Các chuyên gia về virus ở Trung Quốc tử vong hàng loạt







Nhân viên y tế đang tiêm vaccine COVID-19 Sinovac cho một người dân ở tỉnh Quảng Tây phía nam Trung Quốc, ngày 03/06/2021. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Hiện có nhiều thông tin về các trường hợp tử vong đột ngột sau khi tiêm vaccine Trung Quốc.

Li Jun, một nhà sản xuất truyền hình độc lập, cho biết trong chương trình Pinnacle View của The Epoch Times rằng vaccine Sinovac đã bị nghi ngờ khi ra mắt và có rất nhiều trường hợp tử vong đột ngột liên quan đến loại vaccine này. Ông Li đề cập đến một số lượng lớn các chuyên gia về vaccine của Trung Quốc đã qua đời liên tiếp ở độ tuổi tương đối trẻ.

Nhiều chuyên gia Trung Quốc qua đời

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2023, Cao Tiểu Bân, một quản lý cấp cao của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sinovac, đã qua đời ở tuổi 45. Ngày 27 tháng 10 năm 2023, Ngô Tôn Hữu, Trưởng nhóm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã qua đời ở tuổi 60. Còn tháng 10 năm 2022, Ngô Kiện Quốc, một nhà virus học tại Đại học Vũ Hán, đã qua đời ở tuổi 66.

Các nhà khoa học khác đã qua đời bao gồm nhà nghiên cứu vaccine COVID Triệu Trấn Đông (53 tuổi), Tăng Bân (52 tuổi), Lưu Bân (37 tuổi) và nhà nghiên cứu xét nghiệm axit nucleic Bạch Tiểu Huy (42 tuổi). Ngoài ra còn có Châu Vũ Sâm, một chuyên gia về vaccine tại Học viện Khoa học Y học Quân sự, là một trong những người đầu tiên nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vaccine sau khi dịch COVID-19 bùng phát nhưng đã qua đời đột ngột vài tháng sau đó.

Hãng sản xuất vaccine Trung Quốc Sinovac mới thông báo vào tháng 1/2024 rằng họ đã ngừng sản xuất vaccine. Năm 2022, một cuộc khảo sát ở Hồng Kông cho thấy trong số những người đã tiêm phòng, 1.300 người đã tử vong, trong đó 87% tiêm vaccine Sinovac.

Vào tháng 8 năm 2021, Lý Bác Di, một bé gái 12 tuổi ở tỉnh Hà Nam, bị sốt cao hai ngày sau khi tiêm vaccine Sinovac và qua đời ngay sau đó. Mẹ của bé, khi tìm công lý cho cái chết của con gái, đã bị chính quyền an ninh bắt giữ và đánh đập. Vào ngày 11 tháng 1, Giang Dũng (bút danh), một cư dân ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, nói với Epoch Times rằng trong hai năm qua, hơn một chục người thân và bạn bè của ông đã chết đột ngột sau khi tiêm vaccine. Trong khi một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng vaccine Sinovac ban đầu được phát triển cho các loại virus cơ bản và không còn hữu ích nữa sau khi các loại virus đột biến.

Vaccine thật nguy hiểm hơn vaccine giả

Hằng Hà, một nhà phân tích về Trung Quốc và chuyên gia về công nghệ sinh học, lại có quan điểm khác. Ông nói với Pinnacle View rằng, nếu vaccine Sinovac có hiệu quả, thì họ có thể tiếp tục phát triển vaccine chống lại các loại virus đột biến và sẽ không tệ đến mức phải ngừng sản xuất. Ông nói: "Là một loại vaccine được dùng ở thị trường lớn như vậy, rất khó để quy kết việc ngừng sản xuất đột ngột cho virus đột biến", đồng thời ông nói thêm rằng lý do lớn nhất có thể là chất lượng của vaccine.

Chuyên gia Trung Quốc này giải thích rằng khi vaccine Sinovac lần đầu tiên ra mắt, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng nó như một công cụ ngoại giao để "kết bạn". Ông nói: "Bây giờ chính quyền đang hết lời ca ngợi các loại vaccine khác tốt như thế nào. Vậy thì chất lượng của loại vaccine bất hoạt mà chính quyền khoe khoang từ lâu là giả mạo. Trừ khi họ thừa nhận rằng chất lượng của loại vaccine này vốn đã kém, hoặc có điều gì đó không ổn trong quá trình sản xuất".

Quách Quân, Trưởng chi nhánh Epoch Times tại Hồng Kông, đã xác minh chất lượng kém của vaccine do Trung Quốc sản xuất bằng cách kể lại câu chuyện của một người bạn ở Hồng Kông đã tiêm vaccine vào buổi trưa và qua đời vào buổi chiều.

Bà Quách nói: "Chi tiết của các trường hợp này có sẵn ở Hồng Kông vì chính quyền Hồng Kông luôn quy định phải tiết lộ những thông tin như vậy, không giống như ĐCSTQ hầu như không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tác dụng phụ của hai loại vaccine Sinovac và Sinopharm".



Người dân đang tiêm vaccine nội địa Trung Quốc ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc vào ngày 5/7/2021. (STR/AFP via Getty Images)

Bà Quách cũng nhắc đến những người bạn ở Trung Quốc đã mắc bệnh lao sau khi tiêm vaccine.

"Một người bạn [của tôi] ở Trung Quốc nói rằng anh ấy thà tiêm vaccine giả, có thể là nước cất, còn hơn là loại vaccine của Trung Quốc, có tác dụng phụ độc hại và thậm chí gây tử vong". Bà Quách tiếp tục nói về việc nhiều nhân viên y tế ở Trung Quốc không được tiêm vaccine.

Bà nói: "Rất nhiều bạn bè của tôi trong ngành y hoàn toàn không muốn tự tiêm vaccine". "Điều này đặc biệt đúng đối với những chuyên gia đã nghiên cứu về vaccine. Dựa trên những gì chúng tôi đã biết, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, đặc biệt là những người ở cấp dưới quốc gia, không tiêm vaccine trong nước hay nước ngoài”.

“Một số chuyên gia y tế phân tích rằng lý do khiến giới cấp cao nhất của ĐCSTQ thực hiện chính sách Zero COVID nghiêm ngặt là vì họ chưa tự tiêm vaccine và không thể tiếp xúc với môi trường có virus”.

Tại một cuộc họp gần đây của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Tập Cận Bình đề xuất rằng dược phẩm sẽ nằm trong năm lĩnh vực chống tham nhũng trọng điểm vào năm 2024.

Bà Quách giải thích: “Trong bốn năm qua của đại dịch COVID-19, tất cả các ngành công nghiệp ở Trung Quốc đều ế ẩm. Ngành dược là ngành duy nhất kiếm được lợi nhuận, bao gồm vaccine, xét nghiệm axit nucleic, sản phẩm khử trùng và các thiết bị y tế như máy thở và khẩu trang”.

“Một số người giới thiệu họ là chuyên gia, nhưng thực tế họ đang quảng bá các loại thuốc mà gia đình họ có cổ phần. Tất cả những điều này đang bị tiết lộ bên trong ĐCSTQ và bị phản ứng rất mạnh, vì vậy có thể có chuyện lớn xảy ra với ngành dược trong năm nay”.




Cúm Tây Ban Nha 1918: Các y tá chăm sóc các nạn nhân của dịch cúm Tây Ban Nha ngoài trời giữa những chiếc lều bạt. (Ảnh: Getty Images)

Đại dịch báo hiệu sự thay đổi chế độ

Từ cuối năm 2023, một đại dịch mới đã bắt đầu ở Trung Quốc và kể từ đó đã lây lan từ trẻ em đến những người trẻ và trung niên. Các trường hợp tử vong đột ngột đã xảy ra thường xuyên hơn ở nhiều nơi khác nhau ở Trung Quốc. Ở một số thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh, các lò hỏa táng hoạt động hết công suất mỗi ngày, giống như thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19.

Ông Hằng Hà nhận xét rằng vấn đề của Trung Quốc nằm ở chỗ chế độ này không minh bạch, vì vậy người dân không nhận được thông tin chính xác và không biết chuyện gì đang thực sự xảy ra.

“Trong trường hợp xảy ra đại dịch, chắc chắn phải có một loại virus nào đó gây ra đại dịch, nhưng các loại virus khác cũng có mặt... Tỷ lệ phần trăm của loại virus đó là bao nhiêu? Có ở mức độ của một đại dịch không? Có nhiều loại vi-rút đang lưu hành cùng một lúc không? Chúng ta không biết gì cả”, ông nói. “Sự thiếu minh bạch và vô trách nhiệm của chế độ đã khiến mọi thứ trở nên rất khó hiểu”.

Sau đó, ông đặt ra một câu hỏi về “nguồn gốc xã hội” của các đại dịch dai dẳng và nhắc đến đại dịch năm 1918. Ông nói: “Trong đại dịch năm 1918, đã có ba đợt tử vong rất cao, nhưng sau [những đợt] đó, đại dịch đột nhiên biến mất không dấu vết”.

“Không giống như đại dịch hiện tại, không bắt đầu với tỷ lệ tử vong cao như vậy, nhưng kéo dài trong một thời gian dài và dường như không có khả năng biến mất”.

“Trong lịch sử loài người, đại dịch như vậy thường kết thúc sau khi đổi triều đại. Cúm Tây Ban Nha đã kết thúc cùng với Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi chiến tranh kết thúc, căn bệnh này biến mất”.

Lập luận này tương đồng với một bài xã luận của The Epoch Times vào tháng 1 năm 2023 có tựa đề “Thực trạng đại dịch của Trung Quốc và sự sụp đổ của ĐCSTQ” so sánh cuộc đàn áp các nhóm tín ngưỡng hiện tại của chế độ cộng sản với các sự kiện lịch sử trong quá khứ.

Bài xã luận viết: “Lịch sử đã cho chúng ta thấy những ví dụ trước đây về điều này. Ở La Mã cổ đại, cuộc đàn áp các Kitô hữu đã dẫn đến bốn trận dịch hạch, và Đế chế La Mã hùng mạnh đã suy tàn và cuối cùng diệt vong. Trong lịch sử Trung Quốc, sự thay đổi triều đại thường xảy ra khi triều đình trở nên thối nát và đạo đức xã hội suy đồi; dịch bệnh thường xảy ra”.

“Cuối cùng, cách chữa trị tốt nhất cho bệnh dịch này là từ chối ĐCSTQ. Chúng tôi hy vọng mọi người có thể sống sót an toàn sau thảm họa này và giúp mở ra một ngày mai tươi sáng hơn”.

“Pinnacle View” là một chương trình của NTD và Epoch Times, là một diễn đàn truyền hình cao cấp tập trung vào Trung Quốc. Chương trình tập hợp các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới để phân tích các vấn đề cấp bách, phân tích xu hướng và đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội và sự thật lịch sử.



NTD