Nhìn con sửa mình: Vì sao con cái không hiếu thảo?




Trẻ con sinh ra như trang giấy trắng, mọi hành vi, tâm lý của một đứa trẻ đều xuất phát từ sự giáo dục của gia đình. Tất cả người mẹ trên thế giới đều yêu thương con mình, nhưng cách thể hiện tình yêu lại khác nhau. Yêu thương con quá mức, hay hà khắc quản giáo con quá độ, đều khiến trẻ lớn lên lệch lạc, không thể hiếu thảo với cha mẹ, những bài học như vậy thực sự rất nhiều.



Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Muốn con ngoan, mẹ hãy tự sửa mình. (Ảnh: Gladskikh Tatiana/ Shutterstock)

Các bà mẹ hãy hết sức tránh những kiểu hành vi dưới đây để có thể giáo dục con cái một cách thông minh và lý trí:

1. Trí tuệ cảm xúc thấp

Biểu hiện rõ ràng nhất của người mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp đó là tình yêu dành cho con cái lúc dè dặt, lúc lại nghiêm khắc, lúc nóng lúc lạnh. Chẳng hạn, khi con đạt được thành tích gì thì sẽ vui mừng và khoe khoang khắp nơi. Còn khi con làm sai điều gì đó thì sẽ trách mắng, đánh đập trước mặt mọi người mà không cần suy nghĩ đến cảm nhận của trẻ, thậm chí nói những lời làm tổn thương trẻ. Khi lòng tự trọng của trẻ bị tổn hại nghiêm trọng, tính cách của trẻ sẽ trở nên khép kín và tự ti.

Người mẹ kiểu này khi làm việc gì cũng không quan tâm đến tâm trạng của con, mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn tốt xấu của bản thân, con cái đương nhiên sẽ không muốn gần gũi cha mẹ. Khi lớn lên, con cái tự nhiên sẽ luôn muốn tránh né bạn.

2. Thờ ơ

Những đứa trẻ tràn đầy cảm giác an toàn trong lòng thường rất tươi sáng, vui vẻ, tràn đầy hy vọng và yêu thương đối với mọi thứ xung quanh.

Nếu người mẹ thiếu sự chăm sóc và quan tâm đến con cái, đứa trẻ sẽ trở nên thờ ơ với cuộc sống, học tập và cảm xúc của bản thân. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu tình yêu thương lâu ngày không chỉ thiếu cảm giác an toàn, mà còn trở nên xa cách về mặt tình cảm với cha mẹ. Đương nhiên, con cái khi trưởng thành cũng sẽ không biết quan tâm đến cha mẹ.

3. Trọng nam khinh nữ

“Trọng nam khinh nữ” là điều mang tính sát thương rất mạnh mẽ. Trong bộ phim truyền hình “Mọi chuyện đều ổn” (All Is Well), mẹ của nhân vật chính vô cùng hà khắc với con gái mình. Trong hoàn cảnh như vậy, cô con gái đã rời nhà ra đi năm 18 tuổi. Cô gái trong lòng rất oán giận và quyết định cắt đứt quan hệ với gia đình, không còn liên lạc gì với mẹ nữa. Vết thương trong lòng cô sẽ không bao giờ lành lại được.

Người con trai được coi trọng cũng không khá hơn là bao. Người mẹ “trọng nam khinh nữ” thờ ơ và hà khắc với con gái, nhưng lại vô cùng yêu thương cưng chiều con trai. Khi lớn lên, con gái sẽ không có tình cảm với mẹ, còn con trai sẽ đòi hỏi tình yêu của mẹ một cách vô hạn độ. Một người sẽ rời xa gia đình, còn người kia có thể trở thành “kẻ vô dụng” chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.



(Ảnh: Yuganov Konstantin/ Shutterstock)

4. Cá tính mạnh mẽ

Một người mẹ có cá tính quá mạnh mẽ sẽ giống như một nhà độc tài trong mắt con cái: “Mẹ lúc nào cũng là người quyết định mọi việc, con không muốn một người mẹ như thế”, có thể con bạn sẽ nghĩ như vậy.

Sự mạnh mẽ của người mẹ có thể kìm hãm đứa trẻ, khiến trẻ không có tự do và không gian để phát triển. Đứa trẻ có cảm giác ở nhà như đang ở trong một cái lồng, đợi đến khi trẻ có thể tiến nhập vào xã hội và trở nên tự lập, chắc chắn chúng sẽ tìm mọi cách để tránh xa mẹ mình. Thậm chí không muốn nghe giọng nói của mẹ hay nhìn vào ảnh của mẹ.

Mẹ không chỉ là người thầy đầu tiên của con, mà còn là người bạn thân thiết nhất của con, chỉ khi con tôn trọng và quan tâm đến con đúng cách thì sau này con mới biết ơn và phụng dưỡng cha mẹ.

Vậy người mẹ nên làm gì?

Nó thực sự rất đơn giản: chỉ cần “lấy mình làm gương”. Bạn muốn con cái trở thành người như thế nào, thì hãy làm cho con bạn thấy điều ấy. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, con cái sẽ học hỏi từ những gì cha mẹ làm. Cha mẹ muốn con phát triển những đức tính tốt thì cần tự mình làm gương, trở thành tấm gương tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Giáo dục trẻ về điều gì đúng và sai, điều gì nên và không nên làm, đồng thời để trẻ kiến lập những quan niệm đúng đắn trong cuộc sống.

Trẻ từ 3 tuổi rưỡi đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển những thói quen ứng xử. Cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái, kịp thời sửa sai và hướng dẫn cách đúng khi trẻ phát sinh vấn đề, để trẻ có thể dưỡng thành thói quen ứng xử tốt và quy phạm đạo đức phù hợp.

Một vị giáo sư từng nói rằng, ngay từ khi còn nhỏ cho trẻ đọc sách ảnh phù hợp sẽ giúp chúng phát triển nhân cách và hành vi tốt, trẻ sẵn sàng chấp nhận sự chỉ dẫn của sách ảnh hơn là những lời “thuyết giáo” của cha mẹ. Đồng thời, đọc sách ảnh còn có thể tăng vốn từ vựng cho trẻ và nâng cao khả năng đọc của trẻ.

Giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em là giáo dục từ thời điểm sau khi trẻ được sinh ra. Không thể chỉ nói rằng trẻ sinh ra vốn dĩ đã thông minh, cứ để trẻ tự nhiên phát triển mà không cần chỉ dạy. Cha mẹ cũng phải có trách nhiệm với sự phát triển của trẻ sau này.

Sẽ tốt hơn khi bạn mua cho con bạn một cuốn sách ảnh dành cho trẻ, thay vì đưa cho con một chiếc điện thoại di động. Trẻ thích đọc sách và sẽ học theo các hình ảnh trong sách. Điều này sẽ có lợi hơn cho sự dưỡng thành thói quen hành vi của trẻ và giúp trẻ học được rất nhiều kiến ​​thức.

Đọc sách có thể kích hoạt tế bào não, trẻ thích đọc sách sẽ thông minh hơn. Giai đoạn đọc nhạy cảm của trẻ là từ 3 tuổi rưỡi đến 6 tuổi, việc rèn luyện đúng cách trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách suốt đời.

Văn Lệ, Vision Times