CHƯƠNG MƯỜI

KẺ THÙ CỦA HỒ-CHÍ-MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ AI?
(1974)

Chàng đứng một mình trước giảng đường, hai tay chấp trước ngực, mắt không rời tượng Thánh Mẫu Marie.

Từ khi khoác áo nhà tu, không ngày nào chàng không chiêm ngưỡng Đức Mẹ. Gương mặt dịu hiền của mẹ như xóa dịu bao nỗi nhọc nhằn trong đời tu sĩ của chàng, như giúp chàng vững niềm tin trong Chúa và nhờđó chàng tìm được lòng hăng hái trong nhiệm vụ giáo hội giao phó.

Đối với chàng Mẹ là Thánh nhân, là từ Mẫu, là người đàn bà hoàn hảo mọi mặt, mà chàng đã kính yêu khi còn là trẻ mồ côi trong cô-nhi-viện.

Mười lăm năm qua chàng còn tìm thấy nơi Mẹ hình ảnh của Thu Vân, người đàn bà chàng yêu, cũng gương mặt đẹp thiên thần thếấy…cũng đôi mắt dịu hiền thếấy…

Chàng không rõ mối tình thầm kín này phát sinh từ lúc nào ? Chỉ biết rằng nó thật đẹp, thật tuyệt dịu, không giống bất cứ mối tình nào khác trên thế gian. Bởi nó đi vào hồn hàng bằng thứ tình cảm thật êm dịu, không có những xâu xé của con tim, không có những đòi hỏi của xác thịt. Một thứ tình lý tưởng cao vợi của hai tâm hồn san sẻ niềm vui, chia nhau lẽ sống.

Tuy ngoài mặt lúc nào cả hai cũng giữ sự giao hảo khoảng cách giữa một linh mục với một tín đồ, mà trong lòng họđều biết rằng họ sống cho nhau.

Hai thể xác chưa từng làm một, mà hai cuộc đời đã xem như một !

Và chàng đã tìm được nguồn hạnh phúc vô biên bên đời, bên đạo…mặc cho thế sự bên ngoài đảo điên, điên đảo !

Hồ Chí Minh đã chết năm 1969, nhưng để lại di chúc buộc những đảng viên kế vị lão phải tranh đấu đến khi chiếm được miền Nam.

Thế nên chiến tranh vẫn không ngừng tiếp diễn, mặc dù phe hai bên, Mỹ và Cộng Sản bàn chuyện Hoà bình, ký kết hiệp định Paris 1972.

Nhưng Cộng Sản Việt Nam nói là nói, ký là ký. Còn hành động thì bất cần những gì đã nói đã ký, không tôn trọng những gì đã giao ước, y như thuở trước ký kết Hiệp định Genève với Pháp.

Người Mỹ đối đầu với Cộng Sản Việt Nam không khác gì người lớn gặp phải đứa con nít 7, 8 tuổi, lưu manh, gian xảo, ngổ ngáo, bất trị…mà không dám dơ tay đánh nó, để mặc cho nó thoi, nó cấu, nó cào… đứng im chịu trận lãnh đòn !

Và buồn cười là thế giới tự do không ai chịu mở mắt nhìn sự thật. Chỉ nghe nó la hét thì cho rằng « người lớn hiếp trẻ con » , bao nhiêu Đồng Minh của Mỹ đều chống Mỹ, ngay cả dân Mỹ cũng chống Mỹ !

Thế giới tự do đều muốn có Hoà Bình cho Việt Nam, và Hoà Bình theo họ là không muốn nghe thằng bé Cộng Sản kia la hét, chớ không phải thế giới tự do muốn dân tộc Việt Nam có cuộc sống thanh bình, no ấm, tự do.

Bị cô lập, người Mỹđành nhượng bộ với thằng con nít ngổ ngáo Cộng Sản, bỏ rơi chính phủ miền Nam.

Trước tình thếấy chính phủ Saigon phải gia tăng quân lính. Sinh viên, học sinh, cuối năm không thi đậu lên lớp, phải gia nhập quân đội.

Vân Trường năm ấy mới 17 tuổi đã đỗ tú tài, lại được hạng cao. Quả là thanh niên vừa anh tuấn vừa thông minh ! Duy Quang hết sức thương yêu, xem nó không khác gì viên ngọc quí mà Thượng Đế giao cho chàng gìn giữ.

Chàng rất sợ mất viên ngọc đó, nên sợ Vân Trường thi rớt sẽ phải gia nhập quân đội. Cho nên trọn năm qua chàng kèm dạy Vân Trường và thằng con đỡ đầu của chàng cũng cố công đèn sách. Kết quảđúng như mơ ước của chàng, Vân Trường đậu cao.

Chàng dự tính cho nó đi du học ở Thụy Sĩ hoặc ở Bỉ. Chàng không muốn đứa con tinh thần của mình dính líu vào cuộc chiến tranh nhơ nhớp 30 năm.

Chàng không muốn có ngày nó cùng cha nó đối đầu trên chiến trường nên sắp sẵn chương trình cho nó rời xứ, mặc dù Vân Trường không tha thiết lắm.

Từ nhỏ tới lớn sống gần gủi mẹ, thấy mẹ sống đời goá phụ giữa tuổi thanh xuân, Vân Trường rất thương mẹ, nên không muốn rời mẹ. Nó là đưá con rất chí hiếu và dễ dạy, ít khi cãi lời mẹ. Đối với chàng nó thương yêu như cha ruột, từ việc học đến tâm tình nó luôn luôn thố lộ với chàng.

Nghĩ đến Vân Trường trong lòng Duy Quang dâng lên niềm cảm xúc, y như người cha nghĩ đến đứa con ngoan hiền của mình.

Tuy chàng là tu sĩ, một kẻ độc thân, song lại được cái may mắn hưởng hạnh phúc gia đình :

« Một người tình ấp ủ trong tim, một người tình không ân ái, không làm vợ, nhưng vô cùng thân thiết và gần gủi.

« Một đưá con không do máu huyết của chàng tạo thành, nhưng tình thương yêu không khác gì ruột thịt.

Còn ai hạnh phúc hơn chàng ?

Mười mấy năm qua, song song với cuộc đời tu hành, sống cho lý tưởng, sống cho đạo, cho Chúa ; chàng còn có cuộc đời bình thường của con người trên thế gian là sống cho tình yêu.

Một tình yêu cao quí thánh sạch, mà thiết tưởng không ai có được những thứ chàng có.

- Cha ơi ! Cha !

Đang lúc tâm hồn phiêu diêu bay bổng với hạnh phúc, Duy Quang chợt nghe tiếng gọi quen thuộc sau lưng.

Chàng giật mình quay đầu nhìn lại, thấy Vân Trường từ ngoài hơ hãi chạy vào. Chàng chưa kịp lên tiếng, Vân Trường đã chạy tới ôm chàng, mếu máo nói :

- Cha ơi, mẹ con… Thấy thái độ của Vân trường, Duy Quang hoảng kinh,

không chờ nó nói dứt câu, chụp vai nó, hỏi giọng thất thanh : -Mẹ con ra sao ? -Mẹ con đã về Mỹ Tho. Mẹ bảo con đến báo tin Cha… -Chuá ơi! Mẹ con về Mỹ Tho mà con làm ta hoảng hốt

tưởng xảy ra điều chi trầm trọng. Thêm một lần nữa Duy Quang ngắt lời Vân Trường, song lần này trên môi chàng điểm nhẹ nụ cười và guơng mặt biến

sắc khi nãy bây giờ hết sức ôn nhu, từ ái. Nhưng Vân Trường rưng rưng nước mắt, nói tiếp: -Bà ngoại con chết vì trúng “mìn” Cộng sản Cha à! -Không! Nụ cười của Duy Quang tắt ngay cùng với tiếng kêu

thảng thốt.

- Không! Không thể nào tin được trong gia đình có hai người là nạn nhân của cuộc khủng bố Cộng Sản! Tại sao đại nạn cứ rơi lên đầu gia đình này?

Duy Quang muốn phản đối một sự thật. Nhưng sự thật vẫn là sự thật! Vân Trường đang đứng trước mặt chàng, đôi mắt còn ướt lệ và cái tin nó vừa mới báo là trầm trọng chớ không phải thường.

Bởi chàng biết rõ tinh thần Thu Vân rất yếu. Năm năm trước sau cái chết của Vân Long, nàng đau nặng. Chàng đã phải hết sức chăm sóc về mặt tinh thần, thêm với thuốc thang của bác sĩ, ba tháng sau nàng mới tìm được an bình. Giờđây mẹ nàng chết bởi khủng bố của Cộng Sản, e rằng nỗi thương đau và lòng uất hận có thểảnh hưởng đến thần kinh.

Chàng nghĩ thế nên lòng vô cùng lo lắng, kéo Vân Trường ngồi xuống chiếc băng dài, hỏi:

- Ngoại con chết từ bao giờ và bị trúng mìn ởđâu? Ai đã báo tin cho mẹ con biết?

- Ngoại chết hôm qua. Mìn đặt ở chợ nhà lồng, không biết lúc nào? Ngoại cùng chị Hai giúp việc nhà vừa trờ tới, đúng vào lúc tiếng nổ phát ra. Nghe nói mìn đặt ở bốn gốc chợ, nên rất nhiều người chết, vì giờđó người đi đông đảo. Ông ngoại nhờ một thầy gíáo lên Saigon báo tin cho mẹ biết và rước mẹ về Mỹ Tho ngay. Vì con còn phải đến báo tin cho Cha và thu dọn nhà cửa nên còn ở lại, nhưng sáng mai con sẽ lấy xe đò chuyến đi sớm để về dự tang lễ của ngoại vào 11 giờ trưa.

Duy Quang ngồi lặng một lúc đứng lên nói:

- Thôi con hãy trở về sắp xếp việc nhà như mẹ con căn dặn đi. Sáng mai ta sẽ gặp con nơi bến xe đò. Ta cần phải xin phép Bề Trên đểđi Mỹ Tho dự tang lễ của ngoại con.

Vân Trường lộ vẻ vừa ý :

- Con mừng có Cha cùng đi. Con rất lo cho mẹ con. Khi nghe tin ngoại chết, sắc mặt của mẹ lạnh lùng kỳ lạ lắm!

Duy Quang nghe Vân Trường kể, lòng càng không yên. Chàng đưa Vân Trường ra cửa, rồi quay trở lại quỳ trước tượng Đức Mẹ cầu kinh.

**

Sáng hôm sau Vân Trường và Duy Quang về đến nhà ông Trần Văn khoảng hơn 10 giờ sáng. Giờấy trong nhà không có ai. Mọi người đưa linh cửu bà Trần Văn và người tớ gái tới nhà thờ.

Vân Trưòng và Duy Quang lại phải lấy taxi đi đến nhà thờ. Xe chạy được một đoạn đường thì không thể chạy tới được nữa, vì thiên hạ từ các nơi đổ xô về nhà thờ. Các ngã tư đều bị ứ đọng. Vân Trường và Duy Quang phải bỏ taxi đi bộ.

Lúc cả hai đến nơi thấy người đông như kiến. Cũng vì quá nhiều người chết, Cha xứ tổ chức đám tang tập thể , nên gần như tất cả dân trong tỉnh đều có mặt tại đó.

Nhà thờ nhỏ, nghĩa trang không to lắm, người người đứng chen chúc dưới sân, nối dài ra đường lộ.

Đương nhiên những người tới đó đều có thân nhân tử thương trong vụ nổở chợ, nên sắc mặt họ ngoài nỗi đau thương, còn có oán hận.

Duy Quang nghe tiếng khóc đó đây vang lên giữa rừng người, lòng xúc động, con tim đau nhói. Chàng tự hỏi:

“Kẻ thù của Đảng Cộng Sản là ai?

“Kẻ thù của Hồ Chí Minh là ai?

Chẳng lẽ là những người bán hàng? Chẳng lẽ là những bà nội trợ?

Bấy lâu họ pháo kích bừa bãi vào thành phố, chàng có thể lấy lý do vì họ không đủ khả năng bắn đích xác vào các cơ quan nhà nước, nên mới rủi ro rớt vào nhà dân. Chớ như đặt chất nổ giữa chợ là họ có mục đích giết dân hẳn hòi!

Hồ Chí Minh lúc nào cũng rêu rao đánh Mỹ, đánh những người theo Mỹ, nhưng những người bán hàng, những nông dân bán rau cãi, những bà nội trợ, những đứa học trò v.v…chẳng lẽ là kẻ thù để họ tiêu diệt sao?

Duy Quang chợt nhớ đến bức thư của Thy gửi cho Thu Vân hồi năm năm về trước. Thy viết:

“Bác và Đảng gửi chúng anh trở lại miền Nam là để thanh trừng đám con dân Mỹ Ngụy. Chúng anh sẽ giết sạch dân Ngụy từ già đến trẻ, hầu cho bọn Ngụy không còn chỗ dựa, phải đầu hàng Bác và Đảng.

Mục đích của phe Cộng Sản đã rõ ràng như vậy. Họ cần giết dân, để dân sợ hãi không dám ủng hộ chính quyền miền Nam, tức là chính phủ Saigon không còn thế dựa ở dân. Thật là một chính sách dã man và tàn bạo!

Vân Trường đang nắm tay Duy Quang len lỏi vào chỗ hạ huyệt , bỗng nghe tiếng xôn xao, rồi những người đứng phía trước đồng nép mình làm lối cho mấy người mặc quân phục đi ra, mà người đi đầu là một vị tướng oai phong lẫm liệt, trên tay có bồng một người đàn bà. Còn ba người kia, một người mang cấp bậc Thiếu Tá, một người Trung Úy, một người Hạ sĩ.

Thấy mặt vị tướng Vân Trường há miệng gọi lớn:

- Chú!

Rồi Vân Trường chợt vuột khỏi tay Duy Quang, kêu thất thanh:

- Mẹ! Trời ơi, mẹ sao vậy hỡ chú?

Duy Quang cũng chạy theo Vân Trường và khi nhận ra Thu Vân đang nằm quằn quại trên tay một vị tướng trẻ, mà chàng đoán là Lê Thanh, em trai của Thy, Duy Quang không khỏi kinh tâm.

Cũng may Thanh đã lên tiếng trấn an Vân Trường:

- Mẹ con bị ngất xỉu, chớ không việc gì đâu! Ta đem mẹ con vào nhà thất của Cha xứ, vì ngoài này quá đông người.

Lê Thanh nói với Vân Trường, song đôi chân bước thật nhanh. Vân Trường và Duy Quang cùng theo vào nhà thất.

Căn nhà này là chỗở của Cha xứ, Cha đang bận cử hành tang lễ bên ngoài nên trong nhà không có ai.

Lê Thanh đặt Thu Vân nằm trên ghế dài trong phòng khách và cởi chiếc áo veste nhà binh đấp lên mình nàng. Vân Trường quỳ bên ghế kêu gọi mẹ. Một lúc Thu Vân mởđôi mắt lờđờ nhìn mọi người.

Thình lình nàng ngồi bật dậy, chụp Lê Thanh, nói như thét:

- Chính anh! Anh đã giết con tôi! Anh đã giết mẹ tôi! Anh theo Cộng Sản để hãm hại gia đình tôi! Tôi thù anh! Tôi thù anh!

Nàng vừa nói vừa khóc, hai tay níu chặt Lê Thanh, y như một người vừa bắt được kẻ trộm, sợ kẻđó chạy mất.

Lê Thanh đứng trân người, nét mặt rầu rĩ. Vân Trường hoảng sợ nhìn Duy Quang cầu cứu. Duy Quang bước tới nói với Lê Thanh:

- Cô ấy bị khủng hoảng tinh thần, không nhận ra ai được nữa. Để tôi đi tìm bác sĩ.

Cho tới lúc đó Lê Thanh mới thấy Duy Quang. Chàng kính cẩn hỏi:

- Thưa Cha, có phải là Cha Duy Quang ở Saigon ?

- Phải, chính tôi !

- Tôi có nghe chị dâu và cháu nói về Cha, nay mới dịp tận mặt Cha. Cám ơn Cha đã giúp đỡ chị dâu và cháu tôi bấy lâu nay. Anh tôi thật quá khốn nạn, làm khổ cả một đời chịấy.

Duy Quang nói giọng buồn thiu:

- Khổđau chồng chất, tinh thần cô ấy không còn bình thường được nữa. Trung Tướng ởđây, để tôi đi ra ngoài tìm một bác sĩ.

- Cám ơn Cha.

Duy Quang bước đi, trong khi Thu Vân vẫn còn lảm nhảm nói như người điên.

Chàng trở ra giữa rừng người và hỏi tìm một bác sĩ. Có người cho biết có một bác sĩđang đứng gần chỗ hạ huyệt, nơi Cha xứđang hành lễ. Duy Quang nghe nói mừng rỡ, tiến về phía ấy và mời ông ta theo chàng vào nhà thất.

Lúc chàng trở lại Thu Vân đã nằm yên, mắt nhắm như ngủ. Vân Trường ngồi sụm dưới đất, Lê Thanh ngồi trên ghế cạnh đó. Vị Thiếu Tá và viên Trung Úy đứng nơi bệ cửa.

Vị bác sĩ gật đầu chào mọi người chớ không lên tiếng. Và vì không có đồ nghề, ông lấy tay chẩn mạch Thu Vân rồi nhỏ giọng với Lê Thanh và Duy Quang :

- Bà ấy bị sốt nặng nên đưa về nhà. Xin Quý vịđi trước, tôi trở ra chỗ tang lễ một chút rồi sẽ ghé phòng mạch lấy dụng cụ nghề nghiệp đến nhà ông Trần Văn.

Thấy sắc mặt Lê Thanh và Duy Quang quá lo âu, vị bác sĩ trấn an :

- Xin Cha và Trung Tướng an tâm. Bà ấy vì quá đau buồn trước cái chết thê thảm của mẹ nên uất khí dâng lên, gây nhiệt độ trong người. Tôi nghĩ, chắc chẳng phải đau bệnh chi trầm trọng.

Lê Thanh nói cảm ơn, rồi đích thân bồng chi dâu đi ra. Mấy người quân nhân cùng Duy Quang và Vân Trường cùng theo ra.

Xe đậu trước ngõ của nhà thờ, có điều xe quá nhỏ, loại xe jeep của nhà binh. Ông Hạ Sĩ, vốn là tài xế của Lê Thanh, vội vàng leo lên xe, nhưng vị Thiếu Tá bảo ông ta :

- Chú để tôi lái xe đưa Trung Tướng đi. Ông Trung Uý và chú nên tìm xe khác đến nhà ông Hiệu Trưởng sau.

Hai người này vâng lệnh rút lui. Bây giờ xe do vị Thiếu Tá lái, Duy Quang ngồi phía trước, băng ghế phía sau Lê Thanh bồng Thu Vân và Vân Trường phụđỡ mẹ.

Xe vềđến nhà mọi người mới nhớ là nhà không có người, cửa khóa. Lê Thanh toan phá cửa vào nhà, Vân Trường chợt nhớ ra cái ví của mẹ, vội mở ra, thấy ngay sâu chìa khóa.

Mở được cửa vào nhà, Lê Thanh bồng nàng thẳng lên tư phòng nàng ở tầng lầu trên, Vân Trường cùng theo chú. Duy Quang ngồi lại nơi phòng khách với vị Thiếu tá, chưa kịp trò chuyện Lê Thanh đã trở xuống, nói giọng lo âu :

- Chịấy vẫn còn nóng mê man. Tôi chờ bác sĩ đến đây xem sao ?

Chàng ngồi trên ghế đối diện với Duy Quang đàm luận việc nhà, việc nước, tình hình chính trị, quân sự…lời lẽ minh quang, chính đại, hiểu rộng biết nhiều. Chứng tỏ chàng không những là một vị anh hùng bất khuất, mà còn là người thông minh, sâu sắc và tình cảm.

Duy Quang hỏi :

- Chẳng hay Trung Tướng bao nhiêu tuổi ? Đã lập gia đình chưa ?

- Tôi đã 37 tuổi rồi, nhưng chưa dám cưới vợ. Chắc Cha cũng rõ, đời quân nhân không biết sống chết lúc nào, cưới vợ mà không làm tròn bổn phận làm chồng làm cha, thật là hạng đàn ông vô trách nhiệm.

Chàng bỗng cười, giọng cười chua chát, xen với nỗi oán giận :

- Như anh tôi, cưới vợ một tháng thì bỏ vợđi theo Cộng Sản để làm người hùng. Tội nghiệp chị dâu tôi bỏ phí một đời xuân sắc vì ảnh. Càng thương xót chị dâu, tôi càng oán giận anh tôi và cũng không muốn cưới vợ.

Mười mấy năm qua Duy Quang thấy hình ảnh của Lê Thanh trên báo. Lê Thanh nổi tiếng là một quân nhân can trường từ khi còn mang cấp bậc Thiếu Úy, mà binh sĩ gọi là Napoléon Việt Nam. Đến khi thăng cấp bậc Tá, đến Tướng, báo chí ca ngợi luôn, nhân dân ai cũng nghe biết. Duy Quang lại còn nghe Thu Vân và Vân Trường kể về Lê Thanh, nên lòng vốn có sẵn cảm tình.

Bữa nay đàm đạo với vị tướng trẻ này, chàng càng kính phục, ngưỡng mộ, đâm tiếc rẽ Lê Thy đã chọn lầm đường. Nếu muốn làm người hùng thì như Lê Thanh mới đúng là đường đường một vị anh hùng. Phải chi Thy là Thanh thì cuộc đời của Thu Vân đẹp biết mấy ?

Tại sao khi xưa Thu Vân không yêu Thanh, lại yêu Thy ? Gương mặt hai anh em họ không khác nhau, xui chi Thu Vân lại chọn Thy làm chồng để khổ một đời ?

Ôi chẳng qua định mệnh của nàng ! Định mệnh của một người đàn bà Việt Nam không thể đổi thay. Chứ như trong xã hội Âu Mỹ, Thy bỏđi rồi Thu Vân có thể kết hôn với người khác, ngay cả với Thanh.

Lòng chàng vụt se lại khi nghĩ rằng trong xã hội này còn hàng triệu người đàn bà sống đời cô phụ để nuôi con, như Thu Vân. Họ can đảm chấp nhận số phận hẩm hiu của mình mà không một lời than van, thật đáng thương !

- Thưa Cha, nghe nói Cha tu học ở Bỉ ?

Câu hỏi của Thanh làm Duy Quang giật mình. Chàng ngớ ngẩn một lúc mới trả lời :

- Phải ! Tôi ở Bỉ 10 năm.

- Chắc Cha đã viếng nhiều nước Âu Châu ?

- Vâng ! Sự qua lại các nước Âu Châu dễ dàng và không mắc lắm, nên phần đông sinh viên mình hay đi đó đi đây trong các dịp nghỉ học. Riêng tôi, hồi còn học ở Bỉ, ngoài những dịp đi du lịch, còn phải đi nơi khác để lo đạo vụ, nên hầu hết các nước Âu Châu tôi đã đi qua, ngoại trừ các quốc gia cộng sản.

Lê Thanh chép miệng nói :

- Ước gì có hoà bình để tôi được dịp đi Âu Châu một lần. Tôi rất thích đi du lịch đây đó.

Vị Thiếu Tá xen vào :

- Mình muốn có hoà bình, nhưng phe Cộng không ngừng tấn công, mặc dù chúng ký kết đủ thứ. Chẳng bao giờ có hoà bình ! Ngoại trừ ta giao miền Nam cho chúng và khi đó hoà bình sẽ biến cả xứ Việt Nam thành địa ngục !

Lê Thanh thở dài :

- Khổ một điều là thế giới tự do không biết rõ điều đó. Đâu đâu cũng biểu tình chống Mỹ, ngay cả dân Mỹ ! Hiệp định Paris thì thiệt thòi về phía chính phủ mình. Tôi chỉ sợ một ngày gần đây Mỹ không giữđiều cam kết với miền Nam, bỏ rơi chúng ta, không giúp khí giới đạn dược nữa, thì dù quân lực của ta có mạnh thế mấy cũng buông tay cho Cộng Sản tràn vào.

Duy Quang nói :

- Hồ Chí Minh là con người quá nhiều tham vọng, khiến cho hai miền Nam Bắc khốn khổ vì chiến tranh đã 30 năm. Xem như, trên thế giới có nước Đức và Đại Hàn cũng chia đôi, nhưng người ta ở yên, ai có phần đất người đó, không xâm phạm nhau, dù rằng…

Đang khi Duy Quang nói, bỗng có tiếng chân ngoài ngõ. Mọi người đoán là vị bác sĩ tới nơi. Lê Thanh bước ra cửa đón ông ta và đưa lên lầu.

Thu Vân vẫn còn nằm thiêm thiếp trên giường. Vị bác sĩ chẩn mạch, lấy nhiệt độ, rồi tiêm cho nàng mũi thuốc. Ông ta trao cho Vân Trường một hộp thuốc, rồi căn dặn :

- Trước mỗi bữa ăn cậu nên cho mẹ cậu uống một viên. Nhớ là chỉ cho những thức ăn nhẹ, khi nào hết sốt thì ngưng thuốc.

- Con sẽ không quên lời bác sĩ dặn.

Lê Thanh hỏi :

- Bệnh chịấy có trầm trọng không hỡ bác sĩ ?

- Bà ấy bị kiệt sức vì lo việc mấy hôm, lại thêm sầu hận khí uất dồn lên, gây nóng sốt. Chỉ cần an nghỉ vài hôm, sức khoẻ sẽ trở lại bình thường.

Vân Trường vẫn không an tâm :

- Khi xưa anh con chết, mẹ con đau nặng cả tháng. Con sợ lần này càng đau nặng hơn.

Không ai hay biết Duy Quang có mặt nơi đó từ lúc nào thình lình giọng nói trầm trầm của chàng vang lên :

- Cô ấy bị khổđau dồn dập trong đời, sợ khủng hoảng đến thần kinh, bác sĩ nghĩ sao ?

Lê Thanh nhớ lại lúc nãy chị dâu không nhận ra mình, nên hỏi giọng lo âu :

- Bác sĩ nghĩ thế nào về những lo lắng của Cha ?

Vị bác sĩ suy nghĩ một lúc, đáp :

- Cũng có thể người bị nhiều đau khổ trên đời, khi thêm một đau buồn mới họ không bịảnh hưởng nặng nề bằng người chưa gặp bất hạnh.

Vừa thu xếp vali nghề nghiệp, ông ta vừa nói thêm :

- Dù sao tôi không dám nói trước với quí vịđiều gì. Chờ khi bà ấy tỉnh lại, hết sốt, xem phản ứng thế nào mới biết được. Tôi sẽ trở lại thăm bà ngày mai, nếu có điều gì trầm trọng quí vị có thể gọi tôi tới ngay.

- Cám ơn bác sĩ.

Cả Lê Thanh và Duy Quang cùng đưa vị bác sĩ xuống lầu. Lê Thanh mời ông ta ngồi lại uống trà, nhưng ông ta từ chối. Đúng vào lúc ấy ông Trần Văn cũng về đến nhà. Ông hỏi thăm vị bác sĩ bệnh trạng của Thu Vân rồi tiễn ông ta ra ngõ. Khi trở vào ông mới thấy Duy Quang, nên mừng rỡ hỏi :

- Cha xuống đây từ lúc nào ?

Tôi và Vân Trường đi chuyến xe từ sáng sớm, nhưng không may xe bị trục trặc giữa đường, thành ra lúc tới nơi trong nhà không còn ai. Chúng tôi liền đi thẳng đến nhà thờ, song người đông nghịt, chưa đến được chỗ Cha xứ làm tang lễ chúng tôi gặp ôngTrung Tướng bế Thu Vân đi ra. Thế là chúng tôi theo ông Trung Tướng vềđây.

- À, hoá ra thằng Vân Trường cũng đã vềđây rồi. Nó đâu ?

- Thưa bác, nó trên lầu, trong phòng của mẹ nó.

Lê Thanh trả lời thay cho Duy Quang. Ông Trần Văn chợt thấy có mặt vị Thiếu Tá không quen, nên mời mọi người ngồi, rồi nói :

- Vợ tôi chết, người làm cũng chết, con gái bịđau, trong nhà không còn ai để nấu nước pha cà phê cho khách. Quí vị ngồi đây, chờ tôi vào bếp đun nước sẽ trở lại ngay.

Lê Thanh đứng lên nói :

- Xin Bác để cháu làm việc ấy cho. Từ thuở nhỏ cháu vẫn quen làm việc trong nhà. Trong quân đội cũng phải biết làm mọi việc.

Vị Thiếu tá vội vàng dành :

- Xin Trung Tướng cho phép tôi làm thay việc này. Trung Tướng nên ngồi đây trò chuyện với ông Hiệu Trưởng và Cha. Tôi chắc quí vị có nhiều điều cần nói với nhau.

Lê Thanh lắc đầu, nghiêm giọng nói :

- Ởđây ông Thiếu Tá là khách, còn tôi là người nhà. Lúc nào trong quân ngũ ông sẽ làm thay tôi vậy !

Vị Thiếu Tá không dám cãi lệnh, vội ngồi xuống ghế. Lê Thanh đi vào nhà bếp. Ông Trần Văn hỏi Duy Quang :

- Bao giờ Cha sẽ trở về Saigon ?

- Tôi chờ xem Thu Vân tỉnh dậy xem sao ? Nếu bệnh cô ấy không có gì trầm trọng tôi sẽ trở về Saigon chiều nay.

- Nếu có thể, mong Cha lưu lại đây vài hôm. Tôi đang buồn khổ quá, rất cần Cha ở lại cầu nguyện cho, nhất là Thu Vân.

- Nếu ông Hiệu Trưởng muốn thế, tôi cần điện thoại về Saigon xin phép Bề trên.

- Cám ơn Cha nhiều.

Khi ấy Lê Thanh trở ra với bốn tách cà phê, nói :

- Nhà binh pha cà phê chắc không ngon, xin quí vị miễn chấp.

Đồng hồ trên vách đổ 12 tiếng, ông Trần Văn giật mình kêu lên :

- Chao ôi ! Giờ này đã đúng ngọ rồi, là giờăn, chớ nào phải là giờ cà phê. Đầu óc tôi bây giờ không còn nhớ gì nữa ! Tôi xin mời Cha, cháu Thanh và ông Thiếu tá ra nhà hàng dùng cơm với tôi vậy.

Lê Thanh cung kính nói : -Cháu xin phép mời Bác và Cha bữa nay. -Nếu cháu có lòng mời, xin đưa dùm Cha đi ăn trưa thay

bác. Nói thật hiện giờ bác không ăn được.

Không riêng gì ông Trần Văn, Duy Quang cũng không thấy đói. Trước cái chết thảm của mấy chục dân vô tội, khiến cho hàng trăm người khóc lóc đau thương mà chàng chứng kiến nơi nghĩa trang sáng này, làm chàng buồn bực không

muốn ăn uống gì nữa !

Chàng nói :

- Thật tình hiện giờ tôi chưa thấy đói, xin ông Hiệu

Trưởng và ông Trung Tướng đừng bận lòng vì tôi.

Lê Thanh thừa hiểu tâm trạng mọi người nên không nài ép. Chàng đứng lên từ giã :

- Cháu xin phép bác về nhà mẹ cháu một lúc. Chiều nay

cháu sẽ trở lại thăm chị dâu.

Lê Thanh bắt tay Cha Duy Quang, nói :

- Nếu Cha còn ở lại, tôi sẽ gặp lại Cha chiều nay.

- Rất hân hạnh cho tôi được chuyện trò với Trung Tướng.

Cả Duy Quang và ông Trần Văn cùng tiễn đưa hai vị

tướng, tá ra ngõ. Ông Trần Văn nói cám ơn trước khi chia tay :

- Cảm tạ quí vịđã đến dự tang lễ của nhà tôi. Tha lỗi cho tôi về sự tiếp đãi thiếu sót. À, do đâu quí vị biết tin này kịp thời ?

Lê Thanh đáp :

- Trong quân đội tin tức đươc loan nhanh. Tiếng nổ vừa phát ra thì cháu đã nhận được điện thoại của Tỉnh Trưởng báo cáo mọi sự và cho biết tên các nạn nhân. Cháu nghe tên bác gái, liền dàn xếp công vụ để hôm nay có thể về Mỹ Tho tham dự tang lễ. Sáng mai cháu phải trở lại Bộ Tư Lệnh.

Ông Trần Văn gục gật đầu :

- À thì ra Trung Tướng nhận được tin từ ông Tỉnh Trưởng.

Mọi người đã ra đến lộ. Ông Trung Úy và ông Hạ Sĩđã chờ sẵn nơi đó. Thấy cao cấp đi ra họ vội vàng chào theo quân cách một cách nghiêm chỉnh, rồi ông Hạ Sĩ nhảy lên xe làm tài xế, viên Trung Úy mở cửa.

Lê Thanh oai vệ bước lên xe ngồi phía trước. Vị Thiếu Tá và quan Trung Úy ngồi băng sau. Vị Thiếu Tá là phụ tá của Lê Thanh, còn Trung Úy là cận vệ.

Xe chạy vút đi, ông Trần Văn và Duy Quang vẫn còn đứng một chỗ trông theo. Cả hai cùng nghĩ về Lê Thanh, một con người khã ái, nhưng không kém vẻ uy nghi của một nhà tướng. Cả hai tuy không nói ra, song cùng một ao ước : « Phải chi, Thy là người ấy ».

Ông Trần Văn chợt kể :

- Cùng một Cha một mẹ mà hai anh em họ tánh tình khác biệt. Lê Thanh rất chí hiếu, ngày nay dù làm Tướng, tư lệnh vùng 4 1 oai quyền một cõi, mà đối với mẹ lúc nào cũng một lòng yêu kính. Không lập gia đình, nên Thanh có tiền giúp mẹ sữa sang cửa tiệm ngày nay khá đồ sộ, lại còn xây thêm căn nhà cạnh tiệm buôn cho mẹ có chỗở. Khi trước chị sui tôi buôn bán và sinh sống trong cửa tiệm tạp hoá chật hẹp. Ngày nay nhờ có Lê Thanh mà có chỗở tươm tất, buôn bán phát đạt, hãnh diện với làng xóm. Tánh nó rất thương bà con xa gần, ai nghèo nó giúp tiền bạc. Nghe nói binh sĩ dưới trướng nó cũng đối đãi như vậy. Thật là một người đáng trọng.

- Tôi thường nghe Thu Vân và Vân Trường kẻ về tướng Thanh. Lần này gặp ông ấy tôi rất cảm tình và ngưỡng phục một vị anh hùng.

- Nó rất thương quí Thu Vân và Vân Trường. Mấy năm sau này cung cấp cho cháu tiền học, mua sách vở quần áo…

- Điều này tôi cũng biết.

- Thằng Thy có vợ mà không biết trách nhiệm, theo bọn Cộng Sản giết hại đồng bào.

Nói đến đó ông vụt nhớ đến cái chết của vợ, nước mắt ứa ra. Ông lẳng lặng quay gót vào nhà. Duy Quang đi theo sau lưng không nói gì thêm.

Vân Trường bây giờ mới nghe tiếng ông ngoại, vội vàng chạy xuống lầu ôm ông ngoại, nghẹn ngào:

- Tội nghiệp bà ngoại con…

Ông Trần Văn ôm cháu, an ủi:

- Thôi, cháu chớ khóc nữa! Con người ai cũng một lần chết.

Ông cố gắng nói được mấy tiếng, cỗ họng nghẹn lại, không nói thêm được nữa. Một lúc ông buông Vân Trường ra, hỏi:

- Mẹ con thế nào?

- Mẹ còn ngủ. Có lẽ nhờ mũi thuốc bác sĩ tiêm lúc nãy, nhiệt độ trong người mẹđã hạ, mẹ ngủ yên. Con muốn nấu ít cháo, chờ khi mẹ thức cho mẹăn.

- Phải đó! Con chăm sóc mẹ thay cho ông ngoại nhé? Ông không còn sức nữa.

Duy Quang biết ông Trần Văn đã mệt sức lắm, không thể chịu đựng lâu hơn nữa nên khuyên:

- Ông Hiệu Trưởng nên vào tư phòng nghỉ một lúc, tôi sẽ lo cho Thu Vân, xin ông an lòng.

- Cám ơn Cha nhiều. Tôi thật vô lễ, không hầu tiếp Cha tươm tất…

Duy Quang ngắt lời:

- Xin ông chớ bận lòng vì tôi. Tôi đến đây với tư cách một Linh Mục giúp đỡ tín đồ, chớ không là khách.

- Cám ơn Cha, nếu thế tôi xin phép về phòng riêng nghỉ một lúc.

Sau câu nói ông cúi đầu chào Duy Quang rồi bước đi. Vân Trường chợt nhỏ giọng:

- Cha có thể giúp con trông mẹ con một lúc? Con vào bếp nấu cháo cho mẹ.

Duy Quang gật đầu ưng thuận, nhẹ bước lên lầu.

Chàng vào phòng thấy Thu Vân vẫn ngủ yên, nên ngồi trên ghế bên cạnh giuờng, hai tay chấp trước ngực, mắt nhắm lại, miệng lâm râm nguyện cầu…

Lời cầu nguyện vừa dứt, chàng mở mắt ra, chợt thấy Thu Vân đang nhìn mình chăm chăm. Duy Quang chưa kịp lên tiếng, nàng đã hỏi:

- Cha xuống đây từ bao giờ?

- Tôi theo Vân Trường đến đây từ sáng, nhưng chúng tôi đến trễ nên không kịp dự tang lễ.

Nghe Duy Quang nhắc đến tang lễ, Thu Vân giật mình không hiểu sao mình nằm ở nhà, ngồi bật dậy, ngơ ngác hỏi:

- Vì sao con nằm đây?

- Cô bị ngất xỉu, ông Trung Tướng đưa cô vềđây. Hiện ông Trung Tướng đã về nhà của mẹ chồng cô. Còn ông Hiệu Trưởng đang nghỉở tư phòng dưới nhà. Cô thấy trong người thế nào?

Thu Vân không đáp câu hỏi của Duy Quang, nói giọng buồn thiu:

- Mẹ chết, cha già sống bơ vơ một mình. Chắc là con phải trở vềđây sống với cha già. Ngặt một điều Vân Trường năm nay đã vào Đại Học, nếu con vềđây nó ở Saigon một mình, không biết lo thân được không?

Nghe nàng nói chuyện tỉnh táo, Duy Quang mừng lắm, ngọt ngào bảo:

- Việc học của Vân Trường thì tôi đang lo xin học bổng cho nó. Nếu được chính phủ chấp thuận, nó có thể rời Việt Nam mùa Thu này. Cô không phải lo nữa!

- Xin học bổng đi du học đâu phải dễ, thưa Cha?

- Ví như nó không được học bổng đi du học thì vẫn có thể học ở Saigon. Tôi còn đó để lo cho nó, xin cô an lòng. Tôi chỉ mong cô dẹp nỗi ưu phiền để không hủy hại sức khoẻ.

Thu Vân nói giọng uất nghẹn:

- Làm sao hết buồn, làm sao thôi hận hỡ Cha? Con là con người phàm tục, không có lòng vị tha vô biên của Chúa, nên không thể không oán hận Cộng Sản dã man, trong đó có chồng con, đã giết con của con, mẹ của con và bao nhiêu đồng bào vô tội khác. Phải chăng họ là quỷ Satan?

Duy Quang thở dài.

Lần này chàng không biết nói thế nào để bào chữa tội lỗi của Thy và đồng bọn hầu làm nhẹ nỗi oán hận trong lòng Thu Vân? Chàng cúi mặt lặng thinh, chốc chốc lại thở ra.

Thu Vân thấy chàng cứ mãi thở ra, cười nhẹ, giọng cay đắng:

- Chắc là Cha không tìm ra lý lẽ để gỡ tội cho họ phải không? Vì sao Trời và Chúa làm ngơ trước hành động vô nhân của bọ Cộng Sản? Nói thật với Cha là con không tin ở Trời và ở Chúa nữa!

Duy Quang hoảng hốt, kêu lên:

- Thu Vân! Tôi van cô! Chớ nên xúc phạm tới Đấng thiêng liêng! Thượng Dế vốn công bình, kẻ làm tội ác sẽ bị xét xử sau khi chết.

- Vì sao Thượng Đế không xét xử ngay khi họ còn sống? Tại sao Thượng Đế không khiến cho họ chết để tránh tai hoạ cho người lành?

- Vì Ngài thương yêu nhân loại. Từ đứa trẻ lọt lòng mẹ Ngài đã cho nó cái quyền sống tự do trên thế gian, thì đương nhiên Ngài không lấy cái quyền đã cho.

- Nếu Ngài đã cho nhân loại cái quyền tư do sống, tại sao Ngài tạo ra kẻ ác để hủy diệt quyền sống của người lành?

Duy Quang lắc đầu, cười nhỏ:

- Thượng Đế không tạo ra kẻ ác! Đứa trẻ lọt lòng mẹ do Ngài tạo ra vốn vô tư và hồn nhiên. Từđó Ngài cho nó có quyền sống trên thế gian. Vậy khi lớn lên nó trở thành người tốt hay người xấu là do ảnh hưởng của những người chung quanh nó và xã hội nó sống. Đương nhiên Thượng Đế không xen xỏ vào việc của loài người trong thời gian sống trên thế gian. Nhưng con người đã lạm dụng quyền tự do ấy làm những điều tàn ác, chém giết thù ngịch nhau, khiến cho Thượng Đế phải gửi Đấng Christ đến thế gian để nhắc nhỡ răn dạy người đời phải sống hoà bình, thương yêu lẫn nhau. Xem thế Thượng Đế muốn nhân loại là người hiền, người tốt. Những kẻ tàn ác vì họ không nghe lời răn của Chúa.

Duy Quang ngừng nói, liếc mắt quan sát Thu Vân, thấy nàng có vẻ xúc động, chàng tiếp:

- Cộng Sản chủ trương vô thần, bài trừ tín ngưỡng, xem thường lời răn của Chúa, đả kích Thánh Kinh…Đó là nguyên nhân tại sao họ dám làm những việc hung bạo. Nhưng cô hãy an lòng! Trên thế gian này kẻ làm ác sẽ gặp điều dữ. Bởi Chúa Jesus chẳng đã từng nói với môn đồ: “Ai gieo giống chi, sẽ gặt giống đó” hay sao? Không ai gieo hạt dẽ mà có được trái táo bao giờ!

Những lơi phân giải của Duy Quang giúp Thu Vân an định tâm thần, niềm tin ở Chúa như lấy lại được. Nàng nói giọng ân hận:

- Con thật có tội! Con xấu hổ quá!

Nàng nói mà hai tay ôm mặt khóc sướt mướt. Duy Quang không biết vỗ về ra sao, bước tới ngồi bên bệ giuờng, nhỏ nhẹ:

- Thu Vân, đừng khóc nữa! Nào cô có tội lỗi gì đâu? Cô là con chiên đáng thương của Chúa.

Thu Vân nghe nói càng hổ thẹn, khóc to hơn. Duy Quang bối rối, không biết làm thế nào cho nàng nín, quàng tay ôm nàng, nài nỉ:

- Tôi van cô! Đừng khóc nữa! Nước mắt cô làm não lòng tôi, tôi đau lòng khi thấy cô khóc.

Trong một phút giây không kềm chế, chàng đã thố lộ tâm tình, con tim cũng vì thế mà bị xao động, khiến cho giọng nói của chàng lệch lạc run run.

Thu Vân nín khóc, nhưng hai tay vẫn ôm mặt, mắt vẫn khép kín. Nàng sợ phải nhìn thấy chiếc áo đen chàng đang mặc. Chiếc áo ấy là thành trì, là biên giới, ngăn cách giữa hai người. Chiếc áo ấy cấm ngặt con tim nàng giao động, không cho nàng ước mơ, buộc nàng phải luôn luôn kính trọng người đàn ông trước mắt.

Nàng không muốn nhìn thấy sự thật trong lúc này.

Duy Quang xiết nàng trong vòng tay, mắt nhắm lại để nghe con tim xao xuyến và tình yêu giấu kín tận đáy lòng, được một lần bay cao.

Thời gian như ngừng trôi, vũ trụ như thu hẹp trong gian phòng này, cho hai kẻ yêu nhau được hưởng trọn vẹn một giây hạnh phúc.

Và “giây hạnh phúc” ấy chấm dứt, Duy Quang buông nàng ra, trở lại ngồi xuống ghế.

Không! Chàng không có quyền tiến thêm bước nữa, tình yêu này phải dừng lại đó.

Chàng đã chọn cuộc đời theo tiếng gọi thiêng liêng, một cuộc đời vĩnh cửu trong nước Chúa. Chàng không thể hy sinh, không thể từ bỏ cuộc đời cao quí đã chọn, dù chàng có yêu nàng thế mấy chăng nữa.

Số phận của cả hai đã thế rồi! Mỗi người đã có sẵn một con đường.

Cả hai đều biết rõ: “họ không thể yêu nhau!”.

Thu Vân vụt buông hai tay ra, mở choàng đôi mắt nhìn Duy Quang. Duy Quang cốđè nén tâm tình, nhưng khi bắt gặp ánh mắt của nàng, chàng bỗng nghe toàn thân bủn rủn, nghị lực không còn, toan thốt lên:

“-Em yêu quí của anh! Anh yêu em! Anh sẽ bỏ cuộc đời tu sĩđể sống cho em, cho tình yêu của chúng mình”.

Cũng may, miệng chàng đã há ra, nhưng âm thanh không thốt lên được. Vừa lúc ấy có tiếng chân bước lên cầu thang và Vân Trường hiện ra trước cửa buồng, hai tay bưng cái khay có tô cháo nóng, khói bay nghi ngút.

Duy Quang như người chết đuối gặp bè trôi tới, mừng rỡ đứng lên đón Vân Trường:

- Con đến đúng lúc lắm! Mẹ con vừa tỉnh thức, rất cần được ăn để lấy lại sức.

Sự thật Duy Quang cũng biết rằng chàng cũng vừa tỉnh thức, chính chàng rất cần được ăn, mà thức ăn ấy là lời Chúa.

Trong lúc này chàng rất cần thức ăn thiêng liêng ấy để đủ nghị lực tiếp tục sống đời tu sĩ.
--------------------------------
1 Miền Nam chia làm bốn vùng. Mỗi vùng có nhiều tỉnh, do một vị Tướng giữ chức Tư Lệnh trông coi. Vùng 4 thuộc các tỉnh miền Tây Nam phần. Bộ Tư lệnh đặt tại Cần Thơ, cách Mỹ Tho khoảng 100km và Saigon khoảng 200km.