sẽ không mất nhiều thời gian lắm. Chỉ đến ngày thứ bảy, sau cuộc lấy cung đầu tiên, người ta mới lại dẫn anh đến phòng của ngài Izar Rona.

    Thẩm phán đang nồi sau bàn và hình như ông ta đang bận rộn lắm. Ông ta để mặc cho người hoa tiêu đứng khoảng 10 phút và không để ý gì đến anh cả.

    - Chúng tôi đã nhận được trả lời từ Xanco - mãi sau ông ta mới nói, lạnh lùng và không ngẩng lên nhìn bị cáo đang bí mật theo dõi ông ta qua hai hàng mi cụp xuống.

    - A! - Xecgay Latco khoan khái kêu lên.

    - Anh đã khai đúng - ngài Rona tiếp tục - Ở Xanca thực tế có Ilya Bruso, một người đức hạnh có tiếng.

    - A! - Người hoa tiêu lại hô lên và hình như cánh cửa nhà tù đã được mở rộng trươc mắt anh.

    Viên thẩm phán giả vờ càng lạnh lùng hơn nữa, càng lơ đễnh hơn nữa. Ông ta bắt đầu nói lí nhí và có vẻ như ông ta không gây ra ý nghĩa gì cho những lời nói của mình:

    - Cảnh sát trưởng ở Goron đã điều tra và ông ấy đã nói chuyện được với chính anh ta?

    - Với chính anh ta? - Xecgay latco nhắc lại mà không hiểu mô tê gì cả.

    - Với chính anh ta! - Thẩm phán khẳng định lại.

    Xecgay Latco có cảm tưởng là ông ta đang mê sảng. làm sao có thể tìm được ở Xanca một Ilya Bruso khác?

    - Không thể như thế được, thưa quan tòa - anh nói lí nhí - Đã có sự nhầm lẫn.

    - Thì hãy xem - viên thẩm phán bác lại - Đây là báo cáo của cảnh sát trưởng ở Goron. Anh thấy rõ là khi thừ hành nhiệm vụ, ông ấy đã lên đường vào ngày 14 tháng 9, đến Xanca và đã có mặt tại căn nhà nằm ở góc đường bờ sông, trên đường đi Budapest. Hình như chính anh đã đưa địa chỉ này? - Viên thẩm phán tự cắt lời mình.

    - Vâng, thưa thẩm phán - Xecgay Latco đáp với vẻ sững sờ.

    - Và trên đường đi Budapest - viên thẩm phán lặp lại - Chính Ilya Bruso đã tiếp ông ấy tại căn nhà ấy, và anh ta nói õ là anh ta mới quay về sau lần vắng mặt đã kéo dài khá lâu. Cảnh sát trưởng nói thêm là những tin tức mà ông ấy đã thu lượm về Ilya Bruso bảo đảm phẩm cách tốt đẹp của anh ta và một điều nữa là ở Xanca không có một cư dân nào khác mang tên Ilya Bruso... Sao, anh có muốn nói gì thêm không? Xin anh cứ việc tự nhiên cho.

    - Không, thưa ngài thẩm phán - Xecgay Latco nói lí nhí. Anh thấy sắp điên mất rồi.

    - Đây là điểm đầu tiên được sáng tỏ - ngài Izar Rona khoan khoái kết luận và nhìn người tù như một con mèo nhìn chuột.


  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    14

    GIỮA BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT
    Sau lần thẩm vấn thứ hai, Xecgay Latco trở lại nhà giam mà trong lòng không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Phải khó nhọc lắm anh mới nghe được những câu hỏi của viên thẩm phán sau khi nah được nghe báo cáo của cảnh sát trưởng ở Goron, và anh đã trả lời cho những câu hỏi với vẻ ngây dại. Điều xảy ra đã vượt quá tầm hiểu biết của anh. Cuối cùng thì họ muốn gì ở anh? Bị bắt cóc, bị giam cầm bởi những kẻ thù vô danh trên tàu, anh vừa đoạt được tự do để rồi phải mất nó ngay lập tức; và chính lúc này người ta đã tìm thấy ở Xanca một Ilya Bruso khác, anh thì bị biến thành một kẻ khác, con người kia thì ở lại trong căn nhà của anh?... Điều này đã biến thành bức tranh quái dị!

    Bị sững sờ, bị mất trí bởi hàng loạt sự kiện không thể nào giải thích nổi xảy đến liên tiếp, Xecgay Latco cảm thấy mình đang là một món đồ chơi cho những lực lượng thù địch hùng mạnh, cảm thấy mình như là một con mồi nhu nhược và bất lực bị hút vào bánh xe của cỗ xa đáng sợ có tên gọi là công lý.

    Cơn tuyệt vọng này, sự biến mất của mọi nghị lực này đã hiển hiện một cách rõ rật trên gương mặt anh đến nỗi một trong những viên cai tù đi kèm theo anh cũng phải động lòng. Dù y cho rằng người tù là tội phạm nguy hiểm, ác độc, xấu xa nhất.

    - Chắc rằng sự việc đã không tiến triển theo đúng ý anh muốn, có phải thế không anh bạn? - người coi tù ấy lên tiếng hỏi, vừa đặt vào âm giọng của mình một ý muốn nào đó nhằm làm cho người tù được tươi tỉnh lên, mặc dù nghề nghiệp của y luôn làm cho y thỏa thuê trước những sự khốn nạn của con người.

    Y có thể trầm giọng xuống để nói, nhưng kết ảu vẫn hoàn không.

    - Ái chà! - người coi tù tốt bụng lại nói tiếp - Anh bạn đừng quẫn trí. Ngài Izar Rona là ông cụ dễ thương, và biết đâu mọi việc sẽ được thu xếp tốt đẹp hơn là anh tưởng... bây giờ tôi sẽ để lại cho anh cái này... cái gì đó về quê hương anh... Cái này sẽ làm anh khuây khỏa...

    Người tù vẫn ngồi bất động. Anh đã không hiểu gì cả.

    Anh đã không nghe được những tiếng gõ nhịp của đồng hồ ở bên ngoài như thế nào, và anh cũng đã không trông thấy tờ báo mà viên quản ngục đã để lại khi đi ra. Tờ báo đưa ra những bí mật nghiệt ngã mà người tù đã gìn giữ - đây là hành động vô tình của viên cai ngục.

    Từng giờ đồng hồ trôi qua. Ngày đã hết, rồi đêm đến, và một ngày mới lại bắt đầu. Như bị xiềng trên ghế, Xecgay latco đã không cảm thấy thời gian đang trôi đi như thế nào.

    Tuy vậy, khi những tia nắng đâm thẳng vào mặt, anh mơ hồ như đã thoát khỏi tình trạng hôn mê của mình. Anh mở mắt và cái nhìn dáo dác của anh chạy tung khắp buồng giam. Cái trước tiên anh cảm nhận là tờ báo của viên cai tù đã để lại từ hôm trước đó do dự thông cảm.

    Tờ báo nằm trên bàn phơi bày đầu đề được in bằng cỡ chữ to. "Cuộc thảm sát ở Bungari" - đó là đầu đề thu hút Xacgay Latco. Anh run người và cuống cuồng chộp ngay tờ báo. Ý thức mau chóng quay lại với anh. Trong khi đọc báo, đôi mắt anh bật ra những tia lửa.

    Những biến cố mà anh vừa được biết đây đang được bàn tán khắp châu Âu và chúng đã tạo ra những lời ta thán của bao con người căm phẫn trước những hành động tàn bạo ấy.

    Như đã nói ở đầu câu chuyện này, toàn khu vực bán đảo Bancang lúc đó đã công phẫn. Hercegovi a đã nổi dậy vào mùa hè năm 1875, và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cử đi đàn áp cũng không thể dập tắt được. Đến lượt mình, Bungari, nổi dậy vào tháng năm 1878, Portu đã đáp lại những cuộc nổi dậy bằng sự tập trung quân lực hùng hậu ở vùng tam giác mà các điểm nhọn là Rusuco, Vidin và Xophia. Cuối cùng, vào ngày 1 và 2 tháng 7 cùng năm 1876, Xecbi và Tactuogoria đã gia nhập trận chiến, tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Người Xecbi dưới sự lãnh đạo của vị tướng Nga - Checuhiaep - lúc đầu đã giành được một vài chiến thắng, nhưng sau đó họ đành phải rút về biên giới của mình. Ngày mồng một tháng chín, công tước Milan đã phải yêu cầu ngưng chiến trong vòng 10 ngày, trong thời gian đó, ôn gta đã cầu xin sự can thiệp của các quốc vương hùng mạnh theo đạo thiên chúa, nhưng đáng tiếc là lời thỉnh cầu không được chấp thuận.

    "Lúc đó - Eduard Drio viết trong bài báo "Chuyện phương Đông" của mình - là giai đoạn kinh khủng nhất của cuộc đấu tranh này, nó làm ta nhớ đến cuộc thảm sát ở Rio vào giai đoạn nổi dậy của Hy Lạp. Portu trong lúc đánh nhau với Xecbi và Tsetunogoria đã e sợ cuộc nổi dậy ở Bungari là Sephkat - pasa phải đàn áp cuộc nổi dậy, bất kể các phương tiện nào được dùn gđến? Rất có thể lắm. Những nhóm phỉ được vời đến từ châu Á đã nhảy xổ vào Bungari và dìm nó trong biển máu. Bọn chúng tha hồ tung hoành, gieo kinh hoàng khắp nơi, đốt trụi các làng mạc, giết chết những người đàn ông bằng những nhuc hình tinh tế nhất, rạch bụng phụ nữ, bẽ gãy xương trẻ em. Đếm được từ hai mươi lăm đến ba mươi ngàn nạn nhân..."

    Những giọt mồ hôi to tuôn khắp khuôn mặt Xecgay Latco khi anh đọc xong bài báo. Chuyện gì đã xảy ra cho Natcha giữa biến động kinh khủng này?... nàng còn sống hay không? Hay nàng đã chết và cái xác của nàng - bụng bị phanh ra, xương thịt nát vụn - đã cùng với vô vàn những thi thể của bao nạn nhân vô tội khác bị biến thành bùn, thành máu, bị giày xéo bởi vó ngựa của quân thù?

    Xecgay Latco đứng dậy và như con thú hoang đã bị nhốt trong chuồng, anh giận dữ chạy dọc chạy ngang trong buồng giam cố tìm lới ra ngoài để giúp Natcha.

    Cơn tuyệt vọng này kéo dài không lâu. Khi đã bình tĩnh lại, anh ép mình phải bình tĩnh và sáng suốt để tìm lối ra gặp tự do.

    Gặp viên thẩm phá, nói thẳng hết toàn bộ sự thật cho ôn gta nghe và cầu xin khoan hồng ư?... Như thế không được. Ông ta lấ cơ sở gì để tin vào người mãi dối trá, một người mà ông ta đã có thành kiến? Anh có đủ quyền lực để chỉ bằng lời nóicó thể phá tan những nghi ngờ đang đè nặng lên cái tên Latco hay không? Không. Đằng nào cũng phải điều tra, mà muốn thế phải mất thêm nhiều tuần, nhiều tháng nữa.

    Phải vượt ngục!

    Đây là lần đầu tiên kể từ lúc bị đưa đến đây, Xecgay Latco nghiên cứu buồng giam của mình. Chỉ cần một nhoáng là làm xong điều này. Bốn bức tường với hai khe hở: một là phía cánh cửa lớn, một phía là ô cửa sổ. Trong số bốn bức tường hì có ba bức là tườn chung cho những nhà giam khác của cùng nhà giam này. Chỉ có thể tìm được tự do qua cửa sổ.

    Cửa sổ này rộng khoảng một thước rưỡi, rầm phía trên ăn lên trần phòng; lối đi tới bệ cửa sổ thì bị chắn lại bởi những thanh sắt to được gắn chặt vào tường. Nhưng nếu giải quyết được khó khăn này thì lại có khó khăn khác nảy sinh ra. Từ phía ngoài có loại mái che hay nắp chụp ma các mép bên hông của nó được gắn chặt vào tường. Nhưng nếu giải quyết được khó khăn này thì lại có khó khăn khác nảy sinh ra. Từ phía ngoài có loại mái che hay nắp chụp mà các mép bên hông cua nó được gắn chặt vào phía này lẫn phía kia của cửa sổ khép kín quang cảnh bên ngoài lại chỉ để thấy được một mảnh bầu trời nhỏ tí. Trước hết cần phải len được qua chấn song, không phải để đào tẩu, mà chỉ để tìm cách cho cuộc đào tẩu, rồi sau đó phải dùng hai tay chống người lên phần nóc của cái nắp chụp để quan sát vùng xung quanh.

    Căn cứ theo độ dài của cầu thang mà anh đã đi qua lúc bị gọi đến gặp quan tòa. Xecgay Latco tính rằng anh đang ở trên tầng bốn của nhà tù. Khoảng cách từ đây đến mặt đất ít nhất cũng khoảng 12 đến 14m. Có thể vượt qua nổi chúng hay không? Vì sốt ruột muốn giải đáp cho câu hỏi này, anh quyết định bắt tay ngay vào việc.

    Trước hết, có lẽ là phải tìm cho ra dụng cụ. Khi bị bắt, cảnh sát đã tước hết đồ dùng của anh rồi, còn trong tù thì không có cái gì dùng được cả. Bàn, ghế đẩu, giường toàn bằng đá phủ lớp đệm rơm dày - đó là tất cả những thứ đồ bày biện trong phòng giam.

    Xecgay Latco loay hoay tìm kiếm mà chẳng được gì, cuối cùng, trong khi mò mẫm quần áo của mình, anh mới sờ thấy có cái gì dó cưng cứng. Không khác gì những nhân viên cai tù, ngay bản thân anh cho đến lúc này đã không nghĩ đến một món đồ vô dụng như cái khóa nịt này. Bây giờ mới thấy mọi đồ vô dụng này rất cần cho anh, đó là một thứ duy nhất bằng sắt mà anh có được.

    Sau khi tháo khóa nịt ra, không để phí mất một phút, Xecgay Latco bắt đầu làm việc với bệ cửa sổ tại rìa của một trong những song sắt và do tác động liên tục của những chốt nhỏ của khóa nịt, đã bắt đầu rắc bụi xuống sàn. Công việc này - bản thân nó đã nặng nhọc và rất chậm - đã bị phức tạp thêm lên bởi sự giám thị liên tục mà người tù phải chịu. Cứ mỗi giờ dồng hồ, viên cai ngục phải đến ghé mắt dòm qua cái lỗ cửa nhỏ xíu. Thế cho nên phải luôn luôn lắng nghe những tiếng chân bên ngoài, chỉ cần nghe thấy một dấu hiệu nhỏ nhất mạng lại nguy hiểm, anh phải ngừng ngay công việc và phải xóa sạch các dấu vết đáng nghi ngờ.

    Để đạt được mục đích ấy, Xecgay Latco phải dùn gđến bánh mì của mình. Bánh mì bị trộn lẫn với bui từ trên tường rắc xuống hoàn toàn giống màu đá và nó là vải tốt nhất trám lại các lỗ hỗng bị đào nên. Những mẩu vụn bị đào ra thì anh đem giấu kín phía dưới giường mình.

    Sau 12 giờ hì hục làm việc, song sắt đã bị đào sâu khoảng 3cm, nhưng cái chốt con đã bị mòn, Xecgay Latco liền bẻ gãy cái vòng khóa nịt và dùng mảnh gẫy vào việc. Thêm 12 giờ nữa thì những mẩu thép ấy biến mất.

    May mắn thay, vận đỏ đã đến với anh. Khi người ta mang thức ăn đến, anh đã liều lĩnh giấu con dao nhỏ dùng cho bữa ăn lại, không ai để ý sự lấp cắp này, nên ngày hôm sau anh, một lần nữa, anh hành động. Thế là anh đã có được hai dụng cụ đáng tin cậy hơn vòng khóa nịt lúc trước. Nói cho đúng, đây là loại dao xấu, phế phẩm. Nhưng dù sao lưỡi dao cũng còn khá tốt, mà cán dao lại dễ sử dụng hơn.

    Kể từ lúc này, công việc được làm nhanh hơn, dù là chưa đủ độ nhanh cần thiết. Sau này, xi măng có độ cứng của đá granit và tốn rất nhiều công sức mới làm nó vụn ra được. Xecgay Latco vẫn thường phải ngừng tay, khi thì cai ngục đi tuần tra, khi thì phải đến gặp thẩm phán để chịu thẩm vấn.

    Kết quả của những lần lấy cung này đều giống nhau. Mỗi lần bị gọi đi như thế, Xecgay Latco phải giáp măt với một số nhân chứng ma những lời khai của họ cũng không rọi được tí ánh sáng nào vào vụ án. Nếu một số nhân chứng có cảm giác ngờ ngợ giữa Xecgay Latco với tên tội phạm mà ít nhiều họ đã thấy được giữa bàn ngày, khi họ trở thành nạn nhân của hắn, thì lại có người khác luôn khăng khăng chối bỏ bất cứ sự giống nhau nào giữa Latco và tội phạm. Ngài Rona đã cố công vô ích khi ông ta bắt bị cáo mang các hàm râu quai nón được cắt xé theo đủ mọi kiểu, hay buộc anh phải phô cặp mắt ra hay giấu chúng dưới một kính đen, ông ta cũng không nhận được một chứng cớ nào cho xác đáng.

    Xecgay Latco đã hoàn toàn để tâm đến những cuộc phỏng vấn. Anh đã ngoan ngoãn tuân theo các cuộc thử nghiệm của ngài thẩm phán; anh trang hoàng cho cái đầu của mình bằng mái tóc giả, đeo những chòm râu giả, anh mang kính vào hoặc là tháo kính ra - tất cả anh đều răm rắp làm theo mà không một lời phản đối. Đầu óc anh bây giờ không nghĩ đến căn phòng lấy cung ấy nữa. Những ý nghĩ của anh giờ đây đang ở lại trong buồng giam, nơi đây có song sắt ngăn cách anh với tự do đang dần dần bị tuột khỏi mặt đá.

    Phải cần đến bốn ngày làm việc mới phơi bày nó ra trọn vẹn được. Điều đó đã xảy ra vào tối ngày 23 tháng 9. Bây giờ chỉ còn việc cưa đôi phần trên của song sắt.

    Công việc này khó khăn hơn nhiều. Xacgay Latco phải bám một tay vào chấn song, còn tay kia thì đẩy dụng cụ của mình dịch tới dịch lui. Con dao tầm thường đã sắm vai lưỡi cưa rất tồi và nó gặm sắt rất chậm. Anh phải nghỉ mệt từng lúc, do tư thế không được thuận lợi cho công việc.

    Cuối cùng, ngày 29 tháng 9, sau 6 ngày nỗ lực làm việc, Xecgay Latco cảm thấy độ sâu của rãnh cũng đã khá đủ. Chỉ còm vài milimet nữa thôi là thanh sắt sẽ bị đứt lìa. Như thế, anh sẽ dễ dàng bẻ gẫy thanh sắt sau khi uốn cong chấn song. Chỉ còn thời gian. Lưỡi dao thứ hai đã bị biến thành sợi chỉ mỏng.

    Sang sáng hôm sau, sau cuộc đi khám, Xecgay Latco có một giờ hoàn toàn tự do, anh tiếp tục lao vào công việc của mình. Như anh đã nghĩ, song sắt đã bị uốn cong một cách đễ dàng. Anh trường ra khỏi chấn song qua khe hở, dùng đến đôi tay chồm lên cái nắp chụp. Anh bắt đầu nhìn ngó một cách thèm khát.

    Đúng như sự tính toán, từ mặt đết lên đến chỗ của anh là 14m. Chỉ cần có một sợi dây dài là có thể vượt qua được khoảng cách này.

    Xecgay Latco xét thấy nhà tù bị bọc quanh bởi con đường dành cho lính gác, phía khác tiếp giáp với bức tường cao khoảng 8m và đằng sau nó thấp thoáng những mái nhà. Sau khi leo xuống, việc phải làm là băng qua bức tường, thế nhưng vừa nhìn lướt qua đã thấy khó có thể làm nổi điều này.

    Cứ theo tầm xa của những ngôi nhà, chắc là đường phố vây quanh nhà giam. Xuống được mặt đường này rồi, kẻ đào tẩu sẽ thoát nạn. Nhưng làm thế nào để xuống đến đó được an toàn đây?

    Trong lúc lo tìm phương kế thoát thân, Xecgây Latco đã bắt đầu chăm chú quan sát tất cả những gì còn khuất ở phía bên trái. Chừng nào chưa tìm được lối thoát, anh vẫn còn hồi hộp. Nhìn sang hướng này thấy con sông Danube với mặt sông vàng vàng bị phủ kín bởi những con tàu đủ mọi kích thước. Một ố tàu đi xuôi hay đi ngược dòng sông, còn số khác thì đang neo tại bến. Thuyền của anh nằm hòa lẫn giữa bao con tàu khác và đã không có dấu hiệu gì chứng tỏ có người canh gác nó. Đây sẽ là vận may hiếm có, một khi anh làm chủ được chiếc thuyền. Nhờ nó anh sẽ đi qua được biên giới dộ non một giờ. Sang đến lãnh thổ Xecbi, anh sẽ mặc xác những con tàu Áo-Hung.

    Xecgay Latco lại ngó sang bê phải và khiên anh chú ý. Một trụ sắt - có lẽ là vật dẫn của cột thu lôi - chạy từ mái nhà xuống, nó được giữ bằng những đinh sắt cứng rắn hình chữ U chốt vào tường nằm trong những cự ly đều đặn. Trụ sắt này chạy dài xuống đất và ở cách cửa sổ không xa lắm. Nếu với đến được trụ sắt, Latco sẽ dễ dàng men theo nó mà thoát xuống dưới.

    Điều này xme ra có thể thực hiện được. Mái đua của nhà giam, một trong những kiểu trang trí cho tòa nhà, chạy ven theo tường làm thành phần gờ rộng khoảng 20 đến 25cm. Chỉ cần có máu lạnh và có nghị lực là có thể men theo phần gờ đó để đến được cột thu lôi.

    Đáng tiếc là: nếu hành động bạo gan ấy đạt được thành công mỹ mãn, Latco cũng không ra được bức tường bên ngoài. Bị giam giữ trong buồn giam hay là trong vuông sân của nhà tù thì đằng nào cũng là tù nhân thôi.

    Bây giờ Xecgay Latco mới bắt đầu xem xét bức tường thật chăm chú - một việc mà trước đó anh chưa làm - phần phía trên của nó được trang trí bằng những cái gờ vuông ở cả hai bên, nằm cạnh nhau. Anh chú tâm quan sát kiểu hoa văn kiến trúc này, rồi sau đó anh trườn trên bệ cửa sổ, quay trở vào buồng giam, ra sức xóa hết mọi dấu vết khả nghi.

    Anh đã quyết định. Anh đã tìm ra cách vượt ngục bất chấp tất cả. Cho dù phải mạo hiểm như thế nào đi nữa, phương án vượt ngục cần phải đươc thực hiện. Cuối cùng dẫu có chết cũng còn tốt hơn là phải tiếp tục sống trong cảnh giày vò đau khổ như thế này.

    Anh kiên trì chờ đợi cuộc tuần tra thứ hai. Sau khi biết chắc là mình đã có thời gian, anh bắt tay vào hoàn thành công cuộc chuẩn bị. Anh dùng những khúc dao gãy cắt vải trải giường ra khoảng 50 mảnh dài có bề rộng cỡ vài phân. Để những viên cai tù không để ý, anh để lại phần khổ vải và cái giường còn giữ được vẻ ngoài. Chắc chắn họ sẽ không nghĩ đến việc phải nâng tấm chăn lên.

    Với những mảnh vải đã cắt ra, anh tết lại làm bốn theo dạng ruy băng. Anh bỏ suốt ngày để làm công việc này. Cuối cùng, đến ngàu mồng một tháng 10, gần đến trưa thì Xecgay Latco đã có được sợi dây thật chắc, dài từ 14 đến 15 mét. Anh đem giấu sợi dây xuống giường thật cẩn thận.

    Tất cả đã chuẩn bị xong, và anh định sẽ vượt ngục vào đêm nay, lúc 9 giờ.

    Xetgay Latco đã suy ngẫm công việc của mình đến những chi tiết nhỏ nhất trong đêm cuối cùng này, đồng thời cố xem xét trong đầu từng cái may rủi, nguy hiểm. Cái gì đang chờ đợi anh: tự do hay là chết? Sắp tới đây sẽ rõ điều ấy. Anh mạo hiểm, dù có thế nào chăng nữa.

    Bỗng nhiên, ngay trước lúc đồng hồ điểm giờ hành động, số phận đã dành sẵn cho anh lần thử thách cuối cùng. Khoảng ba giờ chiều ngày đó, chợt cái then cửa buồng giam bị dịch đi phát ra tiếng động thật lớn. Họ lại muốn gì ở anh đây? Lại dẫn anh đến gặp ngài Izar Rona nữa ư? Nhưng đã qua rồi cái giờ mà thường khi anh phải chịu thẩm vấn?

    Không, không phải họ đến dẫn anh đi thẩm vấn. Nhìn qua cánh cửa đã mở, Xecgay Latco thấy có khoảng 3 người lạ mặt đang đứng nhìn viên cai tù. Trong nhóm có một người đàn bà trẻ khoảng 20 tuổi, có gương mặt hiền hậu, dễ thương. Còn hai người đàn ông đi cùng nàng, có lẽ một người là chồng nàng. Căn cứ theo cử chỉ và dáng điệu của viên cai ngục, có thể đoán người đàn ông kia là giám đốc nhà giam.

    Có lẽ đây là cuộc viếng thăm. Qua thái độ cư xử lễ độ, thì hai người khách này thuộc tầng lớp thượng lưu, thậm chí có thể là cặp vợ chồng công tước đi du ngoạn và giám đốc nhà giam giữ vai trò hướng dẫn cho họ. Ông lên tiếng giải thích hai vị khách:

    - Người bị giam trong buồng này không ai khác hơn là Latco lừng danh, thủ lãnh băng cướp trên sông Danube. Đương nhiên quý vị cũng đã nghe qua danh tiếng của hắn.

    Người đàn bà trẻ nhìn kẻ ác ôn nổi tiến bằng cái nhìn đầy sợ hãi. Nhưng phạm nhân thì hoàn toàn không có vẻ kinh khủng gì cả. Thật không thể tưởng tượng được rằng thủ lĩnh băng cướp lừng danh với những hành vi tàn bạo lại là người gầy rạc, hốc hác, mặt tái xanh chở đôi mắt đượm buồn và đầy tuyệt vọng.

    - hắn vẫn đang cố bào chữa cho sự vô tội của mình - viên giám đốc lạnh lùng nói thêm - Nhưng chúng tôi đâu lạ gì những lời bẻm mép ấy!

    Sau đó, ông ta chỉ cho khách xem sự trật tự ngăn nắp trong buồng giam cùng sự sạch sẽ tuyệt vời của nó. Trong lúc hăng say, ông ta còn bước qua ngưỡng cửa buồng giam và sửa soạn đển tựa vào cửa sổ để đứng đối mặt với các thính giả.

    Con tim của Xecgay Latco đột ngột ngừng đập. Diễn giả không hề nghi ngờ gì cả, ông ta đụng nhẹ vào ngay chỗ mà người ta đã làm việc, và xi măng đã bắt đầu tuôn xuống thành một dòng thật mảnh. Bằng một cửa động khác, lông ta chạm vào vật trám bằng bánh mỳ và nó bị bung ngay khỏi đá và rơi xuống sàn. Xecgay Latco đứng chết lịm khi phát hiện ra phần đầu mút trần trụi của thanh sắt đã bị lộ rõ trong cái lỗ sâu.

    Có ai thấy cái này không? Có mà! Trong khi chồng của người đàn bà trẻ và viên giám đốc nhà giam đang xem xét chăm chú cái bàn như nó là cái đối tượng rất quan trọng, còn người cai tù đứng quay lưng một cách lễ độ, chăm chú vào hành lang sâu hun hút, thì vị khách nữ lại ngó sững vào cái lỗ sâu bị khoét trên tường, và nét mặt của cô nàng đã nói lên được rằng cô nàng đã hiểu cái ý nghĩa ẩn sâu của nó.

    Cô nàng định lên tiếng... chỉ bằng một lời thôi; thế là mọi công lao tiêu thành mây khói... Xecgay Latco chờ đợi và cảm giác được rằng sinh lực của mình đang cạn dần, cạn dần...

    Mặt hơi tái đi, người đàn bà trẻ ngước lên nhìn người tù và đã bọc lấy anh chỉ bằng một cái nhìn trong sáng của mình. Cô nàng có thấ chăng những giọt nước mắt to tròn đang lăn đi chầm chậm từ dưới hàng mi của kẻ bất hạnh? Có hiểu được chăng lời cầu xin thầm lặng của người tù? Có hiểu tình trạng tuyệt vọng kinh khủng của anh ta?

    Khoảng 10 giây bi kịch trôi qua, người đàn bà trẻ đột nhiên quay đi, rồi buông ra một tiếng thét đau đớn. Những người kia lao về phía nàng. Chuyện gì đã xảy ra? Không có gì nghiêm trọng, nàng run giọng giải thích, vừa cố nhỏn miệng cười. Chẳng qua nàng đã bị sái chân một cách ngu ngốc. Có thế thôi mà!

    Trong lúc Xecgay Latco kín đáo đứng án trước cái thanh sắt tội lỗi, thì người chồng và viên giám đốc coi tù lại lăng xăng líu xíu. Hai người bỏ ra ngoài, vừa đỡ nạn nhân của cái đau tưởng tượng, còn người thứ ba vội vàng cài lại then cửa. Xetgay Latco còn lại trơ trọi một mình.

    Thật muôn vàn đội ơn hành động nhân từ ấy! Xecgay Latco đã được cứu thoát nhờ nàng! Anh đã chịu ơn nàng cuộc sống, còn hơn cả cuộc sống - đó là tự do!

    Mệt rã rời, anh ngã lăn ra giường. Sự xúc động quả là khắc nghiệt. Bộ não của anh đã nhũn đi dưới đòn đánh cuối cùng này của số mạng.

    Ngày qua yên tĩnh và cuối cùng tháp đồng hồ của thành phố gõ chín tiếng. Mây đen bịt kín bầu trời, và bóng đêm chụp cái nón đen tuyền lên vạn vật.

    Tiếng động xa xa trong hành lang báo rằng đã đến giờ đi khám. Đội cảnh vệ dừng lại trước cửa. Viên cai tù ngó vào lỗ mắt cửa, sau đó hài lòng lánh đi xa. Người tù đã ngủ, chắn đã đắp lên tận cằm. Đội tuần tra đi xa, những tiếng chân đã lặng đi.

    Giờ hành động đã đến.

    Xecgay Latco nhảy thoắt xuống giường và đặt cái đêm bên dưới tấm chăn giả làm người đang ngủ say trong buồng giam tối mù mù. Xong xuôi, anh lấy dây, trường người qua chấn song, ngồi trên nóc cao của cái nắp chụp bên ngoài cũng như lần trước.

    Các mái đua tô điểm cho tòa nhà được xây phía đỉnh của mỗi tầng; Xecgay Latco sẽ trèo xuống khoảng bốn mét - đây là khó khăn mà anh đã nhìn thấy trước. Sau khi tung dây qua một trong những thanh sắt và hai tay giữ chặt lấy đầu dây, anh nhẹ nhàng thả mình xuống phần gờ tường.

    Tỳ lưng vào tường và tay trái giữ chặt dây, kẻ đào tẩu nghỉ mệt. Làm sao giữ được cân bằng trên thành gờ hẹp té này? Chỉ vừa buông lơi sợi dây là anh đã cảm thấy mình như đang bay xuống phía dưới.

    Anh đã khôn khéo chuyển động thật chậm, tay phải đã chụp được sợi dây, còn tay trái thì mò mẫm bên phần tường của cái nắp chụp. nắp chụp cần phải có cái bệ đỡ bởi vì nó không được gài trực tiếp vào cửa sổ. Xecgay Latco đã nghĩ đúng: tay của anh đã sờ đến vật chắn mà cái móc sắt được gài hẳn vào tường.

    Mặc dù cái bệ đỡ được hình dung là cái móc sắt yếu ớt, người ta cũng đành phải thỏa mãn với nó mà thôi. Sau khi bấu mấy đầu ngón tay vào cái móc ấy, Xecgay Latco từ từ kéo đầu dây đã hơi bị trượt qua vai về sát mình. Bây giờ cho dù kẻ đào tẩu có muốn quay trở lại buồng giam, anh cũng không thể làm được điều đó. Cần phải đi đến đích, vì không còn cách nào khác.

    Xecgay Latco đánh bạo quay đầu nhìn trụ sắt của cột thu lôi được xem là đối tượng giúp anh trèo xuống dưới. Thật là kinh khủng khi anh nhìn thấy khỏang cách giữa trụ sắt ấy với cái nắp chụp, một vật mà anh không dám buông ra vì sợ phải té ngửa giữa độ cao này là hơn hai mét!

    Mặc dù vậy, Latco cũng phải quyết định. Anh không thể cứ đứng mãi trên thanh gờ tường hẹp, lưng tựa vào bức tường và bám vào đoạn sắt nhỏ trợ trụi sẵn sáng tuột khỏi các ngón tay của anh. Phải chết thì hay hơn đấy, nhưng cần phải thử thách lần cuối để cứu mình cái đã.

    Xecgay Latco dịch người xa khỏi cửa sổ, tay trái vươn thẳng ra như cái lò xo bị giãn, sau đó anh bung khỏi bệ đỡ và phóng mình qua bên phải.

    Anh ngã dúi, vai đập mạnh xuống mái đua. Nhưng hai tay vươn thẳng ra đã chộp được cột thu lôi.

    Khó khă đầu tiên đã vượt qua. Chỉ còn thắng được cái thứ hai.

    Xecgay Latco trượt theo trụ sắt xuống phía dưới và dừng lại tại định sắt chữ U ghét chặt cột thu lôi vào tường. Anh đứng ở vị trí này, bắt đầu lấy hơi và suy nghĩ.

    Mặt đất lạc mất hẳn trong bóng tối dày đặc, nhưng kẻ đào tẩu vẫn nghe được những nhịp chân từ phía dưới vẳng lên một cách đều đặn. Có lẽ lính canh đang đi lại ở dưới đó. Căn cứ theo tiếng động vẳng lên, khi mạnh và to dần lên, khi yếu và khẽ dần đi thì có thể đoán được rằng người lính canh đã băng qua phần lộ nhỏ tiếp giáp với tòa nhà giam tại chỗ này, sau đó hắn quay vòng sang hướng của mặt tiền khác, rồi quay trở lại đây, vừa nhịp bước đều đặn tới lui. Xecgay Latco dự trù là người lính sẽ vắng mặt tại chỗ trong khoảng ba, bốn phút. Anh phải tranh thủ khoảng thời gian này để vượt qua khỏang cách giữa anh và phần tường bên ngoài.

    Anh nhận ra được đỉnh tường phía dưới vì màu trắng của nó nổi rất rõ giữa bóng tối, song anh lại không thể trông rõ được những đoạn gờ tường tô điểm cho phần trên cao của của nó.

    Xecgay Latco truột xuống dưới, dừng lại tại một đinh sắt chữ U nữa. Vị trí này cách phần đỉnh tường anh phải vượt qua, là khoảng hai ba mét.

    Anh lấy điềm tĩnh và sẵn sáng phóng đi. Xecgay Latco chập đầu dây lại làm đôi và thắt nó thành cái thòng lọng. Đoạn, anh giữ chặt hai đầu dây trống và bắt đầu ném cái nút thòng lọng xuống đỉnh tườn bên dưới, cố cho nó siết chặt vào một phần gờ tường.

    Không dễ gì làm được theo ý mình muốn. Bóng tối dày đặc đủ che kín mục tiêu, đành chỉ nhờ vào may rủi. Anh đã ném dây đến 20 lần ma chẳng thành công, cuối cùng anh mới cảm thấy sợi dây đã nhắm trúng đích. Xecgay Latco gồng cơ bắp và sợi dây được thít chặt lại. vậy là xong: dây thòng lọng đã quấn chặt quanh gờ tường. Kẻ đào tẩu siết chặt sợi dây. Anh cho một đầu dây chui qua giữa mặt tường và cột thu lôi, sau đó cột thật chặt vào đầu dây khác. Bây giờ thì đoạn cầu nối đã được bắc ngang phía trên con lộ nhỏ dùng để lính tuần tra.

    Chao ôi, đoạn cầu nối này khó bảo đảm lắm. Liệu sợ dây có bị đứt hay là nó không thít chặt vào gờ tường mà nó đang bám hay không? Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra thì anh sẽ bị ngã từ độ cao 10m, còn trường hợp thứ hai: anh sẽ dao động như con lắc đập đầu vào bức tường của nhà giam.

    Xecgay Latco cứ mãi bị chao động trước mối nguy như thế. Anh bắt đầu giữ chặt sợi dây và lắng nghe tiếng bước chân của người lính canh bên dưới, sẵn sáng lao vào khoảng không.

    Người lính canh đang ở đúng phía dưới Xacgay Latco. Sau đó hắn rẽ ra sau góc tòa nhà, và những tiếng chân của hắn đã lặng đi. Phải lợi dụng ngay gây phút mà hắn vắng mặt.

    Xecgay Latco buông mình vào trong không gian. Treo mình lơ lửng giữa bầu trời và mặt đất, Xecgay Latco bò dần đi một cách dè dặt và nhịp nhàng, không lo lắng đến chuyện sợi dây đang bị võng xuống dưới sức nặng thân thể của anh, và độ oằn của nó đã đạt đến biên độ lớn nhất khi anh bò đến giữa chặng đường. Anh muốn vượt ngục. Anh sẽ vượt ngục được.

    Anh đã qua lọt. Phải mất hơn một phút anh mới vượt qua được cái vực thẳm chióng măt này và anh đã chạm được phần đỉnh tường.

    Không thiết nghỉ ngơi, anh càng lúc càng vội, luôn tin tưởng sắt đá vào sự thành công mà mình khao khát. Chứa hẳn 10 phút đã trôi qua tính từ lúc anh thoát khỏi nhà giam, nhưng anh thấy hình như mình đã chịu trong một khoảng thời gian dài hơn một giờ. Anh lo sợ không biết bất chợt cai tù có hứng thú ghé đến kiểm tra phòng giam hay không? Lúc đó cai ngục có phát giác sự biến mất của anh hay không, mặc dù anh đã lèn đệm dưới chăn? Đến lúc đó chắc chắn anh đã ở xa rồi, con thuyền đang ở đây, cách anh khoảng đôi ba bước chân! Chỉ cần vài nhát chèo là họ sẽ không truy đuổi kịp anh.

    Tạm ngừng công việc của mình khi người lích canh đến gần, Xecgay Latco vội kéo nút dây lại phía mình, tháo nó ra sau đó anh cột nó, quấn quanh thành gờ tường và bắt đầu tuột xuống dưới, tin chắc là dưới đường không có ai.

    Vừa chạm xuống mặt đất một cách an toàn, Xecgay Latco giật sợi dây xuống chân mình, cuộn nó lại thành nút. Tất cả đã xong xuôi. Anh đã được tự do, và hoàn toàn không để lại một dấu vết nào.

    Nhưng, chưa kịp đi tìm con thuyền của mình, anh đã nghe giọng nói thoát ra từ torng bóng tối.

    - Chết thật! - giọng nói vang lên ở khoảng cách hơn đó mười bước chân - dám chắc đây là anh Ilya Bruso!

    Xecgay Latco run lên vì vui mừng. Vận số đã đứng về phía anh và đã gửi đến anh sự giúp đỡ của những người bạn.

    - Ngài Yêge! - anh phấn chí kêu to lên trong lúc người khách qua đường ấy bước khỏi bóng tối và đi về phía mình.


  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    15

    ĐÃ SẮP SỬA ĐẾN ĐÍCH
    Ngày 10 tháng 10, vừng đông đã ló dạng đến lần thứ chín kể từ khi con thuyền lại xuôi dòng Danube. Trong tám ngày trước đây, con thuyền đã bị tụt lại phía sau khoảng hơn 700km. Họ sẽ đến được Rusuco vào lúc chiều tối.

    Trên thuyền vẫn không co gì lạ thay đổi. Chiếc thuyền vẫn tiếp tục lên đường, cùng với hai hành khách là Xecgay Latco và Caclo Dragoso. Họ lại trở về cái tên ngày trước của mình - một người là Ilya Bruso - thợ câu cá, và một người nữa là ngài Yêge tốt bụng.

    Dầu sao lúc này họ đã không giữ được cung cách như xưa, mà thậm chí khó khăn hơn. Mái chèo phải làm việc cả ngày lẫn đêm, vì mong muốn đến được Rusuco thật nhanh, Xecgal Latco đã xem nhẹ những chi tiết thận trọng nhỏ nhất. Không những anh đã không mang kính, mà còn quên cạo râu, quên nhuộm toc; những thay đổi diễn ra trong suốt cuộc hành trình đã tố cáo một Ilya Bruso giả dối. Mái tóc đen của anh đã nhạt dần qua từng ngày, còn hàm râu vàng bắt đầu lộ ra.

    Nếu Caclo Dragoso đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự chuyển hóa như thế này thì cũng là chuyện đương nhiên. Song ông ta vẫn im miệng. Sau khi quyết định phải đi cho hết cuộc hành trình như mình đã giao ước, ông ta đã phải ngó lơ đi tất cả cho dù điều này là bất tiện. Trước đó, khi giáp mặt với Xacgey Latco ở bên dưới bức tường nhà giam, Caclo Dragoso đã không còn giữ vững ý kiến trước đây của mình và ông thấy khó tin là người bạn đồng hành cũ của mình là kẻ có tội.

    Nguyên nhân nảy sinh sự thay đổi này là do cuộc điều tra ở Xanca. Đích thân Caclo Dragoso đã tiến hành điều tra lần thứ hai. Không thỏa mãn ngay với những kết quả báo cáo của cảnh sát ở Goron, ông ta đã dò hỏi thật lâu các cư dân của thành phố và những câu trả lời của họ làm ông bối rối vô cùng.

    Chuyện rằng, đã có một Ilya Bruso thật bằng xương bằng thịt, anh ta đã cư trú ở Xanca và đã rời thành phố đi trước khi có hội thi ở Ditmaringen trong một khoảng thời gian ngắn là sự thật hiển nhiên. Anh ta, Ilya Bruso này, có quay trở lại nhà sua hội thi, vào đêm 29 tháng 8 hay không? Người ta đã không cung cấp tin tức rõ ràng về điểm này. Láng giềng của anh ta, dường như có nhớ lại rằng họ đã thoáng thấy ánh sáng trong các ô cửa sổ của người câu cá vào độ cuối tháng tám, mà lúc ấy chúng đã bị đóng im ỉm trong hơn một tháng - thì dầu sao đây cũng là một điểm mà họ không thể khẳng định được. Những tin tức như thế, tuy chúng mù mờ và không chắc chắn, cũng đã buộc Drgoso suy nghĩ rất nhiều.

    Chỉ còn việc phải làm sáng tỏ điểm thứ ba. Thế người đó là ai, cũng như Ilya Bruso, người đó đã được nói chuyện với ông cẩm ở Goron tại căn nhà do bị cáo chỉ? Dragoso đã hoàn toàn không nhận được tin tức nào về điều này, Ilya bruso không lạ gì cư dân thành phố Xanca, và nếu như nah ta đã trở về lại đó, thì hẳn anh ta đã đến rồi đi vào tối, bởi vì không có ai trông thấy anh ta. Bản thân điều bí ẩn đó đã là đáng ngờ và nó càng trở nên đáng ngờ hơn khi Caclo Dragoso gặp ông chủ tửu quán. Sự thể thành ra là vào buổi chiều tối ngày 12 tháng 9, trong vòng 36 giờ trước khi có cuộc viếng thăm của cảnh sát trưởng Goron, người lạ đã hỏi han ở quán rượu về Ilya Bruso. Tình thế đã rắc rối thêm. Nó càng rối beng hơn, khi ông chủ quán rượu bị thẩm vấn đã mô tả ngoại hình người lạ với những nét - ăn khớp với những nét của thủ lãnh băng cướp vùng sông Danube - cũng giống như lời đồn đại.

    Tất cả những điều này đã buộc Caclo Dragoso phải suy nghĩ nhiều hơn nữa. Theo bản năng, ông đã cảm thấy vụ án không chính xác, rằng đã có những thủ đoạn như thế nào đó xảy ra, trong khi Dragoso lại mù mờ đối với những thủ đoạn ấy, nhưng có khả năng bị cáo vừa xuất hiện đã là nạn nhân của nó.

    Ấn tượng này càng được củng cố hơn nữa, khi mà Caclo Dragoso biết cuộc điều tra được tiến trình lúc ông trở lại Zemlin. Rồi cuộc điều tra vẫn đứng chựng tại chỗ suốt 20 ngày. Không phát hiện được thêm một kẻ tòng phạm nào, không một nhân chứng nào chính thức thừa nhận người tù trong khi đã không có một chứng cớ nào chống lại người tù này ngoài bằng chứng là anh ta đã thay đổi dáng ngoài và sở hữu chủ tấm ảnh có ghi tên Latco.

    Những lời buộc tội này kết hợp với những lời buộc tội khác có thể sẽ trở nên quan trọng, nhưng nếu để chúng đứng tách riêng thì không có một giá trị nào cả. Ma có thể ngay cả sự cải trang và sự có mặt của bức ảnh ấy là có nguyên nhân chính đáng.

    Trong tâm trạng như thế, Caclo Dragoso phải tỏ thái độ khoan hồng. Ông đã miễn cưỡng xúc động một cách sâu sắc trước niềm tin ngây thơ của Xecgay Latco, lẽ ra anh phải nghi ngờ cả người bạn thân thiết nhất một khi nah ta xuất hiện torng hoàn cảnh như vậy.

    Nhưng chẳng lẽ không thể hòa hợp lòng thương hại với tin thần trách nhiệm nghề nghiệp làm một sau khi đã ở lại trên thuyền như trước hay sao? Nếu thật sự Ilya Bruso có tên Latco và nếu chính Latco này là tên tội phạm thì Caclo Dragoso sẽ đi cùng với hắn ta và sẽ tìm thấy đồng bọn. Trường hợp ngược lại, dù người trúng giải của "Hội vùng sông Danube" là vô tội thì anh ta cũng là một tội phạm thật sự đã lợi dụng cuộc điều tra ở Xanca để tránh cho mình mọi sự nghi ngờ.

    Những phán đoán này dường như không hẳn là xác đáng, tuy nhiên chúng vẫn không tiếu tính logich. Dáng vẻ đáng thương của Xacgay Latco, sự quả cảm thiên thần mà anh ta đã bộc lộ ra qua cuộc đào tẩu kỳ diệu của mình, và đặc biệt là hồi ức về sự cứu giúp trong lúc giông to bão dữ đã cho Caclo Dragoso thấy anh ta là một người đánh cá trung thực, dũng cảm nhất - chúng đã làm nên phần còn lại. Caclo Dragoso phải có trách nhiệm trước cuộc sống của con người bất hạnh này, một con người đang thở, đang đứng trước mặt ông với đôi tay tuốt máu, với gương mặt gầy rộc ướt đẫm mồ hôi. Để thưởng cho tất cả những cái đó, lẽ nào ông lại bắt anh ta quay trở lại địa ngục? Nhà thám tử không dám làm điều ấy.

    - Đi thôi! - ông chỉ nói một câu để đáp lại tiếng hô mừng rỡ của kẻ đào tẩu và lôi anh ta ra hướng sông.

    Kể từ lúc đó trở đi, trong suốt tám ngày bơi trên sông, hai người bạn chỉ trao đổi với nhau có vài câu ngắn ngủi. Xecgay Latco vẫn giữ thái độ lặng lẽ như xưa và vẫn không tiếc sức để rút ngắn đoạn đường.

    Dầu sao anh ta cũng đã nói ra vài câu rời rạc kể lại những vuộc phiêu lưu khó hiểu của mình bắt đầu từ chi lưu Ipen. Anh ta đã kể thời gian bị giam cầm rất lâu ở nhà tù Zemlin, tiếp theo là tình tran bị cầm tù một cách kỳ lạ trên con tàu lạ. Những người đã khẳng định là họ đã thấy anh giữa chừng Budapest và Zemlin, tất nhiên là họ đã nói dối, bởi vì trong khoảng thời gian ấy anh đã bị nhốt trên con tàu lạ, tay chân bị trói chặt. Trong lúc người câu cá kể chuyện, Caclo Dragoso càng lúc càng thay đổi cách nhìn nhiều hơn. Bất giác Dragoso đã nhận xét được đường dây liên hệ giữa các cuộc tấn công mà nạn nhân của nó là Ilya Bruso, và sự can thiệp của một kẻ giống anh ta như đúc ở Xanca. Hiển nhiên người câu cá đã quấy rối kẻ nào đó và anh ta đã phải chịu đòn của kẻ thù giấu mặt mà ngoại hình của tên này lại tương ứng với những điều mà người ta mô tả về tên phỉ.

    Cứ như vậy, lần hồi Caclo Dragoso đã tiến gần đến chân lý. Ông không thể tin vào những điều suy lý của mình, nhưng lại cảm thấy ít ra là những nghi ngờ trước đây đang bị sụp đổ dần dần qua từng ngày tháng.

    Tuy vậy, không một lúc nào ông có ý phải rời bỏ con thuyền để quay trở về tái lập cuộc điều tra lần thứ hai. Linh tính của người cảnh sát đã cho ôn ghay rằng đây là dấu hiệu tốt và người câu cá có thể là kẻ vô tội bị liên can đến câu chuyện vùng sông Danube. Dầu sao thì thượng lưu sông Danube có yên tĩnh hơn nhiều, và sự liên tục của những tội ác đã xảy ra chứng minh đươc một điều là bọn cướp cũng xuôi dòng Danube, chí ít cũng đến Zemlin. Rất có khả năng bọn chúng vẫn tiếp tục xuôi dòng trong thời gian Ilya Bruso bị cầm tù.

    Caclo Dragoso đã không lầm trong điều ức đoán này. Ivan Xtriga thực tế đã tiến gần đến Biển Đen, sau khi vượt xa con thuyền của người câu cá khoảng 12 ngày, nó lên đường từ Zemlin. Nhưng 12 ngày tháng trước ấy đã dần mất hiệu quả và khoảng cách giữa hai con thuyền càng lúc càng được rút ngắn dần. Ngày qua ngày, giờ nối tiếp giờ, và từng phút một trôi qua, bằng nỗ lực dữ dội của Xecgay Latco, con thuyền nhỏ đã truy đuổi con tàu lớn một cách kiên trì.

    Con thuyền của Latco chỉ có một mục tiêu: thành phố Rusuco. Một ý nghĩ: Natcha. Nếu hư nah đã xem thường mọi điều mà trước đây anh đã hết sức chú ý để giả danh, đó chẳng qua là anh không còn nghĩ đến chúng nữa. Anh còn thiết đến chúng làm gì vào lúc này? Sau lần bị bắt giam, sau cuộc đào tẩu - dù là Ilya Brsuo hay Xecgay Latco thì cũng nguy hiểm như nhau thôi. Dù mang cái tên nào đi nữa, từ nay trở đi, anh cũng phải bí mật đột nhập Rusuco và luôn bị đe dọa là sẽ bị bắt ngay tại chỗ. Bị choán ngợp bởi ý nghĩ duy nhất ấy, suốt tám ngày bơi trên sông, anh đã không mảy may chú ý đến hai phía bờ sông. Nếu anh có nhận xét họ đã bơi ngang qua Benrat - thành phố trắng nổi cao trên vùng đồi mà trên đó dinh thự lộng lẫy của hầu tước Konac, và vùng ngoại ô, nơi người ta đang chuyển môt khối lượng lớn hàng hóa, đã lùi về phía sau anh, thì chẳng qua là Bengrat chỉ rõ biên giới Xecbi, nơi chấm dứt quyền lực của ngài Izar Rona. Sau đó, anh không để ý thêm gì nữa.

    Anh đã không nhìn thấy Xemendori, thủ đô xưa của Xecbi nổi tiếng với những vườn nho chung quanh.

    Anh đã không nhìn thấy Kolomban nơi àm tục truyền có cái hang mà thánh Georgi đã dùng để chôn xác con rồng do chính tay mình giết;

    Không thấy Orsova mà qua khỏi thành phố này dòng Danube sẽ chảy giữa ahi tỉnh cổ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ - sau này chúng hai vương quốc tự trị;

    Không thấy Cổng Sắt, lối lưu thông nổi tiếng, được viền quanh bằng những bức tường thẳng đứng cao khoảng 400m, nơi đây sông Danube luôn đi mãnh liệt, giận dự đập vào những khối đá vãi khắp dòng sông;

    Không thấy Vidiu, thành phố đầu tiên khá nổi tiếng của Bungari;

    Không thấy Nicopoba, Sistov, và những thành phố nổi tiếng khác của Bungari, những nơi mà anh phải đi qua trước khi đến được thành phố Rusuco.

    Anh thích lưu lại ở bờ sông Xecbi hơn, vì đó là nơi nah cảm thấy được an toàn; đúng ra, anh không sợ cảnh sát khi anh đã đi qua Cổng Sắt.

    Chỉ có ở Orsova, lần đầu tiên có một cano của cảnh sát đường sông đã bắt thuyền của anh dừng lại. Xecgay Latco trong tâm trạng rối bời lo âu phải ngoan ngoãn nghe theo và chờ đợi điều tất yếu sẽ xảy ra với mình là phải trả lời những câu hỏi. Nhưng họ chẳng màng thẩm vấn anh. Chỉ bằng một lời nói của Caclo Dragoso, đội trưởng chiếc cano tuần tiễu đã khúm núm cúi mình và họ chẳng đả động gì đến chuyện khám xét.

    Người hoa tiêu thậm chí chưa kịp ngạc nhiên thì người dân thành Viên ấy đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát. Quá đỗi may mắn cho sự thoát nạn tốt đẹp này, anh đã tìm thấy một sức mạnh hoàn toàn tự nhiên, và anh đã không tỏ ra một chút ngạc nhiên nào, mà chỉ thấy càng lúc càng sốt ruột trước cuộc nói chuyện bị kéo dài quá lâu giữa người hành khách với nhân viên cảnh sát.

    Theo đúng mệnh lệnh của ngài Izar Rona lúc này đang điên tiết vì cuộc đào tẩu của người tù và đó cũng là những mệnh kệnh của chính Caclo Dragoso, đội cảnh sát vùng sông đã phải tăng cường cảnh giác. Con thuyền nhất thiết phải đi qua các trạm tuần canh tại các cự ly nhất định, và Orsova đã giữ vai trò chủ chốt giữa chúng. Đoạn chật chội này của con sông đã làm cho sự giám thị đỡ căng hơn, thế nên đã không có một chiếc thuyền nào lọt khỏi đường ranh sông này mà không bị khám xét kỹ lưỡng.

    Trong lúc tra hỏi nhân viên dưới thuyền, Caclo Dragoso rất bực dọc khi biết được những cuộc khám xét đã không mang lại một kết quả nào; thêm vào đó đã có vụ phạm tội mới, một vụ cướp phá rất nặng, xảy ra cách đây chừng năm ngày trên địa bàn Rumani, gần cửa sông Jiu, đối diện làng Rakhova của Bungari.

    Như vậy là băng cướp vùng sông Danube lại tiếp tục thoát lưới. băng cướp này không chỉ chiếm đoạt vàng bạc, chúng còn lấy bất cứ vật nào có giá trị. Chiến lợi phẩm của bọn chúng rất to lớn kềnh càng và không thể nào tin nổi là chúng không bị phát hiện trong khi đã không có một con tàu nào không khỏi bị khâu khám xét rất kỹ.

    Ấy thế, chuyện đã xảy ra như thế!

    Caclo Dragoso rất đỗi sửng sốt trước tài tình của bọn cướp. Nhưng phải tính đến một sự thật rành rành: vụ cướp phá đã chứng minh được rằng bọn cướp đang xuôi dòng Danube.

    Lối thoát duy nhất cho biến cố này - đó là phải vội lên. Địa điểm và ngày giờ của vụ cướp mới xảy ra đây cho biết bon cướp đã vượt quá thuyền của người câu cá độ chừng 200m. Sau khi tính nhầm thời gian Ilya Bruso bị nằm nhà giam, tức là khoảng thời gian có lợi cho bọn phỉ vùng sông Danube, có thể chắc chắn một điều là tốc độ con tàu của chúng chậm hơn tốc độ thuyền của Ilya Bruso khoảng phân nữa. Vậy là có khả năng đuổi kịp bọn cướp.

    Họ vội lên đường ngay, và đến sáng ngày 6 tháng 10, họ đã vượt qua khỏi biên giới Bungari. Trước khi vào Bungari, Xecgay Latco lưu lại bên bờ phải. Bây giờ trong chừng mực có thể được, anh sẽ cặp sát bên phía Rumani; nhưng bắt đầu từ Lumi-Palanki có dải đầm lầy dọc bờ sông, rộng từ tám đến mười kilomet đã cản trở cho việc cập thuyền vào bờ.

    Xecgay Latco bị đắm sâu vào những suy tư của mình, kể từ lúc đi vào mặt nước Bungari, con sôn chắc chắn sẽ mang nguy hiểm đến cho anh. Những chiếc tàu thủy, tàu ngư lôi hay thậm chí những chiếc pháo hạm mang cở Thổ Nhĩ Kỳ luôn thường xuyên qua lại trên sông. Thấy trước rằng sớm muộn gì cũng nổ ra cuộc chiến tranh với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu theo dõi con sông Danube và tung những hạm đội của mình vào khắp vùng sôn.

    Đến đâu cũng mạo hiểm, song người hoa tiêu đã cố tránh xa những tàu Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí điều đó có thể bị đe dọa sẽ phải chạm trán với phía Rumani; Latco cũng hy vọng rằng ngài Yêge sẽ có thể che chở được cho anh, như trước đây ở Orsova.

    Song không có một biến cố nào xảy đến phải nhờ vào quyền lực của người hành khách một lần nữa; đoạn sau cùng của cuộc hành trình đã trôi đi trong yên bình, và ngày 10 tháng 10, khoảng 4g giờ, con thuyền cũng cặp bến được ở thành phố Rusuco khuất dạng lờ mờ bên bờ trái. Người hoa tiêu thả thuyền giữa sông, và đây là lần đầu tiên an đã ngưng tay chèo sau nhiều ngày quần quật khua mái chèo. Anh thả neo.

    - Có chuyện gì thế? - Caclo Dragoso ngạc nhiên hỏi.

    - Tôi đã đến nơi - Xecgay Latco đáp ngắn gọn.

    - Đã đến nơi? Nhưng nào đến Biển Đen đâu?

    - Tôi đã nói dối ngài, thưa ngài Yêge - Xecgay Latco không giấu diếm - Tôi không bao giờ có ý định ra đến Biển Đen.

    - Ối cha ôi! - Nhà thám tử buộc miệng, càng lúc càng chú ý hơn.

    - Đúng thế đấy. Tôi đã lên đường với ý nghĩ là sẽ phải dừng thuyền ở Rusuco. Chúng ta đã đến.

    - Rusuco đâu nào?

    - Đằng kia - người hoa tiêu đáp, vừa tỏ những căn nhà nằm trong thành phố xa xa.

    - Nếu thế, tại sao chúng ta không chèo thuyền đến đó?

    - Tại vì tôi cần phải chờ đêm xuống. Tôi sẽ bị phát hiện, sẽ bị theo dõi. Mạo hiểm đi ban ngày, tôi sẽ bị bắt ngay từ lúc đặt chân vào thành phố.

    Điều này thật đáng chú ý. Lẽ nào nó sẽ biện họ cho những nghi ngờ tiên khởi của Caclo Dragoso?

    - Cũng như ở Zemlin - nhà thám tử nhỏ giọng.

    - Cũng như ở Zemlin - Xecgay Latco điềm nhiên nói theo - nhưng do những nguyên nhân khác. Tôi là người lương thiện, ngài Yêge ạ.

    - Tôi không nghi ngờ điều ấy đâu anh Bruso, cho dù là những nguyên nhân khiến anh sợ bị bắt sẽ hiếm khi nào gợi nên mối đồng cảm của những người bình thường.

    - Những nguyên nhân của tôi khớp đúng như thế đó, thưa ngài Yêge - Xecgay Latco lạnh lùng dằn câu - Xin lỗi là tôi không thể tiết lộ chúng ra được. Tôi đã thề phải giữ bí mật và tôi sẽ giữ bí mật.

    Caclo Dragoso khoát tay tỏ vẻ càng lạnh lùng hơn. Người hoa tiêu nói tiếp:

    - Thưa ngài Yêge, tôi hiểu rằng ngài không muốn can dự vào chuyện riêng của tôi. Nếu ngài muốn, tôi sẽ đưa ngài sang lãnh thổ Rumani, ở đó ngài sẽ tránh đươc những nguy hiểm mà tôi đang bị đe dọa.

    - Anh định lưu lại Rumani bao lâu? - Thay vì trả lời, Caclo Dragoso hỏi.

    - Chưa biết được - Xecgay Latco đáp - Nếu mọi việc trôi lọt, như ý tôi mong muốn, tôi sẽ quay lại thuyền trước khi trời sáng, và lúc đó tôi quay lại không phải một mình. Còn nếu có chuyện gì xảy ra, chưa biết tôi phải làm sao nữa.

    - Tôi sẽ đi theo anh đến cùng - Caclo Dragoso đáp ngay.

    - Cái đó tùy ngài - Xecgay Latco thốt và không nói gì thêm nữa.

    Đêm vừa xuống, anh vội cầm chèo và cặp bờ sông Bungari. Trời đã tối hẳn khi anh thả neo không xa thành phố lắm. Vô cùng thiết tha với mục đích của mình, Xecgay Latco đã hành động như người bị thôi miên. Bị tối mắt trước vùng xung quanh, anh không thấy người bạn đường của mình đã biến mất vào khoang thuyền như thế nào khi thuyền cặp bến. Đối với anh chỉ tồn tại một ước mong duy nhất. Và với ước mong ấy, mặc dù giữa đêm đen tối mù, căn nhà cũng vẫn ngập ánh nắng và nàng Natcha có mặt trong căn nhà ấy!... Ngoài Natcha ra, anh thấy dưới bầu trời này không còn cái gì cả.

    Mũi thuyền vừa chạm bờ, anh đã vội nhảy lên mặt đất, cột thuyền, rồi quay đi bằng những bước sải.

    Caclo Dragoso liền bước khỏi khoang. Ông không để mất thời gian. Ai có thể nhận biết được ngài cảnh sát cương nghị và đàng hoàng trong con người chậm chạp này, với dáng đi nặng nề sau khi đã cải trang thật kéo thành một nông dân Hungaru.

    Nhà thám tử, đến lượt mình, nhảy lên bờ và đi theo sau người hoa tiêu, lại lên đường săn đuổi.


  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    16

    NGÔI NHÀ BỊ BỎ TRỐNG
    Năm phút sau, Xecgay Latco và Caclo Dragoso đã đến bên những căn nhà. Giai đoạn này, mặc dù là một thành phố thương mãi, nhưng ở Rusuco vẫn chưa có hệ thống đèn đường, và dù cho rất muốn cũng khó mà hiểu thấy được thành phố nằm hỗn loạn trên bờ sông này. Cạnh bến tàu là những nhà kho cũ kỹ nằm chen chúc, chúng được dùng để chưa hàng hay là làm những quán rượu bên lề. Thật tình mà nói, Latco và Dragoso không để ý đến những thứ đó làm gi. Latco đi thoăn thoắt về phía trước, không nhìn ngó cái gì cả, như anh đã bị hút về một tiêu điểm sáng lóng lánh trong đêm đen. Riêng phần Dragoso thì cố không để bị lạc mất người hoa tiêu, thành thử ông cũng không nhận ra được ngay hai người vừa bước ra khỏi một con hẻm mà ông vừa đi ngang.

    Khi hai người đã ra đến mặt đường chạy ra sông, họ chia hướng đi. Một người sang phải, đi xuống hướng sông.

    - Tạm biệt - hắn nói bằng tiếng Bungari.

    - Tạm biệt - người kia đáp lại, rồi rẽ trái đi cùng hướng với Caclo Dragoso.

    Thoáng nghe âm giọng của người đó, nhà thám tử đã giật nảy mình. ông do dự một giây, bất giác chậm bước lại, rồi sau đó ông bỏ Latco sang một bên, dừng lại và đổi hướng.

    Tổng hợp các năng khiếu bẩm sinh rất cần thiết cho nhà thám tử được nuôi dưỡng bằng hoài bão háo danh, không được đúng mãi ở những nấc thang thấp nhất của cầu thang tiến chức. Những phẩm chất quý giá nhất trong muôn vàn phẩm chất mà ôn gta cần phải có: ký ức thính giác và thị giác phải tuyệt hảo.

    Caclo Dragoso có hai phẩm chất quý giá ấy ở mức cao nhất. Những dây thần kinh thị giác và thính giác của ông là những bộ máy ghi thực thụ, và bằng cảm xúc của thị giác và thính giác ông đã không bao giờ quên. Dù có trải qua nhiều năm tháng, ông cũng nhận ra ngay từ giây phút đầu tiên gương mặt mà ông đã thoáng nhìn và giọng nói mà có một lúc nào đó nó đã vang bên tai ông.

    Đây đúng là một trong những giọng nói mà Caclo Dragoso đã từng nghe, và lần ấy đã trôi qua không lâu đến nỗi làm cho ông quên được. Ông đã nghe giọng nói này tại đoạn rừng thưa, dưới chân núi Pilia, và nó sẽ là sợi chỉ hướng đạo mà nhà thám tử đã tìm kiếm từ lâu lắm rồi. Mặc cho những kết luận sáng suốt mà ông đã nhầm vào người đồn ghành của mình thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những điều ức đoán. Trái lại, giọng nói đã cũng cố niềm tin cho ông. Không thể do dự giữa cái "Có thể là" và cái "Chắc chắn là" - đó là lý do buộc nhà thám tử phải gạt Latco sang một bên và lao theo con mồi mới.

    - Xin chào buổi tối, Titsa - Caclo Dragoso nói bằng tiếng Đức, khi người đó đến sát bên ông.

    Người đó đứng lại, cố dò xem khuôn mặt của ông trong bóng tối.

    - Ai đấy? - hắn hỏi.

    - Tôi - Dragoso đáp.

    - "Tôi" là ai?

    - Max Reynold.

    - Tôi không biết cái tên đó.

    - Nhưng một khi tôi đã gọi tên anh, tức là tôi đã biết anh.

    - Hẳn là thế rồi - Titsa đồng ý - ý chừng anh có đôi mắt tốt đếy, anh bạn nhỉ?

    - Ồ, phải nói là đôi mắt của tôi "số một" ấy?

    Cuộc nói chuyện thoáng ngưng lại.

    - Anh muốn gì ở tôi? - Titsa hỏi.

    - Muốn được nói chuyện với anh - Dragoso nói - Với anh hay là với ai khác cũng được. Đó là lý do duy nhất đã khiến tôi đến Rusuco.

    - Vậy tức là anh ở xa đến đây?

    - Đúng vậy. Tôi mới đến hôm nay.

    - Anh đã chọn giờ thật khéo đấy nhỉ? - Titsa nhận xét một cách dí dỏm, có lẽ hắn định ám chỉ cảnh hỗn loạn đang ngự trị trên đất nước Bungari.

    Dragoso ra dấu phớt đời và nói tiếp:

    - Tôi từ Goron đến.

    Titsa im lặng.

    - Anh không biết Goron à? - Dragoso cố hỏi.

    - Không.

    - Ngạc nhiên lắm đấy! Anh đã ở sát bên nó cơ mà!

    - Ở sát? - Titsa nhắc lại - Do đâu anh nói thế?

    - Ấy chết! - Caclo Dragoso vừa cười to, vừa hô lên - Biệt thự Hagenu cũng gần đó mà.

    Titsa giật nảy mình. Hắn thử tháo thân bằng sự phủ nhận táo bạo.

    - Biệt thự Hagenu? - hắn lẩm nhẩm, cố ra giọng giễu cợt- Nói lạ thế, anh bạn! Tôi nào biết biệt thự ấy bao giờ?

    - Đúng thế hả? - Dragoso giễu - Thế nah có biết đoạn rừng thưa ở Pilis không?

    Titsa vội chồm tới bấu tay người đang nói chuyện với mình.

    - Nói khẽ thôi chứ! - hắn nói, vừa cố ghìm xúc động - Anh điên rồi sao àm hét to vậy hả?

    - Ở đây đâu có ai - Dragoso cố cãi lại.

    - Ai biết được? Mà thôi, anh muốn gì nào?

    - Muốn nói chuyện với Latco - Dragoso đáp, và vẫn với một giọng oang oang.

    Titsa càng bấu chặt tay ông hơn nữa.

    - Nhỏ nhỏ thôi! - hắn nói, vừa đảo cặp mắt sợ sệt nhìn chung quanh - Anh đã có lời thề là phải để cảnh sát tóm cổ chúng ta à?

    Caclo Dragoso cười lên hô hố.

    - Ái chà chà - ông nói - Chúng ta sẽ khó lòng thỏa thuận được với nhau, nếu chúng ta cứ câm như hến.

    - Vậy thì đừng nên công kích người ta giữa đêm hôm mà không có lời nói trước - Titsa trầm giọng - Nếu có chuyện gì thì tốt nhất không nên nói ngoài đường ngoài sá.

    - Ai muốn làm vậy đâu? - Dragoso cãi lại - Chúng ta cứ đến chỗ khác vậy.

    - Đến đâu?

    - Đâu cũng được. Đằng kia có cái quán nào không?

    - Cách đây vài bước thì có.

    - Vậy đến đó đi.

    - Được thôi - Titsa đồng ý - hãy đi theo tôi.

    Đi chừng năm mươi thước hai người đã ra đến khu quảng trường nhỏ. Ô cửa sổ lờ mờ hiện ra trong tối ngay trước mặt họ.

    - Đây này - Titsa bảo.

    Họ bước vào gian phòng chính vắng lặng của cái quán khiêm tốn, đồ đạc của quán chỉ hơn chục bàn.

    - Đây tuyệt lắm! - Dragoso buột miệng.

    Chủ quán vội tiếp những vị khách bất ngờ đến.

    - Chúng ta uống gì nào? Tôi đãi đấy - nhà thám tử nói, vừa vỗ tay bồm bộp vào túi áo gile của mình.

    - Cho vài cốc rượu Rakia được không? - Titsa đề nghị.

    - Rồi, cho Rakia! Còn rượu tùng? Anh thích không?

    - Được, cả rượu tùng - Titsa đồn gý.

    Caclo Dragoso quay sang chủ quán đang đợi lệnh.

    - Có nghe thấy không ông bạn già? Mau lên chứ!

    Trong khi chủ quán lăng xăng lít xít, Caclo Dragoso đủ đánh giá được đối thủ của mình bằng một cái nhìn thoáng qua. Ông đã nhanh chóng lường được sức hắn. Vai rộng, cổ ta, trán thấp, mái tóc muối tiêu rậm phủ trước trán, nói tóm lại, một thứ cứng cựa, một súc vật thật sự.

    Khi chai, ly được bày ra, Titsa liền mở màng câu chuyện từ khởi điểm số một.

    - Anh bảo anh biết tôi?

    - Anh không tin điều đó à?

    - Mà anh đã biết chuyện gì ỡ Goron?

    - Tất nhiên chúng ta đã cùng làm việc ở đó.

    - Không thể có chuyện đó được.

    - Chắc chắn đấy.

    - Tôi thật chẳng hiểu gì ráo - Titsa làu bàu, vừa cố nhớ lại một cách vô ích - Chúng tôi cũng chỉ có tám...

    - Xin lỗi - Dragoso cắt ngang - chúng ta có chín người, bởi lẽ có tôi ở đó nữa.

    - Anh có nhúng tay đến đó à? - Titsa hỏi, hắn đã hơi chao đảo.

    - Đúng vậy, ở biệt thự và ở đoạn rừng thưa nữa. Chính tôi đã lái xe ngựa.

    - Với Fogen?

    - Với Fogen.

    Titsa đăm chiêu một thoáng.

    - lam sao có chuyện ấy được - hắn bắt đầu bác lại - Chính Kaidolic đi cùng với Fogen mà?

    - Không đâu, tôi đấy - Dragoso cãi lại, ông vẫn không nao núng - Kaidolic đã ở lại với các anh.

    - Anh tin chắc như vậy?

    - hẳn - Dragoso tuyên bố.

    Hình như Titsa hơi dao động. Tên cướp không được sáng dạ lắm. hắn đã không nhận thấy chính hắn đã nói lên sự tồn tại của Fogen và Kaidolic cho một người có tên là Max Reinold biết, đồng thời hắn lại xem đấy là chứng cớ nói lên rằng người này biết chúng.

    - Một cốc rượu tùng nữa nhá? - Drafoso đề nghị.

    - Sẵn sàng thôi - Titsa đáp.

    Sau khi uống ực một hơi, hắn lại nói lí nhí, hơi tin tin:

    - Lạ đấy. Lần đầu chúng tôi kéo người lạ vào công việc của chúng tôi.

    - Thì cũng có lúc thôi - Caclo Dragoso cãi lại - Tôi sẽ không còn là một người lạ khi tôi được kết nạp vào băng.

    - Băng nào đấy hử?

    - Thôi đừng giả mù sa mưa, vô ích thôi anh bạn ạ. Chuyện ấy đã chuẩn phê rồi nhá.

    - Cái gì đã chuẩn phê?

    - Thì tôi ở trong băng của các anh.

    - Ai đã chuẩn phê?

    - Latco.

    - Nói nhỏ nhỏ thôi cái ông này! - Titsa trầm giọng cắt ngang - Tôi đã cảnh báo với anh rằng chỉ nên giữ kín cái tên ấy cho mình biết thôi.

    (Thiếu trang 263, 264)

    - Coi bộ cậu còn tỉnh táo quá - ông la to - Nào, mừng sức khỏe cậu!

    - Cả cho cậu nữa! - Titsa nhắc lại, vừa làm một hơi cạn cốc.

    Những tin tức mà nhà thám tử thu thập được thật vô cùng phong phú. Ông đã biết băng cướp vùng sông gồm có 8 tên, theo lời Titsa. Mục đích của chiếc sà lan là biển, chắc chắn bọn cướp sẽ mang hàng hóa ra đấy, và căn cứ của chúng cho các chiến dịch là thành phố Rusuco. Hai tuần lễ sau, khi Latco quay lại, tất cả đã sẵn sàng để tóm hắn ngay lập tức, nếu bọn cướp qua lọt được cửa sông Danube.

    Nhưng dầu sao vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Caclo Dragoso nghĩ rằng chí ít ông có thể hiểu biết được một vấn đề trong số nhiều vấn đề, lợi dụng tình trạng đang say của tên thổ phỉ mà ông đang đối mặt này.

    - Tại sao cậu không muốn tớ nói lớn cái tên Latco lúc này chứ? - sau một hồi im lặng, ông hỏi bằng một giọng lãnh đạm.

    Titsa đã say khướt, đưa cặp mắt đục ngầu nhìn người đối thoại của mình, rồi bất ngờ hắn làm một cử chỉ lịch sự và chìa tay ra cho Dragoso:

    - Tớ sẽ nói tất cả cho cậu nghe, nhưng mà cậu là bạn tớ đấy chứ? - hắn lè nhè.

    - Đúng!

    - Anh em?

    - Đúng!

    - Cừ lắm, dũng sĩ!

    - Đúng!

    Titsa dòm chai rượu.

    - Còn chừng một cốc thôi hả?

    - Cỡ đó.

    Thấy tình trạng đối phương, và e người này sẽ ngã ngữa mà ngủ say như chết, nhà thám tử cố làm đổ xuống sàn một phần rượu trong chai. Nhưng điều đó làm cho Titsa phật ý. Hắn nhăn nhó khi biết đã hết rượu.

    - Nữa đi! - hắn nài.

    - Đây! - Caclo Dragoso đồng ý và đẩy cái chai chỉ còn vài giọt rượu tới trước - Nhưng hãy dè chừng, huynh đệ ạ! Chúng ta không nên say!

    - Lo gì tôi - Titsa chộp cái chai và lớn tiếng cãi lại - Tôi tự biết thế nào là được, thế nào là không mà.

    - Chúng ta đã nói rằng Latco... - Dragoso nhắc, vừa thận trọng lái hắn đến mục tiêu chính trên con đường gồ ghề.

    - Latco! - Titsa lặp lại, đầu óc đã lú lẫn.

    - Ừ... Tại sao không được gọi tên anh ấy?

    Titsa cười trong men rượu.

    - Ra là cậu quan tâm! Thế này, ở đây cái tên Latco phải được đọc thành Xtriga. Thế thôi.

    - Xtriga? - Dragoso nhắc lại mà không hiểu gì cả - Sao lại Xtriga?

    - Tại vì người ta gọi như thế... Thì cũng như người ta gọi cậu là... là gì nhỉ?

    - Reinold.

    - À há, Reinold... Ừ! Cậu là Reinold... Anh ấy là Xtriga... Rõ ràng quá!

    - Nhưng ở Goron... - Dragoso cố hỏi.

    - Hừm! - Titsa ngắt lời - Ở Goron là Latco... còn ở Rusuco lại là Xtriga!

    Hắn nháy mắt gian giảo.

    - cậu phải hiểu ra mới đúng là dân nghề chứ.

    Chuyện tội phạm mang tên giả, giấu tên thật để che đậy những hành động xấu xa bỉ ổi là chuyện rất bình thường đối với Caclo Dragoso. Nhưng cái khỏ hiểu ở đây là tại sao hắn mang đúng cái họ Latco được ghi trên tấm ảnh mà ông đã lục thấy trên thuyền người câu cá?

    - Nhưng mà đã có một Latco thật một trăm phần trăm - Dragoso la to một cách sốt ruột.

    - Ối cha ơi! Đây là chuyện lý thú!

    - Mà vậy thì Latco này là ai?

    - Một gã láu cá! - Titsa nói thẳng.

    - Hắn đã sinh sự gì với cậu à?

    - Tôi?... Không bao giờ có chuyện đó.. Hắn sinh sự với Xtriga kìa...

    - hắn đã làm gì Xtriga chứ?

    - Đã cướp ngươi đàn bà của Xtriga... Cô em Natcha tuyệt đẹp!

    Natcha! Tên ghi trên bức ảnh! Dragoso tin rằng mình đã điều tra đúng và ông hết sức lắng nghe Titsa đang tiếp tục tuôn ra một hơi, không đợi nhà thám tử tra vấn tiếp.

    - Sau đó, họ hoàn toàn không là bạn của nhau, hiểu chưa hả? Chính vì thế mà Xtriga đã mượn tên của Latco. Anh ấy đáo để lắm. Anh Xtriga này!

    - Dầu sao tớ cũng không hiểu lý do không được gọi tên Latco? - Dragoso vẫn cứ một mực hỏi.

    - Chẳng qua là vì nguy hiểm - Titsa giải thích - Ở Goron... và ở cả các vùng khác nữa, cậu biết nó có nghĩ là gì... Còn ở đây, Latco là tên của một người hoa tiêu đã nổi dậy chống chính quyền... Hắn đã bày mưu sắp kế, một tên vô công... Mà trên đường phố ở Rusuco thì nhung nhúc bọn Thổ...

    - Chuyện gì đã xảy ra với anh ta? - Dragoso hỏi.

    Titsa khoát tay không biết.

    - Hắn đã mất tích. Xtriga cho là hắn đã chết.

    - Chết à?

    - Mà có lẽ đó là sự thật, vì người đàn bà đã trong tay Xtriga.

    - Người đàn bà nào?

    - Còn nào nào nữa? Natcha Mỹ miều... Ban đầu là cái tên thôi... sau đó là vợ... Cô ta không chịu, ôi con chim câu nhỏ nhắn... Nhưng Xtriga đang giam cô ta trên sà lan.

    Thế là tất cả đã rõ đối với Dragoso. Ông đã bám dài ngày với một người ái quốc sống lưu vong, chớ không phải là sống với tên tội phạm. Sẽ là đau thương buồn xót biết bao đối với một con người bất hạnh đã chịu nhiều truân chuyên nay về lại chỉ gặp căn nhà trống hoác? Phải chạy đến giúp anh ta... Còn riêng băng cướp trên sông Danube thì bây giờ đã không còn là bài toán khó nữa, sẽ dễ dàng tìm thấy chúng và tiêu diệt chúng.

    - Nóng quá! - Dragoso thở ra, giả vờ ay.

    - Nóng quá! - Titsa hùa theo.

    - Cái rượu này... - Dragoso lẩm bẩm.

    Titsa đấm tay lên bàn.

    - cậu yếu quá đấy, cậu em ạ! - hắn mai mỉa - Ta... cậu thấy không... sắp sửa lại...

    - Tớ xin chào thua...

    - Công tử bột... - Titsa chế nhạo - Thôi cũng được, chúng ta sẽ đi, nếu cậu muốn thế.

    Sau khi trả tiền cho chủ quán xong, hai người đi ra khu quảng trường. Sự thay đổi không khí đã không làm cho Titsa dễ chịu. ra ngoài trời mát, cái say của hắn đã gia tăng thấy rõ. Dragoso sợ là mình đã chuốc hắn quá say.

    -Này, này, Latco... - ông lên tiếng và chỉ tay xuống phía dưới.

    - Latco nào?

    - Người hoa tiêu. Anh ta còn sống ở đằng kia không?

    - Không.

    Caclo Dragoso quay sang phía khác của thành phố.

    - Đằng kia hả?

    - Hoàn toàn không.

    - Vậy thì, đằng kia? - Dragoso chỉ ngược về phía trên.

    - Ừ - Titsa nói lầm bầm.

    Nhà thám tử lôi tên đạo tặc đi. Người đó loạng choạng đi theo, vừa nói lí nhí lằng nhằng gì đó chẳng ra đầu ra đuôi. Sau năm phút đi bộ, hắn bất ngờ dừng lại, ráng sức tỉnh trí.

    - Xtriga sao lại nói hắn chết vậy cà - hắn ấp a ấp úng.

    - Sao hả?

    - Hắn chưa chết, bởi vì nhà hắn đang có ai.

    Và Titsa trỏ ánh đèn sáng lung linh đằng xa hắt bóng cửa sổ xuống mặt đường. Dragoiso vội đến cái cửa sổ. Ông và Titsa dòm vào trong nhà qua những khe hở của tấm bịt cửa.

    Họ thấy một căn phòng vừa phải được bày biện trang nhã. Tình trạng bừa bộn và xem lớp bụi phủ trên đồ gỗ cũng biết là đã từ lâu không có ai ở đây. Giữa phòng có cái bàn lớn và một người đang tự lự chống tay trên bàn. Những ngón tay bấu chặt mái tóc rối bù - anh ta đang ngập trong những tình cảm rối ren. Những giọt nước mắt to tròn đang lăn trên gò má anh ta.

    Caclo Dragoso đã nhận ra người bạn đồn ghành của mình. Nhưng không chỉ có ông nhận ra.

    - Hắn đấy - Titsa nói nhỏ, cố sức vật lộn với cơn say.

    - Hắn?

    - Latco!

    Titsa vuốt tay lên mặt và hình như hắn đã tỉnh táo được đôi chút.

    - hắn chưa chết, tên đốn mạt!... - Titsa rít qua kẽ răng - Nhưng thế này tốt hơn... Bọn Thổ đã ra giá thật đắt cho bộ da tồi của hắn... Xtriga sẽ thỏa mãn... Đứng yên đây nhá, ông bạn! - hắn quay sang Dragoso và nói - Nếu hắn có chuồn đi thì hãy tóm cổ hắn! Cứ việc tri hô lên nếu thấy cần... còn tôi sẽ đi gọi cảnh sát!

    Không chờ câu trả lời, Titsa tất tả chạy đi. Hắn chạy băng băng... Sự xúc động đã trả lại cho hắn trạng thái cân bằng.

    Chỉ còn lại một mình, Caclo Dragoso bước vào nhà.

    Xecgay Latco không động đậy.

    Caclo Dragoso đặt tay lên vai anh.

    Con người bất hạnh ngẩng đầu lên. Nhưng ý nghĩ của anh sẽ còn ở xa xa đâu đó và đôi mắt thất thần đã cho biết là anh không nhận ra người hành khách của mình.

    Người đó chỉ tốt ra một tiếng:

    - Natcha!...

    Xecgay Latco gật mình. Mắt anh rực lên bắt gặp ánh mắt của Caclo Dragoso.

    - Hãy đi theo tôi - nhà thám tử nói - Và hãy vỗi lên.


  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    17

    BẰNG CÁCH BƠI
    Chiếc thuyền lướt vùn vụt trên mặt nước. Bị say vì cơn giận, đồng thời bị kích động, Xecgay Latco đã khua mái chèo một cách dũng mãnh hơn bao giờ hế. Sau mỗi lần vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, anh chỉ cho phép mình nghỉ ngơi hàng đêm chỉ có vài phút. Anh ngã vật xuống, đi ngay vào giấc ngủ sâu, rồi từ đó chợt trỗi dậy bất thần như một con búp bê máy trong khoảng hai giờ sau đó. lại quần quật, quần quật...

    Là nhân chứng của cuộc truy đuổi bất từ nan này, Caclo Dragoso ngạc nhiên trước một sinh lực dồi dào trời ban. Tuy nhiên, con người sau khi hân hạnh chiêm ngưỡng cảnh tượng ghê hồn này đã thấu hiểu được cái cương nghị từ sự tuyệt vọng đáng sợ nhất.

    Muốn giữ vững tinh thần cho người hoa tiêu, nhà thám tử cố giữ lặng. tất cả những gì phải nói thì đã nói rồi trên hành trình từ Rusuco. Con thuyền đánh cá lướt theo dòng, là Caclo Dragoso đã trình bày tất cả những gì cần thiết. trước hết ông nói tuột tình thế đúng của mình. Sau đó ông vắn tắt giải thích rằng ông đã bước vào cuộc hành trình này nhằm mục đích điều tra băng cướp vùng sông Danube mà thủ lĩnh của nó được thiên hạ lưu truyền rằng có tên là Latco, người ở thành phố Rusuco.

    Người hoa tiêu lắng nghe câu chuyện mà lòng rối bời bời. Đứng trước tình hình này anh sẽ sao đây? Anh chỉ có một ý nghĩ, một mục tiêu, một niềm hy vọng: Natcha!

    (Thiếu 272-273)

    - Có thể nào sà lan ra biển không? - ông hỏi.

    - Có thể lắm chứ. Chuyện đó vẫn xảy ra dù là điều ít thấy.

    - Anh có bao giờ đích thân lái không?

    - Cũng nhiều khi.

    - Chúng được bốc dỡ như thế nào?

    - Điều khiển chúng vào các vịnh hẹp kín của một chi lưu nối với biển hay là tải hàng qua các tàu thủy.

    - Anh nói là một chi lưu nối với biển, thật ra nó có vài chi lưu phải không?

    - Có hai cái chính - Latco đáp - Một cái phía Bắc, ở Kilin, cái khác ở phía Nam, Sulina. Đây là cái quan trọng hơn.

    - Không lầm chứ? - Caclo Dragoso hỏi.

    - Không - người hoa tiêu nói chắc - Ai lẩn tránh, người đó không qua hướng Sulina. Chúng ta sẽ bơi qua nhánh phía Bắc.

    Caclo Dragoso không hoàn toàn thỏa mãn trước những câu trả lời này. Trong khi họ cùng đi trên một hướng, rất có thể bọn cướp sẽ dạt sang hướng khác. Nhưng lúc đó chỉ còn trông vào may rủi, bởi vì không thể nào kiểm soát hết được các chi lưu của con sông nối ra biển.

    Dường như đoán được những ý nghĩ của ông, Latco đã kết thúc sự giải thích của mình một cách rất khẳng định.

    - Ở chi lưu Kilia có một cái vịnh, sà lan có thể núp ở đây để chuyển hàng. Trái lại, ở chi lư Sulian, phải dỡ hàng trong cảng Sulina nằm ven biển. Về phần chi lưu Georgi thì nó khó qua lọt được, mặc dù ở đây rộng hơn các chi lưu khác. Chúng ta sẽ không lầm đâu.

    Sáng ngày 14 tháng 10, ngày thứ tư kể từ sau lần khởi hành từ Rusuco, cuối cùng thì chiếc thuyền đánh cá đã vào được châu thổ sông Danube. Sau khi bỏ chi lưu Sulina phía phải, chiếc thuyền gan góc bơi dọc chi lưu Kilia. Đến trưa thì thuyền đã qua được tâm điểm quan trọng sau cùng - Izmail. Sáng mai họ sẽ trông thấy Biển Đen.

    Đến đây họ có đuổi kịp sà lan của Xtriga hay không? Chưa chắc. Sau khi họ lưu lại dòng sông chính, con sông đã hoàn toàn vắng ngắt. Nhìn mãi chẳng thấy gì. Không dấu một cánh buồm hay một cột khói, Caclo Dragoso lo cuống cuồng.

    Song Xecgay Latco đã không hề tỏ ra lo lắng. Anh cúi rạp người và cố chèo, đẩy chiếc thuyền lao tới trước, đi theo lòng sông nằm giữa hai bờ đầm lầy thấp mà chỉ có kinh nghiệm dày dạn mới dám bơi như thế.

    Sự kiên trì quá độ của anh cần phải được thưởng công xứng đáng. Ngày hôm đó, khoảng năm giờ chiều, đã thấy dạng sà lan đang thả neo phía dưới Kilia khoảng 10km. Xecgay Latco cho dừng thuyền và cầm ống nhòm quan sát sà lan thật kỹ.

    - Chính nó! - Latco hạ ống nhòm và buông giọng trầm đục.

    - Anh tin chắc?

    - Tin chắc. Tôi đã nhận ra Yakub Ogun, người hoa tiêu tài hoa của thành phố Rusuco, tên đồng lõa trung thành của Xtriga và tất nhiên là Ogun đã lái tàu cho hắn.

    - Phải làm gì đây? - Caclo Dragoso hỏi.

    Xetgay Latco không đáp. Anh đang suy nghĩ.

    Nhà thám tử nói tiếp:

    - Phải về lại Kilia thôi. Ở đó chúng ta sẽ được tiếp viện.

    Người hoa tiêu lắc đầu không đồng ý.

    - Quay ngược dòng trở lại Izmail hay là trở lại Kilia thôi, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian. Còn tàu sẽ vượt chúng ta. Vào đến biển chúng ta sẽ không tìm được nó. Không được, chúng ta phải ở lại đây đến đêm. Tôi đã có dự tính. Nếu dự tính của tôi không thành, chúng ta đành phải theo đuôi sà lan ở khoảng cách xa xa và đến khi biết được nơi đỗ của sà lan, chúng ta sẽ tìm sự giúp đỡ ở Sulina.

    Đến tám giờ, khi trời tối hẳn, Xecgay Latco cho thuyền của mình neo cách sà lan khoảng 200m. Anh âm thầm thả neo tại đây. Không nói không rằng gì với Caclo Dragoso sau khi nhìn ông ta một cách ngạc nhiên anh chia tay và nhảy ùm xuống sông.

    Anh rẽ nước bằng cánh tay mạnh mẽ, bơi thẳng đến sà lan đang mờ mờ ảo ảo trong tối. Sau khi tiến sát con tàu đến mức không bị nhận thấy, anh chống chọi lại với dòng nước, bơi quanh con tàu, thắng đến bánh lái và chụp lấy nó. Anh lắng nghe. Hầu như chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ bì bộp vào mạn tàu và một giai điệu vẳng đến taia nh. Có ai đó đang hát khe khẽ phía trên đầu anh. Dùng cả hai tay lẫn hai chân bám chặt mạn tàu trơn lẫy, Xecgay Latco cố sức đứng lên được phần trên của bánh lái và anh đã nhận ra Yakub Ogun.

    Trên tàu hoàn toàn yên tĩnh. Hoàn toàn không có tiếng động nào vẳng ra từ cabin, nơi mà chắc chắn Ivan Xtriga đang có mặt. Năm người trong toán cướp nằm dài trên boong tàu đằng trước và đang khẽ tán chuyện với nhau. Chỉ nghe được loáng thoáng giọng nói của bọn chúng. Yakub Ogun ở một mình đằng lái. Hắn ngồi trên cần tay lái, cả một đống to lớn trên mui tàu, và hắn đang hát một bài ca lãng mạn, vừa ru mình giữa cái yên tĩnh của đêm trường.

    Bất ngờ bài hát bị tắt ngang. Hai cánh tay sắt đã siết quanh cổ họng người "ca sĩ". Hắn ngã ra và nằm không cục cựa. Hắn đã chết rồi à? Thân thể bị mất trí giác của hắn với đôi tay lủng lẳng và đôi chân buông thõng vắt ngang hai phía cần lái hẹp như là tấm giẻ. Xecgay Latco nới lỏng tay, ôm ngang lưng hắn, sau đó anh ép chặt đầu gối vào tay lái, trườn người xuống phía dưới và trở xuống mặt nước một cách yên tĩnh.

    Không ai trên tàu nhận biết được cuộc tấn công. Ivan Xtriga vẫn không bước khỏi buồng tàu. Năm người đằng boong trước vẫn tiếp tục trò chuyện rầm rì.

    Lúc ấy Xecgay Latco đã bơi gần về thuyền mình. Lần bơi trở về này coi bộ vất vả hơn nhiều. Vừa phải cố chống chọi với dòng nước, vừa giữ chặt thân thể của Yakub Ogun. Nếu người này không chết thì cũng là sắp chết. Cái mát lạnh của mặt nước phải làm cho hắn ta hồi tỉnh; nhưng hắn không động đậy. Xecgay latco bắt đầu lo mình đã hành động quá mạnh.

    Chỉ mất khoảng năm phút để bơi từ con thuyền của mình đến chiếc xà lan của Xtriga; trong khi bơi trở về người hoa tiêu phải mất đến hơn nửa giờ. Rất may là anh không bị lạc giữa bóng tối.

    - Giúp tôi một tay nào - anh bảo Caclo Dragoso và bấu tay vào thành thuyền - Tôi kéo thêm một người nữa đây.

    Nhờ sự giúp đỡ của nhà thám tử, Xecgay Latco đẩy Yakub Ogun qua thuyền và trèo vào.

    - Hắn đã chết rồi à? - Người hoa tiêu hỏi.

    Caclo Dragoso nghiêng mình xuống tù binh.

    - Không, hắn còn thở.

    Xecgay Latco thở ra một hơi nhẹ rồi cầm mái chèo, bắt đầu chèo đi ngược dòng.

    - vậy thì hãy trói lại thật chặt để hắn khỏi thoát đi khi tôi giúp ông lên bờ.

    - Vậy là chúng ta phải chia tay nhau à? - Caclo hỏi.

    - Đúng vậy - Xecgay Latco đáp - Khi ông lên bờ xong, tôi sẽ quay lại sà lan và ngày mai tôi sẽ cố lọt lên tàu.

    - Vào ban ngày ư?

    - Vào ban ngày. Tôi đã có kế hoạch, cứ yên tâm, tôi sẽ không bị nguy hiểm gi đâu, ít ra là cũng ngay thời gian đầu tiên. Sau đó, khi chúng tôi đã ra đến biển, thì tình thế sẽ thay đổi, tôi phải công nhận điều này. Nhưng tôi sẽ cậy nhờ ông và thời điểm mà tôi cố gắng dây dưa bằng mọi cách.

    - Nhờ tôi? Nhưng tôi có thể làm được gì nào?

    - Hãy đến cứu.

    - Tôi sẽ làm tất cà vì điều đó - Caclo Dragoso sốt sắng hứa.

    - Tôi tin tưởng vào điều đó, song ông sẽ khó khăn lắm đấy. hãy cố vượt những khó khăn, đó là nhiệm vụ của ông. Đừng quên là sà làn sẽ nhổ neo vào ngày mai, lúc trưa, và nếu như tàu không bị cái gì giữ lại thì nó sẽ ra biển vào khoảng bốn giờ. Đó, ông cứ dự tính thời gian như thế.

    - Tại sao anh không muốn đi cùng tôi? - Caclo Dragoso hỏi. Ông rất lo cho người bạn.

    - tại vì ông có thể bị chậm trễ, điều đó sẽ cho phép Xtriga lợi dụng thời gian mà tẩu mất. Không thể để cho hắn ra biển. Và hắn sẽ không ra được đến biển nếu như ông có đến chậm để giúp tôi bằng lực lượng vũ trang đi nữa. Có điều là trong trường hợp ấy tôi sẽ chết.

    Người hoa tiêu nói bằng giọng mà không ai có thể cãi lại được. Hiểu rằng mình không thể cưỡng anh ta thay đổi quyết định, Caclo Dragoso không nằn nì. Thuyền cặp vào bờ, và Yakib Ogun, vẫn trong trạng thái mê man, được đưa lên bờ.

    Xecgay Latco liền chống thuyền ra và anh mất dạng trong làn sương tối.



  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    18

    NGƯỜI HOA TIÊU TRÊN SÔNG DANUBE
    Khi Xecgay Latco biến mất trong bóng tối, Caclo Dragoso suy nghĩ một chốc xem phải hành động ra sao. Thứ nhất, ngay đầu hôm, tại một nơi hẻo lánh của biên giới Bessarabva, với một thân thể người tù vô tri vô giác mà ông phải canh giữ... Tình thế của ông thật vạn phần gay go. Nhưng sự giúp đỡ không đến nếu ông không đi tìm nó, thế là ông phải quyết định. Thời gian không chờ đợi. Một giờ hay có thể là một phút cũng khá đủ để quyết định cho số phận của Xecgay Latco. Sau khi bỏ lại Yakub Ogun, vẫn ở trong tình trạng mê man, song đã bị trói chặt, do thế người này sẽ không thể bỏ chạy được hay cho dù là chợt tỉnh được. Caclo Dragoso lẹ làng đi lên hướng trên con sông Danube.

    Sau nửa giờ đi bộ trên địa phận hoang vắng, ông bắt đầu thấy lo sợ là mình chắc phải đi đến Kilia thì ông thoáng nhận ra một căn nhà nằm trên bờ sông.

    Để buộc người ta phải mở cánh cổng thực ra là một nông trại khá giàu có này là một việc chẳng lấy gì làm dễ dàng. Vào giờ giấc đêm hôm như thế này, mà lại một nơi hoang vắng, người dân phải nghi ngờ là chuyện đương nhiên có thể tha thứ được, bởi lẽ người nông dân miệt này đã nói bằng thứ ngôn ngữ mà ngay cả một người thành thạo các thứ tiếng như ông cũng thấy khó mà hiểu được. Biết cách pha lẫn thật tài tình giữa các thứ tiếng Đức, Nga và Rumani, Caclo Dragoso chiến thắng được lòng tin của chủ nhà và ông hết giữ giữ để sau cùng cánh cửa phải mở ra.

    Lọt được vào nhà, Dragoso lại được thẩm vấn theo đúng thể thức; song ông đã thắng được vẻ vang, vì khoảng hai giờ sau đó, tính từ lúc lên bờ, Yakub Ogun đã được chuyển lên xe bò.

    Người tù vẫn chưa tỉnh. Hắn không tỏ ra một dấu hiệu nào của sự sống khi mà người ta nâng hắn khỏi thảm cỏ ven bờ sông chuyển lên xa và đi ngay đến Kilia. Phải đi bộ đến nông trại, mà đường thì xa, dù chẳng được tốt, nhưng có thể thúc ngựa đi nhanh được.

    Sau cuộc phiêu lưu này, Calo Dragoso đến được Kilia thì đã quá nửa đêm. Cả thành phố đang say ngủ, không dễ gì tìm thấy cảnh sát trưởng vùng này. Nhưng Dragoso làm được điều đó. Ông cho đánh thức người cảnh sát cao cấp này và người đó, không quá giận dữ, đã sẵn lòng phục tùng mệnh lệnh của Dragoso.

    Nhà thám tử thừa cơ hội liền cho Yakub Ogun vào một chỗ đáng tin cậy. Tới đây thì hắn mới tỉnh lại. Được rảnh tay, Dragoso đã có thể tiến hành bắt giam bọn cướp và cứu vớt Xecgay Latco - vấn đề mà ông lo hơn hết.

    Ngay từ bước đầu tiên, ông đã đụng phải những khó khăn to lớn. Không tìm được một con tàu thủy nào ở Kilia; mặt khác, cảnh sát trưởng khăng khăng từ chối việc cửa người của mình ra sông. Chi lưu Danube này nằm giữa sự kiểm soát của hai bên: Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ. Một khó khăn nảy sinh: cảnh sát Rumani có nguy cơ bị Thổ phản đối và bị đe dọa chiến tranh. Nếu cảnh sát Rumani có thể lật được các trang sách tư pháp thì ông ta sẽ đọc thấy được torng đó ghi rằng cuộc chiến tranh này đã có từ đầu thế kỷ, chắc chắn phải bùng nổ sau vài tháng, và có thể nói là rất đáng sợ. Nhưng cứ mặc cho tương lai, ông ta run rẩy khi nghĩ đến chuyện mình phải xen vào mối xung đột ngoại giao và ông đã buông a một câu nói khôn ngoan: "Đó không là việc của tôi". Đây là câu nói ở cửa miệng của cảnh sát trên đời.

    Cái lớn lao nhất mà ông ta đã quyết định là khuyên Caclo Dragoso hãy đến Sulina và ông ta đã chỉ người có thể đưa Dragoso đi trên đoạn đường vất vả khoảng 50km, dọc châu thổ sông Danube.

    Đánh thức người đó, nói chuyện để hắn thắng xe, bơi qua bờ phải - tất cả những điều ấy đòi hỏi nhiều thời gian. Lúc ấy khoảng 3g sáng, nhà thám tử cho ngựa đi nước kiệu thong thả. Đây là con ngựa có sức làm việc tốt, tuy rằng bề ngoài trông nó rất còm cõi - một điều thật may mắn.

    Cảnh sát trưởng Kilia đã thông bao trước về những khó khăn khi đi qua vùng châu thổ. Đi theo con đường đầm lầy mà chốc chốc bị phủ bởi một tầng nước khoảng vài phân, chiếc xe ngựa dịch bước rất gian nan. Người xà ích không có kinh nghiệm rất dễ bị lạc giữa đoạn đồng trống trải không thấy đường sá này. Xe đi không được nhanh, mà cứ từng lúc phải dừng lại cho con ngựa già đã kiệt sức nghỉ ngơi. Đến giữa trưa, Caclo Dragoso mới đến được Sulina. Thời hạn mà Xecgay Latco ấn định sẽ qua mất trong vài giờ! Không để phí thời gian cho việc ăn uống, Dragoso chạy bổ đi tìm chính quyền địa phương ngay.

    Theo công ước Beclin sau này, Sulina nhập vào Rumani, song trong giai đoạn này nó là thành phố của Thổ, quan hệ giữa Porta tối cao và các láng giềng phương Tây trong thời gian này đang rất căng thẳng, thế nên Caclo Dragoso, một công dân Hungari, không thể trông mong mình sẽ được ưu ái mặc dù rằng ông đã bảo vệ cho lợi ích chung. Vì vậy ông đã không ngạc nhiên khi chính quyền địa phương đã tỏ ra khá uể oải với ông.

    Cảnh sát Sulina tuyên bố không có tàu để phục vụ theo lệnh của Dragoso. Ông phải cậy nhờ đến cano của thuế quan mà bộ phận này có trách nhiệm phải giúp đỡ, bởi lẽ có thể xem băng cướp này là bọn buôn lậu cũng được lắm. Rất đáng tiếc là chiếc cano - con tàu thủy có tốc độ khá nhanh - vừa mới đi. Nó chạy theo hành trình nhất định ở trên biển, nhưng có thể nói là không xa bờ lắm. Caclo Dragoso chỉ còn một cách thuê chiếc thuyền đánh cá và khi họ ra biển được thì chắc chắn sẽ tìm thấy cano.

    Chán nản vì sự bất lực của mình, nhà thám tử quyết định làm theo lời khuyên này. Đến mười hai giờ rưỡi trưa thì hiếc thuyến đánh cá giương buồm và lên đường tìm chiếc cano. Chỉ còn không hơn 150 phút để đến cứu giúp Xecgay latco.

    Khi Caclo Dragoso đang quẩn quanh với những rủi ro của mình, thì người hoa tiêu đa tiến hành kế hoạch một cách kiên trì.

    Suốt cả buổi sáng , anh đã hết sức thận trọng giấu mình cùng với chiếc thuyền trong các đám lau sậy ven bờ để nhận rõ là chiếc tàu lớn chưa lên đường. Mục đích đầu tiên mà Latco đặt ra cho mình là phải cai quản được Yukub Ogun, mặc dù hành động hơi thô lỗ, sog chẳng còn cách nào để mà lựa chọn nữa. Như anh đã tiên đoán, Xtriga không dám lên đường khi vắng mặt người hoa tiêu, vì như thế rất nguy hiểm. Những bãi cát có mặt ở khắp nơi cung đường với những ai không nắm vững được chúng bằng chuyên môn của mình. Một điều đáng lo là bọn cướp không rõ nguyên nhân sự mất tích của người hoa tiêu của mình, chúng sẽ thu dụng ngay bất kỳ người hoa tiêu nào khi gặp được để thay vào chỗ người cũ. Nhưng ở chi lưu Kilia không có nhiều hoa tiêu, và cho đến 11g trưa, mặt nước sông vẫn hoàn toàn vắng lặng, nếu không kể đến chiếc sà lan đang neo đậu bất động kia và chiếc thuyền đang ẩn núp. Chỉ đến lúc 11g, từ phía biển ló ra hai con tàu. Xecgay dùng ống nhòm nhận ra một trong hai con tàu có hao tiêu. Lúc này Ivan Xtriga có thể được giup đỡ, một sự giúp đỡ mà có lẽ hắn đã chờ đợi sốt ruôt. Đã đến lúc phải hành động.

    Latco cho thuyền mình ra khỏi bãi lau sậy và tiến đến sát con tàu.

    - Ê, có ai trên tàu? - Latco thét lớn.

    - Ê! - Có giọng đáp lại.

    Một người ló ra từ trên buồng lái. Đấy là Ivan Xtriga.

    Tim Xecgay Latco nghẹn lên vì giận khi anh nhìn thấy kẻ thù không đội trời chung của mình, tên hèn hạ đã cầm từ Natcha suốt mấy tháng trên tàu của hắn!

    Nhưng Latco đã chuẩn bị từ lâu cho cuộc gặp gỡ này. Anh nén giận và bình tĩnh hỏi:

    - Anh có cần hoa tiêu không?

    Thay vì đáp lời, Ivan Xtriga lấy tay che mắt và bắt đầu quan sát. Thật tình mà nói, chỉ nhìn một cái là đủ để nhận xét người mới đến. Nhưng người đang đứng trước mắt hắn là chồng của Natcha, điều này làm hắn lấy làm lạ và thậm chí còn bất ngờ đến nỗi không dám tin vào mắt mình.

    - Có phải anh là Xecgay Latco ở Rusuko? - đến lượt hắn hỏi.

    - Đúng, tôi đây! - người hoa tiêu đáp.

    - Anh có nhận ra tôi không?

    - Có mù mới không nhận ra! Tôi biết anh quá mà, anh Ivan Xtriga! - Xecgay Latco nói lại.

    - Anh muốn làm việc cho tôi à?

    - Dĩ nhiên. Tôi là hoa tiêu - Latco lạnh lùng nói.

    Xtriga do dự trong một thoáng. Người mà hắn căm thù nhất trên đời đang tự nguyện nộp mình cho hắn. Đây là điều tuyệt thú! Nhưng hắn ta có âm mưu gì không đây, người hoa tiêu này? Nhưng một chọi lại có một toán người thì có gì phải sợ? Một khi hắn ta có cái ý ngu ngốc này thì cứ để hắn ta lái tàu ra biển. Ra được đến biển rồi thì, xin lỗi!...

    - Hãy ghé thuyền vào - tên cướp quyết định và đôi môi của hắn cong cong thành cái cười nham hiểm. Song Xecgay Latco đã thấy rõ điều đó.

    Không để hắn phải mới lân thứ hai, Latco cho thuyền mình cặp sát tàu, rồi nhảy lên boong. Xtriga đang đứng trước mặt anh.

    - Xin cho phép mình tỏ sự ngạc nhiên khi gặp anh tại cửa sông Danube này - Xtriga lên tiếng.

    Người hoa tiêu im lặng.

    - Chúng tôi tưởng anh chết rồi, sau khi chúng tôi bắn anh tại Rusuco. - Xtriga nói tiếp.

    Lời bóng gió xa xôi này vẫn thất bại như lần trước.

    - Nhưng mà anh đã gặp chuyện gì thế? - Xtriga vẫn tiếp tục nói một cách xấc lao.

    - Tôi không từ giã bờ biển - cuối cùng Latco đáp.

    - Xa cách Rusuco quá! - Xtriga hô lên.

    Xecgay Latco chau mày. Câu chất vấn này đã làm cho anh run người. Nhưng, anh vẫn cố nén giận và từ tốn giải thích.

    - Thời gian rối loạn không tốt cho việc làm ăn.

    Xtriga nhìn anh có vẻ mai mỉa.

    - Người ta vẫn còn gọi anh là nhà ái quốc đấy - hắn la to, giọng châm biếm.

    - Tôi không làm chính trị nữa - Xecgay Latco đáp, giọng khô khốc.

    Lúc ấy cái nhìn của Xtriga đã hướng đến chiếc thuyền nhỏ đang đúng xa mũi tàu vì nước cuốn. Hắn run bắn lên. Không thể nào lầm được. Đây đúng là chiếc thuyền mà hắn đã sử dụng suốt tuần lễ và là chiếc thuyền mà hắn đã trông thấy nó được neo tại bờ Zemlin. Như vậy tức là Xecgay Latco đang nói dối: hắn ta vẫn luôn luôn co mặt ở vùng châu thổ sông Danube?

    - Kể từ khi anh rời khỏi Rusuco, anh vẫn luôn ở tại vùng này à? - Xtriga hỏi lại, vừa đưa mắt nhìn người hoa tiêu.

    - Đúng vậy - Xecgay Latco đáp.

    - Anh đáng làm cho tôi ngac nhiên đấy - Xtriga thốt lên.

    - Tại sao chứ? Chẳng lẽ anh đã gặp tôi ở một nơi khác?

    - Gặp anh à? Không đâu. Nhưng chiếc thuyền này... Nhưng chiếc thuyền này... Tôi sẵn sáng thề là tôi đã gặp nó tại vùng thượng trên con sông này.

    - Có thể lắm - Xecgay Latco đáp một cách dửng dưng - Tôi đã mua nó cách đây ba ngày của một người và người đó bảo là anh ta đã bơi đến từ Viên.

    - Anh ta thế nào? - Xtriga hỏi dồn ngay. Hắn nghi ngờ đó chính là Caclo Dragoso.

    - Tóc đen, mang kính đen.

    - A ha! - Xtriga đăm chiêu.

    Những câu trả lời của người hoa tiêu chắc có lẽ đã khiến hắn do dự. Hắn không biết bây giờ phải suy nghĩ làm sao. Nhưng một thoáng sau hắn đã điềm tĩnh. Tất cả những việc này có ăn nhập gì tới hắn? Dù cho Xecgay Latco có nói thật hay nói dối thì hắn cũng đang ở trong tay ta! Thằng ngốc đã bò vào vuốt sói! Hắn ta sẽ không sống sót rời tàu được đâu! Xtriga đã bỏ ra nhiều tháng đằng đẵng để nói dối, để thuyết phục Natcha rằng nàng đã là quả phụ. Chỉ cần vừa ló ra đến biển, thì lời nói dối của hắn sẽ thành hiện thực mà thôi!

    - Lên đường thôi! - hắn chấm dứt những ý nghi của mình.

    - Đến trưa đã - Xecgay Latco điềm tĩnh đáp và anh lấy lương thực từ trong túi đang cầm trên tay chuẩn bị ăn sáng.

    Tên cướp biển ra điều sốt ruột. Xecgay Latco giả vờ không trông thấy gì.

    - Tôi phải báo trước cho anh rằng tôi định ra đến biển trước đêm đấy - Xtriga nói.

    - Vậy thôi - người hoa tiêu đáp và không tỏ ra một chút ý nguyện nào muốn thay đổi hành vi của mình.

    Xtriga đi ra mũi tàu. Căn cứ theo nét mặt đăm chiêu của tên cướp thì hắn vẫn đang lo lắng. Chuyện người chồng xin làm việc cho chiếc tàu nơi người vợ của anh ta đang bị giam giữ là một sự trùng hợp không lạ thường lắm. Vậy một khi mà Xecgay Latco có mặt một mình trên tàu chống lại sáu người, thì Xtriga sẽ hành động khôn ngoan nếu hắn không tiếp tục truy hỏi nữa. Song Xtriga đã uổng công trấn an mình bằng những phán đoán đáng tin như thế. Hắn muốn biết là Xecgay Latco có hay tin về sự biến mất của Natcha hay không. Và cái điều tò mò này đã khiến hắn khó chịu. Hắn phải hỏi thôi.

    - Anh có nhận được tin tức gì từ Rusucoi kể từ khi anh bỏ đi hay không? - Xtriga quay sang người hoa tiêu lúc này đang ăn sáng thản nhiên.

    - Không - người này đáp.

    - Sự im lặng ấy đã không làm cho anh ngạc nhiên à?

    - Tại sao nó phải làm cho tôi ngạc nhiên? - Xecgay Latco vừa hỏi, vừa nhìn Xtriga chăm chằm.

    Dù có gan góc đến mấy, tên cướp cũng vẫn phải bối rối trước cái nhìn này.

    - Tôi nghĩ là anh đã để vợ lại đó - hắn tiếp.

    - Còn tôi nghĩ là chúng ta có thể nói chuyện với nhau về bất cứ đề tài gì, ngoài đề tài này - latco lạnh lùng đáp.

    Xtriga nhịn, không để ý đến chuyện đó nữa.

    Quá trưa được vài phút thì người hoa tiêu cho lệnh nhổ neo, sau đó giương buồm và anh bắt đầu lái tàu. Ngay lúc đó, Xtriga đến bên anh.

    - Tôi thấy cần báo trước với anh là sà lan cần độ sâu dưới nước.

    - Nó chỉ mang đồ dằn, cần hai foot là đủ - Xecgay latco cãi lại.

    - Nó cần sáu, bảy foot - Xtriga tuyên bố.

    - Bảy foot! - người hoa tiêu la lên. Đây là tiếng la thành thật.

    Do thế mà cho đến lúc này băng cướp đường sông Danube vẫn thoát được bất cứ cuộc điều tra nào của cảnh sát! Con tàu của băng cướp là cả một sự dối trá khôn ngoan. Cái thấy được trên mặt nước chỉ là dáng ngoài giả tạo. Con tàu thật ờ ngầm dưới nước, và hàng cướp bóc được giữ trong con tàu bí mật ấy. Như Xecgay Latco đã biết theo kinh nghiệm, con tàu bí mật ấy có thể được biến thành nhà tù không có lối ra.

    - Bảy foot! - Xtriga đáp lại tiếng của người hoa tiêu.

    - Được thôi - Latco trả lời mà không có nhận xét gì.

    Ngay từ những phút đầu tiên sau khi tàu nhổ neo, Xtriga vẫn luôn cảnh giác theo dõi. Nhưng hành động của Xecgay Latco đã làm hắn yên tâm. CỐ gắng hoan thành nhiệm vụ của mình, có lẽ người hoa tiêu không nuôi ý định thù địch và anh ta đã tỏ ra thái độ phục vụ hết lòng. Dưới sự điều khiển của Latco, con tàu ngoan ngoãn di chuyển giữa những bãi cát ngầm và luồn lách một cách hết sức chính xác.

    Lần hồi nguy hiểm đã qua. Con tàu bơi đi một cách an toàn. Chẳng còn bao lâu nữa sẽ ra đến biển.

    Ra đến khúc quanh cuối cùng của con sông là đã bốn giờ và bầu trời với mặt biển hòa nhập lại thành đường chân trời.

    Xtriga quay sang người hoa tiêu.

    - Hình như chúng ta đã đến rồi hả? Đã đến lúc có thể chuyển công việc điều khiển tàu cho người cầm lái bình thường hay chưa?

    - Chưa đâu - Xecgay Latco đáp - Cái khó khăn lớn nhất hãy còn ở phía trước.

    Vừa khi ra đến cửa sông, quang cảnh bao la càng rộng mở hơn trước mắt. Họ đang có mặt tại phần đỉnh linh động của hình tam giác mà một phía của nó đang dần mở ra. Xtriga nhìn chằm chằm ra biển. Bất chợt hắn cầm ống nhòm, nhìn về phía con tàu thủy nhỏ có tải trọng khoảng bốn, năm trăm tấn đang đi vòng mũi phía Bắc và sau một hồi quan sát ngắn hắn ra lệnh kéo cờ tàu lên cột buồm. Chiếc tàu thủy cũng kéo cờ đáp lại, rồi quành sang hướng phải, bắt đâu tiến sát đến vùng cửa sông.

    Vào lúc ấy, Xecgay Latco bẻ quặt tay lái sang trái, con tàu bật nhanh sang phải, rẽ dòng chếch chếch theo hướng Đông-Nam, dường như là để cập sang bờ phải.

    Xtriga hết sức sửng sốt nhìn người hoa tiêu, nhưng hắn đã yên tâm khi thấy sự bất động của anh. Chắc rằng bãi cát ở đáy bắt con tàu phải đi theo hướng ngoặt như thế?

    Xtriga đã không lầm. Đúng là bãi cát ngầm ở dưới sông, nhưng Xecgay Latco không hướng tàu ra biển mà lái nó lao thẳng đến bãi cát ấy bằng cánh tay cứng rắn.

    Bất thình lình có một tiếng rắc kinh khủng vang lên. Chiếc sà lan bắt đầu lắc lư mạnh. Bị sốc dữ dội nên cột buồm bị gãy ngang chân và cánh buồm trượt xuống, chụp lên những người đang có mặt trước tàu. Chiếc sà lan vướng vào bãi cát ngầm, đứng ì ra.

    Xtriga nhìn san Xecgay Latco. Người hoa tiêu hình như không bị xúc động trước biến cố. Anh bỏ tay lái, đứng đút tay vô túi áo ngoài và lườm lườm nhìn địch thủ, chờ đợi diễn biến tiếp theo.

    - Đố súc sinh! - Xtriga rống lên, vừa huơ súng vừa lao đến mũi tàu.

    Hắn bắt đầu bắn khi khỏang cách giữa hai người chỉ còn khoảng ba bước.

    Xecgay Latco cúi gập người. Viên đạn bay qua đầu anh. Anh liền vươn ngay người dậy và phóng đến kẻ thù, cắm phậm con dao vào tim hắn. Xtriga ngã ngữa ra thành một đống thịt bất động.

    Sự việc xảy ra nhanh đến mức năm tên trong toán cướp đang vất vả trong những nếp gấp của tấm vải buồm không có thời gian để can thiệp. Nhưng khi nhìn thấy thủ lĩnh ngã xuống, chúng đã thét lên.

    Xecgay Latco lao qua cánh buồm để tiến đến bọn chúng. Bọn cướp đang đứng lóng ngóng ở phần cánh buồm hạ.

    - Lui lại! - Latco thét lên, hai tay anh cầm hai khẩu súng lục, trong đó có một khẩu của Xtriga.

    Chúng dừng lại. Chúng không có vũ khí, muốn có vũ khí, chúng phải băng qua làn đạn để lao vào buồng tàu.

    - Một lời thôi nhé, các cậu - Xecgay Latco lên tiếng và vẫn ra dáng đe dọa - Tôi có 11 viên đạn. Số này quá dư để đốn ngã từng người một. Tôi cảnh cáo các cậu là tôi sẽ bắn nếu các cậu không chịu lui ngay về mũi tàu.

    Toán cướp do dự bàn bạc với nhau, Xecgay Latco hiểu rằng nếu bọn chúng xông cả vào một lượt, tât nhiên anh sẽ hạ được vài tên, nhưng những tên còn lại sẽ giết anh.

    - Chú ý! Tôi sẽ đếm đến ba! - anh tuyên bố và không để chúng có thời gian bình tĩnh trở lại - Một!

    Toán cướp vẫn đứng yên.

    - Hai! - người hoa tiêu hô ta.

    Có một sự chuyển động nào đó trong nhóm cướp. Có ba tên sẵng sàng tấn công, còn hai tên thì định lùi lại.

    - Ba! - Latco hô to và lẫy cò.

    Một tên trúng đạn ngay vai, té xuống. Những tên khác bỏ chạy.

    Xecgay latco vẫn giữ đúng tư thế quan át của mình và anh liếc nhanh sang phía chiếc tàu thủy đã đáp lại dấu hiệu của Xtriga. Nó cách nơi tàu anh đang có mặt gần một dặm. Khi chiếc tàu thủy ấy cặp sát được vào tàu của Xtriga, khi toán cướp tụ tập lại thì anh sẽ gay go và tình thế thật là nguy ngập.

    Chiếc tàu thủy càng lúc càng tiến gần hơn. Chiếc tàu còn cách khoảg ba cabentop (185,2m) thì nó lặng lẽ ngoặt sang phải, vẽ thành một vòng cua lớn và quay ra biển. Cái mánh khóe ấy có ý nghĩa gì cơ chứ?

    Anh chờ đợi mà trống ngực đập dồn. Vài phút trôi qua và một chiếc tàu khác ló ra từ phía sau mũi phía Nam. Ống khói tàu phun lên từng đám khói đen. Con tàu này nhắm hướng tàu của Xtriga và lao thật nhanh đến nỗi Xecgay Latco đã nhìn thấy một người trên mũi cano. Đó là bạn của anh, ngài Yêge, ông ta cũng là thám tử Caclo Dragoso.

    Xecgay Latco đã được cứu thoát.

    Một chập sau, cảnh sát ùa lên tàu của Xtriga; bọn cướp quy hàng và không có sự phản kháng nào.

    Lúc ấy Xecgay Latco phóng ngay vào khoang tàu. Anh xem xét từng căn buồng một. Một căn buồng bị đón chặt cửa. Anh dùng vai húc thật mạnh và đứng sững tại ngưỡng cửa vì vui mừng.

    Natcha lại được giành lại, nàng đưa hai tay về phía anh.


  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    PHẦN KẾT
    Vụ án xử băng cướp vùng sông Danube đã diễn ra lặng lẽ trong cơn giông chiến tranh Nga-Thổ. Những tên phỉ, kể cả Titas, đã bị tóm gọn ở Rusuco và bị xử treo cổ.

    Vụ xét xử đã tỏ rõ cho những nhân vật chính những điều mà họ còn chưa hiểu được. Xecgay Latco đã biết được anh đã bị ngộ nhận và bị giam trên tàu của bọn cướp thế cho Caclo Dragoso như thế nào và anh cũng biết được chuyện Xtriga đọc báo biết tin ủy ban điều tra được cử đến Xanen, cho nên hắn đã mò đến căn nhà của người câu cá Ilya Bruso để trả lời các câu hỏi của cảnh sát ở Goron.

    Latco cũng biết rằng Natcha sau khi bị bọn cướp vùng sông Danube bắt giữ, nàng đã chống lại những đòi hỏi của Xtriga, đồng thời tên phỉ này vì tin rằng mình đã giết được kẻ địch rồi, cho nên hắn cố thuyết phục Natcha tin nàng đã là góa phụ. Vào một đêm, để những lời lẽ của mình có thuyết phục hơn, Xtriga đã cho Natcha nhìn thấy bức ảnh của chính nàng mà hắn đã cướp được từ trận giao chiến đẫm máu cới chủ nhân của nó. Tiếng thét đã bật ra mà kẻ đào tẩu đã nghe được giữa cái yên tịnh của trời đêm, chính là của Natcha khi nhận ra tấm ảnh của mình.

    Nhưng đó là câu chuyện xưa, Xecgay Latco đã không còn nhớ đến những ngày nặng nề u tối ấy kể từ khi anh tìm được natcha yêu thương của mình và có được hạnh phúc.

    Thoạt đầu, đôi uyên ương không thể quay ngay về nước Bungari sau những biến cố đã kể, mà họ phải lưu lại thành phố Lurjevo của Rumani. Họ sống ở đó và đến tháng năm năm sau, Nga hoàng tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Xecgay Latco là một người trong số những người đầu tiên gia nhập đội quân Nga và anh đã hết lòng phục vụ cho mục đích cao cả trong cuộc chiến.

    Chiến tranh kết thúc. Cuối cùng, đất nước Bungari đã được tự do, Xecgay Latco và Natcha trở lại thành phố Rusuco, trở lại ngôi nhà ruột rà của mình, và Latco lại trở lại làm người hoa tiêu. Bây giờ họ vẫn sống ở đó, hạnh phúc và được kính trọng.

    Caclo Dragoso trở thành bạn của họ. Lâu lâu ông ta xuôi dòng Danube, ít nhất là cũng một năm một dịp để ghé thăm Rusuco. Bây giờ đã có những con đường sắt và mạng lưới đường sắt ngày càng được mở rộng, cho phép nhà thám tử rút ngắn thời gian trong các chuyến đi của mình.

    Natcha ban cho ngườ hoa tiêu ba đứa con trai và bây giờ chúng đã trưởng thành. Đứa út sau một thời gian học tập nghiêm túc dưới trướng của Caclo Dragoso đã xứng đáng bước lên những nấc thang cao nhất của ngành tư pháp Bungari.

    Đứa kế là người thừa kế xứng đáng của người đoạt giải "Hội vùng sông Danube". Anh ta đi theo nghề câu cá. Khi ném cần câu, anh ta đã hoàn thiện phương pháp chống chọi với cá. Tài đánh bắt cá tầm của anh đã được nhiều người nghe danh và anh có triển vọng trở thành một người nổi tiếng.

    Người con trai cả đã thay thế cha mình khi ông ta nghỉ ngơi. Bây giờ anh ta đang lai những chiếc sà lan và những chiếc tàu thủy từ Viên ra biển, đi qua những chặng đường gập ghềnh và những bãi cát độc địa của con sông vĩ đại. Anh ta tiếp tục vai trò của những người hoa tiêu trên sông Danube.

    Mặc dù mỗi người mỗi nẻo, con tim của ba người con trai vẫn đạp cùng một nhịp. Đi trên những nẻo đường khác nhau, nhưng họ vẫn gặp nhau tại một ngã ba. Ngã ba ấy là - sự tôn kính như nhau đối với cha, sự trìu mến đối với mẹ, tình yêu đối với tổ quốc Bungari.


Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-07-2019, 02:29 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-16-2016, 12:38 AM
  3. Chàng trai phát hiện “kho báu” 100.000 euro trôi trên sông Danube
    By sophienguyen in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-08-2015, 02:30 AM
  4. 5 mối họa có thể tiêu diệt sự sống trên địa cầu
    By duyanh in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-30-2013, 02:10 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •