Đạo Khổng là đạo bịp bợm!





Nhân nhận được bài viết về câu chuyện đối thoại của Khổng và Lão Tử từ một thân hữu gởi cho đọc. Đọc xong, tôi có vài ý nghĩ sau xin gửi quý bạn đọc về cái nhìn sao cho công bằng, hợp lý và quan trọng là áp dụng đúng cái hay cho xã hội, đất nước của chúng ta hiện nay.



Đúng như Lão Tử đã phê phán, đạo Khổng là đạo bịp bợm. Vì chủ trương “trọng nam khinh nữ” và chủ trương “dù có phục vụ cho bạo chúa cũng phải trung thành”.

Khổng Khâu người nước Lỗ, dạy học, vì loạn lạc chạy qua Tề, được Tề Cảnh Công ban thưởng nhưng bị Thái Tể Án Anh chống đối, bài bác. Khổng Khâu ở Tề, 14 năm sau thầy trò trở về nước Lỗ, chu du khắp nơi nhưng không được trọng dụng và mất năm 73 tuổi.

Cuộc đời của Khổng Tử là cuộc đời của người thất bại.
Khổng Tử chủ trương:

- Gia đình: Trọng Nam khinh Nữ: người chồng và con trai được ngồi ăn quanh bàn ở nhà trên còn người vợ và con gái “chỉ được ăn ở dưới bếp”. BẤT CÔNG!

Hồi ở VN vào khoảng năm 1956 - 1957 Phong trào Nam Nữ bình quyền được khởi xướng.

- Triều chính: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”, nghĩa rằng vua phán kẻ bầy tôi phải chết, nếu không tự sát là bất trung, mà đã bất trung rồi thì là đồ bỏ không dùng được. Dù rằng đó là lệnh của KẺ BẠO CHÚA.

Trong tuồng cải lương TÂY THI GÁI NƯỚC VIỆT chúng ta đã thấy Ngô Phù Sai say đắm nàng Tây Thi, Quốc Phụ Tể Tướng Ngủ Tử Tư là người đã phò Tiên vương xây dựng lên cơ nghiệp nhà Ngô, đã khuyên can Ngô Phù Sai rất nhiều lần nhưng Phù Sai không nghe và lần sau cùng Phù Sai đã MÊ ĐẮM ÂN ÁI với Tây Thi 9 ngày đêm trong phòng the bỏ bê triều chính. Quốc phụ Tử Tư lên án và Phù Sai đã liệng thanh kiếm cho Tử Tư tự xử, kết quả Tử Tư phải tự sát.

Thế mà trong chương trình giáo dục môn Quốc Văn ở bậc Trung học trước năm 1975 lại có những bài ca ngợi Khổng Tử, chẳng thấy ai phản bác???

Xin quý bạn đọc cho biết ý kiến.

Tập cận Bình của Hán tộc phương Bắc, cách đây khoảng 4 năm phát động phong trào tôn thờ Khổng Tử và tung tiền ra xây dựng những Viện Khổng Tử khắp nơi, đặc biệt ở tất cả các Viện Đại Học ở Mỹ, ở VN cũng có Viện KT với dụng ý áp dụng Quan điểm của Khổng tử là “trung thành với đảng và nhà nước cộng sản dù chúng có DỐI TRÁ và BẠO ÁC”.
Ngày nay mọi người đã nhìn thấy GIAN Ý của HÁN tộc và người ta đã dẹp bỏ các viện Khổng Tử đó, đồng lúc thế giới đã cảnh giác “Loài người chết dưới tay tàu cộng”. vì đồ độc hại của tàu.

Trái lại Thầy MẠNH TỬ là học trò của Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử chủ trương:
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa rằng: “Dân là trên hết, rồi mới đến đất nước và sau cùng là vua”. Nói lên quan điểm “ý dân là ý trời”. Hợp với chế độ Tự Do, Dân Chủ với Tam quyền phân lập ngày nay. Ngài là người chủ trương chế độ Dân Chủ cách đây gần 2500 năm.

Nguyễn Văn Loa






Sau khi bái kiến Lão Tử, Khổng Tử về nhà 3 ngày không nói nửa lời, cuối cùng thốt lên… (phần I)






Khổng Tử bái kiến Lão Tử (ảnh thiết kế: DKN).

Lão Tử và Khổng Tử là những bậc hiền triết cổ đại nổi tiếng trong dòng sông dài lịch sử hơn hai nghìn năm. Họ cũng là người tiêu biểu đặt định hình thành bộ phận tinh hoa tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa thời cổ đại.

Hai nghìn năm trăm trước, Khổng Tử từng thăm viếng Lão Tử. Đây trở thành sự kiện văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử, cũng được ghi chép trong các cổ tịch Sử Ký, Lã Thị Xuân Thu, Lễ Ký, Trang Tử, Thủy Kinh Chú. Đây cũng là đề tài lịch sử trong các tác phẩm hội họa của dân tộc Hán, điển hình là trong các bác bức bích họa đá được khai quật ở Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây…

Khổng Tử tên là Khâu, sinh ở nước Lỗ vào năm 551 trước Công nguyên. Từ khi còn trẻ đã thông thái, hiếu lễ, lại rất có tài đức. Lão Tử là người nước Sở, tự Đam, từng là một viên quan quản ngân khố triều đại nhà Chu. Ông cũng là một viên quan phụ trách việc quản lý lưu trữ sách vở, không rõ năm sinh và năm mất, là tiền bối của Khổng Tử. Hai người đều ở vào cuối thời Xuân Thu khi nhà Chu suy thoái, lễ băng nhạc hoại, chư hầu tranh bá.



Lão Tử là người sáng lập Đạo giáo và được coi là một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc (ảnh: Epochtimes).
Theo sử liệu, từ thủa thanh niên, trung niên tới khi về già, Khổng Tử từng nhiều lần tìm tới thỉnh giáo Lão Tử, và tôn Ông làm thầy. Dưới sự khai ngộ và chỉ dẫn của ông, Khổng Tử dần bắt đầu văn Đạo và từng than thở về sự trân quý của “Đạo” và khó khăn của việc “văn đạo” (Nghe đạo).

Ông nói: Mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học. Ba mươi tuổi mới tự lập. Bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ. Năm mươi tuổi mới biết mệnh trời. Sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán được mọi sự trong trời đất và con người. Bảy mươi tuổi mới có thể nói, làm những điều đúng theo ý muốn mà không ra ngoài khuôn khổ của pháp lý và đạo lý. Lại nói “Triêu văn đạo, tịch khả tử hĩ” (Buổi sáng được nghe Đạo, buổi tối chết cũng cam lòng).
Dưới đây là các đoạn trích về việc vấn lễ đến vấn đạo của Khổng Tử được ghi lại trong một số tư liệu lịch sử:

Khổng Tử trợ táng vấn Lễ

Việc tang ma là một trong hung lễ trong Ngũ lễ.

Khi Khổng Tử mười bảy tuổi, ông từng vấn lễ về lễ tang tại Hạng Đảng ở nước Lỗ. Khi đang theo Lão Tử giúp mọi người tổ chức tang lễ ở đây có nhật thực xảy ra. Lão Tử nói: “Khâu, hãy bảo mọi người đặt linh cữu vào bên phải lề đường. Nói mọi người đưa tang ngừng khóc, chờ nhật thực đi rồi mới tiếp tục”, lại nói đó là “Lễ“.



Bức tranh “Khổng Tử hỏi lễ nghi” của hoạ sỹ Chương Thuý Anh (ảnh: Chanhkien.org).

Khổng Tử không hiểu, sau đám tang có hỏi lại thầy: Dừng linh cữu lại giữa đường là không hợp với Chu Lễ. Người quá bất an. Xe tang chỉ có thể tiến về phía trước chứ không thể quay lại. Nhật thực kia không biết sẽ kéo dài bao lâu, nên tiếp tục tiến hành thì tốt.

Lão Tử nói: Khi các chư hầu vào chầu bái kiến thiên tử, đều lên đường lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi trước khi mặt trời lặn. Đại phu khi đi sứ, cũng xuất hành vào lúc mặt trời mọc, tìm chỗ nghỉ trước khi mặt trời lặn. Đưa tang cũng vậy. Linh cữu không thể đưa đi trước khi mặt trời mọc. Trên đường chỉ có những người tội lỗi và những người vội vã về chịu tang cha mẹ. Khi nhật thực, bầu trời tối đen như đêm, không xuất hiện sao, vậy chẳng phải sẽ vạch sao mà hành? Ngoài ra, người quân tử làm việc cần theo lễ, không nên đặt người thân của người khác vào hoàn cảnh không may mắn như vậy.

Khổng Tử vấn Lễ cổ

Năm thứ hai Chu Kính Vương, năm Lỗ Chiêu Công thứ 24 (518 TCN), tại Lạc Ấp, kinh đô của hoàng đế nhà Chu (Lạc Dương ngày nay), Khổng Tử đã 33 tuổi, học thức rất thâm sâu, tiến bộ và có chút thành danh, được nhiều người bái làm thầy. Khổng Tử muốn biết thêm về Chu Lễ nên quyết định đến hỏi về lễ.

Theo ghi chép của Sử ký Khổng Tử gia ngữ: Một ngày vào năm 538 TCN, Khổng Tử nói với đệ tử là Nam Cung Kính Thúc rằng: Lão Đam, người giữ chức Tàng thất sử của nhà Chu, bác cổ thông kim, biết cội nguồn của lễ nhạc, hiểu rõ mấu chốt của đạo đức. Nay ta muốn đến Chu xin thỉnh giáo, trò có muốn đi cùng không?
Nam Cung Kính Thúc vui mừng đồng ý, lập tức tâu lên vua nước Lỗ. Vua Lỗ đồng ý cho ông đi, đồng thời cấp cho ông một cỗ xe song mã, một đứa nhỏ hầu, một người đánh xe, và cử Nam Cung Kính Thúc hộ tống Khổng Tử lên đường.
Khổng Tử hỏi Lão Tử: Đại đạo đường lớn hiện nay khó đi, ta đã dâng lễ vật cho quốc vương đương thời, nhưng không nhận.
Lão Tử nói: Người nói và người nghe ngoài mặt đều tranh luận đạo lý, trong lòng lại nghĩ đến chuyện khác, nên hai người không thể quên được.
Lão Tử khi trả lời câu hỏi của Khổng Tử về Lễ có nói: Lễ mà người nói đến, người và xương đều đã mục nát, chỉ còn lại lời nói mà thôi. Người quân tử khi vận thế tài lộc đến, thì thuận thế làm quan; thời vận chưa đến, thì giống như cỏ cây trôi dạt, dù bản lĩnh tài giỏi đến đâu cũng không làm nên chuyện gì. Nghe nói kẻ phú thương giàu có thật sự thì giấu giếm của cải, coi như hư vô; người quân tử có đức bề ngoài giống như kẻ khờ. Loại bỏ đi sự kiêu ngạo và dục vọng, làm ra vẻ biểu hiện giả tạo trí hương cao cả, tất cả những điều này đều vô ích với ông. Đó là tất cả những gì tôi nói với ông.



Tư tưởng của Lão Tử được thể hiện chỉ trong khoảng 5.000 từ của Đạo Đức Kinh trở thành lời dạy vô giá cho hậu thế hàng ngàn năm sau (ảnh: Mycotopia).


Khi Khổng Tử nói lời từ biệt, Lão Tử nói: Tôi nghe nói, kẻ phú quý tặng người của cải, kẻ nhân nghĩa tặng người lời nói. Tôi không phú cũng chẳng quý, không có của cải tặng ông, muốn tặng ông vài lời. Thời nay, kẻ thông minh mà sâu sắc, sở dĩ gặp nạn, thậm chí dẫn đến cái chết, là do hay chê cái sai của người; kẻ giỏi hùng biện lại thông hiểu sự việc, sở dĩ gặp họa liên miên, là do hay vạch ra cái xấu của người. Là bậc làm con, đừng cho mình là cao; là bậc bề tôi, đừng cho mình là hơn. Mong ông nhớ kỹ

Khổng Tử nói: Học trò nhất định ghi nhớ trong lòng

. Sau khi từ trở về nước Lỗ, các đệ tử hỏi ông: Tiên sinh đi bái kiến Lão Tử, có thể gặp được chăng?
Khổng Tử nói với đệ tử: Gặp rồi.

Đệ tử hỏi: Lão Tử như thế nào?

Khổng Tử nói: Nếu ta gặp người có suy nghĩ thoáng đạt như chim bay, ta có thể dùng luận điểm chính xác sắc bén như cung tên của ta bắn hạ chế phục họ. Nếu tư tưởng của người ta vun vút không trói buộc như hươu nai chạy, ta có thể dùng chó săn đuổi theo, nhất định khiến họ bị luận điểm của ta chế phục.

Nếu tư tưởng của họ như con cá bơi trong vực sâu của lý luận, ta có thể dùng lưỡi câu để bắt lên.

Nhưng nếu tư tưởng họ như con rồng, cưỡi mây đạp gió, ngao du nơi cảnh huyền ảo thái hư (vũ trụ mênh mông huyền bí), không ảnh không hình, không nắm bắt được, thì ta chẳng có cách nào đuổi theo bắt được họ cả.

Ta đã gặp Lão Tử, thấy cảnh giới tư tưởng ông như rồng ngao du trong thái hư huyền ảo, khiến ta cứ há miệng mãi mà không nói ra lời, lưỡi thè ra cũng không thu lại được, khiến cho ta tâm thần bất định, chẳng biết ông rốt cuộc là người hay là Thần nữa. Lão Đam, thực sự là Thầy của ta!

Cảm thụ được sự cao cả của Lão Tử, Khổng Tử cẩn thận tuân theo lời dạy của Lão Tử. Thận trọng từ lời nói tới việc làm, không kiêu ngạo phán xét người khác, không khoe khoang sự thông minh và kiến thức của mình, và giữ vững bản thân, ứng phó với thời vận. Dần dần, học thuyết của Khổng Tử được truyền bá rộng rãi, đồ đệ tăng lên gần ba nghìn người.
(Còn nữa)