Trung Quốc đang tích trữ hàng ngàn tấn vàng, liệu có an toàn?






Một người đàn ông đang sử dụng điện thoại di động trước tấm biển quảng cáo đầu tư vàng trên một con phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 27/2/2024. (WANG ZHAO/AFP via Getty Images)

Trước khi Lưỡng Hội kết thúc, có nhiều tin đồn cho rằng nền kinh tế Trung Quốc thực sự vô vọng. Nguyên nhân chính là do lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, một lần nữa đã đưa ra lời ‘khuyên vô nghĩa’ về kinh tế.

Ông Tập Cận Bình đã đề ra khẩu hiệu phát triển ‘lực lượng sản xuất mới’. Một mặt, mọi người cho rằng đây chỉ là ‘khẩu hiệu vô nghĩa’ và không có nội dung thực tế. Mặt khác, từ chính quyền đến tư nhân, dường như không còn ai tin vào người lãnh đạo đảng nữa và đều ‘người người’ đều đang tích trữ vàng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục tăng 'dự trữ vàng' trong 15 tháng liên tiếp, vào tháng 1 năm nay, Ngân hàng Trung ương đã mua thêm 10 tấn vàng. Tổng số vàng nắm giữ bởi chính phủ Trung Quốc hiện đạt 2.245 tấn, tăng gần 300 tấn so với thời điểm "báo cáo mua vàng" của Ngân hàng trung ương Trung Quốc vào cuối tháng 10/2022.

Ngoài ra, từ lâu đã có tin đồn rằng số lượng vàng thực tế mà chính quyền Trung Quốc sở hữu vượt xa số lượng được công bố chính thức.

Đây là có phải là ‘ngân hàng trung ương Trung Quốc đang lén lút tích trữ vàng’ , Phải chăng đây là sự phản đối công khai trước ‘sự chỉ huy cá nhân của lãnh đạo đảng đối với nền kinh tế’? Hay là người đứng đầu chính quyền bí mật dẫn dắt quan chức tích trữ vàng riêng?

Vậy chính xác thì ‘lực lượng sản xuất mới’ do ông Tập đề xuất có nghĩa là gì? Đây là thuật ngữ mới được Tập Cận Bình đề xuất trong chuyến thị sát Hắc Long Giang vào tháng 9/2023. Vậy thực chất ‘lực lượng sản xuất mới’ là gì? Theo Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình nói rằng “đổi mới đóng vai trò chủ đạo, thoát khỏi phương thức tăng trưởng kinh tế truyền thống và con đường phát triển năng suất đồng thời có đặc điểm công nghệ cao, hiệu quả cao và chất lượng cao”. Tuyên bố chính thức của chính quyền Trung Quốc rất phức tạp, trên thực tế là nhằm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, không có khái niệm mới. Đây chẳng phải là điều mà xã hội đã và đang làm trong quá khứ? Chỉ là bây giờ thời thế đã thay đổi, công nghệ mới có thể là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, v.v. Nhưng vấn đề lớn nhất của ĐCSTQ là vì nắm quyền kiểm soát xã hội nên không hề có hoạt động nghiên cứu phát triển, nếu năng lực không đủ tốt thì phải sang nước khác ăn trộm.

Ngoài ra, tại Lưỡng Hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc phát triển ‘ba cái mới’ một lần nữa được nhắc đến, đó là ‘xe điện, pin lithium và sản phẩm quang điện’. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh việc ‘thay đồ cũ bằng đồ mới’ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, trong đó có việc thay ô tô, đồ gia dụng bằng đồ mới. Điều này thực tế cho thấy năng lực sản xuất truyền thống của Trung Quốc đã mất đi động lực, ưu thế từ nguồn lao động giá rẻ và ưu thế không tính đến chi phí bảo vệ môi trường đang mất đi. Các ngành công nghiệp trung và thấp cũng đang bị mất dần sang các nước Đông Nam Á khác. Bây giờ ĐCSTQ phải phát minh ra một thuật ngữ mới gọi là ‘lực lượng sản xuất mới’.

Nhưng có vẻ như dù chính quyền có nói gì thì người dân vẫn làm những gì họ nên làm, chẳng hạn như trong hai phiên họp, họ nên đốt lửa và cho nổ tung các tòa nhà.

Trước đây, chính quyền Trung Quốc đã dùng áp lực lớn để chống tham nhũng nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng và trấn áp những người bất đồng chính kiến, nhưng vẫn có những khiếu kiện trong nhân dân.

Theo ông Tần Bằng, một nhà phân tích thời sự, cho biết tính đến cuối tháng 2/2024, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.225,81 tỷ USD, tăng 6,49 tỷ USD, tương đương 0,2% so với cuối tháng 1.

Ngân hàng trung ương mua hàng nghìn tấn vàng, khu vực tư nhân cũng không hề kém cạnh. Một nhân viên ngân hàng ở Hàng Châu, Trung Quốc tiết lộ rằng năm ngoái, một người đàn ông đã dùng 1 triệu nhân dân tệ mua vàng để đầu tư. Kết quả là giá vàng ở Trung Quốc tăng mạnh, số vàng mà người đàn ông mua ngay lập tức tăng giá trị lên 50%. Vụ việc này cũng gây ra một làn sóng đổ xô đi tìm vàng.

Dự trữ vàng có phải là nơi trú ẩn an toàn trong cuộc khủng hoảng?

Vàng có hai đặc điểm chính: một là nó là kim loại hiếm, và mọi thứ càng có giá trị khi chúng hiếm, hai là nó có tác dụng chống lạm phát. Vàng từng được sử dụng làm tiền tệ trong lưu thông. Bởi vì tổng cộng số lượng có hạn, giá trị không dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Một ví dụ là Anh đã chấm dứt “bản vị vàng” vào năm 1931. Hơn hai trăm năm trước đó, lạm phát của Anh xấp xỉ bằng 0, điều đó có nghĩa là ở một mức độ nhất định, chứng tỏ vàng có thể duy trì sức mua ổn định.

Vì vậy, trong thời điểm khó khăn, việc bạn có muốn mua vàng hay không trước hết phải dựa vào nguồn tài chính của bạn, với giá thị trường hiện tại, 1 ounce vàng có giá hơn 2.000 USD, nếu ngay cả thực phẩm và quần áo cũng không có thì tốt nhất bạn hãy nên dự trữ thực phẩm. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất khi lập kế hoạch cuộc khủng hoảng là phải duy trì niềm tin vào Thần và những suy nghĩ tốt đẹp. Nếu con người mất niềm tin vào Thần họ sẽ lạc lối và không biết hướng đi. Nếu mất đi lòng tốt, chúng ta sẽ bị cuốn theo dòng chảy trong cuộc hỗn loạn, không ai có thể thoát ra khỏi đó. Vì vậy, hãy giữ niềm tin vào Thần và đối xử tốt với nhau.

Theo Epoch Times
Lý Ngọc tổng hợp