Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu.
Godwin
Trang 2 / 12 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 120

Chủ Đề: Phụng Hoàng Thần-Túy Lạc Thiên

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Phụng Hoàng Thần-Túy Lạc Thiên

    Phụng Hoàng Thần
    Tác giả: Túy Lạc Thiên



    Hồi 1

    Phụng Hoàng Thần

    Trọn bộ 121 Hồi


    Nguyên văn:

    Phụng Hoàng đài thượng Phụng Hoàng du.

    Phụng khứ đài không gian tự lưu.

    Ngô cung hoa thảo mai u kính,

    Tấn đại y quan thành cổ khâu.

    Tam sơn bấn lạc thanh thiên ngoại,

    Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.

    Tổng vị phù vân năng tế nhật,

    Trường an bất kiến sử phân sầu.

    Tạm Dịch:

    Đài Phụng Hoàng xưa chốn phụng chơi,

    Phụng đi đài vắng nước chơi vơi.

    Cung Ngô hoa ngỏ dường hoang lấp,

    Triều tấn cân đai nắm mộ vùi.

    Ba đỉnh núi vương ngoài khói tỏa,

    Hai dòng sông rè bãi cò xuôi.

    Vừng dương ngắn nỗi mây mờ phủ,

    Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.

    Bài thơ này Lý Bạch đã cảm tác nhân buổi lên Phụng Hoàng đài, nhưng ông chỉ tưởng tới y quan đời Tấn và Ngô cũng do Tôn Quyền đời Tam Quốc xây dựng, mà không nhắc đến cuộc hưng suy của Phụng Hoàng đài. Đó là một điều đáng tiếc.

    Về đời Xuân Thu thành Kim Lăng thuộc nước Ngô. Sau Câu Tiễn diệt Ngô, thành này mới thuộc nước Việt. Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô rồi tự cho là trong tay nắm vững sơn hà mới xây Phụng Hoàng đài để kỷ niệm thịnh sư. Trên thực tế, Câu Tiễn xây Phụng Hoàng đài vì một hành động bí mật.

    Ai cũng biết binh học Trung Hoa về thời cổ rất hưng thịnh. Nào Lục Thao của Thái Công, nào Tam lược của Hoàng Thạch, nào binh pháp của Tôn, Ngô...

    Việc bài binh bố trận, chế địch tiên cơ, cố nhiên không thể khiếm khuyết, nhưng cùng địch giao phong phải trông vào binh khí để thủ thắng.

    Trong thập bát ban binh khí thì kiếm pháp khó luyện nhất, nên đời nào cũng coi trọng kiếm thuật.

    Về cổ kiếm nổi tiếng có những thanh Cự Khuyết, Thái A, Thanh Hồng, Bạch Hồng, Thanh Sách, Long Uyên, Thuộc Lũ, Công Bố... nhất là những thanh Can Tương, Mạc Gia thì ai cũng nghe nói đến.

    Nơi đây nhắc tới một thanh thần kiếm khác, trên đời ít ai biết đến. Đó là thanh Tường văn, mãi sau gọi là Thái Hồng. Cổ nhân có câu “Thuộc lũ hiện, Thái Hồng phi”. Từ đó nó lại mang tên là Thuộc Lũ.

    Đời Ngô Việt xuân thu, Thuộc Lũ kiếm lọt vào tay Ngô Vương Phù Sai. Sau Ngô vương không nghe lời can của Ngũ Tử Tư, đã dùng thanh kiếm này bắt ông tự tử. Người thời bấy giờ cho nó là vật bất tường.

    Thái Hồng kiếm lọt vào tay Việt vương Câu Tiễn. Việt vương diệt Ngô lúc ban sư sắp xây đắp Phụng Hoàng đài. Đem bảo kiếm chôn dấu dưới đất và đổi tên là Phụng Hoàng kiếm. Vụ bí mật về xây đài là ở chỗ đó. Lý Bạch không nhắc tới Phụng Hoàng đài thành ra bài thơ này chưa tả hết được cái hay cái đẹp.
    Last edited by giavui; 05-13-2020 at 06:46 PM.

  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 9 - Thiết Kỳ Sĩ Ráng Dấu Tài Nghệ

    Thiết Kỳ Sĩ thúc vế vào bụng ngựa cho nó qua mặt Văn Đế Đế chàng cười hỏi:

    - Con ngựa đen này một giờ chỉ chạy được bảy chục dặm. Đằng nào tại hạ cũng thua rồi. Vậy cô nương cho biết chúng ta đến chỗ nào làm hạn định.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Cứ đến lúc mặt trời lặn là thôi, chạy được tới đâu hay tới đó.

    Thiết Kỳ Sĩ ra chiều kinh hãi hỏi:

    - Nếu lỡ độ đường thì vào đâu ngủ trọ?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Gặp rừng ngủ rừng, gặp chùa ngủ chùa. Công tử là người giang hồ chẳng lẽ phải có long sàng phụng tẩm mới ngủ được?

    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:

    - Đó là tại hạ lo cho cô nương. Một vị thiếu nữ mà dãi gió dầm sương há chẳng thành con dã a đầu.

    Văn Đế Đế làm mặt giận đáp:

    - Ai mượn công tử lo cho tiện thiếp?

    Cô nói rồi giơ roi ngựa lên.

    Thiết Kỳ Sĩ cười lớn rồi giựt cương cho ngựa chạy.

    Khi nào Văn Đế Đế chịu đứng yên chờ hết một giờ, đó là cô lừa gạt chàng. Cô thấy Thiết Kỳ Sĩ mất hút rồi lại sợ có chuyện xảy đến cho chàng liền tung ngựa rượt theo.

    Thiết Kỳ Sĩ cũng có ngụy kế, chàng chẳng cần cưỡi lương câu, mà mỗi ngày chạy năm trăm đặm, dù chỉ là con ngựa tầm thường, chàng cũng có biện pháp.

    Chàng quay đầu nhìn lại không thấy Văn Đế Đế nữa liền cười rộ tự nói một mình:

    - Thử xem con này có chạy lẹ không?

    Chàng vừa dứt lời, không hiểu chàng làm trò quỷ gì mà con ngựa chạy như đằng vân giá vụ. Nó nhẹ nhàng vọt mình đi mỗi cái ra xa mấy trượng.

    Trên đường lớn ngựa chạy như điên khiến kẻ qua đường sợ hãi đến thộn mặt ra. Bọn khách thương tai nghe gió thổi ào ào, trước mặt lù lù một bóng đen phăng phăng bay đi, chớp mắt đã mất hút.

    Mặt trời chưa xuống núi Thiết Kỳ Sĩ đã đến Đại Thắng quan. Vì phía trước có trường giang cản trở, phải dùng thuyền để qua sông, chàng đành dừng ngựa lại.

    Ở những bến xa lớn người rất đông đúc. Thiết Kỳ Sĩ tới nơi thấy thuyền qua sông chật ních. Chàng tính toán phải mất một giờ. Đừng nói người kỵ mã mà người chân tay không cũng đứng đợi từng đoàn.

    Thiết Kỳ Sĩ thấy không còn cách nào khác là phải mướn một con thuyền đi qua sông. Chàng liền dắt ngựa đến bên một gốc cây thò đầu nhìn ra.

    Giữa lúc ấy Văn Đế Đế đuổi tới nơi. Cô thấy chàng dắt ngựa đi xuống gầm cầu, liền vọt lại gần cười nói:

    - Sĩ ca! Sao Sĩ ca đi nhanh vậy?

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại:

    - Có phải cô nương chờ một giờ rồi mới đuổi theo thật không?

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Khi nào tiện thiếp lại dối thế! May mà sau một lát tiện thiếp đã phóng ngựa đuổi theo, không thì công tử qua sông rồi tiện thiếp cũng chưa tới đây.

    Thiết Kỳ Sĩ không để cô hỏi thêm liền cười nói:

    - Không có thuyền làm thế nào để qua sông? Nếu chờ đò ngang thì e rằng đến đêm mất.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Công tử ngốc quá, cứ dọc bờ sông mà đi là tới Kim Lăng.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Cô nương không bảo rõ hướng đi trước thì tại hạ chạy loạn lên thế nào được? Cô lại không phải là thần tiên.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Công tử thấy tiện thiếp chưa đến dĩ nhiên phải chờ lại chứ!

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:

    - Cô làm tại hạ biến thành hồ đồ rồi. Thôi được! Cô nương dẫn đường đi.

    Hai người lại lên ngựa chạy đi chưa đầy hai mươi trượng. Không ngờ Thiết Kỳ Sĩ đã nghe tiếng đao kiếm đụng nhau chát chúa, nhưng chàng không nói ra, vọt lên gần Văn Đế Đế hỏi:

    - Đế Đế! Trước khi cô tới đây, tại hạ thấy một toán người võ lâm chạy theo đường này ra chiều rất cấp bách, hay là đã xảy ra chuyện gì?

    Văn Đế Đế "ủa" một tiếng hỏi lại:

    - Thật ư? Bao nhiêu người?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Dường như ba bốn tên.

    Văn Đế Đế nói:

    - Được rồi công tử giữ lấy cái này.

    Tiện tay cô liệng ra một vật đen sì, không hiểu là cái gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đón lấy coi lại, ồ một tiếng nói:

    - Tấm khăn đen.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Trước kia tiện thiếp dùng để bịp mặt khi không muốn cho người ta nhìn rõ chân tướng. Từ nay chúng ta lại bịt mặt để tránh khỏi người quen làm phiền.

    Thiết Kỳ Sĩ bịt khăn vào cười nói:

    - Làm thế này cũng hay đấy! Nhưng ở ở chổ đông người mà lộng quỷ thần e có điền bất tiện.

    Văn Đế Đế nói:

    - Hiện nay trên chốn giang hồ thuật che mặt rất thịnh hành. Dù ở trong thành thị lớn cũng có người che mặt. Cái đó đã thành tập quán, nên người ta chẳng lấy chi làm lạ nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Cô nương che mặt một cách rất tinh diệu, chỉ kín có một nửa mũi miệng vẫn lộ ra ngoài.

    Văn Đế Đế nói:

    - Hiện nay trên chốn giang có mười mấy hình thức bịt mặt, chẳng thiếu kiểu gì! Thậm chí có người bịt cả cổ nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Cái đó kêu bằng hình thức gì?

    Văn Đế Đế bịt mặt xong cười đáp:

    - Cái đó kêu bằng thích khách hình. Tiện thiếp cũng có. Khi gặp chuyện quan trọng tiện thiếp còn cải dạng nam trang, khiến cho từ đầu xuống gót chân không ai nhìn ra mình là gái được.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Hiện giờ chúng ta bịt mặt theo hình thức gì?

    Văn Đế Đế cười rất tươi đáp:

    - Công tử khoái lắm ư? Kiểu này là hắc biển bức (con dơi đen). Công tử có thích không, mỗi thứ tiện thiếp cho công tử một cái, lại còn các loại mang màu sắc nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ rất lấy làm vui thích cười hỏi:

    - Họ có bán những thứ này chăng?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Bách hóa điếm có bán đủ, nhưng họ làm thô sơ một chút. Đồng thời khó lựa được cái vừa cho mình.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Tại hạ thật chưa nghĩ tới. Nếu vậy để tại hạ tự mình đi mua.

    Hai người lại chạy thêm ba dặm đường. Văn Đế Đế đột nhiên lên tiếng:

    - Họ đánh nhau!

    Thiết Kỳ Sĩ làm bộ kinh ngạc hỏi:

    - Ở chỗ nào?

    Văn Đế Đế bị chàng lừa gạt mà cô không hoài nghi gì hết. Cô đáp:

    - Ở ngoài hai dặm, lẹ lên! Số người rất đông!

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Vậy ra là một trận đánh loạn xà ngầu?

    Văn Đế Đế lắc đầu đáp:

    - Chỉ có hai người đả đấu thôi, nhưng hai bên có rất đông người bàng quan. Chúng ta hãy coi cho rõ tình hình, không nên tùy tiện động thủ.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Không ra tay chỉ đứng ngoài coi để khỏi thêm chuyện phiền phức. Trong bọn này ai là kẻ hay người dở khó có thể phân biệt được.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Vậy chúng ta giục ngực chạy nhanh để coi tình hình. Gần đây trên chốn giang hồ đồn đại có Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm xuất hiện, thành ra chỗ nào cũng tỷ đấu. Chính phái cũng vậy, tà môn cũng thế. Thật là hỗn loạn.

    Hai người giục ngựa tiến về phía trước phóng thẳng một mạch, còn cách trường đấu không xa mấy, bỗng thấy hai đạo ngân quang nhảy múa như điện chớp, tỏ ra chiêu thức rất phức tạp cấp bách. Chiến trường ở bờ sông còn cách chừng năm trượng. Số người đứng coi có đến hơn trăm mà toàn là nhân vật giang hồ. Ở phía xa xa lại càng náo nhiệt.

    Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy lẩm bẩm:

    - Té ra là hai thanh niên tỷ đấu, kiếm pháp rất cao minh.

    Văn Đế Đế nhảy xuống ngựa vẫy nói:

    - Chúng ta lại gần coi để lúc cần có thể cứu người.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Dường như đây là một cuộc ấn chứng?

    Văn Đế Đế cười lạt đáp:

    - Ấn chứng gì đâu? Họ đánh nhau mắt đỏ ngầu. Ấn chứng kiểu này thì đến chết người. Thậm chí có lắm kẻ nham hiểm, hiển nhiên họ cố ý tầm cừu, nhưng bề ngoài thơn thớt nói cười. Lúc khai diễn còn nói những gì thỉnh cầu chỉ giáo...

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Người võ lâm thật là nguy hiểm nên tại hạ không muốn động thủ.

    Hai người vẫn đứng yên, bỗng đâu xảy chuyện bất ngờ. Một thanh niên từ trong đám đông đi ra tiến lại trước mặt Thiết Kỳ Sĩ cất tiếng lạnh lùng nói:

    - Quý tính đại danh các hạ là gì?

    Thiết Kỳ Sĩ chấp tay đáp:

    - Tại hạ là Dịch Sĩ Kỳ.

    Thanh niên cũng rút trường kiếm ra nói:

    - Ta không tin.

    Thiết Kỳ Sĩ lên giọng ngạc nhiên hỏi:

    - Tại hạ lừa gạt huynh đài làm gì? Chúng ta chưa từng quen biết nhau.

    Thanh niên người cao lớn tướng mạo uy võ. Thiết Kỳ Sĩ vừa dứt lời, gã cầm kiếm trỏ vào mặt nói:

    - Bất luận là chân hay giả, ngươi hãy bỏ tấm khăn che mặt xuống.

    Văn Đế Đế tức giận lạng người đến bên Thiết Kỳ Sĩ và hỏi:

    - Ngươi là ai? Sao dám bức bách người ta thái quá?

    Thanh niên cười khanh khách đáp:

    - Cô nương! Vụ này không liên quan gì đến cô.

    Văn Đế Đế lớn tiếng:

    - Nhưng y là bạn ta, nên ta phải can thiệp.

    Thanh niên đáp:

    - Bất luận cô nương là ai! Ta chỉ cần hắn bỏ tấm khăn che mặt xuống.

    Văn Đế Đế cười lạt hỏi:

    - Không bỏ xuống thì sao?

    Thanh niên cười rộ đáp:

    - Tại hạ sẽ thỉnh giáo vài chiêu thì tự nhiên hắn phải bỏ xuống.

    Gã nhìn Thiết Kỳ Sĩ lên giọng mạt sát:

    - Chẳng lẽ bậc đại trượng phu phải nhờ đến thiếu nữ bảo tiêu.

    Thiết Kỳ Sĩ không nhịn được nữa, vẫn hững hờ hỏi:

    - Qúi tính các hạ là gì? Sao lại rắc rối một cách vô lý.

    Thanh niên ngửa mặt lên trời cả cười đáp:

    - Ta họ Hồ ở Bắc Phương tới đây, nhưng không phải hồ đồ. Ta hoài nghi ngươi...

    Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời:

    - Các hạ hoài nghi chuyện gì?

    Gã họ Hồ đáp:

    - Hoài nghi ngươi là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm mà giang hồ thường đồn đại.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Tại hạ không phải đâu.

    Họ Hồ đáp:

    - Ta phải đả bại ngươi mới chứng minh được.

    Thiết Kỳ Sĩ bị bức bách quá độ mà lại ở trước mặt đông người, chẳng lẽ để Văn Đế Đế thay thế? Đồng thời cô muốn thay thế cũng không được. Chàng liền cười đáp:

    - Bằng hữu! Đao kiếm không có mắt...

    Gã họ Hồ quát lên:

    - Đừng rườm lời nữa!

    Thiết Kỳ Sĩ rút kiếm ra, vẫn giữ khách khí đáp:

    - Xin các hạ chỉ giáo.

    Thiếu niên họ Hồ quát lên một tiếng thật to. Gã phóng kiếm đâm tới nhanh như điện chớp.

    Văn Đế Đế thấy vậy cả kinh bật tiếng la:

    - Sĩ Kỳ hắn là một tay cao thủ.

    Thiết Kỳ Sĩ không lý gì đến cô, vung kiếm nghinh địch.

    Mới giao thủ hai ba chiêu, bỗng nghe một tiếng rắc rắc vang lên. Thanh bội kiếm của Thiết Kỳ Sĩ bị đối phương chặt đứt.

    Thiết Kỳ Sĩ tránh sang một bên chấp tay nói:

    - Tại hạ thua rồi.

    Gã họ Hồ rất đỗi ngạc nhiên, nhưng hắn vẫn cười lạt đáp:

    - Ngươi tưởng ta là hạng người nào? Định để kiếm gãy rồi trốn lánh chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ tức mình lạnh lùng đáp:

    - Các hạ thật không biết điều. Ở giữa nơi đông bạn hữu, tại hạ đã đôi ba lần chối từ không muốn các hạ mất mặt. Dè đâu các hạ lại u mê không tỉnh. Vậy thì tại hạ đành dùng thanh kiếm gãy này để giáo huấn các hạ một phen. Mời các hạ tiến lên đi!

    Gã họ Hồ bậc tiếng cười âm trầm nói:

    - Chẳng lẽ ta lại sợ công phu chân lực của ngươi? Nếu ngươi còn trốn lánh thì ta cho ngươi bò xuống đất mà trốn chạy.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Té ra các hạ muốn phô trương tài nghệ cho rõ oai phong. Hãy tiếp chiêu đây!

    Chàng vừa dứt lời đã mất hút, chỉ nghe tiếng gã họ Hồ đau quá rên lên một tiếng. Thanh trường kiếm tuột khỏi tay.

    Thật là quái lạ! Thiết Kỳ Sĩ đứng nguyên chổ cũ rồi. Nhưng nét mặt vẫn nghiêm trang, chàng liệng thanh kiếm gãy đi, trỏ tay vào mặt gã họ Hồ nói:

    - Một chút công phu hèn mọn như vậy mà ngươi đã dám ra ngoài giang hồ để sinh sự? Về đi thôi! Nếu muốn tỷ đấu với ta vài mươi chiêu thì phải rèn luyện thêm ba mươi năm nữa.

    Gã họ Hồ chẳng những toàn thân cứng đơ mà còn sắc mặt lợt lạt. Hổ khẩu tay phải toạt ra chảy máu. Gã bị chấn động gây thành thương thế. Bỏ đi cũng dở mà ở lại cũng trơ mặt. Gã không buồn lượm kiếm nữa, ôm đầu lủi thủi chạy mất.

    Văn Đế Đế cũng thộn mặt ra. Cô có ngờ đâu chàng thanh niên ở với mình lâu ngày như vậy mà chỉ một chiêu đã đánh bại một tay cao thủ phi thường.

    Cô bụng bảo dạ:

    - Anh chàng Sĩ Kỳ này thật quả thần bí. Nêu ta tỷ đấu với gã họ Hồ này thì đến ba trăm chiêu chưa chắc đã thắng gã.

    Thiết Kỳ Sĩ hơ hải bước tới. Chàng lượm thanh trường kiếm của gã họ Hồ lên coi rồi nhìn Văn Đế Đế nói:

    - Thanh kiếm này tuy chẳng phải cổ kiếm, nhưng so với kiếm thường nó còn tốt hơn trăm nghìn lần mà gã họ Hồ bỏ đi không thèm lượm.

    Văn Đế Đế khẽ nói:

    - Sĩ Kỳ! Công tử giả vờ trước mặt tiện thiếp khéo quá!

    Thiết Kỳ Sĩ cười mát đáp:

    - Nếu thực sự tại hạ không ưa thích cô thì đã bỏ đi từ sớm rồi.

    Văn Đế Đế nghe nói trong lòng khoan khoái nguýt chàng bĩu môi nói:

    - Từ nay công tử có gặp nguy hiểm hay không tiện thiếp cũng mặc kệ.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Trái lại tại hạ sẽ chiếu cố cho cô nương...

    Chàng chưa dứt lời bỗng thấy một lão già tiến lại hỏi:

    - Chàng thanh niên kia! Ngươi có thể thọ giáo với lão phu mấy chiêu được không?

    Thiết Kỳ Sĩ nghe nói cả kinh giương mắt lên nhìn thì thấy lão già lối ngoài sáu mươi tuổi, ăn mặc theo kiểu nho sĩ, nhưng gương mặt âm trầm, thầm kín. Chàng chấp tay hỏi:

    - Lão trượng cho tại hạ biết tôn tính đại danh được chăng?

    Lão già lắc đầu đáp:

    - Lão phu sợ mình thất bại, nói danh tánh ra càng thêm thẹn mặt.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Lão trượng! Vãn bối có điều chi xích mích với lão trượng?

    Lão già lắc đầu đáp:

    - Không có dâu. Nhưng các hạ nên biết gã thanh niên vừa rồi là đồ đệ của lão phu.

    Văn Đế Đế xen vào:

    - Động thủ ra chiêu tất có kẻ thắng người bại, chẳng lẽ lão trượng lại muốn báo thù?

    Lão già cười rộ đáp:

    - Tiểu đồ học nghệ không tinh. thực ra thời gian rèn luyện của hắn chưa đủ. Lão phu còn e hắn có học thêm ba mươi năm cũng không phải là đối thủ của ông bạn thiếu niên này. Nếu để món nợ của ông bạn cho gã thì biết bao giờ mới đòi được. Sao bằng lão phu thanh toán ngay bây giờ, vì lão phu đã học võ trên năm mươi năm.

    Thiết Kỳ Sĩ biết là không thể tránh được liền hỏi:

    - Thưa lão trượng! Ở phía sau lão trượng không hiểu có vị nào cao hơn một bậc nữa không?

    Câu hỏi này thật nghiêm trọng mà cũng còn một thâm ý khác nữa.

    Lão già thò tay rút thanh bảo kiếm cổ quái ra. Không ai ngờ lại là thanh kiếm đen sì.

    Văn Đế Đế vừa ngó thấy đã bật tiếng la hoảng:

    - Ô Long Kiếm!

    Văn Đế Đế vừa hô lên ba tiếng "Ô Long Kiếm" khiến mọi người giang hồ đang quan chiến bên kia đều quay lại dòm ngó, có lẽ vì thanh kiếm cổ quái hay vì thanh danh của lão quá lớn. Thậm chí cả hai tay kiếm thủ đang tỷ đấu cũng dừng lại. Chúng vừa chạy hồng hộc vừa chạy lại bên này coi.

    Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:

    - Lão già này phải chăng là một trong những bọn cừu nhân của ta? Nhưng ta lại không thể thăm dò, mà cả thời gian suy xét cũng không có, biết làm thế nào?

    Lão già kia đã cất bước tiến lại gần.

    Văn Đế Đế lớn tiếng la:

    - Sĩ Kỳ! Công tử lấy thanh kiếm của tiện thiếp mà sử dụng.

    Thanh Thái A cổ kiếm dĩ nhiên có thể so bì với Ô Long kiếm, nhưng Thiết Kỳ Sĩ không lý gì đến. Chàng vẫn cầm trường kiếm chờ địch.

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 10 - Vì Nghi Ngại Giải Tỏ Tâm Tình

    Văn Đế Đế thấy chàng công kích mau lẹ, biết là đổi kiếm không kịp liền cảnh cáo:

    - Sĩ Kỳ! Ô Long kiếm có thể tiết ra mù đen vây hãm được người lại che kín thân mình. Công tử phải thận trọng.

    Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:

    - Người nào ỷ vào binh khí mà thủ thắng thì không phải là có chân tài thực học.

    Lão già nghe nói bỗng quát to một tiếng. Người lão như cơn gió vây quanh Thiết Kỳ Sĩ, lẹ tựa sao xa. Lão huy động kiếm thế, quả nhiên luồng hắc khí bốc lên, dần dần lan rộng thành làn mù dầy đặc không tiêu tan, phút chốc đã giàn giụa khắp không trường. Chẳng những Thiết Kỳ Sĩ bị vây hãm mà lão già không thấy đâu nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ trước tình hình này vẫn bình tĩnh khác thường. Chẳng những chàng không khởi thế công, mà địch nhân quanh đến sau lưng chàng cũng chẳng đề phòng. Trái lại chàng ngồi xếp bằng xuống đất, nhưng thanh trường kiếm trong tay phát ra một động tác cổ quái. Mũi kiếm trỏ lên trời, hai bàn tay chắp lại nắm lấy đốc kiếm làm như nhà sư đang lễ Phật. Cặp mắt nửa nhắm nửa mở nhìn ra phía trước. Nếu không có thanh kiếm dựng lên thì chẳng khác một vị lão tăng đang tọa thiền.

    Văn Đế Đế cùng bao nhiêu người bàng quan đều không nhìn rõ, chỉ thấy làn mù đen chập chờn rồi mỗi lúc một thu nhỏ lại trong phạm vi hai trượng. Lúc này nó đã thành hình một trái bầu đen lớn.

    Quần hùng đứng bàng quan dường như đã biết đến lúc tối khẩn quan đầu. Đột nhiên có thanh âm khàn khàn của lão già thốt lên:

    - Sống chết là ở lúc này!

    Tiếng nói vừa dứt thì đột nhiên trong làn mù đen phát ra tiếng rồng gầm hổ thét. Tiếp theo một bóng người vọt lên không trung.

    Chỉ chớp mắt làn mù đen tiêu tan. Lão già kia vẫn đứng sững đương trường mà Thiết Kỳ Sĩ không thấy đâu nữa.

    Lão già mặt xám như tro tàn, kiếm đã tra vào vỏ. Lão ngửng đầu trông lên trời, mục quang đờ đẫn.

    Đột nhiên Thiết Kỳ Sĩ xuất hiện sau lưng Văn Đế Đế, Chàng nhìn lão già nói:

    - Thôi lão trượng đi đi tại hạ không muốn làm gì nữa.

    Lão già cất tiếng đáp:

    - Chàng thanh niên kia! Chẳng lẽ chúng ta không có cơ hội gặp nhau nữa?

    Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:

    - Về võ công chính thống e rằng lão trượng không còn đủ ngày tháng để rèn luyện. Nếu dùng bàng môn tả đạo thì hay hơn đừng kiếm tại hạ nữa. Lần sau mà tại hạ hạ thủ thì chẳng nể nang gì.

    Lão già lẳng lặng đi xuống bờ sông. Tại đó có con thuyền nhỏ chờ đợi.

    Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên vung tay lên. Nguyên chàng đã cầm búi tóc của lão trong tay. Người bàng quan chưa kịp chú ý nhìn tới, bay giờ họ mới hiểu chàng hạ thủ lưu tình.

    Văn Đế Đế cầm giây cương đưa cho chàng khẽ nói:

    - Chúng ta đi thôi.

    Hai người tung mình lên ngựa cho chaỵ thẳng tới thành Kim Lăng. Hai người vào thành tìm được quán trọ thì trời vừa tối. Ăn cơm xong Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế khẽ nói:

    - Chúng ta nên thay y phục, đổi khăn che mặt và cả ngựa nữa.

    Văn Đế Đế hiểu ý cười đáp:

    - Tiện thiếp đã có điếm sở ở Kim Lăng cứ giao ngựa cho họ là xong.

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu nói:

    - Bây giờ hãy còn sớm, cô nương bảo điếm gia dắt ngựa đi. Hiện giờ chưa có nhân vật nào chú ý đến bọn ta.

    Văn Đế Đế liền ra ngoài dặn tiểu nhị rồi trở vào cùng Thiết Kỳ Sĩ thay đổi y phục.

    Hôm sau hai người dời khỏi thành Kim Lăng đã hoàn toàn biến đổi thân hình. Văn Đế Đế khoác áo choàng màu hồng, trong mình mặc quần áo màu lục. Thiết Kỳ Sĩ mặc xiêm áo trắng. Cả hai người cùng cưỡi bạch mã.

    Lúc ra ngoài thành Văn Đế Đế bịt mặt bằng khăn đỏ. Thiết Kỳ Sĩ che mặt bằng khăn tía theo hình thức Miêu đầu ưng.

    Khí trời nóng nực, ánh dương quang lúc giữa trưa nóng như lửa. Tuy hai người không sợ nóng, nhưng hai con ngựa đã vắt bọt trắng.

    Thiết Kỳ Sĩ rượt kịp Văn Đế Đế nói:

    - Đế Đế! Ngựa không chịu nổi nữa rồi, chúng ta tìm nơi nào nghỉ một lúc đã.

    Văn Đế Đế trỏ về phía trước đáp:

    - Đi ba dặm nữa là đến một ngôi chùa lớn. Trước chùa rất nhiều cổ thụ bóng mát. Ở đấy có đồ điểm tâm, có trà nước đủ thứ.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Ba người kỵ mã ở sau lưng chúng ta, không hiểu là nhân vật nào đang rượt theo?

    Văn Đế Đế quay đầu nhìn lại thấy bụi cát mờ mịt, cô nói:

    - Chưa chắc họ rượt theo ta, dường như họ có việc gấp thì phải.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Tại hạ tưởng chẳng ai chú ý đến mình, ngoại trừ nhà điếm, còn người ngoài chưa biết.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Mặc kệ họ! Không phải chúng ta sợ, mà muốn tránh khỏi sự phiền nhiễu. Nếu thật có kẻ không sợ chết cứ muốn rắc rối thì đành ra tay. Hạng người võ lâm không biết tự lượng rất nhiều.

    Đến trước chùa mới phát giác ra ở đây không có nhiều người tránh nắng và họ là những khách thương. Thiết Kỳ Sĩ và Văn Đế Đế liền buộc ngựa rồi vào quán trà.

    Hai người ăn điểm tâm, uống trà và ngồi một bên nghỉ mát.

    Bỗng thấy ba người kỵ mã chạy tới, ba người này đều bịt mặt, tuy không trông rõ mặt nhưng cũng nhận ra là thanh niên.

    Văn Đế Đế nhìn Thiết Kỳ Sĩ khẽ nói:

    - Bọn kỵ mã mà công tử bảo họ rượt theo chúng ta đã đến nơi.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Nếu là những người từ Kim Lăng rượt theo chúng ta thì cô nương tính sao?

    Văn Đế Đế hỏi lại:

    - Công tử chẳng nói hễ gặp việc thì tùy cơ ứng biến.

    Ba người kia cũng buộc ngựa vào quán trà ngồi gần hai người Văn, Thiết.

    Bọn họ liền chú ý ngay đến Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ. Trước khi ngồi xuống họ liền nhìn hai người gật đầu chào.

    Trong ba người này thì một người vận đồ vàng và hai người vận đồ xanh. Người nào cũng nai nịt gọn gang, lưng đeo trường kiếm. Họ bịt mặt theo kiểu thích khách hình như Văn Đế Đế đã nói qua.

    Thiết Kỳ Sĩ coi mặt ba người không khỏi cười thầm nghĩ bụng:

    - Trời nóng thế này mà bịt cả cổ chắc là khó chịu lắm.

    Ba người uống trà chứ không ăn điểm tâm, dường như họ chỉ khát nước.

    Thanh niên mặc áo vàng nhìn Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Huynh dài! Hai vị từ đâu tới đây?

    Thiết Kỳ Sĩ cũng thi lễ đáp:

    - Đại khái cũng mới đến trước ba vị một bước.

    Thanh niên áo vàng "ủa" một tiếng cười hỏi:

    - Té ra các vị cũng cùng một đường. Xin hỏi hai vị có thấy hai nhân vật cưỡi ngựa đen và ngựa hoa đào không?

    Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:

    - Quả bọn chúng rượt theo hai người mình rồi.

    Chàng liền đáp:

    - Tại hạ cũng đang đi kiếm hai nhân vật đó.

    Một thanh niên áo xanh khác cười rộ hỏi:

    - Thế thì tuyệt diệu! Chắc nguyên nhân hai vị rượt theo họ cũng giống bọn tại hạ?

    Văn Đế Đế nói theo:

    - Bọn tiện thiếp chỉ vì tính hiếu kỳ...

    Thanh niên áo vàng cả cười đáp:

    - Bọn tại hạ cũng gần giống như vậy.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Thế nghĩa là sao?

    Thanh niên áo vàng đáp:

    - Những bạn hữu từ Kim Lăng ra đi vì tài năng của hai người đó đả bại hai thầy trò Ô Long kiếm khách. Ai nấy điều kinh dị có đúng thế không?

    Thiết Kỳ Sĩ ậm ừ cho xuôi chuyện.

    Thanh niên áo xanh nói:

    - Bọn tại hạ chẳng những hiếu kỳ mà còn đi coi nhiệt náo.

    Văn Đế Đế "ủa" một tiếng hỏi:

    - Có người muốn kiếm hai nhân vật đó để động thủ chăng?

    Thanh niên áo vàng gật đầu đáp:

    - Cuộc chiến ở ngoài thành Kim Lăng đêm qua đã kinh động toàn thành. Chẳng bao lâu nữa tiếng tăm sẽ đồn đại khắp giang hồ. Có người nói chàng trai đó chính là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ đã cải trang, nhưng có người nói lại thêm một tay kiếm thủ phi thường khác mới ra đời.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Bọn tiện thiếp cho cả hai cùng có lý.

    Thanh niên áo vàng nói:

    - Bất luận phe nào nói đúng thì số người tìm kiếm chàng trai đó không phải ít. Ngay ở thành Kim Lăng mấy tay cao thủ phi thường đã phát động rồi. Nhưng hai vị không nên hỏi họ tên, vì bọn họ lúc giao thủ không ai muốn thông danh báo tánh.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Đó là những cao thủ phi thường trong võ lâm, thì dù chẳng thông danh báo tính thì cũng khó mà dấu diếm được. Có điều lúc giao thủ chưa biết ngay mà thôi.

    Ba người uống trà rồi đứng dậy chắp tay nói:

    - Xin cáo hai vị, bọn tại hạ đi trước một bước.

    Thiết Kỳ Sĩ đứng dậy đáp:

    - Xin ba vị cứ tự nhiên.

    Bọn thanh niên đi rồi, Văn Đế Đế cũng đứng dậy nói:

    - Chúng ta cũng đi thôi.

    Hai người kỵ mã ra khỏi cửa chùa, Thiết Kỳ Sĩ thở dài hỏi:

    - Không hiểu ý kiến mấy người này ra sao? Chẳng lẽ họ học võ để tranh cường hiếu thắng?

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Công tử không thích hư danh nhưng người ta thích. Đừng nói về võ công, mà cả văn chương cũng vậy. Ai cũng có mộng muốn làm Tào Tử Kiên, thất bộ thành thi, một khi mình đã là văn nhân.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Dù sao cũng phải tự lượng sức mình, nếu như tại hạ thì chẳng bao giờ dám đi kiếm Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ gì đó tỷ đấu, vì biết rõ không địch nổi người ta, tỷ đấu làm chi cho mất mặt, có khi còn mất cả mạng nữa.

    Nhắc tới Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ, Văn Đế Đế đột nhiên hỏi:

    - Hay công tử chính là người đó mà đã thay hình đổi dạng.

    Thiết Kỳ Sĩ lúc ngồi trước chùa đã thấy cô lộ vẻ hoài nghi, chàng liền cười đáp:

    - Bây giờ có cách nào giải thích thì nói gì cũng vô ích. Tại hạ nhận là đúng thì thật ra không phải, mà bảo là không phải thì cô nương lại không tin.

    Văn Đế Đế dõng dạc nói:

    - Dù sao tử cũng trả lời dứt khoát đi.

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Tại hạ không phải.

    Văn Đế Đế trầm ngâm hồi lâu, rồi lên giọng trịnh trọng hỏi:

    - Công tử thiệt tình không muốn kiếm hắn để tỷ đấu ư?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tại hạ không bao giờ động thủ với y.

    Văn Đế Đế thở dài nói:

    - Tiện thiếp hiểu rồi, té ra công tử ưa gì tiện thiếp.

    Thiết Kỳ Sĩ kinh hãi hỏi:

    - Văn Đế Đế! Tại sao cô lại hoài nghi tại hạ như vậy?

    Văn Đế Đế sa lệ lắc đầu thở dài đáp:

    - Võ công của công tử tiện thiếp đoán ra rồi, so với Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ công tử còn cao hơn hắn rất nhiều. Công tử không động thủ với hắn thì thôi để mặc hắn xưng hùng, mặc cho bọn tiện thiếp bị nhục nhã, thậm chí khiến tiện thiếp vĩnh viễn là người cô độc. Giả tỷ công tử động thủ với hắn thì nhất định công tử thắng rồi, nhưng công tử không muốn là vì điều kiện của tiện thiếp. Cái đó... há chẳng đã quá rõ ràng là công tử không ưa tiện thiếp.

    Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên cười rộ nói:

    - Cô ngốc ơi! Cô chỉ đoán càn đoán bậy là tài. Thử hỏi... Tại hạ nếu không có lòng thích cô thì bầu bạn với cô bấy lâu nay làm gì? Tại hạ muốn ly khai thì kiếm cách gì chả được? Vả lại hôm qua thực tình tại hạ không muốn để cô thấy võ công của tại hạ.

    Văn Đế Đế nói:

    - Hôm qua vì bị người ta bức bách bất đắc dĩ công tử mới ra tay.

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:

    - Cô đừng tưởng thế mà lầm. Một khi tại hạ muốn thi triển khinh công thì cả chục tên kiếm khách cũng không đuổi kịp. Tại hạ có thể bỏ đi dễ như không.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Thế thì tại sao hôm qua công tử thi triển võ công cho tiện thiếp ngó thấy?

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài đáp:

    - Lần này chúng ta đi chơi coi tình hình tất phải nhiều phen động thủ. Ai bảo cô nương chỗ nào cũng quan tâm đến tại hạ! Nếu nhất đán xảy chuyện trọng đại thì mối nguy hiểm như treo đầu sợi tóc mà cô nương không tự lo cho mình, chỉ phân tâm một chút là nguy hiểm đến tính mạng, vì thế tại hạ trổ chút công phu để cô khỏi quan tâm đến tại hạ.

    Văn Đế Đế đột nhiên từ trên lưng ngựa mình nhảy vọt sang ngồi sau lưng Thiết Kỳ Sĩ, hau tay cô ôm lấy chàng trong lòng xúc động hỏi:

    - Sĩ Kỳ! Công tử chân tâm đến thế ư?

    Thiết Kỳ Sĩ xoay tay lại vỗ vai cô đáp:

    - Đế Đế còn hoài nghi gì nữa?

    Văn Đế Đế khẽ nói:

    - Vậy tiện thiếp phải bẩm vụ này với gia gia.

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:

    - Chưa đến lúc đâu!

    Văn Đế Đế lại giận dỗi cất giọng lo lắng nói:

    - Tiện thiếp không thể hiểu rõ lòng công tử.

    Thiết Kỳ Sĩ nghiêm nghị đáp:

    - Đế Đế! Chúng ta ở với nhau chưa lâu, biết đâu cô nương chẳng có ngày lòng dạ thay đổi. Còn về bên tại hạ thì không thành vấn đề rồi.

    Văn Đế Đế la lên nói:

    - Tiện thiếp mà biến tâm ư?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Chẳng những biến tâm, mà có thể Đế Đế còn căm hận tại hạ đến chết người, nhưng tại hạ hy vọng đừng xảy ra chuyện đó.

    Văn Đế Đế lên giọng kiên quyết:

    - Không Không! Trăm ngàn lần không! Tiểu muội có chết cũng không thay đổi lòng dạ. Chẳng phải vì Kỳ ca võ công cao thâm tiểu muội mới đem lòng yêu mến mà tiểu muội đã quyết tâm ngay từ ngày mới gặp Kỳ ca.

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Giả tỷ có một ngày tại hạ giết chết lệnh tôn thì sao?

    Văn Đế Đế kinh hãi la hoảng:

    - Công tử hồ đồ mất rồi!

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Tại hạ cũng hy vọng là câu nói hồ đồ. Tại hạ chỉ đặt giả thiết như vậy mà thôi.

    Văn Đế Đế lại nhảy về lưng ngựa của cô, la lên nói:

    - Tiểu muội không nghe nữa!

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Đế Đế căm hận tên Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ đến chết thật ư?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Hắn làm cho tiểu muội tức phát điên. Tiểu muội phát thệ muốn giết chết hắn. Nếu Kỳ ca lấy vụ đó để làm điều kiện cầu thân thì chém chết tiểu muội đi.

    Thiết Kỳ Sĩ cười rộ nói:

    - Biện pháp này không ổn rồi. Giả tỷ có người đánh bại Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ thì Đế Đế sẽ lấy y hay sao? Khi ấy chắc Đế Đế động tâm mà lệnh tôn cũng chỉ mong có thế.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Kỳ ca chẳng hiểu gì hết. Điều kiện của tiểu muội không phải ở võ công mà cũng chẳng phải ở chổ giàu sang phú quí, chỉ cốt con người thành thật yêu thương tiểu muội. Còn gia gia cũng để cho tiểu muội tác chủ.

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Nếu tại hạ chính là kẻ cô thù hận thì sao?

    Văn Đế Đế đột nhiên trợn mắt lên nhìn chàng hỏi:

    - Tiểu muội không được căm hận tên Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ kia ư?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Đúng thế!

    Văn Đế Đế la lên nói:

    - Công tử là gã thiếu niên quê mùa đó hay sao?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Cô thử về chổ cũ coi lại thân cây bị nhổ lên. Tại hạ bảo đảm trên cây còn để một chữ.

    Văn Đế Đế kinh ngạc hỏi:

    - Hắn khắc những chữ gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Hắn khắc mấy câu: "Con a đầu này rất kiêu ngạo ngông cuồng, ta phải chọc tức và hăm dọa thì mới được. Nhưng ta ngó thấy thì lại đem lòng yêu mến, không hiểu tại sao?".

    Văn Đế Đế nghe xong đột nhiên lại nhảy bổ lên lưng ngựa của Thiết Kỳ Sĩ, xoay tay rút thanh Thái A kiếm, lớn tiếng quát:

    - Ta phải giết ngươi.

    Thiết Kỳ Sĩ không quay đầu lại, mà còn ngửa cổ lên đáp:

    - Hay hơn hết là cô giết ta đi, chứ đừng để ta thành người tàn phế.

    Văn Đế Đế làm bộ mặt quỉ nhát, rồi cô không nhịn được nổi lên tràng cười khanh khách.

    Cô tra kiếm vào vỏ, ngồi xuống ôm chặt lấy chàng khẽ nói vào tai:

    - Đồ phải gió! Thật là mặt dầy!

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 11 - Chiếc Quan Tài Là Bùa Đổi Mạng

    Thiết Kỳ Sĩ quay lại hôn cô đáp:

    - Câu nói này đau hơn giết người.

    Văn Đế Đế há miệng cắn tai khá mạnh rồi nói:

    - Có đau không?

    Thiết Kỳ Sĩ đau quá la làng:

    - Trời ơi buông ra mau! Chơi kiểu này thì không chịu nổi rồi.

    Văn Đế Đế nhảy về lưng ngựa mình cười khanh khách nói:

    - Có ngày tiểu muội phải cắn đứt hai tai Kỳ ca!

    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:

    - Té ra Thanh tiêu Ngọc Nữ nổi tiếng về nghề cắn người.

    Văn Đế Đế quát lên một tiếng vung roi toan đánh.

    Thiết Kỳ Sĩ đã phòng bị sẵn vọt ngựa chạy trốn.

    Văn Đế Đế quát hỏi:

    - Chạy hả?

    Cô phóng ngựa rượt theo.

    Cả hai con ngựa này không phải lương câu. Người chạy cứ chạy, người rượt cứ rượt chẳng bao giờ đuổi kịp.

    Hai người cao hứng đùa giỡn làm cho hai con ngựa thật thảm hại. Chúng chạy chưa được bốn mươi dặm, rồi đứng ỳ ra, đánh chết cũng không nhúc nhích được nữa. May ở chỗ trời đã hoàng hôn mà không có thị trấn. Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế hỏi:

    - Đế Đế! đêm nay chui vào đâu?

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Trước mặt có trái núi đất. Trên đỉnh nổi mấy cây cổ thụ. Chúng ta lại đó ngồi chờ cho đến sáng.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Chờ đến sáng ư? Không được. Chúng ta đi đêm còn hơn.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Kỳ ca muốn ăn thịt ngựa chăng? Dù mình chẳng thương chúng thì cũng phải cho chúng nghĩ vài giờ để ăn cỏ đã.

    Thiết Kỳ Sĩ thả ngựa trên sườn núi cho chúng gậm cỏ rồi dắt tay Đế Đế đi song song lên núi ngồi tựa gốc cây.

    Trăng tỏ trên trời, gió đêm thổi mát, hai người trò chuyện nhỏ to, gối tựa vai kề, chẳng biết đến thời giờ là gì nữa. Thoáng cái đã sang canh ba.

    Vào khoảng canh tư, Thiết Kỳ Sĩ bồng Văn Đế Đế lên nói:

    - Đế Đế! Chúng ta đi thôi! Y phục Văn muội bị sương xuống ẩm ướt cả rồi.

    Văn Đế Đế cười mát đáp:

    - Tiểu muội mong vĩnh viễn trong hoàn cảnh này.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Nhưng chúng ta không phải là hòn đá.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Vậy Kỳ ca ôm tiểu muội xuống núi.

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu bồng cô lên đi kiếm ngựa rồi theo đường chính mà đi.

    Thiết Kỳ Sĩ bỗng cảm thấy trên yên ngựa có vật gì liền cầm lên coi, thì ra là một mảnh giấy. Chàng không khỏi sửng sốt tự hỏi:

    - Cái này ở đâu ra?

    Chàng biết có điều khác lạ vội mở giấy ra coi. Lúc này trời vừa sáng, chàng đọc được dòng chữ:

    - "Sư đệ chú ý đến quan tài, ta không thể phân thân, Cao".

    Thiết Kỳ Sĩ rất lấy làm quái dị tự hỏi:

    - Sư ca đã qua đây. Sao y không tìm đến gặp mặt? Chẳng lẽ...

    Chàng chợt nhớ tới Văn Đế Đế liền tự nhủ:

    - Chắc y sợ nàng ngó thấy.

    Trên giấy viết hai chữ "quan tài" khiến chàng không sao hiểu được. Nét chữ nguệnh ngoạc lại viết bằng cục than. Tỏ ra trong lúc cấp bách không rảnh để nói nhiều. Chàng nhất định trong hai chữ "quan tài" nhất định có điều chi ngoắt ngoéo.

    Văn Đế Đế hồi lâu không thấy Thiết Kỳ Sĩ nói gì, cô không nhịn được hỏi:

    - Kỳ ca! Kỳ ca nghĩ gì vậy?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tiểu huynh vừa tiếp được mật báo.

    Văn Đế Đế sửng sốt hỏi:

    -Của ai? Chuyện gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Sư huynh bảo ta chú ý đến quan tài mà không hiểu là ý gì?

    Văn Đế Đế ồ một tiếng hỏi:

    - Kỳ ca còn có sư huynh ư?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tiểu ca còn một tên sư đệ nữa.

    Văn Đế Đế cả mừng nói:

    - Vậy mà trước nay không thấy Kỳ ca nhắc tới. Tiểu muội muốn gặp bọn họ.

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Khi gặp bọn họ tiểu huynh sẽ giới thiệu. Có điều họ hành động cực kỳ bí mật.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Tại sao họ phải hành động bí mật? Lệnh sư là ai?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tự hiệu của gia sư rất tức cười. Lão nhân gia tự mình đặt lấy, người ngoài không ai biết. Bọn tiểu huynh kêu lão nhân gia bằng "lão hoạt đầu".

    Văn Đế Đế thích quá cười nói:

    - Hay lắm! Thế thì Kỳ ca là tiểu hoạt đầu rồi.

    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả đáp:

    - Đế Đế đoán trúng đó, nhưng chỉ có gia sư gọi thế được thôi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Kỳ ca còn chưa cho tiểu muội biết bí mật gì?

    Thiết Kỳ Sĩ trịnh trọng đáp:

    - Đó là việc cừu nhân của tiểu huynh. Đế Đế đừng nói tiết lộ với ai.

    Văn Đế Đế nghe thanh âm chàng rất nghiêm nghị liền biết không phải chuyện tầm thường. Cô lộ vẻ quan tâm nói:

    - Kỳ ca! Kỳ ca cứ yên dạ, dù trước mặt gia phụ, tiểu muội cũng không nhắc tới.

    Thiết Kỳ Sĩ xúc động đáp:

    - Đế Đế! Tiểu huynh biết rõ chẳng khi nào Văn muội nói với ai, nhưng tiểu huynh phải căn dặn, vì chuyện này liên quan đến vụ thảm án, cả nhà tiểu huynh đã bị ngộ hại.

    Văn Đế Đế thở dài nói:

    - Kỳ ca! Bây giờ tiểu muội hiểu Kỳ ca rồi. Sở dĩ Kỳ ca giữ bí mật là một sự rất đau khổ. Trước kia khi Kỳ ca trò chuyện vẫn phải giữ gìn ý tứ.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tiểu huynh có rất nhiều cừu nhân mà đến nay vẫn chưa tìm ra manh mối một người nào. Đáng lý tiểu huynh phải dấu Văn muội, nhưng lại sợ Văn muội nghĩ quanh nghĩ quẩn, cho là tiểu huynh đối với Văn muội hãy còn điều trá ngụy.

    Văn Đế Đế hối hận đáp:

    - Tiểu muội lầm rồi! Tiểu muội hiểu lầm Kỳ ca thật là đáng chết. Kỳ ca lượng thứ cho. May mà tiểu muội chưa biết mấy. Vậy Kỳ ca đừng nói thêm gì nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:

    - Để thủng thẳng rồi tiểu huynh cho Đế muội hay. Tiểu huynh e vụ này có mối liên quan đến nhà Đế muội, vì tiểu huynh...

    Văn Đế Đế không để chàng nói hết đã ngắt lời:

    - Kỳ ca! Kỳ ca đối với tiểu muội đầy đủ quá rồi, nhưng tiểu muội rất sợ. Kỳ ca có biết tại sao không?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tiểu huynh hiểu rồi, và hy vọng không có chuyện gì. Nếu sự thực có chuyện thì số mạng chúng ta đã định sẵn như vậy.

    Văn Đế Đế đột nhiên dừng ngựa nói:

    - Kỳ ca! tiểu muội muốn đi kiếm gia gia.

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài đáp:

    - Đế Đế! Đừng vội vã! Việc gì cũng thủng thẳng mà làm. Về phương diện lệnh tôn, thành phần rất ít. Đế muội nóng nảy có khi làm công việc của tiểu huynh phải nát bét.

    Văn Đế Đế không khỏi run lên tự nhủ:

    - Đúng thế! Rút mây động rừng! Vụ này biết làm sao? Ta thật lo về gia phụ. Lão nhân gia quả có những cử động cổ quái. Nhất là chuyện lão nhân gia đi viễn du...

    Hồi lâu Thiết Kỳ Sĩ thấy nàng trầm lặng, liền thở dài nói:

    - Đế Đế! Đừng nghĩ nhiều nữa. Việc trước mắt rất trọng yếu. Nhất định sư ca đã phát giác ra manh mối nào rồi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Tại sao y không viết rõ hơn một chút, bất cứ việc gì cũng phải nghĩ kỹ. Tại sao y nhắc tới hai chữ quan tài?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Bây giờ chúng ta đi đường hễ thấy quan tài là phải chú ý.

    Văn Đế Đế nói:

    - Trời sáng rồi! Trước mặt là Lục Hợp Thành.

    Hai người đi đến cổng thành thì trời sáng đã lâu. Vào thành rồi, việc đầu tiên là tìm chỗ ăn sáng. Ăn xong, Thiết Kỳ Sĩ đưa Văn Đế Đế vào trong thành, hy vọng phát giác ra điều gì có liên quan đến vụ bí mật.

    Qua mấy đường phố lớn, chợt rẽ vào trong ngõ hẻm. Văn Đế Đế bỗng thấy một tòa cổng lớn sơn đỏ. Người đông đảo ra vào không ngớt. Cô không hiểu chuyện gì, bất giác kéo tay Thiết Kỳ Sĩ sang hỏi:

    - Kỳ ca! Kỳ ca thử coi trong nhà đó làm gì?

    Thiết Kỳ Sĩ liếc mắt nhìn cười đáp:

    - Muội muội không trông thấy trên đầu tường có tấm giấy đề ba chữ: "Đương đại sự" Đó là người chết họ làm đám ma.

    Văn Đế Đế chợt động tâm linh, kéo chàng lại nói:

    - Chúng ta thử vào coi.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Nhà người ta có người chết làm đám thì mình coi cái gì? Người ta lo buồn mà mình vui chơi sao nên.

    Văn Đế Đế cười ruồi nói:

    - Người chết và quan tài có liên quan.

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:

    - Tiểu huynh đoán quan tài mà đại ca nói đó là quan tài khiêng đi đường.

    Văn Đế Đế nói:

    - Cứ coi một chút chẳng sao. Kỳ cà đứng yên đây. tiểu muội đi mua một vài thứ.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Mua gì?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Mua đồ làm lễ viếng.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Thật là lắm chuyện.

    Tuy chàng nói vậy nhưng cũng không ngăn cản.

    Lát sau Văn Đế Đế tay cầm một giỏ tế phẩm cùng hương nến rồi kéo Kỹ Sĩ vừa đi vừa cười nói:

    - Người nghèo cũng không có cơm ăn gặp dịp này thường vào tế điếu để kiếm bữa.

    Thiết Kỳ Sĩ ngó xuống thấy bọc đồ lễ trên đề bảy chữ "Trương Đạo Nhất Tiền Bối Thiên Cổ" Lạc khoản đề "Thế Văn Dịch Sĩ Kỳ, Văn Đế Đế cẩn điện".

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Đế muội đã hỏi thăm rõ ràng rồi ư?

    Văn Đế Đế trịnh trọng đáp:

    - Người quá cố là một vị nổi danh trong võ lâm. Lão chết một cách rất thần bí mà người nhà lừa bịp người ngoài. Trong vụ này rất có điều ngoắt ngoéo.

    Thiết Kỳ Sĩ ồ một tiếng đáp:

    - Đế muội quả là mèo mù thương chuột chết.

    Văn Đế Đế tức mình đáp:

    - Kỳ ca mới là con mèo mù.

    Hai người tiến vào cửa lớn thấy đây là là một nhà phú hộ.

    Một người ra đón khách vái chào nói:

    - Thưa hai vị! Hai vị đã đến là tân khách. Mời nhị vị vào khách sảnh ngồi chơi.

    Hắn sai gia nhân đón lấy đồ lễ rồi tiếp hai người vào khách sảnh.

    Trong khách sảnh rất đông khách đến viếng tang, nhưng không có một người đàn bà nào. Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế khẽ nói:

    - Nữ khách có một tuyến tiếp đãi, Văn muội có để ý không?

    Văn Đế Đế ngó thấy trong khách sảnh rất nhốn nháo. Cô không sợ người ta nghe tiếng, cười mát đáp:

    - Kỳ ca rất là kinh nghiệm. Trong khách sảnh này xem chừng do những người không rõ lai lịch bày đặt.

    Thiết Kỳ Sĩ cười bảo:

    - Nói khẽ một chút. Người ta đưa trà vào đó.

    Trong lòng chàng bội phục Văn Đế Đế. Chàng nhận thấy những nhân vật trong khách sảnh mười phần có đến tám là hiệp khách giang hồ. Những hào kiệt võ lâm che mặt có đến mấy chục người mà người nào cũng đem theo kẻ tùy tùng.

    Bỗng thấy một người che mặt theo kiểu thích khách đang tiến về phía Thiết Kỳ Sĩ. Chân bước sột sạt, hắn nhìn Thiết Kỳ Sĩ chắp tay hỏi:

    - Huynh đài! Huynh đài có thể nào cho biết quí xứ ở đâu được chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:

    - Mụ tìm lầm người rồi.

    Miệng chàng đáp:

    - Không dám. Tại hạ ở Động Đình.

    Nguyên chàng đã nghe ra người đó là gái giả trai.

    Người kia nhìn Văn Đế Đế hỏi tiếp:

    - Chắc huynh đài muốn biết một chút tin tức phải không?

    Thiết Kỳ Sĩ ngấm ngầm kinh hãi, chắp tay đáp:

    - Nếu được các hạ chỉ giáo cho thì thật là hay.

    Người kia cười nói:

    - Nơi đây không tiện. Chúng ta ra ngoài hay hơn?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp ngay:

    - Phải lắm! Phải lắm!

    Người kia đi trước ra đường đến một tửu lầu cười hỏi:

    - Hai vị uống rượu nhé?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Không. Chúng ta đứng đây được rồi. Mình nói chuyện trước quán rượu thì chẳng ai chú ý.

    Người kia gật đầu khẽ nói:

    - Trương Đạo Nhất là một nhân vật già dặn trong võ lâm. Ba chục năm trước hành động của lão không thấy quang minh. Nhưng mấy chục năm nay lão được mấy chuyến phát tài nên đến đây ẩn cư.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Tại hạ cũng đoán thế.

    Người kia lại nói:

    - Nhưng lão bị hại mấy bữa trước đây.

    Văn Đế Đế nói xen vào:

    - Có biết hung thủ là ai không?

    Người kia đáp:

    - Không rõ. Nghe nói trước một ngày lão ngộ hại đã tiếp được một vật và kèm một phong thư.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Nội dung bức thư nói gì?

    Người kia đáp:

    - Trong thư chỉ viết hàm hồ mấy chữ: "Trái lệnh là chết. Hạn đến sáng mai". Như vậy thì còn ai hiểu được.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Còn vật nữa là cái gì?

    Người kia cầm một vật giơ lên đáp:

    - Nó là cái này tại hạ đánh cắp được.

    Kỳ Sĩ đón lấy coi, kinh hãi hỏi:

    - Cái này là cái gì?

    Người kia đáp:

    - Quan tài đan.

    Thiết Kỳ Sĩ nghĩ thầm:

    - Quan tài mà sư ca nói té ra là cái này.

    Chàng liền hỏi:

    - Phải chăng nó là tín phù?

    Người kia đáp:

    - Đúng là một lệnh phù của tà môn. Huynh đài có biết tà môn nào không?

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi lại:

    - Các hạ cũng không biết ư?

    Người kia gật đầu đáp:

    - Chẳng dấu gì huynh đài: Trong nhà một người thân thích của tại hạ cũng nhận được cái quái gở này.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Lệnh thân là ai? Nhà ở đâu?

    Người kia đáp:

    - Ở Cao Bưu. Ngoài trấn Mẫn Gia Kiều.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Huynh đài xử trí bằng cách nào?

    Người kia đáp:

    - Tệ thân phái người đến kêu tại hạ đi.

    Thiết Kỳ Sĩ chắp tay nói:

    - Đa tạ các hạ có lòng chỉ giáo.

    Người kia cười đáp:

    - Tại hạ rất lấy làm thất vọng. Tưởng hỏi cho biết thêm ở nơi hai vị, nên mới ướm lời. Chẳng ngờ hai vị chưa biết bằng tại hạ.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Ông bạn ơi! Tái ông mất ngựa, đâu chẳng là điều may!

    Người kia cười đáp:

    - Có lý! Có lý!

    Chia tay rồi, Thiết Kỳ Sĩ nắm tay Văn Đế Đế cười nói:

    - Đế Đế! Chúng ta về thôi!

    Hai người trở về điếm. Văn Đế Đế hỏi:

    - Sao? Đã có chút manh mối rồi chứ?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Có khi cái đó không liên quan gì đến công việc của chúng ta, nhưng chúng ta cũng phải đi Cao Bưu một chuyến xem sao.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Phải chăng vì tính hiếu kỳ?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Không thấy lá rụng làm sao biết trời đã sang thu? Việc đời thường do việc Trương Tam mà ra việc Lý Tứ.

    Sáng hôm sau hai người ăn cơm rồi lên ngựa ra đi, nhắm hướng Cao Bưu trực chỉ. Ngựa không dừng vó chạy cúp đuôi mà mãi đến hoàng hôn hôm sau mới tới Mẫn Gia Kiều.

    Hai người vào trấn ăn cơm tối, gửi ngựa trong quán, ra ngoài nghe tin tức. Ngoài trấn chỉ có một tòa trang viện.

    Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế nói:

    - Chúng ta chạy đến Ngô gia trang.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Người kia chưa nói họ cho mình biết

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 12 - Thiết, Văn Theo Dõi Người Khả Nghi

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Thân thích của người đó không phải là đại tài chủ cũng là lão võ lâm. Nếu không phải đại tài chủ thì làm sao có trang viện? Những nhân vật lão võ lâm qui ẩn mười phần đến tám là có tiền mới làm ẩn sĩ. Nhà này chắc đúng rồi.

    Văn Đế Đế cười hỏi:

    - Phần tương lai của Kỳ ca sẽ ra sao?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Nếu có ngày đó tiểu huynh sẽ dựng một đào nguyên ngoài đời ở trên núi Quân Sơn.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Đồ mặt dầy! Nói thế mà không biết ngượng miệng.

    Quãng đường không xa mấy, Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên hô:

    - Đánh nhau rồi!

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Ở chỗ nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Cách đây chừng ba dặm, có lẽ đúng là ở Ngô gia trang.

    Còn cách chừng một dặm đã thấy hai luồng kiếm khí vọt lên không nhảy múa. Đồng thời những tiếng nổ ầm như núi lỡ trời long.

    Văn Đế Đế cả kinh nói:

    - Đây là một trường đại quyết đấu.

    Thiết Kỳ Sĩ trịnh trọng đáp:

    - Hiển nhiên bốn người đánh nhau ở hai chỗ. Một đôi dùng kiếm còn một đôi phóng chưởng. Cả hai nơi đều là những tay đại cao thủ mà chưa rõ là ai?

    Hai người thi triển khinh công vọt đi nhanh như điện chớp. Nháy mắt đã tới trước một tòa đại viện.

    Văn Đế Đế kinh hãi nói:

    - Kỳ ca! Mau đến coi một đôi nam nữ cự phách đánh nhau rất hăng.

    Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách đáp:

    - Trời cũng sinh đôi, đất cũng thành cặp. Đế Đế! Gã trai là tiểu sư đệ của ta.

    Văn Đế Đế kinh hãi hỏi:

    - Gã to con như vậy mà Kỳ ca bảo là tiểu sư đệ ư?

    Thiết Kỳ Sĩ cười rộ đáp:

    - Gã mới mười lăm tuổi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Còn bên kia người sử kiếm là ai?

    Thiết Kỳ Sĩ khẽ đáp:

    - Đó là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ mà cũng là đại sư huynh của tiểu huynh. Người đối thủ với y là đàn bà.

    Văn Đế Đế càng kinh ngạc hơn hỏi:

    - Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ là đại sư huynh của Sĩ Kỳ ư?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Phải rồi! Chúng ta mau qua đó xem. Tiểu huynh thấy đối phương không phải là người tầm thường. Cuộc đả đấu này có chỗ hiểu lầm. Nếu gây thêm hậu quả khốc hại thì hỏng bét.

    Chàng chưa nói dứt lời đã bỏ tấm khăn che mặt vừa chạy vừa la:

    - Hai bên hãy đình thủ!

    Thanh niên sử kiếm đúng là Cao Thức, đại sư huynh của Thiết Kỳ Sĩ. Y nghe tiếng hô hoán vội nhảy vọt ra khỏi vòng chiến quát lên:

    - Cô nương! Sư đệ của tại hạ đã đến kìa. Bây giờ chắc cô tin được rồi.

    Nữ Lang thu kiếm về không nói, trợn mắt nhìn Thiết Kỳ Sĩ đang đi tới. Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Vụ này là thế nào đây?

    Cao Thức thở dài đáp:

    - Đã xảy chuyện hiểu lầm rất lớn. Sư đệ ơi! Giữa lúc ban ngày ta ngó thấy hai nhân vật có vẻ tà môn lộ diện ở trước trang. Ta biết trong trang sắp xảy chuyện rắc rối và đoán chắc đêm nay họ mới khởi sự, nên ta đem Tam đệ là Nhị lang đến trước... Ai dè xảy chuyện bất ngờ: Địch nhân còn đến trước mình. Ta đến nơi thấy ba tên từ trong trang chạy ra, thái độ rất lật đật, ta liền chặn lại để tra hỏi.

    Thiết Kỳ Sĩ ngắt lời:

    - Tiểu đệ hiểu rồi, đối phương chẳng nói gì đã động thủ ngay phải không?

    Cao Thức đáp:

    - Đúng thế! Nhưng ta không nghĩ bọn họ là hảo nhân nên ta ra tay khá nặng. Vừa thu thập xong ba tên, bất ngờ cô nương và Nhị lang đối thủ cũng chỉ vì thấy có người xuất hiện. Các cô chẳng để cho phân trần, vừa ngó thấy đã cùng ta và Nhị Lang liều mạng.

    Thiết Kỳ Sĩ nghe trong trang văng vẳng có tiếng khóc, vội nhìn nữ lang hỏi:

    - Cô nương! Ý kiến cô thế nào?

    Thiếu nữ lạnh lùng đáp:

    - Ngươi lại mà coi, hắn giết ba người trong đó có anh em của cửu phụ ta.

    Thiết Kỳ Sĩ nghe nói sửng sốt nhìn Cao Thức hỏi:

    - Sư ca! Trong ba người đó sư ca có thấy tình hình nhân vật nào khác lạ không?

    Cao Thức đáp:

    - Không có đâu. Hoặc giả trong bọn có một người là minh đệ của cửu phụ cô nương này, nhưng ta lão là thủ lãnh của hai tên tà môn trung niên kia.

    Thiết Kỳ Sĩ nhìn nữ lang hỏi:

    - Cô nương! Sự tình đã đến thế này, tại hạ chẳng thể không đem tư hiệu của tệ sư huynh nói cho cô hay. Y được người ta kêu bằng Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ. Cô nương thử nghĩ coi, thanh danh y như vậy mà y lại làm việc bại hoại như vậy sao? Vụ này chúng ta hãy nghiên cứu từ từ, bên trong tất có âm mưu. Cô nương nghĩ có đúng không?

    Nữ lang đột nhiên hỏi:

    - Phải chăng các hạ là khách đến viếng tang Trương phu gia ở Hợp Lục Thành?

    Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách đáp:

    - Chắc cô nương nói chuyện khá nhiều với tại hạ ở trước một tòa tửu lầu.

    Nữ lang "ủa" lên một tiếng nói:

    - Lúc ấy các hạ đã nhận đước tiện thiếp là gái ư?

    Thiết Kỳ Sĩ cả cười đáp:

    - Hay lắm! Bây giờ xin mời vào trang để trấn tĩnh nhân tâm người nhà của quí nhân. Tại hạ phải đến coi ba người chết kia, hoặc giả điều tra được chút gì trên mình họ chăng?

    Thiếu nữ bình tĩnh lại vội đáp:

    - Nếu vậy tiện thiếp sẽ kêu đại muội tử dừng tay rồi sẽ bàn.

    Thiết Kỳ Sĩ cả cười nói:

    - Cô nương! Tại hạ đã coi thần lực của họ rồi. Hai bên bản lãnh tương tự như nhau. Có phân thắng bại cũng phải vài ngày mới biết. Hiện giờ đừng ai hòng chiếm được thượng phong. Tinh lực của họ không nơi phát tiết. chi bằng để họ giỡn nhau hay hơn.

    Nữ lang đột nhiên bật cười nói:

    - Các hạ nói nghe thú quá!

    Văn Đế Đế cũng cười khanh khách nói:

    - Thư thư! Y là tên tiểu hoạt đầu.

    Nữ lang nhìn cô hỏi:

    - Muội tử! Quý tính của muội là gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Y họ Văn, tự hiệu là...

    Văn Đế Đế tức mình ngắt lời:

    - Ai mượn Sĩ Kỳ nói ra?

    Nữ lang bỗng lên tiếng:

    - Muội tử là Thanh Tiêu Ngọc Nữ rồi.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Tiểu muội không dám, quí tính thư thư là gì?

    Nữ lang đáp:

    - Ngu Tỷ là Bạnh Từ.

    Văn Đế Đế kinh hãi la lên:

    - Thư thư là Linh Tiêu La Sát, đệ tử của Kim Quang Thần Ngưu ư?

    Nữ lang thở dài đáp:

    - Hai chữ La sát làm ta rất thê thảm. Vì hai chữ đó mà gia sư không cho ta tái xuất giang hồ.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Nếu vậy thì bọn tà môn bị chết dưới lưỡi kiếm của cô nương không phải ít?

    Bạch Từ mỉm cười vẫy tay nói:

    - Tiện thiếp vào trang đây.

    Thiết Kỳ Sĩ thấy cô đi rồi liền hỏi Cao Thức:

    Sư ca! Sư ca tìm thấy cái bí mật về cỗ quan tài nhỏ ở đâu?

    Cao Thức đáp:

    - Cỗ quan tài nhỏ này đã làm chết nhiều người rồi mà toàn là lão võ lâm. Ta định về núi để hỏi ân sư vụ đó. Ngươi tính sao?

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Bất tất phải thế. Trở về cũng uổng công, chắc sư phụ chẳng thể biết được những việc võ lâm trăm năm về sau. Còn việc trăm năm về trước thì qua rồi ai hỏi làm chi?

    Cao Thức hỏi:

    - Vậy chúng ta tự mình điều tra lấy hay sao?

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:

    - Bắt một tên hỏi khẩu cung thì biết ngay.

    Cao Thức vội nói:

    - Không được đâu. Ta đã bắt ba tên rồi thì chúng lọt vào tay thì không sống được nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ cả kinh hỏi:

    - Bọn chúng có phương pháp cổ quái để tự sát chăng?

    Cao Thức đáp:

    - Đúng thế! Thậm chí chẳng điều tra được chút gì?

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Vậy chỉ có cách mỗi khi phát hiện đành theo dõi đến cùng chứ đừng bỏ dở.

    Cao Thức gật đầu đáp:

    - Lão nhị ngươi vào trang đi. Trong đó nhất định có người bị ngộ hại, Bạch cô nương chẳng có lòng nào mà điều tra tỉ mỉ. Ngươi khám xét tử thi nhưng đừng để mất nhiều thì giờ.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Sư ca! Tiểu đệ giới thiệu sư ca...

    Cao Thức ngắt lời:

    - Không cần, ta đã biết Văn cô nương rồi. Cô làm phiền cho ta rất nhiều.

    Y vừa cười vừa nói:

    - Nhưng những sự phiền phức đó ta lại muốn xảy ra.

    Văn Đế Đế cười khanh khách hỏi:

    - Đại ca! Những sự phiền phức này có nên đình chỉ hay không?

    Cao Thức đáp:

    - Không nên! Đó là kế hoạch của lão nhị. Càng nhiều chuyện rắc rối càng hay.

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:

    - Sư ca! Sư ca vì tiểu đệ mà phải cực nhọc.

    Cao Thức trầm giọng hỏi:

    - Lão nhị nói chi kỳ vậy? Việc của lão đệ há chẳng phải là việc của ta?

    Thiết Kỳ Sĩ cảm động đáp:

    - Tiểu đệ biết tội rồi. Sư ca ơi! Sư ca vào trong đi.

    Cao Thức chẳng có ý kiến gì lật đật vào trong.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Sĩ Kỳ! Tại sao Sĩ Kỳ lại giục đại ca vào trang?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Linh Tiêu La Sát và Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ không phải là một cặp hay sao? Để họ kề cận nhau luôn mới tốt.

    Văn Đế Đế cười rộ nói:

    - Sĩ Kỳ đúng là một tên tiểu hoạt đầu.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Thôi đừng thóa mạ ta nữa, mau đi coi họ đánh đấm, nhưng cần để ý một bên trong bọn họ, nếu có sự thất bại.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Hai đứa tuổi nhỏ mà người lớn xác đó thật ngốc. Sao chúng không coi bên này?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Chúng đánh nhau hăng quá rồi, Văn muội lại hàn gắn cho họ thành duyên thiên tác chi hợp.

    Thiết Kỳ Sĩ đã điều tra rồi, trong tay chàng cầm một vật, và lớn tiếng hô Văn Đế Đế:

    - Đế Đế! Mau tiến vào trang kêu Bạch thư và Cao sư ca ra đây!

    Văn Đế Đế lập tức chạy vào trang. Còn Thiết Kỳ Sĩ quát hai tên cự đồng dừng tay. Chàng phải hết hơi mới thuyết phục được cự đồng.

    Chẳng mấy chốc Bạch Từ cô nương và Cao Thức chạy ra, nhưng mặt Bạch Từ đầy nước mắt.

    Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy hỏi ngay:

    - Lệnh thân ngộ hại rồi ư?

    Bạch Từ buồn rầu đáp:

    - Tiện thiếp chạy về thì đã muộn mất rồi.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Cô nương coi vụ này ra làm sao?

    Bạch Từ hỏi lại:

    - Cỗ tiểu quan tài kia từ đâu mà ra?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tìm thấy ở trong mình người huynh đệ của lệnh thân.

    Bạch Từ cả kinh nói:

    - Thế ra tên lão tặc kia đã làm nội ứng.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Cái đó thì nhất định rồi! Bạch thư! Bạch thư hãy ở lại trong trang mấy bữa, bọn tại hạ phải đi đây.

    Bạch Từ nói:

    - Không! Trong trang chẳng có việc gì nữa. Tiện thiếp đi theo các vị. Nhất định phải điều tra cho ra hết bọn tà môn mà tiêu diệt đi.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Như vậy cũng hay. Có điều chia làm hai tốp mà hành động.

    Cao Thức hỏi:

    - Phân chia cách nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tiểu đệ vẫn đi với Văn Đế Đế. Còn hai vị đồng bạn với nhau.

    Cao Thức gật đầu hỏi:

    - Lão nhị chuẩn bị điều tra cách nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Hễ gặp người khả nghi thì đừng rút mây động rừng. Chưa điều tra rõ ràng thì không hạ thủ. Tiểu đệ phỏng đoán đây là một phái tà môn rất lớn, cần tìm ra tên đại ma đầu đứng sau lưng chúng mới có thể trừ khử hết được.

    Bạch Từ hỏi:

    - Các vị đi về phương nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Chúng ta điều đi về phương bắc cả. Nhưng không theo chung một nẻo đường. Phải giữ phương hướng đường thay đổi thì lúc gặp việc mới có thể thông báo cho nhau được.

    Cao Thức nói:

    - Hay lắm! Các vị đi trước đi!

    Thiết Kỳ Sĩ và Văn Đế Đế cáo biệt rồi theo đường lớn lên Hoài Âm. Khi trời sáng thì vừa tới Bảo Ứng thành. Bọn họ không lấy ngựa nữa có ngựa cũng bằng thừa.

    Hai người vào thành Bảo Ứng ăn cơm sáng. Lúc chuẩn bị ra đi, Văn Đế Đế đột nhiên phát hiện một bóng người khả nghi thấp thoáng đi qua cửa quán. Cô khẽ bảo Thiết Kỳ Sĩ:

    - Chúng ta hãy rượt theo cho lẹ.

    Thiết Kỳ Sĩ biết là có điều khác lạ. Chàng vội trả tiền rồi chạy ra cửa quán hỏi:

    - Văn muội thấy gì?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Một lão già thái độ lạ lùng, tính khí nóng nảy. Dưới chân lão tỏ ra bản lĩnh rất cao thâm, vừa thoáng qua đây đi về phía đầu đường hướng bắc.

    Thiết Kỳ Sĩ rảo bước chạy ra ngửng đầu lên nhìn quả thấy một lão già lần vào trong đám đông, chàng vội hỏi:

    - Đế Đế! Muội có nhìn thấy không?

    Văn Đế Đế gật đầu đáp:

    - Rượt theo đi!

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Cứ thủng thẳng, hắn không thể thoát được.

    Lão già lối ngoài sáu mươi tuổi, lão chạy thẳng ra ngoài thành. Khi tới ngoại ô đột nhiên lão tăng gia khinh công chạy nhanh hơn.

    Thiết Kỳ Sĩ khẽ nói:

    - Đế Đế! Chúng ta đi mé bên mà theo dõi. mình chạy sau có thể hắn cảnh giác.

    Văn Đế Đế đáp:

    - Bây giờ đông người qua lại chưa cần. Khi tới chỗ vắng sẽ liệu.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Đeo khăn bịt vào đi. Đừng để kiểu con bồng ngựa đuổi con ve sầu, lại có con sẻ vàng rình ở phía sau. Chúng ta chớ để người ta nhận ra mình.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Kỳ ca đối với việc này đã cảm thấy việc che mặt là hữu dụng rồi.

    Đuổi chừng ba bốn dặm, bỗng thấy lão xoay mình theo con đường nhỏ mà chạy.

    Thiết Kỳ Sĩ vội hô:

    - Tới lúc rồi đó!

    Hai người nghiêng mình lướt đi, dời khỏi đường lớn lòn vào khu rừng.

    Hai người theo dõi chừng hơn ba dặm, bỗng thấy lão già đứng trên khu đất cao ngoảnh nhìn bốn phía...

    Thiết Kỳ Sĩ khẽ hỏi Văn Đế Đế:

    - Văn muội coi lão làm gì?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Dường như lão chờ ai.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Không phải đâu. Lát nữa có người lên tiếng, lão đang tìm kiếm địa phương.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Sao Kỳ ca biết?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Cổ miếu! Văn muội xem thử phía có phải là một ngôi chùa không?

    Văn Đế Đế đáp:

    - Đừng tự cho mình là thông minh, hãy coi chừng lão biến mất.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Tiểu huynh chỉ ỷ vào thông minh để có cơm ăn.

    Hai người vội chạy đến sau một ngôi chùa thì thấy đây là một ngôi tòa phế miếu. Bên trong có một cái giường cổ mà hiu quạnh phi thường, không một bóng người.

    Thiết Kỳ Sĩ lắng tai nghe, đột nhiên nói:

    - Vào trong ẩn mình đi.

    Văn Đế Đế không nói gì, nhảy ngay vào, thấy trên điện chẳng có chút bụi bặm liền nghi ngờ hỏi:

    - Nơi đây phải chỗ không người qua lại?

    Thiết Kỳ Sĩ trỏ đống ngói ở phía sau đáp:

    - Chỗ đó ẩn thân được, mà lại rất kín đáo. Nơi đây có người ở, nhưng bây giờ họ ra ngoài. Dưới hiên còn có than củi đó là chỗ họ nấu ăn.

    Hai người vừa ẩn mình xong, bỗng nghe ngoài cửa chùa có tiếng hai người vọng vào.

    Thiết Kỳ Sĩ dùng phép truyền âm nói:

    - Lão già đó chắc vào trong miếu rồi.

    Chớp mắt thấy hai lão tiến vào. Một lão đã gặp trước bỗng nghe lão kia thở dài nói:

    - Ngày trước đi lầm một bước đường. Thật là lỡ bước gây nên mối hận ngàn thu. Vương huynh chúng ta khó lòng trốn thoát được.

    Lão già mà hai người này đã thấy trước tức lão họ Vương hoảng hốt hỏi:

    - Trịnh huynh đến đây đã bao lâu mới thông báo cho Vương mỗ. Bây giờ làm thế nào?

    Lão họ Trịnh đáp:

    - Chỉ mong đừng gặp hắc quan lệnh thì còn tạm sống được.

    Văn Đế Đế thấy hai lão già ở trên điện thở ngắn than dài, sắc mặt buồn rầu, trong lòng ái ngại, liền dùng phép truyền âm bảo Kỳ Sĩ:

    - Kỳ ca! Bọn lão cũng là người bị bức bách. Kỳ ca nên ra hội diện bảo họ đừng sợ.

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu dùng phép truyền âm đáp:

    - Bọn họ tin mình thế nào được? Đừng ra là hơn, mình xuất hiện càng khiến họ hoài nghi. Ta muốn chờ sự tình phát triển. Văn muội sẽ được coi màn kịch vui nhộn. Ta đã nghe thấy động tĩnh rồi.

    Văn Đế Đế kinh hãi dùng phép truyền âm nói:

    - Hắc quan lệnh của tà môn làm sao mà linh thông đến thế? Đã ẩn vào đây họ cũng tìm ra được.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Chưa chắc đã đúng thế. Chỉ biết có người sắp tới.

    Một lúc sau bỗng ngoài cửa có người hỏi:

    - Trong đó có ai không?

    Nghe thanh âm cũng là một lão già.

    Trong miếu, hai lão nghe tiếng kinh hãi rồi thở phào một cái hỏi:

    - Vu hóa giao!

    Bọn họ cũng lớn tiếng:

    - Mời Vu huynh vào đây.

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 13 - Cổ Mộ Môn Bắt Đầu Khởi Sự

    Sau điện bóng người thấp thoáng. Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy bất giác nghĩ thầm:

    - Hắn là Ô Long Kiếm Khách.

    Văn Đế Đế cũng nhận ra lão. Ô Long Kiếm Khách hỏi:

    - Nhị vị! Nơi đây làm sao trốn tránh được Cổ Mộ môn? Chúng ta cần kiếm chỗ khác mới được.

    Lão Vương đáp:

    - Chờ Vu huynh đến thương lượng, chúng tôi biết đi đâu bây giờ? Trong thiên hạ tưởng không còn chỗ nào để chúng tôi trốn thoát.

    Ô Long Kiếm Khách hỏi:

    - Chúng ta đến đầu hàng phái Trường Bạch để ẩn thân được chăng?

    Họ Trịnh đáp:

    - Vu huynh! Vu huynh đừng quên thế lực của Cổ Mộ môn. Phái Trường Bạch cũng chỉ là vấn đề thời gian.

    Ô Long Kiếm Khách nói:

    - Chúng ta không có giao tình với các phái lớn ở Trung Nguyên thì đi đâu cũng bằng vô dụng.

    Họ Vương đáp:

    - Các phái lớn ở Trung Nguyên cũng sợ Cổ Mộ môn như sợ cọp. Họ nghe Cổ Mộ môn ra đời rất kinh tâm động phách. Vì thế Vương mỗ mới bảo là khắp thiên hạ không còn chỗ nào để chúng ta trốn thoát được.

    Ô Long Kiếm Khách đột nhiên thở dài nói:

    - Nếu biết trước thế này thì chẳng thà mình chịu chết dưới lưỡi kiếm của gã tiểu tử đó hay hơn, vì chết về tay gã còn được ấn chứng rõ rệt.

    Họ Vương hỏi:

    - Phải chăng các hạ nói về vụ xảy ra ở ngoài thành Kim Lăng?

    Ô Long Kiếm Khách gật đầu đáp:

    - Gã tiểu tử đó không phải hạng tồi bại, chỉ có tính ngạo mạn một chút. Kiếm thuật gã thật cao minh. Gã mà bị Cổ Mộ môn điều tra ra tất tìm thiên phương bách kế để dẫn dụ. Nhưng gã là người không phải để cho danh lợi hay nữ sắc làm lung lạc.

    Họ Trịnh nói:

    - Tại hạ đứng trong bóng tối đã nhìn thấy gã chính là Cổ Kim Đệ Nhất Kiếm Thủ. Nhưng giả tỷ Cổ Mộ môn không dẫn dụ được, họ cũng dùng thủ đoạn uy hiếp. Uy hiếp mà không xong thì hỡi ơi! Tính mạng gã cũng chẳng khác gì bọn ta.

    Ô Long Kiếm Khách đột nhiên lên tiếng:

    - Không thể để gã mắc bẫy. Chúng ta lên đường hễ gặp người Cổ Mộ môn là hành động. Bọn người đưa hắc quan lệnh không phải là những cao thủ đặc biệt, chúng ta giết được tên nào hay tên đó rồi mình đến chết là cùng. Chúng ta còn hy vọng gặp gã hài tử đó, cho gã biết mà đề phòng.

    Họ Trịnh nói:

    - Ý kiến của Vu huynh tại hạ đã đồng ý một phần lớn, nhưng cũng còn có chỗ chưa được thỏa đáng.

    Ô Long Kiếm Khách trầm giọng hỏi:

    - Trịnh huynh thấy Vu mỗ lầm lạc ở điểm nào?

    Họ Trịnh đáp:

    - Trịnh Phương này có gia đình, Vu huynh và Vương huynh cũng có gia đình. Chúng ta không gặp hắc quan lệnh thì còn may mắn sống được một thời gian. Nếu gặp hắc quan lệnh mà không gia nhập Cổ Mộ môn thì chỉ bản thân chúng ta chịu chết. Nếu mình đối nghịch Cổ Mộ môn thì chẳng lẽ Vu huynh đã quên mất luật lệ của họ? Tức là chúng phải giết cả nhà. Vì thế Trịnh mỗ chỉ tán thành việc đi ẩn lánh, chứ không đồng ý chuyện chống đối Cổ Mộ môn.

    Ô Long Kiếm Khách nghe họ Trịnh nói liền lớn tiếng la:

    - Chẳng thà làm viên ngọc bể còn hơn tấm ngói lành, gia đình thì có là gì?

    Đột nhiên ngoài miếu có tiếng cười âm trầm nói:

    - Giỏi cho Vu Hóa giao, vẫn còn giữ được nghĩa khí của người hào kiệt.

    Làn gió nhẹ thổi vào. Trong điện đột nhiên thêm ra hai người. Một người đứng tuổi trong tay cầm ba cỗ quan tài nhỏ. Còn một người già vẻ mặt nghiêm khắc. Tuổi lão còn nhiều hơn bọn Ô Long Kiếm Khách.

    Lão đứng đối diện Ô Long Kiếm Khách hỏi:

    - Vu Hóa giao! Kiếm khách còn nhận được bản phó lệnh chúa không?

    Ô Long Kiếm Khách đột nhiên rút kiếm ra la lớn hỏi lại:

    - Sưu Thi Lang! Nhận được thì sao?

    Lão già kêu bằng Sưu Thi Lang ngửa mặt lên trời cười rộ đáp:

    - Vu Hóa giao! Bản lãnh tầm thường của ngươi chỉ đáng nghe lệnh sai khiến của bọn Vô Quy Cổ Tùng chúng ta mà thôi. Ngươi muốn động thủ cùng bản phó lệnh chúa thì cả năm tên mới vừa. Ha ha!

    Lão quay lại nhìn Vương Đồng, Trịnh Phương hỏi:

    - Trịnh Phương! Vương Đồng! Các ngươi nhận lệnh chứ?

    Hai người không nghĩ ngợi gì đồng thanh đáp:

    - Bọn tại hạ muốn quay đầu vào bờ.

    Sưu Thi Lang trầm giọng hỏi:

    - Các ngươi muốn chết một mình hay toàn gia bị hủy diệt? Nếu các ngươi đồng ý với Vu Hóa giao thì rút kiếm ra đi.

    Thiết Kỳ Sĩ đến lúc này mới dõng dạc lên tiếng:

    - Còn tại hạ nữa!

    Chàng dứt lời nhìn Ô Long Kiếm Khách chắp tay nói:

    - Thưa tiền bối! Về chuyện xảy ra ở ngoài thành Kim Lăng vãn bối ngông cuồng, xin tiền bối miễn thứ cho. Còn việc trước mắt này xin ba vị hãy lùi lại.

    Chàng đứng thẳng người lên tiến ra, lạnh lùng nhìn Sưu Thi Lang hỏi:

    - Các hạ có đem theo thứ thuốc tự sát thần bí không?

    Sưu Thi Lang cười khẩy hỏi:

    - Ngươi là ai?

    Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách đáp:

    - Kể ra các hạ không đáng hỏi, nhưng muốn biết thì phải có điều kiện trao đổi.

    Sưu Thi Lang quát hỏi:

    - Thằng lỏi điên cuồng có điều kiện gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Các hạ vừa nói là phó lệnh chúa ở Vô Quy Cổ Tùng, nhưng chưa biết lệnh chúa là ai? Trên lệnh chúa còn nhân vật nào nữa không? Vô Quy Cổ Tùng ở đâu? Đó là điều kiện trao đổi.

    Sưu Thi Lang quát lên:

    - Thằng lỏi muốn chết kia! Ngươi cần biết điều lợi hại.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Điều chi lợi hại?

    Sưu Thi Lang bật tiếng cười âm trầm đáp:

    - Ngươi đã phạm vào tội họa đến năm đời.

    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:

    - Thế thì thật là đáng tiếc! Song thân tại hạ qui tiên rồi, tổ phụ tổ mẫu cũng qua đời đã lâu. Tại hạ chưa có con cái gì. Ha ha! Như thế thì còn hạ thủ vào đâu? Vợ cũng chưa cưới, một mình tại hạ hứng chịu hết.

    Chàng nói câu này khiến Văn Đế Đế bật tiếng cười khúc khích hỏi:

    - Kỳ ca! Kỳ ca rườm lời làm chi vậy?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Văn muội chưa thành hôn thì lại đây tiểu huynh chia cho cái này.

    Văn Đế Đế lạng người nhanh như như điện chớp đến gần hán tử trung niên phe Cổ Mộ môn.

    Sưu Thi Lang hình như đã nhận ra tình thế bất diệu. Mắt đầy sát khí, lão trầm giọng hỏi:

    - Sư phụ ngươi là ai?

    Thiết Kỳ Sĩ chợt động tâm cơ, thò tay vào mình lấy ra con kim phượng hoàng hỏi lại:

    - Các hạ có nhận ra cái lệnh phù này không? Ha ha!

    Chàng chỉ giơ tay một chút toan thu lại cất đi. Sưu Thi Lang rất đỗi hoài nghi. Lão chưa nhìn liền lớn tiếng quát:

    - Hãy cho lão phu coi!

    Thiết Kỳ Sĩ mỉm cười, chàng thừa cơ tiến thêm hai bước nói:

    - Đã lấy ra là không sợ các hạ coi. Các hạ hãy đón lấy.

    Sưu Thi Lang thủ thế. Lão sợ Thiết Kỳ Sĩ dùng chân lực âm kinh đánh lén. Lão đón lấy con kim phượng hoàng cúi xuống nhìn ra chiều kinh dị. Hiển nhiên lão chẳng hiểu gì.

    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:

    - Các hạ tự xưng là phó lệnh chúa, mà tấm lệnh phù trong võ lâm cũng không hiểu lại còn mắc bẫy nữa! Ha ha!...

    Sưu Thi Lang gầm lên:

    - Đây là cái đồ chơi của con nít không hơn không kém.

    Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên nổi giận quát:

    - Lão thất phu! Trả lại ta đây!

    Sưu Thi Lang ngấm ngầm đề tụ chân lực muốn bóp nát con phượng hoàng, nhưng lão đột nhiên toàn thân cảm thấy không đề tụ kình lực được. bất giác cả kinh thất sắc, người run bần bật.

    Thiết Kỳ Sĩ cười hỏi:

    - Ngươi đã hiểu thiếu gia chỉ cất tay một cái là làm được hai việc chưa?

    Sưu Thi Lang cất tiếng run run hỏi lại:

    - Tiểu bối! Ngươi thi triển công phu gì vậy, ngươi muốn sao bây giờ?

    Thiết Kỳ Sĩ lại cười khanh khách đáp:

    - Lão chỉ biết công phu này rất kỳ quái là đủ, nó làm cho lão mất hết nội công một cách rất thần diệu. Ha ha! Sưu Thi Lang! Giả sử ngươi có thuốc tự sát phải bỏ vào miệng trước mới được. Nếu còn để trong mình cũng bằng vô dụng, vì chân tay ngươi không cử động được nữa rồi. Sưu Thi Lang nghe nói, mặt xám như người chết, ấp úng năn nỉ:

    - Thiếu hiệp... Thiếu hiệp... Lão phu biết tội rồi...

    Thiết Kỳ Sĩ thấy hán tử trung niên muốn trốn chạy, liền hô lớn:

    - Đế Đế! Hạ thủ đi!

    Văn Đế Đế giơ kiếm lên. Kiếm pháp của cô rất mau lẹ. Hán tử trung niên không kịp đỡ gạt. Hắn rú lên một tiếng rồi ngã lăn ra. Thanh Tiêu Ngọc Nữ quả nhiên danh bất hư truyền.

    Sưu Thi Lang thấy thế càng bở vía. Lão tự nhìn nhận chính mình cũng không phải là đối thủ của thiếu nữ này.

    Ba lão già kinh dị phi thường, lúc này đã bạo dạn hơn. Ô Long Kiếm Khách lên tiếng:

    - Thiếu hiệp! Coi chừng, đừng để Sưu Thi Lang tự sát được. Vãn bối đã nhận ra được hắn không muốn dùng độc dược để tự sát. Thậm chí hắn không phải là người ở Cổ Mộ môn, dĩ nhiên hắn chẳng cam tâm hủy mình.

    Vương Đồng kinh hãi hỏi:

    - Sao lại thế được? Những người ở Cổ Mộ môn nếu gặp thất bại là chết ngay kia mà?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Câu chuyện không phải như vậy. Vãn bối đã đoán ra những người ở Cổ Mộ môn vào hàng lệnh chúa, chũng phải chịu đựng âm mưu của nhân vật chúa tể. Trong mình họ đã bị đưa tà công vào. Thứ tà công này khiến người trong Cổ Mộ môn không sao thoát thân được. Tà công phát tác là họ phải chết. Ba vị lão trượng cứ hỏi Sưu Thi Lang coi. Tại hạ e rằng chính hắn cũng không hiểu.

    Sưu Thi Lang đột nhiên cất tiếng run run nói:

    - Thiếu hiệp! Tình trạng của lão phu quả là như vậy. Bây giờ lão phu tuyệt vọng rồi mà chẳng hiểu tại sao không chết.

    Thiết Kỳ Sĩ cười lạt nói:

    - Đó là vì công lực của lão không vận dụng được nữa nên đồng thời tà công cũng hết hiệu nghiệm.

    Trịnh Phương lớn tiếng giục:

    - Sưu Thi Lang! Ngươi mau mau nói rõ những bí mật ở Cổ Mộ môn! May ra thiếu hiệp sẽ mở đường sinh lộ cho.

    Dường như Sưu Thi Lang cũng không biết mấy về bí mật của Cổ Mộ môn. Hắn cất tiếng bi ai năn nỉ:

    - Thưa các vị! Lão phu nhất định phải chết rồi! Nhưng thiếu hiệp đã phá vỡ âm mưu của bản môn, lão phu dù chết rồi cũng căm hận bản phái vì họ đối với thủ hạ rất tàn độc. Đúng thế! Lão phu không biết gì mấy, chỉ biết trên còn một bậc "Dã Quỉ Cổ Tùng." Bạch quan lệnh chúa là bậc cao nhất. Nhưng lệnh chúa ít ai được thấy mặt. Mọi việc điều do hắc lệnh chúa giao phó. Khi có việc gì đến hắc quan lệnh chúa, sẽ do Bạch Quan phó lệnh chúa ra lệnh.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Vô Qui Cổ Tùng ở phương nào? Dã Quỉ Cổ Tùng ở đâu?

    Sưu Thi Lang toan đáp thì đột nhiên trên không có thanh âm khác lạ. Hai mắt lão trợn ngược lên rồi không nói được nữa.

    Thiết Kỳ Sĩ la lên:

    - Thế là lão chết rồi. Cổ Mộ môn quả lợi hại!

    Ô Long kiếm khách kinh hãi hỏi:

    - Thanh âm gì vậy?

    Thiết Kỳ Sĩ trầm ngâm đáp:

    - Tại hạ vô ý quá! Chắc có người của Cổ Mộ môn ẩn quanh đây để ám thị. Họ thấy đã lâu mà việc không ổn nhất định bỏ trốn, nhưng đi chưa xa đã có thể truyền tín hiệu rồi.

    Ô Long Kiếm Khách hỏi:

    - Có phải dấu hiệu truyền đến Hắc lệnh chúa không?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Cái đó không thể biết được, như người này lẽ ra ngang hàng với Sưu Thi Lang hoặc cao hơn mới có thể phát âm thanh kỳ dị để giết lão. Âm thanh kỳ dị đó có thể phát động tà công trong người Sưu Thi Lang.

    Trịnh Phương thở dài nói:

    - Bọn Cổ Mộ môn thật là kỳ bí và tàn độc.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - May mình hỏi sớm biết được một chút, cũng là đã thu hoạch hiệu quả.

    Ô Long Kiếm Khách chắp tay nói:

    - May được thiếu hiệp cứu viện. Bọn lão phu cảm kích vô cùng.

    Thiết Kỳ Sĩ nghiêm nghị đáp:

    - Sao lão trượng lại nói vậy? Ở ngoài thành Kim Lăng tại hạ có chỗ càn rỡ, còn mong lão trượng lượng thứ.

    Ô Long Kiếm Khách cười nói:

    - Thiếu hiệp chẳng có lỗi gì. Vụ đó hoàn toàn do liệt đồ cuồng vọng mà ra.

    Thiết Kỳ Sĩ vội hỏi:

    - Sao không thấy lệnh cao đồ đâu?

    Ô Long Kiếm Khách đáp:

    - Lão phu cho gã về núi rồi. Cảm ơn thiếu hiệp có dạ quan hoài.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Khi tiền bối trở về quí sơn xin chuyển lời của vãn bối cáo lỗi cùng lệnh đồ.

    Ô Long Kiếm Khách thở dài nói:

    - Bọn lão hủ ba người cũng chưa hiểu mình còn trốn lánh được bao lâu.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Đây lên phái Thiếu Lâm núi Tung Sơn gần hơn cả. Ba vị lão trượng hãy tạm thời đến đó ẩn thân. Tuy phái Thiếu Lâm cũng khó lòng tránh khỏi hành vi càn rỡ của Cổ Mộ môn, nhưng đó là môn phái lớn tất chúng cũng phải e dè.

    Ô Long Kiếm Khách hỏi:

    - Uy danh của phái Thiếu Lâm khiến bọn tà môn muốn cử động cũng còn phải thận trọng. Nhưng bọn lão hủ trước kia chưa có mối giao hữu thì làm thế nào?

    Thiết Kỳ Sĩ lại gần thi thể Sưu Thi Lang lấy con kim phượng hoàng đưa cho Ô Long Kiếm Khách nói:

    - Đây là phụng hoàng lệnh phù của gia sư. Ba vị hãy cầm đưa tới chưởng môn phái Thiếu Lâm, hoặc bất cứ vị trưởng lão nào sẽ được người tiếp đãi.

    Ba lão xúc động đáp:

    - Ơn đức của thiếu hiệp bọn lão hủ lấy gì đền đáp?

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Ba vị dạy quá lời. Xin ba vị cứ giao lệnh phù nơi phái Thiếu Lâm. Sau này vãn bối sẽ thu về...

    Chàng dừng lại một chút rồi hỏi:

    - Vừa rồi ba vị chưa động thủ, không hiểu bọn Cổ Mộ môn có gia hại đến bảo quyến không?

    Ô Long Kiếm Khách đáp:

    - Tuy chưa có hành động kháng cự, nhưng nếu Cổ Mộ môn biết rồi thì họ vẫn không thay đổi luật lệ.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - May ở chỗ vãn sinh ra mặt trước, không thì thật là phiền.

    Ba lão chắp tay đáp:

    - Vậy bọn lão hủ xin lên đường trước.

    Thiết Kỳ Sĩ dặn:

    - Ba vị nên thận trọng. Hay hơn hết là ngày đi đêm nghỉ.

    Ba người tạ ơn rồi chắp tay từ biệt.

    Văn Đế Đế thở dài nói:

    - Kỳ ca! Trong này có ba cái quan tài nhỏ.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Hãy thu cả lấy! Tuy nó khủng khiếp nhưng nó chế tạo rất tinh vi. Mình giữ lại phòng khi dùng đến. Bằng không dùng làm đồ chơi cho con mình.

    Văn Đế Đế bĩu môi nói:

    - Thật là mặt dầy!

    Rồi cô mỉm cười nói tiếp:

    - Từ giờ Kỳ ca không được nói nhảm.

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Tiểu huynh mau miệng, e rằng không giữ được.

    Văn Đế Đế làm mặt giận giục:

    - Chúng ta đi thôi!

    Thiết Kỳ Sĩ khẽ hỏi:

    - Dường như có mấy người chăm chú theo dõi ba lão. Phía trước về mé tả thông tới nơi đâu?

    Văn Đế Đế ra ngoài coi một lúc rồi đáp:

    - Dường như đó là sông Vận Hà.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Chúng ta phải rượt theo ngay. Chắc ba lão đi dọc theo sông Vận Hà đến Triều Châu.

    Hai người đề tụ khinh công chạy đi chừng được bốn dặm chợt ngó thấy bốn bóng người. Thiết Kỳ Sĩ đã nhận ra lớn tiếng hô:

    - Sư huynh! Sư huynh!

    Nguyên bốn người đó là bọn Cao Thức, Bạch Từ, cự nữ đồng và Thiết Nhị Lang. Cao Thức chạy như bay tới nơi gọi:

    - Lão nhị! Phía trước có ba lão già rất khả nghi, hành động lén lút.

  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 14 - Cuộc Do Thám Ngoài Cửa Tây Thiên

    Thiết Kỳ Sĩ cười khích khích, cố ý hỏi:

    - Bọn sư huynh vừa gặp họ phải không?

    Cao Thức biết ngay có điều kỳ quái liền "ủa" một tiếng rồi hỏi:

    - Lão quỉ! Ngươi lại dở trò quỉ gì đây?

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Đại ca! Đó là bọn Ô Long Kiếm Khách, Hoài âm kiếm khách, Cao Bưu kiếm khách mà Sĩ Kỳ vừa cứu thoát.

    Bạch Từ dẫn hai tên cự đồng rượt tới nghe nói liền hỏi:

    - Các vị đã gặp chuyện gì đây?

    Thiết Kỳ Sĩ kể lại những chuyện vừa qua rồi nói tiếp:

    - Các vị lại đi về hướng chính bắc. Bước đầu chúng ta đã gặp hắn rồi. Sau khi phân tán lại hội diện, sai nhau không mấy.

    Mới sáng tinh sương, mặt trời vừa mọc. Thiết Kỳ Sĩ cùng Văn Đế Đế cáo biệt bọn Cao Thức lại đi mấy chục dặm.

    Phía trước là một tòa thị trấn lớn. Gần tới nơi Thiết Kỳ Sĩ thấy cửa thị trấn có con sông lớn liền hỏi Văn Đế Đế:

    - Đây là sông gì?

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Đây là sông Vân Hà.

    Cô lại nói:

    - Kỳ ca chắc lấy làm lạ phải không?

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Sao lại biết sông Vân Hà?

    Văn Đế Đế cười rất tươi đáp:

    - Nếu Kỳ ca men theo sông Vân Hà mà đi thi trưa mới tới nơi. Bọn Ô Long Kiếm Khách nhất định ngồi thuyền. Họ không cần mau lẹ mà chỉ muốn giữ hành trang bí mật, nên chúng ta vượt qua mặt họ.

    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:

    - Té ra tiểu huynh lầm rồi, nguyên tiến về phía bắc là lên núi Tung Sơn.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Xem chừng Kỳ ca không thuộc phương hướng cùng vị trí. Vậy cứ nghe tiểu muội là được.

    Hai người vừa vào thị trấn đã thấy hai vị xuất gia ở trước mặt, một nhà sư và một đạo sĩ ngoài bảy mươi tuổi. Hai lão song song thủng thẳng cất bước, không nhìn ngang nhìn ngửa, thái độ rất đường hoàng.

    Đạo sĩ lưng đeo trường kiếm, dây thao vàng bay phất phới. Chòm râu dài đã chóm bạc, gió thổi đập lên vai. Đứng xa trông chẳng khác Lữ Thuần Dương.

    Còn nhà sư cầm cây thiền trượng lớn. Đầu trọc ánh dương quang chiếu vào bóng loáng.

    Văn Đế Đế thấy vậy cười mát nói:

    - Bát quái sánh với Bách nạp đi đôi thật là thú vị.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Chúng ta hãy đi theo. Đây chắc là hai cao thủ nơi cửa Phật.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Các vị ăn chay mà mình ăn mặn, chẳng lẽ theo họ vào trang đường?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Tửu lầu cũng có cơm chay, có khi các vị xơi luôn cả thịt chó.

    Văn Đế Đế tức giận nói:

    - Đừng nói nhảm! Các vị mà nghe thấy thì còn ra thế nào? Bây giờ Kỳ ca không phải là hạng vô danh tiểu tốt, cần học lấy một chút phong độ của người đại hiệp mới được.

    Thiết Kỳ Sĩ cười mát đáp:

    - Tiểu huynh không muốn mang danh đại hiệp, thấy bọn võ lâm tranh cường hiếu thắng, tiểu huynh lại ngứa thịt.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Nếu muốn hoàn toàn tự do thì phải ẩn cư.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Ẩn cư ư? Mình ẩn cư cũng chẳng xoay chuyển được võ lâm. Nói cho Văn muộn hay: bây giờ tiểu huynh cũng chưa tìm được cừu nhân phải chịu thế này. Khi mà biết rõ rồi tất phải làm cho Văn muội phải kinh dị.

    Văn Đế Đế nói:

    - Hay lắm!

    Cô cũng là một tay sát thủ, mà nghe khẩu khí Thiết Kỳ Sĩ không khỏi khiếp sợ.

    Nhà sư và đạo sĩ quả nhiên tiến vào một tửu điếm. Văn Đế Đế bất giác la lên:

    - Trời ơi! Người tu hành sao lại vào đây?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Không ăn nhậu là được rồi. Chẳng lẽ còn cấm cả các vị nhìn người khác ăn. Tiểu huynh tán thành kẻ xuất gia cữ lòng chứ không cữ miệng.

    Hai người theo vào tửu điếm đi lên lầu. Tiểu bảo lẽo đẽo theo sau hỏi hai nhà sư ăn gì?

    Thiết Kỳ Sĩ cũng bật cười. Chàng thấy hai người xuất gia đi tới đi cũng dẫn Văn Đế Đế theo tới đó. Kết quả đi đến chỗ hai bên ngồi hai bàn ở gần cửa trông ra đường.

    Thực khách ở trên lầu đã chiếm hết nửa chỗ ngồi. Nhân vật rất phức tạp, đủ mặt tam giáo cửu lưu, lại có trẻ nít bà già thật là hỗn loạn.

    Văn Đế Đế nhìn Thiết Kỳ Sĩ khẽ hỏi:

    - Kỳ ca! Bọn Cổ Mộ môn đã náo loạn võ lâm mà sao người võ lâm vẫn qua lại như thường.

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Chết là điều đáng sợ nhất. Con người ai cũng có một lần chết, nhưng ngày chết chưa tới người ta không muốn nghĩ đến.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Ủa! Thế mà tiểu muội nghĩ đến rồi.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Nghĩ đến thì được ích gì? Đằng nào cũng chẳng tránh khỏi. Chẳng lẽ Văn muội cứ ngồi ở nhà chờ ngày chết tới? Nhưng sao Văn muội cũng chạy đi đây đi đó, muốn ăn muốn uống, muốn nói, muốn cười?

    Hai người trò chuyện, nhà sư và đạo sĩ đều nghe rõ. Đột nhiên hòa thượng niệm Phật hiệu nói:

    - Đạo huynh! Người đời biết sống quả là hạng đại trí tuệ.

    Đạo sĩ niệm Vô Lượng Thọ Phật rồi hỏi:

    - Đại sư đã có cơ duyên sao không thỉnh giáo một phen?

    Thiết Kỳ Sĩ dường như biết đạo sĩ muốn nói về mình liền cười đáp:

    - Vãn bối có thể biết quá khứ vị lai. Ai hỏi về bước tiến trình đều đoán không sai.

    Hòa thượng chắp tay để trước ngực hỏi:

    - Thiếu thí chủ! Cổ Mộ môn là thế nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Là một tà môn bắt đầu từ Cổ Tùng.

    Đạo nhân hỏi tiếp:

    - Nhân vật chủ trương là ai?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Thần bí như biển rộng, lại cao thâm khôn lường. Muốn biết nhân vật chủ trương, trước hết phải điều tra cơ sở ở đâu?

    Hòa thượng hỏi:

    - Thí chủ chỉ thị rõ hơn được chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Trước hết đại sư hãy bảo cho biết "Bát tự". Không thì chẳng thể nào được.

    Hòa thượng đứng dậy nói:

    - Bản tăng là Phổ Đà ở chùa Pháp Môn. Còn vị này là Đạo Nguyên chân nhân, chưởng giáo phái Võ Đương.

    Thiết Kỳ Sĩ cũng đứng chắp tay hỏi:

    - Nếu vậy tại hạ thất kính mất rồi. Phải chăng hai vị cũng vì vụ Hắc quan lệnh của Cổ Mộ môn làm náo loạn võ lâm mà phải hạ sơn?

    Đạo Nguyên chân nhân đáp:

    - Trong võ lâm chưa biết đến Cổ Mộ môn. Vừa rồi nhân thí chủ đề cập tới mới cảm thấy kinh dị.

    Lão ngừng lại một chút rồi tiếp:

    - Quan tài lệnh chưa đưa tới tay kẻ xuất gia. Chắc đây mới là bước đầu.

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Nếu hai vị muốn biết sơ bộ thì mời lên chùa Thiếu Lâm nghe ngóng.

    Hòa thượng "ủa" lên một tiếng hỏi:

    - Thiếu Lâm biết tin này sao chưa truyền thiếp đi khắp giang hồ?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - E rằng Thiếu Lâm cũng phải bốn năm bữa nữa mới được tin. Hiện giờ hãy còn ở trong vòng bí mật.

    Hòa thượng liền nhìn Đạo nhân nói:

    - Đạo huynh! Chúng ta đi thôi!

    Lão quay lại nhìn Thiết Kỳ Sĩ chắp tay nói:

    - Đa tạ thí chủ sẵn lòng chỉ điểm.

    Thiết Kỳ Sĩ chắp tay đáp:

    - Xin chào hai vị.

    Hòa thượng và Đạo sĩ đi rồi, Văn Đế Đế cười nói:

    - Sao Kỳ ca không nói thẳng cho các vị hay còn để người ta phải đi cho mệt?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Bảo thẳng với họ, họ vẫn phải đến chùa Thiếu Lâm, vì hiện nay các môn phái lớn đều coi Thiếu Lâm là Minh chủ. Phái này phát thiếp đi khắp giang hồ để ước hội những nhân vật đầu não đến thương nghị rồi mới phát động. Thế thì thật là phiền!

    Ăn cơm xong, hai người đăng trình, mười mấy ngày liền vẫn chưa điều tra được động tĩnh của Cổ Mộ môn...

    Hôm ấy hai người đến chân núi Thái Sơn, tìm vào một nhà nông mua cơm ăn. Văn Đế Đế đề nghị du ngoạn trên Nam Thiên môn ở Trượng Nhân phong trong dãy Thái Sơn.

    Thiết Kỳ Sĩ đồng ý, nhưng chàng còn tính toán chuyện khác. Thái Sơn đứng đầu Ngũ nhạc. Chàng chắc trên núi này có thể điều tra thêm được chuyện bí mật.

    Hai người ở nhà nông chuẩn bị lương khô, chờ mặt trời mọc rồi đi vào thâm sơn.

    Thiết, Văn tới chân Trượng Nhân Phong vào ngày hôm sau.

    Đó là hai người đi rất mau lại không ngừng nghỉ chỗ nào.

    Thiết Kỳ Sĩ tìm suối nước uống, hái mấy thứ trái cây đưa cho Văn Đế Đế nói:

    - Chúng ta hãy ăn bữa tối đã. E rằng hết canh một mới lên tới đỉnh núi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Tại sao không giở khinh công mà đi?

    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:

    - Chẳng có việc gấp mà cũng không rượt theo địch thì vội vàng làm chi? Chúng ta đi du ngoạn, chạy ngựa xem hoa chứ chẳng có ý gì khác.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Nhất định Kỳ ca còn tính toán chuyện gì?

    Thiết Kỳ Sĩ mỉm cười đáp:

    - Văn muội đã biết còn hỏi làm chi?

    Văn Đế Đế ồ lên một tiếng hỏi:

    - Phải chăng Kỳ ca đã phát hiện điều gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Thái Sơn là khu vực cao nhất ở Trung Nguyên, nổi tiếng khắp hoàn vũ. tiểu huynh nghĩ rằng tất có ẩn sĩ, kỳ nhân. Chúng ta đã tới đây thì cứ tìm vào phỏng vấn, may ra cũng thu lượm được kết quả bất ngờ chưa biết chừng.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Cái đó có liên quan gì đến chuyện thi triển khinh công?

    Thiết Kỳ Sĩ thở dài đáp:

    - Giả tỷ chúng ta tới nơi đây mà ai thấy phô trương tuyệt kỹ, nhất định sẽ mắng thầm là bọn ngông cuồng chẳng hiểu trời cao đất dày. Như vậy chẳng những chúng ta không được ra mắt họ mà còn khiến họ ghét cay ghét đắng.

    Văn Đế Đế cười hỏi:

    - Nếu vậy chúng ta giả làm người thường bò từng tấc một mà lên đỉnh núi hay sao?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Thế cũng không được. Người thường mà đêm khuya còn lên Trượng Nhân Phong là hạng điên khùng hay kẻ đi tìm cái chết.

    Văn Đế Đế không thể nói lý với chàng được, liền lấy lương khô ra ăn xong hỏi:

    - Bây giờ đi ngay chứ?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Tuy không cần đi nhanh, nhưng đừng để bước chân phát ra tiếng động.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Nhất định Kỳ ca đã phát giác ra điều gì?

    Thiết Kỳ Sĩ xua tay gạt đi:

    - Đừng nói nữa!

    Dứt lời chàng vẫy Văn Đế Đế đi rồi len lén tiến về phía trước. Thực tình chàng đã có điều phát giác.

    Trèo núi vượt khe đến hết canh hai mới tới một nơi hang thẳm.Thiết Kỳ Sĩ dừng lại chú ý lắng nghe. Chàng nghe rồi đi vào trong hang núi một cách thận trọng.

    Đột nhiên Văn Đế Đế nghe thấy nhiều thanh âm từ chỗ sâu thẳm vọng ra, cô rất lấy làm kinh dị khẽ nói Thiết Kỳ Sĩ:

    - Vụ này là thế nào đây?

    Thiết Kỳ Sĩ khẽ đáp:

    - Đó là một nhóm nhân vật rất thần bí. Chúng ta chớ để họ phát giác. Vì thế tiểu huynh không muốn Văn muội nói nhiều.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Dường như bọn họ rất đông phải không?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Đại khái hơn mười người.

    Đột nhiên chàng nắm Văn Đế Đế dừng lại rồi tránh đường nhanh như điện chớp, ẩn vào sau tảng đá. Chàng dùng phép truyền âm nói:

    - Nín thở đi!

    Giữa lúc ấy đột nhiên có tiếng gió vèo vèo. Đồng thời hai người phát hiện ba nhân vật xuất hiện chỗ mình vừa đứng.

    Ba người kia vừa hạ mình xuống đất liền đảo cặp mắt nhìn quanh bốn phía một cách rất chú ý.

    Hồi lâu mới nghe tiếng một người cười lạt nói:

    - Bọn chúng trốn đi rồi.

    Câu này làm cho Văn Đế Đế hết sức kinh hãi, mà cả Thiết Kỳ Sĩ cũng rất đỗi ngạc nhiên.

    Một người khác nói:

    - Quay về bẩm phó tòa những nhân vật tới đây không phải tầm thường, bọn chúng trốn thoát rồi.

    Người nói trước bảo:

    - Thử xục tìm coi! Không chừng chúng còn ẩn núp đâu đây.

    Người nói sau cười đáp:

    - Trừ khi bọn chúng đã luyện Xúc khí pháp, không thì chẳng thể nào trốn được thính giác của ta.

    Ba người về rồi, Thiết Kỳ Sĩ dùng phép truyền âm bảo Văn Đế Đế:

    - Trong này toàn là những tay cao thủ hạng nhất, chúng ta không thể tiến vào được...

    Chàng dừng lại một chút rồi cảnh cáo:

    - Đế Đế phạm lỗi lầm rồi đó.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Lỗi lầm ở chỗ nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Hạng người có thói quen không tự cảnh giác, thích thò tay sờ vào lá cây bên mình, hay cành hoa ngọn cỏ. Vừa rồi Văn muội chẳng đã hái một lá cây. Tiểu huynh phát giác vội nắm Văn muội vào đây ẩn mình, vì biết chắc tất có người ra điều tra. Quả nhiên đúng sự thật.

    Trong tay Văn Đế Đế còn cầm một lá cây chưa buông ra, nghe nói nàng liền tự trách:

    - Vụ này mình không nghĩ tới thật đã sơ ý.

    Thiết Kỳ Sĩ lại giục:

    - Lùi lại cho mau! Có người đến đó! Có người đến đó!

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Họ lại phát giác ra động tịnh của chúng ta rồi chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:

    - Một tên thủ lĩnh trong bọn này phái hai người đi đón thủ lĩnh chính của họ.

    Hai người thi triển khinh công lùi ra cửa hang núi rồi ẩn mình ngay.

    Lần này chờ lâu mới thấy hai người trung niên rảo bước đi tới. Một tên nói:

    - Quãng đường có hai dặm mà sao lệnh chúa đi lâu thế? Không hiểu còn làm gì?

    Người khác đáp:

    - Lệnh chúa cấm chỉ người bản môn qua cửa Tây Thiên thì tất là có chuyện. Đáng tiếc chúng mình không dám thám thính.

    Người thứ nhất la lên:

    - Ở chỗ này được rồi. Hễ thấy lệnh chúa xuất hiện chúng ta có thể thông báo ngay. Nếu còn đi nữa là gần tới cửa Tây Thiên.

    Văn Đế Đế kinh hãi nghĩ thầm:

    - Hỏng bét! Thế là chúng ta hết phương cử động.

    Đột nhiên Thiết Kỳ Sĩ búng ngón tay một cái. Hai người kia liền không nhúc nhích được.

    Văn Đế Đế cả mừng khẽ hỏi:

    - Đây là cách điểm huyệt gì của Kỳ ca?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Đối với các cao thủ này, những cách không đả huyệt, tả phong đả huyệt, ám khí đả huyệt đều không dùng được, tiểu huynh phải thi triển môn truyền công đả huyệt. Chúng ta mau đem giấu hai tên kia đi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Không tra hỏi khẩu cung ư?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Không đủ thì giờ, chúng ta phải đến cửa Tây Thiên.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Tra hỏi lệnh chúa của bọn họ chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:

    - Đêm nay chúng ta phát hiện được nhiều chuyện trọng đại.

    Ẩn nấp xong. Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Đế Đế đã đi qua cửa Tây Thiên chưa thì dẫn đường cho tiểu huynh, mà phải cẩn thận lắm mới được.

    Văn Đế Đế gật đầu đáp:

    - Những khe dài lạch ngắn, đỉnh cao động thẳm, chẳng chỗ nào tiểu muội không biết.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Văn muội chớ coi thường, đêm nay bọn cường địch rất đông.

    Đến cửa Tây Thiên, Văn Đế Đế khẽ hỏi:

    - Kỳ ca muốn tìm nơi nào trong phạm vi này?

    Thiết Kỳ Sĩ dặn:

    - Từ giờ phải dùng phép truyền âm và thi triển khinh công, đừng để phát ra tiếng động, nhớ chưa? Văn muội đừng rời xa tiểu huynh ngoài ba trượng.

  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 15 - Lò Nấu Thuốc Giải Truyền Âm Độc

    Văn Đế Đế gật đầu. Dĩ nhiên cô cũng biết bọn địch nhân rất ghê gớm. Nếu không có điều khẩn yếu là cô không mở miệng.

    Thiết Kỳ Sĩ dường như đã thi triển thính giác lực rất cao thâm. Chàng lẳng lặng quan sát bốn mặt rồi dán tai vào vách đá hoặc xuống đất. Lát sau đột nhiên chàng nhìn Văn Đế Đế dùng phép truyền âm hỏi:

    - Nơi đây có động phủ nào không?

    Văn Đế Đế cũng dùng phép truyền âm đáp:

    - Có!

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu. Chàng vừa nghe vừa kéo Văn Đế Đế đi về phía vách núi đứng dựng.

    Chưa đi được năm mươi trượng. Văn Đế Đế đã nghe thấy tiếng động đồng thời mũi ngửi thấy mùi thuốc mà cô chẳng hiểu gì cả.

    Hết đường rồi. Phía trước là một tảng đá rất lớn. Thiết Kỳ Sĩ vội đánh tay ra hiệu cho Văn Đế Đế đừng tiến về phía trước nữa. Còn chàng người lẹ như chim én bò lên tảng đá núi.

    Đầu chàng vừa thò ra một chút lại vội thụt vào dường như đã ngó thấy gì.

    Chàng dừng lại một chút, đưa người lên cao thêm, rồi không nhúc nhích nữa.

    Sau giây lát, chàng vươn tay vẫy Văn Đế Đế ra hiệu cho cô cũng trèo lên.

    Văn Đế Đế thi triển khinh công tối cao đến sau Thiết Kỳ Sĩ, dán mình vào người chàng, để một mắt dòm qua dưới trái tai chàng.

    Phía trước tảng đá lớn toàn là chông gai và cây cối nhưng không che lấp được thị tuyến.

    Tảng đá lớn ngăn chặn đường đi, nhưng vách núi vẫn tiếp tục còn dài đến mười ba mười bốn trượng. Chân vách núi hiển nhiên lộ ra một tòa động phủ. Cửa động không rộng mấy, mùi thuốc từ trong động đưa ra.

    Trên cửa động lúc này có một nữ nhân xuất hiện. Mụ vào trạc bốn năm chục tuổi, nghi dung đoan chính, nhưng sắc diện âm trầm lại lộ vẻ giận dữ. Cặp mắt phượng nhắm lại tựa hồ đang nhận định.

    Trước mặt nữ nhân, một thanh niên người cao nghệu đứng sững, trên lưng gã dắt hai thanh kiếm. Lạ ở chỗ mặt gã lộ vẻ nóng nảy, bỗng chân gã bước lui rồi lại bước tới. Hai tay dường như không có chỗ để.

    Thiết Kỳ Sĩ quay lại nhìn Văn Đế Đế dùng phép truyền âm nói:

    - Gã thanh niên kia là lệnh chúa đó.

    Văn Đế Đế nghe nói sửng sốt, dùng phép truyền âm hỏi:

    - Bọn họ làm gì vậy?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Ta đến trước nghe gã hô mụ bằng má, nhưng chưa nghe tiếng mụ nói gì.

    Văn Đế Đế không hiểu được nghi vấn trước mặt. Sau chừng nửa giờ mới nghe thanh niên lưng cài song kiếm lớn tiếng hô:

    - Má má! Má má đã không cho hài nhi vào động lại chẳng bảo sao. Hay là má má bức bách hài nhi phải xông vào.

    Con nói với mẹ ba chữ "phải xông vào" khiến cho Văn Đế Đế và Thiết Kỳ Sĩ rất lấy làm kỳ, vì không tin giọng lưỡi của con lại dám nói với mẫu thân như vậy. Hai người vừa kinh ngạc vừa tức giận.

    Có lẽ vì câu nói không lọt tai, mụ đột nhiên mở trừng mắt trợn lên quát:

    - Thằng súc sinh ngỗ nghịch bất hiếu kia! Ngươi dám...

    Thanh niên dừng bước lại, dường như gã cũng bực mình trầm giọng đáp:

    - Má má! Nếu vậy hài nhi nói huỵch toẹt ra...

    Phụ nhân nhảy chồm lên trỏ tay vào mặt gã quát:

    - Câm miệng ngay! Ai là má má mi! Cút... ngay đi...

    Thanh niên không có ý rút lui, lại nói:

    - Vậy lão nhân gia lấy thuốc cho tiểu tử đi!

    Phụ nhân cười lạt nói:

    - Thuốc gì?

    Thanh niên đáp:

    - A di đã điều tra ra lão nhân gia ở đây để chế luyện một thứ kỳ dược để phá hoại môn truyền âm độc của A di.

    Phụ nhân đột nhiên ngửa mặt cười rộ nói:

    - Phải rồi! Ta đã luyện xong và hoàn toàn thành công rồi. Mười mấy năm nay ta ngày đêm sưu tầm dược thảo trong thiên hạ để phá Truyền âm độc. Đấng hoàng thiên không phụ kẻ tâm thành, ta đã tìm được đầy đủ hoàn toàn.

    Thanh niên lớn tiếng:

    - Lão nhân gia không thể phá hoại việc lớn của A di.

    Phụ nhân cười lạt đáp:

    - Việc lớn! Chà chà! Việc lớn là giết hại hàng ngàn hàng vạn hảo nhân. Mi là đứa ngỗ nghịch bất hiếu! Té ra cha mi điên rồi mi cũng điên theo. Cha ngươi bị con yêu phụ mê hoặc, không ngờ mi cũng mê mụ. Thằng súc sinh kia! Ai đẻ ra mi? Con người mi từ đâu mà có? Phải chăng mi ở dưới đất chui lên? Mi nói đi! Mi nói đi!

    Thanh niên vẫn không động tâm đáp:

    - A di muốn thống nhất võ lâm, hoàn toàn trông vào Truyền âm độc để khống chế bộ hạ. Bộ hạ mà không khống chế được thì chẳng còn cách gì mà quăng lưới quét các nhân vật võ lâm trong thiên hạ. Nếu không đủ thế lực khống chế võ lâm, thì sau này cả quân Thiên Bang của gia gia cũng hợp lại. Má má nghĩ coi bước đường tương lai đều là ở nơi hài nhi.

    Phụ nhân nổi lên tràn cười ha hả đầy vẻ trào phúng rồi hắng dặng nói:

    - Phải rồi! Đều ở nơi mi hết. Sau này mi làm hoàng đế! Chà! Con yêu phụ thối tha có mấy phần tư sắc làm cho gia gia mi mê muội. Thị bắt đầu việc gồm thâu Quân Thiên Bang. Thực ra bang này là Dã Tâm Bang. Mụ làm gì ta cũng mặc, nhưng mụ không nên đuổi ta đi. Mi là đứa súc sinh, lúc ta đi ngươi mới lên bảy tuổi. Ta tưởng khi mi lớn lên sẽ báo thù cho ta. Hỡi ơi! Nào ngờ thằng súc sinh cũng bị mê muội. Bây giờ ta chẳng còn hy vọng gì nữa. Mi làm lệnh chúa bậc nhất có đủ oai phong để uy hiếp mẫu thân.

    Thanh niên cười khằng khặc đáp:

    - Hảo ý của hài nhi bị má má cự tuyệt, nhưng má má tự lượng có phải là đối thủ của A di không?

    Phụ nhân lớn tiếng la:

    - Không phải thì làm sao?

    Thanh niên lớn tiếng hỏi:

    - Đã không phải thì giữ thuốc làm chi?

    Phụ nhân hắng dặng đáp:

    - Võ lâm không phải là nơi để cha con mi xưng vương, hay con yêu phụ kia xưng bá. Ta tự có bổn phận kiếm một người giao thuốc cho họ khiến đồng đạo võ lâm phản kháng Cổ Mộ môn và Quân Thiên Bang không sợ truyền âm độc nữa.

    Thanh niên gầm lên:

    - Nếu vậy a di sẽ đến kiếm má má.

    Phụ nhân xua tay nói:

    - Cút đi! Cút ngay đi! Nếu mi còn chút nhân tình thì cút cho xa, bằng không mi giết chết ta đi.

    Thanh niên cười lạt đáp:

    - Hài nhi không muốn mang tội phản nghịch, nhưng má má tuyệt đối cũng chẳng như nguyện được đâu...

    Dứt lời gã vọt lên không đi ngay.

    Văn Đế Đế vội dùng phép truyền âm hỏi:

    - Kỳ ca! Dẹp bỏ gã đi! Thằng con bất hiếu đó còn để làm gì?

    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu, dùng phép truyền âm đáp:

    - Mẹ con vẫn là mẹ con, hiện giờ phụ nhân hận mình chẳng giết được thằng con bất tử, nhưng lúc kẻ khác đòi mạng con của mụ thì mụ lại liều mạng với họ. Ta đừng hành động mới là cao kiến.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Cao kiến ở chỗ nào?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Văn muội hãy chờ đó sẽ biết.

    Phụ nhân tức đến chảy nước mắt rồi mụ bưng mặt khóc rống lên.

    Sau nghe tiếng bước chân mụ loạng choạng quay vào động. Văn Đế Đế dùng phép truyền âm hỏi:

    - Kỳ ca! Làm gì bây giờ?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Cứ giữ ở chỗ này.

    Văn Đế Đế kinh hãi hỏi:

    - Giữ ở đây làm chi?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Một là ta cần bảo vệ phụ nhân kia, phòng ngừa gã thanh niên kia đó tới làm khó dễ. Hai là ta muốn tìm cách tiếp cận phụ nhân khiến mụ giao thuốc cho ta. Đồng thời ta ráng hỏi toàn bộ tin tức ở nơi mụ.

    Văn Đế Đế ngấm ngầm khâm phục chàng nên không nói gì nữa.

    Cô chỉ nhịn được một lúc lại hỏi:

    - Không hiểu thanh niên đi chưa?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Mặc kệ gã! Có điều gã không trú ngụ tại Thái Sơn. Chắc ta còn lắm phen điên đầu vì gã.

    Hai người ở đó tới lúc gần sáng, Thiết Kỳ Sĩ vẫn chưa hành động gì. Chàng chờ đến trưa mới nhìn Văn Đế Đế nói:

    - Có thể hành động được rồi.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Kỳ ca định làm gì?

    Thiết Kỳ Sĩ ghé vào tai cô thì thầm một lúc rồi cười nói:

    - Cứ theo kế hoạch mà hành động.

    Văn Đế Đế tủm tỉm cười. Đột nhiên cô bật tiếng la hoảng:

    - Kỳ ca! Lẹ lên. Nó chuồn vào trong vách đá rồi.

    Thiết Kỳ Sĩ dừng lại làm bộ như từ xa tới, nhảy bổ lên hỏi:

    - Ở chỗ nào?

    Văn Đế Đế vọt về phía trước. Lúc này cô chỉ còn cách cửa động chừng năm trượng. Cô trỏ vào một tiểu động ở vách đá cách đó chừng bốn thước đáp:

    - Nó chui vào trong lỗ này.

    Thiết Kỳ Sĩ ngoài mặt ngó về phía Văn Đế Đế trỏ mà trong bụng vẫn ngấm ngầm lưu tâm đến cửa động.

    Quả như điều tiên liệu của chàng, một bóng phụ nhân hiện ra trước cửa động. Chàng nhìn Văn Đế Đế nói:

    - Không sao. Rồi nó cũng chui ra.

    Văn Đế Đế nũng nịu đáp:

    - Không được! Nó cắp mất chuỗi ngọc của tiểu muội rồi, tiểu muội phải lấy lại ngay bây giờ.

    Thiết Kỳ Sĩ làm bộ không sao được đáp:

    - Văn muội hãy chờ một lát có quan hệ gì. Hãy đứng lùi ra một chút.

    Văn Đế Đế hỏi:

    - Kỳ ca muốn mở vách đá ra chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Không làm thế thì còn cách nào? Đứng xa ra một chút, không thì bị kình phong đả thương đó.

    Văn Đế Đế cười nói:

    - Đừng khoác lác! Công lực của tiểu muội không bằng Kỳ ca nhưng chẳng lẽ không cản nổi dư kình. Kỳ ca động thủ đi, nhưng phải coi đừng làm bể xâu chuỗi ngọc của tiểu muội.

    Cô nói rồi lùi ra ngồi trên tảng đá coi chừng.

    Thiết Kỳ Sĩ ngầm vận bảy thành công lực, nhưng bề ngoài vẫn thản nhiên như không, chàng cười nói:

    - Coi chừng đá bể đổ xuống.

    Chàng vừa dứt lời, đột nhiên vung quyền đánh vào vách núi.

    Một tiếng "Ầm" vang lên như sấm nổ. Tiếp theo một trận rung chuyển ầm ầm. Cả trái núi lung lay không ngớt, nhất là vách núi đứng dựng phải nghiêng đi. Tình trạng này không giống sức người làm nên được.

    Đây là lần đầu tiên Văn Đế Đế thấy Thiết Kỳ Sĩ thi triển bảy thành công lực mà ghê gớm đến thế! Cô đưa mắt nhìn lên vách núi lộ ra một lỗ rộng ba trượng vuông, sâu đến năm trượng. Đá bể đổ xuống ào ào như mưa. Chỗ bể rộng năm thước vuông. Mảnh đá bay đi tới trăm trượng.

    Lúc này phụ nhân đứng trong cửa động lộ vẻ cực kỳ kinh hãi, vội chạy ra ngoài.

    Văn Đế Đế đã được Thiết Kỳ Sĩ dặn dò. Cô lại lớn tiếng la:

    - Kỳ ca! Hỏng bét rồi! Làm sao kiếm thấy chuỗi ngọc?

    Thiết Kỳ Sĩ giả vờ ngơ ngác đáp:

    - Chắc nó còn ở trong động.

    Văn Đế Đế nhảy lên lớn tiếng:

    - Quỉ cũng không tìm được. Kỳ ca phải thường tiểu muội rồi.

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Nếu vậy... nếu vậy về thành đi mua mới có.

    Văn Đế Đế tức mình nói:

    - Được rồi! Về thì về đi. Nhưng phải mua đúng như vậy, sai một chút là tiểu muội không chịu.

    Phụ nhân thấy hai người muốn đi, ra chiều nóng nảy ra gọi:

    - Hai vị thanh niên kia! Hãy dừng lại một chút.

    Văn Đế Đế làm bộ vừa mới ngó thấy mụ. Cô "ủa" lên một tiếng hỏi:

    - Đại nương! Đại nương ở đâu tới?

    Phụ nhân cười đáp:

    - Ta ở trong động này. Hai vị vào đây ngồi chơi.

    Thiết Kỳ Sĩ chắp tay hỏi:

    - Như vậy há chẳng làm bận rộn lão nhân gia?

    Phụ nhân mỉm cười đáp:

    - Chúng ta là người thành thực bất tất phải khách sáo.

    Hai người theo sau phụ nhân đi quanh co mấy chỗ đường rẽ, lại xuyên tám chín tầng cửa đá mới vào một căn thạch thất.

    Trong thạch thất đồ đạc rất đơn giản. Góc nhà kê một cái giường cây, trên giường có hai tấm chăn. Đầu giường đặt mấy thứ đồ dùng để ăn uống. Ngoài ra là lò nấu thuốc, các dược thảo cùng chai lọ. Lúc này lò thuốc đã tắt lửa.

    Phụ nhân trỏ mấy cái đôn đá cười nói:

    - Nơi đây không có ghế tiếp khách. Mời hai vị ngồi tạm xuống đôn đá.

    Văn Đế Đế cười đáp:

    - Đại nương! Lão nhân gia khách sáo quá.

    Phụ nhân cười hỏi:

    - Quý tính hai vị là gì?

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Y họ Văn tên gọi Đế Đế, còn vãn bối là Dịch Sĩ Kỳ. Vãn bối muốn thỉnh giáo đại nương...

    Phụ nhân thở dài hỏi:

    - Lão thân họ Lê. Muốn hỏi công tử ở đâu? Võ công học tại phái nào? Công tử cho biết được chăng?

    Thiết Kỳ Sĩ thành thật đáp:

    - Thưa đại nương! Bọn vãn bối không có môn phái, chỉ được ẩn sĩ truyền thụ võ công. Có điều bọn vãn bối chẳng phải người tồi bại. Vãn bối tin rằng lão nhân gia cũng nhận ra.

    Phụ nhân hỏi:

    - Các vị Ở ngoài có nghe ai nói tới một tà phái tên gọi Cổ Mộ môn không?

    Thiết Kỳ Sĩ cười lạt đáp:

    - Tuy vãn bối không biết rõ lắm, nhưng giết được bốn năm tên quỉ quái ở Cổ Mộ môn. Trong đó có cả Hắc quan lệnh chúa ở tà môn này là Sưu Thi Lang. Hiện giờ bọn vãn bối đang khổ nỗi vì chưa khám phá ra được những người cầm đầu bọn chúng.

    Phụ nhân nhảy lên nói:

    - Hảo hài tử! Giỏi lắm! Có dũng khí lại sẵn tài ba!

    Thiết Kỳ Sĩ nhăn nhó cười đáp:

    - Bọn người Cổ Mộ môn lợi hại phi thường! Chúng bị bắt, vãn bối toan hỏi khẩu cung, nhưng đáng tiếc là chúng có phương pháp tự sát rất thần bí. Ban đầu vãn bối tưởng chúng ngậm độc dược, sau lại hoài nghi chúng có thứ tà công gì nhưng đều không đúng.

    Phụ nhân lấy ra trong mình một bình thuốc lớn nói:

    - Hài tử! Ngươi hãy thu cất đi. Đề phòng bọn chúng tới đây không kịp giao cho ngươi. Thủng thẳng lão thân sẽ nói cho ngươi hay.

    Thiết Kỳ Sĩ đưa hai tay đón lấy bình thuốc cất vào bọc rồi hỏi:

    - Đại nương! Thuốc này chỗ diệu dụng của nó thế nào?

    Phụ nhân đáp:

    - Thứ thuốc này chế ra chuyên để đối phó với Cổ Mộ môn, mang tên là Ngưng Độc Đan. Khắp thiên hạ không còn người thứ hai nào chế được.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Cách dùng làm sao?

    Phụ nhân đáp:

    - Phương pháp vận dụng tùy ở ngươi. Rút gọn một câu: người bị Cổ Mộ môn khống chế, chỉ nuốt một viên Ngưng Độc đan là không sợ Truyền Âm độc của chúng.

    Thiết Kỳ Sĩ làm bộ kinh ngạc hỏi:

    - Ủa! Truyền Âm độc ư?

    Phụ nhân gật đầu đáp:

    - Phàm người bị kiềm chế, trước hết bọn chúng đều cho uống một hớp rượu kêu bằng Xích Tâm tửu để tỏ dạ trung thành. Danh từ này bất quá là một thủ đoạn tàn độc khiến người uống rồi đến chết cũng không biết. Mới nghe tiếng Xích tâm tửu tưởng chừng như hết lòng son để phục vụ. Nó chính là Truyền âm độc của bọn Cổ Mộ U Linh. Người uống rượu độc rồi hễ cùng địch nhân giao thủ, thua thì phát tác lập tức mà thắng thì không sao. Nếu có cao thủ siêu quần kiềm chế được chất độc không cho phát tác, cũng bị bọn Cổ Mộ U Linh ngấm ngầm giám thị. Hễ phát ra tiếng Truyền âm quỷ khiếu là chất độc bị âm thanh chấn động lập tức lên cơn.

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu nói:

    - Đúng lắm! Vãn bối đã trải qua chuyện này. Tên Sưu Thi Lang đang bị vãn bối kiềm chế, chỉ nghe một tiếng hú quái dị là chết ngay lập tức.

    Phụ nhân nói:

    - Hài tử! Nếu ngươi muốn phái người tới nằm vùng trong Cổ Mộ môn thì chỉ cần cho họ uống trước một viên Ngưng độc đan.

    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu hỏi:

    - Đại nương! Cổ Mộ môn đã tổ chức nên trong trường hợp nào?

    Phụ nhân đáp:

    - E rằng không đủ thời giờ để nói kỹ. Lão nhân tóm tắt cho ngươi nghe rồi khỏi nơi đây ngay, đừng để bọn Cổ Mộ môn phát giác các ngươi đã vào đây. Đó là một điều rất trọng yếu. Nếu ngươi không giữ kín được thì sau này hành động muôn phần khó khăn.

    Phụ nhân thở phào một cái nói tiếp:

    - Nhân vật đứng đầu ở hậu đài Cổ Mộ môn là một mụ đàn bà. Hiện nay coi bề ngoài mụ chưa tới ba mươi mà thực tế đã ngoài bảy mươi. Mụ mang tên là Cổ Mộ U Linh, con người thâm độc phi thường. Dưới trướng mụ chia làm năm cấp. Bậc nhất là Hồng quan lệnh chúa chỉ có một người. Bậc nhì là Huỳnh quan lệnh chúa. Hai vị cần chú ý nghe: Cấp này chỉ biết có Hồng quan lệnh chúa chứ không biết đến mụ yêu phụ tối cao là Cổ Mộ U Linh...

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Bậc ba là Lam quan lệnh chúa. Cấp này chỉ biết có Huỳnh quan lệnh chúa ư?

    Phụ nhân vui mừng đáp:

    - Hài tử! Ngươi thật là thông minh. Người cùng cấp bậc chỉ biết có phó lệnh chúa, chứ không được giao thiệp với lênh chúa. Đó là một thủ đoạn của yêu phụ.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Lệnh chúa có được thăng cấp không?

    Phụ nhân "ủa" một tiếng đáp:

    - Phải rồi! xuýt nữa vội vàng lão thân quên mất điểm này. Chẳng những lệnh chúa được thăng cấp mà nhân vật nào cũng được thăng cấp, nhưng khó khăn vô cùng. Tỷ như ngươi giết chết Sưu Thi Lang, thì lựa trong cấp bậc này lấy một nhân vật võ công tối cao lên thay thế.

    Thiết Kỳ Sĩ nói:

    - Vãn bối còn nghe tin sào huyệt của lệnh chúa cũng bí mật khôn lường.

    Phụ nhân thở dài đáp:

    - Đúng thế! Hồng quan lệnh chúa ở Qui thế Cổ Tùng. Huỳnh quan lệnh chúa ở Sâm lâm cổ tùng. Cấp thứ ba ở Cô hồn cổ tùng. Cấp thứ tư ở Dã quỷ cổ tùng. Đáng tiếc lão thân chưa điều tra ra được những nơi này nên không thể cho ngươi biết chỗ.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Ngoài ra còn một tin đồn đại ra ngoài võ lâm về Quân Sơn Bang gì đó. Lão nhân gia có nghe ai nói tới không?

    Phụ nhân biến sắc hồi lâu mới hằn học đáp:

    - Lão quỉ là hạng vô tình, vô nghĩa, lão thân nói tới làm chi?

    Mụ nhìn Thiết Kỳ Sĩ rồi tiếp:

    - Có đấy! Bang chúa kêu bằng Quân Thiên đế chúa. Sào huyệt của bang chúa ở Bắc Thiên Sơn. Tại đó có Quân Sơn Cung. Dưới bang chúa là hai điện chúa. Điện chúa Thiên thần điện ngoại hiệu là Bang Long, tên gọi Từ Thịnh. Địa Thần điện chúa hiệu là Huyết Long, tên gọi Ngưu Hóa.

    Thiết Kỳ Sĩ nghe đến tên Ngưu Hóa không khỏi chấn động tâm thần. Chàng hồi tưởng lúc được sư phụ giải cứu có nghe thấy hai chữ "Điện chúa". Bất giác chàng hằn học nghĩ bụng:

    - Thế là ta lại tra ra được một manh mối nữa.

    Phụ nhân thấy chàng trầm ngâm liền nhắc nhở:

    - Hài tử! Ngươi nhớ lấy sào huyệt của bọn Cổ Mộ U Linh là Vạn Niên cổ tùng. Lão thân chỉ biết ở trầm sa địa phủ nào đó, có tòa Bạch cốt âm cung.

    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:

    - Bọn người Cổ Mộ môn có hoàn toàn đáng giết cả không?

    Phụ nhân không ngẫm nghĩ gì đáp ngay:

    - Hài tử! Ngươi liệu đấy mà làm. Ai đáng giết thì giết, đáng tha thì tha, chứ đừng vì mối liên quan gì mà buông tha kẻ tồi bại. Thôi các ngươi ra đi!

    Thiết Kỳ Sĩ đáp:

    - Không! Lão nhân gia nên đi theo bọn vãn bối.

    Phụ nhân vội nói:

    - Không được đâu! Lão thân chẳng thể đi theo các ngươi.

    Văn Đế Đế nói:

    - Đại nương sợ người ngó thấy, nhưng không sao. Tiểu nữ có mang sẵn mặt nạ và quần áo. Lão nhân gia không đi không được.

  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    HỒI 16 - CỔ MỘ THI TRIỂN TRUYỀN ÂM ĐỘC


    Văn Đế Đế không để cho phụ nhân giãi bày gì nữa cứ lại cởi áo mụ và nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Kỳ ca! Kỳ ca hãy ra cửa động coi chừng hễ thấy người là giết để khỏi tiết lộ tin tức.
    Phụ thân cảm động vô cùng thở dài nói:
    - Hai vị quan tâm đến lão thân quá.
    Thiết Kỳ Sĩ ra ngoài rồi phụ nhân được Văn Đế Đế giúp đỡ lập tức thay đổi y phục bịt mặt lại rồi cùng cô ra ngoài. Thiết Kỳ Sĩ thấy hai người ra cửa liền nhìn Văn Đế Đế nói:
    - Văn muội cùng đại nương đi trước, tiểu huynh đoạn hậu cho.
    Văn Đế Đế quay lại nói:
    - Đại nương xin đi theo tiểu nữ.
    Ba người thi triển khinh công tìm những nơi bí hiểm hết sức chạy về phía trước may mắn không gặp điều chi trở ngại. Ba người ra khỏi núi Thái Sơn trước lúc hoàng hôn nhưng vẫn tiếp tục chạy hoài cho đến đêm khuya Văn Đế Đế quay lại nói:
    - Kỳ ca, phía trước là thành Trường Thanh.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Còn cách sông Hoàng Hà bao xa nữa?
    Văn Đế Đế đáp:
    - Không đầy ba chục dặm.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Vậy phải tiếp tục lên đường.
    Chàng thấy công lực của phụ nhân rất cao thâm chưa có vẻ gì mỏi mệt nên rất yên lòng. Chạy tới bờ sông Hoàng Hà, Thiết Kỳ Sĩ gọi Văn Đế Đế hỏi:
    - Đế Đế! Thử nhìn xem có thuyền bè gì không?
    Văn Đế Đế nói:
    - Chưa tới bến làm sao có thuyền sang ngang?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Bất luận đến bến hay không đến bến hễ thấy có thuyền là qua.
    Văn Đế Đế nói:
    - Đêm hôm người ta không khai thuyền.
    Thiết Kỳ Sĩ lên giọng cả quyết:
    - Ta cõng đại nương. Văn muội dùng kiếm chặt khúc cây vừa vừa đừng lớn quá chỉ bằng miệng bát và dài một trượng là được rồi.
    Phụ nhân hỏi:
    - Hài tử! Sông Hoàng Hà bát ngát không thấy bờ bên kia nước lại chảy xiết mà ngươi định qua sông ư?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Xin đại nương cứ yên dạ.
    Văn Đế Đế chạy đi chặt một khúc cây đem tới. Thiết Kỳ Sĩ đón lấy lựa một chỗ đất bằng đặt xuống, một đầu nhắm bờ sông chàng tự mình đứng ở đầu sau. Phụ nhân cùng Đế Đế không hiểu liền hỏi:
    - Làm gì thế này?
    Thiết Kỳ Sĩ thúc giục:
    - Hai vị hãy đề khí khinh công. Đế Đế đứng ở đầu trước, đại nương đứng ở quãng giữa. Lẹ lên, phía sau dường như có thanh âm khác lạ.
    Hai người chẳng hiểu thần kỹ của chàng ra sao cũng theo lời nhảy lên. Thiết Kỳ Sĩ khẽ quát:
    - Này!
    Không ai dám tin chàng thi triển công phu vô cùng ảo diệu đẩy khúc gỗ cùng Đế Đế và phu nhân rời khỏi mặt đất bình yên bay về phía trước. Khi cây bay đến trên mặt nước khúc gỗ từ từ hạ xuống sông.
    Thiết Kỳ Sĩ lại khẽ quát:
    - Các vị hãy đứng cho vững, vãn bối sắp huy động đây.
    Phu nhân và Đế Đế bây giờ đã tin ở công phu cao thâm khôn lường của Thiết Kỳ Sĩ. Nhất là Văn Đế Đế lại ngấm ngầm hứa hẹn lựa chàng làm bạn chung thân. Khúc gỗ chẵng những không sợ nước chảy lại còn vọt về phía trước nhanh như tên bắn. Không đầy một khắc ba người đã tung mình nhảy lên bờ bên kia, bấy giờ Thiết Kỳ Sĩ mới thở phào một cái nói:
    - Hơn hai chục người rượt theo may mà chúng chưa kịp nhìn thấy bọn ta.
    Phu nhân thở dài nói:
    - Lão thân có mắt mới biết bậc anh hùng, con yêu phụ kia nhất định thất bại.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Lão nhân gia có biết Cổ Mộ môn nhân số chừng bao nhiêu?
    Phu nhân thở dài đáp:
    - Ngoài con yêu phụ và Hồng Quan lệnh chúa, lão thân không biết một ai, tất cả thủ hạ đều do tay yêu phụ thu nạp. Khi nào mụ cho lão thân hay?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Vụ này phiền lắm đấy, nhưng cũng không sao. Đã mở ra được gốc gác mụ rồi chỉ còn việc thủng thẳng đối phó.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Bây giờ chúng ta làm gì?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Trước mắt hãy đến Bắc Kinh để ta an trí đại nương vào trong thành, hành động này tất bọn Cổ Mộ môn không ngờ tới. Ta tin rằng đế đô là nơi trọng địa, bọn Cổ Mộ trong một thời gian ngắn chưa nghĩ tới, vì bước đầu của họ là đối phó với những nhân vật võ lâm rải rác khắp nơi. Đó là cách thu một món vốn liếng, có vốn liếng rồi mụ mới đi vào bước đường thứ hai là hạ thủ các môn phái.
    Phu nhân nói:
    - Hài tử, ngươi liệu việc rất đúng con yêu phụ hành động như vậy đó.
    Văn Đế Đế dẫn hai người chạy thẳng tới Hà Bắc, cô tránh đường lớn chuyên đi theo lối tắt, sau bảy ngày đường mới tới thành Hà Giang.
    Trưa hôm ấy Thiết Kỳ Sĩ nhìn Văn Đế Đế nói:
    - Phía trước có một toà đại tửu lầu. Văn muội lên coi xem có nhân vật nào khả nghi thì trở lại cho hay, bằng không thì cứ ở lại kêu lấy cơm rượu và chờ đợi chúng ta.
    Văn Đế Đế cười nói:
    - Vậy hai vị chờ ở ngoài một lát.
    Thiết Kỳ Sĩ nhìn phu nhân nói:
    - Đại nương! Phía đối diện có nhà bán tơ lụa, vãn bối dẫn lão tiền bối lựa mấy tấm áo. Bữa nay không đi nữa, vào tiệm may bảo họ làm hai bộ áo mới, y phục của Đế Đế tiền bối mặc không được thoải mái.
    Lê Đại nương lắc đầu đáp:
    - Hài tử, để đến Bắc Kinh hãy hay. Làm quần áo phải mất thì giờ trong hai ba ngày e họ làm không được.
    Thiết Kỳ Sĩ ồ một tiếng nói:
    - Nếu vậy đi mua quần áo làm sẵn được không?
    Lê Đại nương gật đầu cười nói:
    - Đó là việc của đàn bà. Hài tử, chúng ta vào điếm rồi bảo Đế Đế cô nương đưa lão thân đi là được.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Hay lắm, vậy chúng ta ăn cơm đã.
    Hai người thủng thẳng đi tới tửu lầu bỗng thấy Đế Đế chạy ra, cô nhìn Thiết Kỳ Sĩ ngấm ngầm đánh tay ra hiệu rồi không dừng bước tiếp tục chạy về phía trước, Thiết Kỳ Sĩ hiểu ý khẽ bảo Lê Đại nương:
    - Không thể lên đây được.
    Lê Đại nương gật đầu khẽ nói:
    - Mua lương khô rồi tiếp tục thượng lộ.
    Đi thêm một đoạn đường thì thấy Văn Đế Đế đứng lại. Cô chờ Thiết Kỳ Sĩ tới nơi rồi khẽ nói:
    - Trên tửu lầu có hai lão già che mặt thái độ rất khả nghi.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Sao Văn muội biết?
    Văn Đế Đế đáp:
    - Bọn chúng chuyên dòm ngó những người đàn bà che mặt.
    Thiết Kỳ Sĩ ồ một tiếng nói:
    - Thế thì đáng ngờ thật. Mua cái gì ăn lẹ đi rồi ra khỏi thành ngay.
    Bỗng nghe Lê Đại nương nói:
    - Bọn chúng theo sau.
    Thiết Kỳ Sĩ cười lạt nói:
    - Thế thì không ăn nữa, Đế Đế ra khỏi thành nhắm phía Đông mà đi.
    Văn Đế Đế vừa đi vừa hỏi:
    - Tại sao lại phải đi về phía Đông?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Đừng hỏi nữa, đến nơi tiểu huynh sẽ cho biết.
    Văn Đế Đế lại hỏi:
    - Ra ngoài thành làm sao thu thập được chúng?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - E rằng bọn chúng không phải chỉ có hai tên. Mình phải đề phòng họ đông người, đã có ngoài ánh sáng lại có cả ở trong bóng tối. Thu thập được những kẻ ngoài ánh sáng thì bọn trong bóng tối vẫn theo dõi hành tung mình được, chúng ta tới đâu cũng có chuyện phiền phức tới đó.
    Văn Đế Đế ra khỏi thành lập tức đi về phía Đông, cô khẽ nói:
    - Đây là đường đi ra biển.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Có khi chúng ta phải ngồi thuyền vượt biển xuống Nam.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Tiểu muội vẫn không hiểu.
    Bỗng Lê Đại nương lên tiếng:
    - Đây là Dịch tiểu ca cố ý bày ra nghi trận, hai vị hãy nhìn lại phía sau, hiện giờ chỉ còn một tên.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Vãn bối đã tiên liệu như vậy, thế là một tên quay trở lại thông báo cho đồng bọn kéo đến.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Chúng ta giết tên này rồi trốn đi được không?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Giải quyết cách này không ổn, ta đã biết bọn chúng còn người trong bóng tối theo dõi hành tung.
    Lê Đại nương thở dài nói:
    - Chẳng lẽ bọn họ từ núi Thái Sơn đã đuổi tới đây, nếu đúng thì e rằng cả con yêu phụ cũng đã tới nơi rồi.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Đại nương cứ yên dạ, vãn bối đoán định bọn này được lệnh con yêu phụ ra đây chẹn đường nếu mụ cũng đến tất đã động thủ ở trong thành rồi.
    Văn Đế Đế nói:
    - Chỉ sợ bọn họ bao vây.
    Thiết Kỳ Sĩ lắc đầu đáp:
    - Không có lý nào nhanh đến thế được, bây giờ chúng ta đi lẹ lên một chút nếu phía trước thấy khoảng đất trống rộng rãi thì dừng lại.
    Lê Đại nương kinh hãi hỏi:
    - Bọn chúng đến bao vây thì sao?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Chúng ta chỉ giả định là bọn Cổ Mộ môn, vạn nhất không phải thì ra mình chạy một cách oan uổng. Đồng thời chúng ta lựa nơi rộng rãi để nghỉ ngơi, vãn bối cũng có chỗ dụng ý là ở quảng trường này hủy diệt một phần lớn thế lực của yêu phụ, cho mụ biết mình lợi hại dám tận sát không nể nang gì.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Nhưng bên họ đông bên mình chỉ có ba người thì dù thắng được trận đầu cũng vẫn sợ chúng từ bốn mặt tám phương đuổi đến.
    Thiết Kỳ Sĩ chỉ mỉm cười, nụ cười của chàng rất thần bí khiến Văn Đế Đế phải suy nghĩ. Đi chừng mười mấy dặm Văn Đế Đế đứng trên đám đất cỏ giữa quảng trường hô:
    - Nơi đây có thể tạm nghỉ.
    Cô nhìn ra xa thấy thấp thoáng có bóng người ẩn núp mới cố ý lớn tiếng. Thiết Kỳ Sĩ vẫy Lê Đại nương lại nói:
    - Mời đại nương ngồi, chúng ta hãy ăn một chút đã.
    Văn Đế Đế thấy chàng đưa ra một con gà quay lớn không khỏi lấy làm kỳ hỏi:
    - Kỳ ca mua được vào lúc nào?
    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả đáp:
    - Trước nay chưa từng ra tay, lần này bất đắc dĩ phải làm một chuyến.
    Chàng vừa nói vừa xé một mảnh thịt đưa cho Lê Đại nương và Đế Đế. Lê Đại nương cũng rất làm lạ hỏi:
    - Hài tử! Lão thân chưa từng thấy ngươi mua hồi nào thậm chí chưa rời xa ngươi nửa bước...
    Thiết Kỳ Sĩ giải thích:
    - Đại nương! Ra khỏi cửa thành một chút lão nhân gia đã quay đầu đi một cái còn nhớ không?
    - Đúng rồi!
    - Chỗ lão nhân gia đứng gần một cái quán, trong quán có năm sáu con gà quay bày trên bàn. Vãn bối muốn vào hỏi mua nhưng sợ chậm trễ thời giờ liền đứng ngoài thò tay lấy một con.
    Văn Đế Đế nghe nói cười khúc khích đáp:
    - Đúng là thần thâu hạng nhất rồi.
    Lê Đại nương lúc này đang lo nghĩ cũng phải bật cười nói:
    - Hài tử! Bản lãnh của ngươi đã đến trình độ xuất thần nhập hoá.
    Thiết Kỳ Sĩ khẽ nói:
    - Bốn mặt địch nhân đã xuất hiện, hai vị cứ ngồi yên mà ăn uống nhất thiết để mình vãn bối hành động.
    Văn Đế Đế kinh hãi nói:
    - Sao lại bảo đại nương và tiểu muội ngồi yên?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Đế Đế lấy kiếm xuống để trước mặt, hễ thấy tại hạ liệng kiếm thì đồng thời các vị cũng liệng kiếm lên không.
    Lê Đại nương kinh hãi hỏi:
    - Hài tử...
    Thiết Kỳ Sĩ xua tay gạt đi:
    - Đại nương nên ít nói phòng đối phương nghe rõ thanh âm.
    Văn Đế Đế thấy bốn mặt đều có bóng người khẽ nói:
    - Úi chà! Bọn chúng đông quá.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Bất luận nhiều hay ít nhưng họ không tới gần thì mình đừng động thủ, đáng tiếc mặt Tây có khu rừng.
    Lê Đại nương trầm giọng nói:
    - Cửa Nam có năm tên đang tiến về phía chúng ta.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Bọn này chưa hiểu rõ lai lịch bên mình, như vậy cũng hay ít ra chúng còn phải e dè.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Chắc chúng cũng chưa biết đại nương ở đây?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Ta hy vọng bọn này không phải là người của Cổ Mộ môn, lão thân chỉ sợ phải động thủ là lỡ việc.
    Năm tên đã đến gần chỉ còn cách chừng sáu trượng tên nào cũng che mặt theo một màu sắc. Bọn chúng có bốn người già và một thanh niên.
    Thiết Kỳ Sĩ tự hỏi:
    - Sao bọn chúng chỉ dòm ngó mà không mở miệng?
    Đột nhiên một người trong bọn tiến lấy mấy bước cất tiếng hỏi:
    - Các vị là ai?
    Nghe thanh âm người này cũng biết nội kình hắn khá cao Thiết Kỳ Sĩ nhìn bọn chúng hỏi lại:
    - Các vị là ai?
    Người kia trầm giọng quát:
    - Các hạ chưa trả lời ta.
    Thiết Kỳ Sĩ lạnh lùng nói:
    - Tại hạ chẳng phải là người ai hỏi cũng nói.
    Người kia cười khành khạch đáp:
    - Nói rõ là có chỗ tử tế.
    Thiết Kỳ Sĩ dõng dạc nói:
    - Khẩu khí các hạ rất là bá đạo như vậy không phải là làm điều tốt.
    Người kia lớn tiếng quát:
    - Bảo hai mụ đàn bà bỏ khăn che mặt xuống.
    Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách hỏi:
    - Phải chăng các vị là nhân vật nhà quan đến tra án?
    Người kia bật tiếng cười âm trầm nói:
    - Tiểu tử, ngươi thật không biết điều.
    Đột nhiên hắn há miệng hú lên một tiếng rồi nói:
    - Ngươi tưởng giỏi lắm chăng? Hãy coi tình thế trước mắt xem sao.
    Bốn mặt tám phương đều có bóng người xuất hiện vây lại thành vòng tròn như kiểu đi săn thú. Văn Đế Đế đảo mắt nhìn quanh không khỏi kinh hãi vì nàng ước lượng có đến bảy tám chục người. Phụ nhân bắt đầu hoang mang không thể tự chủ được đưa tay ra toan nắm lấy đốc kiếm. Thiết Kỳ Sĩ thuận thế đưa chân lại phía sau chặn thanh kiếm mà không lộ chút sơ hở nào, Lê Đại nương lập tức cảnh giác tay đã đưa ra rồi giả vờ nhổ một cây cỏ. Địch nhân bao vây bốn mặt đều cách hai trượng tên nào cũng che mặt theo kiểu thích khách hành.
    Lão già lại mở miệng trầm giọng hỏi:
    - Tiểu tử, ngươi đã chịu tuân lệnh chưa?
    Thiết Kỳ Sĩ hững hờ nói:
    - Phải chăng các hạ là thủ lãnh? Không hiểu vì lẽ gì các hạ lại huy động nhiều người như gặp đại địch? Hành động này sao khỏi mang tiếng là việc nhỏ mọn mà làm thành to chuyện.
    Lão già lại gầm lên:
    - Nếu ngươi còn cự tuyệt là lão phu phải động thủ.
    Thiết Kỳ Sĩ đột nhiên đổi thanh âm lớn tiếng quát:
    - Tại hạ trước hết hãy cảnh cáo một lần. Nếu các vị là nhân vật phe Bạch đạo thì hãy thừa nhận đi, bằng ỷ vào thế lực đông người để sinh cường thì kết quả càng thê thảm, khi đó các vị có đưa ra hai chữ hiểu lầm tại hạ cũng không tiếp thụ.
    Người kia cười rộ đáp:
    - Ngươi không chịu bỏ mặt nạ rồi.
    Đoạn hắn hô:
    - Xông vào!
    Lão già che mặt vừa hô lên không ngờ trong rừng mé Tây có tiếng cảnh báo vang lên:
    - Đại phó tòa! Không nên, Bạch Quan lệnh chúa đã dặn là phải bắt sống.
    Bốn chữ Bạch Quan lệnh chúa vừa lọt vào tai, Thiết Kỳ Sĩ yên dạ nghĩ thầm:
    - Không nên giết lầm người, nhân vật trong rừng đúng là Hắc Quan lệnh chúa. Hắn không chịu lộ diện túc người trước mặt là phó thủ của hắn.

  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    HỒI 17 - CỬU YẾN TIÊU CỤC BỊ CƯỚP HÀNG


    Bỗng chàng ngửa mặt lên trời cười rộ:
    - Bắt sống ư? Thế thì tuyệt diệu.
    Lê Đại nương hỏi:
    - Dịch thiếu hiệp, xông vào mặt nào?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Đại nương, theo chủ ý của vãn bối thì giết sạch cả đám này không bằng trừ một Hắc Quan lệnh chúa.
    Văn Đế Đế nói:
    - Hắn ẩn trong rừng e rằng võ công của Kỳ ca không kiếm thấy dược.
    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:
    - Nếu thẳng thắng vào xục tìm thì không được vì chẳng những võ công hắn cao thâm mà lại ở trong bóng tối. Nhất cử nhất động của mình đều bị hắn dòm thấy trước nhưng tiểu huynh dùng kế dẫn dụ hắn ra.
    Lê Đại nương nói:
    - Những tên lệnh chúa đều đáng giết cả, thiếu hiệp mau mau nghĩ kế đi.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Bây giờ vãn bối nhắm hướng Đông để phá vòng vây đại nương và Đế Đế theo sau vãn bối, hắn thấy không vây được tất thân hành ra ngăn chặn kế hoạch của vãn bối là như vậy.
    Lê Đại nương nói:
    - Nhưng chúng ta chưa ai biết mặt Hắc Quan lệnh chúa thì làm như thế nào?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Cứ giao thủ là vãn bối sẽ hiểu rõ ngay.
    Lê Đại nương nói:
    - Bọn này như một lũ ruồi nhặng thuỷ chung không chịu bỏ cuộc, lão thân không đủ bản lãnh để ra thoát.
    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
    - Rắn không đầu thì còn làm gì được, Hắc Quan lệnh chúa mà bị giết thì bọn nanh vuốt của hắn biết rằng khó giữ mình tự nhiên phải rút lui, trừ khi họ lựa ngay được tân lệnh chúa nhưng làm gì bổ khuyết được mau lẹ như vậy.
    Dứt lời chàng vẫy tay một cái quát to một tiếng rồi đi trước xông về phía Đông. Lê Đại nương và Văn Đế Đế hốt hoảng theo sau lập tức tiến về phía Đông. Quần địch ở phía Đông làm sao địch nổi Thiết Kỳ Sĩ. Mấy tiếng rú thê thảm vang lên rồi mấy người bị té xuống. Ba mặt chưa kịp đuổi tới vòng vây đột nhiên bị phá vỡ, những kẻ đứng gần đều bị chết oan. Lê Đại nương thấy hai bàn tay của Thiết Kỳ Sĩ như cặp búa phá núi trong lòng ngấm ngầm lấy làm kinh dị. Sau khi phá vòng vây Thiết Kỳ Sĩ vẫn không đổi phương hướng vẫy tay hô:
    - Chúng ta vận toàn lực mà chạy ra biển là thoát thân được.
    Chàng cố ý nói lớn cho địch nhân nghe tiếng, nhưng chạy chưa được hai dặm, phía sau vang lên tiếng la hét om sòm, đột nhiên chàng thấy một người che mặt chống kiếm đứng dưới chân núi cản đường.
    Thiết Kỳ Sĩ quay lại nhìn Lê Đại nương nói:
    - Tên kia chắc là Hắc Quan lệnh chúa rồi.
    Lê Đại nương hô:
    - Thiếu hiệp, lấy thanh bảo kiếm của lão thân mà dùng. Bọn lệnh chúa ở Cổ Mộ môn đều được truyền thụ tà pháp U Linh độn của Cổ Mộ U Linh. Kình lực và quyền chưởng khó lòng đánh trúng vào người chúng.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Như vậy kiếm phong phỏng được ích gì?
    Lê đại nương đáp:
    - Bảo vật với chân khí có chỗ khác nhau, công lực của thiếu hiệp đánh ra, dù hắn tránh được nhưng không còn cơ hội phản kích.
    Thiết Kỳ Sĩ đón lấy bảo kiếm. Lúc này hai bên không còn cách xa nhau mấy bỗng nghe đối phương cười lạt nói:
    - Vô danh tiểu bối, ngươi dám lớn mật đối nghịch với bản môn là không muốn sống nữa rồi.
    Thiết Kỳ Sĩ cười ha hả nói:
    - Nếu ngươi ẩn mình trong rừng không chường mặt ra thì may còn sống thêm được mấy ngày, bây giờ vị trí của ngươi để người khác ngồi vào rồi.
    Người che mặt quát to một tiếng phóng kiếm tấn công, chiêu thức kỳ bí khôn lường, kiếm thế mãnh liệt như sấm nổ. Thiết Kỳ Sĩ sợ toán sau đuổi tới chàng quát to một tiếng:
    - Ngươi hãy còn kém lắm!
    Chàng vung kiếm lên gạt kiếm chiêu của đối phương mau lẹ phi thường, người che mặt thấy chiêu thức của mình biến hoá không linh nghiệm trong lòng kinh hãi vô cùng, hắn lạng người đi muốn lùi lại phía sau. Khi nào Thiết Kỳ Sĩ để cho hắn thoát thân, luồng chân khí của chàng đã do thanh kiếm của hắn truyền tới, chàng rung tay mặt một cái miệng quát:
    - Về mà chầu tổ đi!
    Người che mặt muốn vận U Linh độn để trốn thoát thì đã chậm mất rồi, ngũ tạng hắn như bị sét đánh. Chớp mắt hắn ngã lăn ra không kịp kêu lên một tiếng.
    Lê Đại nương thấy thế cả mừng chạy lại gần nói:
    - Thiếu hiệp đã thành công rồi!
    Thiết Kỳ Sĩ thu kiếm lại cười đáp:
    - Công lực người này thật cao thâm nếu mình sơ ý một chút tất bị hắn trốn thoát.
    Lê Đại nương tiến lại lật tấm che mặt bỗng mụ thét lên:
    - Hắn là Phó điện chúa ở Quân Thiên bang.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Cái đó chẳng có chi quái dị, cả Quân Thiên bang chúa còn bị Cổ Mộ U Linh khống chế huống chi là một tên Phó điện chúa.
    Lê đại nương nói:
    - Lão thân chỉ lấy làm kỳ là người này có một địa vị khá cao ở Quân Thiên bang mà sao chịu làm Hắc Quan lệnh chúa ở Cổ Mộ môn?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Ngươi này chưa đến bốn mươi tuổi e rằng hắn xuất thân ở một nơi có lai lịch khá hơn, kiếm pháp của hắn tương tự như Ngân Hà kiếm pháp ở phái Thái Sơn, điểm này cần phải điều tra cho rõ.
    Lê đại nương gật đầu:
    - Thiếu hiệp bất tất phải lo nghĩ nữa, bọn ngưu quỷ xà thần ở Cổ Mộ môn trước hết là tiến đánh các môn phái cùng bang hội lớn có lắm người ở các bang phái cam tâm nương tựa vào Cổ Mộ môn, mình muốn điều tra cũng khó mà biết rõ.
    Thiết Kỳ Sĩ cả kinh hỏi:
    - Có chuyện đó ư?
    Đại nương đáp:
    - Cổ Mộ môn có hai thứ hấp dẫn được người thiếu căn bản là nữ sắc và tài bảo, những kẻ tham tài hiếu sắc làm gì chẳng mắc bẫy?
    Thiết Kỳ Sĩ thở dài nói:
    - Đúng rồi, còn thủ đoạn thứ ba là họ dùng cường lực để uy hiếp. Chính mắt vãn bối đã được mục kích chuyện này rồi.
    Chàng liền đem thi thể của Hắc Quan lệnh chúa dấu vào một nơi bí ẩn, tiếp theo ba người lại tiến về phía Đông nhưng chỉ đi chừng ba bốn dặm lập tức rẽ qua mé Bắc.
    Khi tới trấn Lữ Công Bảo thì trời sắp hoàng hôn, đây là một thị trấn lớn ở giữa Đại Thành và Nhâm Khâu Thành. Vị trí ở trên đường lớn giữa Đông và Tây. Thiết Kỳ Sĩ quyết tâm nghỉ lại một đêm để coi động tĩnh rồi mới ngược Bắc.
    Mấy người vào quán rửa mặt ăn cơm xong vẫn chưa tối, Thiết Kỳ Sĩ nhìn Lê Đại nương nói:
    - Đêm nay chúng ta chuẩn bị che mặt sáng mai đừng để lộ chân tướng, vậy đại nương cùng Đế Đế ra ngoài để mua đồ dùng và y phục để thay đổi, vì nhãn tuyến của bọn Cổ Mộ rất nhiều.
    Lê Đại nương nói:
    - Khỏi phải mua khăn bịt mặt, lão thân đã luyện được thứ thuốc dịch dung rất tốt hai vị giữ lấy một bình đề phòng khi dùng đến. Lúc dùng không cần phải pha nước mà muốn bỏ đi chỉ cần vận công lực một lúc là hết.
    Thiết Kỳ Sĩ cả mừng nói:
    - Nếu vậy thì tiện quá rồi, nhưng vãn bối không hiểu lúc chiến đấu phải vận công thuốc có rớt ra không?
    Lê đại nương đáp:
    - Vận công lúc chiến đấu không ảnh hưởng gì đến trên mặt, đây chỉ là thứ hơi phun vào chứ không thứ thuốc nước, lúc dùng đến vừa mau lẹ vừa dễ dàng mà khó bị người ta phát giác, mỗi bình dùng được mấy lần.
    Mụ lấy ra hai cái bình dài như ống đồng đưa cho hai người nói tiếp:
    - Dưới đáy bình có đặt cơ quan hễ ấn một cái là khói phun vào mặt có điều phải nhắm mắt lại, nếu phun mạnh một chút da mặt bị kích thích lập tức biến hình nước rửa cũng không sạch.
    Hai người cả mừng đón lấy bình thuốc rồi toan thay đổi y phục, giữa lúc trong điếm vừa lên đèn bỗng một toán khách tiến vào. Văn Đế Đế nghe thanh âm không khỏi sửng sốt khẽ hỏi Lê Đại nương:
    - Phải chăng đây là bọn Cổ Mộ môn đã rượt tới?
    Lê Đại nương đáp:
    - Lão thân thử ra coi.
    Thiết Kỳ Sĩ vội cản lại nói:
    - Lão tiền bối không nên ra, bất luận thấy động tĩnh gì tiền bối cũng không nên lộ diện.
    Chàng ra cửa coi liền yên dạ vì thấy một bọn tiêu sư tiến vào trong viện, chàng lui về nhìn Lê Đại nương nói:
    - Đây là bọn người ở tiêu cục.
    Lê Đại nương gật đầu hỏi:
    - Tiêu cục nào?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Tiêu kỳ đề rõ Cửu Yến Tiêu cục ở Bắc Kinh.
    Lê Đại nương ồ một tiếng nói:
    - Tiêu cục này rất lớn, họ đặt phân cục ở khắp các thành thị lớn ở cả hai miền Nam, Bắc. Nhưng tại sao họ lại đến thị trấn này?
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Vãn bối lại ra nghe ngóng lần nữa xem có được tin tức gì chăng?
    Chàng về phòng thay mặc áo nho sinh tay cầm cây quạt giấy thủng thẳng tiến vào hậu viện. Chàng vừa vào tới sân sau bỗng một đại hán dũng mãnh ra đón hỏi:
    - Các hạ là ai?
    Thiết Kỳ Sĩ ngạc nhiên cười đáp:
    - Tại hạ cũng là khách trọ trong điếm này.
    Đại hán trầm giọng nói:
    - Bọn tại hạ đã mướn cả hậu viện rồi.
    Thiết Kỳ Sĩ hiểu ý cười nói:
    - Các hạ đã mướn bao cả dãy hành lang đi lại hay sao?
    Đại hán cười lạt đáp:
    - Vì thế tại hạ mới hỏi phải chăng các hạ muốn đi qua?
    Thiết Kỳ Sĩ cười khanh khách nói:
    - Trong sân này hoa nở đẹp quá tại hạ muốn thưởng ngoạn một chút cũng không được ư?
    Đại hán cứng họng không biết nói sao, bỗng nghe thanh âm một lão già cất lên bảo đại hán:
    - Lý sư phó, sư phó vẫn không chịu thay đổi tính nết vị này là người đọc sách nên lịch sự một chút.
    Lão già từ trong phòng đi ra nhìn Thiết Kỳ Sĩ chắp tay nói:
    - Thưa tướng công, y là người thô lỗ xin tướng công lượng thứ.
    Thiết Kỳ Sĩ thấy lão gần đến sáu chục tuổi mặt mũi hồng hào liền nghĩ bụng:
    - Nội công lão này không phải là hạng tầm thường.
    Chàng liền đáp lễ nói:
    - Không dám! Tiểu sinh cùng vị sư phó đây bất quá nói chơi một chút có gì đáng kể đâu? Xin lão trượng cho biết quý tính đại danh được chăng?
    Lão già cười ha hả nói:
    - Người đọc sách quả nhiên lịch sự. Công tử ơi, mời công tử vào phòng lão phu nói chuyện một chút nên chăng?
    Thiết Kỳ Sĩ chắp tay nói:
    - Tiểu sinh chỉ sợ làm phiền lão trượng.
    Lão già đưa chàng vào phòng mời ngồi rồi cười hỏi:
    - Lão phu là Yến Bình, xin công tử cho hay tôn tính đại danh?
    Thiết Kỳ Sĩ đã thay đổi sắc mặt thành màu vàng lẫn màu đen trở nên người già một chút, hiển nhiên chàng không còn anh tuấn như trước chàng tươi cười đáp:
    - Tiểu sinh là Thiết Kỳ Sĩ ra ngoài du học đã lâu năm.
    Lão già cười hỏi:
    - Coi nét mặt công tử cũng đủ biết là một kẻ sĩ dày dạn phong sương, xin hỏi công tử từ đâu đến rồi còn đi đâu nữa?
    Thiết Kỳ Sĩ không thay họ đổi tên vì lẽ danh tánh chàng đến nay rất ít người biết, chàng cười đáp:
    - Tiểu sinh có hai người thân thích ở Bắc Kinh, chuyến này muốn xuống kinh thành du ngoạn đồng thời thăm bà con. Lão nhân gia, ngoài cửa tiệm có cắm một cây tiêu kỳ phải chăng đó là tiêu cục của lão trượng?
    Lão già lại hỏi:
    - Chính thị. Phải chăng công tử từ Thiên Tân tới?
    Chàng buột miệng đáp:
    - Đúng thế! Đáng tiếc gần đây giang hồ không được yên tĩnh đi đường gặp lắm phen sợ hãi.
    Lão già nói:
    - Trong mình không mang nhiều đồ vật thì công tử bất tất phải quan tâm. Lão phu chuyến này đến Thiên Tân để giao hàng sáng mai định do đường nhỏ để văn kinh, nếu công tử không rẻ bỏ thì đi với bọn lão phu để đến kinh.
    Thiết Kỳ Sĩ nghiêng mình đáp:
    - Đa tạ lão trượng, vì tiểu sinh còn có hai người nhà là nữ lưu không dám đi đường nhỏ. Sáng mai phải mướn xe lên đường.
    Lão già ồ một tiếng đáp:
    - Thế cũng hay! Ngồi xe ngựa đi đường quan đạo đỡ cực nhọc hơn.
    Thiết Kỳ Sĩ đứng lên toan cáo từ thì đột nhiên ngoài cửa có tiếng người hô:
    - Nhị gia! Đại gia đã tới rồi.
    Lão già liền nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Xin lỗi công tử, nghĩa huynh của lão phu đã tới. Mời công tử ngồi chơi một lúc, lão phu đi hội diện với y một lúc rồi trở lại bồi tiếp.
    Thiết Kỳ Sĩ cũng đứng lên đáp:
    - Lão trượng cứ tùy tiện, tiểu sinh xin cáo từ.
    Bỗng ngoài cửa có tiếng lão già hỏi:
    - Lão nhị! Trong phòng có khách ư?
    Một người đẩy cửa bước vào, đây cũng là một lão già. Thiết Kỳ Sĩ bị Yến Bình giữ lại nói:
    - Nghĩa huynh đã tới, công tử hãy ngồi chơi một chút.
    Chàng thấy lão già mới vào lối ngoài bảy chục tuổi mà tinh thần vẫn tráng kiện thì nghĩ thầm:
    - Nội công lão này cũng rất cao thâm.
    Yến Bình cười nói:
    - Thưa đại ca, đây là Thiết công tử cũng trọ ở điếm này.
    Lão già kia chắp tay nói:
    - Lão phu là Hồng Phi nay được gặp công tử rất lấy làm hân hạnh.
    Thiết Kỳ Sĩ nghiêng mình đáp lễ, Hồng lão nhân nhìn Yến Bình nói:
    - Lão nhị, Tây Lộ tiêu chúng ta đã xảy chuyện rồi.
    Yến Bình kinh hãi hỏi:
    - Xảy chuyện ở chỗ nào?
    Hồng Phi đáp:
    - Xe tiêu vừa tới Thiết Lĩnh quan thì bị cướp, còn may người không bị thương.
    Yến Bình hỏi:
    - Đã điều tra ra là những nhân vật ở đâu hạ thủ với chúng ta chưa?
    Hồng Phi đáp:
    - Những bang phái lớn hai mặt Nam Bắc đều thám thính cả rồi, những nhân vật này có điều cổ quái. Khi đó chỉ có bảy tám người xông vào trường đấu, những sư phó của bên ta không ai là đối thủ của địch nhân.
    Yến Bình lộ vẻ hoang mang hỏi:
    - Bây giờ đại ca tính sao? Chúng ta không quay về Bắc Kinh nữa chăng?
    Hồng Phi nói:
    - Chúng ta vẫn trở về Bắc Kinh. Tây Lộ đã có lão Tam và lão Tứ đi điều tra.
    Yến Bình hỏi:
    - Tổng cục có việc gì không?
    Hồng Phi đáp:
    - Cửu Vương phủ có mật lệnh đưa tới, chẳng bao lâu sẽ triệu bọn ta ra làm việc ngoài quan ải.
    Thiết Kỳ Sĩ thấy không tiện nghe chuyện riêng của họ liền cáo từ về phòng. Chàng hỏi Lê Đại nương:
    - Những nhân vật ở Cửu Yến tiêu cục đại nương có quen biết ai không?
    Lê đại nương lắc đầu:
    - Lão thân chưa gặp qua, họ tên thì có biết. Trượng phu ta hùng bá võ lâm nên những nhân vật nổi tiếng trong thiên hạ lão thân đều được nghe nhắc tới.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Vãn bối vừa gặp một lão họ Hồng một lão họ Yến, xem chừng hai lão đều là những nhân vật trọng yếu trong Cửu Yến tiêu cục.
    Lê Đại nương “ồ” lên một tiếng nói:
    - Thế là thiếu hiệp đã gặp hai vị Phó tổng tiêu đầu của Cửu Yến tiêu cục rồi. Lão Hồng là đệ nhất phó tổng tiêu đầu Hồng Phi, lão Yến là đệ nhị tổng tiêu đầu Yến Bình. Bọn họ có mười người anh em kết nghĩa nên gọi là “ Cửu Yến thập long” võ công đều rất cao cường.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Thế thì đúng rồi! Vãn bối còn nghe Hồng Phi nói mới đây Tây Lộ tiêu của tổng tiêu cục vừa xảy chuyện. Hiện nay chưa điều tra ra được ai đã cướp món tiêu đó.
    Lê đại nương kinh hãi hỏi:
    - Tiêu cục này có mối giao tình với các bang phái trên chốn giang hồ thì bọn người hạ thủ này là ai?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Mười phần có đến tám là Cổ Mộ môn, vãn bối không tiện nhắc nhở cho bọn họ biết.

  11. #20
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,739
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    HỒI 18 - THIẾT PHỤNG HOÀNG ĐÁNH TAN QUÂN CỔ MỘ


    Lê đại nương nói:
    - Tiêu cục này có mối liên quan với quan tư, dù mất tiêu ngàn trăm lạng bạc cũng không vào đâu. E rằng quan nha còn điều tra gắt gao hơn cả tiêu cục.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Vụ này ra làm sao?
    Lê đại nương đáp:
    - Chủ nhân tiêu cục có mối thân mật thần bí với Cửu Thân vương. Nghe nói y là một nhân vật võ công tuyệt thế.
    Thiết Kỳ Sĩ ngạc nhiên hỏi:
    - Tên họ người đó là gì?
    Lê đại nương nói:
    - Lão thân không biết họ tên, chỉ nghe nói ngoại hiệu là Hắc Minh Châu. Thậm chí họ là nam hay nữ cũng không rõ.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Nếu vậy cần phải coi chừng, đồng thời muốn cho đại nương từ nay được yên thân, vãn bối tìm cách kết giao với môn hộ này.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Phải chăng đại ca muốn đưa đại nương vào yên trí trong tiêu cục?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Cái đó rồi tùy cơ hành động.
    Văn Đế Đế đột nhiên nghĩ tới điều gì liền đưa ra một nghi vấn hỏi:
    - Kỳ ca! Giữa Kỳ ca và Cửu Yến tiêu cục chẳng có mối liên quan gì trước kia cũng chưa biết hai lão đó, thế mà họ đem việc trọng yếu ra nói trước mặt Kỳ ca, hay là họ có ý hoài nghi gì chăng?
    Thiết Kỳ Sĩ nghe nói sửng sốt rồi gật đầu đáp:
    - Tiểu huynh thật chưa nghĩ tới điểm này.
    Lê đại nương nói:
    - Có thể vì hiện giờ họ không chuyển vận xe tiêu, đồng thời thiếu hiệp lại hóa trang làm người đọc sách.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Không phải, chắc bọn họ có chỗ dụng ý, nhưng chúng ta chẳng xung đột gì với họ thì họ nghi ngờ cũng không sao.
    Lê đại nương gật đầu, ba người ngồi nói chuyện lúc nữa rồi bà cùng Văn Đế Đế vào phòng trong nghỉ ngơi.
    Sáng hôm sau Thiết Kỳ Sĩ mướn một cỗ xe ngựa, bỏ cả binh khí của Lê đại nương vào bọc hành lý. Ba người ăn cơm xong lên đường. Nhà điếm phát giác ra dung mạo Thiết Kỳ Sĩ có điều khác lạ nhưng hắn chỉ để bụng, dĩ nhiên không dám nói ra.
    Dời khỏi khách điếm Thiết Kỳ Sĩ mướn một con ngựa để mình cưỡi đi sau ngấm ngầm bảo vệ, đi ba ngày liền hai lần đổi xe ngựa hôm ấy ba người đến một thị trấn lớn. vào điếm Cao Bì lúc giữa trưa chuẩn bị ăn cơm xong rồi lên đường.
    Vừa ăn cơm xong, đột nhiên thấy một toán kỵ mã xuống ngựa ở trước cửa điếm. Thiết Kỳ Sĩ khẽ hỏi Lê đại nương:
    - Bọn họ cũng đến rồi ư?
    Lê đại nương ngó thấy tám người ở ngoài cửa điếm tiến vào là sáu đại hán và hai lão già liền hỏi:
    - Bọn họ là ai?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Bọn người ở Cửu Yến tiêu cục.
    Lê đại nương ồ một tiếng nói:
    - Bọn họ đã bảo đi đường tắt thì đáng lẽ đến trước chúng ta mới phải.
    Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Hoặc giả giữa đường họ lại gặp biến cố, để tại hạ ra hỏi coi.
    Chàng đứng dậy tiến ra nhìn hai lão già nói:
    - Hồng lão trượng! Yến lão trượng! Chứng ta lại gặp nhau đây.
    Hai lão nghe gọi cũng ồ lên một tiếng hô:
    - Thiết tướng công!
    Trong quán đông khách rồi chỉ còn một bàn trống tiểu nhị liền đưa vào ngồi, Thiết Kỳ Sĩ theo sau lưng cười hỏi:
    - Các vị lão trượng không về Bắc Kinh ư?
    Hồng Phi cười đáp:
    - Thiết tướng công, bọn lão phu cũng đi đường lớn.
    Thiết Kỳ Sĩ cười thầm nghĩ bụng:
    - Té ra là thế, bọn họ nảy lòng ngờ vực chúng ta rồi.
    Ngoài mệng chàng tươi cười nói:
    - Thế thì hay quá đi với nhau cho có bạn hữu.
    Yến Bình nói:
    - Mời Thiết tướng công ngồi đây, chúng ta uống một chung đã.
    Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
    - Xin lỗi các vị thật tình vãn bối ăn cơm rồi các vị bất tất phải khách sáo.
    Chàng chắp tay nói tiếp:
    - Bước tiền đồ chúng ta còn gặp nhau.
    Hồng Phi nói:
    - Thiết tướng công! Chúng ta không cùng đi với nhau được ư?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Xe ngựa đi chậm hơn, nhất định các vị sẽ theo kịp.
    Chàng quay về bàn mình khẽ bảo Lê đại nương:
    - Đúng là bọn họ rượt chúng ta rồi, chúng ta đi phải coi chừng.
    Lê đại nương cười nói:
    - Mình làm cho họ không kịp ăn no.
    Bên kia Thiết Kỳ Sĩ hô hoán xa phu mấy người lại thượng lộ, lúc ra khỏi thị trấn, ngoài đường xe ngựa nhộn nhịp mà toàn là khách thương ở phương Bắc. Bọn Thiết Kỳ Sĩ đi chừng hơn chục dặm bỗng nghe phía sau tiếng vó ngựa ầm ầm như sấm nổ đồng thời một lão già cười ha hả lớn tiếng hô:
    - Thiết tướng công, bọn lão phu theo kịp rồi.
    Thiết Kỳ Sĩ quay đầu nhìn lại thấy tám con ngựa chạy nhanh như gió rượt tới, chàng cười thầm nghĩ bụng:
    - Mấy lão này lại uổng một phen nhọc lòng.
    Chàng dừng ngựa lại mỉm cười đáp:
    - Các vị mau lẹ quá nhỉ, ăn cơm xong lại đuổi được bốn mươi dặm rồi.
    Hồng lão đi trước cười nói:
    - Mời tướng công cứ thượng lộ, hà tất phải nhường bước?
    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
    - Tại hạ chưa đến Bắc Kinh bao giờ dọc đường mong được các vị chỉ giáo.
    Hồng Phi cười hỏi:
    - Người nhà tướng công ở trong thành hay ở ngoại ô?
    Chàng buột miệng đáp:
    - Ở ngoài thành nhưng lâu nay chẳng được tin tức gì.
    Hồng Phi nói:
    - Những nhà ở thường di động luôn. Lâu ngày không có tin tức hay là dọn đi nơi khác. Phạm vi thành Bắc Kinh rất rộng mà dọn nhà đi rồi là khó kiếm lắm đấy.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Vì thế tại hạ mới hoang mang.
    Đột nhiên phía trước có tiếng người nhốn nháo. Yến Bình chạy theo kịp Hồng Phi nói:
    - Đại ca, dường như mặt trước đã xảy chuyện rồi.
    Hồng Phi cười đáp:
    - Chắc lại giữa nhà buôn có điều xích mích. Phái một tên sư phó chạy lên xem sao.
    Một tên tiêu sư vung roi giục ngựa con ngựa của hắn thét lên một tiếng vọt đi, thuật cưỡi ngựa của hắn rất cao thâm. Thiết Kỳ Sĩ ngó thấy ca ngợi:
    - Những vị sư phó của quý cục toàn là nhân tài.
    Hồng Phi cười khanh khách đáp:
    - Tướng công, chuyến đi này của lão hủ đúng là ăn cơm trên lưỡi đao, nếu mình không có chút bản lãnh gì thì ai mượn?
    Đi chưa được một dặm tên tiêu sư vừa rồi quay lại lớn tiếng la:
    - Hỏng bét, bên kia núi đã xảy một trường đại chiến.
    Hồng Phi vội hỏi:
    - Có biết vì nguyên nhân gì không?
    Tiêu sư đáp:
    - Chỗ góc quanh trên đường lớn bị bít lối, xe ngựa cùng người đi đều bị cản trở, cưỡi ngựa cũng không qua được.
    Hồng Phi quay lại bảo Yến Bình:
    - Lão nhị, nhất định đây là người võ lâm khai diễn cuộc chiến đấu, lão nhị thử đến coi.
    Lão lại nhìn Thiết Kỳ Sĩ nói:
    - Công tử, xe ngựa của quý quyến phải dừng lại cho mau phía trước nguy hiểm lắm.
    Thiết Kỳ Sĩ làm bộ kinh hãi nói:
    - Làm thế nào bây giờ?
    Hồng Phi thấy Yến Bình đi rồi nói:
    - Tướng công đành phải chờ cho họ giải quyết xong vụ này rồi mới đi được.
    Lão lại quay về phía sau lớn tiếng hô:
    - Các anh em, chúng ta phải hỏa tốc tiến lên.
    Lão tung ngựa đi trước chạy nhanh như gió, Lê đại nương và Văn Đế Đế mở rèm xe ra vội hỏi:
    - Chuyện gì vậy? Dừng xe lại ư?
    Thiết Kỳ Sĩ giục ngựa tới gần cười đáp:
    - Trên đường lớn phía trước bị cản trở nghe nói nói có trận đánh nhau.
    Tên xa phu nghe nói cả kinh hỏi:
    - Công tử vậy chúng ta quay lại hay sao?
    Thiết Kỳ Sĩ trầm giọng nói:
    - Chúng ta cần phải đi, quay lại thế nào được.
    Xa phu cất giọng kiên quyết đáp:
    - Xe ngựa là cái tiểu nhân trông vào để sinh sống, chuyến này tiểu nhân đành bỏ cuộc.
    Thiết Kỳ Sĩ hỏi:
    - Vụ này có liên can gì tới chúng ta đâu, can chi ngươi phải sợ.
    Tên xa phu lập tức quay đầu ngựa lại lớn tiếng:
    - Việc đến nơi rồi, tiểu nhân sợ mạng mình cũng không giữ được. Công tử ơi! Xin công tử mướn xe khác quách, tiểu nhân đành quay lại thôi.
    Thiết Kỳ Sĩ thấy khuyên không được liền nhăn nhó cười nói.
    - Thôi được! Ta cũng không làm khó dễ ngươi đâu.
    Chàng nhìn Lê đại nương nói:
    - Đại nương cùng Đế Đế xuống xe đi.
    Chàng móc một nắm bạc vụn đưa cho phu xe nói:
    - Ngươi đã đi được mấy chục dặm vậy ta trả cho bấy nhiêu.
    Phu xe ngần ngại đón lấy bạc rồi đáp:
    - Công tử thực là người tốt, xin lượng giải cho tiểu nhân thật có điều không phải.
    Thiết Kỳ Sĩ nhảy xuống ngựa cười nói:
    - Vụ này không thể trách ngươi được, vậy ngươi về đi.
    Lê đại nương nhìn Thiết Kỳ Sĩ cười nói:
    - Thiếu hiệp vậy chúng ta đành đi bộ chạy lên coi tình hình.
    Thiết Kỳ Sĩ cười đáp:
    - Tiếng đánh nhau dường như ở góc núi trước mặt. Chúng ta rẽ vào đường nhỏ bên mé tả lên trên núi kia là ngó thấy.
    Văn Đế Đế nói:
    - Chúng ta lấy sẵn bảo kiếm cầm tay đề phòng bọn Cổ Mộ môn dở trò ma quỷ.
    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu giục:
    - Vậy Đế Đế cùng đại nương thay đổi hình dạng lẹ đi.
    Khi ba người lên đến đỉnh núi cao nhất thì dưới chân núi đang đánh nhau kịch liệt, số người mỗi lúc một đông.
    Lê đại nương đột nhiên nói:
    - Thiếu hiệp, bọn đánh nhau chia làm năm chỗ. Dường như những nhân vật ở tiêu cục cũng thêm nhiều người.
    Thiết Kỳ Sĩ nghiêm nghị đáp:
    - Phải rồi, xem chừng cuộc chiến đấu này rất khốc liệt.
    Văn Đế Đế kinh hãi nói:
    - Bên kia toàn là người che mặt có lẽ đúng là bọn Cổ Mộ môn.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Hai vị thử chú ý coi. Bên tiêu cục có một thiếu nữ công lực rất cao thâm. Y ở trong khu rừng một mình chống với mười bảy tay cao thủ che mặt. Lại còn một thanh niên đứng trên đống đất cao ở ngoài xa cũng gớm lắm! Một mình gã địch nổi mười bốn người.
    Lê đại nương nói:
    - Mau quay qua mé hữu. Trên đồng ruộng lại có một đám người che mặt đi tới.
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Cái đó chứng minh đúng là bọn Cổ Mộ môn. Các bang phái khác không có nhiều cao thủ như vậy.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Chúng ta làm thế nào?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Đế Đế! Văn muội cùng đại nương lại giúp thiếu nữ. Y có hỏi lai lịch thì nói bọn ta là người phái Thiết Phụng.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Thế là Kỳ ca đem họ Thiết và Phụng Hoàng thần đưa cả vào trong đó phải không?
    Thiết Kỳ Sĩ gật đầu đáp:
    - Từ nay ta dùng ba chữ “Thiết Phụng Yến” để lộ diện ngoài võ lâm.
    Lê đại nương lại giục:
    - Vậy thì cứ thế, chúng ta nên đi mau.
    Văn Đế Đế liền đề tụ khinh công chạy theo Lê đại nương. Nửa dặm đường chỉ trong chớp mắt đã đến nơi. Hai người lập tức xông vào vòng vây.
    Thiếu nữ kia thấy hai người mới tới một già một trẻ tướng mạo thông thường mà kiếm pháp rất cao cường, vừa xông vào đã đả thương được hai địch nhân, bất giác cả mừng hô:
    - Phiền hai vị đến cứu viện, xin hỏi hai vị là cao thủ ở môn phái nào?
    Lê đại nương đáp:
    - Tiểu thư, chúng ta là người ở Thiết Phụng phái, giữa đường gặp chuyện bất bằng nên giúp một tay. Tiểu thư bất tất phải quan tâm.
    Thiếu nữ nói:
    - Đại nương ơi! Bọn này như một lũ ma quái điên khùng, vừa thấy mặt tiểu nữ chẳng nói nửa câu đã động thủ liền.
    Văn Đế Đế nói:
    - Thư thư, bọn chúng là những nhân vật tà phái ở Cổ Mộ môn làm cho giang hồ rối loạn xà ngầu.
    Thiếu nữ cười đáp:
    - Thế ra chúng là bọn yêu nhân ở Cổ Mộ môn mà người võ lâm thường đồn đại. Muội muội! Cảm ơn muội muội có lòng chỉ điểm.
    Văn Đế Đế hỏi:
    - Thư thư! Phải chăng thư thư là sư phó ở Cửu Yến tiêu cục? Sau này thư thư chia công tác cho tiểu muội làm nhé.
    Thiếu nữ cười mát nói:
    - Muội tử! Muội tử cũng muốn làm ăn ư? Thế thì còn gì hay bằng.
    Văn Đế Đế cất tiếng lanh lảnh:
    - Đại nương! Giết giặc đi để làm lễ kiến diện thì chúng ta sẽ có kế sinh nhai.
    Thiếu nữ kia mắt thấy các nơi chiến đấu có điều khác lạ. Đồng thời tai nghe thấy tiếng địch nhân rú lên thê thảm từng hồi, không khỏi kinh hãi bật tiếng la:
    - Lạ thiệt! Dường như có rất nhiều cao thủ đến trợ giúp chúng ta.
    Lê đại nương thấy mấy chỗ địch nhân ngã lăn lông lốc cả mừng hô lớn:
    - Đế Đế, thiếu hiệp đại hiển thần thông rồi. Chúng ta cũng đánh mạnh đi.
    Văn Đế Đế cười nói:
    - Chúng ta phá vòng vây mà ra.
    Lê đại nương hỏi:
    - Tại sao vậy?
    Văn Đế Đế đáp:
    - Sĩ Kỳ mà thấy chúng ta trốn chạy, nhất định y rượt đến hạ thủ, chi bằng quyết đấu hay hơn.
    Lê đại nương cười đáp:
    - Được rồi! Vậy lão thân dẫn đường.
    Mụ quát to một tiếng xông về phía Bắc đả thương luôn mấy tên. Thiếu nữ cùng Đế Đế hộ vệ hai bên tả hữu, thế nguy cấp lập tức phá giải. Địch nhân chỉ còn lại tám tên không ngăn cản nổi nhưng vẫn liều mạng theo sau đuổi đánh. Thiếu nữ nhìn Đế Đế hỏi:
    - Muội tử! Vừa rồi muội muội nói gì?
    Văn Đế Đế đáp:
    - Tiểu muội có vị biểu ca đang viện trợ tiêu sư bên kia đã đánh chết địch nhân nhiều rồi, tiểu muội mong y qua đây trừ diệt bọn này.
    Thiếu nữ hỏi:
    - Biểu ca của muội muội họ gì? Võ công y thật là cao cường.
    Văn Đế Đế đáp:
    - Y là Thiết Phụng Hoàng. Thư thư hãy coi kìa, y đang xông tới.
    Thiếu nữ chợt nhìn thấy một anh chàng thanh niên ăn mặc theo kiểu thư sinh với hai bàn tay trắng y xông vào bên địch như chỗ không người. Chỉ trong chốc lát y đã tới sau lưng mà tiếng rú thê thảm bên địch vang lên không ngớt, đi không đầy mười trượng, tám địch nhân đã ngã lăn ra.
    Thiết Kỳ Sĩ tới nơi nhìn Lê đại nương nói:
    - Đại nương! Mau lên khu đất cao ở mé Bắc. Tại đó chàng thanh niên còn bị một số đông địch nhân bao vây.
    Lê đại nương hỏi:
    - Thiếu hiệp đi về phương nào?
    Thiết Kỳ Sĩ đáp:
    - Hồng Phi và Yến Bình hai lão bị địch nhân vây hãm rất nguy cấp. Vãn sinh e rằng xảy chuyện thất bại phải tới đó giải cứu. Lát nữa tại hạ sẽ đến tụ hội với các vị trên khu đất cao.
    Thiếu nữ thấy chàng tung mình vọt đi nhanh như chớp lẹ hơn cả chim bay bất giác thở dài ca ngợi:
    - Nhân vật này thật võ nghệ siêu quần.
    Văn Đế Đế cười nói:
    - Y căm hận nhất là bọn ma đầu ở Cổ Mộ môn. Chúng ta chạy lẹ lên khu đất cao.
    Ba người chạy tới nơi. Thiếu nữ cất tiếng lanh lảnh hô:
    - Ngũ ca! Bọn tiểu muội đến trợ thủ đây.
    Ba người xông vào đám trùng vi, tình thế lập tức thay đổi, hai chục tên che mặt liền bị phân tán và lùi lại.

Trang 2 / 12 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Anna xinh như thiên thần
    By duyanh in forum Hình Ảnh Giới Showbiz
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-14-2011, 11:43 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-14-2011, 01:24 AM
  3. Thâm nhập 'thiên đường cà phê hoan lạc' Sài Gòn
    By giavui in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-19-2011, 02:14 AM
  4. Đại Chiến Phụng Hoàng San
    By giavui in forum Tân Cổ Giao Duyên
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-16-2011, 04:59 PM
  5. Sớ Trình Lên Ngọc Hoàng Thượng Đế Tìm Trẻ Lạc
    By Phụng Nhi in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 4
    Bài Viết Cuối: 11-17-2010, 12:57 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •