Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Trên đời chỉ có một việc đáng nói là tình yêu vì nó là mầm mống của sung sướng và là nguyên nhân của đau khổ.
Ronsard
Trang 1 / 6 123 ... Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 57

Chủ Đề: Cái Bang Thập Ác

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Cái Bang Thập Ác

    Cái Bang Thập Ác

    Lương Vũ Sinh



    Hồi 1

    Ngày tàn của Tam Dương tiêu cục
    Giang Nam khí hậu rất ôn hòa mặc dù núi non hiểm trở.
    Nhưng đang là mùa đông giá rét nên con đường quang đạo rất hoang vắng, chỉ có vài mái nhà xơ xác còn le lói ánh đèn.
    Bỗng từ xa có tiếng ngựa hí và tiếng bánh xe gỗ nghiến trên đường đất.
    Một đoàn người ngựa xuất hiện quanh eo núi vòng về hướng nam. Ði đầu là lá tiêu kỳ vạch ba vạch đen Ở giữa thành quẻ ’’càn" tượng trưng cho tiêu cục Tam Dương danh trấn Ở Yên Kinh. Ðoàn bảo tiêu Tam Dương xuất hiện trong đêm tối giữa vùng núi non hiểm trở này minh chứng họ đang gấp bảo tiêu hàng hóa gì quan trọng lắm.
    Quan trọng hơn nữa là dẫn đầu tiêu cục là đại tiêu đầu Phàn Huệ Chi co ro trong tấm áo hồ cừu dày cộm. Xưa nay Phàn Huệ Chi ít khi phải thân hành bảo tiêu vì tiêu cục của ông nổi tiếng Ở Yên Kinh, các cường đạo giang hồ không bao giờ dám động tới tiêu cục, vì Tam Dương tiêu cục danh trấn võ lâm nhờ có Càn Khôn Yếu Quyết trấn sơn của Phàn Huệ Chi, đại tổng tiêu đầu vốn quảng giao quen biết hầu hết hắc bạch anh hùng cộng thêm võ công thâm hậu nhất nhì vùng bắc mà ai cũng từng biết tiếng.
    Giữa đêm khuya bảo tiêu vẫn còn trên đường giữa rừng là một việc đại nguy hiểm.
    Nhưng với ai khác thì vậy nhưng với Phàn Huệ Chi thì lại hoàn toàn khác.
    Tự tin về uy võ của mình, tự tin vì lá hiệu kỳ quẻ '’càn" xưa nay tung bay suốt dọc đất Trung Nguyên không ai là không biết, Phàn Huệ Chi hoàn toàn không lo lắng gì cho số phận của mình và số phận của đoàn bảo tiêu hơn mười người đang đi sau lưng ông.
    Vượt qua eo núi, Phàn Huệ Chi quay lại cao đệ tử của mình luôn luôn phi ngựa bên cạnh, giọng ông trầm trầm:
    - Quách Nhan Ngọc, chúng ta sắp tới thị trấn có thể cho ngựa nghỉ ngơi được rồi đó.
    Quách Nhan Ngọc tuy là đồ đệ yêu của Phàn Huệ Chi nhưng cũng đã sắp tới tuổi „nhi lập,, cẩn trọng đáp:
    - Sư phụ, tiểu đồ nghĩ là không cần đến thị trấn, chúng ta đã đi quá nhiều, tiểu đồ e rằng chúng đã quá mệt.
    Phàn Huệ Chi hơi lộ vẻ bất bình:
    - Giữa rừng núi thế này biết tìm đâu ra tửu gia?
    - Hay là sư phụ ghé đại vào một nhà nào đó xin trọ qua đêm.
    Dứt lời Quách Nhan Ngọc reo lên chỉ tay về phía trước:
    - ĐỒ! Sư phụ thấy không, trước mặt chúng ta là gian nhà còn ánh đèn, có lẽ chủ nhân còn thức.
    Phàn Huệ Chi miễn cưỡng:
    - Ờ! con hãy ghé xin phép chủ nhân xem có chỗ ngủ cho cả đoàn chúng ta không?
    ÐÓ là một gian nhà lợp bằng lá và vách đan bằng những thân tre khá rộng rãi nằm dựa lưng vào một sườn núi địa hình rất hiểm trở. Nói xong câu ấy, Phàn Huệ Chi bỗng cảm thấy tâm hơi máy động, ông chữa lại liền:
    - Hay là thôi con ạ, ta cố đi thêm một đoạn đường nữa xem sao!
    Câu sau này của ông đã trễ. Nhan Ngọc đã lao ngựa đến ngay trước thềm nhà Chàng vẫn ngồi trên mình ngựa cất giọng gọi lớn:
    - Chủ nhân, xin cho gặp chủ nhân.
    Phàn Huệ Chi bắt buộc dục ngựa tiếp đến sau liền, ông gọi giật:
    - Quách Nhan Ngọc, hay là ta khỏi làm phiền họ...
    Ở trong nhà ánh đèn di động rồi một giọng khô cứng vọng ra:
    - Ai làm rộn bên ngoài đó?
    Quách Nhan Ngọc đã lỡ liền nói luôn:
    - Chúng tôi là Tam Dương tiêu cục lỡ độ đường, xin được tạm ngụ qua đêm.
    Cánh cửa mỏng manh mở toang, một đại hán đi ra với cây đèn cháy bập bùng trên tay giọng tỉnh táo:
    - Tam Dương tiêu cục à? ôi chà! Sao mà đông thế?
    Phàn Huệ Chi tiếp lời:
    - Phiền huynh đài cho ngựa xin chút nước, nếu nhà không có chỗ chúng tôi xin đi ngay.
    Gã đại hán ngô nghê:
    - Nước ư? Hừ! Nước thì con suối Ở gần đây thiếu gì.
    Phàn Huệ Chi sợ gã đại hán quay trở vào ngay nên vội vàng nói:
    - Giữa đêm khuya thế này, lại không quen đường lối, xin huynh đài giúp cho chút nước vì mấy con ngựa đã khát lắm rồi.
    Ðại hán gầm gừ một chút bỗng trong nhà có giọng nữ nhân the thé:
    - Ði lấy nước cho người ta mau đi!
    Gã đại hán luống cuống "vâng, vâng" rồi vội quay lại Phàn Huệ Chi:
    - Ðợi một chút! CÓ nước đây!
    Gã nói trống không và nhìn bộ dạng có vẻ hậm hực lắm.
    Ðợi gã khuất sau lưng nhà, Phàn Huệ Chi cằn nhằn đệ tử:
    - Chủ nhân có vẻ phiền bọn ta lắm...
    Chưa dứt lời gã đại hán đã chớp nhoáng quay lại với thùng nước nặng trên tay. Ngọn đèn gã tạm thời cất dưới nhà nên dưới ánh trăng đêm nguyệt tận Phàn Huệ Chi chỉ thấy lờ mờ bóng nước lấp lánh trong miệng thùng vuông bằng gỗ. GÃ hơi gắt:
    - ÐÓ nước đỒ! Ai muốn nốc thì cứ nốc đi!
    Quách Nhan Ngọc nhảy xuống ngựa đỡ lấy thùng nước đặt trước miệng mấy con ngựa.
    Quả thực ngựa đã quá khát. Chúng vục đầu liền vào thùng nước, trong chốc lát thùng nước đã cạn và mấy con ngựa dặm vó lóc cóc xuống mặt đất ra ý rất thỏa mãn. Phàn Huệ Chi dục:
    - Lên đường chứ?
    Gã đại hán bấy giờ xen vào:
    - Chư vị không nghỉ lại à?
    Phàn Huệ Chi hơi ngần ngừ:
    - Chỉ sợ phiền huynh đài...
    Có lẽ Quách Nhan Ngọc cũng đã mệt nên cố do:
    - Nhà huynh đài có lẽ cũng rộng rãi, xin cảm phiền...
    Lại có tiếng nữ nhân the thé Ở trong nhà:
    - Mời người ta vào nhà đi!
    Phàn Huệ Chi nghe âm thanh lạnh và sắc đến chói tai, trong bụng nghĩ thầm có lẽ đó là người vợ của đại hán trước mặt và có lẽ mụ ta chuyên áp đảo chồng hay sao mà đại hán vừa nghe tiếng đã vội lúng túng:
    - Hoa bứ đã nói, xin mời chư huynh... mời chư huynh vào nhà...
    Phàn Huệ Chi nhìn thái độ của gã có vẻ lúng túng quá hơi tội nghiệp định quay trở lui:
    - Hay là... nếu phiền cho huynh đài quá thì thôi vậy... để bọn ta cố đến thị trấn cũng được...
    Tiếng nữ nhân the thé lần này đã nghe gần cửa nhà lắm rồi:
    - Xú tử còn lôi thôi gì nữa mà không mời khách vào?
    Ngọn đèn trong nhà lại di động và đã ra tới cửa. Gã đại hán bị gọi là xú tử (tên xấu xí) càng luống cuống dữ:
    - Xin mời chư huynh... chư huynh vào nghỉ là thương tiểu nhân... Hoa nữ đã nói rồi, nếu chư huynh không vào tội nghiệp tiểu nhân sẽ bị trừng trị.
    Gã run rẩy đến tội nghiệp.
    RÕ ràng gã đã quá sợ nên mới kinh hoảng đến thế.
    Nam nhi mà sợ vợ hơn cọp cái thế này thì thật chẳng ra gì cả. Phàn Huệ Chi thay đổi ý kiến liền:
    - Quách nhi, chúng ta lên đường!
    Lời của ông lần này nghiêm như lệnh. Quách Nhan Ngọc thông thuộc tính tình sư phụ hơn ai hết. Chàng biết tính ông rất ôn hòa nhưng khi đã quyết định là rất cứng rắn. Chàng vội cầm lấy cương ngựa đồng thời đáp:
    „xin vâng" nhưng tay chàng vừa chạm đến mõm ngựa định vỗ nó mấy cái bỗng chàng giật nẩy người thốt lên hốt hoảng:
    - ôi chao! Sư phụ! Sao con ngựa con nóng như lửa thế này?
    Lời chàng vừa dứt con ngựa đã khuyu bốn vó xuống mồm thở khì khì hết sức mệt nhọc.
    Phàn Huệ Chi linh cảm tai biến vội nhảy một bước đến con ngựa của mình. Ðã muộn mất rồi. Ngựa của ông cũng khuyu bốn vó và ngã vật xuống đất Trong chớp mắt cả tám con ngựa đều vật ra và chỉ một phút sau không còn thở nữa.
    Phàn Huệ Chi giận tím mặt, quắc mắt xỉa vào gã đại hán:
    - Xú tử! Phải ngươi pha thuốc độc vào nước hại ngựa ta?
    Xú tử đã biến mất vào nhà từ lúc nào, trước cửa nhà xuất hiện một nữ nhân dung mạo khá dịu dàng, nàng uyển chuyển đáp:
    - Phàn lão gia! E rằng Xú tử có làm thế thật!
    Quách Nhan Ngọc nghe giọng nói dịu dàng nhưng lại hàm ý châm chọc ấy tức uất lên, chàng vút roi ngựa muốn đánh nữ nhân:
    - Vậy thì hãy gọi Xú tử ra đây cho ta hỏi tội!
    Nữ nhân vẫn mỉm cười:
    - Xú tử đi mất rồi còn đâu, chi bằng chư vị cứ ngủ lại đây đêm nay vậy!
    Quách Nhan Ngọc đỏ gay mặt:
    - Ngủ lại đây nhưng ngày mai lấy gì lên đường? CÔ nương là ai... mà ăn nói hồ đồ thế?
    Nữ nhân chỉ vào trong nhà:
    - Nhà còn rộng lắm, còn ngày mai à? Hay là chư vị đừng lên đường nữa, chư vị... cứ Ở lại đây luôn cũng được!
    Phàn Huệ Chi nóng nảy:
    - CÔ nương! Chúng ta không đùa! CÔ nương hãy đem Xú tử ra cho chúng ta hỏi tội.
    Nhìn lũ ngựa chết thê thảm, Quách Nhan Ngọc nổi xung thiên, chàng rút kiếm ra:
    - CÔ nương hãy nói rõ ràng, nếu không ta phải tự tiện mạn phép xông Vô nhà đó!
    Nữ nhân dang rộng tay:
    - Ồ! Huynh đài nóng quá! Trong nhà này có cái gì đâu mà cần xông Vô?
    - Thế không có Xú tử à?
    Nữ nhân lắc đầu:
    - à! Tên Xú tử Lâm Mậu Tiếu đó hả? Không, ta đã bảo gã đi mất rồi!
    Quách Nhan Ngọc bước tới hai bước, chàng định gạt nàng ta ra nhưng vừa động vào vai nàng, họ Quách như bị kình lực đẩy hắn lui lại, chàng ú Ớ kinh ngạc:
    - CÔ nương... cô nương... định tỷ thí nội công với ta ư? Hừ! Té ra cũng là người trong giới võ lâm! Xin cho biết tên!
    Thần thái nữ nhân vẫn ung dung:
    - Tếu nữ là Mậu Quán Hoa, xin được thù tiếp chư vị.
    Phàn Huệ Chi kêu lên:
    - Mậu Quán Hoa? Phải chăng cô nương là Thiên Thủ Tán Hoa Mậu nữ anh hùng Ở vùng Quan Trung?
    - chính là tiện nữ! Té ra Ở vùng Giang Nam này mà cũng có nghe tên tuổi tiện nữ à?
    Phàn Huệ Chi rùng mình nghĩ thầm: „thiên Thủ Tán Hoa Mậu Quán Hoa là một nữ nhân rất kỳ dị Ở vùng Quan Trung, nửa chính nửa tà, không biết sao hôm nay lại xuống miền nam này làm chi?" ông đã rút song kiếm:
    - Mậu nữ hiệp! Phàn mỗ chưa hề động tới vùng Quan Trung, hôm nay không biết do cơ duyên nào lại được mắt xanh của nữ hiệp lưu tâm tới?
    Mậu Quán Hoa giọng tuy rất dịu dàng nhưng nghe rất khó chịu:
    - Tam Dương tiêu cục Ở Yên Kinh tuy chưa bao giờ ra tới miền Quan Trung nhưng bí phổ Càn Khôn Yếu Quyết đã chấn động tới Quan Ngoại, tiện nữ vân hành nam du định hỏi mượn Phàn lão huynh về coi chơi ít bữa!
    Phàn Huệ Chi quắc mắt:
    - Nữ hiệp nói chơi hay nói thật? Phàn gia Càn Khôn Yếu Quyết là vật trấn sơn đại mật truyền, làm sao nữ hiệp lại „coi chơi" dễ dàng thế?
    Mậu Quán Hoa phất tay áo:
    - Thôi! Ðùa thế đủ rồi! Nếu lão huynh đêm nay không cho ta mượn Càn Khôn Yếu Quyết, e rằng số phận cũng không hơn gì mấy con ngựa đỒ! Phàn lão huynh hãy suy nghĩ kỹ đi!
    Quách Nhan Ngọc đón chùy đã đánh vẹt tới:
    - Nữ nhân! Ðừng ăn nói hồ đồ! Hãy hỏi ý kiến của chùy ta đây!
    Chùy của họ Quách Ở Yên Kinh khá nổi tiếng trong bọn công tử kinh đô là có sức nặng ngàn cân, thế mà Mậu Quán Hoa chăng xem vào đâu, nàng thư thái không thèm nhìn, cánh tay áo rộng phất lên, kình lực phát ra căng phồng cả tay áo đỡ lấy chùy liền, chỉ nghe một tiếng „bộp" trống rỗng, Quách Nhan Ngọc bị đẩy lùi liên tiếp ba bước mới đứng vững nhưng hổ khẩu tê chồn cơ hồ muốn buông rơi chùy xuống đất. Mậu Quán Hoa vẫn vui vẻ:
    - Quách công tử nội công hỏa hầu còn non yếu quá! Nghe rằng Ở Yên Kinh công tử chỉ chăm chú vui thú ca lâu tửu quán chứ có tập luyện gì, phải không?
    Bị hạ nhục trước mặt sư phụ và đám đông người, Quách Nhan Ngọc đỏ phừng mặt:
    - Tất cả xông vào bắt con tiện tỳ này cho ta!
    Dưới quyền Quách Nhan Ngọc còn có bảy tám võ sĩ của Tam Dương tiêu cục nên chàng có vẻ tự thị vào đám đông. Bọn võ sĩ tuân lệnh chàng tuốt võ khí cùng xông lại.
    Mậu Quán Hoa giơ tay áo che lấy người:
    - Chư vị! Ớ Quan Trung tiện nữ có biệt hiệu Thiên Thủ Tán Hoa, chư vị có biết tại sao không?
    Phàn Huệ Chi mỉm cười nhìn đám đệ tử:
    - Nữ hiệp đây sở dó mang biệt danh Thiên Thủ Tán Hoa vì khi nữ hiệp ra tay phóng độc châm một lúc bắn ra cả ngàn mũi như người ta rắc hoa vậy.
    Mậu Quán Hoa cả cười:
    - Cám ơn Phàn lão huynh quá khen! Thế mà bọn đệ tử hôm nay của lão huynh bất quá chưa tới mười tên, ít quá so với Thiên Thủ Ðộc Châm Tán Hoa của tiện nữa đó.
    Quách Nhan Ngọc chưa biết sự lợi hại của Mậu Quán Hoa, chàng rút luôn cặp song chùy bên người ra múa vun vút:
    - Không biết thiên thủ hay vạn thủ gì cả! Tiện tỳ khinh người quá, ta phải dạy cho một bài học!
    Mậu Quán Hoa đáp:
    - Phàn lão huynh! ÐỒ đệ của lão huynh ngu quá! Xin để tiện nữa mở mắt cho y!
    Lời vừa dứt đã nghe mấy tiếng 'xoẹt, xoẹt" trong đêm mờ mờ mấy ánh chớp lóe lên. May mà chùy pháp của Nhan Ngọc không đến nỗi vụng về mới kịp thời đánh trúng độc châm rơi leng keng xuống đất.
    Ðúng với biệt danh Thiên Thủ Tán Hoa, độc châm không ngớt bay ra.
    Một tên võ sĩ đứng cạnh Quách Nhan Ngọc không kịp tránh đã trúng một độc châm, hắn chỉ kịp rống lên một tiếng lớn ngã liền xuống đất và chỉ trong chớp mắt toàn thân hắn tím bầm chết liền tức khắc. Phàn Huệ Chi kêu lên:
    - CÔ nương! Tam Dương tiêu cục với cô nương không oán không thù, sao nỡ hạ độc thủ với nhau như thế?
    Mậu Quán Hoa tay không ngớt rung động:
    - Phàn lão tiêu! Quả là ta với Tam Dương tiêu cục không oán không thù, nhưng phi châm trong tay ta có cái nào không độc? Chi bằng Phàn tiêu đầu hãy ra lệnh cho thuộc hạ ngừng tay, đừng bắt buộc ta phải động thủ.
    Quách Nhan Ngọc và bọn võ sĩ thấy đồng bọn chết thảm trong lòng vừa uất hận vừa kinh sợ, động tác tấn công có hơi chậm lại. Phàn Huệ Chi miễn cưỡng:
    - Hãy ngừng tay lại để ta thương lượng với cô nương đây!
    Giữa lúc Phàn Huệ Chi vừa dứt lời bỗng có tiếng đáp:
    - Còn gì phải thương lượng nữa? Ðang đêm tiêu cục đến quấy nhiễu nhà người định cướp bóc gì phải không?
    Tức thì mười bóng đen lố nhố xuất hiện.
    Tất cả đều mặc áo dạ hành đen che kín từ đầu đến chân, mỗi bóng đen chỉ để lộ đôi mắt sáng quắc. Phàn Huệ Chi thấy đối phương quá đông giật mình kinh hoảng:
    - Chư vị là ai, có liên can gì đến Tam Dương tiêu cục của Phàn mỗ?
    Tên đứng gần nhất, giọng khô cứng rõ ràng là giọng nói quen thuộc của tên Xú tử lúc nãy:
    - Không liên can gì đến Tam Dương tiêu cục cả, nhưng liên can đến Phàn gia Càn Khôn Yếu Quyết.
    Phàn Huệ Chi lại giật mình:
    - Huynh đệ! Phàn mỗ cả đời chưa hề tự nhiên kết oán, xin được hỏi Càn Khôn Yếu Quyết đã gọi là gia bảo của Phàn mỗ có liên can gì đến huynh đệ?
    Có lẽ Xú tử cười vi nghe tiếng 'khục khục" trong cái khăn đen gã bịt mặt:
    - Hừ, cái đó Phàn lão hãy hỏi họ Vương đại ca của ta đây.
    Tên được gọi là 'đại ca" họ Vương tiến lên một bước:
    - Phàn tiêu đầu có biết gốc tích của Càn Khôn Yếu Quyết có nguồn gốc Ở đâu không?
    Phàn Huệ Chi ngẩn người một chút rồi lạnh lùng đáp:
    - Vương huynh hỏi lạ, Càn Khôn Yếu Quyết trong giới võ lâm đều biết là vật gia truyền của nhà họ Phàn, Vương huynh hỏi nguồn gốc là có ý gì, tại hạ chưa hiểu.
    Tên họ Vương cười khúc khắc:

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Vật gia truyền của nhà họ Phàn? ấy là Phàn lão nhận vơ đó thôi. Phàn huynh có đọc gia phả biết Phàn Ðiểm Ðao chứ?
    Phàn Huệ Chi kinh dị:
    - Phàn Ðiểm Ðao là nội tổ nhà ta có liên can gì?
    - Rất có liên can vì 'đao Vương" Phàn Ðiểm Ðao chính là người đầu tiên của nhà họ Phàn vì ỷ mình là đệ nhất đao nên cách đây trăm năm đã lặn lội sang Hồi Cương bức đoạt Càn Khôn Yếu Quyết của Vương tộc TÔ Tử Hồng đem về Trung Nguyên tiếm xưng là vật gia truyền rồi trước khi chết di ngôn cho con trai Phàn Lan Chi tức thân phụ nhà ngươi và đến nhà ngươi cứ đinh ninh Càn Khôn Yếu Quyết là của nhà họ Phàn. Ðiều ấy sai lầm gần cả trăm năm, nay chúng ta đến thu hồi về cho giòng họ TÔ Tử gọi là 'vật qui cố chủ' đó!
    Phàn Huệ Chi múa song kiếm:
    - Chỉ nói hồ đồ! Lấy gì minh chứng cho Càn Khôn Yếu Quyết là của họ TÔ Tử?
    HỌ Vương quát lên:
    - Lấy cái nầy!
    Song chỉ của hắn búng ra rít gió. 'chỉ" trúng ngay vào mũi kiếm Phàn Huệ Chi khiến hổ khẩu lão rúng động. HỌ Vương lại cười gằn:
    - CÓ phải Ðiểm Phụng Chỉ trong Càn Khôn Yếu Quyết đó không? Ta hỏi ngươi Ðao Vương Phàn Ðiểm Ðao chỉ nổi tiếng giang hồ là đao pháp tuyệt luân chứ có biết gì về chỉ pháp như trong Càn Khôn Yếu Quyết?
    Phàn Huệ Chi ú Ớ không cãi được, ông cố cưỡng:
    - Tên đạo tặc đừng hồ đồ, nội tổ Phàn Ðiểm Ðao của ta...
    ông chưa kịp nói trọn câu thì một tên bịt mặt thứ hai nhảy vọt lên:
    - Và còn cước pháp Thần Thông Thiên nữa, Phàn Ðiểm Ðao càng mù tịt!
    Cùng với lời nói là cước chiêu của hắn đá liên tiếp vào mặt Phàn Huệ Chi. Cước pháp quả là táo bạo. Người hắn gần như ngã rạp xuống, cước liên hoàn hai chân đá vào bảy yếu huyệt trên người lão cùng lúc vào các huyệt Du Phủ, Thủy Ðột, Thần Tàng. Phàn Huệ Chi xoay kiếm một vòng che chở trước ngực, thân pháp cong hắn xuống định thoát ra khỏi vòng khống chế của đối phương, quát to:
    - Xin cho biết được đối đầu với ai?
    Tên này cười to:
    - Chính là hậu duệ chính truyền của TÔ Tử Hồng là TÔ Tử Kiệt đây, ta rất muốn đoạt lại Càn Khôn Yếu Quyết của giòng họ ta.
    - Lấy gì minh chứng Càn Khôn Yếu Quyết là của giòng họ TÔ Tử?
    TÔ Tử Kiệt bật dậy như trong người hắn có gắn sẵn lò so:
    - Phàn lão có nhớ trang thứ mười ba của Càn Khôn Yếu Quyết có ấn một triện to bằng bàn tay đứa bé không?
    Phàn Huệ Chi quá nhớ nhưng cứ giả vờ:
    - Không, làm gì có ấn triện?
    - Lão hãy giở trang ấy ra, con triện áp bốn chữ cổ triện đời Hán viết rằng 'tử Chiêm ấn ký" Tử Chiêm không phải là thủy tổ của giòng họ TÔ Tử thì là của ai?
    Phàn Huệ Chi đuối lý lắm rồi nhưng vẫn cố cưỡng:
    - ấn triện đâu phải vật chứng minh? Ta không nhớ Càn Khôn Yếu Quyết trang mười ba có ấn triện ấy không, nhưng cứ cho là có đi nữa cũng không có giá trị gì.
    TÔ Tử Kiệt áp sát người lão, cước pháp của hắn chờn vờn trước mặt Ở tư thế tiếp tục tấn công:
    - Lão già này ngoan cố lắm! Các huynh đệ hãy bắt lão phải đưa bảo vật mau!
    Mấy tiếng 'leng keng" liên tục vang lên. Một tên sử dụng thiết trượng, treo chung quanh trên đỉnh thiết trượng một dãy vòng kim loại nhảy xổ tới đánh liên hoàn ba chiêu ngang thân lão. Kiếm của Phàn Huệ Chi đụng vào thiết trượng khiến hàng loạt dãy vòng kim loại ngân nga như tiếng chuông.
    Kình lực của tên này rất mạnh mẽ chấn động cả đến nội tạng Phàn Huệ Chi, người lão rung động mạnh đến phải thối lui mấy bước mới đứng vững.
    Vừa lúc ấy song chùy của Quách Nhan Ngọc đã quạt tới giải vây cho sư phụ. Lần này họ Quách đã Ở tư thế phòng bị trước nên thế chùy đi rất dũng mãnh trầm trọng. TÔ Tử Kiệt dường như không thèm để ý tới, cước pháp hắn vẫn điềm nhiên đá vào thượng diện Phàn Huệ Chi còn chưởng công đập liền xuống giữa hai chùy của Quách Nhan Ngọc vừa đánh tới.
    Một tiếng 'bùng" trầm uất như tiếng sấm sét bị nén. Hai quả chùy nặng nề trong tay Quách Nhan Ngọc bật lên dội ngược về phía người cầm trúng ngay đỉnh đầu họ Quách. Kình lực dữ dội quá khiến Quách Nhan Ngọc vỡ toang đầu ngã xuống chết tức thì.
    Phàn Huệ Chi bị chấn thương nội tạng vừa lùi lại đã chứng kiến liền cái chết của đồ đệ, lão tái xanh mặt:
    - Các hạ... các hạ hạ thủ độc địa quá! Phen này... phen này lão gia quyết rửa nhục cho Tam Dương tiêu cục.
    Phàn Huệ Chi đã lọt vào giữa vòng vây của đám người lạ, nhìn quanh các võ sĩ thủ hạ của mình, Phàn Huệ Chi càng tuyệt vọng vì bản lãnh của chúng bị áp đảo một cách thảm hại, đến lúc này thì đứa gãy tay, đứa thì vỡ đầu, một nửa thì tử thương còn một nửa vội vàng thoát thân chạy mất cố bảo toàn mạng sống. Chiến trường sau cái chết của Quách Nhan Ngọc hầu như chỉ còn trơ trọi một mình Phàn Huệ Chi.
    Lão đại tiêu đầu cũng nao núng lắm rồi. Lão nắm cứng ngọn tiêu kỳ với ba vạch quẻ 'càn" cố dơ lên cao:
    - Tam Dương tiêu cục chưa hề gây oán cừu với chư vị, hôm nay sao nỡ hại nhau đến mức này?
    Hình như có giọng cười the thé của Mậu Quán Hoa:
    - Hừ! Phàn Huệ Chi! Oán cừu chính do nội tổ của lão huynh cướp đoạt Càn Khôn Yếu Quyết của Vương tộc TÔ Tử, chúng ta chỉ yêu cầu vật hoàn cho cố chủ chứ có ý gì giết mạng lão đâu!
    Phàn Huệ Chi thở hổn hển:
    - Bất luận ra sao, lão quyết không trả Càn Khôn Yếu Quyết.
    Một giọng cười ghê rợn:
    - Thì hãy đổi bằng mạng sống của ngươi!
    Mậu Quán Hoa đe dọa bằng một giọngnghiêmtrọng hơn:
    - Lão huynh nên nhớ giòng họ Phàn chỉ còn lão và Phàn Nhất Chi đang Ở Yên Kinh là độc nhất. Thủ hạ TÔ Tử Vương đã đến Yên Kinh trong ngày nay tiêu diệt nốt Phàn Nhất Chi rồi, không lẽ lão huynh đành tuyệt tự ư?
    Phàn Huệ Chi rống lên:
    - Cẩu tặc! Bọn bây nỡ hạ độc thủ với đứa con trẻ dại của lão ư?
    Một tiếng cười lạnh lùng khác:
    - Phàn Nhất Chi đã mười bảy tuổi sao gọi là trẻ dại?
    Một tên khác nữa nói:
    - Dinh cơ Tam Dương tiêu cục ngày mai chỉ còn là đống tro vụn, lão tiếc làm gì cái Càn Khôn Yếu Quyết Vô dụng đối với lão?
    Hắn gọi là 'Vô dụng" cũng có lẽ đúng, vì mặc dù được thân phụ để lại cho Càn Khôn Yếu Quyết mấy chục năm nhưng Phàn Huệ Chi đâu có đọc được một chữ nào trong ấy, vì toàn bộ 'yếu quyết" được viết bằng một thứ chữ ngoằn ngoèo của nước Thiên Trúc (tức nước ấn ÐỘ ngày nay) mà cả đời lão không đọc hiểu một chữ. Nhưng lẽ nào lão lại đê hèn đến độ giao nạp yếu quyết gia truyền cho người khác khi lão còn nhớ như in trước giờ lâm chung thân phụ lão ân cần trao yếu quyết cho lão dặn rằng: „đây là gia bảo nhà ta, con có thể chết chứ không được trao cho ai khác. Hãy cho con của con qua Thiên Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân càng sớm càng tốt." Di ngôn của thân phụ, Phàn Huệ Chi mới thực hiện được một nửa đầu là chưa hề trao Càn Khôn Yếu Quyết cho ai, còn nửa sau „cho Phàn Nhất Chi qua Thiên Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân" lão chưa thực hiện được vì Phàn Nhất Chi chưa tới tuổi 'gia quan" (tuổi gia quan nghĩa là khoảng hai mươi tuổi) lão chưa nỡ cho con vào chốn giang hồ.
    Không ngờ sự việc biến đổi, đêm nay lão bị bọn ác đồ này bức bách đã đến bước đường cùng.
    Lão vũ lộng song kiếm như rồng bay gió cuốn, mắt ngân ngấn lệ:
    - ác đồ! Lão thà chết chứ không trao Càn Khôn Yếu Quyết cho ai cả!
    Một tiếng gầm lên, hình như đó là giọng nói khô cứng của tên Xú tử:
    - Không muốn cũng không được! Chư huynh đệ! Hãy phanh thây lão già ra xem gan lão lớn bao nhiêu?
    Mãnh hổ nan địch quần hồ. Ðêm ấy Phàn Huệ Chi bị bọn mười tên ác tặc phanh thây cùng với đồ đệ là Quách Nhan Ngọc và các võ sĩ tại núi rừng Giang Nam.
    Chỉ có một thủ hạ duy nhất sống sót, hắn chạy đêm ngày về Yên Kinh.
    Một tuần sau, hắn đến Yên Kinh chỉ kịp chứng kiến người ta thu dọn đống tro tàn của dinh cơ Tam Dương tiêu cục, công tử Phàn Nhất Chi mất tích không để lại dấu vết.
    °°°
    Hôm ấy Phàn Nhất Chi đang ngồi đọc sách trong thư phòng.
    Cửa sổ phòng chàng nhìn ra ngoài tấm bình phong lớn trước cửa nhà nên mọi khách thường ra vào chàng đều trông rõ mồn một.
    Trời mới hửng sáng, khoảng giờ dần, chàng thấy có một tráng sĩ lưng giắt nhuyễn tiên bước vào lớn giọng:
    - Xin được gặp Phàn công tử.
    Phàn Nhất Chi hơi kinh ngạc vì trong đám bằng hữu chàng giao thiệp Ở kinh đô chưa bao giờ chàng gặp người này. Còn nếu khách đến nhà chàng để nhờ bảo tiêu thì tại sao không tìm thân phụ chàng là tổng tiêu đầu mà tìm chàng làm chi.
    Chàng nghe một tên gia nhân lên tiếng:
    - công tử còn đang Ở tẩm phòng, khách quan tìm có việc chi?
    Khách lạ cười mỉm:
    - Ta muốn nhờ bảo tiêu xuống miền Dương Tử.
    Gia nhân đáp:
    - Rất tiếc, việc bảo tiêu do chủ nhân quyết định chứ đâu do công tử.
    Tráng sĩ vẫn cười:
    - Nhưng chủ nhân tổng tiêu đầu vắng nhà, công tử không tạm thay quyền được ư?
    - Công tử chưa tham dự việc bảo tiêu. Mời khách quan tháng sau trở lại.
    Tráng sĩ cười nhạt:
    - Tháng sau ư? Biết tổng tiêu đầu còn có trở về không mà chờ đợi?
    Tên gia nhân nghe giọng tráng sĩ hơi lạ nên hỏi vặn lại:
    - Khách quan nói vậy là có ý gì? Tại sao biết tổng tiêu đầu không trở về?
    Tráng sĩ vào một bước:
    - Nhưng ta không cần gặp tổng tiêu đầu. Ta muốn gặp Phàn công tử thôi.
    Gia nhân cản ngang lối đi dang rộng hai tay:
    - xin khách quan cho biết lý do để tiểu nhân vào bẩm báo.
    Tráng sĩ cung quyền gạt phăng tay gia nhân ra bước sấn tới:
    - Ta chỉ nói lý do cho Phàn công tử thôi. Tránh ra.
    Gia nhân hét lớn:
    - Ðừng ngang ngược. Tiểu nhân...
    Gã kia chưa dứt câu đã bị tráng sĩ điểm trúng Ma Huyệt đổ xuống như cây thịt Phàn Nhất Chi nhìn thấy rõ mọi diễn biến. Chàng vòng ra cửa chính:
    - Khách quan cần gì phải ra tay nặng với gia nhân của ta thế? Phàn Nhất Chi đây.
    Tên tráng sĩ đã vào gần tới phòng trong thì đụng mặt Phàn Nhất Chi, hắn dừng lại đưa ra một khuôn vải nhỏ bàng hai bàn tay:
    - Xin mời công tử!
    Chàng nhìn khuôn vải. Trên ấy có in hình một quẻ 'càn" nằm nghiêng đè lên một chữ chương" viết ám nổi lờ mờ. ÐÓ là mật tín của cha chàng.
    Chàng kinh ngạc:
    - Cha ta cho kêu à? CÓ việc gì?
    - công tử cứ theo ta rồi sẽ biết.
    - Thân phụ ta trên đường bảo tiêu về Giang Nam đâu có mặt Ở Yên Kinh này mà đến gặp?
    Tráng sĩ cười bí hiểm:
    - Ðúng là tổng tiêu đầu trên đường đi Giang Nam nhưng đã sớm quay về rồi. Người đang gặp rắc rối nhỏ muốn gặp công tử.
    Phàn Nhất Chi cứng cỏi:
    - Nếu khách quan không nói rõ sự việc ta không đi đâu hết.
    Tráng sĩ có vẻ hơi ngần ngừ một chút rồi nhẹ nhàng đưa cho chàng một mảnh giấy nhỏ. Mảnh giấy ấy viết mấy giòng cuồng thảo: 'hãy đến với ta ngay. Nhớ mang theo Càn Khôn Yếu Quyết. Ta đợi con." Phàn Nhất Chi cười ha hả:
    - Khách quan đùa dai thật. Thân phụ ta có bao giờ cho ta biết Càn Khôn Yếu Quyết cất giữ nơi nào mà đòi ta mang theo?
    Tráng sĩ hơi sững người:
    - Công tử... công tử... mới thực là người đùa dai. Chính tay thân phụ công tử viết mấy hàng chữ này, sao bảo là không biết?
    Phàn Nhất Chi mỉa mai:
    - Chư vị là ai? Chắc đang có âm mưu gì? Xin cứ nói thật dễ bàn luận với nhau hơn. Xin báo để khách quan biết: thân phụ ta vẫn uất hận vì suốt đời chưa học được chữ, làm sao có thể viết cho ta mấy giòng chữ cuồng thảo rất đẹp như thế này được?
    Lần này tráng sĩ thực sự ngây người lúng túng:
    - Phàn... Phàn... tổng tiêu đầu mà lại không biết chữ ư?
    Phàn Nhất Chi cười rất sảng khoái:
    - ấy là điều mà võ lâm giang hồ không bao giờ ngờ tới mà thân phụ ta cũng dấu rất kỹ. Suốt đời người rất mặc cảm vì điều này, người cố sức dấu rất kỹ, không dám cho ai biết. Hôm nay không ngờ gia gia ta lại... đột nhiên viết được chữ thì buồn cười thật.
    Khách lạ biết mình bị hớ, y 'hừm" một miếng vất miếng giấy xuống đất, nhuyễn tiên nhảy vào tay từ lúc nào quét một vòng quanh thân chàng. Phàn Nhất Chi lùi lại lưng đụng bức vách ngăn cách phòng trong và phòng ngoài, miện ghét lên:
    - Gian tặc! Dám vào trong Tam Dương tiêu cục làm loạn ư?
    có lẽ tráng sĩ không còn gì phải cần dấu diềm nữa, y quay nhuyễn tiên lên vòng lại tiếp tục tấn công:
    - Tam Dương tiêu cục là cái quái gì mà ta không dám vào?
    Tiếng ồn ào Ở khách sảnh kéo đám gia nhân đông đảo chạy đến. Trong chốc lát khách sảnh đã đen kín những người, nhưng tên tráng sĩ không có vẻ gì tỏ ra lúng túng, nhuyễn tiên vẫn áp sát buộc Phàn Nhất Chi phải nhảy vọt vào gian phòng trong. Tráng sĩ đuổi theo liền:
    - Tiểu tử họ Phàn! Vương Gia TÔ Tử có lệnh đòi đến ngay, hãy tuân lệnh kẻo không toàn mạng đó!
    Phàn Nhất Chi xưa nay là một công tử được cha nuông chiều, tuy có biết chút ít võ nghệ nhưng chỉ đủ hộ thân đối với bọn trộm vặt, chứ với tiên pháp lồng lộng như tráng sĩ này, chàng không có đường nào tránh né, liên tiếp chàng luống cuống quanh quẩn trong vòng vây của nhuyễn tiên, cuối cùng chàng bị nhuyễn tiên, đập như trời giáng vào ngay huyệt Bách Hội ngã ra bất tỉnh.
    Bọn gia nhân tràn vào phòng nhưng cũng không làm gì được tráng sĩ có bản lãnh cao cường hơn chúng.
    Vừa lúc ấy đồng đảng của tên tráng sĩ tràn vào lục soát Tam Dương tiêu cục chúng lật xới từng viên gạch, phá vỡ từng mảng tường và cuối cùng phóng lửa đốt tòa dinh cơ đồ sộ của nhà họ Phàn.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 2

    Theo chữ truy tìm thủ phạm
    Phàn Nhất Chi hôn mê không biết bao lâu, khi tỉnh dậy chàng có cái cảm giác toàn thân lạnh giá như bọc trong một lớp băng, chàng thử vươn vai mới khám phá ra mình Ở dưới đáy một vùng nước lạnh lẽo. Vốn từ nhỏ theo chúng bạn rong chơi trên mặt nước Hoàng Hà, chàng có thủy tính bẩm sinh nên chàng cố ngoi lên trên mặt nước. Hôm nay khắp người ê ẩm nên việc đó không phải là dễ dàng, dường như cố ngoi lên chàng lại càng chìm xuống.
    Phàn Nhất Chi tỉnh ngộ, chàng biết chỉ trong khoảnh khắc nữa chàng sẽ bị ngợp nước mà chết, hai chân đạp mạnh như đuôi loài cá, chàng quyết định lao vượt xuống đáy hồ.
    Ðáy hồ toàn đá lởm chởm và đen kịt một màu đục mờ mịt. Phàn Nhất Chi không biết làm gì, chàng Vô tình nhấc lên một hòn đá. Bên dưới hòn đá có một vòng sắt rất kỳ dị mà chỉ do cảm giác mười ngón tay chàng biết được Nhất Chi đẩy mạnh vòng sắt. Hình như có sức chuyển động nào đó Ở bên dưới.
    chàng vận hết sức bình sinh đẩy mạnh.
    Vòng sắt ăn vào mặt đá hơi lay động. Chàng luồn ngón tay xuống dưới mặt đá, phát hiện ra liền phép lạ.
    Thì ra dưới đáy băng hồ này có một cửa hang có nắp đậy. Khi lọt vào trong hang bóng tối vẫn bao trùm chung quanh, nhưng hết sức kỳ lạ là nước trên băng hồ không lọt được vào đây, dường như có bàn tay bí mật nào đó từ trước đã bố trí nắp hầm không để cho nước từ băng hồ tràn xuống.
    Phàn Nhất Chi không hiểu tại sao.
    Chàng kiếm soát lại quần áo trên người.
    Không có thì giờ suy nghĩ, chàng cố bò sâu vào hang vì nghĩ bụng đường hang này nhất định phải ăn sang một nơi nào đó.
    Cho tay vào túi áo, chàng cố tìm một vật gì đó, may ra còn khô để có thể đánh lửa giúp chàng nhìn rõ đường đi.
    Tay chàng chạm vào một mảnh giấy cũng ướt nước, trong đêm tối chàng không hiểu là mảnh giấy gì nhưng cũng đặt vào túi tiếp tục bò tới nữa.
    Miệng hang có lẽ càng lúc càng mở rộng và có lẽ chàng đã dự đoán đúng, chắc hang phải thông tới một nơi nào khác trong lòng băng hồ.
    Ðột nhiên có ánh sáng le lói dội xuống từ một nơi nào đó trên đầu chàng.
    Tuy ánh sáng rất yếu ớt nhưng cũng đủ giúp cho chàng nhìn lờ mờ cảnh vật.
    ÐÓ là một thạch động ầm ướt trơn trượt rêu phong như đã hàng chục năm nay không có ai ở.
    Phàn Nhất Chi cứ mò mẫm bò theo lòng hang chật chội.
    Hai tay chàng bươn tới trước.
    Bỗng chàng giật mình vì đầu ngón tay chàng đụng phải vật gì đó lạnh giá.
    Chàng cầm vật ấy đưa lên gần mắt. ÐÓ là một khúc xương người trắng dã.
    Khúc xương ống cánh tay của một xác chết. Trong lòng rất kinh sợ nhưng chàng tiếp tục vượt tới. Tay chàng lại chạm phải một khúc xương nữa. Có lẽ là một xác chết đã trăm năm nằm Ở đây.
    Chàng mở căng mắt và cuối cùng nhờ quen ánh sáng mờ đục, chàng nhận ra toàn bộ xương người nằm dài trước mặt. BỘ xương trắng hếu đến rợn người.
    Giữa bộ xương là một lưỡi kiếm dài đâm suốt qua. RÕ ràng người này đã chết vì lưỡi kiếm này.
    Phàn Nhất Chi bò vượt qua bộ xương người.
    chàng lại chạm phải bộ xương thứ hai cũng Ở tư thế nằm dài nhưng trên người không có lưỡi kiếm hay đao gì đâm qua cả.
    Chàng sợ đến quên cả lạnh và quên cả không biết nên làm gì.
    Có lẽ cả hai bộ xương này cũng Ở hoàn cảnh như chàng hôm nay. Cũng đã bị rơi xuống đáy băng hồ và cũng phát hiện ra miệng hang này cố chui vào tìm con đường sống và cuối cùng bị bỏ xác tại đây.
    Nhưng điều Vô lý là tại sao bộ xương thứ nhất lại có lưỡi kiếm xuyên qua ngực. RÕ ràng là hai bộ xương không phải chết vì đói lạnh mà chết vì đao kiếm.
    Hoặc là họ rủ nhau xuống đây huyết chiến?
    Tại sao họ lại phải xuống đáy băng hồ huyết chiến?
    Trong lòng cực kỳ hoang mang, Phàn Nhất Chi dừng lại ngay chỗ hai bộ xương người chết không bò tiếp nữa. Vả chăng, chàng cũng đã gần kiệt lực rồi, chàng phải tạm nghĩ trong giây lát để lấy lại sức.
    ánh sáng trên đầu chàng mới đầu còn le lói, sau cứ sáng rõ như ánh sáng mặt trời đang nhô lên buổi sáng sớm.
    Trong hành lang tối dần dần đã sáng hơn.
    Phàn Nhất Chi nín hơi quan sát chung quanh. Chàng phát hiện trên vách đá lờ mờ có hàng chữ khắc chìm vào đó. Bình nhật Ở nhà Phàn Nhất Chi rất ham mền thư tịch sách vở, một phần có lẽ vì bẩm sinh, một phần vì thân phụ chàng vốn mặc cảm ông không được đi học nên cố công rèn dạy bắt chàng phải học hơn những thiếu niên bình thường khác nên lâu dần thành tập quán của chàng.
    Chữ viết khắc vào đá đã bị rêu ăn mờ mất nhiều nét, Phàn Nhất Chi đưa tay vừa mò vừa đọc: "Thanh Thế Tổ, Thuận Trị đệ thập nhất niên" Chàng nhẩm tính trong bụng: "Thế là cách nay đã hơn năm mươi năm rồi!" (Thanh Thuận Trị năm thứ mười bảy là năm 1 660 so với tây lịch) Thảo nào hai bộ xương này không bị rã hết thịt chỉ còn trơ lại hai bộ xương trắng xóa.
    Phàn Nhất Chi tiếp tục lần mò đọc bằng đầu ngón tay: "Bồ Ðề Lan Nhã Ở Cáp Nhĩ Tân di ngôn trên bộ xương của cừu nhân trong khi đợi chết." Cáp Nhĩ Tân Ở cách Tân Kinh có cả ngàn dặm tại sao người tên BỒ Ðề Lan Nhã này lại đến đây mà chịu chết?
    BỒ Ðề Lan Nhã? Cứ theo tên này thì thực đây không phải là người Trung Nguyên mà là người Tây Vực mới phải.
    Chàng lại tập trưng quan sát hai bộ xương, quả nhiên bộ xương thứ hai không bị tử thương vì kiếm có kích thước thô hơn bộ xương trước. Chàng đoán dần ra sự việc: Có lẽ vào năm Thuận Trị thứ mười bảy, người Tây Vực là BỒ Ðề Lan Nhã đuổi theo một cừu nhân nào đó xuống dưới thạch động băng hồ này và Ở đây hai người đã xảy ra một trận huyết chiến, cuối cùng BỒ Ðề Lan Nhã đã xuyên được kiếm qua người cừu nhân nhưng ông ta hoặc không tìm được đường thoát ra khỏi thạch động, hoặc cũng vì nội thương đành nằm chờ chết Ở đây và trong những ngày hấp hối, BỒ Ðề Lan Nhã đã dùng truy thủ khắc lên đá lời di ngôn trên bộ xương kẻ thù.
    Lời phỏng đoán của chàng có lẽ đúng vì bên cạnh bộ xương của BỒ Ðề Lan Nhã vẫn còn một con dao ngắn sáng loáng như mới được rút trong vỏ ra. Chàng nhặt lấy lưỡi truy thủ cất vào ống tay áo.
    Phàn Nhất Chi nhặt lên ống xương tay của bộ xương mà chàng chạm vào đầu tiên. Dưới ánh sáng mờ đục, quả nhiên chàng nhận ra những hàng chữ li ti rất sắc nét. Té ra BỒ Ðề Lan Nhã tuy là người Tây Vực nhưng cũng rất thông thạo ngôn tự Trung Nguyên nên mới có thể dùng truy thủ khắc thành những hàng chữ tinh xảo như thế này.
    Cứ theo tên gọi thì BỒ Ðề Lan Nhã phải là người Tây Vực và phải là tăng nhân Phật giáo.
    Tiếc rằng chung quanh đây không có một nén nhang để chàng đốt lên tưởng niệm ông và cảm tạ ông đã xui khiến cho chàng gặp được di ngôn của ông. Phàn Nhất Chi không biết di ngôn gì vì ánh sáng quá tối không cho phép chàng đọc rõ. Vì óc tò mò chàng tiện tay đút luôn ống xương vào ống tay áo.
    Ngoài hai bộ xương, con truy thủ, chung quang thạch động không còn một vật gì nữa.
    Phàn Nhất Chi tiếp tục bò lên hướng phát ra ánh sáng với hy vọng tìm được lối ra. Nhưng lẩn quẩn trong thạch động gần nửa buổi chàng vẫn không tìm thấy miệng hang. ánh sáng lọt vào thạch động là do những kẽ đá nứt có lẽ trải qua hàng ngàn năm, những kẽ này không thể đút lọt một ngón tay thì làm sao chàng có thể thoát thân được?
    CỐ nhìn qua kẽ đá, chàng chỉ thấy những bụi cây rậm rạp như Ở trong một khu rừng nào đó. ánh sáng nhảy múa bên ngoài khiến chàng nôn muốn thoát thân Phàn Nhất Chi cố vươn mình lên cao nhìn qua kẽ đá. Chàng gần như tuyệt vọng vì không có cách nào phá vỡ tung thạch thất này được. Thảo nào năm xưa BỒ Ðề Lan Nhã và cừu nhân của ông đành chịu chết trong này mà không ai hay biết.
    Trong bụng đã ngấm ngầm thấy đói, Phàn Nhất Chi tuột xuống chỗ hai bộ xương nằm dài trên mặt đá rêu ẩm ướt. Không lẽ cũng như hai bộ xương này, chàng đành bó tay chịu chết Ở đây?
    Chàng thoáng rùng mình có cảm giác âm khí bắt đầu tỏa ra từ thạch động.
    Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nhớ đến tấm giấy trong túi chàng. ÐÓ là mảnh giấy viết mấy chữ "Hãy đến với ta ngay. Nhớ mang theo Càn Khôn Yếu Quyết. Ta đợi con" mà kẻ thù mạo nhận là bút tích của phụ thân để lừa chàng. Duy kẻ nào đó chỉ không biết một điều phụ thân chàng vẫn dấu kín:
    từ bé đến lớn ông không hề được đi học một ngày nào, làm sao viết được chữ?
    Không hiểu lý do tại sao mảnh giấy này lại lọt vào túi chàng và nằm Ở đây theo chàng tận đáy băng hồ giá lạnh này.
    Hoặc là hương hồn của thân phụ chàng có ý xui khiến gì chăng?
    Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nghe loáng thoáng trên đầu chàng có tiếng người. Thoạt tiên là tiếng của nữ tử:
    - Gia gia ta làm sao đi tới chốn này mà ngươi dẫn dụ ta tới đây?
    Tiếng trầm trầm của một nam nhân:
    - CÔ nương, trong rừng rậm này có ai trông thấy chúng ta đâu mà cô nương phải ngại?
    - Ngươi muốn gì cứ nói thăng hà tất phải quanh co.
    - Gia gia cô nương đã đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết tại sao không trao lại cho TÔ Tử vương chúng ta?
    Nghe đến bốn chữ "Càn Khôn Yếu Quyết" chàng giật mình. Làm sao lại có kẻ mang chuyện nhà chàng đến đây tranh cãi?
    Phàn Nhất Chi cố lắng nghe, thì ra bên trên thạch động là một khu rừng rậm và đôi nam nữ này dẫn nhau vào đây để tranh cãi về chuyện Càn Khôn Yếu Quyết.
    Tiếng nữ nhân có vẻ giận dữ:
    - A! Bọn bay định ức hiếp bản cô nương ư? Bọn bây cho rằng Lâm cô nương dễ bị ức hiếp lắm?
    Tiếp đó là tiếng binh khí chạm nhau. Dường như nữ nhân sử dụng song đao còn nam nhân sử dụng kiếm. Bỗng có tiếng reo to:
    - ôi chà! Tiện tỳ gớm thật! Các huynh đệ, hãy bắt sống tiện tỳ này về cho TÔ Tử vương.
    Thực ra "các huynh đệ" mà gọi chỉ có một người âm giọng rất trầm chứng tỏ tuổi quá trung niên:
    - âu Dương công tử! Nữ nhân này là con gái của Lâm Mậu Tiếu đó.
    Chúng ta chỉ nên tra vấn về Càn Khôn Yếu Quyết chứ không nên đụng tới người cô nương.
    Nam nhân được gọi là "âu Dương công tử" cười khẩy:
    - Không đụng tới người làm sao tra vấn được? Mậu huynh không thấy Lâm cô nương song đao như thần đó sao?
    Phàn Nhất Chi nghe những lời đối đáp vội vàng lại leo lên đỉnh thạch thất cố ghé mắt qua những kẽ đá hở nhìn ra.
    Lúc này hai nhân vật một già một trẻ vây thiếu nữ vào giữa. Nhưng song đao của nàng vẫn tỏ ra không chút nào nao núng. Thanh niên trẻ tuổi sử dụng kiếm còn trung niên cầm một thiết trượng có dây quấn Ở đầu trông rất hung dữ. Thanh niên hình như đã bị thương Ở bả vai, máu thấm cả ống tay áo trái nên kiếm pháp không còn linh hoạt nữa. Bù vào đó, y có trung niên hỗ trợ, nhưng thiếu nữ hoàn toàn không có vẻ gì là sợ sệt, song đao của nàng vũ lộng như hai con rồng, tay trái cầm đoản đao để giữ thế thủ còn tay phải trường đao đánh ra liên tiếp thế công như mây bay gió cuốn.
    Thoạt tiên Phàn Nhất Chi thấy đao tay phải nàng đâm thăng tới theo thế Bình Sa Lạc Nhạn, đao đi xéo từ dưới lên trên rồi quay ngoặc lại từ trên xuống dưới, đồng thời đoản đao tay trái lộn đảo quanh người bọc kín không cho đối phương có chỗ tấn công.
    Trung niên hán tử kêu lên:
    - ái chà! Ðao pháp nhà họ Lâm đã đến mức tinh luyện. Lâm cô nương!
    Hôm nay Mậu mỗ đành phải xuất chiêu tối hậu thôi!
    Vừa dứt lời, thiết trượng của y đánh cho một chiêu vụt qua đầu nàng, thực ra đây chỉ là hư chiêu. Thực chiêu của y bỗng bất ngờ bung ra từ tay trái ÐÓ là ba mũi Mai Hoa châm có hình thù như hai lưỡi câu đánh vào cước bộ của nàng.
    Thiếu nữ chỉ tấp trưng vào bảo vệ thượng thân nên cước bộ rất trống trải, nếu bị trúng Mai Hoa châm ắt phải ngã liền.
    Phàn Nhất Chi không kịp suy nghĩ, chàng cầm sẵn trên tay mấy viên đá rất nhỏ thử đút xuyên qua mấy khe hở rồi bắn liên tiếp.
    Mấy tiếng "canh, canh" vang lên, tuy kình lực của chàng không đủ đánh bạt Mai Hoa châm sang một bên nhưng cũng đủ cảnh giác thiếu nữ.
    Ðoản đao nàng vòng xuống như chớp đánh đúng ba mũi Mai Hoa châm.
    Tên trung niên họ Mậu trố mắt:
    - âu Dương công tử! Hình như Ở đây có trợ thủ của họ Lâm?
    âu Dương công tử hơi ngây người ra một lát:
    - Làm sao... làm sao... có chuyện ấy. Ðây là khu Ma Lâm, có ai biết được ngoài chúng ta?
    Trung niên định cúi xuống nhặt ba mũi Mai Hoa châm. Phàn Nhất Chi đã lập ý từ trước chàng bắn thêm một viên đá nữa trúng ngay huyệt Thiên Trụ sau ót y. Y nhảy cẫng lên:
    - Ðúng rồi! Lão đệ! Ta bị ám nhân bắn trúng đây này!
    Y cúi xuống nhặt đúng viên đá nho nhỏ bằng ngón tay út lên xem:
    - Lão đệ xem! Vùng chúng ta đang đứng làm gì có viên đá lạ như thế này?
    Trung niên họ Mậu thở dài:
    - Việc hôm nay có lẽ không thành. âu Dương công tử! Có lẽ ta nên về bẩm báo lại TÔ Tử vương để người quyết định.
    Tên được gọi là âu Dương công tử quay sang thiếu nữ:
    - Lâm cô nương! Việc Càn Khôn Yếu Quyết quyết không qua mắt được TÔ Tử vương đâu. Có lẽ cô nương nên khuyên lệnh thân phụ đến gặp TÔ TỬ vương để giải quyết hơn là để vương phủ phải hạ thủ!
    [thiếu mấy hàng cuối trang 60]
    đến lần đầu, họ Lâm nhà ta có liên can gì mà phải gặp giải quyết?
    âu Dương công tử cười lạt:
    - CÔ nương đừng giả vờ! "Xú Nhân Lưỡng Diện" Lâm Mậu Tiếu đêm hôm nọ đã đoạt Càn Khôn Yếu Quyết làm sao nói không liên can tới TÔ TỬ vương?
    Thiếu nữ mím chặt môi:
    - Chính bọn bay mới hồ đồ, nghiêm phụ trong đêm ấy chỉ là vai phụ làm sao ta có thể đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết? Sao không hỏi Thiên Thủ Tán Hoa Mậu Quán Hoa?
    - Mậu Quán Hoa đã theo Cái Bang Ðộc Cước về Quan Trung rồi, có mặt Ở vùng Hoa Hạ này đâu mà hỏi?
    Phàn Nhất Chi chấn động.
    Thì ra toàn bộ câu chuyện tranh chấp trên kia đều có liên quan đến cái chết thê thảm của thân phụ chàng Ở Giang Nam. Chàng cố vểnh tai nghe tiếp nhưng chỉ nghe tên trung niên họ Mậu quát:
    - Thôi! Ta đi đi thôi!
    Khu rừng đột ngột trở lại im lặng. Có lẽ hai tên nam nhân đã hấp tấp bỏ đi xa rồi.
    Thiếu nữ cất tiếng:
    - Ða tạ cao nhân nào đã ra tay cứu giúp. Xin cho gặp mặt.
    Phàn Nhất Chi cả mừng. Chàng biết rằng đây là dịp may duy nhất và hãn hữu giúp chàng có thể thoát thân ra khỏi thạch thất này. Chàng nói lớn:
    - CÔ nương! Ta Ở dưới chân cô nương đây!
    Chàng đập mạnh vào vách đá phát ra những tiếng lớn.
    Thiếu nữ nhìn quanh hết sức kinh ngạc:
    - Cao nhân nói sao? Ớ dưới chân là đâu?
    Phàn Nhất Chi tiếp tục gõ vào vách đá:
    - CÔ nương hãy nhìn kỹ dưới chân có những kẽ đá nứt, tại hạ Ở dưới đó.
    Thiếu nữ chú ý quan sát một lúc phát giác ra những kẽ đá, thảng thốt kêu lên:
    - ủa! Làm sao ân nhân chui xuống đó được?
    Phàn Nhất Chi hấp tấp:
    - Chuyện còn dài, trước tiên xin cô nương hãy cố đập vỡ theo những kẽ nứt của đá cho tại hạ chui lên đã.
    Thiếu nữ lách lưỡi đao vào một kẽ đá bật lên. Ðá vẫn không lay chuyển.
    Nàng kêu lên thất vọng:
    - Ðá cứng quá, làm sao bây giờ?
    Chàng van nài:
    - CÔ nương đừng thất vọng. Tại hạ vì rủi ro lạc xuống thạch động này.
    Xin cô nương hãy dùng chưởng đập vỡ đá, đá đã có sẵn những kẽ nứt, cô nương cứ đập mạnh chưởng vào đó, tại hạ không hề hấn gì đâu.
    Thiếu nữ đáp:
    - Nội lực của ta làm sao đập vỡ đá được. Hay là... hay là... để ta kiếm thêm vài người nữa?
    Phàn Nhất Chi kêu lên:
    - Không! CÔ nương đừng gọi ai cả, cứ theo kẽ nứt đập dần dần thế nào cũng đủ cho tại hạ chui lên.
    Thiếu nữ đành làm theo lời chàng:
    - Nàng vận hết kình lực đập mạnh xuống kẽ nứt đá. Quả nhiên tuy nội kình nàng còn yếu nhưng cũng khiến những mảnh đá rơi xuống lả tả. Phàn Nhất Chi nép vào một mô đá nhô ra trong lòng hang, dục tiếp:
    - CÔ nương đập tiếp đi, cố mạnh vào.
    Nàng giáng liên tiếp mười mấy chưởng hết thành công lực vào miệng kẽ đá nứt dần dần ra. Cuối cùng Phàn Nhất Chi cố thu mình nhỏ lại vượt khỏi miệng thạch thất chui ra ngoài.
    Chàng đã kiệt lực ngã lăn xuống mặt đất chan hòa ánh nắng trong lúc thiếu nữ cũng đã tận dụng hết nội lực mệt lả người. Chàng mấp máy môi:
    - Ða tạ cô nương cứu mạng... Xin... xin cho biết tên... để ghi xương tạc dạ...
    Thiếu nữ nhìn bộ quần áo tơi tả của Phàn Nhất Chi, mặt hơi ửng đỏ:
    - Ta... Ta... ta họ Lâm, làm sao ân nhân lại bị nhốt trong hang đá ấy được?
    - Thực ra trong họa có phước... tại hạ... tưởng rằng đã bỏ thây trong đó rồi... CÔ nương biết đây là nơi nào không?
    - Ðây là ngoại vi thành Yên Kinh...
    Nàng hấp tấp ngồi xuống điều dưỡng khí lực, một lúc sau chợt nói:
    - Thôi, có lẽ ta phải ra về, gia gia chắc đang đợi lắm đó...
    - CÔ nương... tại hạ đói bụng suốt ngày hôm nay... cô nương có thể nào giúp chút lương thực... Và vì sự an toàn sinh mệnh... xin cô nương đừng tiết lộ đã gặp tại hạ Ở đây.
    - Tại sao vậy? Các hạ đang bị cừu nhân truy tìm ư?
    Phàn Nhất Chi thở ra:
    - Cứ coi như vậy CÔ nương giúp tại hạ chứ?
    Thiếu nữ họ Lâm gật đầu:
    - Ðược nhưng các hạ phải biết đây là vùng Ma Lâm, bọn giang hồ hắc đạo hay tụ tập Ở dây làm việc mờ ám, không biết các hạ có ẩn thân được lâu không?
    Phàn Nhất Chi quyết định liền:
    - CÔ nương, dưới kia là hang đá rất ít người biết. Tại hạ tạm ẩn thân dưới đó chỉ xin... chỉ xin cô nương giúp lương thực...
    Lâm cô nương gật đầu:
    - Lương thực thì ta có cách nhưng nếu có những việc bất tường xảy ra các hạ làm sao?
    - Không sao! Tại hạ sẽ tự biết để bảo thân. Ða tạ lòng tốt của cô nương.
    - Các hạ không có nhà cửa gì Ở Yên Kinh ư?
    - Nhà cửa của tại hạ đã bị bọn cừu nhân đốt ra tro rồi, đâu còn chỗ về nữa?
    Sau khi bảo:
    - Các hạ hãy đợi ta một lát, để ta quay về thăm tình hình rồi sẽ trở lại ngay.Nàng quay ngoắt đi liền.
    Phàn Nhất Chi còn lại một mình.
    Chàng vẫn nhớ cốt lệnh xương ống cồm cộm trong tay áo. Ðợi thiếu nữ khuất bóng, chàng lấy ống xương ra xem xét tỉ mỉ.
    Thì ra "di ngôn" của BỒ Ðề Lan Nhã là một loạt chữ li ti khắc rất sắc xảo bài Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp.
    Trong lúc lấy ống xương ra, con truỵ thủ cũng theo ống tay áo rơi ra ngoài. ÐÓ là một lưỡi dao ngắn hơn gang tay có cái cán chạm theo hình con rồng đang uốn thân rất đẹp.
    Phàn Nhất Chi đọc câu đầu trong bài Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp ấy: Chủ của kiếm là Ở khí chớ không phải Ở kiếm. Khí đã biến thành kiếm thì không có đối thủ nào địch nổi." Tiếp theo đó là các lời hướng dẫn các chiêu thế. Vì không có mang theo kiếm bên người, Phàn Nhất Chi đành bẻ một cành cây làm kiếm và theo các lời hướng dẫn chiêu thức ra chiêu tuần tự Gần trưa thiếu nữ họ Lâm mới trở lại.
    Nàng mang theo túi đựng toàn lương khô nhưng nét mặt nàng hốt hoảng lạ thường:
    - Các hạ! Gia nghiêm ta có lẽ không Ở đây lâu được vì bọn hắc đạo sắp kéo đến đông lắm.
    - Phải chăng để tìm Càn Khôn Yếu Quyết?
    - Sao các hạ biết?
    - Tại hạ khi còn nằm dưới thạch động đã trộm nghe một phần. Phải chăng lệnh nghiêm đường đang giữ Càn Khôn Yếu Quyết?
    Lâm cô nương lắc mạnh mái tóc:
    - Chuyện ấy ta không biết rõ. Nhưng bọn hắc đạo cứ đoan quyết như thế.
    - Bọn ấy là những ai?
    - Bọn họ Vương và bọn nguy hiểm nhất là bọn xưng là thủ hạ của TÔ TỨ vương, các hạ có nghe tên chúng?
    - TÔ Tử Kiệt à? Hừ, bọn này đang hiệp cùng Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại phải không?
    - Phải rồi, mai đây chưa biết tình thế ra sao, các hạ hãy thoát khỏi vùng Ma Lâm này đi.
    Phàn Nhất Chi thở dài thườn thượt:

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Tại hạ tứ cố Vô thân biết đi đâu bây giờ, dù sao cũng đa tạ cô nương có lòng lo lắng. CÔ nương cứ trở về lo gia sự. Ngày sau may ra bèo nước lại gặp nhau.
    Phàn Nhất Chi tụt xuống thạch động.
    Với số lương khô do Lâm cô nương mang đến, chàng chia ra từng phần nhỏ để ăn dần trong tháng.
    Từ đó chàng theo hướng dẫn trong Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp tận lực luyện tập.
    Thấm thoát đã hết một tháng. Kiếm pháp của Phàn Nhất Chi tuy có tiến bộ rất nhiều nhưng phần lương khô đã cạn. Chàng lại phải leo lên trên thạch động vào rừng sâu tìm săn bắt dã thú về làm lương thực.
    Khu rừng Ma Lâm rậm rạp này có rất nhiều loại thú hoang nhưng dễ bắt nhất là loại thỏ rừng nhút nhát. Phàn Nhất Chi đan một loạt bẫy bằng những loại giây mây và có nhiều hôm chàng bắt được trên mười con thỏ phải phơi khô ăn dần.
    Vấn đề lương thực tạm ổn, chàng chuyên tâm Ở dưới thạch động luyện tập Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp không quan tâm gì đến mọi việc bên ngoài.
    Một năm trôi qua.
    Phàn Nhất Chi hôm nay so với Phàn Nhất Chi một năm trước hoàn toàn đổi khác kiếm pháp của chàng đã được chân truyền trong Huyền Công Thập Toàn kiếm pháp của BỒ Ðề Lan Nhã, tuy vậy công hiệu của nó ra sao chàng hoàn toàn chưa biết vì một năm qua gần như chàng chỉ có một mình dưới thạch động không hề so kiếm với ai để ấn chứng bản lãnh.
    Hôm ấy vào giữa sáng xuân.
    Khu Ma Lạm rực rỡ hắn lên vì muôn ngàn loại kỳ hoa dị thảo đua nhau nở, hương thơm ngào ngạt đưa vào trong lòng thạch động.
    Phàn Nhất Chi đang nướng dở dang một con thỏ phơi khô sửa soạn cho bữa trưa bỗng chàng nghe có tiếng động như tiếng vẹt cây lá. Thính lực của chàng rất nhạy nên chàng nghe như có tiếng đối đáp:
    - Hừ! Năm ngoái cha con họ Lâm còn Ở nơi này, nghe nói đã dời cư lên miền bắc rồi, không biết Ở đó đã luyện xong Càn Khôn Yếu Quyết chưa?
    Tiếng ồm ồm đáp lại:
    - Chuyện ấy đới với họ Lâm không đau đớn bằng vì cuốn Càn Khôn Yếu Quyết ấy mà con gái lão đã bị tên Cái bang thiếu chủ dụ dỗ giả hợp hôn rồi đoạt mất rồi!
    - ủa! Té ra Càn Khôn Yếu Quyết không còn Ở trong tay nhà họ Lâm nữa hay sao?
    Phàn Nhất Chi nghe nhắc tới con gái Lâm Mậu Tiếu, chàng nhớ tới vị cô nương năm trước là một ân nhân của chàng nên cố lắng nghe.
    Tiếng hai người tiếp tục:
    - ờ! ÐÓ cũng là nhân quả của Lâm lão vì khi xưa Càn Khôn Yếu Quyết vốn là của nhà họ Phàn Ở thành Yên Kinh chứ đâu phải là của họ Lâm?
    - Thì ra có lần ta nghe Lâm cô nương tự ải, có lẽ nguyên nhân cũng là do làm mất "Yếu quyết" của cha?
    Tiếng ồm ồm cười ha hả:
    - Chứ còn gì nữa! Rất may nàng không chết chứ không thôi đáng tiếc cho một đóa hoa khôi lắm đó. Chỉ hận rằng "Yếu quyết" lọt vào tay bọn Cái bang chúng ta khó đoạt lại.
    Ðợi hơn một khắc không nghe hai tên nói gì nữa cả chỉ nghe chúng lùng sục hết bụi này qua bụi khác, không biết ý định tìm vật gì. Phàn Nhất Chi rất muốn biết "Yếu quyết" của gia tộc chàng lưu lạc về đâu. Cái bang thiếu chủ là tên nào lừa gạt Lâm cô nương? Tiếc rằng hình như cả hai tên đều tập trưng thinh thần vào việc tìm kiếm cái gì đó nên không ai nói với ai câu nào nữa cả.
    Chúng tìm gì Ở nơi hoang vu rậm rạp này? Ðã gần năm nay Phàn Nhất Chi nào thấy bóng người nào lặn lội tới đây để lại hoặc cất dấu hoặc làm rớt vật gì mà hai tên này lục soát từng bụi cây bãi cỏ có vẻ khẩn cấp lắm.
    Mãi một lúc lâu, có lẽ một tên đã mệt mỏi vi nghe hơi thở hắn dồn dập, hắn uể oải:
    - CÓ chăng giống Thiên Chi Thảo Ở trên đời này mà TÔ Tử vương nhất định bắt chúng ta lùng Ở cái Ma Lâm quỷ quái này?
    Tên nọ thở dài:
    - Hình như đối với TÔ Tử vương Thiên Chi Thảo quan trọng lắm, chắc người muốn sát độc ai đó chăng?
    Tên nọ hạ thấp giọng:
    - Thế A ca ca không biết gì sao?
    Tên được gọi là A ca ca trợn mắt:
    - Biết gì? BỘ ngươi biết hơn ta nữa hả?
    Tên kia giọng nhún nhường:
    - Tiểu đệ đâu giám biết hơn ca ca, nhưng vì tiểu đệ phụ trách việc bếp núc cho TÔ Tử vương nên biết chắc mấy hôm rồi TÔ Tử vương tiếp đãi một vị khách bí mật nên có mật truyền cho nhà bếp nấu thêm hai xuất cơm duy người dặn kỹ một điều "cấm tiết lộ ra ngoài biết" đó!
    A ca ca giật mình:
    - ái chà! Vị khách bí mật ấy là ai?
    - Tiểu đệ chỉ dám nói cho một mình A ca biết thôi đó nhé: ấy là Thiên Hạ Ðệ Nhất Ðộc Hậu La Bá Thảo từ Tây Vực đến.
    - Hừ! Ðã có Thiên Hạ đệ Nhất Ðộc Hậu rồi còn sai bọn ta đi tìm Thiên Chi Thảo làm chi nữa?
    - Ðệ đoán rằng La Bá Thảo đang điều chế một môn độc dược gì đó cực mạnh cần loại Thiên Chi Thảo này nên TÔ Tử vương sai bọn ta đi tìm.
    - Ồ! Nhưng đã sắp hết buổi sáng rồi mà chúng ta vẫn chưa ra thì biết làm sao? Ngươi có biết loại Thiên Chi Thảo đó có hình dạng ra sao?
    - Tiểu đệ chỉ biết loại cây này rất nhiều màu sắc, nửa là nấm nửa là cỏ, A ca ca nhìn xem kìa!
    Cả hai tên như mới phát hiện ra điều gì đó cùng trố mắt ra nhìn, tên gọi là A ca ca lẩm bẩm:
    - Ờ Ờ chúng mọc dưới kẽ nứt của đá như vậy làm sao kẻ sống có thể nhìn thấy được?
    "Kẽ nứt của đá" phải chăng chúng muốn nói tới cái lê nứt của đá nơi miệng thạch động Phàn Nhất Chi đang ẩn nấp?
    Quả là bước chân đang di chuyển lại gần chàng. Nếu chúng cúi xuống và luồn tay qua kê lá để hái cái gọi là Thiên Chi Thảo tất nhiên sẽ dễ dàng phát giác ra chàng.
    Phàn Nhất Chi đoán không sai.
    Trên được gọi là A ca ca bước tới trước, người hắn nằm rạp xuống mặt đất luồn cánh tay hộ pháp vào kẽ đá nhưng có lẽ không lọt nên hắn la lối:
    - Hừ! Kẽ đá này nhỏ quá, Ðinh đệ! Tay Ðinh đệ thon hơn hãy đến đây hái xem!
    Tên họ Ðinh hấp tấp chạy lại, hắn cũng nằm rạp xuống cố chùi bàn tay xuống kẽ đá. Nếu hắn nhìn sâu xuống một chút ắt đã phát hiện ra miệng thạch động rồi. Hình như Phàn Nhất Chi nghĩ hơi chậm vì có tiếng họ Ðinh ú ớ:
    - A ca... ca ca... hình như Ở đây có miệng hang...
    A ca ca gắt giọng:
    - Coi chừng hang rắn độc thì cỒ! Nghe nói trong Ma Lâm này cái gì cũng có độc cả Tên họ Ðinh cố cãi:
    - xem ra không giống hang rắn A ca ca à... tiểu đệ ngờ rằng...
    Hắn phát giác ra miệng hang nghĩa là sắp phát hiện ra chàng. Ðiều này rất là phiền phức và chàng không muốn chút nào.
    Sẵn tay đang cầm một cành củi nhỏ. Tâm niệm đây là một lưỡi kiếm, Phàn Nhất Chi phát ra chiêu Vân Hạc ẩn Phi chớp nhoáng.
    Không ngờ kiếm chiêu đi mau đến như vậy vì xưa nay chàng chưa hề đối kiếm với ai, mũi kiếm (hay nói cho đúng thì đó chỉ là đầu thanh củi) điểm "bốp" một tiếng ngay tử huyệt Thái Dương, tên họ Ðinh chỉ kịp la "ôi" một tiếng vật liền ngang người chết ngay lập tức.
    A ca ca lâu đinh ninh tên họ Ðinh bị rắn cắn, hắn rút kiếm nhảy dựng lên:
    - Cái gì đó? Rắn độc phải không?
    HỌ Ðinh đâu còn trả lời được nữa.
    A ca ca cúi xuống quan sát đồng bọn rồi lẩm bẩm:
    - Tại sao vậy? Ðệ đệ có phải bị rắn cắn hay là...
    Phàn Nhất Chi biết rằng chàng không thể ẩn thân được nữa.
    Người chàng trườn lên khỏi miệng thạch động.
    A ca ca thất sắc vì không thể ngờ được dưới mặt đất lại có người xuất hiện. Hắn trố mắt như muốn vọt cả con ngươi ra ngoài, một phần vì quá kinh ngạc một phần vì quần áo Phàn Nhất Chi rách tả tơi, đầu tóc rối bù và qua một năm Ở dưới thạch động, người chàng xanh lướt không khác gì oan hồn từ cõi u minh. Hắn lắp bắp trong miệng:
    - Ngươi... ngươi... là quỷ sứ hay là... hay là người?
    Phàn Nhất Chi trong vòng một năm không hề nói chuyện với ai nên âm thanh cũng có đổi khác:
    - Ta vừa là quỷ vừa là người. HỌ A kia! Ngươi hãy nói ngay: tìm hái Thiên Chi Thảo làm chi?
    HỌ A vốn xuất thân là tên Vô lại ngoài thành Yên Kinh rất quỷ quyệt, hắn chỉ cần một loáng suy nghĩ đã lập được một mưu kế, miệng cười giả lả:
    - Hà! Thiên Chi Thảo là linh vật Ở vùng Ma Lâm này nên TÔ Tử vương mới sai bọn ta tìm hái về, các hạ không biết ư?
    Hắn chợt nhớ tới cái chết tức thì của đồng bọn, giận dữ quát:
    - CÓ phải các hạ vừa giết chết Ðinh tiểu ngũ này?
    Phàn Nhất Chi lạnh lùng:
    - Ta Ở thế chăng đặng đừng. A ca định sao xin cứ nói!
    Hắn quát to:
    - Sát nhân giả tử.
    Kiếm theo lời, chiêu đã đâm đến cạnh người chàng.
    đay là lần thứ nhất chàng so kiếm với đối phương nên lập tâm thử công hiệu của Huyền Công kiếm pháp.
    Phàn Nhất Chi vẫn cầm trên tay một thanh củi, nhưng theo lời dạy trong Huyền Công kiếm pháp thì khi đã luyện đến mức thượng thừa thì kiếm bằng kim khí hay kiếm bằng gỗ, thậm chí chỉ là một cành cây mỏng manh, mức độ sát thương chẳng có gì khác.
    Phàn Nhất Chi nhẩm thầm trong bụng: "Chủ của kiếm là Ở khí chứ không phải Ở kiếm. Khí đã thành kiếm thì đối thủ nào có thể địch nổi." Tuần tự, Phàn Nhất Chi đem toàn bộ cửu bát thập nhất chiêu thức trong Huyền Công kiếm pháp ra thi triển.
    Thanh củi mỏng manh trong tay chàng bay lượn Vô cùng huyền diệu. Và cũng may võ công của tên A ca này hình như khá non nớt nên chỉ mới qua ba mươi hiệp đã bị chàng đánh trúng mười mấy huyệt đạo trên thân.
    Hắn mướt mồ hôi hột mà không sao đâm trúng được người chàng. Cuối cùng khi bị chàng đâm trúng một lúc các huyệt Túc Tâm Lý, Thiếu Hải, Thái Xung, hắn ngã xuống đất, trường kiếm đang lúng túng liền bị chàng điểm luôn Vô các huyệt Hợp Cốc, Dương Khẽ trên tay đành buông kiếm rơi xuống đất:
    - A ca ca đã thấy bản lãnh của ta chưa? Thế nào? CÓ nói ra nơi Ở của TÔ Tử vương được chứ?
    Bất đắc dĩ hắn phải đáp:
    - TÔ Tử vương hiện ngụ tại Tử Chiêm viện gần đây, các hạ cứ ra khỏi Ma Lâm năm dặm về hướng tây nam là ắt gặp.
    Chàng hỏi liền:
    - Nghe nói trong đêm thảm tử Phàn Huệ Chi Ở Giang Nam có mặt vương phải không?
    Hắn ấp úng:
    - Chuyện ấy đã xảy ra hơn năm, lúc ấy quả thật tiện nhân chưa được nạp làm thủ hạ nhà vương tử, nên không tường tận, xin các hạ miễn thứ.
    Biết hỏi thêm nữa cũng Vô ích, Phàn Nhất Chi đặt chưởng tâm vào sau huyệt Thiên Trụ của tên A ca nọ, bắt hắn đứng lên:
    - Hãy dẫn ta đến Tử Chiêm viện rồi ta sẽ phóng sinh cho.
    A ca ríu ríu đứng lên và trong tình trạng bị kềm tỏa, hắn bước đi. Nhưng chỉ vài bước hắn bỗng dừng lại:
    - Các hạ... xin các hạ tha thứ, nếu tiện nhân trở về mà không có Thiên Chi Thảo e bị từng phạt nặng, nhất là Ðinh tiểu ngũ đã chết...
    Phàn Nhất Chi gật đầu:
    - Ðược! Ðể ta hái cho Thiên Chi Thảo, nhưng ta phải giữ chứ không phải ngươi đâu.
    Chàng cúi xuống hái một lúc ba bốn cây Thiên Chi Thảo bỏ vào túi áo khẽ mỉm cười:
    - Lần này trở về ta tạm đóng thế vai Ðinh tiểu ngũ vậy, ngươi hãy nghe lời ta điều khiển kẻo mất mạng đó.
    A ca khúm núm:
    - Vâng... vâng... các hạ cứ tùy tiện.
    Hắn dẫn chàng ra khỏi Ma Lâm.
    Nếu hắn không dẫn đường, chàng khó có thể một mình thoát ra khỏi vùng Ma Lâm này được vì đường lối chằng chịt của khu rừng. Ðến xế chiều Phàn Nhất Chi và tên A ca mới vượt khỏi Ma Lâm.
    Tử Chiêm viện tòa ngang dãy dọc nằm sửng sững bên đường quan đạo chứng tỏ chủ nhân phải là người hoặc dòng dõi vương bá, hoặc là tay cự phú mới dám công nhiên khoe gia sản Ở ngay kế cận kinh đô Yên Kinh thế này vì triều đình Mãn Thanh vốn rất cấm ky với người Hán tộc mà ba chữ "Tử Chiêm viện" viết bằng loại chữ hành thảo ngoài cổng tam quan không hề có ý dấu chủ nhân vốn là hậu duệ xa xôi của TÔ Ðông Pha nguyên gốc Hán tộc từ đời Tống.
    Tên gia nhân gác cổng vừa nhác thấy mặt A ca liền mừng rối rít:
    - A ca ca, TÔ Tử vương đợi đại ca từ trưa đến giờ có ý sốt ruột rồi đấy!
    Chợt thấy có người lạ đi sát sau lưng A ca, tên gia nhân hỏi:
    - Người nào vậy?
    A ca thản nhiên:
    - Bằng hữu của ta, muốn gặp TÔ Tử vương...
    Lời chưa dứt hắn đã vượt quá tam quan và Phàn Nhất Chi theo vào không bị tên gia nhân ngăn cản. A ca khẽ nói vào tai chàng như có ý khoe công:
    - Nếu không có lời tiện hạ, kẻ lạ mặt muốn bước vào cổng viện này phải có tín phù.
    Cả hai tiến vào một khoảng sân rộng bỗng có tiếng chuông ngân vang dội, một giọng nói dõng dạc hô:
    - TÔ Tử vương xin chào đón quan khách giá lâm.
    Phàn Nhất Chi hơi giật mình kinh ngạc không ngờ chuyện mình đến TỬ Chiêm viện này lại được đón rước long trọng đến thế.
    Nhưng chàng lầm.
    Tiếng chuông và giọng nói là để chào mừng một nhân vật cũng đến gần cùng lúc với chàng nhưng đi vào bằng bàng môn nhỏ hơn Ở bên cạnh dãy tường cao quá đầu người, vì ngay lúc ấy giọng ngân nga lại lên tiếng:
    - Xin mời Cái bang thiếu chủ đến chính điện để TÔ Tử vương được thân nghinh.
    Cái bang thiếu chủ?
    Ồ! cái tên này hình như Phàn Nhất Chi đã được nghe Ở đâu một lần rồi.
    Chàng quan sát khách nhân đến cùng lúc với mình bằng cửa bàng môn.
    ÐÓ là một trung niên trên dưới tuổi ba mươi, với hàng râu thưa nhưng đen láy ăn mặc như một văn nhân nhàn du trên tay cầm chiếc bồ phiến phất bằng lụa, nhàn nhã vược vào.
    Chính điện là một tòa nhà nằm chân ngang trước mặt khoảng sân dài rộng sắp hai hàng cây giả sơn trồng tỉa khá công phu. Trên chính điện một trung niên đầu buông đuôi sam dài xuống tận gót chân tươi cười dang rộng cánh tay:
    - Cái bang thiếu chủ TỔ nhân huynh, ngọn gió nào đưa nhân huynh tới kinh đô thế?
    Văn nhân cầm bồ phiến chính là TỔ Di Khánh cười mỉm:
    - Ngọn gió từ Giang Nam. Xin cho biết vãn bối có thể gặp TÔ Tử vương được chăng?
    Trung niên tóc đuôi sam bước vài bước xuống dãy bậc thềm. Phàn Nhất Chi kinh ngạc thấy gã nhấc quyền ngang mặt, miệng tắt hằn nụ cười:
    - Ðược chứ, nếu thiếu chủ vượt qua được quyền pháp của Lạc Gia Tam Tuyệt này.
    TỔ Di Khánh động nhẹ tay cho bồ phiến bung những cánh nan ra khẽ quạt phe phẩy:
    - Té ra vãn bối đang được đối diện với Lạp Gia Tam Tuyệt Lạp CỔ Lan đây à?
    Lạp CỔ Lan quất đuôi sam vòng một đường ngang xéo từ dưới lên đồng thời cười to:
    - Chính là Lạp mỗ, xin tiếp đệ nhất chiêu.
    Ðuôi sam của gã không khác gì một vũ khí lợi hại vì nó được bện rất cứng như một sợi nhuyễn tiên, chiêu thức đi nghiêng từ dưới đánh lên vừa bất ngờvừa hiểm hóc.
    TỔ Di Khánh xòe bồ phiến, chân di bộ Bàng Hổ tấn, tay phải đánh vẹt xuống đầu đuôi tóc ra, quạt và tóc chạm nhau, kình lực tuy rất âm nhu nhưng đã cho hai đối phương biết rõ bản lãnh của nhau. TỔ Di Khánh vẫn cười khinh mạn:
    - Ồ! TÔ Tử vương nỡ tiếp khách xa đến thế ư? Chưa chi đã cho vãn bối nếm đệ nhất tuyệt "phát thức" của kẻ thủ hạ rồi. Nhưng Lạp CỔ Lan huynh đài hôm nay vãn bối quyết học đến "đệ tam tuyệt" rồi mới chịu yên bụng đấy Lạp CỔ Lan thu đuôi sam về vắt ngang qua vai:
    - ÐÓ là thủ tục của Tử Chiêm viện, xin thiếu chủ miễn thứ, muốn gặp TÔ Tử vương trước tiên phải qua cửa ải "tam tuyệt" này đã. Tử vương đâu có thời giờ để tiếp những tay non nớt không có bản lãnh gì.
    Lúc ấy A ca và Phàn Nhất Chi đã đến gần bậc thềm chính điện, câu nói này gã "tam tuyệt" liếc xéo về phía chàng, chắc trong bụng gã có hàm ý gì chăng?
    Ðuôi sam gã đang vắt trên vai bỗng ngóc đầu dậy, lần này nó mổ từ trên xuống thiên linh cái đối phương ngay giữa huyệt Bách Hội, chăng khác gì một con rắn mổ mồi. BỒ phiến của TỔ Di Khánh căng rộng che đỉnh đầu đón lấy đầu tóc nghe một tiếng "bộp" rất lớn. Lạp CỔ Lan hơi lùi lại vì gã có cảm giác toàn bộ da đầu gã tê rần chứng tỏ nội công hỏa hầu của Cái bang thiếu chủ đã đến mức lộ hỏa thuần thanh.
    Lạp CỔ Lan kinh ngạc lui lại một bước, chân gã chạm bậc thềm nên dừng lại kịp, gã không ngăn được hốt hoảng:
    - Cái Bang Di Công của thiếu chủ đã đạt đến tuyệt đỉnh. Bái phục, bái phục, xin mời thiếu chủ tự tiện!
    Gã cúi xuống dang tay mời TỔ Di Khánh bước lên bậc thềm nhưng khi họ TỔ vừa đưa chân trái bước lên, quyền của Lạp CỔ Lan đã bật ra đánh xéo ngang hông. TỔ Di Khánh cười to:
    - Ðây là "đệ nhị tuyệt,, phải không?
    Nguyên gã Lạp CỔ Lan này vốn là người Mãn Châu xưng là Lạp Gia Tam Tuyệt vì gã tự cho "phát thức" (chiêu thức đánh bằng tóc) của gã là "đệ nhất tuyệt,, quyền thức (chiêu thức đánh bằng tay) là "đệ nhị tuyệt" và cuối cùng "y thức" (chiêu thức đánh bằng áo) là "đệ tam tuyệt" của gã khắp Mãn Châu không có ai là đối thủ.
    Thức thứ nhất "phát thức" của gã mới thi triển hai chiêu đã bị TỔ Di Khánh dễ dàng chế ngự, gã đánh luôn "quyền thức" là "đệ nhị tuyệt" vào lúc bất ngờ mong thủ thắng.
    Gã không ngờ TỔ Di Khánh được xưng là "Cái bang thiếu chủ' không phải không có nguyên nhân. HỌ TỒ tuy chỉ mới xấp xỉ ba mươi nhưng vì là con trai của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại nên từ bé đã được chân truyền nội công chính tông, hai mươi tuổi lại gặp kỳ ngộ được thụ lãnh võ học với một cao nhân ẩn cư Ở dãy Hằng Sơn nên võ công thực học của TỔ Di Khánh hiện nay trên cõi giang hồ không dễ gì có đối thủ.
    Nói thì chậm nhưng thực sự rất mau, quyền của Lạp CỔ Lan vẹt qua theo thế Di Sơn Ðảo Hải tuy rất dũng mãnh nhưng so với chiêu thức của TỔ Di Khánh lại thiếu phần ảo diệu nên họ TỔ chỉ mới vừa cụp chiếc quạt bồ phiến vào đã thành một chiếc gậy nhỏ, TỔ Di Khánh giả vờ chống xuống đất là có thể chân đứng quyền của Lạp CỔ Lan và động tác không hề dừng lại cước thế của gã đã bung ra nhằm mặt của họ Lạp Cổ.
    Cước thế rất mau và bất ngờ, chắc chắn Lạp CỔ Lan nếu có tránh được khỏi trúng mắt ắt cũng phải trúng vai. Không ngờ Lạp CỔ Lan chỉ rú lên một tiếng nho nhỏ trong miệng, gã hơi cúi đầu, toàn bộ chiếc áo chân màu đen gã mặc trên người bỗng tụt ra khỏi đầu đỡ lấy cước bộ của TỔ Di Khánh và vì là làm bằng loại lụa mềm, chiếc áo quấn luôn vào chân chàng.
    TỔ Di Khánh lâm vào thế hạ phong vì nếu chàng để cho cước bị áo quấn chặt lấy tất nhiên sẽ bị ngã liền. Mắt thấy tình hình biến chuyển, Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh tung liền chân trái thành song cước đá hất chiếc chiếc áo chân bây giờ đã biến thành một thứ vũ khí của Lạp CỔ Lan. Thì ra đây là "đệ tam thức" của gã. Thế là gã đã thi triển hết "tam tuyệt" ra rồi mà vẫn không áp đảo được đối phương.
    Lúc này TÔ Tử vương mới xuất hiện. Người được gọi là "vương" đứng cạnh một lão hòa thượng mặc cà sa buông chùng tới gót chân để lộ vai phải cuồn cuộn những bắp thịt. Trên đầu "vương" là hai chiếc lọng to lớn sặc sỡ do hai đồng tử đứng cạnh cầm giữ. "Vương" cười rất lớn:
    - Ðại hảo thủ! Xin hân hạnh tiếp kiến Cái bang thiếu chủ.
    Hòa thượng đứng kế bên là một lão già có giọng nói không ra đàn ông cũng chăng ra đàn bà, lão the thé cất tiếng khó chịu:
    - Cái bang thiếu chủ ư? Thế ai là "Cái bang lão chủ“ nữa?
    TỔ Di Khánh biết lão cố ý châm chọc mình nhưng vì chưa biết hàng trạng lão nên chàng cố nhịn giả như không nghe, đáp lời TÔ Tử vương:
    - Vãn sinh đến tham kiến Vương là do lệnh của nghiêm đường, vương gia có hứng nghe?
    TÔ Tử vương vồn vã nhưng vẫn không giấu được vẻ giả tạo:
    - Rất vinh hạnh! Rất vinh hạnh!
    Tên "vương gia" này tuy nói "rất vinh hạnh" nhưng vẫn đứng bất động, không có ý gì muốn mời TỔ Di Khánh vào khách sảnh cả. Dường như gã còn chần chừ để cho lão hòa thượng gây sự nữa. Quả thực lão hòa thượng sanh sự:
    - Thiếu chủ, lão tăng Ở Tây vực qua, chưa hề học hỏi gì được Ở võ công Trung Nguyên, hôm nay được gặp thiếu chủ, phải là kỳ duyên chăng?
    TÔ Tử vương giả như can thiệp:
    - Diệp huynh, thiếu chủ đây danh trấn giang hồ về Cái Bang Di Công e rằng chưa phải là người cần học hỏi.

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Lời này không phải là lời can thiệp mà là lời khiêu khích thêm lão tăng họ Diệp.
    Quả nhiên lão lồng lộn ngay tức khắc:
    - Cái Bang Di Công! Hừ! Là cái gì vậy? Xin được học hỏi.
    Lão búng thân đến gần TỔ Di Khánh. Thân bộ của lão kỳ dị như quả bóng tưng đến sát người chàng. TỔ Di Khánh vốn là trung niên có bề ngoài văn nhã nhưng trong lòng lại nóng nảy bộc trực, chàng ta xòe rộng bồ phiến giả quạt và cái vào người tuy khí hậu lúc này không có gì là nóng bức.
    Mấy cái quạt nhẹ của TỔ Di Khánh thoạt nhìn không có gì nguy hiểm nhưng chính là chàng đang thì triển "di công" áp đảo lão tăng họ Diệp ngay từ lúc đầu Kình lực ôn nhu nhưng không kém phần mãnh liệt đi quạt xéo vào giữa huyệt Ðan Ðiền của lão.
    Lão tăng Tây Hạ đúng là một trái bong bóng chứa đầy hơi, cà sa của lão đột nhiên căng phồng lên đỡ lấy kình lực của họ Tổ.
    Một tiếng động như tiếng đánh vào bịch bông phát ra. Lão tăng lùi lại đến ba bước mới đứng vững nhưng TỔ Di Khánh tái mặt vì quạt bồ phiến của chàng đã gãy mất một nan. Chàng tắc lưỡi:
    - ôi chà! "Hí công" của sư phụ lợi hại thật.
    Thực ra chàng ca tụng quá lời chứ chiêu pháp vừa rồi TỔ Di Khánh mới thử đánh ra mới có ba thành công lực, nếu chàng đánh đủ mười thành công lực chưa chắc Diệp tăng chịu nổi.
    Nguyên vì "hí công" là một công phu của Phật gia quyền. Diệp tăng tuy đã đánh tới bảy tám thành công lực vẫn bị lùi tới ba bước mà chỉ làm gãy được có một nan quạt của TỔ Di Khánh chứng tỏ nội công của chàng cao hơn lão một bậc.
    Ðã nếm thử mùi Cái Bang Di Công của TỔ Di Khánh, lão tăng họ Diệp có phần e dè nhưng vốn tính cương ngạnh của người Tây Vực, lão vẫn cứng coi:
    - Xin mời thiếu chủ thử võ khí.
    TỔ Di Khánh đánh nhẹ chiếc quạt bồ phiến vào không trưng cho nó xếp lại nghe một tiếng "xoẹt":
    - Vãn bối vẫn cầm vũ khí đây thôi. Ðại sư cứ tự tiện!
    Lão tăng trợn tròn mắt nửa kinh ngạc nửa có vẻ giận:
    - Thiếu chủ gọi chiếc quạt lụa ấy là vũ khí ư? Chắc thiếu chủ không khinh miệt lão tăng quá đấy chứ?
    - Không dám, không dám, từ khi gia nghiêm cho xuất hiện giang hồ đến nay vãn sinh chỉ dắt bên người chiếc quạt này chứ có cầm thêm loại vũ khí nào nữa đâu?
    Lão tăng họ Diệp "hừ" một tiếng, người lão xoay một vòng trên tay rút ra một vòng hình như quấn sẵn quanh lưng bên trong chiếc cà sa rộng. ÐÓ là một sợi dây kim loại màu vàng chóe được nối kết lại bằng Vô số những khoeo tròn nho nhỏ với nhau.
    Lão quay vùn vụt sợi dây kim loại:
    - Vũ khí của thiếu chủ đặc dị lắm, bần tăng cung xin ra mắt vũ khí đặc dị của bần tăng.
    - "Lăng Già Thiết Nhuyễn" của đại sư ai mà ai chăng biết võ công lợi hại, xin đại sư đừng quá tự khiêm.
    Lão tăng không ngờ TỔ Di Khánh cũng biết đến cái tên Lăng Già Thiết Nhuyễn của lão, lão lấy làm hơi đắc ý:
    - Thiếu chủ còn trẻ tuổi mà cũng có biết Lăng Già Thiết Nhuyễn nữa ư?
    TỔ Di Khánh thành thực:
    - Kiến văn của vãn sinh nhỏ hẹp, nhưng may nhờ có gia nghiêm thường dạy dỗ chuyện giang hồ kỳ nhân dị sĩ nên cứng có biết một vài, gia nghiêm vẫn thường ca tụng thiết nhuyễn của đại sư như một kỳ vật võ lâm!
    Nghe lời khen ngợi của TỔ Di Khánh, lão tăng có vẻ mãn ý lắm, thái độ hung hăng của lão đã hơi chùng xuống, lão nhẹ giọng:
    - Hôm nay thiếu chủ có muốn thử biết thiết nhuyễn của bần tăng chăng?
    TÔ Tử vương vẫn điềm nhiên đứng dưới tấm lọng bỗng hơi ho một tiếng ngắn. Lão tăng họ Diệp dường như đổi khác liền, lão xoay lộn chiếc dây sắt:
    - Thiếu chủ! Nếu đã nghe uy danh của thiết nhuyễn thì hãy trao quạt bồ phiến đây.
    TỔ Di Khánh cười gằn một tiếng nhỏ:
    - Ðại sư! sao lại ép nhau đến như thế? BỒ phiến này là của gia bảo, muốn trao cho ai chắc phải đợi khi vãn sinh thở hơi cuối cùng mới được.
    Lời vừa dứt, thiết nhuyễn đã mổ liền xuống đầu cùng với tay TỔ Di Khánh cầm bồ phiến xòe ra che chở, nhưng thiết nhuyễn này được tạo thành bằng Vô số những vòng nhỏ nên hết vòng này đập xuống lại tiếp theo vòng kia tạo thành những tiếng "bộp" liên tiếp.
    Tuy không bị trúng yếu huyệt nhưng tay TỔ Di Khánh liên tục bị rung lên dưới kình lực của thiết nhuyễn. Chàng quát lớn:
    - Ðủ rồi! Ðại sư hãy thu thiết nhuyễn về đi thôi!
    Quạt bồ phiến của chàng theo tiếng quát hất lên cao đẩy thiết nhuyễn bật lại đồng thời thân pháp chàng di động áp sát vào người lão tăng. Tay phải cầm bồ phiến của chàng bỗng lật thế đánh cán quạt vào Toàn Trúc giữa trán lão còn tay trái chàng xỉa chỉ công chĩa thăng vào huyệt Hoành Cốt dưới hạ thân Hai chiêu song song theo thế Song Ðiêu Ðồng Minh rất mau lẹ. Tin chắc một trong hai chiêu phải trúng mục tiêu nhưng bỗng TỔ Di Khánh nghe TÔ Tử vương đứng gần đấy "hà" lên một tiếng nhỏ.
    Tiếng "hà" của TÔ Tử vương khiến TỔ Di Khánh hơi phân tâm, chàng kịp nhận thấy hai vật bằng kim khí nhỏ như chiếc đinh đang bay vụt đến nhắm huyệt "Thực Ðầu' dưới nách chàng. Chắc chắn TÔ Tử vương muốn giải cứu cho lão tăng họ Diệp nên lừa thế bắn ám khí vào huyệt này khi chàng vừa dơ tay lên xuất chỉ nên chàng không cấp kỳ rút tay về chắc chắn ám khí sẽ ghim vào huyệt Thực Ðậu liền.
    Nhưng muốn rút tay cũng không phải dễ vì chiêu lỡ xuất gần tới đích và lão tăng cũng đang toát mồ hôi. Ðầu lão ngã về phía sau tránh cán quạt đánh vào huyệt Toàn Trúc rồi khó khăn lắm lão mới nghiên thân chuyển thiết nhuyễn lộn xuống dưới che huyệt Hoàn Cốt.
    Nói thì chậm nhưng thực ra các chiêu thế đi mau như điện xẹt, Ở vào thế nguy khốn bây giờ lại là TỔ Di Khánh vì hai ám khí đã sắp chạm vào huyệt Thực Ðậu của chàng.
    Bổng hai tiếng "cạch, cạch" phát ra cùng một lúc. Một ánh loáng như chớp giật lóe lên. Cả hai mũi ám khí cùng rơi xuống. Phàn Nhất Chi đã nhảy đến gần TỔ Di Khánh, lúc này bên cạnh vẫn lão đêo theo chàng là tên A ca mặt mũi nhợt nhạt trông rất tội nghiệp.
    Trên tay Phàn Nhất Chi vẫn lay động cành cây chàng bẻ làm kiếm Ở trong Ma Lâm. TÔ Tử vương toàn thân rúng động hỏi trồng:
    - Tên nào đây?
    A ca mau miệng hơn cả, hắn khúm núm:
    - Thưa vương gia... vương gia... đây là... là...
    Hắn không biết nói sao, cứ ấp úng mãi trong miệng, Phàn Nhất Chi điềm tĩnh:
    - Tại hạ tình cờ được bái yết vương gia. Xin tự xưng tên: họ Phàn, tên Nhất Chi Ở Tam Dương tiêu cục.
    TÔ Tử vương càng kinh ngạc, bất giác hắn lui lại một bước:
    - HỌ Phàn à? Con trai của Phàn Huệ Chi tổng tiêu đầu?
    - Bẩm vâng, vương gia có biết lệnh nghiêm đường?
    TÔ Tử vương chưa kịp đáo sao thì lão tăng họ Diệp nóng nảy gầm lên:
    - Té ra TỔ thiếu chủ có mang theo trợ thủ đến đây?
    TỔ Di Khánh mỉm cười:
    - Không dám. Vị bằng hữu này vãn sinh mới gặp lần đầu còn chưa biết tên sao gọi là trợ thủ được?
    Lão tăng:
    - Thế sao y dùng Liên Xuyên Pháp cứu thiếu chủ?
    Thì ra lão tăng đã nhìn thấy chàng dùng kiếm gỗ theo chiêu pháp trong Huyền Công kiếm pháp đánh rơi hai ám khí của TÔ Tử vương.
    TÔ Tử vương nghe lão tăng họ Diệp nói đến ba chữ "Liên Xuyên Pháp" sắc mặt hơi biến đổi, hấp tấp hỏi:
    - Liên Xuyên Pháp làm gì có Ở đây? Pháp môn này chỉ có Ở Thiên Trúc do thượng thừa tổ sư BỒ Ðề Lan Nhã mật truyền thôi.
    Lão tăng thở dài:
    - TỔ sư BỒ Ðề Lan Nhã ba trăm năm trước vào Trung Nguyên rồi bí mật mất tích, chính bần tăng còn chưa tra xét được nguyên nhân do đâu, Ở Thiên Trúc bây giờ cũng không có ai còn biết Liên Xuyên Pháp cả.
    TÔ Tử vương sốt ruột:
    - Tiểu tử! HỌ Phàn với vương gia không có quan hệ gì, hôm nay tiểu tử vào đây có việc chi?
    Phàn Nhất Chi nhớ lại những lời đối đáp mình nghe trộm được trong Ma Lâm, cười gằn:
    - CÓ phải thực không quan hệ gì không? Sao tại hạ nghe nói vương gia vừa đoạt Càn Khôn Yếu Quyết của gia nghiêm trong đêm nọ khi đoàn bảo tiêu đi ngang qua Giang Nam?
    TÔ Tử vương hơi tái mặt:
    - Ai bảo ta đoạt Càn Khôn Yếu Quyết?
    Cùng với lời nói gã xuất chiêu, thân pháp như con đại bàng vọt lên cao theo thế Dực Ðiểu Hoành Vân chụp tráo xuống đầu Phàn Nhất Chi.
    Phàn Nhất Chi điểm liên tiếp mười mũi kiếm gỗ lên không hóa giải chiêu pháp của TÔ Tử vương bắt buộc gã phải thu tráo hạ thân xuống, thân pháp của gã đã hạ xuống sát bên Phàn Nhất Chi nhưng khi còn Ở lơ lững trên không trưng, gã đã kịp rút kiếm, chân gã vừa chạm đất gã chém liền hai đường liên tiếp theo thế Ðồng Tử Hiến Hoa, kiếm dí vào hai huyệt Kiên Ngang trên vai Phàn Nhất Chi. Chàng không chuyển động thân mình nhưng kiếm gỗ biến liền cũng hai thế nhanh như chớp xẹt đang là Bát Vân Kiến Nhật giữa chừng biến thành Ðại Sư Ðiểm Ðầu đánh vào hai tử huyệt Thái Dương của TÔ Tử vương đang để lộ. Vì thân hình chưa đặt vững trên đất nên TÔ Tử vương phải cấp tốc thu kiếm lại bảo vệ quanh đầu.
    Kiếm dắt và kiếm gỗ chạm nhau, TÔ Tử vương đinh ninh cành cây làm kiếm trên tay chàng ít nhất cũng bị chặt ngang, không ngờ chính hổ khẩu của gã đau thốn cơ hồ không cầm nổi kiếm, thân ảnh bắt buộc lui lại xuống Trụ Tấn mới đứng vững. Lão hít hà:
    - ôi chà! Tiểu tử nội công thâm hậu thật! Dám đùa giỡn với tiểu vương gia!
    Thực ra lão lầm. Nội công của Phàn Nhất Chi chăng có gì đáng gọi là "thâm hậu' chỉ vì chàng đã cố dồn hết mười thành công lực vào kiếm gỗ, nếu đánh tiếp vài chiêu nữa ắt chàng không thể đối phó.
    Nên biết, Phàn Nhất Chi chưa hề được truyền thụ nội công tâm pháp.
    Một năm qua, tình cờ bị nhốt trong Ma Lâm, chàng chỉ chuyên tâm học kiếm pháp cũng đã hết thì giờ, vả lại, đâu có chân sư nào chỉ dạy cho chàng nội công?
    Huyền Công kiếm pháp tuy ảo diệu nhưng chủ về phần quỷ dị chứ không chủ về nội công chính tông nên lúc này nếu TÔ Tử vương biết được nhược điểm ấy cứ tấn công liên tiếp ắt Phàn Nhất Chi không thể nào đối địch.
    Nhưng TÔ Tử vương và lão tăng họ Diệp đều không biết điều đó, bị hóa giải chiêu kiếm một cách chớp nhoáng, TÔ Tử vương hoảng hốt lui lại kêu lão tăng họ Diệp:
    - Diệp Bác Quần lão huynh! Hai tiểu tử này không phải tầm thường, chúng ta phải áp dụng VÔ ảnh La mau thôi!
    Vừa dứt lời thân ảnh của gã vọt vào trong chính điện rồi khoảnh khắc biến đâu mất. Lão tăng Diệp Bác Quần theo bén gót của gã tiểu vương gia cũng biến mất cùng lúc với hai tên tiểu đồng cầm lọng cũng không còn thấy đâu nữa.
    TỔ Di Khánh ung dung bảo Phàn Nhất Chi:
    - Ða tạ huynh đài cứu mạng. Chúng ta hãy theo tên tiểu vương gia này xem sao!
    Phàn Nhất Chi quay lại tìm A ca nhưng cả hắn cũng biến dạng lúc nào với tên gọi là Lạp Gia Tam Tuyệt.
    Chỉ còn trơ lại TỔ Di Khánh và Phàn Nhất Chi.
    Chàng gật đầu:
    - ừ! Thì vào thử xem!
    Không có ai cả. Chính điện trống trải và tuyệt không thấy một bóng người. Phàn Nhất Chi đạp chân lên tấm thảm Ba Tư có màu tía thêu hoa văn rất đẹp, chàng vừa định cất tiếng gọi TÔ Tử vương thì một tiếng động rất lạ âm vang đâu đây rồi đột nhiên cả nền tấm thảm như bị lọt hẫng vào khoảng không.
    Phàn Nhất Chi và TỔ Di Khánh cùng rơi xuống một căn hầm tối om, bên trên giọng nói khàn đục của tên tiểu vương gia gọi họ TÔ Tử cất lên xen giữa giọng cười của lão tăng họ Diệp:
    - Tiểu tử đã lọt vào VÔ ảnh La rồi. Hãy cố Ở đó mà chờ ta qua Thiên Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân về đã!
    Câu nói ấy của TÔ Tử vương khiến chàng biết chắc gã tiểu vương gia đây nắm giữ Càn Khôn Yếu Quyết của gia tộc chàng vì chàng còn nhớ như in chi tiết trang ba với lời dặn dò: "Qua Tây Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân" nhưng TỔ Di Khánh thì không hiểu gì cả, họ TỔ hỏi vào tai chàng:
    - Gã tiểu vương gia nói vậy là có ý gì? Không lẽ chúng ta phải Ở dưới này mười năm chờ gã qua Tây Trúc trở về ư?
    Phàn Nhất Chi thở dài:
    - Tại hạ cũng không biết sao. Huynh đài có phương cách gì thoát khỏi nơi đây?
    RÕ ràng TỔ Di Khánh mệnh danh là Cái bang thiếu chủ có kinh nghiệm giang hồ nhiều nên im lặng suy tính một lúc rồi mới đáp:
    - Bây giờ chỉ còn một cách phát được tín lệnh đến Cái bang của ta may ra ta mới thoát khỏi nơi này được.
    Căn hầm tối mờ mờ vì vẫn còn chút ánh sáng lọt vào khung của một song cửa nho nhỏ nằm tận trên cao. TỔ Di Khánh chép miệng:
    - Ta ân các hạ vừa cứu mạng, rất tiếc chưa có dịp trả ân.
    Phàn Nhất Chi gạt đi:
    - Cùng chung hoạn nạn, kể gì ân và nghĩa, huynh đài có bao giờ nghe đến Càn Khôn Yếu Quyết?
    TỔ Di Khánh đáp:
    - CÓ nghe. Té ra các hạ lặn lội vào Tử Chiêm viện này là vì việc ấy ư?
    - Chính phải. Tại hạ nghe Càn Khôn Yếu Quyết lọt vào tay TÔ Tử vương nên muốn gặp hỏi cho ra lê.
    - Vừa nghe khẩu khí của TÔ Tử vương thì chuyện các hạ nghe quả là đúng sự thật, nhưng ta lấy làm lạ, tại sao gia tộc các hạ có Càn Khôn Yếu Quyết mà dường như các hạ chưa biết gì về nội công?
    Phàn Huệ Chi gật đầu:
    - Huynh đài nói đúng, rất tiếc nhà có Phật vàng mà ta không biết, bây giờ có hối cũng muộn rồi.
    TỔ Di Khánh lưỡng lự một chút rồi nói:
    - Ðể đền ơn các hạ cứu mạng và để qua thời giờ trong gian ngục thất, ta xin truyền ấn quyết nội công cho các hạ, các hạ có bằng lòng?
    TỔ Di Khánh kéo Phàn Nhất Chi ngồi xuống, chàng đọc nho nhỏ khẩu quyết nội công chính tông cho chàng nghe, hướng dẫn chàng cách điều tức dưỡng thần, thậm chí còn truyền công giúp chàng đả thông các kinh mạch.
    Cứ mỗi buổi đến giờ cơm là có một tên gia nhân mở mấy song sắt trên cao thả dây xuống cho hai người hai phần lương thực như nhau. Thì ra gã tiểu vương gia đối xừ với hai chàng không đến nỗi tệ, cơm tuy không phải là ngon nhưng cũng có thể tạm nuốt một cách dễ dàng trong hoàn cảnh này, chỉ có điều đáng phàn nàn là tuy có cả thịt cá nhưng không hiểu sao rất thi êu rau tươi.
    Một hôm nhai trệu trạo miếng cơm sấy với thịt rừng sấy khô, TỔ Di Khánh than:
    - Nuốt mãi thứ thịt nai khô này hôi quá, các hạ có thấy sức lực chúng ta ngày thêm suy bại chứ?
    Vì câu hỏi này, Phàn Nhất Chi sực nhớ tới mấy cây Thiên Chi Thảo nằm trong áo chàng, chàng vội lôi ra:
    - Huynh đài có biết loại nấm này không?
    Chàng gọi là "nấm" vì tuy tên gọi là "thảo" (cỏ) nhưng quả tình hình dạng chúng không khác gì cây nấm hoang. Duy có điều chúng Ở trong ngực áo chàng quá lâu nên cũng đã queo quắt. TỔ Di Khánh chăng suy nghĩ gì lâu:
    - Hay quá! Ta chăng biết là nấm gì, nhưng cứ ăn kèm với cái thứ thịt sấy khô có lẽ cũng ngon đấy!
    TỔ Di Khánh bẻ liền một cây vào miệng nhai ngon lành xong khen ngợi:
    - Ngọt lắm đấy! Các hạ cứ ăn thử xem!
    Phàn Nhất Chi làm theo lời TỔ Di Khánh.
    Cả hai ăn hết mấy cây Thiên Chi Thảo trong nháy mắt, họ TỔ còn tấm tắc - Phải chi ta có loại nấm này nhiều hơn nữa thì đỡ biết bao!
    Một lúc sau cả hai mới thấy di hại của loại thảo mộc hoang dã ấy.
    TỔ Di Khánh bị phát tác trước tiên, bụng đau như vặn và mồ hôi toát ra ướt đẫm cả lưng áo. HỌ TỔ luôn miệng rên rỉ:

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Lục phủ ngũ tạng ta hình như nát như tương tất cả. Các hạ có cảm thấy thế không?
    Không hiểu sao Phàn Nhất Chi không cảm thấy đau đớn thái quá như TỔ Di Khánh, chàng chỉ thấy bụng hơi ngấm ngầm đau nhưng vẫn có thể chịu đựng được , chàng thật thà đáp:
    - Chúng ta cùng Ở một nơi, ăn một thứ, cớ sao huynh đài lại trúng độc còn tại hạ lại không? Huynh đài thử vận công lực đợi xem sao?
    TỔ Di Khánh tuy đã yếu lả nhưng cũng cố ngồi kiết già vận điều công phu. Khoảng hơn một khắc họ TỔ đã không còn cách gì chịu nổi, đành ngã vật xuống nền đất:
    - ôi ối chết ta rồi... các hạ... ta trúng độc nát hết lục phủ ngũ tạng rồi... các hạ có cách nào gọi TÔ Tử vương được không?
    Chàng rất muốn chiều ý TỔ Di Khánh nhưng biết rằng chỉ là Vô vọng vì dưới tầng sâu này tiếng nói người không thể nào vọng lên tới bên trên được, chàng cố trấn an:
    - Huynh đài cứ yên tâm điều khí, có lẽ đến giờ cơm sắp tới chúng ta mới gọi TÔ Tử vương được.
    Người của TỔ Di Khánh lạnh ngắt:
    - Không... không... càng điều khí ta càng cảm thấy đau đớn khôn tả, các hạ... các hạ... nếu ta chết, các hạ nhớ báo thù cho ta...
    - Nhưng tại hạ biết huynh đài có oán thù với ai?
    Hơi thở của TỔ Di Khánh rất mệt nhọc:
    - Tiểu vương gia TÔ Tử Kiệt là kẻ thù không đội trời chung với thân phụ ta, để rồi ta sẽ kể cho các hạ câu chuyện...
    HỌ TỔ ngưng lại vì hình như cơn đau mới lại đến vặn thắt trái tim khiến không nói nên lời, một lúc chàng ta thở dốc:
    - Ta sắp chết... không hiểu tại sao... hừ... xưa kia TÔ Tử Hồng là thân phụ của TÔ Tử Kiệt đã đoạt mất người mẹ kế của thân phụ ta để học Cái Bang Di Công khiến bà phải cắn lưỡi tự ải và khiến thân phụ ta thành kẻ suốt đời điên loạn, ta tìm TÔ Tử Kiệt để rửa nhục cho phụ thân... không ngờ... không ngờ...
    Miệng TỔ Di Khánh như muống rống lên một tiếng lớn nhưng không còn đủ sức lực nữa, mắt của chàng đã lạc thần.
    Phàn Nhất Chi cố hỏi:
    - Thế TÔ Tử Hồng không học được Cái Bang Di Công ư?
    Bên mép của TỔ Di Khánh ứa ra một ngụm máu đen đặc sệt:
    - Không... đời nào nhà ta chịu mất Cái Bang Di Công vào tay người, nhưng bây giờ... bây giờ... ta sắp chết rồi... ta tặng các hạ Cái Bang Di Công để tạ ân đã cứu ta lúc nãy... các hạ hãy lấy cái quạt bồ phiến của ta.
    Phàn Nhất Chi thở dài:
    - Huynh đài... dù cho tại hạ học được Cái Bang Di Công cũng Vô ích thôi hôm nay tại hạ không trúng độc nhưng biết có thoát khỏi cái VÔ ảnh La này của TÔ Tử vương tên Kiệt ấy chăng?
    Chợt nhớ ra một điều, chàng vội vàng rút tờ giấy viết mấy chữ thủ bút giả của cha chàng đưa cho TỔ Di Khánh:
    - Huynh đài có biết tự dạng thủ bút này là của ai không?
    Mắt TỔ Di Khánh đã lạc thần:
    - Chàng cố xoay người để họ TỔ nhìn kỹ tờ giấy, đột nhiên mắt họ TỔ như hơi sáng lên:
    -à à ái chà...là của...là của...
    Miệng chàng ta cứ ấp úng không ra câu nào nữa cả vì thân hình đã lạnh cứng. TỔ Di Khánh chết mà không để lại một lời.
    Phàn Nhất Chi vừa buồn bã, kinh dị vừa tự giận mình sao lại không sớm đưa cho TỔ Di Khánh coi tờ giấy vì dường như họ TỔ đã nhận ra bút tích người viết mấy hàng chữ giả chữ của phụ thân chàng.
    Chàng ngậm ngùi lật xác của TỔ Di Khánh lên theo di ngôn họ Tổ, chàng gỡ bàn tay lạnh ngắt nắm cứng lấy chiếc quạt bồ phiến.
    Khi chết chắc họ TỔ đau đớn lắm nên bàn tay cứ ghì lấy chiếc quạt, một lúc chàng mới gỡ được năm ngón tay bấu cứng ấy ra. Chàng mang chiếc quạt đưa ra chỗ ánh sáng rọi vào từ mấy song cửa nhỏ xíu. Trên ấy viết nguyên bài ấn quyết của Cái Bang Di Công và dưới bài ấn quyết bằng loại mực đen nhánh chàng mờ mờ đọc rõ một chữ "Mậu' viết bằng móng tay chìm hằn xuống. Chữ "Mậu' này rõ ràng là mới viết vì nó đè lên cả hàng chữ Cái Bang Di Công và cũng là chữ viết dỡ dang vì nét chấm cuối cùng (chữ Hán) chưa kịp hoàn tất.
    Phàn Nhất Chi chợt tỉnh ngộ.
    Hay là TỔ Di Khánh đã trả lời câu hỏi cuối cùng...
    [thiếuhaitrangi21. 122] tình không biết: trái lại kẻ nào không học nội công mà ăn nhằm loại Thiên Chi Thảo này tự nhiên thêm phần công lực như đã trải qua ba năm tập luyện.
    Phàn Nhất Chi may mắn nằm Ở trường hợp sau, nhưng chàng chưa tự biết.
    Loại Thiên Chi Thảo này vốn là loại cây độc mọc hoang trong khu Ma Lâm cả ngàn năm nay rất ít ai biết. Nếu có ai Vô tình biết cũng không dám hái về ăn vì từ đời này truyền cho đời nọ ai cũng biết đó là loại độc dược không dại gì đụng đến chúng.
    Diệp Bác Quần ra lệnh cho gia nhân kéo xác TỔ Di Khánh lên khỏi miệng hầm, Phàn Nhất Chi thăm dò:
    - Lão tăng, việc này không bẩm báo với tiểu vương gia ư?
    Diệp Bác Quần khẽ "hừ" một tiếng:
    - Tiểu vương gia qua Tây Trúc rồi, biết bao giờ mới về mà bẩm báo?
    - Thế... thế... vãn bối cũng phải Ở dưới này đợi tiểu vương gia trở về nữa ư?
    Lão tăng phất tay bỏ đi sau khi nói:
    - Chứ còn gì nữa! Ðương nhiên tiểu tử phải Ở dưới đó chờ tiểu vương gia trở về sẽ quyết định Từ khi có việc ấy xảy ra, Phàn Nhất Chi chắc chắn mình sẽ còn phải Ở dưới bốn bức tường này lâu dài nên chàng đem Cái Bang Di Công chép trên chiếc quạt do TỔ Di Khánh để lại ra học thở hít nội công thổ nạp. Ðây là ấn quyết của Cái bang Trung Nguyên, tuy rất khó học nhưng vì chàng cũng có học qua Huyền Công kiếm pháp nên dần dần những chỗ gút mắt chàng đều tự giải khai.
    Mỗi ngày mắt đều nhìn vào bài Cái Bang Di Công có chữ Mậu đè mờ mờ bằng móng tay lên trên nhắc nhở luôn cho chàng biết tên người oan cừu của nhà chàng.
    Thế nào rồi chàng cũng phải thoát ra nơi tăm tối này.
    Nhưng bằng cách nào?
    Phàn Nhất Chi đang nằm mơ màng sau một buổi luyện công mệt nhọc bỗng nghe có tiếng huyên náo như vọng về từ xa rồi tiếng quát rất lớn bằng công phu Truyền âm Nhập Mật đến trăm dặm còn nghe:
    - TÔ Tử Kiệt! Lưỡng Long Thần Châu đến đòi nợ đây!
    Một tiếng ầm rất lớn vọng xuống như tiếng vật nặng rơi đổ. Tiếng quát của Lạp Gia Tam Tuyệt:
    - Lão nhân gia, chủ nhân Tử Chiêm viện vắng mặt, xin lão nhân gia dừng tay.
    Liên tiếp là những tiếng "ầm, ầm" rất lớn nữa rồi tiếng đỗ vỡ. Bỗng có tiếng nói trầm trầm:
    - Nhị vị lão nhân! Bần tăng đã có lời cảnh cáo! Nếu nhị vị lão nhân không tin chuyện TÔ Tử vương vắng mặt thì cứ việc lục xét chứ sao lại đập phá như thế?
    Một giọng Hán hơi cứng:
    - Chúng ta ngờ TÔ Tử Kiệt cố tình lánh mặt. Long Dực đệ, hãy đi lùng khắp Tử Chiêm viện cho ta!
    Lạp CỔ Lan đánh sợi đuôi sam vào mặt người được gọi là Long Dực.
    Long Dực đợi sợi đuôi sam đến gần trảo công mới xuất bấu liền vào đầu tóc y xuống tấn hét lớn:
    - HỌ Lạp lộng hành Ở Mãn Châu thì được! Nhưng trước mặt Lưỡng Long Thần Châu thì không được!
    Giọng Hán của Long Dực cũng ngọng nghịu không kém gì người sư huynh. Có lẽ cả hai đều không phải là người Hán tộc Trung Nguyên?
    Lạp CỔ Lan thu tóc về nhưng chiêu trảo công của Long Dực rất kỳ lạ, như đã dán chặt vào đuôi tóc của hắn, hắn không sao thu về được. Long Dực hú lên một tiếng dài, một chân y đặt lên bực thềm còn một chân hơi cong xuống, y vận kình lực nhấc bổng Lạp CỔ Lan lên bắt đầu xoay tít.
    RÕ ràng Lạp CỔ Lan đã Ở vào thế hạ phong vì nếu bị đối phương nắm tóc xoay như thế này, hắn không thể nào thi triển đệ nhị, đệ tam tuyệt được nữa.
    HỌ Lạp không dám chậm trễ, chiếc áo chân đang mặc trên thân hắn bỗng thoát ra chụp xuống đầu Long Dực. Chiếc áo này vốn được dệt bằng thứ lụa rất lạ lùng Ở Mãn Châu, tuy nhìn rất mềm nhưng thực thì đao kiếm chưa chắc đã đâm thủng nó được. Chiếc áo vừa chụp xuống tưởng như đã quấn lấy đầu Long Dực nhưng Long Dực này thân thủ rất kỳ lạ, y nghiêng đầu tránh rồi nhún thân một cái cả người lật ngược, đầu cắm xuống đất bung Lạp CỔ Lan ra xa.
    Lạp CỔ Lan bây giờ trên tay múc vùn vụt chiếc áo còn Long Dực thì chổng ngược đầu đánh bằng đôi cước như hai cây cột chống trời. Cước pháp của Long Dực lợi hại không kém gì quyền pháp. Chân y có vận một đôi hài bằng thứ tơ dệt thô trông rọ những đường hoa văn quay tít tấn công Lạp CỔ Lan.
    Y chỉ nhún tay hai cái người đã đến sát bên người họ Lạp, cước trái đá ngoặt từ trên xuống nhằm huyệt Thừa Thấp còn cước phải đá tạt ngang nhằm huyệt Thính Hội. Lạp CỔ Lan lắc cổ quấn sợi đuôi sam quanh đầu nhưng thực ra để hóa giải hai huyệt đang bị tấn công. Hắn không chú ý phần hạ thân nên đã bị Long Dực điểm trúng vào huyệt Túc Tam Lý đau thốn tới óc, họ Lạp đổ xuống và một lần nữa người Long Dực bật dậy, y chộp lấy đuôi sam của Lạp CỔ Lan định quay tít.
    Lão tăng Diệp Bác Quần ra tay, lão gầm lên:
    - Thí chủ, xin dừng tay!
    Thân pháp lão như ngọn gió quất vào ngang hông Long Dực, áo cà sa đã áp sát đối phương, tà áo rộng lồng lộng bay lên chân đứng thủ pháp của Long Dực lại.
    Long Dực lùi một bước, gọi sư huynh:
    - Long Tán sư huynh! Trị tội lão tăng này chứ?
    Người thứ hai là sư huynh của y, biệt hiệu Long Tán trầm tỉnh lắc đầu:
    - Chúng ta đến đây để tìm TÔ Tử Kiệt chứ không phải tỉ thí võ công với hai vị này. Sư đệ! Hãy lục soát Tử Chiêm viện đi!
    Diệp Bác Quần nghe lời lê Long Tán ra vẻ không lý gì đến sự có mặt của lão lửa giận tím gan, di thân chân ngang cửa chính điện:
    - Nhị vị! Bần tăng rất tiếc đã bảo chủ nhân TÔ Tử vương vắng mặt mà nhị vị chưa chịu tin. Nếu muốn lục soát phải qua ải của bần tăng đây!
    Lời chưa dứt sợi dây vòng khoeo kim loại của lão đã mổ vào giữa mặt Long Tán.
    Trong tay Long Tán hoàn toàn không cầm một vũ khí nào cả, mặt y vẫn lạnh như tiền dơ thăng cánh tay cho sợi dây quấn vào. Thế là hai đầu dây có hai người giữ, một bên là lão tăng Diệp Bác Quần, một bên là Long Tán.
    cả hai trầm thân xuống tấn. Nội công của lão tăng Tây Vực và Long Tán đều xuất từ một nguồn gốc nên sợi dây bị kéo căng ra, các vòng khoeo liên tiếp bị kéo dán đến độ sắp bức hắn.
    Hiển nhiên hai người đang tỉ thí công phu kình lực vì chỉ qua một khắc, viên gạch dưới chân Diệp Bác Quần nứt "tách" một tiếng chứng tỏ nội công của lão tăng phải dồn xuống hết hạ thân mới trụ vững, còn gương mặt của Long Tán vẫn bình thản ôn nhu chứng tỏ bản lãnh hơn hắn. Khí trắng trên huyệt Bách Hội của lão tăng bắt đầu toát ra trong khi ấy sư đệ Long Dực đã thoát vượt vào cửa trong chính điện.
    Lạp CỔ Lan lo sợ cho lão tăng Diệp Bác Quần không ngăn cản nổi Long Tán, vội vàng trợ sức bằng cách di thân nhẹ nhàng đến cạnh Long Tán đánh một chiêu liên hoàn bằng "phát thức" vào ba nơi thượng, trưng, hạ của người Long Tán buộc y thu nội kình về.
    Phàm dù kẻ võ học đại gia đang phát nội kình mà thình lình bị đánh lén rất dễ thọ thương vì kình lực bị phát tán và đang tập trưng tinh thần vào một mục tiêu.
    Long Tán là một trường hợp lạ lùng.
    Khi sợi tóc đuôi sam của Lạp CỔ Lan đánh tới mười mươi trúng mục tiêu rồi bỗng hắn nghe như có cảm giác mình đánh vào khoảng không trống rỗng, nội lực của Long Tán tỏa ra chung quanh chứ không tập trưng vào một điểm nào đẩy đuôi sam của hắn quật trở lại mạnh đến nỗi nếu hắn không chuyển thân mau đã bị đuôi tóc đập vào mặt rồi.
    Lạp CỔ Lan càng lạ lùng vì nếu nội lực của Long Tán tỏa ra chung quanh làm sao vẫn đối phó được với nội lực của lão tăng Diệp Bác Quần và buộc lão tăng phải ấn thân xuống nền gạch mới đứng vững. Nếu thực vậy thì không lẽ nội công hỏa hầu của Long Tán là Vô tận?
    Toàn thân Long Tán hơi rung lên đột ngột, sợi dây khoen kim khí phát lên một tiếng đứt rời ra, hàng trăm vòng khoen sắt rụng lả tả lăn dưới đất vung vãi khắp nơi. Diệp Bác Quần mồ hôi ra ướt sũng cà sa phải lùi lại có đến năm bước dựa lưng vào thân một tàng cổ thụ trồng trong sân mới đứng vững. Lão bất giác buột miệng:
    - Khâm phục! Khâm phục! Nội công của các hạ phải nói là giang hồ tuyệt thế!
    Gương mặt Long Tán vẫn thản nhiên, y chậm rãi quay lại Lạp CỔ Lan:
    - Lạp CỔ huynh bằng lòng cho ta vào Tử Chiêm viện chứ?
    Y hỏi câu này là thừa vì lúc ấy sư đệ của y là Long Dực đã lùng sục khắp chính điện trở ra. Long Dực báo liền:
    - Sư huynh! Tiểu đệ quả không thấy TÔ Tử Kiệt Ở đâu!
    Nhìn thấy sư đệ và không đợi Lạp CỔ Lan nói gì, Long Tán bước lên thềm chính điện.
    Lạp CỔ Lan liếc nhìn lão tăng Diệp Bác Quần mềm rũ bên cạnh gốc tùng, tự biết mình không đủ sức ngăn cản đành im lặng để Long Tán tiến vào.
    Long Tán hấp tấp hỏi sư đệ:
    - Sư đệ đã xem xét CỔ Phật Lâu Ở phía sau viện chưa?
    Long Dực hơi ngẩn người:
    - CỔ Phật Lâu à? Tiểu đệ tưởng... tưởng...
    Long Tán vượt thân tới trước.
    Ðám gia nhân Tử Chiêm viện chạy tan tác khắp nơi vì hai sư huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu lục tung khắp nơi trong viện truy tìm TÔ Tử vương nhưng ai nấy rất yên tâm vì chắc chắc TÔ Tử chủ nhân không có mặt trong viện ngày hôm nay.
    Long Dực vượt qua một khoảng sân nhỏ trồng la liệt hoa kiểng, loại nào cũng bé li ti bằng nắm tay người lớn trồng trong những chậu cũng be bé xinh xinh Long Tán liền đi theo sau người sư đệ.
    Ðột nhiên khi Long Dực đang cúi xuống nhìn một tàn cây mọc sau một hòn giả sơn, Long Tán phát nhẹ tay áo, trong tay ông ta nắm gọn một vòng khoen kim khí như vòng khoen từ dây sắt của lão tăng Diệp Bác Quần sử dụng lúc nãy. Long Tán kinh ngạc:
    - CÓ gian nhân nào đó dùng vật này làm ám khí tấn công chúng ta.
    Long Dực ngó dung một lượt khắp sân:
    - Không có bóng người nào cả, theo ý sư huynh thì sao?
    Long Tán trầm ngâm:
    - Hướng đi của vòng khoen là hướng này, sư đệ hãy theo ta.
    ông bước tới vài bước, phát hiện sợi dây thừng vẫn dùng đưa cơm nước xuống căn hầm cho Phàn Nhất Chi hàng ngày, Long Dực la lên:
    - CÓ một cửa sổ nhỏ Ở đây, sư huynh, phải chăng đây là căn hầm bí mật?
    Long Tán quan sát một lát rồi trầm giọng xuống hầm:
    - TÔ Tử Kiệt trốn Ở dưới đó ư? CÓ Lưỡng Long Thần Châu đến đòi nợ đây Phàn Nhất Chi lên tiếng:
    - Nhị vị ân nhân! Tại hạ bị TÔ Tử Kiệt giam giữ dưới đây! Xin nhờ nhị vị cứu lên!
    Long Dực lùi lại, hơi trố mắt:
    - Không phải là TÔ Tử Kiệt, sư huynh...
    Long Tán ngắt lời:
    - Kẻ thù của TÔ Tử Kiệt tức là bạn của ta, sư đệ hãy đưa dây xuống cho y lênđi.
    Long Dực đã phát hiện nắp hầm, vâng lời sư huynh, sợi dây thừng được quăng xuống và trong nháy mắt Phàn Nhất Chi đã nhảy vọt lên.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 3

    Bước đầu lưu lạc giang hồ
    Long Tán lão nhân lui lại ngắm nhìn chàng:
    - Tiểu tử... ngươi là... ngươi...
    Phàn Nhất Chi phẩy nhẹ cái quạt bồ phiến của TỔ Di Khánh nghiêng mình:
    - Ða tạ nhị vị ân nhân, vãn sinh là Phàn Nhất Chi.
    Long Dực trố mắt nhìn chiếc quạt trên tay chàng:
    - Tiểu tử là người có quan hệ gì với Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại?
    Chàng mỉm cười:
    - Chăng quan hệ gì, vãn sinh không hề biết TỔ Ðại là ai.
    Long Tán gằn giọng:
    - Ðừng qua mắt mỗ gia, nếu không quan hệ cớ gì tiểu tử có quạt bồ phiến gia bảo nhà họ Tổ?
    - chuyện rất tình cờ, vãn sinh bị nhốt chung với lệnh nam của TỔ Ðại là Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh. Rủi thay thiếu chủ mệnh vong nên di mệnh lại quạt bồ phiến cho vãn sinh. Không ngờ đây là gia bảo của Cái bang, vãn sinh sẽ đem trả lại cho Cái bang khi có cơ hội.
    Long Tán gật đầu:
    - Hãy tạm tin lời tiểu tử. Cớ sao tiểu tử bị TÔ Tử Kiệt nhốt dưới hầm sâu?
    Không muốn thố lộ chuyện Càn Khôn Yếu Quyết của gia tộc mình với người lạ, Phàn Nhất Chi nói thác:
    - Vãn sinh cũng không rõ nguyên do, có lẽ do vãn sinh lỡ ra tay giúp TỔ thiếu chủ chăng?
    Long Tán cười "hừ" trong mũi:
    - Trợ giúp TỔ thiếu chủ? Nghĩa là tiểu tử võ công cũng vào hạng đại gia vì TỔ thiếu chủ danh trấn giang hồ với Cái Bang Di Công cần gì kẻ tầm thường trợ thủ?
    Phàn Nhất Chi chối biến:
    - Vãn sinh thực không biết gì nhiều, may mắn nhằm lúc TỔ thiếu chủ bị TÔ Tử Kiệt ám toán, đứng ngoài cuộc nên thấy rõ hơn, tình cờ ra tay giúp thiếu chủ, đâu dám so võ công đại hạn với Cái Bang Di Công?
    Long Dực nóng nảy:
    - Thôi đừng nói nhiều, hãy xem quyền đây!
    Quyền của y đến trước khi lời dứt, đánh tả quyền thăng tới theo chiêu Quan âm Hiến Thụy, còn hữu quyền cong lại thành tráo móc ngược lên thành thế móc câu vào hai nơi khác nhau.
    Thực tình Phàn Nhất Chi nếu kể về võ công quyền cước rất kém, may mắn trên tay chàng đang cầm chiếc quạt bồ phiến, chàng cụp lại biến thành kiếm điểm liên tiếp ba chiêu Vũ Quá Thiên Thanh như chớp nhoáng vào ba yếu huyệt trên ngực Long Dực, kiếm đi rất mau và biến chiêu cũng rất mau vì Huyền Công kiếm pháp lấy sự ảo diệu làm chủ, chưa chạm vào người Long Dực, cán quạt như mũi kiếm đã xoay thế đánh liên tiếp vào đỉnh đầu đối phương.
    Long Dực thu quyền về mau không kém, y nhảy vọt lui lại sau để tránh chiêu thế của chàng, miệng kêu lên:
    - ái chà! Sư huynh! Xem chiêu pháp lạ lùng lắm.
    Tuy xưng tụng như vậy nhưng Long Dực vốn là người nóng nảy, y không chịu thua ngay, thân thủ lui lại hai bước nhưng rồi tiến lên ba bước liền, lần này không ra quyền nữa, y xòe rộng bàn tay thành chưởng đập xuống tỳ bà cốt của Phàn Nhất Chi. Lần này công lực y phát ra đến sáu bảy thành tạo nên tiếng gió u u rất mạnh.
    Phàn Nhất Chi xòe quạt lên che tỳ bà cốt vì nếu bị đánh trúng huyệt này, chàng biến thành kẻ tàn phế liền.
    Long Tán có vẻ không đồng ý với sư đệ, y quát:
    - Sư đệ chớ... chớ...
    Tiếc rằng lời can của Long Tán hơi chậm, chưởng đã đập vào quạt bồ phiến nghe "ro ẹt" một tiếng, Phàn Nhất Chi đứng không vững phải lui lại ba bước lảo đảo muốn té gục.
    Long Dực hình như cũng kinh ngạc vì nội công chàng yếu quá, y dơ tay đỡ vòng lấy lưng chàng, ấp úng:
    - ủa, tiểu tử không biết võ công thật sao?
    Thì ra Long Dực nghe chàng nói: "vãn sinh thực không biết gì nhiều' cứ tưởng chàng tự khiêm khiêu khích anh em y, không ngờ qua vài chiêu thử chưởng lực y mới biết chàng nói thực nên đổi thái độ ngay.
    Long Tán lấy tay áo rộng chùi mấy vết máu vừa trảo ra Ở mép chàng:
    - Nhìn huyệt Thái Dương ta biết tiểu tử này nội hầu không có bao nhiêu thật định lên tiếng can đệ nhưng chưa kịp. Thôi, chúng ta đã giải thoát cho tiểu tử rồi, nay đi đâu tùy ý.
    Phàn Nhất Chi phân vân:
    - Vãn sinh mang ơn cứu mạng của nhị vị, hôm nay bốn bể không nhà, biết về đâu? Hoặc là xin nhị vị cho theo cùng.
    Long Tán nhường cặp lông mày:
    - ủa! Tiểu tử không còn gia phụ gia mẫu gì ư? Ðã bao nhiêu tuổi rồi?
    - Vãn sinh mới mười tám. Gia mẫu mất đã lâu, còn gia phụ cũng qua đời không lâu...
    Không nghe Long Tán nói gì cả, ông quay sang bảo Long Dực:
    - Hãy đến CỔ Phật lâu!
    CỔ Phật lâu là cái lầu bát giác nằm Ở trong góc cuối cùng của Tử Chiêm viện, tuy chiếm một diện tích rất khiêm nhường nhưng lại được bài trí lộng lẫy hơn bất cứ nơi nào trong viện này, chắc vì TÔ Tử Kiệt là một Phật tử chân thành?
    Giữa CỔ Phật lâu là một tượng Phật Di Ðà rất lớn cao hơn cả đầu người thật hai bên có đặt hai tượng Phổ Hiền và Ðịa Tạng nhỏ hơn một chút, bên hữu là tượng Văn Thù cưỡi trên lưng con sư tử xanh mặt rất hung dữ.
    Long Tán và Long Dực đến dưới chân lầu. Long Tán phất ống tay áo thi triển khinh công vọt thân lên cái lan can rộng. Long Dực định phi thân theo sư huynh nhưng y quay đầu lại vẫn thấy Phàn Nhất Chi lên đêo theo sau, y kinh ngạc:
    -ủa! Tiểu tử theo chúng ta thật ư?
    Phàn Nhất Chi cung kính:
    - Xin tùy lượng ân nhân.
    Long Dực bấu ấy vai chàng thi triển khinh công đại hạng đẩy chàng lên theo lên CỔ Phật lâu.
    Vừa đặt chân lên mặt sàn gỗ, Long Dực khịt mũi một cái thảng thốt:
    - Sư huynh, nơi Phật điện mà sao có mùi chi phấn thế này?
    Long Tán lấy làm lạ, tập trưng khứu giác:
    - Ừ sư đệ nói phải đấy, ta cũng đang ngờ đâu đây có mùi gì lạ, không ngờ là mùi chi phấn nữ nhân.
    Long Dực chỉ tay về phía tượng Vân Thù Sư Lợi bồ tát ngồi chễm chệ trên lưng con thanh sư to lớn:
    - Mùi chi phất phát ra từ chỗ ấy. Sư huynh hãy thử xem.
    Long Tán tiến đến tượng Văn Thù.
    Năm móng của con sư tử rất lạ, hình như hơi rời ra với cái chân chắc nịch to lớn Phàn Nhất Chi chưa hề hỏi tên A ca về cái CỔ Phật lâu này, nhưng chàng đã kinh nghiệm bị rơi xuống VÔ ảnh La một cái bất ngờ nên thận trọng nó i:
    - Trong Tử Chiêm viện này vãn sinh e rằng chỗ nào cũng có thể có cơ quan bí mật. Xin nhị vị cẩn trọng.
    Long Tán quan sát chung quanh rồi nói:
    - Chúng ta ra ngoài hành lang để thử xem.
    Cả ba lại lui ra hành lang.
    Sẵn cầm trên tay chiếc khoeo kim loại do Phàn Nhất Chi lúc nãy bắn lên, Long Tán đứng cách xa bốn trượng vung tay bắn đúng vào móng chân cái của tượng con sư tử xanh.
    Quả nhiên có tiếng chuyển động.
    Bức vách gỗ sau lưng tượng Văn Thù bồ tát như được mở ra để lộ một căn phòng kín. Long Dực suýt xoa:
    - ái chà! Tên TÔ Tử Kiệt này làm trò ma quỷ gì đây?
    Long Tán định phi thân vào nhưng Long Dực đã kịp níu lấy áo sư huynh:
    - Không được, sư huynh không thấy thoang thoáng vẫn có mùi chi phấn đó ư? Nếu có nữ nhân sao không lên tiếng?
    Long Dực chưa dứt lời bỗng có tiếng nói đàn bà phát ra từ trong phòng:
    - TÔ Tử vương đấy ư? Sao không vào còn chờ gì nữa?
    Long Tán cứ ngỡ trong gian phòng bí mật này TÔ Tử Kiệt giam giữ ai đó, ai ngờ khẩu khí này người đàn bà trong ấy không phải bị giam giữ mà vẫn tự do.
    Long Tán kéo Long Dực bước vào.
    Trong phòng bề bộn sách vở thư tịch chất cao tới nóc nhà trong một loạt các kệ gỗ đánh bóng lộn như có thể soi gương được.
    Cả ba đinh ninh phải gặp một nữ nhân, không ngờ trước mặt họ là một gã đàn ông to béo tròn trĩnh mặt không để một chút râu nào. Gã đàn ông cười toe toét hở rộng vành môi dày đánh son đỏ loét:
    - Ả thỉ ra không phải là TÔ Tử vương. Chư vị là ai đây?
    Long Tán cẩn thận đáp:
    - Chúng ta là bằng hữu của tiểu vương gia. Các hạ làm gì trong này?
    Long Tán vừa dứt lời, gã đàn ông di thân tới liền, thân hình gã to béo nặng nề nhưng thủ pháp mau lẹ không khác gì đứa trẻ lanh lợi, chớp nhoáng đã đến bên Long Tán. Tay gã cầm một cái gương như cái gương soi mặt đánh bổ từ trên xuống huyệt Bách Hội của Long Tán.
    RÕ ràng đây là đòn chí tử. Long Tán không phải là đối thủ dễ thủ thắng.
    Dù bị tấn công rất bất ngờ nhưng chiêu thế của y nhanh hơn gã đàn ông rất nhiều Cạnh tay phải y chặt ngang tầm đầu đẩy chiếc gương ra. Chiếc gương rơi xuống sàn gỗ vỡ tan từng mảnh nhỏ. Long Dực quát:
    - Mới gặp nhau mà sao các hạ đã hạ thủ? Không nể mặt bằng hữu TÔ TỬ vương ư?
    Gả đàn ông cười gằn, giọng gã là giọng kim, the thé chăng khác gì âm thanh của nữ nhân:
    - Ðã là bằng hữu của TÔ Tử vương mà không biết ta Ở trong này làm gì ư?
    CÓ phải các ngươi định lừa lão gia không?
    Gã nói đúng, Long Tán và Long Dực hoàn toàn không biết gã Ở trong này làm gì với đống sách vở to lớn thế này.
    Nhìn cái gương đã vỡ, gã đàn ông ra vẻ hơi tiếc rẻ, gã chộp vội thanh kiếm đặt trên một chồng sách rút ra liền:
    - Chư vị không nói rõ vào đây làm gì, ta cho Vô VÔ ảnh La trói chặt đó.
    Ðã một lần nếm mùi VÔ ảnh La, Phàn Nhất Chi vội vàng lên tiếng:
    - Lão nhân gia, tuy không phải bằng hữu thân thiết của tiểu vương, nhưng bọn tại hạ cũng là thiện nhân, cần gì phải động thủ quá sớm?
    Gã đàn ông dừng tay lại chưa tấn công vội, gã gật đầu:
    - Nói như tiểu tử này tạ nghe được. Hãy cho biết chư vị vào đây làm gì?
    Phàn Nhất Chi đáp thay:
    - Bọn tại hạ tình cờ phát hiện gian phòng bí mật này, e rằng có ai bị giam giữ nơi đây nên định giải thoát, không ngờ gặp lão nhân gia, nếu lão nhân gia không đồng ý cho vào thì thôi.
    Gã đàn ông thở dài mặt buồn rười rượi:
    - Ta tuy không bị giam giữ nhưng chăng khác nào bị giam giữ, ta tình nguyện vào đây đó.
    Long Dực không nén được kinh ngạc:
    - ủa! Sao lão gia lại tình nguyện bị giam giữ?
    Gã thở dài lần nữa:
    - Chuyện cũng hơi lôi thôi. Ta kể vắn tắt: TÔ Tử vương có họ ngoại với Càn Long hoàng đế. Ta lại là hoạn quan trong triều cho nên biết chuyện TÔ Tử vương vừa đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết. Tính ta từ lúc "Tự Yêm" (tự hoạn để làm thái giám) chỉ ham mê có kỳ thư trong thiên hạ nên tự nguyện giam thân Ở đây để học chữ Hồi Cương học Càn Khôn Yếu Quyết.
    Ta đang học chữ Hồi Cương, chư vị không thấy sao?
    Phàn Nhất Chi không ngăn được tò mò hỏi liền:
    - Lão nhân gia đã thấy Càn Khôn Yếu Quyết chưa?
    Gã hoạn quan tên Mậu Quán Thật gật đầu không chút suy nghĩ:
    - CÓ thấy đây là bản Càn Khôn Yếu Quyết do TÔ Tử vương sao chép lại đưa cho ta tìm đọc.
    Gã đưa ra một cuốn sách đã sờn gáy phất cây lung lay mấy hàng chỉ đóng lơi lỏng xấp giấy bản này. Phàn Nhất Chi ướm thử:
    - Lão gia có thể cho vãn sinh xem qua được chứ?
    Gã rút cuốn sách về, từ chối:
    - Ngươi xem có ích gì? Trong này viết toàn loại chữ Hồi Hột mà ta cố công học trong ba tháng nay vẫn chưa đọc được một trang đầu.
    Gã lui cui cất lại cuốn Càn Khôn Yếu Quyết vào đống sách vở bề bộn.
    Long Tán đột ngột hỏi:
    - TÔ Tử Kiệt không có mặt trong CỔ Phật lâu ư?
    Mậu Quán Thật:
    - Chư vị không biết chuyện TÔ Tử vương hiện đang qua Tây Trúc à?
    Vương đi tìm Ðảo Vũ chân nhân đó.
    - Ðảo Vũ chân nhân hành trạng ra sao?
    Mậu Quán Thật cả cười:
    - Ðảo Vũ chân nhân nổi tiếng bên Thiên Trúc về võ công trác tuyệt có thể đem so sánh với VÕ Ðang tổ sư Trương Tam Phong, Thiếu lâm tổ sư BỒ Ðề Ðạt Ma. Ngoài ra Ðảo Vũ chân nhân còn thông thạo tất cả các ngôn ngữ trong thiên hạ.
    - Bao giờ TÔ Tử Kiệt mới trở về?
    - Bao giờ xong việc, một tháng, ba tháng, một năm, ba năm, điều ấy ta chưa biết được.
    Nói xong câu ấy Mậu Quán Thật cười ha hả thật to một cách Vô nghĩa rồi gã lẩm bẩm tiếp:
    - Ta đã có khuyên TÔ Tử vương không nên lặn lội sang Thiên Trúc gian nan làm chi. Chỉ cần cho ta một năm Ở đây là ta có thể đọc được hết các chữ Hồi Cương được rồi.
    Phàn Nhất Chi đưa chiếc quạt bồ phiến lên cho Mậu Quán Thật nhìn thấy rõ ràng chỗ được khắc bằng móng tay ấn mạnh nổi trên ấy:
    - Lão nhân gia có phải tên lão nhân gia viết với chữ Mậu này?
    Mậu Quán Thật nhìn rất lâu chữ Mậu rồi tỏ ra kinh ngạc:
    - Ðúng đó là chữ Mậu tên ta, ai viết nó trên quạt này?
    - Một người đã chết rồi.
    Mậu Quán Thật lắc đầu:
    - Tiểu tử nói không đúng. Người viết chữ Mậu này chưa chết đâu.
    Chàng cãi:
    - Người này chết trước mắt vãn sinh. Chính vãn sinh đỡ xác y trên tay làm sao lão nhân gia biết được?
    Mậu Quán Thật mỉm cười:
    - Y lừa tiểu tử đấy. CÓ phải y chết cách đây đúng hai mươi tám ngày không?
    Phàn Nhất Chi cố nhớ lại, nhẩm tính rồi gật đầu:
    - Ðúng rồi, chết cách đây đúng hai mươi tám ngày, tại sao lão nhân gia biết đúng như vậy?
    Mậu Quán Thật cười lớn:
    - Vì đó là ngày TÔ Tử vương lên đường sang Thiên Trúc, y giả chết để thoát thân theo vương đó mà! Y là ai vậy?
    Phàn Nhất Chi cũng ngơ ngẩn:
    - Lẽ nào... lẽ nào... y là TỔ Di Khánh, Cái bang thiếu chủ...
    Long Tán gật đầu:
    - Với bản lãnh võ học của Cái bang thiếu chủ thì thuật Ngưng Thần Tụ Khí không khó khăn gì, nhưng tại sao y lại cần phải giả chết để thoát theo TÔ Tử Kiệt?
    Mậu Quán Thật tinh quái:
    - Biết đâu chăng vì Càn Khôn Yếu Quyết? Chư vị nên biết Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại là người có võ công thâm hậu lại mưu ma chước quỷ hơn người. Còn Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh dù gì cũng là con của TỔ Ðại.
    Con giống cha là sự thường, ha ha...
    Xưa nay Phàn Nhất Chi chua hể biết gì về chuyện giang hồ, chàng cũng chưa có chút gì kinh nghiệm về các thủ đoạn rắc rối phiền phức và ác độc của bọn giang hồ hắc đạo cũng như bạch đạo nên trong bụng rất hoang mang, không biết có nên tin lời gã hoạn quan kỳ dị này không.
    Lúc ấy Long Dực chợt nhảy tới trảo pháp vươn dài bấu lấy cuốn Càn Khôn Yếu Quyết đút liền vào ống tay áo:
    - Sư huynh! Chúng ta trở về núi thôi!
    Mậu Quán Thật thân pháp không khác gì quả bóng bật ra chân ngang cửa - Chư vị! Nãy giờ chúng ta rất là ôn hòa với nhau. Tại sao chư vị lại có ý cướp Càn Khôn Yếu Quyết của ta?
    Long Tán chưa hiểu ý sư đệ, cũng can thiệp:
    - Ta lấy làm gì bản Càn Khôn Yếu Quyết bằng chữ Hồi Cương này? Sư đệ Long Dực lắc đầu:
    - Sư huynh! Chỉ có cách nầy mới khiến mai đây TÔ Tử Kiệt tự đến tìm ta.
    Sư huynh không nhớ công khó nhọc của chúng ta khi phải trèo non vượt suối tìm đến đây, chăng lê Vô ích về không?
    Long Tán chợt tỉnh ngộ, đồng ý liền:
    - Hay lắm! Mậu lão huynh! Xin được tạm mượn Càn Khôn Yếu Quyết đến khi nào TÔ Tử Kiệt trở lại Trung Nguyên.
    Mậu Quán Thật vẫn không tránh khỏi ngưỡng cửa, gã ngửa cổ cười:
    - Chư vị! Nãy giờ ta rất ôn hòa, nhưng xin nhắc để chư vị rõ: xưa nay ta đam mê sách vở thư tịch hơn sinh mạng. Nếu chư vị muốn đoạt Càn Khôn Yếu Quyết ta miễn cưỡng...
    Ðột nhiên Long Dực cười khà một tiếng, y lộn ngược thân pháp, cước tả đá liền vào huyệt Ðan Ðiền của Mậu Quán Thật. Gã hoạn quan này không thể ngờ chiêu thế lạ lùng của Long Dực, gã chuẩn bị thả phần tiền thân, khi bị tấn công vào hạ thân, gã đâm ra lúng túng, quyền của gã định quạt xuống nhưng không kịp.
    củng lúc ấy, Long Tán đã áp sát người Mậu Quán Thật, y đánh hổ tráo xuống tỳ bà cốt của gã, thế đưa ra rất mạnh và mau chộp như chớp giật khiến Mậu Quán Thật bị kẹp vào giữa.
    Phàn Nhất Chi trong trường hợp bắt buộc cũng đành xuất chiêu theo, cán quạt của chàng bật ra đánh thẳng tới huyệt U Môn buộc Mậu Quán Thật phải tung người vọt lại sau một trượng để tránh.
    Thừa dịp ấy, cả ba vọt ra ngoài CỔ Phật lâu. HỌ Mậu có vẻ sợ thật sự, gã vừa đuổi theo, vừa la to:
    - Chư vị! Chư vị đã đoạt Càn Khôn Yếu Quyết, hãy đem ta theo với!
    Long Tán, Long Dực và Phàn Nhất Chi hạ thân xuống chân lầu, quay lại vẫn thấy Mậu Quán Thật bám sát theo. Long Tán quay lại cáu kỉnh nói:
    - Chúng ta về vùng Ma Thiên Lãnh, lão nhân gia cũng theo ư?
    Mậu Quán Thật ngây người trong chốc lát rồi quả quyết:
    - Chư vị tới thiên thai hải giác ta cũng phải theo.
    Ðứng dưới lầu là Diệp Bác Quần và Lạp CỔ Lan, cả hai không dám ngăn cản sư huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu, đành để cả bọn vượt ra ngoài cổng Tử Chiêm viện.
    Ðường tới Ma Thiên Lãnh xa diệu vợi.
    Trên con đường thiên lý chỉ có một cổ xe ngựa chạy lọc cọc qua những hẻm núi, những cánh đồng bát ngát.
    CỔ xe ngựa bên trong có Long Tán, Long Dực và Mậu Quán Thật, còn người trẻ nhất là Phàn Nhất Chi giả làm tên nài ngựa ngồi phía trước quất chiếc roi dài ngoằng.
    Qua Thiểm Tây trời sập tối.
    Long Dực là người sốt ruột nhất mà cũng phải hỏi:
    - Sư huynh! Ðêm nay chúng ta tạm ngụ Ở đâu?
    Long Tán thâm trầm hơn, thở dài:
    - Ồ! Ớ đây đã gần Ðơn Hành Quán, chúng ta ghé vào đó xem sao!
    Lá tửu bài của Ðơn Hành Quán quả nhiên đang phần phật bay trong hoàng hôn không cách xa bọn họ là mấy.
    Phàn Nhất Chi vừa ngoặt con ngựa vào trong cổng quán, chủ nhân đã hấp tấp chạy ra, dường như y rất quen thuộc với Lưỡng Long Thần Châu nên vội vàng báo tin:
    - Nhị vị đại ca ôi! Tin vừa báo về gian Ngọa Long Thất của nhị vị đại ca đã bị cừu nhân đốt cháy sạch rồi!
    Long Tán xuống xe ngựa trước:
    - Sao Vương đệ biết? Chúng ta có cừu nhân nào Ở vùng Ma Thiên Lãnh này?
    Chủ quán Vương đệ lắc đầu:
    - Tiểu đệ không biết. Hay là cừu nhân biết nhị vị đại ca vắng nhà định lục soát tìm vàng bạc châu báu gì đó rồi đốt lửa phi tang?
    Long Dực cười to:
    - Chúng ta làm gì có vàng bạc châu báu mà lục soát?
    Quay sanh sư huynh, y hỏi:
    - Hay là bọn Cái Bang Thập ác Ở Hàng Châu?
    Mậu Quán Thật xen vào, vẫn bằng giọng the thé như đàn bà của gã:
    - Cái Bang Thập ác à? CÓ phải là tên phản đồ Tư Không Thiên không?
    Long Tán nghiêm nét mặt:
    - Còn ai vào đây nữa. Nên biết Cái Bang Thập ác không gì không dám làm. Nhưng có bao giờ hắn cướp vàng bạc châu báu đâu?
    Phàn Nhất Chi xen vào hỏi:
    - Nhị vị huynh trưởng! Cái Bang Thập ác không phải là mười tên hay sao?

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Long Dực biết chàng chưa hiểu rõ các nhân vật giang hồ liền vỗ vai chàng:
    - Tiểu tử lầm rồi! Cái Bang Thập ác chỉ là một tước hiệu của Tư Không Thiên, hắn khoa đại "Mười cái ác" tức có nghĩa là "không chừa một diều ác,, nào đó thôi.
    - Hắn có liên hệ gì đến TỔ Di Khánh?
    - Chính là sư thúc của thiếu chủ TỔ Di Khánh, vì tranh chấp nhôi vị chưởng môn Cái bang nên hắn phản bội Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại, cướp Cái Bang Di Công, tự thành lập một chi nhánh xưng là "Cái Bang Nam Tông" và tự tôn mình là chưởng môn nhân.
    Phàn Nhất Chi họ i:
    - Nhị vị huynh trưởng không thù oán gì với hắn chứ?
    Long Tán tặc lưỡi:
    - Trong cõi giang hồ hắc bạch khó phân này, nói không gây thù oán gì cũng là sai mà nói có gây thù oán cũng chưa hắn đúng. Chúng ta chưa hề gặp Tư Không Thiên nhưng dường như để củng cố ngôi vị chưởng môn Nam Phái và để nuốt dần Bắc Phái của TỔ Ðại, hắn ngại gì không có hành động ngông cuồng?
    Mậu Quán Thật gật đầu:
    - Lão hiểu rồi!
    Long Tán hỏi liền:
    - Lão nhân gia hiểu chuyện gì?
    Mậu Quán Thật:
    - Hiểu tại sao Tư Không Thiên lại đốt nhà chư vị sau khi lục soát tất cả.
    - Tại sao?
    - Tại hắn cần cướp đoạt Tán Công Ðại Pháp Môn của chư vị. Chư vị không nhớ sao, Tư Không Thiên đang cần củng cố địa vị chưởng môn nhân nam phái Cái bang, mà muốn củng cố địa vị không có cách nào hơn là là phải tự luyện võ công bản lãnh để thừa sức đối phó với Bắc Tông TỔ Ðại.
    Lâu nay lão nghe đồn Tư Không Thiên ra sức sưu tập bí kíp võ công trong thiên hạ, lẽ nào hắn không nghe tiếng Tán Công Ðại Pháp Môn uy lực không lường của chư vị?
    Long Tán sực tỉnh, y liền lẩm bẩm:
    - Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên dù có đến mười đầu sáu tay cũng không thể nào tìm được Tán Công Ðại Pháp Môn của huynh đệ ta.
    Mậu Quán Thật tò mò:
    - Thì ra Tán Công Ðại Pháp Môn nhị vị không cất Ở Ngọa Long Thất ư?
    Lon Tán bật cười to:
    - Không! Ta cất Ở trong này thì có ai lấy được?
    Vừa nói y vừa chỉ vào đầu và bật cười lên ha hả.
    Chủ quán Vương đệ xen vào nhắc nhở:
    - Tư Không Thiên không cướp được Tán Công Ðại Pháp Môn của nhị vị đại ca nhưng đã cướp đi một vật cũng quý không kém gì đó!
    Long Dực trợn mắt:
    - Vật gì quý?
    vương đệ nhăn nhó rất tức cười:
    - Long Dực đại ca không nhớ người thiếp yêu quý của đại ca là Chu Diệp tỷ tỷ thật ư?
    - Ðinh Chu Diệp võ công quán thế, sử độc đệ nhất thiên hạ, không lẽ không kháng cự được với Tư Không Thiên?
    Vương đệ lắc đầu:
    - Ðại ca ôi! Ðại ca đừng quá tự thị. Nghe bọn săn bắn chung quanh Ma Thiên Lãnh đồn rằng, đêm ấy Tư Không Thiên đã xông An Tức Hương khiến tỷ tỷ hôn mê rồi mới vào nhà lục xét. Ðại ca không nhớ về pháp môn độc vật thì Tư Không Thiên chưa chắc là "đệ nhị cao thử' đâu.
    Long Dực nghe tin người thiếp của mình là Ðinh Chu Diệp đã bị bắt đi, y nổi giận quay sang quát Phàn Nhất Chi:
    - Tiểu tử! Kíp sửa soạn đánh xe lên đường! Ðêm nay ta không cần nghỉ ngơi gì cả.
    Long Tán giữ lấy vai người sư đệ:
    - Hãy bình tâm, bây giờ có về cũng đã muộn, tên Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên cũng đã cao bay xa chạy rồi. Cứ tiếp tục cho ngựa vào chuồng nghỉ ngơi. Vương đệ! Hãy sửa soạn cho ta một bữa rượn ngon đó.
    Mậu Quán Thật tán đồng:
    - Long đại ca nói phải lắm! Cứ từ từ rồi ta sẽ tính kế! Theo lão mỗ được biết, tên Tư Không Thiên không đời nào dám chạm tới người Ðinh tỷ tỷ đâu vì hai lê: Thứ nhất hắn cũng nể nang võ công của nhị vị, thứ hai mục đích của hắn cũng chỉ là muốn cướp Tán Công Ðại Pháp Môn của chư vị, chứ giết Ðinh tỷ tỷ có ích gì?
    Ðột nhiên gã hỏi ngoặt:
    - Ðinh tỷ tỷ có được nhị vị truyền thụ Tán Công Ðại Pháp Môn không, Long Tán lắc đầu:
    - Tán Công Ðại Pháp Môn chỉ truyền thụ được cho nam nhân, nữ nhân nếu học pháp môn này sẽ bị tán khí suy nhược đến chết.
    Bữa rượn thịt đã được dọn lên bàn.
    Tối hôm đó cả bốn ngủ chung một phòng lớn trên cái gác rộng mênh mông của Ðơn Hành quán.
    Nói là ngủ nhưng thực sự cả ba không ai chợp mắt.
    Phàn Nhất Chi vì thời gian tuổi trẻ uổng phí vào những sách văn chương nên chàng quyết tự tu luyện gấp đôi các bí kíp võ công mà chàng tình cờ có được nhất là yếu quyết Cái Bang Di Công chép trên chiếc quạt do TỔ Di Khánh để lại.
    Nhờ có hai bậc cao thủ bên cạnh, Phàn Nhất Chi dễ dàng đả thông được những gút mắc mà nếu không có ai hướng dẫn chàng sẽ khó hiểu thấu.
    Chỉ có một mình Mậu Quán Thật là vừa đặt lưng xuống đã ngủ say. Thảo nào gã không béo mập tròn quay như một quả bóng bơm cứng hơi.
    Tiếng mõ ba tiếng báo canh sắp hết canh ba.
    Phàn Nhất Chi đang vận công điều khí đến chỗ Vật Ngã Tương Vong (sự vật và ta đều quên cả) bỗng chàng mơ hồ nghe có tiếng xuyên thăng vào màng nhĩ:
    - Tiểu tử! Sao lại biết Cái Bang Di Công của nhà ta?
    RÕ ràng tiếng nói này áp dụng bí thuật Truyền âm Nhập Mật nên chàng mới nghe rõ đến thế. CÓ tiếng nữ nhân đáp lại nhỏ hơn:
    - Cái Bang Di Công đâu phải chỉ một mình thiếu gia biết. Thiếu gia nên nhớ Ở đời "trên trời còn có trời!" chàng tỉnh liền, lắng nghe tiếng đáp:
    - "Trên trời còn có trời!" Hừ! ÐÓ là lời ta đã từng nghe TỔ Ðại nói một lần rồi. Nàng biết Cái Bang Di Công trên trời này chỉ có ba người là sư huynh TỔ Ðại của ta, ta và người sư diệt TỔ Di Khánh nữa mà thôi!
    - Thế thì thiếu gia muốn đối phó với tên tiểu tử đó thế nào?
    Một tiếng cười gằn ghê rợn:
    - Phế bỏ võ công của y!
    Phàn Nhất Chi nhìn sang giường kế cận. Mậu Quán Thật vẫn ngủ say và hai sư huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu biến dạng từ lúc nào.
    Ngay lúc ấy tiếng nữ nhân lại cất lên, nhưng lần này rõ ràng rất hoảng hốt:
    - Long ca ca! Không phải đó là ý của thiếp đâu, chăng qua... chăng qua...
    Chàng khám phá ra tiếng nói Ở gần chàng chứ không phải xa xôi gì. Dùng chỉ công, chàng chọc thủng một lỗ lớn tấm vách giấy cây ngăn cách phòng này và phòng bên cạnh. Chàng nhìn rõ mọi diễn biến:
    Long Tán và Long Dực đứng án ngữ giữa cửa phòng. Bên trong, đứng sát vào bức vách là một thanh niên rất tuấn tú và một nữ nhân không còn trẻ lắm nhưng mi thanh mục tú khá mỹ lệ.
    Nữ nhân mặt tái xanh run lẩy bẩy:
    - Long ca ca! Thiếp Ở với ca ca ngót năm năm không làm gì phật ý ca ca, xin nghĩ chút tình...
    Long Dực gầm lên:
    - Bây giờ nàng hãy nói dứt khoát: có trở về với ta không?
    Thì ra là Ðinh Thu Diệp, người thiếp của Long Dực.
    Chu Diệp giọng vẫn còn run:
    - Xin Long ca ca tha thứ. Thiếp... thiếp...
    Thanh niên tuấn tú cười khẩy:
    - Phu nhân! Lòng phu nhân ra sao phu nhân cứ nói, có ta đây hà tất phải sợ hãi quá như thế?
    Không hiểu liên hệ giữa thanh niên và Ðinh Chu Diệp thế nào mà y lại gọi nàng là "phu nhân" Chăng lê họ lại là phu phụ? Thế còn Long Dực?
    Ðinh Chu Diệp lục nhìn thanh niên, mặt y vẫn tươi cười nhưng ánh mắt rất nghiêm khắc lạnh lùng, khác hằn bộ mạt đẹp trai u nhã của y. Ðinh Chu Diệp lúng túng lắm, nàng cố thu hết can đảm mới nói được một câu vừa nhỏ vừa ấp úng, vừa thẹn thùng:
    - xin... xin... Long ca ca tha thứ... thiếp xin... xin không trở về nữa!
    Lang Tán cực kỳ kinh dị hỏi tiếp:
    - Thế ra thím đã phải lòng tên mặt đẹp nhưng tâm ác kia?
    Thanh niên bị gọi là "mặt đẹp tâm ác" hình như không nhịn nổi, tiến tới một bước, tay cũng cầm một chiếc quạt bồ phiến đánh thăng cán vào mặt Long Tán:
    - Các hạ đừng nói hồ đồ! Thiếu gia có ép buộc gì Ðinh cô nương mà gọi là "tâm ác?" Long Tấn trầm thân tránh đòn, trảo lập tức phản công quật ngược liên tiếp hơn mười chiêu thế liên hoàn vào trưng thân và hạ thân đối phương:
    - Tư Không thiếu gia! Ta không can thiệp vào chuyện gia thất của sư đệ ta, nhưng gẫm hành vi của thiếu gia gọi là "tâm ác" cũng là nhẹ lắm rồi!
    Thì ra thanh niên tuấn tú là Tư Không Thiên biệt hiệu Cái Bang Thập ác.
    Phàn Nhất Chi càng hoang mang kinh dị hơn. Chàng cứ đinh ninh người có biệt hiệu Cái Bang Thập ác phải có bộ mặt vừa khó coi và xuất hiện dưới phong cách khả Ố không thể nhìn nổi. Ai ngờ Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên không khác gì một văn nhân nho nhả, dáng điệu rất ung dung, giọng nói rất nhu hòa và gương mặt trời cho đẹp như tượng nặn, dễ dàng quyến rũ bất cứ một thiếu nữ nào. Chàng cẩn thận quan sát kỹ gương mặt của Tư Không Thiên.
    Lâu lắm chàng mới phát hiện trên khuôn mặt tuấn tú ấy là hai con mắt sáng như ánh chớp và lạnh như băng.
    Bấy giờ Tư Không Thiên và Long Tán đã trao đổi với nhau trên năm mươi chiêu thế, xem ra võ công cao tuyệt như Long Tán mà không hề chiếm được thượng phong chứng tỏ bản lĩnh của Tư Không Thiên không phải là tầm thường.
    Bông nhiên người Long Tán xoay tít, khi dừng lại trong hai tay y là hai ngôi sao kim khí đưa ra năm cánh bén nhọn. Ngôi sao năm cánh trong tay Long Tán hình như có hồn riêng, nó xoè một cánh đánh dọc từ huyệt Toàn Trúc kéo dài xuống huyệt Hoành Cốt của Tư Không Thiên. Tư Không Thiên cười gằn, chuyển động thân pháp. Nhìn hai bàn chân của Tư Không Thiên xoay về hai phía khác nhau, Phàn Nhất Chi hiểu rằng y đang thi triển Cái Bang Di Công.
    Nói thì chậm nhưng sự thực mau không thể tả, chớp nhoáng Tư Không Thiên đã xoay về bên cạnh Long Tán và khi Long Tán chưa kịp xoay ngôi sao vũ khí trong tay mình theo thì cán quạt bồ phiến của Tư Không Thiên đã đập vào cạnh bàn tay ngay huyệt Hợp Cốc của Long Tán.
    Tư Không Thiên đinh ninh chiêu Hoàn Bích Triệu này sẽ đánh rơi một ngôi sao trong tay Long Tán không ngờ cánh quạt chưa đến mục tiêu đã bị dội lại vì kình lực Vô hình từ người Long Tán phát ra.
    Y chưa kịp kinh ngạc, ngôi sao thứ hai bật cánh đánh ngược từ huyệt Hoành Cốt trở lên. Hàng cúc áo trước của Tư Không Thiên bị cánh ngôi sao móc vào kéo đứt tung.
    Tư Không Thiên lui lại cùng lúc với Long Tán cụng vội vàng lui lại. Ai cũng tưởng Long Tán đang Ở thế thắng nhưng thực ra mặt y cũng tái mét vì cùng lúc với hàng cúc áo đứt tung của Tư Không Thiên, hai điểm máu nho nhỏ vừa ứa ra trên vai Long Tán ngay huyệt Kiên Ngung. Thì ra các quạt Tư Không Thiên sau khi bị kình lực của Long Tán đẩy ra đã trở thế đánh vào xương tỳ bà cốt của Long Tán. May thay vừa vặn lúc ấy Long Tán đánh ngôi sao trúng vào hàng cúc áo của Tư Không Thiên buộc y hoảng hốt lùi lại chiêu thế chệch hắn đi nên chỉ trúng huyệt Kiên Ngung và hai cái đinh nhỏ xíu đóng trên cán quạt đập vào Long Tán bật ra hai giọt máu nhỏ.
    ấy là rất may cho Long Tán, nếu Tư Không Thiên bình tĩnh hơn chút nữa chiêu thế của y đã đánh trúng tỳ bà cốt của Long Tán và trúng huyệt này đối phương bị phế bỏ võ công tức khắc.
    Long Tán lui lại mắt trắng bệch, thở dài:
    - Cái Bang Di Công quả là danh bất hư truyền! Bái phục! Bái phục!
    Tư Không Thiên tuy đang Ở thế thượng phong nhưng nguyên hàng cúc áo bị đánh rớt hết, hai tà áo y bay phất phơ khiến y bụng cũng rất e dè, y cười gượng:
    - Ta nghe Lưỡng Long Thần Châu có Tán Công Ðại Pháp Môn tung hoành suốt dãy nam Trung Nguyên, té ra cũng không có uy lực gì ghê gớm lắm!
    Long Dực vốn tính rất nóng nảy, nhảy liền đến trước mặt sư huynh:
    - Tên phản đồ Tư Không Thiên kia! Chăng qua sư huynh ta còn nể tình chưởng môn TỔ Ðại vốn là bậc chính nhân quân tử nên có nương tay với ngươi. Ngươi muốn nếm thử sự lợi hại của Tán Công Ðại Pháp Môn của nhà chúng ta ư?
    Tư Không Thiên lạnh lùng đáp:
    - Món ngon ai không muốn nếm thử? Trong võ học, Tán Công Ðại Pháp Môn cũng đáng gọi là món ngon đấy chứ. Thiếu gia đây bây giờ không còn quan hệ gì với TỔ Ðại sư huynh nữa. Việc sư huynh của thiếu gia có là quân tử hay tiểu nhân là việc chỉ cần thiếu gia biết là đủ rồi, chư vị hà tất dọa nạt thiếu gia làm chi? Sư huynh Long Tán có hai tay, hai Thiết Ngũ Tinh mà còn chưa áp đảo được thiếu gia hà huống thiếu gia lại sợ sư đệ hai tay không ư?
    Y mở lời một điều là thiếu gia, hai điều tự xưng là thiếu gia rất ngạo mạn, như càng trêu chọc tức Long Dực.
    Trong bụng vốn đang ấm ức vì Ðinh Chu Diệp, lại bị nói khích, Long Dực không thể nhịn được, y rút trong người ra một đoản côn ngắn chỉ bằng hai gang tay đen bóng loáng rất kỳ dị nhìn chăng khác gì cái chày giả gạo thu nhỏ Phàn Nhất Chi rất hứng thú vì được quan chiêm tài nghệ của các cao thủ, đang hồi hộp theo dõi trận đánh bỗng nghe Long Tán nghiêm giọng nói với sư đệ:
    - Long Dực! Long Nhãn Trụ của sư đệ hãy cất đi, chúng ta cùng liên thủ cho tên tiểu tử ngông cuồng này biết thế nào là Tán Công Ðại Pháp Môn.
    Nên biết trong giang hồ quy củ rất nghiêm nhặt. Lưỡng Long Thần Châu và Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên tuy cùng nổi tiếng ngang nhau nhưng so về tuổi tác, Tư Không Thiên kém rất nhiều, nay Lưỡng Long Thần Châu lại liên thủ đối phó với Tư Không Thiên là tự xếp mình Ở thế hạ phong, việc này nếu đồn đãi ra giới giang hồ, hiển nhiên tên tuổi của Lưỡng Long Thần Châu sứt mẻ không ít.
    Long Tán và Long Dực nếu kể về kinh nghiệm giang hồ chắc chắn biết điều ấy nhưng vừa rồi Long Tán đã có dịp giao thủ cùng Tư Không Thiên, y đã đo lường được sự lợi hại của Cái Bang Di Công. Tuy anh em Lưỡng Long Thần Châu có giao tình rất sâu đậm với Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại trước đây là sư huynh của Tư Không Thiên, nhưng hiện nay Tư Không Thiên đã tự ý tách khỏi Cái bang tự lập chi phái Nam Tông công khai đối nghịch với TỔ Ðại thì không thể coi là sư đệ cùng môn phái được nữa.
    Trong lòng Long Tán rất sợ Long Dực bị thất bại dưới tay Tư Không Thiên và nếu như vậy thật, bao nhiêu danh dự của Tán Công Ðại Pháp Môn sẽ tiêu tan hết lần này, nên y quyết định dù có bị mang tiếng lấy hai chọi một mà thắng vẫn hơn để sư đệ thua.
    Dường như Tư Không Thiên cũng ý thực được phần hơn của mình, y cả cười:
    - Hân hạnh lắm. Hôm nay được tiếp một lúc cả Lưỡng Long, thiếu gia rất sung sướng. Nhị vị cứ tùy ý dùng vũ khí, thiếu gia đây bình sinh chỉ một tay một quạt là đủ.
    Tư Không Thiên đứng sừng sững giữa phòng đẹp như một thiên thần giáng thế, tay y bật cho chiếc quạt xòe rộng ra. Tuy đứng có hơi xa nhưng Phàn Nhất Chi vẫn nhìn thấy rõ mặt quạt chép bài Cái Bang Di Công giống hệt như chiếc quạt bồ phiến chàng đang có.
    Rất âm thầm, chàng cũng rút chiếc quạt của mình ngắm nhìn rồi cũng xòe rộng quạt, chàng vừa theo dõi thân pháp của Tư Không Thiên vừa đọc bài Cái Bang Di Công trên tay mình.
    Kể ra thân pháp của Tư Không Thiên khá đơn giản nhưng không hiểu do đâu cả hai anh em Long Tán và Long Dực liên thủ đánh liên tiếp gần mười chiêu mà vẫn không trúng được y.
    Càng xem, Phàn Nhất Chi càng tiếp thu mạch lạc hơn các chiêu thế của Cái Bang Di Công và từ từ nhận ra chỗ ảo diệu khôn lường của nó. Cái Bang Di Công dựa chính trên ý, khí và lực. Mỗi khi di động theo chiều xoay bát quái, đều phát ra một sức gió cuốn tung vạt áo như muốn cuốn vào chân của hai đối thủ.
    Trao đổi quyền pháp hơn một khắc có gần hai trăm chiêu mà Lưỡng Long Thần Châu vẫn không có cách nào chạm được vào tới Tư Không Thiên.
    ÐỎ mặt tía tai, Long Dực quát lên:
    - Sư huynh, sao không thi triển Tán Công Ðại Pháp Môn?
    Long Tán khẽ "ừm" một tiếng đáp lại. Hai người đột ngột phân ra hai hướng đối nghịch, Long Tán vọt người theo hướng bắc và long Dực xoay thân xuống hướng Nam. Hai hướng này trong Tán Công Ðại Pháp Môn là hai hướng của quẻ Ly và quẻ Khảm: xoay theo Ma phương nên mọi phương vị đều coi như một cố ý không để hở một chút nào cho đối phương có thể tấn công.
    Tư Không Thiên nhìn qua phương vị Ma phương của Lưỡng Long Thần Châu mặt không hề đổi sắc, trầm giọng nói với Ðinh Chu Diệp vẫn đứng kế cận:
    - Phu nhân, họ sắp thi triển Tán Công Ðại Pháp Môn đỒ! Pháp môn này rất ky nữ tính. Nếu không muốn bị tổn thương, phu nhân tạm tránh ra ngoài.
    Một mình thiếu gia đối phó được rồi!
    Giọng nói của y rất kiêu ngạo nhưng cũng rất đúng khiến Long Tán, Long Dực thầm lo còn Phàn Nhất Chi nghĩ thầm: "Thảo nào sống năm năm với Long Dực mà Ðinh Chu Diệp không hề được học Tán Công Ðại Pháp Môn." Lúc ấy Phàn Nhất Chi nghe có tiếng người thở rất gần mình. Nhìn sang bên cạnh một cái giường, Phàn Nhất Chi thấy Mậu Quán Thật cũng đã khoét một lỗ to chăm chú theo dõi trận đấu.
    HỌ Mậu có vẻ còn tập trưng theo dõi hơn chàng nữa vì chàng thấy mồ hôi của gã lấm tấm đầy trán mà gã không thèm lau, hai con ngươi trố ra như muốn lòi khỏi hốc mắt, chăng thèm để ý đến chàng và ngoại cảnh.
    Ðang đứng Ở vị trí quẻ Khảm, Long Tấn xoay quyền đánh thăng nhinh nửa chừng biến chiêu Bát Vân Kiếm Nhật, quyền xoáy như lò so, kình lực rít lên thành tiếng "u,ư' rất kinh dị. Chớp nhoáng thân pháp của Long Tán đã chuyển về hướng Cấn rồi lại chớp nhoáng chuyển về hướng Ðoài trong lúc quyền thế liên tiếp bung ra cộng với kình lực ập vào đối phương.
    Lúc ấy Long Dực mới thực là kỳ dị, người y căng phồng lên và miệng y hít từng hơi thực dài.
    Thì ra Tán Môn Ðại Pháp Môn là một môn võ công rất kỳ dị, phải có hai người mới thi triển nổi và hai người ấy lại phải như cùng xương cùng máu với nhau vì một bên tấn công đánh địch, dồn vào thế hạ phong, còn một bên hấp công hút hết kình lực của địch khiến địch càng lúc càng suy yếu, cuối cùng là hạ sát thủ.
    Long Tán và Long Dực tuy không phải là anh em ruột thịt nhưng tình nghĩa đồng sư môn còn thâm trọng hơn và coi như đồng cốt huyết với nhau nên mới có thể liên thủ thi triển Tán Công Ðại Pháp Môn tinh diệu đến thế, và cũng vì thế mà hai mươi năm nay vả hai mới danh chấn giang hồ với hiệu Lưỡng Long Thần Châu.
    Tư Không Thiên tuy còn rất trẻ nhưng bản lãnh đã vượt cả tuổi tác, y một tay cầm quạt xòe ra, một tay co lại biến thành trảo lật ngửa, năm ngón tay triều thiên như chiếc bát ngửa liên tiếp di động theo các phương hướng ngược lại.
    Phàn Nhất Chi vừa theo dõi, vừa nhìn bài Cái Bang Di Công nên chàng tiếp thu rất rõ ràng, còn gã hoạn quan như bị hoa mắt, gã không dám nhìn Tư Không Thiên thêm nữa, chỉ tập trưng nhìn hai anh em Lưỡng Long Thần Châu.
    Cả ba người bây giờ đã biến thành ba cánh chong chóng xoay tít trong căn phòng chật chội, ấy vậy mà không hề ồn ào chút nào đủ chứng tỏ nội lực của họ hết sức thâm hậu.
    Ðang quay vùn vụt như vậy bỗng nghe có tiếng "ừm" khe khê, người Long Dực văng ra trước dội vào bức vách mỏng manh khiến nó rung lên dữ dội. Thân pháp của Long Dực và Tư Không Thiên chậm lại tức thì, toàn thân Long Dực đẫm mồ hôi và căng phồng một cách kỳ dị. Tư Không Thiên gấp chiếc quạt "xoẹt" một tiếng, tráo đánh vụt vào mang tai của Long Dực.
    Nếu bị trúng chiêu này ngay huyệt Thái Dương chắc chắn Long Dực không sống nổi nhưng Long Tán đã kịp can thiệp.
    Người của Long Tán bay lên như con thần ưng, cước từ trên cao đá vẹt ngang Thần Ðình của Tư Không Thiên. Nếu Tư Không Thiên muốn giết chết Long Dực ắt phải hy sinh mạng sống của chính mình vì không thể tránh chiêu Thần ưng Ðoạt Noãn ngày của Long Tán kịp.
    Tư Không Thiên chuyển thế, tráo đánh ra nửa đường xoay tít về ngang mặt chân đứng cước của Long Tán. Long Dực thoát hiểm cùng lúc với một tiếng va chạm lớn. Tráo của Tư Không Thiên lật ngang thành chưởng đập mạnh vào huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân Long Tán. Long Tán cũng mau không kém, y rút chân chớp nhoáng tránh chưởng để thân rơi xuống sàn nhà Nhưng thân y rơi rất nặng nề khiến Long Dực hốt hoảng rú lên:
    - Sư huynh, sư huynh có sao không?
    Long Tán thở mệt nhọc:
    - Ta bị tán khí hết rồi. Sư đệ! Lần này ta chịu nhục thôi!
    Giọng than của y rất thê thảm khiến Phàn Nhất Chi cũng mủi lòng không kém.
    Bỗng nhiên ngay lúc ấy Mậu Quán Thật bận ngửa người ra như bị ai đánh lén trúng và mặt gã tái xanh như tờ giấy bạch. Gã thở mệt nhọc không ra hơi:
    - Tiểu tử! Cứu ta với, ta... ta...
    Phòng bên kia Long Dực đang vội vàng nâng sư huynh dậy, y vội đặt chưởng tâm vào huyệt Ðan Ðiền của sư huynh rồi truyền công đả thông kinh mạch cho sư huynh. Tư Không Thiên lặng lê nhìn họ không tấn công tiếp một lúc y chậm rãi nói:
    - Ta đến không phải có ý tranh thua với chư vị mà chỉ muốn công nhiên cho chư vị biết ta không phải là người cố tình cướp đoạt người đàn bà của chư vị. Chư vị thấy rồi, nàng tự nguyện theo thiếu gia chứ thiếu gia có ép uổng gì đâu?
    Long Dực vẫn còn ấm ứ nhưng vì y đang bận tâm chữa chạy nội thương cho sư huynh nên không tiện tranh cãi, Tư Không Thiên tự động nói tiếp:
    - Chư vị muốn hỏi tại sao thiếu gia lại đốt cái Ngọa Long Thất của chư vị chứ gì? Xin trả lời: không phải thiếu gia đốt đâu, thủ phạm chính là Ðinh Chu Di ếp đó!
    Ðinh Chu Diệp vừa trở vào phòng, nàng điềm nhiên xác nhận:
    - Tư Không thiếu gia nói đúng! Thiếp xin tạ lỗi với Long Dực Thần Châu một lần nữa. Sở dĩ năm năm trước thiếp ưng chịu sống với Long Dực Thần Châu là có ý muốn học Tán Công Ðại Pháp Môn chứ tuổi tác chênh lệch làm sao ăn đời Ở kiếp được? Chăng ngờ chiều chuộng Long Dực Thần Châu năm năm đằng đăng mà chăng hề học được như ý muốn, hôm trước nhân có thiếu gia đây đi qua nhà, thiếp bèn đốt nhà bỏ đi chứ có lấy một mảnh gì theo người đâu?
    Long Dực thở dài:
    - Thực ra là nàng không biết di hại của Tán Công Ðại Pháp Môn, không thể truyền dạy cho nữ nhân được, chứ ta có tiếc gì nàng. Hãy xem Mậu Quán Thật chỉ vì lén học lỏm Tán Công mà bị thoát khí phòng bên cạnh đây thì biết.
    Quả thật là Mậu Quán Thật đang bị thoát khí, gã cố gắng thở ngáp như con cá bị vớt lên cạn. Tư Không Thiên hỏi:
    - ủa! Mậu Quán Thật đâu phải là nữ nhân? Làm sao cũng bị Tán Công Ðại Pháp Môn hại?
    Long Dực mỉm cười:
    - Bề ngoài tuy gã không phải là nữ nhân nhưng gã đã tự hoạn thì cũng không phải là nam nhân nữa rồi.
    Phàn Nhất Chi gọi lớn:
    - Chư huynh trưởng! Hãy cứu Mậu Quán Thật, gã... gã...
    Tuy chàng cố gắng ấn chưởng tâm truyền công lực cho gã hoạn quan nhưng vì công lực quá non yếu nên không có hiệu quả gì nhiều.
    Thì ra Tán Công Ðại Pháp Môn quả là có di hại ghê gớm với những người học nó không phải là nam nhân. Mậu Quán Thật vốn là hoạn quan nên mới rỉnh định tâm học lén đã bị thoát khí nguy hiểm đến tính mạng, may nhờ Long Dực phát hiện ra sớm nên cuối cùng nhờ y truyền công thoát chết.
    Không hiểu vì lý do nào đó, Tư Không Thiên đã nhìn thấy Phàn Nhất Chi đang cầm chiếc quạt bồ phiến của TỔ Di Khánh trên tay, y dùng Truyền âm Nhập Mật nói vào tai chàng không cho mọi người chung quanh nghe:
    - Huynh đệ! Ðêm mai mời huynh đài lên ngọn Ma Thiên Lãnh gặp sư diệt TỔ Di Khánh của ta nhé!
    Nói xong y kéo tay người nữ nhân Ðinh Chu Diệp đi luôn ra khỏi quán.

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 4

    Oan nghiệt như núi chồng lên mãi
    Thù hận tựa sông chẳng chảy lui
    Vầng trăng treo lơ lửng giữa không gian như một cái dĩa dát bạc sáng rực tạo một vẻ hoang vu có pha một chút lạnh lùng rợn người.
    Phàn Nhất Chi đã vượt quá một cánh rừng chập chùng những loại cây trăm tuổi đến lưng chừng ngọn núi Ma Thiên Lãnh như lời ước hẹn bí ẩn của Tư Không Thiên.
    Lúc mới nghe câu nói của y chàng còn hơi kinh ngạc nhưng chỉ một thoáng sau chàng đã đoán ra có lẽ TỔ Di Khánh là sư diệt của Tư Không Thiên đã gặp nhau và muốn đòi lại chiếc quạt có chép bài Cái Bang Di Công của môn phái y. Ðối với chàng, điều này hoàn toàn hợp lý vì chàng không phải là người của Cái bang, theo quy củ giang hồ, chàng không có quyền chiếm đoạt Cái Bang Di Công nếu không có sự đồng ý truyền thụ của chưởng môn nhân. Vả chăng, dù chàng không cố ý nhưng chàng đã giữ chiếc quạt này gần một tuần lễ, yếu quyết Cái Bang Di Công đã in sâu vào trong ký ức chàng thì việc trả lại quạt bồ phiến cũng chăng có hại gì cho chàng.
    Tuy Phàn Nhất Chi trưởng thành trong một gia đình võ biền, thân phụ chàng làm nghề bảo tiêu suốt ngày chỉ ham mê luyện tập võ nghệ nhưng trái ngược với thân phụ, chàng lại say sưa đèn sách từ lúc nhỏ, đã đọc qua tứ thư ngũ kinh và bách gia chư tử nên chàng rất trọng đạo đức, thêm nữa chàng bẩm sinh là người thuần phác đôn hậu, chưa hề trộm cắp của ai bất cứ vật nhỏ nào nên chàng vẫn vui vẻ trả chiếc quạt cho TỔ Di Khánh, huống gì Tư Không Thiên là người chàng cảm mến từ lúc gặp lần đầu. Cái bang thiếu chủ Tư Không Thiên vì chàng mà bị nhốt chung dưới VÔ ảnh La, lê nàng chàng lại có manh tâm chiếm đoạt Cái Bang Di Công của người ta được?
    Ngọn Ma Thiên Lãnh có lẽ là ngọn núi hoang dã nhất Trung Nguyên.
    Thấp thoáng xa xa có ánh lửa bập bùng nhỏ sau bụi cây rậm. Chắc đó là nơi Tư Không Thiên ước hẹn với chàng, chàng cố vận hết sức bình sinh phi hành về hướng đó.
    Thì ra không phải Tư Không Thiên mà chỉ có một mình Ðinh Chu Diệp ngồi co ro giữa một bãi đất trống trải trước một ngọn lửa lớn do nàng luôn tay ném cành khô vào.
    Gương mặt Ðinh Chu Diệp tư lự thấp thoáng bên cạnh đống lửa sáng tạo thành một vẻ đẹp khá man dại vì nàng chỉ mặc một bộ y phục trắng toát và khá mỏng manh.
    Sợ thất lễ với Tư Không Thiên vì cảnh nam nữ gặp nhau nơi hoang vắng thế này, Phàn Nhất Chi đằng hắng một tiếng nhẹ.
    Ðinh Chu Diệp cất tiếng hỏi liền:
    - Phải chăng là Phàn công tử đến đó không?
    Chàng đáp:
    - Chính tại hạ, hỏi phu quân của cô nương tới chưa?
    Ðinh Chu Diệp ngửa cái cổ cao trắng ngần cười lúng liếng:
    - Phu quân nào? Công tử biết tôi làm gì có phu quân?
    ánh mắt nàng có chiều lả lơi khiến Phàn Nhất Chi càng cẩn trọng lời nói:
    - Xin cô nương đừng đùa giỡn tại hạ. Thế phải chăng Tư Không Thiên thiếu gia là phu quân của cô nương ư?
    Ðinh Chu Diệp vẫn liếc xéo chàng:
    - Ai bảo công tử Tư Không Thiên là phu quân của ta? Công tử muốn xem dấu Thủ Cung Sa của ta không?
    Nàng định trật vai áo xuống cho chàng xem dấu ấn Thủ Cung Sa để chứng tỏ mình vẫn còn trinh nữ nhưng chàng sợ hãi xua tay:
    - Không cần, tại hạ đâu dám tra xét cô nương. ấy là vì đêm hôm qua gặp Ở Ðơn Hành quán, cô nương đã gọi Tư Không Thiên là phu quân...
    Ðinh Chu Diệp cắt ngang:
    - Công tử nghe lầm rồi. Chỉ có Tư Không Thiên tự ý gọi ta là "phu nhân" thôi chứ đời nào ta gọi ai là phu quân bao giờ?
    Có lẽ chàng nhớ lầm thật cũng nên, nhưng đêm nay chàng lặn lội lên đây đâu phải vì việc Ðinh Chu Diệp gọi ai là phu quân hay không phu quân.
    Chàng đổi hướng câu chuyện:
    - Xin hỏi Tư Không Thiên đã đến đây chưa?
    Ðinh Chu Diệp dịu giọng:
    - Phải cho công tử hỏi vậy ngay từ đầu thì hay quá. Công tử có đọc tư, chắc phải biết đức Khổng Phu Tử rất quan trọng chuyện "chính danh" Xin trả lời: Tư Không Thiên không đến đây hôm nay.
    Phàn Nhất Chi giật mình:
    - CÔ nương... thế này... thế này là sao... Hôm qua... chính Tư Không Thiên ước hẹn với tại hạ Ở đây đêm nay.
    Ðinh Chu Diệp nhún vai:
    - Không hiểu việc ước hẹn với công tử ra sao, nhưng sáng nay Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh đã đuổi theo tên Mậu Quán Tinh ra Trường Viễn đảo roi.
    Cái tên Mậu Quán Tinh? CÓ liên quan gì đến họ Mậu Ở Yên Kinh không?
    - HỌ Mậu này vốn không Ở Yên Kinh nhưng ta có nghe Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh nói chuyện hơn năm trước y tổ chức đốt trại Tam Dương tiêu cục sau khi xúi giục con gái là Mậu Quán Hoa cướp Càn Khôn Yếu Quyết trốn ra đảo Trường Viễn.
    Chàng chấn động vì hai tên "Mậu Quán Tinh" và "Mậu Quán Hoa." Chắc chắn hai tên này có quan hệ đến họ Mậu mà TỔ Di Khánh trước khi giả chết đã viết lên chiếc quạt bồ phiến Cái Bang Di Công của y. Tại sao y lãi phải giả chết để trốn ra Trường Viễn đảo? Ðiều này nếu không gặp y thì không ai có thể giải đáp cho chàng được. Chàng hỏi tiếp:
    - Cớ sao cô nương không theo Tư Không Thiên ra Trường Viên đảo?
    Ðinh chu Diệp mỉm cười:
    - Vì ta có ý đợi công tử. Ta biết công tử cũng muốn ra Trường Viễn đảo lắm phải không?
    Người nữ nhân này có cố tật ăn nói rất trắng trợn thăng thắng. Ðối với loại người này không gì hơn là cứ thành thật, chàng đáp:
    - Vâng, tại hạ ri ất muốn gặp Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh.
    Ðinh Chu Diệp vui vẻ:
    - Thế thì chúng ta cùng đến Trường Viễn đảo nhé!
    Phàn Nhất Chi từ chỗ i:
    - Xin cô nương chỉ đường giúp tại hạ là được rồi. Tại hạ có thể đi một mình được.
    Ðinh Chu Diệp bật cười:
    - Công tử sợ đi cùng ta ư? Hay công tử vẫn học câu: "Nam nữ thụ thụ... " Chàng cắt lời:
    - Ta ra Tường Viễn đảo là việc riêng, đâu dám phiền tới cô nương.
    - Sao gọi là phiền? Ta cũng có ước hẹn với Tư Không Thiên Ở đó. Thôi công tử hãy về thu xếp hành lý, ngày mai ta lên đường.
    - Tại hạ đâu có hàng lý gì mà cần thu xếp? Nhưng... nhưng...
    - Công tử muốn nói đến bọn huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu chứ gì?
    Hoặc công tử muốn từ giã họ?
    - Cũng không! Tại hạ với Lưỡng Long Thần Châu bèo nước tương phùng, muốn Ở thì ở, muốn đi thì đi, đâu có giao ước gì mà phải từ giả?
    Ðinh Chu Diệp hơi cười mỉm, dưới ánh nắng đang tắt dần dường như mặt nàng cÓ hơi ửng đỏ:
    - Thế thì đêm nay chúng ta thức trắng Ở đây cũng được, phải không Phàn công tử?
    Sông Dương Tử nước chảy xiết.
    CỎ hai đi bộ trên ba dặm mới gặp một bến đò vắng người qua lại. Ðinh Chu Diệp dặn dò Phàn Nhất Chi:
    - Công tử là người lạ Ở vùng này, tôi sợ rằng có chuyện bất thường đang đợi chúng ta đây. Công tử hãy tế tâm.
    - Vâng, cảm tạ nương tử, hy vọng ta không làm gì thất thố.
    cả hai vừa đối đáp vừa bước xuống bến đò trơn trượt.
    Mũi đò cũng vừa đâm sát vào bờ.
    Ðinh Chu Diệp khẽ nhún vai đã đứng Ở giữa lòng đò và tiếp theo nàng là Phàn Nhất Chi nhanh nhẹn nhảy xuống.
    Con đò đẩy ra giữa giòng. Ngoài Phàn Nhất Chi, Ðinh Chu Diệp và tên lái đò ngồi lặng lê Ở mũi đó, không có một người khách nào nữa.
    Tên lái đò cầm một cái sào dài bỗng cắm đò giữa dòng nhìn thăng vào mặt Phàn Nhất Chi:
    - Vạn Kiếp Sư TÔ Tử vương ra lệnh cho các hạ để bồ phiến quạt Cái Bang Di Công lại đây nếu muốn an toàn vào bờ.
    Hắn cầm chèo thuyền tấn công Phàn Nhất Chi liền. Cặp chèo đánh chéo qua lại vun vút như cặp côn đẩy chàng vào sát mạn đò.
    Tên lái đò không ngờ thân pháp của Phàn Nhất Chi lại lanh lẹ khác thường đến vậy, chàng chỉ lắc lư qua lại theo yếu quyết Cái Bang Di Công mà đã tránh hết các đường tấn công bất ngờ của hắn.
    Ðinh Chu Diệp thấy Phàn Nhất Chi bị tấn công liền tuốt kiếm chém tên lái đò:
    - Huynh đệ ta không đụng gì đến cái gọi là "Tô Tử vương" sao ngươi lại tấn công Phàn công tử?
    Tên lái đò biến chiêu, chèo bên tả quay sang đối phó với Ðinh Chu Diệp đồng thời trả lời:
    - TÔ Tử vương đang chờ sẵn bên kia sông. Công tử khôn hồn nên trao quạt bồ phiến cho ta sẽ an toàn lên đường ngay.
    Phàn Nhất Chi họ i:
    - TÔ Tử vương có liên quan gì đến quạt bồ phiến?
    Tên lái đò cười lớn:
    - TÔ Tử vương có cần gì đến chuyện ấy. Hãy cứ dể quạt bồ phiến lại đây cho ta!
    Chèo hữu trong tay hắn không hề chậm dù hắn đang đối đáp với đối phương.
    Một mình hắn ung dung chống lại Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp mà xem ra hắn không hề nao núng đủ thấy công lực thâm hậu của hắn.
    Ðột nhiên từ cuối dòng nước có một chiếc thuyền chèo lại như bay. Gã lái đò cười lớn:
    - Tả sứ Thạch Kiếm đến rồi! Nhị vị hãy bỏ quạt lại đây thôi.
    Chiếc thuyền thoáng chốc đã cặp sát đò ngang. Một bóng người bay vút lên rồi hạ xuống bên cạnh gã lái đò:
    - Hữu sứ Kim huynh! Vương tử truyền hãy thanh toán gấp tên công tử này.
    Trên tay há tã sứ Thạch Kiếm cầm một lưỡi kiếm ngắn trông giống như hình một câu liêm, đòn hắn đánh tới rồi móc ngược những vòng tròn nhỏ.
    Ðiều mà Phàn Nhất Chi lấy làm lạ là tên được gọi là hữu sứ Kim huynh từ nãy giờ không hề đứng lên, hắn cứ ngồi lì một chỗ nhưng chiêu pháp của hắn không phải là ít lợi hại. Hai cái chèo trong tay hắn càng đánh càng phát huy kình lực bây giờ lại thêm tên tả sứ Thạch Kiếm thì thật là nguy khốn.
    Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp cơ hồ đã Ở vào thế tiến không được mà thối không xong vì bây giờ đò đã ra giữa dòng, nếu không muốn giao đấu nữa cũng không biết chạy về hướng nào.
    Ðột nhiên tả sứ Thạch Kiếm trợn trừng mắt nhìn về Ở cuối dòng, Ở đó vừa có tiếng khua nước xuất hiện. Một chiếc thuyền tròn như chiếc thúng lướt tới bên trên chỉ có một người độc nhất mà lại là một nữ tử. Chiếc thuyền thúng tiến vun vút lại gần mau như một mũi tên. Bây giờ Phàn Nhất Chi mới nhìn rõ mặt, nữ tử rất trẻ, chỉ độ mười bảy, mười tám tuổi thôi.
    Nhìn thấy mặt người nữ tử trẻ tuổi ấy, tả sứ Thạch Kiếm có vẻ hoảng hốt:
    - Tiểu chủ nhân Tuệ Chân sao lại xuất hiện vào giờ này?
    Chiếc thúng vừa lướt tới. Nữ tử đứng thăng trên thúng lườm ngó tả hữu sứ rồi hắng giọng:
    - Ban ngày ban mặt mà làm trò ăn cướp trên dòng sông của ta sao?
    Nữ tử vung tay ra, liên tiếp những tiếng "veo, veo" xé gió bay tới, tả sứ Thạch Kiếm và tên lái đò hữu sứ đều khoa vũ khí lên dở. Một loạt phi tiêu rơi lỏm bỏm xuống mặt nước. Tuệ Chân sa sầm nét mặt:
    - Chư vị lộng hành trên mặt nước không có phép của ta, nay lại dám cưỡng hình phạt, không sợ uy danh của phụ thân ta sao?
    Tả Sứ Thạch Kiếm đáp:
    - Tiểu cô nương! Ðây là tội nhân của TÔ Tử vương, xin cho chúng ta tự lo việc nhà Tuệ chân ném cái nhìn sắc như dao sang Phàn Nhất Chi rồi bĩu môi:
    - Tiểu tử này mà là tội nhân của TÔ Tử vương?
    Bị nữ tử trẻ tuổi gọi là tiểu tử, Phàn Nhất Chi sa sầm nét mặt nhưng chàng chưa kịp nói thì tả sứ Thạch Kiếm đã đáp:
    - Nguyên TÔ Tử vương có oán cừu với tên họ Phàn này đã lâu. Nay theo vương lệnh, bọn thủ hạ quyết bắt họ Phàn nạp trả lại bồ phiến quạt mới nghe.
    Tuệ Chân kinh ngạc:
    - BỒ phiến quạt gì?
    Tên tả sứ biết mình đã lỡ lời đành đáp luôn:
    - HỌ Phàn đoạt được bồ phiến quạt của Cái bang thiếu chủ đang cất trong người...
    Nữ tử nghe đến đó rú lên một tiếng dài, thân pháp bỗng lên cao như cánh chim ưng rồi nhắm Phàn Nhất Chi đáp xuống liền. Tay nàng vươn ra mười ngón quặp lại như mười móng sắt đánh vào xương tỳ bà trên vai Phàn Nhất Chi. Chàng tràn người qua để Tuệ Chân đánh hụt đáp xuống lòng đò.
    Chiếc đò nghiêng chao qua một bên khiến tên lái đò vội đập chèo xuống dòng nước lấy lại thăng bằng.
    Cả hai tên tả sứ và hữu sứ đều có vẻ e dè đối với nữ tử vừa xuất hiện nên không có hành vi gì khác thường, mặc cho Phàn Nhất Chi đối phó.
    Quyền pháp của Tuệ Chân kỳ dị chưa từng thấy, nàng dường như không có chủ ý hạ thủ chàng nên chỉ đánh vờn toàn là hư chiêu. Tuy vậy uy lực của quyền pháp biến ảo cũng đủ dồn Phàn Nhất Chi tới tận cuối đò, chỉ còn hai bước nữa là chàng đã lọt xuống sông rồi.
    Bề ngang của chiếc đò rất hẹp nên Phàn Nhất Chi thi triển Cái Bang Di Công một cách lúng túng, chàng than thầm trong bụng nếu cứ kẻo dài trận đấu ắt phần bất lợi sẽ về chàng, chi bằng phải khống chế tên hữu sứ Kim Trạo bắt chèo đò cặp bờ may ra có đường thoát thân, nghĩ vậy, chàng liền hú lên một tiếng, thân pháp quay ba vòng như chong chóng vụt tới bên hữu sứ Kim Trạo. Thân pháp chưa tới nhưng cước của chàng đã tới trước đá trúng liên tiếp hai đòn dưới huyệt Thiên Tinh của Kim Trạo.
    Kim Trạo vòng cán chèo lại gạt cước của chàng nhưng đến đòn thứ ba hắn đỡ không kịp, bị hất văng xuống sông. Thoáng chớp mắt, tả sứ Thạch Kiếm vươn tay dài như cánh chim ưng tóm lấy cổ áo hữu sứ Kim Trạo kéo ngược hắn khi hắn vừa chạm mặt nước. Ðồng thời tả sứ Thạch Kiếm nói:
    - Kim huynh ngồi trên lưng ta mà thi triển Thủ Ðộc Thần Công buộc y phải nhả bồ phiến quạt ra mau!
    Hắn hất một cái, hữu sứ Kim Trạo đã ngồi trên cổ hắn vung hai mái chèo ra tấn công Phàn Nhất Chi luôn.
    Chàng để ý hình như hai chân của hữu sứ Kim Trạo đã bị phế bỏ, phơ phất hai vạt ống quần như không có xương cốt bên trong. Bây giờ hữu sứ Kim Trạo đã ngồi vững vàng trên lưng tả sứ Thạch Kiếm tạo thành một đối thủ cao lớn lợi hại, bên trên thì sử dụng cặp chèo còn bên dưới song câu kiếm cũng lợi hại không kém.
    Lúc ấy Phàn Nhất Chi đã bị dồn tới cuối đò, không còn chỗ nào có thể lui được nữa. Ðinh Chu Diệp dựa lưng vào vai chàng nói nhỏ:
    - Công tử hãy tạm đưa quạt bồ phiến cho tôi giữ vậy. Ta tìm cách mau chóng lên bờ đi thôi.
    Không đợi chàng đáp, nàng thò tay vào ngực chàng rút liền quạt bồ phiến vung ra đánh với tả và hữu sứ liền.
    Quạt rít lên những tiếng ghê rợn và với kình lực của Ðinh Chu Diệp hình như nó tỏa ra hàn khí lạnh người.
    Quạt trong tay Ðinh Chu Diệp múa tành những vòng tròn liên tiếp biến thành hàng trăm quạt khác tấn công tới tấp đối phương, đẩy lùi hai sứ giả của TÔ Tử vương về phía kia của chiếc đò. Tả sứ Thạch Kiếm phải lùi liên tiếp có đến năm sáu bước, miệng kêu lên:
    - CÔ nương biết Cái Bang Di Công ư?
    Nghe đối phương nói đúng tên pháp môn mình đang sử dụng, Ðinh Chu Diệp cười dòn:
    - Bản cô nương là bằng hữu của Tư Không thiếu gia, lẽ nào không biết Cái Bang Di Công?
    Quạt trong tay nàng theo lời nói càng phát huy công lực, đánh trên dưới sau trước như cùng một lúc mà lại không nhiên thấy chiêu thức biến dị ra sao cả.
    Tình hình có vẻ biến đổi chớp nhoáng, bây giờ Ðinh Chu Diệp đang Ở thế thượng phong áp đảo tả và hữu sứ TÔ Tử vương.
    Quạt trong tay nàng vừa tung lên một thế xoay tít trên không, tả sứ Thạch Kiếm vươn chiếc móc câu lên định gạt ra bỗng quạt lật ngược cán đánh chớp nhoáng vào huyệt Nhũ Trung kêu "bốp" một tiếng lớn. Thạch Kiên lảo đảo rồi sợ không đứng vững trên mặt đò, gã bắn thân lên cao hô to:
    - Ta tạm vào bờ thôi Kim huynh!
    Chân của tả sứ Thạch Kiếm đã chạm vào miệng chiếc thuyền thúng của gã vẫn lững lờ quanh đó.
    Hữu sứ Kim Trạo quạt chèo xuống nước chèo liền, cả hai phối hợp với nhau nhịp nhàng như đã được hội ý từ trước. Chỉ trong chớp mắt chiếc thuyền thúng đã vọt ra xa nhắm bờ hướng tới.
    Lúc ấy trên đò chỉ còn lại tiểu chủ nhân Tuệ Chân, nàng đưa ánh mắt sắc như dao nhìn Ðinh Chu Diệp:
    - CÔ nương nên trao lại quạt bồ phiến nếu muốn an toàn vào bờ.
    Ðinh Chu Diệp mặt lạnh như tiền, hơi nhếch môi cười:
    - CÔ nương đã thấy Cái Bang Di Công của ta vừa rồi chứ? Liệu cô nương có đủ sức đoạt quạt?
    Không đợi Tuệ Chân trả lời, nàng bắt đầu thi triển Cái Bang Di Công dồn Tuệ Chân vào cuối đò. Quạt trong tay nàng rít lên những hồi dài ghê rợn vun vút lên xuống, vòng qua đảo lại dầy đặc như một mạng lưới không có mắt quấn lấy đối phương.
    Tuệ Chân buông ra một chuỗi cười, thân ảnh nàng xẹt qua đảo lại trên khoang đò chật hẹp rồi bỗng nhiên lao thăng xuống mặt nước biến mất, nhưng chỉ một lát sau đã thấy nàng trồi lên Ở phía xa, lớn tiếng gọi vọng tới:
    - Nhị vị đã bị bao vây chặt trên bờ. Hôm nay không để lại quạt bồ phiến của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại, không thoát khỏi bờ sông này đâu!
    Rồi chỉ hụp vài cái nữa, Tuệ Chân đã biến mất đâu đó dưới dòng nước lạnh lùng.
    Phàn Nhất Chi thở dài:
    - Ðinh cô nương, chúng ta tính sao Ở chốn này bây giờ đây?
    Ðinh Chu Diệp mặt vẫn lạnh lùng:
    - Còn tính sao nữa? Không vào hang cọp sao bắt được cọp con? Ta cứ vào bờ rồi tùy cơ ứng biến.
    Nàng trả quạt vào ngực áo chàng rồi ngồi xuống dùng tay làm chèo đẩy đò dần dần hướng vào phía bờ.
    Chiếc đò chậm chạp trôi cho đến cuối giờ ty mới chạm đến mặt đất.
    Ðinh Chu Diệp phi thân lên trước nhưng nàng vừa đặt chân xuống đã nghe một giọng nói:
    - xin hầu tiếp nhị vị anh hùng!
    Tiếp lời nói một sợi roi quăng vút tới nhắm huyệt Bách Hội của nàng đập xuống. Ðinh Chu Diệp lách vội người qua một bên rồi rồi vươn tráo định chộp sợi roi nhưng roi hình như có mắt tự động uốn cong lên bật hắn ra xa.
    Ðinh Chu Diệp hỏi liền:
    - Nhuyễn tiên bí lục của họ Tiêu Ở Ðiền Châu sao lại đến đây?
    Một giọng cười khăng khắc vọng đến rồi bóng người như chớp nhoáng phi thân đến.
    - Ðinh cô nương tinh mắt thật! Tại hạ là Tiêu Như Ðộc Nhuyễn Tiên Tam Thế chính là Ở Ðiền Châu đây!
    Nhân vật vừa xuất hiện là một trung niên bảnh bao trong áo bào màu xanh lục có thêu chằng chịt những đường kim tuyến vàng chóe, tay vung vẫy nhuyễn tiên như một con rắn. Tiêu Như Ðộc nói luôn:
    - Nghe chưởng môn nói cô nương đã cùng tình nhân đoạt Cái Bang Di Công của Cái bang Nam Tông chạy đến đây, nếu có việc ấy xin cô nương để quạt bồ phiến lại rồi Tiêu ta sẽ về Ðiền Châu ngay.
    - Chưởng môn thiếu gia gặp ca ca Ở đâu mà ca ca phải nhọc công sang đến đây vậy?
    Tiêu Nhứ Ðộc ngửa mặt cười:
    - Ðinh cô nương! Có lẽ nguyên ủy quạt bồ phiến Cái Bang Di Công này cô nương chưa rõ. Tại hạ là huynh đệ kết nghĩa với Tư Không Thiên thiếu gia, nên theo đúng ngôi vị môn phái thiếu gia phải truyền quạt bồ phiến cho tại hạ chứ đâu phải cho cô nương? Nay tại hạ nhân danh Cái bang Nam Tông yêu cầu cô nương trao lại quạt bồ phiến, nếu không khó mà đi khỏi bờ sông này đó.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Ðinh Chu Diệp lạnh lùng:
    - Tiêu ca ca nói sao khó nghe quá. Tuổi tác của Tiêu ca ca xấp xỉ Tư Không thiếu gia, nay thiếu gia chưa chết sao dám đòi quạt truyền võ công?
    Nay không có mặt thiếu gia Ở đây, biết thế nào là nguyên ủy, vả chăng, ai bảo bản cô nương đoạt quạt bao giờ?
    Ðầu nhuyễn tiên đột nhiên bung ra một luồng gió rít cùng với câu quát của Tiêu Nhứ Ðộc:
    - Cái này sẽ chứng minh cho cô nương biết nguyên ủy!
    Nhuyễn tiên trong tay họ Tiêu vũ lộng ào ạt như hàng chục con rắn cùng tấn công Ðinh Chu Diệp.
    Nàng vội xuống tấn lui lại hai bước bắt đầu thi triển kiếm pháp đối địch.
    chỉ trong chớp mắt hai người đã quấn lấy nhau không còn phân biệt rõ chiêu thế của ai nữa.
    Ðánh có trên năm mươi hiệp trước mắt Phàn Nhất Chi chỉ còn là những tiếng gió rít và thân ảnh loang loáng qua lại, đột nhiên chàng nghe hơi thở của Ðinh Chu Diệp nặng nề, chàng biết cô nương họ Ðịch đã yếu thế bèn hô lớn; - Ðinh cô nương hãy cầm lấy quạt mà đối địch.
    Chàng ấn quạt vào tay trái Ðinh Chu Diệp. Vụt một cái có bàn tay chộp trúng đầu quạt vút tới. Chàng tưởng Ðinh Chu Diệp đã rút được quạt nhưng liền sau đó một tiếng rú đau đớn của nàng, người nàng văng ra khỏi vòng chiến, bên mép rỉ ra máu tươi. Tiếng cười của Tiêu Nhứ Ðộc cất lên:
    - Tại hạ đã báo trước rồi! Ðừng cưỡng lại tại hạ, không tốt đâu.
    Phàn Nhất Chi nhìn thấy tay trái của họ Tiêu nắm chặt quạt, thì ra người rút quạt trong tay chàng không phải là Ðinh Chu Diệp mà là Tiêu Nhứ Ðộc.
    Người Ðinh Chu Diệp lảo đảo rồi quy hắn xuống trắng bệch như tờ giấy.
    Chàng nhảy hai bước đến bên nàng lo lắng:
    - cô nương bị trúng thương Ở đâu?
    Giọng Ðinh Chu Diệp mất hết khí lực:
    - Ðầu nhuyễn tiên đã đánh trúng huyệt Hoàn Cốt của ta rồi!
    Quả nhiên huyệt Hoàn Cốt sau tai nàng đã sưng to lên một cục to bằng nắm tay đỏ rực như sắp ứa máu, chàng thất sắc:
    - Ta làm sao bây giờ? CÔ nương thấy trong người thế nào?
    Không nghe Ðinh Chu Diệp trả lời. Nhìn xuống Phàn Nhất Chi thấy nàng nằm thiêm thiếp đang hôn mê trong lúc Tiêu Như Ðộc xoay mình nhanh như chớp dở khinh công phi hành đi liền.
    Phàn Nhất Chi còn đang lúng túng chưa biết xoay xở ra sao với tình trạng thương tích của người bạn đường bỗng chàng nghe có nhiều tiếng chân di động. Một thoáng sau chung quanh chàng đã xuất hiện ba bốn người, trong ấy chàng nhận ra mặt tiểu chủ Tuệ Chân đứng uy nghi Ở giữa. Nàng lắc nhè nhẹ hai bím tóc sau lưng:
    - Công tử nên trao lại quạt bồ phiến cho ta đi thôi!
    Chàng gượng cười:
    - Tôi làm gì còn quạt bồ phiến mà trao cho cô nương? Tiêu Như Ðộc đã lấy đi rồi!
    Tuệ Chân sững sờ:
    - Nhuyễn Tiên Tam Thế ấy à? Hắn đến đây từ lúc nào vậy?
    - Nào tôi biết được hắn sang đây từ lúc nào? CÔ nương hãy tìm hắn mà hỏi.
    Tuệ Chân liếc nhanh Ðinh Chu Diệp đang nằm hôn mê, nàng truyền:
    - Hãy mang cô nương đây về cho thân phụ ta quyết định, khi nào Phàn công tử đem quạt bồ phiến đến ta sẽ trao đổi.
    Hai hồng y nữ đứng hai bên Tuệ Chân có lẽ là thủ hạ của nàng, vâng lệnh ngay. Nhưng chàng phản đối:
    - Ðinh cô nương đây không can hệ gì đến việc mất quạt bồ phiến. Xin đừng giận cá chém thớt!
    Cước pháp của chàng đảo lộn quanh người Ðinh Chu Diệp không cho hai hồng y nữ đến gần. Một nàng cười gằn:
    - Tiểu tử cứng đầu này chưa nghe uy danh của Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao của chúng ta ư?
    Nàng quay một vòng đoản đao định đẩy lùi Phàn Nhất Chi ra xa.
    Lưỡi đao vừa tới gần gót chân của Phàn Nhất Chi, chàng biến thế xoay ngược đánh một đòn sấm sét trúng cổ tay nàng liền. Hồng y nữ rú lên vừa kinh ngạc vừa đau đớn buông rơi đao xuống đất.
    Tuệ Chân can thiệp liền.
    Trong tay nàng bây giờ sử dụng khúc yến nguyệt lưỡng đầu côn sáng loáng quay vùn vụt tấn công Phàn Nhất Chi. Chàng nghe kình lực của côn rít lên không dám khinh thường vội vàng bước liên tiếp thế Lăng Ba bộ pháp lui lại tránh.
    Tuệ Chân vừa múa lưỡng đầu côn vừa truyền lệnh cho hồng y nữ thứ hai:
    - Tà Tinh, đem cô nương ấy xuống thuyền!
    Hồng y nữ bế xốc Ðinh Chu Diệp lên chạy vội xuống bến nước đã có sẵn một con thuyền nhỏ.
    Phàn Nhất Chi trông rõ tình hình ấy nhưng chàng không sao thoát được vòng kềm của lưỡng đầu côn trong tay Tuệ Chân, đành lên tiếng hỏi:
    - CÔ nương mang Ðinh Chu Diệp đi đâu?
    Côn trong tay Tuệ Chân hơi chậm lại, nàng cười ha hả:
    - Phía tây bắc bờ sông này có hòn đảo nhỏ. Nơi ấy là địa giới của thân phụ ta Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao, mời công tử quang lâm!
    Dứt lời thân pháp nàng như một chiếc pháo thăng thiên bắn vọt lên cao rồi hạ xuống bờ nước, nàng nhún thêm một lần nữa đã đặt chân xuống thuyền. Chiếc thuyền vươn ra xa tức thì mang luôn cả Ðinh Chu Diệp theo.
    Phàn Nhất Chi dợm bước theo Tuệ Chân nhưng muộn mất rồi, chiếc thuyền đã bắn ra giữa dòng, chàng đành phải ngơ ngẩn đứng trông theo...
    Buổi chiều trên bến vắng xuống mau lẹ như người ta thả xuống một chiếc màn mỏng. Khói nước lên nghi ngút gây gây lạnh khiến Phàn Nhất Chi rùng mình. Chàng chậm chạp quay người lại vì dường như chàng vừa ngửi thấy một mùi hương lạ.
    Mùi hương khiến chàng tỉnh hắn, chàng kêu lên:
    - Ồ! Nhị vị hiệp lữ đi đâu vào miền này?
    Thì ra quả có hai thanh niên thiếu nữ song song tới nơi.
    Thanh niên giọng nói rất ôn nhu hỏi:
    - Các hạ có thấy một nương tử mới đến vùng này chăng?
    - Nương tử ấy tên gì?
    Thiếunữ đỡ lời:
    - Nương tử họ Ðinh, tên Chu Diệp, khoảng trên tam thập.
    Ðúng là Ðinh Chu Diệp rồi, chàng vui vẻ:
    - à! Nếu thế thì vãn sinh có gặp, chư vị quan hệ thế nào với Ðinh cô nương?
    Thiếunữ đáp:
    - Ta chính là muội muội của Ðinh tỷ, còn đây là sư huynh của ta: Quan Thượng Cầu.
    RÕ ràng đây là đôi hiệp lữ, nếu là muội muội của Ðinh cô nương, tốt nhất chàng nên nói thật:
    - Ðinh cô nương bị bọn lạ mặt bắt ra Trường Viễn đảo rồi. Mới đây thôi, có lẽ cô nương tìm mau vẫn kịp.
    Ngừng một lát, chàng hỏi tiếp:
    - Chư vị có nghe đến tên Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao?
    Nãy giờ thanh niên vẫn im lặng nghe câu chuyện giữa hai người, nay mới xen vào:
    - Tuệ Hồng Mao là đảo chủ Trường Viễn đảo, cách đây mười dặm phía tây bắc, sao lại có can hệ đến Ðinh tỷ tỷ?
    Phàn Nhất Chi trầm ngâm:
    - Ta cũng lấy làm lạ đó huynh đài à! Thân thế của lão đảo chủ này ra sao?
    Quan Thượng Cầu trả lời:
    - Ta nghe tin Ở kinh sư đồn đãi đảo chủ Tuệ Hồng Mao chiếm Trường Viễn đảo đã hai đời, tự xưng "biệt hữu thiên địa," có ý chống lại triều Mãn tộc nhưng có lúc lại ve vãn bọn quan lại người Mãn, hành vi của lão này đáng để ta phải lưu tâm đó vì dưới tay lão bọn anh hùng không phải là ít đâu Không nghe chàng nói gì, y tiếp:
    - Hiện nay thế quân Mãn đang hùng cường nên lão giả vờ chịu khuất phục nhưng xem ra không phải thực tâm. Ðêm nay ta sẽ đột nhập Trường Viễn đảo để trước là cứu Ðinh tỷ tỷ, sau nữa là xem động tĩnh của lão ra sao.
    Thiếu nữ em của Ðinh Chu Diệp là Ðinh Chu Lâm tiếp lời:
    - Tất nhiên là tiểu muội sẽ theo sư huynh rồi.
    Phàn Nhất Chi xen vào:
    - Nhị vị cho vãn sinh theo giúp một tay nên chăng?
    Trăng đêm ấy vẫn sáng vằng vặc soi rõ từng ngọn lau xào xạc bên bờ Dương Tử Giang.
    Ngồi trên một con thuyền nhỏ, Phàn Nhất Chi nhè nhẹ đẩy mái chèo lướt nhẹ êm trên mặt nước.
    Ðến khi vầng trăng đã lên đến đỉnh đầu, trước mắt ba người đã hiện ra phía xa xa mờ nhạt một đảo nhỏ như một lưng rùa vĩ đại nhô lên giữa biển nước. Phàn Nhất Chi nó i nhỏ:
    - Sắp tới Trường Viễn rồi đó, chư vị nên cẩn thận.
    Chàng càng nhẹ tay chèo hơn nữa cho thuyền lướt êm ru vào một bụi lau rậm rạp. Mũi thuyền vừa lủi vào bụi lau, cả ba đã song song phi thân lên bờ, không buồn buộc thuyền lại.
    Trên đảo im lặng không một tiếng động.
    Nhưng Phàn Nhất Chi chợt nhận ra ánh lửa lóe lên bên cạnh cánh tả, ánh lửa xẹt dài như một đường nhấp nháy rồi tắt ngấm. Quan Thượng Cầu thì thầm:
    - Ai đốt lửa làm gì vậy?
    Giọng Ðinh Chu Lâm trầm trầm:
    - Lửa này nhiều màu xanh biếc, có lẽ là lửa luyện đan của đạo sĩ nào đó?
    Riêng Phàn Nhất Chi không nói, chàng âm thầm phi hành về hướng vừa phát ra ánh lửa. Hai sư huynh muội nọ bám sát theo.
    Nơi phát ra ánh lửa là một gian nhà tường đắp đất mái lá nằm chơ vơ giữa khoảng đất trống. Có lẽ kiến trúc của nó cố ý mở những cửa sổ rất lớn nên ba người dễ dàng nhìn thấy quang cảnh bên trong. Dưới ánh đèn dầu đỏ quạch là bóng một lão nhân đang lúi húi trước một lò lửa lớn. Không hiểu lão điều chế gì mà lửa nổ liên tiếp bắn ra những tia sáng rực.
    Ðột nhiên lão dừng tay ngẩng đầu lên:
    - CÓ cao nhân nào giáng lâm đó?
    Theo lời nói thân ảnh của lão đã vụt ra ngoài. Dưới ánh trăng trắng như sứa, Phàn Nhất Chi nhìn thấy mái tóc hung hung đỏ của lão, liền biết đây là đảo chủ Tuệ Hồng Mao.
    Tuệ Hồng Mao nhìn thấy vây chung mình là những khuôn mặt lạ, sửng sốt:
    - các hào kiệt là ai, đến Trường Viễn đảo có gì cần chỉ bảo lão gia?
    Quan Thượng Cầu nhảy sát đến gần bên họ Tuệ:
    - Lệnh nữ Tuệ Chân Vô cớ bắt giữ tỷ tỷ Ðinh nữ hiệp của ta, đảo chủ không có ý kiến gì ư?
    Dưới ánh sáng rực của vầng trăng vẫn không thấy nét mặt Tuệ Hồng Mao biểu lộ cảm nghĩ gì, lão cười khẩy:
    - Lệnh ái ta hành động có bao giờ cần hỏi ý kiến của ta mà ta có ý kiến?
    Các hạ hãy kể đầu đuôi câu chuyện cho ta nghe.
    Vừa lúc ấy có tiếng chân hấp tấp chạy lại rồi tiếng reo cười của thiếu nữ:
    - Gia gia đừng nghe lời nói nhảm của tên tiểu tử ấy. Ðể tiểu nữ nói cho gia gia nghe.
    Tuệ Chân đã đến bên cha, tóc nàng bím thành nhiều lọn buông xuống vai trông rất ngộ nghĩnh, nàng vẫn giữ giọng nói nhí nhảnh như trẻ con:
    - Gia gia có biết quạt bồ phiến Cái Bang Di Công không?
    Tuệ Hồng Mao hơi rung động:
    - Của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại ư?
    - Chính phải, nhưng nay đã qua tay một cô nương tên Ðinh Chu Diệp rồi.
    Tiểu nữ có mạn phép mời Ðinh cô nương tới đảo ta du ngoạn đó.
    Nét mặt Tuệ Hồng Mao thoáng một nét gì đó hình như rạng rỡ:
    - Thế ư? Ðinh cô nương hiện đang Ở đâu?
    - Tiểu nữ tạm xếp đặt cho cô nương Ở Quan Hải đài, gia gia thấy được không?
    Chỉ nghe một tiếng nói mớn:
    - Ðược lắm! Ðể ta đến thăm cô nương!
    Thân pháp của Tuệ Hồng Mao vọt lên bắn ra xa vượt hằn bọn khách mới đến. Phàn Nhất Chi chuyển thân mấy cái bám sát theo liền nhưng Tuệ Chân đã huy động yến nguyệt lưỡng đầu côn chặn chân chàng lại:
    - Tiểu xú tử! Ai cho theo gia gia ta đó?
    CÔ bé này đã tự nhiên gọi chàng bằng tước hiệu "Tiểu Xú tử" (chàng bé xấu xí) khiến chàng vừa buồn cười vừa hơi giận.
    Chàng nghiêng người dùng cước hữu đá vùn vụt liên hoàn định đánh nơi yến nguyệt côn trên tay Tuệ Chân. Nhưng ngọn côn trong tay nàng biến hóa hết sức linh động nên cước pháp của chàng đã tinh tế mà vẫn không chạm tới được Tuệ Hồng Mao đã vọt thân cách một khoảng khá xa mà Phàn Nhất Chi không sao thoát nổi sự kìm chế của Tuệ Chân, chàng nóng ruột bám theo lão đảo chủ nên thi triển thêm mấy phần công lực nữa cố đoạt vũ khí trong tay Tuệ Chân và thoát khỏi sự kềm tỏa của nàng để theo Tuệ Hồng Mao đến Quan Hải đài. Dường như cũng đoán được ý định của chàng nên Tuệ Chân cũng thi thố hết tuyệt nghệ điều khiển yến nguyệt lưỡng đầu côn linh động khác thường vây bọc hằn lấy người chàng như một màn lưới dầy.
    Lúc ấy Quan Thượng Cầu cũng nóng ruột lắm, chưa biết làm sao bỗng nghe sư muội kêu lên:
    - Sư huynh hãy thi triển Bích Lạc Cung để tiểu muội đuổi theo Tuệ Hồng Mao cho.
    Lời vừa dứt, thân ảnh nàng đã lao vút đi theo bóng thấp thoáng của lão đảo chủ.
    Chỉ còn lại một mình Phàn Nhất Chi, chàng định dợm khinh thân theo Ðinh Chu Lâm, đột nhiên nghe tiếng rít lạ lùng từ miệng Quan Thượng Cầu nên dừng người lại. Trong tình hình này người đáng quan tâm hơn cả là Quan Thượng Cầu vì chàng biết võ công khả dĩ của chị em Ðinh Chu Diệp và Ðinh Chu Lâm, ít gì cũng có thể đối phó với Tuệ Hồng Mao.
    Bấy giờ đột nhiên Quan Thượng Cầu liên tiếp rít lên trong miệng những tiếng nghe như có hàng trăm con rắn bị động ổ, người y nằm ngửa trên mặt đất bỗng xoay tròn như một cái chong chóng rồi hú lên một tiếng lớn, y đứng vọt thăng dậy. Phàn Nhất Chi tò mò nhìn thăng vào mặt y: dưới ánh trăng sắc mặt Quan Thượng Cầu đã biến đổi khác hắn, từ cổ trở lên toàn bộ gương mặt y hình như đã sưng phù lên và đỏ gắt như một trái táo chín.
    Tuệ Chân vẫn không dừng côn pháp. Nàng chỉ hơi chưng lại vì kinh ngạc khi nghe miệng họ Quan rít lên, những tiếng kỳ lạ sau đó lưỡng đầu côn đổi ra thế công vũ bảo hơn nữa.
    Mũi côn của Tuệ Chân đánh vụt tới nửa chừng bèn biến thế lật ngược đầu quật ngang hông đối phương.
    Phàn Nhất Chi vẫn đứng bên ngoài chăm chú quan sát, chàng thấy thế này cũng không phải quái dị gì lắm và bình thường có lẽ Quan Thượng Cầu đã tránh được một cách dễ dàng. Nhưng lần này dường như y cố ý không né tránh, đầu côn đánh vào hông y một đòn. Lạ lùng là âm thanh phát ra một tiếng "bịch" trống rổng như đánh vào bịch bông và tiếng Quan Thượng cầu cười nắc nẻ:
    - Sướng quá! Tiểu cô nương gãi sướng quá, gãi tiếp nữa đi tiểu cô nương.
    Tuệ Chân cũng hơi ngạc nhiên nhưng nàng vẫn đánh liên tiếp liên hoàn gần một chục đường côn nữa. Ðường nào cũng trúng người Quan Thượng Cầu nghe "bịch, bịch" liên tiếp. Quan Thượng Cầu nhảy nhót reo lên:
    - Tuyệt tuyệt! Nhưng cô nương đánh nhẹ quá, đánh mạnh nữa lên. Bích Lạc Cung quả là sướng đến tuyệt trần đời.
    Thì ra y nghe lời sư muội đang thi triển Bích Lạc Cung nên yến nguyệt lưỡng đầu côn của Tuệ Chân đánh trúng liên tiếp vào người y mà chăng hề hấn gì cả.
    Tuệ Chân đã hết sức kinh ngạc dừng lại còn ấp úng:
    - Ngươi... ngươi... tiểu tử dùng trò ma quỷ gì thế?
    Quan Thượng Cầu lắc vai phi thân đến gần Phàn Nhất Chi:
    - Ta đến Quan Hải đài thôi chứ huynh đài!
    Nhưng cô nương nào đã chịu buông tha, nàng khinh thân là là lướt theo Quan Thượng Cầu, gằn giọng:
    - Tiểu tử! Bản cô nương chưa đồng ý, làm sao đi khỏi đây được?
    Nàng đưa ngang yến nguyệt côn lên miệng, thì ra côn của nàng còn là ống sáo nữa. Nhưng rõ ràng không phải là nàng yêu âm nhạc vì tiếng sáo từ côn thoát ra chỉ có một âm sắc lanh lảnh rợn tai, ngân vang trong đêm tối, cuối đảo cũng đã nghe thấy.
    Cả hai, Phàn Nhất Chi và Quan Thượng Cầu vừa nghe dứt tiếng sáo buốt tai đó thì đã có tiếng chân nhiều người nhẹ nhàng chạy tới.
    Chung quanh hai người xuất hiện ước chừng có đến mười thiếu nữ nữa, người nào cũng chỉ độ mười sáu, mười bảy tuổi như Tuệ Chân và cùng mặc một màu áo hồng nổi bật dưới ánh trăng. Tuệ Chân vui vẻ ra lệnh:
    - Các em hãy bắt hai tiểu tử này cho ta!
    Nghe một thiếu nữ gọi mình là tiểu tử, Phàn Nhất Chi khẽ "hừ" một tiếng, thân vọt lên cao, khi hạ thân xuống, cước pháp của chàng quay một vòng. Tất cả gần mười thiếu nữ hồng y mới xuất hiện đều bị điểm trúng huyệt vai bằng gót chân của chàng. Tuệ Chân lùi một bước, là người duy nhất tránh được đòn, kinh ngạc kêu lên:
    - Tiểu tử thân pháp tuyệt diệu đấy. Các em tấn công đi!
    Tất cả đều sử dụng vũ khí giống như tiểu chủ, nghĩa là đều quay vùn vụt yến nguyệt lưỡng đầu côn. Phàn Nhất Chi và Quan Thượng Cầu bị vây vào giữa. Chàng đưa mắt liếc nhìn họ Quan thấy mặt y đã không còn đỏ nữa mà chuyển sang tái. Chàng hỏi:
    - Liệu huynh đài tự thoát ra khỏi vòng vây này được không?
    Câu đáp của y khiến chàng sửng sốt, không phải vì ý nghĩa mà vì hơi thở đứt quảng:
    - Tôi... tôi... sử dụng Bích Lạc Cung... gần kiệt sức rồi... huynh đài...
    mang tôi thoát với!
    Phàn Nhất Chi quan sát y kỹ hơn mới thấy mồ hôi đã rịn ra ướt đẫm cả trán y Vừa lúc ấy một đường côn đập tới vai họ Quan. Phàn Nhất Chi dùng chỉ công búng "tách" một tiếng đẩy côn ra xa rồi nói mau:
    - Ta đi thôi!
    Chàng xoay người bế xốc Quan Thượng Cầu lên. Người y mềm nhũn như một bình bông khiến chàng hơi kinh hoảng:
    - Sao huynh đài như bị thoát khí thế?
    Quan Thượng Cầu ấp úng:
    - ÐÓ là di hại... của Bích Lạc Cung, huynh đài cẩn thận!
    Cùng với tiếng kêu của y, chàng nghe có tiếng gió rít. Loạn côn đập tới tấp vào người chàng. Chàng hú lên một tiếng, người vọt lên như pháo thăng thiên, hai chân đảo lộn quét một vòng rộng đánh bật các đầu côn bật ra rồi nhân đà chàng bế Quan Thượng Cầu vọt ra xa. Chỉ loáng mắt Phàn Nhất Chi đã cách bọn nữ hồng y có đến năm sáu trượng. Tuệ Chân la lên:
    - Các em đuổi theo, chớ để hai tên tiểu tử đến Quan Hải đài.
    Quan Hải đài nằm Ở hướng nào trên đảo Nhất Chi cũng chưa biết. Nhìn hết tầm mắt cũng chưa thấy bóng Chu Diệp và Chu Lâm đâu cả. Kể cả Tuệ Hồng Mao cũng không thấy.
    Một đám mây đen vừa che khuất mặt trăng khiến bóng tối chụp xuống đảo Phàn Nhất Chi đành bế Quan Thượng Cầu phi hành theo hướng trước mặt. Chàng thi triển hết tuyệt kỹ phi hành nên chỉ chốc lát đã bỏ xa bọn thiếu nữ áo hồng.
    Bên tả của chàng thấp thoáng mấy bóng nhà cong vút như đầu đao của các mái chùa trên đất Trung Nguyên. Dường như trời muốn nổi gió và đe dọa sắp mưa vì chàng nghe trong gió có chứa hơi nước lành lạnh.
    Bây giờ đang là tháng tiểu xuân (tức tháng mười âm lịch) nên mưa bất thường là phải.
    Vừa định bụng tìm một chỗ trú mưa, Phàn Nhất Chi đã nghe có tiếng lộp bộp của giọt mưa trên lá cây. Không chần chờ được nữa, chàng bế Thượng Cầu phóng nhanh về hướng một mái nhà gần nhất. Người của Quan Thượng Cầu càng lúc càng mềm nhũn nặng trĩu khiến chàng đã thấy vướng víu.
    Bước chân lên thềm nhà, chàng vội đặt Quan Thượng Cầu xuống:
    - Huynh đệ thấy trong người ra sao?
    Thượng Cầu thở dài:
    - Mỗi lần sử dụng Bích Lạc Cung là tôi đều bị thoát khí mệt mỏi đến mấy ngày. Ðây là đâu vậy huynh đài?
    Phàn Nhất Chi không biết trả lời sao, chàng nhìn lên tấm hoành treo ngay trước cửa nhà, đáp:
    - Huynh đài thấy bốn chữ kia: "Biệt Hữu Thiên Ðịa" (Riêng cõi đất trời) tôi ngờ rằng đây là tư thất của Tuệ Hồng Mao.
    Quan Thượng Cầu đăm đăm nhìn hai cánh cửa chạm trổ khép kín:
    - Huynh đài thử gõ cửa xem.
    Nhất chi tiến lên, chàng dùng tay gõ liên tiếp ba tiếng vào cửa. Bên trong bất động.
    Chàng gõ tiếp ba tiếng nữa. Quan Thượng Cầu có vẻ sốt ruột, y lắc vai nhảy lên thềm cất tiếng:
    - Xin ra mắt chủ nhân.
    Trong nhà vẫn im lặng.
    Y dục liền:
    - Chắc không có ai, huynh đài thử đẩy cửa vào xem.
    Phàn Nhất Chi nghe lời y đẩy nhẹ cánh cửa. Dường như cửa không gài bên trong nên bật ra liền. Quan Thượng Cầu nhanh nhẹn lạ kỳ, y lắc vai hai ba cái đã lọt vào trong nhà, trước cả Phàn Nhất Chi. Ðột nhiên, chàng nghe có tiếng la:
    - ôi! Huynh đài! ơ... ơ...
    Tiếng kêu như bị tắc nghển rồi tiếp theo là tiếng thân người ngã vật xuống đất Phàn Nhất Chi không thấy gì cả vì trời vẫn còn tối và bên trong nhà hoàn toàn không có một ánh đèn. Chàng hỏi:
    - Huynh đài sao đó?
    Không có tiếng đáp lại.
    Sợ có bất trắc, chàng rút bao kiếm giơ lên che chở trước ngực, đề khí chậm rãi bước chân vào.
    CỐ căng hết thị lực chàng cũng nhìn thấy lờ mờ trước mặt có một bàn thờ nhỏ trên ấy treo độc nhất một khung giấy trắng bệch. Trời vừa nổi một tiếng sấm. ánh lửa trời loằng ngoằng chớp nhoáng lóe lên giúp chàng ghi vội quang cảnh trong nhà. Quan Thượng Cầu nằm gục trước bàn thở và thoang thoảng quanh đây có mùi hăng hắc. Chàng vội bế mọi huyệt đạo ngồi thụp xuống đất đưa tay đặt vào mũi Quan Thượng Cầu. Hơi thở y vẫn còn thoi thóp chứng tỏ y chưa chết, chắc chỉ mới trúng động hương hôn mê mà thôi.
    Chàng ngồi im như vậy một lúc mới có một tiếng sét rền nữa. ánh sáng của trời vừa lóe lên chàng đã nhận rõ cảnh vật trong phòng. Thì ra đây không phải là tư thất của Tuệ Hồng Mao mà có lẽ là một điện trờ của riêng lão vì chàng kịp thấy sâu trong bàn thờ là tấm chân dung lớn của Thái Thượng Lão Quân tay cầm phất trần uy nghi nhìn thăng về phía trước.
    Trời bắt đầu mưa nặng hạt.
    suốt đêm ấy mưa như thác đổ nên chàng yên tâm ngồi bó gối dưới nền nhà cho đến sáng.
    Khi ánh sáng mờ đục của một ngày bắt đầu cũng là lúc mưa ngớt hạt và dứt hẳn.
    Cả đêm chàng không chợp mắt được nên người hết sức mệt mỏi, nhìn lên bàn thờ chàng đọc được bài "minh" (một thể văn dùng để khuyên răn cảnh giới) viết bằng thứ chữ "Lệ" nghiêm cẩn. Chắc là bài "minh" của giòng họ Tuệ khuyên nên cẩn thận giữ mình, trau dồi đạo đức nên chàng chưa vội đọc kỹ.
    Trên bàn thờ có một hộp gỗ dài chạm trổ rất tinh vi sắc sảo.
    Chàng tò mò cầm nhấc lên. Hộp nặng chích và rên mấy tiếng như tiếng thú vật bị thương khiến chàng hơi kinh hoảng vì sự kỳ dị của nó.
    Vừa nhấc hộp khỏi mặt bàn thờ bỗng nó kêu "tách" một tiếng và cái nắp mở toang. Phàn Nhất Chi ghé mắt nhìn vào. Trong đó có một cuộn giấy lớn bốc mùi ẩm mốc. Ðinh ninh đây có lẽ là gia phả hoặc phổ hệ gì đó của nhà họ Tuệ, chàng định cất lại vào hộp bỗng từ trong cuộn giấy rơi ra một chiếc trâm dài có đến gần hai gang tay. RÕ là chiếc trâm của phụ nữ bằng một thứ kim loại quý sáng bóng rơi hẳn xuống nền nhà phát ra âm thanh rất thánh thót Phàn Nhất Chi cúi xuống nhặt chiếc trâm và Vô tình chàng lúng túng làm rớt chiếc hộp.
    Cuộn giấy bị văng ra xa và bung hắn bày ra trước mắt chàng một loạt các đồ hình chi chít rất quái dị. Phàn Nhất Chi không ngăn nổi tò mò: tưởng là gia phả riêng nhà họ Tuệ té ra không phải. Nhìn qua các đồ hình người Ở mọi tư thế vừa tấn công vừa thủ thế thì hắn đây phải là bí kíp võ công.
    Phàn Nhất Chi đặt chiếc hộp rỗng lên lại bàn thờ và trải dài cuộn giấy ra.
    Ngoài các đồ hình chàng đọc không hiểu một chữ nào vì toàn bộ đều được viết bằng một thứ chữ ngoằn ngoèo kỳ lạ mà chưa bao giờ chàng được thấy qua.

  11. #11
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới và cuộc chạy thoát của một tù nhân oan sai

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới và cuộc chạy thoát của một tù nhân oan sai



    Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, ông Sun Yi, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” chấn động thế giới, giờ đây đã thoát khỏi Trung Quốc.


    Ông Sun Yi, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” cách đây 5 năm, nay đã được tự do. (Ảnh: Epoch Times)

    Ông Sun Yi đã rất lo lắng. Khói bụi ô nhiễm trong một buổi sáng tháng 12 ở Bắc Kinh trộn lẫn với cảm giác bất an của ông khi ông tiến đến khu vực kiểm tra hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay. Ông biết những may rủi không có lợi cho mình. Bất cứ giây phút nào, quan chức xuất nhập cảnh cũng có thể xé nát quyển hộ chiếu cùng với cơ hội tự do của ông. Giây phút đó đã đến… và ông đã được xuất cảnh.

    Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, giờ đây ông đã được tự do.

    âu chuyện của ông Sun cũng giống như vô số người khác ở Trung Quốc. Là một người tốt nghiệp Viện Công nghệ Đại Liên đến từ thành phố Thái Nguyên, miền Bắc Trung Quốc, ông Sun đã đột nhiên trở thành một kẻ thù của nhà nước khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với môn tập tinh thần, Pháp Luân Đại Pháp.

    Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), là một môn tập thiền nhẹ nhàng cùng với những lời dạy về sự trung thực, lòng từ tâm và tính nhẫn nhịn, được phổ biến nhanh chóng trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Thế nhưng khi chính quyền Trung Quốc xác định rằng có hơn 70 triệu người đang theo tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh “loại bỏ” Pháp Luân Công.

    Ông Sun chỉ là một trong số hàng triệu người bị tước bỏ việc làm và bị quẳng vào nhà tù hay trại lao động rồi bị tran tấn tàn bạo nhằm bắt họ từ bỏ môn tập. Kể từ năm 2001, ông đã bị bắt ít nhất 6 lần và bị giam 4 năm, bao gồm 2 năm rưỡi trong tại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương, miền Đông Bắc Trung Quốc.

    Ông được coi là một trong những người may mắn hơn vì đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng phi pháp được tiến hành một cách có hệ thống trong các nhà tù ở Trung Quốc. Và trong một tình huống đặc biệt, tiếng nói của ông đã được nghe thấy ở Damascus, bang Oregon, Hoa Kỳ.

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới

    Đó là trước Halloween năm 2012, khi cô Julie Keith, bang Oregon, Hoa Kỳ mở một bộ đồ trang trí Halloween bị bỏ quên lâu ngày trong ga-ra để ô-tô.

    “Khi tôi mở một số bia mộ bằng xốp, một tờ giấy rơi ra. Tôi mở tờ giấy ra và đó là từ một người đang cầu cứu trong một trại lao động ở Trung Quốc”, cô nói.

    Người đó chính là ông Sun Yi.


    Bức thư cầu cứu của ông Sun Yi cách đây 5 năm. (Ảnh: Epoch Times)

    “Nếu bạn mua sản phẩm này, xin hãy làm ơn gửi bức thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới”, đó là dòng chữ viết tay của ông Sun bằng tiếng Anh mà ông đã cố viết khi bị cầm tù ở Mã Tam Gia. “Hàng ngàn người đang bị Chính quyền Trung Quốc bức hại ở đây sẽ nhớ ơn bạn mãi mãi”.

    “Tôi đã không biết làm gì với tờ giấy”, cô Keith nói. Khi tìm kiếm từ Mã Tam Gia trên Internet, cô đã kinh hãi vì những trường hợp tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai ở trong trại này. Cô đã quyết định đăng ảnh của bức thư lên Facebook và với sự giúp đỡ cũng như khích lệ từ bạn bè và đồng nghiệp, cô đã được giới truyền thông chú ý đến.

    Câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, được đăng tải trên Oregonian, Epoch Times, New York Times, và CNN. Nhưng điều đó đã không làm cho cuộc sống của ông Sun dễ dàng hơn chút nào.

    Chạy thoát

    Ông Sun đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng việc ông vạch trần cuộc đàn áp chắc chắn đã thu hút sự trả thù từ phía chính quyền. Ông cố gắng sống thầm lặng trong một vài năm, nhưng vào tháng 4/2016 chính quyền lại chú ý đến ông.

    “Những người tập Pháp Luân Công có liên hệ thân thiết với tôi đã bị bắt”, ông nói.

    Ông Sun biết rằng chính quyền đang “chờ sẵn” ông. “Tôi đã không thể về nhà”. Ông bị buộc phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giam lại.

    “Trên thực tế, từ 9 năm trước, tôi đã phải rời bỏ chỗ ở nhiều lần [do bị đàn áp bức hại]”, ông Sun nói.

    Vợ ông đã phải thường xuyên lo lắng cho ông, nhưng để tránh bị theo dõi, ông hầu như không thể liên lạc với vợ. Điện thoại cũng không thể, đôi khi ông gửi một tin nhắn bóng gió cho vợ trên mạng.

    “Chúng tôi không thể nói chuyện và thể hiện tình cảm như hai vợ chồng bình thường”, ông nói.


    Ông Sun Yi khi ở Bắc Kinh. (Ảnh: Epoch Times)

    Sau đó vào ngày 29/11/2016, ông Sun lại bị bắt giam trong khi chuẩn bị tham dự phiên xét xử một người tập Pháp Luân Công khác ở tòa án Tongzhou, Bắc Kinh. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, ông được trả tự do “vì lý do sức khỏe”.

    Và đó cũng là lúc ông quyết định phải rời bỏ đất nước. Nhưng điều đó nói dễ hơn làm.

    “Nếu bạn ở trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc”, ông nói. Thường thì mọi người tìm cách lọt qua những kẽ hở hành chính. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn, người ta không thể biết chắc được cho đến khi đưa hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh trước khi lên máy bay.

    Nhưng may mắn thay, ông Sun đã lọt qua. Và vào ngày 7/3 vừa qua, ở Jakarta, ông đã gặp cô Julie Keith.


    Ông Sun Yi đã gặp cô Julie Keith ở Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)

    “Tôi đã trốn thoát được khỏi nhà tù – đó là Trung Quốc”, ông nói. “Nhưng tôi đang nghĩ về những người tập đồng môn đã bị kết án, chuẩn bị bị kết án, hoặc vẫn đang bị cầm tù”, ông Sun vẫn không khỏi lo lắng cho những người bạn cunả mình.

    Truyền thông Trung Quốc từng lên tiếng rằng, các trại lao động đã chính thức bị bãi bỏ năm 2013. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhân quyền lưu ý rằng chính quyền Trung Quốc vẫn dùng các nhà tù, trại giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các “hắc lao” không chính thức cho cùng một mục đích.

    Theo Epoch Times

    VietFreeFun



Trang 1 / 6 123 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Big Bang – BIG BANG 2 (2nd Japanese Album 2011)
    By giavui in forum Nhạc Nhật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-20-2011, 03:14 AM
  2. Nhớ lại cái thời "cái nồi ngồi trên cái cốc ! "
    By duyanh in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 04-12-2011, 12:13 PM
  3. Trưởng Lão Cái Bang An Bình ui!
    By Phụng Nhi in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 5
    Bài Viết Cuối: 11-23-2010, 03:33 AM
  4. Phải treo "Chân dung Bang Chủ Cái Bang"
    By anhseyeuai in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-22-2010, 04:19 PM
  5. Chân dung Bang Chủ Cái Bang
    By anhseyeuai in forum Tiếp Tân - Báo Tin
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-22-2010, 04:00 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •