Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc giống như tiếng vang, chỉ nghe được tiếng trả lời mà không bao giờ thấy đến.
Carmen Sylva
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Hoa Kỳ, VN kết thúc cuộc tìm kiếm người Mỹ mất tích ngoài biển

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,991
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Vụ cá chết: 'Đủ bằng chứng để kết luận'?

    Vụ cá chết: 'Đủ bằng chứng để kết luận'?


    Một nhà khoa học nghiên cứu về hải dương nói trong Bàn tròn thứ Năm rằng, vụ cá chết là thảm họa môi trường nghiêm trọng, đã có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân dựa trên bằng chứng khoa học mà giới chức Việt Nam không nên "để lâu hơn nữa."

    Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An nói trong thảo luận trực tuyến hôm 05/05: "Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi.

    "...Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.
    "Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy."


    'Chứng cứ khoa học'


    Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí trong chương trình Bàn tròn thứ Năm hôm 05/05

    Nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học từ Nha Trang giải thích, ngay khi có hiện tượng cá chết, các nhà khoa học Việt Nam đã vạch ra lộ trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, mà theo đó, là thu thập bằng chứng trên bốn yếu tố: hàm lượng ôxy, hàm lượng hữu cơ, chất lượng trầm tích và ảnh viễn thám.
    Theo ông An, việc tìm nguyên nhân không khó, và bước sau đó là xác định điều gì gây ra nguyên nhân này.
    "Mọi người có nói rằng, thời gian làm cho nguyên nhân loãng dần đi, tôi nghĩ cũng có thể, nhưng những dấu vết của tác động môi trường ấy còn lưu lại trong trầm tích, do hướng của động lực còn lưu lại trong khối nước, và thứ ba là dấu vết rất quan trọng vẫn lưu lại trên ảnh vệ tinh.

    "Còn công bố kết quả khoa học này, tôi nghĩ các cơ quan chức năng không thể để muộn hơn, người ta sẽ công bố ra."
    Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.

    Còn Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường, bổ sung, một yếu tố quan trọng khác là kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động nhập và sử dụng hóa chất của không chỉ công ty Formosa mà của toàn bộ các doanh nghiệp trong vùng.

    Tuy nhiên Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh cho rằng, xác định thời gian như thế nào là đủ trong việc đưa ra kết luận về một sự việc nghiêm trọng là rất khó, "vì nếu nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống thì luôn xuất hiện những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, xem xét.

    "Vấn đề càng phức tạp, hậu quả càng lớn, thì càng cần phải thận trọng," Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh nói.

    'Hệ quả kéo dài'

    Nhà báo Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt cho rằng, việc nhiều người dân đổ lỗi cho Formosa khi chưa có chứng cứ cụ thể là do thiếu 'trầm trọng' thông tin chính thống

    Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch và Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO, đánh giá, hiện Việt Nam phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng: môi trường, truyền thông và niềm tin.

    "Hiện nay chúng ta thấy có thông tin rất nhiều chiều và nhiều đánh giá mà chưa có chứng cứ khoa học, dựa trên cảm tính cũng có, mà một số khác là dựa trên những thông tin không chính thức, có thể tạo ra những nguồn dư luận khác nhau làm rối loạn hiểu biết và tạo ra cuộc khủng hoảng thứ ba là khủng hoảng niềm tin, là người dân tin ở đâu, tin ai và tin vào sự kiện nào."

    Người biểu tình

    Cả ba chuyên gia của chương trình cùng nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động, hệ quả lâu dài về môi sinh sau sự cố môi trường này.

    "Theo hiểu biết của tôi và nguyên lý cơ bản về môi trường thì tôi nghĩ hậu quả còn kéo dài do đó chúng ta phải nói rõ, tìm cho được nguyên nhân và những người có trách nhiệm, những người gây ra hậu quả này phải có trách nhiệm đền bù, xử lý.

    "Như mọi người đã biết, thiên tai và nhân tai để lại hậu quả rất nặng nề cho xã hội, cho con người, do đó chúng ta phải hết sức nghiêm túc, hết sức khách quan và hết sức biện chứng khoa học để giải quyết đến nơi đến chốn.

    "Cần đến rất nhiều nguồn lực khác nhau mới có thể giải quyết được hậu quả đáng tiếc như thế này," Phó giáo sư Nguyễn Tác An nói trong Bàn tròn thứ Năm.

    Mời các bạn đón đọc phần hai về việc làm thế nào để giải quyết khủng hoảng niềm tin, và hiểm họa trong việc phát triển thiếu bền vững trong bài viết tiếp theo.

    BBC


    Last edited by duyanh; 05-06-2016 at 01:18 PM.
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •