Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vê. thì hạnh phúc sẽ thành sự thậtt, ngược lại nêu không biết bảo vê. thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có thật
Pascal
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Ca Dao Về Chiếc Áo

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Cái ăn", "cái mặc" trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long


    Ăn , mặc, ở là nhu cầu tất yếu của mỗi người, mỗi cộng đồng trong xã hội. Con người “cần ăn để sống” chứ không là “cần sống để ăn”. “Cái ăn” không phải là một động thái sinh học tầm thường mà hàm chứa nhiều nét văn hóa.

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa , ruộng đồng phì nhiêu, biển sông đầy tôm cá... Vì vậy, “cái ăn” ở vùng đất này dù từ thời gian khổ mở đất cũng không là nỗi ám ảnh triền miên. Rộng rãi, phóng khoáng, bộc trực, thương người, chơi hết mình, có tính cộng đồng cao là những phẩm chất tốt đẹp đặc trưng của con người Nam bộ nói chung và con người ĐBSCL nói riêng. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã đoàn kết để chống chọi cùng hiểm nguy, thú dữ khai phá đất để sản xuất. Vì vậy, nơi nào có điều kiện sống tốt thì họ rủ nhau về: “ Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”.

    Chẳng hạn, miệt Đồng Tháp có sẵn bao thứ của thiên nhiên đang chờ đón:

    “Ai ơi về miệt Tháp Mười
    Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”
    Hoặc:
    “Ai về Cao Lãnh thì về
    Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn”
    Một khi bước chân tới vùng sông nước, khi đã thưởng thức món ngon, món đặc sản thì cứ tự nhiên, không câu nệ, khách khí:
    “Muốn ăn bông súng, mắm kho
    Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”
    Hoặc:
    “Rau đắng nấu với cá trê
    Ai đến lục tỉnh thì mê không về”
    “Ăn cho đã thèm” là cách nói đậm phong cách Nam bộ, nghĩa là ăn cho thỏa mãn nỗi khát khao được thưởng thức món ăn dân dã nhưng thú vị vô cùng.
    Nét văn hóa thể hiện trong cung cách đối đãi khách. Đã là khách thì phải được đối đãi thật tình. Ngược lại, khách cũng phải hết lòng làm theo ý chủ nhà:
    “Mình ăn thì hết, khách ăn thì còn”
    “Còn” ở đây là còn tình còn nghĩa, nên dù nghèo đến mấy cũng phải làm vui lòng khách đến nhà:
    “Mỹ Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa
    Anh đi đâu cũng ghé lại nhà
    Nghèo em, em chịu , vịt gà đãi anh”
    Cảm động biết bao tấm lòng người con gái miền quê ! Họ tuy nghèo khó về vật chất nhưng giàu có về tâm hồn, giàu có về nhân nghĩa. Nét đẹp ứng xử văn hóa vô cùng sâu xa đã ăn sâu vào trong tâm hồn những con người bình dân, bình dị: “Nghèo em, em chịu, vịt gà đãi anh”...
    Mỗi vùng đất riêng lại có những sản vật riêng đặc trưng cho vùng ấy. Nào nơi trồng rẫy, nào nơi sông nước , nào nơi ruộng đồng, lúc nào cũng sẵn có món ăn quê. Những món ăn quê này đã mang cả hồn quê trong đó. Nhắc đến nơi nào là con người vùng sông nước nghĩ ngay đến những sắc màu của món ăn bình dân mà nặng nghĩa nặng tình:
    “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
    Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”
    Và:
    “Mẹ mong gả thiếp về vườn
    Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh”
    Mộc mạc đấy, quê mùa đấy mà tâm hồn trong trẻo, mà tình nghĩa đủ đầy, mà nét duyên sâu lắng. Phải chăng đó là nét văn hóa miệt vườn lặn sâu trong tiềm thức con người vùng sông nước?
    Có khi miếng ăn là “thuốc thử” đức hạnh của con người. Qua miếng ăn, con người thể hiện nhân cách, cách cư xử văn hóa của mình rõ rệt nhất:
    “Miếng ăn là miếng nhục”
    Hay:
    “Miếng ăn là miếng tồi tàn
    Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”
    Những kẻ “mất ăn một miếng” đó tỏ ra tức giận, không còn vẻ đạo mạo bên ngoài mà họ tự lột mặt nạ cho mọi người thấy rõ con người thực bên trong: nhỏ nhen, ích kỷ, thiếu văn hóa...
    “Cái ăn” đối với người này thì nhỏ bé nhưng với người khác lại “lộn gan lên đầu”. Đó là cách ứng xử văn hóa, trong cuộc sống thường ngày mà cha ông mượn lời ca dao từng nhắc nhở?
    * * *
    “Cái mặc” là để che những phần trên thân thể con người. Mặc quần áo chỉ là cái vỏ bên ngoài, nó chẳng có ý nghĩa của sự phân biệt đẳng cấp con người trong xã hội:
    “Hơn nhau tấm áo manh quần
    Thả ra mình trần ai cũng như ai”
    Nhưng cái mặc, cũng là một biểu hiện văn hóa của con người trong cuộc sống. Trong ca dao- dân ca vùng ĐBSCL, cái mặc thường được miêu tả đi liền với cái đẹp, cái tình.
    Chiếc áo bà ba mang những nét đặc trưng của con người Nam bộ. Đó không đơn thuần là chiếc áo quê mà còn mang hồn quê một thuở, mang tâm tình một thuở. Chiếc áo ba ba trở thành cái cớ để đôi trẻ thổ lộ tâm tình:
    “Áo bà ba trắng không ngắn, không dài
    Sao anh không bận, bận hoài áo thun?
    Hai đứa mình chẳng đặng nằm chung
    Tháng này gió bấc, bận áo thun cho ấm mình”
    quot-cai-an-quot-quot-cai-mac-quot-trong-ca-dao
    Nghe chuyện cái áo bà ba, cái áo thun “hiện đại” xen vào mà như nghe được một lời trách móc thầm kín của cô gái. Sao anh lại quên nét bình dị, nét làng quê mà vội đi theo những cái gì xa lạ?
    Dường như có một chiều sâu “văn hóa tình yêu” của ngàn xưa cha ông truyền lại. Những cung bậc tình yêu, những sắc màu tình yêu đều diễn ra hết sức đằm thắm, dịu dàng mà không kém phần mãnh liệt. Trong tình yêu đôi lứa, phẩm chất thủy chung, son sắt là tiêu chuẩn hàng đầu. Lời đối đáp làm cho người đọc cảm phục vì cả hai người đều mang những phẩm chất đẹp đẽ:
    “Áo vắt vai, anh đi đâu đó?
    Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu!
    Áo vắt vai anh đi thăm ruộng
    Anh cũng có vợ rồi, chẳng chuộng bậu đâu!”
    Hình ảnh “áo vắt vai” cho chúng ta thấy một cảnh quê quen thuộc ngày xưa. Điều cần nói ở đây là cách cư xử, là cách sống chân tình chứ không là chuyện cái áo bề ngoài đơn giản .
    Trong cuộc sống, sinh hoạt gia đình; rất cần lòng yêu thương, sự bao dung, độ lượng, sẻ chia ngọt bùi cay đắng mới làm cho mái ấm vững bền. Chỉ nhìn cái áo thôi mà anh đã biết vợ mình:
    “Áo vá vai vợ ai không biết
    Áo vá quàng chí quyết vợ anh”
    Người chồng tỏ ra hiểu đường kim mũi chỉ của vợ mình hơn ai hết. Ở đây không là chuyện chê bai vợ mình vụng về đường may vá. Ẩn đằng sau lời ấy là sự cảm thông, là lòng yêu thương vô bờ đối với người bạn đời của mình. Đó là cách sống có nghĩa có tình, cách sống có văn hóa của người lao động...
    Chiếc áo trở thành đề tài của mọi người khi nói về niềm tin, niềm hy vọng và khát vọng đổi đời. Chiếc áo đen miền quê dễ dàng cho công việc đồng áng và người lao động vẫn nhìn về phía trước để ước mong:
    “Áo đen chẳng lẽ đen hoài
    Mặc lâu cũng trổ, nắng phai bạc màu”
    Và:
    “Cha đời cái áo rách vai
    Mất chồng, mất bạn vì mày áo ơi!”
    Thói đời thường có cái nhìn thiên lệch, họ chỉ nhìn bề ngoài cái áo nên gây biết bao nỗi khổ cho con người.
    Chúng ta thấy cách nhìn người của con người chứ không phải vì cái áo. Cách sống, cách đối xử phải công bằng, phải thấy rõ bản chất thật của bên trong tâm hồn chứ không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá con người được. Có người mang áo rách nhưng tâm hồn trong trẻo, vẹn nguyên và ngược lại- có lắm kẻ mũ cao áo dài nhưng tâm hồn không lành lặn !
    Chuyện “cái ăn, cái mặc” dưới góc độ văn hóa còn rất nhiều điều cần bàn luận, trao đổi. Một khi còn cuộc sống, còn con người thì vấn đề “ăn, mặc” còn tồn tại trong kho tàng văn học dân gian.
    ( ST )

    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Chuồn Là Thượng Sách

    Chuồn Là Thượng Sách





    Anh là con một đại gia
    Bao nhiêu phụ nữ, đàn bà, gái xinh
    Em thì yêu rất chân tình
    Có em cũng chỉ linh tinh kiếm tiền

    Gặp nàng nhan sắc như tiên
    Làm quen xin số anh liền tấn công
    Hẹn nhau ngắm cảnh phiêu bồng
    Rồi vô chỗ tối vặt lông thịt dần

    À nhầm nhà nghỉ dừng chân
    Lên phòng anh mệt, anh cần nghỉ ngơi
    Lân la anh mới ngỏ lời
    Vài câu ngon ngọt là xơi được nàng

    Rồi ngày em báo có mang
    Cũng là ngày gái xếp hàng vây quanh
    Em Ngọc, em Diệp, em Lành,
    Em Vân, em Yến, em Thanh, em Hường.

    Còn vài em nữa anh thương
    Nhưng thôi không kể chuyện gi-ường chiếu xưa
    Làm sao anh nhớ cho vừa
    Một tuần, ba bữa mây mưa ái tình

    Nhìn qua mới thấy thật kinh
    Em nào bụng cũng trương phình vì đâu?
    Thôi thì anh bước lên cầu
    Chuồn là thượng sách ở lâu chết liền.



    Kẻ Vô Tâm

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Chiếc Áo Tây Vàng - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 06-25-2014, 08:25 PM
  2. Ca dao về cha mẹ
    By Lạc Việt in forum Ca Dao - Tục Ngữ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-05-2014, 03:43 AM
  3. Ca Dao Về Khăn
    By Lạc Việt in forum Ca Dao - Tục Ngữ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-05-2014, 03:31 AM
  4. Một Thời Nhạc Trẻ
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-30-2013, 04:00 AM
  5. Chiếc Áo Cũa Yêu Thương
    By giavui in forum Truyện Audio Giải Trí
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-15-2011, 03:49 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •