Cái kết đắng của những người hành nghề giết chó, trâu, rắn


Những người hành nghề giết động vật trong suốt một thời gian dài có thể sẽ phải nhận những cái kết buồn không thể ngờ đến.

Chuyện khó tin về chó báo oán ở làng Cao Hạ

Nhắc đến làng Cao Hạ, người dân quanh khu vực nghĩ ngay đến "đặc sản cày tơ bảy món", bởi nơi đây có lò mổ chó lớn nhất miền Bắc. Dù không ai biết rõ nghề làm thịt chó bắt đầu từ khi nào song đã được coi như nghề gia truyền, đời ông cha làm, giờ lại đến lượt con cháu nối nghiệp.


Nhiều người giết chó ở làng Cao Hạ chết thảm.
Một trong số những người đã gắn bó với ngôi làng gần một thế kỷ, cụ Đặng Thị N, đã chứng kiến biết bao biến cố, thăng trầm ở làng. Theo cụ N, "nghề sát sinh" này mang lại sự giàu có nhưng hay gặp những điều chẳng lành. Cụ thể hơn, một gia đình sở hữu lò mổ chó lớn nhất làng có hai con trai thì chết một, chồng cũng mất. Chủ lò mổ khác, nhà có bốn đứa con trai thì chết ba, chồng và đứa cháu nữa cũng mất. Ngoài chuyện chết chóc, nhiều chủ lò mổ khác gặp những điều không may. Cái chết mà người làng Cao Hạ đồn thổi nhiều là ông H, chủ lò mổ lớn nhất làng bị chết bỏng trong vạc nước sôi nhúng chó để vặt lông. Ngoài ra, còn một số trường hợp như chồng bà C. khi cắm quạt điện để thui chó bị điện giật chết khi tuổi mới ngoài 40.

Một câu chuyện "sinh nghề tử nghiệp" khác xảy ra với gia đình ông L, người làm thịt chó chuyên nghiệp mất mạng do bệnh dại.
Trường hợp nữa là gia đình bà Đ, dù rất giàu có nhưng chồng cũng đã mất vì một tai nạn giao thông.
Tất nhiên, những câu chuyện trên có thể chỉ là sự ngẫu nhiên nhưng đáng để mọi người tự suy ngẫm...

Giết trâu đền tội Trong quyển Hồi hương bút ký có đoạn viết: Vào đời Thanh Tuyên Tông, năm Đạo Quang ở huyện Đào Khê (Trung Quốc) có một kẻ nổi tiếng chuyên môn mổ thịt trâu đem bán là Phạm Đăng Sơn. Cả đời y giết hại không biết bao nhiêu con trâu vừa đem bán, vừa để ăn.
Một hôm trên trời bỗng nhiên mây đen tích tụ lại, trời đất tối sầm, rồi mưa gió nổi lên dữ dội, sấm chớp vang rền. Ngay lúc ấy, Phạm Đăng Sơn bị sét đánh trúng nhưng không chết, mặt mày cháy lém, da thịt cuộn lại, đau đớn rên la, kêu rống lên rất thê thảm, hai mắt đẫm nước mắt trợn lên như sắp lồi ra ngoài.
Do lửa đốt, da thịt nứt nẻ, anh ta dùng tay cạo những chỗ thịt bị rã nát, vò lại rồi bỏ thẳng vào miệng vừa ăn vừa nói: "Thịt trâu ngon quá". Chừng vài tháng sau, Phạm Đăng Sơn tắt thở. Những người chứng kiến cảnh ấy đều thấy lạnh xương sống nên biết rằng đó là sự báo ứng của nghiệp sát sinh.

Cái kết không ngờ của người đàn ông hành nghề giết rắn
Một người đàn ông sống tại Đài Loan chuyên làm nghề buôn bán động vật hoang dã như chim rừng, lợn rừng, ếch và rắn để kiếm tiền sinh sống. Mỗi ngày ông ta bắt nhiều loài động vật khác nhau nhưng rắn là nhiều hơn cả. Bởi lẽ thịt rắn tại xứ Đài rất được ưa chuộng và trong rừng rắn là loài vật có số lượng nhiều, dễ tìm thấy nhất.

Người đàn ông bắt nhiều rắn da bị bong tróc.

Làm công việc này từ khi còn trẻ, ông ta không hề nghĩ về luật nhân quả và cũng không hề quan tâm tới những câu chuyện “thần rắn” báo thù vẫn lan truyền khắp trên các trang mạng. Cách đây vài năm, một bên cánh tay của người đàn ông này bỗng trở nên bỏng rát và bong tróc kì lạ. Mỗi khi nhỡ tay va đập vào đâu thì những mảng da trên cánh tay này đều dễ dàng bong ra như con rắn lột da, chảy nhiều máu không ngừng. Người đàn ông tới gặp các bác sĩ da liễu để tìm hiểu căn bệnh khó hiểu này nhưng họ cũng không biết, mà chỉ cho ông thuốc uống một cách đơn giản và giúp băng bó vết thương để cầm máu. Chạy chữa khắp nơi không có tác dụng, ông ta liền tìm tới một thầy tu trên núi gần nơi sinh sống để tìm ra liệu có phải chính cái nghiệp giết rắn khi xưa đã ám vào người mình không? Sau một hồi nhìn ngó, thầy tu liền khuyên ông nên làm lễ và tụng kinh niệm phật mỗi ngày để cầu bình an cho bản thân. Làm theo lời thầy tu, làn da ông không còn tình trạng bong tróc lột ra như da rắn nữa, nhưng những vết sẹo loang lổ vẫn còn lại trên tay như một lời nhắc nhở.


An Nhiên (tổng hợp)