Dạy con trên bàn ăn: Những điều cha mẹ cần biết để không hại trẻ




Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nên tranh thủ giờ cả gia đình ngồi ăn cơm để dạy con, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tuy nhiên, cách dạy con trên bàn ăn có thể mang đến nhiều tác hại nếu không sử dụng khéo léo.





Dạy con trên bàn ăn: những điều nguy hiểm cần tránh

1. Tâm trạng chán nản, ăn mất ngon

Nhiều bậc cha mẹ thường rất bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con, bữa cơm gia đình là thời điểm hiếm hoi trong ngày để mọi người sum vầy cùng nhau. Vì muốn tốt cho con, cha mẹ thường dành thời gian để nghĩ về việc giáo dục con, tuy nhiên, nội dung của cuộc trò chuyện mỗi lần thường là “Con được mấy điểm bài kiểm tra?”, “Con nhà người ta thì ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ, sao con hư thế?”..v.v.. Trong hoàn cảnh này, liệu đứa trẻ còn muốn ăn cơm nữa không?

Hơn nữa, qua một thời gian lâu, đứa trẻ sẽ đem việc “ăn cơm” và “bị dạy dỗ” liên hệ với nhau, và trở nên không thích ăn. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phát sinh chứng biếng ăn.

2. Khó tiêu

Đứa trẻ khi bị cha mẹ dạy dỗ hay quở mắng quá nhiều sẽ sinh ra tâm trạng chán nản, chỉ muốn mau chóng thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt nên ăn vội vội vàng vàng cho xong bữa cơm, nuốt cũng nuốt vội, thậm chí còn không ăn canh. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.


Đôi khi, cha mẹ khiển trách quá khắc nghiệt khiến trẻ bật khóc. Trẻ vừa ăn vừa khóc rất có nguy cơ bị hóc xương, nghẹn cơm.

Nên dạy con trên bàn ăn về những điều gì?

1. Ý thức tham gia


Trong bữa cơm, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách đưa đũa, thìa đến cho mọi người; sau khi ăn xong, dạy trẻ biết cách phụ dọn dẹp, lau bàn… hay bất cứ công việc nhỏ nào mà trẻ có khả năng làm được.

Bằng cách tham gia vào việc nhà, trẻ sẽ dần dần phát triển tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, hãy để các em biết rằng: “Các thành viên trong gia đình phải biết chia sẻ với nhau, không ai có quyền tùy tiện yêu cầu người khác lúc nào cũng phục vụ mình”.

2. Phép tắc ăn uống

Một đứa trẻ được gia đình giáo dục tốt, thường biết cách quan sát trên bàn cơm có những ai và món ăn gì. Phép tắc lịch sự trong ăn uống sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện và có tương lai tốt đẹp hơn.

Vì vậy, cha mẹ cần dạy cho con những phép lịch sự cơ bản trên bàn ăn như: chủ động giúp người lớn dọn bàn, nhường chỗ cho người già, không được kéo các món ngon về phía mình, không được bới bới chọn chọn đồ ăn, không được nếm thức ăn rồi bỏ lại vào đĩa…[/B][/B]

3. Giới hạn thời gian


Làm bất cứ việc gì cũng phải có giới hạn về thời gian, trong bữa ăn, nhất định không để trẻ ăn vô hạn độ. Trẻ lúc nhỏ ăn cơm cứ lề mề chậm chạp, lớn lên cũng sẽ như vậy, hình thành thói quen xấu kéo dài. Vì vậy, khi ăn cơm, cố gắng tắt TV, điện thoại, cả nhà cùng tập trung quây quầy ăn cơm, nói chuyện vui vẻ, tâm sự một chút về trường lớp, công ty, tạo một bầu không khí thoải mái trong bữa ăn, thời gian thích hợp.



ữa cơm gia đình giúp thu hẹp khoảng cách với con cái, là thời điểm tốt để gây dựng, nuôi dưỡng bầu không khí gia đình ấm áp và hài hòa, hãy cố gắng nói những điều vui vẻ hơn với con, để các con có thể được khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn! (Ảnh: shutterstock)


Thời điểm tốt nhất để giáo dục trẻ

1. Khen ngợi con, tốt nhất là trước bữa ăn

Khi trẻ chuẩn bị ăn trong trạng thái tinh thần và thể chất thoải mái, vui vẻ, cha mẹ nên tận dụng thời gian này để giáo dục, khích lệ trẻ, chơi một trò thú vị chẳng hạn. Ví như hôm nay ở trường trẻ học bài tốt và được thầy cô khen ngợi, thì trước bữa ăn, cha mẹ có thể chuẩn bị vài ly nước và “uống nước thay rượu”, nâng ly chúc mừng trẻ và tuyên dương những nỗ lực của trẻ.

2. Giáo dục con những đạo lý nho nhỏ khi ở cùng nhau

Lấy ví dụ cụ thể tốt hơn là việc chỉ thuyết nói bằng lời, trong cuộc sống có những đạo lý nhỏ cần dạy cho trẻ nhưng đôi khi chỉ nói thôi thì trẻ sẽ không hiểu. Khi trẻ được lấy ví dụ bằng những việc làm cụ thể thì chúng sẽ lý giải sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn. Ví như khi đang cùng con dắt thú cưng đi dạo, bạn có thể nói với con rằng: [I]“Con yêu, con nhìn xem, chú chú nhỏ này rất vui khi được đi chơi cùng chúng ta, chứ để nó ở nhà một mình đợi chúng ta cả ngày, nó sẽ buồn chán lắm. Cún con là người bạn rất tốt, vậy nên con nhớ thường xuyên dắt nó đi dạo nha”.

3. “Đóng cửa” dạy con

Không nên quát mắng, xử phạt trẻ trước mặt rất nhiều người, cần phải suy xét lòng tự tôn của đứa trẻ. Tâm hồn của trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh, trừng phạt lỗi lầm trẻ trước chốn đông người sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới lòng tự trọng của trẻ, ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn thừa nhận sai lầm, thường cảm thấy rất xấu hổ.

Khi trẻ phạm sai lầm, bạn nên gọi con vào phòng riêng với thái độ bình tĩnh, trao đổi công bằng với trẻ, bạn sẽ nhận thấy rằng trẻ đã bớt băn khoăn lo lắng hơn, sẵn sàng mở rộng lòng mình để tâm sự với bạn, nói ra những suy nghĩ của mình cho bạn biết.

4. Thì thầm tâm sự cùng con trước khi ngủ

Trẻ em có quyền riêng tư, cũng có những bí mật, có một số điều xấu hổ, sợ hãi không dám nói ra. Ví dụ: trẻ đã lấy trộm thứ gì đó nhưng thực sự lo sợ và không dám thừa nhận; hay khi tới tuổi dậy thì, cơ thể trẻ có một số thay đổi và trẻ không dám mở miệng nói ra cho cha mẹ biết… Để trẻ giữ tất cả bí mật trong lòng không phải là điều tốt, vì vậy, cha mẹ một khi phát hiện ra điều gì đó thì nên cố gắng giúp đỡ và giải khai cho trẻ.

Thời điểm trước khi đi ngủ là cơ hội tốt nhất để làm điều này, bởi vì khi trẻ lên giường chuẩn bị ngủ, tâm lý phòng thủ của chúng sẽ giảm xuống, chúng dễ dàng hơn khi nói với cha mẹ một số vấn đề phức tạp trong lòng.

Vì vậy, nếu bạn nhận ra trẻ gần đây đang buồn phiền điều gì đó, bạn có thể cùng con ngồi trên giường tâm sự một cách chân thành cởi mở, cố gắng gợi ý cách giải quyết để giúp trẻ vượt qua khó khăn.


Cha mẹ nên tâm sự cùng con trước khi ngủ. (Ảnh qua za.pinterest.com)



Các ông bố bà mẹ, bữa cơm gia đình giúp thu hẹp khoảng cách với con cái, là thời điểm tốt để gây dựng, nuôi dưỡng bầu không khí gia đình ấm áp và hài hòa, hãy cố gắng nói những điều vui vẻ hơn với con, để các con có thể được khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn!


Theo trithuc.vn