Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Đời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật.
Victor Hugo
Trang 1 / 7 123 ... Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 62

Chủ Đề: Lá rỤng chiỀu thu

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Lá rỤng chiỀu thu

    LÁ RỤNG CHIỀU THU



    Tác giả :Quỳnh Giao

    Chương 1







    Ngày tháng đã trôi qua Mộng còn đó dù cuộc đời cứ xoay dần, có lẽ mọi thứ rồi sẽ đi vào quên lãng. Con người có già đi, nhưng chuyện mười hai năm về trước vẫn còn rõ như in trong đầu. Gói quà kỷ niệm Ai Đan còn giữ gìn cẩn thận vì nó là biểu hiện của một thời kỳ ngập bóng yêu thương.
    Giờ đây, dù cho sợi dây băng tím đã phai màu, gói giấy đã sờn, có chỗ đã rách. Ai Đan vẫn trân trọng nâng niu tôn thờ, vì trên tờ giấy kia vẫn còn nguyên vẹn bút tích của người xưa. Gói quà ấy cũng chẳng có gì đáng giá lắm, chỉ là hai quyển sách - một tập thơ của nhà thơ xứ Wale trong đó có kẹp một vài bản nhạc và quyển tiểu thuyết "Người đàn bà áo trắng" của Kipling, giữa những trang sách có một chiếc lá phong màu đỏ thắm. Và người con gái đó còn tỉ mỉ hơn, đã lấy dây vàng bện lại thành một chiếc vòng dính vào trang sách với hàng chữ nắn nót "Đây là tặng vật của Jane".
    Mỗi lần giở sách ra là Ai Đan lại hôn lên nhưng dòng chữ ấy và nước mắt tuôn trào. Giấy đã bao nhiêu lệ, bao nhiêu nụ hôn nhưng vẫn không làm giảm bớt nỗi cảm hoài. Tình cảm vượt không gia và thời gian. Vượt cả bầu trời xanh mây trắng và tình cảm vẫn đầy như giấc mộng xưa. Qúa khứ với bao điều tốt đẹp đã qua đi, hiện tại là cuộc sống đơn điệu với vết thương lòng luôn đau nhức trong Ai Đan mỗi khi chàng nhớ về những ngày xa cũ...
    Chuyến tàu tốc hành xuất hành xuất phát từ Luân Đôn, hướng về phiá Cambera mở đầu những ngày nghỉ hè của Ai Đan. Chiến tranh đã gắn bó với cuộc đời chàng một cách bất ngờ. Sinh ra trong một gia đình khá giả ở xứ Tô Châu - Xứ sở của phong cảnh tuyệt vời, Ai Đan đã có những ngày thơ ấu với đầy đủ tình yêu cuộc sống. Cuộc chiến tranh giành thế lực của các tay quân phiệt địa phương không ảnh hưởng trực tiếp đến chàng, Đan vẫn có thể đi học bình thường. Rồi cuộc chiến chống Nhật nổ ra, phải di cư về hậu phương, Đan đã trưởng thành, chàng thi và trường hải quân và được đưa sang nước Anh để nhận chiến hạm. Khi vừa đến Anh Quốc được một tháng, thì thế chiến thứ hai bùng nổ. Cuộc chiến ở Châu Âu rất khốc liệt. Những chiếc oanh tạc cơ của Đức đã mang chết chóc và tàn phá đến những hòn đảo này, nhưng đồng thời cũng đánh thức sự dũng cảm chiến đấu bảo về nền tự do của dân Anh. Ai Đan đã học hỏi được nhiều về các kỹ thuật chống không tập. Có lúc chàng đi theo đoàn chiến hạm của nước Anh, tác chiến ngoài khơi. Cần phải rút kinh nghiệm về chiến đấu khi trở về có thể phục vụ tốt cho Tổ Quốc, chống xâm lược, Đan thường nghĩ thế.
    Mùa thu năm 1942, việc huấn luyện coi như hoàn tất. Nhưng bấy giờ cuộc chiến ở vùng Thái Bình Dương lại đang mở rộng và Ai Đan cùng đồng đội được lệnh ở lại xứ Anh đợi chờ.
    Chàng được mười lăm ngày phép, một cơ hội tốt để làm một chuyến du lịch đến Cambera.
    Cambera là một thành phố hoàn toàn xa lạ đối với Ai Đan. Từ lúc đến nước Anh, công việc luyện tập ngày đêm, đã giữ chân Đan ở mãi miền Nam Anh Quốc. Chỉ có một lần trong dịp lễ Noel, Ai Đan đã cùng chúng bạn đến Ái Nhĩ Lan. Lần này Ai Đan chọn thành phố Cambera, là vì chàng nhận được thư của một người thân làm việc ở Trùng Khánh, muốn chàng đến thăm một vị mục sư đó là mục sư Adam, người đã từng sống ở Tô Châu hai mươi mấy năm về trước. Sau khi trở về nước Anh, nghe nói ông ta lập nông trại ở một ngôi làng nhỏ vùng Cambera này. Mặc khác Đan cũng muốn đến Cambera vì có lần nghe một người bạn Anh hết lời tán dương vẻ đẹp mấy nước của vùng đất này. Đối với những người thích yên tĩnh của thiên nhiên như Ai Đan, thì đó đúng là chốn nghỉ ngơi lý tưởng.
    Thế là theo lời dặn của người bạn, Ai Đan xuống xe ở một thị trấn nhỏ. Ở đây núi non hùng vĩ, có những hồ nước phẳng lặng như mặt hồ khiến Ai Đan thích thú, chàng định ra lại nơi này mấy hôm để chèo thuyền trên hồ, để nhớ lại cảnh thả thuyền trên Thái Hồ ở quê nhà. Rồi sau đấy mới đến nhà mục sư Adam.
    Tìm đến một ngôi nhà trọ nhỏ, giải quyết được chốn ăn ở xong. Ai Đan mặc sức rong chơi, leo núi, ngắm cảnh. Những đám sương mù lửng lơ trên mặt hồ buổi sớm, như những cảnh tiên trong tranh thủy mặc cuốn hút Ai Đan. Chàng cũng thích ngồi tựa lưng bên sườn núi đá để đọc những bài thơ có tiếng của nước Anh. Trong khoảng thời gian này, chàng như tìm lại sự tự nhiên, vô tư của thời niên thiếu, chàng như quên hết chiến tranh và sự phức tạp của cuộc đời.
    Mùa thu, là mùa đẹp nhất ở Cambera, nó không có cái nóng bức của mùa hè cũng như không có những sấm sét mưa núi ở mùa thu nơi khác, không có cái lạnh lùng băng tuyết của mùa đông. Mùa thu trên bờ hồ của vùng Cambera rất đẹp, thời tiết ấm áp, sương mù suốt ngày phủ vây ở những dãy núi xa xa.
    Cộng thêm những rừng cây lá đỏ, khung cảnh như thơ như họa, làm người thưởng ngoạn tìm được sự bình thản của tâm hồn.
    Ai Đan rong chơi như vậy ba ngày, chàng hầu như quên cả chuyện đến viếng mục sư Adam.
    Qua ngày thứ tư, Ai Đan thong dong trên con thuyền nhỏ, chàng chèo nhẹ nhàng qua bên kia bờ hồ. Ở đó có một con suối nhỏ, những dòng nước chảy róc rách từ núi cao như những điệu nhạc êm dịu phương Đông. Ai Đan ghé thuyền vào bờ, cột thuyền lại rồi đi dạo theo con suối thật thoải mái.
    Chợt từ trong hàng cây bạch dương, có một con chó nhỏ lông xù chạy ra. Con chó nhìn thấy Ai Đan không biết vì sợ hãi hay để dọa, nó lùi mấy bước rồi sủa. Bản năng tự vệ, Ai Đan cúi xuống định tìm một hòn đá nhỏ, hay một cành cây để đuổi chó, nhưng ngay lúc đó chàng nghe tiếng quát khàn khàn có lẽ để ngăn chó. Ai Đan ngẩng lên, cách chàng khoảng mấy mươi thước có một ông lão trên năm mươi. Dáng dấp cao lớn, tóc bạc trắng, khuôn mặt có vẻ hiền lành. Ông lão nhìn chàng, nói:
    - Cậu đừng sợ, con Tapi nhà tôi nó đón mừng khách như thế đó.
    - À! Ai Đan lấy lại bình tĩnh, nhìn chú chó Tapi đang quẩn dưới chân chủ, ngoắc đuôi, rồi nói - Chào bác ạ.
    Last edited by giavui; 10-25-2010 at 04:16 AM.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Ông lão như không chú ý đến lời chào của Đan, hỏi:
    - Nó đã làm cho cậu sợ phải không?
    Ai Đan lắc đầu:
    - Dạ, cháu là người la, cháu đã khiến nó sợ thì đúng hơn.
    Ông lão chầm chậm bước tới, chăm chú nhìn Ai Đan ánh mắt thoáng vui. Ông đột nhiên hỏi:
    - Anh là người Trung Quốc à?
    - Thưa vâng
    - Ồ! Thế thì tuyệt quá! Ông lão reo lên - Lần đầu tiên từ khi ở Trung Quốc trở về đến nay, tôi mới thấy lại một người đồng hương - Rồi ông sung sướng mời chàng - Sắp đến giờ uống trà, cậu đến nhà tôi nói chuyện chơi nhé?
    - Dạ! Nếu chuyện đó không làm phiền bác.
    Ai Đan nói, ông lão đột ngột dùng tiếng Trung Quốc thay vì nói tiếng Anh.
    - Tôi ở Trung Quốc trên hai mươi năm, tôi rất yêu xứ sở đó, cậu ạ.
    Ai Đan kinh ngạc nhìn ông. Trên đời nhiều lúc cũng hay xảy ra sự trùng hợp kỳ lạ. Chàng thích thú hỏi:
    - Xin lỗi bác, nếu cháu đoán không lầm thì bác là mục sư Adam phải không?
    Ông lão vui vẻ:
    - Vâng, Chúa phù hộ cho con, nếu con muốn tìm ông ấy thì rõ là con đã tìm gặp rồi đấy.
    - Vậy thì tuyệt. - Ai Đan bước tới ôm chầm lấy ông lão nói - Bác có một người bạn, giáo sư Hồ ở trường Đại Học Đông Ngô đấy, nhờ cháu gởi lời thăm bác.
    Mục sư Adam nói tiếng Trung Quốc thành thạo như nói tiếng Anh:
    - Như vậy cậu đây là người Tô Châu phải không? Tôi rất yêu khói sóng nơi này, nhưng người Nhật họ không ưa tôi, nên bắt buộc tôi phải dời xa xứ sở tuyệt vời ấy.
    - Dạ. Cháu có nghe giáo sư Hồ nói là bác bị người Nhật trục xuất khỏi Tô Châu.
    Mục sư Adam pha trò:
    - Tôi không ngán người Nhật lắm vì bà nhà tôi còn dữ hơn người Nhật nhiều.
    Nói đoạn ông đưa tay mời Ai Đan rồi thong thả quay lại đi theo con đường dốc nhỏ, dẫn chàng về nhà. Chú chó Tapi tung tăng chạy trước chủ dẫn đường...
    Nhà của mục sư Adam nằm sau hàng cây phong đầy mùa lá đỏ. Đó là ngôi nhà ngói đỏ kiểu Anh Quốc, chung quanh nhà là một khu vườn được rào kín bằng cây thông xanh. Vườn trồng đủ loại hoa: từ thược dược., Tulip. hoa hồng, cục đại hóa.
    Trên đường về nhà, Ai Đan giản dị giới thiệu lý lịch của chính mình. Mục sư Adam vội đưa chàng đến giới thiệu với bà vợ mình ngaỵ Bà chủ nhà là người mập mạp phúc hậu. Ông Adam nói:
    - Bà biết ai đây không? một người khách đặc biệt đấy - Mục sư Adam nheo mắt - Cậu Đan đây là người ở quê hương thứ hai của chúng ta từ Tô Châu đến đó.
    Bà Adam đã đưa hai tay lên trời, mừng rỡ:
    - Ồ, mừng con, chúng tôi rất mừng khi gặp lại người đồng hương.
    Khi được nghênh đón vồn vã như thế, Ai Đan chợt xúc động thật sự, nhưng chưa biết lại thêm một đợt sóng thứ hai nữa. Đôi vợ chồng già biết được Ai Đan đang ở nhà trọ, hai người đã tỏ vẻ không hài lòng và trách Đan sao khéo vô tình như vậy. Thế Đan chỉ còn biết xin lỗi và hứa sẽ dọn về đây ngay ngày hôm sau, như vậy hai vợ chồng ông mục sư mới hài lòng. Đan chợt thấy hối tiếc khi nghĩ đến việc tại sao chàng không sớm nghĩ đến chuyện đó. Sự vồn vã của chủ nhà làm Đan càng nhớ hơn đến gia đình và người thân. Tình cảm ruột thịt với một chút nhớ nhung được xoa dịu phần nào nơi xứ lạ.
    Trong lúc bà Adam pha trà để mang ra phòng khách, thì ngoài cửa có tiếng chuông xe đạp. Mục sư Adam mở cửa với nụ cười:
    - Janẹ Adam tiểu thơ đã về đến.
    Ông Adam đứng nơi cửa với giọng nói của một diễn viên pha trò, trong khi chó Tapi cũng vẫy đuôi.
    Ai Đan hơn bối rối đứng dậy. Đúng ra thì chàng đã đoán ra điều ấy. Ban nãy Đan mới vào nhà đã nhìn thấy bức ảnh phóng đại đặt trên đàn dương cầm. một khuôn mặt thiếu nữ đẹp. Nhưng Jane ngoài đời đẹp hơn cả người trong ảnh, Jane đứng đấy, phối cảnh là bầu trời trong xanh tháng chín, là nắng chói chang, là nước hồ lăn tăn. Ấn tượng đầu tiên của Đan về người con gái tên - Jane là như vậy.

    Jane có mái tóc vàng óng ánh, đôi mắt xanh trong như hồ thụ Một đôi mắt quá đẹp mà lần đầu gặp Ai Đan đã không dám nhìn thẳng.
    Mục sư Adam vòng tay qua vai con gái đưa vào nhà:
    - Để cha giới thiệu với con - mục sư Adam nói - một đồng hương nhỏ - Cậu Ai Đan. Người cùng một thời lớn lên với con ở quê hương Tô Châu. Mong rằng cả hai sẽ có thể sử dụng thổ ngữ Tô Châu để nhắc lại kỷ niệm ở con phố cũ, về những bãi cát trắng trên hồ Động Đình có những cây Tỳ bà nặng trĩu trái.

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    LÁ RỤNG CHIỀU THU


    Tác giả :Quỳnh Giao

    Chương 2



    Cho đến khi hoàng hôn xuống, Đan mới sực nhớ ra là một ngày đã trôi quạ Cuộc nói chuyện giữa Đan và Jane rất tâm đầu ý hợp, họ kể về Trung Quốc, về văn học., về những nhà thơ, rồi sau đó Jane còn đàn cho Đan nghe một bản nhạc, Jane không phải là một nhạc sĩ dương cầm, nhưng ngón tay của nàng cũng khá điêu luyện. Đan thấy Jane có vóc dáng đẹp của phương Tây nhưng lại có một tâm hồn hoàn toàn phương Đông, cái tình cảm thầm lặng sâu lắng đó không những làm Đan ngạc nhiên, Đan phải khâm phục.
    Thời gian cứ lặng lẽ trôi, trôi một cách vô tình cho đến lúc chuông đồng hồ trong phòng khách gõ sáu tiếng, Đan mới nhớ đến chiếc thuyền. Chàng phải chèo sang bên kia bờ hồ để trả lại cho chủ nhân. Đan vội đứng dậy nói:
    - Thôi bây giờ tôi phải về quán trọ.
    Nhưng mục sư Adam đã đón Đan tại cửa. Ông nhìn Đan với ánh mắt như pha trò:
    - Còn sớm mà, cậu vào trong này một chút đi, tôi sẽ chỉ cho cậu cái này hay lắm.
    Ai Đan không thể khước từ, chàng đi theo hai cha con mục sư vào trong, nhưng vừa vào phòng đọc sách chàng đã phải ngạc nhiên vô cùng như nhà ảo thuật lấy trứng và bồ câu ra từ chiếc nón rỗng: mục sư Adam không biết làm thế nào mà đã mang hành lý của chàng về đầy đủ và đặt trên chiếc giường sắt.
    - Ồ, thưa mục sư... Đan khẽ kêu lên, không giấu nổi vẻ thích thú.
    Mục sư Adam vỗ nhẹ vai Đan nói một cách chân tình:
    - Để cậu khỏi phải tới lui phiền phức, tôi đã mạn phép cậu điện thoại nhờ nhà trọ mang hộ hành lý cậu về đây, còn chiếc thuyền thì cũng được họ kéo trở sang bên kia hồ rồi:
    - Nhưng mà... Ai Đan ngập ngừng, chàng đưa mắt nhìn mục sư Adam.
    - Ồ, cậu cứ làm khách dữ vậy? Hãy xem nơi đây là nhà của cậu. Ta mong rằng cậu sẽ có những ngày nghỉ vui vẻ trong mùa nghỉ này.
    - Con không dám ao ước gì hơn.
    Ai Đan xúc động nói. Đến nước Anh đã ba năm chàng còn mong gì hơn là có được cái không khí đầm ấm gia đình như ở quê nhà?
    - Vậy thì anh... Rồi sẽ có.
    Jane nhìn Đan với ánh mắt long lanh. Ánh mắt trong sáng của mặt hồ thu buổi sáng.
    - Vâng
    Và Ai Đan đã tự nhiên trở lại, chàng bước nhanh đến bên chiếc giường sắt dùng chìa khóa mở va ly, lấy ra một gói được bọc vải cẩn thận. Đan trải ra giường. Đó là một tấm lụa lớn màu xanh lam, trên có thêu một đôi uyên ương đang giỡn nhau trên nước.
    - Cô Jane này - Đan nói - Tôi không có mang cái gì quí hơn từ quê nhà. Đây là một chút quà mọn ở Trùng khánh mang tới, mong là cô hiểu ý nghĩa câu "Không có gì quí hơn là vật mang từ xa đến".
    Jane tỏ ra sung sướng. Gương mặt rạng rỡ như ráng chiều, nhưng vẫn khách sáo khước từ:
    - Em đâu đủ tiêu chuẩn nhận vật quí thế này.
    - Món quà này, tôi giữ nó cả ba năm nay rồi đấy, mà chưa thấy ai xứng để tặng ngoài Jane.
    - Cha ơi - Jane cầm xấp lụa quay sang mục sư, nũng nịu - Thế này rồi mẹ có ganh với con không hở cha?
    - Không sao đâu, con giữ lấy đi, quí lắm đấy. Có gì cha sẽ đứng về phía con.
    Hai cha con nhìn nhau cười. Jane nói tiếng "cảm ơn" nhỏ với Đan rồi thẹn thùng, quay ra ngoài.
    - Chắc chắn là nó sẽ đem khoa với mẹ - Mục sư Adam nhìn theo con gái với nụ cười.
    Ông rất hãnh diện khi nghe Đan khen ngợi vẻ đẹp của Jane, đứa con gái duy nhất của vợ chồng già.
    Rồi cả hai ngồi trong thư phòng. một già một trẻ, mục sư Adam kể cho Đan nghe về Janẹ Cô nàng sinh trưởng ở Tô Châu. Lúc lớn lên được học ở một trường của Giáo hội ở Thượng Hải, học đến lớp mười một, thì cuộc chiến kháng Nhật bùng nổ. Tô Châu chìm trong biển lửa rồi bị Nhật chiếm. Bọn không ưa người phương Tây nhất là mấy ông mục sư nên quân Nhật đã vu khống cho ông là chứa chấp quân kháng chiến hoạt động bí mật, thế là mục sự bị trục xuất. Ông dù rất yêu Trung Quốc chỉ còn cách mang gia đình trở về nước Anh. Jane sau này tốt nghiệp phổ thông đã vào trường đại học Manchester. Ngành dệt của Manchester, théo của Midlands và ngành đóng tàu ở Belfast của Anh là những ngành vang danh thế giới. Năm nay Jane học năm thứ ba kỹ nghệ dệt. Tuy là sinh viên ngành công nghiệp nhưng Jane rất yêu văn học và âm nhạc, Jane yêu nhất là văn học Trung Quốc. Nơi này đã sinh ra và trưởng thành.
    Last edited by giavui; 10-10-2010 at 04:05 AM.

  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Ai Đan nghĩ phải chăng vì thế mà việc nói chuyện giữa chàng với Jane tỏ ra rất tâm đắc. Mặc dù ở bên ngành hải quân nhưng Đan cũng rất yêu văn học. Nếu không vì chiến tranh có lẽ cũng đã thi vào trường đại học văn khoa.
    Buổi sáng khi Ai Đan thức giấc, thì nắng đã chói chang. Với một chút ngượng ngùng, Đan vội vã thay áo, mở rộng cửa sổ, cho nắng và không khí của một ngày mới tràn vào. Khung cửa sổ phòng chàng nhìn thẳng ra mặt hồ. Nắng đang đùa với sóng nhỏ lăn tăn, tạo thành những vẩy sáng lấp lánh, thỉnh thoảng có một cánh bướm trắng xuất hiện làm cho cảnh vật càng dễ thương hơn.
    Ai Đan bước ra ngoài hành lang. Vườn cây rậm mát với muôn hoa. Những cánh hoa cúc vàng kiêu sa, những chiếc hoa kèn nhí nhảnh. Rồi hương hoa thơm ngát của loài hoa quế, khiến mọi người dễ chịu. Những loài hoa tini mọc tràn lan trên hàng rào đang rung rinh trong nắng. Đan thích những khung cảnh thế này, nhất là loài hoa tím một màu buồn nhưng khiến người nhìn phải vấn vương.
    Rồi chợt nhiên Ai Đan phát hiện, bên vùng vạn niên thanh có một bóng người, Jane đang tưới hoa. Do dự một chút, chàng bước tới.
    - Chào Jane!
    - Chào anh - Jane lấy tay đẩy những cọng tóc bị gió thổi bay trước trán - Thế nào? Tối anh ngủ ngon chứ?
    - Cảm ơn cộ Tôi ngủ ngon đến quên cả dậy.
    - Tôi thì không dám đánh thức anh, vì không biết tập quán của lính hải quân ra sao? Ngủ dậy sớm hay muộn.
    - À - Ai Đan phì cười - Óc châm biếm của cô tuyệt lắm đấy.
    Jane yên lặng cười. Nụ cười như đóa hoa vừa hé nu.
    - Tôi có thể giúp cô một tay không? Ai Đan hỏi - Tôi tưới hoa nghề lắm. Có một lần đi trễ phép về, tôi đã bị phạt tưới hoa nguyên một tuần luôn.
    - Vậy thì hay lắm ông thủy thủ ạ -Jane cười - Ông giúp tôi xách nước nhé?
    - Vâng!
    Ai Đan đã không thấy cái giếng nước nằm bên cạnh vườn hoa. Chàng lấy hai chiếc thùng. Có công việc để làm đã là một niềm vui, đặt hai thùng đầy nước xuống, Đan nói:
    - Ban nãy tôi đã nghĩ là, nếu hôm qua không sớm được mục sư giới thiệu thì tôi đã tưởng cô học bênh ngành nghệ thuật làm vườn đấy.
    - Anh quá khen, có phải vì anh nhìn thấy vườn hoa rồi nghĩ thế không?
    - Vâng, vườn hoa quá đẹp - Đan gật đầu.
    - Đẹp - Jane cũng đồng ý - Nhưng vai trò của tôi ở đây không nhiều. Tôi chỉ có bổn phận tưới nước tỉa cành, mà việc làm chỉ thỉnh thoảng thôi, vì tôi ít có mặt thường xuyên ở đây. Công lớn ở đây của cha tôi đấy.
    Ai Đan nghi ngờ:
    - Như vậy việc chăm sóc vườn này là của mục sư?
    - Có cả sự góp sức của thượng đế - Jane nói - Ở đây nắng nhiều mà mưa cũng nhiều.
    - Thế mục sư đâu rồi? Đan ngừng tay ngẩng lên hỏi.
    - Ồ, cha tôi bận lắm. Công việc ở giáo khu này đầu tắt mặt tối. Bên cạnh đó còn Viện mồ côi trong huyện. Nơi chứa nhiều trẻ không nhà trong chiến tranh. Hôm nay thì cha tôi bận lên huyện lo công việc cho Viện mồ côi rồi.
    - À, cô Janẹ Như vậy thì cô nên kiêu hãnh về người cha của mình chứ?
    - Cha thì nói là, cha rất hãnh diện vì có được một người bạn từ phương xa đến thăm - Jane nói với nụ cười - Mẹ tôi dặn là phải cư xử với anh cho tốt. Anh là khách quý đấy.
    - Cô nói chuyện có duyên lắm - Ai Đan nói rồi cười - Thôi được rồi, tôi phải xách thêm mấy thùng nước cho lời nói tốt đẹp vừa rồi của cô.
    Và Ai Đan xách hai thùng không đi. Có một chút tiếc nuối. Gia đình mục sư tốt vậy, mà lại để lãng phí cả ba ngày ở nhà trọ. Đúng ra ta nên về đây sớm hơn. Đan nghĩ, sớm hơn để được quen Jane.
    Sau khi tưới hoa xong, thì bà Adam cũng bước ra, gọi Jane và Đan vào nhà dùng điểm tâm.

  5. #5
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Trong cuộc chiến, do mọi việc sản xuất bị trì trệ, nên hàng tiêu dùng nhất là thực phẩm trở nên rất khan hiếm. Vì vậy có thêm một người khách trong nhà là một gánh nặng. Các bà nội trợ phải tính toán việc chi tiêu, cũng may bà Adam là một nội trợ giỏi. Ở thôn quê sữa bò không thiếu, bà ướp cải làm thêm mấy món cải chua, nuôi thêm một số gà vịt., rồi cá tươi bên hồ... Nhờ vậy, đôi lúc, mục sư Adam đi đâu có mang về đột xuất vài đứa bé mồ côi, ở lại vài bữa, cũng chẳng có gì khốn đốn và sự hiện diện của Đan cũng tương tự vậy thôi.
    Sáng sớm, Ai Đan và Jane chèo thuyền ra khơi câu cá, nhưng họ chuyện rỗi nhiều hơn thời gian họ bỏ câu. Chuyện rất nhiều lại rất ăn ý nhau, với Đan một phần vì nỗi cảm hoài Tô Châu, nhớ nhung thời thơ ấu học mộng. Nên khi gặp được tri âm, khi một người đề cập đến một điều gì hay một quyển sách, thì người khác tiếp lời ngaỵ Họ đã thảo luận vui vẻ. Thời gian quen nhau chưa dài nhưng chuyện đó nào có ảnh hưởng gì, đề tài thảo luận nhiều lúc trở nên phong phú hơn. Nhất là khi nhắc đến dĩ vãng vì con người hay tiếc nuối và yêu thích dĩ vãng cơ mà.
    Jane rất yêu thơ của Wale, nhất là những bài thơ về đồng quệ Nàng htuộc làu từng bài một. Hết thơ Anh lại qua thơ Tàu, Ai Đan đọc thơ của Đào Uyên Minh và Vương Duy cũng như Lưu Vũ Tích. Jane rất thích bài "Kim Lăng hoài cổ" của Lưu Vũ Tích.
    Vương Tuấn lâu thuyền há Ích Châu.
    Kim Lăng vương khí ảm nhiên thâu.
    Thiên Tầu thiết tỏa trần giang đế.
    Nhất phiến hàng phang xuất Thạch Dầu.
    Nhân thế kỷ hồi thương vẫn sư.
    Sơn hình y cựu chấn hàn lưu.
    Tòng kim tứ hải vi gia Nhật
    Cổ lũy tiêu tiêu lộ địch thu.
    Tạm dịch:
    Vương Tuấn xuôi thuyền xuống Ích Châu
    Kim Lăng Vương khí ủ ê sầu.
    Đáy sông chằng chịt giăng xiềng sắt.
    Cờ trắng lơ thơ có Thạch Dầu.
    Nhân thế bao lần thương chuyện cũ
    Hình non còn gối lạnh giòng sâu
    Từ nay bốn biển nhà chung một.
    Lũy cũ, lau thu tiếng xạc xào.
    Jane đã yêu bài thơ như yêu một tâm sự Trung Quốc. Mãi đến chiều họ mới về tới nhà. Vậy mà sau một ngày phơi nắng, da ửng lên như dân da đỏ, họ cũng chỉ câu được ba con cá nhỏ mà thôi.
    Ở nhà mục sư Adam bẩy ngày, Ai Đan đã hưởng trọn niềm vui với thiên nhiên. Mỗi chiều còn xuống phố khiêu vũ. Chủ nhật đến giáo đường nghe mục sự Adam giảng đạo, nghe ban đại hợp xướng hát thánh ca, như quên hết những âu lo phiền muộn trong đời.

    còn tiếp

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    LÁ RỤNG CHIỀU THU


    Tác giả :Quỳnh Giao

    Chương 3

    tiếp theo



    Thời gian trôi qua thật nhanh Ai Đan thấy mới sáng đã chiều. Và những ngày nghỉ phép của Đan cũng hết, Jane cũng đã tới ngày nhập học. Thế là Đan phải từ giã gia đình mục sư Adam với bao nhiêu bịn rịn. Hôm sau chàng lên tàu hỏa xuôi về Nam.
    Trình diện với đơn vị xong, thì bắt đầu ứng chiến về những chuỗi ngày tiếp nối tàu của Đức tấn công liên tục, cuộc chiến tăng gia dữ dội. Năm 1942 là năm tối tăm nhất trong lịch sử Anh Quốc. Mỹ bị Nhật cầm chân ở Thái Bình Dương. Biển Đại Tây Dương thành sóng gió. Những chiếc tiềm thủy đỉnh của phát xít tung hoành khắp nơi. Thương thuyền của Đồng minh trở thành những miếng mồi ngon của bọn phát xít. Nơi nào cũng có thể là điểm chết. Ai Đan được cử làm thành viên cho một khu trục hạm, có nhiệm vụ hộ tống các thương thuyền. Suốt mấy tháng liền sống trên sóng nước chỉ thấy sóng bạc đầu và biển xanh.
    Màu xanh của nước và trời làm cho Đan nhớ nhiều đến Jane nhiều hơn. Mỗi hải cảng ghé lại là một cánh thư nhung nhớ. Thư gởi đi Đan cũng nhận được thư trả lời. Dĩ nhiên trong đó có cả thư của Jane.
    Rồi mùa giáng sinh đến, theo kế hoạch, tàu sẽ vào bờ trước ngày lễ. Ai Đan mong mỏi sẽ được về Cambera đón giáng sinh. Nhưng tiềm thủy đỉnh của Đức lại đánh đắm thêm một thương thuyền Mỹ, thế là khu trục hạm của Đan được lệnh cấp trên giao cho nhiệm vụ cấp cứu. Kết quả là Đan chỉ về tới quân cảng ba ngày sau Noel. Đan nhận được hàng đống quà, trong đó có cả của mục sư Adam lẫn của Janẹ Đọc thư Jane với lời mời về rề-vây- Ông khiến Đan vừa thấy ấm vừa chua xót. Nhưng cũng chưa phải là muộn, bởi vì rồi Đan cũng kịp đón mùng năm mới ở Cambera với Jane.
    Hôm ba mươi Đan mang một số quà tặng đặc biệt đến nhà mục sư, chàng chọn một chiếc khăn quàng cổ với đôi găng tay cho ông Adam, năm phăng pho mát và hai phăng cà phê cho bà mục sự Còn Janẻ Một món quà từ Trung Quốc gởi đến, Đan đã đặc biệt gởi thư cho thân nhân giáo sư Hồ ở Trùng Khánh nhờ đưa sang quyển tập thơ của Đào Uyên Minh và một gói trà lá Trung Quốc để tặng cho Jane.
    Đan đã được gia đình mục sư đón tiếp nồng nhiệt. Như đón đứa con thân yêu từ xa trở về. Cả nhà quây lấy chàng bên cạnh lò sưởi, nghe chàng kể chuyện sóng nước xa xăm. Cùng chia sẻ niềm vui và nỗi nhớ. Người Anh rất quan tâm đến biển. Họ biết đó là vấn đề sống còn của họ. Ai Đan bỗng chốc trở thành vị anh hùng bảo vệ Anh Quốc. Một vị anh hùng bạn bè. Đó là điều đáng kể kiêu hãnh hơn.
    Khi Ai Đan mang quà ra, lại nhiều tiếng xuýt xoa, Jane nhảy đổng lên với quyển sách:
    - Ồ, một món quà quý giá!
    - Cha còn món quà quý hơn nữa - Ông Adam vừa cười vừa nói - Ta sẽ mang mãi theo mình chiếc khăn này với găng tay giống như mang quyển thánh kinh vậy.
    - Em rất thích món quà của anh - Jane nói - Em sẽ cố đọc, đọc một cách chậm rãi, để hiểu thế nào là: "Hái cúc dưới rào đông, chợt thấy nam san mỏi".
    Jane nói một cách trịnh trọng, khiến mục sư Adam phải cười:
    - Có lẽ nhà thơ Đào Uyên Minh của chúng ta hạnh phúc lắm, khi biết rằng một ngàn năm sau vẫn còn có tri kỷ ở nước Anh này.
    Jane cũng cười:
    - Nhưng trước kia cha từng nói là thơ ca không có biên giới kia mà?
    - Vâng, nhưng bây giờ con vào sửa soạn, cho khách nghỉ ngơi đi. Như vậy cậu Đan sẽ thích hơn là ngồi nói chuyện thi ca lúc mệt mỏi con ạ.
    Jane nhìn Dan:
    - Xin lỗi nhé, nãy giờ quá vui quên mất!
    - Không có gì đâu - Ai Đan nói - Đến được đây là tôi cảm thấy hạnh phúc khôn cùng. Tôi nghĩ là đã được về nhà.
    Jane liếc sang Ai Đan với cái nhìn ấm áp, giục:
    - Thôi, anh vào phòng ngủ của anh đi. Jane đã chuẩn bị chu đáo từ hôm giáng sinh đấy.
    Ai Đan vào phòng, căn phòng có nhiều thay đổi. Màn cửa được thay bằng vải màu sậm hơn, chiếc giường sắt cũng được thay bằng giường nệm. Củi lò sưởi chất đầy hơn. Tường được trang trí thêm mấy bức họa mừng Chúa ra đời. Một không khí gia đình ấm cúng.
    Ai Đan xúc động nhìn Jane:
    - Jane làm thế này làm sao tôi có thể trở về với biển được chứ?
    - Nhưng mà anh có thích không? Jane hỏi vẻ thích thú.
    - Sao lại không hở Jane.
    Ai Đan sung sướng nắm lấy tay Jane.
    - Vậy thì anh hãy làm hộ em một việc - Jane tươi cười nói với Dan.
    - Em muốn gì anh cũng sẵn sàng cả - Đan sung sướng đáp.
    - Tối nay anh đưa em xuống phố đón mừng năm mới nhé?
    Jane nói và Ai Đan gật đầu:
    - Nếu là ở Trung Quốc, thì người ta đón năm mới tại nhà Jane ạ.
    - Nhưng ở đây là nước Anh. Cha em không hề cho anh biết tổ tiên chúng em là người Tô Cách Lan ư? Tập tục của người Tô

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cách Lan quý trọng việc tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới vô cùng và phải đón ở ngoài phố - Jane nhẹ nhàng dẫn giải.
    Ai Đan nhớ lại chuyện xuống phố khiêu vũ lần trước. Đi cũng vội vã mà về cũng vội.
    - Thế chúng ta có cần về sớm không? Đan hỏi.
    - Anh khờ thật - Jane cười nói - Tối nay ai còn nghĩ đến chuyện ngủ nghê nữa đâu mà về sớm.
    Ai Đan lại thắc mắc:
    - Nhưng mục sư có đồng ý để chúng ta đi thế này không?
    - Một năm chỉ có một lần, hẳn cha em không cản. Anh đừng quá lọ Jane nói để Đan an tâm.
    - Vậy thì được, Ai Đan nói - Jane phải biết là tôi sẽ vui sướng biết chừng nào khi được đón năm mới với Jane.
    - Rồi anh sẽ thấy nơi đây đón mừng năm mới vui lắm sao?
    - Chuyện đón mừng năm mới chỉ là phụ, được đón năm mới với Jane mới là điều làm tôi quan tâm.
    Đan nói, Jane trề môi rồi bỏ đi.
    Mười một giờ rưỡi khuya hôm ấy. Ai Đan đứng trước tòa bưu điện của thị trấn, gió đêm thổi phần phật, chàng phải kéo thấp nón xuống, kéo cao cổ áo lên. Đúng ra Jane đã đến đây một lượt với chàng, nhưng khi bước ngang qua quán trọ cũ, Ai Đan đã gặp chủ quán và cuộc nói chuyện với ông ta khiến Đan lạc mất Janẹ Đan cảm thấy lo lắng. Phố xá đông đặc người thế này. Không khí ồn ào cuối năm mặc dù người đi đường chỉ lặng lẽ đi, lặng lẽ nói như sợ quấy rầy người bên cạnh. Nhưng người nào cũng mang rượu, mang pháo theo. Mọi người có vẻ trịnh trọng, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe hơi chạy qua, mang theo những vệt đèn sáng, và tiếng máy nổ. Ai Đan thấy thất vọng chỉ còn mấy phút nữa là năm cũ đã hết, mà Jane đâu rồi? Ta sẽ đón chào năm mới trong trạng thái buồn tẻ thế này ư?
    Trong cái tĩnh mịch của màn đêm, chuông nhà thờ giục giã vang lên. Giao thừa đã đến, quả chuông to trên nóc nhà bưu điện cũng đổ liên hồi. Âm thanh giòn giã. Bấy giờ, mọi người mới hát to, hát lên để mừng năm mới. Những âm thanh vui vẻ bắt đầu. Đèn trên phố, trong nhà được bật sáng. Chuông giáo đường đổ liên tục. Bài hát chúc tụng vang lên:
    Ring out the old, ring in the new!
    Đổ cái cũ đi, mang cái mới vào.
    Happy New Year.
    Năm mới hạnh phúc
    Come on, drink for the happy new year!
    Đến đây, uống mừng một năm mới hạnh phúc.
    Ông chủ quán trọ nhét một chai rượi vào tay Ai Đan:
    - Hãy uống đi ông bạn trẻ!
    Vừa đưa chai rượi ra khỏi miệng thì Đan đã bị một cô gái lạ hôn ngay lên mặt.
    - Xin chúc mừng bạn một năm mới vui vẻ!
    Ai Đan chưa kịp nhìn mặt cô gái, thì một người lính Tô Cách Lan đã bước tới nắm lấy vai chàng lắc mạnh. Miệng lè nhè nói những lời chúc vui. Hình như hắn vừa từ quán rượu bước ra.
    Tất cả xảy ra nhanh như chớp. Ai Đan biết là một năm mới đang bắt đầu. Năm 1943 đã đến, nhưng Ai Đan cũng không còn nghĩ gì thêm. Vì gã lính kia đã kéo chàng xuống phố, gia nhập vào dòng người xuôi ngược, cuối cùng gã đẩy Đan vào một người đàn bà khác, rồi mới chịu bỏ đi.
    Người đổ xô ra phố đa số là thanh niên, gặp nhau quen lạ gì cũng chúc tết. Mỗi người như say men hạnh phúc gặp nhau là ôm hôn, không phân biệt trai gái, không đắn đo, không khước từ. Mỗi người đều đội nón giấy với một cành cây xanh trên tay, vừa đi vừa hát trên phố.
    Ai Đan không nhớ mình đã chúc phúc cho bao nhiêu người, cũng không biết đã hôn qua bao nhiêu cô gái, chàng mặc cho dòng người đẩy đưa. Sau cùng Đan rồi cũng quay lại điểm cũ.
    Nơi đứng cũ của chàng bây giờ đang có một cô gái giữa đám đông, Đan chỉ nhận rõ một phần lưng. Cô gái đội chiếc nón giấy cao, trên đấy có hàng chữ "Kiss me darling" (Hãy hôn tôi bạn yêu).
    Ai Đan bước tới, hôn nhanh lên má thiếu nữ. Bấy giờ mới phát hiện đó là Jane:
    - Ồ, Jane! Anh tìm em nãy giờ!
    Ai Đan kêu lên, trong khi Jane với nụ cười trong mắt.
    - Xin cảm ơn nụ hôn vừa rồi của anh!
    - Thế anh muốn hôn thêm nữa được không?
    - Anh đã hôn rồi! Anh có thể hôn tất cả các cô gái đẹp khác nhưng chỉ dành cho mỗi người một lần hôn thôi.
    - Nhưng ban nãy mới là nụ hôn mừng năm mới?
    - Thế anh còn muốn hôn thêm làm gì?
    - Vì... anh yêu em...
    Đan nói nhanh và Jane liếc mau về phía chàng, đôi má chợt đỏ gấc, Đan kéo nhẹ để Jane nép sát vào người chàng, Đan vòng tay qua, nâng cằm Jane lên. Rồi một nụ hôn nồng nàn kế tiếp.

    Bây giờ chung quanh chỉ có tiếng pháo nổ, tiếng chuông giục với lời chúc tụng. Nhưng Đan lại có cảm tưởng, tất cả như để dành riêng cho hạnh phúc của hai người.
    Rồi tất cả tản về phía quán rượu và vũ trường. Đan với Jane cũng chen chân vào một tiệm nhảy. Ai ai cũng đều vui, đều nhộn. Mọi người như cố hưởng cho trọn niềm vui cũ. Đêm tân niên trôi đi trong niềm vui và tiếng nhạc...
    Jane và Đan mãi vui quên cả đến những tia nắng vừa đã bắt đầu ló dạng ở chân trời...

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    LÁ RỤNG CHIỀU THU


    Tác giả :Quỳnh Giao

    Chương 4

    tiếp theo

    Đến lúc trời sáng trắng Jane và Đan mới về nhà. Không khí khá lạnh. Bà Adam cho mỗi người một cốc sữa, thêm hai miếng Sandwich. Rồi Đan lên giường, đến hơn một giờ trưa, chàng mới giật mình thức dậy. Trong giấc ngủ muộn đầu năm ấy, Ai Đan mơ thấy chàng đang ở quê nhà. Xứ sở Tô Châu của Đan với những phong cảnh diễm tuyệt làm nao lòng những người xa xứ. Đan với bộ đồ lính thủy đang ở trong vòng tay của mọi người trong gia đình. Ở Trung Quốc quê chàng không có tục đón năm mới dương lịch, ngày vui nhất trong năm là ngày Tết Nguyên Đán.
    Những ngày đầu năm, mọi người già cũng như trẻ đều súng sính trong bộ quần áo mới, tiếng pháo nổ đì đùng, mùi hương pháo thơm nồng ngõ xóm... Trên Thái Hồng là hội bơi thuyền đầu năm. Những chàng trai thân hình lực lưỡng, da săn chắc bóng láng mồ hôi đang đua nhau quạt nước. Trên bờ tiếng trống thúc bầy lân múa quanh hồ. Những chùm đèn lồng soi lung linh mặt hồ rộng.
    Ai Đan được gặp lại trong mơ tất cả mọi người trong gia đình, mẹ chàng vẫn khỏe, ba chàng vuốt chòm râu bạc rung rung khen ngợi người con trai hiếu thảo đang tham gia kháng giặc phát xít. Bộ quần áo lính thủy của Đan như loài hoa lạ Ở quê chàng làm say mắt những cô thôn nữ và Đan tưởng như được gặp Thục Quyên, nàng thôn nữ ở cách xa nhà chàng một mảnh vườn nhỏ. Mắt nàng lúng liến như dao cạo, má đỏ bồ quân, hàm răng đều cắn chỉ và dáng đi thướt tha như nàng tiên nữ trong truyện liêu trai. Gặp Thục Quyên, Ai Đan tưởng lại những ngày hai đứa còn nhỏ đuổi bướm trên đồi hoa sim tím cạnh nhà. Mải theo bướm, Thục Quyên trượt chân té ngã làm chàng cũng lao theo. Kỷ niệm của tuổi thơ ấy giờ là một vết sẹo nhỏ xinh xinh trên cườm tay của chàng.
    Kỳ lạ nhất trong mơ ban ngày này Ai Đan được gặp cả Jane ở quê chàng. Chàng lính thủy với nàng sinh viên đại học Manchester về quê du xuân. Mái tóc óng ánh vàng như rơm và đôi mắt xanh như nước hồ thu của Jane cũng là loài hoa lạ trong hội xuân. Hai người dẫn nhau đi khắp nơi chốn ở quê nhà. Ở đâu cũng có những bầy trẻ đeo yếm thắmm, tóc trái đào ríu rít theo sau vì Jane là sự lạ Ở quê nhà.
    Ai Đan mơ thấy chàng cùng bơi thuyền trên hồ cùng với Jane, bên cạnh hai người còn có thuyên của nhiều chàng trai và thôn nữ. Đan trổ tài lính thủy bơi chèo thi với họ, Jane cũng góp sức cùng chàng. Tiếng hò reo tán thưởng dậy lên khắp phía. Đang lúc vào giai đoạn gay cấn nhất thì Jane hẫng tay chèo người như té nhào xuống hồ. Đan vội nhoài người giữ lấy nàng. Chiếc thuyền của hai người chồng chềnh giữa hồ xanh mênh mông làm Đan giật mình tỉnh giấc...
    Ai Đan dụi mắt nhìn quanh. Bốn phía đều vắng lặng. Chỉ có tiếng gió reo và tiếng cây rừng xào xạc. Đan trở dậy vào nhà bếp đi ra phía sau nhà. Chàng đến bên chiếc máng dẫn nước từ trên núi về đang róc rách chảy bụm tay hứng nước rửa mặt. Nước mát lạnh làm Đan khoan khoái. Chàng nhớ lại buổi đi chơi đầu năm thâu đêm suốt sáng với Jane tối qua và giấc mơ vừa trải qua mà không khỏi cười thầm. Mơ mà như thật, thật mà ngỡ như mợ Đâu là ảo, đâu là thực ở cuộc đời này. Đan khẽ sờ lên mặt, lên môi mình, như muốn tìm dấu vết còn lại của nụ hôn đêm qua với Janẹ Năm mới bắt đầu với niềm vui, bắt đầu bằng nụ hôn với người trinh nữ.
    Khi Ai Đan trở vào nhà, phòng khách thật vắng, chỉ có mục sư Adam ngồi trong ghế bành cũ với cuộn sách dầy cộm trên taỵ Ánh lửa bập bùng trong lò sưởi nhuộm hồng khuôn mặt và chòm râu ông, soi tỏ cả nét nhăn trên khuôn mặt.
    Ai Đan bước vào. Chàng nghe rõ tiếng tí tách của củi khô đang cháy và tiếng tim đập của chính mình. Mục sư nghe tiếng chân, ngẩng nhìn lên. Đan vội nói:
    - Xin lỗi đã quấy rầy mục sư.
    - Ồ, thế đêm qua chơi có vui không nào? Mục sư dịu dàng hỏi.
    - Đó là ngày mà con nghĩ là sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình.
    Đan trả lời với nỗi vui sướng ngời trên mặt.
    - Bà nhà tôi và Jane đã ra phố, nhưng đã chuẩn bị sẵn thức ăn sáng cho cậu - mục sư Adam nói.
    - Dạ, cảm ơn, nhưng con chưa thấy đói.
    - Vậy thì cậu ngồi lại đây nào, tôi có một vài điều cần nói với cậu - mục sư Adam chậm rãi nói
    - Vâng - Ai Đan nhẹ giọng đáp, chàng đi lại đến bên ông mục sư và ngồi xuống cạnh lò sưởi. Không khí có vẻ căng thẳng khiến chàng thoáng băn khoăn.
    - Mỗi năm mùa đông đến đều làm tôi nhớ đến xứ Tô Châu - Mục sư Adam mở cặp mắt kính già ra nhìn Đan nói - Và điều làm tôi cảm hoài nhất là những cánh hoa mai vàng Đặng Vệ.
    - Vâng, hoa mai ở Đặng Vệ rất nổi tiếng...
    - Trong các loài hoa ở Trung Quốc, tôi yêu nhất là hoa mai. Nơi vườn hoa cũ của tôi ở Tô Châu, tôi trồng đủ mọi loài để có hoa nở, từ mùa xuân đến đông. Từ Thủy Tiên, Thược dược, Anh đào, hướng dương, hồng, cúc, phù dung, mai... Nhưng loài hoa được tôi yêu thích nhất là hoa mai. Vì nó tiêu biểu cho khí tiết trong sáng của người quân tử Trung Quốc.
    - Vâng, hoa mai được coi như tượng trưng cho đất nước Trung Quốc.
    - Tôi nghĩ đó cũng chỉ là sự trùng hợp thôi - mục sư Adam nói - Từ ngày bị người Nhật trục xuất về nước đến nay, trong hành trang của tôi ngoài mấy bức họa Trung Quốc ra, còn có một số hạt giống và chậu kiểng của mai. Nhưng về đây, có lẽ vì phong thổ khí hậu Anh Quốc nói chung, khí hậu vùng Cambera này nói riêng không thích hợp, nên chúng đều chết cả.
    - Tiếc quá nhỉ? Đan buột miệng xuýt xoa.
    - Ở đây có một quyển album, phần lớn ảnh ở đây là cảnh trong sân vườn nhà tôi ở Tô Châu. Có cả ảnh hoa mai... Tất cả sống mãi trong ký ức... Tôi yêu vô cùng và trân trọng quyển ảnh này.

    Mục sự lấy từ giá sách xuống, một quyển sách đã phủ đầy bụi. Ai Đan đỡ lấy lật ra xem. Mục sư tiếp lời:
    - Mãi đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại, tôi thấy hối hận vô cùng. Hoa nó có cuộc sống riêng của chính nó - Nó đâu cần con người thưởng ngoạn? Đúng ra tôi không nên mang những hạt giống ấy về đây. Ở đây đâu phải là đất sống của nó. Phong thổ Trung Quốc mới thích hợp với nó, nó chỉ phát triển tươi tốt nơi thích hợp và sẽ chết đi khi đến môt. xứ lạ quê người. Tôi đã mang nó về đây gieo trồng phân bón đầy đủ vậy mà chẳng làm sao những cây mai kia lại sống. Tôi yêu nó không ngờ mình là kẻ giết nó.
    Ai Đan còn chưa hiểu ý mục sư Adam nói gì. Đây không phải đơn thuần chuyện đề cập đến loài hoa nhưng chàng cũng nói:
    - Thưa mục sư - Ai Đan khép Album lại - Con nghĩ là ngài không nên bứt rứt ân hận như vậy. Mục sư đã yêu hoa, thì những cánh hoa mai kia chưa chết. Nó sẽ mãi mãi sống trong lòng ngài.
    - Nhưng nhớ nhung thương tiếc cũng làm con người đau khổ. Con người sao lúc nào cũng thế - mục sư Adam trầm ngâm - Cuộc đời là một chuỗi hồi tưởng nuối tiếc khôn nguôi. Không phải chỉ có loài hoa mà ngay cả con người cũng vậy. Chỉ có thể phát triển tốt đẹp, chỉ có thể sống hạnh phúc trong hoàn cảnh sống thích hợp.
    Nói đến đây, mục sư ngừng lại. Ông đưa mắt nhìn Ai Đan, ánh mắt vốn hiền từ của ông giờ đây như đang ẩn chứa một điều gì da diết lắm. Lát sau ông chậm rãi:
    - Tôi có chuyện này rất haỵ Để tôi kể cho cậu nghe nhé.

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    LÁ RỤNG CHIỀU THU


    Tác giả :Quỳnh Giao

    Chương 5


    Mục sư ngồi sát gần lò sưởi, bàn tay ông hơ lên đón hơi lửa. Ông bắt đầu kể, đôi mắt hiền từ của mục sư vẫn hướng về phía Ai Đan.
    - Tôi có một người em họ xa, tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân văn chương. Cha cậu ấy là một giáo sư Đại học, mẹ cũng là một chủ cơ sở dệt. Như vậy cậu cũng biết. Anh ta nào có phải nghèo khổ gì. Nhưng từ nhỏ có lẽ được nuông chiều quen, nên tánh có hơi khác người. Là con trai duy nhất trong gia đình lại là con trai út nên anh ấy muốn gì được nấy. Cậu tôi bảo có lẽ vì mấy người con trên đều là gái (cậu ấy có ba chị gái) cậu ta bị ảnh hưởng nên hơi nữ tính chăng. Tôi cũng không biết - Người con trai của cậu tôi, để cho tiện việc tôi gọi cậu ta là Hùng nhé - mục sư dừng lại, trầm trầm nhìn Ai Đan giây lát rồi kể tiếp.
    Hùng là một thanh niên điển trai, lại học giỏi nhưng tinh thần chàng cũng có phần ủy mị. Và không tưởng không giống bao thanh niên khác đồng lứa. Hùng ghét cái ồn ào của thành phố và yêu cái tĩnh mịch của làng quê, yêu cái cao cả trong sạch của thiên nhiên. Với thế lực và sự quen biết của cha mẹ, thì Hùng có thể có một chỗ dạy tốt ở thành phố một cách dễ dàng. Vậy mà không. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, thi hành nghĩa vụ quân sự xong. Hùng đã nhận môt. nhiệm sở trên vùng núi hẻo lánh tận cao nguyên. Khi nhận được tin này, cha mẹ và các chị Hùng đã ra sức ngăn cản nhưng Hùng không nghe. Mặc cho mẹ và các chị khóc lóc, năn nỉ. Hùng vẫn xách valise lên núi...
    Cái ngôi trường mà Hùng được bổ nhiệm đến dạy nằm trong bản làng hẻo lánh trên núi cao. Một ngôi trường vách ván mái tranh. Học sinh phần lớn là con em dân tộc ít người. Trẻ con ở đây lứa tuổi lên sáu, lên bảy vẫn ở truồng đi ngoài đường là chuyện bình thường. Cả trường kể cả hiệu trưởng chỉ có năm nhân viên. Một hiệu trưởng, một giáo viên toán, hai dạy chữ. Còn lại là một lao công phụ trách lau dọn, đóng cửa lớp kiêm bảo vệ trường.
    Ông hiệu trưởng là một người dưới xuôi lên đã lâu, nên thấy Hùng lên dạy rất mừng rỡ. Bởi vì ở đây, ai cũng chệ Giáo viên nào được bổ nhiệm đến, đều từ chối nhận nhiệm sở. Chứ đừng nói là tự nguyện như Hùng.
    Hùng được ông hiệu trưởng cấp cho một cái nhà nhỏ nhưng khang trang nhất và được phân công cho dạy văn từ lớp một đến lớp năm. Nói là phụ trách những năm lớp cho xôm trò chứ thật ra thì học trò cũng chẳng có bao nhiêu bởi vì ở lớp tuổi mười hai, mười ba là chúng phải nghỉ để ở nhà phụ việc. Bài vở thì cũng chẳng có gì. Sức học của học trò ở đây kém xa vùng xuôi, phần vì không được học liên tục, phần vì các trí tuệ kém phát triển. Nhìn đám học trò lôi thôi lếch thếch. Hôm đầu Hùng đã thấy nản. Chàng không ngờ có sự cách biệt quá lớn lao giữa nếp sống ở vùng xuôi và vùng cao thế này. Hùng thương hại cho những người dân vùng cao. Ở đây cuộc sống quá buồn tẻ. Những con người không ưa cảnh ồn ào của thành phố như Hùng mà còn có cái cảm giác đơn điệu ấy nữa là người thường.
    Chiều chiều hết giờ dạy. Hùng đi dạo một vùng quanh trường, những thửa ruộng bậc thang với núi đồi nhấp nhộ Màu xanh của mạ với sương mù đỉnh núi làm chàng nao nao buồn. Nhưng lâu rồi Hùng cũng quen dần, cái ngán ngẩm lúc đầu phai mờ và ngược lại Hùng bắt đầu thấy thích cái mộc mạc, thật thà của trẻ con. Con người ở đây không ưa làm dáng, họ lại chúa ghét cái xảo quyệt. Giờ dạy của Hùng khá ít, nên Hùng hay la cà vào thôn xóm và khu vực núi rừng gần đấy chơi. Chàng rất yêu cái tĩnh mịch của núi rừng.
    Đến trường được hai tuần, vì muốn khỏi phải lo chuyện bếp núc Hùng đã nhờ vợ của ông lao công tìm cho chàng một người giúp việc. Ở đây người giúp việc rất dễ kiếm, nên buổi sáng hôm sau, Hùng đã có một cô gái phụ việc nhà. Cô ta người dân tộc. Tên là Anô.
    Anô khoảng mười chín tuổi, dáng người nhỏ nhắn mà mới nhìn tưởng là yếu đuối. Nàng có đôi mắt to đen, lúc nào cũng như ngơ ngác. Đó là đôi mắt đẹp có những cọng lông mi cong vút, chiếc mũi thẳng, đôi môi hình trái ấu, thêm màu da bánh mật nên cô gái có vẻ đẹp rất hoang dã. Không như một số người khác, cô gái có vẻ nhanh nhẹn, sạch sẽ nên Hùng rất hài lòng.
    Công việc hàng ngày của Anô là sáng sớm đến nhà Hùng quét dọn, lau chùi, giặt rửa, nấu ăn. Chiều tối là Anô lại trở về nhà. Từ ngày có Anô, Hùng thấy cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ. Anô là cô gái rụt rè, nên những khi đến nhà thấy Hùng còn ngủ, là cô nàng đi rón rén như chú mèo ngoan. Khi Hùng thức dậy đã thấy thức ăn bốc khói trên bàn. Ăn điểm tâm xong đi làm, trưa lại có cơm nóng. Anô làm cơm không tệ lắm nên Hùng rất hài lòng. Từ ngày có Anô lo giúp việc trong nhà, Hùng rất vui và chàng thấy mình không thể sống một cách thoải mái nếu thiếu Anô phụ giúp.
    Một buổi sáng trời mưa, tiếng mưa đã làm giật mình tỉnh giấc. Trời còn chưa sáng hẳn, Hùng định quay người vào trong ngủ tiếp, nhưng rồi nghe có tiếng mở khóa bên ngoài. (Để tiện việc cho Anô, Hùng có làm cho nàng một chiếc chìa khóa riêng). Hùng biết là Anô đã đến và có lẽ vì sự tò mò Hùng nằm yên, mắt mở nhỏ để quan sát xem Anô đã làm việc thế nào.
    Anô bước vào phòng. Những giọt nước mưa làm tóc Anô ướt sũng. Hôm ấy nàng mặc chiếc áo màu trắng. Chiếc áo ướt bám sát da thịt làm thân hình cô gái mới lớn nổi bật những đường nét hấp dẫn. Anô bước đến gần giường như để thăm dò xem Hùng còn ngủ hay đã thức. Và vì Hùng đã đóng kịch một cách vụng về, nên Anô đã cười nói:
    - Chào thầy!
    Hùng mở mắt:
    - Chào cô.
    Anô lúng túng nói lảng:
    - Trời mưa lớn quá!
    - Vâng - Hùng ngồi dậy tiếp - Nếu ngoài bếp bị dột mưa, cô mang ống lò vào trong nhà nấu cơm cũng được.
    Hùng nói và Anô đã mang củi vào phòng. Bếp lò được đốt lên ánh lửa bập bùng nhuộm đỏ khuôn mặt Anộ Hùng hỏi:
    - Nhà cô có đông anh em lắm không?
    - Dạ đông người lắm. Có bà nè, cha mẹ nè, em trai và em gái nữa.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Em đông lắm à?
    - Tất cả mười hai người.
    - Trời đất! Mười hai người.
    - Vâng
    Anô nói. Và Hùng biết là Anô đã nói thật. Bởi vì ở vùng núi phụ nữ họ đẻ rất đông.
    - Cô lớn nhất nhà à?
    - Vâng - Anô đáp, rồi lại thắc mắc - Thầy là người ở miền xuôi, lên đây làm gì cho cực vậy?
    Câu hỏi của Anô khiến Hùng không biết phải trả lời sao, chàng biết không thể giải thích cho Anô biết về triết lý sống của Hùng. Có nói chưa hẳn là Anô đã hiểu. Thế là Hùng nói như để cho qua chuyện.
    - À, tại vì ở miền núi cảnh đẹp hơn ở miền xuôi nhiều.
    Ánh mắt của Anô nhìn Hùng nửa như nghi ngờ, nửa như ngạc nhiên. Nhưng rồi nàng cũng không nói gì, lẳng lặng tiếp tục công việc. Chỉ có Hùng là hơi bứt rứt với một chút mặc cảm lường gạt. Qua ngày hôm sau, Hùng càng sai lầm hơn khi muốn chứng tỏ cho Anô thấy điều mình nói là thật. Chàng đưa Anô đi sâu vào núi. Ở đây có một thung lũng nở đầy hoa dại. Nào Bồ công anh, cúc vàng, hoa tím... Hùng và Anô đã như những đứa con nít quần suốt hai tiếng đồng hồ ở thung lũng. Hùng còn bỏ công ra giải thích về cái đẹp hoang dã của hoa, cái tươi mát của lá, cái hùng vĩ của núi non, cái thơ mộng của thiên nhiên. Mây trắng bềnh bồng trên cao, mang lại cho con người sự thư thái, yên ổn. Để so sánh Hùng còn nhiệt tình hình dung và diễn tả cho Anô biết cái ồn ào của thành phố. Cái chật vật dơ bẩn, căng thẳng mà mỗi ngày con người phải vật lộn, không có thời gian để sống cho bản thân. Con người chỉ là con ốc trong cái guồng máy đơn điệu chết người, chỉ biết chạy đua theo vật chất. Thành phố là trung tâm điểm của tội ác, vô nhân. Nơi con người có thể hạ nhau một cách không bứt rứt chỉ vì một mối lợi nhỏ, và nhiều nữa...
    Anô đã yên lặng lắng nghe. Chăm chú lắng nghe. Đôi mắt to đen mở lớn như những đứa trẻ ngồi nghe chuyện cổ tích. Anô nói:
    - Vậy sao nghe bà của Anết, bạn em bảo là thành phố đẹp lắm. Có những tòa nhà cao này. Có đèn sáng đủ màu này. Còn có cả tiếng nhạc sập sình hay hơn cả tiếng chim hót nữa.
    Hùng định giải thích nhưng rồi lại thôi. Chàng biết là có nói thì với lối nhận định đơn sơ của Anô chưa hẳn là nàng đã hiểu. Vả lại nhồi nhét làm chi những tư tưởng xảo quyệt xấu xa vào bộ Óc đơn thuần, chất phác ấy làm gì? Tất cả những thứ đó đều bất lợi. Nên Hùng chỉ nói:
    - Cái đó chỉ là bề ngoài, chứ nó không làm sao đẹp bằng cảnh đẹp ở đây đâu, Anô ạ.

Trang 1 / 7 123 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Mùa Thu lá bay - Quỳnh Dao
    By giavui in forum Audio Tiểu Thuyết Tinh Cảm
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 03-19-2016, 06:57 PM
  2. Nhạc Hoa 2
    By giavui in forum Nhạc Trung Hoa
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-15-2016, 11:11 PM
  3. Hát Gọi Mùa Xuân (Young Hit Young Beat )
    By giavui in forum Nhạc Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-26-2015, 10:54 PM
  4. Mùa thu lá bay - Như Quỳnh
    By MjMj in forum Tặng Nhau Âm Điệu
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-24-2011, 10:11 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •