5 “món nợ” này tránh đừng mắc phải, cuộc đời mới có thể thanh thản, tự do





Hồng trần sở dĩ là tồn tại nhiều loại duyên phận như vậy là vì duyên nợ. Bởi có nợ nên mới có “trả nợ”. Tuy nhiên có 5 món nợ bạn tránh đừng mắc, nếu không nó sẽ làm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn.



Nếu muộn được thanh thản, tự do, hãy tránh đừng mắc nợ! (Ảnh: Pictrider/ Shutterstock)

Trên đời có 2 loại nợ tồn tại, một là nợ liên quan đến “định số”, vốn không thể thay đổi, nhất định sẽ phải trả nợ. Loại còn lại là “biến số”, có thể tránh được. Trong đó, năm loại “nợ” thuộc về biến số này có thể khiến cả đời liền bị ảnh hưởng.

1. Ngoại trừ vấn đề sống chết, hãy tránh mắc nợ vì can thiệp việc “nhân quả” của người khác.

Người có nghiệp của người, ta có nghiệp của ta, cho nên ai cũng cần có trí tuệ và hiểu rằng “nước sông không phạm nước giếng”. Nếu ai đó cứ muốn can thiệp vào nhân quả của người khác thì họ có thể sẽ phải chịu một tai họa lớn.

Tại sao chúng ta không được can thiệp vào nhân quả của người khác? Chẳng lẽ cha mẹ lại không thể can thiệp vào nhân quả của con cái hay sao?

Thật ra, cuộc đời của mỗi người có rất nhiều bước ngoặt mà mình không thể nắm rõ. Có những món nợ là tự bản thân họ phải trả, tương lai có thể sẽ tốt đẹp hơn. Một khi bạn xen vào, chưa chắc tương lai họ sẽ tốt đẹp như bạn nghĩ.

Hơn nữa, người khác đáng lẽ phải gánh chịu nỗi đau khổ mà họ tạo ra, tuy nhiên nếu bạn cứ khăng khăng xen vào nghiệp của họ, thì đau khổ mà người ấy phải gánh chịu sẽ dồn lên bạn. Mặt khác bản thân chúng ta chẳng khác nào như đang “lo chuyện bao đồng rồi tự chuốc họa vào thân.”

Bất cứ điều gì đã xảy ra với người khác, chúng ta cũng hãy chỉ biểu thị thái độ trung lập và tôn trọng. Ngay cả khi chúng ta không hiểu những gì người khác làm thì cũng đừng bàn luận quá nhiều. Dù sao thì ai cũng có lựa chọn của riêng mình, chỉ cần mỗi người đều cảm thấy tuyệt vời trong thế giới của họ, vậy là ổn!

Do vậy, ngoại trừ việc liên quan đến sống chết, thì đối với món nợ nghiệp duyên không liên quan đến bạn, thì tốt nhất là hãy tránh can thiệp vào.

2. Đừng rơi vào cái bẫy của “món nợ ân tình”

Trong xã hội với các chủng quan hệ phức tạp giữa người với người, có một loại món nợ mà con người làm gì cũng phải trả, đó chính là món nợ ân tình.

Cái gọi là “nợ ân tình” là món nợ mà bạn sẽ không thể tránh khỏi khi nhờ người khác giúp đỡ. Ví dụ, ai đó đã giúp bạn và cho bạn vay một 100 triệu. Ngay sau đó, bạn trả lại họ số tiền 110 triệu, con số 10 triệu thêm vào được coi như lợi tức hoặc là thành ý cảm ơn.

Tuy nhiên khi người khác nhận 110 triệu của bạn có đồng nghĩa với việc bạn đã trả hết “nợ ân tình” chưa? Trên thực tế mà nói là nó vẫn chưa kết thúc. Họ hẳn sẽ nghĩ rằng tôi đã giúp bạn thì về sau bạn cũng nên giúp lại tôi.

Giả như tương lai họ cần bạn giúp một việc mà đối với bạn mà nói là quá khó khăn, thì bạn căn bản cũng khó để cự tuyệt. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, người chịu thiệt không phải ai khác mà chính là bạn, bởi vì bạn là người đã mắc phải “món nợ ân tình”.

Các món nợ ân tình hầu hết đều liên quan đến người thân và bạn bè của chúng ta. Khi gặp sự cố, nếu tự mình giải quyết được thì cố gắng đừng tìm đến người thân, nếu không cả đời này chúng ta cũng không bao giờ trả hết được “món nợ ân tình” này.

3. Hãy kịp thời cắt đứt “duyên phận” không thuộc về mình.



Có những loại nghiệp duyên tưởng chừng tốt đẹp lại ẩn họa khôn lường. (Ảnh: Banana Oil/ Shutterstock)

Thiện duyên tốt đẹp rồi sẽ đi đến đích, tình cảm đó thật đáng trân trọng và gìn giữ. Nhưng cũng có những loại nghiệp duyên tưởng chừng tốt đẹp lại ẩn họa khôn lường. Chỉ là trong đời người, thông thường nghiệp duyên thì nhiều mà thiện duyên thì ít.

Khi còn trẻ, người ta thường vướng vào nhiều món nợ về tiền bạc, tình cảm với người yêu… Những món nợ này nếu không đoạn dứt sớm có thể sẽ phá hủy gia đình của bạn.

Sau khi chia tay người yêu, người ta bạn cho rằng mọi chuyện đã qua. Nhưng khi nghĩ về những kỷ niệm đẹp đã qua, hẳn bạn có thể sẽ mềm lòng với người mình từng yêu. Nhưng hãy cẩn thận, sau một vài năm, hoặc thậm chí hơn chục năm, những người này sẽ có thể tìm đến quấy rầy bạn.

Đừng đánh giá thấp sự ràng buộc của duyên tình. Cắt đứt duyên phận một cách không dứt khoát chẳng những hại mình mà còn hại cả những người bạn yêu thương.

4. Cố gắng tránh chi tiêu “tiền trong tương lai”

Xã hội phồi hoa với nhiều thứ mới lại, hiện đại, cơ hội làm ăn, chi tiêu cho các mối quan hệ… đang hấp dẫn người ta khiến họ hình thành thói quen tiêu tiền trong tương lai.

Khi bạn gặp một món đồ xa xỉ mà bạn thích, nhưng bạn không thể mua được, bạn có thể sẽ rút hết thẻ tín dụng của mình để mua nó. Những người thậm chí không đủ khả năng trả trước đã vay tiền khắp nơi và vay để mua nhà, mua xe, cuối cùng phải đổi lấy mấy chục năm cong lưng làm ăn để trả nợ.

Cách “tiêu tiền trong tương lai” này đối với những người bình thường, thì nó chỉ là sợi dây ràng buộc cả cuộc đời họ mà thôi.

Nếu bạn là người khao khát sự hào nhoáng, sang trọng, bạn có thể sẽ phải mất vài ba chục năm để trả hết tiền đã nợ. Nó sẽ khiến bạn không thể nghỉ ngơi, bạn chỉ có thể cố lao vào làm việc, điều này làm cho cuộc sống thật khó khăn.

Có lẽ, làm việc vất vả không phải là do người khác trao cho bạn, mà là do chính bạn tự gây ra cho chính mình.

5. Không thể mắc nợ “lòng tốt” của quý nhân




Quý nhân đã giúp bạn, và bạn cần biết ơn họ, đó là để trả “nợ ân tình”. (Ảnh: svf74/ Shutterstock)

Trong xã hội tồn tại một kiểu người có đặc điểm là cho dù bạn giúp họ như thế nào, họ vẫn không biết cảm ơn, thậm chí còn muốn lợi dụng thêm hoặc đối xử không tốt với bạn.

Những người mắc nợ người khác như vậy có thể thoát khỏi sự cắn rứt của lương tâm trong tương lai và sống một cuộc sống suôn sẻ được không? Thực ra đạo trời luôn công bằng. Quý nhân đã giúp bạn, và bạn cần biết ơn họ, đó là để trả “nợ ân tình”. Nếu bạn không cảm ơn ân nhân của mình, ngay cả khi bạn không nói “cảm ơn”, thì phước lành của bạn trong phần còn lại của cuộc đời sẽ ngày càng ít đi.

Một số quả báo sẽ không xuất hiện vào lúc này, nhưng nó chắc chắn sẽ đến với vào những thời điểm quan trọng. Đối với lòng tốt của người khác, chúng ta cần ghi lòng tạc dạ. Sống một cách chân thành và lương thiện, thì sẽ không phải hổ thẹn với bản thân mình và với người khác.

Theo Thư Sơn Hữu Lộc

Mộc Lan biên tập