Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Những luyến tiếc về tình yêu vẫn còn tạo nên hạnh phúc.
Lermontov
Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123
Results 21 to 27 of 27

Chủ Đề: Thật là bất mãn hết sức

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Những kỳ quan Phật giáo tuyệt đẹp

    Những kỳ quan Phật giáo tuyệt đẹp



    Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.



    Nằm ở Ban Rong Khun, cách trung tâm thành phố Chiang Rai ở miền Bắc Thái Lan 13km về phía Nam, Wat Rong Khun hay Chùa Trắng là một công trình tôn giáo mới được xây dựng những năm gần đây.

    Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.

    Người thiết kế ngôi chùa là Chalermchai Kositpipat – một họa sĩ kiêm kiến trúc sư Thái Lan, người đã ấp ủ ý nguyện xây dựng một ngôi chùa chỉ toàn màu trắng để biểu trưng cho sự thanh cao của đạo Phật.

    Từ năm 1997, khi chọn được khu đất rộng chừng 3ha tại tỉnh Chiang Rai, Chalermchai đã bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng của mình với công trình Wat Rong Khun.

    Sau gần 2 thập niên xây dựng, Wat Rong Khun đã hiện ra trong một màu trắng tinh khôi, cùng sự pha trộn kỳ lạ của kiến trúc truyền thống và siêu thực, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đến đây.


    Bao quanh ngôi chính điện là các hồ cá nằm giữa thảm cỏ xanh, nơi đặt những tác phẩm điêu khắc được chính họa sĩ Chalermchai thiết kế.

    Mỗi bức tượng là một biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh khác nhau của người Thái.

    Các họa tiết trang trí trên mái ngôi chùa được tạo tác rất kỳ công.


    Những tấm gương này tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật “sáng chói khắp thế giới và lan ra toàn vũ trụ”.


    Đến thời điểm hiện tại, dù diện mạo của Wat Rong Khun đã định hình khá rõ nét nhưng ngôi chùa vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng và sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong nhiều năm tới.

    Theo kế hoạch, khi hoàn thành, toàn thể công trình sẽ gồm 9 tòa nhà bao gồm chính điện, chùa, bảo tàng, hội trường tu viện, nơi giảng dạy, gian hàng cùng các phòng tiện nghi được xây dựng trên tổng diện tích 12.000m vuông.

    Đây sẽ là một trung tâm thiền định, nơi mọi người có thể học tập và thực hành Phật giáo, thấm thía lời dạy của Đức Phật.

    Dù chưa xây xong, Wat Rong Khun đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng thế giới, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
    Borobudur – kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới

    Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là “ngôi Phật tự trên ngọn đồi”. Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.

    Ngôi đền tháp này được xây dựng trong khoảng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật vào khoảng thế kỷ thứ 8 – 9.

    Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, tổng chiều cao 42m, tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại.

    6 tầng dưới của Borobudur có bình đồ hình đa giác với 20 cạnh, trong khi 3 tầng trên có bình đồ hình tròn – là phần tinh túy nhất của công trình.

    Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ.

    Ngày nay, Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành một trong những kì quan nổi tiếng của thế giới.
    Thánh địa Phật giáo Bagan


    Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.

    Thành phố Bagan đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Pagan.

    Vương triều Pagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết thành phố Bagan tráng lệ.

    Trong thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả kim, y học và pháp luật.

    Ở Bagan từng có những ngôi chùa được phủ vàng và những kiến trúc hoàng gia tráng lệ. Đáng tiếc rằng các cấu trúc bằng gỗ đã bị hủy hoại cùng thời gian và những mái chúa vàng không tồn tại nổi trước các hoạt động cướp bóc.

    Những công trình kiến trúc còn sót lại ở Bagan chính là hiện thân của một lối kiến trúc đã mất hẳn trong lịch sử.
    Shwedagon – kỳ quan Phật giáo của người Miến Điện
    Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.


    Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Myanmar.

    Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác.

    Chùa Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Quanh bảo tháp còn có 64 ngôi tháp nhỏ.

    Tòa bảo tháp này được bao bọc bằng 60 tấn vàng lá. Đó là những tấm vàng cực mỏng được các thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để dát vào tháp. Việc dát này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.

    Nội thất và các bức tượng bên trong chùa cũng được dát vàng lộng lẫy.

    Những trận động đất cũng nhiều lần gây thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã khiến đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa chữa.

    Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Theo quy định, khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ.

    Ngày nay, chùa Shwedagon đã trở thành địa điểm du khách quốc tế không thể bỏ qua mỗi khi đến thành phố Yangoon của Myanmar.
    Last edited by Hansy; 05-18-2011 at 05:23 AM.

    VietFreeFun



Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •