Thiên hướng tình mẫu tử của hoạ sĩ Tân cổ điển William Adolphe Bouguereau





Chi tiết của bức tranh “Le Lever” (Thức dậy) được vẽ vào năm 1865 bởi hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Thuộc bộ sưu tập tranh cá nhân. (Ảnh: phạm vi cộng đồng)

Một ví dụ về những bức tranh được vẽ vào thế kỷ 19 bởi một hoạ sĩ người Pháp, William-Adolphe Bouguereau, một tài năng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp dịu dàng của phụ nữ. Ngày nay, được xem là một trong số những hoạ sĩ giỏi nhất về giải phẫu cơ thể người, ông đã thổi hồn cho các nhân vật của ông bằng những sắc thái tinh tế về tính cách và tâm trạng.

Sự đánh giá cao của hoạ sĩ Bouguereau dành cho các bà mẹ trẻ đã đạt đến sự tôn trọng mà không đâu có thể thể hiện rõ ràng hơn trong những tác phẩm của ông, ông đã tập trung vào chủ đề này từ năm 1865. Người hoạ sĩ đã nhìn thấy rằng tình mẫu tử là một tình cảm tự nhiên. Hướng đến vẻ đẹp nữ tính, cuộc sống đồng quê mộc mạc và sự hồn nhiên của trẻ thơ. Ông đã mô tả một cách trìu mến về sự tận tình trọn vẹn của người mẹ dành cho đứa con yêu quý, và đó là chủ đề cho nhiều tác phẩm thành công của ông.

Sự ngưỡng mộ dành cho mẹ




“Young Mother Gazing at Her Child” (Người mẹ nhìn chăm chú vào đứa con), được vẽ vào năm 1871 bởi hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Phạm vi cộng đồng)

Sự tích lũy đều đặn những sự tán dương, sự ủy thác và việc trưng bày hàng năm tại triển lãm Paris Salon đã mang đến cho ông sự quan tâm sâu sắc đối với việc thể hiện tình mẹ qua các bức tranh. Những cảnh lý tưởng hóa về những người nông dân tốt bụng, sống một cuộc sống giản dị gắn liền với thiên nhiên, đã nhanh chóng được các nhà sưu tập người Mỹ để ý, mang lại cho hoạ sĩ Bouguereau cả sự nổi tiếng quốc tế và tài sản. Khung cảnh cuộc sống ở đồng quê nước Ý rất phổ biến đối với khách hàng người Mỹ của ông.

Bức tranh “Young Mother Gazing at Her Child” (Người mẹ nhìn chăm chú vào đứa con) và “Le Lever” (Thức dậy) là hai trong số rất nhiều tác phẩm được vẽ theo thị hiếu của khách hàng quốc tế. Trong cả hai bức tranh này, người mẹ trẻ đều trong trang phục Ciociari, là loại trang phục lịch sử của Ý, với áo cánh trắng tương phản với váy rộng sẫm màu và tạp dề thêu.



Được các khách hàng quốc tế yêu thích, đây là bức tranh thứ hai trong loạt tranh về sự ngưỡng mộ người mẹ của hoạ sĩ Bouguereau. “Le Lever” (“Thức dậy”), được vẽ nào năm 1865, bởi William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Bộ sưu tập riêng. (Phạm vi công cộng)

Các lý tưởng Tân cổ điển về tính đối xứng, hình thức rõ ràng và việc sử dụng ánh sáng bình dị, bổ sung thêm phần kịch tính và nâng cao tính nghệ thuật cho bức tranh. Trong bức tranh “Thức dậy”, cô bé vươn cánh tay và sự bao bọc của người mẹ tạo ra sự đối xứng trong vòng tay yêu thương của họ. Việc sử dụng Chiaroscuro (ánh sáng và bóng tối) tương phản ánh sáng ban mai được chiếu trên khuôn mặt của đứa trẻ trên nền tối phía sau, làm nổi bật tình yêu mà đứa trẻ đang cảm nhận.

Điểm chung giữa các bức tranh trong seri này là hai nhân vật trung tâm ở tiền cảnh, nâng cao tác động trực quan của người mẹ trẻ và sự tương tác dịu dàng của con cô ấy. Ông sắp xếp các đối tượng của mình thành một hệ thống phân cấp thị giác, Bouguereau đã vay mượn từ cấu trúc sáng tác cổ điển được thiết lập trong thời kỳ Phục hưng. Với một số cảnh nền bị che khuất trong bóng tối, do đó ông đã hướng người xem tập trung vào người mẹ và đứa trẻ. Những đối tượng ở tiền cảnh kết hợp với đường viền hậu cảnh không rõ ràng đã tạo nên câu chuyện cho bức tranh.

Những gì có thể tạo nên một bức tranh bình thường về một người mẹ và đứa con của cô ấy thì đã trở thành thứ gì đó rất thần thoại, kết nối nó với nhiều món quà và sự phong phú mà các bà mẹ và những đứa trẻ mang lại cho nhau.

Sự động viên khi đau khổ



Bức tranh “Pietà” (Đức Mẹ sầu bi) được vẽ năm 1876 bởi hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Thuộc bộ sưu tập cá nhân. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Vào những năm 1870, Bouguereau đã kết hôn được vài năm. Nhưng nếu ông thông qua việc quan sát vợ con để tăng thêm sự tôn trọng đối với mẹ, thì điều đó sẽ dẫn đến sự đau khổ thực sự. Năm 1866, con gái Jeanne 4 tuổi của ông qua đời. Đây là sự kiện mất mát đầu tiên trong chuỗi bi kịch sau này. Năm 1875, con trai Georges của ông bị bệnh và cũng qua đời khi mới 16 tuổi. Nỗi đau buồn của Bouguereau đã truyền cảm hứng cho hai tác phẩm tôn giáo đẹp nhất của ông: “The Pieta” (Đức mẹ sầu bi) và “The Virgin of Consolation” (Đức Mẹ của sự An ủi).

Năm đó, vợ của ông là bà Nelly cũng hạ sinh đứa con thứ ba, bé trai Maurice. Tuy nhiên, niềm vui của họ không được bao lâu. Sức khỏe của bà Nelly suy giảm sau khi sinh Maurice, và bà qua đời vào tháng 4 năm 1877. Hai tháng sau, bé Maurice qua đời.

Trong tác phẩm “Vierge Consolation” (Đức Mẹ an ủi), chúng ta có thể thấy Đức Mẹ mặc áo đen. Một người phụ nữ nằm vắt ngang đùi của Đức Mẹ, đang đau đớn vì sự qua đời của đứa con. Là một người Công giáo kiên định, ông Bouguereau được cho là đã nhận được niềm an ủi từ tác phẩm này.



Tác phẩm “The Virgin of Consolation” (Đức Mẹ An ủi), được vẽ vào năm 1875 bởi hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Fine Arts ở Strasbourg, Pháp. (Ảnh: phạm vi công cộng)

Hiếm có một cuộc đời đầy bi kịch lại đi kèm với thành tựu viên mãn như vậy, hết kiệt tác này đến kiệt tác khác lần lượt rời khỏi giá vẽ. Ông đã vẽ 12 bức tranh sơn dầu vào năm 1877, 17 bức vào năm 1878 và 23 bức vào năm 1879, gồm cả những kiệt tác vĩ đại nhất và tham vọng nhất của ông.

Đến gần cuối đời, ông đã mô tả tình yêu dành cho nghệ thuật bằng câu nói sau: “Mỗi ngày, tôi đến xưởng vẽ tràn đầy niềm vui…Đến khi mặt trời khuất bóng, không có ánh sáng buộc phải dừng lại, tôi dường như không thể chờ đợi đến sáng hôm sau.”

Giữ vững truyền thống



Chân dung tự hoạ, hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau vẽ năm 1895. Tranh sơn dầu trên vải. Trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp, Bỉ. (Phạm vi công cộng)

Thập kỷ 1870 là khoảng thời gian buồn bã đối với hoạ sĩ Bouguereau. Có lẽ, đỉnh cao duy nhất là việc ông ấy được bầu vào Académie des Beaux-Arts. Trong suốt cuộc đời của mình, hoạ sĩ Bouguereau đã bảo vệ Học viện và tất cả những gì nó đại diện, và vinh dự được bầu làm thành viên là điều mà ông rất trân trọng. Ông đã từng viết “trở thành thành viên của Học Viện là sự khác biệt duy nhất trước công chúng mà tôi thực sự rất mong muốn.”

Ông kiên định bảo vệ truyền thống đến mức những người theo trường phái Ấn tượng, nhiều người trong số những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của thế hệ sau ông, đã tự xác định họ đi ngược lại các tiêu chuẩn của ông và coi thường các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi hoạ sĩ Bouguereau qua đời vào năm 1905, ông đã được vinh danh bằng tang lễ và tưởng niệm hoành tráng ở Paris và quê hương La Rochelle của ông.

Sự trở lại gần đây của những ý tưởng cổ điển và phương pháp đào tạo truyền thống đã đưa hoạ sĩ Bouguereau trở thành một trong những mẫu hình hàng đầu. Theo Fred Ross, người sáng lập Trung tâm Art Renewal (Đổi mới Nghệ thuật), tác phẩm của hoạ sĩ Bouguereau liên tục giành được vòng nguyệt quế cho thấy ông ấy “xứng đáng nhận được những giải thưởng cao nhất trong thế giới nghệ thuật.”

Cũng như các họa sĩ Tân cổ điển trong thời đại của mình, hoạ sĩ Bouguereau tìm thấy sự hướng dẫn từ nghệ thuật và kiến ​​trúc Hy Lạp và La Mã cổ điển.

Ông đã vẽ những vẻ đẹp lý tưởng hóa thông qua sự cân bằng và những trật tự hiệu quả trong các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, ông vẫn có thể mô tả khéo léo, tinh tế thần thái và tâm trạng của tình mẫu tử.



Bức tranh “ Maternal Admiration” (Sự ngưỡng mộ dành cho mẹ) được vẽ vào năm 1869 bởi hoạ sĩ William Adolphe Bouguereau. Tranh sơn dầu trên vải. Bộ sưu tập cá nhân. (Ảnh: phạm vi công cộng)

Hoạ sĩ Bouguereau thấy rằng thiên chức làm mẹ là điều thiêng liêng và mãn nguyện. Chỉ bằng cọ vẽ, ông đã thể hiện cảm xúc thông qua kỹ thuật sáng tối và đã vẽ cốt lõi phẩm giá của một người mẹ—những người phụ nữ vô cùng trìu mến bằng tất cả vẻ đẹp rung động của họ.

Theo Charles Timm - The Epoch Times

Du Du biên dịch