Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc không ở thiên đình
Ở ngay bên cạnh người mình đang yêu
Florian
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Làm đẹp với củ nghệ

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Tướng Cướp Liêu Đông

    Tướng Cướp Liêu Đông

    Tác giả :Độc Cô Hồng



    MỤC LỤC [−]

    1. Hình Cây Biết Nói
    2. Con Rồng Ngủ Cựa Mình
    3. Ngọn Roi Ngự Trị Người
    4. Di Vật Của Nghiêm Đại Nhân
    5. Người Mù Họ Cổ
    6. Hỏi Chuyện Ngày Xưa
    7. Sát Mạng Phi Đao
    8. Lấy Mắt Tiểu Nhân Nhìn Lòng Quân Tử
    9. Ván Cờ Sai Nước
    10. Những Ngón Đòn Vay Trả
    11. Thây Ma Cử Động
    12. Người Của Thị Vệ Dinh
    13. Gậy Ông Đập Lưng Ông
    14. Lệnh Tầm Nã Từ Kinh Sư
    15. Hẻm Móng Ngựa
    16. Cô Gái Lầu Xanh
    17. Giang Hồ Và Kỹ Nữ
    18. Gặp Nhau Trong Sòng Bạc
    19. Những Lá Bài Linh
    20. Cánh Hồng Bay Bổng
    21. Má Hồng Phận Bạc
    22. Niềm Thương Xin Gói Trong Lòng
    23. Những Kẻ Quyết Tìm Nhau
    24. Đoàn Xe Ngược Bắc
    25. Thả Miếng Mồi Ngon
    26. Ngọn Roi Họ Phí
    27. Tên Đúng Mà Người Không Đúng
    28. Ngoài Bạn Trong Thù
    29. Tướng Cướp Và Quan Nha 30. Thâm Nhập Quan Trường
    31. Những Kẻ Bán Thân
    32. Những Màn Lưới Vô Hình
    33. Gặp Lại Người Xưa
    34. Bàn Tay Xoa Dịu Vết Thương
    35. Đối Diện Mà Nghìn Trùng Diệu Vợi
    36. Bên Gối Còn Hương
    37. Tân Quan Hiệu Úy
    38. Thứ Dữ Gặp Thứ Không Hiền
    39. Những Kẻ Trong Bóng Tối
    40. Hung Ma Đền Tội Ác
    41. Mới Lên Khỏi Vực Lại Hang Sâu
    42. Trong Bãi Tha Ma
    43. Người Theo Người Tránh
    44. Trộm Viếng Nha Môn
    45. Một Cuộc Hành Hương
    46. Gặp Lại Người Quen
    47. Bức Màn Thưa Lay Động
    48. Những Câu Hỏi Không Lời Giải
    49. Những Nỗi U Tình
    50. Gặp Lại Cố Nhân
    51. Thù Cũ, Nợ Mới
    52. Kẻ Cầm Đầu Thiên Tâm Hội
    53. Ân Đền Oán Trả
    54. Thiếu Gia Trung Đường Phủ
    55. Một Âm Mưu
    56. Sự Thương Lượng Cần Thiết
    57. Náo Loạn Trong Trung Đường Phủ
    58. Hoàn Thành Sứ Mạng


    Phần Vào Truyện

    Năm thứ ba đời Nhân Tông Gia Khánh, nhà Thanh. Tháng năm mùa hạ.

    Vành trăng lưỡi liềm lơ lửng ở góc trời Tây trải xuống nhân gian một màu trắng đục và càng lờ mờ hơn nữa ở con đường cái phía Nam, vì sáu con kiện mã phi nước đại vào Phụng Thiên thành, bụi vàng cuốn mịt.

    Ngựa, toàn một màu hung đỏ, bờm cao, giống tuấn mã vùng Đại Uyển; kỵ sĩ là năm tên đại hán; năm người ngồi trên năm ngựa, con sau cùng chỉ có yên không; một con ngựa cao lớn màu đen, yên cương có đủ nhưng không người cỡi.

    Sáu con kiện mã, năm tên kỵ sĩ lướt gió trong màn đêm, thẳng vào Phụng Thiên thành giữa canh khuya...

    ° ° °

    Canh đã quá khuya, xa xa, trên một vọng lâu, tiếng trống trổ ba dùi.

    Trung tâm thành thị, cũng như vùng phụ cận dẫn đến ngoại ô, nhà nhà im lìm, người và cảnh vật đang say giấc đêm trường, rải rác đó đây, xa tít, một vài ánh đèn còn ẩn khuất đìu hiu.

    Từ những con đường cái, từ những khu đông dân cư dẫn đến ngõ hẻm trổ ra vùng hoang vắng, không một tiếng động, không một bóng người.

    Năm tên kỵ sĩ, sáu con tuấn mã vượt thẳng về hướng Đông thành, ở đây, nhà đã thưa lần và cuối cùng là một vùng rừng bụi um tùm cách vòng tường của một tòa trang viện non một dặm.

    Sáu con ngựa dừng ngay nơi đó.

    Năm người kỵ sĩ áo đen cùng một lượt rời yên.

    Sát góc tường của tòa trang viện, chỗ giáp tiếp khu rừng, một bóng người vụt nhóng lên: một người đàn ông trung niên mặc áo màu tro xám...

    Hắn đã nghe tiếng ngựa, hắn đã thấy năm người kỵ sị áo đen, hắn dòm trước, dòm sau mấy lượt, hình như hắn còn đề phòng những vấn đề khác nữa và cuối cùng hắn băng nhanh theo những lùm bụi thấp, đi thẳng về phía năm kỵ sĩ.

    Hắn vòng tay cúi mình, nhưng hình như vẫn chưa thấy đủ, hắn bồi thêm một tiếng cười, giọng cười mơn lạt nhách.

    - Năm vị đến thật là đúng hẹn!

    Hắn cười thêm tiếng nữa để chấm câu, tiếng cười rè rè gắng gượng

    Dẫn đầu năm kỵ sĩ, cũng là một người trung niên có màu da trắng bệt làm nổi bật chòm râu ngăn ngắn đen mướt dưới cằm, hắn nhìn người áo xám bằng tia mắt lạnh băng băng :

    - Có chưa?

    Người áo xám đáp nhanh :

    - Có, có... tôn giá đã giao việc thì làm sao lại có thể sai chạy được? Nếu không có thì tiểu nhân đâu dám đến...

    Người có chòm râu đen gật nhẹ :

    - Tốt, trao đây.

    Người áo xám lại toét miệng cười, giọng cười hè hè thâm thấp y như giọng nói :

    - Vâng, vâng... nhưng...

    Người râu đen hất mặt :

    - Nhưng cái gì? Không có mang theo phải không?

    Người áo xám vội đáp :

    - Không không, có chứ, có chứ, tôn giá nghĩ xem, đây đâu phải là chuyện chơi, làm lỡ chuyện của quý vị để mang họa hay sao? Chỉ có điều...

    Người râu đen cười, giọng cười lạnh hơn giọng nói, hắn chận ngang :

    - Yên lòng không lỗ công đâu mà sơ....

    Hắn ra lịnh bằng cái gật đầu :

    - Hãy trao cho hắn!

    Một tên kỵ sĩ đứng sau nhích tới đưa về phía người áo xám một cái túi vải.

    Đôi mắt người áo xám rực lên, hắn thò tay ra nhưng, tên kỵ sĩ vụt nhếch môi và rút tay về, cái túi vải cũng về theo.

    Người áo xám vội gật lia :

    - Phải phải... “Tiền trao cháo múc”, vâng, không ai hơn ai, mà cũng không ai thua thiệt...

    Vừa nói, hắn vừa móc trong lưng ra một tờ giấy cuốn tròn.

    Tên kỵ sĩ lại trao túi vải bằng tay trái, tự nhiên tay phải cũng đưa ra một lượt.

    Người áo xám trao cuộn giấy và chụp lấy túi vải, cử động của hắn thật ăn khớp, nhịp nhàng, xem chừng chuyện “trao đổi” này, hắn thuộc vào hạng chuyên môn.

    Tên kỵ sĩ cũng làm giống như thế, nhưng thái độ khá bình tĩnh chớ không lụp chụp như người áo xám. Hắn mở cuốn giấy ra trước mặt và đảo mắt từ trên xuống dưới thật nhanh.

    Đó là một tấm bản đồ.

    Trong bản đồ vẽ một khu nhà đồ sộ, có cổng có sân, nhưng không giống như những ngôi nhà thường, vì con đường dẫn vào cửa chính quá dài, bên trong, dãy hành lang lại cắt hai ngôi nhà thành một đường trung tâm thật thẳng. Thêm vào đó, từ cổng dẫn vào, dọc theo dãy hành lang, nhiều chỗ lại có gạch chéo bằng mực đỏ.

    Người râu đen hỏi :

    - Sao? Có đúng không?

    Tên kỵ sĩ gật đầu nhe....

    Người áo xám lại tưởng hỏi mình nên vội gật lia :

    - Đúng, đúng, đúng chẵn năm mươi lượng, không hơn, không kém!

    Người có râu mỉm cười :

    - Đủ rồi thì đi đi.

    Tiếng đi sau cùng còn chưa dứt thì ngón tay trỏ của tên kỵ sĩ đã chạm vào dưới ngực bên trái của người áo xám, điểm đúng vào tâm mạch.

    Vành môi của người áo xám chỉ kịp giựt lên chứ không kêu thành tiếng, hắn gập thân mình xuống như cây chuối bị đốn ngang và sau đó là co rút bất động trên bãi cỏ.

    Bằng một động tác thật bình thường, tên kỵ sĩ móc ra một cái lọ đen bằng cổ tay, hắn mở nút rắt lên thây ngưới áo xám một chất trăng trắng như bột mì, hắn rắt tới đâu, hơi khói mong mỏng bốc lên tới đó...

    Người có râu cầm lấy tấm bản đồ chăm chú nhìn rất kỹ và ngẩng mặt hỏi bốn tên kỵ sĩ :

    - Chỗ nào là trung tâm Đại lao, chỗ nào có canh phòng, các ngươi đã nhớ tất cả rồi phải không?

    Bốn tên kỵ sĩ cùng gật gật đầu :

    - Có, thấy rất rõ.

    Người có râu vo tròn mảnh giấy nhét vào lưng và quăng mình lên ngựa :

    - Đi !

    Tiếng “đi” phát ra cùng một lúc với tiềng roi vút trót vào không khí, sáu con kiện mã cất đầu bỏ vó về Nam...

    ° ° °

    Đề lao.

    Vòng tường thật cao, xám xịt, lâu đời.

    Trên đầu tường, những thanh sắt ken dầy nhọn lểu như sẵn sàng xuyên từ bụng ló thấu ra lưng của bất cứ kẻ nào dại dột vượt đầu tường.

    Nhưng năm người kỵ sĩ không “dại dột”, họ từ yên ngựa tung lên thật nhẹ nhàng, thân người họ còn cao hơn đầu sắt nhọn cả sải tay.

    Không khí bên ngoài và bên trong thật cách biệt, vừa đặt chân vào sân hơi nóng đã nghe hầm hập, qua khỏi sân, bước vào khung cửa hẹp, giữa hành lang hun hút, nhà lao chia thành hai dãy sâu thẳng vào trong.

    Từng cánh cửa bằng gỗ lim thật dầy thật nặng nằm khít vào nhau như những đáy hòm dựng đứng, Trên mỗi khung cửa, ngang tầm mắt đều có một lỗ trống vuông nho nhỏ, những lỗ đó, cho dầu cái đầu thật nhỏ cũng không thể chui qua, thế nhưng người ta vẫn cẩn thận thêm vào đó ba song sắt to bằng ba cổ tay đứa bé. Thành ra tuy có được một lỗ trống, nhưng ba thanh sắt đó đã biến thành bốn cái kẽ hẹp không thể đút lọt bàn tay.

    Nếu đứng ngoài sân, người ta có cảm giác đang đứng gần một lò nung thì khi đặt chân vào dãy hành lang mà hai bên là những gian ngục hẹp này, người ta mới thấy đúng là đã đi thẳng vào miệng lò.

    Ngay đầu hành lang tuy không có cửa nhưng lại có một cái bàn chắn ngang gần bít lối, sau bàn, một gã đại hán, có lẽ là tên giữ ngục, đang bật lưng vào ghế dựa ngửa, hai chân duỗi thẳng, đôi mắt lim dim.

    Dãy hành lang, giữa hai hàng lao ngục có treo ngọn đèn, hai đầu và chính giữa cách khoảng khá xa. Ánh sáng từ ngọn đèn tỏa ra vừa vàng vọt nặng nề, vừa eo sèo bịnh hoạn.

    Gian ngục cuối cùng sâu hút vào trong chỉ nhốt có một người, người đàn ông mặc áo đen.

    Hắn nằm dài dưới nền đất im lìm bất động.

    Gian lao ngục giống y như lòng cỗ quan tài, chỉ cần đứng gần lỗ trống trên cửa là nghe hơi nóng phựt ra nóng như nồi nước sôi hừng hực, thế mà người áo đen lại có thể nằm ngủ một cách ngon lành. Có lẽ cái “hộp” vuông vuông này “đựng” hắn cũng khá lâu, cho nên hắn đã... thích nghi hoàn cảnh!

    Hắn nằm bất động như một cái xác chết, nhưng thình lình cái đầu hắn ngóc lên, đôi mắt chớp sáng...

    Dãy hành lang vẫn im phăng phắc, tên giữ ngục vẫn dựa ngửa duỗi chân. Ánh đèn trầm trầm nặng chịt.

    Người áo đen nằm trong ngục đặt đầu trở xuống, nhưng hắn không nhắm mắt lại, vành môi hắn nhếch lên - không phải nhếch cười mà là thách đố đợi chờ.

    Như một cây gió thốc, năm tên kỵ sĩ lao vút vào cửa khám. Tên giữ ngục đứng phắt lên...

    Phản ứng của hắn thật nhanh, nhưng bàn tay của hắn vẫn chưa đặt kịp đến cán đao thì bàn tay của một tên kỵ sĩ đã chạm vào cổ hắn.

    Bàn tay xòe thẳng phạt ngang của tên áo đen không nghe hơi gió, tên giữ ngục nghẽo đầu qua bên trái, thân hình cao lớn của hắn đổ xuống luôn. Cũng như tên áo xám bán bản đồ, hắn chỉ giựt giựt vành môi chứ không kịp phát ra thành tiếng.

    Người có râu dẫn đầu khoát nhẹ cánh tay và lao vút vào trong, bốn tên kỵ sĩ bám sát theo hai bên, họ thẳng vào gian ngục cuối cùng.

    Bình.

    Một cái đá của tên kỵ sĩ áo đen tung ra thật lẹ, cánh cửa khám bật then.

    Y như một con mèo, gã áo đen trong ngục tung mình lên thật lẹ.

    Bây giờ mới nhìn được rõ, hắn là một con người tấm thước, trên mép, dưới cằm râu đen tua tuả, nhưng đó chỉ là râu tù ngục, vì bằng vào đôi mắt như hai ánh sao đêm, bằng vào đôi mày thật bén xuyên thấu tóc mai, bằng vào sóng mũi thẳng và da mặt mịn màng, người ta có thể biết ngay hắn chưa đầy ba mươi tuổi,

    Hắn vừa tung mình dậy thì cánh cửa đã bật ra, người có râu dẫn bốn tên kỵ sĩ tràn vào.

    Giữa khoảng chân mày của người áo đen trong ngục ẩn sát khí, hắn hất mặt lạnh lùng :

    - Cho biết lai lộ?

    Bằng vào lối hỏi đó, chứng tỏ hắn đã biết năm tên kỵ sĩ không phải cùng bọn với đám người đang giam cầm hắn.

    Người có râu móc ra một phong thư còn niêm kín, giọng hắn cũng lạnh băng băng :

    - Xem đi!

    Ánh mắt gã tù nhân chớp sáng nhưng rồi lại tắt ngay, hắn đưa tay cầm phong thư và thấp giọng :

    - Các vị là...

    Người có râu chận đáp :

    - Xem xong hẳn nói.

    Đưa đôi mắt ngời ngời từ trên xuống, gã tù nhân buông tay xuống nhưng không xếp lá thư, hắn có vẻ ngạc nhiên :

    - Như thế... là...

    Người có râu vẫn với vẻ mặt thản nhiên cố hữu :

    - Có bằng lòng hay không?

    Gã tù nhân gặn lại :

    - Nhưng tại làm sao lại tìm đến với ta?

    Người có râu một mực lạnh lùng :

    - Có bằng lòng hay không?

    Gã tù nhân trở lại sắc thái bình tĩnh lúc ban đầu:

    - Sát nhân vượt ngục, nếu ta là hạng người như thế, thì ta đã đi lâu rồi chứ không nằm mãi trong cái ngục hôi hám này đến ngày naỵ..

    Người có râu nhướng mắt :

    - Chính như thế nên các hạ mới được tín nhiệm. Qúa khứ của các hạ, bọn ta đã điều tra rất rõ ràng, chuyện này chỉ có các hạ mới có khả năng làm được, nhưng cần nhất là các hạ phải tình nguyện, phải bằng lòng chứ bọn ta không cưỡng ép.

    Gã tù nhân làm thinh

    Người có râu nói tiếp :

    - Các hạ có thể suy nghĩ nhưng thời gian suy nghĩ không được quá lâu.

    Gã tù nhân làm thinh

    Người có râu lại nói :

    - Các hạ không phải vì một, mà là vì quá nhiều người, các hạ biết rõ điều đó, bọn ta cũng biết rõ như thế.

    Đôi mày dài của gã tù nhân máy động, vẻ mặt hắn thật lạ lùng và hắn vụt gật đầu :

    - Được rồi, ta nhận!

    Người có râu nghiêng mặt :

    - Các hạ hãy nghe thật rõ, sau khi rời khỏi nơi đây, các hạ đã trở thành tên tù vượt ngục sát nhân, không ai có thể giúp được, các hạ phải bằng vào khả năng của chính mình, chỉ có một thù lao duy nhất là ngày thành công, lúc miễn tội...

    Gã tù nhân nhếch môi :

    - Ta không yêu cầu...

    Người có râu chận nói :

    - Chưa hết, các hạ hãy nghe, vạn nhất các hạ bị bắt lại, tuyệt đối không được nói tiếng nào về chuyện đêm nay; vạn nhất thất bại, các hạ lọt vào tay của họ, bọn ta cũng tuyệt đối không thừa nhận có chuyện đêm nay, các hạ biết rõ chứ?

    Gã tù nhân thản nhiên :

    - Nói những lời đó là thừa.

    Người có râu gật gật đầu :

    - Tốt, phía sau tường đã có sẵn một con kiện mã, các hạ cứ thong thả ra đi !

    Không nói thêm một tiếng, cũng không cần quan sát gã tù nhân, người có râu vói tay lấy lại lá thư và cùng với bốn tên kỵ sĩ vút ra khỏi khám...


    Hồi 1

    Hình Cây Biết Nói

    Lão Long Hà

    Một con sông khá rộng nhưng nổi tiếng không phải vì thế, bất cứ ai, cứ nghe đến “Lão Long Hà” cũng đều hình dung ngay trong cảm giác đầu tiên là những trận cuồng phong.

    Mưa ở đây rất ít nhưng gió lốc thì gần như không vắng một ngày nào. Con đường đất đỏ bên tả nhạn luôn cuốn bụi mù, nhuộm vàng cả đầu cây ngọn cỏ.

    Dựa bên con đường đất đỏ bụi mù đó có một cái quán. Quán rượu.

    Chủ quán là lão già họ Vương, không ai biết tên, nhưng không cần, lão có một chân cà thọt, người ta đã lấy nó làm tên. Lão Vương Què.

    Quán rượu này có hai đặc điểm.

    Thứ nhất, quán chỉ bán rượu chứ tuyệt đối không bán thức nhắm hay bất cứ món ăn nào khác. Khách nhậu, nếu cần, có thể mang theo.

    Thứ hai, khách nhậu không cần gọi rượu, vì rượu có sẵn từng ché đặt dài theo mé vách chỗ quầy tiền, mỗi ché đều có một ống tre cưa ngang cỡ gang tay chừa cán dài móc bên ngoài ché, khách nhậu “tự tiện” mang chén tới múc uống, uống bao nhiêu cũng được, miễn là trước khi đi ra “làm ơn” để lại đủ tiền.

    Không nghe có chuyện uống thiếu hay uống “chạy”, không ai rõ nguyên do không xảy ra chuyện đó, nhưng cũng không có người bàn tán,

    Không ai bàn tán, nhưng nhất định mỗi người đến đó đều có một dấu hỏi trong bụng, có thể vì nghi vấn đó mà người ta ngại. Hạng người thường “uống chạy” ở những nơi khác cũng đâm ra dè dặt.

    Quán rượu của lão Vương Què không sợ ế, một là trong vòng trăm dặm quanh đây không hề có thêm một cái quán nào khác, hai là tả ngạn Lão Long Hà luôn có cuồng phong, bất cứ khách qua đường nào, đã lọt vào vùng này, lỡ gặp cơn gió lớn là cũng tìm vào chỗ trú duy nhất: quán rượu của lão Vương Què.

    Khách của lão là những kẻ ngược xuôi khoảng đường dài càt bụi, nếu không ngồi xe thì cũng là đi ngựa, bộ hành rất ít vì trong một chu vi rộng lớn này không hề có xóm làng.

    Gặp cơn gió lớn là quán lão luôn luôn chật nứt.

    Lão Vương Què không phải là hạng người “hạnh tai lạc họa”, không phải vui mừng trước cái khổ của người khác, lão không bao giờ “van vái” cứ có gió lớn hoài hoài, không biết vì lòng lão tốt, hay tại vì ở đây mỗi ngày ít nhất là có hai cơn giông kéo dài như bữa hôm nay, nên lão không cần phải vái,

    Bữa nay quán lão chật ken người.

    Kể cả tốt lẫn xấu, quán lão có cả thảy là năm cái bàn, đáng lý mỗi bàn có thể ngồi được sáu, bảy người, thế nhưng năm cái bàn bây giờ chỉ ngồi có mười người, còn lại bao nhiêu “ẩm khách” thì ngồi trên những cái ghế dài kê dọc theo vách hoặc ngồi chồm hổm xa xa phía quầy tiền.

    Năm bàn tuy đều có người ngồi nhưng vẫn còn trống, vậy mà họ bằng lòng ngồi dưới đất chứ không léo hánh đến bàn. Họ ngồi nên khép cửa lại để tránh gió, vừa uống rượu vừa “len lén” nhìn từ bàn này sang bàn khác.

    Bàn thứ nhất, gồm có bốn người.

    Bốn gã đại hán ăn vận cùng một cách.

    Có gió nhưng vẫn là mùa nóng nực, thế nhưng cả bốn gã vẫn đội mũ da sụp tới mang tai, mình cũng mặc áo da với sợi dây đai bằng da to bản, dáng cách người nào trông cũng dữ dằn, thêm vào đó, bốn thanh đao đặt trên bàn, cán đao buộc vải lụa màu đỏ rực thỉnh thoảng theo gió phất lên như thách thức càng làm cho cái bàn đó thêm nặng nề sát khí.

    Bàn thứ hai, có ba người.

    Ngồi giữa là một lão già râu ba chòm đen mượt, mắt sáng mày dài, mình vận áo xanh, vẻ mặt không dữ nhưng rất uy nghiêm. Chỉ cần nhìn qua là không ai dám nhìn thẳng thêm lần nữa.

    Hai người ngồi hai bên lão già áo xanh thật là tương phản, một người mập thù lù, da trắng mỏng như đứa trẻ sơ sanh, nhìn vào mặt lão, người ta dễ mỉm cười liên tưởng đến pho tượng Di Lặc trong chùa. Lão mặc chiếc áo trắng, quá trắng, trắng đến mức những hạt bụi e dè không dám bám.

    Người ngồi bên phải ốm tong như cây sậy, da đã đen như cục than hầm mà lại còn vận thêm bộ quần áo đen, càng làm cho lão giống như cây cột cháy.

    Bàn thứ ba, gồm có... một người.

    Một ẩm khách ngồi chồm hổm gần ché rượu thúc nhẹ cùi chỏ vào hông bạn đồng hành và nhỏ giọng :

    - Bàn chỉ có một người sao mình ngồi dưới đất? Lại ngồi với người ta đi chứ, bạn!

    Người kế bên chỉ trả lời bằng cái rùn vai, cái miệng hắn chằng ra, hai mắt nháy lia và quay qua hướng khác.

    Bàn thứ ba chỉ có một người thật đó, nhưng nhìn còn không dám thì làm sao bảo hắn dám đến ngồi?

    Người ngồi ở bàn thứ ba chỉ là một trung niên khoảng bốn mươi, vóc dáng cũng không có gì khác lạ, giá như con mắt trái của hắn đừng bị chột, giá như con mắt chột đừng bịt miếng đồng đen, giá như cặp răng khóe của hắn đừng quá nhọn và hơi dài hơn những cái răng khác, giá nhự..

    Người ngồi bên ché rượu dưới đất lại nhăn mặt, quay vào trong, hình như hắn không muốn nhìn thêm chỗ khác của người một mắt, chỉ bao nhiêu đó mà xương sống của hắn đã ớn lạnh rồi!

    Bàn thứ tư, cái bàn đặt quá vào trong cũng chỉ có một người.

    Khác hẳn với những người ngồi ở ba bàn trước, đây là một gã thanh niên mảnh khảnh, ngoài cái chất thư sinh trói gà không chặt ra, hắn lại còn giống như một cô gái. Từ ánh mắt long lanh, vành môi đo đỏ đến sóng mũi dọc dừa, nếu hắn không có bộ quấn áo đàn ông thì chắc chắn người ta sẽ gọi hắn bằng... cô!

    Gần bàn người thư sinh là cái bàn chót trong quán, bàn này cũng chỉ có một người.

    Nhìn sắc diện, hắn chưa đến tuổi trung niên, nhưng râu mép, râu cằm tua tủa, thứ râu của người ở vào một nơi không có phương tiện hớt cạo, chứ không phải râu... già.

    Hắn vận áo đen, áo không dơ nhưng quá cũ, nhìn vào, ngưới ta có cảm tưởng hắn là một tên tù mới vừa ra khỏi khám.

    Lạ một điều là dáng cách của hắn không hung dữ như bốn tên đại hán ngồi ở bàn đàu, nhưng không hiểu sao, nhìn vào hắn, không biết ở chỗ nào, có thể do đôi mắt quá sáng, có thể do đôi mày quá dài, nhưng chắc hơn hết có lẽ do khoảng giữa chân mày của hắn đang hừng hực một “khí thế” lạ lùng, cho nên nếu bảo bốn tên đại hán ngồi ở bàn ngoài là bốn cây trụ đá vững vàng thì người ta có cảm tưởng gã áo đen ngồi riêng một bàn này như một trái núi, vì hắn vững vàng bá bội.

    ° ° °
    Last edited by giavui; 10-25-2015 at 06:26 PM.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •