Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Cái trở ngại to nhất của hạnh phúc là trông chờ một hạnh phúc khác to hơn.
Fontenelle
Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 15

Chủ Đề: "Vô đắc" hay là có "Đắc" ?

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    59
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    "Vô đắc" hay là có "Đắc" ?



    Tôi có thắc mắc như sau về Tâm Kinh Bát Nhã:

    Trích kinh:

    ..............vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề....


    Xin các bạn giải thích chỗ mâu thuẫn này giúp tôi, cảm ơn các bạn.

    AnThanh

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    470
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by anthanh Xem Bài Viết


    Tôi có thắc mắc như sau về Tâm Kinh Bát Nhã:

    Trích kinh:

    ..............vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề....


    Xin các bạn giải thích chỗ mâu thuẫn này giúp tôi, cảm ơn các bạn.

    AnThanh


    Trong nhà Phật, có cụm từ "khế lý” và “khế cơ". Khế nghĩa là phù hợp. Khế lý là phù hợp với Chân Lý. Khế cơ là phù hợp với căn cơ đối tượng nghe pháp.

    Đức Phật tùy theo căn cơ của thính chúng để nói pháp sao cho phù hợp.

    Người chỉ chấp nhận được những sự vật cụ thể, thì Ngài nói pháp Thanh Văn thừa để tu hành ra khỏi sinh tử.

    Người mà căn cơ vượt qua được vô thủy vô minh, có thể tu hành tới giác ngộ giải thoát thì Ngài nói về Phật thừa ..., vân vân ...

    Thanh Văn thừa thì có đắc, có thất. Phật thừa là vượt qua vô thủy vô minh, bừng tỉnh, Giác Ngộ giải thoát hoàn toàn, không còn trong tương đối, được, mất, hơn, thua nữa.

    Có đắc, có thất là còn trong chân lý quy ước.

    Phật thừa là Bất Nhị, qua bờ kia, là điều mà kinh Đại Bát Nhã, tóm gọn lại là Bát Nhã Tâm Kinh trình bày.

    Nếu còn coi như "trí" là một sở hữu của mình, mình "đắc" được nó, thì chưa phải là "qua bờ kia" (paramita), Bất Nhị, Tánh Không.

    Câu "A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề" nguyên Phạn ngữ là Anouttara-Samyas-Sambodhi, dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là Tuyệt Đối, là Phật.

    Nếu còn "đắc" trong bình diện tương đối, có đắc, có thất, có được, có mất, tức là theo nghĩa quy ước, bình thường, là có đạt được cái gì đó.

    Nhưng “đắc” Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì sự “đắc” đã hóa giải thành KHÔNG, đã vượt qua bờ kia rồi, đã không còn ở trong khái niệm "được" hay "không được" nữa rồi.

    Do đó, "Đắc A-nậu-Đa-La-Tam-Miệu-Tam-Bồ Đề" đã không còn nằm trong khái niệm được hoặc mất, khác với nghĩa chữ đắc trên, là chữ đắc trong chân lý quy ước, đời thường.


    Tuệ Đăng




  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by anthanh Xem Bài Viết


    Tôi có thắc mắc như sau về Tâm Kinh Bát Nhã:

    Trích kinh:

    ..............vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề....


    Xin các bạn giải thích chỗ mâu thuẫn này giúp tôi, cảm ơn các bạn.

    AnThanh
    Chào bạn, do bạn sanh ý nên tưởng thấy mâu thuẩn á!
    VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ:
    Đoạn nầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. Đối với Tiểu Thừa, phật quở là ngu si vì còn chấp Pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được.
    Đối với cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là Trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp Trí huệ là thật thì bệnh chấp thật vẫn còn, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, ý là không có Trí huệ cho mình đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), vì vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒ TÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là Giác Hữu Tình, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ thì chẳng phải là độ, bởi vì chẳng giác ngộ thì chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là còn chấp thật, đã tự mình còn chấp thì làm sao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC thì chúng sanh rất khó tin, vì vậy BÁT NHÃ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều vô sở đắc thì tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiện, Dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại thì phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc thì sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đã được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái Tri kiến chấp thật của Đại Thừa.
    VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN:
    Hai chữ VIỄN LY cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ VÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái Tri kiến chấp Phật, nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: "Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánh Niết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập thì cái Tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn.
    Đoạn trên đã nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay thì làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói: "VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN". Đoạn nầy quét luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lý nầy vậy.
    Trong kinh nầy, từ Phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến Nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không còn gì để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi vì quét những cấp dưới Phật thì người ta dễ tin hơn, còn quét luôn cả Phật thì người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6-7 lần là vậy.
    TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, CỐ ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ:
    Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết bàn, sau khi quét sạch Tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ Phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phật thừa, quét sạch tất cả Tri kiến, không còn một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao).
    A NẬU ĐA LA dịch là Vô Thượng, TAM MIỆU dịch là Chánh Đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch là Chánh Giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
    Chánh giác đối với Tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có Giác ngộ, nhưng vì còn chấp ngã, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là Tà giác. Nếu phá được nhân Ngã chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì gọi là Chánh Giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, vì phá hết nhân Ngã chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái Giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái Giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái Giác ngộ của Bồ Tát tuy Chánh lại bằng Phật, nhưng Diệu Dụng thì chưa thể bằng Phật, còn có Phật ở trên, không được xưng là Vô Thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới xưng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là đạt đến Giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa.
    Nếu đoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn thì chỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: "Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhập thêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức Dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong Kinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rõ ràng.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Chào bạn, do bạn sanh ý nên tưởng thấy mâu thuẩn á!
    VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ:
    Đoạn nầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. Đối với Tiểu Thừa, phật quở là ngu si vì còn chấp Pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được.
    Đối với cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là Trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp Trí huệ là thật thì bệnh chấp thật vẫn còn, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, ý là không có Trí huệ cho mình đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), vì vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒ TÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là Giác Hữu Tình, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ thì chẳng phải là độ, bởi vì chẳng giác ngộ thì chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là còn chấp thật, đã tự mình còn chấp thì làm sao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC thì chúng sanh rất khó tin, vì vậy BÁT NHÃ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều vô sở đắc thì tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiện, Dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại thì phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc thì sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đã được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái Tri kiến chấp thật của Đại Thừa.
    VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN:
    Hai chữ VIỄN LY cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ VÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái Tri kiến chấp Phật, nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: "Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánh Niết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập thì cái Tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn.
    Đoạn trên đã nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay thì làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói: "VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN". Đoạn nầy quét luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lý nầy vậy.
    Trong kinh nầy, từ Phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến Nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không còn gì để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi vì quét những cấp dưới Phật thì người ta dễ tin hơn, còn quét luôn cả Phật thì người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6-7 lần là vậy.
    TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, CỐ ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ:
    Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết bàn, sau khi quét sạch Tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ Phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phật thừa, quét sạch tất cả Tri kiến, không còn một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao).
    A NẬU ĐA LA dịch là Vô Thượng, TAM MIỆU dịch là Chánh Đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch là Chánh Giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
    Chánh giác đối với Tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có Giác ngộ, nhưng vì còn chấp ngã, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là Tà giác. Nếu phá được nhân Ngã chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì gọi là Chánh Giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, vì phá hết nhân Ngã chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái Giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái Giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái Giác ngộ của Bồ Tát tuy Chánh lại bằng Phật, nhưng Diệu Dụng thì chưa thể bằng Phật, còn có Phật ở trên, không được xưng là Vô Thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới xưng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là đạt đến Giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa.
    Nếu đoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn thì chỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: "Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhập thêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức Dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong Kinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rõ ràng.

    Chào bạn,

    Đề nghị khi bạn trích bài, xin ghi rõ xuất xứ. Như thế vừa minh bạch, vừa tôn trọng tác giả và tư tưởng của họ. Đó là quyền lợi tinh thần của người sáng tác.

    Hơn nữa, mục đích trang Phật Giáo là để phổ biến giáo lý. Sự công bố nguồn tài liệu sẽ giúp độc giả có thể tìm hiểu thêm qua sự hướng dẫn của chúng ta.

    Cuốn này nếu quý độc giả muốn tìm hiểu thêm, có thể click vào link này:

    http://www.buddhismtoday.com/viet/ki...a_luocgiai.htm

    Ngoài ra, nếu quý vị muốn đọc bằng sách, chữ lớn, xin tìm cuốn "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải", Từ Ân Thiền Đường ấn hành, tác giả là thiền sư Thích Duy Lực, bài này trích từ trang 21 đến trang 27.

    HC

    .

    .
    Last edited by hienchanh; 10-12-2010 at 05:32 AM.

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by hienchanh Xem Bài Viết

    Chào bạn,

    Đề nghị khi bạn trích bài, xin ghi rõ xuất xứ. Như thế vừa minh bạch, vừa tôn trọng tác giả và tư tưởng của họ. Đó là quyền lợi tinh thần của người sáng tác.

    Hơn nữa, mục đích trang Phật Giáo là để phổ biến giáo lý. Sự công bố nguồn tài liệu sẽ giúp độc giả có thể tìm hiểu thêm qua sự hướng dẫn của chúng ta.

    Cuốn này nếu quý độc giả muốn tìm hiểu thêm, có thể click vào link này:

    http://www.buddhismtoday.com/viet/ki...a_luocgiai.htm

    Ngoài ra, nếu quý vị muốn đọc bằng sách, chữ lớn, xin tìm cuốn "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải", Từ Ân Thiền Đường ấn hành, tác giả là thiền sư Thích Duy Lực, bài này trích từ trang 21 đến trang 27.

    HC

    .

    .
    Có cần thiết như vậy không đối với những người hô hào học hai chữ "VÔ NGÃ"? hơn nữa wagirl06 chỉ posted giúp người có thắc mắc tìm hiểu ngay vấn đề họ đang cần giúp, lại nữa wagirl06 đâu có ký tên của wagirl06 đâu mà bạn sanh tâm bảo vệ bản quyền (cái TA) trong khi tác giả lại hoàn toàn "VÔ NGÃ" ?
    Vã lại cũng chính điều mà bạn muốn này mà NR bên VF bị ngoại đạo chọc là thiền sư NON chỉ biết copy and paste! điều này chắc bạn biết hỉ ?
    Last edited by wagirl06; 10-14-2010 at 12:18 AM.

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Sẵn đây mình cũng khuyên bạn Hien Chanh chẳng cần post links để giúp người mà chỉ cần post ngay trọng tâm ý người muốn giúp điều này giúp họ đỡ mất thời gian tìm kiếm! lại nữa, những người thống thiết sanh tử họ tự biết nơi nào cần tìm! bạn post post link quá bừa bãi như thế chỉ làm phương tiện cho ngoại đạo đánh phá, hacker, virus các trang Phật giáo, hay họ xem để biết bước trước một bước lung lạc ý chí của người sơ cơ học Phật á! đó là góp ý của wagirl còn tùy nơi bạn wagirl chẳng có quyền này!
    Last edited by wagirl06; 10-14-2010 at 12:15 AM.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Sẵn đây mình cũng khuyên bạn Hien Chanh chẳng cần post links để giúp người mà chỉ cần post ngay trọng tâm ý người muốn giúp điều này giúp họ đỡ mất thời gian tìm kiếm! lại nữa, những người thống thiết sanh tử họ tự biết nơi nào cần tìm! bạn post post link quá bừa bãi như thế chỉ làm phương tiện cho ngoại đạo đánh phá, hacker, virus các trang Phật giáo, hay họ xem để biết bước trước một bước lung lạc ý chí của người sơ cơ học Phật á! đó là góp ý của wagirl còn tùy nơi bạn wagirl chẳng có quyền này!

    Bạn có hiểu "tác quyền" nghĩa là gì không?

    - Là bản quyền của tác giả.

    Luật viết lách từ xưa tới nay là mỗi khi dẫn chứng đều phải ghi xuất xứ.

    Nếu không ghi xuất xứ, cứ thản nhiên post lên, giả bộ như của mình sáng tác, là đạo văn.

    Điều này bất cứ ai có đi học đều trông thấy, cuối mỗi cuốn sách biên khảo đều ghi một bảng danh sách "Sách Tham Khảo".

    Ấy là chỉ mới dùng sách của người ta để "tham khảo" thôi, người không lương thiện có thể lờ đi, chẳng ai biết.

    Nhưng người lương thiện vẫn ghi ra rõ ràng, để gián tiếp cảm ơn công trình của người khác đã nghiên cứu, viết ra, nhờ thế mà nay mình được hưởng.

    Còn như lấy nguyên của người ta một đoạn, không ghi rằng trích của tác giả nào, khiến độc giả tưởng lầm, thì đó là "đạo văn".

    Rất tiếc đến điều lệ sơ đẳng ấy mà bạn cũng không biết.

    Không biết không có lỗi. Nhưng biết mà ngụy biện để đổi trắng thay đen thì không lương thiện.

    HC

    .

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Có cần thiết như vậy không đối với những người hô hào học hai chữ "VÔ NGÃ"? hơn nữa wagirl06 chỉ posted giúp người có thắc mắc tìm hiểu ngay vấn đề họ đang cần giúp, lại nữa wagirl06 đâu có ký tên của wagirl06 đâu mà bạn sanh tâm bảo vệ bản quyền (cái TA) trong khi tác giả lại hoàn toàn "VÔ NGÃ" ?

    Vã lại cũng chính điều mà bạn muốn này mà NR bên VF bị ngoại đạo chọc là thiền sư NON chỉ biết copy and paste! điều này chắc bạn biết hỉ ?

    Bạn có hiểu VÔ NGÃ nghĩa là gì không?

    Bạn biết tác giả nào VÔ NGÃ?

    Sao bạn biết họ Vô NGÃ ?

    HT Thích Thiện Siêu viết cuốn luận giải "Vô Ngã Là Niết Bàn", nên tìm đọc mà học cho hiểu rõ rồi hãy nói chuyện ... VÔ NGÃ !

    HC

    .
    Last edited by hienchanh; 10-14-2010 at 04:23 AM.

  9. #9
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    49
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết
    Có cần thiết như vậy không đối với những người hô hào học hai chữ "VÔ NGÃ"? hơn nữa wagirl06 chỉ posted giúp người có thắc mắc tìm hiểu ngay vấn đề họ đang cần giúp, lại nữa wagirl06 đâu có ký tên của wagirl06 đâu mà bạn sanh tâm bảo vệ bản quyền (cái TA) trong khi tác giả lại hoàn toàn "VÔ NGÃ" ?

    Vã lại cũng chính điều mà bạn muốn này mà NR bên VF bị ngoại đạo chọc là thiền sư NON chỉ biết copy and paste! điều này chắc bạn biết hỉ ?

    Quote Originally Posted by wagirl06 Xem Bài Viết

    Sẵn đây mình cũng khuyên bạn Hien Chanh chẳng cần post links để giúp người mà

    chỉ cần post ngay trọng tâm ý người muốn giúp điều này giúp họ đỡ mất thời gian tìm kiếm!

    lại nữa, những người thống thiết sanh tử họ tự biết nơi nào cần tìm!

    bạn post post link quá bừa bãi như thế chỉ làm phương tiện cho ngoại đạo đánh phá, hacker, virus các trang Phật giáo,

    hay họ xem để biết bước trước một bước lung lạc ý chí của người sơ cơ học Phật á!

    đó là góp ý của wagirl còn tùy nơi bạn wagirl chẳng có quyền này!

    Thưa quý đạo hữu,

    Diễn đàn VFF có quy luật cho từng khu vực. Khu vực Phật Giáo này thì đây là quy luật:


    "Trang Phật Giáo có trở nên trang nghiêm hay không là do bởi người quản lý trông coi, và bởi tất cả quí vị có đạo tâm muốn theo học với Đức Bổn Sư Thích Ca cùng chư Phật và chư Bồ Tát.

    Đức Thích Ca đã nhập Niết Bàn cách đây hơn 2.500 năm, nhưng những huấn từ của Ngài thì còn mãi trong Kinh Sách.

    Nhờ kỹ thuật tân tiến, đệ tử Phật đã tận dụng sự hữu ích này mà lưu trữ Kinh Sách bằng kỹ thuật điện tử như ngày hôm nay để quảng bá và lưu giữ những lời vàng ngọc của Đức Bổn Sư cho hậu thế. Chúng tôi may mắn được mạng lưới Diễn Đàn VFF dành cho một nơi trang trọng để phổ biến và lưu trữ pháp bảo quí giá vào trang mạng này.

    Với khả năng và tài đức hạn hẹp, chúng tôi không thể chu toàn được sứ mạng to lớn ấy. Vì thế, chúng tôi kính mong quí vị giúp đỡ một tay bằng cách đăng tải thêm vào trang mạng những gì cần bổ sung.

    Thưa quí vị,

    Theo đạo thì phải hiểu đạo, muốn hiểu đạo thì phải học đạo, nghiên cứu về đạo. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chia sẻ hiểu biết của mình trong lúc tu học bằng cách đàm luận về các lời giáo huấn của Đức Bổn Sư và kinh nghiệm thực hành của mình trong thời gian tìm hiểu và tu tập cùng với đồng đạo hoặc những người muốn tìm hiểu Phật giáo.

    Về phương tiện Đàm Luận Phật Pháp, chúng ta đã được chủ nhà cho thêm một phòng riêng kế bên (Sub Room - Đàm Luận Phật Pháp) để chúng ta cùng nhau trao đổi và học hỏi trên tinh thần: “Cầu học, cầu hiểu, và cầu tiến”.

    Để những cuộc đàm luận Phật Pháp đạt được nhiều hữu ích, chúng tôi ước mong quí vị theo phương châm của Diễn Đàn VFF trong cách xử sự:

    Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

    Riêng nơi đây, quí vị xem nó như là Tàng Kinh Các, nơi lưu trữ Kinh Sách để tham khảo khi cần
    Cám ơn quí vị và chúc quí vị thân tâm thường an lạc.

    Ban Điều Hành VFF"


    Thưa quý đạo hữu,

    Sinh hoạt khu vực nào thì nên theo quy định của khu vực đó.

    Giá trị của nơi tàng trữ Kinh Sách là người ta có thể vào đó đọc các Kinh Sách cần tìm đọc.

    Giá trị của mục Đàm Luận Phật Giáo là người ta có thể nêu ra những đề tài về Phật Giáo để đàm luận một cách nghiêm túc.

    Cứ theo đúng quy định, như thế vừa không làm mất không khí Lục Hòa, vừa giữ được tâm an lạc trong khi tìm hiểu và học hỏi về giáo lý nhà Phật, vừa không phụ lòng mong mỏi của những người chủ trương và điều hành trang mạng VFF đã có nhã ý tạo điều kiện cho chúng ta học hỏi.

    Nên tôn trọng những cơ duyên tốt. Trong khi có biết bao nhiêu người trên thế giới còn không có được bữa cơm no, không có manh áo che thân, chúng ta không nên phí thì giờ vào những lời nói vô ích.

    Minh bạch là như thế.

    KĐH

    Last edited by khucdinhhop; 10-14-2010 at 12:49 PM.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    110
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by hienchanh Xem Bài Viết
    Bạn có hiểu "tác quyền" nghĩa là gì không?

    - Là bản quyền của tác giả.

    Luật viết lách từ xưa tới nay là mỗi khi dẫn chứng đều phải ghi xuất xứ.

    Nếu không ghi xuất xứ, cứ thản nhiên post lên, giả bộ như của mình sáng tác, là đạo văn.

    Điều này bất cứ ai có đi học đều trông thấy, cuối mỗi cuốn sách biên khảo đều ghi một bảng danh sách "Sách Tham Khảo".

    Ấy là chỉ mới dùng sách của người ta để "tham khảo" thôi, người không lương thiện có thể lờ đi, chẳng ai biết.

    Nhưng người lương thiện vẫn ghi ra rõ ràng, để gián tiếp cảm ơn công trình của người khác đã nghiên cứu, viết ra, nhờ thế mà nay mình được hưởng.

    Còn như lấy nguyên của người ta một đoạn, không ghi rằng trích của tác giả nào, khiến độc giả tưởng lầm, thì đó là "đạo văn".

    Rất tiếc đến điều lệ sơ đẳng ấy mà bạn cũng không biết.

    Không biết không có lỗi. Nhưng biết mà ngụy biện để đổi trắng thay đen thì không lương thiện.

    HC

    .
    Chào HC,
    Làm chi dữ vậy nè, vậy mà nào giờ wagirl06 nghĩ bản quyền là quyền sở hửu của thế gian, còn Phật, Tổ, những người tu Phật chơn chính chắc chắn chẳng để bản quyền phải làm chướng ngại cho người học Phật đâu phải không? wagirl06 cũng từng thấy những vị chơn tu thường phó thác bản quyền cho bất cứ ai muốn giúp lan truyền những lời dạy của các Ngài, chỉ việc đừng thêm bớt ý mình hay sửa đổi mà phạm tội phỉ báng Phật, Tổ,...Còn khi sử dụng lương thiện hay không lương thiện là ở chổ mình có cải sửa rồi nói là của mình để dùng vào mục đích lợi nhuận cho riêng mình hay không, đó mới là vấn đề! bạn hãy xem lại những trích lục mà wagirl đăng giúp tìm hiểu, trong đó wagirl06 có sửa đổi sai ý của bản gốc không? có ký tên wagirl hay không, việc này có lợi gì cho wagirl hay không?
    Last edited by wagirl06; 10-15-2010 at 12:18 AM.

Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Libya: "Ý tưởng Gaddafi rời đất nước là vô nghĩa"
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-13-2011, 10:54 AM
  2. "Tự sướng" và "Xin lỗi" khuấy động showbiz Việt
    By duyanh in forum Thông Tin Giới Showbiz
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-15-2011, 12:09 PM
  3. "Tú ông" và công nghệ chăn dắt "vũ nữ" khỏa thân
    By duyanh in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 04-06-2011, 03:15 PM
  4. "Siêu mẫu vàng" 2010 Ngọc Tình là "gay" ?
    By Hansy in forum Thông Tin Giới Showbiz
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-20-2011, 11:36 AM
  5. Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 11-12-2010, 05:14 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •