Vẽ nên tiếng lòng: Tác phẩm trẻ thơ của họa sĩ Đài Loan đạt giải thưởng xuất sắc






Ngô Gia Ỷ và bức tranh của cô. (Ảnh: Diệp Trăn - Epoch Times)

Chiếc váy màu hồng của cô bé, chú gấu Bắc Cực trắng trên chiếc bánh và những chú chim, thú rừng phía xa đã cấu thành một bức tranh sơn dầu đầy màu sắc đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng, giữa ngây thơ chất phác và bảo vệ môi trường. Nhờ vào tác phẩm “Tình yêu trẻ thơ”, họa sĩ Đài Loan Ngô Gia Ỷ đã giành được Giải thưởng xuất sắc trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực toàn thế giới” lần thứ 6 của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (Đài Truyền hình NTD).

Ngày 15 tháng 1 năm 2024, họa sĩ Ngô Gia Ỷ đến địa điểm triển lãm của Cuộc thi tranh sơn dầu, cô cùng nhiều thí sinh khác thưởng thức các bức tranh lọt vào vòng trong, giao lưu tâm đắc về hội họa và tham gia lễ khai mạc. Cô chia sẻ: “Nhìn thấy rất nhiều tác phẩm tuyệt vời, không gian triển lãm cũng rất tuyệt”.


Cô nói rằng việc đến Mỹ để tham gia Cuộc thi tranh sơn dầu là một lần “suy ngẫm và lắng đọng hiếm có” và sẽ “tận hưởng chuyến đi này”.

Họa sĩ Ngô Gia Ỷ yêu thiên nhiên và động vật, bức tranh “Tình yêu trẻ thơ” thể hiện ý tưởng bảo vệ động vật. Cô ví bức tranh như cầu nối giao tiếp giữa họa sĩ và người xem, đồng thời, lấy điều này làm nguồn cảm hứng để hình thành nội dung chủ thể của bức tranh. Cô nói: “Cô bé đang ăn bánh kem và chơi đùa với gấu Bắc Cực, điều này rất giống với thực tế, rằng con người đang hủy hoại môi trường mà không hề hay biết”.

Bối cảnh của tác phẩm là thế giới động vật rộng lớn, cô cho biết: “Đây là thế giới nội tâm của bạn nhỏ, là một không gian khác trong tâm trí cô bé”.

Cô ấy vô cùng yêu thích kiểu cấu đồ này, “Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng giúp bức tranh của tôi có thể vừa tả thực vừa thể hiện được thú vui của trẻ thơ”.



Bức tranh “Tình yêu trẻ thơ” của họa sĩ Đài Loan Ngô Gia Ỷ. (Ban Tổ chức cuộc thi cung cấp)

Họa sĩ Ngô Gia Ỷ đã dành tâm huyết hơn hai năm để hoàn thành bức tranh này, mỗi công đoạn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Để thể hiện nhân vật một cách toàn diện, cô dùng hình mẫu của con gái vào việc sáng tác, chụp ảnh, quan sát lời nói và hành động, đồng thời, cẩn thận ghi lại trạng thái ngây thơ thuần chân và tự nhiên của cô bé. Cô nói: “Tôi hy vọng bức tranh được thể hiện thật tự nhiên và sinh động”.

Về phần nền, cô đã nhiều lần sửa đổi bản thảo trước khi thiết lập hình thức tổng quát và kích thước tấm vải vẽ.

Trong khi vẽ tranh, cô sử dụng kỹ thuật vẽ tranh truyền thống, cô vẽ chồng từng lớp màu. “Vừa vẽ, vừa tinh chỉnh”. Cô chân thành chia sẻ: “Tranh sơn dầu rất kỳ diệu, mang theo cảm giác vô tận”.

Cô bày tỏ rằng quá trình tác tranh sơn dầu dường như vẫn chưa kết thúc. Cô nói: “Có một số tác phẩm có thể có cảm giác rằng hiện tại có thể kết thúc, nhưng sau một vài năm lấy ra, lại có thể bổ sung. Đây là điểm hấp dẫn của nó”.

Cô cũng rất vui mừng khi được lọt vào vòng trong của Cuộc thi tranh sơn dầu của Đài Truyền hình NTD. “Đài Truyền hình NTD khởi xướng rằng, hội họa cần xuất phát từ phía thiện lương, nội dung của bức tranh cần lương thiện và mỹ hảo”. Cuộc thi dốc sức vào việc quảng bá nghệ thuật tranh sơn dầu truyền thống thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, và họa sĩ Ngô Gia Ỷ cũng có cách nhìn nhận riêng về vấn đề này.

Đầu tiên là chú tâm vào “mỹ”. Cô cho biết: “Thị giác là cảm thụ trực tiếp nhất của người xem. Ngoài tác dụng cộng hưởng, (tác phẩm) trước tiên phải thể hiện những điều đẹp đẽ. Những điều đẹp đẽ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng con người”.

Thứ hai là nhấn mạnh “truyền thống”. Cô tin rằng tôn chỉ của cuộc thi nhất trí với chủ đề và tư tưởng sáng tác của cô, và mang lại cho cô rất nhiều cảm hứng. “Nghệ thuật truyền thống vô cùng quan trọng, giống như một cái cây lớn, chỉ khi có những thứ cơ bản nhất thì (nghệ thuật) mới có thể ổn định và phát triển ra những điều mang tính sáng tạo”.

Cô cảm nhận được sứ mệnh tôn vinh nghệ thuật truyền thống: “Hội họa có thể truyền tải suy nghĩ của họa sĩ và mang ý nghĩa giáo dục”.

Họa sĩ Ngô Gia Ỷ hy vọng rằng, cô có thể sáng tác được nhiều bức tranh sơn dầu truyền thống xuất sắc hơn, và ảnh hưởng đến nhiều khán giả hơn. “Tôi sẽ tiếp tục tìm tòi học hỏi phương thức trình bày tốt nhất” - cô chia sẻ.

Diệp Trăn - Epoch Times
Gia Ý biên dịch