Quốc hội Canada chiếu phim "Trường Xuân": Nghị sĩ khen ‘Chân thực và cảm động’






Vào ngày 13 tháng 2 năm 2023, buổi chiếu phim "Trường Xuân" do Judy Sgro, Chủ tịch Hội những người bạn của Pháp Luân Công tại Quốc hội, chủ trì. (Lương Diệu/ Epoch Times)
Bộ phim "Trường Xuân" được trình chiếu tại Tòa nhà Quốc hội Canada, khán giả gồm các nghị sĩ Quốc hội, các nhà hoạt động nhân quyền, các chuyên gia, học giả đều phổ biến cho rằng, bộ phim chân thật và cảm động, đây là một tác phẩm xuất sắc.

Vào ngày 13 tháng 2, buổi chiếu phim "Trường Xuân" được tổ chức bởi Judy Sgro, chủ tịch của Những người bạn của Pháp Luân Công tại Quốc hội. Sau khi chiếu bộ phim, khán giả đã có phần giao lưu hỏi đáp với đạo diễn phim Jason Loftus, và họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Đại Hùng.

"Trường Xuân" (tiếng Anh: Eternal Spring) là một bộ phim tài liệu Canada phát hành năm 2022, do Jason Loftus đạo diễn. Bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm của họa sĩ truyện tranh Trung Quốc Quách Cạnh Hùng (Đại Hùng), kể về câu chuyện của các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, Trung Quốc, những người vào năm 2002 đã chèn sóng truyền hình để phát các bộ phim tài liệu chân tướng về Pháp Luân Công "Đại Pháp hồng truyền thế giới", và "Chứng kiến: Tự thiêu hay một trò lừa bịp" trên đài truyền hình địa phương, vạch trần những tuyên truyền bịa đặt chống lại Pháp Luân Công và cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. Sau vụ việc, ĐCSTQ đã tiến hành các vụ bắt giữ điên cuồng, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân đã bị bắt cóc.

Theo buổi họp báo của Quốc hội Canada, "Trường Xuân" là bộ phim Hoa ngữ đầu tiên đại diện cho Canada tranh giải Oscar cho hạng mục Phim truyện Quốc tế hay nhất, và đây cũng là bộ phim duy nhất đã giành được giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, và Phim hoạt hình hay nhất, Phim tài liệu hay nhất năm 2023. Nó làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng và kịp thời về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận ở Trung Quốc.

Theo thông cáo báo chí, bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng liên hoan phim trên khắp thế giới, bao gồm Giải thưởng Khán giả yêu thích nhất tại Liên hoan Phim Tài liệu Quốc tế Hot Docs ở Canada, và Giải thưởng Giá trị Con người của Nghị viện Hy Lạp. Bộ phim đã giành được đề cử cho Phim tài liệu (Giải thưởng Tài liệu IDA) và Hoạt hình (Giải thưởng Annie lần thứ 50) v.v., và lọt vào vòng chung kết cho hạng mục "Phim truyện tài liệu hay nhất" của Giải thưởng Truyền thông Tác động Xã hội (SIMA).


Chủ tịch Hội những người bạn của Pháp Luân Công tại Quốc hội Canada: "Trường Xuân" là một tác phẩm xuất sắc

"(Bộ phim) kể cho mọi người nghe những câu chuyện, và nói cho mọi người biết tình hình thực tế của những đau khổ vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay. Cuộc bức hại (Pháp Luân Công) giống như những gì bộ phim thể hiện".



Vào ngày 13 tháng 2, buổi chiếu phim "Trường Xuân" của Quốc hội Canada được tổ chức bởi Judy Sgro, chủ tịch của Những người bạn của Pháp Luân Công tại Quốc hội. (Lương Diệu/ Epoch Times)

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, bà Sgro nói rằng bà chưa bao giờ xem phim hoạt hình được sử dụng để kể những câu chuyện về những người đấu tranh cho tín ngưỡng của họ.

“Thật thú vị khi nghe phần lồng tiếng và câu chuyện của bộ phim, sau đó xem câu chuyện được chế tác thành hoạt hình. ...Không có gì ngạc nhiên khi “Trường Xuân” giành được nhiều giải thưởng như vậy, bởi vì (bộ phim) vô cùng xuất sắc, tuyệt đối xuất sắc” - bà nói.

Bà Sgro hy vọng nhiều người có thể xem bộ phim này hơn, "Ngay từ đầu, bộ phim giới thiệu Pháp Luân Công và tu luyện theo cách đơn giản hơn, sau đó theo dõi quá trình, chứng kiến ​​​​những người bị sát hại vì đức tin của họ, và bước vào các giai đoạn của câu chuyện, thật dễ dàng để mọi người tiếp thu và thấu hiểu, dễ dàng nhìn thấy nỗi đau của các học viên Pháp Luân Công (khi họ bị bức hại) và mong muốn được tự do tu luyện của mọi người, và họ chỉ có thể nỗ lực phản kháng mới có thể có được tự do tu luyện”.

Bà Sgro cho rằng, bộ phim là "một bộ phim giáo dục rất tốt", cho phép mọi người trải nghiệm sự thật về Pháp Luân Công như bản thân ở trong hoàn cảnh đó. “Bộ phim triển hiện cảnh tượng thời kỳ ban đầu khi Pháp Luân Công mới hồng truyền, và những người hiến thân vì tín ngưỡng. Thông quan hoạt hình khiến chúng ta nhìn thấy, và để bạn trở thành một phần của câu chuyện đó".

Nghị sĩ: "Trường Xuân" là một sự miêu tả chân thực của sự kiện chèn sóng truyền hình

Ông Garnett Genuis, nghị sĩ, và là một chủ tịch khác của những người bạn của Pháp Luân Công, tin rằng "Trường Xuân" là một "sự miêu tả sống động" về những câu chuyện chèn sóng truyền hình của các học viên Pháp Luân Công. "Bộ phim thực sự tiết lộ cuộc phản kháng vì tự do và chính nghĩa, vừa mang đến nghệ thuật đẹp đẽ, đồng thời mang đến một thông điệp quan trọng và mạnh mẽ. (xem bộ phim này) quả thực là một vinh hạnh".



Nghị sĩ Garnett Genuis (giữa) và đạo diễn phim "Trường Xuân" Jason Loftus (trái) và họa sĩ truyện tranh Đại Hùng chụp ảnh tập thể. (Dai Sihui/The Epoch Times)

Ông Garnett Genuis nói: "Hoạt hình được làm rất tốt khiến câu chuyện trở nên sống động. Tôi nghĩ có nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau có thể giúp chúng ta kể câu chuyện và kết nối với thực tế sâu sắc hơn. Vâng, bộ phim được thực hiện rất tốt".

Ông nói: "Bộ phim là một lời giới thiệu rất mạnh mẽ và cảm động về giai đoạn lịch sử đó. Nó cũng sẽ truyền cảm hứng cho chúng tôi ngày nay, khi chúng tôi tiếp tục làm việc chăm chỉ để mang sự thật và thông tin đến mọi người, giúp mọi người tiếp cận với sự thật ở Trung Quốc và trên toàn thế giới".

Ông tin rằng, chúng ta nên tiếp tục chú ý đến tình hình của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Bạo lực và bức hại tiếp tục leo thang ở Trung Quốc. Bất chấp mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn sự thật, chúng ta cần tìm hiểu thông tin (sự thật) này, và sử dụng nó (để chấm dứt cuộc bức hại)”.

Nghị sĩ: Từ "Trường Xuân", chúng ta có thể thấy cam kết chân thực của các học viên Pháp Luân Công đối với đức tin của họ

Nghị sĩ Cathay Wagentall ở Saskatchewan nói với The Epoch Times rằng, bà rất biết ơn khi có cơ hội xem bộ phim “Trường Xuân”: “Bộ phim đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin mà tôi không biết, khiến tôi rất xúc động. …tác động biểu hiện nghệ thuật về cảnh ngộ này [của các học viên Pháp Luân Công] là rất lớn, cũng thật vĩ đại và đẹp đẽ”.

"Tín ngưỡng của một người là thứ vô cùng trân quý trong lòng người đó. Cũng giống như các học viên Pháp Luân Công, họ chỉ muốn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ niềm tin của mình."

Bà đánh giá cao niềm tin sắt đá của các học viên Pháp Luân Công: “Sự cam kết với niềm tin này rất chân thực”.


Bà lập luận rằng, các chế độ kiểm soát người dân coi tự do tín ngưỡng và tôn giáo là một mối nguy hiểm. Và những người có tín ngưỡng khác nhau nên đoàn kết chống lại một chế độ như vậy.

Bà bảy tỏ: "(Bộ phim “Trường Xuân”) cổ vũ lòng người. Tôi mong được gặp các họa sĩ đã làm ra hình ảnh cho bộ phim này và bày tỏ lòng biết ơn".

Đạo diễn: Cuộc đấu tranh của người Trung Quốc vẫn đang diễn ra

Sau buổi chiếu, đạo diễn Loftus và họa sĩ truyện tranh Đại Hùng đã trả lời hàng loạt câu hỏi của khán giả.



Ngày 13/2, sau buổi chiếu phim Trường Xuân, khán giả đã có buổi hỏi đáp với đạo diễn phim Jason Loftus và họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Đại Hùng. (Lương Diệu/ Epoch Times)

Một số khán giả hỏi, việc chèn sóng truyền hình vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc hay không?

Loftus cho rằng, cách làm này ngày nay khó lặp lại, không chỉ vì sự thay đổi công nghệ, mà còn vì sự giám sát nội bộ của Trung Quốc, kể cả trong thời gian xảy ra dịch bệnh, ĐCSTQ đã sử dụng các phương tiện như mã y tế để theo dõi và giám sát, nhưng tinh thần của sự kiện chèn sóng vẫn truyền cảm hứng cho các hành động khác của người Trung Quốc, chẳng hạn như công nghệ vượt qua Bức tường lửa của ĐCSTQ, v.v. "Một trong những nền tảng mà tôi quen thuộc có hơn 8 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. ... Trên thực tế, chúng tôi đã hợp tác với một trong những nền tảng đó, để bộ phim cũng được phát hành ở Trung Quốc".

Một số độc giả hỏi rằng sự xâm nhập của ĐCSTQ đã ảnh hưởng đến thị trường điện ảnh phương Tây, bao gồm cả Hollywood.

Loftus cho biết bản thân anh cũng từng bị đe dọa: "Gia đình vợ tôi bị cảnh sát quấy rối và họ nói: 'Chúng tôi biết anh đang làm gì ở nước ngoài'".

Ông kể lại rằng, bộ phim "Doctor Strange" mới nhất đã bị rút khỏi Trung Quốc chỉ vì một hộp báo Epoch Times tiếng Trung xuất hiện trong trailer được quay ở New York. Một số công ty điện ảnh sợ chọc giận ĐCSTQ nên không động đến nhiều chủ đề cấm kỵ, bao gồm cả Pháp Luân Công.

Ông tin rằng, vì lợi ích thương mại, sự khom lưng cúi gối vô tận đối với ĐCSTQ cuối cùng chỉ có thể từ bỏ các giá trị quan của chính mình.

Tác giả truyện tranh Đại Hùng đã nói trong cuộc phỏng vấn rằng: "Đã 21 năm kể sự kiện chèn sóng truyền hình ngày 5/3/2002, đã lâu lắm rồi, mùa xuân vẫn chưa đến. Chỉ cần chúng ta vững tin, bất kỳ hoàn cảnh thế nào cũng không từ bỏ hy vọng, (học viên Pháp Luân Công) đã giảng chân tướng hơn 20 năm, và chúng ta đã nhìn thấy những thay đổi trên thế giới, nhìn thấy kết quả của sự kiên trì. Bất kể thực tế là gì, chúng ta phải tiếp tục bước tiếp”.

Người viết chuyên mục: Ngả mũ trước các học viên Pháp Luân Công


Ông Alex Neve, cựu chủ tịch của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết trong bài phát biểu của mình rằng, sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân "là một câu chuyện rất hấp dẫn. Bộ phim là một cách rất mạnh mẽ để thể hiện (sự thật) cuộc bức hại khủng khiếp này cho nhiều khán giả hơn".

Ông Phil Kretzmar, một nhà hoạt động nhân quyền, và là người đồng sáng lập tổ chức Ngăn chặn nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Canada, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, các học viên Pháp Luân Công rất dũng cảm, quên mình vì niềm tin của họ.

Ông Kretzmar nói: “Tôi ngả mũ trước họ, họ đã phải có dũng cảm cực lớn (khi chèn sóng truyền hình)”.

Ông tin rằng "Chân-Thiện-Nhẫn" mà Pháp Luân Công tin tưởng là phù hợp với các giá trị của Canada. Đó còn là giá trị nhân đạo cao đẹp.

Ông André Laliberté, giáo sư Khoa Khoa học Xã hội tại Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Ottawa, và là chủ tịch "Nghiên cứu về Đài Loan", nói với The Epoch Times rằng, "Trường Xuân" thực sự thể hiện nhân tính của những người dân Trung Quốc bị đàn áp trong thời kỳ trấn áp khủng khiếp, đồng thời thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân.


"Bộ phim thực sự đẹp, câu chuyện ấn tượng được trình bày một cách nghệ thuật (đẹp mắt)."


Bác sĩ phẫu thuật mạch máu đã nghỉ hưu Graeme Barber đã bật khóc sau khi xem "Trường Xuân". Ông nói với The Epoch Times: "Thật khó để diễn tả... Các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân lớn nhất của nạn thu hoạch nội tạng sống. Vì vậy, khi xem một bộ phim như vậy, tôi không thể không xem xét đến cuộc bức hại mổ cướp nội tạng sống (của các học viên Pháp Luân Công). Bộ phim này khiến tôi rất cảm động."

Theo Lương Diệu - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch