Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Bí quyết để sống hạnh phúc là biết chờ đợi hạnh phúc của mình.
H. Riviere
Trang 2 / 3 ĐầuĐầu 123 Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 21

Chủ Đề: Gió Đông: Gió Tây - Pearl S. Buck

  1. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    11

    Chúng tôi vẫn chẳng biết gì cả. Mỗi ngày tôi đều sai bác làm vườn đế nhà mẹ tôi thăm hỏi sức khỏe của người và xem có tin tức gì về anh tôi không. Từ nửa tháng nay, tôi chỉ nhận được một câu trả lời giống nhau :

    "Lệnh bà nói bà không đau ốm gì, nhưng theo các thị tỳ thì bà đang kiệt sức, bà không ăn uống gì được nữa. Riêng phần công tử, vẫn chẳng có tin tức gì về cả. Chắc chắn chính vì vậy nên sức khỏe bà cứ cạn dần đi vì nỗi buồn phiền trong trí làm hao gầy thân thể. Tuổi bà đã cao nên khó chịu đựng được lo âu khắc khoải".

    Ôi ! Tại sao anh tôi không viết thư ? tôi đã nấu những món ăn ngon cho mẹ tôi đựng trong chén kiểu, và sai gia nhân đem về biếu mẹ tôi với hàng chữ :

    "Xin mẹ dùng món ăn này, tuy chẳng ngon gì lắm nhưng do chính tay con làm biếu mẹ. Vì vậy, xin mẹ dùng món ăn này".

    Người nhà nói rằng mẹ tôi nhúng môi một chút rồi bỏ đũa xuống. Bà không cởi bỏ được lo âu vây hãm tâm tư bà.

    Lẽ nào trời đất lại đặt định cho anh tôi giết mẹ như vậy sao ? Anh tôi hẳn phải biết mẹ mình không thể nào chịu nổi cái thói bất hiếu của T6ay phương. Quên bổn phận làm con như thế, anh tôi thật đáng trách lắm !

    Tôi suy nghĩ mãi xem anh tôi sẽ quyết định thế nào. Thoạt tiên, tôi đinh ninh rốt cuộc anh tôi cũng phải tuân theo lời mẹ. Thân thể, da dẻ, tóc tai anh tôi là do mẹ tạo ra, lẽ nào anh tôi lại làm hoen ố huyết thống thiêng liêng ấy bằng cách chung chạ với một người đàn bà ngoại quốc .

    Hơn nữa, ngay từ tấm bé anh tôi đã dược dạy câu đạo lý này của đức Khổng Tử : "Đạo làm người đầu tiên là phải nhất nhất tuân theo lời cha mẹ trong mọi việc". Chừng cha tôi đi xa về và biết được ý định của anh tôi, cha tôi sẽ thu xếp mọi việc đâu vào đó. Nghĩ như thế nên tôi yên tâm.

    Lúc đầu tôi suy luận như vậy, nhưng giờ đây, tôi hoang mang dao động.

    Chính chồng tôi vì hết lòng hết dạ thương yêu tôi, đã khiến tôi nghi ngờ sự khôn ngoan của thói tục cũ. Tối qua, chồng tôi nói cho tôi nghe nhiều chuyện lạ lắm, tôi xin kể chị nghe.

    Vợ chồng tôi đang ngồi ngoài hiên quay về hướng nam. Con trai tôi ngủ trên lầu, trong chiếc giường tre. Bọn gia nhân lo dọn dẹp ở nhà sau. Đúng theo phép tắc con nhà gia giáo, tôi ngồi ngay ngắn trên cái đôn bằng sứ, hơi xa chỗ chồng tôi nằm trên cái ghế bằng mây. Vợ chồng tôi cùng nhau ngắm trăng thanh đang lơ lửng trên trời. Gió thổi hiu hiu, mây bạc nối đuôi nhau bay nhanh trên trời như đàn chim trắng, khi thì che khuất ánh trăng, lúc lại để mặt trăng lộ nguyên hình trắng ngà huyền diệu. Mây bay nhanh đến nỗi ta cứ tưởng như chính mặt trăng bay trên ngọn cây vậy. Cảnh đẹp yên vui tràn ngập tom tôi. Đột nhiên tôi hài lòng cuộc đời mình. Tôi ngước mắt lên và bắt gặp chồng tôi đang ngắm tôi. Tôi vừa thẹn thùng, vừa vui sướng.

    Cuối cùng chàng hân hoan nói :

    "Em dạo khúc đàn tranh đi".

    Tôi ghẹo chàng :

    "Theo lời người xưa chế ra cây đàn tranh thì đàn tranh có sáu điều không hạp và bảy điều cấm kỵ. Đàn sẽ không kêu khi có đám tang hoặc có nhiều tiếng đàn tiếng trống hội hè đình đám; khi người dạo đàn bất xứng hoặc đang có chuyện buồn trong lòng, khi người ta không đốt trầm mới trong lư trầm, hoặc trước một người nghe thiếu thành tâm. Nếu đêm nay đàn không ra tiếng, thì đó là do ở điềui không hạp nào ?"

    Chàng trầm ngâm nói :

    "Tôi nhớ có đêm đàn không lên tiếng vì tôi thiếu thành tâm. Nhưng hôm nay đây chắc không giống hôm xưa ? Em hãy để cho ngón tay em gảy khúc nhạc tương tư của thi nhân ngày trước đi".

    Tôi đứing dậy đi lấy cây đàn đặt trên cái bàn bằng đá ở bên chàng, tôi đứng trước cây đàn vuốt nhẹ dây tơ và tìm bài hát. Cuối cùng, tôi hát như sau:

    Gió thu lành lạnh

    Trăng thu trong xanh,

    Lá thu buông cành,

    Quạ sầu năm canh.

    Chàng biệt nới đâu ?

    Có còn thấy nhau ?

    Hồn em nức nở

    Một mình đêm thâu !

    Điệp khúc buồn ấy còn vang mãi trong dây tơ rất lâu, sau khi ngón tay tôi thôi nhấn phím.

    "Một mình đêm thâ…âu…âu…" Gió quyện âm thanh mang đi và cả vườn hoa ngập trong tiếng đàn nức nở. Âm ba vang dội trong tôi, gợi lại nội buồn tôi vừa quên đi, nỗi buồn của mẹ tôi.

    Đặt tay lên dây đàn cho bặt tiếng ngân than, tôi nói :

    "Tối nay chính em mới không thích hợp với đàn. Người khảy đàn có tâm sự buồn nên tiếng đàn cũng rên xiết theo".

    Chàng đứng dậy bước lại nắm tay tôi :

    "Sao mà buồn ?"

    Tôi đánh liều dựa đầu lên cánh tay chàng, nói rất nhỏ:

    "Vì mẹ em. Mẹ em buồn nên nỗi buồn của bà vọng qua tiếng đàn. Về việc ông anh của em. Em cảm thấy tối nay mẹ em lo âu, khắc khoải chờ anh của em về. Giờ đây mẹ em chỉ còn có một mình anh ấy mà thôi. Từ lâu rồi, giữa mẹ em và cha em chẳng còn tình nghĩa gì nữa, còn chính em lại thuộc về gia đình anh rồi".

    Thoạt tiên chồng tôi không nói gì. Chàng rút thuốc lá ngoại quốc trong túi ra hút, đoạn chàng dịu dàng bảo em :

    "Tốt hơn, nên nhìn thẳng vào sự thật. Rất có thể là ông anh của em không tuân lời mẹ em đâu".

    Tôi rụng rời tay chân :

    "Trời ! Sao mình lại bảo như vậy ?"

    Chàng bập thuốc thở những cuộn khói dài, hỏi lại tôi :

    "Còn em, sao em dám chắc anh ấy sẽ tuân lời mẹ em ?"

    Tôi bước lùi lại sau :

    "Xin mình đừng trả lời em bằng cách gạn hỏi lại em. Em không biết gì cả. Em vụng về lắm, nhất là chẳng biết suy luận ra sai. Sở dĩ em vững tin là vì ngay từ tấm bé, anh cùa em đã được dạy bảo tằng vâng lời cha mẹ là điều căn bản của quốc gia, là bổn phận của con cái…"

    Chàng nhìn tôi, ngắt lời :

    "Ngày nay khác xưa rồi. Nếp sống cũ đang sụp đổ !"

    Lời lẽ chồng tôi khiến tôi lo ngại. Tồi tôi nhớ đến niềm hy vọng tôi ấp ủ trong lòng chưa hề nói ra; tôi nói nho nhỏ ý nghĩ thầm kín của tôi :

    "Đàn bà ngoại tuốc xấu lắm, làm sao đàn ông thuộc Hán tộc chúng ta có thể cưới làm vợ cho được. Đàn ông ngoại quốc họ không còn làm sao khác hơn được thì đành phải chịu, nhưng …"

    Tôi dừng lại vì tôi mắc cỡ đã nói đến đàn ông như thế trước mặt chồng tôi. Nhưng làm sao một người đàn ông lại có thể ham muốn một người đàn bà như cái bà người ngoại quốc chồng tôi dẫn đến thăm trước đây cho được : mắt xanh, tóc úa vàng, bàn tay bàn chân to sầm sầm ? Tôi biết anh tôi. Anh tôi là huyết thống của cha tôi, mà cha tôi thì rất biết thưởng thức vẻ đẹp nơi người đàn bà !

    Chồng tôi cười gằn :

    "Trời ơi ! Đâu có phải chỉ phụ nữ Trung Hoa đều đẹp , còn phụ nữ ngoại quốc toàn là xấu cả đâu ! Cô gái nhà họ Lý, vị hôn thê của ông anh em đó, cô ta nào có đẹp gì. Tại các phòng trà, thiên hạ xầm xì rằng miệng cô ta rộng và môi cong như lưỡi liềm cắt lúa vậy".

    Tôi bất bình la lên :

    "Mấy người nhởn nhơ ở phòng trà chỉ nói bậy là giỏi. Cô ta là người khả kính, thuộc gia đình danh giá".

    Chồng tôi nhún vai, đáp :

    "Tôi chỉ nói lại em nghe lời thiên hạ đồn đãi mà thôi và cũng là điều ông anh của em hẳn đã biết. Có thể là dư luận bậy bạ ấy khiến anh ấy để ý đến một người đàn bà khác".

    Chúng tôi im lặng một lát. Chồng tôi trầm ngâm hút thuốc. Đoạn chàng nói :

    "Phụ nữ ngoại quốc có người cũng đẹp như tiên vậy chớ ! Mắt trong, thân hình uyển chuyển…"

    Tôi quay lại, mở to đôi mắt nhìn chồng tôi. Chàng không thấy cửa chỉ của tôi, nói tiếp :

    - Hai cánh tay trần… Họ không hề có cái vẻ rụt rè giả tạo của phụ nữ chúng ta ! Họ cười nói, khiêu vũ tự do, dễ hớp hồn thiên hạ lắm".

    Tôi muốn đứng thở. Chồng tôi nói ai vậy kia ? Cô gái ngọai quốc nào đã hớp hồn chàng ? Bỗng nhiên tôi giận tun lên, ấp úng trong miệng :

    "Mình… mình … cũng "

    Chồng tôi lắc đầu, cười chế nhạo :

    "Vẫn cái thói đàn bà! Không phải vậy đâu. Chẳng có cô nào hớp hồn tôi cả. Tôi vẫn tàm tạm giữ tấm lòng trinh, cho đến khi…"

    Giọng chàng dịu xuống, tôi hiểu ý chàng muốn nói và tôi trút được lo âu. Tôi nói nhỏ :

    "Nhưng phải có nghị lực lắm, phải không mình ?"

    "Thì cũng tùy người. đàn ông con trai Trung Quốc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Đàn bà con gái dè dặt khiêm tốn, chẳng biết phô trương là gì cả. Mà đối với một thanh niên – như ông anh của em – thì đàn bà con gái ngoại quốc da thịt lồ lộ như trứng gà bóc, thân hình uyển chuyển bám chặt lấy mình trong khi khiêu vũ…"

    Tôi nghiêm trang nói:

    "Mình đừng nói nữa. Chuyện giữa đàn ông với nhau, em không muốn nghe. Nhưng có thật những người ngoại quốc ấy họ thiếu văn hóa và rừng rú đến như anh nói chăng ?"

    Chồng tôi chậm rãi đáp :

    "Đâu có . Một phần là vì họ là một dân tộc trẻ, mà tuổi trẻ thì thích những thú vui sống sượng. Nhưng sỡ dĩ tôi phải nói như vậy là vì ông anh của em cũng còn trẻ, và cũng nên chớ quên rằng môi miệng cô gái nhà họ Lý rộng và cong như lưỡi hái ".

    Nói rồi chàng lại cười, ngắm trăng .

    Chồng tôi là người khôn ngaon. Tôi không hơ hỏng bỏ ngoài tai lời chàng được. Theo chàng nói, tôi bắt đầu tin rằng đàn bà ngoại quốc cũng có cáo duyên nah61t thời bốc lên từ phần da thịt hớ hênh của họ. Nghe chồng tôi nói mà tôi đậm ngượng. Tôi loe6n tưởng đến đôi mắt long lanh và giọng cười của cha tôi và nàng thiếp trẻ. Tôi rùng mình nhưng không sao đánh tan được hình ảnh ấy trong trí tôi.

    Tôi lại nghĩ đến việc nhà. Anh tôi cũng là con người. Anh tôi nín bặt, lâu như thế không thư từ về nhà là điềm chẳng lành. Ngay từ thời thơ ấu một khi anh tôi đã quyết làm một điều gì, anh lại càng làm thinh. Vú Vương có nói với tôi rằng lúc anh tôi còn nhỏ, mẹ tôi cấm đoán điều gì anh liền thôi ngay, nhưng rồi cũng quyết làm cho bằng được.

    Tôi thở dài bỏ cây đàn tranh vào trong hộp bằng sơn mài. Trăng khuất sâu trong mây và làn mưa nhẹ bắt đầu rơi. Trời ngả lạnh. Vợ chồng tôi vào nhà. Tôi ngủ không ngon giấc.

  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    12

    Hừng đông trên nền trời im gió xám ngắt. Không khí nóng bức đã đầy hơi ẩm cơn mưa. Con tôi không nằm yên chỗ, mặc dù tôi chẳng thấy dấu hiệu gì nó đau yếu cả .

    Từ nhà mẹ tôi trở về, tên gia nhân cho biết cha tôi đã về tới nhà. Hình như vú Vương đã cả gan nhờ ông thầy đồ ngồi trước cổng chùa viết giùm lá thư cho cha tôi. Vú khẩn nài cha tôi về nhà gấp vì bệnh tình của mẹ tôi không giảm, ngày này qua ngày khác bà nằm trong phòng, chẳng ăn uống gì cả. Nhận được thư, cha tôi trở về, ở lại nhà bốn mươi tám tiếng đồng hồ.

    Tôi quyết định đi thăm cha tôi. Tôi mặc quần áo đỏ cho con tôi. Đây là lần thứ nhất nó đến thăm ông ngọai.

    Tôi gặp cha tôi bên hồ thả cá vàng trong sân. Vì trời nóng bức và cha tôi ngày càng béo phệ, người chỉ mặc áo cánh và quần lụa mỏng màu xanh đậm như nước hồ dưới bóng liễu. Cha tôi bắt bà thiếp thứi nhất đứng hầu quạt một bên. Bà thiếp không quem al2m công việc này, đổ mồ hôi nhễ nhại. Cha tôi đặt trên đùi mình đứa con của bà thiếp; thằng bé mặc quần áo sang trọng mừng cha về.

    Khi tôi bước vào trong sân, cha tôi vỗ tay nói lớn :

    "Kìa, mẹ con nó tới kìa !"

    Cha tôi đặt đứa nhỏ kia xuống đất và ngoắt con tôi đến gần, kéo con tôi vào lòng mà cười cười nói nói. Tôi cúi đầu thật thấp thi lễ trước cha tôi. Cha tôi gật đầu, nhưng mắt vẫn nhìn con tôi. Tôi bèn khoanh tay con tôi lại, dạy nó cúi lạy ông ngoại. Cha tôi hân hoan. Người bồng con tôi đặt lên đùi và vỗ về đôi tay đôi chân bụ bẫm của nó, hài lòng về đôi mắt ngạc nhiên mớ lớn của con tôi. Cha tôi hoan hỉ nói lớn :

    "Cháu của ông kháu khỉnh qúa ! Có đứa nào đó không, lấy kẹo hồng ra cho nó ăn xem nào".

    Tôi ngạc nhiên. Con tôi mới có chưa đầy mười cái răng, làm sao ăn kẹo hồng được ? Tôi van nài:

    "Thưa cha, cháu còn nhỏ quá, chưa quen ăn loại thức ăn cứng như vậy bao giờ".

    Cha tôi ngoắt tay ra lệnh cho tôi im, và nói chuyện bi bô với con tôi. Tôi đành phải tuân theo ý cha .

    "Thằng bé lớn đại rồi mà vẫn còn bú vú mẹ à ? Con à, đừng có nuông chiều nó quá, cai sữa cho nó được rồi"

    Cha tôi cười, tiếp :

    "Phải chi thằng anh của con nó chịu cưới con gái nàh họ Lý, có phải bây giờ cha đã có đứa cháu nội ẵm bồng rồi không !"

    Nhân cha tôi nhắc đến anh tôi, tôi mạnh dạn nói :

    "Thưa cha, nếu anh con lại lấy đàn bà ngoại quốc thì sao ? Chính vì sợ như vậy mà mẹ con lâm bệnh ngày càng yếu đi"

    Cha tôi nói :

    "Đâu có chuyện đó được ! Cha không ưng thuận, làm sao anh con cưới vợ cho được ? Như thế là không hợp pháp. Mẹ con chỉ cuống cuồng vô ích mà thôi. Mới hồi sáng này, cha có bảo mẹ con : "Bà đừng uổng công lo sợ. Cứ để cho nó vui chơi với con nhỏ ngoại quốc đó đi. Nó hai mươi bốn tuổi rồi chứ bé bỏng gì. Không sao đâu. Lúc bằng tuổi nó, tôi đã dan díu với ba bốn con hát rồi kìa ! Cứ kệ cho nó vui chơi. Đến chừng nó chán rồi – trong vòng một hai tháng nữa thôi, hoặc bốn năm tháng là cùng, nếu ả nọ thật đẹp – nhưng theo tôi nghĩ không đến nỗi như vậy đâu, – nó sẽ càng vui vẻ cưới vợ đàng hoàng tử tế cho mà xem. Làm sao bắt nó sống như thầy tu suốt bốn năm ròng dù là ở nước ngoài cho được ? Ở bên đó, đàn bà cũng là đàn bà chứ có khác gì".

    "Nhưng mẹ của con vẫn không chịu hiểu. Ngay thưở ban đầu, cha đã thấy mẹ con có nhiều định kiến. Không, cha không phiền trách gì mẹ con đâu. Mẹ con là bậc vợ hiền, tiền bạc của cha, mẹ con thu vén chứ không hề hoang phí. Mẹ con lại không phải là người đàn bà hàm hồ lắm điều. thật tình mà nói, có khi cha lại muốn mẹ con nói nhiều nữa kìa, còn hơn là mẹ con cứ suốt ngày nín thinh, ngay cả từ thưở mới về ở với cha. Nhưng lần này đây chỉ là tầm phào không qua trọng. Thật không sao hiểu được tâm tánh đàn bà ! Ngay từ thời niên thiếu, mẹ con đã có khuyết điểm này : quá trang nghiêm đến nỗi làm cho cuộc sống hàng ngày mất phần thoải mái. Mẹ con cứ bám chặt lấy một ý nghĩ, một bổn phận tưởng tượng nào đó, rồi chỉ biết sống theo ý nghĩ đó mà htoi6. Như thế cực thân lắm…"

    Cha tôi ngưng nói. Chưa bao giờ tôi thấy người bực bội đến như vậy. Cha tôi cầm lấy cái quạt trong tay bà thiếp thứ nhất mà quạt lia lịa. Người đặt con tôi xuống đất, nói tiếp với giọng gần như giận dữ :

    "Còn bây giờ thì mẹ con chỉ nghĩ đến người đàn bà ngoại quốc đó mà thôi, làm như đứa cháu nội đầu lòng cứ nhất thiết phải là kết quả của sự kết hợp lần đầu tiên của anh con với một người đàn bà thì mới hạp với lòng Trời không bằng. Mê tín đến thế là cùng ! Ôi chao ! Đàn bà sao mà cố chấp quá ! Cả những người đàn bà hiền thục nhất cũng dốt nát, cấm cung trong nhà, tách biệt hẳn với cuộc sống chung quanh".

    Cha tôi nhắm mắt lại và im lặng quạt mát một lát. Sự bực bội mất đi, gương mặt cha tôi vui vẻ, hiền dịu trở lại. Người mở mắt ra, cho con tôi đầy hai tay kẹo, và nói :

    "Ăn đi, cháu. Không việc gì phải lo ngại, con à. Phận làm con đâu dám cãi lời cha mẹ mà sống được. Cha chẳng lo gì hết"

    Dầu vậy, tôi vẫn không yên tâm, và sau một lúc im lặng tôi lại nói với cha tôi :

    "Cha thử nghĩ xem, nếu anh con không chịu cưới người con gái họ Lý làm vợ thì thật là rắc rối. Con nghe nói rằng thời buổi tân tiến bây giờ …"

    Nhưng cha tôi không cần biết gì thêm nữa. Người lắc bàn tay và cười .

    "không chịu ! Cha chẳng thấy đứa con trai nào dám nói không chịu với cha mình cả. Con cứ yên tâm. Trong vòng một năm nữa, con gái nhà họ Lý sẽ hạ sanh một đứa con trai theo đúng phép nhà. Thằng bé rồi cũng lại giống như thằng cháu ngoại của ông đây thôi"

    Nói rồi, người nựng vào má con tôi.

    ° ° °

    Tôi lặp lại cho chồng tôi nghe lời lẽ của cha tôi. Chàng tư lự đáp :

    "Có điều rắc rối là người đàn bà ngoại quốc nọ sẽ không chịu phận làm thê thiếp đâu. Tại xứ người ta không có lệ đàn ông lấy vợ bé"

    Tôi chưng hửng, không biết trả lời ra sao. Tôi chẳng hề nghĩ đến người đàn bà ngoại quốc nọ, cũng chẳng hề bận tâm chút nào về việc cô ta nghĩ gì về phong tục tập quán chúng tôi. Tôi chỉ biết cô ta đã làm cho anh tôi say mê, thế là đủ rồi. Tôi chỉ lo nghĩ đến anh tôi, đến bổn phẩn của anh tôi với cha mẹ mà thôi.

    Tôi hỏi :

    " Có phải mình muốn nói cô ta đinh ninh suốt đời làm bà vợ duy nhất của anh tôi chăng ?"

    Tôi bất bình sao cô ta lại dám cả gan cấm cản đei62u thuộc quyền riêng của anh tôi, đúng theo luật lệ nước tôi cho được ? Mẹ tôi đâu dám đòi hỏi cha tôi dữ vậy. Tôi nói như vậy với chồng tôi rồi kết luận :

    "Em thấy việc này giản dị lắm. Nếu cô ta ưng làm vợ một người Trung Hoa chúng ta thì cô ta phải ưng thuận quyền tự do thông thường xưa nay của chồng. Cô ta đâu có được phép đem thói tục ngoại quốc của cô ta sang đây bắt chúng ta theo được"

    Chồng tôi nhìn tôi với nụ cười đầy ý nghĩa. Cuối cùng chàng nói :

    "Giả tỉ như tôi nói rằng tôi sắp đi lấy vợ bé – hoặc tôi có ý muốn lấy vợ bé thì sao ?"

    Tim tôi tự nhiên đau nhói lên. Tôi nói nhỏ :

    "Đâu được nào ! Mình đừng có làm như vậy... Em đã sanh cho mình đứa con trai rồi !"

    Chàng nhảy dựng lên, choàng lấy vai tôi, nói nhỏ :

    "Tôi muốn giả tỉ vậy thôi, tôi không hề có ý muốn đó"

    Nhưng lời chàng nói ra đột ngột quá, Lời lẽ ấy, đàn bà nào cũng e sợ cả, tuy biết rằng rất có thể xảy ra. Nhưng riêng tôi, tôi không nghĩ đến chuyện đó, bởi vì chàng yêu tôi. V6a5y mà giờ đây, đùng một cái, chàng đâm mạnh vào tim tôi tất cả nỗi lo buồn mẹ tôi phải chịu đựng bấy lâu nay, nỗi khổ tâm của hàng trăm thế hệ phụ nữ xưa nay một lòng một dạ với chồng mà vẫn bị chồng hắt hủi. Tôi òa khóc nức nở :

    Chồng tôi dỗ dành tôi, cầm lấy tay tôi, nói nhỏ vào tai tôi... Chị ơi, tôi không dám thuật lại lời chàng nói với tôi, dù là thuật lại riêng cho chị em mình nghe thôi, vì những lời lẽ ấy làm cho tôi đỏ mặt lên. Bây giờ nghĩ đến tôi vẫn còn thấy ngượng: đó là ngôn ngữ của tình yêu khiến nước mắt tôi cạn đi vì được an ủi .

    Sau một hồi im lặng, chàng hỏi tôi :

    "Tại sao em khóc ?"

    Tôi lại cảm thấy mình đỏ mặt lên. Tôi cúi đầu xuống. Chàng đỡ cằn tôi lên, nài nỉ :

    "Tại sao, tại sao, em nói thử coi ?"

    Và bao giờ cũng vậy, khi trả lời các câu hỏi của chàng, sự thật vẫn cứ vọt ra khỏi miệng tôi :

    "Bởi vì em chỉ nghĩ đến chồng em àm thôi, và em muốn..."

    Tự nhiên tôi nín bặt. Chàng nhìn tôi trìu mến đoạn nói rất nhỏ, rất trìu mến:

    "Thế nếu cô gái ngoại quốc nọ cũng yêu ông anh của em như vậy thì sao? Đâu có phải vì sanh ra ở bên bờ biển phương Tây mà bản chất đàn bà của cô ta khác bản chất của người đàn bà khác đâu ? Em với cô ta, đều là hai người đàn bà giống hệt nhau trong tâm hồn cũng như trong mơ ước".

    Tôi không hề nghĩ đến cô ta như thế. Tôi chợt nhận ra tôi chẳng hiểu biết gì cả. Luôn luôn chồng tôi dạy khôn cho tôi.

    Ôi ! Tôi sợ quá ! Tôi sợ quá ! Tôi bắt đầu nhìn rõ hơn vào sự việc. Nếu mối tình như thế nảy nở giữa anh tôi và người con gái ngoại quốc nọ, thì gia đình tôi sẽ ra sao đây ?

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    13

    Chúng tôi nhận được một lá thư của anh tôi. Anh viết thư cho vợ chồng tôi, nhờ chúng tôi giúp đỡ. Anh khẩn nài tôi lựa lời nói giúp với cha mẹ. Đoạn anh tôi nói về người con gái ngoại quốc nọ. Anh hết sức tán dương sắc đẹp của nàng, ví nàng như cây thông phủ tuyết.

    Thế rồi, chị biết không, anh tôi cho biết đã thành hôn với nàng theo luật lệ ở bên xứ nàng. Anh tôi đem nàng về nước vì mẹ tôi buộc anh phải về và anh khẩn khoản nhờ vợ chồng tôi giúp đỡ, như thể tánh mạng anh lâm nguy, vì anh và cô nọ yêu nhau.

    Tôi hoàn toàn chịu thua. Vì mối tình đậm đà giữa vợ chồng tôi, tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi không muốn nghe lời mẹ tôi nữa. Tôi không nghĩ đến nỗi buồn của bà nữa. Tôi quên mất rằng anh tôi đã không vâng lời mẹ. Anh tôi dùng đến cách thần hiệu để thuyết phục tôi : nếu vợ chồng tôi yêu nhau như thế nào thì anh tôi và cô gái ngoại quốc nọ cũng yêu nhau như thế. Cho nên tôi không biết từ chối vào đâu được.

    Tôi đến tìm mẹ tôi.

    ° ° °

    Tôi chuẩn bị hết sức cẩn thận khi đến trình diện mẹ tôi tại nhà bà. Tôi sắp đặt trước lời lẽ sẽ nói, như thể chàng rể lựa chọn nữ trang cho cô dâu vậy. Tôi một mình vào trong phòng mẹ tôi và đứng ngay ngắn trước mặt mẹ. Tôi từ tốn thuyết phục bà.

    Mẹ tôi tuyệt nhiên khước từ hết, chị ơi ! Hai mẹ con tôi cảm thấy xa nhau, không còn nhất trí như trước nữa. Trong thâm tâm, mẹ trách tôi đã liên kết với anh tôi chống lại bà. Tuy mẹ không hề nói ra một lời nào về việc đó cả, nhưng tôi vẫn cảm thấy rõ bà nghĩ như vậy. Mẹ không nghe một lời phân trần nào của tôi cả.

    Ấy vậy mà tôi đã khổ công chuẩn bị trước lời lẽ của tôi. Tôi tự nhủ tôi sẽ gợi lại kỷ niệm ngày đám cưới mẹ tôi, buổi đầu tin yêu giữa cha mẹ tôi, mối tình của cha đối với mẹ trong thời mẹ đẹp rỡ ràng lúc xuân thì.

    Nhưng lời lẽ là những cái khuôn cứng ngắc không chứa đựng nổi tinh túy của tình yêu. Cũng chẳng khác nào như đem nhốt đám mây hồng vào trong cái bình bằng sắt, hoặc toan dùng bút tre cứng mà vẽ một cánh bướm mong manh vậy. Vì nội dung câu chuyện tế nhị quá nên tôi ngập ngừng lựa lời nói đến tình yêu say đắm giữa đôi lứa nam nữ, đến sự hòa hiệp tàng ẩn nó cột chặt hai tâm hồn mà người trong cuộc không hay. Mẹ tôi miệt thị cắt ngang :

    « Làm gì có chuyện đó giữa người đàn ông và người đàn bà. Chỉ đơn giản là thèm muốn nhục dục mà thôi. Đừng uổng công tô điểm bằng lời lẽ thơ mộng. Chỉ có dục tình mà thôi. Đàn ông thèm muốn đàn bà. Đàn bà thèm có con. Sau khi thỏa mãn rồi thì chẳng còn gì cả ».

    Tôi lại cố gắng một lần nữa :

    « Mẹ không nhớ lúc mẹ về với cha con, cha mẹ tương đắc bao nhiêu đó thôi ».

    Mẹ tôi dùng mấy ngón tay nóng vả vào miệng tôi :

    « Đừng nói đến cha con làm gì. Hàng trăm đàn bà cũng chưa phỉ lòng cha con, thì còn nói chi đến tương đắc hòa hợp tâm hồn với ai nữa ! »

    Tôi nói dịu dàng :

    « Nhưng còn tấm lòng của mẹ thì sao ? »

    Tôi nắm chặt lấy tay mẹ tôi. Mẹ để cho tôi nắm một lát. Tôi cảm thấy tay bà run lên trong bàn tay tôi. Đoạn bà rụt tay lại, nói:

    " Lòng mẹ trống rỗng. Mẹ đang chờ đứa cháu nội, thằng con trai của anh con đó. Chừng nào có người bồng nó đứng trước bàn thờ gia tiên là mẹ yên tâm chết được rồi".

    Mẹ tôi quay mặt đi, nhất định không nói thêm một lời nào nữa.

    Tôi trở về nhà, lòng buồn rười rượi. Cái gì đã phân cách mẹ con tôi? Nói lớn nói nhỏ với nhau đủ cả, nhưng mẹ con tôi vẫn không hòa hợp được với nhau, không hiểu được nhau. Tôi đã thay đổi rồi, và tôi biết rõ rằng tình yêu đã thay đổi con người tôi.

    Tôi như cây cầu mong manh nối liền dĩ vãng vào hiện tại, qua ngả hư vô.

    Tôi siết chặt bàn tay mẹ tôi. Tôi không thể nào buông rơi mẹ được, vì không còn tôi nữa thì mẹ chẳng còn ai khác. Nhưng chồng tôi nắm lấy tay tôi và nắm rất chặt. Không bao giờ tôi lại để cho yêu thương vuột đi mất.

    Như thế thì tương lai sẽ như thế nào, hả chị?

    ° ° °

    Tôi sống qua ngày trong chờ đợi. Tôi cứ ngỡ mình mơ mãi một giấc mơ như cũ: con tàu trắng bồng bềnh trên biển xanh; tàu lướt sóng như con đại bàng tiến vào bờ; nếu có phép gì, tôi dang tay ra tận giữa đại dương giữ chiếc tàu lại không cho nó cặp bến. Không làm được như vậy, tôi không biết làm sao anh tôi sung sướng cho được, vì hiện giờ đây dưới mái gia đình của cha tôi, không có chỗ nào dung than cho anh tôi cả.

    Tay tôi bé bỏng yếu ớt quá, đâu có ngăn đà diễn tiến của sự việc được. Tôi đành phải ước mơ mà chẳng biết mơ ước điều gì rõ ràng cả. Duy chỉ có con trai tôi nó cười toe toét và suốt ngày bi bô tập nói, khiến cho tôi quên đi chốc lát chiếc tàu ám ảnh kia. Tôi quanh quẩn bên con tôi suốt ngày, nhưng đêm đêm tôi giật mình thức giấc với tiếng sóng bổ ghềnh. Từng giờ từng phút một, chiếc tàu lướt đến gần chúng tôi không gì ngăn cản được.

    Liệu sự việc sẽ diễn tiến như thế nào, một khi anh tôi đem người vợ về đến? Bao nhiêu chuyện lạ lùng như vậy làm tôi hoảng sợ, khiến tôi câm như hến suốt thời gian chờ đợi ấy. Tôi không còn cảm thấy hạnh phúc hay bất hạnh nữa, chỉ còn biết có cơn chờ đợi ấy mà thôi!

    Chồng tôi nói bảy ngày nữa tàu sẽ cập bến ở cửa song Dương Tử chạy qua thành phố trước ô cửa Bắc. Chồng tôi ngạc nhiên thấy tôi cứ bị ám ảnh bởi những giờ phút ấy với lòng mong mỏi kéo dài ra, đẩy lui lại xa về tương lai cái ngày tàu cập bến. Tôi không sao dùng lời lẽ giải thích cho chồng tôi hiểu nỗi lo sợ bất trắc sắp xảy ra.

    Chàng là đàn ông, làm sao chàng hiểu nổi nỗi lòng mẹ tôi? Tôi không tài nào quên được nỗi lo sợ ngày tôi về đến. Tôi không trở lại nhà mẹ tôi nữa. Hai mẹ con tôi chẳng còn gì để nói với nhau. Nhưng tôi không nguôi nghĩ đến mẹ tôi, đến nỗi cô quạnh của mẹ tôi.

    Dầu vậy, tôi cũng không quên ông anh tôi, không quên người anh tôi yêu. Tôi bị xô đầu này kéo đầu nọ như cây mận đảo điên trước gió quá phũ phàng, không sao chống cự lại được.

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    14

    Tôi không chờ được đến giờ chị rảnh, tôi lội bộ đến đây. Tôi bỏ thằng con trai ở nhà với chị vú, kệ cho nó khóc khi thấy tôi đi. Thôi, chẳng pha trà nước làm chi! Tôi phải về liền lập tức. Tôi chạy vội lại đây báo tin chị biết đó thôi.

    Hai người về đến đây rồi. Ông anh tôi và cô ngoại kiều nọ đến vừa được hai tiếng đồng hồ. Hai người dùng bữa với vợ chồng tôi. Tôi nhìn cô ta, nghe cô ta nói, nhưng tôi chẳng hiểu gì cả. Cô ta kỳ lạ đến nỗi dù không muốn, mắt tôi cứ dán chặt lấy cô ta.

    Vợ chồng tôi đang ăn cơm thì hai người bước vào. Người gác cổng hơ hải chạy vào chẳng kịp chào hỏi gì cả, nói ngay:

    "Có một người đàn ông và một bà đứng ở cửa. Tôi chưa hề thấy ai như bà ta bao giờ. Bà ta cao lớn như đàn ông, nhưng mặt thì giống đàn bà".

    Chồng tôi nhìn tôi và buông đũa xuống. Tôi ngạc nhiên nhìn chàng. Chàng bình tĩnh nói:

    "Họ về tới đó".

    Chàng bước ra tận cửa và liền dẫn họ vào nhà. Tôi đứng dậy đón hai người, nhưng khi nhìn thấy hình dáng dềnh dàng của cô ngoại kiều nọ, tôi chẳng nói được một lời nào. Gần như tôi chẳng nhìn ông anh tôi nữa, mà chỉ thấy có cô ta với thân hình cao lớn, thon thả, tấm áo màu xanh dương đậm phủ dài thẳng băng xuống tận đầu gối.

    Nhưng chồng tôi thì chẳng bối rối chút nào. Chàng mời hai người ngồi vào bàn dùng bữa với chúng tôi và bảo người nhà rót nước trà và dọn thêm chén đũa ra. Tôi cứ ngồi ì ra đó mà nhìn cô ta.

    Ngay như bây giờ đây, tôi vẫn chỉ biết lặp đi lặp lại mãi câu hỏi:

    "Cô ta về tới thì mình phải làm thế nào đây? Làm sao cô ta chung sống với gia đình mình cho được?"

    Tôi quên mất rằng ông anh tôi yêu cô ta. Bỗng nhiên thấy cô ta nhảy xổ vào nhà tôi như vầy, tôi đâm ra lúng túng. Cũng như một giấc chiêm bao dù đang diễn ra trước mắt mình, mình vẫn thấy nó chỉ là nhất thời thôi, vì tự bản chất của nó, nó đã không thực rồi.

    Chị hỏi cô ta giống cái gì ư? Thú thật với chị rằng tôi chẳng biết nói sao bây giờ, mặc dầu từ lúc cô ta bước chân vào nhà tôi, tôi không ngớt nhìn vào mặt cô ta. Chị để tôi nghĩ lại thêm nhé.

    Cô ta cao lớn hơn ông anh tôi. Tóc cô ta không để dài để bới, nhưng cũng không cắt ngắn quanh tai mà để xõa lòng thòng tung bay trước gió và mái tóc ấy lại nâu nâu như màu rượu hổ cốt. Mắt cô ta xanh xám như nước biển trong cơn giông bão và cô ta không mau tiếng cười.

    Thấy cô ta, tôi liền tự hỏi: Cô ta có đẹp không? Chẳng đẹp tí nào. Lông mày cô ta thay vì cong như thường thấy ở nơi phụ nữ chúng tôi, lại rậm và đậm màu trên đôi mắt tư lự. Sánh với khuôn mặt cô ta, khuôn mặt anh tôi trẻ hơn nhiều, hình dáng thon thả hơn, má tròn hơn. Ấy vậy mà cô ta mới hai mươi tuổi, kém anh tôi những bốn tuổi.

    Nếu che thân hình đi, chỉ để ló hai bàn tay ra thôi, tôi sẽ nói bàn tay anh tôi mới là tay đàn bà con gái vì trắng trẻo và mềm mại hơn. Sánh với tôi, cô ngoại kiều nọ có đôi cổ tay to hơn, xương tay lộ rõ dưới làn da căng thẳng. Khi cô ta bắt tay tôi, tôi cảm thấy lòng bàn tay cô ta sần sùi và cứng hơn lòng bàn tay tôi.

    Dùng bữa cơm trưa xong, tôi nói nhận xét trên cho chồng tôi nghe, khi chúng tôi ở trong phòng riêng một lát. Chồng tôi cho rằng đó là vì cô ta chơi trò chơi gọi là quần vợt, là thứ trò chơi đàn bà con gái ngoại quốc cùng chơi với đàn ông của họ. Theo tôi nghĩ, họ chơi trò chơi ấy chắc là để làm vui lòng đàn ông của họ và như vậy thì cách thức đàn bà Tây phương mua lòng chồng quả là kỳ lạ.

    Bàn chân của cô ta ít lắm cũng dài hơn bàn chân của ông anh tôi đến năm phân. Chân tay như thế kể cũng phiền cho cả hai không ít.

    Anh tôi mặc Âu phục và có nhiều điều khác hồi xưa lắm. Cử chỉ hấp tấp, dáng điệu vội vàng. Trên đường đời anh tôi chẳng còn sót lại chút gì phong thái khoan hòa của hàng con ông cháu cha ngày trước nữa. Bây giờ đây, khi anh tôi làm thinh thì gương mặt đâm ra đăm chiêu tư lự. Anh không đeo vòng đeo cà rá gì cả, chỉ có mỗi một chiếc nhẫn trơn ở ngón áp út. Bộ Âu phục sậm màu và cứng ngắc làm da dẻ anh tôi thêm xanh xao.

    Ngay như cách ngồi của anh cũng theo lối Tây phương, một chân bắt chéo ngoải qua chân bên kia. Anh thông thạo ngôn ngữ của vợ anh khi anh nói chuyện với nàng hoặc với chồng tôi. Lời lẽ cứ tuôn ra ngoài miệng anh như sỏi lăn trên bờ đá vậy.

    Anh tôi hoàn toàn thay đổi. Anh nhìn thẳng, không cúi mặt xuống, mắt anh linh hoạt, không sợ sệt, nhìn thẳng vào mặt người đối diện khi nói chuyện với người ấy. Anh tôi đeo kính trắng khiến anh già đi.

    Nhưng miệng anh vẫn giống miệng mẹ tôi với đôi môi mỏng, khép chặt vào nhau khi không nói. Khi nhìn vào đôi môi ấy, tôi bắt gặp lại cái thói bướng bỉnh của anh ngày nhỏ mỗi lần anh bị cấm cản không cho làm điều gì anh muốn làm. Tôi nhận ra anh tôi chính là ở điểm ấy.

    Tôi và thằng con trai tôi là hai người Trung Hoa duy nhất trong nhà. Vợ chồng anh tôi ở tại nhà tôi như hai người lạ với lối y phục kỳ quái và ngôn ngữ kỳ quái. Tôi và con tôi không hiểu được họ.

    Hai vợ chồng anh tôi ở tạm nhà tôi cho đến khi nào cha mẹ tôi nhìn nhận họ. Chừng mẹ tôi biết tôi đùm đậu vợ chồng anh tôi trong nhà, hẳn bà sẽ nổi giận. Tôi lo sợ. Tuy nhiên, tôi vẫn phải làm theo ý muốn của chồng tôi. Và xét cho cùng, anh tôi cùng chung máu mủ ruột thịt với tôi chứ nào đâu phải là người dưng nước lã.

    ° ° °

    Ngồi vào bàn ăn cơm, cô vợ anh tôi không biết cầm đũa. Tôi cứ che miệng cười thầm vì cô ta cầm đũa còn vụng hơn cả thằng con trai tôi nữa. Cô ta cau mày mím môi cố học sử dụng đôi đũa. Nhưng cô ta không quen với những việc tế nhị. Cô ta chẳng biết gì cả.

    Giọng nói cô ta chẳng giống giọng nói một người đàn bà nào. Chúng tôi thích giọng nói dịu dàng, mềm mỏng. Giọng cô ta ồ ồ, cô ta lại ít nói, nên mỗi lần cô ta nói, chúng tôi đều lắng nghe.

    Khi trò chuyện với ông anh tôi, cô ta nói mau. Cô ta không nói chuyện thẳng với tôi bao giờ, vì tôi chẳng hiểu gì cả.

    Hai lần cô ta cười; nụ cười ngắn và tươi xuất phát từ đôi mắt, lúc ấy tôi chợt hiểu cô ta muốn nói: "Liệu chúng ta có thân thiết được với nhau chăng?" Và chúng tôi ngập ngừng nhìn nhau.

    Tôi mặc áo choàng ấm bằng lụa đỏ, quần xanh cho con tôi, đi giày thêu cho nó. Tôi đội lên đầu nó cái nón thêu một hàng tượng Phật bằng kim tuyến, và đeo một sợi dây chuyền bạc vào cổ nó.

    Ăn mặc như thế, trông nó chẳng khác gì ông hoàng tử nhỏ. Tôi dẫn con tôi đến trước mặt cô ngoại kiều nọ. Con tôi đứng trước cô ta, hai chân dang ra, chăm chú nhìn cô ta với vẻ ngạc nhiên. Tôi bảo con tôi chào. Nó vòng hai tay lại, cúi mình xuống, mất thăng bằng loạng choạng muốn té.

    Cô ta nhìn con tôi mà cười mỉm. Đến khi con tôi cúi chào, cô ta cười lớn lên, đoạn nói một tiếng gì đó rất ngọt ngào, bồng con tôi lên ôm vào lòng mà hôn vào cổ nó.

    Cái nón rơi xuống. Cô ta nhìn tôi qua mái đầu con tôi. Ánh mắt cô ta đẹp quá, chị ơi ! Ánh mắt cô ta nói : « Tôi cũng muốn có một đứa con y như vầy ! »

    Và tôi cười với cô ta : « Chúng ta là chỗ thân tình »

    Hình như tôi bắt đầu hiểu tại sao anh tôi yêu cô ta.

    ° ° °

    Vợ chồng anh tôi đến nhà tôi đã được năm ngày nay. Hai người chưa đến trình diện mẹ tôi. Chồng và anh tôi nhiều lo âu bàn bạc với nhau bằng tiếng ngoại quốc. Tôi không biết hai người đã quyết định thế nào. Dầu sao cũng không thể hấp tấp được. Trong khi ấy tôi quan sát cô ngoại kiều nọ.

    Nếu chị hỏi tôi nghĩ gì về cô ta, thật khó cho tôi trả lời. Chắc chắn cô ta khác hẳn phụ nữ Trung Hoa chúng tôi. Không một cử động nào của cô ta lại gò bó ; trái lại thong thả, tự nhiên, đượm phần duyên dáng của sự nhanh nhẹn. Đôi mắt nhìn thẳng của cô ta chẳng e dè sợ sệt gì cả. Cô ta liếc mắt đưa tình với anh tôi không chút e lệ. Cô ta nghe đàn ông nói chuyện, thêm vào một câu, một tiếng gì đó, thế là họ cười rộ lên. Cô ta cũng quen giao thiệp với họ như bà thiếp thứ ba của cha tôi vậy.

    Tuy vậy cung cách hai người có khác nhau. Cái vẻ dạn dĩ của bà thiếp thứ ba trước đàn ông vẫn còn ít nhiều e dè sợ sệt. Ngay giữa lúc được tán tụng nuông chiều, bà ta vẫn lo ngại ngày sắc đẹp phai tàn đi, không còn lôi cuốn được lòng người nữa.

    Còn cô ngoại kiều kia thì hoàn toàn tự nhiên, chẳng chút gì e ngại cho mình cả. Dù cho cô ta không đẹp bằng bà thiếp nọ, cô ta vẫn thản nhiên. Người ngoài chú ý đến cô ta, cô ta cho đó là việc tự nhiên và cô ta cũng chẳng cố tình làm cho thiên hạ chú ý đến mình. Chẳng khác gì như cô ta muốn nói : « Con người thật của tôi như vậy đó. Tôi không muốn khác hơn thế ».

    Tôi có cảm giác như cô ta kiêu kỳ. Dù sao, cô ta có vẻ như dửng dưng với việc cô ta đem đến bao nhiêu khó khăn phiền toái cho gia đình tôi. Cô ta biếng nhác chơi đùa với thằng con tôi, rồi đọc sách – cô ta đem theo cả thùng sách – rồi viết thư. Cái vụ viết thư này mới là ly kỳ ! Tôi nhìn qua vai cô ta, thấy nguyên một trang giấy dày đặc những nét chữ dính nẹo vào nhau, chẳng còn biết đâu mà rờ nữa. Nhưng điều cô ta thích nhất là ngồi không ngoài vườn mà mơ mộng. Chẳng bao giờ tôi thấy cô ta cầm món đồ thêu trong tay cả.

    Một hôm từ sáng sớm, cô ta đã cùng anh tôi ra khỏi nhà, đến trưa trở về đầu cổ dính đầy bụi đất. Ngạc nhiên quá, tôi hỏi chồng tôi hai người đi đâu, làm gì mà người ngợm thấy ghê vậy. Chồng tôi đáp :

    « Người phương Tây họ vẫn có cái lệ đi chơi lang thang vậy đó ».

    Tôi lại càng tò mò :

    « Đi chơi lang thang như vậy là nghĩa làm sao ? »

    « Là đi chơi xa, mà đi thật nhanh, đến một nơi xa nào đó. Hôm nay hai người leo núi Hồng Lĩnh đó ».

    « Để làm chi ? »

    « Họ coi việc đó như một thú vui ».

    Lạ thật ! Ở đây, ngay như con gái dân dã tá điền cũng ngại phải đi bộ xa và lâu đến thế. Khi tôi hỏi ông anh tôi về việc đó, anh tôi đáp :

    « Ở bên xứ vợ tôi, cô ta quen sống tự do ngoài trời, cô ta cảm thấy tù túng trong vườn sau lớp tường cao nhà ta ».

    Tôi lại càng lấy làm lạ. Lối sống của vợ chồng tôi, tôi đã cho là tân tiến lắm rồi. Bức tường quanh sân chỉ dùng để bao che cuộc sống riêng tư của chúng tôi mà thôi, để tránh con mắt tò mò của người bán rau, bán kẹo đi qua nhìn vào mà thôi. Tôi nghĩ thầm :

    « Nếu cô ta phải sống cấm cung trong dãy nhà dành cho nữ giới, thì mới làm sao đây ? »

    Nhưng tôi không rỉ hơi về việc đó.

    ° ° °

    Cô ta ngang nhiên tỏ tình với anh tôi.

    Hồi hôm, chúng tôi ngồi ngoài vườn hóng mát. Tôi ngồi ở chỗ cũ, trên cái đôn bằng sứ, tách riêng khỏi chỗ đàn ông. Cô ngoại kiều nọ ngồi trên bao lơn hàng hiên bằng gạch. Cô ta tươi cười dùng tay chỉ hết vật này đến vật khác mà hỏi tên từng món một, rồi lặp lại lời tôi nói cho cô ta biết. Một khi hiểu rõ, cô ta học mau lắm và nhớ dai. Cô ta học nói, lặp đi lặp lại nhiều lần cách phát âm và cười khi tôi sửa lại giọng nói cho cô ta. Chúng tôi vui vẻ dạy nhau học như vậy trong khi chồng tôi và anh tôi chuyện trò với nhau.

    Nhưng đến khi trời tối hẳn, chúng tôi không còn phân biệt được cây cỏ hoa trái trong vườn nữa, cô ta quay nhìn anh tôi. Cuối cùng cô ta đứng dậy bước về phía anh tôi, thân áo cô ta bay bay quanh người cô ta như mù sương vậy. Cô ta cười, nói nhỏ vài lời vào tai anh tôi, đoạn cầm lấy tay anh tôi.

    Tôi quay mặt đi chỗ khác.

    Đến khi tôi liếc nhìn về phía họ, tôi thấy cô ta ngồi phệt xuống nền gạch hàng hiên, sát vào bên ghế chồng cô ta, dựa má vào bàn tay chồng cô. Tôi thấy tội nghiệp anh tôi. Chắc hẳn anh tôi phải xấu hổ về cái cung cách tỏ tình như thế nơi một người đàn bà, nhưng trời tối quá tôi không nhìn rõ mặt anh tôi. Không ai nói chuyện gì nữa, chỉ còn tiếng côn trùng rả rích trong sân mà thôi. Tôi đứng dậy vào nhà.

    Lát sau chồng tôi vào theo. Tôi nói :

    « Đàn bà con gái gì mà sống sượng đến thế là cùng ! »

    Chồng tôi cả cười :

    « Em nghĩ khác, người ta nghĩ khác thì sao »

    Tôi bất bình quay lại phía chàng, nói :

    « Vậy mình có bằng lòng cho em đeo cứng lấy mình như sam trước mắt mọi người không ? »

    Chồng tôi lại nhìn tôi mà cười hóm hỉnh :

    « Đành rằng không rồi đó, nhưng phần em, em có dám làm như vậy không đã nào ? »

    Tôi kịp hiểu là chồng tôi trêu chọc mình, nên không nói gì thêm nữa.

    Tôi vẫn không sao hiểu nổi cái cung cách sỗ sàng như vậy. Nhưng có điều ngồ ngộ là khi tôi nghĩ đến chuyện ấy, tôi không thấy có ẩn ý xấu xa mờ ám nào. Cô ta tỏ tình với anh tôi cũng tự nhiên giản dị như một đứa trẻ tìm bạn chơi đùa vậy.

    Cô ta cũng như một đóa hoa cam dại vậy, mơn mởn, hấp dẫn, nhưng không hương.

    ° ° °

    Rốt cuộc, vợ chồng anh tôi thỏa thuận về cách thức phải làm. Cô ta sẽ mặc tấm áo Trung Hoa và hai người ra mắt cha mẹ tôi. Anh tôi đã dạy cô ta cách nghiêng mình thi lễ trước mẹ tôi. Phần tôi, tôi phải đi trước vợ chồng anh tôi để dâng lễ vật lên cha mẹ.

    Đêm đêm, tôi không ngủ được, trằn trọc nghĩ đến giờ phút hướng dẫn vợ chồng anh tôi vào ra mắt cha mẹ. Môi tôi khô, và khi le lưỡi ra liếm môi, lưỡi tôi cũng khô luôn. Chồng tôi ra sức khích lệ tôi bằng tiếng cười tiếng nói, nhưng cứ vắng mặt chồng là tôi lại lo âu. Tôi công khai chống lại mẹ, tuy rằng từ tấm bé đến giờ tôi không hề cãi lại ý muốn của bà.

    Từ đâu tôi có can đảm làm như vậy ? Tôi vốn là con người rụt rè nhút nhát và giá như chỉ có mình tôi, hẳn là tôi đã thấy mẹ tôi xử sự đúng theo thói tục của dân tộc mình.

    Chính chồng tôi đã làm thay đổi con người tôi, đến nỗi tôi dám chống lại cha mẹ ông bà mà bênh vực tình yêu. Tuy vậy, tôi vẫn run sợ.

    Trong nhà chỉ có một mình cô ngoại kiều nọ là bình thản mà thôi.

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    15

    Hôm nay tôi mệt mỏi và kiệt sức. Có thể nói tôi như sợi dây đàn tranh căng thẳng lâu ngày bỗng nhiên chùng xuống không còn ngân vang một âm thanh nào nữa.

    Giờ phút tôi e sợ ấy đã trôi qua. Không, tôi không nói ngay kết quả cho chị biết liền đâu. Tôi cứ dần dà kể cho nghe để chị nhận xét từ từ. Riêng về phần tôi... nhưng chuyện tôi là chuyện phụ, nói sau cũng được.

    Vậy là chúng tôi sai người đến nhà cha mẹ tôi, chuyển lời chúng tôi thỉnh cầu được đến ra mắt cha mẹ vào trưa mai. Người nhà trở về cho biết cha tôi đã đi Thiên Tân ngay hôm được tin anh tôi về tới. Như vậy là cha tôi muốn tránh khỏi phải chứng kiến buổi trùng phùng phiền toái. Cha tôi vẫn luôn luôn khéo biết tránh né những quyết định như thế. Mẹ tôi sẽ thay mặt cha tôi tiếp anh tôi và tôi vào lúc trưa. Không có một lời nào đả động tới cô ngoại kiều nọ cả, nhưng anh tôi nói lớn : « Nếu tôi đi, vợ tôi cũng đi theo luôn ! »

    Vậy nên ngày hôm sau, con hầu bưng quả lễ vật đi trước, tôi theo sau bước vào. Lễ vật anh tôi chọn mua tại ngoại quốc, toàn là những món xinh đẹp hiếm thấy trong nước : cái đồng hồ treo tường nơi bụng một đứa bé cao chừng tấc rưỡi, cái đồng hồ cẩn hột đá đeo tay ; cái đèn cứ sáng mãi mà không thấy ngọn lửa đâu cả, cái quạt bằng lông đà điểu trắng như bông mận.

    Tôi đặt lễ vật trước mặt mẹ tôi. Mẹ tôi đã cho biết người tiếp chúng tôi tại phòng khách. Khi tôi bước vào, mẹ đã ngồi ở đó, trên cái ghế bành bằng gỗ chạm trổ bên cạnh cái bàn, dưới bức chân dung Đức Cao tổ nhà Minh. Mẹ tôi mặc quần áo gấm thêu, tóc giắt trâm vàng. Tay mẹ tôi đeo đầy vòng vàng cẩn kim cương và hồng ngọc là loại ngọc dành cho người già. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ tôi đường bệ uy nghi đến thế.

    Nhưng tôi hiểu mẹ tôi quá nhiều, tôi quan sát kỹ vẻ mặt của người để dò xét tình trạng sức khỏe của người. Tim tôi đập mạnh. Màu đen của y trang lại càng làm rõ thêm gương mặt quá gầy và tái của mẹ tôi, đến nỗi vành môi khô đã ẩn hiện bóng dáng của tử thần. Đôi mắt to và thụt sâu như người đau nặng. Mấy chiếc vòng quá rộng ở cổ tay gầy thòng xuống gần đến ngón tay, chạm vào nhau lạch xạch khi mẹ tôi cử động đôi tay. Tôi những chỉ muốn hỏi mẹ tôi xem bà thấy sức khỏe ra sao, nhưng tôi không dám hỏi, biết rằng hỏi như vậy mẹ tôi buồn. Mẹ tôi đã miễn cưỡng tiếp chúng tôi thì người không muốn nghe ai gợi lại chuyện đau ốm của bà.

    Vì mẹ tôi tiếp tôi mà không nói một lời nào, tôi cũng đành làm thinh bày lễ vật ra. Tôi tiếp lấy từng món một từ tay con hầu rồi đặt trước mặt mẹ tôi. Bà khẽ gật đầu nhận lễ vật, đoạn ra dấu cho con hầu đứng cạnh bà bưng qua phòng bên. Bà nhận lễ vật khiến tôi dạn dĩ lên. Nếu như bà từ chối lễ vật, điều đó có nghĩa là bà cũng chối bỏ luôn ông anh tôi nữa. Cho nên tôi nói :

    « Thưa mẹ, anh con ở ngoài kia chờ được vào ra mắt mẹ. »

    Mẹ tôi nói lạnh lùng :

    « Mẹ có nghe nói. »

    Tôi nghĩ nên đi thẳng vào điểm gai góc của nội vụ, nên tôi nói nhỏ :

    « Anh con có đem theo người vợ ngoại kiều về ».

    Tôi hồi hộp, lo sợ.

    Mẹ tôi vẫn yên lặng. Gương mặt thản nhiên của mẹ tôi chẳng biểu lộ một ý tình gì.

    Tôi phập phồng nói :

    « Xin mẹ cho phép hai người được vào lạy mẹ ».

    Mẹ tôi đáp với giọng lạnh nhạt cũ :

    « Bảo anh con vào đây ! »

    Tôi ngần ngại, chẳng biết tính sao. Cô ngoại kiều nọ cũng đang đứng chờ ngoài cửa. Tôi bước ra phía cửa, vén tấm rèm lên, thuật lại lời lẽ mẹ tôi và thêm rằng tốt hơn anh tôi nên vào một mình trước đã.

    Mặt anh tôi xụ xuống y hệt như hồi nhỏ anh không bằng lòng chuyện gì. Anh tôi nói tiếng ngoại quốc với cô ngoại kiều nọ; cô ta cau mày, khẽ nhún vai rồi bình thản đứng chờ. Đột nhiên anh tôi chụp lấy tay cô ta và kéo nàng cùng bước vào trong phòng, tôi không sao ngăn cản kịp.

    Ai lại dẫn con người lạ lùng kia xồng xộc vào nơi thờ phụng gia tiên như vậy bao giờ! Tôi sững sờ níu chặt lấy tấm rèm cửa. Đây là lần đầu tiên một con người thuộc nòi giống xa lạ bước vào nơi tôn nghiêm nhất trong gia đình tôi.

    Tôi nhận ra ngay rằng vì thái độ bất kính của anh tôi, mẹ tôi giận đến nỗi không muốn nhìn mặt anh tôi lúc ấy nữa. Tôi đứng chết trân một chỗ mà nhìn cảnh tượng lạ lùng diễn ra.

    Anh tôi đã chọn quốc phục cho vợ anh mặc: tấm áo choàng bằng lụa xanh nặng và mềm, loáng thoáng mấy đường thêu bằng chỉ bạc. Tấm váy bằng xa-tanh đen trơn, xếp thành những nếp thẳng quanh người cô ta. Anh tôi lựa đôi hài nhung đen không thêu cho cô ta mang vào chân. Y phục đậm màu làm nổi bật hẳn làn da trắng của cô ta lên như ngọc trai dưới ánh trăng vậy, và mái tóc vàng sáng ngời lên quanh mặt cô ta. Đôi mắt cô ta màu xanh tái long lanh, đôi môi kiêu kỳ trễ xuống. Thẳng người, đầu hất ra sau, cô ta ngang nhiên bước vào trong phòng. Cô ta nhìn thẳng vào mặt mẹ tôi, không sợ sệt, không mỉm cười.

    Tôi bụm tay vào miệng để khỏi rú lên. Tại sao anh tôi không giải thích cho cô ta biết phải cúi đầu khi ra mắt người lớn tuổi? Thấy cung cách ngang nhiên của cô ta như vậy, tôi lại phiền trách anh tôi. Cô ta đứng sừng sững ra đó, như một bà hoàng hậu đến ra mắt bà hoàng thái hậu vậy.

    Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt cô ngoại kiều nọ. Tia mắt hai người gặp nhau và liền đó coi nhau như kẻ thù. Mẹ tôi cao ngạo quay mặt đi nhìn vọng mông lung ra ngoài cánh cửa mở. Cô ngoại kiều nói vài lời gì đó với anh tôi bằng một giọng rắn rỏi.

    Sau này tôi được biết cô ta hỏi anh tôi xem cô ta có phải quỳ gối xuống không.

    Anh tôi gật đầu, rồi hai người cùng quỳ xuống trước mặt mẹ tôi. Đoạn anh tôi nói những lời lẽ đã chuẩn bị trước:

    " Kính mẹ, con bất hiếu từ xứ xa vâng lệnh mẹ về đây xin ra mắt cha mẹ. Con hân hoan được mẹ nhận cho chút quà mọn chúng con đem về dâng lên mẹ. Con nói "chúng con" vì con có dẫn vợ con theo, như con đã nhờ người bạn viết thư về trình lên mẹ trước đây. Vợ con về đây để làm tròn phận dâu con trong nhà. Dù thuộc huyết thống ngoại quốc, vợ con vẫn nhờ con kính thưa lên mẹ rằng kể từ ngày thành hôn với con, vợ con đã kể mình như người Trung Hoa rồi. Vợ con tự nguyện nhập theo nòi giống chúng ta và tuân phục thói tục nền nếp gia tộc ta, từ bỏ gia tộc của nàng. Con nàng sanh ra sẽ hoàn toàn là người Thiên quốc chúng ta, là công dân Cộng hòa Trung Quốc. Vợ con xin cúi lạy mẹ."

    Anh tôi quay lại phía cô ngoại kiều và ra dấu cho cô ta. Cô ta chững chạc cúi mình xuống, trán đụng đất dưới chân mẹ tôi. Cô ta lạy ba lạy như vậy, rồi cả hai vợ chồng anh tôi vái thêm ba vái nữa, đoạn cùng đứng lên ngay ngắn chờ lệnh mẹ tôi.

    Mẹ tôi không nói lấy nửa lời. Suốt thời gian anh tôi và cô ngoại kiều phục xuống đất lạy, mẹ tôi cứ nhìn ra khoảng không ngoài cửa. Bà ngồi yên như vậy một lúc lâu, tuyệt nhiên im lặng, cao ngạo và cứng rắn.

    Theo tôi nghĩ, chắc trong thâm tâm bà, mẹ tôi cũng lúng túng vì sự liều lĩnh của anh tôi đã dám cãi lời mẹ dẫn luôn cô ngoại kiều nọ vào trong phòng khi bà chỉ cho phép có một mình anh tôi vào mà thôi. Tôi tưởng mẹ tôi đang tìm cách xử sự thế nào cho phải ở giây phút gay cấn đó. Chính vì vậy mà bà không nói gì cả. Đôi má mẹ tôi ửng đỏ lên, và tôi thấy hàm răng bà cắn lại. Nhưng trong thái độ, cử chỉ của bà, tuyệt nhiên không lộ ra một chút phân vân lúng túng nào.

    Hai tay chống vào đầu gậy, mẹ tôi cứ ngồi nhìn vọng ra xa, không nhúc nhích. Anh tôi và cô nọ cứ đứng chờ. Cuộc chờ đợi diễn ra trong cơn im lặng đè nặng căn phòng.

    Đột nhiên, không hiểu cái gì cắt đứt vẻ nghiêm khắc của mẹ tôi đi. Gương mặt mẹ tôi dịu lại. Nét hồng hào biến mất, trên đôi má mẹ tôi bây giờ tái xám lại. Một bàn tay ẻo lả hạ xuống bắp vế, đôi mắt bà lơ đãng nhìn xuống đất, hai vai bà xệ xuống và bà thu rút mình lại trong chiếc ghế bành, mẹ tôi nói lí nhí trong miệng:

    "Mẹ mừng con đã về. Mẹ sẽ nói chuyện sau… Bây giờ con ra ngoài".

    Anh tôi ngước nhìn mẹ tôi. Tuy không lanh ý như tôi, anh vẫn nhận thấy có chuyện gì bất trắc. Anh quay lại nhìn tôi. Tôi thấy anh muốn nói gì thêm với mẹ, phiền trách thái độ lạnh nhạt của mẹ. Vì e ngại cho sức khỏe của mẹ nên tôi lắc đầu. Anh tôi nói vài lời với cô ngoại kiều. Hai người nghiêng mình thi lễ rồi rút ra ngoài.

    Tôi chạy vội lại bên mẹ, nhưng bà trừng mắt không cho tôi lại gần. Tôi hết lòng muốn xin mẹ tha thứ cho anh tôi, nhưng tôi không được phép nói một lời nào. Thấy rõ là mẹ tôi đau khổ đến nguy hại cho sức khỏe, ấy vậy mà tôi đành phải bỏ đi. Tôi xá mẹ, rồi từ từ đi ra ngoài. Ra đến sân, tôi quay lại thì thấy hai con hầu phải dìu hai bên đưa mẹ tôi trở về phòng riêng của bà.

    Tôi trở về nhà, lòng buồn rười rượi. Suy nghĩ mãi mà tôi vẫn chỉ thấy tương lai đen tối.

    Còn ông anh tôi và cô ngoại kiều nọ đã làm tan nát cõi lòng mẹ tôi, hai người bỏ đi chơi cho đến tối. Khi hai người về nhà, chúng tôi chẳng nói với nhau một lời nào.

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    16

    Chị đi đâu vắng nhà cả tháng nay vậy ? Có đến bốn mươi ngày nay tôi không găp chị, tính ra hơn một tuần trăng rồi. Chuyến đi chơi xa của chị có vui không ? Cảm ơn Trời Phật phù hộ cho chị trở về mạnh giỏi.

    Vâng, nhờ Trời, con tôi vẫn mạnh. Bây giờ nó nói đủ cả rồi, cứ bi bô suốt ngày như con suối róc rách vậy. Chỉ khi nó ngủ mới không nghe tiếng nó mà thôi. Lối nói mất đầu mất đuôi của nó tức cười lắm mà chúng tôi không dám cười. Nó mà bắt gặp chúng tôi cười là nó nổi giận giậm chân rầm rầm. Nó cứ muốn làm ra vẻ người lớn. Đi với cha nó, nó cố sải bước cho dài để theo cho kịp.

    Chị nói sao ?... À, về việc cô vợ ông anh tôi ấy à ? Tôi chỉ còn biết thở dài mà thôi, chị ơi ! Chuyện không êm rồi.

    Vâng, hai người vẫn ở nhà tôi chờ đợi. Chưa có quyết định dứt khoát nào cả. Thấy ngày tháng kéo dài mà công việc chưa ngã ngũ ra sao, anh tôi bực lắm. Anh tôi quen thói nôn nóng của phương Tây, cứ muốn ý nguyện của mình phải được thỏa mãn ngay. Anh ấy quên mất rằng, ở nước tôi, thời gian không đáng kể và có khi chết rồi mà định mệnh vẫn chưa an bài. Ở đất nước tôi, không một việc gì dù gấp gáp tới đâu chăng nữa lại có thể dồn bước thời gian được. Tôi xin kể chị nghe.

    Chúng tôi chờ suốt tám ngày sau buổi anh tôi vào ra mắt mẹ. Vẫn chẳng nhận được một lời nào của mẹ tôi. Thoạt tiên anh tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến mẹ ngay. Anh không cho cô ngoại kiều nó mở mấy rương lớn đồ đạc ra. Anh tôi nói :

    « Có ở đây lâu đâu mà dọn đồ đạc ra ! »

    Thái độ anh tôi bất nhất. Khi thì vui vẻ cười vang về một việc không đáng gì. Vui đó rồi lát sau lại tiu nghỉu trầm ngâm không để ý chút gì đến người chung quanh cả. Làm như anh ấy luôn luôn bận nghe một giọng nói, một âm thanh mà không một anh trong phòng nghe được.

    Nhưng khi ngày nối tiếp ngày qua đi mà không nhận được tin tức nào, anh tôi bắt đầu quạu quọ, nụ cười dễ dãi không còn nữa. Anh tôi nhớ lại giây phút vào ra mắt mẹ tôi, anh cứ nhắc lại chuyện ấy mãi. Khi thì anh tôi trách thái độ của cô ngoại kiều nọ là thiếu kính cẩn, lúc lại than phiền mẹ tôi cao kỳ ; khi thì anh tôi cho rằng lối cư xử của cô ta là phải, anh cho rằng ở thời buổi cộng hòa dân chủ này, có là điên mới quỳ gối phục lạy trước bất cứ ai. Nghe nói như vậy, tôi ngạc nhiên hỏi :

    « Vậy chứ ở thời cộng hòa dân chủ thì mẹ mình hết là mẹ mình nữa à ? »

    Nhưng anh tôi nôn nóng và cáu kỉnh, anh không nghe ai nói phải quấy gì cả.

    Tôi cũng phải công bằng với cô ngoại kiều nọ. Thật ra cô ta không gay gắt chống lại việc quỳ lạy mẹ tôi. Tôi được nghe lặp lại lời cô ta nói như sau :

    « Nếu phong tục ở đây là vậy, tôi sẽ làm như vậy, tuy rằng tôi thấy hơi kỳ quặc phải khấu đầu quỳ lạy trước một người khác ».

    Cô bình tĩnh hơn anh tôi nhiều và tin tưởng vào tương lai. Cô ta chỉ nghĩ đến chồng, đến cách đem lại hạnh phúc cho chồng. Có khi thấy anh tôi giận dữ, cô ta kéo chồng ra ngoài vườn hoặc đi dạo ngoài phố cho khuây khỏa.

    Một hôm tôi nhìn qua cửa sổ thấy hai người ngoài vườn. Cô ta chăm chú nói một hồi với anh tôi và cuối cùng khi thấy anh tôi cứ âu sầu nhìn xuống đất mà không trả lời gì cả, cô ta đưa tay lên vuốt má anh tôi với cái vẻ vừa tươi cười vừa hóm hỉnh. Tôi không biết hai người nói với nhau những gì, nhưng sau đó anh tôi có vẻ dễ chịu hơn, thoải mái hơn, tuy tâm trí anh tôi vẫn còn căng thẳng vì phải chờ đợi.

    Không phải lúc nào cô ta cũng nũng nịu với anh tôi như vậy. Có khi cô ta chỉ nhún vai rồi bỏ đi. Nhưng cô ta vẫn nhìn lại anh tôi với cái tha thiết đậm đà trong ánh mắt. Nếu anh tôi không đi theo cô ta, cô ta bỏ vào trong nhà học tiếng nước tôi và chơi đùa với con trai tôi. Cô ta thương con tôi lắm, cứ nói chuyện với nó bằng những lời lẽ tôi chẳng hiểu gì cả.

    Cô ta cũng bắt đầu học cách gảy đàn tranh với tôi và chẳng bao lâu sau đã vừa đàn vừa hát được rồi. Tiếng hát cô ta lớn và rung cảm, tuy tai chúng tôi quen nghe những âm thanh réo rắt. Câu hát cô ta khiến anh tôi xúc động ngay, và khi tôi lắng nghe, tuy tôi chẳng hiểu nghĩa câu hát, tôi vẫn cảm thấy buồn buồn.

    Tin tức mẹ tôi vẫn ngày càng biền biệt, cô ngoại kiều nọ làm như không để ý đến nữa và hướng tâm trí về những vấn đề khác. Ngày nào cô ta cũng đi dạo một mình hoặc cùng với anh tôi. Tôi lấy làm lạ sao anh tôi lại để cô ta đi chơi một mình. Đàn bà con gái mà đi chơi một mình như vậy là không đúng. Nhưng anh tôi chẳng nói gì cả, và cô ta trở về nhà kể lại những gì cô ta trông thấy ngoài đường. Cô ta ngạc nhiên về những việc chẳng ai để ý tới và khám phá ra cái đẹp ở những chốn tầm thường. Tôi còn nhớ một hôm cô ta trở về nhà mà cười toe toét như thích thú về một việc ngộ nghĩnh chỉ một mình cô biết được mà thôi. Khi anh tôi gạn hỏi, cô giải thích bằng tiếng mẹ đẻ, và anh tôi dịch lời lẽ cô ta như sau :

    « Đất màu mỡ sanh ngũ cốc đẹp quá. Trong tiệm ở con đường chánh có trưng bày những cái rổ tre đựng đầy ngũ cốc màu sắc thật đẹp : hột bắp vàng, mè trắng như ngà, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, mì... Lần nào đi ngang, tôi cũng chậm bước lại mà ngắm. Phải chi tôi biết vẽ, hẳn tôi đã có bức tranh tuyệt đẹp ! »

    Tôi không hiểu cô ta muốn nói gì. Nhưng bản chất cô ta là vậy, linh hoạt sống động, thấy vẻ đẹp ở những chỗ người khác không thấy. Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến một tiệm bán ngũ cốc theo cái lối cô ta nghĩ cả. Đành rằng ngũ cốc thì đủ màu sắc, nhưng đó là trời sanh như vậy, có gì lạ đâu mà phải ngạc nhiên. Chúng tôi chỉ thấy tiệm bán ngũ cốc ấy là nơi đến mua thức ăn vậy thôi.

    Nhưng cô ta thì để ý đến mọi việc bằng con mắt lạ đời của cô ta, tuy cô ta ít suy nghiệm về sự vật ; cô ta cứ hỏi thế này thế khác mãi rồi suy nghĩ về các câu trả lời của chúng tôi.

    Sống ngày này qua ngày khác với cô ta, tôi đâm mến cô ta. Thậm chí có khi tôi còn thấy vẻ đẹp trong cung cách và thái độ của cô ta nữa. Cô ta có nhiều tự hào theo cái cung cách riêng của cô ta. Trong thái độ, cô ta tỏ ra hoàn toàn thẳng thắn và không gò bó.

    Ngay như đối với ông anh tôi, cô ta cũng chẳng hề quỵ lụy. Có điều lạ là nếu một người đàn bà Trung Hoa lại không quỵ lụy chồng, hẳn anh tôi đã cho là bậy rồi ; nhưng nơi con người cô ngoại kiều nọ, làm như anh tôi tìm thấy một niềm vui pha trộn với ít nhiều cay đắng nó khích động mối tình của anh tôi lên. Khi thấy cô ta mê mải học nhiều quá hoặc chơi đùa quấn quýt bên thằng con tôi nhiều quá, anh tôi bực, nguýt háy cô ta, nói gì đó với nàng. Nếu cô ta không nghe, anh tôi đến bên cô ta và thế là người bị khuất phục lại chính là anh tôi. Tôi chưa hề thấy tình yêu nào lạ lùng như thế bao giờ.

    ° ° °

    Rốt cuộc ngày ấy cũng đến – hình như hai mươi ngày sau khi anh tôi đến trình diện mẹ tôi – mẹ tôi đòi anh tôi đến và chỉ đến một mình thôi. Lá thư mẹ tôi viết với những lời lẽ trìu mến, chúng tôi hy vọng tràn trề. Anh lập tức đến nhà mẹ tôi. Tôi và cô ngoại kiều nọ ở lại nhà chờ.

    Chừng một tiếng đồng hồ sau, anh tôi rảo bước trở về, giận dữ, nét mặt hầm hầm và không ngớt lặp lại rằng anh tôi dứt khoát rời khỏi gia đình. Cứ theo như lời anh tôi nói lại, thật khó biết cho đích xác chuyện gì đã xảy ra. Chỉ về sau, cố ghép nối lời lẽ anh tôi lại, chúng tôi mới hiểu phần nào chuyện xảy ra.

    Hình như anh tôi đến nhà mẹ với nhiều mỹ ý và tinh thần hòa giải. Nhưng ngay từ đầu, mẹ tôi không muốn nhân nhượng gì cả. Bà khởi đầu bằng cách nại ra sức khỏe yếu kém của bà. Bà nói :

    « Mẹ chẳng sống được bao lâu nữa đâu ».

    Anh tôi xúc động, nói :

    « Thưa mẹ, huyết thống của cha mẹ vẫn còn lưu truyền nơi con cháu chúng con ».

    Nói xong, anh tôi mới biết lỡ lời. Mẹ tôi nói nhẹ nhàng :

    « Con thì trai gái có đủ, nhưng cháu thì phải do con tạo ra. Mà dâu của mẹ là con gái nhà họ Lý vẫn còn chờ đó, con có ngó ngàng gì đến nó đâu ».

    Đoạn bà đi thẳng vào câu chuyện, buộc anh tôi phải cưới cô họ Lý ngay, vì bà muốn có đứa cháu đích tôn trước khi lìa đời. Anh tôi đáp đã có vợ rồi. Mẹ tôi nổi giận nói không bao giờ nhìn nhận cô ngoại kiều nọ là dâu cả.

    Chúng tôi chỉ biết được có vậy thôi. Chuyện xảy ra sau đó tôi không được biết.

    Nhưng theo lời vú Vương nghe lén sau tấm rèm cửa kể lại thì đột nhiên vú nghe được những lời lẽ giận dữ đáng lẽ không nên nói ra giữa hai mẹ con. Vú Vương cho rằng anh tôi nóng nảy đến nỗi mẹ tôi phải dọa không cho thừa hưởng gia tài. Thế là anh tôi chua chát nói :

    « Mẹ già rồi, đâu còn sanh nở gì được nữa mà mẹ đành từ bỏ con. Hay là mẹ hạ mình xuống đến mức nhận một đứa con của bà thiếp làm con ruột của mẹ ? »

    Con mà nói với mẹ như vậy thật là khó nghe !

    Nói xong anh tôi bước mau ra khỏi phòng. Anh tôi đi rồi, căn phòng im lặng một hồi lâu. Đoạn vú Vương nghe có tiếng rên, vội vàng bước vào. Mẹ tôi liền cắn răng làm thinh, nhờ vú đỡ qua giường nằm.

    Anh tôi ăn nói như vậy với mẹ tôi thật là vô lễ, không sao tha thứ được. Đáng lẽ anh tôi phải kính trọng địa vị và tuổi tác của mẹ tôi mới phải. Nhưng anh tôi chỉ nghĩ đến mình mà thôi.

    Chao ôi ! Sao có lúc tôi ghét cay ghét độc cô ngoại kiều nọ !

    Tôi muốn đến với mẹ tôi ngay lập tức, nhưng anh tôi bảo nên chờ mẹ gọi hãy đến. Chồng tôi cũng bảo tôi khoan đi, vì nếu đi ngay đến với mẹ thì có vẻ như tôi bênh mẹ chống lại anh, đó là điều không nên làm khi anh tôi đang còn ăn ở tại nhà tôi. Cho nên tôi đành chờ vậy. Mà tôi thì lo ngại lắm, phải ngồi im mà chờ khó chịu lắm.

    Đó, sự việc xảy ra hiện giờ như vậy đó.

    ° ° °

    Hôm qua tôi vui sướng thấy bà Liêu đến thăm. Bà ta ở chơi với tôi cả ngày. Chúng tôi buồn rầu trò chuyện với nhau mà nghĩ đến nỗi giận của mẹ tôi đối với anh tôi.

    Anh tôi tha thẩn trong nhà, không nói gì với ai, chốc chốc lại nhìn ra cửa sổ. Cầm cuốn sách lên, anh lại liệng xuống lựa cuốn khác, để rồi lại liệng đi.

    Cô ngoại kiều nọ nhìn anh tôi một lát, đoạn đắm mình vào một cuốn sách nhỏ trong tay. Tôi lo săn sóc con tôi để khỏi phải ở bên họ. Nhưng nỗi thất vọng buồn phiền đè nặng trong nhà đến nỗi tới trưa đi làm về, thái độ vui vẻ tươi cười của chồng tôi cũng không đánh tan được nỗi buồn của anh tôi và sự lầm lì của cô ngoại kiều nọ.

    Buổi chiều khi bà Liêu đến chơi, sự hiện diện của bà cũng như một cơn gió mát ngày hè vậy.

    Người vợ anh tôi chăm chú ngồi nhìn bà Liêu. Từ ngày anh tôi về tới giờ, chẳng có khách khứa nào đến chơi cả. Bạn bè chồng tôi biết chúng tôi đang gặp chuyện khó khăn nên lịch thiệp lánh mặt. Chính vợ chồng tôi cũng chẳng mời mọc đãi đằng ai tại nhà, vì không biết phải giới thiệu cô ngoại kiều nọ ra làm sao. Trọng nể anh tôi, tôi cứ gọi cô ta bằng chị dâu, nhưng cô ta chỉ được chánh thức là chị dâu khi nào cha mẹ tôi nhìn nhận mà thôi.

    Nhưng bà Liêu thì không ngại ngùng gì cả. Bà bắt tay cô ngoại kiều và chuyện trò rất tự nhiên với cô ta. Tôi lại còn nghe hai người cười với nhau nữa. Tôi chẳng hiểu họ nói gì cả, vì họ nói tiếng Anh. Bỗng nhiên cô ngoại kiều nọ tươi tỉnh linh hoạt hẳn lên, và tôi ngạc nhiên thấy cô ta thay đổi như vậy. Có thể nói có hai con người trong cô ta : một trầm ngâm, xa vắng, hơi ít nói và một thật vui vẻ nhưng là thứ vui vẻ gượng ép, giả tạo. Tôi đã có ý hơi phiền bà Liêu, vì làm như bà không thấy nỗi khó xử của tôi. Tuy nhiên khi ra về, bà cầm tay tôi, nói bằng tiếng nước tôi :

    « Thật là khó xử cho mọi người ».

    Đoạn quay về phía cô ngoại kiều nọ, bà ta nói vài lời khiến bỗng nhiên nước mắt long lanh trong đôi mắt xanh đậm của cô ta. Cả ba chúng tôi đứng ỳ ra đó chẳng biết nói gì thì cô ngoại kiều nọ quay đi và bước vội ra ngoài. Bà Liêu nhìn theo, lộ vẻ tội nghiệp trên nét mặt. Bà ta lặp lại :

    « Thật là khó xử cho mọi người. Vợ chồng cô ta có hòa thuận với nhau không ? »

    Vì bà ta cũng là người ngay thẳng như chồng tôi, tôi đáp :

    « Hai người yêu nhau, nhưng mẹ tôi thì buồn phiền đến héo hắt người đi. Như chị biết đấy, mẹ tôi xưa nay vẫn ốm yếu, bây giờ tuổi lại cao nữa ».

    Bà Liêu thở dài lắc đầu :

    « Vâng, tôi biết. Tôi vẫn thường nghĩ đến chuyện đó. Kể cũng tội cho các bậc cha mẹ già, ngày nay giữa họ và bọn trẻ không còn nhân nhượng thỏa hiệp gì được nữa, hai bên cách biệt như mặt trời mặt trăng vậy. »

    Tôi nói :

    « Thật là khổ ».

    Bà Liêu đáp :

    « Khổ thì cũng chưa đến nỗi nào, duy có điều đây là việc không sao tránh được. Và thật đáng buồn. »

    ° ° °

    Trong khi đành bất lực khoanh tay chờ đợi, tôi không sao quên được mẹ tôi. Tôi suy nghĩ về lời lẽ bà Liêu nói rằng thời buổi này khó khăn cho các bậc cha mẹ già lắm. Để cho mình nguôi ngoai đi, tôi quyết định dẫn con tôi về thăm cha mẹ chồng tôi. Cha mẹ chồng tôi cũng già, cũng có chuyện không hài lòng.

    Tôi thương hại mọi người già cả. Tôi mặc áo choàng ấm dài bằng xatanh cho con tôi, giống như áo cha nó. Hôm ăn thôi nôi cho nó, vợ chồng tôi mua cho nó cái nón nhung đen đàn ông, điểm một núm đỏ ở trên. Tôi đội nón lên đầu nó, đoạn dùng ngọn bút lông chấm vào son, tôi tô hồng lên cằm lên má lên trán nó. Sửa soạn xong, trông nó đẹp như tiên.

    Bà mẹ chồng tôi cũng khen con tôi đẹp, bà vui sướng cười rung rinh đôi má phính khi bà bồng con tôi vào lòng mà hôn hít mùi da thịt thơm tho của nó. Bà luôn miệng nói :

    « Cháu bà ngoan quá. Cháu bà ngoan quá. »

    Tôi xúc động về nỗi vui mừng của bà mẹ chồng và tôi tự trách sao không dẫn con tôi về thăm bà nội thường hơn. Tôi không thể ân hận vì đã giành lấy con tôi riêng cho vợ chồng tôi. Việc này cũng nằm trong tình trạng không sao tránh được như bà Liêu đã nói, nhưng tôi vẫn thấy tội nghiệp các bậc cha mẹ già. Cho nên tôi vui mừng thấy bà mẹ chồng tôi nựng nịu con trai tôi. Đoạn bà quan sát nó kỹ hơn, đặt tay vào má nó, bắt nó nghiêng qua nghiêng lại mà nói :

    « Ủa, sao lạ vậy ? Sao con không ngừa cho nó ? Hơ hổng đến vậy là cùng ! »

    Nói rồi, bà gọi con hầu : « Đem một cái khoen vàng và cây kim lại đây mau ! » Tôi cũng đã nghĩ đến việc ấy, đáng lẽ tôi xỏ lỗ tai bên trái đeo khoen vàng vào đó để đánh lừa quỷ thần rằng con tôi là con gái chứ không phải con trai, để quỷ thần không bắt con tôi đi. Đây là một tục lệ cốt để đứa bé sơ sinh khỏi chết yểu. Nhưng da thịt con nít mềm mại dễ đau lắm. Tuy không dám cãi lại lời bà mẹ chồng, tôi vẫn xốn xang nghĩ đến nỗi đau con tôi phải chịu đựng. Nhưng khi bà mẹ chồng tôi mới đè mũi kim vào trái tai con tôi, nó đã thét ầm lên, mắt trợn trắng vì sợ hãi đến nỗi bà mẹ chồng tôi cũng không dám đâm sâu cây kim vào thêm và bảo lấy sợi tơ đỏ treo tòn ten cái khoen vàng vào vành tai con tôi mà không xỏ lỗ tai nữa. Thằng bé cười và nụ cười của nó khiến tôi thở phào nhẹ nhõm.

    Thấy bà mẹ chồng nưng niu con tôi, tôi càng hiểu rõ thêm nỗi buồn của mẹ tôi. Bà đang chờ đứa cháu nội chưa chào đời làm nguồn an ủi tuổi già của bà.

    Nhưng tôi hài lòng đã đem đến niềm vui cho bà mẹ chồng tôi. Tôi cảm thấy vơi đi phần nào nỗi buồn nghĩ đến tình cảnh các bậc cha mẹ già.

    ° ° °

    Thần thánh cũng tưởng đến lòng hiếu thảo của tôi hôm qua, khi dẫn con tôi về thăm bà nội, vì sáng nay có người đem thư của mẹ tôi đến. Thư gởi cho anh tôi, không đả động gì đến những lời lẽ nóng nảy cũ, chỉ truyền cho anh tôi phải dọn về ở tại nhà cha mẹ tôi mà thôi. Mẹ tôi thêm rằng người không có biện pháp nào đối với cô ngoại kiều nọ cả. Quyết định chung cuộc không phải do nơi bà, mà thuộc về cha tôi và chú bác trong gia tộc.

    Trong khi chờ đợi, anh tôi có thể đem cô ta về theo ; cô ta sẽ ở nhà ngoài trước vì phép tục không cho phép cô ta sống chung lộn với các bà thiếp và lũ con của các bà. Thư không nói gì thêm nữa.

    Mẹ tôi thay đổi thái độ như vậy, khiến hết thảy chúng tôi đều ngạc nhiên. Anh tôi tràn trề hy vọng, cứ cười mà nói :

    « Tôi biết trước thể nào bà cụ cũng đổi ý mà. Dù sao tôi vẫn là đứa con trai trưởng nam độc nhất trong gia đình ».

    Tôi nhắc lại cho anh tôi nhớ rằng mẹ tôi vẫn chưa hề nhìn nhận cô ngoại kiều nọ làm dâu, anh đáp :

    « Một khi vợ tôi sống trong nhà rồi, vợ tôi sẽ được lòng mọi người ».

    Tôi không nói gì cả, sợ làm anh tôi nản chí, nhưng trong thâm tâm, tôi biết rằng phụ nữ Trung Quốc chúng tôi không dễ gì ưa thích phụ nữ nước ngoài đâu. Đúng hơn là gia tộc tôi vẫn còn nghĩ đến cô con gái nhà họ Lý chờ ngày thành hôn với anh tôi.

    Tôi lén hỏi thăm người gia nhân đưa thư đến và được biết đêm hôm trước mẹ tôi đau nặng đến nỗi cả nhà tưởng mẹ tôi chết, đã gọi mấy ông thầy đến tụng niệm. Đến sáng, mẹ tôi tỉnh táo lại và đích thân ngồi viết thư cho anh tôi.

    Tôi hiểu ngay nguyên do sự việc. Biết mình chẳng còn sống bao lâu nữa, mẹ tôi sợ anh tôi đi luôn không về nhà. Mẹ tôi mới khấn nguyện rằng sẽ gọi anh tôi vô nhà nếu Trời Phật còn cho bà sống thêm.

    Nghĩ đến mẹ tôi nhẫn nhục như thế, tôi thương mẹ quá, muốn đến với mẹ ngay lập tức, nhưng chồng tôi cản lại :

    « Khoan đã, mẹ đang yếu lắm, em về lại gây bận tâm thêm cho mẹ trong khi mẹ đang nặng lo về việc hai vợ chồng anh của em dọn về sống bên đó. Nên tránh xúc động nhiều cho người đau yếu ».

    Tôi đành nghe theo và giúp cô vợ ông anh tôi thu dọn đồ đạc vào rương. Nếu tôi nói thạo ngôn ngữ của cô ta, hẳn tôi đã bảo cô :

    « Chị nên nhớ mẹ tôi lớn tuổi rồi, lại đau yếu nữa, vì chị đã tước đoạt mất đứa con trai yêu quý của bà rồi... »

    Nhưng tôi không nói được, vì ngôn ngữ bất đồng.

    ° ° °

    Hôm nay vợ chồng anh tôi dọn về ở tại nhà cha mẹ tôi. Hai người sẽ ở tại dãy buồng cũ, nơi anh tôi sống trong thời niên thiếu. Cô ta không được phép ngủ, ăn, hoặc lui tới dãy nhà dành cho các bà thiếp. Như vậy có nghĩa là mẹ tôi vẫn chưa nhìn nhận cô ta làm dâu.

    Bây giờ hai người đi rồi, tôi vui sướng được sống riêng biệt với chồng và con tôi. Tuy nhiên dường như cuộc sống trong nhà thiếu một phần sinh động. Dường như ngọn gió Tây đã tắt lịm vào lúc chiều tà, để lại đằng sau một cảnh im lìm rũ rượi.

    Tôi nghĩ đến vợ chồng anh tôi, tôi hình dung hai người sống một mình trong dãy phòng thời thơ ấu. Tối hôm qua, tôi nói với chồng :

    « Mình nhắm rồi có êm không ? »

    Chồng tôi nghi ngại lắc đầu :

    « Già trẻ sống chung dưới một mái nhà cũng chẳng khác nào như sắt chạm vào đá lửa vậy. Làm sao nói trước được ai sẽ đè nhẹp ai ? ».

    « Rồi việc gì sẽ xảy ra ? »

    « Sẽ có tia lửa nháng lên.Tôi thương cho anh của em quá. Không một người đàn ông nào lại có thể dửng dưng giữa hai người đàn bà cao ngạo, một già một trẻ, và cả hai đều hết lòng hết dạ thương yêu anh ta. »

    Chồng tôi bồng thằng con đặt lên đùi mà nhìn ngắm với vẻ tư lự. Tôi không biết chồng tôi đang nghĩ gì. Con tôi ngây thơ vén mái tóc phủ tai lên khoe cái khoen bà nội máng ở tai :

    « Ba coi, nè ! »

    Thế là vợ chồng ông anh tôi bị quên biến mất, chồng tôi nghi ngại và trách móc nhìn tôi :

    « Cái gì vậy, Quí Lan ? Tôi cứ tưởng em đã dứt khoát lìa bỏ cái thói mê tín dị đoan rồi chứ ! »

    Tôi lúng túng trong miệng :

    "Bà nội đeo cho cháu đó, em không dám cãi…"

    Chồng tôi la lên:

    "Chớ có làm bậy !Trước hết ta phải nghĩ đến đứa trẻ.Ta không nên nhồi nhét những ý nghĩ như vậy vào đầu óc non dại của nó."

    Chàng cầm con dao nhỏ thận trọng cắt sợi dây tơ xỏ vào cái khoen tai, đoạn liệng hết qua cửa sổ ra ngoài vườn. Con tôi dỗi, chàng cười bảo nó:

    "Con là đàn ông con trai như ba. Con nhìn xem, ba có đeo khoen tai như đàn bà đâu. Mình là đàn ông con trai, mình đâu có sợ quỷ thần".

    Thằng bé cười.

    Nhưng đêm hôm ấy, tôi cứ nghĩ đến việc này mà sờ sợ trong lòng. Đâu có phải các ông bà già cái gì cũng sai cả đâu. Nếu rủi mà quỷ thần có thật thì sao? Tôi muốn chu toàn, ngăn ngừa mọi cái cho con trai tôi. Ôi! Tôi thông cảm với mẹ tôi biết chừng nào.

  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    17

    Có đến hai mươi ngày tôi không đến thăm mẹ tôi. Tôi cảm thấy mỏi mệt, hơi khó ở trong mình, và khi nghĩ đến cô ta và ông anh tôi, tôi càng thêm băn khoăn do dự. Nghĩ đến chồng tôi thì lòng tôi nghiêng về ông anh tôi, nhưng khi bồng con, tôi lại nghĩ đến mẹ tôi.

    Mẹ tôi cũng chẳng hề cho người gọi tôi đến, và nếu tôi tự tiện đến, tôi không biết phải giải thích lý do tôi đến thăm bà sao cho ổn. Chị cũng biết đấy, chồng tôi làm việc suốt ngày cho đến tối, nên ngồi một mình trong căn nhà vắng vẻ, tôi cứ miên man nghĩ đến hết chuyện này qua chuyện khác.

    Cô ngoại kiều nọ sống chuỗi ngày dài tại nhà cha mẹ tôi như thế nào? Mẹ tôi có gặp lại cô ta lần nào nữa không? Có chuyện nói với cô ta không? Tôi biết các bà thiếp và lũ nô tỳ lấy làm lạ lắm nên núp nhìn lén cô ta. Lũ con hầu viện cớ bưng trà lên cho anh tôi hoặc kiếm chuyện này chuyện nọ để đến gặp cô ta, và khi xuống dưới bếp, chúng chỉ nói toàn chuyện về cô ta mà thôi, về cung cách, dáng dấp, thái độ, cách ăn nói của cô ta, rồi rốt cuộc thế nào cũng chê bai cô ta và tội nghiệp cho cô gái nhà họ Lý.

    Cuối cùng, anh tôi đến thăm tôi. Còn bảy ngày nữa thì đến ngày hội xuân. Tôi đang thêu đôi giày vải mới cho con tôi mang vào dịp ấy thì một buổi sang cánh cửa bỗng xịch mở và anh tôi đột ngột bước vào. Anh tôi mặc quốc phục. Từ ngày anh ở ngoại quốc trở về đến giờ, chưa lần nào tôi thấy anh giống thời còn thanh xuân đến như thế. Nhưng mặt anh tôi có vẻ lo âu. Anh tôi chẳng chào hỏi gì cả, ngồi xuống ghế và bắt đầu nói như thế tiếp tục câu chuyện bỏ dở:

    "Sao cô không đến thăm mẹ? Mẹ yếu lắm rồi nhưng ý chí vẫn cương quyết. Mẹ truyền lệnh cho vợ tôi phải ở tại nhà trong một năm, sống y hệt như một phụ nữ Trung Hoa. Vợ chồng chúng tôi đành tuân theo ý mẹ. Nhưng như thế cũng chẳng khác nào nhốt một con chim hoàng anh trong lồng vậy. Cô đến thăm mẹ nhé, nhớ đem theo luôn cháu ngoại đến cho bà".

    Anh tôi đứng dậy, ra vẻ xao xuyến đi tới đi lui trong phòng. Trước nỗi lo âu của anh, tôi hứa làm theo lời anh.

    Vậy nên ngày hôm ấy tôi đến thăm mẹ tôi. Tôi muốn ghé vào phòng thăm người vợ anh tôi một lát khi đi ngang để vào nhà trong, nhưng tôi lại sợ mẹ tôi biết được ý định của tôi là đến thăm bà chị dâu ngoại quốc. Tôi cũng nghĩ chỉ đề cập đến cô ngoại kiều nọ khi có dịp mà thôi. Tôi đi thẳng vào nhà trong gặp mẹ tôi. Tuy nhiên, tôi vừa vào đến khu nhà riêng của các bà thiếp, bà thiếp thứ nhất đã xuất hiện trên ngạch cửa hình nguyệt, ra dấu gọi tôi. Tôi chào bà ta rồi đi thẳng vào phòng mẹ tôi.

    Tôi chào lạy mẹ tôi. Câu chuyện bắt đầu bằng thằng con trai tôi, sau đó tôi làm gan nhìn mẹ. Trái với ý kiến của anh tôi, tôi thấy mẹ khá hơn trước, đúng hơn thì mẹ ít bệnh hoạn hơn tôi nghĩ. Tôi không dám hỏi han về sức khỏe của bà vì biết rằng hỏi đến chuyện ấy mẹ không bằng long, tuy vẫn lịch thiệp trả lời. Tôi hỏi:

    "Mẹ có thấy anh con thay đổi gì sau những năm ở nước ngoài chăng?"

    Mẹ tôi chậm rãi ngước đôi long mày dài lên.

    "Mẹ không hề nói chuyện gì quan trọng với anh con hết. Việc anh con kết hôn với cô gái nhà họ Lý sẽ do cha con quyết định khi cha con về tới. Nhưng kể từ ngày anh con về ở đây với mẹ, nó chịu nghe lời mẹ mặc quốc phục, mẹ cũng bớt thấy nó xa lạ. Mẹ chẳng bằng lòng tí nào khi thấy con cái trong nhà ta lại mặc quần ống như hạng phu gánh nước".

    Vì mẹ tôi đã nói đến việc cưới xin, tôi mân mê tà áo và giả vờ thản nhiên nói:

    "Mẹ thấy cô ngoại kiều mắt xanh thế nào?"

    Tôi thoáng thấy mẹ tôi giật mình, nhưng bà chỉ ho nhẹ một tiếng và đáp với giọng thản nhiên:

    "Mẹ cũng chẳng biết gì về nó cả. Anh con cứ nài nỉ mãi, mẹ đành phải chiều ý nó, cho gọi con nhỏ đó lên đây pha trà cho mẹ một lần. Nhưng mẹ không sao chịu nổi đôi tay vụng về và vẻ người man rợ của nó được. Sao mà trước mặt mẹ, nó lung túng vụng về đến thế. Chẳng có ai dạy nó cách ăn nói đứng ngồi trước một bậc trưởng thượng cả. Mẹ không muốn thấy mặt nó nữa. Quên chuyện ấy đi, lòng mẹ thanh thản hơn. Mẹ chỉ nghĩ đến việc anh con trở về sống tại nhà tổ phụ là mẹ vui trong lòng rồi".

    Anh tôi không cho tôi biết việc mẹ gọi vợ anh lên hầu trà, tôi ngạc nhiên lắm, vì đó là một việc quan trọng. Nhưng nghĩ kỹ lại, nhớ lại mẹ không bằng lòng cô ngoại kiều nọ chút nào, tôi hiểu tại sao anh tôi không cho tôi biết việc ấy. Tôi nghĩ đến nỗi lo âu của anh tôi và đánh liều hỏi mẹ:

    "Cô ta là người ngoại quốc, không quen biết một ai ở đây cả, có thể nào mẹ cho phép con được rước cô ta về nhà con chơi một lát được chăng?"

    Mẹ tôi lạnh lung đáp:

    "Không được, con cũng bận rộn về nó nhiều rồi. Nó cứ còn ở nhà mẹ đây thì không được phép bước ra khỏi cổng. Nó muốn sống trong nhà này thì phải khép mình vào cảnh thâm nghiêm kín cổng cao tường của con nhà khuê các. Mẹ không muốn cả tỉnh xầm xì đồn đãi ầm lên. Mẹ nhận thấy con nhỏ đó tự tung tự tác dữ lắm, chẳng có khuôn phép gì, cho nên phải canh chừng nó. Thôi đừng nói đến nó nữa".

    Sau đó tôi và mẹ tôi nói đến những chuyện lặt vặt như muối dưa muối cà cho lũ gia nhân ăn, giá vải may quần áo cho lũ con các bà thiếp tăng hơn, mấy nhánh cúc mới trồng mọc tốt sẽ nở hoa vào mùa thu. Tôi lạy chào mẹ rồi ra về.

    Khi đi qua hàng cửa nhỏ, tôi gặp anh tôi. Anh viện cớ đi ra nhà người gác cổng hỏi thăm chuyện gì đó, nhưng tôi biết anh muốn gặp tôi ở đó. Bước lại gần, tôi nhận ra sự thay đổi nơi anh tôi. Cái vẻ mạnh dạn, rắn rỏi quả quyết trước đây khiến tôi thấy anh giống người ngoại quốc bây giờ không còn nữa, nhường cho cái vẻ lo âu bứt rứt. Trong tấm áo dài Trung Hoa, mặt đăm chiêu cúi xuống đất, anh tôi trông giống cậu học trò nhỏ bướng bỉnh ngày xưa, trước khi anh xuất ngoại.

    Anh tôi chưa kịp nói gì, tôi đã hỏi:

    "Chị mạnh giỏi thế nào, anh?"

    Môi anh run lên, anh đưa lưỡi liếm môi.

    "Không được mạnh. Cô ơi! Chúng tôi không sao chịu đựng nổi cuộc sống như vầy nữa đâu. Tôi phải làm một việc gì. Đi nơi khác, tìm việc làm".

    Anh tôi ngừng nói. Tôi năn nỉ anh đừng nóng nảy bỏ nhà ra đi. Chịu cho cô ngoại kiều nọ vào sống trong nhà là mẹ đã nhân nhượng lắm rồi. Và coi vậy chứ một năm cũng qua đi mau lắm! Nhưng anh tôi lắc đầu:

    "Chính vợ tôi cũng đã bắt đầu thất vọng. Trước khi về ở đây, cô ta vẫn còn tin tưởng. Bây giờ thì cô ta ngày càng héo hắt đi. Cách ăn uống của chúng ta không hợp với cô ta, mà tôi thì không thể cung cấp món ăn xứ sở cô ta được. Cô ta chẳng ăn uống gì cả. Cô ta quen được tự do, quen được nuông chiều ở bên nhà cha mẹ cô ta rồi. Cô ta từng được nhiều người đàn ông mến chuộng. Tôi tự hào đã thắng tất cả bọn họ. Tôi cứ nghĩ điều đó chứng tỏ chúng ta thuộc một nòi giống hơn họ. Bây giờ đây, vợ tôi cũng chẳng khác nào một bông hoa cắt từ cây đem đặt vào trong cái bình bằng bạc nhưng không có nước. Ngày này qua ngày khác, vợ tôi câm nín ngồi ì ra đó, mắt đỏ ngầu lên, mặt ngày càng tái đi".

    Tôi ngạc nhiên thấy anh tôi cho là đáng hãnh diện cái việc một người đàn bà được nhiều người đàn ông ưa thích. Ở đây, chỉ hạng gái thanh lâu mới được khen tặng như vậy mà thôi. Vậy thì làm sao cô ngoại kiều nọ hy vọng trở thành người đàn bà Trung Hoa như chúng tôi cho được? Những lời lẽ anh tôi khiến tôi nảy ra một ý nghĩ trong trí. Tôi vội vàng hỏi:

    "Hay là cô ta muốn trở về nhà cha mẹ ruột?"

    Tôi thoáng thấy đó là một giải pháp. Nếu cô ta ra đi, hai người xa cách nhau bằng cả một đại dương, anh tôi dù sao cũng chỉ là người, anh tôi sẽ quên cô ta mà trở về với bổn phận làm con. Nhưng anh tôi trừng mắt nhìn tôi, giận dữ thét lên:

    "Nếu cô ta đi, tôi sẽ đi theo. Còn nếu cô ta chết tại nhà này, tôi cũng từ bỏ luôn nhà này".

    Tôi nhẹ nhàng trách anh tôi về câu nói chẳng mấy hiếu đễ ấy thì đột nhiên anh tôi quay lưng, bật ra một tiếng khóc, và hấp tấp bỏ đi.

    Tôi đứng lại đó, sững sờ nhìn theo bóng dáng anh tôi khuất vào trong phòng của anh. Đoạn tôi ngập ngừng bước theo anh tôi mà lo ngại làm phiền lòng mẹ tôi.

    Tôi đến gặp cô ngoại kiều nọ. Cô ta xao xuyến đi tới đi lui trong sân sau căn nhà anh tôi. Cô ta đã mặc Âu phục trở lại, một tấm áo thẳng màu xanh đậm, cổ hở để lộ làn da trắng ngần. Cô ta cầm cuốn sách trong tay, sách đầy những hàng chữ ngắn phương Tây khít vào nhau thành từng nhóm nhỏ đặt tại giữa trang sách.

    Cô ta vừa đi vừa đọc, chân mày cau lại, nhưng khi thấy tôi, một nụ cười làm mặt cô tươi tỉnh lên, và cô ta đứng im chờ cho tôi đến bên cạnh. Chúng tôi nói với nhau vài lời khách sáo. Bây giờ thì cô ta nói được ít tiếng thông dụng rồi. Tôi từ chối không vào nhà, viện cớ phải trở lại với con tôi ngay. Cô ta hơi buồn. Tôi chỉ cây tùng già trong sân. Cô ta giải thích cô đang làm một món đồ chơi cho con tôi với vải nhồi bông gòn. Tôi cám ơn cô ta. Chúng tôi chẳng còn gì để nói với nhau nữa. Tôi chờ một lát, đoạn từ giã cô ta. Tôi buồn vô hạn, vì chúng tôi xa cách nhau cả một trùng dương và vì tôi không làm gì được để giúp đỡ anh tôi cũng như mẹ tôi.

    Nhưng khi tôi vừa quay mặt bỏ đi, cô ta đột nhiên níu chặt lấy tay tôi. Tôi nhìn cô ta và nhận thấy cô lắc mạnh cái đầu để làm cho nước mắt văng đi. Tôi thương cô ta quá, không biết nói gì hơn là hứa sẽ trở lại thăm cô ta. Môi cô ta run lên khi cố gượng cười.

    ° ° °

    Một tuần trăng đã trôi qua. Cha tôi trở về nhà. Có điều lạ là cha tôi chú ý rất nhiều đến bà vợ ông anh tôi và có cảm tình với cô ta. Vú Vương cho biết cha tôi vừa bước qua khỏi cổng vào nhà đã hỏi xem anh tôi có đem cô ngoại kiều nọ cùng về hay không. Đoạn cha tôi thay quần áo và sai người nhà báo cho anh tôi biết: sau khi dùng bữa xong, cha tôi sẽ qua gặp anh tôi tại tư thất của anh.

    Cha tôi ngọt ngào tươi tỉnh bước vào. Anh tôi đứng dậy đón chào. Cha tôi bảo cô ngoại kiều nọ ra mắt. Khi cô ta xuất hiện, cha tôi cả cười quan sát cô ta và đưa ra những nhận xét trắng trợn về vẻ ngoài của cô ta. Cha tôi dễ dãi nói:

    "Con nhỏ có vẻ đẹp riêng của nó. Tốt lắm, đây cũng là chuyện lạ trong gia đình ta. Nó có biết nói tiếng nước ta không vậy?"

    Thái độ suồng sã ấy khiến anh tôi không bằng lòng, và anh tôi đáp vắn tắt rằng cô ta đang tập nói tiếng Trung Hoa. Cha tôi cười ha hả nói lớn:

    "Cũng chẳng sao! Ngôn ngữ tình yêu có nói bằng tiếng ngoại quốc cũng vẫn êm ái như thường, hà hà hà!"

    Cha tôi cười nhiều đến nỗi tấm thân béo tốt của ông rung lên.

    Cô ta chỉ hiểu loáng thoáng lời lẽ của cha tôi thôi. Cha tôi tiếp tục nói với giọng đùa cợt như mọi khi, nhưng cô ta lại yên tâm về thái độ niềm nở của cha tôi, còn anh tôi thì không thể giải thích cho cô ta hiểu rằng cha tôi có ý coi thường cô.

    Tôi được nghe nói lại rằng cha tôi thường hay gặp cô ta và nói giỡn với cô; cha tôi cứ nhìn lom lom vào mặt cô ta và dạy cho cô những tiếng những câu nói mới. Cha tôi gởi bánh kẹo qua cho cô ta, có lần lại còn cho cô cả một cây chanh lùn trồng làm kiểng trong một cái bình xanh nữa. Nhưng anh tôi luôn có mặt trong những lần gặp gỡ như vậy.

    Cô ta như một đứa trẻ con: cô chẳng hiểu gì cả.

    ° ° °

    Hôm qua tôi lại ghé vào tư thất của người vợ anh tôi sau khi vào lạy chào mẹ tôi nhân ngày hội đầu xuân. Tôi không dám ở lâu với cô ngoại kiều nọ, sợ làm mẹ tôi phật ý cấm cửa không cho tôi vào tư thất của cô ta nữa.

    Tôi hỏi cô ta:

    "Chị có thấy dễ chịu hơn không?"

    Cô ta đáp:

    "Cũng tàm tạm như vậy. Dù sao cũng không có gì trầm trọng thêm. Tôi chỉ được giáp mặt bà mẹ anh ấy có một lần hôm bà gọi tôi lên dâng trà cho bà. Trong đời tôi, tôi chưa hề pha trà theo kiểu ấy lần nào. Nhưng cha anh ấy gần như ngày nào cũng đến đây".

    Tôi nói:

    "Cứ chịu khó kiên nhẫn đi. Thế nào rồi cũng có ngày mẹ tôi mềm lòng".

    Gương mặt cô ta liền đanh lại. Cô ta nói với giọng trầm trầm tức tưởi:

    "Nào tôi có làm gì nên tội đâu. Yêu nhau rồi thành hôn với nhau đâu có phải là tội tình gì? Cha của anh ấy là người bạn thân duy nhất của tôi trong nhà này. Ông tử tế với tôi mà tôi đang cần được đối xử tử tế. Tôi thấy khó có thể kéo dài lâu hơn nữa cuộc sống của tôi trong cái nhà tù này".

    Cô ta lắc đầu, vẻ mặt giận dữ sa sầm xuống.

    "Đó, họ lại đứng kia kìa! Tôi là món đồ chơi của mấy người đàn bà đó đó. Thật tôi chán nản muốn chết đi được, vì cứ bị người ta nhìn soi mói như vậy. Tại sao họ cứ xầm xì, rình rập, chỉ trỏ tôi?"

    Vừa nói cô ta vừa hất mặt chỉ về phía cửa hình nguyệt. Mấy bà thiếp và trên mười con hầu đứng chum nhum gần cửa. Họ có vẻ như tha thẩn dạo chơi trong sân, bận ăn đậu phọng và chia đậu phọng cho lũ trẻ con, nhưng kỳ thực họ lén nhìn và tôi nghe rõ tiếng họ cười khúc khích với nhau. Tôi trừng mắt nhìn họ; họ làm bộ như không trông thấy tôi. Cuối cùng, cô ngoại kiều nọ kéo tôi vào xa hơn trong nhà và đóng chặt cánh cửa ngang lại. Cô giận dữ nói:

    "Tôi không thể nào chịu nổi họ nữa. Tôi chẳng hiểu họ nói gì với nhau nhưng tôi biết họ nói về tôi suốt ngày".

    Tôi trấn an cô ta:

    « Chị đừng để ý đến họ làm gì, họ hoàn toàn thất học ».

    Nhưng cô ta lắc đầu :

    « Tôi không thể nào chịu đựng ngày này qua ngày khác như vậy được nữa ».

    Cô ta cau mày, im lặng, làm như suy nghĩ lung lắm. Tôi ngồi chờ. Lát sau, vì không còn gì để nói với nhau nữa, tôi đưa mắt nhìn quanh phòng, tôi quan sát ít nhiều thay đổi cô ta đem lại cho căn phòng, chắc hẳn có ý định làm cho nó có vẻ Tây phương. Tôi chỉ thấy kỳ quái mà thôi.

    Vài bức tranh mộc bản treo trên tường chẳng cân đối gì cả, lẫn lộn với mấy tấm ảnh lồng khung kính. Khi thấy tôi nhìn như vậy, mặt cô ta tươi tỉnh lên và cô ta niềm nở nói :

    « Hình cha mẹ và em gái tôi đó ».

    Tôi hỏi :

    « Chị không có anh em trai à ? »

    Cô ta lắc đầu :

    « Cha mẹ tôi không có người con trai nào cả, nhưng điều đó chẳng quan trọng gì. Chúng tôi không chỉ trọng vọng con trai mà thôi ».

    Nghe nói vậy, tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu tại sao lại như vậy. Tôi đứng dậy nhìn mấy tấm ảnh. Bức thứ nhất là ảnh một ông già râu trắng ngắn, cắt nhọn, đôi mắt cũng giống như mắt cô ngoại kiều nọ, băn khoăn dưới hàng mi mắt dày nặng. Ông cụ sói đầu và mũi to.

    Cô ta âu yếm nhìn ảnh cha, nói :

    « Cha tôi dạy học... Cha tôi làm giáo sư tại trường nơi anh cô và tôi gặp nhau lần đầu tiên. Treo ảnh cha tôi ở đây có vẻ lạ lùng quá, cũng lạ lùng như tôi vậy. Nhưng ảnh mẹ tôi, tôi mới sợ không dám nhìn lúc này ».

    Cô ta đứng cao nghệu bên tôi nãy giờ. Cô ta quay mặt đi không nhìn bức ảnh thứ hai và bước lại ngồi vào chỗ cũ, cầm mảnh vải trắng trên bàn cắm cúi may. Tôi chưa thấy cô ta may vá lần nào. Cô ta chụp một cái nắp bằng kim khí lên đầu ngón tay khác hẳn cái đê chúng tôi thường đeo vào ngón tay giữa khi khâu may, và cô ta cầm cây kim may như cầm dao găm vậy. Tôi chẳng nói gì cả. Tôi quan sát bức ảnh mẹ cô ta. Gương mặt nhỏ, dịu hiền, nhưng mái tóc trắng bùm xùm quanh mặt làm hỏng mất vẻ đẹp. Gương mặt em gái cô ta giống hệt mặt mẹ, tuy trẻ hơn và tươi tỉnh hơn. Tôi lễ phép nói :

    « Chắc chị muốn gặp lại mẹ chị lắm ? »

    Cô ta lắc đầu, khiến tôi ngạc nhiên.

    « Không, tôi còn không dám viết thư cho mẹ tôi nữa. »

    « Tại sao vậy ? »

    « Vì tôi sợ những điều mẹ tôi e ngại lại xảy ra thật. Có chết tôi cũng cắn răng chịu, chứ không muốn để mẹ tôi thấy tôi ở đây hiện giờ, mà mẹ tôi thì hiểu tôi quá nhiều, có viết cách gì bà cũng đoán ra được. Từ ngày về sống tại nhà này, tôi không viết cho mẹ tôi lá thư nào cả ».

    « Ở xa, từ đất nước tôi mà nhìn thì mọi việc tốt đẹp lắm. Em gái tôi cứ cho rằng không còn cuộc tình duyên nào đẹp cho bằng nữa. Tôi cũng vậy ! Chao ôi ! Cô đâu biết anh cô mà đóng vai anh chàng si tình thì không còn chê vào đâu được. Anh cô có lối nói khiến cho lời lẽ của những người đàn ông khác chán phèo !Anh cô biến tình yêu thành một sự kiện hoàn toàn mới lạ. Nhưng mẹ tôi vẫn sợ ».

    Tôi ngạc nhiên hỏi :

    « Sợ cái gì ? »

    « Sợ tôi ở nơi đất khách quê người xa xôi như vậy mà rủi tôi lâm vào cảnh khổ, sợ gia đình anh cô không nhìn nhận... sợ hỏng cả cuộc đời. Mà tôi cảm thấy mẹ tôi nói đúng. Làm như có một sợi dây vô hình cứ siết chặt lấy người tôi. Giam thân sau bốn phía tường cao này, tôi tưởng tượng ra bao nhiêu chuyện... Tôi không hiểu những người kia họ nói gì. Tôi không hiểu họ nghĩ gì. Gương mặt họ chẳng để lộ ra gì. Đến nỗi thét rồi tôi cũng thấy gương mặt chồng tôi giống họ nữa : giẹp, phẳng, khép kín, không biểu lộ một ý tình nào.

    « Ngày còn sống bên đất nước tôi, anh cô có vẻ như hòa đồng hẳn với chúng tôi, duy chỉ có khác là anh ta có cái duyên dáng riêng mà tôi chưa hề biết. Nhưng ở đây có thể nói anh cô lại chìm ngập vào trong một thế giới lạ lùng cách biệt hẳn với tôi. Chao ôi ! Tôi không biết làm sao mà diễn tả hết nỗi lòng tôi được. Tôi quen với sự thẳng thắn, với niềm vui cởi mở, mà ở đây thì mọi việc đều là im lặng, cúi lạy và len lén nhìn nhau. Tôi bằng lòng để cho người ta tước đoạt tự do của tôi nếu tôi hiểu được thâm ý bên trong. Ngày trước, lúc còn ở bên đất nước tôi, tôi có nói với anh cô rằng tôi sẽ vì anh cô mà biến thành một phụ nữ Trung Hoa. Bây giờ thì tôi chịu thua rồi ! Tôi đành chịu thua ! Đến muôn đời tôi cũng vẫn cứ là một phụ nữ Mỹ ».

    Cô ta nói một thôi một hồi như thế, khi thì bằng tiếng mẹ đẻ, khi thì bằng tiếng nước tôi, cô ta cau mày lại, múa may tay chân, vẻ mặt xao xuyến. Tôi không ngờ cô ta lại phát biểu được đến thế, lời lẽ cô ta cứ tuôn ra như mạch nước nguồn vậy. Tôi lúng túng quá, vì chưa bao giờ một người đàn bà lại bộc bạch nỗi lòng với tôi như vậy. Một niềm thương hại dâng lên trong lòng tôi.

    Trong khi tôi đang lựa lời để nói thì anh tôi từ phòng bên bước ra, làm như đã nghe rõ hết câu chuyện giữa chúng tôi. Làm như không trông thấy tôi, anh tôi nắm lấy bàn tay cô ta đang đặt trên món đồ may, anh tôi quỳ gối xuống, nghiêng đầu nhìn vào má và mắt cô ta. Tôi đang phân vân không biết nên ở hay nên đi thì anh tôi nói nhỏ :

    « Mary, Mary, tôi chưa hề nghe em nói như vậy bao giờ ! Em nghi ngờ tôi thật sao ? Ngày còn ở bên đất nước em, em đã nói với tôi rằng em sẽ hòa đồng với nòi giống của tôi, sẽ nhập quốc tịch của tôi. Nếu cho đến cuối năm nay, em nhắm không thể làm như vậy được, chúng ta sẽ bỏ đây mà đi, tôi sẽ xin nhập quốc tịch Mỹ của em. Nếu như vậy cũng không được nữa, chúng ta sẽ đi đến bất cứ nơi nào khác, nếu cần thì thành lập một đất nước mới, một giống nòi mới, miễn là ta được sống bên nhau. Em hãy tin nơi tôi ! »

    Anh tôi nói như vậy bằng tiếng mẹ đẻ để diễn tả được rõ ràng hơn. Nhưng sau đó anh tôi nói câu gì với cô ta bằng tiếng Anh nên tôi chẳng hiểu gì cả. Cô ta cười và tôi thấy cô còn có thể vì anh tôi mà chịu đựng thêm nhiều gian truân nữa. Cô ta gục đầu dựa vào vai anh tôi, hai người im lặng ôm lấy nhau như vậy. Tôi mắc cỡ không dám đứng lại lâu hơn nữa để phải chứng kiến một sự tỏ tình hớ hênh như vậy.

    Tôi bước nhẹ ra ngoài, và tôi cảm thấy thoải mái hơn khi rầy mắng lũ con hầu hồi nãy đã nhìn trộm qua hàng rào. Tất nhiên tôi không thể phiền trách gì những bà thiếp của cha tôi, nhưng tôi cố ý mắng bọn nô tỳ trước mặt các bà. Thật ra các bà thiếp ấy không có ác ý gì, họ chỉ tò mò theo lối sống sượng của người thất học mà thôi. Bà thiếp thứ nhất vừa nhai nhem nhép một cái bánh vừa nói :

    « Kỳ cục và khác người quá, người ta mới nhìn chứ ! »

    Tôi lập nghiêm, đáp :

    « Cô ta cũng là người, cũng có cảm nghĩ y hệt như mình vậy ».

    Bà thiếp thứ nhất nhún vai và tiếp tục nhai bánh, chùi tay vào ống tay áo.

    Tôi giận dỗi bỏ đi. Nhưng về đến nhà, tôi chợt hiểu rằng trong lúc giận dữ, tôi đã không chống lại cô vợ anh tôi, mà lại còn bênh cô ta nữa.

  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    18

    Chị ơi !Bây giờ điều người ta sợ đã xảy đến rồi. Cô ta đã mang thai. Cô ta đã nghi mình mang thai từ trên một chu kỳ kinh nguyệt nay rồi, nhưng vì một sự dè dặt theo lối Tây phương, cô ta chẳng nói gì cả, ngay như với anh tôi cũng vậy. Bây giờ, ông anh tôi vừa báo tin cho tôi.

    Việc ấy không làm cho chúng tôi vui thích, và khi hay tin ấy mẹ tôi đã buồn đến nằm liệt giường. Mẹ tôi đã sợ việc ấy xảy đến, và bây giờ đây khi nó xảy đến, cơ thể ốm yếu của mẹ tôi không chịu nổi nữa. Mẹ tôi tha thiết mong muốn đứa con đầu lòng của anh tôi phải thuộc về gia tộc. Sự việc đã không diễn tiến như vậy, mẹ tôi cho rằng anh tôi đã làm công việc vô ích, vì rằng đứa trẻ sinh ra sẽ không bao giờ được mẹ tôi nhìn nhận là cháu nội cả.

    Tôi đến gặp mẹ. Bà nằm im trên giường. Bà hé mắt ra nhìn tôi rồi nhắm lại ngay. Tôi ngồi im gần bên mẹ mà chờ. Bỗng nhiên mặt mẹ tôi tái xám đi như người hấp hối và hơi thở của bà nặng nhọc.

    Tôi sợ quá, vỗ tay gọi con hầu. Vú Vương bước vào, tay bưng cái dọc tẩu á phiện và ngọn đèn dầu. Mẹ tôi chụp lấy cái dọc tẩu, rít một hơi. Cơn đau của bà dịu xuống.

    Nhưng tôi vẫn không yên tâm. Cơn đau chắc phải nổi lên liền liền vì cái dọc tẩu luôn nhồi sẵn thuốc phiện và ngọn đèn dầu luôn luôn đốt cháy. Khi tôi mở miệng toan nói, mẹ tôi chặn lại :

    « Không sao đâu. Đừng làm phiền mẹ ».

    Mẹ không nói thêm một lời nào nữa. Sau khi ngồi thêm một lát với bà, tôi đứng dậy bái biệt đi ra. Đi ngang dãy của nô tỳ, tôi hỏi thăm vú Vương. Vú lắc đầu, nói :

    « Bà chánh thất ngày nào cũng lên cơn đau năm mười lần như vậy. Bà đã mắc bệnh từ nhiều năm nay. Trước đây thỉnh thoảng mới lên cơn đau một lần thôi, nhưng như tiểu thơ đã biết, bà không chịu nói đến bệnh tình của bà bao giờ. Mấy lúc sau này, bà gặp chuyện buồn nên cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn. Tôi vẫn luôn túc trực bên bà, tôi thấy rõ mỗi lần lên cơn đau là mặt bà tái nhợt đi. Từ trước đến nay bà còn dựa được vào một chút hy vọng mong manh. Bây giờ thì bà sụm xuống như một thân cây bị chặt đến nhánh rễ cuối cùng ».

    Vú Vương vén tà áo xanh lên chùi nước mắt mà thở dài.

    Chao ôi ! Tôi dư biết mẹ tôi bám víu vào niềm hạnh phúc nào để sống rồi. Tôi không nói gì cả, và khi về đến nhà, tôi khóc mà thuật lại mọi việc cho chồng tôi nghe. Tôi nài nỉ chàng cùng tôi đến thăm mẹ tôi, nhưng chàng khuyên tôi nên chờ :

    « Nếu ép buộc mẹ, hoặc làm trái ý mẹ, bệnh tình của mẹ sẽ nặng thêm. Khi có dịp thuận tiện, em thử năn nỉ mẹ cho một y sĩ khám bệnh. Đối với một người lớn tuổi như mẹ, em không còn cách nào làm khác hơn được ».

    Tôi biết chàng luôn luôn nói đúng, tuy nhiên tôi vẫn không khỏi nghi ngại một tai họa đang rình rập.

    ° ° °

    Dường như cha tôi hài lòng về việc cô ngoại kiều nọ mang thai. Khi hay tin, cha tôi la lên :

    « Vậy là ta lại sắp có một chú bé ngoại kiều cho vui cửa vui nhà. Ta sẽ đặt tên cho nó là thằng Hề Bé ».

    Nghe cha tôi nói vậy, anh tôi giận lắm. Thật ra anh tôi bắt đầu oán ghét cha tôi. Tôi thấy rõ như vậy.

    Về phần cô ngoại kiều nọ, cô ta bỏ hết buồn phiền cũ. Khi tôi đến mừng cô ta, cô ta hát một điệu hát man rợ bên xứ mình. Tôi hỏi nghĩa bài hát. Hình như đó là bài hát ru con. Tôi ngạc nhiên sao đứa trẻ nghe ru như vậy lại có thể ngủ được. Hình như cô ngoại kiều nọ đã quên nỗi đau buồn cô ta từng thổ lộ với tôi hôm nào. Giờ đây sắp có con, anh tôi và cô ta lại thương yêu quấn quýt nhau hơn.

    Tôi cũng tò mò chờ xem mặt mũi thằng bé ngoại quốc nọ ra làm sao. Chắc nó không đẹp như cái vẻ đẹp của thằng con trai tôi. Biết đâu đứa bé lại chẳng là con gái với mái tóc nâu nâu như mẹ nó. Ôi ! Tội nghiệp anh tôi !

    Anh tôi khổ lắm. Từ ngày biết sắp có con, anh tôi lại càng mong mỏi sớm hợp thức hóa tình trạng vợ anh. Ngày nào anh tôi cũng nói xa nói gần về việc đó với cha tôi. Nhưng cha tôi mỉm cười nói qua chuyện khác.

    Anh tôi định rằng đến ngày giỗ sắp tới, anh tôi sẽ nhờ các bậc trưởng thượng trong gia tộc tề tựu trước bàn thờ gia tiên để cho con trai anh được hợp pháp nhìn nhận là đứa con trưởng nam của anh. Nếu là đứa con gái thì hiển nhiên chẳng còn gì để nói nữa. Nhưng làm sao biết được tương lai sẽ như thế nào.

    ° ° °

    Đã qua một tháng rồi. Tuyết phủ đầy nền đất ngoài vườn hoa và đè nặng lên rặng tre trước ngõ. Cô vợ anh tôi ngày càng nặng nề. Cảm giác đợi chờ bàng bạc trong nhà mẹ tôi. Chờ đợi cái gì ? Tôi vẫn thường tự hỏi mỗi ngày như vậy.

    Sáng nay khi thức dậy, tôi trông thấy hàng cây đen sì trụi lá. Tôi giật mình thức giấc như vừa qua một cơn mộng dữ. Tuy nhiên tôi nhớ rõ là không hề chiêm bao mộng mị gì cả. Cuộc sống chúng ta nằm gọn trong tay thần thánh và chúng ta chỉ biết có nỗi sợ mà thôi.

    Tôi tìm hiểu vì sao tôi sợ. Phải chăng tôi sợ cho con trai tôi ? Nó khỏe mạnh lắm, cứ như con sư tử con vậy thôi ! Bây giờ nó nói oang oang như một ông vua điều khiển thế giới vậy. Chỉ có cha nó mới dám cười trừ mà cãi lời nó. Còn tôi, thôi thì nó làm tôi đủ tình đủ tội, muốn gì được nấy và nó biết rõ như vậy. Cái gì nó cũng biết. Không, không dính dấp gì đến con tôi cả.

    Nhưng có suy nghĩ biện giải cho lắm cũng chỉ hoài công, tôi vẫn không sao hết lo âu được, linh tính vẫn báo hiệu có chuyện không may xảy đến. Tôi nghĩ đến sự quở phạt của thần thánh. Có thể là thần thánh muốn ám hại con trai tôi. Từ cái hôm chồng tôi liệng khoen tai đi, tôi vẫn không yên lòng.

    Chồng tôi cười, tin chắc con tôi khỏe mạnh từ đầu đến chân. Sao mà nó ăn nhiều thế. Nó không thèm bú vú tôi nữa, nó ăn cơm ngày ba lần. Tôi cai sữa cho nó rồi. Nó lớn đại rồi. Không, con tôi mạnh khỏe như vậy thì không việc gì đâu.

    Mẹ tôi yếu dần đi. Tôi tiếc sao cha tôi lại bỏ đi xa. Khi anh tôi bắt đầu quấy rầy ông về chuyện cô vợ của anh tôi, cha tôi liền nại có công việc ở Thiên Tân và ông vắng nhà từ nhiều tháng nay rồi. Nhưng giờ đây tai họa rình rập gia đình, ông phải về. Dầu cho xưa nay ông chỉ biết đến thú vui riêng mình thôi, cha tôi vẫn còn nhớ ông là trưởng tộc.

    Tuy nhiên tôi không dám viết thư cho cha tôi, vì tôi chỉ là phận đàn bà lo sợ vẩn vơ theo lối nhi nữ thường tình. Biết đâu chẳng có chuyện gì xảy ra cả thì sao ? Nhưng nếu quả như vậy, tại sao cái cảm giác đợi chờ cứ bàng bạc tiếp nối từ ngày này qua ngày khác ?

    Tôi lén đốt nhang khấn vái trước bàn thờ Bà Quan Âm, vì tôi sợ chồng tôi cười. Những lúc không có nguy cơ nào hăm dọa mà không tin thần thánh thì được lắm rồi đó, nhưng đến lúc gặp chuyện buồn phiền đè nặng lên tâm tư mình, mình mới biết hướng về đâu đây ? Tôi đã khấn vái cầu nguyện trước tượng Bà trước khi sanh thằng con trai tôi, và tượng Bà đã cho tôi được mãn nguyện.

    Hôm nay là ngày mùng một tháng Chạp, mẹ tôi nằm liệt giường và tôi bắt đầu lo sợ mẹ sẽ không qua khỏi được nữa. Tôi không ngớt nài nỉ người cho gọi y sĩ, rốt cuộc mẹ tôi bằng lòng nhưng theo tôi nghĩ bà bằng lòng như vậy để khỏi bị tôi quấy rầy mãi mà thôi. Bà đã nhờ ông thầy Chang, vị danh y và cũng là nhà tử vi, đến bắt mạch hốt thuốc cho bà. Mẹ tôi biếu ông ta bốn mươi lượng bạc và ông ta hứa sẽ chữa hết bệnh cho mẹ tôi. Tôi yên tâm vì ai cũng biết ông ta là một danh y.

    Nhưng tôi chẳng biết chừng nào mẹ tôi sẽ hết bệnh. Mẹ tôi cứ hút á phiện liên tiếp để làm giảm cơn đau các bộ phận chính yếu trong cơ thể khiến bà không nói được nữa. Mặt mẹ tôi vàng úa và làn da khô mỏng như giấy bọc lấy xương.

    Tôi đã nài nỉ mẹ cho chồng tôi đến khám bệnh để thử chạy chữa bằng thuốc tây xem sao. Mẹ tôi nói thều thào rằng mẹ đã qua thời son trẻ rồi, bây giờ là lúc tuổi già, mẹ không thể nào chịu nổi thuốc thang của bọn man ri được. Về phần chồng tôi, chồng tôi lắc đầu khi tôi nói đến bệnh tình của mẹ tôi. Thấy rõ là chàng cho rằng mẹ tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa.

    Ôi ! Mẹ ơi ! Mẹ ơi !

    Anh trai tôi suốt ngày chẳng nói tiếng nào, cứ ngồi lì trong phòng riêng, mắt đăm đăm gay gắt. Hết trầm ngâm, anh lại âu yếm vợ. Hai người sống một cuộc sống riêng, trong một thế giới riêng với đứa con sắp chào đời.

    Anh trai tôi đã sai người nhà che bít cửa hình nguyệt bằng một tấm phên tre, để cho mấy người đàn bà ở không không còn nhìn trộm nữa.

    Khi tôi nói với anh tôi về mẹ, anh chẳng thèm nghe. Anh chỉ lặp đi lặp lại như đứa trẻ con cứng đầu :

    « Tôi oán mẹ không bao giờ nguôi được !... »

    Đây là lần đầu tiên trong đời, anh không được làm theo ý anh, nên anh tôi qui oán mẹ.

    Nhiều tuần lễ liên tiếp anh tôi không qua thăm mẹ. Nhưng hôm qua, cuối cùng cũng xúc động vì nỗi sợ và những lời nài nỉ của tôi, anh tôi đi theo tôi và đứng bên giường mẹ. Anh lì lợm đứng trơ ra đó, không chào lạy mẹ. Anh tôi nhìn mẹ. Mẹ mở mắt ra nhìn trừng trừng vào anh tôi, không nói một lời nào.

    Dù sao, khi chúng tôi cùng ra ngoài, tôi hiểu rằng nhìn thấy gương mặt đau ốm của mẹ, anh tôi cũng xao xuyến trong lòng. Nhưng anh không nói gì hết, dù là nói với tôi. Anh tôi ngờ mẹ nằm lì trong phòng vì đã có quyết định cay đắng nào đó chống lại anh. Bây giờ anh tôi hiểu mẹ đau nặng gần chết. Vú Vương nói lại với tôi rằng kể từ hôm ấy, ngày nào anh tôi cũng qua bưng hai tay dâng trà lên cho mẹ, nhưng vẫn không nói một lời nào.

    Có khi mẹ tôi thều thào nói cám ơn, nhưng câu chuyện giữa anh tôi và mẹ không hề vượt ngoài mấy lời lẽ đó, kể từ khi mẹ biết người vợ anh tôi đã mang thai.

    Anh tôi có gởi thư cho cha tôi. Ngày mai cha tôi về tới.

    Mẹ tôi không mở miệng nói một lời nào từ nhiều ngày nay rồi. Bà cứ ngủ li bì. Ông thầy thuốc tên Chang nhún vai, giơ tay lên nói :

    « Trời đã định phải chết thì làm sao tôi cưỡng lại ý Trời được ? »

    Ông ta lấy tiền, buông tay áo xuống và bỏ đi.

    Sau khi ông ta bỏ đi rồi, tôi chạy về nhà năn nỉ chồng tôi đến thăm bệnh cho mẹ tôi. Mẹ tôi không còn biết gì xảy ra ở chung quanh nữa nên sẽ không biết có chồng tôi đến. Thoạt tiên chồng tôi từ chối, nhưng thấy tôi lo sợ quá, chồng tôi đành miễn cưỡng theo tôi đến đứng trước giường mẹ tôi, nhìn mẹ tôi lần đầu tiên.

    Chưa bao giờ tôi thấy chàng xúc động đến như vậy. Chàng nhìn mẹ tôi rất lâu, đoạn run toàn thân và vội vàng chạy ra ngoài. Tôi nghĩ hay là chồng tôi khó chịu ở trong mình, nhưng khi tôi hỏi, chàng nói :

    « Trễ rồi ... trễ quá mất rồi »

    Nói rồi, chồng tôi quay lại nhìn tôi và đột nhiên la lên :

    « Em giống mẹ quá nên anh cứ ngỡ em nằm chết ở đó ».

    Hai vợ chồng tôi khóc ròng.

    Ngày nào tôi cũng đi chùa. Từ khi sanh thằng con tôi, tôi ít đi chùa lắm. Tôi đã có con trai rồi, không còn gì phải cầu xin thần thánh nữa. Ghen tức với hạnh phúc của tôi, thần thánh trừng phạt tôi bằng cách hành tội bà mẹ thân yêu của tôi. Tôi đến đứng trước bàn thờ ông Thọ, dâng thịt và rượu lên. Tôi hứa cúng vào ngôi đền một trăm đồng bạc bằng tiền đồng, nếu mẹ tôi khỏi bệnh.

    Nhưng tôi không nhận được một câu trả lời nào của ông thần cả. Vị thần cứ đứng im, sau tấm màn che. Tôi cũng không biết vị thần có nhận lễ vật của tôi không nữa.

    Sau tấm màn che, các vị thần thánh âm mưu trên mạng sống của mọi người chúng tôi.

    ° ° °

    Ối ! Chị ơi ! Thần thánh đã ra tay rồi, đã cho chúng tôi thấy sự độc ác của họ rồi. Chị hãy nhìn xem, tôi mặc áo sô đây này ! Chị nhìn thằng con trai tôi xem, nó mặc áo vải tang trắng ! Để tang mẹ tôi đó ! Ôi !Mẹ ơi, mẹ ơi ! Không, chị cứ để tôi khóc đi. Bây giờ tôi cần phải khóc, vì mẹ tôi chết rồi !

    Chỉ có một mình tôi bên mẹ tôi giữa đêm hôm ấy. Mẹ tôi nằm nguyên một chỗ từ mười ngày nay, bất động như cục đồng cục sắt vậy. Mẹ tôi không nói một lời nào, cũng chẳng ăn miếng nào. Hồn mẹ tôi đã lìa khỏi xác rồi, duy chỉ có trái tim cứng rắn của bà còn tiếp tục đập cho đến khi kiệt sức mới thôi.

    Một tiếng đồng hồ trước khi hừng đông, tôi nhận thấy có sự thay đổi nơi mẹ tôi. Tôi vỗ tay gọi con hầu, sai nó qua tìm anh tôi. Anh tôi chực sẵn ở phòng ngoài. Khi bước vào, anh tôi liếc nhìn và lo ngại nói :

    « Hấp hối rồi ! Mời cha vào ngay ».

    Anh tôi ra dấu cho vú Vương đang lau nước mắt ở gần giường. Vú Vương ra ngoài đi gọi cha tôi.

    Anh em tôi đứng chờ, mếu máo và lo sợ.

    Bỗng nhiên mẹ tôi tỉnh lại. Bà nghiêng đầu nhìn chúng tôi. Bà chậm chạp giơ cánh tay lên, chẳng khác gì tay bà phải giơ một vật gì nặng lắm, và bà thở dài hai lần. Đoạn cánh tay bà hạ xuống, và bà trút hơi thở cuối cùng cũng im lặng như bà đã câm nín suốt một đời.

    Cha tôi bước vào, còn đang ngây ngủ, tấm áo khoác vội lên mình. Chúng tôi cho cha tôi biết mẹ tôi đã từ trần rồi. Cha tôi hốt hoảng đứng nhìn xác mẹ tôi. Thật ra cha tôi vẫn sợ mẹ tôi. Đoạn cha tôi òa khóc như trẻ con và la lớn lên :

    « Hiền thê ơi, hiền thê ! »

    Anh tôi dìu cha tôi ra ngoài, trấn an người và bảo vú Vương đem rượu lại cho cha tôi uống cho khỏe.

    Thế là chỉ còn lại mình tôi trước xác mẹ. Tôi cúi đầu bên gương mặt bất động cứng dần lại. Không ai hiểu mẹ tôi bằng tôi. Tôi nức nở. Đoạn tôi kéo tấm màn cửa kín lại, trả mẹ tôi về với nỗi cô đơn đã theo đuổi suốt cuộc đời mẹ tôi.

    Mẹ ơi mẹ ! Mẹ ơi !

    ° ° °

    Chúng tôi rải dầu thơm hải đường lên xác mẹ tôi, quấn chặt xác mẹ tôi trong nhiều lớp lụa vàng rồi đặt mẹ tôi vào một trong hai cái quan tài lớn. Hai quan tài này làm bằng hai thân cây dương lớn từ nhiều năm nay rồi, sau ngày ông nội bà nội tôi qua đời, dành riêng cho cha mẹ tôi. Hai viên ngọc thạch được đặt lên đôi mắt từ nay nhắm chặt của mẹ tôi.

    Cỗ quan tài được niềng chặt lại. Chúng tôi mời thầy địa lý tới, nhờ thầy xem ngày làm lễ tống táng. Thầy lật sách ra xem rồi cho biết đám tang cử hành vào ngày mùng sáu tháng sáu sang năm.

    Mẹ tôi yên nghỉ trong chùa trong cảnh tịch mịch nơi cửa thiền. Không một tiếng động nào đến quấy phá giấc ngủ ngàn thu của người nữa ; chỉ còn tiếng tụng niệm sớm tối của các ông sư và tiếng chuông chùa ngân nga trong đêm tối.

    Tôi không sao quên được mẹ tôi.

  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    19

    Đã bốn tuần trăng rồi chúng mình chưa gặp nhau, phải không chị ? Tôi đội vành khăn trắng trên đầu để tang mẹ tôi. Tôi vẫn tiếp tục sống lây lất, nhưng tôi không còn là tôi ngày trước nữa. Tôi đã mất hẳn người mẹ ruột thịt của tôi, nguồn sinh lực đã tạo nên hình hài tôi, sinh ra tôi làm người. Đau khổ này làm sao nguôi đi được.

    Tuy nhiên, tôi cũng suy nghĩ về cái chết của mẹ tôi. Trời đã không cho mẹ tôi thực hiện được ý nguyện của bà, phải chăng đó là Trời đã rủ lòng thương mẹ tôi nên giải thoát mẹ tôi ra khỏi một thế giới đã đổi thay mà mẹ tôi không thể nào hiểu nổi. Sống thêm chi nữa ở thời buổi này để chỉ chuốc lấy đau lòng ? Làm sao mẹ tôi chịu đựng nổi những sự việc xảy ra, nếu như mẹ tôi còn sống. Để tôi kể hết chị nghe.

    Linh cữu mẹ tôi chưa ra khỏi cổng nhà là mấy bà thiếp đã bắt đầu cãi cọ nhau xem ai được thay vào ngôi vị của mẹ tôi trong gia đình. Ai cũng muốn được thay thế mẹ tôi làm chánh thất, cũng muốn mặc quần áo đỏ xưa nay họ thèm khát, vì hàng thứ thiếp không được phép ăn mặc như vậy. Họ cũng mong ước sau này khi chết đi, quan tài của họ cũng được rước đi bằng lối cổng chánh, vì theo tục lệ, quan tài của hàng thứ thiếp chỉ được di chuyển qua cửa nhỏ bên hông nhà mà thôi.

    Các bà thiếp đều ra sức chưng diện để hy vọng được cha tôi chú ý đến. Ngoại trừ nàng Lã Mai.

    Suốt bao nhiêu tháng ròng lúc ấy, nàng sống tại quê nhà. Lúc mẹ tôi nằm xuống, chúng tôi bận lo buồn nên quên mất không báo tin cho nàng hay kịp thời. Chỉ mười ngày sau nàng mới nhận được vài chữ báo tin do người quản gia của cha tôi báo cho biết. Vâng, từ ngày cha tôi ngỏ ý muốn rước thêm một bà thiếp nữa về nhà, nàng Lã Mai đã bồng con ra ở riêng một mình. Thật ra ý định của cha tôi không thành vì gia đình người đàn bà nọ đòi số tiền chuộc cao quá, cha tôi không bằng lòng. Nhưng Lã Mai vẫn hận cha tôi về việc không được cha tôi sủng ái như trước nữa và biết rằng cha tôi không thích chốn đồng quê nơi mẹ con nàng nương náu, nàng biết chắc cha tôi sẽ không lặn lội về quê tìm nàng.

    Nhưng khi hay tin mẹ tôi chết, nàng liền đi thẳng đến chùa, nơi đặt linh cữu mẹ tôi chờ ngày hạ huyệt. Nàng ôm lấy linh cữu mẹ tôi mà khóc âm thầm suốt ba ngày chẳng ăn uống gì cả. Khi được vú Vương cho hay, tôi liền đến gặp Lã Mai, đỡ nàng dậy và đưa nàng về nhà.

    Nàng thay đổi nhiều quá. Nụ cười và vẻ linh hoạt của nàng không còn nữa, và nàng cũng chẳng ăn mặc lụa là sặc sỡ nữa. Nàng không thoa son nên môi nàng có vẻ thẫm trên gương mặt xanh xao của nàng. Nhưng cái vẻ khinh khỉnh của nàng vẫn còn và khi biết việc các bà thiếp tranh giành nhau, nàng đã trề môi khinh thị.

    Trong tất cả các bà thiếp, chỉ có nàng là người duy nhất không thèm muốn thay thế ngôi vị bà chánh thất mẹ tôi để lại.

    Nàng tránh mọi lời lẽ xa gần liên quan đến cha tôi. Nghe đâu nàng có nói rằng nếu cha tôi còn toan mon men đến gần nàng, nàng sẽ tự tử.

    Nơi con người nàng, tình yêu đã biến thành hận thù rồi.

    Nàng chẳng để ý gì khi tôi nói chuyện với nàng về cô ngoại kiều nọ và gần như không muốn nghe tôi nói nữa. Khi tôi trở lại câu chuyện, nàng lạnh lùng đáp :

    « Có làm gì đi nữa cũng vậy thôi. Cha nào con nấy, cha không trung thành thì con cũng vậy. Hiện giờ đây cậu ta đang si mê. Tôi biết rõ cái đó mà. Nhưng hãy chờ đến khi đứa con được sanh ra rồi, nhan sắc người mẹ phai tàn đi rồi như cuốn sách bị lột mất tờ bìa ở ngoài, thì cho dầu trang sách bên trong có nói đến toàn chuyện yêu đương mặn nồng, cậu ta cũng chẳng thèm đọc đâu ».

    Sau đó, nàng giữ thái độ dửng dưng. Suốt bốn ngày ở tại nhà tôi, nàng không nói gì thêm đến cha tôi nữa. Thú vui sống và thú yêu đương ngày trước đã chết hẳn trong con người nàng. Duy chỉ nỗi oán hờn là sống mãi, một nỗi oán hờn triền miên đối với mọi người mọi việc, nhưng không gay gắt ; thứ oán hận lạnh lùng, không lý giải được nhưng đầy nọc độc, như nỗi oán hận của loài rắn vậy.

    Sau khi nàng đi rồi, tôi thuật chuyện lại cho chồng tôi nghe. Tôi đặt tay tôi vào bàn tay chồng. Chồng tôi nắm lấy tay tôi hồi lâu, cuối cùng chàng bảo :

    « Cô ta là người đàn bà bị khinh miệt. Thói tục cũ kỹ của ta coi thường phụ nữ. Cô ta không thuộc hạng đàn bà chấp nhận cái lối yêu đương qua đường của đàn ông nên cô ta không chịu nổi bị đối xử một cách rẻ rúng ».

    Ghê gớm thay là tình yêu khi nó không được tươi lành và thông suốt lưu chuyển từ một con tim này sang một con tim khác !

    Hết thời hạn để tang mẹ tôi, nàng Lã Mai lại trở về quê nhà.

    ° ° °

    Người vợ của anh tôi chưa được chánh thức nhìn nhận thì không thể có quyết định dứt khoát nào về mấy bà thiếp của cha tôi được, vì nếu được chánh thức nhìn nhận, cô ta đương nhiên thay thế ngôi vị chánh thất của mẹ tôi với tư cách là nàng dâu cả trong nhà. Tình hình lại còn gay gắt thêm khi nhà họ Lý có con gái đã hứa hôn với anh tôi từ lâu rồi, cứ ngày một ngày hai cho người mai mối qua thúc hối cử hành đám cưới.

    Tất nhiên anh tôi chẳng nói gì về việc đó cho cô ngoại kiều nọ biết cả, nhưng tôi biết việc ấy và tôi hiểu tại sao anh tôi càng ngày càng tỏ vẻ lo âu bứt rứt khi những chuyện rắc rối cứ vây chặt lấy anh. Cha tôi tiếp mấy ông bà mai, và mặc cho anh tôi cố ý tránh mặt họ, cha tôi vẫn thuật lại hết những lời lẽ họ nói, tuy cha tôi vẫn làm ra vẻ vô tư lự và giễu cợt.

    Từ khi mẹ tôi qua đời, anh tôi và cô ngoại kiều nọ lại yêu nhau tha thiết hơn, thành ra nói chuyện cưới vợ với anh cũng chẳng khác gì thọc lưỡi dao vào ruột anh vậy. Dù cô ngoại kiều nọ không yêu mến mẹ tôi, nhưng khi anh tôi tự trách mình đã đối xử gay gắt với mẹ và làm giảm tuổi thọ của mẹ, cô ta vẫn âu yếm ngồi nghe.

    Cô ta ngồi nghe nỗi ân hận của anh tôi, đoạn hướng ý nghĩ anh tôi về đứa con sắp ra đời và về tương lai. Cô ta thế mà khôn ngoan. Một người thiển cận sẽ bực bội về những lời than trách như thế của anh tôi, nhưng khi anh tôi nhắc lại các nết tốt của mẹ tôi thuở sanh tiền, nàng vẫn tán thưởng và khéo léo không đả động gì đến thái độ mẹ tôi nói với cô ta. Cô ta còn khen mẹ tôi là người cương quyết mặc dầu sự cương quyết ấy nhằm chống lại cô ta. Than thở với vợ như thế, anh tôi cũng vơi buồn, để cho lòng thanh thản đón nhận nguồn yêu đương mới.

    Hai người sống với nhau biệt lập trong tư thất, xa hẳn bên ngoài. Trong một thời gian, tôi không gặp họ. Cũng chẳng khác gì như họ sống tại một miền đất xa xôi nào đó không hề có ai lui tới vậy. Khi tôi đến thăm, hai người vẫn đón tiếp tôi niềm nở, nhưng liền sau đó họ nghiễm nhiên quên hẳn tôi đi. Mắt họ len lén nhìn nhau, tự tình với nhau trong khi miệng họ nói chuyện với nhau. Xa nhau một chút, dù chỉ là phòng trong phòng ngoài mà thôi, họ cũng tự nhiên tìm đến gần bên nhau, không ở sát bên nhau là họ không yên tâm.

    Theo tôi nghĩ thì chính trong thời gia tình yêu của hai người nở rộ thêm lần nữa này, anh tôi mới hiểu rõ con đường phải theo. Anh tôi hơi bình thản lại, và vì đã quyết theo vợ anh đến cùng, dù có phải từ bỏ hết tất cả, nên cái vẻ xao xuyến bên ngoài của anh cũng giảm đi.

    Thấy vợ chồng ông anh tôi quấn quýt nhau như vậy, tôi ngạc nhiên nhận ra mình lại có cảm tình nhiều với hai người. Nếu là trước khi tôi chưa lấy chồng mà thấy cái cảnh âu yếm nhau lộ liễu như giữa đôi vợ chồng này, hẳn là tôi đã lấy làm bất bình. Vì thiếu thông cảm, hẳn tôi đã cho như vậy là thiếu đứng đắn, chỉ phù hợp với hàng thứ thiếp và gia nô mà thôi.

    Chị đã thấy tôi thay đổi ghê chưa, và chồng tôi đã tập cho tôi thay đổi đến như vậy đó ! Thật tình trước khi lấy chồng, tôi chẳng biết gì cả.

    Trong khi chờ đợi tương lai, anh tôi và cô ngoại kiều nọ sống với nhau như vậy đó.

    Tuy nhiên, anh tôi vẫn chưa hoàn toàn hài lòng. Cô ngoại kiều nọ sống trong hạnh phúc và không còn muốn khép mình vào gia đình ông anh tôi nữa.

    Dù thương yêu chồng, nàng vẫn cảm thấy thoát được cảnh tôi đòi. Mang đứa con trong bụng, cô ta cởi bỏ hết mọi lo âu. Cô ta chỉ nghĩ đến anh tôi, đến chính mình, đến đứa con. Thấy nó đạp trong bụng, cô ta cười nói :

    « Chính thằng bé này sẽ dạy cho tôi đủ điều. Nó sẽ dạy cho tôi hòa mình hẳn vào xứ sở chồng tôi, vào nòi giống chồng tôi. Nó sẽ cho tôi thấy cha nó như thế nào từ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành. Giờ đây tôi không bao giờ cô độc nữa ».

    Cô ta nói với chồng :

    « Bây giờ gia đình anh có chấp nhận tôi hay không cũng vậy thôi. Huyết thống của anh đã luân lưu trong người tôi rồi : tôi sẽ hạ sanh một đứa con trai thuộc về anh, thuộc về dân tộc anh ».

    Nhưng anh tôi không hài lòng với cái đạo lý ấy nữa. Anh cảm thương vợ anh đã nói được như vậy, nhưng anh tôi vẫn giận cha tôi. Anh bảo tôi :

    « Tôi với vợ tôi có thể tách ra sống một mình suốt đời được rồi đó. Nhưng liệu chúng tôi có quyền làm cho thằng con tôi mất quyền thừa hưởng gia tài nhà mình chăng ? »

    Tôi không biết trả lời anh tôi ra sao cho đúng cả.

    Đã đến lúc người vợ anh tôi khai hoa nở nhụy rồi, chưa biết giờ nào. Anh tôi hội kiến với cha tôi thêm một lần nữa và xin cha nhìn nhận người vợ anh tôi làm nàng dâu chánh thức. Tôi xin thuật lại chị nghe những điều anh tôi nói lại với tôi.

    Anh tôi đã tự trấn an mình khi đi vận động với cha tôi. Anh nhớ lại thái độ cởi mở của người với cô ta ngày trước. Mặc dầu lúc ấy anh tôi thấy hành động và lời lẽ của cha mình không được lịch sự, nhưng có thể là người không đến nỗi ghét bỏ cô ta. Anh tôi cúi đầu trước cha tôi, nói :

    « Bây giờ mẹ con đã ra đi về nơi suối vàng rồi, xin cha cho đứa con bất xứng này được thưa vài lời cùng cha ».

    Lúc ấy cha tôi đang ngồi uống rượu. Cha tôi mỉm cười cầm cái nhạo bằng bạc lên, rót thêm vào cái ly nhỏ bằng ngọc cầm trong tay. Thỉnh thoảng cha tôi lại nhắp hớp rượu, nhưng ông vẫn không nói gì. Anh tôi mạnh dạn thưa tiếp :

    « Đóa hoa tầm thường của một nước ngoài mong được củng cố địa vị trong nhà ta. Theo tục lệ phương Tây, chúng con đã thành vợ thành chồng đúng theo luật định rồi, và đồng bào của nàng nhận nàng là người vợ lớn của con rồi. Bây giờ vợ con cũng muốn được gia đình ta nhìn nhận cho như vậy. Vả chăng vợ con đã gần ngày khai hoa nở nhụy rồi ».

    « Mẹ con đã thất lộc giữa bao niềm thương tiếc của gia đình ta. Điều cần thiết bây giờ là phải đặt người vợ lớn của con lên ngôi chánh thất đúng theo lễ tục. Đóa hoa ngoại quốc thiết tha mong muốn được thành dâu con nhà ta, được có chung cội rễ với chúng ta, cũng như nhánh mận trước khi đơm hoa kết trái phải được ghép vào một thân cây nuôi dưỡng. Nàng muốn con cái nàng sanh ra là thuộc nòi giống Trung Quốc. Nay chỉ còn được cha chấp nhận cho nàng làm nàng dâu lớn trong gia tộc nữa là xong. Nàng hy vọng được cha rủ lòng thương mà nhận cho, vì trước đây nàng đã được cha ban nhiều ân sủng rồi ».

    Cha tôi tiếp tục im lặng và cười. Ông rót thêm rượu và lại đưa chén ngọc lên môi, đoạn ông nói :

    « Đóa hoa ngoại quốc ấy đẹp. Đôi mắt nó rạng rỡ như hai hột ngọc. Da nó trắng như hạnh nhân. Cả nhà ai thấy nó cũng tức cười. Cha mừng nó sắp sanh cho con một mụn con ».

    Cha tôi uống thêm hớp rượu, ngọt ngào nói tiếp :

    « Ngồi xuống đi kẻo mỏi chân ».

    Cha tôi mở ngăn kéo bàn lấy ra một chén khác và chỉ ghế cho anh tôi ngồi. Cha tôi rót đầy chén rượu mới lấy ra, nhưng anh tôi từ chối, vẫn đứng im. Cha tôi nói tiếp :

    « Ủa ! Con không thích uống rượu à ? »

    Ông cười, uống thêm rượu rồi đưa tay chùi miệng, đoạn lại cười. Cuối cùng thấy anh tôi cứ đứng đó chờ, ông nói :

    « Còn về lời thỉnh cầu của con, cha sẽ suy nghĩ lại sau. Cha đang bận lắm. Lại nữa, mẹ con chết đi, cha buồn lắm, không định tâm vào việc gì được cả. Buồn phiền quá, cha muốn đau rồi. Chiều nay cha lên đường đi Thượng Hải cho khuây khỏa tâm trí. Cha có lời mừng cho con nhỏ gần ngày. Mong cho nó sanh đứa con trai như bông sen vậy. Thôi, cho con lui ra ngoài ».

    Cha tôi vẫn tươi cười đứng dậy qua phòng bên và kéo kín tấm rèm lại.

    Khi kể lại câu chuyện, anh tôi nói đến cha mình như người dưng nước lã, vì anh tôi oán giận cha ghê lắm. Ngay từ thời thơ ấu, chúng tôi đã học trong cổ thư rằng phận làm con không được thương yêu vợ hơn thương yêu cha mẹ. Làm khác đi là phạm tội bất hiếu đối với gia tiên và thần thánh. Nhưng con tim vốn yếu đuối, làm sao cưỡng lại được mãnh lực của tình yêu ? Dù muốn dù không, tình yêu cũng tràn ngập lòng người. Các bậc thánh hiền ngày xưa đọc nhiều hiểu rộng như vậy sao lại không biết chuyện ấy ? Tôi không thể trách gì anh tôi được.

    ° ° °

    Có điều lạ là trong hai người, cô ngoại kiều nọ lại đau khổ hơn hết. Sự chống đối của mẹ tôi không làm cho cô ta đau khổ bằng. Cô ta tuyệt vọng vì thái độ dửng dưng của cha tôi. Thoạt tiên, cô ta giận dữ và nói đến cha tôi với giọng lạnh lùng. Khi được biết câu chuyện giữa cha và anh tôi, cô ta nói :

    « Vậy thái độ niềm nở trước kia của cha anh là giả dối sao ? Tôi cứ tưởng cha anh thật lòng có cảm tình với tôi. Cha anh nói vậy là nghĩa làm sao ? Ối ! Cha anh lại tầm thường đến vậy sao ? »

    Tôi bất bình khi nghe được lời xét đoán về cha tôi như vậy, và tôi nhìn anh tôi, chờ xem anh xử sự với vợ ra sao. Nhưng anh tôi im lặng cúi đầu xuống, khiến tôi không trông thấy rõ mặt anh. Cô ta ngước mặt nhìn anh tôi bằng đôi mắt đượm vẻ sợ hãi, rồi đột nhiên cô ta khóc nức nở và chạy đến bên anh tôi mà la :

    « Ta đi khỏi nơi hắc ám này đi, anh ơi ! »

    Tôi ngạc nhiên về nỗi xúc động đột ngột của cô ta, vì trước đó giọng cô nói ra vẫn lạnh lùng, thản nhiên. Nhưng anh tôi dang tay ra ôm lấy cô ta mà dỗ dành. Tôi bỏ đi, lòng buồn rười rượi không biết tương lai sẽ ra sao.

  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,759
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    20

    Cha tôi đã quyết định ! Quyết định đau lòng nhưng biết được còn hơn là phải sống với niềm hy vọng giả tạo.

    Hôm qua cha tôi nhờ ông chú họ trong gia tộc đến loan báo quyết định cho anh tôi biết. Sau khi uống trà, nghỉ mát trong phòng khách, ông chú tôi nói với anh tôi :

    "Cha của cháu trả lời dứt khoát cho lời thỉnh nguyện của cháu, và tất cả họ hàng trong gia tộc từ lớn đến nhỏ đều đồng ý với cha cháu. Cha cháu nói như sau :

    Không thể nhận cô ngoại kiều nọ vào trong gia tộc được. Dòng máu luân lưu trong người cô ta không thể nào hòa hợp được với huyết thống gia tộc ta. Nền đạo lý cô ta hấp thụ khác hẳn nền đạo của ta. Con cái cô ta đẻ ra không thể là con cháu nhà Hán được. Hai ba dòng máu pha trộn vào với nhau thì không còn tinh khiết nữa, không tạo được nòi giống quả cảm.

    "Hơn nữa, con trai cô ta đẻ ra không thể chấp nhận vào trong gia tộc được. Chỉ có huyết thống tinh khiết không pha trộn của tiền nhân luân lưu trong huyết quản mới được thừa nhận mà thôi.

    " Cha của cháu là người hào phóng. Cha cháu có gởi cho cháu một ngàn đồng bạc đây. Khi nào đứa bé được sanh ra rồi, cháu lấy tiền đó thưởng cho mẹ nó làm lộ phí trở về quê hương bản quán. Cháu và cô ta cũng đã hưởng nhiều thú vui bên nhau rồi. Bây giờ là lúc cháu phải trở về với bổn phận. Cháu nên nghe theo lời răn dạy. Cháu nên thành hôn với người con gái đã được chọn sẵn cho cháu. Cô con gái nhà họ Lý đã phải chờ đợi lâu rồi, vậy mà gia đình bên ấy vẫn kiên nhẫn, họ bảo họ chờ cho đến khi cơn say mê của cháu qua đi sẽ làm đám cưới cũng được. Cả tỉnh biết rõ chuyện này nên họ xầm xì đàm tếu chẳng tốt đẹp gì cho gia tộc chúng ta. Nhưng cô con gái nhà họ Lý không bằng lòng chờ đợi lâu hơn nữa; cô ta đòi được hành xử cái quyền của cô ta. Cho nên đám cưới không thể trì hoãn được nữa. Thời thanh xuân nào có kéo dài, con cái được thai nghén và sanh đẻ trong thời thanh xuân của cha mẹ mới là những đứa con tốt lành hơn".

    Nói đến đây, ông chú họ chìa một túi bạc nặng ra.

    Anh tôi cầm túi bạc liệng xuống đất. Anh nghiêng mình ra phía trước. Đôi mắt anh sáng quắc như hai lưỡi kiếm tìm tim kẻ thù. Giận dữ nổ tung trên gương mặt lạnh như tiền của anh tôi, đột ngột như ánh chớp giữa nền trời quang đãng vậy. Anh thét lên:

    "Xin chú hãy quay về với ông ấy, năn nỉ ông ấy lấy lại món tiền này ! Kể từ ngày hôm nay, không còn cha con gì nữa, không còn gia tộc gì nữa. Tôi xin từ bỏ họ Dương ! Bỏ tên tôi trong gia phả đi ! Tôi sẽ cùng vợ tôi đi xa. Kể từ hôm nay chúng tôi tự do như thanh niên các xứ khác được tự do. Chúng tôi sẽ bắt đầu một dòng họ mới, thoát hẳn các trói buộc cổ hủ !".

    Nói xong, anh tôi bước nhanh ra khỏi phòng.

    Vị sứ giả lượm túi bạc lên và nói :

    " Con không có đứa này, đã có đứa khác !".

    Rồi ông ta về gặp cha tôi .

    Bây giờ chị đã hiểu tại sao lúc nãy tôi nói chẳng thà mẹ tôi chết đi còn hơn chưa ? Làm sao mẹ tôi chịu đựng nổi sự việc như vậy ! Làm sao mẹ tôi chấp nhận con trai một bà thiếp lên thay thế ngôi vị của đứa con duy nhất của bà, làm kẻ thừa kế gia tài !

    Anh tôi không còn được hưởng một chút của cải nào của gia đình nữa. Phần gia tài dành cho anh sẽ được dùng để đền bù thiệt hại gây cho gia đình họ Lý, và theo lời vú Vương thì người ta đã lo tìm chồng cho cô con gái từng hứa hôn với anh tôi.

    Anh tôi đã hy sinh tất cả cho mối tình của cô ngoại kiều nọ.

    ° ° °

    Nhưng anh tôi tuyệt nhiên không nói nửa lời về sự hy sinh của mình cho người đàn bà đang chờ giờ khai hoa nở nhị nọ, sợ làm vẩn đục nổi sung sướng làm mẹ của cô ta. Anh tôi chỉ nói:

    "Bây giờ chúng ta phải giải thoát ra khỏi nơi đầy. Chúng ta không thể lập tổ ấm gia đình giữa bốn bờ tường này được".

    Cô ta lấy làm sung sướng và vui vẻ đi theo anh tôi. Thế là anh tôi vĩnh viễn từ biệt ngôi nhà thờ phụng gia tiên. Không một ai có mặt lúc anh tôi ra đi, ngoại trừ vú Vương dập đầu xuống đất trước mặt anh tôi mà khóc, mà kể lề :

    "Nỡ lòng nào công tử bỏ đi như vầy cho đành. Công tử đi rồi, già nay cũng chết mất thôi, còn sống làm gì nữa!".

    Vở chồng anh tôi ngụ tại ngôi nàh hai tầng như nhà chúng tôi tại đường C6a2u Gỗ. Chỉ trong ít lâu, anh tôi đã già đi trông thấy và cũng bình tĩnh trở lại. Lần đầu tiên trong đời anh, anh phải tự lo cơm ăn áo mặc cho mình. Anh tôi dạy học ở đây, tại một trường của chánh phủ. Xưa nay anh tôi vốn quen mặt trời mọc cao rồi mới thức dậy, vậy mà giờ đây sáng nào anh tôi cũng đi làm rất sớm. Ánh mắt anh cương quyết, anh ít nói hơn và cũng ít cười hơn xưa. Một hôm tôi hỏi anh :

    "Anh có hối tiếc gì không ?"

    "Tuyệt không !’ – Anh tôi đáp.

    Vậy là mẹ tôi lầm rồi ! Anh tôi không giống cha tôi, anh tôi hoàn toàn giống mẹ tôi ở cái nết cương quyết.

    ° ° °

    Chị có biết việc gì vừa xảy ra không ? Khi hay tin, tôi đã cười lớn rồi òa khóc sau đó, mà chẳng hiểu tại sao.

    Chiều hôm qua, anh tôi nghe tiếng gõ dồn dập vào cửa căn nhà nhỏ bé của anh. Anh đích thấn ra mở cửa vì nhà không có đầy tớ, và anh tôi ngạc nhiên thấy vú Vương đứng trước mặt. Vú đến bằng xe đẩy, mang theo tất cả vật dụng của vú đựng trong cái rổ tre đan và một bọc vải xanh. Thấy anh tôi, vú ngang nhiên nói :

    " Tôi đến ở tại nhà công tử con bà chủ tôi, để hầu hạ đứa cháu nội của bà."

    Anh tôi hỏi vú :

    "Vậy vú không biết người ta không coi tôi là con của mẹ tôi nữa rồi sao? "

    Tay bưng rổ tre, tay xách bọc vải, vú đáp :

    "Cậu mà cũng mở miệng nói ra như vậy với tôi à ? Già này từng ẵm ngữa cậu từ trong tay mẹ cậu, từ cái ngày cậu mới lọt lòng mẹ đỏ hỏn như con sâu. C6a5u từng bú vú tôi chùn chụt, cậu có biết không ? Lúc mới sinh ra cậu như thế nào thì đến bây giờ đối với tôi cậu vẫn như vậy, và con cậu vẫn là con của cậu. Tôi chỉ biết trước sau như một vậy thôi".

    Anh tôi bảo nghe vú Vương nói như vậy, anh tôi chẳng biết mở miệng vào đâu được nữa. Thật vậy, vú Vương biết anh tôi ngay từ tấm bé, và đối với chúng tôi vú không phải thuộc hàng tôi tớ. Trong khi anh tôi phân vân chưa biết tính sao, vú đã đặt cái thúng và bọc vải của vú xuống ngạch cửa rồi móc cái ruột tượng ra mà thở ì ạch vì cùng với tuổi già, vú mập béo ra. Đoạn vú quay lại cãi vã một hồi với người phu xe về số tiền phải tra, rồi vú tỉnh bơ vào nhà như hà của vú vậy.

    Vú làm như v6a5y là vì tưởng nhớ đến mẹ tôi. Chẳng có gì đáng phải nói nhiều đến hành động của một người làm trong nhà, nhưng khi anh tôi nói chuyện về vú Vương, giọng anh tôi vẫn bộc lộ ít nhiều thương cảm. Anh tôi hài lòng vì vú đến ở với anh tôi, hài lòng vì con anh ngủ và chơi đùa trong vòng tay bồng a84nm của người vú già ngày xưa đã từng bồng ẳm bú mớm anh.

    Sáng nay vú đến thăm tôi, và tôi thấy vú chẳng thay đổi gì. Có thể nói dường như vú đã ở năm này qua năm khác trong căn nhà ngoại quốc của anh tôi không bằng. Nhưng tôi biết trong thâm tâm vú, vú có nhiều điều ngạc nhiêm lắm. Anh tôi nói vú làm ra vẻ chẳng bỡ ngỡ gì cả, nhưng vú ngại nhất là phải leo thang lầu. Lần đầu tiên, vú nhất định không chịu lên lầu khi có người đứng nhìn theo vú. Hôm nay vú tâm sự với tôi rằng vú không sao chịu nổi những đổi thay tại nhà mẹ tôi.

    Hình như bà thiếp thứ nhất được lên ngôi vị chánh thất thay thế chỗ mẹ tôi để lại. Bà ta đã được gia tộc chánh thức nhìn nhận trong một buổi lễ trước bàn thờ gia tiên. Kể từ đó, bà ngạo ngễ đi tới đi lui, mặc quần áo đỏ, tay đầy vòng vàng. Bà ta còn dọn qua ở tại tư thất của mẹ tôi ngày trước nữa ! Nghe vú Vương nói, tôi không muốn trở về nhà cha tôi nữa.

    Mẹ ơi, mẹ !

    Anh tôi hết sức chiều chuộng vợ kể từ ngày anh vì nàng mà từ bỏ hết. Cho đến lúc đó, anh tôi vẫn sống trong cảnh phú quí, bây giờ anh tôi nghèo. Nhưng tôi tôi đã học được cách thức làm cho vợ anh sung sướng .

    Hôm qua đến thăm bà chị dâu ! Nàng đang cắm cúi viết những hàng chữ dài loằng ngoằng. Khi tôi và thằng con trai bước vào, nàng ngửng đầu lên và cười với con tôi. Lần nào thấy mặt con tôi, nàng cũng cười. Nụ cười làm đôi mắt nàng sáng lên, nàng nói :

    "Tôi viết thư cho mẹ tôi. Bây giờ thì tôi có thể kể hết tự sự cho mẹ tôi biết rồi. Tôi nói với mẹ tôi rằng tôi đã treo rèm vàng lên cửa sổ và giữa bàn có một chén thủy tiên, tôi lót thêm một lớp lụa hồng vào trong nôi cho con tôi ngủ, màu lụa cũng hồng như màu hoa táo bên Mỹ vậy ! Mẹ tôi sẽ hiều ý tôi muốn nói gì ngoài những lời tôi viết ra và bà sẽ biết tôi sung sướng đến ngần nào !".

    Chị ơi, thỉnh thoảng chị có nhìn một thung lũng đẹp u ám dưới nền trời mây che vần vũ không? Rồi đột nhiên mây tan đi, mặt trời lại hiện ra và cuộc sống cùng màu sắc lại reo vui khắp nơi.

    Hiện lúc này đây, nàng giống như cảnh tượng ấy đó. Hạnh phúc làm đôi mắt nàng linh hoạt lên và giọng nói của nàng cứ như hò hát suốt ngày vậy thôi.

    Môi nàng không bao giờ bất động, cứ vọng lên uống xuống, linh động theo nụ cười to nhỏ. Nàng đẹp thật. Trước đây tôi vẫn không nghĩ nàng đẹp vì tôi chưa được thấy vẻ đẹp như vậy bao giờ, nhưng giờ đây tôi thấy rõ nàng đẹp. Bão tố và u uất đã biến khỏi nên đôi mắt nàng cứ xanh như biển lặng vậy.

    Sau khi hành động theo quyết định của mình, anh tôi bình thản lại, trang trọng và hài lòng. Đúng là người đàn ông.

    Khi nhìn hai con người ấy đã lìa bỏ thế giới của mình để sống bên nhau, tôi thấy tôi nhỏ bé trước một mối tình như vậy. Kết quả của mối tình ấy sẽ là một vật quí – quí như viên ngọc vậy.

    Về phần đứa con của vợ chồng anh tôi, tôi phân vân không biết nó sẽ ra sao. Nó phải tự tạo lấy con đường phải theo. Nó là sự hòa hợp của phương Đông và phương Tây, nhưng cả hai phương trời này đều không hiểu rõ nó, ruồng bỏ nó. Tuy nhiên tôi nghĩ nếu nó thừa hưởng được nghị lực của cha mẹ nó, nó sẽ thông hiểu hai thế giới Đông – Tây ấy và nó sẽ thắng. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết hiện ra trong trí tôi khi tôi quan sát anh tôi và cô ngoại kiều nọ mà thôi. Tôi chỉ là một người đàn bà mộc mạc. Tôi phải nói điều này với chồng tôi mới được, vì chồng tôi biết nhiều hiểu rộng, chồng tôi biết đâu là chân lý mà không cần người khác dạy cho.

    Bất luận thế nào, tôi cũng nôn nóng muốn thấy mặt đứa con của vợ chồng anh tôi. Tôi muốn nó là con trai như thằng con tôi vậy.

  11. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    46,109
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    28 Worship Cả gia đình tá hỏa khi biết con mình bị ăn cắp 2 quả thận sau khi chữa bệnh

    Một vụ việc đang khiến cho cả Ấn độ chấn động vì hành vi trắng trợn của một phòng khám tư. Một em bé được gia đinh đưa đi chữa trị tại đây những không gnờ họ đã đánh cắp cả 2 quả thận của em.Cha mẹ của bé gái đã bị sốc khi phát hiện cô con gái mới 6 tuổi của họ bị mất cả 2 quả thận sau khi vào một bệnh viện tư nhân ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ chữa bệnh, tờ Malaysia Nanban ngày 29/5 đưa tin.
    Cụ thể, Bavan Kumar, một chủ cửa hàng nước ép trái cây ở bang Uttar Pradesh đã đưa con gái tới Viện Nghiên cứu Y khoa Toàn Ấn Độ (AIIMS) ở thủ đô New Delhi để chữa bệnh thận. Sau vài ngày điều trị, tình trạng của bé gái bắt đầu cải thiện và được các bác sĩ ở AIIMS chỉ định phẫu thuật.


    Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, bệnh nhân bắt đầu bị những cơn đau dữ dội ở vùng thận và kết quả siêu âm cho thấy, hai quả thận của cô bé đã biến mất.
    Cha mẹ bé gái lập tức tìm các quan chức bệnh viện yêu cầu giải thích nhưng họ bị xua đuổi và không nhận được bất cứ lời giải lớp lý nào. Cuối cùng, cặp vợ chồng quyết định báo cảnh sát mong sớm đòi lại công lý cho con.
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Trang 2 / 3 ĐầuĐầu 123 Cuối Cuối

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •