Khủng hoảng Biển Đỏ khiến tham vọng của Tập Cận Bình lâm nguy






Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Bishkek vào ngày 14/6/2019. (Ảnh: VYACHESLAV OSELEDKO/AFP via Getty Images)

Đài CNN đưa tin, khi phiến quân Houthi tiếp tục tấn công tàu thương mại ở Biển Đỏ, cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc đặt ra một thử thách mới cho tham vọng trở thành nhà hòa giải quyền lực mới ở Trung Đông mà Trung Quốc tự ý thổi phồng cho bản thân mình. Tham vọng nâng cao vị thế quốc tế của Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng như thế nào khi tình hình Trung Đông không khác nào “lửa đổ thêm dầu”?
Cuộc tấn công vào một trong những tuyến đường vận chuyển quan trọng nhất thế giới đã làm đảo lộn thương mại toàn cầu. Nó cũng làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn gần 4 tháng sau khi bùng nổ cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Cho đến nay, phản ứng công khai của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng Biển Đỏ vẫn chỉ giới hạn ở việc kêu gọi chấm dứt các cuộc tấn công vào tàu dân sự, và che đậy những lời chỉ trích về chiến dịch quân sự chống lại phiến quân Houthi do Mỹ dẫn đầu, các nhà phân tích cho rằng hành động lần này của Bắc Kinh đã khiến tham vọng toàn cầu của mình ngày càng trở nên xa vời.

Một giảng viên cấp cao tại Đại học Ashkelon ở Israel, chuyên về quan hệ Trung Quốc-Trung Đông, là ông Mordechai Chaziza, cho biết: “Phản ứng thận trọng hoặc do dự của Trung Quốc đã phủ bóng đen nặng nề lên tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm”.

Bởi Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm đến việc can thiệp trực tiếp vào cuộc khủng hoảng, Hoa Kỳ đã tìm cách đốc thúc Trung Quốc để gây áp lực buộc Iran phải ngăn chặn các cuộc tấn công. Vì sao phải là Iran. Bởi Iran là bên cung cấp đào tạo, tài trợ và thiết bị cho nhóm vũ trang Houthi.

Đối với Trung Quốc, quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới mà nói, thì rủi ro có thể nói là rất cao. Hầu hết hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang châu u đều đi qua Biển Đỏ, trong khi hàng chục triệu tấn dầu và khoáng sản đến các cảng Trung Quốc bằng đường thủy.
Nó cũng đặt ra một thách thức ngoại giao đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây, ông Tập đã cam kết “đóng góp trí tuệ của Trung Quốc để thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông” như một phần trong giải pháp được ông nhằm đề xuất nhằm thay thế cho trật tự an ninh do phương Tây lãnh đạo.

Phản ứng của Trung Quốc

Vào giữa tháng 11, phiến quân Houthi ở Yemen bắt đầu bắn tên lửa và máy bay không người lái vào các tàu ở Biển Đỏ, họ nói đây là thể hiện sự ủng hộ với người Palestine. Nhưng nhiều tàu không có mối quan hệ với Israel đã trở thành mục tiêu.

Trong nhiều tuần, phản ứng của công chúng ở Trung Quốc đã im lặng rõ rệt. Họ không lên án lực lượng Houthi và các tàu chiến của họ không đáp lại các tín hiệu cấp cứu từ các tàu đang bị tấn công gần đó.

Mặc dù Hải quân của Trung Quốc có lực lượng đặc nhiệm chống cướp biển ở Vịnh Aden, và có một căn cứ hỗ trợ ở Djibouti gần đó, nhưng Trung Quốc cũng đã từ chối liên minh đa quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu để bảo vệ các tàu đi qua Biển Đỏ.

Gần đây, cùng với việc Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiến hành các cuộc tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu vũ trang của Houthi ở Yemen, Bắc Kinh đã lên tiếng nhiều hơn về những lo ngại của mình về căng thẳng.

Trung Quốc kêu gọi chấm dứt các cuộc tấn công vào tàu dân sự và kêu gọi "tất cả các bên liên quan tránh đổ thêm dầu vào lửa", và chỉ ra rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực ở Yemen.

Các quan chức Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ là "hiệu ứng lan tỏa" của cuộc xung đột ở Gaza và cho biết lệnh ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và Hamas là ưu tiên hàng đầu.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Israel-Hamas, Trung Quốc đã tìm cách thể hiện mình là người bảo vệ miền Nam toàn cầu. Họ muốn là một sự thay thế cho sức mạnh của Mỹ bằng cách bày tỏ sự ủng hộ đối với chính nghĩa của người Palestine và chỉ trích Israel và Mỹ về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.

Việc Bắc Kinh miễn cưỡng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Biển Đỏ phản ánh những cân nhắc về địa chính trị này.

Ông Chaziza nói: “Trung Quốc không quan tâm đến việc gia nhập liên minh phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo; những hành động như vậy sẽ củng cố vị thế của Hoa Kỳ với tư cách là bá chủ khu vực và làm suy yếu vị thế của Trung Quốc trong khu vực”.

Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với các phóng viên hôm 27/1 rằng, trong cuộc gặp cuối tuần với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bangkok, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là ông Jake Sullivan đã kêu gọi Bắc Kinh sử dụng “sức ảnh hưởng to lớn với Iran” để ngăn chặn các cuộc tấn công,

Ngày 26/1, Reuters dẫn nguồn tin Iran cho biết, các quan chức Trung Quốc trong mấy phiên họp gần đây đã yêu cầu Iran giúp ngăn chặn nhóm vũ trang Houthi, nếu không có nguy cơ làm tổn hại đến mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh.

Một quan chức Iran am hiểu về các cuộc đàm phán nói với Reuters rằng: “Về cơ bản, Trung Quốc nói: ‘Nếu lợi ích của chúng tôi bị tổn hại dưới bất kỳ hình thức nào, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi với Tehran. Vì vậy, các ông hãy yêu cầu người Houthi kiềm chế”,

Biển Đỏ không được nhắc đến trong bản tin về cuộc gặp giữa ông Vương Nghị và ông Sullivan do chính phủ Trung Quốc công bố. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước cho biết Trung Quốc đã “chủ động giảm căng thẳng ngay từ ngày đầu”“duy trì liên lạc chặt chẽ với tất cả các bên và tích cực làm việc để giảm bớt căng thẳng ở Biển Đỏ”.

Dưới áp lực

Mặc dù lực lượng Houthi cho biết họ sẽ không nhắm mục tiêu vào các tàu Trung Quốc hoặc Nga, nhưng lợi ích của Trung Quốc vẫn bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng.

Dữ liệu do công ty hậu cần Kuehne+Nagel có trụ sở tại Thụy Sĩ cho thấy các hãng vận tải khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc như Hãng vận tải COSCO - hãng tàu chở container lớn nhất Trung Quốc và Hãng tàu OOCL - công ty vận tải container lớn nhất của Hồng Kông, giống như nhiều công ty vận tải biển toàn cầu, hai hãng tàu này đã chuyển hàng chục tàu từ Biển Đỏ sang tuyến đường dài hơn quanh mũi phía nam châu Phi. Những chuyến đi đường vòng như vậy thường kéo dài hơn 10 ngày cho một chuyến đi, làm chậm trễ việc giao hàng và khiến chi phí vận chuyển tăng vọt.

Flexport, công ty logistics toàn cầu có trụ sở tại San Francisco, cho biết 90% hàng hóa vận chuyển từ Trung Quốc sang châu u trước đây đều phải đi qua Biển Đỏ, nhưng hiện nay 90% hàng hóa đi đường vòng qua châu Phi. Theo dữ liệu của Sở giao dịch vận tải đường biển Thượng Hải , do sự gián đoạn, từ tháng 11 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, giá cước vận tải đường biển từ Thượng Hải đến châu u đã tăng hơn 300%, đặt ra thách thức lớn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong nền kinh tế vốn đang chậm lại.

Áp lực phải hành động cũng có thể đến từ các đối tác khu vực của Trung Quốc.

Ông Jonathan Fulton, một thành viên cao cấp không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết việc Trung Quốc không hành động đã làm tổn hại đến uy tín của nước này đối với các chủ thể trong khu vực.

Ông nói: “Nếu nước này không cố gắng tham gia, thế thì quan điểm về nước này như một cường quốc ngoài khu vực đang nổi lên là không thể đứng vững được”.

"Liên minh do Mỹ-Anh dẫn đầu đang đảm đương nhiệm vụ nặng nề, trong khi Trung Quốc lại khoanh tay đứng nhìn. Điều đó sẽ rất tệ hại. Các lãnh đạo khu vực có thể coi Trung Quốc là một con hổ giấy”.

Sự gián đoạn thương mại đã ảnh hưởng đến ví tiền của mọi người. Ai Cập đang thiệt hại hàng triệu USD mỗi ngày do giao thông qua kênh đào Suez ở cực bắc Biển Đỏ sụt giảm. Ông Fulton cho biết Ả Rập Saudi, quốc gia đang đàm phán hòa bình với nhóm vũ trang Houthi sau 9 năm chiến tranh ở Yemen, “trong tình huống không trở thành mục tiêu của nhóm vũ trang Houthi, thì nước này không thể thực hiện bất kỳ hành động trực tiếp nào, vì vậy hy vọng các nước khác sẽ hành động”.


Điều này đặt Bắc Kinh vào tình thế gai góc: Nước này phải đạt được sự cân bằng mong manh giữa đồng minh chống Mỹ là Iran và các quốc gia vùng Vịnh vốn được cho là đối tác kinh tế quan trọng hơn của Trung Quốc trong khu vực này.

Tham vọng toàn cầu


Năm ngoái, Bắc Kinh đã xúc tiến sự hòa giải mang tính lịch sử trong mối quan hệ giữa hai đối thủ lâu năm trong khu vực là Ả Rập Saudi và Iran, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi có thể là một nhiệm vụ khó khăn hơn đối với Trung Quốc.

Ông Fulton nói: "Ý tưởng này đã đạt được động lực đến mức Trung Quốc đang trở thành một chủ thể chính trong ngoại giao, chính trị và an ninh". Nhưng các sự kiện kể từ cuộc chiến của Israel với Hamas “thực sự cho thấy rằng cách tiếp cận khu vực của Trung Quốc vẫn bị thúc đẩy rất nhiều bởi lợi ích kinh tế của nước này, và nước này không có ý nguyện hoặc khả năng thực sự để đóng một vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực khác”.


Trung Quốc vẫn luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Iran trong thập kỷ qua, mua 90% lượng dầu xuất khẩu của Iran. Nhưng điều này có thể chuyển hóa thành sức ảnh hưởng ở mức độ bao nhiêu sẽ là một phép thử đối với vốn liếng chính trị của Bắc Kinh.

William Figueroa, trợ lý giáo sư tại Đại học Groningen ở Hà Lan, cho biết: “Trong tình huống hiện thực thì sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hành vi của Iran trên thực tế là rất hạn chế”.

“Đầu tư của Trung Quốc vào Iran tương đối thấp, và công tác chính trị cũng như hậu cần của việc đóng cửa hoàn toàn hoạt động buôn bán dầu mỏ sẽ rất phức tạp. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không thể hoặc sẽ không thực sự hủy bỏ bất kỳ giao dịch nào hoặc giảm nhập khẩu dầu để trừng phạt Iran, nhưng điều này có nghĩa là trừ khi các tàu Trung Quốc trở thành mục tiêu rõ ràng hoặc tình hình tiếp tục leo thang, nếu không thì điều này rất khó có thể xảy ra”.

Xung đột leo thang ở Trung Đông cũng đặt ra câu hỏi về Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) của ông Tập Cận Bình vốn được Bắc Kinh ca ngợi là “các giải pháp của Trung Quốc và trí tuệ của Trung Quốc trong việc giải quyết các thách thức an ninh quốc tế”.

Được ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2022, sáng kiến này ủng hộ việc tích hợp nhiều nguyên tắc chính sách đối ngoại của Trung Quốc, bao gồm “giải quyết xung đột thông qua phát triển và loại bỏ nguồn gốc của tình trạng bất an”.

Vào tháng 8, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là ông Vương Nghị tuyên bố rằng một “làn sóng hòa giải” đang lan rộng khắp Trung Đông với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Nhưng chỉ hơn một tháng sau, câu chuyện đó đã tan vỡ khi Hamas tiến hành một cuộc tấn công vào Israel, đẩy khu vực này vào một cuộc xung đột mới.

Ông Fulton nói: “Bạn có thể thấy những gì đã xảy ra kể từ sau đó, khi có những mối đe dọa an ninh lớn thực sự như chủ nghĩa khủng bố và các cuộc tấn công vào vận chuyển toàn cầu, thì những vấn đề mang tính quy tắc không còn quan trọng nữa. Họ cần các giải pháp an ninh thực tế và cứng rắn”.

Theo Secret China
Viên Minh biên dịch