Chương 4

Chờ ông Thịnh ngủ thật say Trâm lén vào nhà trong, lục trong tủ, dưới đống quần áo, cuốn sổ mới mua đươc chiều qua, gói vội vào tờ giấy báo rồi lại len lén đi ra. Trâm sợ Ông Thịnh tỉnh giấc bất chợt, gặp nàng lại hỏi lôi thôi và thế nào cũng cho nàng trận đòn nếu ông bắt được cuốn sổ này. Sau những lần đánh Trâm dở sống dở chết, ông Thịnh đã đe dọa:

- Từ rầy tao cấm chì mày không được động tới sách vở nữa, nghèo thì phải biết thân biết phận, mày còn làm bộ làm tịch, còn bêu xấu tao nữa, tao đập mày chết, nghe rõ chưa Trâm ?

Và Trâm đã ứa nước mắt, run run thưa lại:

- Con xin nghe lời ba, con hứa không dám nữa …..

Tuy nhiên những khi ông Thịnh vắng nhà Trâm vẫn lén lấy những cuốn vở củ ra để nhìn, để ngắm, để vuốt ve, để ôm vào ngực hầu vớt vát một vài cảm giác nuối tiếc những kỹ niệm xa vời, để tự sưởi ấm phần nào tâm hồn đơn độc – bởi vì trên đời này Trâm không còn gì thân thiết, không còn ai thương nàng, cảm thông với nàng. Trâm nghĩ cha mẹ thì đã tuyệt nhiên không còn một chút tình thương nào danh cho nàng, còn người mà Trâm đặt niềm hy vọng mỏng manh cuối cùng thì cũng đã bỏ đi – như cánh chim bằng biền biệt ở một phương trời xa thẳm nào đó, hẳn đã hoàn toàn quên nàng ….Nhưng lần nào cũng vậy, những cuốn sách, quyển vở cũ cũng đều làm cho Trâm ràn rụa nước mắt. Và nàng càng chìm sâu hơn nữa trong vực thẳm tuyệt vọng …… Đi ngang qua giường ông Thịnh nằm, tự nhiên Trâm cẳm thấy xót xa; nàng lấy tấm chân đắp lên người cha – ba ơi, tại sao ba không thương con; ba đánh đập con đau quá! Con có làm gì nên tội đâu. Con vẫn luôn luôn thương yêu và kính trọng cha với mẹ. Nếu gì nghèo mà ba đánh con thì tội nghiệp con quá ba. Con vẫn cầu xin cho ba tìm được việc làm, cho mẹ mau khỏi bệnh và con cũng đang tìm việc để đi làm giúp đỡ ba mẹ. Xin thương con, ba nhé. Chỉ cần một chút tình thương của ba – một chút thôi – cũng đủ giúp con sống vui, tin tưởng và đủ thừa can đảm để đón nhận tất cả những khổ đau, những thiếu thốn vật chất, những thua thiệt bạn bè …..Ba, thương con, ba nhé …..Trâm ra khỏi nhà bằng cửa sau vì sợ bà Thịnh đang ngồi nói chuyện ở nhà bé Trung nhìn thấy. Hễ khi nào trời ấm, cơn suyễn không hành hạ, khỏe khỏe trong người một chút, bà Thịnh lại lân la sang hàng xóm, hết nhà nọ đến nhà kia để ngồi lê đôi mách. Trâm không khó chịu chút nào về tính xấu đó của mẹ, bởi vì nếu nằm ở nhà, mỗi khi thấy Trâm bà Thịnh lại cất tiếng chửi rủa bằng những câu thật tục tằn, thô lỗ khiến nhiều lúc Trâm không còn nhận ra bà Thịnh là mẹ mình nữa. Những bài văn, bài thơ ca tụng tình mẫu tử mà Trâm đã được giảng dạy ở trường học không đúng ở gia đình nàng – Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như đồng lúa chiều rì rào ….Thương con thao thức bao đêm trường, lận lội gieo neo nuôi con đến ngày lơn khôn …Dù cho khuya sớm không quản thân gầy mẹ hiền; một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền ……Lời hát thật hay, thật ý nghĩa, cảm động nhưng lại trở thành mỉa mai, chua xót cho trường hợp cửa Trâm. Nàng thèm khát được nghe tiếng nói ngọt ngào cửa mẹ, được nũng nịu trong cánh tay mẹ, được mẹ vuốt ve mái tóc, được mẹ mắng yêu: “này, lớn rồi đó cô ạ, lấy chồng được rồi mà còn nhõng nhẽo mẹ” để rồi thẹn thùng, sung sương phụng phịu “Ư ….ư, mẹ nói kỳ quá à, con hổng chịu đâu, con chả thèm lấy chồng, con ở với mẹ suốt đời” ……được tức tưởi khóc trong lòng mẹ khi gặp chuyện gì buồn hay thủ thỉ cho mẹ nghe những mẫu chuyện ngộ nghĩnh ở lớp học, trong bạn bè để rồi hai mẹ con lại khúc kkic h cười với nhau …Nhưng trời đã không cho Trâm được hưởng hạnh phúc bé mọn đó mà bắt nàng độc hành giữa sa mạc cháy bỏng.

Mãi nghĩ ngợi Trâm đã tới nhà người bạn lúc nào không hay. Do dự một lúc Trâm đưa tay nhấn nút chuông. Cánh cửa xịch mở. Một người con gai gọn ghẽ trong bộ quần áo ngắn hiện ra, òa reo:

- Trâm! Trời ơi lâu quá mới gặp mày!

Trâm ngập ngừng:

- Tao tới ….để …..đền mày cuốn sổ bửa nọ ba tao xé.

Cô gái nhăn mặt:

- Trâm, bộ mày khùng hay sao mà nói chuyện đền với đáp.

- Tao ân hận lắm, Vân ạ.

- Trường hợp cửa mày ai lại chả biết, bày đặt.

- Thôi …..mày cứ nhận …..để tao đỡ ….áy náy phần nào.

- Mày thật kỳ Trâm ạ.

Thôi mày liệng đại trên thềm gạch kia đi. Thật tao chả biết nói mày sao nữa.

Sau câu nói Vân nắm tay Trâm kéo đi:

- Vào đây, tao cho mày xem một cụm hoa ông anh tao mới gửi từ Đàlạt về tặng.

Bên Vân, Trâm thấy thèm vẻ hồn nhiên, thèm những nụ cười trong sáng và ánh mắt long lanh không gợn chút mù sương cửa bạn. Chỉ ít phút sau vẻ tươi vui cửa Vân dần dần lây sang Trâm. Nàng say mê nhìn những cánh hoa mầu tím đang lay động trong gió nhẹ. Ánh nắng chiều chờn vờn khiến mầu hoa óng ánh và mềm mại như nhung. Trâm hỏi Vân:

- Hoa gì mà đẹp thế mày ?

- Forgetmenot!

- Cái gì ?

- For-get-me-not!

- Tên gì lạ vậy!

- Đó là tiếng Anh, có nghĩa là “xin đừng quên tôi”; tên tiếng Việt gọi hoa này là “Lưu Ly Thảo”

- Tên hay quá há!

- Người ta kể về sự tích hoa này là có một cặp tình nhân yêu nhau rất tha thiết. Một hôm hai người đi dạo trên một dòng suối để tâm tình. Bất chợt người con gái trông thấy một bông hoa tím mọc ở ven bờ nước; nàng đòi người thương hái cho để cài lên tóc. Vốn xưa nay bao giờ cũng chiều ý người yêu bé bỏng, chàng thanh niên lội xuống hái hoa; tuy nhiên vì chổ đó gần một ngọn thác nên sâu và nước chảy siết, chàng nhoài người ra hái được bông hoa thì cũng mất thăng bằng ngã theo. Trước khi bị chìm sâu, chàng thanh niên còn cố nhoi người lên, tay ném bông hoa tím vào bờ cho người yêu, miệng la lên: “Forgetmenot! – Đừng quên anh!”.

Từ đó ven các bờ suối thường mọc loại hoa tím này và để tưởng nhớ một mối tình thơ mộng chung thủy, người ta đặt tên cho loài hoa này là Forgetmenot – Lưu Ly Thảo!

Tên gọi và huyền thoại cửa loài hoa tím chợt gợi đến một thoáng buồn lướt nhẹ trong tâm hồn Trâm. Nàng cũng không hiểu tại sao. Bản chất của Trâm đa cảm nên dễ xúc động trước các câu chuyện thương tâm. Tuy có lẽ ý nghĩa của tên loài hoa tím đã vô tình gơi dậy trong tâm tưởng Trâm về một hình ảnh thân ái nhưng mơ hồ nào đó. Trâm không đám dừng lại với những ý nghĩ vu vơ hiện hữu trong đầu. Nàng nối tiếp câu chuyện với Vân:

- Thế thì chàng thanh niên chết rồi, người con gái có chết theo không ?

Vừa đưa tay vun thêm đất vào gốc cây hoa Vân vừa trả lời chặm rãi như không chú ý lắm vào câu nói:

- Tao cũng ..không được biết nữa.

Giọng Trâm chợt chùng xuống:

- Nếu như tao, tao ….nhảy xuống chết theo người tình.

Vân ngưng lại, nhìn Trâm như để dò hỏi.

Trâm không để ý tới thái độ của bạn, thản nhiên nói tiếp:

- Như vậy mới chứng tỏ sự chung thủy, chứng tỏ mình cũng …..yêu hết mình người tình. Hơn nữa nếu còn sống, tao dám chắc người con gái đó cũng không thể sống thanh thản được, trái lại sẽ bị rây rứt trong nội tâm vì hối hận đã gián tiếp làm người yêu của mình chết vì một ý thích không đâu của mình.

Nghe giọng nói say sưa của Trâm; Vân bật cười:

- Mày làm như từng trải lắm.

Trâm nghiêng nghiêng nét mặt, cười theo:

- Chứ sao!

- Để khi nào nó ra nhiều tao cho mày tỉa ít cây về mà trồng.

Trâm reo lên:

- Thiệt không ?

- Để lâu lâu mày ………gửi tặng cho “người ta” một bông để nhắc nhở:“Forgetmenot”!

Trâm thẹn, véo vào tay bạn:

- Chỉ nói nhảm!

- Còn làm bộ! Sức mấy mà qua nổi mắt tao.

Mở tròn đôi mắt to, đen láy, Trâm bỡ ngỡ:

- Mày nói gì tao không hiểu ?

- Đóng kịch hoài!

- Thật mà!

- Mày dấu tụi con Thanh còn có lý, với tao mà mày còn này nọ.

- Nhưng tao đâu có gì. Mày là bạn thân nhất của tao, từ xưa đến giờ có chuyện gì tao cũng nói cho mày nghe hết ….. - Vậy mà chuyện này mày lại dấu tao!

- Chuyện gì ?

- Yêu!

- Yêu ?

- Ừa! Chuyện mày với …..chú Tuấn tới giai đoạn nào rồi ?

Hiểu ra, Trâm đỏ mặt, bối rối như bất ngờ bị liệng vào khoảng trống, cảm thấy chân tay thừa thãi. Thấy Trâm im lặng, tưởng bạn công nhận, Vân thích thú nói tiếp:

- Hết chối rồi nha. Khai hết đi!

- Tao đã nói với mày nhiều lần rồi, giữa tao và chú Tuấn …..không có gì hết trơn! Chú ấy coi tao như một …..đứa cháu gái, ngược lại tao cũng ……kính trọng chú ấy.

- Có một điều không hiểu mày có để ý không là những người …..say rượu không bao giờ nhận họ say. Ở tuổi mới lớn cũng vậy, người ta yêu tha thiết nhưng vẫn …….chối dài, như thể họ có mặc cảm; họ sợ phân tích về mình, về tình cảm của mình. Điều này theo tao nghĩ cũng không lạ gì, bởi vì bước vào tuổi mới lớn, lần đầu tiên bất gặp những tình cảm mới lạ nên người ta bỡ ngỡ, không hiểu rõ …..chứ còn ở những người đã trưởng thành, họ biết khi nào họ đã yêu hay ….sẽ yêu hoặc đang yêu đến độ nào.

Trâm ngạc nhiên trước lý luận của Vân. Nàng thầm nhận bạn mình có những nhận xét khá tinh tế – nhỏ này sao có vẻ sành sỏi quá vậy, chắc nó đọc sách nhiều nên mới biết như vậy, chứ nó đâu đã …….có bồ. Cứ tưởng nó Ít nói và hiền lành thì ngờ nghệch, ai ngờ nó cũng ……quá trời – Trâm mỉm cười với những ý nghĩ trong đầu.

Vân bắt gặp, hỏi liền:

- Nhỏ này, mày cười gì vậy ?

- Mày giống như một bà cụ non!

Vân cũng cười theo. Hai người sóng bước chung quanh vườn. Những viên sỏi trắng kêu lao xao dưới gót chân. Mùi hoa lan thoang thoảng trong không khí. Một vài con bướm sặc sỡ nhởn nhơ như đùa cợt với các bông hoa làm sinh động cả khu vườn. Trâm tâm sự với bạn:

- Tại mày cứ quan trọng hóa chuyện tao với chú Tuấn. Tao không chối cải là nhiều khi tao cũng thấy ….mến chú ấy kinh khủng, nhưng tao cũng biết như vậy là tao …dại. Bởi vì như mày thấy đó, gia đình tao nghèo, tao lại ….thất học, nhan sắc …..không có gì, trong khi chú Tuấn là một họa sĩ, mai mốt có danh vọng, địa vị thì dĩ nhiên chú ấy thiếu gì …….nơi xứng đáng.

Vân nắm chặt tay Trâm như muốn chia xẻ Hết những nỗi niềm u uất của bạn:

- Tao thì khác, tình yêu đâu có đặt trên các yếu tố vật chất như mày vừa nói …..

Trâm ngắt lời bạn:

- Nhưng thực tế thì các yếu tố vật chất lại chi phối mãnh liệt tình cảm.

- Đồng ý, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chân thật, sự vẹn toàn và sự cảm thông. Qua những điều mày kể về chú Tuấn va dựa vào lá thư chú ấy gửi lại cho mày trước khi đi, tao thấy chú ấy cũng có rất nhiều …..cảm tình đặc biệt đối với mày.

- Nhưng khi ra khỏi miền biển này thì ….hết rồi! - Tao không tin! - Thì còn gì nữa. Chú Tuấn hứa sẽ viết thư liền cho tao khi về tới Sàigòn, sẽ kể cho tao về cuộc triển lãm của chú ấy, nhưng đã ……một tháng mười hai ngày rồi, tao đâu có thấy gì. Rút cục, tao …chỉ còn mình tao!

Trong giọng nói của Trâm, Vân nghe như có cái gì nghẹn ngào, cay đắng. Trong số những người bạn thân Van thương nhất là Trâm. Hai đứa học với nhau từ dạo mới cắp sách đến trường nên Vân hiểu Trâm và cảm thông được với những buồn vui của nàng. Ở Trâm, Vân thích nhất tính hiền lành, dịu dàng, tế nhị và chịu đựng. Từ ngày Trâm không còn được đi học Vân thường cho nàng mượn sách vở và hay đến nhà nàng chơi với chủ đic h an ủi và làm dịu vợi nỗi tủi thân và mặc cảm của nàng. Tình bạn ngày càng thắm thiết.

Tuy nhiên giờ đây nghe Trâm tâm sự, Vân không biết phải khuyên nàng những gì. Tuy rằng hiểu khá rõ những tình cảm Trâm dành cho chú Tuấn nhưng trước sự kiện Tuấn không liên lạc bằng thư từ như đã hứa, Vân cũng nghi ngờ lắm, không dám quyết đoán điều gì, sợ hậu qủa xẩy đến không như ý muốn sẽ càng làm cho Trâm đau khổ hơn, đó là điều mà Vân không bao giờ cầu chúc cho Trâm. Do đó Vân kéo Trâm ra khỏi vấn đề hiện tại bằng cách lảng qua câu chuyện khác:

- Tụi mình vào trong nhà đi.

- Ở ngoài này thích hơn.

- Tao mỏi chân rồi! Trâm chiều ý bạn, theo Vân vào nhà. Căn phòng dành riêng cho Vân không rộng lắm nhưng xinh xắn. Một cái giường, một cái bàn và một tủ sách vừa vặn một diện tích rộng chừng năm chiếc chiếu. Trên tường, ngoài tắm hình chụp bán thân của Vân còn treo nhiều bức ảnh của các tài tử chớp bóng ngoại quốc. Trâm thích vào đây lắm vì thấy ấm cúng, thân mật. Trong khi Vân gọi người làm lấy nước, Trâm ngồi lật những trang giấy của một tuần san viết về tâm lý phụ nữ. Một vài hình ảnh trong đó làm nàng cau mày. Trâm vứt trả trên bàn cuốn báo, hỏi nhỏ Vân:

- Hai bác với tụi lỏi đâu rồi mà nhà vắng vậy ?

- Đi chơi.

- Chắc lại đi tắm biển ?

- Có lẽ vậy! - Sao mày không đi ?

- Ở nhà trồng hoa sướng hơn.

Chợt Trâm thở dài; giọng nói mang vẻ xa vắng:

- Gia đình mày hạnh phúc thật! Vân nhìn bạn – con nhỏ này lại nghĩ vớ vẩn đây. Cái đầu bé nhỏ thế kia mà ……lắm chuyện. Mình không cho nó nghĩ ngợi mới được. Nhưng Vân chưa kịp thực hiện ý định. Trâm đã buồn buồn nói tiếp:

- Tao thấy gia đình ảnh hưởng dường như toàn diện đến con người, không chỉ tới tình cảm khi còn bé mà còn có tính cách quyết định cả tương lai. Như hoàn cảnh của tao, nếu ba mẹ tao biết thương con cái thì cuộc đời tao đâu có đau buồn như bây giờ. Nhiều lúc tao muốn chết phức đi cho xong! - Đừng nói nhảm mày! - Thật đấy! Sống mà không tình thương thì vô nghĩa lắm mày ạ.

- Con tao đây, bộ mày quên à ?

- Mày cũng sẽ ….không còn thương tao khi mày có người yêu! - Hai lãnh vực đó đâu ăn nhằm gì tới nhau. Bộ cứ khi nào yêu là người ta quên tình bạn sao ? Mày vô lý! - Rồi mày sẽ thấy! - Tao thí dụ nếu mày với ….chú Tuấn yêu nhau ….

- Đừng nói bậy mày! –

- Tao thí dụ thôi. Thí dụ mày yêu chú Tuấn, chắc mày nghỉ chơi tao ra ?

- Không bao giờ!

- Mày vừa nói …..

- Tao khác!

- Khác ở chổ nào ?

- Mày mâu thuẩn quá!

- Tao lúc nào cũng thíêu thốn tình thương nên nếu …..yêu, tao vẫn thương mày như thường. Còn mày, mày được hạnh phúc trong gia đình …..

- Đó không phải là lý do để quên bạn bè.

- Nhưng …..

- Tao không nói nữa. Mày ngụy biện lắm!

Thấy Vân có vẻ giận dỗi, Trâm vội kéo nàng ngồi xuống cạnh mình, xiết mạnh tay bạn:

- Cho tao xin lỗi!

Vân làm thinh, đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Giọng Trâm buồn buồn:

- Tại tao ….khổ quá mày ạ. Tao đã mất hết tình thương. Không còn lấy một người hiểu tao, chỉ có mày là còn thông cảm tao nên tao …..tao……sợ mày cũng sẽ ….quên tao ….

Quá xúc động, Trâm òa khóc. Vân thương bạn, ôm chầm lấy Trâm, khóc theo. Những tiếng nức nở, nghẹn ngào vang trong căn phòng. Không gian như tối xầm lại. Tất cả như ngưng động, thê lương.

Người giúp việc mang nước lên, ngạc nhiên đến suýt đánh rơi hai chiếc ly trước cảnh hai cô gái ôm nhau khóc rũ rượi. Không hiểu nguyên do nhưng cũng không đám lên tiếng hỏi, người giúp việc len lén đặt khay nước xuống bàn rồi rút lui lẹ, vừa đi vừa lắc đầu.

Vân mếu máo:

- Tao ……thương mày lắm …….Trâm ạ ……

Giọng Trâm đầy nước mắt:

- Đừng ….bỏ tao, nghe mày ……

- Không ……không bao giờ ….

Hai người lại òa khóc to hơn.

Cảnh tượng trên kéo dài đến mười lăm phút thí chấm dứt khi có tiếng chuông chợt vang lên ngoài cổng. Vân lấy tay quệt vội mắt trong khi Trâm kéo vạt áo chậm chậm nước mắt. Cả hai nhìn nhau rồi bỗng phá lên cười. Người giúp việc khi ra mở cổng, đi ngang qua phòng cô chủ nhỏ, ngó vào lại một lần nữa trợn tròn mắt, há hốc miệng ngạc nhiên thấy hai cô gái nức nẻ cười. Có lẽ trong suốt quãng đời đi ở , chưa lần nào được chứng kiến cảnh những người tự nhiên òa lên khóc rồi lại tự nhiên lăn ra cười, người giúp việc chỉ biết lắc đầu, chạy đi làm phận sự.

Người giúp việc mở cổng. Đến bốn năm cô gái cỡ tuổi cô chủ, tay cầm những cuốn sách, cuốn báo, miệng nhóp nhép ngậm kẹo, tranh nhau hỏi rối rít:

- Có Vân ở nhà không chị ?

- Có, mời các cô vào chơi.

- Có ai ở trong nữa không ?

- Hình như có Trâm.

- Đó, tao nói đâu có sai.

Rồi không chờ được mời đến lần thứ hai; cả đám ùa vào như đàn ong vỡ tổ. Người giúp việc nhìn theo, lắc đầu – chắc bây giờ mà lũ này hè nhau lại mà khóc rồi cười, chắc đến sập nhà mất! Căn phòng như mở hội. Tiếng cười nói như đầy ắp trong một không gian quá nhỏ. Người thì nhảy tót lên giường vừa ngồi vừa nhún trên chiếc nệm, người tranh nhau ngồi trên mặt bàn, đong đưa đôi chân trong khi mấy chiếc ghế bỏ không. Thanh vẫn luôn luôn là cô bé nhanh miệng:

- Tao đoán mày ở đây, trúng phóc!

Loan, người đang ngồi trên giường, nói chen vào:

- Tụi tao vừa lại nhà mày.

Trâm hỏang hốt:

- Chết! - Mày an tâm, tụi tao đâu ngu gì để ông bà bô mày biết.

- Thế sao ……

Thanh cướp lời:

- Tụi tao thuê một thằng bé năm đồng để vào gọi mày nhưng nó nói là mày đi vắng, chỉ có ông bô mày đang ngủ. Thế là tụi tao dzông lại đây.

Trâm thở ra nhè nhẹ, như vừa thoát một chuyện nguy hiểm:

- Chắc tụi bay tìm tao có chuyện gì ?

- Suya là có! Vừa nói Thanh vừa giật lấy mấy tờ báo trên tay một nhỏ bạn: - Cho mày hay một tin tuyệt vời luôn! Các trang báo được trải rộng trên mặt bàn. Năm sáu mái đầu chụm lại. Cả chục con mắt dõi theo ngón tay của Thanh đang chạy trên những hàng chữ đậm:

Đi xem phòng triển lãm tranh sơn dầu của họa sĩ Trường Tuấn. Tim Trâm đột nhiên đập mạnh; hơi thở dồn dập. Nàng hồi hộp như đang được đọc lá thư đầu tiên do chính Tuấn viết riêng cho nàng. Tiếng Thanh oang oang bên tai mà cơ hồ Trâm không còn nghe thấy gì. Mắt nàng ngấu nghiến với từng chữ trong bài báo. Nàng sung sướng và cảm thấy một niềm hãnh diện lâng lâng trong tâm hồn khi biết người viết khen ngợi Tuấn. Tuy nhiên Trâm cảm động nhất là gặp trên một tạp chí tắm hình chụp bức tranh “Rong Biển” với hàng chữ bên dưới:

“họa phẩm đắc ý nhất của Trường Tuấn”. Hình ảnh một buổi tối mưa bảo sống lại trong tâm trí Trâm. Tuấn đã vẽ nàng khi nàng đang thiếp ngũ trước ngọn lửa của chiếc bếp dầu hôi. Trâm sẽ không bao giờ quên giây phút Tuấn tỏ ra hiểu thấu thân phận nàng khi gọi nàng là loài rong biển. Trâm muốn bây giờ tất cả mấy nhỏ bạn biến đi hết để mình nàng sống với những tờ báo này. Nàng không muốn ai dự vào thế giới riêng của nàng và của Tuấn.

Tuy nhiên, như không để cho Trâm tận hưởng niềm vui sướng thầm kín, nhỏ Thanh nhấc bổng tờ báo lên, vừa cười vừa nói:

- Tụi bay nghe này, đây mới là đoạn quan trọng:

“Trước câu hỏi của chúng tôi, người con gái trong tranh phải chăng là “Trường Tuấn phu nhân” người họa sĩ trẻ 27 tuổi đời này chỉ mỉm cười thay câu trả lời”. Đấy bụi bây thấy không, trước đây tao đã “ca tụng” mối tình …….chú – cháu và quả quyết từ “chú” tới “anh” mấy hồi mà tụi bây không tin, bây giờ thấy lời tao nói ứng nghiệm chưa ?

Mặt Trâm đỏ bừng, e thẹn như một cô dâu trong ngày vu qui, không biết phải phản ứng ra sao trước những lời châm trọc của bạn bè. Vân hiểu tâm trạng của bạn, sau khi đưa mắt cười với Trâm, chặn lại câu nói nhỏ Thanh:

- Con này xạo hòai! Chú Tuấn đâu có tuyên bố gì mà mày dám nói là …..là …..

- Úi giời ơi, nhỏ này ngu ơi là ngu! Hèn chi chỉ khá Việt văn mà dốt toán: Báo nói chú Tuấn của nhỏ Trâm cười, mà cười tức là công nhận đứt đuôi con nòng nọc rồi chứ gì!

Cả bọn phá lên cười. Trâm cảm thấy vui vui trong lòng. Nàng có cảm giác của một người đang lênh đênh trên sóng nước. Trâm không hiểu mấy đứa bạn tìm được ở đâu nhiều báo nói về Tuấn đến thế ? Nàng dự tình sẽ xin tụi bạn những số báo đó, nhưng chắc nàng sẽ không dám nói sợ chúng nó lại được một dịp cười đùa. Nàng ghi nhớ trong đầu tên và số báo để chiều tối lén ra phố mua. Đối với Trâm bây giờ những gì liên quan tới Tuấn đều đã trở thành những vật thần thánh. Nàng thấy nhớ chú Tuấn vô vàn.

Tâm trí đang bay bổng, Trâm giật mình bởi một cái nhéo tay của Loan:

- Mơ mộng hòai! Nhìn chú mày đẹp giai chưa này!

Cuốn tạp chí được dí sát vào mặt Trâm. Nàng phải kêu ầm lên Loan mới hạ xuống bàn cho cả đám cùng coi. Dưới hàng tít lớn chạy, ngang cả trang báo “hình ảnh văn học trong tuần qua”, ảnh Trường Tuấn được đóng khung trịnh trọng. Cạnh đó là những hình chụp phóng sự buổi lễ khai mạc phòng triển lãm. Trâm không bỏ sót chi tiết nào; chỗ nào có Tuấn đứng là sáng rực lên và chung quanh mờ đi, biến mất. Nhưng rồi ánh mắt Trâm bỗng dừng lại ở một bức ảnh nằm cuối trang: Tuấn tươi cười giữa những cô gái trẻ đẹp. Mặt Trâm chợt cau lại. Nàng không còn đọc rõ nổi hàng chử in nhỏ bên dưới. Cơn vui chìm đi – như bong bóng vỡ trong trời mưa. Trâm chạnh nghĩ đến thân phận mình. Trước mắt nàng, biết bao cô gái kiều diễm, giàu sang bao quanh Tuấn. Và chàng đã đến với họ. Trâm thóang hiểu lý do Tuấn đã thất hứa không viết thư cho mình. Nàng đứng ngây người mà nước mắt muốn trào dâng lên.

Mấy nhỏ bạn vô tình không ai để ý đến thái độ biến đổi đột ngột ở Trâm, vẫn nhao nhao bàn tán:

- Chú Tuấn giống Alain Delon quá mày!

- Các cô này đẹp ác há!

- Chuyện, gái Sàigòn mà!

- Sao chú Tuấn lại có ….lắm các cô thế nhỉ ?

- Ai mà biết, nhỏ này hỏi vớ vẩn!

- Sức! - Tao thấy tại họ sửa soạn để chụp hình nên mới đẹp thế chứ ở ngoài chắc gì được như vậy.

- Mày có lý. Tao dám cá các cô này còn thua xa …..nhỏ Trâm tụi mình!

Cả bọn lại khúc khích cười.