Thành tích của đoàn thể thao VN tại TVH Tokyo 2020 như thế nào ?



Hôm nay(7/8), là ngày áp chót của TVH Tokyo 2020. Nhưng với đoàn thể thao VN thì nó đã khép lại từ ngày 02/8, ngày mà VĐV Quách Thị Lan thi đấu bán kết 400m vượt rào nữ.

Tờ SPORTS 442 ra hôm nay(7/8) có bài: Báo Trung Quốc: "Cả châu Á chỉ Việt Nam trắng tay, sang Olympic để du lịch".

Theo đó: “Truyền thông Trung Quốc đã có những mỉa mai về thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic Tokyo 2020.

(https://sports442.com/323-bao-trung-...h-d211501.html)


Bài này được đăng trên tờ SOHA ngày 6/8 và nhiều báo khác, nhưng đã bị gỡ. May mà báo này còn.


Phải thừa nhận họ nói đúng. Những nước ngang tầm VN trong khối ASEAN như Thái Lan,
Philippines,bIndonesia đang có kỳ Olympic Tokyo thành công khi đều đạt ít nhất 1 huy chương vàng (HCV) ở các nội dung tham gia. Trong đó Indonesia với 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ, vươn lên hạng 34 trên bảng tổng sắp huy chương tính đến hôm nay(7/8).

Với cùng 1 huy chương vàng, đoàn thể thao Philippines và Thái Lan lần lượt đứng thứ 47 và 49 trên bảng tổng sắp.
Cái gọi là “Kỳ tích của VN” là gì?



Quách Thị Lan trong môn chạy 400 m vượt rào ỏ Oympic Tokyo 2020

Báo chí VN gọi Quách Thị làn là “kỳ tích lịch sử”, khi cô gái người dân tộc Mường Thanh Hóa là VĐV Việt Nam đầu tiên vào tới bán kết ở môn điền kinh. Sáng 31/7, cô về thứ 5 ở nhóm ba vòng loại 400m vượt rào, sau 55,71 giây. Nhưng, do chân chạy Jamaica Leah Nugent xếp trên phạm lỗi lấn làn, VĐV Việt Nam lên thứ tư để vào bán kết.

Nếu Nugent không phạm quy, Lan không thể vào bán kết.

Vào lúc 18h35 ngày 2/8, 24 người vào thi bán kết, chia làm 3 nhóm. Trong nhóm chạy của mình, Quách Thị Lan cán đích thứ 6/7(1 người bỏ cuộc), với thời gian 56 giây 78.

Tóm lại đoàn VN trắng tay. Vì vậy báo TQ nói đoàn VN đi Tokyo là để du lịch cũng không sai.
Không biết trong lần đi này, số quan chức đi theo để ‘lãnh đạo” có nhiều không?

Tài năng cầu lông Nguyễn Tiến Minh, mỗi lần đi thi đấu các giải đấu quốc tế đều phải lủi thủi một mình. Trong khi các đối thủ của anh có hẳn ê kíp để chăm sóc, từ người lo massage, vật lý trị liệu, bác sỹ, HLV... cho tới những người lo ăn, ở và cả đồng đội tập luyện cùng, thì Tiến Minh vẫn cứ một mình, tự lo mọi thứ giữa đất khách, quê người.



Nguyễn Tiến Minh thi đấu tại Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Rất nhiều lần khi bước ra sàn đấu, anh đã tủi thân và bật khóc: "Khi nhìn vào các VĐV khác, tôi đã nhiều lần bật khóc, nhưng rồi khi bước vào sàn đấu, tôi chỉ biết cố gắng nỗ lực thi đấu mà thôi".

Tại Olympic Rio 2016, cả Tiến Minh và Vũ Thị Trang, người sau này trở thành vợ của Tiến Minh, vẫn phải thi đấu trong tình trạng không có HLV, vì quan chức đi ké tranh mất phần của HLV cầu lông. Vì vậy khi Nguyễn Tiến Minh thi đấu thì Vũ Thị Trang đóng vai HLV, và ngược lại.



Vận động viên cầu lông Vũ Thị Trang

Dù VN có tự hào đánh thắng 2 đế quốc to, dù có ngạo nghễ là “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam”, hoặc "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Nhưng với thể thao thì không thể lấy ý chí chiến đấu thời chiến, lấy duy ý chí mà thắng được.
Vẫn biết rằng TQ luôn tìm mọi cách chê bai bôi nhọ VN. Nhưng trong trường hợp này họ nói đúng.
Thao Ngoc