Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Ái tình và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vệ thì hạnh phúc sẽ thành sự thật, ngườc lại nếu không biết bảo vệ thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có.
Pascal
Trang 3 / 6 ĐầuĐầu 12345 ... Cuối Cuối
Results 21 to 30 of 57

Chủ Đề: Cái Bang Thập Ác

  1. #20
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Vậy là đã rõ, Tuệ cô nương làm gì còn cuốn bí kíp nào khác mà trao đổi?
    Thấy hành xừ của lão chân nhân ngang ngược quá, Phàn Nhất Chi tức giận tuốt kiếm. ánh thép loé lên phản chiếu ánh sáng ban mai chấp chới khiến cả lão chân nhân lẫn Tạo Nạp Việt cùng kêu lên:
    - Bảo kiếm!
    Phất trần của đối thủ không đứng yên. NÓ vòng ra sau lưng chàng từ lúc nào rít lên vo vo thúc mạnh vào vai chàng. Phàn Nhất Chi xoay ngang người cho mũi phất trần vượt qua người. Cùng lúc ấy lão chân nhân gầm lên:
    - Ðủ rồi!
    Thân ảnh của lão như một luồng bạch quang bắn vọt ra cửa, chớp mắt đã đi khá xa.
    Tạo Nạp Việt ngẩn mặt:
    - Thôi ta cũng về thôi!
    Quay sang Tuệ Chân, hắn đau khổ:
    - Tuệ cô nương! Bí kíp đúng là giả! Tôi báo tin để cô nương lưu tâm xem sao.
    Hắn xoay người lại phi thân ra cửa đi luôn. Sự việc lạ lùng khiến Phàn Nhất Chi không hi êu hư thực.
    Xem ra tên Tạo Nạp Việt không có vẻ gì là giả dối trá. Không lẽ bản bí kíp đó là giả? Thế còn bản thật Ở đâu? Chàng đem điều này ra hỏi Tuệ chân, nàng cũng ngẩn người rồi nói:
    - Tiểu muội không hiểu đầu đuôi nguyên ủy ra sao cả. Tiểu muội vẫn đinh ninh bản để Ở Biệt Hữu Thiên Ðịa của gia gia là bản thật.
    Ai ngờ...
    Nàng sực nhớ ra điều gì:
    - Hoặc có uẩn khúc gì mà ca ca chưa biết? Ca ca đem bí kíp võ công từ Trường Viễn đảo lang thang khắp chốn, không biết chừng trong lúc Vô tâm nào đó đã bị tráo đổi chăng?
    Phàn Nhất Chi cố hồi tưởng lại quảng đường vừa rồi, chàng quả quyết:
    - CÓ lẽ không! Việc này khiến tôi thêm băn khoăn chứ riêng tôi thật hay giả có hệ trọng gì?
    - Nghe thân phụ ca ca thảm tử cũng vì một bản Càn Khôn Yếu Quyết, như thế ta có thể suy luận không chỉ có duy nhất một bản này. Ðối với ca ca có thể không hệ trọng nhưng đối với muội là hệ trọng vì nó có quan hệ tới cả danh dự nhà họ Tuệ nữa.
    - Vậy chỉ còn một cách là ta trở về Trường Viễn đảo hỏi Tuệ Hồng Mao xem sao!
    Tuệ Chân giật bắn người:
    - Không được! Tiểu muội còn mặt mũi nào dám về nhìn gia gia nữa?
    Nàng phát hiện một ý mới:
    - Chuyện này tiểu muội ngờ Quan Thượng Cầu biết đó, hoặc ta tìm y xem, y cũng đang Ở trị sợ Hợp Phì cũng gần.
    Phàn Nhất Chi vốn biết Quan Thượng Cầu là kẻ bác lãm quần thư, và y cũng đã từng lưu lạc với chàng đến Trường Viễn đảo, biết đâu đây chăng là ý kiến hay?
    Trị sở Hợp Phì sầm uất và văn vật có lẽ chỉ kém thành Yên Kinh và Lạc Dương. Tìm đến trị sở Hợp Phì không phải là khó, nhưng làm sao tìm được nơi ngụ của vợ chồng Quan Thượng Cầu giữa cá biển người phức tạp hàng muôn này mới là chuyện thiên niên vạn nan.
    Chiều ý Tuệ Chân, Phàn Nhất Chi đành cùng nàng ra trị sở Hợp Phì vào một buổi sáng.
    Tuệ Chân cũng không hề biết Quan Thượng Cầu ngụ Ở đâu, tuy để trấn an chàng, nàng nói:
    - Tất cả Ở miệng ta thôi. Ðể tiểu muội dò hỏi thế nào mà chăng ra? Vả chăng, đặc điểm của người chồng câm khá đặc biệt đó!
    Rồi nàng tiếp:
    - Ta hãy vào bất cứ một tửu điếm đông đúc nào, nơi hàng quán là nơi có nhiều người biết tất cả mọi chuyện.
    Nàng kéo chàng vào một tửu điếm có lẽ đông khách nhất Ở dãy phố sát bên chợ.
    Ngồi an vị đâu đó xong trước một ớ a thức nhắm, nàng kín đáo chỉ cho chàng Ở bàn gần bên có bốn hảo hán đang ăn uống vui đùa với nhau. Bốn hảo hán đều đeo trường kiếm.
    Tuệ Chân trổ tài linh hoạt của nàng. Ðợi bốn vị khách đang đến độ tửu hứng cao nhất, nàng buông lời:
    - Huynh muội chúng tôi uống rượn buồn quá. Chư anh hùng có tửu hứng xin phép được mời vò rượn ngon.
    Hảo hán trẻ tuổi nhất bọn liếc thấy thiếu nữ xinh đẹp ướm lời lấy làm hứng khởi lắm. Gã đáp liền:
    - Hân hạnh! Mời chư huynh qua nhập tửu!
    Ba người kia chưa kịp đáp gì thì gã đứng ngay dậy bước qua bàn Tuệ Chân. Nhìn nàng không mang vũ khí, gã yên tâm:
    - CÔ nương từ xa đến tìm ai?
    Tuệ Chân cười rất duyên dáng, có hơi lăng lơ:
    - Tiểu muội tìm một tòng huynh tàn tật về đây an dưỡng. Hà! Quả là đất Hợp Phì người như biển rừng, biết hỏi ai?
    Hảo hán ngạc nhiên:
    - ủa! Tòng huynh mà cô nương không biết nhà?
    - Rất tiếc, xa nhau lâu quá. Tiểu muội không có dịp hỏi nhà. Y là người câm...
    Hảo hán mừng rỡ:
    - Người câm à? Thế thì dễ tìm vì tại hạ có bằng hữu Ở đây đã gần ba kỷ, am tường mọi con sâu cái kiến trong vùng này.
    - Nhờ đại ca giúp dúm.
    Gã về lại bàn đem lời Tuệ Chân ra hỏi các đồng bạn. Nàng nghe loáng thoáng tiếng bàn cãi rồi một tên lên tiếng ồm ồm:
    - Ớ cửa bắc có một người giống như thế, bảo tìm thử xem...
    Hảo hán thanh niên quay trở lại bàn Tuệ Chân. Vừa lúc đó, Phàn Nhất Chi vụt thấy một bóng người thoáng lướt qua cửa tửu quán. Chàng đứng dậy theo liền. Bóng người đi về hướng cuối chợ, chàng dùng thuật phi hành đuổi theo.
    Người bị chàng đuổi theo là Ðinh Chu Lâm. Thoáng chốc chàng đã bắt kịp cô nương họ Ðinh.
    Từ đằng sau chàng vươn tráo bấu liền vào vai Ðinh Chu Lâm. Trong lúc bất ngờ giữa đường phố, Ðinh Chu Lâm không tránh kịp để chàng chụp trúng Thoạt đầu tưởng bọn nam nhân chọc ghẹo gì mình, Ðinh Chu Lâm quay ngoắt lại xuất chỉ xỉa vào mặt chàng, miệng quát:
    - Làm gì bản cô nương thế?
    Chỉ sắp thọc trúng mặt Phàn Nhất Chi, Ðinh Chu Lâm mới nhận ra là chàng bèn vội vàng thu chỉ, miệng há hốc:
    - ái chà! Công tử Phàn Nhất Chi! Công tử làm tôi điếng hồn. Công tử đi đâu lạc tới vùng xa xăm này?
    chàng hớn hở:
    - Ði tìm cô nương đây, mời cô nương đến tửu quán trước mặt ta nói câu chuyện...
    Ðinh Chu Lâm ngần ngại:
    - Tôi phải về sớm...
    Chàng nối lời, đùa cợt:
    - Kẻo Quan phu quân đợi mỏi mắt phải không?
    Mặt nàng ửng hồng:
    - Công tử nói đúng. Quan phu quân của tôi là người tàn phế, không có tôi e răng...
    Chàng chỉ quán rượn:
    - Ta ghé một thoáng chốc thôi. Tôi bảo đảm với cô nương chút nữa về tới nhà mà thấy có tôi, Quan thiếu hiệp sẽ mừng lắm.
    Chàng bước liền về hướng tửu quán để ép buộc nàng theo.
    Trở lại tửu quán, tình thế Tuệ Chân đang biến đổi. Bốn hảo hán mà nàng mời thưởng tửu vây nàng vào giữa, cả bốn đều đã rút kiếm cầm tay. Tên có giọng ồm ồm vừa đảo thân pháp xỉa ra một trảo đánh như chớp xẹt vào mặt nàng. Tuệ Chân ném nguyên một ớ a thức ăn ra đỡ trảo rồi nhảy vọt lên mặt bàn.
    Nàng xoay người như chong chóng đá liên hoàn bốn cước một lúc. Cả bốn tên đều bị trúng cước vào bả vai, người hơi lùi lại nhưng rồi bốn kiếm cùng chém tới một lúc.
    Trừng mắt không còn thấy Tuệ Chân đâu nữa, nàng luồn thân ra khỏi vòng vây từ lúc nào vọt ra cửa định đi luôn, nàng đụng ngay Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Lâm vừa bước vào. Tuệ Chân nói hấp tấp:
    - Ca ca, bọn võ sỉ Phục Hưng hội này vu khống tiểu muội là do thám triều đình nhà Thanh nên động thủ. Ca ca cho họ một bài học...
    Bốn hảo hán cùng ùa ra cửa đuổi theo nàng. Thấy có cả Phàn Nhất Chi Ở đó gã trẻ tuổi nhất reo lên:
    - Ðồng bọn của nữ nhân ấy đó các đại huynh, hãy bắt hết chúng về trao cho Lữ hội chủ.
    Bốn lưỡi kiếm lóe lên sáng loáng. Phàn Nhất Chi thân pháp ảo diệu xuyên qua xuyên lại chỉ như một luồng sáng đã đoạt liền hai thanh kiếm.
    Chàng đứng qua một bên:
    - chu vị tráng sĩ chưa hiểu so sự việc đã động thủ sớm thế?
    Tên có giọng ồm ồm ra lệnh chỉ huy:
    - Sự việc đã sờ sờ trước mắt. Bọn bay là thám mã của triều Thanh tung vào đây định phá hoại Phục Hưng hội chứ gì?
    Gã đã mất kiếm nên song quyền chập lại đánh đến một thế Ðồng Tử Kiến Trà. Kình lực như một lớp sóng tạt qua Thái Dương chàng rồi biến thành chỉ mổ ngoặt lên huyệt Thính Hội của chàng. Gã cứ tưởng biến chiêu của gã như thế là đã xuất quỷ nhập thần lắm rồi. Không ngờ Nhất Chi chỉ động thân một cái cả hau tay của gã đã bị chàng khóa chặt.
    Tên thứ hai xông tới đá một cước ngang đầu Nhất Cho đồng thời quyền xỉa xuống bụng chàng mong giải cứu đồng bọn. Chàng vẫn khóa tay tên thứ nhất nhưng thân rạp xuống tránh một lúc hai đòn của gã rồi buông tên thứ nhất ra, dùng chân Ở tư thế ngồi đá ngược lên quay một vòng tròn. Gót chân của chàng không biết bằng cách nào đã móc được ngay vào xương đòn gánh của gã thanh niên thứ hai. Cứ thế Nhất Chi xoay gã như xoay chong chóng, gã cố vùng vẫy để thoát thân ra nhưng không hiểu sao người gã cứ dính chặt vào chân chàng không sao rời ra được. Gã la lên:
    - Chủ nhân!
    Một bóng đen phi thân Ở xa tới. Chính là Tạo Nạp Bắc, sư đệ của Tạo Nạp Việt và đệ tử của Lãng Dữ chân nhân. Hôm nay hắn mặc một bộ quần áo kinh dị, nửa như sư tăng, nửa như đại sư, tóc bện thành đuôi dài phía sau như đuôi một con sư tử. Nhìn thấy cảnh tượng khốn khổ của gã thanh niên, Tạo Nạp Bắc chìa ngay cuốn sách ra:
    - Phàn các hạ! Các hạ buông gã ra ta xin hoàn lại!
    Phàn Nhất Chi vẫn tiếp tục quay gã thanh niên như chong chóng.
    - Ta nào cần đến cuốn bí kíp ấy nữa! Các hạ cứ mang cho Lãng Dữ chân nhân hoặc ai khác cũng được!
    Tạo Nạp Bắc đau khổ:
    - Ta có đọc được chữ nào trong này đâu mà học? Vả chăng... vả chăng...
    Lãng Dữ chân nhân nói bản này là bản giả!
    Tuệ Chân nhào tới, yến nguyệt lưỡng đầu côn trong tay nàng đập vào cổ tay Tạo Nạp Bắc, hắn lật cổ tay, thủ pháp chuyển mau lẹ tránh đòn rồi vọt thân ra xa đứng nhìn gã thanh niên bị quay có đến hơn trăm vòng, người hắn mềm nhũn ra và đã gần biến thành một bị thịt. Bỗng nhiên Phàn Nhất Chi búng chân một cái đứng dậy, người gã thanh niên bị văng ra xa, mép sùi bọt trắng, hắn thều thào trong miệng:
    - Tạo Nạp chủ nhân! Hãy trả mối thù này cho tiểu nhân! Tiểu nhân bị trúng độc chiêu của Cái Bang Di Công!
    Người gã cứ mềm nhũn đi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Chứng kiến cái chết của thuộc hạ, Tạo Nạp Bắc trừng trừng mắt ngó Phàn Nhất Chi.
    Mắt hắn lóe lên những tia hận thù tuyệt vọng. Ðột nhiên hắn đứng dậy:
    - Sát nhân giả tử! Các hạ có liên hệ gì với Tư Không thiếu gia?
    Tưởng hắn xông lại tấn công, nhưng không, hắn vẫn đứng yên, một tay giơ cao bản Càn Khôn Yếu Quyết lên cao, tay kia hắn vận công lực bóp vụn ra. Tuệ Chân xoay lưỡng đầu côn hấp tấp tiến lại:
    - Ngươi... ngươi... không được phá võ kinh bí kíp của họ Tuệ ta.
    Phàn Nhất Chi cản lại:
    - Kệ hắn! CÔ nương chắc gì bản ấy là bản thật?
    Tạo Nạp Bắc trợn mắt bật máu:
    - Bản thật nghe rằng TÔ Tư vương Ở Yên Kinh cướp được của Phàn Huệ Chi Ở Tam Dương tiêu cục đã đem sang Tây Trúc hỏi ý kiến của Ðảo Vũ chân nhân rồ i!
    Tay hữu hắn bóp vụn tờ Càn Khôn Yếu Quyết bay lả tả xuống mặt đất, hắn cười ha hả...
    - Càn Khôn Yếu Quyết! Từ nay chỉ còn một mình TÔ Tử vương là giữ độc bản! Ha ha! TÔ Tử vương! Các hạ nghe rõ chứ?
    Tạo Nạp Bắc xoay mình thét lớn:
    - Thù này sẽ trả! Hẹn đến ngày này năm sau ta sẽ hội ngộ.
    Thân pháp hắn đáng liệt vào hàng cao thủ. Một chớp mắt hắn chạy mất dạng, kéo theo lũ thủ hạ chỉ còn lại ba tên.
    Phàn Nhất Chi không muốn đuổi theo bọn chúng, chàng quay lại tìm Ðinh Chu Lâm nhưng trong lúc lộn xộn, cô nương họ Ðinh đã lợi dụng cơ hội bỏ trốn mất từ lúc nào không biết, chàng thở dài thẩn thờ nhìn Tuệ Chân đang ngơ ngác lắc lư mấy bím tóc trên đầu.
    Phàn Nhất Chi lặng lẽ trở vào tửu quán, chàng bèn bàn với Tuệ Chân:
    Tình hình càng lúc càng mù mịt, cô nương có thể chờ tôi vài ngày để tôi tìm ra chỗ Ở của Quan Thượng Cầu và Ðinh Chu Lâm được không? Tôi ngờ bọn phu phụ này có âm mưu gì khi về ẩn dật nơi xa xăm này...
    Tuệ Chân đăm chiêu:
    - ca ca không dẫn tiểu muội đi cùng ư?
    - CÓ lẽ không nên! Tiểu muội cứ về nhà đợi ca ca trong vòng một tuần, thế nào cũng có tin về...
    Tự nhiên nghe Phàn Nhất Chi đã đổi cách xưng hô, gọi mình là tiểu muội và xưng ca ca, Tuệ Chân sung sướng lắm, nàng vui đến độ quên cả năn nỉ chàng và vì bởi nàng dư biết chàng là người quả quyết, đã nói là không đổi ý bao giờ, nàng đành miễn cưỡng gật đầu.

  2. #21
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 9

    Lấy oán trả oán
    Phàn Nhất Chi một mình trở lại khu phố chợ nhỏ.
    Ðêm đã chập choạng buông bức màn xám xuống vạn vật. Lần mò đi theo đường quan đạo có những ánh đèn dầu lạc tù mù Ở hai bên vệ đường. Phàn Nhất Chi tới một khách điếm đã thưa người. Chàng gõ cửa gọi chủ nhân, một gã mặt mũi lèm nhèm lảo đảo bước ra:
    - Khách quan muốn gì? Quán xá giờ này sửa soạn dẹp rồi, khách quan không trông thấy thông báo của đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ dán Ở sân đình sao?
    - Xin thứ lỗi! Tôi từ xa mới tới xin mua một con ngựa tốt, chủ nhân có không?
    Chàng đưa ra một nắm bạc. Tên chủ quán sáng mắt liền, gã chộp lấy:
    - Ðược được! Nhưng trời tối thế này, khách quan hãy vào ngồi chờ giây lát Phàn Nhất Chi bước vào. Quán chỉ có chỏng chơ vài cái bàn và ít chục cái ghế đã xếp thành một góc đưa những cái chân gầy guộc lên trời. Gã chủ quán thì thào vào tai chàng:
    - Ðêm nay hình như có biến. Ớ vùng này, Phục Hồng hội thế lực rất mạnh, sinh sát trong tay, nếu khách quan là người của triều Mãn Thanh, nên cẩn thận. Chiều nay đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ và đệ nhị hội chủ Lăng Thiếu CÔ ra thông báo mọi hàng quán phải dọn dẹp sớm hơn mọi khi.
    Trong khi chờ đợi, khách quan đọc thông báo này cho biết.
    Gã xòe ra một tờ giấy to bản đã nhầu nát. Phàn Nhất Chi đọc:
    "Phục Hồng hội chủ phục Minh biến tri:
    Gần đây nơi bản hội đóng doanh có một tên lạ mặt xuất hiện, người họ Phàn Ở Tam Dương tiêu cục Yên Kinh. Ðây là tên phiêu lãng nguy hiểm định thám thính tin tức cho triều Mãn. Lệnh trong vòng một tuần, tất cả hàng quán phải đóng cửa từ đầu giờ tuất, tất cả nhà dân không được chứa kẻ lạ mặt để bản hội bắt tên du thủ du thực này. Bản hội có cho họa chân dung tên tiểu tử nguy hiểm bên cạnh để mọi người cùng tránh. Kính cẩn tuân theo đấy." Ðại diện đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ, đệ nhị hội chủ Lăng Thiếu CÔ ấn ký.
    Mậu Quán Tinh thủ sao.
    Bên cạnh là bức chân dung của Nhất Chi do tên họa sĩ non tay nào vẽ, trông không giống chàng mà cũng chăng giống ai cả. Chàng cười khà, dấu mặt vào trong bóng tối, dù sao chàng cũng không muốn bị phát hiện. Ðây có lẽ là âm mưu của tên đứng hàng thứ ba "Mậu Quán Tinh chép tay" nhằm vây bủa tiêu diệt chàng đó thôi. Vu khống cho chàng làm tay sai cho triều Mãn thì quá buồn cười, có lẽ chúng không tìm ra một tội danh nào khác chăng?
    - Hừ! Ðể rồi coi!
    Phàn Nhất Chi lơ đãng lật ngược tờ thông báo. Chàng chú ý tới dấu triện đỏ to bằng nửa án tay viết bằng loại chữ đại triện đời Hán. Chàng tò mò xoay sở cố đọc cho ra: "Tô gia bang". Cái gì vậy? TÔ gia bang là bọn nào?
    CÓ quan hệ gì đến Phục Hồng hội chủ hay có quan hệ gì đến chàng?
    Vừa lúc tên chủ quán dẫn ngựa về, gã tươi tỉnh hằn lên:
    - Tiểu nhân mạo hiểm lắm mới dám vào làng mua cho khách quan con tuấn mã đây!
    Gã gọi là "tuấn mã" nhưng chỉ là con ngựa ốm o, cổ cao ngẵng và bụng lép xẹp có lẽ bị bỏ đói đến ba ngày rồi.
    Phàn Nhất Chi vội vàng đứng lên cầm lấy cương ngựa.
    Nhưng chàng chỉ mới dắt ngựa bước qua ngưỡng cửa ra ngoài, sau lưng đã có tiếng động phía trong. Tay vẫn cầm cương, chàng quay cổ nhìn vào.
    Gã chủ quán gục xuống bên cánh cửa khi tiễn chàng ra ngoài và định đóng cửa lại. Nhất Chi bước hai bước trở vào. Giữa ngực gã chủ quán là một mũi ám khí bằng đồng còn lấp loáng sáng. Chàng rút mũi ám khí ra vì phát hiện một mảnh giấy nhỏ ghi trên đó nét chữ sắc như dao: "Tô gia bang báo oán" TÔ gia bang là ai? CÓ quan hệ thế nào mà ra tay sát thủ với gã chủ quán này? TÔ gia bang, hừ! Chăng lẽ lại là nhà TÔ Tử Kiệt? Phải chăng TÔ gia bang là tên bang hội có con triện đóng Ở mặt sau tờ thông báo của Phục Hồng hội?
    Phàn Nhất Chi lặng lẽ vuốt đôi mắt trợn trừng của gã rồi quay ra lấy ngựa đi ngay. Chàng linh cảm một điều gì bất tường. Nhưng đó là điều gì chàng vẫn chưa nghĩ ra được.
    Ngựa phi đêm ấy không nghĩ, Phàn Nhất Chi muốn vào thành Hợp Phì vì nơi ấy chàng còn gia đình một người phụ chấp (tức là cha) đang làm đạo sĩ trong dinh quan tổng trấn Hợp Phì. Hy vọng rằng người phụ chấp này sẽ giúp chàng truy ra nơi Ở của Quan Thượng Cầu.
    Ðến tảng sáng, ngựa đã mệt là, bốn vó của nó nhấc lên như đeo đá, chàng đành lần vào một thôn xóm nhỏ ven đường. Thôn Ở trong vòng rào cây xanh ngắt, yên ắng như một thôn chết.
    Cho ngựa chạy suốt con đường lát gạch từ đầu đến cuối thôn mà không gặp một ai. Giờ này là giờ nông dân kéo nhau ra đồng, chăng lẽ thôn này chết hết cả rồi sao?
    Nhất Chi quảy ngựa lại, tiếp tục phi dọc con đường định trở ra. Ðến cái cổng gạch rêu phong, chàng gặp một lão già lẩy bẩy ôm bó lúa đi vào, chàng dừng cương:
    - Lão tẩu! Xin cho hỏi, chăng hay sao thôn ta vắng lặng thế?
    Một lão già lạc thần trong một vẻ sợ hãi lộ liễu:
    - Quan gia tìm ai? Hôm nay có lệnh cấm ra khỏi nhà. Lão đói quá, có một thân một mình nên đánh liều ra ruộng mót ít lúa về giã kiếm gạo ăn đây!
    - Lệnh cấm của ai?
    Lão già ngập ngừng một chút rồi thấp giọng:
    - TÔ giabang!
    Lại TÔ gia bang! Nghe đến cái tên này, tự nhiên Phàn Nhất Chi cũng chột dạ, chàng hỏi tiếp:
    - Ngựa ta đói quá. Cả ta nữa. Liệu lão có chút ít lương thực bán cho ta được không?
    Chàng đưa ra một nắm bạc vụn. Mắt lão già sáng lên trong chốc lát rồi lại tối đi:
    - Làm gì có lương thực cho qua gia. Nhưng nếu quan gia rộng lượng cho lão ít tiền, lão sẽ ra đồng cắt bó cỏ cho ngựa và kéo nước ao cho ngựa uống!
    - Ðành vậy! Lão cắt cho ta bó cỏ lớn rồi ta sẽ thưởng.
    Lão già "vâng, vâng" trong miệng rồi đặt bó lúa Ở vệ đường quảy quả bước đi liền.
    Quả nhiên, trong chốc lát lão đã về với một bó cỏ lớn hơn chàng muốn nhiều Lão quăng xuống cạnh chân ngựa:
    - Quan gia đợi thêm chút nữa, lão đi tìm nước.
    Lão già lại đi và về đúng như giao ước. Phàn Nhất Chi trao cho lão vài miếng bạc vụn khiến lão sướng run:
    - Ða tạ quan gia! Té ra quan gia không phải là quan quân nhà Mãn Thanh?
    Rồi lão lập cập tiếp:
    - Hay là quan gia theo lão về tệ xá. Lão sẽ cố gắng tìm chút gì cho quan gia đỡ dạ!
    Con ngựa ốm o tội nghiệp trong chớp nhoáng đã ăn hết một ôm cỏ. Phàn Nhất Chi đồng ý dắt ngựa lững thững theo lão nông về nhà.
    Lão nông đi trước dẫn đường cho chàng về một gian lều nát Ở cuối thôn.
    Ðứng Ở cái ngõ trống hoắc, lão dặn:
    - Ðể lão vào trước cất bó lúa rồi sửa soạn mời quan gia hạ cố.
    Lão bước vào trong lúc Phàn Nhất Chi cột ngựa Ở hàng rào xiêu vẹo.
    Nhất Chi vào nhà sau lão chỉ độ nửa khắc.
    Gian lều của lão quả là tềnh toàng trống trải. Nhất Chi nhìn quanh và chợt thất sắc. Giữa lều là xác lão già nằm đè lên bó lúa, mắt trợn trừng kinh Giữa ngực lão nông cắm một ám khí bằng đồng sáng bóng và cũng kèm một tờ giấy nhỏ. Lần này chữ viết có đủ ý hơn: "Bất cứ ai quan hệ với tên tiểu tử họ Phàn đều bị thảm tử. TÔ gia bang báo oán." Phàn Nhất Chi bàng hoàng vân vê mũi ám khí nhọn hoắc trên tay. Hừ! Chàng đã đoán được phần nào. TÔ gia bang? Bang hội của nhà họ Tô. TÔ Tử vương Ở Yên Kinh mà thế lực kết hợp với bọn Phục Hồng hội vươn rộng tới đây chăng? CÓ thể lắm!
    Phàn Nhất Chi quảy quả trở ra. Ngựa chàng vẫn dặm vó Ở chỗ cũ. Chung quanh vẫn lặng lẽ đáng sợ. Chàng thót mình lên ngựa theo con đường lót đá ra khỏi thôn. Sau lưng chàng, gian lều nghèo khổ tự dưng phát hỏa cháy ngùn ngụt. TÔ gia bang. TÔ gia bang. Ðể rồi coi bọn bây còn giở trò gì nữa?
    Sáng hôm sau, Phàn Nhất Chi đến trước cổng thành trấn Hợp Phì cao sừng sững, người và ngựa đều mệt lã. Dọc đường chàng chứng kiến thêm cái chết thảm của một người dân Vô tội vì chàng tạt vào mua cơm ăn.
    TÔ gia bang quả là tàn độc. Ðặc biệt chàng không tìm được manh mối kẻ giết người dấu mặt. Lần nào nạn nhân cũng chết tức cửi bất ngờ với mũi ám khí bằng đồng và giòng chữ câm lặng: "Tô gia bang báo oán." Thành Hợp Phì không có vẻ đô hội như thành Yên Kinh. Tất cả kiến trúc đồ sộ nhất đều thấp lè tè và làm vội vã, chỉ có các đền, miếu, chùa chiền là được xây cất đẹp đẽ Người phụ chấp của Phàn Nhất Chi là đạo sĩ trong Ðạo Ki Ti được viên quan thủ lãnh Ở đây hết sức trọng vọng vì ngày xưa ông đã từng du học bên Thiên Trúc và tổ xa đời của ông cũng là đạo sĩ được hoàng đế nước Quyên Ðốc phong làm quốc sư trong một ấn sắc mà đến giờ ông vẫn còn giữ được.
    Phàn Nhất Chi bị tên quân gác cổng chân lại:
    - Các hạ tìm ai trong thành Hợp Phì?
    - Tại hạ tìm gia sư Ðào Thiếu Vi Ở Ðạo Ki Ti.
    Nghe tên Ðào Thiếu Vi, tên quân dễ dãi liền:
    - À thì ra Ðào chân nhân! Các hạ cứ đi dọc theo mé đông hồ nước là tới Ðạo Ki Ti đó!
    Phàn Nhất Chi trong khi cúi đầu nói "cảm tạ" đã dúi vào tay hắn vài đồng bạc lẻ. Ðối với quân binh Ở đây chỉ có tiền bạc là dễ làm cho chúng tối dạ nhất.
    Nắm chặt mớ tiền trong tay, tên quân vồn vã mở rộng cổng thành cho chàng phóng ngựa qua.
    Sau lưng chàng là một tiếng rú khủng khiếp. Chàng quay đầu lại nhìn trên quân gác cổng gục xuống chết ngay lúc cánh cổng vừa khép lại. Chàng cho ngựa vọt luôn vì biết chắc rằng trên ngực hắn có một mũi ám khí bằng đồng và mấy chữ "Tô gia bang báo oán".Té ra cái TÔ gia bang đeo đuổi chàng xa gớm và cũng chăng kiêng nể gì đến bọn quan quân triều Mãn. Tìm ra Ðạo Ki Ti không phải là việc khó vì gần như ai cũng biết địa chỉ điểm này.
    Ðào Thiếu Vi đang xõa tóc xông trầm Ở tẩm thất, nghe tin có Phàn Nhất Chi đến vội vả xốc áo chạy ra ngay:
    - ôi! Hiền diệt! Ngọn gió nào đưa hiền diệt đến với ta thế này?
    Phàn Nhất Chi xuống ngựa thi lễ:
    - Cuồng diệt bốn bể không nhà làm thân du thủ, nay đến xin tạm tá túc với bá bá một thời gian.
    - Ta biết cái chết của Phàn huynh rồi! Chăng qua là không thức thời thôi.
    Làm gì cái nghề bảo tiêu bạc bẽo mà nguy hiểm đó? Nay hiền diệt đến với ta là phải lắm. Hiền diệt cũng là người kiệt liệt, làu thông kinh sừ, để mai kia ta sẽ tiến cử với tổng trấn Ở đây, may ra lọt được vào mắt xanh ngài chăng?
    ông kéo vai áo Nhất Chi dẫn vào tẩm thất:
    - Ðường xa chắc mỏi mệt? Hiền diệt cứ tạm nghỉ Ở tẩm thất của ta. Ðợi ta chốc lát, ta qua dinh tổng trấn trở về rồi chúng ta sẽ có tiệc tẩy trần!
    ông vừa mặc bộ y phục đạo sĩ vào người vừa dặn dò Phàn Nhất Chi vài điều chàng chưa kịp hỏi trong vùng Hợp Phì này ông có biết ai tên Quan Thượng Cầu không thì ông đã kêu gia nhân sửa soạn kiệu qua dinh tổng trấn mất rồi.
    Ðợi có hơn buổi họ Ðào mới trở về, nét mặt nặng trĩu phân vân.
    ông trầm ngâm nói với chàng:
    - Bên dinh tổng trấn vừa loan tin có tên tiểu tử nào đó mới nhập thành...
    Không lẽ hiền diệt sau này có thay đổi?
    CÓ lẽ cái chết của tên quân giữ cổng thành và mũi tên ám khí với mấy chữ "Bất cứ ai quan hệ với tên tiểu tử họ Phàn đều bị thảm tử... " đã đến tay bọn quân sĩ Ở đây rồi. Chàng miễn cưỡng chối biến:
    - Bá bá biết cuồng điện từ lúc còn nằm tã. Lẽ nào cuồng diệt lại có cái hành vi ấy?
    Ðào Thiếu Vi bình tĩnh trở lại ; - à! CÓ thế thực! Hiền diệt yên tâm, ta đã bộc trần tổng đốc về trường hợp của hiền diệt. Hy vọng mai đây hiền diệt sẽ được trao cho trọng trách.
    Hãy cố gắng làm vinh dự họ Phàn.
    Chàng đánh trống lảng:
    - Làm quan không phải là chí của cuồng diệt. Xin bá bá miễn thứ. Từ khi gia phụ bị thảm sát, thức ngộ được lẽ Vô thường của cõi đời, cuồng diệt những muốn thế phát.
    Ðào Thiếu Vi cười rộ ngắt ngang:
    - Sao được! HỌ Phàn của huynh ta còn một nam tử duy nhất là hiền diệt.
    Vả chăng họ Phàn chưa ai ra làm quan, hiền diệt phải cố lên chứ!
    Rồi ông lại tự gạt đi:
    - Nhưng chuyện đó để tính sau. Giờ hãy tẩy trần cái đã. Gia đồng! Lên ta có lệnh Một tên gia đồng ước chừng đôi mươi hấp tấp chạy lên. Mắt hắn đầy những mụn lốm đốm như bị lên ban và con mắt liếc ngang đầy gian xảo, Ðào Thiếu Vi vẫn Vô tình:
    - Ðây là công tử Phàn Nhất Chi, hiền diệt của ta sẽ Ở lại đây ít ngày. Hãy vào trù thất làm cơm đãi khách.
    Tên gia đồng liếc Phàn Nhất Chi một cái sắc như dao, gã lắp bắp:
    - Ðạo nhân đạo nhân bên dinh tổng đốc ban lệnh... ban lệnh... cẩn trọng... têntiểutử... tiểu tử... tử...
    Ðào Thiếu Vi nạt:
    - Ta biết rồi. Ðã nói lắp mà còn ham nói nhiều! Xuống bếp đi!
    Tên gia đồng vùng vằng đi xuống. Phàn Nhất Chi lưu ý:
    - Cuồng diệt thấy tên gia nhân này không được lương thiện. Bá bá nên tế tâm.
    Ðào Thiếu Vi gạt đi:
    - NÓ bị dị tật từ bé, ta thương tình coi như tử đệ trong nhà. Chỉ phải đều là tuy nói lắp như vậy nhưng rất ham tụ tập rượi chè. Ðể có hiền diệt Ở đây, hiền diệt sẽ rèn cặp nó bỏ dần tính xấu.
    Phàn Nhất Chi từ chỗ i:
    - Cuồng diệt không thể Ở lâu. Xin bá bá cho biết trong thành Hợp Phì này có kẻ nào tên Quan Thượng Cầu bị câm không?
    Ðào Thiếu Vi hơi trầm ngâm:
    - Bị câm à? Quan Thượng Cầu? Tên quen lắm... à! Ta nhớ rồi, y cũng mới về Hợp Phì đây thôi. Nhà tranh Ở phía ngoài thành cửa bắc cách năm dặm.
    Ðêm ấy Phàn Nhất Chi ngủ chung trong tẩm thất với Ðào Thiếu Vi.
    Ðào Thiếu Vi nằm rất muộn, có lẽ đã sắp tới giờ tý ông mới đọc xong bộ Huỳnh Ðình kinh trước cái kỷ có treo bức hoành viết mấy chữ Hựu Huyền cung của ông.
    Ðêm đã thực khuya ông mới thổi tắt ngọn nến lục đục vào màn nằm cách chỗ nằm chàng hơn một sải tay.
    ÐỘ nửa khắc là đã nghe Thiếu Vi ngáy. Tiếng ngáy của ông như tiếng kéo bễ dễ đến Ở dưới nhà ngang cũng có thể nghe. Phàn Nhất Chi vẫn không sao yên giấc được dù suốt ngày đi đường đã rã rời.
    Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nghe một tiếng động nhỏ. Chàng tập trưng thính giác, tiếng động lục đục dưới gậm cửa, rồi dưới giường nằm. À thì ra tiếng chuột đuổi nhau.
    Chàng chập chờn mắt. Tiếng chuột chạy đuổi nhau từ gậm cửa sang đến tận giường khiến chàng hơi khó chịu. Chàng trở dậy định đuổi lũ vật quấy phá ấy đi.
    Xòe một mồi lửa, chàng định thắp dĩa đèn.
    Cúi đầu sát xuống gầm giường, chàng không thấy con chuột nào cả mà Ở trong tận xó tối, chàng lại phát hiện một cuộn tròn đen tuyền hơi cục cựa.
    Nhất Chi hắn giọng:
    - Ðạo chích! Ra đi thôi chứ, sắp sáng rồi!
    Cuộn tròn không đợi câu thứ hai, bung ra liền thành một người vừa tầm, bóng đen trùm khăn kín mít, chỉ để lộ con mắt liếc ngang như chớp vọt ra khỏi gầm giường mau không kém một con rắn.
    Vừa thoát khỏi gậm giường, bóng đen vung tay xẹt ra mũi ám khí lấp lánh bay về phía thân thể đang say ngủ của Ðào Thiếu Vi. Phàn Nhất Chi nhanh hơn. Chàng thi triển khinh công đứng chân ngay đầu ám khí đưa tay lên trước ngực như niệm kinh nhưng chủ ý là dùng chưởng lực đỡ mũi phi tiêu.
    ám khí đụng kình lực như bức tường phong của chàng dừng ngay lại rơi xuống đất. Không muốn làm kinh động giấc ngủ của người phụ chấp, Nhất Chi phất tay áo rộng cho phi tiêu lọt vào. Chàng hơi ngó xuống, tâm chấn động: ÐÓ là mũi ám khí bằng đồng sáng loáng có ghi sẵn mẫu giấy nhỏ.

  3. #22
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chàng kêu khẽ:
    - A! TÔ giabang!
    Ngước nhìn lên, chàng đã thấy bóng đen mất dạng. Một tia sáng lóe lên trong đầu, chàng vọt mình ra cửa, dọc theo dãy hành lang dài dẫn ra cổng Ðạo Ki Ti có bóng người thấp thoáng. Chàng đuổi theo.
    Bóng đen đã vượt ra cổng, hắn chạy men theo bờ hồ rộng lớn chạy như chớp qua mấy dãy phố. Thuật phi hành của bóng đen quả là tuyệt hảo.
    Nhưng hắn không ngờ Nhất Chi cũng đã luyện đến công phu bực nhất, thêm nữa chàng may mắn ăn phải Thiên Chi Thảo, công lực khác thường nên bám sát bóng đen như hình với bóng. Cả hai đuổi nhau đến bờ sông Phì Thủy. Vào lúc nửa đêm, mặt sông Phì Thủy mông mênh như thở lên sương khói giá buốt. Bóng đen nhảy lên một chiếc thuyền buồm có vẻ như cố ý chờ sẵn. Chiếc thuyền chòng chành kéo dây cột vừa lúc Phàn Nhất Chi tới nơi. Chàng quyết tâm không tha tên TÔ gia bang này nên không nghĩ ngợi, lập tức vọt mình lên ván thuyền liền.
    Thuyền ra xa bờ.
    Trong phong thuyền bạch lạp đốt sáng, có tiếng cười ròn rã:
    - Vạn hạnh được đón tiếp Phàn công tử!
    Cửa khoang tự động mở toang. Phàn Nhất Chi thấy Ở trong khoang rộng rãi là hai hàng võ sĩ khoảng hơn mười tên đứng khoanh tay nghiêm cẩn.
    Ngồi trên một tấm thảm nệm dầy Ở góc trong cùng là một tiểu nữ vẻ mặt còn non nớt ước độ mười ba mười bốn tuổi. Nữ tử có giọng cười như ngọc vỡ:
    - TÔ Lệnh Ngọc, trưởng nữ của Tử Chiêm viện chủ nhân TÔ Tử Kiệt, xin được ra mắt Phàn công tử!
    Phàn Nhất Chi bàng hoàng nhìn vẻ chói lọi của nội thất khoang thuyền:
    - Ngu sinh xin bái yết TÔ cô cô! Khi xưa Ở Tử Chiêm viện...
    Nhất Chi định tìm lời biện hộ cho sự việc xảy ra Ở Tử Chiêm viện nhưng Lệnh Ngọc vẫn cười như hoa hàm tiếu:
    - Chuyện đã muôn năm rồi! Công tử nhớ lại làm cho cho buồn? Nhã nhạc!
    Lời Lệnh Ngọc là một mệnh truyền. Ðàn sáo trỗi lên liền.
    Tiểu cô nương này không biết có định thiết một triều đình nho nhỏ Ở đây không mà chung quanh khoang thuyền đều cho vẽ hình rồng hình phượng như cung cấm của bậc đế vương.
    Nhã nhạc đang trình tấu du dương bỗng Lệnh Ngọc vỗ tay hai tiếng với lệnh khác:
    - Yến tiệc!
    Ðàn sáo vẫn tiếp tục trong lúc một bọn vệ sĩ gia nhân khác đặt tiệc rượn ngay tại khoang thuyền. Tiểu cô nương ăn nói văn hoa như một danh sĩ:
    - Tiểu TÔ hoa chủ xin được mời công tử bữa hảo tửu mừng hội ngộ!
    Nàng rời nệm thơm đứng dậy. Tuy còn trẻ tuổi nhưng TÔ Lệnh Ngọc đã sớm dậy thì, thân thể thon thả của nàng như một viên ngọc chuốc, nõn nà trong lớp lụa mỏng trơn bóng. Lệnh Ngọc xòe năm ngón tay mà ngón nào cũng đeo đầy kim cương mã não:
    - Xin đón công tử!
    Phàn Nhất Chi bước vào. Hương trầm sực nức trong khoang thuyền khiến chàng có phần cảnh giác. Chàng hơi dè dặt:
    - Dám xin được hỏi TÔ cô cô một câu được chăng?
    Lệnh Ngọc cười chúm chím:
    - Công tử cứ nhập tiệc, có hỏi một ngàn câu tiểu thiếp cũng vui lòng.
    Bất đắc dĩ Phàn Nhất Chi phải ngồi xuống sàn thuyền, trước mặt la liệt sơn hào hải vị bốc mùi thơm kích thích tì vị. Té ra tiểu cô nương này cũng biết thuê những đầu bếp hạng nhất Ở Yên Kinh. Nhất Chi tự róc rượn ra chén, uống cạn một hơi dài. Ðợi rượn thấm vào khí huyết, chàng thu hết can đảm nói liền:
    - Ngu sinh xin đường đột hỏi lệnh cô. Vì cớ gì lệnh cô tàn nhẫn cho hạ sát tất cả những kẻ Vô tội liên quan đến ngu sinh?
    TÔ Lệnh Ngọc ngửa cổ lên cười phô ra cái yết hầu dài và trắng như yết hầu một con thiên nga:
    - Chăng qua là tiện thiếp nặng lòng với công tử, không còn biết gặp công tử bằng cách nào nhanh nhất đó thôi!
    Nàng vẫn tiếp tục cười từng tràng dài như đứa trẻ. Hai võ sĩ tiến lại đỡ Lệnh Ngọc dìu hai bên nàng vào bàn rượn. Nhất Chi nhớ đến một câu của Bạch Cư Dị "Thị nhi phù khởi kiều Vô lực" (gọi trẻ nâng đỡ người con gái đẹp ẻo lã như không có sức). Không biết Lệnh Ngọc "Vô lực" thật hay nàng chỉ màu mè để cho thấy sức mạnh của lệnh nàng?
    Lệnh Ngọc trừng mắt nhìn bọn võ sĩ. Một hảo hán râu rậm vội vàng quỳ xuống trước mặt Nhất Chi:
    - Lệnh của tiểu TÔ chủ xin công tử cầm đũa.
    Ðôi đũa kỳ lạ ngắn chỉ bằng ngón tay và thon nhỏ cũng chỉ bằng ngón tay nhưng được chạm trổ tinh xảo và mát lạnh như được đẽo bằng thứ ngà nào đó Lệnh Ngọc vẫn hồn nhiên:
    - Ðũa Tây Hạ được làm từ xương tê giác đó công tử à! Cầm đũa này công tử không bao giờ sợ gắp nhầm độc vật vì chỉ có một chút chất độc, đũa sẽ biến màu ngay.
    Lệnh Ngọc trấn an chàng hay đe dọa chàng?
    Phàn Nhất Chi khinh mạn:
    - Ngu sinh này đâu phải kẻ tham sanh húy tử mà cô cô phải trấn an? Xin nâng đũa!
    Chàng chủ động gắp một miếng thức ăn bỏ vào miệng tức thì. TÔ Lệnh Ngọc mặt như hoa tươi nói:
    - Gặp công tử thật tiểu thiếp như ngư trầm thủy. Thật hả dạ hoài mong.
    CÓ một cuộc vui xin trình diễn cùng công tử.
    Nàng vỗ tay liền ba cái. Tiếng đàn sáo im bặt. Lệnh Ngọc truyền:
    - Ðem tên gia đồng nhà họ Ðào ra đây.
    Không đợi lệnh lần thứ hai, tên gia đồng nhà Ðào Thiếu Vi đã ra phủ phục dưới gối Lệnh Ngọc:
    - Tiểu vương chủ! Xin chịu tội và mong được đoái công.
    Té ra tên gia đồng của Ðào Thiếu Vi chính là bóng đen bịt mặt mà chàng đuổi theo ban nãy. Nghe lệnh "tự xừ đi," gã run lẩy bẩy đứng bật dậy móc trong túi áo ra ba mũi ám khí bằng đồng y như mũi ám khí định phóng vào người go Ðào khi Ở Ðào Ki Ti. Gã nhăn nhó la lên:
    - V nh biệt tiểu vương chủ! Xin nương tay cho bọn thê tử của tiểu nhân Ở quê nhà Liền đó ba mũi ám khí đã được gã tự ấn mạnh vào lồng ngực. Ba ống máu vọt ra trong nhấp nháy khiến gã quy xuống. Nét mặt TÔ Lệnh Ngọc lạnh như tiền, nàng khẽ nhếch môi:
    - ÐỒ xuẩn ngốc! Chỉ một chút việc là không xong để phiền đến công tử.
    Cho cá Phì Thủy hôm nay một bữa no.
    Lúc này chàng thấy nét mặt Lệnh Ngọc một vẻ gì lạnh lùng đến rợn gáy.
    Tiểu cô nương mới chút tuổi mà sao đã độc ác đến thế? Chàng nhìn xuống bàn tay Lệnh Ngọc, đúng là nàng cũng để những móng tay dài như những vuốt quỷ Nhìn đẹp ghê rợn quá. Nữ tử cười hỏi tỉnh táo như không hề có chuyện gì xảy ra:
    - Công tử đang nghĩ gì? Phải chăng công tử cho là tiện thiếp quá ác độc?
    Nếu không làm vậy, làm sao tiện thiếp có thể sai khiến bọn thuộc hạ ngông cuồng này?
    Chàng đáp liền:
    - Ngu sinh trộm nghĩ dù sao cô cô cũng không tránh khỏi tiếng độc ác.
    Phải chăng đó là phép nhà của TÔ Tử vương?
    Tiếng cười của TÔ Lệnh Ngọc vỡ òa ra làm rung rinh mái tóc mây mượt mà, rung rinh cả mấy cành thoa dắt ngang trên vành khăn nàng đội trên đầu.
    Không thể chịu được lâu hơn, chàng đành nói một câu quyết liệt:
    - Ngu sinh phải quay về Ðạo Ki Ti. Xin cô cô cho được bái tạ. Hẹn có ngày vạn hạnh tái ngộ.
    Mắt Lệnh Ngọc long lanh như có nước:
    - công tử còn về Ðạo Ki Ti làm chi? Ðào Thiếu Vi đã chết rồi, công tử còn về Ðạo Ki Ti làm chi?
    Chàng trợn mắt:
    - CÔ cô đừng hồ đồ! Khi ngu sinh rời Ðạo Ki Ti, Ðào Thiếu Vi bá bá còn say ngủ mà!
    Lệnh Ngọc vỗ tay:
    - Lão ngủ luôn đó. A Nham!
    Một nữ tỳ xuất hiện dâng lên Lệnh Ngọc một vật. ÐÓ là mũi phi tiêu đồng sáng bóng. Lệnh Ngọc:
    - Mũi ám khí này đã ru lão ngủ luôn! Công tử coi đây, máu còn tươi đó chứ?
    Nàng đưa mũi phi tiêu lên ngang mày ngắm nghía như ngắm nghía một đồ trân ngoạn khiến Phàn Nhất Chi hoang mang tự hỏi không hiểu nữ tử này là người hay là quỷ. Lệnh Ngọc buông tiếng thở dài:
    - Công tử ôi! Giờ này Ở dinh tổng trấn Hợp Phì đang thảo lệnh truy nã công tử khắp nơi rồi đó. Chi bằng công tử cứ Ở với tiểu thiếp trên cái du thuyền "Tiểu TÔ hoa chứ' này có yên ổn hơn không? Chiều nay gió sẽ đưa ta ra sông Hoàng Hà rồi thăng đến Ðông Hải. Công tử muốn viễn du nơi đâu tiểu thiếp cũng xin chiều.
    Chàng đứng phắt dậy:
    - Tiểu cô TÔ thị, ngu sinh lấy làm tiếc!
    Chàng nhún thân một cái chân đã rời khỏi khoang thuyền. Lệnh Ngọc reo lên:
    - Hảo tráng sĩ! Thân pháp công tử đẹp lắm, nhưng bờ đã xa thăm thăm thế kia, công tử phi thân tới được chăng?
    Quả là bờ đã quá xa, chỉ có hóa thành chim mới bay tới bờ được thôi.
    TÔ Lệnh Ngọc lại xuống giọng:
    - Tiểu thiếp ái ngại cho công tử nên mới có lời khuyên chân thành. Công tử nghĩ xem, trên thành Hợp Phi kia công tử chỉ có toàn là kẻ thù, còn lên đó làm chi?
    - Nhưng ngu sinh còn thù nhà canh cánh. Cái chết của phụ thân Ở Giang Nam đến nay vẫn chưa biết thủ phạm, nỡ nào yên tâm phóng du cùng Vô cô được sao?
    TÔ Lệnh Ngọc cười tươi như hoa:
    - Công tử đúng là tu mi nam tử nặng lòng vì nước nhà. Nếu công tử muốn tìm ra thủ phạm đêm thảm sát lệnh nghiêm đường xin cứ nói một lời, tiểu thiếp sẽ cho TÔ gia bang lần lượt đem đủ xác các thủ phạm về đây. Còn nợ nước? Công tử tưởng rằng tộc Mãn chỉ chiếm đoạt một Trung Nguyên này hay sao?
    - Ða tạ cô cô, nhưng cô cô nói vậy là có biết thủ phạm thảm sát gia nghiêm ư? Lẽ nào ngu sinh là nam tử đứng trên cõi đời lại yếu nhược mượn tay người khác để báo thù nhà?
    Mặt TÔ Lệnh Ngọc bỗng đanh lại:
    - Tiểu thiếp đã cạn lời. Thủ phạm thảm sát lệnh nghiêm đường, tiểu thiếp tuy không biết hết nhưng cũng biết nó gồm Ở trong bốn chữ "Mậu, Tài, Tiến, Cử" công tử cứ thuộc bốn chữ ấy là tìm ra manh mối thôi. Giờ xin báo cho công tử biết: TÔ gia bang cho vời công tử xuống Tiểu TÔ hoa chủ là để đòi lại Cái Bang Di Công mà công tử đã đoạt Ở Tử Chiêm viện ngày xưa đó!
    Phàn Nhất Chi mỉm cười:
    - Nếu đòi lại Cái Bang Di Công thì là thiếu chủ TỔ Di Khánh đòi chứ sao lại là cô cô?
    TÔ Lệnh Ngọc vẫn cười tươi:
    - TỔ Di Khánh à? Thiếu chủ Cái bang ấy à? Hà hà! Công tử không thấy ai kia sao?
    Nàng kéo một tấm màn rủ xuống từ nãy giờ cuộn lên. Bên trong đứng sừng sững như người bằng sáp, rõ ràng là TỔ Di Khánh với vẻ mặt nhợt nhạt Phàn Nhất Chi kinh dị thảng thốt:
    - TÔ thiếu chủ Ở đây từ bao giờ?
    TỔ Di Khánh hơi mỉm cười gượng gạo, giọng của y lạc lỏng:
    - Tại hạ đã Ở đây từ lâu, ngay từ lúc các hạ mới bước vào. Xin đừng gọi tại hạ là thiếu chủ nữa vì tại hạ đã từ giã Cái bang lâu rồi. Phàn công tử, hôm trước Ở Tử Chiêm viện vì chút việc riêng, tại hạ phải giả chết để gấp ra đi nên đành bỏ lại quạt bồ phiến gia truyền Cái Bang Di Công lại cho các hạ. Nay tại hạ đến để đòi lại quạt ấy đây. Ý của các hạ thế nào?
    Tên TỔ Di Khánh này sau khi giả chết bây giờ nói quá nhiều chứ không trầm tĩnh như trước kia. Chàng mỉm cười nghi ngờ:
    - Rất tiếc ngu sinh không còn giữ được quạt bồ phiến ấy cho huynh đài, nhưng cái quạt ấy chỉ giá trị ngoài Cái Bang Di Công chứ mấy nan quạt phất lụa có giá trị gì đâu, phải không huynh đài?
    TỔ Di Khánh cúi mặt xuống:
    - Công tử nói vậy là đúng. Bài Cái Bang Di Công của nhà ta nếu tập cho thuần thục phải mất mười năm, khi vừa giả chết ta vẫn còn nhớ đến công tử nên cố gắng lưu lại chút tình bằng cách viết tên thủ phạm thảm tử phụ thân công tử nên quạt. Công tử có thấy chữ "Mậu' do ta viết không?
    Phàn Nhất Chi chú ý TỔ Di Khánh luôn luôn nhìn xuống ngực mình trong khi nói, và hắn nói quá nhiều, khác hắn TỔ Di Khánh rất phong nhã điềm tĩnh khi gặp chàng trong Tử Chiêm viện.
    Một ý tưởng xẹt qua trong đầu chớp nhoáng, chàng hơi "hừ" trong cổ họng, không ai nghe tiếng hừ ấy, thân pháp chàng di động tức thì, kiếm đã nhảy vào lòng bàn tay chàng, chàng chém tới một thế hoa mỹ đẹp như múa.
    TÔ Lệnh Ngọc kinh ngạc trợn tròn hai mắt chỉ kịp kêu ú ớ:
    - Công tử... công tử vọng động gì thế?
    Mũi kiếm sác như nước của Phàn Nhất Chi lướt qua người TỔ Di Khánh, xẻ rách liền vạt áo ngoài của hắn để lộ một vết sẹo dài chạy từ cổ xuống ngực. TỔ Di Khánh thu bụng lại, tay hắn đưa ra móc vào sợi tua Ở cán kiếm.
    Chàng cười gằn thu kiếm lại:
    - Tạo Nạp Bắc, định dùng thuật dịch dung thành TỔ Di Khánh làm gì thế?
    chiếc mặt nạ bằng sáp của Tạo Nạp Bắc vẫn Vô hồn nhưng gương mặt của TÔ Lệnh Ngọc thì biến sắc:
    - Công tử... công tử... Tiểu TÔ hoa chủ đã nhân nhượng tử tế với công tử quá nhiều Ðừng ép nhau phải ra tay tàn nhẫn!
    Lời nói của nàng rõ ràng là lời đe dọa. Phàn Nhất Chi vẫn thản nhiên:
    - Ðược cô cô tiếp đãi nồng hậu, ngu sinh lấy làm cảm kích, nhưng còn việc tên Tạo Nạp Bắc này biến hình thành TỔ Di Khánh để lừa đảo ngu sinh thì là một việc khác hắn. Xin hỏi, đây là mưu thuật của Tạo Nạp Bắc hay là của TÔ cô cô?
    TÔ Lệnh Ngọc ngửa cái cổ dài cười phá lên:
    - Việc xảy ra trên Tiểu TÔ hoa chủ, không có sự đồng ý của bản cô nương làm sao coi cho được? Công tử, quạt Cái Bang Di Công ấy đâu rồi?
    Chàng đáp săng:
    - Quạt mất rồi, còn bài Cái Bang Di Công vẫn nằm trong đầu ngu sinh đây TÔ Lệnh Ngọc cười hớn hở:
    - Thế thì tốt quá, Phàn công tử chịu khó Ở lại đây chép cho xong hộ thiếp bài Cái Bang Di Công ấy nhé!
    Phàn Nhất Chi phản đố i:
    - Không... không... ngu sinh còn nhiều việc Ở trên trấn Hợp Phì... làm sao Ở đây quá lâu được... Bài Cái Bang Di Công ấy theo ngu sinh được biết, chỉ chân truyền cho những đệ tử Cái bang thôi, cô cô muốn chép lại làm gì?
    Tiếng cười TÔ Lệnh Ngọc vẫn vang lên khanh khách:
    - Ớ đời phải biết kinh, biết quyền. Công tử! Công tử bận việc đi tìm Quan Thượng Cầu chứ gì? Xin cứ yên tâm, tên họ Quan ấy sẽ còn phải Ở cửa bắc thành Hợp Phì lâu lắm, có bay mất đâu mà công tử sợ?
    Rồi không đợi cho chàng nói thêm gì nữa, TÔ Lệnh Ngọc vỗ tay liền ba cái một tỳ nữ dâng lên giấy bút văn phòng tứ bảo rồi rút lui liền. Lệnh Ngọc tiếp:
    - Công tử cứ an tâm Ở lại đây, cơm nước đã có người hầu hạ cho công tử chép lại bài Cái Bang Di Công, khi nào xong xuôi xin báo để Tiểu TÔ hoa chủ đưa công tử vào bờ!
    ° ° °
    Tuệ Chân kéo sập cánh cửa liếp, nàng định quay vào thổi ngọn đèn dầu trên ớ a bỗng có tiếng gọi nhỏ:
    - Tuệ cô nương!
    Tuệ Chân nhìn ra ngoài.
    Bóng tối không cho nàng nhìn rõ người gọi là ai, nàng hỏi:
    - Ai gọi đó?
    - CÓ Phàn công tử nhắn tin về cô nương đây.
    Tuệ Chân mừng lắm, nhưng nàng kịp trấn tĩnh:
    - Ca ca ta mới vào thành Hợp Phì có ba ngày sao đã về sớm thế?
    - Vì chuyện cần kíp Phàn công tử phải trở về, đang đợi cô nương Ở tại nhà Tạo Nạp Việt...
    - Ðể làm gì?
    Tiếng chép miệng:

  4. #23
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Chuyện riêng giữa cô nương và công tử, không lẽ tiểu nhân lại tò mò, cô nương cứ tới nơi sẽ rõ.
    - CÓ gì làm tin?
    - công tử gởi cô nương tua kiếm báu của công tử đây, cô nương xem đúng không?
    Nàng đón lấy hai dây tua kiếm màu đỏ. Quả đúng là tua kiếm của Phàn Nhất Chi.
    Tuệ Chân trở vào lấy Yến nguyệt lưỡng đầu côn dắt vào bên hông rồi theo tên gia nhân nhà họ Tạo ra đi.
    Ðường đến nhà Tạo Nạp Việt và Tạo Nạp Bắc nàng đã thuộc lòng nhưng không ngờ tên gia nhân dẫn đi quanh quẩn đã quá nhà anh em họ Tạo mà vẫn chưa dừng chân lại. Nàng thắc mắc:
    - Ðường này đâu phải đến nhà huynh đệ Tạo Nạp Việt?
    Gia nhân vẫn lễ độ:
    - ấy là cô nương chưa rõ, Tạo Nạp Việt và Phàn công tử đang chờ cô nương tại nhà Lãng Dữ chân nhân...
    Nàng hỏi bất ngờ:
    - Cùng với ai nữa chứ?
    Gia nhân hơi ngập ngừng:
    - Dạ... vâng... không, chỉ có toàn những người thân...
    - Ngươi phải nói tên, nếu không ta quay về ngay bây giờ.
    - Bẫm... có một nữ lang trẻ tuổi, nghe nói là bằng hữu của Phàn công tử.
    - Nữ lang trẻ tuổi? Không biết tên là gì ư?
    - Chỉ nghe Lãng Dữ chân nhân và Tạo Nạp chủ nhân gọi là TÔ lệnh cô...
    Tuệ Chân cố suy nghĩ mà không nhớ ra nữ lang nào, nàng muốn biết Phàn Nhất Chi với TÔ lệnh cô ấy làm gì Ở nhà Lãng Dữ chân nhân.
    Ðã tới nơi cu ngụ của Lãng Dữ chân nhân.
    ÐÓ là một thạch động giữa rừng núi hoang vu mà trong đêm tối Tuệ Chân không thể nào nhận ra phương hướng và vị trí chính xác.
    Trong nhà vẫn còn ánh đèn.
    Tuệ Chân định ẩn thân bên ngoài quan sát trước tình hình bên trong nhà nhưng tên gia nhân đã hô to:
    - CÓ Tuệ cô nương Tiểu Kình Ngư giáng lâm!
    Lãng Dữ chân nhân và Tạo Nạp Việt ra cửa đón nàng. Lão Lãng Dữ chân nhân như thường lệ, vẫn cầm cây phất trần với những tua đỏ dài lê thê, lão hớn hở:
    - Vinh hạnh đón cô nương, công tử đang nóng lòng đợi cô nương trong nhà xin quá bước.
    Tuệ Chân mạnh dạn bước vào.
    Phàn Nhất Chi ngồi trong một góc khá tối. Nàng mừng rỡ mặc dù linh cảm vẫn báo cho nàng biết có chút gì khác thường:
    - Phàn ca ca! Về từ bao giờ mà không ghé nhà chúng ta?
    Nàng tỏ ra thân mật hơi quá sự thật vì nhìn thấy có một nữ nhân tuy trẻ tuổi nhưng phải nhận là mỹ lệ ngồi trong vùng sáng của ngọn đèn bấc.
    Câu trả lời của Phàn Nhất Chi rất lạ lùng:
    - Tôi mới trở về... à... à... à nhà chúng ta lúc nào ghé mà chăng được?
    Giọng nói của chàng vừa cứng đơ vừa lạnh lẽo khiến Tuệ Chân cảnh giác.
    Tại sao chàng lại lạnh lùng đến thế. Trước đây, khi chia tay chàng đã xưng "ca ca" và gọi nàng bằng "tiểu muội" cơ mà?
    Nàng cố êm dịu:
    - Ca ca đi đường chắc mệt mỏi? CÓ gặp thiếu hiệp Quan Thượng Cầu hay chăng?
    Chàng đáp:
    - Ðúng là đường xa mệt mỏi. Chưa gặp Quan Thượng Cầu, tôi định trở về hỏi ý kiến của cô nương.
    Tuệ Chân đã quen mắt với bóng tối, nàng nhìn thăng vào mặt Phàn Nhất Chi:
    - Ca ca có biết Quan thiếu hiệp đã chữa khỏi bệnh cấm khẩu rồi không?
    Câu đáp của Phàn Nhất Chi rất lạc mỏng:
    - À à Quan Thượng Cầu hình như vẫn Ở cách cửa bắc thành Hợp Phì năm dặm...
    Tuệ Chân hơi nghiêng mình thi lễ với người nữ lang:
    - Xin ra mắt lệnh nương, tiểu nữ có thể biết tôn danh được không?
    Nữ lang tuy trẻ, tiếng ngọc tuy trong, nhưng âm giọng rất nghiêm nghị:
    - Bản cô nương là công chúa nhà TÔ Tử vương...
    Tuệ Chân hỏi luôn:
    - Xin cho biết tôn ý về cuộc giáng lâm của TÔ lệnh cô.
    Nữ lang chính là TÔ Lệnh Ngọc, nàng đáp, không có một chút suy nghĩ:
    - Ta đến đây theo lời thỉnh cầu của Lãng Dữ chân nhân và Phàn công tử.
    Phàn công tử trên đường muốn phóng du cùng ta sang biên tái Ngọc môn quan nhưng tiếc còn quên bản Càn Khôn Yếu Quyết Ở nhà nên thỉnh cầu ta về hỏi lại Lãng Dữ chân nhân...
    Tuệ Chân biết nữ lang này nói dối, nàng hỏi tiếp:
    - Phải chăng lệnh nương muốn mang bản Càn Khôn Yếu Quyết đến Ngọc môn quan hỏi ý Ðảo Vũ chân nhân?
    TÔ Lệnh Ngọc hơi nhún vai:
    - ấy chính là một lý do nhỏ. Chính là ta và Phàn công tử muốn trở thành một đôi hiệp lữ giang hồ. Còn tên Ðảo Vũ chân nhân thì phụ vương của ta tìm được rồi.
    Tuệ Chân vốn là một cô bé láu lĩnh, nàng cười mỉa mai:
    - Tiểu nữ thú thật chưa tin lời giải bày của lệnh nương lắm, xin phép lệnh nương cho tiểu nữ được đưa Phàn ca ca về.
    Giọng TÔ Lệnh Ngọc đanh lại:
    - Tiểu nữ nói gì ngông cuồng thế? Phàn công tử và ta còn nhiều việc phải làm, về sao được?
    Tuệ Chân quay sang Phàn Nhất Chi:
    - Ý ca ca ra sao? Ca ca chưa về được ư?
    Phàn Nhất Chi lúng túng:
    - Chưa... chưa... TÔ lệnh cô vừa nói tôi còn nhiều việc phải làm...
    - Việc gì ca ca không thể cho tiểu muội biết được ư?
    - CÔ nương biết cũng chăng ích gì. Tôi muốn gặp cô nương để xin nhắn một lời: Chuyến viễn du này của tôi chắc lâu lắm mới trở lại, xin cô nương đừng đợi.
    Tuệ Chân hơi bật cười:
    - Thù nhà ca ca chưa trả, ca ca có thể yên lòng phiêu lãng như vậy ư?
    Phàn Nhất Chi càng luống cuống:
    - Ư ư thù nhà ư? Tôi đã biết tên thủ phạm là bọn tứ quái "Mậu, Tài, Tiến, Cử" là được rồi. Khi nào gặp bọn này tôi sẽ rửa cái oán của gia gia.
    Tuệ Chân ngó thật kỹ vào mặt Phàn Nhất Chi, dường như trong âm sắc tiếng nói của chàng có gì không thật thà. Nàng cười lớn, chấm dứt câu chuyện:
    - Phàn ca ca! Tạo Nạp Bắc! CÓ lẽ hai người là một! Nên nhớ tiểu cô nương Tuệ Chân đây là người lịch lãm giang hồ, nỡ nào lấy vải thưa che mắt thánh được?
    Câu nói của Tuệ Chân sang sảng. Phàn Nhất Chi do Tạo Nạp Bắc dùng thuật dịch dung biến dạng giật mình. Lãng Dữ chân nhân và TÔ Lệnh Ngọc cũng giật mình. TÔ Lệnh Ngọc quát lên xé lụa:
    - Trò đùa tới đây là chấm dứt. Tuệ Chân cô nương! Hôm nay bản cô cô đến đây để bắt cô nương phải viết vài chữ cho Phàn công tử đang Ở trên Tiểu TÔ hoa chủ đó.
    Không đợi lời của TÔ Lệnh Ngọc dứt hằn, Tuệ Chân vung yến nguyệt lưỡng đầu côn đánh vút tới mặt Tạo Nạp Bắc. Trong đêm tối và giữa lúc bất ngờ, Lưỡng đầu côn của nàng vào thế Bát Vân Kiến Nhật rất lắc léo, cái đầu thuận của côn đang đi một đường thăng bỗng đổi hướng đánh chúc xuống đồng thời ngay lúc ấy cái đầu nghịch xoay trở nhanh như chớp quạt ngang vai họ Tạo. Chiêu thế vừa ảo diệu vừa nửa hư nửa thực đánh ra cùng lúc hai đầu côn đẩy Tạo Nạp Bắc vào thế hạ phong. Chớp mắt Lãng Dữ chân nhân can thiệp.
    Song phất trần của lão cùng xuất chiêu mong giải cứu Tạo Nạp Bắc. Phất trần tay phải kình lực rất sung mãn vươn ra một đám tua dài chân ngang mặt Tạo Nạp Bắc dựng thành một bức tường kiên cố cùng lúc với phất trần tay trái đập xuống vai Tuệ Chân.
    Lưỡng đầu côn trong tay nàng chạm vào đám tua phất trần như chạm vào một bịch bông, kình lực bị cuốn hút vào. Từ chiêu Bát Vân Kiến Nhật nàng vội chuyển sang chiêu Song Phượng Triều Nghi hai đầu côn xoay tít thu về nhưng nửa chừng lại đánh tạt lên đập vào phất trần đang hạ xuống vai nàng.
    Nàng đinh ninh côn sẽ đẩy cán phất trần ra nhưng nàng lại tính sai vì cán phất trần cũng mềm nhũn và như có từ lực, côn vừa chạm vào dã bị cuốn hút tới luôn khiến nàng mất đà phải bước một bước tới để khỏi ngã chúi.
    Thân pháp của TÔ Lệnh Ngọc trờ tới đúng lúc. Lệnh Ngọc dùng trảo bấu vào vai nàng, nửa như giữ nàng lại nửa như xô nàng ra nhưng thực chiêu là Ở cước pháp liên hoàn vào hai huyệt Túc Tam Lý trên hai chân của nàng.
    Tuệ Chân không thẻ nào đối địch cùng lúc với ba đối thủ: Tạo Nạp Bắc, TÔ Lệnh Ngọc và Lãng Dữ chân nhân, ấy là chưa kể Tạo Nạp Việt vẫn đứng theo dõi trận đấu, sẵn sàng can thiệt vào bất cứ lúc nào.
    Tuệ Chân định thu lưỡng đầu côn lại nhưng đã muộn. Côn vừa bị phất trần bên này hút vào thì phất trần bên kia đã vươn tua ra quấn chặt lấy côn nhấc hằn ra. Nội lực của lão Lãng Dữ cũng rất hùng hậu nên nàng không thể cầm côn nổi nữa, đành để các tua phất trấn kéo giật lưỡng đầu côn văng lên rồi bay ra tận ngoài xa.
    Tạo Nạp Bắc cười lên, giọng đổi khác:
    - CÔ nương! Tạm thời xin mời cô nương vào an nghĩ tại Thạch cốc, đợi chúng tôi thu xếp xong công việc rồi mời cô nương hồi gia.
    Lãng Dữ chân nhân liên tiếp vung ra phất trần, những tua dài lê thê của nó có công dụng như hàng trăm sợi dây trói nàng lại.
    Tạo Nạp Việt gọi to:
    - Bảo Phúc! Dẫn Tuệ Chân vào Thạch cốc an nghĩ!
    Bảo Phúc là tên của đồng thời lão Lãng Dữ chân nhân. Y tuân lệnh đến bên Tuệ Chân đã bị trói chặt. TÔ Lệnh Ngọc cười vang:
    - Tiểu Kình Ngư cô nương! Hãy chịu khó Ở tạm trong thạch cốc một thời gian. Khi nào ta và Phàn công tử cử hành hôn lễ ta sẽ nhớ đến cô nương và sẽ gởi thiệp mời!
    Tiếng cười của TÔ Lệnh Ngọc lanh lảnh và âm sắc như tiếng sắc tiếng đồng chen nhau.
    ° ° °
    Nơi gọi là Thạch cốc Ở sâu trong một vùng núi âm u nhưng lại rất ẩm ướt có lẽ vì kín ánh mặt trời nên lam khí tồn đọng xuống nơi này.
    Tuệ Chân bị giam giữ trong Thạch cốc hai ngày. Nàng không phải làm gì cả ngoài việc ngồi bó gối trong góc thạch động nhìn ánh sáng le lói qua những kẽ nứt của đá chảy dài xuống nền đá lởm chởm rêu mọc. Mỗi ngày tên Bảo Phúc đều đều hai lần mang cơm đến cho nàng. Kể ra lão Lãng Dữ chân nhân đối xừ với nàng chưa đến nỗi quá tệ vì bữa cơm nào ngoài rau tươi cũng có chút thịt rừng như heo, nai, gà rừng... Thậm chí có hôm lão còn đưa vào cả loại cá mình dẹp như tờ giấy ăn rất ngon hay sống nhởn nhơ trong những lòng suối sâu Ở khu rừng này.
    Hôm nay là ngày thứ ba.
    Tuệ Chân ngồi luyện công điều khí không chú ý gì đến ngoại cảnh, bỗng nàng nghe bên vách đá có hai tiếng đập âm động thành hai tiếng "cộp, cộp,, Mới đầu nàng tưởng mình bị ảo giác đánh lừa vì Ở đây làm gì có người thứ hai để gõ vào vách đá.
    Trả lời nàng là một tiếng "cộp" thứ ba lớn hơn hắn hai tiếng trước. RÕ ràng là tiếng gõ vào vách đá vì vách đá không thể nào tự cất thành tiếng kêu được.
    Nàng thử gõ tay vào vách đá bên cạnh. Nàng có cảm giác như vách đá bọng bên trong chứ không đặc. Nàng gõ liên tiếp ba tiếng lớn hơn nữa và lần này bốn, năm tiếng "cộp, cộp, cộp" Ở bên kia âm vọng lại như vui vẻ gấp gáp Nàng đoán Thạch cốc này chia ra làm nhiều phòng và bên cạnh phòng nàng đang bị giam giữ chắc có phòng khác cũng có người bị giam giữ. Trong tay không còn lưỡng đầu côn, nếu không Tuệ Chân sẽ đập vào vách đá để xem người giam giữ Ở phòng bên cạnh là ai. Ngay lúc ấy nàng nghe Thạch cốc rung chuyển dữ dội và vách đá gần như muốn vỡ ra những khe nứt lớn.
    Những khe nứt ấy tuy không đủ chui lọt thân mình nhưng cũng dủ nghe âm thanh của người bên kia:
    - CÔ nương làm gì mà bị bọn Lăng Thiếu CÔ nhốt vào đây?
    Tuệ Chân kinh ngạc:
    - Lăng Thiếu CÔ là ai?
    Tiếng bên kia kinh ngạc:
    - ủa! CÔ nương chưa gặp đệ nhị hội chủ Phục Hồng hội ư?
    Tiếng nói rất trong trẻo chứng tỏ người bị giam giữ bên kia chưa lớn tuổi.
    Nàng đáp:
    - Chưa! Ta bị bọn Lãng Dữ chân nhân và anh em họ Tạo nhốt vào đây chứ đâu biết Lăng Thiếu CÔ là ai...
    - CÔ nương lầm rồi. Lãng Dữ chân nhân cũng là làm theo lệnh Lăng Thiếu CÔ mà thôi. CÔ nương từ đâu tới?
    - Ta là con gái của Tuệ đảo chủ Trường Viên đảo, còn các hạ là ai?
    Tiếng đáp nửa kinh ngạc, nửa sững sờ:
    - ủa! CÔ nương là con gái của Tuệ Hồng Mao ấy à? Tại hạ là Tư Không Thiên, Nam Tông chưởng môn Cái Bang Thập ác đây.
    Tuệ Chân đã nhiều lần nghe Phàn Nhất Chi nhắc đến tên của Tư Không Thiên, càng kinh dị hơn nữa:
    - Ồ! Các hạ là chưởng môn nhân của Cái bang phương nam oai trấn giang hồ mà bị bọn Lãng Dữ chân nhân bắt giam dễ dàng thế à?
    - Ta bị tên Tạo Nạp Bắc lừa bắt... Vả lại... cô nương không biết hiện nay Phục Hồng hội đang liên kết với TỔ Ðại đồng mưu định tiêu diệt Nam Tông cái bang của ta ư?
    - Tư Không thiếu gia có biết ái nữ của TÔ Tử vương không?
    - Lệnh Ngọc ấy ư? ấy là một con cọp còn non, chăng lẽ cô nương lại đụng độ với Lệnh Ngọc?
    - Ca ca của tôi đang bị Lệnh Ngọc quản thúc, tôi nóng lòng muốn cứu ca ca nên mới bị dẫn dụ vào đây...
    - Ca ca của cô nương là ai?
    - Phàn Nhất Chi, trưởng tử của Tam Dương tiêu cục...
    - Ta biết rồi, không ngờ Phàn huynh lọt vào tay tiểu hổ TÔ Lệnh Ngọc.
    Phàn huynh cũng là bằng hữu của tại hạ khi Ở Tử Chiêm viện, cô nương có ý muốn cứu Phàn huynh chăng?
    - Muốn chứ, Tư Không thiếu gia nếu có cách nào cứu được Phàn ca ca, tôi xin kết cỏ ngậm vành...
    - CÔ nương lầm rồi, tại hạ làm ân không cầu người hàm ân, chỉ ra một điều kiện...
    - Ðiều kiện gì?
    - Khi tại hạ dẫn Phàn công tử về cho cô nương, cô nương và Phàn công tử phải hứa gia nhập Nam Tông Cái bang của tại hạ.
    - Ðiều ấy phải chờ đến khi Phàn ca ca về mới quyết định được, nhưng Tư Không thiếu gia làm sao mà bị bắt giữ Ở đây?
    Tư Không Thiên thở dài, chàng kể.
    Last edited by Hansy; 03-21-2011 at 03:01 PM.

  5. #24
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 10

    Mưu độc nữ nhân
    Tư Không Thiên đến vùng rừng núi Hợp Phì này đã hơn tuần trăng.
    Chiều chiều chàng hay tản bộ ra dãy hàng quán bên bờ giòngphì Thủy vì chính đây là nơi mọi tin tức về bọn Cái bang Bắc Tông đối địch với chàng được tập trưng nhiều nhất, nhanh nhất.
    Một buổi chiều, tạt vào một quán chè tươi quen thuộc của hai mẹ con người từ miền Tuy Viễn mới tới lập nghiệp, Tư Không Thiên bị người mẹ chất vấn:
    - Bọn Phục Hồng hội kết hợp với Cái bang lộng hành đàn áp dân chúng Ở đây quá lẽ thiếu gia sao còn nhàn nhã thế?
    Chàng bật cười:
    - Ta nào có lạ gì. DÍ dật dãi lao, nương nương à, cứ để cho chúng lộng hành, tất cả mọi đường ra khỏi Hợp Phì này ta đã bịt kín, bọn Cái bang Bắc Tông TỔ Ðại như cá vào rọ còn thoát lối nào?
    Người phụ nữ vẫn chưa hài lòng, bà trợn mắt:
    - Không còn lối thoát à? Rồi lần rối loạn như đêm mấy hôm trước chúng giết chết ba người dân Vô tội vì phát giác ra sự có mặt của bọn Cái bang miền bắc đấy!
    - Ớ đâu?
    - Thiếu gia chưa biết thật sao? Xác còn quàn Ở nhà cuối đường đó!
    Tư Không Thiên thực sự kinh ngạc:
    - Cuối đường là nhà của anh em họ Lưu à?
    Thiếu phụ gật đầu:
    - Ðúng rồi! Nhưng cả ba anh em đều đã chết cả trong một đêm, cùng trúng một vết thương.
    Tư Không Thiên rời quán đi về hướng nhà của anh em họ Lưu.
    Ba anh em này chàng có biết, cũng là người Ở ngoại thành Yên Kinh, phụ mẫu không còn, ba anh em lưu lạc đến đây mưu sinh bằng nghề săn bắn.Quả thật ba cái quan tài vẫn còn để Ở giữa nhà. Màu gỗ tạp của quan tài chưa chi đã muốn lạc màu xam xám. Vì họ không còn thân thích nên những hàng xóm chung quanh phải lo liệu tang ma. Một trung niên nhà bên cạnh tặc lưỡi nói với Tư Không Thiên:
    - Nghĩa tử là nghĩa tận. Cùng là bạn nghèo với nhau cả nên cũng cố chôn cất anh em họ cho đủ lễ.
    - Tại sao họ lại chết trong cùng một đêm như thế?
    Trung niên kể chuyện:
    - Tối hôm ấy anh em họ Lưu mò vào rừng đặt bẫy săn nai như họ vẫn thường làm. Tiểu nhân cũng theo họ để mong chia chút thịt nhưng chỉ giúp coi cái bẫy vốn hay bị trục trặc của họ. Quá nửa đêm, chưa được con thú nào bỗng nghe có tiếng la: "Thằng chó chết nào đặt bẫy Ở đây thế này?" Lưu Nhất chạy đến trước tiên thì thấy một tên mặc y phục trùm kín từ đầu đến chân ngồi trên ngựa ôm một bọc gì to lớn cũng gần bằng hắn. Lưu Nhất thấy con ngựa của hắn một chân bị khập khiễng vì bị bẫy đập trúng liền xin lỗi: "Tráng sĩ thứ lỗi, bọn tiện hạ Vô tình đặt bẫy săn thú rừng, nhưng sao quan đạo tráng sĩ không đi mà băng rừng thế này?" Ngay lúc ấy cái bọc trên tay hắn cựa quậy và có tiếng ú Ớ phát ra trong đó Lưu Nhất tiện miệng hỏi luôn: "Tráng sĩ bắt cóc người à?" Hắn chăng nói chăng rằng phóng vũ khí ra trúng ngay cổ Lưu Nhất chết tức thì. Thấy anh mình chết, Lưu Tam tức khí xung thiên múa con dao rừng xông ra: "Sát nhân sao lại giết người dễ dàng thế?" Lưu Tam cũng võ vẽ chút võ nghệ nên có ý khinh mạng chém liều ba dao. Tên bịt mặt cứ cười khì khì trong mũi: "Bọn bay tránh xa cho đại gia đi không thì bỏ xác cả lũ!" Ðời nào Lưu Tam lại nghe lời đe dọa ấy, cùng lúc trong bọc phát ra tiếng kêu: "Cứu tôi với!" Ðích thị là giọng nữ. Lưu Tam tức giận đỏ phừng cả mặt:
    - Bắt cóc con gái nhà ai giữa đêm hôm mà còn lộng hành nữa à?
    Nhưng không hiểu sao Lưu Tam chém liền ba dao trúng tên bịt mặt mà chỉ nghe mấy tiếng "choeng, choeng" bật cả dao lại còn đối phương cứ cười khì khì rồi không biết bằng cách nào Lưu Tam cũng bị trúng vũ khí ngay yết hầu chết liền. SỐ phận của Lưu Nhị cuối cùng không phải kể nữa vì cũng giống như huynh đệ của mình.
    Tiểu nhân núp trong bụi rậm gần đó sợ quá đến không dám thở nữa? Nén hơi nép mình chờ tên sát nhân dục ngựa khập khểnh đi khuất rồi tiểu nhân mới ù té chạy về đây gọi thêm vài trai tráng nữa vào rừng lôi xác anh em họ Lưu về. Mà quái lạ là cả ba anh em đều trúng một vết thương Ở chỗ yết hầu giống nhau. Không biết tên sát nhân có bùa phép gì?
    Tư Không Thiên nghe xong hỏi liền:
    - Vết thương ra sao?
    - NÓ chỉ có hai vết đỏ nằm cạnh nhau như vết răng của rắn cắn.
    - Sát nhân sử dụng vũ khí như thế nào?
    Trung niên ấp úng:
    - Trời tối quá mà hắn ra chiêu như ma quỷ, tiện nhân thú thật không nhìn rõ được.
    Tư Không Thiên không hỏi nữa. Chàng lẩm bẩm trong bụng: "Hay là Lưỡng Ðầu kích chăng?" Chợt linh cảm một điều gì đó bất tường, chàng níu tay áo người đàn ông đó:
    - CÓ thật hiền hữu nghe tiếng kêu cứu trong bọc vải?
    Gã trung niên đoan quyết:
    - Ðiều ấy thì không sai được. Trời tối thật đấy nhưng tai tiểu nhân thính lắm!
    Gã chép miệng tiếp:
    - Hà! Chắc là cường đạo bắt con gái nhà ai sợ bị lộ nên đành giết sạch kẻ phát giác đó thôi mà.
    Tư Không Thiên quyết định:
    - Hiền hữu dẫn ta ra chỗ bẫy thú đêm nọ được chăng?
    Gã trung niên ảo não:
    - Tiểu nhân còn sắp đặt để hom nay an táng cho anh em họ Lưu, không lẽ cứ để mãi quan tài trong nhà sao? Nhưng thiếu gia muốn tới thì dễ lắm, thiếu gia cứ đi theo hướng này độ hơn một dặm gần đến chân núi, vượt qua một am chúng sinh đến dưới gốc cây cao lớn là đúng đó!
    Chàng gật đầu, vỗ vai gã rồi bỏ đi.
    Chàng tìm thấy am chúng sinh do những người thợ rừng lập không mấy khó khăn Vượt qua am độ vài trượng, chàng thấy gốc sao già có đến trăm năm, gốc nó dễ đến bốn người ôm chưa giáp vòng. Trên nền đất lá vàng khô rơi một lớp dầy đã xóa hết dấu vết, chàng lẩn quẩn đứng dựa vào gốc sao chăm chú quan sát chung quanh. Bỗng nhiên chàng nghe có tiếng đàn rõ mồn một.
    Không sành âm nhạc nên chàng không phân biệt đó là loại nhạc khí gì, chỉ nghe tiếng giây đồng đánh lên từng tiếng rời rã như tiếng khóc than.
    Giây lát có tiếng hát cất lên:
    "Sơn lĩnh đầu linh điểu phụng phi Minh minh nhật quải thì Hiệp khách thiên hạ thùy?
    Vị nghĩa tế nghịch tử trụy thì. " Trên núi kia có con linh phụng, Gáy tiếng cao theo hướng mặt trời.
    Ai là hiệp khách ới ơi, Ra tay vì nghĩa với người trầm luân.
    Bài Sơn Ðầu Phụng Minh của Ðinh Chu Diệp? Nhưng tiếng hát là tiếng của đàn ông ồm ồm như như âm thanh của loài cóc nhái mỗi khi đêm tối.
    Tư Không Thiên tập trưng thính lực theo dõi hướng phát ra âm thanh. NÓ vụt lao ra xa. Chàng phi thân đuổi theo liền. Thấp thoáng trước mắt chàng là một bóng người mặc y phục đen bó chẽn. Giọng hát lại lập lại: "Sơn lĩnh đầu linh điểu phụng phi, minh minh nhật quải thì... " như cố ý dẫn dụ chàng phải đuổi theo. Chàng nghĩ bụng: "Ngươi muốn đuổi thì ta đuổi chứ có sợ gì!,, và càng tăng tốc độ phi hành. Khinh người lạ cũng là tay hảo thủ.
    Thuật phi hành của hắn chăng những không kém Tư Không Thiên mà còn có chiều muốn cao hơn nên hắn vừa chạy vừa ung dung hát đi hát lại bài Son Ðầu Phụng Minh, như cố ý muốn trêu chọc chàng.
    Ðuổi nhau rời khu vực bến sông Phì Thủy đã khá xa vì chàng thấy mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, phóng những tia nắng dữ dội xuống ngọn những đám cây rừng. Càng lúc rừng càng chằng chịt rậm rạp thêm khiến cả hai khó vận dụng thuật phi hành của mình, lời hát "Sơn lĩnh đầu linh điểu phụng phi... " như có lẫn cả hơi thở đứt đoạn.
    Bông nhiên Tư Không Thiên đạp phải khoảng không, người chàng rơi xuống một cái hố sâu kín mít lá rừng và bị ngay mấy mũi nhọn đâm vào chân đau nhói. Hình như chông có tẩm thuốc mê nên trong nháy mắt Tư Không Thiên không còn biết gì nữa.
    Khi Tư Không Thiên mệt mỏi tỉnh dậy, trước mắt chàng bày ra một cảnh tượng lạ lùng.
    Một khoảng núi đã được phát quang sạch sẽ thành một bãi đất trống trải.
    Trên tảng đá có lót nệm dày là một nữ tử mặt rất trẻ chỉ độ mười ba mười bốn tuổi. Nữ tử cười như ngọc vỡ:
    - TÔ Lệnh Ngọc, tiểu chủ nhân Tử Chiêm viện xin ra mắt Cái Bang Thập ác thiếu gia Nam Tông Tư Không Thiên!
    Tư Không Thiên chú ý tới người ngồi bên cạnh nữ tử xưng là TÔ Lệnh Ngọc. ÐÓ là thiếu nữ mặt hoa ủ dột có vẻ như bị Lệnh Ngọc kềm tỏa bằng một bí quyết nào đó. Chính là Ðinh Chu Diệp. Chàng kêu lên:
    - Ðinh cô nương! Ta đang Ở chỗ nào đây?
    TÔ Lệnh Ngọc vỗ tay cười:
    - Cũng trong đất của thiếu gia thôi!
    Chàng nóng nảy hỏi ngay:
    - Tiểu chủ nhân cho bắt tôi với ý gì?
    Tiếng ngọc lại cười:
    - Hãy chậm rãi, cứ biết rằng tiểu thiếp có hảo ý với thiếu gia, từ lâu muốn xin bái yết nhiều lần để học hỏi Cái Bang Di Công, chỉ chưa biết ý thiếu gia ra sao?
    Chàng khăng khái đáp liền:
    - cái Bang Di Công chỉ truyền thụ cho người trong Cái bang, tại hạ đâu có quyền truyền thụ cho người ngoài?
    TÔ Lệnh Ngọc vẫn tươi cười:
    - Thôi, thiếu gia khỏi bận tâm việc ấy, tiểu thiếp chỉ nhờ thiếu gia một việc nhỏ Thiếu gia làm xong tiểu thiếp xin trả tự do cho thiếu gia và Ðinh cô nương đây liền!
    - Việc gì?
    Mắt Lệnh Ngọc bỗng nghiêm nghị:
    - Tiểu thiếp may mắn được Phàn công tử Nhất Chi chép cho một bản Cái Bang Di Công chưa biết chân ngụy. Nhờ thiếu gia các định bản Cái Bang Di Công có giá trị tới đâu?
    Tiểu cô nương vỗ tay. Một đại hán mang ra một khay nạm ngọc trên ấy có bày một cuốn sách mỏng xâu bằng sợi chỉ đỏ. Lệnh Ngọc truyền:
    - ôn Bác Ngạn, đặt khay sách trước mặt Tư Không Thiên thiếu gia!
    Nghe tên ôn Bác Ngạn, Tư Không Thiên giật mình. Ðây là tên nổi tiếng trên giang hồ là độc ác không chừa tệ hại không dám làm và nghe đồn hắn đang làm thuộc hạ của Cái bang chưởng môn TỔ Ðại Ở phương bắc, vì sao hôm nay lại có mặt Ở đây?

  6. #25
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    ôn Bác Ngạn lêu khêu bước tới, một cánh tay giả cứng đơ với vạt áo rộng thùng thình phơ phất. Tư Không Thiên đánh bạo hỏi khi ôn Bác Ngạn đến gần đặt khay trước mặt mình:
    - Các hạ là Thạch Thiết Ðầu?
    Hắn nhe hàm răng ra cười Vô nghĩa trong lúc Lệnh Ngọc truyền:
    - Thạch Thiết Ðầu! Hãy giở trang sách rộng ra cho thiếu gia thẩm định!
    Tư Không Thiên đợi Thạch Thiết Ðầu tiến sát gần bên xuất quyền đánh ngang đầu. Thạch Thiết Ðầu ôn Bác Ngạn giơ đầu ra nghe một tiếng "cộp" khô khốc hắn cười:
    - Tại hạ tước hiệu Thạch Thiết Ðầu là có lý do, thiếu gia đừng uổng công.
    Hắn trả đũa bằng một cước đá vụt lên yết hầu Tư Không Thiên nhưng TÔ Lệnh Ngọc đã nghiêm giọng:
    - ôn Bác Ngạn! Hãy hỏi thiếu gia xem bản Cái Bang Di Công ấy đúng là bản trấn sơn của Cái bang thiếu gia không?
    Tư Không Thiên cúi đầu tránh cước của Bác Ngạn đồng thời đáp luôn:
    - Tại hạ quyết không trả lời, trừ khi tiểu chủ nhân đến trước tổng đàn Cái bang tuyên thệ gia nhập Cái bang mới có thể!
    Hành động cúi đầu của Tư Không Thiên là để né cước của Bác Ngạn nhưng Lệnh Ngọc lại tưởng chàng kính cẩn nên nàng rất vui vẻ:
    - Thiếu gia chỉ đùa tiểu thiếp thôi! Nếu thiếu gia không ưng trả lời, thiếu gia hãy thi triển toàn bộ Cái Bang Di Công của thiếu gia, tiện thiếp đối chiếu với văn bản sẽ biết đâu là chân đâu là giả liền.
    Tư Không Thiên đứng dậy:
    - Nếu tại hạ thi triển toàn bộ Cái Bang Di Công e mất cả tuần Ở đây. Tiểu chủ nhân nghĩ sao?
    TÔ Lệnh Ngọc cười dòn tan:
    - Thiếu gia yên tâm! Tiểu thiếp có thể nuôi thiếu gia được cả năm, thuốn gì chỉ một tuần?
    Tư Không Thiên lừ mắt nhìn Thạch Thiết Ðầu ôn Bác Ngạn đã lui về bên cạnh tiểu chủ nhân, chàng ra điều kiện:
    - Tại hạ sẽ thi triển võ công cho tiểu chủ nhân xem với điều kiện...
    - Ðiều kiện gì, thiếu gia cứ nói!
    - Tại hạ có mối thù với Cái bang Bắc Tông, xin được song đấu với ôn Bác Ngạn.
    ôn Bác Ngạn nhảy một bước tới trước mặt Tư Không Thiên:
    - Tư Không thiếu gia! Từ hơn mười năm nay, bất cứ hành động nào của tại hạ cũng là lệnh của tiểu chủ nhân đây, đâu có được tự chủ đâu mà gọi là gây oán thù với thiếu gia?
    Chàng kinh ngạc:
    - Tại sao hành động của các hạ đều do lệnh của tiểu chủ nhân?
    Bác Ngạn thấp giọng:
    - Tiếc rằng ta không có dịp trình bày với thiếu gia, chỉ biết rằng tiểu chủ nhân là một tiểu vương còn sót lại của Hán tộc, uy quyền sinh sát toàn gia ta là Ở tay người, ta phải tuân theo bất cứ lệnh gì của người.
    TÔ Lệnh Ngọc quát to:
    - ôn Bác Ngạn! Nói lảm nhảm gì đó? CÓ đồng ý song đấu với Tư Không thiếu gia không thì bảo, kẻo gia đình của ngươi Ở Dương Châu bị dìm xuống sông Dương Tử đó!
    ôn Bác Ngạn biến sắc:
    - xin phục mạng tiểu vương chủ! Tư Không thiếu gia ra tay thôi.
    HỌ ôn rút sau lưng ra một cây gậy sắt, hắn vẫy tay mấy lượt, cây gậy sắt đã vọt ra dài thành một trường kích, hắn chậm rãi kéo cái đầu nhọn Ở trên lên. Tư Không Thiên kêu lớn:
    - Lưỡng Ðầu kích!
    Bác Ngạn cười gằn:
    - Ðúng là Lưỡng Ðầu kích! Khi xưa thiếu gia quyết đấu với Cái bang chưởng môn sư huynh TỔ Ðại, tại hạ buộc phải giải cứu TỔ chưởng môn vì khi ấy đang là thủ hạ của sư huynh thiếu gia, nhưng dù không thắng được sư huynh, lúc ấy thiếu gia cũng đoạt Cái Bang Di Công rồi còn gì?
    Dứt lời, hắn múa kích tấn công liền.
    Kích của ôn Bác Ngạn đã lên đến trình độ biến quỷ nhập thần. Hơn mười năm bôn tẩu giang hồ gieo rắc tội ác, hắn ít gặp đối thủ. Hôm nay hắn biết đụng độ với Cái bang thiếu gia Tư Không Thiên là quyết định sinh mạng hắn nên hắn thi triển hết công phu. Kích lướt thành một đạo quang vây bọc lấy người Tư Không Thiên. Chàng vẫn thõng tay đứng giữa luồng đao quang ấy chàng còn nói lớn với TÔ Lệnh Ngọc:
    - Xin nữ tiểu chủ nhân xem đây!
    vừa dứt lời, kiếm đã điểm tới yết hầu ôn Bác Ngạc, Bác Ngạn cúi xuống để mũi kiếm điểm vào trán hắn nghe "cốp" một tiếng lớn. Hắn cười khà khà:
    - Cái bang Tư Không thiếu gia! Khó giết ta lắm đó!
    Hắn dở khăn trùm đầu ra. Bên trong là một mạt nạ bằng sắt bó kín lấy mặt chỉ trừ hai con mắt. Tư Không Thiên tiến tới một bước lật ngược đốc kiếm liên tiếp điểm vào các huyệt đạo Linh Khư, Thần Phong, U Môn Ở vùng ngực bụng đối phương. Bác Ngạn huơ kích một vòng che chở trước mình rồi hét lên chĩa thăng kích vào Thái Dương Tư Không Thiên. Hắn hét "coi đây,, rồi bấm liền một nút bí mật Ở cán kích. Cái đầu rắn bay vọt ra phóng đi như một mũi phi tiêu. Tư Không Thiên dùng tay trái phất ngang nắm trọn mũi kích bằng hai ngón tay, chàng giơ lên:
    - ôn Bác Ngạn, các hạ còn bí thuật nào nữa không?
    Bác Ngạn tái mặt lui lại hai bộ rồi nói với TÔ Lệnh Ngọc:
    - Hôm nay có lẽ gặp sát tinh rồi! Tiểu vương chủ hãy định liệu!
    Nét mặt TÔ Lệnh Ngọc vẫn bình thản:
    - Ngươi cứ tự lo cho thân ngươi đi! Ta có định kiến của ta!
    Ngay lúc ấy một giọng ồm ồm cất lên:
    - Tư Không thiếu gia! Thiếu gia hãy chú ý đến huyệt Thái ất dưới bụng ôn B ác Ngạn đó!
    âm thanh khiến cả cái "tiểu triều đình" của TÔ Lệnh Ngọc chấn động.
    Lệnh Ngọc kêu lên:
    - Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh! Thiếu chủ đến sớm thế?
    Quả thật TỔ Di Khánh đã xuất hiện trong đám cây rừng, chàng chậm rãi khoan thai khoanh tay tiến tới:
    - Xin bái yết TÔ cô cô, hôm trước mới gặp nhau Ở nơi ngụ cư Lãng Dữ chân nhân, nay lại có cơ hội gặp gở giữa rừng núi Hợp Phì này. Thực là cái tiểu hoàn vũ này cũng khá chật chội phải không cô cô?
    Lệnh Ngọc quay sang ôn Bác Ngạn:
    - HỌ ôn kia! Thiếu chủ đã biết được tử huyệt Thái ất của ngươi rồi đó!
    Hãy đến cúi đầu chịu tội đi thôi!
    ôn Bác Ngạn đáp "xin vâng" rồi vươn vai, hắn hú lên một tiếng lớn, thân pháp như chiếc pháo thăng thiên phóng vụt vào đám cây rừng. Tư Không Thiên quay nhìn TỔ Di Khánh một cách thân thiện:
    - TỔ thiếu chủ không hận ta về việc Cái Bang Di Công ư?
    TỔ Di Khánh không đáp câu hỏi ấy, thong thả nói:
    - Ðệ lưu lạc giang hồ, may mắn đã có dịp gặp tiểu lệnh cô đây và cả Thạch Thiết Ðầu ôn Bác Ngạn, do tình cờ biết rằng họ ôn có tử huyệt Thái ất là nhược điểm độc nhất trong người nên tiện dịp báo cho huynh đài được biết.
    Tư Không Thiên hốt hoảng:
    - ôn Bác Ngạn đâu rồi?
    Lần này TÔ Lệnh Ngọc chậm rãi:
    - Hắn đã cách xa ta có đến mươi dặm rồi. Công lực phi hành của hắn Ở Trung Nguyên cũng ít người theo kịp. Thiếu gia và thiếu chủ chớ hoài công!
    Tư Không Thiên than:
    - Vậy là ta để sổng mất tên Thạch Thiết Ðầu ấy, biết đến bao giờ mới tìm gặp lại được?
    TÔ Lệnh Ngọc cười khanh khách:
    - Thiếu gia ơi! Ðúng như lời TỔ thiếu chủ vừa nói, cái tiểu hoàn vũ này chật chội lắm, thiếu gia cứ yên tâm!
    Ðột ngột nữ tử vỗ tay liên tiếp bốn cái lớn rồi nói luôn:
    - Ta hồi loan thôi!
    Một tiếng động "bùng" như tiếng pháo nổ. Khoảng đất rộng đến hơn hai tầm chỗ Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh đang đứng bỗng sụp hằn xuống lộ ra một miệng hầm lớn. Cả hai rơi xuống đó như xuống khoảng không, chỉ nghe giọng Ðinh Chu Lâm la lớn:
    - Nhị vị đại ca! Nhị vị đại ca!
    Rồi núi rừng trở về im lặng.
    Nghe xong câu chuyện của Tư Không Thiên, Tuệ Chân tặc lưỡi:
    - Kể ra tiểu lệnh cô TÔ Lệnh Ngọc lợi hại thực, không biết lệnh cô có biết tới Càn Khôn Yếu Quyết do phụ vương TÔ Tử Kiệt đang mang sang Tây Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân chăng?
    Tư Không Thiên đáp:
    - Ðảo VŨ chân nhân đâu còn Ở Tây Trúc nữa, lão đã về tới Nhạn Môn Quan rồi.
    - Thế ra TÔ Tử Kiệt sang Nhạn Môn Quan. Thế còn thiếu chủ TỔ Di Khánh?
    - Không biết tính mạng TỔ thiếu chủ bây giờ ra sao. Khi tại hạ tỉnh dậy chỉ biết mình bị giam giữ Ở Thạch cốc này bốn ngày rồi.

  7. #26
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 11

    Quỷ Thi và Ðộc Thoa ảnh
    Tiểu TÔ hoa chủ đi trên biển Ðông Hải hơn một con trăng mới cập tới bờ.
    Mọi người lên ngựa.
    Ngựa chạy hơn hai ngày qua những vùng sa mạc bát ngát.
    Cứ theo quang cảnh Ở đây, Phàn Nhất Chi đoán định chàng đang bị dẫn tới miền biên tái Trung Nguyên.
    Chiều hôm đó đoàn người của Tiểu TÔ hoa chủ dẫn chàng tới một dãy dinh cơ đồ sộ nằm dọc theo quan lộ Ở phía tây trị trấn chiếm cả một vùng rộng lớn với tòa ngang dấy dọc làm toàn bằng một thứ danh mộc và kiến trúc theo kiểu trên kinh với cổng tam quan lớp ngói đỏ ối. Sát lớp mái ngói là tấm hoành cực lớn viết mấy chữ "Tử Chiêm viện" bằng lối cuồng thảo đời Ðường của sư Hoài TỐ mà mấy nét hất ngược giống như những mũi kiếm dựng thăng.
    Cặp ngựa song song di vào tam quan. Bọn gia nhân đã mở rộng đôi cánh nặng nề và đứng thành hai hàng dài như có ý chờ đón chủ nhân. Liếc qua đám gia nhân ấy, Phàn Nhất Chi biết rằng đây chắc không phải lũ gia nhân bình thường mà đều là những hảo thủ cả. Vừa lọt vào trong biệt trang, TÔ Lệnh Ngọc đã ra lệnh:
    - Tiểu yến tẩy trần!
    Nàng chỉ nói trống không chứ không chỉ đích danh một gia nhân nào nhinh có lẽ đó là lệnh quen thuộc của nàng nên được thi hành ngay tức khắc Chỉ một thoáng sau đã có một nữ tỳ áo xanh bước tới cung kính vòng tay:
    - Xin mời chủ nhân và khách quan vào Tử Chiêm đình.
    Quay qua Phàn Nhất Chi, TÔ Lệnh Ngọc hỏi:
    - Công tử muốn nhập tiệc trước hay muốn tắm để giũ sạch bụi đường?
    Chàng thật thà đáp:
    - Ngu sinh chưa thấy đó, xin được tắm trước.
    TÔ Lệnh Ngọc truyền lệnh:
    - Dân khách quan vào Tử Chiêm tạ.
    Nữ tỳ lui ra ý chờ Phàn Nhất Chi. Chàng bèn bước tới và nữ tỳ vượt lên dẫn đường liền. Băng qua một chiếc đình bát giác đề ba chữ "Tử Chiêm Ðình,, là đến Tử Chiêm tạ. CÓ lẽ trong cái Tử Chiêm viện này họ TÔ quá tự ngạo nên lấy biệt hiệu của mình đặt cho mọi chốn.
    Tử Chiêm tạ là một gian nhà hình vuông nhỏ cất trên một cái ao cũng nho nhỏ trồng toàn loại sen thơm ngát. Trong tạ đã sẵn sàng đủ nước để tắm rửa, cả hương liệu để ướp thơm thân thể trước khi bước ra. Phàn Nhất Chi cố ý tắm hơi lâu để có thời gian suy gẫm về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Nữ nhân này là ái nữ của TÔ Tử Kiệt xưng vương tộc nhà Hán nên hết sức giàu có và quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết cùng Cái Bang Di Công. Nàng có liên quan gì đến Tư Không Thiên thiếu gia và TỔ Di Khánh thiếu chủ Cái bang Trung nguyên?
    Dội từng gáo nước chậm chạp từ đầu xuống nhưng Phàn Nhất Chi không cảm thấy mát mẽ chút nào vì nỗi hoang mang về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Trong người tự nhiên bực bội, chàng chà xát cho khô người rồi mặc quân áo Nữ tỳ áo xanh đã dơi sẵn ngay thềm Tử Chiêm tạ với vẻ cung kính:
    - Chủ nhân tiện thiếp cung thỉnh khách quan đến Tử Chiêm viện.
    Phàn Nhất Chi bước theo nàng.
    Mọi phạm vi trong cái sơn trang này đều được chia ra thành những khoảnh nho nhỏ. Tử Chiêm viện cũng vậy. NÓ chỉ là một cái vườn mỗi chiều độ hơn chục thước (thước tàu) nhưng được bài trí gọt dùa khá tỉ mỉ, có đủ cả giả sơn, đường sạn đạo, đoản đình, trường đình với những hành lang uốn lượn, tất cả đều nho nhỏ xinh xinh. Một chiếc bàn vuông chạm trổ đã được bày Ở giữa vườn bên cạnh một khóm trúc vàng mượt óng ả. Giữa đám nem công chả phượng là một đỉnh trầm nhỏ đang phun lên một cột khói thẳng đứng và thơm ngát.
    Quả có giống một yến tiệc bàn đào trên cõi Dao Trì nào đó nếu có thêm bầy tiên nữ nữa. Nhưng ngồi quanh bàn và ý mong đợi chỉ có hai người.
    Một là nữ chủ TÔ Lệnh Ngọc và người thứ hai không có vẻ gì là người Trung Nguyên. Nữ tử vồn vã khi thấy Phàn Nhất Chi bước tới:
    - Cung thỉnh công tử. Thanh Phong lương dạ, ta hãy cùng nhau uống chén mỹ tửu tẩy trần chứ!
    Nữ chủ chỉ một cái ghế và Phàn Nhất Chi thong thả ngồi xuống nơi được chỉ định ấy kẹp giữa hai người. Nữ nhân vẫn giữ được nét hoa và sự vui tươi cố hữu:
    - xin trân trọng giới thiệu. Cạnh tôi là công tử Phàn Nhất Chi. Giòng họ Phàn nổi tiếng Ở Yên Kinh với Càn Khôn Yếu Quyết mà ngay tại Trung Nguyên nghe nói cũng có nhiều bí sự. Ngồi cạnh công tử là Ðảo Chấn chân nhân vừa Ở miền Tuy Viễn xa xôi quang lâm tệ xá. Xin được mạn phép nói qua về chân nhân, người vốn tu học từ thuở nhỏ Ở ngoài miền biên viễn và hằng quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết.
    Ngừng một chút, nàng đẩy đến trước mặt Phàn Nhất Chi một cái chén nho nhỏ và một đôi đũa xinh xinh rồi mỉm cười nói tiếp:
    - Ha ha! Quần hùng Trung Nguyên sau đêm đoạt được Cái Bang Di Công từ tay đại tiêu sư Phàn Huệ Chi Ở Giang Nam càng thêm rối loạn. HỌ truyền miệng nhau một câu thú vị lắm, công tử có biết không?
    - Xin được nghe.
    Như để kéo dài câu chuyện mình, TÔ Lệnh Ngọc gắp bỏ vào chén Phàn Nhất Chi một miếng chả lớn rồi nhìn thăng vào mắt chàng, nàng đọc rõ từng tiếng:
    - "Càn khôn thọ lãnh, thượng đỉnh Thái Sơn" có phải không Ðảo Chấn chân nhân?
    Người được tôn xưng là "chân nhân" lên tiến tán đồng:
    - Thái sơn là ngọn núi cao nhất Trung Nguyên. Ðúng thế đó TÔ vương cô nương "Càn khôn thọ lĩnh, thượng đỉnh Thái sơn." Dám hỏi Phàn công tử một câu xin đừng trách là đường đột: chăng hay công tử có được chân truyền bí kíp ấy?
    Phàn Nhất Chi đã đoán biết phần nào lý do mình được đưa tới đây hôm nay, chàng không có gì gấp gáp nên vừa nâng chén rượn vừa chậm rãi:
    - Rồi ngu sinh sẽ kể hầu nhị vị về nỗi gian truân của Càn Khôn Yếu Quyết. Xin được nâng chén ra mắt TÔ lệnh cô diễm lệ đây và vạn hạnh bái yết chân nhân.
    Ðảo Chấn không đợi mời lần thứ hai, nâng chén rượn uống liền một hơi lộ vẻ nôn nóng:
    - Công tử vừa uống vừa nói về Càn Khôn Yếu Quyết cho ta nghe!
    Cũng không có gì đáng chần chờ nữa, Phàn Nhất Chi chậm rãi kể:
    - Ðúng là họ Phàn ngu sinh có Càn Khôn Yếu Quyết mật truyền lại từ đời nội tổ Phàn Ðiểm Ðao, nhưng rất tiếc ngu sinh thuở ấu thời chỉ thích đọc thi thư chứ không để ý đến võ công. Hận thay vài năm trước gia phụ ngu sinh bị bọn cường đạo Ở Giang Nam đón đường Tam Dương tiêu cục đoạt mất, gia phụ thảm tử và Càn Khôn Yếu Quyết không biết lọt vào tay ai.
    cả hai người cùng hỏi một lúc:
    - CÓ thật công tử không biết lọt vào tay ai không?
    Phàn Nhất Chi hơi đắn đo:
    - Kể ra thì nói vậy cũng sai, vì sau này ngu sinh được biết một trong những tên trong bọn cường đạo gây ra oan tử của gia phụ có TÔ Tử vương, có đúng thế không TÔ lệnh cô?
    TÔ Lệnh Ngọc gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn:
    - Ðến bây giờ ta vẫn chưa rõ phụ vương có thật sự đoạt được Càn Khôn Yếu Quyết hay không, hay chỉ là lời ngoa truyền của bọn giang hồ cố ý đánh lạc hướng truy tầm của công tử. Xin chân nhân đây cho biết tôn ý.
    Ðảo Chấn chân nhân không nói không rằng, lão đang chuẩn bị đưa đũa lên gắp một món ăn gì đó nhưng đột nhiên đầu đũa thay đổi bay thằng đến Phàn Nhất Chi và kẹp chặt lấy hai huyệt Thái Tuyên, Kinh Cừ Ở cổ tay chàng, chàng kinh ngạc quá không xoay sở kịp, ú ớ:
    - Chân nhân làm gì vậy? Ngu sinh đã có gì thất lễ?
    Vẫn giữ chặt đôi đũa, Ðảo Chấn chân nhân cười nham hiểm:
    - Ta từ thuở nhỏ đã bị người lường gạt quá nhiều. Làm sao ta tin được lời bịa đặt của công tử?
    - Sao gọi là bịa đặt?
    Chân nhân dùng tay trái rũ mạnh một cái, một cuốn sách nhàu nát rơi ra.
    Lão cười:
    - Công tử đặt chuyện Càn Khôn Yếu Quyết không biết rơi vào tay ai. Tại sao ta lại có Ở đây?
    Cuốn sách rơi xuống bàn phơi cái trang đầu vàng úa ra, trên ấy viết bốn chữ Càn Khôn Yếu Quyết bằng chữ kiểu chân phương. Chân nhân tiếp:
    - Tiếc rằng ta chỉ có nửa bản sao quyển đầu nên mới cất công tới đây.
    Tay trái không bị kiềm chế, Phàn Nhất Chi đưa ra đỡ lấy cuốn sách nhưng lão chân nhân đã chân lại:
    - Ðể yên đấy, công tử định lừa ta một lần nữa sao?
    Chàng vẫn bình tĩnh:
    - Xin chân nhân cho ngu sinh xem qua cuốn sách, trang đầu có dấu hiệu khả nghi lắm.Nghe câu ấy, Ðảo Chấn buông đũa liền gườm gườm đôi mắt:
    - Ta cho phép, nhưng công tử chớ nên vọng động, nên nhớ ngồi Ở đây là đã vào khuôn phép Ở đây, công tử không đủ công lực hòng lừa ta và lệnh vương cô đây đâu!
    Phàn Nhất Chi cầm lấy cuốn sách lật coi liền. Từ đầu đến cuối đều viết bằng loại chữ Hồi Cương ngoằn ngoèo rất bí hiểm, chàng đặt xuống bàn, giọng lạnh lẽo:
    - Cuốn sách chép lại này có lẽ là giả dù ngu sinh không đọc được chữ Hồi Cương. Không biết đạo trưởng lấy từ đâu nhưng bản Càn Khôn Yếu Quyết nhà họ Phàn chỉ mới hai đời làm sao lại cũ kỹ đến thế này? Vả chăng, theo ký ức thì cuốn này mỏng quá, trong khi ngu sinh được biết "yếu quyết" dạy đủ thập bát ban võ nghệ, có đến ba trăm trang chữ nhỏ li ti như con kiến.
    Nét mặt lão Ðảo Chấn hơi ngớ ngẩn:
    - Việc này còn tồn nghi. Vậy công tử hãy đưa ra cuốn sách thật để ta tỷ giảo xem sao?
    Chàng đứng lên cười lớn:
    - Chân nhân! Long vương cô! Ngu sinh tới đây đã là cá vào chậu, nếu có Càn Khôn Yếu Quyết thực thì đâu dễ để chư vị kiềm chế như ngày hôm nay?
    Nữ nhân cũng đứng lên theo:
    - Xin tôn ý quyết định việc này.
    Ðảo Chấn chủ nhân đanh sác mặt:
    - Cái này ta phải hỏi Ðảo Vũ chân nhân. Hiện nay ta hãy giữ công tử Ở đây một tuần để công tử suy gẫm lại. Nếu công tử định đánh lừa chúng ta thì sinh mạng công tử khó bảo toàn đấy!
    Phàn Nhất Chi không đợi Ðảo Chấn chân nhân dứt lời, chàng vọt người lên định dùng thuật phi hành đào tẩu phóng ra ngoài Tử Chiêm viện nhưng tay áo rộng của Ðảo Chấn đã phồng ra như một tấm chắn lớn. Khi người của chàng vừa rời khỏi mặt đất đã bị tay áo lão chụp lấy quấn lại xoay vòng và ấn ngồi xuống ghế:
    - Phàn công tử! Muốn ra khỏi nơi đây phải có phép của ta, đừng mơ mộng vọng động...
    TÔ Lệnh Ngọc dùng chân khí thổi tắt ngay đỉnh trầm đang nghi ngút khói rối gọi:
    - Thanh y!
    Nữ tỳ áo xanh xuất hiện dưới khóm trúc đợi lệnh:
    - Dân khách quan đây vào nghĩ ngơi trong Tử Chiêm động đợi ta!
    Nữ tỳ hô nhỏ "xin vâng" và dẫn Phàn Nhất Chi đi. Biết không đủ công lực để đối phó với hai cao nhân này, Phàn Nhất Chi đành cam chịu bước theo nữ tỳ. Ðược rồi, ta sẽ tìm cách khác.
    Tử Chiêm Ðộng có vẻ hợp với tên gọi của nó hơn bất cứ nơi nào trong cái Tiểu Tử Chiêm viện này. NÓ chỉ là cái phòng ẩm thấp môi bề hơn hai thước. Bước chân vào phòng nghe tiếng cánh cửa nghiến sau lưng và tiếng "cạch" của chiếc khóa ngoài, đập vào mắt chàng đầu tiên là bức tranh lớn treo giữa phòng.
    Bức tranh thủy mặc vẽ một thiếu nữ đẹp dang giơ hai tay ra phía trước như định ôm chầm lấy người đối diện. Nhưng người đối diện phải rùng mình bước lùi vì mười ngón tay nhọn hoắt vươn ra như móng tay của loài ma quỷ CÓ lẽ họa sĩ chú ý dụng công nhất là mười ngón tay nàng nên được tỉa tót rất kỹ và rất đẹp. Một nét đẹp ma quái.
    Phàn Nhất Chi lạnh xương sống khi có cảm giác đây chính là bức họa truyền thần nữ chủ nhân. Dưới góc phải của bức họa có viết mấy chữ cuồng thảo "Ðảo Vũ bút." Bút tích của Ðảo Vũ chân nhân? Vậy là đã rõ miền đất này đang rất gần Nhạn Môn quan, nơi ngụ cư mới của Ðảo Vũ chân nhân, người nổi tiếng am tường các ngôn ngữ kỳ bí của thiên hạ. Sao lão lại truyền thần vẽ đẹp của TÔ Lệnh Ngọc bằng hình ảnh ma quái như thế này?
    CÓ lẽ lão đã biết được bản chất sâu kín của nàng rồi chăng?
    Với tình hình như hiện tại chắc chàng còn phải Ở đây lâu để "suy gẫm" như lời đe dọa của Ðảo Chấn chân nhân, đồng thời cũng còn dư thời gian để chiêm ngưỡng dung nhan đẹp ma quái của nữ chủ nhân treo đối diện ngay với tấm ván gỗ kê làm nơi nghĩ lưng của chàng.
    Rời bức tranh, Phàn Nhất Chi quét mắt quan sát quanh phòng. Chăng còn gì nữa cả. Trên đầu tấm ván gỗ là một cái đôn nhỏ trên đặt một ấm nước bằng đất nung và một chén đất. Thế là TÔ Lệnh Ngọc cũng chu đáo lắm rồi.
    Hà! Tự nhiên lại bị giam giữ Ở cái Tiểu Tử Chiêm viện mà lần đầu tiên được biết trên đời này trong bước đường lưu lạc để đi tìm kẻ thảm sát gia phụ mình. Kể cũng oái oăm thật...
    Không biết làm gì, Phàn Nhất Chi róc một chén nước đầy và quay lại nhìn bức tranh. Dường nhu mắt của người trong tranh cũng liếc theo nhìn chàng lom lom. Chàng bước lại gần xem họa sĩ dùng thủ pháp gì để mê hoặc người thưởng ngoạn đến vậy? ÐỔ ực chén nước vào miệng nhưng chàng lập tức la lên phun ra ngay. Nước mặn chát vị muối.
    sức phun quá mạnh quá và Vô tình lại phun trúng bức tranh trước mặt, Phàn Nhất Chi hoảng hốt tiến lại gần định dùng tay áo lau ngay bức tranh vì sợ nước làm hỏng họa phẩm kỳ lạ ấy.
    Nhưng quả là kỳ lạ. Nước thấm vào, bức tranh liền chuyển thành màu đỏ.
    Màu đỏ cứ ửng lên từ từ và cuối cùng biến thành gần giống một tấm lụa đỏ hồng. Người thiếu nữ đẹp vẫn đứng yên lặng trong tranh dù mặt của nàng bây giờ đã trở nên đỏ gắt. CÓ lẽ nàng tức giận và sắp sửa chuyển mình bước ra khỏi tranh rồi chăng?
    Phàn Nhất Chi kinh dị bước lui một bước, sợ mắt mình bị quáng chứ không phải bức tranh đổi màu.
    Nhung chàng thấy trong người vẫn tỉnh táo, vị mặn của nước muối vẫn đọng lại trên lưỡi một chút khó chịu se se.
    Giữa hai cánh tay vươn ra của mỹ nhân trong tranh hiện ra mấy dòng chữ. Chỉ vì tò mò kinh ngạc mà chàng cố công mò mẫm từng chữ:
    "Ma tại thoa đầu Tiên tráo khô lâu VÕ Ðang vi định Nữ phạm song câu Mật truyền sổ nguyệt Ma tại thoa đầu...
    Ma Ở thoa đầu Nhọn móng đầu lâu VÕ Ðang chưa ổn Gái phạm hai câu Quỷ nằm TÔ lầu Mật truyền vài tháng Ma tại thoa đầu...
    Chàng đọc lại một lần nữa. Chữ cuồng thảo quả. Chàng chỉ có thể vừa đọc vừa đoán nên không biết chắc có đúng không. Càng đọc càng mù tịt.
    Nhưng linh cảm đây là bài thơ kỳ dị, chàng nhẩm thuộc lòng dù không hiểu hết ý nghĩa của nó.
    Cứ lẩn quẩn tìm nghĩa bài thơ ma quỷ này một lúc đã mệt ngất, chàng ngả lưng nằm xuống tấm ván vừa thiu thiu chiêm nghiệm bức tranh. Một lúc sau, khi mở mắt nhìn kỹ lại thì bức tranh đã trở về màu sắc ban đầu của nó và bài thơ ma quỷ kia cũng đã biến mất. Mỹ nhân trong tranh vẫn đứng yên trong tư thế vươn hai tay đầy móng vuốt tới trước. Gương mặt nàng hấp dẫn một cách kỳ lạ khiến người xem có thể quên cả móng vuốt của nàng đang chờ sẵn để xiết chết mình. Mái tóc của nàng xõa trống Ở phía dưới nhưng Ở phía trên lại được húi cao bằng những cây thoa cài đầu long lanh như bằng bạc.
    Phàn Nhất Chi có cảm tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ ngắn.
    CÓ thật bức tranh đã đổi màu và có bài thơ quỷ thật không? Hoặc là trong cơn hoảng loạn chàng đã tưởng tượng ra thế?
    Cuộc đời vẫn có nhiều bất ngờ, chính vì muốn hành hạ chàng trong cái Tử Chiêm động chật hẹp này, TÔ Lệnh Ngọc đã giúp chàng đọc được bài thơ ma quỷ trong bức tranh mà đến bây giờ có lẽ nàng cũng chưa biết tới.
    Dù chưa hiểu được ý nghĩ bài thơ ấy nhưng không lẽ Ðảo Vũ chân nhân lại viết Vô tình? NÓ phải có một mục đích nào đấy chứ?
    Phàn Nhất Chi thì thầm đọc lại trong đầu. Chăng hiểu gì cả. Chỉ lõm bõm hiểu chắc được mấy câu "Ma tại thoa đầu, thoa đầu, thoa đầu," mấy câu này thì đơn giản vì có lẽ không đọc sai được vì toàn những nét chữ dễ đoán.
    Chàng vừa nhẩm đọc vừa nhìn lên mấy nhánh thoa cài trên đầu mỹ nhân trong tranh. NÓ sáng long lang khác thường. Chàng nhún người một cái đã đứng sát bức tranh. Ðưa tay sờ lên mấy nhánh thoa ấy, chàng giật mình. NÓ là thoa thật được gài vào tranh chứ không phải là thoa vẽ.
    Rút ra một chiếc, Phàn Nhất Chi thăm dò động tĩnh. Tự nhiên chàng sợ rút hết một lúc mấy chiếc thoa, tóc mỹ nhân tức khắc sẽ xõa ra như tóc thật thì nguy tai. May thay không có gì khác thường, chàng chậm rãi rút hết tất cả bốn cây thoa trên bức tranh.
    Lùi lại một chút, chàng vừa vân vê mấy cành thoa vừa ngắm dung nhan mỹ nhân. Dường như mất thoa mỹ nhân có vẻ giảm dung quang và bức tranh có một vẻ trơ trẽn là lạ.
    Ðưa một cành thoa lên ngắm, Phàn Nhất Chi không hiểu nó được làm bằng chất kim loại gì mà sáng lóng lánh và tròn trịa tựa như được cùng đúc Ở một khuôn ra.

  8. #27
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vừa lúc ấy có tiếng động ngoài cửa.
    Thanh y nữ tỳ bước vào với câu hỏi:
    - Chủ nhân vấn an khách quan và hỏi khách quan đã suy gẫm kỹ về điều chủ nhân muốn biết chưa?
    Phàn Nhất Chi dậy ý trong đầu chớp nhoáng, chàng vờ nhăn mặt:
    - Ta sẵn lòng, tuy nhiên xin gởi đến chủ nhân một lời trách sao nỡ để ta chết khát?
    Nữ tỳ vừa dợm chân bước vào, Phàn Nhất Chi đã nhanh như chớp tung cánh thoa nhọn ra. Người nữ tỳ chắc cũng có biết chút ít võ học, nàng dùng thân thủ nhanh nhẹn vọt ngay ra sau đồng thời sập cánh cánh cửa lại.
    Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng kinh ngạc không hiểu tại sao cánh thoa đang Ở trong tay chàng bỗng bay lên kêu "vo vo" như tiếng cả bầy ong kêu và bay vọt ra. NÓ đâm vào cánh cửa và thay vì ghim cứng lại Ở đó lại xuyên qua đuổi theo mục tiêu, cuối cùng ghim đúng vào tim của thanh y nữ tỳ.
    Người nữ tỳ gục ngay xuống chân cửa co giật chết ngay tức khắc. Ðến chàng cũng kinh hoàng vì thật tâm chàng không có ý định sát thủ.
    Phàn Nhất Chi vọt ngay ra cửa, chàng cúi xuống xác người nữ tỳ, vuốt mắt cho nàng và lấy lại cánh thoa độc hiểm nọ. Ðầu thoa vẫn còn dính một chút máu đo đỏ. Không còn thì giờ để thương tiếc nữa, Phàn Nhất Chi theo dãy hành lang bước vào gian chính sành.
    Nép vào sau mấy hàng cột, chàng đã nhìn thấy TÔ Lệnh Ngọc và Ðảo Chấn chân nhân đang cùng nhau đấu kiếm ngoài sân. Tất cả giác quan của chàng đều mở rộng đến độ lớn nhất để xem họ làm gì.
    cả hai đều là những hảo thủ nên kiếm của họ đi rất ảo diệu, duy có một điều chắc chắn: họ đang tập song đấu với nhau vì thần thái của họ rất ung dung ôn hòa. Nhất là miệng của TÔ Lệnh Ngọc luôn luôn hé nở nụ cười ấm áp Hơn một khắc trôi qua, Ðảo Chấn chân nhân bỗng vọt lên không rồi văng mình ra xa cười lớn:
    - Lệnh cô kiếm pháp thăng tiến lắm. Ðất Trung Nguyên này không chắc có đệ nhị nhân đối kiếm được với lệnh cô đâu.
    TÔ Lệnh Ngọc uyển chuyển đi lại gần cái kỳ đài đặt Ở mé sân. Nàng nhấc cái đồng hồ có hình một con rồng đang nhả cát xuống chính thân mình lên cười to:
    - Chân nhân và tiểu thiếp luyện kiếm từ giờ thân đến giờ đã gần giờ tuất, có lẽ cũng đã đói bụng. Ta ra Tử Chiêm viện thôi chứ.
    Chân nhân tiến đến gần nàng, nhấc cuốn sách đặt trên kỷ lên định bỏ vào ốngtay áo.
    Phàn Nhất Chi biết thêm họ đang luyện tập theo kiếm phổ trong Càn Khôn Yếu Quyết. Lúc Ở Tử Chiêm viện dự yến với họ chàng đã trông thấy yếu quyết này và trong bụng vẫn còn bán tín bán nghi nhưng ngoài miệng chàng cứ đoan quyết là giả để khiêu khích lão chân nhân chơi.
    Hai người chuẩn bị rời tiền đình để vào Tử Chiêm viện.
    Phàn Nhất Chi đứng chân ngay lối đi.
    Chân nhân hơi sững lại khi nhìn thấy chàng, còn TÔ Lệnh Ngọc thì la hoảng:
    - Phàn công tử! Làm sao ra đây được?
    Chàng cười mỉa mai:
    - Ða tạ lệnh cô đã cho uống diêm thủy (nước muối), vãn sinh thấy trong người sảng khoái nên định ra dạo quanh đồng thời xin phép lệnh cô được rời khỏi nơi đây.
    Ðảo Chấn chân nhân khoa trường kiếm điểm liên tiếp ba bốn chiêu vào mặt chàng. Tự biết chiêu pháp ảo diệu của hai người, chàng hô lớn:
    - Ða tạ lệnh cô! Ða tạ chân nhân! Hãy xem bí thuật của tại hạ đây!
    Chàng búng liên tiếp hai cánh thoa trong tay ra.
    Hai cánh hoa cùng rít lên một lúc kêu "vo vo" như có nguyên cả bầy ong vỡ tổ TÔ Lệnh Ngọc trợn mắt:
    - ơi! Cái gì thế này?
    Nhưng nàng không kinh ngạc được lâu. Cành thoa đã cắm đúng tim nàng khiến nàng quy ngay xuống. Còn Ðảo Chấn chân nhân sẵn kiếm trên tay, lão quét một đường định đánh bạt thoa đi. Cánh thoa đụng kiếm kêu "choáng" một tiếng tóe lửa nhưng thay vì rơi ngay xuống, nó lại xoay tít một vòng tiếp tục nhắm tim chân nhân phóng tới. Chân nhân thất sắc nhảy lùi một bước rồi vội vàng phi thân lên thềm sảnh. Cánh thoa này đúng là cánh thoa quỷ. NÓ như có mắt nhìn đuổi theo sát lưng lão khiến lão cũng phải la hoảng:
    - Phàn công tử! Thu hồi ám khí mau! Ta sẽ bàn định với nhau sau!
    Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng không biết cách nào thu hồi cánh thoa được huống gì chàng không có ý muốn thu hồi.
    Lão chân nhân ngẩn người nhìn Phàn Nhất Chi với đôi mắt tuyệt vọng, chỉ kịp kêu lên câu cuối cùng:
    - Ma vật này của Ðảo Vũ chân nhân đây mà. Sao lại lọt vào tay ngươi?
    Mũi thoa đã cắm phập vào tim lão. Cũng chung số phận với TÔ Lệnh Ngọc, lão gục xuống nằm vắt vẻo trên mấy bậc thềm dãy vài cái rồi tắt thở.
    Chàng thu hồi hai cánh thoa kinh dị, không quên thò tay vào ống tay áo Ðảo Chấn chân nhân thu hồi luôn Càn Khôn Yếu Quyết mà chàng chưa xác định được là giả hay chân.
    Ngay lập tức, bọn võ sĩ hộ vệ và bọn tỳ nữ cũng tràn đến, trên tay mỗi người đều có đao kiếm. Phàn Nhất Chi nhặt vội kiếm của lão chân nhân rơi gần đó rồi nói lớn:
    - Chư vị! Tại hạ lưu lạc giang hồ chăng may rơi vào đây ngoài ý muốn.
    Nay xin bái biệt, chư vị đã thấy TÔ lệnh cô và Ðảo Chấn chân nhân là hai võ lâm cao thủ đều bị độc thoa của tại hạ thảm sát. Tại hạ không có oán cừu với chư vị, xin đừng ép nhau, bái biệt!
    Chàng băng người ra phía cổng sơn trang. Kể ra lời chàng quá hữu lý.
    Bọn gia nhân đành thõng tay để chàng lách người qua cánh cổng nặng nề.
    ° ° °
    Ðảo Vũ chân nhân Ở trong một gian nhà nhỏ giữa rừng mai cách Nhạn Môn quan ba dặm. Tự cho mình đã thông mọi lẽ huyền vi trên đời nên nơi ngụ cư của lão không có cổng không có cửa cũng chăng có một gia nhân.
    Lão bắt chước Lư Ðồng (một thi sĩ đời Ðường) vào núi ẩn cư một mình chỉ với bộ quần áo củ.
    Mới hôm qua khi vào rừng tìm một gốc mai già nấu trà trở về, Ðảo Vũ phát hiện nhà mình có thư gởi đến. Lão đã tự diệt được hết mọi tình cảm nên cầm thư lặng lẽ đọc:
    "Trình chân nhân văn kỷ, Tiểu nữ là TÔ Lệnh Ngọc, ái nữ TÔ Tử vương cùng Ðảo Chấn chân nhân mới Ở cực bắc xuống, rất mong được chân nhân dời vân xá đến tệ xá để vấn an tiện dịp xin được nghe tôn ý về nguồn gốc của bản Càn Khôn Yếu Quyết.
    Quyết tâm đợi chân nhân. TÔ thị bái bút" Cất bộ mai già vào một góc nhà, lão cũng định sẽ sửa soạn đến thăm nữ tiểu vương xinh đẹp mà lão hàng nghe tên, đồng thời tìm thăm hiểu về Ðảo Chấn sư đệ mà lão cách xa đã lâu.
    Lão chỉ không ngờ rằng khi TÔ Lệnh Ngọc gửi lá thư ấy chính là lúc Phàn Nhất Chi còn nằm trong Tử Chiêm động và đang mò mẫm bức tranh ma quái của lão.
    Hôm nay khi lão sửa soạn định lên đường thì tình hình đã khác rồi, nếu biết được có lẽ lão cũng không nên đi nữa làm gì. Trước khi xuất hành, Ðảo Vũ chân nhân gieo một quẻ Khổng Minh và lão thừ mặt:
    - Hừ! Quẻ này lạ quá! Bây giờ đang giờ thìn, nếu quẻ linhnghiệmthì mọi chuyện đã lật ngược tất cả, ta đi không lợi.
    Tuy biết vậy nhưng tâm trạng Ðảo Vũ vẫn áy náy, lão tìm lá thư của tiểu vương chủ đọc lại. RÕ ràng lá thư mới đến tay lão hôm qua. Cạnh trái của lá thư còn rõ mồn một một giòng chữ nhỏ xíu ghi ngày tháng. "Sau tiết thanh minh hai ngày, sao Chùy đóng Ở quẻ Chấn." Không lẽ lại có sự biến? Lão bồn chồn trong bụng cứ đi ra sân lại trở vào, hoang mang chưa quyết.
    Sau cùng Ðảo Vũ quyết định cứ đến Tiểu Tử Chiêm viện thử xem sao, chăng gì lão cũng nặng tình đồng môn, với Ðảo Chấn, nếu có rủi ro lão cũng đành chịu vậy.
    Bước chân ra khỏi cái cửa thấp của gian nhà cỏ, Ðảo Vũ chân nhân bỗng đứng sững lại. Trước mặt lão là một người lạ, lão hỏi:
    - Các hạ tìm ai Ở rừng mai này?
    Ðáp:
    - Tiểu sinh là Phàn Nhất Chi, trưởng tử của đại tổng tiêu sư Tam Dương tiêu cục Lão vỗ trán hai cái:
    - HỌ Phàn! A, ta nhớ rồi, trước đây hai mươi năm ta có dịp gặp Phàn Huệ Chi, các hạ đến ta để học bí thuật?
    - Chính thế.
    - Ðiều kiện ta đã có lần nói với nghiêm đường, không biết các hạ có biết?
    - Tiểu sinh chưa biết, nhưng hôm nay tiểu sinh có vật này trao đổi, không biết chân nhân có chấp thuận?
    - Vật gì?
    Chàng dơ ra bản Càn Khôn Yếu Quyết đoạt được của Ðảo Chấn chân nhân Lão trố mắt:
    - Ồ! Càn Khôn Yếu Quyết, bản này của chính họ Phàn?
    - Chăng lẽ có bản không phải của họ Phàn?
    Lão mỉm cười:
    - CÓ chứ! Trước đây đã có một vương tử họ TÔ đến đưa ta đọc một bản giả. Ta đuổi hắn về rồi.
    - Chân nhân đọc được thứ chữ Hồi Cương này chứ?
    - vậy nghĩa là các hạ muốn ta đọc cho các hạ chứ gì?
    - Chính vậy, nhưng để công bằng, tiểu sinh sẽ cùng học Càn Khôn Yếu Quyết với chân nhân.
    Ðảo Vũ cười ha hả:
    - Té ra hôm nay là một ngày đại cát. Thôi, các hạ vào tệ xá cất hành lý đi chứ.
    Lão bỏ ý định đến Tiểu Tử Chiêm viện và cũng quên luôn câu dặn dò của nữ chủ nhân xin được nghe tôn ý về nguồn gốc Càn Khôn Yếu Quyết vì hôm nay lão đã nắm được Càn Khôn Yếu Quyết rồi, còn cần gì thắc mắc về nguồn gốc?
    Thế là từ hôm đó, Phàn Nhất Chi bắt đầu Ở lại rừng mai với Ðảo Vũ chân nhân ngày ngày cùng đem Càn Khôn Yếu Quyết ra luyện tập.
    Mặc dù biết Càn Khôn Yếu Quyết này chỉ là một phần nhỏ của bản Càn Khôn Yếu Quyết mà chàng đã thấy từ nhỏ nhưng tâm niệm "thà ít còn hơn không có một chút gì" nên chàng ra công học tập và giữ kín điều này, không cho Ðảo Vũ chân nhân biết. Còn Ðảo Vũ chân nhân, cho dù là một "chân nhân" lúc nào cũng rêu rao đã dứt được mọi tham ái trên đời nhưng lão lại lại lập tâm khác: Trong lúc đọc các câu chữ bằng Hồi Cương văn, lão đọc hoàn toàn ngược lại với thâm ý để Phàn Nhất Chi tập luyện theo một cuốn sách khác do lão lật ngược nghĩa cuốn sách chính. Còn lão, đêm đêm lén lút vào rừng mang sách ra học theo nghĩa giấy trắng mực đen.Lão không thể ngờ được đây là "yếu quyết" giả vì chính Phàn Nhất Chi do không đọc được chữ Hồi Cương nên cũng nửa tin nửa ngờ. Vả chăng, lão ngờ sao được khi Càn Khôn Yếu Quyết đã nổi tiếng khắp giới giang hồ là bí kíp mà chàng chính là truyền môn nhân duy nhất còn sót lại.
    Thời gian thấm thoát đã đầy năm.
    Ngày cùng nhau học đến trang cuối cùng của "yếu quyết" Ðảo Vũ chân nhân mới thố lộ cùng chàng:
    - Tối nay các hạ cùng ta thức uống trà thưởng trăng, có lẽ chúng ta cũng sắp phải chia tay rồi.
    Qua thời gian sống Ở rừng mai, Phàn Nhất Chi cũng cảm thấy quyến luyến nơi này, chàng ngập ngừng đáp:
    - Ða tạ chân nhân đã giúp tiểu sinh học được bí pháp họ Phàn. Tiếc rằng thù nhà còn nặng, xin hẹn khi rửa xong oán hờn sẽ quay lại tìm lão chân nhân Ðảo vũ cười buồn:
    - Biết ngày ấy ta còn thường trụ trong cõi đời này nữa không? Vả chăng, kể cả tình cảm quyến luyến cũng chỉ là giả tưởng thôi các hạ à.
    Phàn Nhất Chi thở dài:
    - Biết cõi đời đều là giả tưởng cả sao ta không dĩ giả vi chân. ấy mới là một trí giả.
    Ðảo Vũ chân nhân hơi chột dạ khi nghe Phàn Nhất Chi nói câu này, không biết chàng có ám chỉ gì đến hành vi lén lút của lão không? Trong lòng áy náy không yên, lão quyết định:
    - Hôm nay sau khi học hết trang cuối cùng của "yếu quyết" ta với các hạ thử so kiếm với nhau để ấn chứng công phu tu tập đã trọn năm nay.
    Phàn Nhất Chi ho an hỉ:
    - Hoan nghênh lão chân nhân! Tiểu sinh cũng nóng lòng biết công lực của Càn Khôn Yếu Quyết lâu lắm.
    Chiều hôm ấy khi ăn qua bữa cơm với vài củ chuối rừng chấm muối, Ðảo Vũ chân nhân và Phàn Nhất Chi cùng xách kiếm ra một khoảng đất trống mà lão chân nhân đã chọn sẵn làm đấu trường, lão dặn:
    - các hạ xuất kiếm thật sự nhé! Ta cứ coi đây như một trận quyết đấu, có thế mới thi triển được hết công phu mà ta đã khổ công.
    Lão đem theo một thanh kiếm kỳ dị, lưỡi của nó không thăng như bình thường mà lại uốn thành đường cong như vết bò của rắn.
    Ra đến đấu trường Ðảo Vũ chân nhân xuất chiêu trước, tự nhiên lão hạ thấp người đi một đường kiếm ngoằn ngoèo như đường đi của một con rắn nhắm thăng vào người Phàn Nhất Chi. Chàng kinh ngạc trong một thoáng vì kiếm phổ trong Càn Khôn Yếu Quyết không hề có chiêu thức này. Kiếm của lão đã tới gần, không thể chần chờ được nữa, chàng đành đọc thầm trong đầu các bài kiếm và cứ thế tuần tự ra chiêu đối lại.
    Quần thảo với nhau trên ba mươi hiệp, đột nhiên nghe như mồm Ðảo Vũ chân nhân phát ra những tiếng khè khè như khí quản bị nghẹt và mồ hôi lão tuôn ra như tắm. Nhìn thần thái lão, Phàn Nhất Chi biết lão không thể cầm cự được trên ba mươi hiệp nữa. Chàng hoang mang trong dạ không hiểu sao lão đánh toàn chiêu thức quái dị trong khi hai người cùng học từ một gốc và cùng một thời gian như nhau.
    Quả đúng như chàng dự đoán, đến hiệp kế đó tay kiếm Ðảo Vũ chân nhân tự nhiên run lên bần bật, người lão toát ra nhiệt khí nóng hừng hực khiến lão phải kêu lên:
    - Các hạ! Tạm ngưng tay đi thôi, hôm nay ta chắc bị trúng thực rồi hay sao mà trong người quái lạ quá!
    Thấy lão đã đuối, Phàn Nhất Chi chậm tay kiếm lại hỏi:
    - Lão chân nhân nói sau, cùng ăn một bữa như nhau tại sao tiểu sinh lại không bị trúng thực?
    Ðảo Vũ chân nhân đã kiệt sức hoàn toàn, lão ngã vật ra giữa mặt đất đầy những lá khô bắt đầu rên rỉ:
    - ôi! ôi! Chắc không phải trúng thực đâu. Tự nhiên sao ta đau như có hàng ngàn con trừng đang cắn dọc theo kinh Dương Minh thế này?
    Nghe xong câu này, lão dãy lên đành đạch và luôn miệng gào "đau quá" "chết mất" khiến Phàn Nhất Chi cũng đâm kinh hoảng. Chàng vội vã ôm lấy lão định xem kinh mạch. Mới chạm sơ vào tay lão, chàng kinh hãi kêu lên:
    - Trời ơi! Sao người chân nhân nóng như hòn than vậy?Lão thều thào đáp:
    - Ta có biết đâu! ôi! Hôm nay chắc ta chết vì ngũ tạng rối loạn lên hết cả rồi!
    Lão tiếp tục lăn lộn dưới đất. Phàn Nhất Chi trong cơn kinh hoàng hoang mang lắp bắp:
    - Hay là ta học phải Càn Khôn Yếu Quyết giả rồi?
    Nghe câu này, người Ðảo Vũ chân nhân khẽ giật lên một cái, lão thu hết hơi sức hò i:
    - Các hạ bảo sao? Làm gì có bản Càn Khôn Yếu Quyết giả?
    Nhìn lão đau đớn cong người như con sâu, Phàn Nhất Chi chậm rãi nói:
    - Tiểu sinh cũng không dám quả quyết. Bản Càn Khôn Yếu Quyết này tiểu sinh lấy được từ tay Lãng Dữ chân nhân. Vì bản của gia phụ tiểu sinh chỉ thấy khi còn thơ ấu nên không dám quyết đâu là chân đâu là giả.
    Lão Ðảo Vũ tiếp tục lăn lộn vì đau đớn. Lão kêu lên:
    - ôi trời! Thế thì đúng là bản giả rồi còn gì! Các hạ đã tự hại rồi!
    Nửa câu sau có lẽ lão tự trách lão thì đúng hơn. Vì đến bây giờ Phàn Nhất Chi hoàn toàn không có dấu hiệu gì đau đớn như lão. Phải chăng vì lão đã tự đọc sai bản chính văn cho chàng tập và chàng cứ nhắm mặt học theo nên không ảnh hưởng gì? Hoặc là lão đã học đúng bản giả còn bản do lão đọc lật ngược ý nghĩa biến thành một bản khác hắn nên lão bị tẩu hỏa nhập ma còn chàng thì không? Bây giờ lão vừa lăn lộn vì đau đớn thể xác, vừa đau hận vì chính âm mưu của mình hại mình. Lão gầm lên:
    - HỌ Phàn! Ta chắc sắp chết, nhưng ta không dễ dàng để mi đi thoát đâu.
    Mi phải nếm Ðộc Thoa ảnh của ta!
    Ðảo Vũ chân nhân rút ngay từ gấu áo trong ra một loạt thoa độc. Vì lão đã kiệt lực nên tay lão run lẩy bẩy không còn nhanh nhẹn nữa. Phàn Nhất Chi sáng mắt lên khi nhìn thấy ba cánh thoa mà lão gọi là Ðộc Thoa ảnh giống y hệt mấy cánh thoa mà chàng lấy được trong Tử Chiêm động, chàng liền hỏi:
    - Phải thoa cài đầu của mỹ nhân có mười vuốt quỷ đó không?
    Trong lúc Ðảo Vũ chân nhân trợn mắt vì kinh ngạc, Phàn Nhất Chi lấy ra mấy cánh thoa. Chàng vân vê chúng trong tay:
    - Tiểu sinh cũng có Ðộc Thoa ảnh đây. Nếu muốn hạ thủ bây giờ có lẽ tiểu sinh ra tay nhanh hơn chân nhân đó!
    Mắt Ðảo Vũ đã trắng dã và bọt mép cũng phun ra trắng cả vành miệng.
    Trước cảnh hấp hối đau đớn của Ðảo Vũ, Phàn Nhất Chi cũng động tâm, chàng hạ giọng:
    - Chân nhân lầm rồi, Ở dưới suối vàng TÔ lệnh cô sẽ có dịp tường trình cùng chân nhân.
    Ðảo Vũ chân nhân oằn lên co giật. Phàn Nhất Chi biết lão sắp vĩnh biệt cuộc đời chàng thở dài quay về căn nhà cỏ của lão lo sửa soạn hành lý từ giã nơi đây ngay trong đêm. Chàng đã tự giam mình nơi rừng mai này đã có hơn năm rồi, không biết tình hình các người thân của chàng ra sao? Rồi còn Tuệ Chân mà chàng chợt thấy mơ hồ nhớ, còn Quan Thượng Cầu, Ðinh Chu Diệp, không biết họ đã lưu lạc tới phương trời nào?
    Quả có đúng như lời Ðảo Vũ chân nhân than thở, mọi chuyện gặp gỡ, chia ly trên đời này chỉ là giả tưởng thôi, nhưng không có những giả tưởng ấy có lẽ dời chàng cũng Vô vị nhiều lắm...

  9. #28
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hồi 12

    Rồng chầu hổ phục nơi thâm xứ
    Mỹ nhân danh thủ chốn tai ương
    Tuệ Chân vừa qua một đêm ngủ ngon.
    Sớm nay nàng dậy sớm hơn mọi ngày vì khí trời lạnh hơn thường lệ. Tuy Ở trong Thạch cốc mà nàng có cảm giác khí núi thấm xuống cả những thớ đá ẩm ướt phả hàn khí xuống chung quanh gian thạch cốc nhỏ bé của nàng.
    Tuệ Chân tò mò nhìn qua những khe đá sang gian phòng giam Tư Không Thiên bên kia. Dường như suốt đêm Tư Không Thiên chưa chợp mắt nên hai mắt của chàng thâm quần và trúng sâu. Nàng cất tiếng hỏi:
    - Ðêm qua thiếu gia không an giấc?
    Tư Không Thiên gật đầu:
    - Ta trằn trọc không yên vì muốn mau thoát khỏi Thạch cốc của bọn huynh đệ họ Tạo Nạp này.
    - Thiếu gia đã tìm ra cách nào chưa?
    Tư Không Thiên đang ngồi kiết già điều tức bỗng đứng bật dậy:
    - Ta nghĩ ra rồi. Tuệ cô nương, cô nương có biết vì sao cô nương bị giam giữ Ở đây không?
    Tuệ Chân gật đầu:
    - CÓ lẽ vì huynh đệ họ Tạo Nạp biết ta có quan hệ mật thiết với Phàn công tử nên giam giữ ta chỉ là cái cớ dẫn dụ Phàn công tử đến đây đó thôi.
    Tư Không Thiên lắc đầu:
    - ấy chỉ là là một cái cớ phụ. Bọn chúng đang cần dẫn dụ một người còn quan trọng hơn Phàn công tử nhiều.
    - Ai vậy?
    - CÔ nương có biết TÔ Tử Kiệt Ở Tử Chiêm viện?
    - Biết chứ, nhưng nghe lão đang trên đường sang Tây Trúc?
    Tư Không Thiên mỉm cười:
    - Không có lão thì phu nhân Lâm Tiểu Nương của lão cũng được. Người phu nhân trẻ tuổi này xem ra còn mưu cơ hơn cả chồng nữa đó.
    Vừa lúc ấy có người mang cơm sáng đến.
    Trên đỉnh Thạch cốc có một khoang cửa nhỏ bằng chiếc mặt bàn luôn luôn mở rộng, từ cửa nhỏ này một sợi dây được thả xuống treo giỏ đồ ăn đạm bạc cho Tuệ Chân và Tư Không Thiên.
    Tên gia nhân chăm sóc việc tiếp tế lương thực cho hai người là Bảo Thọ.
    Sau khi giỏ thức ăn cho Tuệ Chân, gã sang gian thạch động kế bên thả giỏ thứ hai xuống cho Tư Không Thiên.
    Ðợi giỏ thức ăn rơi xuống chạm đất trong phòng, Bảo Thọ hỏi vọng xuống:
    - Lãng Dữ chân nhân vấn an Tư Không thiếu gia có được an khang?
    Tư Không Thiên cười nói vọng lên:
    - Gởi lời cám tạ chân nhân, thiếu gia không được an khang lắm.
    - Tại sao vậy?
    Tư Không Thiên cười dài:
    - Vì thiếu gia đang lo lắng chỉ muốn lấy đầu lão Lãng Dữ chân nhân sớm chừng nào tốt chừng nấy, làm sao mà an khang được.
    Hình như có tiếng "suýt" của tên Bảo Thọ nhưng Tư Không Thiên không thèm nghe, chàng quát lớn:
    - Ngươi về nhắn với Lãng Dữ chân nhân, bản thiếu gia không thích Ở đây quá tuần đâu đấy nhé!
    Bảo Thọ gầm gừ:
    - Thiếu gia chớ cuồng ngôn. Không quá tuần có lẽ cũng không được vì chân nhân đang bận tiếp khách rồi.
    - Khách nào thế?
    Tên Bá Thọ ngần ngừ:
    - Hừm! Thiếu gia cần gì biết... chỉ hiểu rằng... khách Ở đây lâu đấy... Và trong thời gian khách Ở đây, chân nhân không rảnh rang lo đến việc thiếu gia dâu.
    Tư Không Thiên hỏi:
    - CÓ phải sư huynh Cái bang chưởng môn TỔ Ðại của ta không?
    Giọng nói của Bảo Thọ lúng túng tố cáo chàng đã đoán đúng:
    - Hừm... hừm... làm sao ta biết được chuyện ấy... Ta không dám tiết lộ Tư Không Thiên đánh đòn tâm lý:
    - Cần gì ngươi phải nói, ta biết trước sư huynh ta thế nào cũng đến đây điều đỉnh với Lãng Dữ chân nhân thả ta ra trong vài ngày tới. Hãy nói thật đi kẻo thiếu gia ra được rồi, thiếu gia sẽ trị tội ngươi đó!
    Lời đe dọa có hiệu quả, Bảo Thọ xuống nước:
    - Chuyện này... không có can hệ gì đến tiểu nhân... tại hạ... xin đừng nghĩ lầm...
    Ngay lúc ấy có tiếng quát lồng lộng từ xa vọng lại:
    - Bảo Thọ, trở về ngay... có Cái bang chưởng môn đến thăm Tư Không thiếu gia đó!
    Tư Không Thiên nhận ra âm thanh ấy là của Lãng Dữ chân nhân, tiếp đó liền là âm thanh trầm trọng chứng tỏ nội công hỏa hầu rất thâm hậu:
    - Các ngươi đày đọa sư đệ ta Ở thâm sơn cùng cốc thế này ư?
    âm thanh di động đến gần. Rồi tiếng chân người đã đứng hằn trên đỉnh nóc Thạch cốc ngay trên khung cửa nhỏ vẫn dùng để đưa thức ăn xuống gian phòng giam Tư Không Thiên. Vẫn tiếng nói trầm trọng lúc nãy:
    - Tư Không sư đệ, sư đệ có nhận ra ta không?
    Ðúng là giọng nói của TỔ Ðại, người chưởng môn Cái bang Bắc Tông mà oai võ khiến giang hồ khách cũng sợ hãi.
    Tư Không Thiên lạnh lùng:
    - Sư huynh sao lại quá nhọc công vì tiểu đệ thế?
    Giọng nói của TỔ Ðại cố ra vẻ ôn hòa:
    - Sư đệ dù sư đệ có phạm sai lầm với ta nhưng chúng ta vẫn còn tình đồng môn... Ta đến đây vì sự an nguy của sư đệ đấy.
    Tư Không Thiên cự tuyệt:
    - Sư huynh định cứu đệ ra khỏi Thạch cốc này mang về tổng đàn trừng trị đích đáng hơn chứ gì?
    Giọng nói của TỔ Ðại rất cảm động:
    - Sao sư đệ lại nói thế? Ta nỡ nào nhìn sư đệ bị giam cầm? Sư đệ không nhớ Cái bang của chúng ta chỉ có bắt người chứ không bao giờ để người bắt ư? Ta rất nhớ thương sư đệ và thân lặn lội đến đây yêu cầu Lãng Dữ chân nhân thả sư đệ ra...
    - CÓ điều kiện gì không?
    - Không, hoàn toàn không, ta đã già yếu quá rồi, muốn mời sư đệ về tổng đàn lảnh ngôi chưởng môn thay ta.
    - Còn sư huynh đi đâu khi chưa chết?
    Giọng nói của Tư Không Thiên rất tàn nhẫn nhưng vẫn không làm TỔ Ðại phật ý, lão trầm giọng:
    - Ta sẽ quy ẩn vào rừng núi Dương Châu, tất cả quyền bính xin trao lại cho sư đệ, sư đệ theo ta về chứ?
    Giọng Tư Không Thiên kiên quyết:
    - Không, tiểu đệ không tin lời sư huynh nữa. Sư huynh đã lừa tiểu đệ một lần quá lớn tiểu đệ quyết không tin sư huynh nữa...
    Tiếng nói của Lãng Dữ chân nhân can thiệp:
    - TỔ đại huynh, tên tiểu tử ấy cứng đầu lắm, đại hiệp cần gì phải nhiều lời?
    TỔ Ðại:
    - Cứng đầu cũng vẫn là tiểu sư đệ của ta, ta bỏ sao được?
    Lãng Dữ chân nhân:
    - Thôi, ta về đây, mặc sư huynh đệ thương thảo với nhau đó!
    Lão nói xong quay mình đi liền, bỏ lại một mình TỔ Ðại trên nóc Thạch cọc Ðợi cho Lãng Dữ chân nhân khuất hằn, TỔ Ðại nói tiếp:
    - Ta không nỡ thấy sư đệ bị giam cầm mãi Ở đây, sư đệ hãy chuẩn bị, ta sử dụng Bát Quái Thần Công đánh vỡ nóc Thạch cốc đây, hãy phi thân ra.
    Bát Quái Thần Công là tuyệt môn nội công của Cái bang, thường thường rất ít khi TỔ Ðại phải thi triển đến công phu này vì nó đòi hỏi hao tốn khá nhiều chân lực. Hôm nay lão quyết định dùng Bát Quá Thần Công là đã quá lo lắng cho số mệnh người sư đệ của lão.
    Tư Không Thiên cũng không ngờ sư huynh mình lại quá tha thiết đến thế, chàng can ngăn:
    - Sư huynh, chớ nên...
    Chàng chưa kịp dứt lời thì những tảng đá trên đầu chàng đã chấn động kêu lên những tiếng khủng khiếp. Từng tảng đá vỡ vụn rơi xuống người Tư Không Thiên.
    Chàng núp vào một tảng đá lớn nhô hằn ra vách đá nhìn lên dần dần thấy rõ sư huynh người đỏ rực và ướt đẫm mồ hôi đang thi triển Bát Quái Thần Công, ấn nội lực xuống mặt đá núi. Cả hai gian Thạch cốc của Tư Không Thiên và Tuệ Chân thoáng chốc đã lộ ra một khoảng trống khá rộng.
    Tuệ Chân lợi dụng cơ hội phi thân lên trước tiên.
    Thân ảnh nàng vừa vượt lên miệng hang đã bị đánh rơi xuống vì dư lực của Bát Quái Thần Công đè nặng trên đầu. Nàng tự biết đây là cơ hội thoát thân hiếm có nên không sợ nguy hiểm lại tiếp tục vận kình lực che chở thượng thân phi thân vọt lên một lần nữa.
    Vừa đặt chân lên tới mặt đất nàng bỗng quy xuống ngã ngồi hắn xuống.
    Lão TỔ Ðại dường như đã tập trưng hết tinh thần vào việc thi triển Bát Quái Thần Công nên không nhìn thấy nàng. Hai mắt lão nhắm nghiền, kình lực trong người tuôn ra ào ạt như thác đổ đánh xuống liên tiếp.
    Tuệ Chân đã có linh cảm bất thường, nàng kêu thật to:
    - Lão tiền bối, dừng tay đi. Tiểu nữ bị kình lực của lão tiền bối đả thương roi.
    Lão TỔ Ðại mở choàng mắt quả nhiên chân lực của lão bị tiêu hao nhiều, lão mệt lả ngó Tuệ Chân:
    - CÔ nương là ai, Ở đâu đến vậy?
    Nàng đáp vắn tắt:
    - Tiểu nữ cũng bị giam trong Thạch cốc, nhờ Bát Quái Thần Công của lão tiền bối giải thoát... nhưng... cũng chính bị trúng Bát Quái Thần Công mà tê liệt hai chân rồi!
    Lúc ấy TỔ Ðại mới nhìn rõ Tuệ Chân, lão sực nhớ tới sư đệ:
    - ủa! Còn sư đệ ta không thấy ra ư?
    Tuệ Chân xoay nửa người trên nhìn xuống miệng hang, gọi lớn:
    - Tư Không thiếu gia vẫn còn dưới ấy ư?
    Tiếng Tư Không Thiên:
    - Ta vẫn Ở đây, ta không lên đâu, thà chết Ở đây chứ ta không trở về tổng đàn Cái bang bao giờ.
    Nàng quay đầu lại nói với TỔ Ðại:
    - Lão tiền bối nghe rồi chứ, tại hạ không ưng thuận trở về tổng đàn Cái bang, lão tiền bối ép sao được?
    Nàng nói tiếp:
    - Còn đôi chân tiểu nữ tính sao đây?
    TỔ Ðại hơi xịu mặt:
    - Lỡ trúng Bát Quái Thần Công là không còn cách nào chữa trị.
    Lão ngáp dài:
    - Mỗi lần thi triển Bát Quái Thần Công lão phải ngủ bù liền hai ngày mới hồi sức. Thôi, lão ngủ đây!
    Lão Cái bang chưởng môn này thật là kỳ dị, vừa nói dứt tiếng "lão ngủ đây,, là lão ngã vật xuống tại chỗ ngủ liền, chớp mắt đã ngáy như sấm động.
    Tuệ Chân cố di động đôi chân nhưng Vô vọng. Nàng đã trở thành tàn phế rồi. Ðột nhiên ngay lúc ấy có tiếng gọi nàng vọng xa xa đến:
    - Tuệ tiểu muội! Tuệ tiểu muội!
    âm thanh quen thuộc thân thiết khiến nàng reo to:
    - Phàn ca ca! Tiểu muội Ở đây!
    Một bóng đen phi hành vun vút từ trên núi xuống, đúng là Phàn Nhất Chi đã về chàng vẫn còn nhớ đến Tuệ Chân. Nàng không còn nhớ gì đến đôi chân tàn phế nữa, người xoay như muốn lịm đi.
    ° ° °
    Phàn Nhất Chi đánh chiếc xe tứ mã chở theo Tuệ Chân trên đường về Yên Kinh.
    Vừa quanh qua một ngoặt gấp, chàng hốt hoảng ghìm cương lại. Trước mắt chàng là một xác người nằm ngang đường. Vất cương cho Tuệ Chân, chàng vội vã bước xuống. Xác chết nằm ngửa mặt lên trời cho thấy dọc theo yết hầu tới ngực là một vết chém sâu của lưỡi thép bén. Ngực hắn bị mổ phanh ra nhầy nhụa máu và thịt. Tuệ Chân mặt tái ngắt như không còn một giọt máu, nàng ấp úng:
    - Kéo xác chết vào rồi ta đi mau thôi ca ca... tiểu muội linh cảm thấy điềm xấu...
    Phàn Nhất Chi lôi xác chết vào vệ đường, khi cúi xuống nắm chân xác chết, chàng phát hiện một cánh thoa có hình chim nằm ẩn trong bụi cỏ. Mũi thoa này chàng đã thấy nhiều lần gài trên đầu tóc Lâm Tiểu Nương, nữ vương chủ Tử Chiêm viện. Lặng lẽ không một lời, Nhất Chi lại lên ngựa ra roi.
    Nhưng chỉ đi được nửa dặm, chàng phát hiện thêm một xác chết nằm giữa đường y như tư thế của xác chết trước. Lần này Tuệ Chân không giữ được kinh hãi:
    - Hôm nay là ngày gì mà chúng ta gặp toàn là xác chết thế này? Ca ca ôi tiểu muội sợ quá!
    Chàng buông thõng:
    - CÓ lẽ Lâm lệnh nương không muốn chúng ta trở về Yên Kinh chăng?
    Chàng chưa dứt lời, từ trong đám bụi cây ven đường xuất hiện liền bốn đại hán bủa ra vây kín lấy xe ngựa, chàng quắc mắt:
    - Chư vị hảo hán có việc gì cần đến tại hạ?
    Tên đại hán đối diện với chàng rút câu liêm bên hông quát to:
    - Tiểu tử về Yên Kinh định làm chi?
    Câu liêm của gã lập tức xé gió đánh tới. Phàn Nhất Chi vọt liền xuống xe ngựa, chân chàng chưa chạm đất cước tả đã tung ra trúng ngay hàm dưới đối phương. Gã đại hán lui hai bước đầu nghẹo qua một bên:
    - Tiểu tử gớm thật! Hôm nay dám xuất thủ trước cả Tùng Hạc Tứ Hữu nữa à?
    Gã móc vẹt câu liêm lên nhưng thủ pháp của Phàn Nhất Chi nhanh lạ thường, tay tả chàng vừa đỡ dứt câu liêm, tay hữu vươn tới đầu xỉa chỉ công vào giữa mặt gã. Gã rống lên vì hai mắt bị chọc mù liền:
    - Tam huynh đệ, tên tiểu tử này không nương tay, ta cho tiểu tử về chầu Phật đi thô i!
    Cả ba đại hán cùng áp sát tới. Lạ lùng là tất cả đều sử dụng câu liêm chứ không có vũ khí nào khác. ánh câu liêm vụt vù vù chung quanh chàng thành một cái lưới bằng thép. Tuệ Chân ngồi trên xe luôn miệng rên rỉ:
    - Ca ca! Coi chừng bên tả! ôi! Bên hữu đỒ! Ca ca, tên áo đỏ Ở sau lưng kìa!
    Phàn Nhất Chi thi triển Hồ Ðiệp Xuyên Liễu lách vun vút giữa rừng câu liêm như một con bướm vờn những cánh hoa trong vườn. VÕ công của chàng vừa đẹp mắt vừa hiệu quả khiến một tên trong bọn Tùng Hạc Tứ Hữu phải thốt lên:
    - Thân pháp đẹp lắm!
    Gã bị tên vừa mù mát chửi liền:
    - Tam đệ biết gì mà nói! Ðừng có làm nhục hùng khí bọn ta chứ, thanh toán mau lên, tối nay còn phải về Hàng Châu!
    Chàng gằn giọng:
    - Chư vị là người của Lâm lệnh nương?
    Tên mù đã lui vào vệ đường không tham chiến cười ha hả:
    - Người của ai tiểu tử biết làm chi? Hà hà... sắp chết đến nơi còn hỏi lăng nhăng!
    Trong lúc đối đáp chàng vừa đón đỡ các đòn tấn công của những tên Tùng Hạc Tứ Hữu còn lại. Ðánh trên ba mươi hiệp mà vẫn chưa làm gì được chàng, tên mặc áo đỏ nóng nảy nói:
    - Vạn đại ca! Sao không gọi Qua trưởng lão đến thu thập nó cho rồi?
    Thì ra tên mù mắt họ Vạn là đại ca của cả bọn, gã như sực tỉnh móc trong túi ra một chiếc kèn nhỏ bằng ngón tay cái đưa lên miệng thổi liền. Tiếng còi phát ra âm hanh hết sức kỳ dị. NÓ ré lên dài từng chập như tiếng rắn kêu nhưng sắc hơn và lảnh lót hơn. Quả nhiên sau thoáng chốc một lão già gầy gò xuất hiện. Lão cao lêu khêu như một cây trúc và cầm trong tay chiếc thiết trượng cũng cao không kém có treo lủng lăng mấy quả cầu Ở phía trên.
    Lão đúng là Qua trưởng lão có giọng nói hết sức trầm hùng chứng tỏ nội lực hỏa hầu của lão không phải tầm thường:
    - Bọn ăn hại đái nát có tránh ra không. Qua trưởng lão đâu thèm ỷ chúng hiếp cô! Ðể tiểu tử đó mình ta xừ trí được rồi.
    CÓ lẽ lão quá tự tin vào công lực của mình nên giọng nói có một vẻ kiêu ngạo điên cuồng.
    Ba tên đại hán thu câu liêm lùi ra liền. Qua trưởng lão dậm chân nhảy tới quạt luôn thiết trượng vào đầu chàng. Chàng chưa biết lão già này là ai nhưng nghe giọng nói hiu hiu tự đắc đã không có chút cảm tình liền xuống tấn cúi rạp đầu né thiết trượng rồi dùng trảo công bấu liền vào mấy quả cầu vũ khí với ý định áp đảo lão chơi. Mấy quả cầu này thật lạ lùng, chúng dính vào thiết trượng bằng những sợi xích mỏng manh nhưng lại có mắt. Khi bàn tay vươn trảo của Phàn Nhất Chi sắp bấu trúng, nó đột nhiên lắc qua như biết tránh đồng thời quả cầu thứ hai gõ tiếp liền đẩy bật tay chàng ra.
    Những quả cầu này tuy nhỏ nhưng đều bằng thép cứng, nếu đập trúng tay ắt nát cả mấy đầu ngón tay liền.
    Muốn biểu diễn võ công với bọn cường đạo này, chàng nhanh nhạy lật ngang bàn tay chuyển thế chụp luôn quả cầu thứ hai vừa đập tới. Thiết trượng lắc nhẹ định đâm thăng tới nhưng tay chàng đã nắm được quả cầu nên nó không sao động đậy được nữa. Qua trưởng lão hơi kinh ngạc khi thấy kình lực đối phương sung mãn đến vậy, lão hét to:
    - Hãy coi Phá Vân Lực đây!
    Người lão bung lên như một chiếc bong bóng, đánh luôn song quyền về phía chàng, lão đã buông thiết trượng nhưng nếu chàng cứ nắm quả cầu dính vào thiết trượng cũng sẽ không còn tay đỡ song quyền của lão nữa nên chàng đành buông. Nhưng trước khi buông thiết trượng ra, Phàn Nhất Chi dùng sống tay chặt mạnh vào thiết trượng khiến nó bật ngược lên đánh cán vào gáy của Qua trưởng lão đồng thời chàng dơ song quyền lên đỡ quyền của đối phương.
    Kể thì lâu nhưng hai người xuất thủ nhanh như chớp mắt, chỉ nghe một tiếng "bốp" khô khan, hai quyền đụng nhau, Qua trưởng lão lùi lại mặt tái nhợt:
    - Các hạ... các hạ... nhỏ tuổi mà sao hỏa hầu sung mãn thế?
    Lão già thốt lên câu ấy tức là đã hoảng sợ rồi. Phàn Nhất Chi không đáp cúi xuống lượm cây thiết trượng lên:
    - Trưởng lão có cần nhận lại vũ khí? Và chúng tôi có thể tiếp tục hành trình được chứ?
    Qua trưởng lão vọt người tới đỡ lấy thiết trượng, lão đáp tuy không còn giọng kiêu ngạo nữa nhưng vẫn cứng rắn:
    - Lệnh Ở Yên Kinh là các hạ phải dừng xe lại đây!
    vừa đoạt lại chiếc thiền trượng, lão múa liền xông thăng tới hô to:
    - Tùng Hạc quý hữu, hãy mang giây trói tiểu tử lại. Lần này lão không đám một mình đối phó với chàng nữa mà gọi cả đám anh em họ Vạn cùng xông vào.
    Phàn Nhất Chi lùi đến sát xe ngựa, chàng rút thanh trường kiếm án ngữ Ở cái cửa nhỏ bên trong có Tuệ Chân. Giọng chàng trầm trọng:
    - Hôm nay vãn sinh không muốn động thủ, chăng qua vì bị chư vị ép buộc. Xin đừng trách!

  10. #29
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    ánh kiếm lóe lên như những đường chỉ thép. Tên tam ca cũng mặc áo đỏ rú lên buông rơi câu liêm đánh "xoảng" xuống đất, bả vai hữu bị một vết kiếm kéo dài đến tận hông. Gã hốt hoảng lùi lại quên cả nhắc vũ khí. Nghe tiếng hét, Vạn đại ca mù mắt hỏi:
    - Sao đó? Giọng hét của thằng nào đó? Tam đệ phải không?
    - Dạ! Ðệ bị trúng kiếm sắp rụng cánh tay rồi!
    Gã họ Vạn chẳng những không an ủi mà còn nạt nộ:
    - Cụt một tay sao bằng ta mù cả hai mắt! Còn thấy là còn phải đánh.
    Xông vào đi!
    Tam đệ của gã biết gã mù nên lăng lặng rút êm vào một bụi rậm nhăn nhó băng bó vết thương.
    Qua trưởng lão thấy Phàn Nhất Chi xuất chiêu huyền ảo quá, gắng gượng cười gằn:
    - Các hạ cao cường thật! Xin được thọ giáo!
    Thiết trượng chuyển động như thác đổ xuống thác. Lần này lão sử dụng cả hai đầu, lúc đánh đầu này lúc chuyển ngược đầu kia múa tới tấp như chong chóng.
    Phàn Nhất Chi thầm nghĩ: "Hôm nay ta không thi triển hết võ công tuyệt học e khó đưa Tuệ cô nương thoát khỏi nơi đây được." Chàng dựng thăng mũi kiếm lên trời nói to:
    - Lão trượng tha lỗi. Buông gậy xuống đi.
    Không biết kiếm ảnh đi bằng đường nào mà đã cắm phập vào bàn tay cầm cán thiết trượng của lão họ Qua. Lão tái mét thần sắc thả rơi thiết trượng liền và ôm vội lấy bàn tay đẫm máu:
    - Tên tiểu tử thủ pháp quái dị thật! Kiếm ảnh dường như Vô hình?
    Phàn Nhất Chi cười nhẹ:
    - Kiếm học của Huyền Công kiếm môn dựa trên giáo lý phật học. Lấy không tướng chế ngư hữu tướng... Cái gì không có làm sao nắm bắt được?
    Và đã không có còn sợ mất đi đâu được nữa?
    Qua trưởng lão cúi đầu:
    - Bái phục! Bái phục! Rất tiếc lệnh của Lâm lệnh nương là các hạ phải dừng xe lại đây nhưng chúng ta không đủ uy lực thi hành. Vì tâm phục các hạ nên xin dặn một lời: các hạ không nên đến Yên Kinh.
    Phàn Nhất Chi ương ngạnh:
    - Ta không thích nghe lệnh của ai cả. Vả chăng, nếu không về Yên Kinh thì cô nương đây làm sao chữa trị?
    Lão già tròn xoe mắt:
    - CÔ nương nào đâu?
    Chàng biết mình lỡ lời đành chỉ vào xe:
    - CÔ nương bằng hữu quê Ở gần Yên Kinh.
    Lão tần ngần một lúc rồi phất tay áo:
    - Thôi cho các hạ lên đường:
    Tên mù họ Vạn nghe lão nói câu này phản ứng liền:
    - Lão... Lão... Không còn nhớ lệnh của Lâm nữ chủ ư?
    Lão cười khan:
    - Nhớ chứ, nhưng ngươi bắt ta phải làm gì bây giờ và sao ngươi không làm gì?
    HỌ Vạn lúng túng như ngậm hột thị:
    - Ơ Ơ phen này chắc b ì rơi đầu vì ki ếm của nữ chủ rồ i... hừ... hừ.....
    đằng nào cũng chết... Hãy đợi ta đấy!
    Gã quay ngoắt lại:
    - Ði thôi các huynh đệ. Các huynh đệ muốn chết vì tay Lâm nữ chủ không?
    Cả bốn lục tục kéo đi để một mình Qua trưởng lão đứng lại. Lão khẽ liếc Phàn Nhất Chi:
    - Bọn này không để yên cho các hạ đến Yên Kinh đâu, các hạ hãy tế tâm.
    Chàng bước lên xe:
    - Ða tạ trưởng lão. Xin từ giả!
    Tuệ Chân chúm chím cười nhìn chàng giật mạnh giây cương. Mấy con ngựa lồng lên sải bốn vó. Nhanh như một chiếc chong chóng, Qua trưởng lão đảo thân pháp một vòng quanh bốn con ngựa. Mỗi con đã bị ghim một mũi ám khí nhỏ như cây kim dưới ức. Tuệ Chân không để ý đến nhưng Phàn Nhất Chi chép miệng:
    - Không biết lão định giở trò gì thế? Hừ! Lão không ngăn cản chúng ta là được rồ i!
    Chàng cũng chưa khám phá ra dưới ức của bốn con ngựa đã bị dính ám khí của lão già họ Qua nên cứ bình thản ra roi. CÓ lẽ nhờ ngựa còn tơ chưa bị thấm thuốc nên vẫn đi được một đoạn khá xa nữa.
    Cho đến gần chập tối thì Phàn Nhất Chi mới phát hiện đột nhiên cả bốn con ngựa dều bắt đầu khục khắc rồi từ từ chậm hắn vó lại. Tuệ Chân nóng ruột:
    - Mấy con vật này định giở chứng gì thế này?
    Cả hai đang Ở giữa đường núi, chung quanh không có một bóng nhà.
    Phàn Nhất Chi đành dừng cương bước xuống. Chàng xem xét tỉ mỉ từng con một và phát giác ra bốn mũi độc tiêu ngay. Chàng cầm bốn mũi tên giơ lên:
    - Lão họ Qua đã bí mật ám sát con ngựa chúng ta rồi. Chúng ta biết làm sao?
    Tuệ Chân hốt hoảng:
    - Ca ca... ca ca... vì tiểu muội mà gian khổ quá. Biết thế này ca ca đừng đưa tiểu muội về Yên Kinh có lẽ còn hay hơn.
    Phàn Nhất Chi nhảy vọt xuống xe ngựa vì chàng không biết trả lời sao.
    Chàng đưa mắt nhìn bốn chung quanh quan sát địa thế, đột nhiên thấy dưới chân núi hai bóng người đi nhanh như bay lên. Chàng cả kinh nghĩ thầm:
    "Giữa vùng núi non cô quạnh thế này hai người này là ai? Nhìn thân pháp nhẹ nhàng kia ắt không phải là dân núi bình thường rồi... " Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn hai người đang phi thân lên, thấy thân hình hai người này mảnh khảnh và cùng mặc áo màu đỏ rực như lửa.
    Chỉ thoáng chốc, hai bóng người mảnh khảnh kia đã lên tới gần. đó là hai thiếu nữ quần áo giống nhau nhưng dung mạo lại khác hắn. Cả hai chưa tới gần đã quát to:
    - Tiểu tử kia đừng chạy nữa!
    Phàn Nhất Chi hết sức kinh ngạc, chàng chú ý xem hai thiếu nữ quát như thế với ai, nhưng thấy hai thiếu nữ đều nhìn thăng vào mặt mình, chàng giật nảy người lên: hai thiếu nữ ấy một đẹp một xấu. Người đi trước xấu xí không thể tưởng tượng nổi, hai mắt lồi và to như hai cái chuông sắp sửa nhảy ra khỏi ngoài hốc mắt, mồm to, môi dày lộ ra răng lẫn lộn. Ban đêm mà gặp người như thế này không ai dám tin là người. Còn thiếu nữ thứ hai lại đẹp tuyệt trần so với nàng trước thật là một trời một vực. Tóc nàng xõa tung trong gió, mướt và óng ả như những sợi tơ. Nàng tủm tỉm cười với Phàn Nhất Chi:
    - Tiểu tử này ngoan ngoãn lắm.
    Té ra nàng ta tưởng chàng đứng lại vì tiếng gọi của hai nàng. Chàng thấy vẻ xinh đẹp dịu dàng của nàng cũng muốn cười đáp lại, nhưng nhớ đến chữ "tiểu tử,, mà nàng dùng gọi mình, chàng lạnh lùng:
    - Nhị vị cô nương gọi tại hạ dừng lại chăng hay có việc gì muốn chỉ bảo?
    Mặt thiếu nữ xấu xí nhăn nhó trông càng hết sức dị dạng, giọng nàng Ổ ề như tiếng đàn ông:
    - Ta có gọi ngươi đâu?
    Phàn Nhất Chi ngẩn người, đang định lên tiếng hỏi lại thi thiếu nữ rất xinh đẹp kia cười khanh khách xen vào:
    - Này tiểu tử, gặp đại tỷ của ta đây thì nên tuân phục đi là hơn. Vừa rồi chính ta gọi chứ có phải đại tỷ của ta đâu?
    Nàng vừa nói vừa tiến đến gần Phàn Nhất Chi.
    Thiếu nữ xấu xí bỗng thất thanh la lên một tiếng, nhún vai một cái như mũi tên lướt qua người Nhất Chi đi luôn.
    Phàn Nhất Chi thấy vậy thắc mắc Vô cùng, nghĩ bụng: "Không biết nàng ta định làm cái trò gì mà chưa kịp hỏi tới đã vội bỏ đi rồi?" Ðột nhiên chàng bỗng nghe phía sau có tiếng động khác lạ. Lúc này võ công của chàng đã lên tới tuyệt đỉnh nên chỉ hơi có một tiếng gió động nhẹ nhàng cũng hay biết liền. Chàng biết người đó đang dùng hai ngón tay tấn công lén yếu huyệt Ở sống lưng của mình và có lẽ người ấy là thiếu nữ xấu xí kia cũng nên. Thế công này nàng đã dùng hết công lực ra tấn công nên mới có tiếng gió động như thế.
    Phàn Nhất Chi liền thi triển Hồ Ðiệp Xuyên Hoa. Chỉ thấy người chàng như một cái bóng xanh thấp thoáng, chàng đã lướt ra ngoài hai thước, rồi lại bỗng khẽ xoay người lướt sang cạnh đó ba bước nữa. Lúc ấy thiếu nữ xấu xí đã biến thành Ở trước mặt chàng rồi. Chàng không có vẻ gì tức giận, chỉ lạnh lùng hỏi:
    - Tôi với cô nương không quen biết oán thù, lẽ nào nở ra tay như thế?
    Thiếu nữ xấu xí không thèm trả lời chàng, đưa mắt nhìn thiếu nữ tuyệt đẹp vừa cười vừa nó i:
    - Ngọc Cơ, em mau ra đứng phía sau y, đợi chị ra lệnh!
    Thiếu nữ xinh đẹp tên Ngọc Cơ dường như rất sợ thiếu nữ xấu xí, không đợi lời thứ hai, vội vã phi thân tới phía sau của Phàn Nhất Chi ngay và vẻ mặt cũng cố giữ vẻ nghiêm nghị chứ không tươi cười như trước nữa.
    Phàn Nhất Chi hết sức hoang mang không hiểu hai thiếu nữ một đẹp một xấu này định làm gì chàng Ở giữa chốn hoang vu này? Chàng vội quay đầu lại phía thiếu nữ xinh đẹp, thấy nàng ta đứng hướng về mình nhưng lại cúi đầu nhìn xuống xác những con ngựa vừa ngã gục. Nàng bỗng "ủa" rất khẽ kháng và quay người cất giọng oanh vàng:
    - Chị Ngọc Thể, đây có phải là...
    Thiếu nữ xấu xí có tên rất trái ngược là Ngọc Thể lại quát lên:
    - Ngọc Cơ, đừng hỏi nữa! Hãy nghe lệnh của chị!
    Phàn Nhất Chi lộ vẻ ngạc nhiên, chàng thấy thiếu nữ xinh đẹp nhìn những xác ngựa, phản ứng của nàng chỉ là cau đôi mày xinh đẹp. Lòng chàng thầm nghĩ sao trời đất lại sắp đặt một người rất nhu mì diễm lệ là chị em với một người xem ra rất xấu xa độc ác như thế?
    Ðột nhiên chàng nghe thấy thiếu nữ xấu xí thét lên một tiếng và chàng bỗng thấy mắt mình hoa một cái, thiếu nữ ấy đã Ở chỗ cách mình hơn trượng cứ chạy vòng quanh hoài. Chàng vội vận chân khí lên hai cánh tay bảo vệ phần trước ngực. Ðột nhiên chàng lại nghe thấy một tiếng thét nữa nổi lên Ở phía sau, thiếu nữ đẹp tên Ngọc Cơ bắt đầu chạy vòng quanh chàng như thế.
    Phàn Nhất Chi vội xoay ngang người giở song quyền lên, hai chưởng tâm của chàng đều hướng về hai thiếu nữ, mồm quát hỏi:
    - Nếu nhị vị cô nương muốn đấu với tại hạ thì cũng nên cho tại hạ biết lý do trước chứ!
    Ngọc Thể khẽ nhún vai đáp:
    - Ngươi đã sắp vào địa hạt Yên Kinh mà nhìn thấy màu áo đỏ của bản cô nương chăng lẽ ngươi không hiểu hay sao còn phải hỏi?
    Nghe nàng ta nói thế, chàng vội thâu quyền pháp, ngơ ngác:
    - Tại hạ nào biết cô nương có dụng ý gì? Xin cô nương nói rõ, màu áo đỏ là màu áo gì?
    Ngọc Thể trợn ngược đôi lông mày giận dữ quát lớn:
    - Ngươi thực không biết hay là giả vờ như thế?
    Chàng vẫn ngạc nhiên:
    - Tôi thực... quả không biết.
    Chàng vừa nói tới đó thi Ngọc Thể đã nhanh như gió lướt tới trước mặt giơ song chỉ ra như hai cây kích và chìa mấy ngón tay ra có gió kêu "vù, vù,, nhằm yếu huyệt Ở vai trái chàng đâm tới còn tay trái của nàng thì nhằm trọng huyệt Ở đan điền của chàng xỉa xuống.
    Phàn Nhất Chi cả giận vừa vận hơi lấy sức đã nghe Ở phía sau có tiếng gió động, chàng đoán chắc thiếu nữ xinh đẹp cũng ra tay tấn công mình rồi.
    Phải công nhận đối phương tấn công mau quá, không kịp để chàng vận công lên chống lại, chàng đành phải khom người hóp bụng để tránh hai thế công của Ngọc Thể đồng thời dỡ liền Cái Bang Di Công nhanh như cắt bước chéo sang bên bốn bước.
    Hai thiếu nữ chỉ thấy bóng áo xanh thấp thoáng chàng đã mất dạng. Ngọc Thể đột nhiên tươi cười thâu thủ pháp khẽ quát Ngọc Cơ:
    - Ðược rồi! Ðược rồi! Ngọc Cơ, em dừng tay lại đi.
    Ngọc Cơ dừng tay liền, hớn hở hỏi:
    - Chị đoán rất đúng, y... quả thực... y là...
    Phàn Nhất Chi nghe vậy càng thắc mắc thêm, vội dừng chân lại ngẩn đầu lên nhìn đã thấy thiếu nữ xấu xí nhếch môi cười, từ từ tiến lại gần:
    - Ðại huynh đừng giả vờ như thế nữa, chị em chúng tôi đã đợi chờ đại huynh từlâu...
    Phàn Nhất Chi thấy nàng ta cười lại còn xấu ma chê quỷ hờn hơn. Chàng nhắm mắt lại trầm giọng:
    - CÔ nương nói gì vậy? Quả thực tại hạ không hiểu tí gì.
    Thiếu nữ xinh đẹp lướt tới gần đứng cất giọng thỏ thẻ:
    - Chị em chúng tôi nào phải những người ngu xuẩn đâu mà không nhận ra. Phải chăng đại huynh là cao đồ của chưởng môn nhân Cái bang TỔ đại hiệp?
    Phàn Nhất Chi thở phào một tiếng. Thì ra hai thiếu nữ đã lầm chàng là cao đồ của TỔ Ðại vì quả thực chàng vừa thi triển Cái Bang Di Công là tuyệt chiêu của Cái bang. CÓ lẽ nhìn thấy bộ pháp của chàng, hai nàng đã lầm rồi chăng?
    Cói đầu suy nghĩ một chút, chàng đáp:
    - Nhị vị cô nương lầm rồi, tôi nào được có cái hân hạnh ấy...Nhưng hai nàng vẫn khăng khăng:
    - Ðại huynh đi đâu xin cho chị em tôi biết, may ra giúp gì được chăng?
    Chàng mừng rỡ:
    - TÔ định đi Yên Kinh, đến đây rủi thấy bốn ngựa đều lăn ra chết. Giữa sương lam chướng khí thế này tôi e không tiện cho người bằng hữu...
    Nàng kinh ngạc hỏi:
    - ủa! Còn ai nữa đâu?
    Chàng lúng túng:
    - Tôi còn có... có người nữ bằng hữu trong xe kia.
    Chàng chỉ vào chiếc xe, gương mặt đẹp của Ngọc Cơ biến đổi một cách lạ lùng kín đáo nhưng chàng không để ý, trong lúc Ngọc Thể dục dã:
    - vậy kêu nàng ra đi, chúng ta còn về nhà nghỉ ngơi, trời sắp tối rồi đó.
    Chàng vẫn còn lúng túng:
    - Thú thật với nhị vị cô nương, chúng tôi chỉ muốn lên đường càng sớm càng tốt. Bụng dạ nào mà nghỉ ngơi. Quanh vùng này có cách nào tìm ngựa?
    Ngọc Cơ châm biếm:
    - Chắc đi cùng mỹ nhân nên đại huynh gấp gáp quá thể? Hoặc là lệnh hỏa tốc của Cái bang?
    Chàng đành thú thật:
    - Tại hạ có bổn phận đưa nàng về quê nhà Ở Yên Kinh vì nàng bị bại liệt chứ có phải vì lệnh của ai đâu?
    Trời cũng vừa sụp tối, Ngọc Thể quyết định:
    - Chúng ta đành phải về nghỉ đêm nay. Giờ này còn biết mua ngựa Ở đâu?
    Tuy rất nóng ruột nhưng Phàn Nhất Chi cũng đành cõng Tuệ Chân theo về nhà của hai chị em lạ lùng này nằm dưới chân núi.
    Thực ra gọi là nhà hơi quá đáng. ÐÓ chỉ là một gian chòi trống trước trống sau với một mặt sàn dài trên đó sử dụng vào mọi việc ăn ngủ. Khi Phàn Nhất Chi thắc mắc:
    - chỗ Ở của nhị vị chật chội thế này, chúng ta biết tạm ngụ vào đâu?
    CÔ chị Ngọc Thể xấu xí cười nhăn nhó:
    - Ðại huynh đừng lo, đêm nay chúng tôi nhường hẳn căn nhà này cho đại huynh và Tuệ cô nương đó. Chị em chúng tôi có việc bận không Ở nhà.
    ° ° °
    Phàn Nhất Chi đang nằm mơ màng chờ đợi trời sáng bỗng thoáng nghe có tiếng động lạ ngoài nhà. Tập trưng thính lực chàng nghe rõ có bước chân rón rén lại gần. Hình như có nhiều bước chân chứ không phải một. Giọng nói tuy cố kềm trong miệng nhưng chàng vẫn nghe rõ vì nó rất quen thuộc:
    - Cả hai đều nằm trong đó.
    Tiếng đáp trầm hơn:
    - Nhị vị hãy cẩn trọng, võ công của tiểu tử họ Phàn không phải tầm thường đâu.
    Chàng nghĩ thầm: "Không biết nhị vị cô nương kỳ dị này dẫn bọn nào về định làm gì ta? CÓ lẽ chúng dám hỏa thêu căn chòi này lắm! " Thân ảnh chàng chỉ trong nháy mắt đã tung dậy vọt ra bên ngoài. Dưới ánh sáng mờ đục của vầng trăng sắp lặn, chàng thấy lố nhố một bọn người.
    có ba tên cưỡi ngựa đứng Ở xa hơn dường như để điều động. CÔ nàng Ngọc Cơ là người đầu tiên phát giác ra chàng, nàng kêu lên:
    - HỌ Phàn kìa các đại ca!
    Vừa dứt tiếng, Phàn Nhất Chi đã tới sát bên nàng, trảo pháp chàng vươn ra chớp nhoáng. Ngọc Cơ thân pháp dị biến liền, nàng lách qua một bên rồi khuất sau bụi cây. Ngọc Thể cô nương xấu xí bây giờ đã cầm trên tay một nhuyễn tiên dài thượt. Nàng đánh vào vai Phàn Nhất Chi rồi chuyển thế đánh cong xuống định dùng roi quấn luôn lấy người chàng.
    Phàn Nhất Chi hú lên một tiếng đảo lộn ba vòng theo đường roi rồi chỉ thấy thấp thoáng vạt áo xanh, chàng áp sát vào người Ngọc Thể, trảo công bấu chặt lấy vai nàng đồng thời hô lớn:
    - Buông roi!
    Ngọc Thể la "oái" một tiếng, roi tuột ra khỏi tay. Nghe tiếng kêu đau của nàng, gã trung niên gần đó vụt thân lại:
    - Tiểu tử họ Phàn kia! Chi đàn Hồng ÐÔ môn của Phục Hồng hội đã bao vây hết vùng này rồi! Không thoát được đâu!
    Gã huy động song chùy lởm chởm những gai tấn công liền. Phàn Nhất chi lại thi triển Cái Bang Di Công, chỉ thấy thoáng bóng chàng vụt qua vụt lại mà song chùy không cách nào đánh trúng. Bỗng người trên ngựa phi gần lại phi thân xuống sát cạnh gã chộp tay gã lại:
    - Tứ đệ Hồng ÐÔ môn, hãy dừng tay!
    Thoạt đầu Phàn Nhất Chi tưởng cả hai là cùng đồng bọn, ai ngờ khi gã trung niên nghe tên cưỡi ngựa mặc áo vàng nói vậy xoay song chùy lại đập vào hắn liền. Tên áo vàng cứ đứng yên đưa đầu hứng song chùy nghe đến "cộp,, một tiếng, cười khan:
    - Tứ đệ Hồng ÐÔ môn! Không biết ta là Thiết Ðầu lão nhân sao? Phàn Nhất Chi là người của Cái bang, các hạ định chiếm đoạt mất ư?
    Hắn nói giọng như Phàn Nhất Chi đã nằm trong tay hắn rồi vậy. Tên trung niên sử dụng cặp song chùy không chịu nhịn, gã tuy ngạc nhiên vì không hiểu đối thủ sử dụng pháp môn gì mà chùy đập vào đầu không sao nhưng gã nhanh nhẹn rút trong lưng áo ra một lưỡi liễu diệp dài hơn thước, giọng lạnh lùng:
    - Hay lắm! Ðúng là thiết đầu nhưng hãy nếm thử mũi nhọn này xem sao!
    Bây giờ tay hữu gã nắm một lúc hai quả chùy còn tay trái sử dụng lưỡi đao lá liễu mỏng dính. Gã vân múa vũ khí vùn vụt chứng tỏ nội lực của gã khá cao cường. Thiết Ðầu lão nhân gầm lên:
    - Hồng ÐÔ môn hí lộng trước mặt ta là liệu thần xác đó. Lão mỗ bình sinh chưa để ai áp đảo đâu!
    Hai tay lão múa song quyền tiến dần tới đối phương. Mặc dù trong tay không có một tấc sắt nhưng xem ra lão không có chút gì nao núng. Khi vừa đến gần tự nhiên song quyền có vẻ chậm lại, lão từ từ giơ cánh tay lên, mặt lộ sát khí nhằm Thiên Linh huyệt của gã Hồng ÐÔ môn vỗ mạnh xuống.
    Nói thì chậm nhưng động tác của lão lúc ấy nhanh nhẹn như điện. Phàn Nhất Chi đã nhanh nhẹn như một mũi tên nhảy xổ tới giương hai cánh tay ra rồi chập lại bổ mạnh xuống một thế.
    Trong tiếng cười ha hả của tên Hồng ÐÔ môn, cát bụi bay mù mịt, người của lão Thiết Ðầu đã bị song chưởng rất lợi hại của Phàn Nhất Chi đánh bật ra xa ngoài hơn ba trượng, mép lão rỉ ra mấy giọt máu.
    Lão loạng choạng đứng không vững, miệng ấp úng thảng thốt:
    - Phàn công tử... ta đánh tên Hồng ÐÔ môn là để cứu công tử... sao...
    sao...
    chàng cười gằn:
    - Lão nhân cứu ta là để bắt ta về cho Tử Chiêm viện xừ trí phải không?
    Thế có hơn gì ta bị chết dưới tay của gã Hồng ÐÔ môn này?
    Chàng dừng tay lại một chút nhìn gã Hồng ÐÔ môn mặt mày xám ngắt đánh rơi cả lưỡi đao lá liễu, rồi thở dài:
    - Lần đầu tiên ta gặp Hồng ÐÔ môn, không biết có oán cừu gì mà các hạ định hại ta?
    Gã Hồng ÐÔ môn hơi ngập ngừng:
    - Chi đàn chưởng môn Hồng ÐÔ môn là Ðảo Chấn chân nhân Ở Tử Chiêm viện ngoài Nhạn Môn quan, các hạ không nhớ sao?
    Phàn Nhất Chi tỉnh ngộ liền, chàng cúi đầu:
    - Té ra là vậy. Quả rắc rối thật. chỉ xin đưa Tuệ cô nương về Yên Kinh yên ổn rồi ta về quê làm gã nông phu có lẽ an thân hơn.
    Gã Hồng ÐÔ môn giọng nhỏ hắn đi:
    - Dù sao tôi cũng vừa thọ ân các hạ. Hôm nay chắc chưa thể giết các hạ được!
    Gã quay lại phía Ngọc Thể, Ngọc Cơ:
    - Nhị vị đại tỷ! xin cáo lỗi cùng lệnh nghiêm, hẹn hôm khác sẽ xin vâng mệnh!
    Gã ngoắt thân pháp một cái đã vượt ra xa. Phàn Nhất Chi lại hiểu thêm một chuyện nữa: Hai cô nương kỳ dị này là con gái của Ðảo Chấn chân nhân Chàng tiến lại gần hai nàng:
    - Việc tôi hạ thủ lệnh nghiêm trong Tiểu Tử Chiêm viện là chăng đặng đừng và ngoài ý muốn, xin nhị vị cô nương thông hiểu cho, thực tâm tôi không có oán thù gì với Ðảo Chấn chân nhân.
    Giọng nói của nàng Ngọc Thể gắt gỏng:
    - Giết người rồi tự bào chữa ai mà làm không được. Ngọc Cơ, em hãy cùng chị Hoạch Thiên Kiếm Vân Pháp trị họ Phàn đi!
    Ngọc Cơ dường như miễn cưỡng nhưng vì quá sợ đại tỷ nên lớn tiếng đáp:
    - Xin vâng!
    Nàng vọt vào trong căn chòi, trong chớp mắt đã trở lại với một cái lưới giống như lưới đánh cá nhưng nhỏ hơn sợi tơ, mềm nhuyễn hơn. Ngọc Thể hỏi em:
    - CÔ nương họ Tuệ còn ngủ chứ?
    Ngọc Cơ hơi nháy mắt về phía chị:
    - Em đã trói cô nàng luôn vào cột nhà rồi, chị em mình cứ yên tâm với tiểu tử này.
    Không hiểu sao nàng lại đổi cách gọi chàng bằng "tiểu tử" một cách khinh miệt như thế.
    Ðột nhiên thân pháp hai chị em chuyển động dần dần mau lẹ phi thường, mỗi người cầm một đầu cố ý giăng ra bắt cá. Phàn Nhất Chi thi triển Cái Bang Di Công định thoát ra ngoài vòng vây của hai thiếu nữ, nhưng lạ lùng là cô em Ngọc Cơ cứ bám sát lấy chàng như hình với bóng. Thân pháp nàng cũng hết sức ảo diệu đến độ Nhất Chi không thể ngờ được.
    Ðang đối phó với hai chị em đột nhiên trong căn chòi vọng ra tiếng rên rỉ:
    - Phàn ca ca ơi! Hãy mở trói cho tiểu muội mau đi, không tiểu muội cắn lưỡi chết cho rồ i!
    Tiếng rên rỉ ấy khiến chàng càng rối trí. Chàng vừa chạy vừa cố tiến sát đến căn chòi nói vọng vào:
    - Tuệ tiểu muội đừng nói nhảm! Chờ tôi một chút tôi vào ngay bây giờ đây chàng hấp tấp vận thêm nội lực cố chạy thật mau mong thoát khỏi sự kềm tỏa của hai cô nàng Ngọc này nhưng chính vì sự rối trí quá nên bộ pháp của chàng có hơi rối loạn. Thoáng một chút chân chàng đã vấp phải lưới loạng choạng hai ba bước. Chàng chưa kịp chuyển thế thì tấm lưới kỳ ảo xiết chặt lại. CÔ chị Ngọc Thể cười reo lên:
    - A! Ðã bị chộp rồi!
    ánh kiếm xoẹt tới yết hầu chàng liền, nhưng cô em cũng vội hét lên:
    - Ðại tỷ dừng tay! Không nhớ Hồng ÐÔ môn đang chờ chúng ta ư?
    Nàng dùng lưỡi kiếm ấn vào yết hầu Phàn Nhất Chi:
    - Hôm nay là ngày Hồng ÐÔ môn làm lễ tế gia gia ta đấy. Hãy theo chúng ta lên đỉnh núi!
    Nhất Chi lo sợ cho mình thì ít mà lo sợ cho Tuệ Chân nhiều hơn. Chàng vội hỏi:
    - Thế còn Tuệ cô nương thì sao?
    Nàng đáp:
    - Cứ để Tuệ cô nương Ở đây. Ðây là địa giới của Hồng ÐÔ môn, đứa nào dám léo hánh tới?
    Hai thiếu nữ tiến lại thắt những gút lưới rồi cứ thế cầm đầu dây dẫn Phàn Nhất Chi lên núi.

  11. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới và cuộc chạy thoát của một tù nhân oan sai

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới và cuộc chạy thoát của một tù nhân oan sai



    Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, ông Sun Yi, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” chấn động thế giới, giờ đây đã thoát khỏi Trung Quốc.


    Ông Sun Yi, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” cách đây 5 năm, nay đã được tự do. (Ảnh: Epoch Times)

    Ông Sun Yi đã rất lo lắng. Khói bụi ô nhiễm trong một buổi sáng tháng 12 ở Bắc Kinh trộn lẫn với cảm giác bất an của ông khi ông tiến đến khu vực kiểm tra hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay. Ông biết những may rủi không có lợi cho mình. Bất cứ giây phút nào, quan chức xuất nhập cảnh cũng có thể xé nát quyển hộ chiếu cùng với cơ hội tự do của ông. Giây phút đó đã đến… và ông đã được xuất cảnh.

    Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, giờ đây ông đã được tự do.

    âu chuyện của ông Sun cũng giống như vô số người khác ở Trung Quốc. Là một người tốt nghiệp Viện Công nghệ Đại Liên đến từ thành phố Thái Nguyên, miền Bắc Trung Quốc, ông Sun đã đột nhiên trở thành một kẻ thù của nhà nước khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với môn tập tinh thần, Pháp Luân Đại Pháp.

    Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), là một môn tập thiền nhẹ nhàng cùng với những lời dạy về sự trung thực, lòng từ tâm và tính nhẫn nhịn, được phổ biến nhanh chóng trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Thế nhưng khi chính quyền Trung Quốc xác định rằng có hơn 70 triệu người đang theo tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh “loại bỏ” Pháp Luân Công.

    Ông Sun chỉ là một trong số hàng triệu người bị tước bỏ việc làm và bị quẳng vào nhà tù hay trại lao động rồi bị tran tấn tàn bạo nhằm bắt họ từ bỏ môn tập. Kể từ năm 2001, ông đã bị bắt ít nhất 6 lần và bị giam 4 năm, bao gồm 2 năm rưỡi trong tại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương, miền Đông Bắc Trung Quốc.

    Ông được coi là một trong những người may mắn hơn vì đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng phi pháp được tiến hành một cách có hệ thống trong các nhà tù ở Trung Quốc. Và trong một tình huống đặc biệt, tiếng nói của ông đã được nghe thấy ở Damascus, bang Oregon, Hoa Kỳ.

    Bức thư cầu cứu chấn động thế giới

    Đó là trước Halloween năm 2012, khi cô Julie Keith, bang Oregon, Hoa Kỳ mở một bộ đồ trang trí Halloween bị bỏ quên lâu ngày trong ga-ra để ô-tô.

    “Khi tôi mở một số bia mộ bằng xốp, một tờ giấy rơi ra. Tôi mở tờ giấy ra và đó là từ một người đang cầu cứu trong một trại lao động ở Trung Quốc”, cô nói.

    Người đó chính là ông Sun Yi.


    Bức thư cầu cứu của ông Sun Yi cách đây 5 năm. (Ảnh: Epoch Times)

    “Nếu bạn mua sản phẩm này, xin hãy làm ơn gửi bức thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới”, đó là dòng chữ viết tay của ông Sun bằng tiếng Anh mà ông đã cố viết khi bị cầm tù ở Mã Tam Gia. “Hàng ngàn người đang bị Chính quyền Trung Quốc bức hại ở đây sẽ nhớ ơn bạn mãi mãi”.

    “Tôi đã không biết làm gì với tờ giấy”, cô Keith nói. Khi tìm kiếm từ Mã Tam Gia trên Internet, cô đã kinh hãi vì những trường hợp tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai ở trong trại này. Cô đã quyết định đăng ảnh của bức thư lên Facebook và với sự giúp đỡ cũng như khích lệ từ bạn bè và đồng nghiệp, cô đã được giới truyền thông chú ý đến.

    Câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, được đăng tải trên Oregonian, Epoch Times, New York Times, và CNN. Nhưng điều đó đã không làm cho cuộc sống của ông Sun dễ dàng hơn chút nào.

    Chạy thoát

    Ông Sun đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng việc ông vạch trần cuộc đàn áp chắc chắn đã thu hút sự trả thù từ phía chính quyền. Ông cố gắng sống thầm lặng trong một vài năm, nhưng vào tháng 4/2016 chính quyền lại chú ý đến ông.

    “Những người tập Pháp Luân Công có liên hệ thân thiết với tôi đã bị bắt”, ông nói.

    Ông Sun biết rằng chính quyền đang “chờ sẵn” ông. “Tôi đã không thể về nhà”. Ông bị buộc phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giam lại.

    “Trên thực tế, từ 9 năm trước, tôi đã phải rời bỏ chỗ ở nhiều lần [do bị đàn áp bức hại]”, ông Sun nói.

    Vợ ông đã phải thường xuyên lo lắng cho ông, nhưng để tránh bị theo dõi, ông hầu như không thể liên lạc với vợ. Điện thoại cũng không thể, đôi khi ông gửi một tin nhắn bóng gió cho vợ trên mạng.

    “Chúng tôi không thể nói chuyện và thể hiện tình cảm như hai vợ chồng bình thường”, ông nói.


    Ông Sun Yi khi ở Bắc Kinh. (Ảnh: Epoch Times)

    Sau đó vào ngày 29/11/2016, ông Sun lại bị bắt giam trong khi chuẩn bị tham dự phiên xét xử một người tập Pháp Luân Công khác ở tòa án Tongzhou, Bắc Kinh. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, ông được trả tự do “vì lý do sức khỏe”.

    Và đó cũng là lúc ông quyết định phải rời bỏ đất nước. Nhưng điều đó nói dễ hơn làm.

    “Nếu bạn ở trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc”, ông nói. Thường thì mọi người tìm cách lọt qua những kẽ hở hành chính. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn, người ta không thể biết chắc được cho đến khi đưa hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh trước khi lên máy bay.

    Nhưng may mắn thay, ông Sun đã lọt qua. Và vào ngày 7/3 vừa qua, ở Jakarta, ông đã gặp cô Julie Keith.


    Ông Sun Yi đã gặp cô Julie Keith ở Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)

    “Tôi đã trốn thoát được khỏi nhà tù – đó là Trung Quốc”, ông nói. “Nhưng tôi đang nghĩ về những người tập đồng môn đã bị kết án, chuẩn bị bị kết án, hoặc vẫn đang bị cầm tù”, ông Sun vẫn không khỏi lo lắng cho những người bạn cunả mình.

    Truyền thông Trung Quốc từng lên tiếng rằng, các trại lao động đã chính thức bị bãi bỏ năm 2013. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhân quyền lưu ý rằng chính quyền Trung Quốc vẫn dùng các nhà tù, trại giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các “hắc lao” không chính thức cho cùng một mục đích.

    Theo Epoch Times

    VietFreeFun



Trang 3 / 6 ĐầuĐầu 12345 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Big Bang – BIG BANG 2 (2nd Japanese Album 2011)
    By giavui in forum Nhạc Nhật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-20-2011, 03:14 AM
  2. Nhớ lại cái thời "cái nồi ngồi trên cái cốc ! "
    By duyanh in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 04-12-2011, 12:13 PM
  3. Trưởng Lão Cái Bang An Bình ui!
    By Phụng Nhi in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 5
    Bài Viết Cuối: 11-23-2010, 03:33 AM
  4. Phải treo "Chân dung Bang Chủ Cái Bang"
    By anhseyeuai in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-22-2010, 04:19 PM
  5. Chân dung Bang Chủ Cái Bang
    By anhseyeuai in forum Tiếp Tân - Báo Tin
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-22-2010, 04:00 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •