Việt Nam chưa hồi đáp yêu cầu của nhà đấu giá Millon về sở hữu ấn 'Hoàng đế chi bảo'






Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo thời Vua Minh Mạng và bát vàng của Vua Khải Định nhận được quan tâm lớn

Thứ Hai ngày 31/10, nhà đấu giá Pháp Millon tại Paris sẽ mở phiên giao dịch bán đấu giá các cổ vật Việt Nam bao gồm 329 hiện vật đủ loại từ tranh, tượng, gốm sứ, đến các bảo vật cung đình Huế.

Hiện vật được gây chú ý nhiều nhất là chiếc ấn làm bằng vàng ròng, nặng 10,78 kg được cho là của Vua Minh Mạng, vị vua triều Nguyễn trị vì giai đoạn (1791-1841).

Tôi đến trụ sở của Millon ngày 29/10 và bà Nathalie Mangeot, Commissaire Priseur, phụ trách chính cuộc bán đấu giá đưa cho tôi ấn bản đặc biệt về chiếc ấn gồm 16 trang.

Trả lời câu hỏi của tôi, là phía Việt Nam có những đòi hỏi gì về việc đấu giá chiếc ấn, bà Nathalie Mangeot nói: ''Millon đã trả lời bằng văn bản và yêu cầu Việt Nam phúc trình những chứng cớ pháp lý. Song đến thời điểm này, Millon vẫn chưa nhận được những hồi đáp nào.''
Bà cho biết thêm, chiếc ấn nhận được sự quan tâm đặc biệt và có một vài đề nghị rất hấp dẫn, với những con số gây ấn tượng.

Và bà nói, cuộc bán sẽ diễn ra đúng như lịch trình là vào lúc 14h ngày 31/10, nếu có cản trở thì cũng sẽ tiếp tục vào một tuần sau đó.
Trong ấn phẩm đặc biệt về chiếc ấn, nhà Millon sử dụng lại chiếc ảnh của Viện Bảo Tàng Quân đội Việt Nam mô phỏng cuộc chuyển giao chiếc ấn về phía Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại và chiếc ảnh Cựu hoàng chụp cùng bà Monique Baudot đứng trước chiếc ấn.

Chiếc ấn đúng là khá nặng, và chạm khắc tinh xảo. Phía dưới ấn còn dính những lớp dày vết mực màu đỏ.

Nguồn gốc xuất xứ của 'Hoàng đế chi bảo'



Nhà báo Phạm Cao Phong với chiếc ấn 'Hoàng đế chi bảo'

Đại Nam Thực lục quyển hai viết như sau:


Năm Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4 [1823].Ngày Giáp Thìn, đúc ấn "Hoàng đế chi bảo" (nuốm là hình rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng 9 đồng 2 phân). Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy (câu cuối cùng tờ chiếu sắc, trước dùng những chữ "Đặc chiếu cố sắc"(1) Đặc chiếu cố sắc: đặc cách xuống chiếu, nên có sắc này. 1), đến nay đều bỏ).
Chiếc ấn phiêu lưu từ Huế ra Hà Nội, có mặt trong ngày Quốc khánh nước VNDCCH 2.9.1945 và được cho là thất lạc sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19.12.1946.
Năm 1952, Pháp thông báo tìm thấy chiếc ấn kể trên và trao trả lại cho Cựu hoàng Bảo Đại.

Sự kiện Pháp tìm thấy được ghi trong nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I có Biên bản đánh máy sử dụng giấy than xanh, được ghi chú bằng tay các chữ nho với mực đen, phía góc phải có số 8.



Biên bản bằng tiếng Pháp về việc tìm thấy ấn và kiếm tại Nghĩa Đô

Việt Nam có những quyền gì đối với báu vật quốc gia?

Dựa trên tinh thần và lời văn của Công ước UNESCO 1970, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để ngăn ngừa vụ bán đấu giá chiếc ấn này. Từ năm 2005, Việt Nam đã tham gia Công ước UNESCO 1970, về Chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, có ghi rõ việc quản lý di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia ở Việt Nam.
Luật Quốc tế UNIDROIT cũng ghi những cam kết mà Pháp và Việt Nam cùng tuyên bố tôn trọng.

Ngày 26/10, trao đổi với bà Nathalie Mangeot, Commissaire Priseur, phụ trách đấu giá của hãng Millon về chiếc ấn, bà trả lời cho tôi rằng, nhà đấu giá là bức tường ngăn cách người bán và người mua, và việc thẩm định thật hay giả, cũng như giấy tờ sở hữu, nguồn gốc của hiện vật, cũng sẽ không bàn giao lại cho bên mua. Nhà đấu giá chỉ cung cấp cho người mua giấy chứng nhận họ đã mua qua Millon.



Các chuyên viên của nhà đấu giá Millon điều hành cuộc bán đấu giá ngày 31/10 tới đây, TaHsi Chang, Jean Gauchet, Anna Kerviel (từ trái sang phải)

Tôi đã nhận thấy mùi thuốc súng nồng nặc trước khi cuộc chiến tranh giành cổ vật có thể nổ ra. Millon đã đào hào, đắp lũy chuẩn bị đối đầu từ mức độ 'hành động quân sự đặc biệt' đến bom rải thảm. Quan ngại sâu sắc?

Vô tình lật quyển Kiều để trước mặt, hiện trước mặt tôi hai câu thơ buồn của thi hào Nguyễn Du:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.



Hãng đấu giá Pháp dời ngày đấu giá ấn vàng triều Nguyễn sang 10/11








Kim ấn triều Nguyễn được đăng tải trên trang web của hãng Millon và bức thư của hội đồng Nguyễn Phúc tộc VN gửi tổng thống Pháp - Millon, Dân Trí -RFA edited
Hãng đấu giá Millon ở Pháp đã dời ngày đấu giá chiếc ấn tín bằng vàng được cho là của vua Bảo Đại sang ngày 10/11/2022.
Nguyên nhân dời lịch đấu giá được hãng này đưa ra trên trang web chính thức và truyền thông Nhà nước loan trong ngày 31/10 là do “chiếc ấn vàng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ Việt Nam”. Tuy nhiên chi tiết quan tâm ra sao từ Chính phủ VN không được hãng Millon giải thích rõ trong thông báo.
Trước đó, món bảo vật triều Nguyễn được hãng Millon thông báo sẽ đưa lên sàn đấu giá vào ngày 31/10/2022, với giá khởi điểm từ hai đến ba triệu Euro (khoảng 48,1 tỷ đồng đến 72,2 tỷ đồng).

Theo thông tin được Millon đưa ra liên quan đến món cổ vật triều Nguyễn, thì đây là ấn vàng của vua Bảo Đại đã lưu lạc tại Pháp suốt nhiều năm qua.

Một phần nội dung trong thông báo của Millon có ghi "Chiếc ấn được chuyển giao nhiều lần. Đặc biệt vào thời điểm vua Bảo Đại thoái vị và trao nó cho chính quyền cách mạng Việt Nam, nơi nó được vua giao cho đại diện chính quyền cách mạng tại Quảng trường Ngọ Môn vào ngày 30/8/1945".

Cũng trong ngày 31/10, liên quan đến cổ vật triều Nguyễn, PGS-TS Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, cho biết trên tờ Thanh Niên rằng, Hội đồng Hoàng tộc triều Nguyễn hôm 30/10 đã có thư gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị Tổng thống can thiệp hủy bỏ cuộc đấu giá hai bảo vật hoàng gia của nước Việt Nam là ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và chiếc bát vàng, do hãng đấu giá Millon thực hiện.
Theo Phó giáo sư Bửu
Nam, bức thư của hội đồng Nguyễn Phúc tộc VN được viết bằng tiếng Pháp, trong đó có một đoạn ghi rõ “Với quyền hạn nào, đức vua Bảo Đại có thể tự cho mình quyền chuyển nhượng cho dù nhà đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào đi nữa.

Nước Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên, đã ký Công ước UNESCO vào năm 1970 nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa từ năm 2005. Liệu việc đấu giá bảo vật của quốc gia Việt Nam có xem xét đầy đủ và thận trọng các khía cạnh pháp lý, dựa vào Công ước UNESCO 1970 nói trên hay không?".

Trước đó, vào ngày 26/10, PGS-TS Nguyễn Phước Bửu Nam cũng đã gửi văn bản đến ông Jean Gauchet, Giám định viên hãng đấu giá Millon (Pháp), yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá hai cổ vật bát vàng của vua Khải Định và ấn triện bằng vàng của vua Minh Mạng.

Thông tin mô tả của đơn vị tổ chức đấu giá cho biết, đây là kim ấn triều Nguyễn được làm bằng vàng quý hiếm, đúc vào năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841), gồm một đế vuông kép xếp chồng lên nhau. Kích thước của cổ vật cao 10,4cm, mặt ấn hình vuông (13,8cm x 13,7cm), nặng 10,78kg. Quai ấn đúc hình con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, tư thế vững vàng. Trán rồng có khắc chữ, vây lưng và đuôi rồng dựng đứng. Bốn chân rồng đúc hiển thị rõ năm móng.

Mặt trên của ấn và hai bên quai ấn có khắc chìm hai dòng chữ Hán "Minh Mạng tứ niên, nhị nguyệt, sơ tứ nhật, cát thời chú tạo", (tạm dịch: Đúc vào giờ lành ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4) và "Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách bát thập lạng, cửu tiền nhị phân" (tạm dịch: Làm bằng vàng ròng, có trọng lượng 280 lạng, 9 tiền và 2 phân, tương đương với trọng lượng 10,7kg).

Trong khi đó, phần mặt dưới khắc nổi 4 chữ triện "Hoàng đế chi bảo" (tạm dịch: Báu vật của Hoàng đế). Đây vốn là một trong những chiếc ấn quan trọng nhất của triều Nguyễn, chỉ được sử dụng cho sắc phong quan trọng nhất.






Nóng chốt đấu giá bát vàng của Vua Khải Định tại Paris hôm nay giá 680 ngàn euro





BBC