Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Những ai chưa từng đau khổ thì những kẻ ấy không bao giờ biết tận hưởng được hạnh phúc.
Ugo Foscolo
Trang 5 / 6 ĐầuĐầu ... 3456 Cuối Cuối
Results 41 to 50 of 54

Chủ Đề: Kho Tàng Kỷ Niệm

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Granada

    .



    GRANADA Paso doble








    .

  2. #41
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Những hình ảnh hiếm khi chụp được


    Những Hình Ảnh Hiếm Khi Chụp Được






















































































    Nguồn: Do một bạn đọc sưu tầm gửi đến, chưa rõ tác giả.
    _http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/10/nhung-hinh-anh-hiem-khi-chup-uoc.html

  3. #42
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng khổng lồ?

    .

    Nhân viên Amazon làm việc ra sao
    trong kho hàng khổng lồ?

    Amazon có hơn 90 trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng khổng lồ đặt trên khắp thế giới. Riêng tại Mỹ, hãng này có 50 cơ sở và 15 trung tâm mới sẽ hoàn thành cuối năm 2014.



    Theo Business Insider, Amazon gọi các kho hàng của mình là "Trung tâm hoàn thiện đơn hàng"
    (viết tắt là FC). Hãng cũng có các trung tâm phân loại, nơi hàng hóa đã đóng gói
    được phân loại trước khi gửi tới bưu điện.



    Dịp cao điểm của Amazon là các kỳ nghỉ lễ.



    Trong dịp cao điểm (tháng 11-12), nhân viên Amazon
    thỉnh thoảng phải làm việc 12 giờ một ngày.



    Đa số nhân viên được tuyển dụng qua một đơn vị thầu chứ không phải Amazon.
    Năm nay, hãng bán lẻ khổng lồ tuyển thêm 80.000 nhân viên thời vụ
    cho các trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng của mình.



    Nhân viên tại kho hàng thường được trả 11-14 USD mỗi giờ làm việc.



    Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona
    với diện tích khoảng 111.500 m2, đủ để chứa 28 sân bóng đá.



    Công việc tại kho hàng của Amazon đa số là chân tay. Nhân viên làm việc tại đây
    phải nâng được tới 22 kg và đứng hoặc đi lại 10-12 giờ mỗi ngày.



    Họ có thể phải di chuyển khoảng 11-24 km bên trong kho hàng mỗi ngày.



    Hàng hóa tại các kho của Amazon không được phân theo chủng loại. Thay vào đó,
    những sản phẩm giống nhau được xếp khắp nơi trong kho, giúp nhân viên
    không phải di chuyển quá nhiều để lấy được thứ mình cần.



    Mỗi khi khách đặt mua hàng trên Amazon, đơn hàng sẽ được chuyển tới máy quét cầm tay
    của một nhân viên. Máy này sẽ chỉ cho họ tới khu vực có món hàng đó.
    Nhân viên sẽ quét món hàng, đặt lên xe đẩy, quét mã,
    rồi sau đó chuyển lên băng chuyền chuẩn bị giao hàng.



    Băng chuyền của kho hàng chạy rất nhanh. Tại kho của Amazon ở Campbellsive, Kentucky,
    băng chuyền có thể chuyển 426 đơn hàng trong một giây.



    Nhân viên lấy hàng từ kho sau khi nhận được đơn hàng gọi là "người lấy hàng",
    còn "người gói hàng" sẽ phụ trách đóng gói sản phẩm vào hộp của Amazon.



    Nhân viên gói hàng được yêu cầu phải xử lý mọi món hàng
    như thể đó là quà giáng sinh.



    Các thuật toán được sử dụng để xác định loại hộp nào phù hợp với từng đơn hàng.



    Phần mềm vi tính đóng vai trò lớn trong hoạt động của các kho hàng. Amazon tối ưu hóa
    hoặc tự động hóa bằng thuật toán đối với mọi công đoạn có thể. Theo Wired,
    "Kho hàng của Amazon giống như một robot khổng lồ".



    Nhân viên kho của Amazon phải làm việc vô cùng hiệu quả. Thiết bị cầm tay
    của mỗi người sẽ cho biết họ nên lấy mỗi sản phẩm trong thời gian bao lâu.



    Một số nhân viên cho biết, Amazon theo sát mỗi bước chân của họ trong kho hàng,
    và sẽ cảnh báo nếu họ không làm việc năng suất bằng đồng nghiệp.



    Một số khác phàn nàn rằng, kho hàng của Amazon quá rộng và họ bị mất bớt
    thời gian nghỉ ngơi để di chuyển từ nơi làm việc tới khu vực nghỉ.



    Mỗi ngày, trước khi ra và vào kho hàng, nhân viên phải đi qua máy dò kim loại.
    Trong một vụ kiện gần đây, nhân viên Amazon cho biết, công đoạn
    iểm tra an ninh cuối ngày có thể kéo dài tới 25 phút.



    Vài năm trước đây, một nguồn tin cho biết, Amazon có những quy định rất nghặt nghèo
    đối với nhân viên làm việc tại kho hàng. Ví dụ như nhân viên không được tô son,
    và chỉ được uống nước từ chai trong suốt để người giám sát
    nhìn thấy chất lỏng họ uống là gì.
    Hoài Thu
    Business Insider
    newszingvn online


  4. #43
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Những cặp sinh đôi ngộ nghĩnh

    .







    .

  5. #44
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Trầm ngâm bên quán cà phê Sài Gòn xưa

    .

    Trầm ngâm
    bên quán cà phê Sài Gòn xưa


    Cây cà phê không phải ở đâu trồng cũng được. Nhưng quán, tiệm cà phê thì ở đâu cũng có. Sài Gòn bao năm chiến tranh và hòa bình liên tục xuất hiện vô số quán, tiệm cà phê từ bình dân đến sang trọng, từ rẻ tiền đến đắt tiền, từ ồn ào đến lặng lẽ và kể cả từ tối hù đến sáng trưng. Tựu chung có thể Sài Gòn còn thiếu nhiều thứ, nhưng riêng quán, tiệm cà phê thời nào cũng không thiếu. Đơn giản, bởi đó là nơi để ngồi và để nhâm nhi giọt đắng thơm lừng hương vị không thể lẫn vào đâu được vốn dĩ ngày càng trở thành thói quen của nhiều người, kể cả không ít phụ nữ




    Không chỉ cà phê mà còn chỗ ngồi

    Bất kỳ người nào từng trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn cũng đều dễ dàng đồng ý cà phê nói chung là một loại thức uống không phải để giải khát, mà là để đánh thức, làm sống động tinh thần – nhất là sau một đêm ngủ vùi trong hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Nếu ai ghiền cà phê thiển nghĩ đó là cái ghiền dễ thương, không hề gây hại, gây khổ cho người xung quanh như ghiền rượu bia, ma túy, cờ bạc. Hầu như người ghiền cà phê thường ghiền luôn cái chỗ ngồi uống cà phê. Trong hai cái ghiền này, cái ghiền nào quan trọng hơn tùy từng người. Có quán, tiệm cà phê pha chế rất ngon, chỗ ngồi lịch thiệp nhưng khách vào và ra chớp nhoáng. Có quán, tiệm chỗ ngồi lùi xùi, bàn ghế thô mộc nhưng khách vào “như nước sông Đà”, khách ra “như giọt cà phê phin”, lúc nào cũng kín bàn kín ghế.

    Không ai uống cà phê mà bị say xỉn như uống rượu bia. Nên trong quán, tiệm cà phê rất kỵ nói, cười, văng tục lớn tiếng tưởng quê nhà nào cũng là nhà quê. Đây dường như là sự khác biệt khó nhận ra giữa cà phê Sài Gòn ngày xưa và cà phê Sài Gòn ngày nay đối với những ai chưa trải qua trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn chí ít khoảng từ 40 năm trở lên, tính đến khi đọc bài viết này. Vào quán, tiệm cà phê Sài Gòn mà nói oang oang, cười hô hố, văng tục ỏm tỏi, a lô a lô như tại tư gia cầm bằng không khác gì trường hợp “giàu mà không sang” – dù tiền uống cà phê thua xa tiền ăn nhậu.

    Bằng hữu đồng lứa tuổi trên “60 năm cuộc đời” cho rằng tôi có thâm niên nhất trong đám về cái khoản trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn. Có lẽ do tôi đã ghiền cà phê và ghiền luôn thú ngồi quán, tiệm cà phê ở Sài Gòn từ năm 1963 liên tục dài dài xuyên suốt cho tới giờ. Nhờ vậy mà được tiếng gắn bó với quê hương trong ý nghĩa “con thảo không chê cha mẹ nghèo”.

    Trong khi bằng hữu của tôi đứa nào cũng thật lòng muốn được vậy, nhưng vì một thời khổ quá, sự sống và lẽ sống không như ý, nên hầu hết đều lần lượt trở thành “mây bốn phương trời”, đôi ba năm mới có điều kiện quay về cùng tôi trầm ngâm cà phê Sài Gòn mười ngày, nửa tháng rồi lại ra đi cùng trời cuối đất vì nợ áo cơm và vì bao điều ràng buộc của kiếp nhân sinh.



    "Mai tao đi, mày ở lại"

    Không biết có phải vì tuổi tác gia tăng thường kéo theo nỗi niềm hoài niệm một thời đã xa hay không mà hầu như bạn bè tôi mỗi khi có dịp tái ngộ thường hay nhắc lại, nhớ về những địa chỉ cà phê Sài Gòn xưa. Làm sao liệt kê cho hết tiệm, quán cà phê Sài Gòn xưa được cho là nổi tiếng khi mà chỗ ngồi uống cà phê phụ thuộc ý thích, ý muốn từng người và từng nhóm người. Chưa nói có khi sự nổi tiếng chỉ là giai thoại hoặc chỉ là sự thật của người này mà không phải là sự thật đối với người kia.

    Cà phê Sài Gòn ngày xưa cũng muôn mặt lắm trong một không gian chung bình yên tạm thời được mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” ngày đêm bị vây bủa bởi vô vàn tin tức chiến sự đẫm máu diễn ra cách đó không bao xa. Dường như vì vậy nhìn chung cà phê Sài Gòn xưa luôn chứa đựng đầy ắp sự lịch sự trong từng cử chỉ nhỏ, nhưng thường tràn ngập sự đăm chiêu, trầm ngâm khó tả, tựa hồ bóng dáng chiến tranh quyện trong khói thuốc, quyện trong tách cà phê nóng hổi và rồi lơ lửng trên đầu nhiều người ưa ngồi quán, tiệm cà phê để gặp gỡ bày tỏ, tranh luận và không ít trường hợp chỉ để nói câu “mai tao đi, mày ở lại ráng sống qua cuộc chiến này”. Rồi người ra đi mãi mãi không trở về, mặc cho cây cà phê bao mùa trổ hoa, mặc cho người ở lại trầm ngâm kéo dài nỗi nhớ thương bên tách cà phê lúc sớm mai, khi chiều hôm.



    Những thương hiệu của một thời

    Với dấu ấn như vậy, đến cà phê La Pagode ở góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do (nay là Đồng Khởi) gặp nhiều khuôn mặt nhà văn, nhà thơ kiêm nhà binh. Đến cà phê Givral góc Lê Lợi – Tự Do gặp nhiều nhà báo, phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn quốc tế, trong đó có nhà báo Phạm Xuân Ẩn, tay lúc nào cũng có điếu thuốc và miệng lúc nào cũng nhả khói, đối đáp ào ào bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp râu ria xồm xoàm, áo giáp, máy chụp, máy quay kè kè bên mình. Đến cà phê Brodard góc Nguyễn Thiệp – Tự Do gặp nhiều gương mặt chưa thôi hướng về trời Tây hoài niệm một thời vàng son “Bonjour Monsieur”, “Bonjuor Madame”, kể cả sau khi Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương Nguyễn Cao Kỳ ra lệnh cấm các trường dạy chương trình Pháp, cùng lúc cho thiết lập “pháp trường cát” trước chợ Bến Thành xử bắn trùm lúa gạo Tạ Vinh về tội “đầu cơ” để mọi người được nhìn thấy tận mắt.

    Cả ba địa chỉ cà phê nêu trên đều cùng tọa lạc ở những vị trí đẹp nhất trên con đường Tự Do thẳng tắp với hai hàng cây cổ thụ giờ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Nhưng cả ba địa chỉ cà phê lâu đời này đã lần lượt bị khai tử, đầu tiên là La Pagode bị khai tử vào năm 1987. Khá nhiều bài báo đã viết về sự kiện này, nhưng biết sao hơn khi nhận thức thay cũ đổi mới được thực thi một cách bò sát, có khi thuần túy chỉ vì chút tiền “xơi liền” mà thôi.



    Quán cà phê BRODARD ngày trước

    Tuy nhiên, cà phê Sài Gòn xưa không phải chỉ có bấy nhiêu địa chỉ đó. Còn nhiều địa chỉ khác. Ví dụ ở khu vực Ngã ba ông Tạ có cà phê Thăng Long nằm trong con hẻm khá rộng dắt vô tòa soạn nhật báo Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lãm (bút danh Thiên Hổ). Đến đây gặp nhiều khuôn mặt cộm cán trên “trường văn trận bút” gốc Bắc di cư 1954 và kể cả vài tên tuổi giang hồ mặc áo lính cùng gốc, như Sơn Đảo (Vũ Đình Khánh) chẳng hạn. Đến khu vực Bàn Cờ, phía gần đầu đường Nguyễn Thiện Thuật tiếp giáp với đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.3) có con hẻm rộng dẫn vô cà phê Năm Dưỡng uống là ghiền vì nghe nói có tuyệt chiêu riêng, đủ sức hấp dẫn nhiều vị khách ban ngày làm dân, ban tối làm vua, nhưng là làm vua trên sân khấu. Rong xe vô khu vực Q.10, gần nhà máy bia, sân banh, trên đường Đào Duy Từ khá rộng và yên tĩnh có cà phê Đa La mở cửa từ sáng sớm tới tối khuya lúc nào cũng đầy khách, đa phần là các chú em học trò những trường Chu Văn An, Petrus Ký sắp thi Tú tài 1 hoặc Tú tài 2, thảy đều bắt chước nhau hút thuốc lá Batos xanh khét lẹt, mặt mũi thường trực vẻ ưu tư bởi mấy câu vè“rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con, mai này thống nhất nước non, anh về anh thấy Mỹ con đầy nhà”. Chiến tranh sản sinh bao nỗi ám ảnh khó ngờ là vậy!




    Trong một quán cà phê ngó ra đường Catinat (Đồng Khởi) bây giờ.
    Ảnh chụp năm 1948


    Còn một địa chỉ cà phê nữa, rất quen thuộc với nhiều nhà báo quốc nội, nhưng sau 1975 ít thấy nhắc tới. Đó là cà phê Nam Thái tọa lạc đầu con hẻm trên đường Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Trãi Q.1) thông qua đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng Q.1). Ông chủ tiệm ốm nhom, bà chủ tiệm mập ú, cả hai rất thích nuôi chó mèo. Trên đường Võ Tánh, đoạn từ Ngã Sáu Phù Đổng đến nhà thờ Huyện Sĩ, có nhiều tòa soạn, nhà in báo. Vì vậy, khách uống cà phê Nam Thái hầu hết đều trong làng báo. Ngồi ở đây khỏi cần bỏ tiền ra mua báo đọc cũng biết đủ thứ tin tức trên trời dưới đất.

    Tôi đến cà phê Nam Thái lần đầu tiên theo cuộc hẹn của Duyên Anh. Sau đó tiếp tục đến nhiều lần, gặp gỡ nhiều nhà báo mà mãi về sau này mỗi lần chợt nhớ tôi vẫn không nguôi lòng trân quý. Bởi, như tôi biết, đó là những nhà báo thường trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn để có cho được sự trung thực, sòng phẳng với bản thân và với cuộc đời trước mỗi bài viết ký tên mình.

    Cà phê Sài Gòn xưa luôn chứa đựng đầy ắp sự lịch sự trong từng cử chỉ nhỏ, nhưng thường tràn ngập sự đăm chiêu, trầm ngâm khó tả, tựa hồ bóng dáng chiến tranh quyện trong khói thuốc, quyện trong tách cà phê nóng hổi và rồi lơ lửng trên đầu nhiều người ưa ngồi quán, tiệm cà phê để gặp gỡ bày tỏ, tranh luận và không ít trường hợp chỉ để nói câu “mai tao đi, mày ở lại ráng sống qua cuộc chiến này”.

    Đến cà phê Givral góc Lê Lợi – Tự Do gặp nhiều nhà báo, phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn quốc tế, trong đó có nhà báo Phạm Xuân Ẩn, tay lúc nào cũng có điếu thuốc và miệng lúc nào cũng nhả khói, đối đáp ào ào bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp râu ria xồm xoàm, áo giáp, máy chụp, máy quay kè kè bên mình.

    (Theo DDVN)
    baomoi online

  6. #45
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    The Story Of The Weeping Camel - Nước Mắt Lạc Đà

    .

    The Story Of The Weeping Camel
    Nước Mắt Lạc Đà






    Một chuyện có thật rất xúc động và ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu thương, giữa người và thú vật, giữa mẹ và con...

    Tại vùng sa mạc Gobi phía Nam Mông Cổ, mùa Xuân là mùa sinh nở của lạc đà. Cả đàn đều êm xuôi mẹ tròn con vuông, nhưng con lạc đà sau cùng trở dạ hai ngày không sinh được. Dân du mục xúm lại giúp đỡ. Một chú lạc đà trắng ra đời, thuộc giống hiếm Camelus bactrianus...

    Dù đám du mục tận tình giúp đỡ, khuyến khích, vuốt ve trìu mến, lạc đà mẹ không nhìn con, không cho con bú, tỏ ý hất hủi và bỏ đi...

    Đám dân du mục Mông Cổ tìm cách gợi tình mẫu tử sống lại trong lòng mẹ lạc đà, bằng cách chơi bản "Hoos", một bản nhạc tuyền thống của dân du mục, du dương dịu dàng âm hưởng như tiếng đàn vĩ cầm.

    Điều kỳ diệu sau khi bản nhạc trổi đi tấu lại, những dòng lệ mẫn cảm từ đôi mắt hiền lành của mẹ lạc đà tuôn trào... trong khi chú lạc đà con rúc vào bụng mẹ ngậm bầu sữa ấm của tình mẫu tử...






    HAPPY MOTHER DAY !

  7. #46
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .








    .

  8. #47
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Quá Khứ, Hiện Tại Và Tương Lai Liệu Có Cùng Tồn Tại ?

    .
    Quá Khứ, Hiện Tại Và Tương Lai Liệu Có Cùng Tồn Tại ?
    Nghiên Cứu Phát Hiện: Việc Xuyên Qua Thời Không Là Có Thể Xảy Ra

    Tác giả: Trịnh Hiếu Kỳ |
    Dịch giả: Nhóm biên tập Việt Nguyên
    19 Tháng Chín , 2014





    Một nhà vật lý học đến từ trường Đại học Cambridge của Anh cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời không (thời gian và không gian) là có thể được, nếu một wormhole mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta sẽ có thể sử dụng mạch ánh sáng để truyền đi những tin tức vượt qua thời gian và không gian. (fotolia)

    Những ký ức về những cảnh tượng trong bộ phim “Back to the Future” (Trở lại tương lai) đối với nhiều người vẫn còn như mới, vậy con người liệu có thể thực sự thông qua đường hầm vượt thời không để thu nhận các thông tin trong tương lai và quá khứ hay không? Liệu có thể tiến nhập vào một thời không khác, hoặc gửi một tin nhắn SMS đến chính bạn trong tương lai không? Nhiều người nghĩ rằng điều này là không thể nhưng họ vẫn luôn hy vọng rằng ý tưởng này có thể trở thành hiện thực, đây cũng chính là điều mà một số nhà khoa học đang cố gắng để phá vỡ các câu đố.

    Một nhà vật lý học đến từ trường Đại học Cambridge của Anh cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời không (thời gian và không gian) là có thể được, nếu một wormhole (Lỗ sâu) mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta sẽ có thể sử dụng mạch ánh sáng để truyền đi những tin tức vượt qua thời gian và không gian.




    Lỗ Sâu (Wormhole) là đường hầm chật hẹp có thể tồn tại, nó có thể liên kết hai thời không khác nhau trong vũ trụ. (fotolia)

    Theo Wikipedia, Lỗ Sâu (Wormhole), hay còn được dịch là Hố Sâu hay Động Sâu, còn được gọi là cầu Einstein – Rosen, là đường thông đạo chật hẹp liên kết hai thời không với nhau, nó có thể tồn tại trong vũ trụ. Wormhole là một khái niệm được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1916 bởi nhà vật lý người Áo Ludwig (Ludwig Flamm), vào những năm 1930, trong khi Albert Einstein và Nathan Rosen nghiên cứu các phương trình trường hấp dẫn, hai người họ đã đưa ra một giả thiết: Thông qua các wormhole có thể trong chốc lát làm dịch chuyển thời gian của không gian hoặc có thể du hành vượt thời gian.

    Nhưng vấn đề là trong lý thuyết của Einstein, cho dù wormhole có tồn tại, thời gian mà nó bảo trì trạng thái mở vẫn không đủ để cho con người, thậm chí là chỉ một hạt lạp tử xuyên qua. Loại trạng thái đóng này được gọi là “Sự sụp đổ đường hầm” (Collapsing tunnel).


    Chiều dài lớn hơn chiều rộng, trạng thái mở của wormhole có thể được bảo trì khá lâu





    Giáo sư đại học Cambridge là Luke Butcher đã đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của wormhole lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, trong đó tự nhiên sản sinh “Năng lượng Casimir”, như vậy sẽ có thể khiến cho một wormhole giữ được trạng thái mở lâu hơn. (Fotolia)

    Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất tại Đại học Cambridge cho thấy, một số wormhole có thể bảo trì trạng thái mở với thời gian khá lâu, đủ để con người truyền đi thông tin qua lại tại hai đầu của hai thời không. Năm 1988, nhà vật lý tại học viện Caltech là Kip Thorne cho rằng, việc đi xuyên qua được gọi là “Hiệu ứng Casimir” (Casimir Effect) của năng lượng phụ, hoặc giả có thể khiến cho wormhole bảo trì trạng thái mở trong thời gian tương đối lâu.

    “Hiệu ứng Casimir” dựa trên khái niệm “chân không không phải là trống rỗng” của lý thuyết trường lượng tử rằng: nếu chân không không tồn tại vật chất mà vẫn có sự tăng giảm năng lượng, hai bản kim loại trung tính (không mang theo điện) trong chân không sẽ xuất hiện lực hút. Hiệu ứng này chỉ xảy ra trong tình huống mà khoảng cách giữa hai vật thể rất nhỏ, khi đó mới có thể đo thấy được.

    Tại đại học Cambridge giáo sư Butcher (Luke Butcher) đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của wormhole lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, “năng lượng Casimir” được sản sinh tự nhiên ở bên trong, sẽ có thể bảo trì trạng thái mở cho wormhole trong thời gian lâu hơn.

    Butcher cho biết: “wormhole là một cấu trúc hình ống, nghiên cứu này là để xem liệu bản thân các wormhole có thể tạo ra các hiệu ứng tương tự như đối với tấm bản hình bình hành hay không. Nghiên cứu tính toán cho thấy rằng nếu chiều dài wormhole lớn hơn chiều rộng nhiều lần, trung tâm wormhole có thể sản xuất ra năng lượng phụ.

    “Đầu kia của wormhole sẽ xuyên suốt thời gian tới một điểm. Butcher cho biết, wormhole bảo trì khoảng thời gian đủ dài để cho một quang tử (photon) xuyên việt thời không. Theo lý thuyết, các photon có thể giúp chúng ta truyền tải các tin tức và nội dung, gửi đến tương lai, hoặc quá khứ xa xôi.Nhà khoa học Mỹ nổi tiếng, giáo sư John Bukai cũng cho rằng “đường hầm thời không” tồn tại một cách khách quan, không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, nó không hoàn toàn đóng cửa đối với con người, mà nó có thể ngẫu nhiên được khai mở; “đường hầm thời không” và thời không mà nhân loại đang tồn tại trong đó là không cùng một hệ thống, trong “đường hầm thời không”, thời gian có mang tính đảo ngược, có thể chuyển xuôi, cũng có thể chuyển ngược, nó là tương đối tĩnh chỉ.


    Di chuyển vượt không gian – đi 6000 km trong khoảnh khắc.





    Một nhà vật lý học tại trường Đại học Cambridge cho rằng, về mặt lý thuyết, việc xuyên việt thời không là có khả năng thực hiện, nếu một wormhole mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một khoảng thời gian đủ lâu, mọi người sẽ có thể sử dụng xung mạch ánh sáng xuyên qua thời không để truyền thông tin đi. (Fotolia)

    Trong khi các nhà khoa học đang chứng thực tính khả thi của việc xuyên việt thời không một cách không biết mệt mỏi, thì trong lịch sử đã phát sinh một số sự kiện siêu nhiên không thể giải thích được, có lẽ đây chính là những bằng chứng thực tiễn về việc xuyên việt qua thời không.

    Một tờ báo địa phương của Argentina đã từng lấy thông tin “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” (Teleportation from Chascomus to Mexico) làm tiêu đề, một báo cáo năm 1968 cho biết sự kiện “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” của cặp vợ chồng Tiến sĩ Dahl Gaylard ở Argentina là có thật.

    Một buổi tối vào ngày 1 tháng 6 năm 1968, hai chiếc xe Limousine ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina đang chạy tốc độ cao về phía trước, một luật sư địa phương – Tiến sĩ Dahl Gaylard đang lái một trong hai chiếc xe đó, ở bên cạnh là người vợ của ông, họ theo sau chiếc xe của hai vợ chồng người bạn ở phía trước, cùng đi thăm một người bạn cũ. Họ khởi hành từ phía nam thành phố Buenos Aires, đi 150 km về phía nam, và lái xe qua đêm.

    Khi chiếc xe của người bạn đi phía trước tiếp cận ngoại ô thành phố, nhìn lại đằng sau chỉ thấy một màn sương mờ, chiếc xe của tiến sĩ Dahl Gaylard hoàn toàn biến mất. Sau khi dừng lại một thời gian dài nhưng không thấy, họ đã lái xe trở lại tìm kiếm, nhưng cũng không tìm thấy. Đây là một con đường thẳng không có ngã rẽ, hai bên đường không có một chiếc xe hay mảnh xe vỡ nào.

    Ngày hôm sau, họ hối thúc người thân và bạn bè tìm kiếm xung quanh các khu vực có thể phát sinh sự cố, nhưng vẫn không thấy bóng dáng của cặp vợ chồng tiến sĩ đâu cả.

    Hai ngày sau đó – ngày 3 tháng 6, họ nhận được một cuộc gọi điện thoại từ lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Điện thoại cho biết:

    “Có một cặp đôi tự xưng là vợ chồng luật sư Dahl đang được chúng tôi bảo vệ. Bạn có biết họ không?”

    Cặp vợ chồng tiến sĩ Dahl hóa ra đang ở thành phố Mexico. Họ đã đi từ thành phố Chascomus ở Argentina đến một thành phố khác ở Mexico, khoảng cách từ hai địa điểm lên tới 6000 km. Kỳ lạ hơn nữa là ngay cả chiếc xe của cặp vợ chồng tiến sĩ cũng xuất hiện tại lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Trưởng lãnh sự quán ở đó xác nhận, vào ngày 3 tháng 6 vợ chồng tiến sĩ Dahl quả thực đã ở đó.

    Theo tiến sĩ Dahl kể lại, khi họ lái xe rời khỏi thành phố Chascomus không lâu, vào khoảng 12 giờ 10 phút đêm, phía trước xe bất ngờ xuất hiện một màn sương trắng, bỗng chốc bao vây chiếc xe lại. Họ lập tức phanh gấp, và rất nhanh chóng trở nên mất tri giác. Khi họ tỉnh giấc thì trời cũng đã sáng, cảnh tượng bên ngoài cửa sổ xe không giống chút nào so với vùng đồng bằng ở Argentina. Sau khi xuống xe tìm hiểu, họ thấy mình đang ở Mexico. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, liền chạy tới lãnh sự quán Argentina để xin được giúp đỡ, họ phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay đã dừng lại đúng vào thời khắc họ bất tỉnh –12 giờ 10 phút, còn lúc họ bước vào lãnh sự quán đã là ngày 3 tháng 6

    Khinh khí cầu xuất hiện trở lại sau 36 năm

    Năm 1954, trong một cuộc đua khinh khí cầu, Harry Logan và Derek Norton ngồi trong một khinh khí cầu bay qua tam giác quỷ Bermuda đã biến mất một cách thần bí. Đến mùa xuân năm 1990, trong một cuộc thi đấu khinh khí cầu ở Cuba, chiếc khinh khí cầu đã mất tích 36 năm trước, đột nhiên xuất hiện. Người Cuba khi ấy còn cho rằng nó là vũ khí bí mật của Mỹ.

    Logan và Norton cho biết, khi hai ông đang tham gia một cuộc thi đấu khinh khí cầu vào năm 1954 tại San Juan Puerto Rico, bỗng thấy khắp người đau nhức như bị kim châm, giống như thể có một dòng điện nhẹ chạy qua cơ thể vậy, sau đó họ cảm thấy một cơn đau kịch liệt. Tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả bầu trời và đại dương đều chuyển sang màu đỏ, sư việc tiếp theo mà họ biết là có một chiếc máy bay chiến đấu theo dõi khinh khí cầu, ra lệnh cho họ hạ xuống.

    Chuyên gia chuyên nghiên cứu các hiện tượng siêu tự nhiên tại Chicago là Calvin Callaway, cùng một số người, xác nhận chiếc khinh khí cầu đã bị tam giác quỷ Bermuda hút vào. Những gì Logan và Norton đã trải qua có vẻ như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, vậy mà ở trên Trái đất đã trải qua 36 năm rồi.

    Những sự kiện xuyên việt thời không khác trong lịch sử cùng các sự kiện các con tàu và máy bay biến mất một cách thần bí tại tam giác quỷ Bermuda, và phát minh dịch chuyển tức thời trong thí nghiệm Philadelphia, cho tới bài báo cáo về hiện tượng “đường hầm thời gian” ngày 23 tháng 5 năm 2013 v.v ….

    Những hiện tượng xuyên việt thời không xảy ra ở những nơi ấy, liệu có phải là lối vào của các wormhole?

    Giáo sư Longboat Key cho biết, trong thế giới vật chất tại địa cầu này, sự tiến nhập vào “đường hầm thời gian” đồng nghĩa với việc biến mất một cách bí ẩn; và việc từ “đường hầm thời gian” đi ra, có nghĩa là sự tái hiện bí ẩn. Vì thời gian trong “đường hầm thời gian” có thể tương đối tĩnh, do đó việc mất tích mấy chục năm cũng chỉ giống như một ngày hay nửa ngày.

    Cảm giác sai về thời gian: quá khứ, hiện tại và thời gian là đồng thời tồn tại

    Trung Quốc có một câu nói cổ rằng “một ngày ở trên trời, ngàn năm dưới mặt đất”, xuất phát từ câu chuyện về “Lạn Kha Sơn”. Đông Tấn Ngu Hỉ trong “Chí Lâm” có ghi:

    “Tại núi Tín An có một động đá, Vương Chất vào trong nhìn thấy hai cậu bé đang chơi cờ, liền đứng xem. Ván cờ chưa kết thúc, nhìn thấy thế cờ đã đi vào tàn cuộc, bèn quay trở ra, thì thấy làng quê đã biến đổi hoàn toàn. Những câu chuyện tương tự như vậy trong các tác phẩm cổ thư khác như “Tấn Thư”, “Thủy Kinh Chú”, “Thuật Dị Ký”, “Động Tiên Truyền” đều có ghi chép, điều này cho thấy người thời đó cũng đã trải nghiệm qua việc xuyên việt thời không , và với sự sai biệt thời gian giữa các không gian khác nhau.

    Einstein nói:

    “Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai mà con người nhìn nhận chỉ là một sự trì hoãn tồn tại một cách ảo tưởng, thời gian không chỉ như chúng ta nhìn thấy, nó không chỉ chuyển động theo một hướng, mà hiện tại, quá khứ và tương lai là đồng thời tồn tại. “

    Giáo sư Đại học Columbia về vật lý và toán học, nhà vật lý lý thuyết Brian Greene, đã làm một chủ đề diễn thuyết mang tên “Ảo tưởng về thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại”, trong đó nói rằng chúng ta thông thường đều đã có sự hiểu lầm về thời gian.

    Bài diễn thuyết nói rằng toàn thể vũ trụ giống như một ổ bánh mì lớn. Mỗi một điểm thời gian độc lập giống như từng lát cắt bánh mỳ đồng thời tồn tại trong một miếng bánh mì. Quá khứ không hề biến mất, và tương lai đã tồn tại ở một nơi nào đó. Toàn bộ vũ trụ là một cấu trúc thông tin thời không lập thể (Hologram). Mỗi thời gian, không gian tồn tại những tín tức khác nhau, và đồng thời tồn tại trong vũ trụ.

    Video:
    Các nhà khoa học khẳng định vũ trụ ba chiều của chúng ta phản ánh tình hình vật thể tồn tại trong các không gian.






    Phụ trách biên tập: Y Bình
    Chia sẻ bài viết này


  9. #48
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Từ Facebook ngày 8-Jan-2016

    .
    Tuan Du added 2 new photos — with Hienchanh Tran.

    December 15, 2014 ·

    Một góc làm việc của Sư Tỷ






    Like CommentShare

    You, Truong Thinh, Bach-Tuyet Tran, Minh Trinh and 12 others like this.

    17 comments
    4 shares


    Comments



    Hienchanh Tran Cảm ơn hiền đệ, nhiếp ảnh gia hành nghề tuyệt quá, mỗi tội nhà bừa bộn tùm lum ...hiền đệ ơi ......

    December 15, 2014 at 4:31pm · Like




    Canh Bui Chao chi, Mong chi an lanh mai mai

    December 15, 2014 at 8:35pm · Like




    Hienchanh Tran Xin cảm ơn thày Cảnh, tôi nhớ võ đường lắm mà không biết kiếp này còn có dịp thọ giáo thày nữa không ...KÍnh chúc thày vạn an...

    December 15, 2014 at 8:53pm · Like




    Nhat Tuan Nom như phòng điều hành của NASA...hi hi

    December 15, 2014 at 9:11pm · Unlike · 1




    Hienchanh Tran Ông nhà văn chọc quê tui hả ... haha ...

    December 15, 2014 at 9:12pm · Like



    Hienchanh Tran Phòng điều hành của BAGIA đấy ông nhà văn ơi ...

    December 15, 2014 at 9:14pm · Like



    Thanh Nga Trần Thật đáng ngưỡng mộ........

    December 15, 2014 at 9:16pm · Unlike · 1



    Tuan Du Nơi này là cả một kho tàng về Phật Học
    kính phục nhất là sức làm việc của Sư Tỷ,
    nhanh nhẹn quyết đoán như một cô gái tràn đầy tuổi xuân
    Nam mô a di đà Phật

    December 17, 2014 at 6:20am · Unlike · 1




    Ngahang Nguyen Cho em ké một ...góc nha Sư tỷ !hi...hi...

    December 17, 2014 at 7:07pm · Unlike · 1



    Canh Bui Chuc chi suc khoe,an lanh trong cuoc song

    December 18, 2014 at 5:07pm · Unlike · 1



    Hienchanh Tran To Tuan Du: Ôi trời, hiền đê không ngán bà con cười "chị hát em khen hay" sao, tui đã nói đây là phòng điều hành của BÀ GIÀ mà, trên bàn có mấy chai thuốc trị đau xương đấy thôi ... hihi ..

    December 18, 2014 at 5:15pm · Like · 1




    Hienchanh Tran Cảm ơn thày Cảnh, bữa nào tôi sẽ nhờ các cháu cho quá giang ra võ đường thăm quý thày và sư muội của tôi. Kính chúc thày vạn an...

    December 18, 2014 at 5:25pm · Like · 1



    Tuan Du Ai cười, tuổi trẻ như Tỷ mà còn lướt Net để tìm hiểu và giúp đỡ mọi người là rất hiếm, Đệ đếm trên đầu ngón tay.
    Mong rằng Tỷ càng ngày càng trẻ ra, và gia tăng tốc độ trên net, hihi

    December 19, 2014 at 5:12am · Unlike · 2




    Hienchanh Tran Rất cảm ơn lời chúc lành của hiền đệ ...hihi ...

    December 19, 2014 at 9:10am · Like · 1




    Minh Trinh Trời ơi, chị Hienchanh Tran quen biết toàn những sư phụ lão thành không hà ... em hẹn chị 1 buổi gặp gỡ ngày 7/1 này nhé ... nhà chị còn chỗ cho vợ chồng em tá túc không ?

    December 19, 2014 at 11:36am · Like




    Hienchanh Tran Vợ chồng Hồng Hà và ái nữ đã ''dừng bước giang hồ'' mấy ngày tại nhà chị. Nếu hai em không chê "quá tệ xá" thì chị rất hoan nghênh hai em...

    December 19, 2014 at 4:27pm · Like · 1




    Hienchanh Tran To Ngahang Nguyen : Mời mãi mà Sí Mụi chẳng thèm qua, còn giả bộ ... huhu ...

    December 19, 2014 at 6:11pm · Like



    Write a comment...

    Comments



    Chuly Tran Kính tặng bác.




    Like · Reply · 1 · May 18, 2015 at 5:46pm



    Bui Truc Em cang biet cang kinh trong chi .

    Like · Reply · 10 hrs


    Hienchanh Tran Xin đa tạ chú ạ....


  10. #49
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    HÀ-NỘI: Hoài Niệm Một Thời Chưa Cộng Sản - Trần Nhật Kim

    .

    HÀ-NỘI: Hoài Niệm Một Thời Chưa Cộng Sản
    Trần Nhật Kim




    Chúng tôi quyết định về thăm nhà khi cô em tôi cho hay sức khoẻ không mấy khả quan của mẹ tôi.

    Tôi lấy vé đi Hà Nội bằng chuyến bay của hãng Hàng Không Cathay Pacific theo lộ trình: khởi hành từ Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) tới phi trường Frankfurst (Đức). Sau một giờ đồng hồ chờ tại phòng đợi của sân bay, chúng tôi bay tiếp tới Hong Kong. Từ Hong Kong chúng tôi đổi chuyến bay đi Hà Nội và sau đó lấy chuyến bay đi Saigon.

    Chúng tôi ghé phi trường Hong Kong đã 6 tiếng đồng hồ để chờ chuyến bay đi Hà Nội. Theo thống kê, phi trường Hong Kong là một trong những phi trường bận rộn nhất thế giới, cách 7 phút lại có một chuyến bay cất cánh. Thành phố này vừa trả lại cho Trung Hoa vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, mới cách đây 5 tháng.

    Trước thời gian đổi chủ, nhà nước Trung Hoa cộng sản đã đoan chắc vùng đất này sẽ được hưởng quy chế “một quốc gia có hai chế độ hành chánh riêng biệt”. Nhưng giờ phút này, người dân Hong Kong vẫn không mấy tin tưởng vào lời hứa của chế độ mới, mà cách đây không lâu, khu vực này được mệnh danh là một nơi có đời sống lý tưởng nhất. Trục nối Hong Kong – Saigon – Singapore đã mang đến cho những vùng đất này một sự phát triển đặc biệt cả về kinh tế và văn hóa.

    Theo tài liệu về Hong Kong, Jorge A1lvares, người Bồ Đào Nha đầu tiên đến khu vực Hong Kong năm 1513. Sau đó các thương gia Bồ Đào Nha bắt đầu tới buôn bán ở miền Nam Trung Hoa và xây dựng công sự tại Đồn Môn. Do các cuộc xung đột quân sự giữa Trung Hoa và Bồ Đào Nha, khiến người Bồ Đào Nha bị trục xuất. Năm 1685, vua Khang Hy cho mở cửa giao dịch hạn chế với người ngoại quốc bắt đầu từ Quảng Châu.

    Năm 1839, chiến tranh Nha Phiến xẩy ra giữa Đại Thanh và Anh quốc. Đảo Hong Kong bị Anh chiếm vào ngày 20-1-1841và theo thỏa ước Xuyên Tị để thực hiện cuộc ngưng bắn, Trung Hoa đã nhượng Hong Kong cho nước Anh. Đến ngày 29-8-1842, Hong Kong mới chính thức nhượng cho nước Anh theo điều ước Nam Kinh.

    Dưới sự cai trị của người Anh, dân số Hong Kong từ 7.450 người Hán vào năm 1841,đã nhanh chóng tăng lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu vào năm 1870. Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định, nước Anh được quyền thuê đảo Lạn Đầu trong vòng 99 năm. Từ đó lãnh thổ Hong Kong không thay đổi, với diện tích 1.103 Km2.

    Chiến tranh Thế giới lần thứ II xẩy ra. Nhật chiếm Hong Kong ngày 8-12-1941. Các lực lượng bảo hộ của Anh và Canada phải giao quyền kiểm soát Hong Kong cho Nhật vào ngày 25-12-1941. Dưới quyền kiểm soát của Nhật, nạn đói hoành hành vì thiếu lương thực. Sau khi Nhật bại trận năm 1945, dân số Hong Kong chỉ còn 600.000 người.

    Sau Thế chiến II, kinh tế Hong Kong phát triển nhanh chóng. Người Trung quốc rời khỏi lục địa xin tị nạn tại Hong Kong để tránh nội chiến đang xẩy ra. Sau khi Trung quốc trở thành Cộng hòa Nhân dân Trung hoa vào năm 1949, nhiều người dân lục địa nhập cư Hong Kong vì sợ Trung cộng ngược đãi.

    Việc chuyển giao chủ quyền Hong Kong cho Trung quốc được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997. Khoảng 10% dân số Hong Kong đã di dân tới các quốc gia khác trước ngày trao trả vì không muốn sống dưới chế độ cộng sản.

    Sau thời gian đổi chủ, người Hong Kong vẫn quen với nếp sống cũ, do ảnh hưởng sâu đậm của 99 năm trong không khí tự do dân chủ, họ không chịu gò bó dưới sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản. Đảng và nhà nước CS Trung hoa phải miễn cưỡng để người dân Hong Kong sống theo ý họ. Vì đây là cửa ngõ kinh tế giao tiếp với các nước trên thế giới. Nó sẽ vực dậy một nước Trung hoa nghèo đói hay sẽ là một ngòi nổ lảm suy sụp chế độ cộng sản của quốc gia này.

    Thiên An Môn vẫn là một ám ảnh đe dọa cho nếp sống vốn êm đềm ở đây, mà cách đây không lâu, hàng ngàn người tay cầm nến thắp sáng các con phố, bước âm thầm trong bóng đêm, để tưởng nhớ các tấm gương kiêu hùng đã gục ngã trước lằn đạn, dưới lớp xích sắt của đoàn xe thiết giáp tại quảng trường Thiên An Môn ngày nào. Những hành động này chứng tỏ sự quyết tâm cho khát vọng tự do dân chủ, mà cũng là lời cảnh cáo của người dân Hong Kong đối với chế độ cộng sản.




    ​Đến giờ khởi hành, hành khách lần lượt lên tầu…

    Tôi yên lòng khi rời Hong Kong trên chiếc máy bay Air Bus trông còn mới của hãng Hàng Không Việt Nam, ít nhiều khác với tâm trạng của tôi khi xa Sài Gòn vào năm 1984, trên chiếc máy bay “TU” sản xuất tại Nga Sô, đường bay Sài Gòn – Bangkok.

    Mọi người đã yên vị. Phi cơ rời phi đạo, bay cao mãi, để lại phi trường Hong Kong nhỏ dần như một miệng giếng nằm gọn giữa rừng cao ốc chọc trời đang lẫn trong màn sương buổi sáng. Xa xa chân trời vừa ửng hồng, ánh vàng đang đổi mầu bóng đêm.

    Tôi nghĩ đến thời gian sắp tới, liệu có gì xẩy ra cho tôi không. Thân nhân tôi cho hay không có gì phải lo ngại, nhưng những việc xẩy ra ở đây, theo những người mới ra đi cho hay, khiến tôi khó yên tâm. Tôi ở miền Bắc gần chục năm từ sau ngày 30 tháng 4 đen tối, đã di chuyển bất kể ngày đêm, từ trại tù này đến trại cải tạo khác, từ vùng Châu thổ sông Hồng đến miền núi rừng Việt Bắc. Vừa chán vừa sợ nên tôi không muốn trở lại những nơi đó nữa.

    Nhiều người lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản Việt Nam về chính sách hai quốc tịch của người Việt đã nhập quốc tịch của quốc gia khác. Nếu vì lý do nào đó nhà nước CS muốn giữ lại, những người này được coi là người Việt vì quốc tịch gốc vẫn còn. Do đó, dù mang nặng tình cảm quyến luyến gia đình sau nhiều năm xa xứ, những người muốn về thăm quê vẫn ngần ngại, vì luật pháp của chế độ này thay đổi bất chợt.

    Đặc biệt hơn nữa, những người có dự phần vào các hoạt động ở hải ngoại, như đòi dân chủ tự do cho người Việt trong nước, được cấp thông hành về thăm quê, nhưng khi đến phi trường Nội Bài của miền bắc hay Tân Sơn Nhất tại miền Nam, một số đã bị giữ lại. Nếu may mắn, sau một đêm ngụ tại khách sạn phi trường, ngày hôm sau bị đưa lên máy bay trở về nước cư trú. Trong trường hợp khác, thời gian ở phi trường sẽ kéo dài cho đến ngày hết hạn, đã gây thiệt hại cho người về thăm quê. Nhà nước cho hay họ thuộc thành phần tham gia các hoạt động gây bất lợi cho chế độ cộng sản.

    Nhiều người có nhận xét, nếu biết họ là thành phần gây bất lợi cho chế độ, Tòa Đại sứ tại các quốc gia liên hệ, nên từ chối cấp giấy thông hành, vừa tránh thiệt hại vô lý cho người về thăm quê, mà cũng che dấu được phần nào bản chất vô luật pháp, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chế độ CS Hà Nội.



    Trở lại chuyện cũ…

    Tôi mừng rỡ khi thoát khỏi phòng cách ly của phi trường Tân Sơn Nhất vào năm 1984. Lòng tôi lâng lâng, cảm thấy không khí bên ngoài thoáng hơn không khí ngột ngạt ở trong kia, như trút bỏ được một phần gánh nặng, như tôi có cảm giác bước ra khỏi cổng trại tù cải tạo, dù rằng vào lúc đó, tôi mang cảm giác vừa thoát khỏi trại tù nhỏ để bước vào một trại tù lớn hơn, một nơi có vợ con tôi đang sống. Tôi đang trốn chạy khỏi quê hương yêu dấu của tôi để đến một nơi xa lạ, mà mọi người ở đây gọi đó là “Miền đất hứa.” Vợ chồng tôi nắm tay các con tôi theo đoàn người lên tầu. Hành trang của chúng tôi nhẹ tênh. Vì còn có gì để mà mang theo.

    Hành khách đã yên vị. Động cơ được khởi động trước khi khởi hành. Tôi mong máy bay cất cánh càng sớm càng tốt, như mang nỗi sợ của cánh chim trên cành cây cong. Tôi hổ thẹn khi có ý nghĩ coi đây là một vùng đất nguy hiểm, đầy đe dọa bất trắc, mà không lâu trước đây, tại vùng đất thân yêu này, tôi đã sống những ngày vô cùng hạnh phúc. Tôi cảm thấy quá ích kỷ, vì trong giây phút chỉ nghĩ tới an nguy của cá nhân mình, mà quên đi số phận hẩm hiu của những người còn ở lại.

    Bất chợt từ máy phóng thanh, một âm thanh giọng nữ nghe thật ấm dịu: “Xin hành khách có tên Nguyễn Văn Ba đến phòng hải quan có việc cần”. Một người đàn ông trạc tuổi tôi, vẻ mặt ngơ ngác, mang theo túi xách tay bước ra khỏi tầu. Khi máy bay cất cánh vẫn không thấy vị khách ấy trở lại.

    Trán tôi đổ mồ hôi khi nghe máy gọi. Vợ tôi lặng lẽ nắm tay tôi thầm chia xẻ với tôi niềm ưu tư lo lắng. Trước khi đi tôi đã nghe nhiều chuyện như thế này. Những vụ vì không biết phải trái với địa phương, người ra đi bị giữ lại sau khi hoàn tất thủ tục lên tầu.

    Về phần tôi, khi từ trại tù cải tạo trở về, tôi luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Đám công an khu vực vẫn theo rõi, quan sát tôi từng bước không kể hàng tháng phải trình diện phường khóm, và hàng tuần phải có mặt tại các buổi họp khu phố để nghe đọc về thành quả cách mạng dưới tài lãnh đạo ưu việt của đảng và nhà nước CS. Tôi nghe đã chán tai, vì đây là những thứ đã được lập lại như một máy thu băng dưới tên “học tập”, nên trong suốt thời gian dài tại các trại tù cải tạo, tôi không có lấy một chữ vào đầu. Tôi phải có mặt các buổi học tập tại quận không ngoài mục đích điểm danh, vì nhân số mỗi ngày một ít do tình trạng vượt biên hay bị bắt trở lại trại tù cải tạo. Tôi có cảm tưởng mình đang sống trong một nhà tù, chỉ khác trại cải tạo ở chỗ tôi được gần gũi gia đình.

    Khi có giấy xuất cảnh tôi cũng chẳng được yên thân, vì trước ngày đi sở công an thành phố có gửi “giấy mời làm việc”. Tôi không quên lời người công an nhấn mạnh nhiều lần: “Tôi lưu ý anh sang Mỹ đừng ồn ào. Anh nhớ còn thân nhân ở đây…” Gia đình tôi cả đêm với một ngày lo lắng khi tôi nhận được giấy mời. Tôi hiểu luật pháp bây giờ là thế, quyền sống con người ở đất nước này là thế và ý nghĩa “Tự Do” dưới chế độ này là thế…



    Quay sang nhà tôi, nàng tựa sát ghế ngồi, nhắm mắt như cố dỗ giấc ngủ sau thời gian dài vất vả đợi chờ tại phi trường, cũng như lo âu cho thời gian sắp tới.

    Tôi lơ đãng nhìn qua khung cửa kính, ngoài trời nắng đã chan hòa, những giải mây trắng ngần như tấm thảm bông bồng bềnh lót dưới thân tầu. Tôi chợt mỉm cười, hình ảnh Hà Nội gợi nhớ trong tâm tư của tôi cả một thời tuổi trẻ, ở tuổi khi vừa biết yêu, bị “mê hoặc” bởi vẻ đẹp và giọng nói ngọt lịm của người con gái Bắc Hà. Có người cho rằng, người con gái Hà Nội có vẻ kênh kiệu, bề ngoài trong giao tiếp. Nhưng thực ra, đó chỉ là do ảnh hưởng của giáo dục gia đình về công, dung, ngôn, hạnh đã trở thành một nếp sống. Vì vậy, người con gái Hà Nội dịu dàng nhưng ý tứ, ánh mắt thân mật nhưng không sàm sỡ, tế nhị nhưng không gò bó trong cách giao tiếp hàng ngày.

    Nét đẹp đặc biệt ấy của người con gái Hà Nội như được thiên nhiên ưu đãi thêm sắc hương diễm lệ. Nhất là vào mùa Xuân, mưa phùn giăng kín bầu trời như làn lụa mỏng đã tạo cho Hà Nội không khí ấm cúng, gần gũi và điểm tô cho người con gái Hà Nội nét óng ả vui tươi. Mưa nhẹ như những hạt bông bám trên mái tóc mây óng ả, vương trên bờ vai thon nhỏ, lăn dài trên các tà áo mầu…Mưa không thấm ướt đôi má, không làm hoen mầu son trên môi, chỉ lấp lánh trên rèm mi như những hạt châu muôn sắc.

    Tôi không biết danh từ mưa phùn có từ bao giờ, diễn tả động tác nào, hay đó chỉ là những hạt nước nhỏ li ti, đan quyện vào nhau tạo thành một tấm màn mỏng như khói sương buổi sớm, phủ mờ Tháp Rùa và những tàng cây xung quanh hồ, tạo thành một bức tranh thủy mạc thiên nhiên mờ ảo. Vừa mang nét cổ kính, vừa đượm vẻ thơ mộng hữu tình.

    Mưa phùn đẹp thật, nhất là mưa phùn trên thành phố Hà Nội. Những hạt mưa bé nhỏ mỏng manh đã làm xanh các chồi nhánh, làm mơn mởn các cánh hoa đào, làm lòng người thêm phấn khởi vào dịp Xuân về.

    Người Hà Nội tự hào về nét thanh lịch trong nếp sống, qua lời ăn tiếng nói với ngôn ngữ chính xác, mẫu mực, không quen dùng danh từ thô tục. Luôn nhún mình, mềm mỏng mà không khoe khoang, biết tôn trọng mọi người.

    Dù sau nhiều thăng trầm biến đổi, dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào, người Hà Nội vẫn giữ được nét hào hoa phong nhã. Điểm đặc biệt này được ca ngợi qua ca dao:

    “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
    Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.”

    Hà Nội có nhiều di tích cổ xưa. Theo truyền thuyết, năm 1009, khi Thái Tổ Lý Công Uẩn đi ngang qua thành Đại La, thấy nơi chân thành có một đám mây hình con rồng bay lên, Vua cho là điềm báo tốt nên đã dời đô về Đại La và cho đổi tên là thành Thăng Long vào năm 1010.

    Vào đời nhà Trần, Thăng Long vẫn được tiếp tục mở rộng và phát triển. Đến đời nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng thứ 13 cho thành lập Tỉnh Hà Nội vào năm 1931. Tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức, Ứng Hòa, Lý Nhân và Thường Tín. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Ngày 1-10-1888, Vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng cho Pháp thành phố Hà Nội. Sau Hiệp Ước Patenotre, Tổng Thống Pháp, Sadi Carnot, ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Năm 1902 Hà Nội là Thủ phủ của Liên Bang Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Mên).

    Hà Nội nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng, còn gọi là Nhị Hà, vì trước khi tới Hà Nội sông Hồng tách ra một nhánh nhỏ chẩy tới tỉnh Hải Dương mang tên sông Đuống. Từ đây, Hà Nội ngày một mở mang, trong đó phải kể tới khu “phố Cổ Hà Nội”, xây dựng từ cuối thế kỷ XIX sang nửa thế kỷ XX. Hà Nội trở lên sầm uất hơn, trung tâm thành phố được mở rộng. Các ao, hồ, đầm dần dần bị lấp kín để phát triển thành phố, hầu đáp ứng dân số ngày một gia tăng.

    “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” là biểu tượng của khu phố Cổ, được giới hạn về phía Bắc bởi đường Hàng Đậu, phía Tây là đường Phùng Hưng, phiá Đông là đường Trần Nhật Duật và đường Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng. Khi xưa, “khu vực 36 phố phường” có nhiều ao hồ. Khu này được bao bọc bởi sông Tô Lịch ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và Hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Vào thế kỷ XV, khu Kinh Thành Thăng Long gọi là Phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường.

    Theo sử cũ, vào thời Nhà Lê, Thăng Long còn gọi là Phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện có 18 Phường. Phường là tổ chức theo nghề nghiệp, chỉ dùng riêng cho kinh thành Thăng Long, tương đương với Xã của nông thôn.

    “Phố” khác với Phường. Phường là một khu vực hành chánh, còn Phố là một chỗ bán hàng, nơi bầy hàng, (cũng có nghĩa là cửa hàng cửa hiệu), nằm sát nhau thành một dẫy.

    “Hàng” chỉ là tên gọi của các cửa hiệu bầy bán một mặt hàng giống nhau nằm sát nhau trong một khu phố (Hàng đào, Hàng đường…) Sau bao nhiêu thay đổi, có nhiều phố nguyên là tên Hàng đã mang tên mới như: Hàng Cỏ đổi thành phố Trần Hưng Đạo, Hàng Đẫy là Nguyễn Thái Học…

    Sau khi Pháp chiếm Hà Nội, khu Phố Cổ có nhiều thay đổi, các con đường được chỉnh trang , có hệ thống thoát nước, nhà cửa hai bên đường được xây gạch, lợp ngói. Mở mang các khu buôn bán như chợ Đồng Xuân…Kể từ năm 1945 đến 1985, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được cư ngụ tại Phố Cổ. Mỗi căn nhà có hai, ba gia đình. Nhân số trong mỗi gia đình cũng tăng, khiến Phổ Cổ ngày càng đông. Kể từ năm 1960 đến1983, khu Phố Cổ vốn là nơi buôn bán sầm uất trước kia, đã trở thành khu dân cư thuộc các gia đình cán bộ.

    Như vậy, chỉ “Kinh Thành Thăng Long” thời Nhà Lê mới có 36 Phường. Còn “Hà Nội 36 Phố Phường” mà chúng ta gọi hiện tại chỉ là một danh xưng không có trong thực tế.

    Trong tác phẩm “Việt Nam thi văn hợp tuyển” của ông Dương Quảng Hàm có ghi những câu ca dao về 36 phố ở Hà Nội:

    Rủ nhau chơi khắp Long thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
    Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
    Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
    Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
    Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
    Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
    Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
    Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
    Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
    Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
    Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
    Quanh đi đến phố hàng Da,
    Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
    Phồn hoa thứ nhất Long thành,
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
    Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

    Những Đền đài Lăng miếu có từ thời dựng nước, khiến hình ảnh của Hà Nội đã đậm nét trong tâm tư mỗi người, nhất là Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa.

    Về địa lý, Hồ Hoàn Kiếm nằm theo hướng Bắc Nam, song song với sông Hồng và cách sông Hồng gần một cây số. Theo sử lược, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện từ Thế kỷ 15 với truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. Theo bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu của sông Hồng chẩy qua vị trí các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường kiệt, Hàng Chuối trước khi chẩy vào nhánh chính của sông Hồng.

    Đến thời Lê Trung Hưng, Thế kỷ 16, Chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long. Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng dùng làm nơi duyệt quân thủy chiến. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy quân, còn hồ Hữu Vọng là hồ Hoàn Kiếm. Năm 1884, chính quyền Bảo Hộ Pháp cho lấp hồ Thủy quân để mở mang Hà Nội.

    Ngoài Tháp Rùa nằm ở trung tâm của hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng vào khoảng giữa năm 1884 đến tháng 6-1886, còn có các di tích khác bao quanh hồ như:

    Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc (1) nằm về phía Bắc, do nhà từ thiện tên Tín Trai lập ra nằm trên nền cung Thụy Khánh. Đền Ngọc Sơn có tên là Tượng Nhĩ, sau đó vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đền Ngọc sơn thờ thần Văn Xương, hiện thân của văn chương, khoa cử. Đền cũng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo,vị anh hùng của dân tộc.




    Ngoài Đền Ngọc Sơn còn có nhiều nơi mang dấu ấn lịch sử, trong đó phải kể là Cầu Thê Húc xây dựng năm 1865, mang ý nghĩa “một nơi chan hòa ánh sáng mặt trời buổi sáng”. Kế đến là “Tháp Bút” gồm 5 tầng xây dựng vào năm 1865, nằm về hướng Đông Bắc của hồ. Trên đỉnh tượng trưng cho một ngòi bút hướng lên trời. Phần thân tháp có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Tầng thứ ba có khắc bài “Tháp Bút Chí”. Gần Tháp Bút có “Đài Nghiên” cũng được xây dựng cùng thời với Tháp Bút. Ba chân kê Nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân Nghiên có khắc một bài “Minh”, gồm 64 chữ Hán.

    Trên bờ phía Đông của hồ có “Tháp Hòa Phong”, là di vật còn lại của chùa “Báo Ân” (Chùa bị phá bỏ vào năm 1898). Tháp gồm ba tầng, các cửa hướng về bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều có ghi: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hòa Phong tháp và Báo Thiên tháp. Tầng tháp dưới đáy cao và lớn hơn hai tầng trên. Bốn mặt của tầng thứ hai có hình Bát quái. Tầng ngọn Tháp có chữ “Hòa Phong Tháp.”




    Trên bờ phía Đông Bắc của hồ có Đền Bà Kiệu xây dựng từ thời Lê Trung Hưng. Do việc mở đường nên Đền chia làm hai: Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền nằm phía bên kia con đường. Đền Bà Kiệu thờ ba vị nữ thần: Liễn Hạnh Công Chúa, Đệ Nhị Ngọc Nữ và Đệ Tam Ngọc Nữ.

    Về bờ phía Tây có Đền thờ vua Lê, sát với đình Nam Hương. Tượng Vua Lê đứng trên bệ cao, tay cầm kiếm như phóng xuống hồ.

    Các di tích lịch sử ấy đã tạo cho Hà Nội nét hào hùng, giữ được bản chất dân tộc Việt sau hàng ngàn năm bị đô hộ, đồng hóa. Những hình ảnh này luôn nhắc nhở con dân nước Việt phải một lòng bảo toàn đất Tổ trước họa ngoại xâm.

    Phong cách và nếp sống hài hòa của người dân, đã mang đến cho Hà Nội một sắc thái riêng biệt. Từ nét đặc biệt của giọng nói ấy đã toát ra những âm điệu trong sáng mà thanh tao, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Mà chỉ những ai sinh ra và lớn lên tại thành phố này mới giữ được âm hưởng đó, tiếp nối kế thừa như một dòng chảy từ nhiều đời trước. Sau những biến chuyển của xã hội vào năm 1954, “Tiếng Hà Nội” đã theo bước chân người Hà Nội dàn trải tới các nơi trên thế giới. Mặc dù xa quê hương, nhưng người con Hà Nội vẫn giữ được phong thái cũ.

    Như vậy, do phong thổ và mạch nước uống đã tạo cho Hà Nội nét đặc biệt trong giọng nói “Thành thị” khác hẳn với các vùng khác, dù ở sát bên. Theo lịch sử, “kinh thành Thăng Long” là vượng địa, được Vua Lý Thái Tổ dời đô về đây vào năm 1009. Một vùng đất bao bọc bởi 3 con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô Lịch ở phía Bắc và sông Kim Ngưu ở phía Nam.

    Sông Kim Ngưu ít khi được nhắc tới, trước kia là một phân lưu của sông Tô Lịch, từ Ô Cầu Giấy chảy theo hướng Tây-Đông tới Đội Cấn, khi tới Ô Thụy Chương (Thụy Khê) chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác, Yên Sở rồi hợp lưu trở lại. (2)

    Nhiều người thiết tha với Hà Nội đã phải lên tiếng vì sự thay đổi trong giọng nói của Người Hà Nội bây giờ. Đành rằng, Hà Nội là vùng đất của dân tứ chiếng, nơi kết hợp sắc thái của mọi thành phần dân chúng tới vùng đất này sinh sống, là nơi hội tụ văn hóa, đã tạo cho Hà Nội nét đặc biệt về ngôn ngữ. Giọng nói của Hà Nội vẫn không thay đổi dù 1.000 năm bị Tầu đô hộ và 100 năm dưới sự thống trị của Thực dân Pháp.

    Bản chất của ngôn ngữ luôn gắn liền với hiện tượng xã hội. Theo thống kê, vào thập niên 1940, dân số thành phố Hà Nội là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954, khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội, dân số thành phố giảm xuống chỉ còn 53.000 người trên một diện tích 152 Km2. Đến năm 1961, thành phố được mở rộng diện tích lên tới 584 Km2 với dân số 91.000 người.

    Nhìn vào con số sai biệt về dân số trên, chúng ta nhận ra vào thời điểm này, nhiều người đã rời Hà Nội ra ngoại quốc hay theo đoàn người di cư vào miền Nam sau ngày chia đôi đất nước, khiến người Hà Nội gốc không còn nhiều như trước. Những người Hà Nội vì nặng gánh gia đình còn ở lại, dù đã từng tham gia Việt Minh, cũng đành ngậm miệng trước bạo lực để sống vì họ thuộc thành phần trí thức tư sản, không được trọng dụng khi “cách mạng” thành công.

    Nhưng đó có phải là lý do chính để mất giọng Hà Nội? Hay vào thời gian này số gia đình cán bộ từ các tỉnh Thanh-Nghệ đã nhập cư Hà Nội, nhận nhiệm vụ giáo dục lớp trẻ, uốn nắn cả tinh thần lẫn nếp sống mới, nên giọng Hà Nội đã biến đổi, không còn như trước kia.

    Hình ảnh của Hà Nội níu kéo tôi mãi trong suốt 20 năm xa cách, từ ngày đất nước chia đôi năm 1954 đến ngày miền Nam bị chiếm đoạt vào ngày 30-4-1975. Những kỷ niệm, những thắng cảnh đậm nét trong lòng người Hà Nội, thấm đượm trong tâm hồn mỗi người đã từng sống, đã lớn lên ở vùng đất yêu thương này. Tôi ấp ủ nét đẹp Hà Nội thanh bình, một nếp sống hài hòa của thời niên thiếu, được điểm tô qua áng văn của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam trong Tự Văn Đoàn.

    Hà Nội với vóc dáng cổ xưa trở lên duyên dáng, dù các con phố có nhỏ hẹp, nhưng tự nó có trật tự và điểm tô bằng thứ tình cảm gần gũi, ấm cúng mà phải ở một thời gian đủ lâu mới tìm thấy cái cảm giác yêu thương, quen thuộc không thể thiếu đó. Vì thế, đi xa vẫn nhớ.

    Tôi chợt nhớ tới thiên phóng sự “Một ngày ở Hà Nội” của Thiếu Tá Phạm Huấn, một nhà báo quân đội kỳ cựu của VNCH, đã cùng Thiếu Tá Đinh Công Chất và Thiếu Úy Dương Phục, thành viên của Ban Liên hợp quân sự 4 bên, đã “ghé thăm” Hà Nội nhân dịp quan sát vụ trao trả tù binh Mỹ vào ngày 18-2-1973. Hành trình của cuộc “viếng thăm” này và những gì “mắt thấy tai nghe” đã được Đài Saigon truyền đi vào tối ngày 19-2-1973.

    Trong buổi mạn đàm, Thiếu Tá Phạm Huấn tâm sự, đối với những người khác thì trong chuyến đi này người ta có thể nói là ra Bắc hay ra Hà Nội, nhưng đối với ông, một người từng sống ở Hà Nội nhiều năm, thì gọi đó là một chuyến trở về Hà Nội. Ông cho hay, những đường phố chính mà trước kia rất sang trọng như đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Gia Long, Tràng Tiền, khu chung quanh hồ Hoàn Kiếm…thì còn nguyên vẹn, nhưng còn các phố khác của thủ đô Hà Nội bây giờ tiêu điều xơ xác quá. Không có một kiến trúc nào đặc biệt so với năm 1954. Hà Nội trông tiêu điều, nhưng không ngờ sự thay đổi đến quá sức tưởng tượng như ông nghĩ.

    Khu trung tâm thành phố như Gia Long, Tràng Tiền…nhà cửa trông rất cũ kỹ, như đã 10, 15 năm không được quét vôi lại. Cầu Thê Húc không có mầu sắc gì, cũ kỹ theo thời gian. Điểm nổi bật nhất ở hồ Hoàn kiếm không phải là Tháp Rùa mà là tấm bảng lớn sơn mầu đỏ chót với khẩu hiệu tuyên truyền…

    Tôi miên man suy nghĩ, liệu những gì còn được giữ lại của một Hà Nội ngày xưa, một Hà Nội chưa bị đổi đời.

    Tiếng cô tiếp viên kéo tôi trở lại thực tế. Nhà tôi thức giấc. Chúng tôi cài giây an tòan, chỉ còn mươi phút nữa là tới sân bay Nội Bài, cách Hà Nội 40 cây số. Máy bay hạ cánh thấp dần. Nhà tôi nghiêng người gần ô cửa kính. Khung cảnh phía dưới mỗi lúc một rõ qua làn khói mỏng. Giòng sông Hồng hiện ra một mầu nâu tía, giống như con trăn khổng lồ uốn khúc giữa vùng cây cỏ.

    Tiếng bánh xe rít lên khi chạm đường băng…

    Bước ra khỏi khoang tầu, đứng trên đầu thang xuống, tôi dừng lại giây phút, hít hơi dài không khí, thứ không khí trong lành mát rượi của quê hương, như lưu luyến thuở xưa đang vội vã trở về. Tôi vẫn mong có ngày hôm nay và ao ước trở về nhìn lại mảnh đất thân yêu này. Lòng tôi háo hức như những thủy thủ xa nhà, gửi nụ hôn trên cát khi trở về bến cũ, mà năm tháng vừa qua nơi đất khách quê người, dù chăn ấm nệm êm, dù nhà cao cửa rộng, tôi vẫn cảm thấy tha phương, lạc lõng trong một xã hội xa lạ với mình.

    Hành khách bước vào phòng Hải quan dành cho khách nước ngoài. Tôi gặp lại “mầu áo vàng” với nhiều kỷ niệm cay đắng xa xưa. Những giây người xếp hàng một trước bàn cán bộ để làm thủ tục nhập cảnh. Vợ chồng tôi vào sau nên đứng gần cuối hàng. Bất chợt, người cán bộ đường giây bên cạnh đứng bật dậy, lớn tiếng chỉ tay về những người cuối hàng đang nói chuyện. Mấy người ngoại quốc ngơ ngác, tỏ ý phàn nàn về hành động không mấy đẹp của nhân viên nhà nước, không giống phong thái “Customer No.1″ của xã hội tự do.

    Đây có phải là hậu quả của thời Cải cách, dẹp bỏ Hương Ước xóm làng, truyền thống sau lũy tre xanh, mà thành phần “chân lấm tay bùn” một sớm một chiều vươn lên theo tiếng loa gọi, để tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ loài người”, tự xưng là “Anh hùng” bởi súng đạn của nước ngoài. Tôi trở lại ý nghĩ “yên lòng” mà thân nhân nhắn nhủ trước khi chúng tôi về. Đấy! Pháp quyền của một đơn vị nhỏ hạ tầng là như thế.

    Tôi ưu tư, liệu đến bao giờ những người đại diện chính quyền của chế độ này mới ý thức được thế nào là một đời sống vì dân, hầu xây dựng một quốc gia tiến bộ trong giai đoạn mở đầu của kỷ nguyên mới. Để đời sống người dân thể hiện đúng nghĩa là một đời sống được tôn trọng, an toàn và hạnh phúc.

    Nhà tôi chợt hỏi nhỏ phía sau:

    ​- “Mình có làm thủ tục “đầu tiên” không anh. Em thấy bảng lưu ý hành khách không để tiền trong hộ chiếu?”

    Tôi đã quan sát hành động của người đứng trước, cũng như nhớ lời khuyên của người về cùng khi gặp họ tại phi trường Hong Kong, nên lặng lẽ gật đầu, mặc dù hành động này làm tôi hổ thẹn. Một điều tôi không gặp dù đến phi trường của bất cứ quốc gia nào ngoài quê hương của tôi. Tôi đành phải làm theo mọi người, vì tới “ Nước Lào” tôi phải ăn “Mắm Ngóe”như các cụ xưa đã dậy.

    Tôi cũng thấy khung kính hình chữ nhật có kẻ chữ mầu sơn đỏ treo phía trên bàn cán bộ Hải quan, cũng như đọc nhiều lần Pháp lệnh đến Quyết định của nhà nước. Kể từ ngày quân, cán, chính miền Nam theo lệnh gọi khăn gói lên đường trình diện học tập, đến án lệnh 3 năm tập trung cải tạo. Gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều điều luật nghiêm khắc hầu chặn đứng nạn tham nhũng cửa quyền đang đục khoét làm rữa nát quốc gia nghèo khó này. Nhưng pháp luật vẫn để lại nhiều khe hở, hay vì con người làm ra luật nên quyền hành ở trên luật pháp. Một thứ pháp luật chỉ áp dụng cho đám dân nghèo thấp cổ bé miệng. Người ta tìm giết những con tép và để lỗ hổng cho con cá voi chui lọt.

    Trước đời sống xa hoa của giới lãnh đạo và gia đình họ, người dân cay đắng tự hỏi, liệu lương tháng của những người cầm quyền và các cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước còn quy theo tiêu chuẩn mấy chục ký gạo không. Hay sau ngày xâm chiếm miền Nam mọi thứ đã thay đổi, người ta dùng vàng để định mức lương bổng cho giới lãnh đạo sau thời gian “nằm gai nếm mật, giải phóng dân tộc”. Của cải chiếm được của miền Nam được giữ làm của riêng. Do đó, nạn tham nhũng từ trên xuống dưới vẫn được nuôi dưỡng, mà theo người xưa: “thượng bất chính, hạ tắc loạn” đã xẩy ra.

    Tôi hiểu hoàn cảnh của người cán bộ Hải quan, Tết nhất đến nơi, hắn cần đủ sở hụi nộp cho thượng cấp để được ở chỗ này lâu hơn. Hắn ta phải thu lại vốn cộng thêm một chút tiền lời số tiền đã bỏ ra. Lại còn vợ con hắn, ngày Tết vật giá leo thang đến chóng mặt, mà lương tháng chỉ mua được hơn một thùng bia ngoại, trong khi các cán bộ lớn mua vui hàng đêm bằng số tiền lương mà cả đời hắn làm việc vất vả.

    Thấy hắn, tôi nghĩ tới anh em, con cháu của tôi, đến lớp người không có dịp may như hắn, không có đảng tịch, thì đời sống của gia đình họ sẽ ra sao?




    Trời về chiều, thời tiết những ngày cuối năm trở lạnh. Trước mắt tôi chói lòa mầu đỏ thắm. Những biểu ngữ và mầu cờ che khuất tầm nhìn. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của Trần Dần vào thời “Trăm hoa đua nở”:

    “…Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà
    ​ Chỉ thấy mưa sa, trên mầu cờ đỏ…”


    Đường phố nhộn nhịp. Khách bộ hành, xe hai bánh và xe gắn máy đan nhau trong trong lớp khói mù. Nhìn quang cảnh trước mắt, tôi liên tưởng tới ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao vào thời “Cách mạng Tháng 8”:

    “…Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
    Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”


    còn ầm vang bước quân hành đã một thời khích động lòng người yêu nước ồ ạt “Bài Phong, Đả Thực”.

    Hà Nội còn đó, nhưng mọi thứ đã thay đổi, như vừa trải qua cơn “bạo bệnh” chưa hoàn hồn, của thời tem phiếu bao cấp, với hình

    “Bắt không quần phải không quần,
    Cho may-ô mới được phần may-ô.”


    Mặc dù sau ngày 30-4-1975, “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”, tài sản của miền Nam, của công cũng như thuộc tư nhân, lên tới hàng trăm Tỷ Mỹ kim đã theo nhau ra Bắc, nhưng vẫn không vực dậy được một đất nước thiếu khả năng xây dựng cũng như tinh thần vì dân tộc. Miền Nam vốn là một vựa thóc, có thể nuôi sống cả nước, nhưng sau ngày gọi là “giải phóng miền Nam” cả nước phải ăn bo-bo, một loại thực phẩm để nuôi trâu ngựa. Mà nhiều năm trước đó, năm 1960, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ao ước, chỉ mong đảo quốc Singapore có đời sống như Sài Gòn. Với nhận thức thiển cận của người cầm quyền, chỉ bồi đắp cho gia đình, phe cánh mà quên đi tương lai của cả dân tộc, nên đời sống người dân lâm vào cảnh:

    “Đầu đường Đại Tá vá xe,
    Cuối đường Trung Tá bán chè đậu đen.”


    Hà nội chưa có công trình nào đáng kể ngoại trừ lăng ông Hồ tại trung tâm thành phố. Tôi đặt câu hỏi, tại sao người ta xây ngôi nhà mồ giữa trung tâm thành phố, một kiến trúc góc cạnh thô cứng mang mầu sắc ảm đạm, chen giữa các công trình có đường nét dịu dàng, nghệ thuật. Ngôi nhà mồ mang hình ảnh của một tội đồ tàn ác, diệt chủng, mất hết tính người, mà sự hiện diện của nó tại giữa Thủ đô, chỉ là điềm báo về sự bất hạnh của quốc gia này.

    Trong khi đất nước đang chìm đắm trong chiến tranh, đời sống của người dân nghèo không đủ cơm ăn ngày hai bữa, oằn người đóng thuế, phải ngậm miệng cung cấp các vật liệu tốt nhất để xây dựng ngôi nhà mồ. Theo tài liệu ghi lại, “Cát lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương thuộc Chiêm Hóa và Ngòi Thìa thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đá xây nhà gồm đá Nhồi ở Thanh Hóa, đá Hoa Cương thuộc khu vực Chùa Thày, đá đỏ núi Non Nước, đá dăm từ mỏ đá Hoàng Thi thuộc Thác Bà tỉnh Yên Bái…chưa kể đá ngọc mầu đỏ, đá hoa cương được các địa phương cung cấp. Gỗ quý mang về từ Tây Nguyên. Riêng dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do” được dát bằng vàng. Thật là một công trình “vĩ đại”, đã làm tiêu hao tiền của và sức người của nhân dân.

    Ngân khoản xây dựng ngôi nhà mồ không thấy đảng CS thông báo. Số người bị tai nạn, thương tật trong khi cung ứng vật liệu xây cất cũng không được nêu ra.

    Một cuộc chiến hao tổn nhiều xương máu của người dân, cũng chỉ nhằm mục đích trung thành với Quốc tế CS, như ông Hồ trả lời Mao Trạch Đông khi yêu cầu Trung quốc cung cấp quân trang quân dụng để đánh chiếm miền Nam: “Chúng tôi đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, dù phải đốt sạch dẫy trường Sơn.” Câu nói “để đời” này được Lê Duẩn nhắc lại rõ hơn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc”…

    Sau hơn hai mươi năm ngưng tiếng súng, nhất là từ sau ngày mở cửa, người Việt hải ngoại đã chuyển về nước hàng Tỷ Mỹ kim mỗi năm, một ngân khoản không hoàn trả, khiến Hà Nội thay đổi. Nhưng rất tiếc, chỉ thay đổi bộ mặt thành phố, một sự thay đổi đoản kỳ, đã bỏ mặc nông thôn ngày một sa sút. Các danh lam thắng cảnh được tô vẽ vì mục đích lợi nhuận nhất thời, hơn là bảo tồn nét đẹp về văn hóa cổ truyền.

    Có người cho rằng, sinh hoạt về văn hóa và đạo đức của Hà Nội thay đổi sau ngày 30-4-1975, nhất là về “Văn hóa chửi” đã xâm nhập mọi tầng lớp dân chúng tại miền Bắc. Thực ra, chính sách “Cải cách ruộng đất” đã phá tan truyền thống đạo đức dân tộc, trong đó phải kể tới “Đấu tố”, con tố cha vợ tố chồng, một hình thức ảnh hưởng trầm trọng tới đạo đức gia đình. Sau khi chính sách “Trăm hoa đua nở” được thực hiện, những người trí thức không đi theo đường lối của cộng sản đã bị đầy ải trong các nhà tù hay tại các vùng núi rừng miền Bắc. Sách báo, cả về nghiên cứu văn học, lịch sử lẫn phong tục tập quán đã bị thiêu hủy, để đi theo nếp sống văn hóa mới của cộng sản. Quan trọng nhất là xuyên tạc lịch sử, khiến văn hóa dân tộc bị mất gốc. Đạo đức học đường và xã hội vì vậy ngày một tệ hại. Trước tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, người dân đã nhận định: “ra ngõ không còn gặp anh hùng”.

    Với đường lối cai trị độc tài, không chấp nhận mọi ý kiến xây dựng xã hội để theo kịp với đà tiến văn minh thế giới, khiến đất nước ngày càng tụt hậu. Với chính sách kinh tế đoản kỳ, chân trong chân ngoài của người cầm quyền, niềm tự hào trở thành con rồng Á Châu về kinh tế, qua mặt Nhật Bản Đại Hàn như thường được rêu rao, vẫn chỉ là ảo tưởng.




    Hình ảnh đẹp về nếp sống của Hà Nội trong tâm tư của tôi vẫn còn đó. Nhưng vào lúc này, xung quanh tôi mọi thứ đều xa lạ, hiếm thấy giọng nói ngọt ngào, ấm dịu của người Hà Nội năm xưa. Một giọng nói “xa lạ” đang hiện diện ở thành phố cổ kính này. Tôi tự hỏi, thành phố này đã để mất giọng nói yêu thương kia trong hoàn cảnh nào? Phải chăng, theo bước chân ồ ạt “tiến về Hà Nội” từ vùng đất Thanh Nghệ “quê hương Bác” nơi được vinh danh là “thành đồng của cách mạng Mùa Thu”, đã thay đổi, xoá tan nếp sống và phong thái cũ?

    Nét đẹp của Hà Nội vào những ngày tháng cũ chỉ còn là hoài niệm. Không còn sắc thái cổ kính mà tiềm ẩn vẻ thơ mộng, trang trọng nhưng hàm chứa nét trữ tình của thành phố ngàn năm văn vật. Sinh hoạt đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt đã nhường chỗ cho một nếp sống “Văn hóa mới”, chỉ thể hiện sự lạc lõng nửa vời, khiến tôi có cảm tưởng xa lạ tại chính nơi quê hương yêu dấu của mình.

    Hà Nội đang ở trước mắt tôi. Tôi lặng nhìn mà tâm tư tìm về dĩ vãng, nuối tiếc nếp sống của một thời đã qua. Đành rằng, “Kỷ niệm không bao giờ chết”. Nhưng đã “tàn phai” trước những đổi thay hiện tại.

    Hà Nội vẫn còn đó, nhưng “Hồn Dân tộc” ở đâu bây giờ?

    Trần Nhật Kim
    2-2016


    Chú thích:

    (1) Nguồn: Hình trên Google
    (2) Nguồn: Trần Quốc Vượng)
    Last edited by khieman; 10-30-2016 at 02:02 AM.

  11. #50
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Hướng dẫn resize hàng loạt hình digital cùng lúc



    https://www.youtube.com/watch?v=T7hCwf-LdoQ



    1. Kho archives VFF
    2. J. KRISHNAMURTI và NHỮNG LỜI CỐT TỦY
    3. Những người muôn năm cũ ...
    4. Nguyên Lý của Không
    5. Ngậm ngùi ...
    6. Khổng Tử, Tội Đồ của Nhân Loại
    7. Tôi Là Ai ? Friedrich Nietzsche
    8. Lão Tử - Đạo Đức Kinh
    9. Chết có thật đáng sợ không ?
    10. Những Triết Gia Lừng Danh Thế Giới
    11. Nho Giáo và Chủ Nghĩa Dân Tộc ở Việt Nam trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa
    12. Tầm Đao và Đao Sư
    13. Yêu và Đau Khổ
    14. Sưa Thơ
    15. Bài học từ Lã Thị Xuân Thu
    16. Tâm Tĩnh Lặng
    17. Trí Tuệ
    18. Vẻ đẹp của Thiên Nhiên
    19. Tự do tư tưởng
    20. Về thẩm quyền
    21. Giải thoát khỏi dính mắc
    22. "Vạn Thế Sư Biểu" Nhìn Từ Phương Tây
    23. Giáo Dục
    24. Sống Đơn Giản
    25. Vượt Ngoài Sự Suy Tưởng
    26. Tự Quan Sát
    27. Đường Tới Đoạn Đầu Đài -- Arriving to the slaughterhouse
    28. Sự Sống Vĩnh Cửu
    29. Đến với Thượng Đế
    30. Tiểu sử Nhà Triết học thế kỷ 20, KrishnaMurti.
    31. Tôi Sợ Chết
    32. Giải Trừ Phiền Muộn
    33. Bản Thân và Sự Sợ Hãi
    34. Sự Thay Đổi Cấp Thiết
    35. Tầm Đạo và Đạo Sư
    36. Sống và Chết
    37. Chiến Tranh
    38. "Cái Mới" Tuyệt Diệu
    39. Khi Tâm Hồn Được Khai Phóng
    40. Cái "Mới" Tuyệt Diệu
    41. Tự Do
    42. Thẩm Quyền Cản Trở sự Học Hỏi
    43. Yêu
    44. Tình cảm của đứa trẻ
    45. Tâm Trí Tĩnh Lặng
    46. Tu Thân
    47. Cuộc đời triết gia Aristotle
    48. Các tác phẩm và ảnh hưởng của Aristotle.
    49. Yukichi Fukuzawa và công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật bản
    50. Lòng Cương Trực
    51. Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ
    52. Phép thử của Socrates (Three Filter Test)
    53. Trí tuệ của Socrates
    54. Cái chết - (The Prophet) - Kahlil Gibran
    55. Thơ Rabindranath Tagore -- Thi sĩ Đông Hồ dịch
    56. Ẩn dụ "Crito, chúng ta nợ Asclepius một con gà trống"
    57. Trí thức cận thần và trí thức độc lập
    58. Khổng Tử
    59. Tâm Cảm
    60. Mặc Tử và thuyết Kiêm Ái
    61. Khổng Tử - Nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại thời cổ đại
    62. Tư tưởng của Tuân Tử
    63. Hy Lạp, Vùng Ðất Của Anh Hùng Và Triết Gia
    64. Cảm Nhận Thực Tại
    65. Sự Hài Hòa Trong Đời Sống
    66. Niềm Hãnh Diện
    67. B.RUSSELL: Triết Gia, Nhà Văn Học Kiệt Xuất Của Thế Kỹ XX
    68. Sự Sợ Hãi
    69. Có phải thời gian chỉ là một ảo giác ?
    70. Nhà Giáo Dục Chân Chính
    71. Lão Tử
    72. Trang Tử
    73. Friedrich Nietzsche (1844-1900)
    74. Hàn Phi Tử
    75. Triết gia Trần Đức Thảo - người chiến binh của niềm hy vọng
    76. Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật
    77. Trần Đức Thảo: Những phủ định trớ trêu
    78. Plato (427 - 347 TCN) , nhà đại Hiền triết cổ Hy Lạp
    79. Sức Mạnh của Tĩnh Lặng - Eckhart Tolle
    80. Những Chủ Đề Lớn Trong Triết Học
    81. Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Albert Einstein
    82. Nguyên nhân chính của bạo lực
    83. Ánh sáng từ chính mình - J. Krishnamurti
    84. Đạo Đức Kinh - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch và bình luận
    85. Nguyễn Hiến Lê viết về Khổng Tử
    86. Khổng Tử và Luận Ngữ - Trần Mộng Lâm
    87. Bữa cơm của Khổng Tử
    88. Nguyên nhân của sự sợ hãi - J. Krishnamurti
    89. Kim Dung
    90. Văn hóa Nho Gia, hiện tượng thâm nhập của Pháp Gia, Mưu Lược Gia
    91. René Descartes
    92. Tự Do Tư Tưởng - J. Krishnamurti
    93. Đơn Giản và Khiêm Tốn - J. Krishnamurti
    94. Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn (Bài 1)
    95. Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn (Bài 2)
    96. Niềm Tin
    97. J. Krishnamurti - Về thói ngồi lê mách lẻo
    98. Giao Cảm với Thiên Nhiên
    99. J. Krishnamurti - Tự Do Đích Thực
    100. Nỗi sợ không rời
    101. Lễ độ
    102. Sự hài hòa giữa Sinh và Tử
    103. Trần Đức Thảo - triết gia dám nói lên sự thật
    104. J. Krishnamurti - Chết là thế nào ?
    105. J. Krishnamurti - Tự tìm hiểu chính mình
    106. Lòng Ngờ Vực
    107. J. Krishnamurti - Cái Đẹp và Nhà Nghệ Sĩ
    108. J. Krishnamurti - Niềm An Lạc Chân Thật
    109. Học thuyết về “Đạo” của Lão Tử
    110. J. Krishnamurti - Tại sao chúng ta lệ thuộc
    111. Lão Tử - Đạo Đức Kinh
    112. Tầm Đạo và Đạo Sư - J. Krishnamurti
    113. Thiền Sư Charlotte Joko Beck
    114. Vị trí của trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý
    115. Tư Tưởng của Đông Phương và Tây Phương
    116. Chữ Tín của Dịch Thuật
    117. Hàn Phi Tử
    118. Nho giáo
    119. J. Krishnamurti - Giao Cảm với Muôn Loài
    120. Đạo Đức Kinh
    121. Tứ Thư - Ngũ Kinh
    122. Lai lịch Kinh Thư - Nhượng Tống
    123. Đốt sách chôn Nho, tội đâu phải ở Tần Thủy Hoàng
    124. Vì nghĩa công quên thù riêng
    125. Jean Paul Sartre – Thiên Thần hay Ác Quỷ?
    126. Lương tâm
    127. Vài nét về Vương Dương Minh
    128. Yêu Nên Tốt, Ghét Nên Xấu
    129. Mạn đàm về Đại học Việt Nam
    130. Tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học
    131. Ôn Cố Tri Tân - Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa
    132. Triết Tây với nhà văn Đặng Phùng Quân
    133. Giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ
    134. Cư dân mười quốc gia học thức nhất trên thế giới
    135. Giáo dục hiện đại: Thế giới đào tạo "sư phạm" thế nào?
    136. Vấn đề giáo dục nhân cách ở Việt Nam hiện nay
    137. Nền Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Phá Sản
    138. Minh Nho
    139. Khổng Tử bàn luận về đạo đối nhân xử thế
    140. Ðường vào Triết Học
    141. Diễn từ Nobel của Pearl Buck
    142. Bertrand Russell và tư duy triết học
    143. Vấn đề triết học căn bản
    144. CẤP DƯỚI và BỀ TRÊN - J. Khrishnamurti
    145. Khí công là gì ?
    146. Chúng ta ... - J. Krishnamurti
    147. Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của Đạo Phật
    148. J. Krishnamurti, Cuộc Đời và Tư Tưởng
    149. Tiềm thức và nhận thức
    150. Vũ Trụ Nhân Linh
    151. Chuyện Mặc Tử
    152. Nhà tư tưởng Jiddu Krishnamurti
    153. Lưới Trời Ai Dệt ?
    154. ThuyẾt dung hÒa
    155. Tình cảm của đứa trẻ
    156. Trí Tuệ
    157. Yêu
    158. Nền giáo dục chân chính
    159. J. Krishnamurti, Cuộc Đời và Tư Tưởng
    160. Cái DŨNG của người viết Sử
    161. Lưới Trời Ai Dệt ? Tiểu Luận về Khoa Học và Triết Học
    162. "Vạn Thế Sư Biểu" Nhìn Từ Phương Tây
    163. Bí mật của một trí nhớ siêu phàm
    164. Trí tuệ của Socrates
    165. Cuộc đời triết gia Aristotle
    166. Bá Nha và Chung Tử Kỳ - Ngậm ngùi tình bạn tri âm
    167. Tại sao Tần Thủy Hoàng phải đốt sách chôn học trò
    168. Điều Đó Rồi Cũng Sẽ Qua
    169. Con đường chân chính của Võ Đạo
    170. Chuyện...tưởng đúng, mà không đúng
    171. Trí tuệ của Socrates
    172. Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore đến Đông Hồ
    173. "Tủ rượu" của người Việt và "tủ sách" của người Do Thái
    174. Thú Chơi Sách - Vương Hồng Sển
    175. Cái Dũng Của Thánh Nhân
    176. Khổng Tử - vị Thày của muôn đời
    177. Nguồn gốc - Dịch cân kinh
    178. Khổng Tử - Nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại thời cổ
    179. Thiền và J. Krishnamurti
    180. Thực tại của David Bohm và Chân Như Quan Phật Học
    181. Võ sư Koichi Tohei - Bậc thày về Khí
    182. Yêu Nên Tốt, Ghét Nên Xấu
    183. J. Krishnamurti – Cốt tủy những lời thuyết giảng
    184. Hiệp Khí Đao - Koichi Tohei
    185. Ignace Philippe Semmelweis - Chết cho người khác sống
    186. Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Albert Einstein
    187. Vấn đề thẩm quyền

    http://www.vietfreefun.com/forum/arc....php/f-13.html

    Kho Vietfreefun
    Archive

    http://www.vietfreefun.com/forum/arc....php/f-26.html

    · SINH HOẠT DIỄN ĐÀN
    o Thông Báo & Hướng Dẫn
    § Hướng Dẫn Gởi Bài Viết
    o Góp Ý Từ Thành Viên
    o Tiếp Tân - Báo Tin
    § Báo Hỷ
    § Chúc Mừng
    § CÁO PHÓ
    § Phân Ưu
    o Quán Ông 8 Bà 8
    § Đố Hình Bắt Chữ
    o Phố Biệt Thự
    o Thiện Tâm - Cứu Trợ
    · TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
    o Tự Do Tôn Giáo
    o Tôn Giáo Trang Nghiêm
    § Trang Phật Giáo
    § Đàm Luận Phật Pháp
    § Kinh Tụng & Hình Ảnh
    § Duy Thức Học
    § Trang Công Giáo
    § Thánh Ca & Hình Ảnh
    § Trang Tin Lành
    § Trang Cao Đài
    § Kinh Đọc & Nhạc Đạo
    o Tôn Giáo - Tín Ngưỡng Khác
    § Triết Học Cổ Kim Đông Tây
    § Thế Giới Osho
    § Thông Thiên Học
    § Trang Hiếu Đạo
    § Pháp Môn Quán Âm
    § Thể Hoa Nghi Tình Giáo
    § Thế Giới Huyền Bí
    o Phong Thủy & Tướng Số
    · BẢN TIN THỜI SỰ
    o Thời Sự Chính Trị
    § Nhìn Lại Lịch Sử
    o Sự Kiện Đời Sống
    § Chuyện Lạ Đó Đây
    § Du Lịch
    § Thể Thao
    § Mảnh Đời Nghiệt Ngã
    § Tôi - Người Việt Nam
    o Tin tức
    § Sinh Hoạt Hải Ngoại
    § Tin Tức Việt Nam
    § Tin Tức Quốc Tế
    § Tin Tức Văn Nghệ
    o Văn Hóa - Xã Hội - Kinh Tế
    § Văn Hóa - Văn Nghệ
    § Tình Hình Kinh Tế
    o Khoa Học - Kỹ Thuật
    § Automobile - Xe Hơi
    § Thế Giới Apple
    § MobilePhone
    § Computer - Máy Tính
    o Thông Tin Y Học
    § Phòng Bệnh Chữa Bệnh
    · TÂM TÌNH NHỎ TO
    o Xóm Nhỏ Thương Yêu
    o Gỡ Rối Tơ Lòng
    § Tậm Sự Bạn Trai
    § Thủ Thỉ Bạn Gái
    o Tìm Bạn Bốn Phương
    § Tìm Bạn Trai
    § Tìm Bạn Gái
    § Tìm Thế Giới Thứ 3
    o Tình Dục - Giới tính

Trang 5 / 6 ĐầuĐầu ... 3456 Cuối Cuối

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •