Bị bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc, bệnh nhân “chỉ đành chờ chết”





Cách đây vài ngày, một bức thư ngỏ của nhóm bệnh nhân ung thư máu lan truyền nóng trên Weibo cho thấy, sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới trong nước Trung Quốc sản xuất, họ đã bị mắc bệnh bạch cầu. Tờ Epoch Times đã đã phỏng vấn 3 người nói về tình trạng của bản thân hoặc người nhà, trong 3 bệnh nhân đã có người qua đời, có người không có tiền điều trị “chỉ đành đợi chết”.



(Ảnh minh họa: TY Lim/Shutterstock)

Cuộc phỏng vấn của Epoch Times đã hoàn thành vào ngày 30/5. Do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp các nhóm có liên quan, phóng viên đã gọi lại cho người được phỏng vấn vào ngày 10/6. Người được phỏng vấn nói rằng nhóm WeChat mà họ ở trong đó đã bị chặn và yêu cầu kháng nghị liên quan cũng không được hồi đáp. Còn có người được phỏng vấn nói, người ở đồn cảnh sát ngày nào cũng gọi điện, yêu cầu không được lên tiếng trong nhóm, không cho khiếu nại bảo vệ quyền lợi, v.v.


Dốc hết tiền của điều trị bệnh bạch huyết, nhưng chỉ có thể đợi chết

Ông Cung, sống tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nói với Epoch Times rằng ông bắt đầu điều trị từ năm ngoái, đã cạn kiệt tiền của và tình trạng sức khỏe vẫn không tốt. “Hiện giờ trên người tôi chảy rất nhiều máu, tiểu cầu cũng rất thấp. Đôi khi tim tôi đập rất nhanh và đầu rất đau.”

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài NTDTV vào năm ngoái, ông Cung cho biết, sau khi được tiêm phòng vào ngày 8/5/2021, ông luôn cảm thấy không khỏe, đến ngày 20/5, ông bắt đầu cảm thấy buồn nôn, sau đó cổ họng cảm giác bị tắc, không ăn được gì. Sau đó, tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ, đến ngày 20/7, ông bị nôn mửa và ngất xỉu, ngày hôm sau được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu.

Bức thư ngỏ có tựa đề “Thư ngỏ gửi một nhóm người bị nghi ngờ mắc bệnh bạch cầu do tiêm vắc-xin” đã lan truyền trên mạng xã hội Weibo. Tác giả của bức thư ngỏ là các bệnh nhân ung thư máu đến từ hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc.

Nhiều bệnh nhân đã viết trong “Thư ngỏ” rằng sau khi họ được tiêm vắc-xin virus corona mới vào năm 2021, họ có các triệu chứng như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, ho, nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy và khó thở ở các mức độ khác nhau. Sau khi khám, họ đều được chẩn đoán là “Bệnh bạch cầu cấp tính”.

Điểm khác biệt là những người trong “Thư ngỏ” chủ yếu được tiêm vắc-xin Sinovac Biotech, cũng như vắc-xin bất hoạt của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (vắc-xin BBIBP) thuộc Tập đoàn Sinopharm và vắc-xin của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Vũ Hán (WIBP) thuộc tập đoàn Sinopharm, vắc-xin BBIBP do Viện nghiên cứu Sinh phẩm Trường Xuân (Changchun Institute of Biological Products) sản xuất và vắc-xin của Zhifei Biological, v.v. Ông Cung được tiêm vắc-xin “CONVIDECIA” do Công ty CanSino Biologics của Trung Quốc sản xuất.

Ông Cung cho biết: “Tôi không thể ra ngoài làm việc, không có nguồn thu nhập, tôi chỉ có thể nhìn sinh mạng của mình cạn kiệt như thế này mỗi ngày, không có tiền chữa bệnh. Tôi chỉ có thể chờ chết.”

Ông nói với Epoch Times rằng ngoài ông ấy, còn có một người mà ông biết cũng bị ung thư máu sau khi được tiêm vắc-xin “CONVIDECIA” của CanSino.

Không ngờ được việc tiêm phòng sẽ khiến bạn bị bệnh

Cô Doãn, sống ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã được tiêm vắc-xin bất hoạt của Viện Chế phẩm Sinh học Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Sinopharm. Cô xuất hiện các triệu chứng sau mũi tiêm đầu tiên, nhưng cô không để ý. Vào ngày 1/5/2021, sau khi tiêm mũi thứ hai, các triệu chứng của cô trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho B cấp tính.

“Khi tôi tiêm mũi đầu tiên, cũng bị ho nhẹ nhưng tôi không để ý, sau khi tiêm mũi thứ hai, tình trạng bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, ho, tức ngực và khó thở, nhưng cũng không chú ý, chỉ coi như cảm mạo thông thường và uống thuốc: Có ai nghĩ rằng tiêm vắc-xin sẽ bị bệnh.” Ông Trương, một người nắm được tình hình đã kể lại tình hình của cô Doãn.

Ông Trương sau đó nói với Epoch Times: “Điều trị hơn một tháng không khỏi, cứ ho mãi. Sau đó, lưng bắt đầu đau. Đến bệnh viện để kiểm tra thì máu có vấn đề…”

Ông cũng cho biết tại thời điểm kiểm tra, tiểu cầu của cô Doãn là hơn 30. Từ tháng 8 năm ngoái sau khi bắt đầu chẩn đoán, đến tháng 5 năm nay, đã 9 tháng trôi qua. Trong thời gian này, 6 tháng đều là nằm viện. Khi phóng viên Epoch Times gọi điện phỏng vấn, cô Doãn vẫn đang nằm viện điều trị.

Theo “Thư ngỏ”, hầu hết mọi người đều có vấn đề sau hai mũi tiêm, và một số người có triệu chứng sau khi tiêm mũi 1 hoặc mũi 3. Hầu hết mọi người xuất hiện các triệu chứng sau vài ngày tiêm chủng, và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, chủ yếu là 2 loại bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.

Bức thư có đoạn: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng loại vắc-xin virus corona mới được tiêm chủng toàn dân lại gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng như vậy … Chúng tôi phải chấp nhận thực tế này: sau khi được tiêm vắc-xin virus corona mới, chúng tôi thực sự bị bệnh bạch cầu, (và) nó không phải là một trường hợp, chúng tôi là một nhóm.”

Xuất hiện triệu chứng sau khi tiêm mũi thứ 3, qua đời sau một tháng rưỡi

Trong số 3 bệnh nhân được Epoch Times phỏng vấn, đáng tiếc nhất là cô Chung đến từ Thâm Quyến. Cô xuất hiện các triệu chứng một ngày sau khi tiêm mũi thứ 3 của vắc-xin Sinovac, qua kiểm tra và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Một tháng rưỡi sau, hai đứa con nhỏ của cô mất mẹ.

Người nhà của cô Chung nói với Epoch Times: “Cô ấy đã được tiêm phòng vào ngày 8/4, và sau đó xuất hiện các triệu chứng vào ngày 9/4. Cuối cùng cô được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho B. Sự việc xảy ra, và gia đình cô ấy đang khóc lóc khiếu nại nhưng không được. Cô ấy đã 36 tuổi, bỏ lại 2 đứa con nhỏ. Một đứa lên 10 và đứa 4 tuổi.”

Người nắm được tình hình nói rằng cô Chung là một người nội trợ toàn thời gian, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, và các báo cáo khám sức khỏe khác nhau trong 5 năm qua cho thấy cô ấy rất khỏe mạnh. “Chính là sau khi tiêm vắc-xin xong, thì xảy ra phản ứng xấu, sau đó dẫn đến bệnh này (bệnh bạch huyết).”

Cơ thể khỏe mạnh trước khi tiêm phòng

Cả 3 bệnh nhân được Epoch Times phỏng vấn có một điểm chung: trước khi tiêm phòng đều khỏe mạnh. Hai người được hỏi cũng nhấn mạnh rằng không có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu.

Người nhà của bệnh nhân Doãn, nói với Epoch Times rằng cô Doãn “sức khỏe rất tốt” trước khi tiêm vắc-xin và cô đã chăm sóc con ở nhà kể từ khi cô sinh đứa con thứ hai, được 3 tuổi.

“Bác sĩ hỏi nhà cửa có đang sửa sang gì không, có tiếp xúc với formaldehyde không? Tôi nói, cô ấy có con nhỏ ở nhà hàng ngày, làm sao tiếp xúc với formaldehyde?”

Người nhà cô Doãn nói: “Bác sĩ hỏi tiếp, có tiền sử gia đình không mắc bệnh không? Tôi nói, người lớn tuổi trong gia đình đều có sức khỏe tốt, sống khỏe đến 70, 80 tuổi thì làm sao có tiền sử gia đình mắc bệnh.”

Ông Cung, người mắc bệnh bạch cầu, cũng cho biết trước khi tiêm vắc-xin ông rất khỏe mạnh, gia đình không có ai bị ung thư máu. “Có phải do tiêm vắc-xin dẫn đến (bệnh bạch cầu) không, trong lòng tôi biết rất rõ ràng, chính là tiêm vắc-xin CONVIDECIA của CanSino Thiên Tân nên mới mắc bệnh này (bệnh bạch cầu).”

Những người viết “Thư ngỏ” cũng cho biết trước khi tiêm phòng, họ có sức khỏe tốt và không có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền. Nhiều người đã khám sức khỏe và hiến máu trước khi tiêm, ngoài ra họ chưa từng làm công việc liên quan đến phóng xạ, môi trường sống không bị ô nhiễm.

Số lượng bệnh nhân bạch cầu tăng sau khi tiêm chủng

Đáng lo ngại là số lượng các nhóm như vậy ngày càng nhiều. “Thư ngỏ” cho biết, theo thống kê của một số nhóm mà họ tiếp xúc, có hàng trăm người bị ung thư máu. Trong quá trình điều trị y tế, họ cũng nhận thấy số lượng các nhóm tương tự tăng đột biến. Kể từ năm 2021, một lượng lớn bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) đã mô tả cảnh ngộ mà họ gặp phải trên các nền tảng như Weibo, Qingchongchou và Shuidichou.

Người nhà cô Doãn cho biết: “Chỉ cần tìm kiếm ‘vắc-xin’ và ‘bệnh bạch cầu’ trên Douyin (phiên bản Trung Quốc của Tiktok), bạn sẽ thấy có bao nhiêu người mắc bệnh bạch cầu! “

Ông Cung cũng nói với Epoch Times rằng có rất nhiều người mắc bệnh ung thư máu sau khi tiêm vắc-xin trong vòng tròn bạn bè trên mạng xã hội của ông. “Chỉ riêng một nhóm nhỏ ở tỉnh Sơn Đông đã có hơn 300 người, trong đó nam giới chiếm đa số.”

Chính quyền không trả lời chính diện về lo lắng của người dân

Do “Thư ngỏ” và những lời phàn nàn về bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin liên tiếp xuất hiện trên mạng, ngày 27/5, cơ quan phối hợp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh liên ngành của của Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo. Một phóng viên hỏi liệu tiêm vắc-xin virus corona mới có liên quan đến bệnh bạch cầu hay không.

Ông Vương Hoa Khánh (Wang Huaqing), chuyên gia chính về chương trình tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã trả lời rằng để phán đoán phản ứng không tốt của vắc-xin, thì cần cân nhắc đến các yếu tố ở 6 phương diện như thời gian và cường độ liên quan, v.v.

Ông Hứa Thụ Xương, cố vấn chuyên môn của Chính phủ Hồng Kông, nói với tờ HK01 sau cuộc họp báo của ĐCSTQ rằng “không có bằng chứng” nào cho thấy vắc-xin virus corona mới sẽ gây ra bệnh bạch cầu, và (vắc-xin và bệnh bạch cầu) “không liên quan” đến nhau.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng do bị hạn chế bởi việc Hồng Kông thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, nên các tuyên bố của các chuyên gia từ chính quyền Hồng Kông không thể phản ánh tình hình thực tế.

Chuyên gia: Sau khi tiêm vắc-xin, xuất hiện lượng lớn các trường hợp phản ứng không tốt gây bệnh bạch cầu

Phóng viên đã gửi danh sách hơn 1.000 người chịu tác dụng phụ của vắc-xin trong đó có cả 3 bệnh nhân đã được được phỏng vấn cho bà Đổng Vũ Hồng, một chuyên gia nước ngoài, và một nhà virus học châu Âu và nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, để đánh giá.

Bà Đổng Vũ Hồng cho biết, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong một nhà máy dược phẩm, báo cáo này cung cấp thông tin rất chi tiết về nạn nhân (tên, địa chỉ, số điện thoại) và hầu hết tất cả mọi người đều cung cấp tên loại vắc-xin (đa số là vắc-xin của Sinovac và còn có cả những hãng nội địa khác của Trung Quốc), và chẩn đoán bệnh lý mà chỉ bác sĩ mới có thể cung cấp, đáp ứng các yếu tố của báo cáo trường hợp phản ứng không tốt.

Bà cho biết, danh sách nạn nhân của vắc-xin rất đáng tin cậy, thống kê sơ bộ của bà hầu hết là nam giới, độ tuổi trung bình khoảng 30. Trong đó, các bệnh được bác sĩ chẩn đoán nhiều nhất là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.

Trong chương trình “Sức khỏe 1 + 1” của Epoch Times, bà Đổng Vũ Hồng đã phân tích, “Bệnh bạch cầu là kết quả của sự đột biến các gen của tế bào máu, dẫn đến một số lượng lớn các tế bào bất thường tăng sinh, và dần dần thay thế các tế bào tốt trong máu, vậy nên mới được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Đó là lý do tại sao 44% số người báo cáo sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ 2, trung bình 84 ngày được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Thời điểm (trường hợp phản ứng vắc-xin bất lợi) này phù hợp với cơ chế bệnh lý của bệnh bạch cầu.”


(Còn tiếp)

Theo Lâm Thanh, Thường Xuân / Epoch Times