Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu chân thật không phân biệt giai cấp tuổi tác, địa vị danh vọng... Nó sang bằng tất cả. Nó là vị thần của tình cảm.
Lope De Vegas
Results 1 to 10 of 10

Chủ Đề: Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    25 Giveflower Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    Tài liệu nghệ thuật Cắm Hoa này (có minh họa hình ảnh) được sưu tầm và phỏng dịch bởi tác giả LyLeTran - tvvn.org


    Khái Niệm về IKEBANA

    (Nghệ thuật cắm hoa theo trường phái Nhật Bản)



    Đại Cương:

    Danh từ Ikebana hay Ka-do (hoa đạo) xuất phát từ tiếng Nhật hikeru, làm sinh động, và hana, hoa. Danh từ này có thể tạm dịch "nghệ thuật cắm hoa".

    Ikebana là một nghệ thuật mà trong đó sự sắp xếp các thành phần của bó hoa được phối trí theo một biểu tượng chính xác, hệ truyền từ những nghi lễ Phật Giáo, để qua tính cách mỹ thuật, tìm đến sự tập trung tinh thần, nhằm mục đích hòa hợp vào cái mà người Nhật gọi "tâm hoa". Nghệ thuật này khác hẵn những cách thức cắm hoa tây phương bởi sự biểu tượng, bất tương xứng và việc sử dụng khoảng không (trống).

    Lịch sử và tiến triển:

    Có lẽ nguồn gốc Ikebana xuất phát từ những nghi lễ dâng lên các đấng thần linh bên Ấn Độ, được truyền qua Trung Hoa, Đại Hàn trước khi vào đến Nhật.

    Những nguyên tắc căn bản của Ikebana được bắt đầu thiết lập vào thế kỷ thứ VI, cùng lúc với Phật Giáo. Vào thời đó, thuật cắm hoa chưa được gọi là Ikebana và chưa được quy tắc hóa, có liên hệ mật thiết với Phật Giáo. Vì theo truyền thống nghi lễ Phật Giáo, người ta dâng hoa để cúng Phật. Thế nên, các nhà sư thường cắm những bó hoa để trang hoàng bàn thờ.

    Nghệ thuật này vào thời đó chỉ dành riêng cho các nhà sư, không nhằm mục tiêu thẩm mỹ mà có những nguyên tắc tôn giáo sau :

    • hoà hợp giữa người và thiên nhiên;
    • ý niệm vô thường và tái sinh;
    • nguyên lý âm, dương;
    • nguyên lý tam tài của Khổng giáo (thiên-địa-nhân)


    Đến thế kỷ thứ X, ý niệm thiêng liêng giảm dần thế vào đó bằng một cuộc tìm tòi qui mô về thẩm mỹ trong bố cục cắm hoa. Việc này đưa đến hậu quả là giúp nghệ thuật cắm hoa "phổ thông" hơn nhưng không vì đó mà trở thành "đại chúng".

    Đến thế kỷ thứ XII, một số quy tắc rườm rà được bỏ đi, từ sự giản dị hóa đó nảy sinh trường phái Rikka. Đặc điểm của trường phái Rikka là những bó hoa với dạng tam giác. Số nhánh hoa dùng để cắm là số lẻ. Mỗi nhánh mang một biểu tượng và có tên riêng. Thí dụ nhánh cao nhất gọi là Ryo (đỉnh) và tượng trưng cho trời (thiên). Tỷ lệ kích thước bó hoa cũng được quy định. Như chiều cao của bình hoa phải bằng 1/4 của chiều cao tổng quát của bó hoa. Chiều cao tổng quát của bó hoa bằng chiều cao của bình hoa cộng với chiều của nhánh hoa cao nhất. Đại sư Senkei là người đầu tiên đưa ra những nguyên tắc của loại bó hoa này.

    Trường phái Ikenobo giảng dạy những nguyện tắc của phái Rikka, trở thành trường phái Ikebana tiền phong và cổ cựu nhất. Trường phái này được Ono no Imoko thành lập vào năm 607 sau khi mãn nhiệm chức vụ sứ thần Nhật Bản tại Trung Hoa. Ono no Imoko là sứ thần của nữ hoàng Toyomike Kashikiya-hime (554-639) tại Trung Hoa đời nhà Tùy.

    Trường phái này được phát triển tột bực vào thế kỷ thứ XVI, được giản dị hóa vào thế kỷ thứ XVII với trường phái Seikka chỉ dùng không hơn 2 loại hoa thảo. Ikebana không ngừng bành trướng ảnh hưởng và số môn đồ trong suốt triều đại Muromachi (1333 - 1574)

    Vào thế kỷ thứ XV, quyển thư luận đầu tiên về Ikebana (Sendensho) ra đời, theo đó là quyển Senno Kudden vào thế kỷ thứ XVI với khái niệm phong cảnh toàn diện. Nhiều hình thức bó hoa mới xuất hiện, thường để chào mừng những ngày lễ lạc như đầu năm, lễ các thiếu nữ (3 tháng ba), lễ thiếu niên (5 tháng năm) ... Nhiều bó hoa trong thời kỳ này đẹp và thanh tao (khái niệm Furyu) hơn, nhưng không vì thế mà có tính cách phong phú, dồi dào như vào thế kỷ XVI sau này.

    Một khái niệm khác được phát triển song hành bởi trường phái Nageire ("thêm hoa") khuyến khích sự trở về với tinh thần thiêng liêng, giản dị và tiết độ. Khái niệm Wabi thường được tượng trưng bằng của một nhánh hoa độc nhất trong một chậu hoa bằng đất nung.

    Ikebana tiếp tục tiến triển qua từng thế kỷ như cho phép cho phụ nữ tham dự vào thế kỷ thứ XVII, cho phép dùng thêm nhiều loại hoa và số trường phái tăng dần kể từ thế kỷ thứ XIX. Ohara (1861-1914) là người tiền phong dùng những loại hoa của tây phương để cắm và thành lập một trường phái theo đường hướng mới Moribana (hợp hoa).

    Hiện nay, Ikebana vẫn còn được áp dụng tại gia, thường để chưng trong Tokonoma. Trong những căn nhà cổ truyền, tokonoma là một cái ổ nhỏ, không sâu lắm, cao hơn sàn nhà một ít, dùng để trưng bày những món đồ trang trí mỹ thuật. Dẫu rằng khái niệm này vẫn còn dược duy trì, từ đầu bán thế kỷ XX, Ikebana đã tiến hóa, và đang trở thành một môn nghệ thuật tạo hình hoàn toàn.

    Các trường phái thông thường:

    Rikka: thế kỷ XII, Sengyô quy định vào năm 1462. Dùng để dâng lễ tôn giáo - Bó hoa cắm theo hình tam giác, gồm 7 (cổ truyền) hoặc 9 (từ thế kỷ XVIII).

    Nageire: đây là một hình thức thanh lọc từ phái Rikka. Trường phái này bỏ đi những đường thẳng để tạo cho toàn thể bố cục một hình thái tự nhiên hơn.

    Shabana: (hoa trà) Nghệ thuật cắm hoa cho những buổi trà đạo. Bó hoa không theo đúng quy thức của phái Rikka.

    Seika: Thế kỷ thứ XVII - 2 loại thảo mộc - nghệ thuật cắm hoa dựa trên thuyết Tam Tài.

    Shôka: Thế kỷ XVIII - phái Rikka giản lược - chịu ảnh hưởng Khổng giáo, dựa trên thuyết Tam Tài.

    Moribana: Thế kỷ XIX - do Ushin Ohara sáng lập (1861.1914). Trường phái này cho phép dùng hoa của tây phương. dòng phái là nguồn gốc của nhiều trào lưu tân tiến. Có thể phân chia thành hai dòng lớn dựa theo kỹ thuật áp dụng. Sự phân chia này chỉ có tính cách lý thuyết. Hai dòng lớn này là "thiên nhiên" và "tân tiến". Dòng "thiên nhiên" tôn trọng thảo hoa và mùa hơn là dòng "tân tiến". Trong những bố cục, có thể dùng (Compoto) hay không (Nageire) chân đinh để cắm hoa. Dòng "tân tiến" thường tác động trên khối lượng và thể tích.

    Shinka: Ikebana hiện tại được chia làm 2 nhánh : Moribana và Nageire

    ...
    Last edited by anbinh; 10-15-2010 at 01:43 AM.
    ẩn ác - dưỡng thiện

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Nghệ Thuật Cắm Hoa

    Một Vài cách cắm hoa theo trường phái Ikenobo - Nhật Bản


    Cắm hoa (Nhật) hình như cũng như...Đạo (một lối sống) và gần gần như học võ, cùng chia một nguyên lý về sự hòa hợp âm dương và với thiên nhiên. Dế mèn không biết tiếng Nhật, chỉ học qua lời chuyển dịch của người thông ngôn (khóa học dành cho người ngoại quốc, dạy bằng tiếng Anh) nên tinh hoa của môn học này cũng như tư tưởng, triết lý sống tiềm ẩn sau mỗi câu giải thích đã mất mát rất nhiều, thêm phần dế mèn thiếu cơ duyên nên chưa lĩnh hội được hết những lời chỉ dẫn. Dế mèn chép ra đây để giúp vui với bạn, và mong có vị nào đi ngang chỉ dẫn thêm. Đa tạ.

    Mách với bạn, cách cắm hoa cũng gần như cách...múa kiếm, một phương tiện để diễn đạt tâm tư, ý nghĩ...nên nhìn bình hoa, ta có thể đoán ra tâm tính tác giả (gần gần như...nhìn cách rút kiếm, người ta có thể đoán ra phần nào tư cách của kiếm sĩ). Chẳng thế mà hôm nọ dế mèn chưng ra có hai bình hoa, đã có người "đọc" ra bản chất

    Những thứ cần dùng để cắm một bình hoa: những đế cắm hoa (kenzan) là những miếng sắt nặng có đinh nhọn, các bình cắm có hình thể, màu sắc khác nhau, hoa và cần nhất là cành và lá.

    Bắt đầu, dế mèn đưa ra một vài hình ảnh về "kỹ thuật":
    Bạn cần có một cái kéo, loại kéo này lưỡi mỏng và rất sắc, khi cắt hoa, gốc hoa không bị nát. Khi cắt cành hoa, cắt theo độ xéo 45 độ (slanted), cành hoa sẽ hút nước nhiều hơn vì có bề mặt (surface) rộng hơn so với khi cắt ngang (horizontal surface).

    đôi khi bạn sẽ cần uốn cành hoa để có hình dạng mình muốn (lả lướt chút xíu đó mà), thành ra tùy theo độ cứng của cành mà ta theo một trong những hình ảnh bên cạnh. Xin bạn nhẹ tay hoa kẻo gẫy cành, bạn nhé!

    cách giữ cho hoa tươi lâu, khi cắt cành, bạn hãy nhúng cành hoa vào một chậu nước, và cắt cành trong nước, nước sẽ "ngăn" không khí vào cành hoa. Thui gốc cũng là một cách giữ hoa lâu tàn, ngày xưa ở nhà ông cụ dế mèn cũng thui gốc cành mai như thế mỗi dịp tết, cách này dùng cho nhũng loại cành thân mộc (cứng, lớp vỏ dày như cành mai, cành dương, cành tùng...) Cách thứ ba là nhúng cành hoa vào nước ấm bốc hơi. Cách cuối cùng là dùng hóa chất (chứa đường), khi đi mua hoa (nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng, bạn ơi!) tiệm bán hoa thường kèm những gói hóa chất nhỏ nhỏ để hòa tan với nước cắm hoa.


    Bài 1: Moribana - căn bản

    Kiểu Moribana: yakueda (phần) được sắp xếp theo shin, soe và tai. Shin là phần chính của bình hoa, chiều cao khoảng 1.5 lần (chiều rộng cộng với chiều cao của bình cắm). Soe đứng trước hoặc sau shin, tăng chiều sâu, cao từ 2/3 đến 3/4 chiều cao của shin. Tai phụ cho cả shin lẫn soe, từ trước ra sau và từ phải sang trái. chiều cao khoảng 1/3 đến 1/2 của shin. Đây là những điều căn bản của kiểu cắm hoa Moribana, một loại cắm hoa "tự do" (free style). Mời bạn xem hình vẽ sau và thực tập:






    Moribana đại khái là cách cắm hoa với nhiều phần "xếp lên nhau", bình hoa nhìn có chiều sâu, 3-dimentional, thích hợp với những căn phòng trang trí theo mẫu thời nay (modern style home).
    Last edited by anbinh; 10-15-2010 at 01:43 AM.
    ẩn ác - dưỡng thiện

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    25 Giveflower Nghệ Thuật Cắm Hoa

    .

    Bài 2 - Chokutai moribana


    Mời bạn thử cách cắm hoa moribana nữa, kiểu chokutai. Tùy theo góc độ của shin, moribana sẽ được gọi tên, chokutai (đứng), shatai (nghiêng), hoặc suitai (treo lơ lửng, hanging, cascading)

    Kiểu cắm hoa này sẽ diễn tả một phần nào cảm tính (lả lướt mềm mại) của tác giả, những cành hoa được uốn cong và...cuốn theo chiều gió như bạn sẽ thấy sau đây. Để cắm hoa theo kiểu chokutai, bạn sẽ cần dùng những loại hoa mọc thẳng như freesia, những cành bulrush cong (như thể bị gió cuốn gẫy) sẽ thêm chiều sâu cho bình hoa:

    Shin đứng ở một góc 30 độ từ đường thẳng đứng từ trung tâm của bình hoa, những cành bulrush. Khi phân tích về màu sắc, bạn sẽ thấy lòng bình hoa màu vàng cùng sắc với những cánh freesia chọn làm tai, và một bông hydrangia màu xanh tím là soe.

    Mách với bạn, khi chọn bình hoa, bạn nhớ chọn những bình hoa giản dị (ít màu sắc và không có hình ảnh) để có thể dùng nhiều lần với nhiều loại hoa khác nhau. Bình hoa như trên... khó cắm hoa... hồng!





    ...
    ẩn ác - dưỡng thiện

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    25 Giveflower Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    .

    Bài 3- Chokutai moribana


    Mời bạn xem tiếp một kiểu chokutai moribana nữa, shin ở vị thế đứng, và bình cắm này là một loại "chậu" rộng miệng hơn là một cái bình, để bạn có thể quan sát sự khác biệt về hình dạng giữa các bình cắm hoa, chiều cao của shin của tai và soe, cũng như vị thế của những yakeuda này.

    Ba cành hoa và hai lá Bird of Paradise được dùng cho cả shin, taisoe: hai cành Bird of Paridise đứng thẳng (shin), hoa nở toàn vẹn và thân vươn cao vững chắc; cành nhỏ nhưng không có hình ảnh của sự mỏng manh (hình ảnh của...chàng, dương), Soe là chiếc lá ngả mình (đem lại vẻ nhu thuận của...nàng, âm). Tai là chiếc lá thứ nhì đối mặt để cân bằng với soe ("edgy" ngả mình nhưng vẫn không mấy mềm mại...khi nhìn ngang). Tai ngoài việc cân bằng còn làm chỗ "tựa lưng" cho hai bông Calla trắng đứng trước và bên cạnh. Như bạn đã biết, Bird of Paradise, Calla đều là những loại hoa rất "cứng cáp" nên cần những cành, lá mềm mại ẻo lả để bình hoa nhìn bớt..trơ trọi (hoa mà sắc như gươm thì đẹp đến đâu cũng không còn là... hoa nữa? Hoa... Mộc Lan chăng ????), vì vậy những cành Fennel (một loại lá măng của mình?) kéo lại sự quân bình của "cương và nhu".

    Bây giờ bạn đã thấy những cách chokutai dùng với 3 loại bình cắm khác nhau, từ cao đến thấp...Mời bạn thực tập.

    Theo kiểu chokutai moribana, ta có thể "lựa" thêm một vài cách khác theo hình vẽ sau đây:



    ...
    ẩn ác - dưỡng thiện

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    01 Note Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    Bài 4- Shatai Moribana

    Trong kiểu cắm hoa Shatai, shin nằm ...ngã nằm nghiêng, giữa 60 độ từ mặt phẳng của bình cắm, tai và soe cũng ...ngã theo, nhưng nằm mỗi bên shin để giữ cân bằng, hình ảnh của những cánh hoa ...cuốn theo chiều gió (nương theo gió bão để trường tồn???).

    Bạn sẽ cần những loại cành rất mảnh mai, như loại cỏ Cattail (đuôi mèo) trong ảnh, ở cả ba phần shin, soe tai, hoa hồng và những nụ hoa trắng nhỏ là những vật "phụ thuộc", gọi là ashirai, tuy gọi là "phụ thuộc" nhưng không có là hổng được, bạn à (trong cuộc bể dâu, tùng nương liễu?):

    Ngoài ra, bạn có thể dùng những kiểu shatai khác như trong hình vẽ sau:


    ẩn ác - dưỡng thiện

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    25 Giveflower Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    .


    Bài 5 - Suitai Moribana

    Kiểu cắm hoa này, shin sẽ...lơ lửng và nằm bên dưới miệng bình cắm hoa, vì vậy, bạn sẽ cần một bình cắm hoa có chiều cao khá khá để shin có chỗ mà... lơ lửng. Kiểu cắm suitai cần nhiều "thứ" khác để giữ cân bằng, shin và soe trong kiểu suitai có hình ảnh mềm mại của... nàng, và tai trở thành "cột trụ" của bình hoa. Ashirai cũng ẻo lả như shin và soe, kiểu suitai, nói chung rất nhu mì (nhiều nữ tính), dương ở đây nằm trong "thiểu số" nhưng không kém phần mạnh mẽ, hình ảnh của... gươm lạc giữa rừng hoa, độc kiếm nhưng hào khí vẫn bừng bừng?




    Như bạn thấy, shin và soe trong hình trên là những cành weeping willow (liễu rủ), tai là cành tulip (uất kim hương?) hiên ngang, và ashirai là những lá măng (fern) và cành sweat pea trắng.

    Mời bạn thực tập, nhớ để ý đến bình cắm, bạn nhé?
    ẩn ác - dưỡng thiện

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    01 Note Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    Bi 6 - Nageire

    Nageire cũng như Moribana, l 2 cch cắm hoa dựa theo thin nhin, c nguồn gốc tương đối "non trẻ" (từ thế kỷ 19) so với những cch cắm hoa cổ truyền khc (Shoka, Simputai...) đ c mặt từ thế kỷ 15 trong nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản. Hai kiểu cắm hoa ny được gọi l "free style", tương đối t g b, v theo tm cảm của tc giả.

    Nageire cũng gồm c 3 yakueda (phần): shin, soe v tai. Shin l phần chnh của một bnh hoa Nageire; chiều cao của shin khoảng 1.5 lần chiều cao của bnh cắm cộng với chiều rộng của miệng bnh. Soe khoảng 2/3 đến 3/4 chiều cao của shin; soe phụ cho shin, v được đặt trước hoặc sau shin. Tai khoảng 1/3 đến 1/2 chiều cao của shin. Mời bạn xem kiểu cắm hoa Chokutai Nageire dưới đy (hnh 1 & 2):






    Trong hnh trn, những cnh din vĩ (iris) được dng lm shin, soe v tai, những cnh capsia mu tm nhạt v v sweet william đỏ đều l ashirai (phụ, background) để thm chiều su cho bnh hoa.

    Mời bạn thực tập, kiểu Nageire thường dng những bnh cắm cao, miệng bnh nhỏ.
    ẩn ác - dưỡng thiện

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    Bi 7 - Shatai Nageire

    Cũng như bạn thấy ở kiểu Shatai Moribana, trong cch cắm hoa shatai nageire, shin cũng nằm nghing, bn phải hoặc bn tri v đầu cnh cũng nằm trong 60 độ từ miệng bnh hoa. Ty theo "thể chất" của loại cnh/hoa sử dụng m đặt shin về bn phải hay tri, soe v tai đều đặt theo shin: cng một bn hoặc đối mặt với shin. Điều quan trọng l lm thế no bnh hoa được cn bằng, bằng mắt nhn v cả thể chất (visual & physical balance). Bạn ơi, đừng lo lắng nh, cắm một kiểu khng vừa mắt th ta... tho ra, cắm lại, hổng sao, hổng sao hết ! Mời bạn xem hnh sau:





    Trong hnh trn, những cnh kerria vng được dng như shin (nghing về bn phải), soe l một cnh kerria khc ngắn hơn trước mặt shin (bn phải) v tai, một cnh kerria thứ ba, pha bn tri, lm bnh hoa c hnh ảnh của sự sống (cử động, movement). Những l iris mu xanh v bng hydrangia đặt tại miệng bnh hoa để tạo thm mu sắc.
    ẩn ác - dưỡng thiện

  9. #9
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Video nghệ thuật cấm hoa Nhật bản


  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Location
    USA
    Bài Viết
    1,282
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    25 Giveflower Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

    Bi 8 - Suitai Nageire

    Trong kiểu suitai, đầu của shin sẽ ngả xuống, bn dưới miệng bnh hoa. Kiểu cắm hoa ny dng cho những loại cnh mọc lan nn c thể treo lơ lửng (hanging, cascading) nn trng rất lả lướt, nhiều nữ tnh. Bạn sẽ cần những bnh cắm nhỏ miệng hoặc những giỏ treo để cnh hoa cn c chỗ m lửng lơ. Mời bạn xem hnh sau:


    ...


    Kiểu suitai nageire trn, hai cnh forsythia vng được dng như shin v soe, nằm ngả nn nhn c vẻ nhu m. Nhưng bạn ơi, đầu cnh (shin) chỉ c mỗi một bng hoa, cn đu l cnh khẳng khiu (hnh ảnh của "nhu" nhưng trong sự mềm mỏng c nt cương quyết!). Tai l cnh forsythia thứ ba, ngắn v khẳng khiu trơ cnh nằm bn tri. Hai cnh pense (hoa Tương Tư hay hoa Thương Nhớ theo tiếng Việt mnh?) l ashirai.

    Khi dế mn học kiểu cắm hoa ny, thy dạy lấy ko cắt hết... hoa ở cnh (shin v cả tai) bảo rằng để c đủ m dương hi ha!

    Mời bạn thực tập, bạn no cắm hoa, nhớ chụp hnh dn ln đy cho dế mn xem với nha?

    Qun, mch với bạn rằng khi dng những bnh hoa nhỏ miệng, ta khng dng kenzan để giữ cnh tại chỗ m dng cch khc. Dế mn mua những loại "mesh" lm hng ro (chickenwire), loại c lỗ nhỏ (một cnh hoa c thể đi qua dễ dng), dễ uốn; vo lại theo hnh thể của miệng bnh hoa, v sử dụng.


    ----- HẾT -----
    ẩn ác - dưỡng thiện

Chủ Đề Tương Tự

  1. Clip: Nghệ Thuật Trang Điểm Mắt Thật Đẹp.
    By Nhất Như in forum Nghệ Thuật Làm Đẹp
    Trả Lời: 10
    Bài Viết Cuối: 10-01-2014, 02:11 AM
  2. Videos: Nghệ Thuật Cắm Hoa.
    By Phụng Nhi in forum Nghệ Thuật Cắm Hoa
    Trả Lời: 13
    Bài Viết Cuối: 08-01-2012, 01:26 AM
  3. Nghệ thuật giới thiệu bản thân trong phỏng vấn
    By Lạc Việt in forum Phong Cách Bạn Trai
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-09-2010, 04:30 PM
  4. Những tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc trên cát
    By duyanh in forum Nghệ Thuật Làm Đẹp
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-30-2010, 02:11 AM
  5. Nghệ thuật điêu khắc trên bí ngô
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-23-2010, 07:13 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •