So sánh Windows 11 Home và Pro



Hầu hết mọi hệ điều hành Windows đều có nhiều phiên bản, bao gồm hai phiên bản chính là Home và Professional (hoặc Pro). Hai phiên bản Windows này tồn tại vì chúng nhắm mục tiêu đến các loại người dùng khác nhau với các bộ tính năng riêng biệt.



Nói một cách đơn giản, phiên bản Home được nhắm đến người dùng nói chung và chứa tất cả các tính năng mà người dùng Windows trung bình sẽ cần. Phiên bản Pro được nhắm đến các tổ chức hoặc doanh nghiệp nên đã thêm nhiều tính năng đáp ứng các yêu cầu trong lĩnh vực đó.

Tuy Windows 11 Home và Windows 11 Pro hoạt động gần như giống hệt nhau. Sự khác biệt thực sự giữa cả hai là gì và bạn nên chọn cái nào? (Hình 1)

1-Giống nhau

Cả bản Home và bản Pro đều có thiết kế giống nhau và có các tính năng cơ bản của Windows 11, bao gồm:

Trình duyệt Microsoft Edge.

Microsoft Store.

Snap layouts.

Desktop, Taskbar và Start menu mới.

Microsoft Teams.

Hỗ trợ màn hình cảm ứng, bút và điều khiển bằng giọng nói.

Auto HDR: Cho phép chuyển đổi hình ảnh dải động tiêu chuẩn sang HDR để xem tốt hơn.

Widgets.

Chơi game: Cả hai phiên bản đều cung cấp hiệu suất và game giống nhau, bao gồm Xbox Game Bar và Game Mode.

Device encryption.

Find my device: Theo dõi các thiết bị, bao gồm cả bút kỹ thuật số.

Firewall and network protection.

Internet protection.


Parental controls and protection: Giúp phụ huynh quản lý thời gian sử dụng, giới hạn quyền truy cập vào nội dung dành cho người lớn và kiểm soát việc mua hàng trực tuyến của trẻ em (bao gồm Kids Mode trong Microsoft Edge). (Hình 2)

Secure boot: Ngăn chặn các nhu liệu độc hại và hệ điều hành không được phép chạy trong quá trình khởi động hệ thống.


Windows Hello: Sử dụng nhận dạng khuôn mặt, vân tay hoặc mã PIN để mở khóa thiết bị Windows.

Windows Security.

Ngoài ra còn có hỗ trợ ứng dụng Android thông qua Windows Subsystem dành cho Android, Linux (WSL).

2-Khác nhau

Trước hết, Windows 11 Home cần có kết nối Internet cho quá trình thiết lập. Trong khi người dùng Pro có thể thiết lập Windows 11 bằng tài khoản cục bộ, người dùng Home buộc phải sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập (có một giải pháp không chính thức để bỏ qua yêu cầu này).

Những thành phần chỉ có trong Windows 11 Pro:


BitLocker: Mã hóa phân vùng hoặc toàn bổ ổ cứng, ngăn chặn người khác xem hoặc trích xuất dữ liệu ngay cả khi ổ cứng bị đánh cắp. (Hình 3)

Windows Information Protection (WIP): Bảo vệ chống lại sự cố rò rỉ dữ liệu từ các ứng dụng và dịch vụ: email, mạng xã hội và lưu trữ đám mây…


Group Policy và Kiosk mode: Quản lý và cài đặt hàng loạt máy tính, tài khoản người dùng, máy in, thiết bị chuyên dùng (máy ATM)…

Group Policy Editor: Bật hoặc tắt các chức năng hoặc phần tử cụ thể trong Windows 11 mà không cần thực hiện các thay đổi trong Registry.

Local Users and Groups:
Cho phép quản trị viên tạo máy tính cục bộ và máy tính từ xa ở một nơi.


Mobile Device Management (MDM): Kết nối, quản lý các thiết bị di động.


Hyper-V: Công cụ tích hợp để tạo máy ảo, mô phỏng đầy đủ thiết bị Windows 11 hoàn toàn dựa trên phần mềm.

Windows Sandbox: Giúp tạo ra môi trường desktop tạm thời và cô lập để thử nghiệm các nhu liệu không an toàn mà không cần tạo tạo máy ảo. (Hình 4)


Assigned Access: Cho phép những người dùng khác nhau truy cập vào cùng một thiết bị trên các tài khoản khác nhau, để giữ cho danh tính kỹ thuật số và dữ liệu của họ tách biệt.

Dynamic Provisioning: Giúp thiết lập thiết bị Windows 11 mới và kết nối với tổ chức dễ dàng hơn với quy trình ngắn hơn bình thường.


Enterprise State Roaming: Thông qua dịch vụ điện toán đám mây Azure của Microsoft, cho phép người dùng truy cập tài khoản của họ từ nhiều thiết bị (chẳng hạn như PC và máy tính xách tay) mà không cần đặt cấu hình từng thiết bị mới.

Active Directory: Giúp dễ dàng quản lý PC, tài khoản người dùng và nhóm, chính sách bảo mật, đồng thời dễ dàng truy cập File và máy in khi ghép nối với Windows Server..

Remote Desktop Connection: Kết nối từ xa giữa hai máy tính và kiểm soát màn hình của nó như đang ngồi trước máy tính.

Windows Update dành cho doanh nghiệp: Giúp giảm chi phí quản lý, kiểm soát và phân phối hiệu quả các bản cập nhật cho hàng loạt máy.

Nếu bạn là người dùng bình thường, Windows 11 Home sẽ là quá đủ cho nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng chuyên nghiệp cần các chức năng về bảo mật, quản lý người dùng, mạng, thiết bị di động, thiết bị chuyên dùng… thì Windows 11 Pro là lựa chọn tốt nhất của bạn.


Người Việt