Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc nào cũng phải đánh đổi bằng ít nhiều đau khổ.
Margaret Oliphant
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Hái Hay, Ãp Ãng - Good Question, Good Answer

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Hỏi Hay, áp úng - Good Question, Good Answer

    .


    Hỏi Hay, áp úng (Good Question, Good Answer)

    Bhikkhu Shravasti Dhammika - ại đức Thích Nguyên Tạng dịch Việt


    ạo Phật là gì?


    Hỏi: ạo Phật là gì?

    áp: Danh từ ạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Buddhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy ạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-ạt-a Cồ-àm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. ến nay ạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, ạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ.


    Hỏi: Như vậy, ạo Phật có phải là một triết học không?

    áp: Danh từ triết học - philosophy - bắt nguồn từ hai chữ "philo" nghĩa là "tình thương" và "sophia" nghĩa là"trí tuệ". Vậy triết học là tình thương của trí tuệ hoặc tình thương và trí tuê. Cả hai ý nghĩa nầy đều diễn tả một đạo Phật toàn bích. ạo Phật khuyên dạy con người nên cố gắng phát triển khả năng tri thức của mình đến chỗ cùng tột để có thể hiểu biết một cách rõ ràng. ạo Phật cũng dạy chúng ta làm lớn mạnh lòng từ bi và lòng nhân ái để mình có thể trở thành một người bạn chân thànhĩ đối với tất cả chúng sanh. Vì thế ạo Phật là một triết học, nhưng không chỉ là một triết học mà là một triết học siêu việt.


    Hỏi: ức Phật là ai?

    áp: Vào năm 624 trước Tây Lịch, một hoàng nhi đã ra đời tại một vương quốc thuộc miền Bắc Ấn ộ. Vị hoàng nhi ấy đã lớn lên trong nhung lụa và xa hoa, nhưng cuối cùng sớm nhận ra rằng tiện nghi vật chất và sự yên bình của thế gian không đủ để bảo đảm hạnh phúc. Chàng đã xúc động sâu xa bởi những cảnh khổ đau mà chàng đã thấy ở khắp mọi nơi, và quyết tâm tìm một lời giải đáp đưa đến hạnh phúc cho nhân loại. Năm hai mươi chín tuổi, chàng từ giả vợ và con, và tìm học với các bậc đạo sư vĩ đại đương thời. Các vị này đã dạy cho chàng rất nhiều nhưng không có người nào thật sự biết rõ được nguyên nhân khổ đau
    của kiếp người và phương cách vượt thoát khổ đau. Cuối cùng, sau sáu năm tu học và hành thiền, chàng đã đạt được một kinh nghiệm mà tất cả mọi phiền não vô minh được đoạn trừ và ngài đã hoát nhiên giác ngộ. Kể từ ngày ấy, Ngài được tôn xưng là Phật-đà (Buddha), một bậc Giác Ngộ. Ngài tiếp tục ở lại thế gian trong 45 năm nữa, chu du khắp miền Bắc Ấn độ để truyền dạy cho mọi người những gì mà ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và đức tính kham nhẫn của Ngài là một sự kỳ diệu đã khiến cho hàng ngàn người theo làm đệ tử của Ngài. Ở tuổi tám mươi, tuy già và bệnh, nhưng vẫn hạnh phúc và thanh thản, cuối cùng ngài đã viên tịch.


    Hỏi: ức Phật vô trách nhiệm chăng khi Ngài rời bỏ vợ con của mình?

    áp: iều đó không dễ dàng chút nào khi ức Phật rời bỏ gia đình. Ngài đã phải lo lắng và do dự trong một thời gian dài trước khi quyết định ra đi. Lúc đó, Ngài có một sự chọn lựa, hoặc là hiến dâng đời mình cho gia đình, hoặc cho thế gian. Cuối cùng, với lòng từ bi rộng lớn đã khiến ngài hy sinh đời mình cho thế gian , và cả thế gian đều được lợi lạc từ sự hy sinh của ngài. Do vậy, đó không phải là vô trách nhiệm. Có thể nói đó là một sự hy sinh đầy ý nghĩa nhất từ trước đến nay.


    Hỏi: ức Phật đã nhập diệt thì làm sao Ngài có thể giúp đỡ chúng ta?

    áp: Ông Faraday, người phát minh ra điện, đã mất nhưng những gì ông phát minh vẫn còn có ích cho chúng ta. Ông Luis Pasteur, người tìm ra phương pháp điều trị nhiều bệnh tật, đã qua đời, nhưng các khám phá y khoa của ông vẫn cứu được nhiều mạng sống. Ông Leonardo da Vinci, người sáng tạo ra những kiệt tác nghệ thuật, cũng đã khuất bóng, nhưng tác phẩm của ông vẫn đem lại nhiều hứng khởi và niềm vui cho mọi người. Những thánh nhân và anh hùng đã từ giã cõi đời hàng thế kỷ nhưng khi chúng ta đọc lại những kỳ tích và thành tựu của họ, chúng ta vẫn có nhiều hứng khởi để noi theo những gì họ đã làm. úng thế, ức Phật đã diệt độ, nhưng 2500 năm sau lời giáo huấn của Ngài vẫn giúp được nhân loại, gương lành của Ngài vẫn tạo nhiều cảm hứng cho mọi người, lời dạy của Ngài vẫn có thể cải tạo được cuộc sống. Chỉ có ức Phật mới có thể có một tiềm lực thu hút như thế qua nhiều thế kỷ sau khi Ngài đã nhập diệt.


    Hỏi: ức Phật có phải là một vị thần linh không?

    áp: Không, Ngài không phải là một vị thần linh (god). Ngài cũng không tuyên bố rằng mình là thần linh, là con của thần linh, hoặc ngay cả là một sứ giả của thần linh. Ngài là một con người đã tự toàn thiện mình, và dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương Ngài, chúng ta cũng có thể tự hoàn
    thiện được như Ngài.


    Hỏi: Nếu ức Phật không phải là thần linh, tại sao người ta thờ cúng ngài?

    áp: Có nhiều loại thờ cúng khác nhau, khi người ta thờ một vị thần, họ tán thán cung kính và cúng dường vị ấy, để cầu xin ân sủng. Họ tin tưởng rằng vị thần linh ấy sẽ nghe thấy sự tán dương, tiếp nhận sự cúng dường và đáp ứng lại lời cầu xin của họ. Người Phật tử không theo kiểu thờ cúng này. Cũng có các loại thờ cúng khác như khi chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với một người nào đó hay điều gì khiến chúng ta ngưỡng mộ. Khi vị thầy giáo bước vào lớp, chúng ta đứng lên; khi gặp một viên chức cao cấp, chúng ta bắt tay; khi một bài quốc ca được trổi lên, chúng ta nghiêm chào. ó là tất cả những cử chỉ cung cách tôn kính tỏ bày lòng khâm phục của chúng ta đối với người hay vật. Cách thờ cúng theo Phật giáo là thực hành. Một pho tượng Phật ngồi với bàn tay nhẹ nhàng trong mãnh y và nụ cười từ ái nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển sự an lạc và yêu thương trong mỗi chúng ta. Mùi thơm của hương trầm nhắc nhở chúng ta về sự ảnh hưởng của đức hạnh lan tỏa khắp nơi, ngọn đèn nhắc nhở chúng ta đến ánh sáng của hiểu biết, và những bông hoa sớm tàn úa nhắc cho chúng ta lẽ vô thường. Khi đảnh lễ cuối đầu, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với ức Phật về những lời dạy của Ngài. ó là phương cách thờ cúng của người Phật tử.


    Nguồn:


    http://www.viet.net/~anson/uni/u-hoihay/hoihay-01.htm

    .

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    :Smile:

    Thiền ịnh


    Hỏi:

    - Thiền định là gì?

    áp:

    - Thiền định là một sự nỗ lực của ý thức để làm thay đổi sự vận hành của tâm. Từ Pali gọi thiền định là "Bhavana" nghĩa là "tăng trưởng" hay "phát triển".

    Hỏi:

    - Thiền định có quan trọng không?

    áp:

    - Có, thiền định quan trọng. Cho dù chúng ta muốn tốt đẹp bao nhiêu cũng khó mà đạt được nếu chúng ta không chịu thay đổi những dục vọng là nguyên do đưa đến hành động. Ví dụ, một người có thể nhận ra rằng anh hay nóng nảy với vợ và anh hứa với lòng mình rằng "từ đây về sau ta sẽ không nóng nảy nữa". Nhưng một giờ sau, anh ta có thể la mắng vợ mình, đơn giản vì anh ta không tự tỉnh thức, sự tức giận kia đã phát khởi mà anh không kiểm soát được. Thiền định giúp phát sự tỉnh thức và nghị lực cần thiết để chuyển hóa dần những thói quen tiêu cực của tinh thần.

    Hỏi:

    - Tôi nghe nói rằng thiền định có thể rất nguy hiểm. iều đó có đúng không?

    áp:

    - ể sống chúng ta cần muối. Nhưng nếu bạn phải ăn một ký muối thì chính nó sẽ giết bạn. Sống trong thời đại hôm nay, bạn cần xe hơi, nhưng nếu bạn không tuân thủ luật lệ giao thông hay trong lúc lái xe bạn say rượu thì xe hơi trở thành cái máy nguy hiểm.

    Thiền định cũng giống như thế, nó cần thiết cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc nhưng nếu bạn thực hành sai phương pháp, nó sẽ tạo ra những rắc rối. Một số người có vấn đề như buồn phiền, thất vọng, sợ hãi hay bệnh tinh thần, họ nghĩ thiền định là một phương cách điều trị cấp thời cho những vấn đề của họ, họ bắt đầu áp dụng thiền và đôi khi vấn đề của họ lại càng tồi tệ hơn.

    Nếu bạn ở trong trường hợp như thế, tốt nhất bạn phải tìm một người chuyên môn giúp đỡ, sau đó bạn khá hơn mới nên áp dụng thiền. Một số người khác tự tìm hiểu rồi thực hành, thay vì họ đi dần từng bước một, họ lại quá hấp tấp, chẳng bao lâu họ kiệt sức. Nhưng có lẽ phần lớn những vấn đề về thiền xảy ra là do loại " thiền nhảy vọt" (1).

    Một số người đi đến một vị thầy để học thiền rồi áp dụng phương pháp thiền của vị ấy trong một thời gian, sau đó họ đọc sách thiền rồi quyết định thực hành theo sự chỉ dẫn trong sách, một tuần sau có một thiền sư nổi tiếng viếng thăm thành phố của họ và họ quyết định phối hợp một số lời dạy của vị ấy vào trong việc tu thiền của họ, chẳng lâu sau đó họ rơi vào tình trạng lộn xộn một cách thất vọng.

    Thiền nhảy vọt giống như con Kangaroo từ một vị thầy này đến một vị thầy khác, từ một phương pháp này sang một phương pháp nọ là một việc làm sai lầm. Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề gì về tinh thần và bạn áp dụng thiền cũng như thực hành đúng phương pháp thì chắc chắn thiền định là một trong những pháp môn tốt nhất mà bạn có thể tự làm.

    Hỏi:

    - Có mấy loại thiền ?

    áp:

    - ức Phật dạy có nhiều loại thiền khác nhau, mỗi loại đều có phương cách đối trị mỗi vấn đề riêng biệt hay để phát triển trạng thái tâm lý đặc biệt. Nhưng có hai loại thiền phổ biến và thường được sử dụng nhiều nhất là quán niệm hơi thở và quán từ bi .

    Hỏi:

    - Nếu tôi muốn thực hành pháp môn thiền quán niệm hơi thở thì tôi phải làm sao?

    áp:

    Bạn phải làm theo các bước sau đây, có bốn điều cần biết: nơi chốn, tư thế ngồi, thực hành và những trở ngại.Trước hết bạn tìm một chỗ ngồi thích hợp, có thể một căn phòng không ồn ào và nơi đó bạn không bị quấy rầy.

    Ngồi tư thế tốt là chân bạn xếp lại, dưới mông có một cái gối, lưng thẳng , hai bàn tay xếp lên nhau đặt trên hai chân và mắt nhắm lại. Tùy theo sự lựa chọn, bạn có thể ngồi trên ghế và giữ lưng thẳng lâu như bạn muốn.

    Bước tiếp theo bạn phải áp dụng đúng như thế. Trong lúc ngồi yên tịnh với mắt nhắm lại , bạn tập trung vào sự chuyển động của hơi thở vô và hơi thở ra. Phép thiền này có thể làm bằng cách đếm hơi thở hay theo dõi sự phình lên và xẹp xuống của bụng. Khi ngồi thiền có thể có một số vần đề và khó khăn phát sinh. Bạn có thể thấy ngứa ngấy khó chịu trên cơ thể và đau nhức nơi đầu gối. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng giữ cơ thể thư giản, không nhúc nhích và tiếp tục tập trung vào hơi thở.

    Có thể sẽ có nhiều ý nghĩ xuất hiện ở tâm bạn và làm xao lãng việc chú ý vào hơi thở của bạn. Cách duy nhất giải quyết việc này nên trở lại chú ý hơi thở một cách kiên nhẫn. Nếu bạn tiếp tục làm như thế, cuối cùng ý nghĩ kia sẽ yếu đi và việc định tâm của bạn sẽ tốt hơn và bạn sẽ có được giây phút đi sâu vào sự an lạc và thanh tịnh nội tâm.

    Hỏi:

    - Tôi nên ngồi thiền bao lâu?

    áp:

    -Thật là tốt để ngồi thiền mỗi ngày 15 phút, sau đó cố gắng tăng thêm năm phút mỗi tuần cho đến khi bạn có thể hành thiền trong 45 phút. Sau một vài tuần lễ ngồi thiền đều đặn như vậy, bạn bắt đầu thấy việc định tâm sẽ tốt hơn, những ý tưởng tán loạn sẽ giảm dần và bạn sẽ có những giây phút an lạc và yên tĩnh thật sự.

    Hỏi:

    - Còn quán Từ bi là gì? Cách thực hành ra sao?

    áp:

    - Khi bạn quen thuộc với pháp môn quán hơi thở và thực hành đều đặn rồi, bạn có thể bắt đầu thiền Quán từ bi. Phép quán này nên thực hiện hai hay ba lần mỗi tuần sau khi thực hành quán hơi thở.

    Trước tiên, bạn phải quay về quan tâm chính mình và tự nói những lời như "Cầu mong cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc. Cầu mong cho tôi được an lạc và bình yên. Cầu mong cho tôi thoát khỏi mọi hiểm nguy. Cầu mong tâm tôi không còn sân hận. Cầu mong tâm tôi đầy ấp tình thương. cầu mong cho tôi khỏe mạnh và hạnh phúc".

    Kế đó bạn tiếp tục rải tâm từ bi đến với người thân, những bạn bình thường, và cuối cùng là những người mà bạn không thích, ước nguyện cho họ an vui, khỏe mạnh như bạn từng ước mong cho mình vậy.

    Hỏi:

    - Lợi ích của loại thiền quán từ bi này ra sao?

    áp:

    - Nếu bạn thực hành đều đặn thiền quán từ bi này với thái độ đúng đắn, bạn sẽ thấy trong bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Bạn sẽ thấy mình có thể hướng tới việc chấp nhận và tha thứ. Bạn sẽ thấy tình cảm dành cho người mình thương gia tăng thêm. Bạn sẽ thấy mình thân thiện hơn với những người mà trước đây mình thờ ơ và không quan tâm và bạn sẽ nhận thấy những ác cảm hay oán giận mà bạn đã có với người nào đó nay sẽ giảm xuống và cuối cùng sẽ biến mất. Thỉnh thoảng nếu bạn biết ai đó đang bệnh, buồn rầu hay gặp khó khăn, bạn có thể nghĩ đến họ trong lúc hành thiền và thường thì bạn sẽ thấy tình cảnh của họ được cải thiện.

    Hỏi:

    - iều ấy có thể như thế nào?

    áp:

    - Tâm trí, khi phát triển thích hợp sẽ là một phương tiện hùng mạnh. Nếu chúng ta biết tập trung vào năng lực tinh thần để hướng đến người khác thì sẽ có ảnh hưởng đến họ. Hẳn bạn đã có kinh nghiệm như thế. Có lẽ bạn đang ở trong một phòng đông người và bạn có cảm giác rằng ai đó đang chú ý đến mình. Bạn xoay một vòng xem và biết chắc là ai đang nhìn chằm chằm vào mình. iều gì đã xảy ra khi bạn bắt được năng lực tinh thần của người khác. Thiền quán từ bi cũng giống như vậy. Chúng ta hướng năng lực tích cực của tinh thần tới người khác và dần dần sẽ chuyển hóa được họ.

    Hỏi:

    - Tôi có cần một người thầy hướng dẫn hành thiền không?

    áp:

    - Một người thầy thì hoàn toàn không cần thiết nhưng một sự hướng dẫn cá nhân chuyên môn về thiền thì chắc chắn có ích. Tiếc thay, một số tu sĩ và cư sĩ tự xem mình là thiền sư, kỳ thực họ không biết mình đang làm gì. Hãy cố gắng chọn một người thầy đức hạnh, có nhân cách và trung thành với lời Phật dạy.

    Hỏi:

    - Tôi nghe rằng thiền định ngày nay được các nhà tâm lý học và chuyên gia về tâm thần áp dụng rộng rãi. iều đó có đúng không?

    áp

    - Vâng, đúng như thế. Ngày nay thiền được tiếp nhận như một liệu pháp cao cấp ảnh hưởng sâu rộng và được nhiều chuyên viên về sức khỏe tâm thần sử dụng để giúp làm thư giản và vượt qua những ám ảnh và mang đến sự tỉnh thức. Sự soi sáng của ức Phật cho tâm trí nhân loại đang giúp rất nhiều cho con người hôm nay cũng giống như đã từng giúp cho con người thời xưa.

    ***
    (1) "Kangaroo meditation" (Kangaroo: một loài động vật ở châu Úc có thể nhảy xa bằng hai chân sau rất khỏe).



    Trích "Hỏi Hay, Đáp Đúng"

    http://www.viet.net/~anson/uni/u-hoihay/hoihay-06.htm


    [/COLOR]
    Last edited by hienchanh; 10-19-2010 at 02:25 AM.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •