10 loại thực phẩm quen thuộc giúp thải độc cơ thể tự nhiên



Các thực phẩm độc hại bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày không gây tác động xấu ngay lập tức nhưng chúng sẽ tích tụ rồi ập đến vào một thời điểm bất ngờ.

Nhịp sống hối hả khiến bạn không có thời gian tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh? Vậy thì hãy thêm những thực phẩm này vào bữa ăn để cơ thể được thải độc một cách tự nhiên:

1. Hành và tỏi

Cả hành và tỏi đều chứa flavonoid giúp sản xuất glutathione – một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất của gan. Chúng kích thích gan sản xuất enzym giải độc có khả năng lọc các chất cặn bã ra khỏi hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính kháng khuẩn, chống ký sinh trùng và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.



(Ảnh: Antonova Ganna/Shutterstock)

2. Củ dền

Trong củ dền có chứa sắt, canxi, chất chống oxy hóa betaine. Betaine có khả năng cải thiện cấu trúc, sửa chữa và tái tạo các tế bào trong gan – trung tâm giải độc chính của cơ thể. Gan là nơi tiến hành các hoạt động giải độc, bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các chất độc mà bạn tiếp xúc, vậy nên ăn loại rau có tác dụng giải độc tự nhiên sẽ giảm bớt gánh nặng cho gan. Bạn có thể chế biến củ dền bằng cách hấp, luộc, nướng. Chúng cũng được dùng để làm sinh tố hay bào sống để làm salad.



(Ảnh: Shutterstock)
3. Rau xanh

Khi ăn các loại rau màu xanh đậm, đường tiêu hóa của bạn sẽ được bổ sung chất diệp lục giúp giải độc. Chất diệp lục đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất ở cây. Chất diệp lục cũng chứa vitamin, chất chống oxy hóa và các đặc tính trị liệu có lợi cho sức khỏe chúng ta. Nó có khả năng kết nối với chất độc và các gốc tự do rồi biến chúng thành vật liệu trung tính. Nó cũng giúp làm sạch các kim loại nặng tích tụ trong cơ thể.



(Ảnh: Svetlana Lukienko/Shutterstock)

Chất diệp lục còn có đặc tính chống viêm, giúp kiềm hóa cơ thể, từ đó loại bỏ tính axit của các chất lỏng cơ thể. Thực phẩm ngày nay có hàm lượng axit khá cao, vì thế bạn nên thường xuyên ăn rau bina, cải xoăn, cỏ lúa mì và các loại rau lá xanh đậm hữu cơ khác. Bạn có thể thêm cỏ lúa mì vào sinh tố hoặc nước trái cây. Ngoài cách xào, luộc thông thường, rau bina cũng được dùng để cho vào súp.

4. Nước chanh

Trái cây họ cam quýt có nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn. Nước chanh sẽ khiến enzym trong gan nhanh chóng chuyển hóa chất độc thành dạng hòa tan trong nước và giúp thanh thông cho phần ruột ứ đọng.

Quá trình này sẽ rửa sạch các chất ô nhiễm ra khỏi cơ thể bạn. Hãy bắt đầu buổi sáng của bạn với một ly nước ấm pha nước cốt chanh, thêm một chút muối biển, mật ong (hoặc xi-rô cây phong). Uống hỗn hợp này khi đói sẽ giúp bạn đi tiêu dễ hơn, da đẹp hơn và năng lượng trong ngày cao hơn.



(Ảnh: Shutterstock)


  • Ăn hạnh nhân thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ các chất béo tích tụ xung quanh gan. Quả óc chó có hàm lượng axit arginine cao giúp gan giải độc amoniac. Chúng cũng giúp não hoạt động tốt hơn.
  • Hạt lanh có khả năng cải thiện tâm trạng của bạn. Khi được xay nhuyễn, chúng cung cấp chất xơ giúp thải độc tố ra khỏi đường ruột. Chất xơ trong hạt lanh còn làm hạn chế cơn thèm ăn, giúp giảm cân.
  • Hạt hướng dương có nhiều magiê – một khoáng chất giúp ổn định mức huyết áp, nhịp tim, thúc đẩy quá trình phân giải lipid.




(Ảnh: Shutterstock)

6. Sữa chua

Nói một cách đơn giản, sữa chua sẽ đưa vi khuẩn tốt vào đường ruột của bạn để khởi động quá trình tiêu hóa và giúp loại bỏ độc tố. Ăn sữa chua giúp bạn tiêu hóa tốt và tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Lời khuyên cho bạn: Không nên mua sữa chua có bao bì ghi “không béo” hoặc “ít béo” vì chúng sẽ có nhiều đường. Thay vào đó nên chọn loại có men sống.



(Ảnh: Shutterstock)

7. Bồ công anh hoặc trà xanh

Vitamin và chất dinh dưỡng có trong bồ công anh giúp lọc gan, lọc máu và giúp gan hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, bồ công anh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt do khả năng duy trì lượng mật phù hợp. Bồ công anh giúp bổ sung vitamin C, giảm sưng, hấp thụ chất khoáng tốt hơn và ngăn ngừa phát triển các loại bệnh. Bạn có thể pha trà bồ công anh để giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá.

Tuy có nguồn gốc từ cùng một loại thực vật nhưng trà xanh giàu chất chống oxy hóa hơn nhiều so với trà đen hoặc trà ô long. Caffeine trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm đầy hơi.



(Ảnh: Deenida/Shutterstock)
8. Gừng

Gừng có khả năng hỗ trợ sản xuất axit dạ dày, tiêu diệt ký sinh trùng và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Gừng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ các chức năng gan suốt cả ngày. Gừng cũng làm cho dịch tiêu hóa lưu thông, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn sử dụng gừng theo cách nào cũng nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cho gừng vào trà (mật ong, chanh), sinh tố, salad, súp, xào, nướng…



(Ảnh: Shutterstock)

9. Cà rốt

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ dồi dào mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cà rốt chứa glutathione, một siêu phân tử giúp giải độc, làm sạch gan. Cùng với đó, loại củ này còn có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene. Cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan tổng thể của bạn. Vitamin A trong cà rốt cũng chống lại các bệnh về gan.



(Ảnh: Pixabay)

10. Dưa leo


Dưa leo rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Lượng nước dồi dào trong dưa leo có thể duy trì một lượng chất lỏng nhất định trong ruột kết, từ đó giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Một trong những lợi ích khác hiếm người biết về dưa chuột là khả năng giải độc cơ thể. Dưa chuột giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt và làm sạch gan. Chúng là thực phẩm lợi tiểu tự nhiên, nghĩa là cơ thể sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn để rửa sạch chất độc và chất thải từ máu và ruột.



(Ảnh: Shutterstock)


Theo Brightside
Minh Minh