Nhập khẩu gạo từ Ấn Độ: VN đang bị thiếu hụt trầm trọng?



Trước đó, Thủ tướng chấp nhận đánh đổi kinh tế, ra lệnh ngừng xuất khẩu gạo vì “Bán hết đi, không còn dự trữ thì dân mình sẽ đói”. Khi chỉ thị của Thủ tướng ban hành chưa khô dấu mực, Bộ Công thương quyết đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo với nhiều lý do, và rồi 400.000 tấn gạo được xuất ngoại vào lúc nữa đêm khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân không “bệ đỡ” không kịp trở tay. Đến nay, người ta lại bất ngờ với thông tin VN phải nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, điều này khiến dư luận lo lắng liệu VN đang bị thiếu hụt gạo trầm trọng do xuất khẩu trước đó?

Trong bối cảnh đất nước vật lộn với dịch Covid-19, thì Bộ Công thương lại cho xuất khẩu gạo ồ ạt. Trước tình hình đó Thủ tướng đã ban hành quyết định dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo nền an ninh lương thực nước nhà. Thế nhưng Bộ Công thương vẫn không từ bỏ ý định cho gạo xuất ngoại, Bộ này tiếp tục đề xuất chính phủ cho xuất khẩu gạo với lý do là trước đó do nắm thông tin chưa đầy đủ.


Sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác liên ngành do Bộ Công Thương trình bày, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 5-2020. Và rồi 400.000 tấn gạo được xuất đi lúc nữa đêm khiến các doanh nghiệp tư nhân trong cả nước không kịp trở tay. Nhiều người cho rằng, đây là một kịch bản được dàn dựng để phục vụ cho nhóm lợi ích xuất khẩu gạo.

Và rồi hôm nay lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, VN phải đi nhập khẩu gạo của Ấn Độ sau khi giá gạo nội địa tăng lên mức cao nhất trong 9 năm. Ông B.V.Krishna Rao – Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ – cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi xuất khẩu gạo sang Việt Nam. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất khiến cho việc xuất khẩu trở nên khả thi”. Đang là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, nhưng nay phải đi nhập khẩu gạo điều này khiến dư luận hoài nghi và đặt câu hỏi phải chăng VN đang bị thiếu gạo trầm trọng?


Theo một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT cho biết, hiện giá gạo của Ấn Độ hiện nay khá thấp so với giá gạo của Việt Nam. Điển hình, trong tháng cuối cùng của năm 2020, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá từ 495-500 USD/tấn. Hiện loại gạo này được bán với giá khoảng từ 500-505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 381-387 USD/tấn. Thế nên, các doanh nghiệp nhập về để làm thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho chế biến.

Còn Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ, doanh nghiệp xuất khẩu 200.000 tấn gạo mỗi năm cho biết, việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ là hoàn toàn bình thường trong giao dịch thương mại. Ông cho biết thêm, các doanh nghiệp nhập khẩu gạo từ Ấn Độ chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia.



Năm 2020, gạo Việt Nam xuất khẩu thu về 3,1 tỷ USD, trong đó nhiều lần giá bán còn vượt cả Thái Lan và Ấn Độ

Thiết nghĩ, việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ tại thời điểm này hoàn toàn bình thường và có lợi cho doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, nhà máy bia…bởi gạo mình xuất 550usd / tấn, trong khi nhập có trên 300 usd / tấn. Với lại trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp mua nơi rẻ, bán nơi mắc kiếm tiền chênh lệch là điều đương nhiên. Việt Nam ngoài hai ông lớn Vinafoot 1, 2 của nhà nước, còn có gần hai trăm doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu gạo. Nếu 2 ông này nhập gạo Ấn Độ thì mới đáng bàn, còn các doanh nghiệp tư nhân họ nhập thì không việc gì.

Như vậy việc nhập khẩu gạo không có nghĩa là do thiếu gạo, mà do nhu cầu của cung cầu. Trước đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhập khẩu gạo của Thái Lan, Campuchia để bán ở siêu thị do có thể dòng gạo đó hợp với khẩu vị một bộ phận cư dân, bán lẻ nội địa trong các siêu thị cao giá hơn giá nhập khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có nhiều khách hàng nên có thể tạm nhập tái xuất. Kinh tế thị trường mà, doanh nghiệp có thể làm bất cứ điều gì miễn là có lợi nhuận.

Không chỉ riêng VN nhập khẩu gạo từ Ấn Độ mà trong tháng 12/2020, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng bắt đầu mua gạo từ nước này lần đầu tiên trong vòng ba thập kỷ qua. Theo đó, giới phân tích thị trường lương thực cho rằng, nguồn cung gạo ở châu Á khan hiếm, giá có thể tăng cao trong năm 2021, thậm chí buộc những nhà nhập khẩu gạo truyền thống từ Thái Lan, Việt Nam chuyển sang Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Có lẽ trong tương lai các DN VN chắc phải nhập khẩu gạo của Ấn Độ nhiều hơn hiện nay.

T.L