Elon Musk đang lấy một trang từ cuốn sách của Donald Trump: Phần I





Hình ảnh tài khoản Twitter của tỷ phú Elon Musk. (Ảnh: Pavlo Gonchar/LightRocket/Getty Images)

Trước sự tàn phá to lớn của phe cánh tả Hoa Kỳ, tỷ phú Elon Musk đang trong quá trình mua lại Twitter. Đây có phải là một hành động ngẫu nhiên - mặc dù rất đáng ngạc nhiên - của ông? Hay đó là sự khởi đầu của một điều gì đó hoàn toàn bất ngờ, giống như việc cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào hồi tháng 6/2015?

Việc tỷ phú Elon Musk mua lại gã khổng lồ truyền thông xã hội Twitter có thể chỉ là bước khởi đầu cho hoạt động công ích của ông tại Hoa Kỳ.


Chung ta hãy xem xét vấn đề này một cách chi tiết, bắt đầu bằng một bản tóm tắt về lời đề nghị mua lại Twitter của Elon Musk, nguyên nhân phe cánh tả lại tỏ ra mơ hồ về nó và những điều ông ấy đã tiết lộ về Twitter trong suốt chặng đường. Sau đó, trong phần thứ hai của loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét đâu là động lực thực sự của Elon Musk, cũng như kế hoạch dài hạn của ông.

Ưu đãi không ràng buộc của Musk để mua trên Twitter

Kể từ khi Musk đề nghị mua toàn bộ cổ phiếu của Twitter vào ngày 13/4, ông đã vượt qua một cơn bão chỉ trích từ phe cánh tả. Lời đề nghị trị giá 41,4 tỷ USD của ông đã gây sốc cho các tài khoản Twitter blue-check (“đã được xác minh”), vốn bị chi phối bởi các cá nhân thuộc phe cánh tả cấp tiến, bao gồm những người nổi tiếng Hollywood, các chính trị gia Đảng Dân chủ, các nhân vật truyền thông kế thừa, học giả và những người khác.

Ví dụ, nhà bình luận truyền thông Max Boot đã tweet vào ngày 14/4: “Tôi sợ hãi trước những tác động tiềm năng đến xã hội và chính trị nếu Elon Musk mua lại Twitter. Ông ấy tin rằng trên nền tảng mạng xã hội, mọi thứ đều có thể xảy ra. Để nền dân chủ tồn tại, chúng ta cần tiết chế nội dung nhiều hơn, chứ không phải ít hơn”.



Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk tham dự sự kiện sản xuất tại Tesla’s “Gigafactory” ở Berlin vào ngày 22/3/2022. (Ảnh: Patrick Pleul/ Getty Images)

Những chiếc tích xanh đang chịu đựng sự tra tấn của Musk khi ông tiết lộ Twitter như một phiên bản hiện đại của “Bộ sự thật” của nhà văn George Orwell, mà nó đã hình thành trong hơn 6 năm qua. Các làn sóng chấn động bắt đầu với đoạn trích này từ Phụ lục B trong hồ sơ của ông trước Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (nhấn mạnh thêm):

“Tôi đã đầu tư vào Twitter vì tôi tin vào tiềm năng của nó để trở thành nền tảng cho tự do ngôn luận trên phạm vi toàn cầu, và tôi tin rằng tự do ngôn luận là một mệnh lệnh xã hội đối với một nền dân chủ đang hoạt động. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện khoản đầu tư của mình, tôi nhận ra rằng công ty sẽ không phát triển vững mạnh cũng như không phục vụ mệnh lệnh xã hội với hình thức như hiện tại. Twitter cần được chuyển đổi thành một công ty tư nhân".

Bất kỳ ai quen thuộc với Twitter trong những năm gần đây đều biết rõ rằng các thuật toán của nó được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn tự do ngôn luận — đặc biệt là từ ngữ có tính chất chính trị — đi chệch khỏi câu chuyện của phe cánh tả/Dân chủ/toàn cầu. Mặt khác, điều này có thể tạo ra một luồng truyền thông trên Twitter để củng cố các bài tường thuật của phe cánh tả, vì 24,6% tài khoản Twitter có tích xanh là do các nhà báo nắm giữ.

Hàng nghìn tài khoản Twitter đã bị khóa tài khoản hoặc bị đình chỉ khi đề cập đến các vấn đề như: tiêm vaccine ngừa COVID, quy định về vaccine, quy định về khẩu trang, gian lận bầu cử năm 2020, trí tuệ của Tổng thống Joe Biden, chứng phiền muộn tình dục (chủ nghĩa chuyển đổi giới tính) và một loạt các chủ đề khác.

Ví dụ: Twitter đã đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump - tài khoản có 88 triệu người theo dõi! - vào ngày 8/1/2021. Và chính sự tồn tại của các thuật toán Twitter đó đã ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của nhiều người bất đồng chính kiến, những người không muốn tài khoản của họ bị đình chỉ.

Twitter đã trở thành một yếu tố thiết yếu trong nỗ lực không ngừng của phe cánh tả nhằm kiểm soát 'câu chuyện' chính trị ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới bằng cách ngăn chặn các bài phát biểu đi chệch khỏi các bài tường thuật của nó. Đồng thời, nền tảng này trước đó cũng tuyên truyền các bài phát biểu đã được phê duyệt nhằm nâng cao tầm quan trọng của Twitter. Đây được coi như một tấm 'kim bài' chiến thuật trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự của Đảng Dân chủ. Elon Musk đang dần tiết lộ những điều này — và còn nhiều hơn thế nữa.

Chống tự do ngôn luận

Twitter không ủng hộ Tu chính án thứ nhất, nhưng công ty được hưởng các biện pháp bảo vệ theo Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), bảo vệ các nền tảng trực tuyến như Twitter khỏi trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào được đăng tải qua dịch vụ của họ.

Mục 230 không nhằm mục đích hạn chế ngôn luận chính trị, nó nhằm "ngăn chặn và lọc các công nghệ, trao quyền cho các bậc phụ huynh trong việc chế con cái họ truy cập vào các nội dung trực tuyến phản cảm hoặc không phù hợp", theo Trường Luật Cornell.

Điều 230 được ban hành năm 1996 và là một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Điều 230 bảo vệ bất kỳ trang web hoặc dịch vụ nào lưu trữ nội dung - như phần bình luận của các trang tin tức, dịch vụ video của Youtube, các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Twitter - khỏi các vụ kiện về nội dung được đăng lên bởi người dùng. Tuy nhiên, đạo luật này không bảo vệ việc vi phạm bản quyền hoặc một số loại hành vi tội phạm, đặc biệt, các nội dung khiêu dâm. Người dùng đăng nội dung bất hợp pháp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Twitter tuyên bố không phải là nhà cung cấp nội dung. Tuy nhiên, nó đã bỏ qua các biện pháp bảo vệ Mục 230 để hạn chế nội dung chính trị được đăng tải vi phạm các quy tắc tư tưởng cánh tả của nó. Vô hình trung điều này đã biến nó thành nhà cung cấp nội dung trên thực tế.

Trở lại thời điểm tháng 3/2022, Musk đã tự mình thực hiện một cuộc thăm dò không chính thức bằng tài khoản Twitter cá nhân. Cuộc thăm dò nhằm mục đích xác định nhận thức của công chúng về việc liệu Twitter với tư cách là một công ty có “tuân thủ nghiêm ngặt” các nguyên tắc về “tự do ngôn luận là điều cần thiết cho một nền dân chủ đang hoạt động hay không”.

Hơn 70% trong số 2 triệu người tham gia cuộc thăm dò đã bỏ phiếu “không”.

Thư rác và các tài khoản giả mạo

Tính đến tháng 10/2021, trong tổng số 1,3 tỷ tài khoản Twitter, chỉ có 330 triệu tài khoản được phân loại là “người dùng tích cực” (tài khoản được truy cập thường xuyên). Theo Xếp hạng Trang web, khoảng 77,75 triệu tài khoản trong số đó đang hoạt động ở Hoa Kỳ.

Twitter đã tuyên bố rằng dưới 5% tài khoản của nó là bot tự động hoặc tài khoản giả mạo. Theo mô tả của trang TechTarget, “bot — viết tắt của robot và còn được gọi là internet bot — là một chương trình máy tính hoạt động như một 'quản lý của người dùng' hoặc để mô phỏng hoạt động của người dùng".

Một người dùng có thể tạo và kiểm soát “mạng bot” gồm hàng nghìn bot trên mạng xã hội như Twitter. Mạng lưới này được sử dụng để gây tác động sai lệch đến ý kiến ​​của người dùng thực và cuối cùng gây ảnh hưởng đến các quyết định chính sách công của Hoa Kỳ.

Các tác nhân nước ngoài cũng có thể sử dụng mạng bot để gây ảnh hưởng xấu đến chính sách công của Hoa Kỳ. Ví dụ, vào tháng 5/2020, Trung tâm Tương tác Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (U.S. State Department’s Global Engagement Center) đã báo cáo rằng, “Trung Quốc đang sử dụng hàng nghìn bot trên Twitter như một phần của chiến dịch thông tin sai lệch nhằm định hướng nước này là nhà tiên phong trong các nỗ lực phục hồi coronavirus toàn cầu thay vì tập trung tìm hiểu về nguồn gốc của đại dịch”.

Và vào tháng 9/2021, một mạng lưới bot tuyên truyền lớn được phát hiện đã quảng bá ĐCS Trung Quốc và nhắm mục tiêu vào người dùng Mỹ trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm Twitter, Facebook và YouTube.

Twitter liên tục tuyên bố sẽ thanh trừng bot và các tài khoản giả mạo. Tuy nhiên, công ty đã không đưa ra bằng chứng công khai ủng hộ tuyên bố của mình.

Định giá công ty



Năm 2020, Twitter nhận được 86% doanh thu từ quảng cáo. Do đó, việc định giá công ty gần như hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng tài khoản đang hoạt động được xác nhận quyền sở hữu theo thời gian — cái gọi là “người dùng hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền”. Twitter đã báo cáo 211 triệu người dùng hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền trong quý 3/2021.

Càng nhiều tài khoản hoạt động, thì nguồn thu nhập từ các nhà quảng cáo trả phí dựa trên số lượng người dùng ​​'nhìn thấy' quảng cáo của họ càng lớn. Giá trị cổ phiếu Twitter giả định càng lớn khi nó đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng tài khoản dự kiến.


Logo Twitter được hiển thị trên điện thoại di động, ở Arlington, Virginia, hôm 27/05/2020. (Ảnh: Olivier Douliery/AFP qua Getty Images)
Lưu ý rằng vốn hóa thị trường của Twitter đạt đỉnh 54,91 tỷ USD vào tháng 6/2021 và đang có xu hướng giảm xuống giá trị hiện tại là 28,5 tỷ USD. Như vậy, Twitter đã mất khoảng 6 tỷ USD kể từ khi Elon Musk bắt đầu mua lại cổ phiếu Twitter vào tháng 1/2022.

Cổ phiếu sẽ được định giá như thế nào nếu người ta xác định rằng, có 30% đến 40% trong số 211 triệu tài khoản người dùng đang hoạt động của nó là bot/giả mạo? Không có gì ngạc nhiên khi các thành viên hội đồng quản trị Twitter đã 'vội vã' chấp nhận lời đề nghị 'béo bở' trị giá 44 tỷ USD của Musk vào ngày 25/4!

Liên kết dưới đây hiển thị danh sách các tài khoản đã bị Twitter đình chỉ/cấm và lý do có chủ đích để làm như vậy.

Tuy nhiên, Musk hiện đang yêu cầu Twitter cung cấp bằng chứng về tỷ lệ bot và tài khoản giả mạo. Theo báo cáo của đài CNBC, ông tin rằng ít nhất 20% tài khoản người dùng Twitter — và có thể nhiều hơn nữa — là tài khoản giả mạo hoặc spam. Rất có thể Elon đã nhận định đúng về điều đó. Vì một cuộc kiểm tra tài khoản Twitter gần đây của công ty phần mềm SparkToro đã phát hiện ra rằng, gần một nửa trong số 22 triệu người theo dõi Twitter của ông Biden là giả mạo.

Elon Musk đã nói rằng thương vụ thâu tóm Twitter sẽ “tạm thời dừng lại” hôm 13/5 trong lúc ông chờ dữ liệu về tỷ lệ tài khoản giả mạo trên mạng xã hội này để xác định giá trị thực của Twitter và điều chỉnh lại giá thầu của mình khi số tài khoản đang hoạt động thực sự được công bố.

Tài khoản bị đình chỉ

Khi Twitter cấm hoặc "đình chỉ vĩnh viễn" một tài khoản, tài khoản đó vẫn có thể truy cập được bởi cá nhân người dùng, nhưng tất cả các chức năng của Twitter đều bị vô hiệu hóa. Do đó, các tài khoản bị tạm ngưng vẫn ở "trong hệ thống".

Các tài khoản bị tạm ngưng có được coi là tài khoản người dùng đang hoạt động với mục đích kiếm tiền không?

Ban giám đốc Twitter biết gì về những vấn đề này, và họ biết về chúng khi nào?

Danh sách được đề cập ở trên có thể tăng lên theo thời gian khi Musk tiết lộ nhiều hơn về những gì đang diễn ra ở Twitter.

Kết luận

Elon Musk rõ ràng đã khiến phe cánh tả Hoa Kỳ 'xù lông' thông qua lời đề nghị mua lại Twitter và khôi phục công ty theo các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận. Một Twitter dành cho tất cả mọi người - chứ không chỉ những tiếng nói được Đảng Dân chủ chấp thuận.

Liệu việc mua lại Twitter đang chờ xử lý của Musk có phải chỉ là một trò vui thoáng qua của ông, hay ông còn đang theo đuổi một chương trình dịch vụ công tương tự như của cựu tổng thống Donald Trump?

Phần II của loạt bài này sẽ so sánh sự nghiệp của hai tỷ phú và tiết lộ những điều Elon Musk thực sự có thể đạt được trong lĩnh vực này.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.

Lam Giang
Theo The Epoch Times