Mỹ ngừng giao dịch thương mại với Myanmar




Hoa kỳ ngưng giao dịch với chính phủ quân đội Myanmar cho đến khi chính phủ dân chủ quay trở lại

Một ngày sau khi tổng thống, Joe Biden, lên án việc giết những người biểu tình ôn hòa là “thái quá”, Washington đã tuyên bố đình chỉ ngay lập tức tất cả các giao dịch thương mại của Hoa Kỳ với Myanmar cho đến khi có một chính phủ được bầu cử dân chủ quay trở lại.

Động thái này diễn ra khi Hoa Kỳ và EU dẫn đầu quốc tế lên án bạo lực do chính quyền quân sự gây ra ở Myanmar vào thứ Bảy, khi hơn 100 người – kể cả một số trẻ em – bị sát hại đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự hai tháng trước.
Thông báo về việc đình chỉ mọi cam kết của Hoa Kỳ với Myanmar theo Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư năm 2013, đại diện thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai, cho biết trong một tuyên bố rằng việc lực lượng an ninh Myanmar giết những người biểu tình ôn hòa, sinh viên, công nhân và các nhà lãnh đạo lao động và trẻ em đã “làm chấn động lương tâm cộng đồng quốc tế ”.



Anh đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh Liên hợp quốc về tình hình ở Myanmar hôm thứ Hai.

15 thành viên hội đồng an ninh sẽ bắt đầu phiên họp kín vào thứ Tư với báo cáo của đặc phái viên LHQ , Christine Schraner Burgener về Myanmar.

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trước đó đã lên án bạo lực và kêu gọi khôi phục nền dân chủ, nhưng vẫn chưa xem xét các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra đối với quân đội, vốn sẽ yêu cầu sự ủng hộ hoặc bỏ phiếu trắng của nước láng giềng và bạn bè của Myanmar, Trung Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng khó có khả năng biến chuyển thành hành động mạnh mẽ tại hội đồng bảo an sau khi Bắc Kinh mất nhiều tuần thúc đẩy đối thoại và đưa ra giải pháp trong nước.
Nga, một đồng minh khác, đã đưa ra một biện pháp phòng thủ vào hôm thứ Hai sau chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng, Alexander Fomin, khi tham dự một bữa tối ngoài trời xa hoa nhân Ngày Lực lượng Vũ trang.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói rằng bất chấp “mối quan hệ lâu dài và khá xây dựng của Nga với Myanmar… điều đó hoàn toàn không thể hiện sự đồng tình của chúng tôi đối với những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở nước này”.

Các động thái ngoại giao mới nhất được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt cuộc không kích của quân đội dọc biên giới Myanmar làm dấy lên lo ngại rằng rất nhiều người dân có thể chạy sang nước láng giềng Thái Lan.

Các cuộc đình công tại các khu vực chủ yếu có người dân tộc Karen thể hiện một sự leo thang khác trong cuộc đàn áp ngày càng bạo lực của chính quyền kể từ cuộc đảo chính vào ngày 1/2.

Sự lên án của quốc tế ngày càng gia tăng khi binh lính và cảnh sát đã giết hàng trăm người trong cuộc đàn áp tàn bạo chống lại các cuộc biểu tình hàng tuần đòi khôi phục nền dân chủ và trả tự do cho nhà lãnh đạo dân sự bị giam giữ Aung San Suu Kyi.

Một quân đội chuyên nghiệp tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử và có trách nhiệm bảo vệ – không gây tổn hại cho những người mà quân đội phục vụ ”, tuyên bố chung hiếm hoi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Anh, Nhật Bản và 9 quốc gia khác nêu rõ.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Myanmar, Tom Andrews, cho biết quân đội đang thực hiện “vụ giết người hàng loạt” và kêu gọi thế giới cô lập và ngăn chặn quyền tiếp cận vũ khí của quân đội.
Nhưng những lời chỉ trích của nước ngoài và các lệnh trừng phạt của một số nước phương Tây đã không làm các tướng lĩnh bị lung lay. Theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), số người chết vì các cuộc đàn áp kể từ cuộc đảo chính đã tăng lên ít nhất 459 người.

AAPP cho biết thêm 13 người đã thiệt mạng vào Chủ nhật trong một đám tang được tổ chức cho một số nạn nhân, sau ngày bạo lực chết chóc nhất trong tám tuần kể từ cuộc đảo chính.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo công dân Anh rời đi càng sớm càng tốt, sau khi “mức độ bạo lực gần đây gia tăng đáng kể”.

Các hành động đáng xấu hổ, hèn nhát, tàn bạo của quân đội và cảnh sát – những người đã được quay cảnh bắn vào những người biểu tình khi họ chạy trốn, và thậm chí không tha cho trẻ nhỏ – phải được dừng lại ngay lập tức ”, các đặc phái viên Liên Hợp Quốc Alice Wairimu Nderitu và Michelle Bachelet nói trong một tuyên bố chung.

Đài truyền hình Myawaddy TV của quân đội cho biết hôm thứ Bảy có 45 người chết, đồng thời tuyên bố cần phải đàn áp vì những người biểu tình đã sử dụng súng và bom chống lại lực lượng an ninh.

Tại cuộc diễu hành lớn của quân đội ở thủ đô hôm thứ Bảy, lãnh đạo quân đội, Tướng Min Aung Hlaing, đã biện hộ cho cuộc đảo chính và cam kết sẽ nhường quyền lực sau cuộc bầu cử mới. Nhưng ông cũng đưa ra lời đe dọa đối với phong trào chống đảo chính rằng các hành động “khủng bố có thể gây hại cho sự yên tĩnh và an ninh quốc gia ” là không thể chấp nhận được.



Những người bạn mới của Myanmar ở Moscow



Moscow hiện đang hỗ trợ chính quyền quân phiệt giết người ở Miến Điện (Myanmar).
Từ lâu, Nga đã cố gắng giành thêm ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Trước đây, Việt Nam đã ở vị trí trung tâm như thế trong một thời gian dài. Moscow hiện đang hỗ trợ chính quyền quân phiệt giết người ở Myanmar (Miến Điện).
Trong khi quân đội Miến Điện đang gây ra cuộc tắm máu, thì Nga mở rộng quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này. Nga là một “người bạn thực sự“, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, Tướng Min Aung Hlaing, phát biểu hôm thứ Sáu 26/3. Đó cũng có thể là một dấu hiệu tinh tế cho thấy chính quyền quân phiệt không còn tin tưởng hoàn toàn vào Trung Quốc nữa.

Một “Ngày lễ” với hơn 100 người tử vong

Năm nay, nhà ngoại giao cấp cao nhất không đến từ Bắc Kinh mà đến từ Moscow để kỷ niệm “Ngày Quân lực“, theo truyền thống được tổ chức hàng năm với lễ duyệt binh lớn. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin đã bày tỏ lòng kính trọng đối với các tướng lĩnh Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw hôm thứ Bảy 27/3, ngày kỷ niệm bắt đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại quân Nhật chiếm đóng năm 1945.

Lễ kỷ niệm năm nay trông giống như “hàng nhái”: Kể từ cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng Hai, quân đội Miến Điện lại đô hộ chính đất nước của mình. Nga dường như không quan tâm, mà ngược lại, Moscow dường như đang tận dụng sự cô lập toàn cầu đối với các nhà cầm quyền Miến Điện để giành lại chỗ đứng vững chắc hơn ở quốc gia đang có xung đột.

Ngày kỷ niệm 27 tháng Ba năm nay cũng nổi bật sự ghê rợn và bi thương của nó. Cuộc chiến chống lại chính người dân của mình vẫn tiếp tục với mức độ khốc liệt hơn bao giờ hết. Những bức ảnh gây sốc và cho thấy sự tồi tệ xấu xa của một thể chế độc tài quân phiệt: Quân giải phóng đã trở thành một chính quyền khủng bố bắn vào những người biểu tình không vũ trang và giết hại dân thường.

Cảnh báo của quân đội rằng họ sẽ “nhắm bắn vào đầu và lưng” người biểu tình đã trở thành hiện thực tàn khốc vào thứ Bảy 27/3: Theo một cổng thông tin phi chính phủ, các đơn vị quân đội và cảnh sát đã giết chết 114 người chỉ trong ngày hôm đó. Đây là số người chết cao nhất kể từ khi quân đội lên nắm quyền cách đây 8 tuần. Ngay cả trẻ em cũng bị giết. Tổng số người chết kể từ cuộc đảo chính cho đến nay đã tăng lên hơn 400 người. Khoảng 2.400 người đang bị cảnh sát và quân đội giam giữ.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga trước khi đảo chính một tuần

Nga có lẽ là một trong những nhà cung cấp vũ khí truyền thống cho các lực lượng vũ trang Miến Điện (tên chính thức hiện nay: Myanmar); Quân đội Miến Điện cũng có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của Moscow trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, về mặt chính trị, quân sự và kinh tế, Nga luôn bị lu mờ bởi Trung Quốc, quốc gia mà Miến Điện có chung đường biên giới dài. Theo Thứ trưởng Quốc phòng Fomin, Nga hiện đang tìm kiếm mối quan hệ đối tác chiến lược với nước này.

Liên minh mới đã hiện rõ lên trước đó: Một tuần trước cuộc đảo chính, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm các nhà cầm quyền ở Miến Điện; đây là chuyến thăm chính thức cấp bộ trưởng cuối cùng trước khi quân đội Miến Điện lên nắm quyền. Trong chuyến thăm này đã được thỏa thuận về việc cung cấp máy bay không người lái, radar và tên lửa đất đối không.

Liên minh với Moscow có ý nghĩa bổ sung khi chính quyền đang chịu áp lực kinh tế và ngoại giao ngày càng tăng. Đó là sự trợ giúp cần thiết cho một chế độ mà tính hợp pháp đang gây tranh cãi trên khắp thế giới. Nhưng cho tới chừng nào chính quyền quân phiệt còn có thể dựa vào Moscow, thì nó không sợ bị khuất phục bởi sự cô lập chính trị hoặc bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Trung Quốc vẫn giữ vị trí là người chống lưng đứng phía sau. Nhưng gần đây trục này đã trở nên yên lặng hơn nhiều. Bắc Kinh mới đây đã nói bóng gió rằng họ đang theo dõi sự leo thang ở Miến Điện với sự quan ngại lớn; Bắc Kinh nói rằng sự phát triển hoàn toàn không đáp ứng được những kỳ vọng của họ.

Miến Điện có thể tiếp tục dựa vào một số quốc gia láng giềng nhất định. Nhiều quốc gia tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Quân lực; đặc biệt là Singapore và Malaysia. Nhưng ba quốc gia ASEAN khác là Thái Lan, Lào và Việt Nam đã đáp ứng lời mời của quân đội. Điều này cũng cho thấy khối ASEAN, mà Miến Điện là thành viên từ năm 1997, không có một lập trường thống nhất.

Bangladesh là một trong những quốc gia đã tham dự buổi lễ quân đội Miến Điện bất chấp những chuyện không phải là không trớ trêu, vì trong hơn ba năm qua, Dhaka đã chịu gánh nặng đối với khoảng một triệu người Rohingya, những người đã buộc phải chạy trốn bởi chế độ tàn sát Miến Điện vào năm 2017.

Sự hiện diện của một phái đoàn Ấn Độ cũng rất đáng chú ý. Ấn Độ là quốc gia dân chủ duy nhất có các đại diện được nhìn thấy trong buổi Lễ Ngày Quân lực ở Naypyidaw. Miến Điện và Ấn Độ là một phần lãnh thổ thuộc địa của Anh cho đến khi Thế chiến II kết thúc, nhưng tình hữu nghị giữa hai nước luôn có giới hạn. Ở Delhi, những cân nhắc thực dụng có thể đóng một vai trò nào đó, vì họ có đường biên giới dài với Miến Điện, nơi căng thẳng thường xuyên nảy sinh trong quá khứ.

Cảnh báo của các dân tộc thiểu số

Hai tháng sau cuộc đảo chính, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng các lực lượng vũ trang Miến Điện đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tiêu hao lâu dài. Dr. Sasa, đại diện chính thức của chính phủ dân sự Miến Điện (CRPH) tại Liên Hiệp Quốc ở New York, lo ngại rằng sẽ có thêm đổ máu. Sau sự leo thang gần đây, việc quân đội tham gia vào cuộc tái cấu trúc chính trị ở Miến Điện là điều không tưởng, ông nói.

CRPH là một chính phủ đối lập, về cơ bản nó gồm các nghị sĩ quốc hội mới được bầu vào ngày 8/11/2020. Nó nỗ lực cho một cấu trúc nhà nước liên bang thực sự và cũng dựa vào sự ủng hộ của các dân tộc thiểu số có vũ trang.
Ở các sắc dân thiểu số, sự sẵn sàng động viên chống lại quân đội đang tăng lên rõ rệt trong các nhóm kháng chiến lớn. Ít nhất là Chủ tịch Hội đồng Khôi phục bang Shan, Tướng Yawd Serk, gần đây đã cảnh báo rằng người ta không thể bó tay đứng nhìn thường dân bị giết hại. Liên minh Quốc gia Karen (KNU), hiện đang chiến đấu chống lại quân đội Miến Điện, cũng đã đưa ra một tuyên bố tương tự vào tuần trước.

Nguồn: Neue Zürcher Zeitung
Biên dich : Hiểu Bá Linh






Thousands flee to Thailand as Myanmar military conducts airstrikes on villages

----------