Sống có mục đích giúp giảm rủi ro chết sớm



Có mục đích sống rõ ràng giúp giảm rủi ro chết sớm, theo UPI trích dẫn kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Preventive Medicine hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một.

Trong nghiên cứu, từ năm 2006 đến năm 2008, khoảng 13,000 người Mỹ trên 50 tuổi tham gia trả lời khảo sát để đánh giá xem họ cảm thấy cuộc sống của họ có mục đích hay không.




Một cặp cao niên đi bộ trong cánh rừng ở Anh. (Hình minh họa: Dan Kitwood/Getty Images)

Từ kết quả khảo sát, cảm giác sống có mục đích của những người tham gia được xếp loại “thấp,” “trung bình-thấp,” “trung bình-cao,” hoặc “cao.”

Nhóm nghiên cứu theo dõi các trường hợp tử vong trong tám năm sau đó, và kết luận rằng cảm giác sống có mục đích càng mạnh thì rủi ro qua đời trong giai đoạn trên càng thấp.


Những người cảm thấy họ đang sống có mục đích có tỷ lệ tử vong 15% trong giai đoạn tám năm.

Ở nhóm đối tượng được xếp loại “thấp,” con số này tăng lên đến gần 37%.

“Có mục đích sống được định nghĩa là khi mỗi người cảm thấy cuộc sống của họ có phương hướng và mục tiêu,” theo ông Koichiro Shiba, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư dịch tễ học tại trường Boston University School of Public Health.

Mối liên hệ giữa cảm giác sống có mục đích và rủi ro chết sớm tồn tại ở mọi sắc tộc và chủng tộc, và ở cả nam lẫn nữ, ông Shiba cho biết.

Tuy nhiên, mối liên hệ này mang lại ít lợi ích hơn cho nam giới.

Ông Shiba cho hay cần có thể thêm nghiên cứu để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng phỏng đoán rằng nhìn chung, nam giới thường ít tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn là nữ giới.


Giáo Sư Shiba nhận định rằng cảm giác sống có mục đích không chỉ giúp giảm căng thẳng và hạn chế các tình trạng sưng, viêm, mà còn khiến mọi người chú ý đến sức khỏe của bản thân hơn. (V.Giang)