Việt Nam: Sách giáo khoa mới bắt học sinh đọc nguyên tố hóa học theo tiếng Anh






Việc đọc tên nguyên tố hóa học theo tiếng Anh đã gây bối rối cho nhiều học sinh Việt Nam.

Việc sách giáo khoa mới bỏ cách đọc đã Việt hóa của tên nguyên tố hóa học để đọc theo tiếng Anh đã gây bối rối trong trường học Việt Nam, theo báo chí nước này.
Không chỉ học sinh, nhiều giáo viên cũng cảm thấy bối rối khi đọc tên các nguyên tố hóa học trong sách giáo khoa mới hiện nay”, theo trang Infonet hôm 06/10/2022.

Nguồn tin này nói, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), tên gọi các nguyên tử, nguyên tố, hợp chất, oxit, axit, bazo, muối...”sẽ được đọc bằng tiếng Anh theo danh pháp IUPAC thay vì đọc theo phiên âm tiếng Việt như trước đây”.

Điều này khiến một số học sinh, sau một tháng học chương trình mới với sách giáo khoa mới, vẫn bối rối với cách đọc các nguyên tố hóa học.

Lý do là học sinh đã quen với cách đọc theo phiên âm bằng tiếng Việt như trước kia.
"Nguyên tố N giờ được đọc thành Nitrogen; O (Oxygen), H (Hydrogen), P (Phosphorus) hay Cu (Copper), thay vì Nitơ, Oxi, Hiđro, Photpho và Đồng như trước đây,” theo ghi nhận tại Hà Nội.

Có học sinh khác ở Hải Phòng được bài báo trích thuật kể lại về khó khăn này:

Trước đây em chỉ đọc Phốt-pho (P) nhưng giờ là Phot-pho-rơ-s (Phosphorus), phải đọc lướt nên hơi ngượng. Những buổi học đầu, lớp em cũng có nhiều bạn đọc lẫn lộn tiếng Việt và tiếng Anh, ngay cả cô giáo cũng nhầm khiến tiết Hóa vì thế cũng trở nên thú vị hơn. Với em nguyên tố khó đọc nhất là Kali (Potassium), Hg (Mercury) và Kr (Krypton).

Bảng giới thiệu cách đọc các nguyên tố hóa học để học sinh tham khảo tuy thế, bên cạnh phiên âm tiếng Anh lại có mục ‘Diễn giải Việt hóa’, theo kiểu đánh dấu.

Ví dụ. ‘titanium’ là ‘Tài-tây-ni-ầm’; sulfur là ‘sâu phờ’; magnesium là ‘Mẹg-ni-zi-ầm’, hay carbon là ‘Ka bần’.

Các hướng dẫn đọc tên nguyên tố phosphorus có lẽ là khúc mắc nhất: ‘phoos-phờ-rờs’.<


Cách đọc tên nguyên tố hóa học theo tiếng Anh

Việt hóa hay đọc nguyên văn

Là ngôn ngữ đơn âm tiết, có dấu giọng, tiếng Việt từ lâu này đã gặp phải vấn đề dịch danh từ từ các ngôn ngữ Âu-Mỹ.

Thêm vào đó, một số cách phiên âm tên nước ngoài đã hình thành qua các giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ, qua ảnh hưởng cách đọc của tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung văn và gần đây lại trở lại cách đọc tiếng Anh, theo cả cách phát âm của Anh và Mỹ.

Vẫn trong số các sách giáo khoa đang được dùng ở Việt Nam, một cuốn Hóa học lớp 10 giới thiệu về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã dùng cách phiên âm thuần Việt nhưng có mở ngoặc ghi tên gốc nước ngoài.
Ví dụ, sách giải bài tập có đoạn:

Năm 1862, nhà địa chất học Pháp Đờ Săng-cuốc-toa (De Chancourtois) đã sắp xếp các nguyên tố...Năm 1864, nhà hóa học Anh Giôn Niu-lan (John Newlands) đã tìm ra quy luật...Năm 1870, nhà hóa học Đức Lô-tha Mây-ơ (Lothar Mayer) đã đưa ra một bảng tuần hoàn...tương tự như bảng của Men-đê-lê-ép...

Hiện nay, có vẻ như đa số các báo in và báo mạng ở Việt Nam đã chuyển dần sang để nguyên tên người, địa danh nước ngoài theo tiếng Anh: Kherson, Zaporozhizhia, Seoul...

Có lúc, việc phiên âm tên Việt hóa lại được đặt trong ngoặc để giúp người xem báo đọc được thành âm, như một bài trên tạp chí Đảng Cộng sản gần đây có đoạn:

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Cuba (Cu-ba) Manuel Marrero Cruz (Ma-nu-en Ma-rê-rô Cờ-rút) sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2022.
Một số quốc gia khác, như Anh Quốc, Pháp, Đức đều có các cơ quan chuyên trách hoặc tự điển tầm quốc gia duy trì chuẩn mực về cách viết, đọc và in ấn cho ngôn ngữ của họ.
Thế nhưng, trong thế giới giao lưu mạnh và tăng tốc như hiện nay, viện Académie Française của Pháp để “bảo vệ sự trong sáng” cho ngôn ngữ Pháp cũng gặp không ít khó khăn trong việc chống lại sự lan tỏa của từ gốc tiếng Anh mà dân Pháp gọi đùa là ‘franglais’.

-----------

Ý kiến độc giả :

Dân Việt Cọng ta vốn mang "dòng máu cắt mạng" ghét tiếng ngoại quốc (ngoại trừ tiếng Tàu và tiếng Nga) cho nên khi gặp tiếng Anh thì ngọng miệng đọc không nổi, phải phiên âm thành tiếng cà-răng-căng-tai của hang Pác Bó mới uốn cái lưỡi đọc được thành Ma-xì-cơ-va, Cờ-lin-Tơn, Niu-Óoc, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô vv… và thứ tiếng này vẫn được lưu truyền nguyên bản như thể là quốc hồn quốc túy trên Đài RFI Việt Ngữ nhà ta (một trang mạng "chưa lột lưỡi" để thoát sự thất học của Pác Bó).


Thời đại đã thay đổi, nhưng con người tiền sử của Pác Bó vẫn giữ nguyên cái lưỡi ngọng của loài khỉ !
Thử mang tiếng Anh và những ký hiệu nguyên tố hóa học qua hỏi mấy em học sinh tiểu học bên Philippines thì chúng đọc và phát âm nghe trơn như mỡ chứ đâu phải ngập ngừng đánh vần như thầy cô giáo dạy trẻ ở Việt Nam đâu ??
Tui đây là dân miền Nam VN, nhớ hồi xưa còn học tiểu học mỗi tuần chỉ học Pháp Văn mấy giờ thôi, thế mà, như quý vị biết, con nít học rất mau, đôi khi chỉ nghe phát âm 1 lần thôi cũng đủ nhập tâm đọc ro ro rồi. Còn bây giờ thì Con vẹt nói tiếng Anh nghe chuẩn hơn cả Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc (Ma-dze… Cờ Lờ Mờ Vờ)
Để giải quyết vấn đề phát âm ngoại ngữ thì hãy dạy cho con nít đọc từ hồi tấm bé thì chúng sẽ nhập tâm rất mau chóng chứ không ù lì nhét mãi không dzô đầu như người khỉ của hang Pác Bó. Cứ theo cách Đảng thường nhồi sọ con nít lòng hận thù lẹ ra sao khi dạy chúng làm toán cọng : chú bộ đội A giết được 5 thằng Mỹ, chú bộ đội B giết được 3 thằng, vậy tổng cọng là bao nhiêu thằng Mỹ bị giết.vv… Cứ theo kiểu đó mà nhồi sọ con nít học tiếng Anh thì rất mau tiến bộ. chẳng hạn bắt chúng:
- chỉ ngón tay vào trái "mận" và nói "Mận đây" thì tức là ngày thứ Hai theo tiếng Mỹ (Monday)
- chỉ vào cái "thớt" xắt thịt và nói "Thớt đây" thì đúng là ngày thứ Năm trong tiếng Mỹ (Thursday).
- chỉ vào cái dao "phay" và nói "Phay đây" thì đúng là ngày thứ sáu (Friday) vv. Ha ha !!
Con cháu của Hồ Pác Bó có thê phát âm tiếng Mỹ ngon lành y chang Mỹ gộc chứ không còn phải đọc Cờ-Lin-Tơn, Ních-Xơn hay Oét-mo-rờ-len như xưa nữa.

Về ký hiệu các nguyên tố như K (Kalium [Latin] Potassium [Pháp-Mỹ]) thì chỉ cần giải nghĩa 1 lần cũng đủ cho bọn con nít hiểu vì sao phải viết và đọc khác nhau theo từng quốc gia, nhưng vì nhu cầu quốc tế hóa nên phải chọn tiếng Anh làm chuẩn, để khi có hội nghị quốc tế thì nói ra ai cũng hiểu, không lẽ giữa ba quân thiên hạ mà nhà tiến sĩ hóa học Việt Nam cứ mãi tuyên bố chất độc màu da cam là "màu vàng" và thủ tướng Việt nam thì gọi mãi thủ tướng nước Pháp là "Giăng Mắc Ây Rô" thay vì Jean Marc Aurault vv…

Ở Việt Nam bây giờ lên mạng thì thấy người dân sính tiếng Mỹ hơn cả tiếng mẹ đẻ nữa, lắm lúc họ nói lẹ nuốt cả lưỡi khiến ngay Mỹ gộc cũng không hiểu kịp.

Dễ ợt mà, con nít Việt khôn và hấp thụ maư hơn thầy cô giáo của chúng gấp mấy lần lận, đừng lo là chúng không đọc nổi mấy ký hiệu của các nguyên tố hóa học !! Tuy nhiên cũng mong thầy cô đừng đọc sai khi dạy chúng.
Kim Hoa Bà Bà