Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Người ta chỉ tạo nên hạnh phúc của mình do việc săn sóc đến hạnh phúc của người khác.
Bernardin De Saint Pierre
Trang 1 / 4 123 ... Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 40

Chủ Đề: Ai là kẻ "mù lòa tâm linh"? Thế nào là "mù lòa tâm linh"? - Xấc !

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    49
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Ai là kẻ "mù lòa tâm linh"? Thế nào là "mù lòa tâm linh"? - Xấc !

    Có lẽ tôi là kẻ "mù lòa tâm linh" nên thấy có toa thuốc có thể chữa bệnh mù lòa của mình, tôi ngưỡng mộ lắm.

    Đọc vào bài rồi, tôi nẩy ra mấy thắc mắc:


    - Ấn độ là cái thùng rác tôn giáo ,

    Thắc mắc:

    - Thế Đức Phật và đạo Phật có từ "thùng rác" đó ra chăng?


    đọc Krishnamurti (hay bất cứ tên Ấn nào khác)

    Thắc mắc::

    - Sao VFF lại post Krishnamurti? Mà hình như ít nhất cũng còn có thêm "bất cứ tên Ấn nào khác" là Osho thì phải?


    Theo Phật thì cứ kinh Phật mà phang, lạng quạng là bị tào-hoả-nhập-ma như chơi bởi các thứ nhập nhằng giữa PG và ngoại đạo (có khi là do bị culture bound cũng có khi là làm lính đánh thuê cho bọn cô hồn nào đó).

    Thắc mắc:

    - Vậy sao trong forum có nhiều loại tôn giáo, tâm linh, triết học thế? VietFreeFun không ngại người đọc chúng tôi bị "tẩu hỏa nhập ma" à?


    Bài học cho những kẻ "mù lòa tâm linh" như tôi, thế đã là quá đủ !!!



    Dẫn chứng kèm theo:

    Quote Originally Posted by NBNTB Xem Bài Viết
    Ấn độ là cái thùng rác tôn giáo cho nên có đọc Krishnamurti (hay bất cứ tên Ấn nào khác) thì phải cẩn thận vì dân Ấn hay pha tạp thứ nọ với thứ kia, tư tưởng Ấn giáo, nhập nhằng với PG và cả đống các tôn giáo trời ơi đất hỡi nữa.

    Từ ngày bị Anh quốc đô hộ tư tưởng KTG tràn sang khiến cho những gì họ viết thường nhập nhằng thứ nọ với thứ kia Chúa Phật lộn xộn, lắm khi phang luôn cả Vô thần vô nữa cộng thêm chút ít suy nghĩ riêng tư để làm cho ra vẻ khác thường, cao siêu hơn người, tư tưởng phóng khoáng chi chi đó, nhưng thực ra chỉ là cái nồi tả-pí-lù tôn giáo mà thôi, nếu không muốn nói nặng hơn là cái thùng rác cho dù họ có là học giả chăng nữa.

    Tất nhiên K. có thêm thắt những suy nghĩ riêng tư của mình vào đó nhưng chẳng có gì là ghê gớm cả ...

    Theo Phật thì cứ kinh Phật mà phang, lạng quạng là bị tào-hoả-nhập-ma như chơi bởi các thứ nhập nhằng giữa PG và ngoại đạo (có khi là do bị culture bound cũng có khi là làm lính đánh thuê cho bọn cô hồn nào đó).

    K. còn chẳng đi đến đâu nói chi đến những ông thần nước mặn của VF.


    ps - Hãy mở to mắt mà nhìn cái gương của Thím Xẩm đi nha.
    Quote Originally Posted by NBNTB Xem Bài Viết
    Cái khuyết điểm lớn nhứt của không ít PT là quá dễ dãi, hễ cái thấy cái gì na ná giống như PG thì đã vội tưởng là giáo lý của PG.

    Ngày trước Hindu đã dùng cái mánh này để tiêu diệt PG ở chính quê hương của nó.

    Bọn "học giả" của Ấn độ được trưởng thành trong cái nôi Hindu tất nhiên bị culture bound (mù loà tâm linh) cũng chẳng có gì lạ. Chính vì thế mà bọn gian manh tôn giáo mới dễ dàng đem tư tưởng KTG vào cho dân Ấn "nhậu chết bỏ" cái món tả-pí-lù tâm linh này vì nói cho cùng thì Hindu hay TCG thì cũng vẫn chỉ biết đem thân phận cao quý làm người của mình làm tôi tớ cho God/Phạm Thiên mà thôi.

    Chẳng trách Ấn độ ngày nay vẫn không ngóc đầu lên nổi vì có hàng ngàn thứ tôn giáo tạp nhạp pha trộn hổ lốn với nhau khiến người dân Ấn bị sống trong cái môi trường hoả mù tôn giáo.

    Thanh Hải trước khi ra hành nghề và nổi lên như cồn cũng phải qua Ấn độ để học hỏi cái mánh này để rồi trở về giở trò nhập nhằng giữa Phật và Chúa kiểu vừa ăn bám vào PG vừa phá hoại PG.

    Thật là cái trò vô cùng thâm độc của ngoại đạo!

    Ai mà vỗ ngực nhận mình là PT thì không thể vô minh tiếp tay cho chúng để vô tình phá hoại tôn giáo của mình.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by khucdinhhop Xem Bài Viết
    Có lẽ tôi là kẻ "mù lòa tâm linh" nên thấy có toa thuốc có thể chữa bệnh mù lòa của mình, tôi ngưỡng mộ lắm.

    Đọc vào bài rồi, tôi nẩy ra mấy thắc mắc:


    - Ấn độ là cái thùng rác tôn giáo ,

    Thắc mắc:

    - Thế Đức Phật và đạo Phật có từ "thùng rác" đó ra chăng?


    đọc Krishnamurti (hay bất cứ tên Ấn nào khác)

    Thắc mắc::

    - Sao VFF lại post Krishnamurti? Mà hình như ít nhất cũng còn có thêm "bất cứ tên Ấn nào khác" là Osho thì phải?


    Theo Phật thì cứ kinh Phật mà phang, lạng quạng là bị tào-hoả-nhập-ma như chơi bởi các thứ nhập nhằng giữa PG và ngoại đạo (có khi là do bị culture bound cũng có khi là làm lính đánh thuê cho bọn cô hồn nào đó).

    Thắc mắc:

    - Vậy sao trong forum có nhiều loại tôn giáo, tâm linh, triết học thế? VietFreeFun không ngại người đọc chúng tôi bị "tẩu hỏa nhập ma" à?


    Bài học cho những kẻ "mù lòa tâm linh" như tôi, thế đã là quá đủ !!!



    Dẫn chứng kèm theo:
    Bởi thế đức Phật mới quyết tâm quét quét cho đến chữ quét cũng quét đến không, chữ không cũng quét!

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Bởi thế đức Phật mới quyết tâm quét quét cho đến chữ quét cũng quét đến không, chữ không cũng quét!


    Nếu chỉ "quét" thôi thì Tam Tạng Kinh Điển thành ra vô dụng mất rồi!

    Lại nữa, ngay đến "quét" thì cũng phải học để biết" quét" cái gì chứ.


    Phật dạy:

    Không làm điều ác,
    Siêng làm việc lành.


    Nhưng cũng phải học mới phân biệt được "thế nào là điều ác, việc lành" đấy ạ.

    Cho nên trước khi đến giai đoạn "quét", phải qua giai đoạn "học", vì thế mới có công thức:

    Văn (nghe pháp)

    (suy nghĩ để hiểu giáo pháp đã nghe)

    Tu (thực hành giáo pháp đã nghe)


    Ngoài ra, còn có câu:


    Tín (tin Phật)

    Giải ( hiểu thấu nghĩa lời Phật dạy)

    Hành : thực hành các pháp môn tu)

    Chứng : (chứng ngộ đạo giải thoát)


    HC



  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by hienchanh Xem Bài Viết


    Nếu chỉ "quét" thôi thì Tam Tạng Kinh Điển thành ra vô dụng mất rồi!

    Lại nữa, ngay đến "quét" thì cũng phải học để biết" quét" cái gì chứ.


    Phật dạy:

    Không làm điều ác,
    Siêng làm việc lành.


    Nhưng cũng phải học mới phân biệt được "thế nào là điều ác, việc lành" đấy ạ.

    Cho nên trước khi đến giai đoạn "quét", phải qua giai đoạn "học", vì thế mới có công thức:

    Văn (nghe pháp)

    (suy nghĩ để hiểu giáo pháp đã nghe)

    Tu (thực hành giáo pháp đã nghe)


    Ngoài ra, còn có câu:


    Tín (tin Phật)

    Giải ( hiểu thấu nghĩa lời Phật dạy)

    Hành : thực hành các pháp môn tu)

    Chứng : (chứng ngộ đạo giải thoát)


    HC


    Chữ quét này chẳng nằm trong tương đối giữa vô dụng hay hửu dụng, tùy chấp đến đâu quét đến đó, chấp rác quét rác, chấp vô dụng quét vô dụng, chấp hửu dụng quét hửu dung... quét quét quét luôn cả chữ quét!

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by khucdinhhop Xem Bài Viết
    Có lẽ tôi là kẻ "mù lòa tâm linh" nên thấy có toa thuốc có thể chữa bệnh mù lòa của mình, tôi ngưỡng mộ lắm.

    Đọc vào bài rồi, tôi nẩy ra mấy thắc mắc:


    - Ấn độ là cái thùng rác tôn giáo ,

    Thắc mắc:

    - Thế Đức Phật và đạo Phật có từ "thùng rác" đó ra chăng?

    Ra khỏi thùng rác
    .

    Ra khỏi thùng rác


    Một thiền sinh tới gặp vị thiền sư danh tiếng, xin làm đệ tử. Thiền sư liệng cái gối ngồi thiền ra ngoài hè rồi nói:

    - Ông ra kia ngồi đi.

    Thiền sinh hỏi:

    - Ngồi rồi có làm gì nữa không ạ?

    Thiền sư đáp:

    - Không làm gì cả, có cái gì trong đầu thì ông xả bỏ đi.

    Nhiều ngày trôi qua, một hôm thiền sinh bước vào gặp thiền sư:

    - Bạch thày, con đã xả hết rồi.

    Thiền sư nhẹ nhàng:

    - Ông xả luôn cái ý nghĩ về xả đi.

    Thiền sinh hỏi:

    - Bạch thày, nếu con xả hết như thế thì con được gì ạ?

    Thiền sư cười:

    - Ông chẳng được gì cả, chỉ ra khỏi thùng rác thôi.

    (Sưu tầm)

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Chữ quét này chẳng nằm trong tương đối giữa vô dụng hay hửu dụng, tùy chấp đến đâu quét đến đó, chấp rác quét rác, chấp vô dụng quét vô dụng, chấp hửu dụng quét hửu dung... quét quét quét luôn cả chữ quét!

    Chào bạn,

    Ngài Long Thọ (Nagarjuna) là một Luận Sư danh tiếng, sáng tác bộ Trung Quán Luận để dạy về Trung Đạo Tánh Không Duyên Khởi, có câu kệ này:


    Các đức Phật căn cứ nhị Đế
    Vì tất cả chúng sinh nói pháp
    Thứ nhất là nói Thế-Tục-Đế
    Thứ hai nói ệ-Nhất-Nghĩa-Đế

    Nếu người nào không thể nhận thức
    Phân biệt rõ hai đế lý này
    Thời đối với Phật pháp thậm thâm
    Không hiểu được nghĩa Chơn-Thật-Đế

    Nếu không căn cứ vào Tục-Đế
    Thời không thể nào biết Chân-Đế
    Không chứng được ệ-Nhất-Nghĩa-Đế
    Thời không thể nào chứng Niết Bàn.


    (Hòa thượng Thích Quảng Liên dịch)



    có nghĩa là tuy rằng vũ trụ vạn hữu Bản Thể vốn là KHÔNG, là BẤT NHỊ, là Đệ Nhất Nghĩa Đế (Chân Lý Tuyệt Đối), nhưng do duyên khởi mà tuy vẫn TÁNH KHÔNG đấy, lại nảy ra thế giới đời thường, gồm có những con người bình thường, sống trong hệ thống quy ước, có phải trái, hay, dở, tốt, xấu, yêu, ghét, nghĩa là không BẤT NHỊ nữa, mà là NHỊ rồi.

    Sống trong thế giới “NHỊ”, tức là thế giới đối đãi, quy ước thì phải phân biệt, lái xe phải biết phân biệt đèn đỏ khác đèn xanh mà tránh tai nạn.

    Cho nên ngài mới nhắc rằng "Nếu người nào không thể phân biệt được chân Lý Tuyệt Đối và Chân Lý Quy Ước khác nhau thì sẽ không thể thấu được Chân Lý Tuyệt Đối (Đệ Nhất Nghĩa Đế)

    Tại sao vậy?

    Vì ngay đến Đức Phật là người đã thân chứng TÁNH KHÔNG, vẫn phải dùng ngôn ngữ của thế giới DUYÊN KHỞI này để giảng đạo.

    Nếu Ngài không dùng ngôn ngữ đời thường để giảng đạo từ ABC mà chỉ “quét…quét…” thì sẽ không hề có một câu kinh, một lời dạy nào về đạo Phật cho chúng ta và đạo Phật cũng không có cơ hội ra đời.

    Như thế, dĩ nhiên đúng là "Nếu người nào không thể phân biệt được chân Lý Tuyệt Đối và Chân Lý Quy Ước khác nhau thì sẽ không thể thấu được Chân Lý Tuyệt Đối (Đệ Nhất Nghĩa Đế) rồi.

    Bài giảng đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như, bài Kinh Chuyển Pháp Luân, không phải là "quét" mà là một bài pháp bằng ngôn ngữ của thế giới tương đối.

    Tam Tạng Kinh Điển nhiều như rừng cũng là ngôn ngữ của thế giới tương đối, rất cần để hoằng truyền Chánh Pháp.

    Quét là bước cuối cùng, bước nhảy để bỏ bè, lên bờ, bước nhảy vượt qua Vô Thủy Vô Minh, bước Phá Chấp.

    Nhưng chúng ta còn đang ở trong giai đoạn "Hằng Hà Sa Số Niệm Vô Minh", do Tham Sân Si chi phối, còn chưa tới được Nhất Niệm Vô Minh, cho nên chưa thể "quét, quét", mà còn phải "Chấp" (chấp nghĩa là nắm giữ). Phải chấp vào Giới Hạnh, nghĩa là giữ Giới, chưa thể Phá Chấp mà thành ra buông lung phá giới, bạn ạ.

    HC

    .
    Last edited by hienchanh; 10-11-2010 at 10:58 PM.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Ra khỏi thùng rác
    .

    Ra khỏi thùng rác


    Một thiền sinh tới gặp vị thiền sư danh tiếng, xin làm đệ tử. Thiền sư liệng cái gối ngồi thiền ra ngoài hè rồi nói:

    - Ông ra kia ngồi đi.

    Thiền sinh hỏi:

    - Ngồi rồi có làm gì nữa không ạ?

    Thiền sư đáp:

    - Không làm gì cả, có cái gì trong đầu thì ông xả bỏ đi.

    Nhiều ngày trôi qua, một hôm thiền sinh bước vào gặp thiền sư:

    - Bạch thày, con đã xả hết rồi.

    Thiền sư nhẹ nhàng:

    - Ông xả luôn cái ý nghĩ về xả đi.

    Thiền sinh hỏi:

    - Bạch thày, nếu con xả hết như thế thì con được gì ạ?

    Thiền sư cười:

    - Ông chẳng được gì cả, chỉ ra khỏi thùng rác thôi.

    (Sưu tầm)

    Lời thiền sư nói ý rất cô đọng, khác thường. Đôi khi còn có những câu tưởng như là "quái gở", thí dụ:

    Hỏi: Phật là gì?
    Đáp: Que chùi phân.

    Đó là những câu đặc biệt, có khi là để "tháo đinh nhổ chốt" cho đương cơ, hoặc gây nên mối nghi để hành giả tham cứu.

    Trong trường hợp câu chuyện kể trên, đối với một người quyết tâm tu thiền, thày bảo liệng bỏ là liệng bỏ những tư tưởng, tâm ý chạy nhảy như vượn như ngựa trong đầu anh ta.

    Một người quyết tâm tu thiền mà mới đó đã thắc mắc "... xả hết thì được gì?", muốn mất này thì phải được kia, nghĩa là tâm còn quá ô nhiễm, còn như cái thùng rác, ông thày mới bảo "Xả hết thì ra khỏi thùng rác".

    Thùng rác ấy là tượng trưng cho những tư tưởng như rác rưởi trong tâm người hành giả tu thiền.

    Cho nên mỗi câu chuyện Thiền đều có ý nghĩa trong trường hợp riêng của nó, không thể "râu ông nọ cắm vào cằm bà kia" được, bạn ạ.

    HC


    .

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    09 Love1

    Quote Originally Posted by hienchanh Xem Bài Viết
    Chào bạn,

    Ngài Long Thọ (Nagarjuna) là một Luận Sư danh tiếng, sáng tác bộ Trung Quán Luận để dạy về Trung Đạo Tánh Không Duyên Khởi, có câu kệ này:


    Các đức Phật căn cứ nhị Đế
    Vì tất cả chúng sinh nói pháp
    Thứ nhất là nói Thế-Tục-Đế
    Thứ hai nói ệ-Nhất-Nghĩa-Đế

    Nếu người nào không thể nhận thức
    Phân biệt rõ hai đế lý này
    Thời đối với Phật pháp thậm thâm
    Không hiểu được nghĩa Chơn-Thật-Đế

    Nếu không căn cứ vào Tục-Đế
    Thời không thể nào biết Chân-Đế
    Không chứng được ệ-Nhất-Nghĩa-Đế
    Thời không thể nào chứng Niết Bàn.


    (Hòa thượng Thích Quảng Liên dịch)



    có nghĩa là tuy rằng vũ trụ vạn hữu Bản Thể vốn là KHÔNG, là BẤT NHỊ, là Đệ Nhất Nghĩa Đế (Chân Lý Tuyệt Đối), nhưng do duyên khởi mà tuy vẫn TÁNH KHÔNG đấy, lại nảy ra thế giới đời thường, gồm có những con người bình thường, sống trong hệ thống quy ước, có phải trái, hay, dở, tốt, xấu, yêu, ghét, nghĩa là không BẤT NHỊ nữa, mà là NHỊ rồi.

    Sống trong thế giới “NHỊ”, tức là thế giới đối đãi, quy ước thì phải phân biệt, lái xe phải biết phân biệt đèn đỏ khác đèn xanh mà tránh tai nạn.

    Cho nên ngài mới nhắc rằng "Nếu người nào không thể phân biệt được chân Lý Tuyệt Đối và Chân Lý Quy Ước khác nhau thì sẽ không thể thấu được Chân Lý Tuyệt Đối (Đệ Nhất Nghĩa Đế)

    Tại sao vậy?

    Vì ngay đến Đức Phật là người đã thân chứng TÁNH KHÔNG, vẫn phải dùng ngôn ngữ của thế giới DUYÊN KHỞI này để giảng đạo.

    Nếu Ngài không dùng ngôn ngữ đời thường để giảng đạo từ ABC mà chỉ “quét…quét…” thì sẽ không hề có một câu kinh, một lời dạy nào về đạo Phật cho chúng ta và đạo Phật cũng không có cơ hội ra đời.

    Như thế, dĩ nhiên đúng là "Nếu người nào không thể phân biệt được chân Lý Tuyệt Đối và Chân Lý Quy Ước khác nhau thì sẽ không thể thấu được Chân Lý Tuyệt Đối (Đệ Nhất Nghĩa Đế) rồi.

    Bài giảng đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như, bài Kinh Chuyển Pháp Luân, không phải là "quét" mà là một bài pháp bằng ngôn ngữ của thế giới tương đối.

    Tam Tạng Kinh Điển nhiều như rừng cũng là ngôn ngữ của thế giới tương đối, rất cần để hoằng truyền Chánh Pháp.

    Quét là bước cuối cùng, bước nhảy để bỏ bè, lên bờ, bước nhảy vượt qua Vô Thủy Vô Minh, bước Phá Chấp.

    Nhưng chúng ta còn đang ở trong giai đoạn "Hằng Hà Sa Số Niệm Vô Minh", do Tham Sân Si chi phối, còn chưa tới được Nhất Niệm Vô Minh, cho nên chưa thể "quét, quét", mà còn phải "Chấp" (chấp nghĩa là nắm giữ). Phải chấp vào Giới Hạnh, nghĩa là giữ Giới, chưa thể Phá Chấp mà thành ra buông lung phá giới, bạn ạ.

    HC

    .
    Chào bạn,

    Nếu phân biệt như thế thì uổng công học Phật roài, seo lại dễ dui như thế? người học Phật chẳng phân biệt mà phân biệt! tại seo? người chưa học Phật thấy đèn đỏ là đèn đỏ, người học Phật cũng thấy đèn đỏ là đèn đỏ chứ có thấy đèn đỏ là đèn xanh bao giờ nè, nhưng sự thấy chẳng đồng, người học Phật thấy bằng tánh thấy cho nên lái xe chẳng cần qua bộ óc thấy nhưng tới đèn đỏ lại dừng, người chưa học Phật thấy bằng bộ óc Phân biệt! nên lỡ bộ óc đang nghĩ việc khác thì vượt đèn đỏ như không á!

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by hienchanh Xem Bài Viết
    Lời thiền sư nói ý rất cô đọng, khác thường. Đôi khi còn có những câu tưởng như là "quái gở", thí dụ:

    Hỏi: Phật là gì?
    Đáp: Que chùi phân.



    Đó là những câu đặc biệt, có khi là để "tháo đinh nhổ chốt" cho đương cơ, hoặc gây nên mối nghi để hành giả tham cứu.

    Trong trường hợp câu chuyện kể trên, đối với một người quyết tâm tu thiền, thày bảo liệng bỏ là liệng bỏ những tư tưởng, tâm ý chạy nhảy như vượn như ngựa trong đầu anh ta.

    Một người quyết tâm tu thiền mà mới đó đã thắc mắc "... xả hết thì được gì?", muốn mất này thì phải được kia, nghĩa là tâm còn quá ô nhiễm, còn như cái thùng rác, ông thày mới bảo "Xả hết thì ra khỏi thùng rác".

    Thùng rác ấy là tượng trưng cho những tư tưởng như rác rưởi trong tâm người hành giả tu thiền.

    Cho nên mỗi câu chuyện Thiền đều có ý nghĩa trong trường hợp riêng của nó, không thể "râu ông nọ cắm vào cằm bà kia" được, bạn ạ.

    HC


    .
    Chào bạn, wagirl06 chỉ dùng lời Thiền sư trong posted làm phương tiện để đương sự đọc mà ngẫm nghĩ posted của mình, seo HC sanh tâm râu ông này cấm càm bà kia dị ? chẳng phải ý của wagirl á! kakakaka

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Chào bạn,

    Nếu phân biệt như thế thì uổng công học Phật roài, seo lại dễ dui như thế? người học Phật chẳng phân biệt mà phân biệt! tại seo? người chưa học Phật thấy đèn đỏ là đèn đỏ, người học Phật cũng thấy đèn đỏ là đèn đỏ chứ có thấy đèn đỏ là đèn xanh bao giờ nè, nhưng sự thấy chẳng đồng, người học Phật thấy bằng tánh thấy cho nên lái xe chẳng cần qua bộ óc thấy nhưng tới đèn đỏ lại dừng, người chưa học Phật thấy bằng bộ óc Phân biệt! nên lỡ bộ óc đang nghĩ việc khác thì vượt đèn đỏ như không á!




    Chào bạn,

    Theo lời dạy của nhà Thiền, chuyện "thấy bằng Tánh Thấy" là chuyện của người "Đã Triệt Ngộ", đã sống trong bình diện Bất Nhị, "lục căn hỗ dụng", không dùng Lục Thức nữa.

    Người chưa Triệt Ngộ như chúng ta phải dùng đến Lục Thức, khi Lục Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) muốn tiếp xúc với Lục Trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), phải nhờ có môi trường giao thoa là Lục Thức mà có nhận thức.

    Cụ thể như khi chúng ta nhìn bông hoa, mắt là Căn, bông hoa là Trần, có được mối liên lạc giữa Căn và Trần là do Thức.

    Thức là phần Vọng của Tâm, khởi lên từ Nhất Niệm Vô Minh.

    Tu hành đến Triệt Ngộ, tức là Kiến Tánh, thì Thức tan rã, lúc đó mới dùng được Tánh.

    Chúng ta lái xe nên học luật lái xe cho thông suốt (gọi là phần lý thuyết) và phương pháp lái cho nhuần nhuyễn (gọi là phần thực hành) để tránh tai nạn.

    Đừng tin vào chuyện hoang đường, cho là "người học Phật thấy bằng tánh thấy cho nên lái xe chẳng cần qua bộ óc thấy nhưng tới đèn đỏ lại dừng"

    Không có chuyện đó đâu.

    HC

    .

Trang 1 / 4 123 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Thế nào là "Hà Nội 36 phố phường"?
    By Lạc Việt in forum Ca Dao - Tục Ngữ
    Trả Lời: 9
    Bài Viết Cuối: 11-04-2014, 10:28 PM
  2. Chuyện lạ kỳ: Hết mù, hết câm sau khi... "chết"
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-27-2011, 12:53 PM
  3. "Siêu mẫu vàng" 2010 Ngọc Tình là "gay" ?
    By Hansy in forum Thông Tin Giới Showbiz
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-20-2011, 11:36 AM
  4. Phật pháp cho những kẻ mù loà tâm linh
    By NBNTB in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-29-2010, 04:27 PM
  5. Một cuộc đối thoại giữa "Tâm" và "Linh Hồn"
    By hienchanh in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-05-2010, 08:36 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •