CDC Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo về chủng bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng hơn






Hôm 7/12, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về một biến thể phụ nghiêm trọng hơn thuộc chủng virus bệnh đậu mùa khỉ, hay mpox. (Getty Images)

Hôm 7/12, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về một biến thể phụ nghiêm trọng hơn thuộc chủng virus bệnh đậu mùa khỉ, hay mpox.

CDC cảnh báo về khả năng xuất hiện một loại biến thể phụ có tên là Nhánh I (Clade I) ở những du khách đã từng đặt chân đến Cộng hòa Dân chủ của Congo, nói thêm rằng nhánh này thường có khả năng lây nhiễm cao hơn và dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn so với một phân nhóm khác có tên là Nhánh II (Clade II).

CDC cho biết thêm, Nhánh I vẫn chưa được báo cáo ở Hoa Kỳ vào thời điểm này và bằng chứng mới cho thấy Nhánh I có khả năng lây truyền qua đường tình dục, vốn đã được chứng minh là phương thức lây truyền chính của chủng virus ít nguy hiểm hơn bùng phát trên toàn cầu vào năm ngoái.

Trước đây người ta cho rằng cả hai loại bệnh đậu khỉ, gây ra các triệu chứng giống cúm và tổn thương da đầy mủ, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi giữa người với người sau khi nhiễm virus từ động vật bị nhiễm bệnh qua vết cắn, vết trầy xước, săn bắn hoặc nấu ăn.

Trước đây, Nhánh I "được phát hiện là dễ lây truyền và gây nhiễm trùng nặng hơn" so với biến thể lây lan chủ yếu ở những người đồng tính nam vào năm 2022 và 2023, còn gọi là Nhánh II.

Vào tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 11 trong số 26 tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Congo “được xác định là vùng lưu hành bệnh mpox, nhưng những năm gần đây, tổng số ca mắc bệnh và số tỉnh báo cáo mpox đã mở rộng tới 22 tỉnh tính đến tháng 11 năm 2023".

Rosamund Lewis thuộc nhóm giám sát bệnh thủy đậu của WHO nói Reuters: “Biến thể virus được biết là độc hại hơn. Nếu nó thích nghi tốt hơn với việc lây truyền từ người sang người thì điều đó sẽ gây ra rủi ro”.

Bà Lewis cho biết nước này chưa yêu cầu bất kỳ phương pháp điều trị nào. Bà nói thêm, việc tiêm vaccine phức tạp hơn vì chỉ có một khu vực của WHO có thỏa thuận cung cấp. Bất kỳ khoản quyên góp nào cũng sẽ cần kinh phí để triển khai.

Các quan chức của WHO cho biết CHDC Congo đã báo cáo hơn 13.000 trường hợp vào năm 2023, nhiều gấp đôi so với đỉnh điểm gần đây nhất vào năm 2020. Tổ chức này nói thêm rằng họ đang làm việc với chính quyền địa phương về phản ứng và đánh giá rủi ro.

Cảnh báo du lịch

Trong một bản tin, CDC khuyên người Mỹ đi du lịch đến CHDC Congo nên hết sức thận trọng, đồng thời nói thêm rằng họ nên tránh tiếp xúc với người bệnh, tránh xa động vật hoang dã và hạn chế ăn thịt thú săn.

Cơ quan này cũng cho biết: "Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị phát ban (tổn thương trên bất kỳ bộ phận nào) mới, không rõ nguyên nhân, có hoặc không có sốt và ớn lạnh, đồng thời tránh tiếp xúc với người khác. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn từng đến Congo trước khi xuất hiện các triệu chứng".

CDC cho biết kể từ tháng 1, CHDC Congo đã báo cáo khoảng 12.569 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và 581 trường hợp tử vong, tương đương 5% số trường hợp nghi ngờ.

Tuyên bố của WHO

Vào tháng 11, WHO cho biết một cư dân Bỉ đã đến CHDC Congo hồi tháng 3 và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này ngay sau đó. Người đàn ông này cũng “tự nhận mình là một người từng quan hệ tình dục với nhiều đàn ông khác”.

WHO cho biết trong số những người tiếp xúc với ông, 5 người khác sau đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu khỉ.

Oyewale Tomori, nhà virus học người Nigeria, thành viên nhóm cố vấn của WHO, nói với Associated Press: “Đây là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về việc lây truyền bệnh thủy đậu qua đường tình dục ở châu Phi. Suy nghĩ cho rằng kiểu lây truyền này không thể xảy ra hiện đã bị bác bỏ”.

Ông nói thêm rằng: “Trong nhiều năm ở Châu Phi, chúng tôi đã nói rằng bệnh đậu khỉ là một vấn đề. Bây giờ việc lây truyền qua đường tình dục đã được xác nhận, đây sẽ là tín hiệu để mọi người xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn nhiều”.

Tuyên bố của WHO nói thêm rằng nguy cơ virus lây lan sang các quốc gia khác ở châu Phi và trên toàn thế giới "dường như rất đáng kể" và có thể có "những hậu quả nghiêm trọng hơn" hơn so với đợt bùng phát trước.

Trong tuyên bố của mình, WHO cho biết: "Một đợt bùng phát bệnh mpox đồng thời đang xảy ra ở một loạt các vùng lân cận dọc theo hệ sinh thái sông Congo, mối liên hệ, nếu có, với các trường hợp ở Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn chưa được xác định”.

Đầu năm nay, WHO xác nhận rằng họ sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu kéo dài 10 tháng đối với bệnh đậu mùa khỉ, sau khi tuyên bố loại virus này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm vào tháng 7 năm 2022.

Vào cuối năm 2022, WHO đã ban hành khuyến nghị đổi tên bệnh đậu khỉ thành mpox "sau một loạt cuộc tham vấn với các chuyên gia toàn cầu".

Theo Jack Phillips - The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch