Đào tạo chui 3.000 sinh viên dược sĩ, tính mạng con người bị xem như “cỏ rác”?


Trong suốt 5 năm qua trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã đào tạo “chui” tới 3,000 sinh viên dược (học ra dược sĩ). Sự việc liên kết liên doanh đào tạo bậy suốt 5 năm qua, đào tạo vừa học vừa làm tại các địa phương mà không được phép, không đúng quy định. (plo.vn).

Vậy xin hỏi?


1. Tại sao một trường ngay thủ đô, ngay cơ quan chủ quản là bộ giáo dục nằm ở đó, các cơ quan ban ngành nằm ở đó mà để nó làm sai làm bậy suốt 5 năm qua mà không phát hiện sớm? Vai trò thanh tra, kiểm soát, quản lý của bộ đã làm gì?

2. Tại sao khối ngành sức khoẻ mà lại buông lỏng và thả nổi đào tạo thế này. Những cán bộ y dược phải đủ chuyên môn để làm việc vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người dân đấy ạ. Nếu thả lỏng và quản lý yếu kém thế này đồng nghĩa với việc coi thường tính mạng người dân như cỏ rác đấy!

3. Những ai phải chịu trách nhiệm này? Ngoài trường này thì bộ giáo dục có vô can?

Trước đó Pháp luật Plus có loạt bài viết: Đào tạo ‘chui’ hơn 3.000 sinh viên: Đại học KD&CN Hà Nội lấy tiền đâu để trả lại học phí?. Bài viết phản ánh tình trạng đào tạo chui hơn 3.000 sinh viên ngành y, dược trong 5 năm đã qua mặt cơ quan quản lý nhà nước của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.


Tuy nhiên sau khi việc trường ĐH KD&CN Hà Nội đào tạo “chui” SV ngành dược bị “phanh phui” câu hỏi đặt ra vì sao KLTT của Bộ GD&ĐT không đề cập tới? là câu hỏi mà dư luận đặt ra trong thời gian vừa qua.


Trở lại ngày 11/5/2020, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 22/KL-TTr về Công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2017, năm 2018 và năm 2019.

Sau quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong công tác tuyển sinh cũng như đào tạo tại Trường ĐH KD&CN Hà Nội.

Trước những sai phạm được nêu trong Kết luận thanh tra số 22/KL-TTr, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT đã xử lý và kiến nghị Trường Đại học KD&CN Hà Nội biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên, việc tuyển sinh và đào tạo “chui” hàng ngàn sinh viên ngành Dược học lại không được đề cập đến tại Kết luận thanh tra nêu trên.

Theo quy định, đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe (trong đó có ngành Dược), không tổ chức đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học, do đó, không được triển khai liên kết đào tạo tại các địa phương. Việc nhà trường tổ chức thí điểm đào tạo liên thông ngành Dược từ năm 2017 và tổ chức đào tạo tại một số địa phương như báo cáo tại Công văn số 63/CV-BGH ngày 01/09/2020 của Nhà trường là không đúng quy định hiện hành.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Trường ĐH KD&CN Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định, không thực hiện liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Trước nỗi âu lo của hàng ngàn sinh viên ngành Dược khi mấy năm trời dành tiền của, tâm sức và hi vọng vào ngành đào tạo mà mình theo đuổi, nay lại nghe Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường dừng đào tạo mới biết niềm tin của họ đã đặt nhầm chỗ khiến sự tức giận lên đỉnh điểm.

Liên quan đến vấn đề trên, chia sẻ với Pháp luật Plus về tiến trình kiểm tra đào tạo ngành Dược tại trường ĐH KD&CN Hà Nội, ông Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết: “Trước đó Thanh tra Bộ có thanh tra nhưng không có nội dung về liên thông Y Dược nó mới xuất hiện và mới có đơn khiếu nại tố cáo lên Bộ nên bên Thanh tra lại tiếp tục thanh tra kiểm tra tại Trường ĐH KD&CN Hà Nội. Hiện quá trình kiểm tra đã xong chúng tôi đang xử lý văn bản… và thông báo sau.”

Trước câu hỏi của PV, về việc cơ quan Thanh tra có thể cung cấp kết quả kiểm tra hay không, vì đây là những nội dung công khai. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT từ chối trả lời.

Theo thông tin Pháp luật Plus được biết, trước đó ngày 28/05/2020 Bộ GD&ĐT đã nhận được đơn tố cáo của một trong những cổ đông Trường ĐH KD&CN Hà Nội, nội dung tố cáo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của vụ tổ chức cán bộ. Đứng trước tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” trường ĐH KD&CN Hà Nội khi tiếp tục đào tạo thì vi phạm, dừng đào tạo thì bị hàng ngàn sinh viên phản ứng, đòi quyền lợi.

Trước sự việc này Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ thông báo kết quả kiểm tra việc tuyển sinh, đào tạo ngành Dược tại Trường ĐH KD&CN Hà Nội sớm. Vậy hướng xử lý của Bộ GD&ĐT và Trường ĐH KD&CN Hà Nội sẽ thế nào để vừa thực hiện đúng quy định vừa đảm bảo quyền lợi cho hơn 3.000 sinh viên ngành y?


Tổng Hợp