Trò lừa bịp nóng lên toàn cầu: Ma quỷ hóa carbon dioxide




Dưới sự thúc đẩy của lợi ích, một số thứ chưa được khoa học chứng thực rõ ràng đã bị ma quý hóa. Ví dụ ban đầu carbon dioxide vô hại với con người khi nồng độ không cao, nhưng hiện giờ, vì lợi ích chính trị, nó đã bị ma quỷ hóa. Nóng lên toàn cầu trở thành vấn đề bị thổi phồng là nguyên nhân hủy diệt nhân loại.



Carbon dioxide bị ma quỷ hóa. (Ảnh minh họa: oraziopuccio / Shutterstock)

Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ngày càng được mọi người trên thế giới công nhận, nhưng điều gì có hại cho con người và điều gì chưa hẳn đã có hại thì cần phải có sự đánh giá chuyên môn.

1. Truyền thông phương Tây đã ma quỷ hóa carbon dioxide như thế nào

“Hiệu ứng nhà kính sẽ hủy diệt trái đất”! Đây là viễn cảnh đáng sợ được cựu Phó Tổng thống Mỹ, người đoạt giải Nobel năm 2007, Al Gore mô tả. Bộ phim khoa học viễn tưởng Hollywood “The Day After Tomorrow”
cũng khiến khán giả đắm mình trong nỗi sợ hãi về ngày tận thế của trái đất.

Quan điểm gần như phiến diện của truyền thông dòng chính về hiệu ứng nhà kính có hiệu quả ngang với một bộ phim bom tấn Hollywood: “Nghiên cứu của hàng trăm ngàn nhà khoa học chứng minh hiện tượng nóng lên toàn cầu là một thực tế không thể chối cãi”; “Những bức ảnh gây sốc: Băng ở Bắc Cực tan chảy!”

Trong tình trạng khí hậu này, “những người có hiểu biết đều biết rằng sự nóng lên toàn cầu là có thật, và hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu là sự hủy diệt của loài người. Điều này đã được các nhà khoa học xác nhận”...v.v. Những tuyên truyền này đang tràn ngập trên các kênh truyền thông phương Tây, nhằm quảng bá mạnh mẽ khái niệm này ra thế giới.

Tuy nhiên, ông Richard Lindzen, một nhà khí tượng học thực thụ thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), lại đưa ra nhận định khác khi nói về hiệu ứng nhà kính đang phổ biến khắp thế giới hiện nay.

Ông nói, ngày nay “Nóng lên toàn cầu” đã trở thành một tôn giáo. Mọi người không cần phải nghiên cứu nguyên nhân và tự mình phân tích rồi nhận định. Nếu có bất kỳ chất vấn nào, chỉ cần nói “các nhà khoa học đã chứng minh điều đó” và điều này sẽ bị bác bỏ.

Tiến sĩ Lindzen tin rằng việc công khai hiện nay về hiệu ứng nhà kính gần như có thể so sánh với tuyên truyền của ông Goebbels năm xưa. Trong lời điều trần trước Quốc hội, ông đã chế giễu chính ngành của mình.

Ông cho biết thành thật mà nói, khí hậu học không phổ biến trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, những sinh viên có năng lực hầu như không bao giờ tham gia. Chỉ có một số ít nhà khoa học trên trái đất tham gia nghiên cứu về khí hậu, cách nói là “hàng trăm ngàn” hoàn toàn chỉ là chiêu trò đánh tráo của truyền thông.

Tiến sĩ Lindzen cũng chỉ ra rằng trong số 70 nhà khoa học đăng bài ủng hộ Nghị định thư Kyoto trên tờ New York Times năm đó, hầu hết họ không phải là nhà khí tượng học. “Sự tan chảy của sông băng vùng cực” mà giới truyền thông đang nói đến cũng khiến dư luận bức xúc vì kiến ​​thức khoa học chưa đầy đủ.

Bản thân việc nghiên cứu khí hậu không có gì sai, và nhiều kết quả của nó rất có lợi. Tuy nhiên, một khi những kết quả này được chọn lọc bởi những nhà bảo vệ môi trường giật gân, và được truyền thông khuếch đại, chúng sẽ tạo thành một quan niệm rằng trái đất sắp kết thúc.

2. Carbon dioxide có gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi

Điều trớ trêu nhất của khoa học là nghiên cứu bị chi phối bởi những quan niệm phổ biến, và bi kịch lớn nhất là nghiên cứu bị chính trị hóa.

Trên thực tế, cuộc tranh luận về tác động của carbon dioxide đối với khí hậu đang diễn ra gay gắt, và có rất nhiều ý kiến ​​phản đối. Ở đây sẽ không nhắc đến những kiến thức quá chuyên nghiệp, mà chỉ nói về 2 điểm sau:

Thứ nhất, mặc dù hầu hết các nhà khoa học đều có xu hướng thừa nhận rằng thế giới đang nóng lên, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về nguyên nhân của sự nóng lên.

Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trái đất trong lịch sử dao động trong khoảng từ 12 – 22 độ. Nhiệt độ trung bình hiện nay của trái đất chỉ là 13 độ, gần đến mức thấp nhất. Nhiệt độ tăng lên là điều bình thường và vẫn tăng ngay cả khi không có carbon dioxide.

Biểu đồ của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia chỉ ra: Mặc dù trong 150 năm qua, hàm lượng carbon dioxide của trái đất đã tăng lên, nhưng mức tăng này đã bắt đầu tăng kể từ khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng cách đây 18.000 năm. Nhìn từ góc độ dài hạn, carbon dioxide hiện đang ở mức tương đối thấp trong lịch sử.

Một biểu đồ khác cho thấy, lượng carbon dioxide của Trái đất tăng với tốc độ tương tự từ năm 1750 -1950. Trong khi hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trái đất trong 100 năm qua xảy ra trước năm 1940, và con người mới chỉ bắt đầu thải ra một lượng lớn khí nhà kính sau năm 1950.

Thứ hai, nồng độ carbon dioxide trong lịch sử cao hơn nhiều so với ngày nay, đỉnh cao gấp 20 lần so với ngày nay. Ở thời đại mà những loài khủng long khổng lồ sinh sống, nồng độ carbon dioxide trên trái đất cao gấp 5 – 10 lần so với hiện tại.

Nhiệt độ khi đó cũng dao động trong khoảng 12∼22 độ, và sự sống trên trái đất không bị tiêu diệt. Ngược lại, khoảng 100 triệu năm trước, khi nồng độ carbon dioxide bắt đầu giảm mạnh, loài khủng long đã bị tuyệt chủng sau đó.

3. Dù hạn chế lượng khí thải carbon dioxide cũng không thể làm chậm sự nóng lên toàn cầu

Trên thực tế, các nhà khí tượng học tin rằng sự nóng lên hoặc lạnh đi của trái đất bị ảnh hưởng bởi những thay đổi định kỳ trong quá trình giải phóng nhiệt của mặt trời, thềm lục địa và sự phân bố đại dương do chuyển động của vỏ trái đất, cùng độ lệch tâm của trái đất, cũng như khả năng hấp thụ của bề mặt trái đất và đại dương.

Đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng truyền thông lại khiến người ta có ấn tượng rằng hiệu ứng nhà kính là thủ phạm duy nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ngay cả khi chỉ thảo luận về hiệu ứng nhà kính, về cơ bản truyền thông cũng không truyền tải những thông tin này tới công chúng:


  1. Hiệu ứng nhà kính rất cần thiết đối với trái đất. Nếu không có nó, trái đất sẽ lạnh đi 18 độ C.
  2. Khí nhà kính quan trọng nhất là hơi nước. Hiệu ứng nhà kính mà nó gây ra đạt tới 80 ~ 95% (theo các số liệu nghiên cứu khác nhau).
  3. Carbon dioxide chỉ chiếm 10 ~ 14% lượng khí nhà kính, trong đó 85 ~ 97% là do thiên nhiên tạo ra. Do đó, kỳ thực khí carbon dioxide do con người tạo ra chỉ đóng góp một lượng rất hạn chế (0,2∼0,3%) vào hiệu ứng nhà kính.


Nhà vật lý khí quyển Fred Singer tính toán rằng dẫu Nghị định thư Kyoto có thể đạt được mục tiêu đề ra, hiệu ứng nhà kính có thể giảm đi, và tác động đến nhiệt độ trái đất vào năm 2050 sẽ chỉ ở mức 0,05 độ.

Nhiều nhà khoa học trung thực ở Hoa Kỳ chỉ ra, carbon dioxide gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là do nghiên cứu thiên vị của IPCC (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc).

Các nhóm lợi ích cung cấp quỹ một cách thiên vị, và chỉ hỗ trợ nghiên cứu chứng minh rằng carbon dioxide khiến toàn cầu nóng lên. Nếu các nhà nghiên cứu kết luận CO2 có lợi cho con người, họ sẽ mất kinh phí nghiên cứu.

Ông Kissinger, cựu Chủ tịch Chính sách Khoa học và Môi trường Hoa Kỳ, thậm chí còn viết cuốn “The Great Global Warming Swindle” (Trò lừa đảo nóng lên toàn cầu), sử dụng bằng chứng khoa học chi tiết để bác bỏ lời nói dối, rằng carbon dioxide gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các loại khí như oxit nitơ và sulfur dioxide thải ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch là những chất gây ô nhiễm có hại cho con người. Nhưng carbon dioxide được tạo ra bởi quá trình sinh lý của con người và không phải là chất gây ô nhiễm.

4. Nguồn gốc sự ra đời và mục đích của chủ nghĩa môi trường

Nhiều người trên toàn thế giới hiện nay có thể không biết hoặc chưa có sự tìm hiểu về nguồn gốc của chủ nghĩa môi trường này. Trong cuốn ““Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” có hẳn một chương nói về nguồn gốc sự ra đời và phát triển cũng như mục đích của chủ nghĩa môi trường rất đáng tham khảo.


  1. Tiến sĩ đạt giải Nobel nói về biến đổi khí hậu: “Chúng ta hoàn toàn bị giả khoa học dẫn dắt”
  2. Phát hiện đột phá: Mặt trời, không phải CO2, là nguyên nhân biến đổi khí hậu
  3. Hollywood và 9 chủ đề “đạo đức giả” nhất: Trung Quốc, #MeToo, Biến đổi khí hậu…
  4. Biến đổi khí hậu: Một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ “bậc thầy”
  5. Hơn 1.600 nhà khoa học tuyên bố tình trạng ‘khẩn cấp’ về khí hậu là hoang đường


Thanh Vân / Vision Times