Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn nhận hạnh phúc thì trước hết phải chia hạnh phúc.
The Flight Of Freedom
Results 1 to 6 of 6

Chủ Đề: Tìm Hiểu Nguồn Gốc Đạo Thờ Ông Bà của Dân Tộc Việt

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    1,303
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Tìm Hiểu Nguồn Gốc Đạo Thờ Ông Bà của Dân Tộc Việt

    Nguồn gốc Đạo Thờ Ông Bà của người Việt chúng ta đã có từ ngàn xưa, nhưng nguồn gốc và cội rễ thì không biết bắt đầu từ đâu.

    Nay nhờ diễn đàn VFF này, mong các vị có tài liệu nào nói về chủ đề này thì đăng tải lên đây để hàng hậu bối tham khảo và học hỏi. Cám ơn quí vị.


    Nhan
    Last edited by Nhan; 10-06-2010 at 12:49 AM.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    1,612
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
    http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/de...303&a=76&k=126


    Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

    Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình bởi:

    Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
    Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu

    Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệm của tất cả người Việt Nam. Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ "luật thành vǎn" trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ. Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên.

    Theo quy định của phong tục, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà giàu có thì đồ thờ phụng thật trang hoàng, sơn son thiếp vàng. Còn gia cảnh túng bấn thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến sơn son và một bình hương là đủ. Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ để thờ. Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng. Ngày nay, do tác động của nếp sống mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Người ta lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên nóc tủ... Đồ thờ chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và một số đồ bày biện khác.

    Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia trưởng (có thể là chủ hộ hoặc con trưởng nam hoặc cháu đích tôn...) khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái 3 vái và khấn. Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén. Sau khi gia trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ. Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ. Trước khi khấn, vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn. Khi mọi người đã lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và thắp thêm tuần nhang nữa. Sau đó, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá (đốt). Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người dưới âm mới nhận được số vàng người sống cúng. Lúc này có thể hạ đồ lễ xuống.

    Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Ở làng quê, ngày giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta gọi là trả nợ miệng. Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết. Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.

    Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nếu con trai trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thì mới đến con thứ). Tuy nhiên, không vì thế mà những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Đến ngày giỗ, họ phải tề tựu ở nhà người con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép với Thổ công cho hương hồn người đã khuất được về phối hưởng bởi vì người ta cho rằng "đất có Thổ công, sông có Hà bá", chỉ khi có phép của Thổ công hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà.

    Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết, không con cháu nào được đụng tới. Cỗ bàn nấu xong, cúng gia tiên trước con cháu mới được ăn sau. Khách tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả.

    Quan hệ huyết thống của Việt Nam khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo "quy định" huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung.

    Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ "vấn tổ tầm tông".

    Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cổ đài rượu... Hoành phi câu đối trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế.

    Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng nǎm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm "con gái là con người ta" nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu "mới đúng là con mua về" thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ, không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ Tổ.

    Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    1,612
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC
    http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/de...304&a=76&k=126
    GS-TS Trần Ngọc Thêm
    Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996


    Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi. Hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau. Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).


    Từ một thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Nam-á đã phát triển theo hai hướng : những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lí giải hiện thực và họ xây dựng được triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện : thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối.

    Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.

    Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy ở tượng đá với niên đại hàng nghìn năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa. Trong việc trang trí nhà mồ Tây Nguyên thì tượng nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to thường xuyên có mặt.

    ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ= cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường= nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ ). ở hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro được đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra. Nhiều địa phương ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau những vật này vì tin rằng nó đern lại may mắn, no đủ cho cả năm.

    Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên dá). ở chùa Dạm (Hà Bắc) có một cột đá hình sinh thực khí nam có khắc nổi hình cặp rồng trời Lí. Ngư phủ ở sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) có tục thờ một kẽ nứt lớn trên một tảng đá mà dân gian gọi là Lỗ Lường (một biến âm của tên gọi sinh thực khí nữ), vị nữ thần ngự ở đây là Bà Lường.

    Bên cạnh việc thờ sinh thực khí (=yếu tố) giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.

    Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. ở thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi. Nếu lưu ý rằng cóc tượng trưng cho việc cầu mưa, cầu mùa thì ý nghĩa phồn thực của loại tượng cóc giao phối lại càng rõ nét.

    Vào dịp hội đền Hùng, ở vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí" : thanh niên nam nữ múa từng đôi cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ. ở sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) vừa nhắc đến, khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, đích thân người cầm đầu Sở phải tới cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa thích của người phương Nam ! ).

    Ở vùng La Sơn, La Cả (Hà Sơn Bình) trước dây có tục khi rã hội (tan đám), vị bô lão chủ trì chậm rãi đánh 3 hồi trống, rồi đến 3 hồi chiêng, và trong khoảng thời gian đó, đèn đuốc được tắt hết, mọi điều cấm kị được lâm thời huỷ bỏ, thanh niên nam nữ được tự do. ý nghĩa của tục này là ở chỗ sự hợp thân tự nhiên của nam nữ trên đất cỏ được xem như một hành động mang tính cách ma thuật, có tác dụng kích động nhắc nhở thiên nhiên, đất trời (giống nh việc rắc tro đốt từ các hình sinh thực khí ra ruộng).

    Từ thời xa xưa, chày và cối - bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á - đã là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo người Đông Nam á đã chọn cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.

    Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được tục "gĩa cối đón dâu" : nhà trai bày chày cối trước cổng, khi dâu về đến nơi thì người nhà trai cầm chày mà giã không vào cối mấy tiếng.đó là nghi lễ cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu không hiểu được tại sao ở các làng quê xưa rất phổ biến tục nam nữ vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên - ngoài chức năng phụ là làm nhịp đệm việc giã cối thể hiện ước mong trai gái sẽ thành lứa đôi và sinh con đẻ cái. Cũng sẽ không hiểu được trò cướp cầu - một trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung quanh : Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình. Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu, đánh phết. đánh đáo....

    Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, biểu tượng quyền lực.... của người xưa - đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực : Trước hết, cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc - con cóc trong ý thức của người Việt là "cậu ông trời", mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực. Cuối cùng, tiếng trống đồng rền vang mô phỏng âm thanh của tiếng sấm - cùng mang ý nghĩa trên.

    Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu,.v..v., cũng đều liên quan tới tín ngưỡng phồn thực. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông : Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí luận Ngũ hành lẫn tín ngưỡng phồn thực - cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp thì làm sao mà có cuộc sống vĩnh hằng được. Tín ngưỡng phồn thực đôi khi thâm nhập vào cả chốn cung đình : Theo Việt sử thông giám cương mục trong yến tiệc do vua Trần Thái Tông đãi quần thần năm 1252, đứng chỉ huy hiệu lệnh uống rượu là một người đầu đội mo nang, tay cầm dùi đục !








    eheheh . híc hic .. eheheheh
    Last edited by tieulacphong; 10-06-2010 at 01:03 AM.

  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    1,612
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    tui nghĩ vầy nè .. ngày xưa thần khắp thế gian .. ehehe

    sau này TÀU ĐÔ HỘ một ngàn năm thì đạo truyền thống VIỆT NAM mang thêm mí lớp áo ÂM DƯƠNG, KINH DỊCH, NGŨ THƯ TỨ KINH gì đó .. chớ người VIỆT cũng có tâm thờ HỒN VIỆT chớ bộ . ehehe

    bộ thời ông VUA HÙNG ổng hổng có TÂM sao ??

    ---> nhìn cây đa lắc lư đầu đình sợ thí mồ tổ luôn .. ehehe h

    eheheh . híc híc .. eheheheh

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    539
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Bài này chỉ nói được câu: "Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu... "
    Chưa thấy nguồn gốc ở đâu hết đại ca ơi!




    MSL

  6. #6
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    1,612
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Cha nội hổng thấy cái trống, cái mỏ, cái cây, cái NỎ, cái NÊM à ?? .. ha ha ha ..

    ---> đúng là hổng đọc bằng mắt .. cứ đọc bằng ĐỊNH KIẾN hông à .. ehehe


    bộ người VIỆT hổng có mí thứ đó à .. ehehe

    eheheh . hic híc .. eheheh

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-08-2011, 11:06 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-02-2011, 11:48 AM
  3. Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
    By Lạc Việt in forum Học Việt Văn
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-11-2011, 05:49 PM
  4. Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ
    By Mặc Vũ in forum Học Việt Văn
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-26-2010, 12:38 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-06-2010, 12:44 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •